dph

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phong trào Cần Vương

Hòa ước Giáp Thân 1884 mở đầu một giai đoạn rối loạn cho Triều đình Huế. Sau khi vua Hiệp Hòa bị lật đổ rồi bị giết chết, Kiến Phúc lên thay nhưng chỉ sáu tháng lại chết. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch, mới 13 tuổi lên làm vua, tức là vua Hàm Nghi.

Mâu thuẫn ngoại giao giữa Triều đình Huế và phía Pháp nổ ra khi Toàn quyền De Courcy đòi làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi và đòi phải được cùng đoàn tùy tùng đi qua cổng chính là cổng chỉ dành riêng cho các vua Nguyễn (7.1885). Triều đình Huế không chấp nhận và cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ, trại lính Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại. Vua Hàm nghi phải xuất bôn. Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Quảng Trị rồi đến Nghệ An và đóng bản doanh tại đấy. Từ bản doanh, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp nơi nổi lên chống Pháp. Thực dân Pháp đưa quân đi càn quét núi rừng Quảng Bình, Nghệ An hòng bắt vua cho được. Đồng thời, tại Huế, thực dân Pháp đưa Đồng Khánh lên làm vua. Đồng Khánh phải thân hành sang Khâm sứ Pháp để làm lễ thụ phong.

Đến tháng 11.1886 quân Pháp mua chuộc được Trương Quang Ngọc, chỉ đạo đội quân người Mường có nhiệm vụ bảo vệ vua. Trương Quang Ngọc bắt vua dâng cho Pháp. Vua bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Algérie.

Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được sự hưởng ứng mạnh mẽ khắp nơi, nhất là trong giới sĩ phu và ngay cả sau khi vua đã bị bắt đi đày rồi.

ở Trung Kỳ, tiêu biểu cho phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng (1860-1887). Vốn là người thi đậu cử nhân, Mai Xuân Thưởng quy tụ được nhiều nhà nho tên tuổi ở Quảng Ngãi, Bình Định. Họ cùng nhau lập căn cứ ở Bình Định. Nghĩa quân của Mai Xuân Thưởng chống chọi của quân Pháp trong ba năm ròng. Quân Pháp nhiều lần viết thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối. Cuối cùng quân Pháp điều Trần Bá Lộc, một kẻ cộng tác đắc lực với Pháp, từ Nam Kỳ ra đương đầu cùng nghĩa quân khởi nghĩa. Sau nhiều lần giao tranh đều thất bại, Trần Bá Lộc đành dùng lại biện pháp mà quân Pháp đã dùng với Nguyễn Trung Trực: cho bắt mẹ của Mai Xuân Thưởng để buộc ông phải ra hàng. Mai Xuân Thưởng ra nộp mình để cứu mẹ. Ông không chấp nhận việc quy hàng và bị đưa ra hành quyết tại quê nhà (Bình Định).

Một cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương tại Thanh Hóa là của Đinh Công Tráng (?-1887).Đinh Công Tráng nguyên là tùy tướng của Hoàng Tá Viêm. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông cùng các nho sĩ nổi tiếng như Đốc học Phạm Bành, Tiến sĩ Tống Duy Tân... xây dựng căn cứ địa Ba Đình tại Thanh Hóa. Nghĩa quân thường đi đánh phá các đồn bót của quân Pháp. Sau ba năm chiến đấu, căn cứ của nghĩa quân bị quân Pháp phá được. Trên đường rút lên núi, Đinh Công Tráng bị tử thương.

ở Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1847-1895) và Cao Thắng (1864-1893) cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Phan Đình Phùng đã n bái yết vua Hàm Nghi sau khi vua xuất bôn và nhận nhiệm vụ lãnh đạo phong trào Cần Vương tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông xây dựng đồn trại, lập xưởng công binh chế tạo vũ khí. Quân Pháp với sự giúp sức đắc lực của Hoàng Cao Khải, nhiều lần dụ ông ra hàng nhưng không được bèn cho quật mồ tổ tiên ông. Cuộc chiến đấu của Phan Đình Phùng kéo dài đến hơn 10 năm. Trong một lần bị bao vây, ông bị bệnh và chết.

Quân Pháp lại phải đối phó với phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ. Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) lập chiến khu ở Bãi Sậy, dùng chiến thuật du kích tấn công tiêu diệt các toán quân tuần tiễu, các đồn bót của Pháp. QUân Pháp bị thiệt hại nhiều trận nặng nề, dồn lực lượng càn quét nhiều lần không được, đành phải đưa Hoàng Cao Khải ra trấn áp và dụ hàng. Lực lượng nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Nguyễn Thiện Thuật giao quyền chỉ huy lại cho em, lên đường sang Trung Quốc tìm Tôn Thất Thuyết để bàn cách phục hưng. Nhưng việc không thành. ông đành nương náu tại đấy.

Một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy khác là tại Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy (1858-1913) chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa này làm tiêu hao lực lượng của quân Pháp, không để chúng yên ổn áp dụng chính sách cai trị của mình tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Quân Pháp phải ra sức đàn áp đến năm 1913 mới diệt được.

Tuy nhiên cao trào nhất vẫn là đỉnh cao xô viết nghệ tĩnh 

Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi cho phong trào đấu tranh của công nhân - nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà các nhà lãnh đạo lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam gọi là "Xô viết"

Xô Viết Nghệ Tĩnh mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1.5.1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thuỷ và nông dân 5 xã ven thành phố Vinh, dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến tháng 8.1930, ở Nghệ Tĩnh có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nông, nổi bật là cuộc bãi công của công nhân Nhà máy Diêm kéo dài đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thuỷ. Từ tháng 9/1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên... làm cho bộ máy chính quyền đế quốc và tay sai ở cơ sở tê liệt, tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi đó đã nắm chính quyền với hình thức Xô viết. Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên... các Xô viết đã thực hiện chức năng chuyên chính công nông trấn áp bọn phản cách mạng; thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân trên một số mặt; tổ chức tự vệ đỏ để bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự trị an; tịch thu ruộng công điền, lúa công chia cho dân cày nghèo; xoá bỏ các thứ thuế vô lí, giảm tô; tổ chức học chữ Quốc ngữ, đọc sách báo cách mạng, vv., Dưới chính quyền Xô viết, những tệ nạn xã hội được xoá bỏ, tinh thần đoàn kết tương trợ trong sản xuất và đấu tranh, lòng tin của quần chúng đối với Đảng và cách mạng thể hiện rõ rệt trong thực tế. Chính quyền Xô viết được thiết lập ở Nghệ Tĩnh khi cả nước chưa có tình thế cách mạng, lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, trong hàng ngũ lãnh đạo Xứ uỷ và các đảng bộ địa phương đều có biểu hiện của sự ấu trĩ "tả" khuynh, vì vậy mặc dù được Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Ái Quốc kịp thời chỉ đạo uốn nắn nhưng cuối cùng XVNT vẫn bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tuy nhiên, sức sống của nó, như Nguyễn Ái Quốc khẳng định "Bom đạn, súng máy, đốt phá, đồn binh... đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh".

XVNT khẳng định sức mạnh của khối liên minh công nông, sức sáng tạo của quần chúng nhân dân, vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. Tuy thất bại nhưng nó đã rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám sau này.

Xô Viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931 và là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro