dragon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1 Cơ sở thiết kế tổng đồ

I, khái niệm:

Tất cả các công trình của 1 xí nghiệp có thể được bố trí trên 1 hoặc vài sân công nghiệp. 1 bản đồ mà trên đó có bố trí toàn bộ các công trình chính của 1 xí nghiệp cùng với mạng lưới đường giao thông của nó được gọi là tổng đồ mặt mỏ.

Trên tổng đồ còn có các đượng đặc trưng của địa hình và độ cao của một số các công trình chính.

Về mặt sản xuất các công tình của 1 xí nghiệp được phân thành các nhóm như sawu:

Nhóm sản xuất chính: bao gồm các bộ phận tiếp nhận ksci

Nhóm sản xuất phụ: bao gồm các bộ phận làm nhiệm vụ thải đất đá và sửa chữa thiết bị

Nhóm kho bãi: phải được bố trí gần đường giao thông. Bao gồm các kho than, vật liệu xây dựng, và bãi thải.

Nhóm vận tải: các loại hình vận tải như ô tô đường sắt, băng tải, cáp treo

Nhóm năng lượng: bao gồm các bộ phận cung cấp điện, khí ép và không khí và các bộ phận để thay đổi nhiệt độ của không khí

Nhóm điện nước kĩ thuật: bao gồm hệ thống cấp nước thoát nước, phát thanh truyền hình, thông tin lien lạc.

Khối hành chính quản trị: bao gồm các phòng ban giám đốc bí thư đảng ủy...

Nhóm các công trình phúc lợi nhà điều dưỡng, nhà trẻ rạp chiếu phim nhà thi đâu thể thao

II, Nguyên tắc thiết kế tổng đồ

Giảm diện tích sân công nghiệp nhỏ nhất

Quy khối công trình có đặc tính sản xuất

Bố trí phân xưởng và thiết bị phải phù hợp với quy trình sản xuất đảm bảo hướng dòng vận tải đã định

Các phân xưởng phụ, phục vụ phân xưởng chính cần bố trí gần nhau

Các đường xe phải thẳng và hệ thống điện nước phải bố trí tập trung dọc đường xe

Thiết bị năng lượng phải bố trí ở trung tâm hộ tiêu thụ

Bố trí công trình phải chú ý tới độ sâu và tính chất nước ngầm. Hiện tượng lún, bùn loãng ở nước ngầm

Phải đảm bảo khaongr cách an toàn giữa các thiết bị phân xưởng và lối người đi lại

Phải đảm bảo phòng cháy nổ và vệ sinh công nghiệp

Đối bới các xí nghiệp lớn phải xét tới việc đưa các xí nghiệp vào sản xuất theo trình tự

III: Nguyên tắc thiết kế sân công nghiệp

Hình dạng và kích thước sân công nghiệp phải đảm bảo bố trí hết các công trình của xí nghiệp và phải có khả năng mở rộng thêm

Sân công nghiệp gần đường giao thông, nguồn điện nguồn nước

Sân công nghiệp phải tương đối bằng phẳng và có độ dốc về biên giới không quá 1% nếu có đường sắt thì độ dốc không quá 50/00

Sân công nghiệp không nên bố trí ở khu vực có khoáng sàng, trong trường hợp bắt buộc thì phải bố trí sao cho kích thước trụ bảo vệ là nhỏ nhất

Sân công nghiệp cao hơn mực nước lũ lớn nhất trong lịch sử ít nhất là 0,5m

Mặt đất sân công nghiệp cao hơn mực nước ngầm ít nhất 7m

Đường giao thông trên sân công nghiệp phải nối với đường giao thông chính 1 cách dễ dàng

Sân công nghiệp phải bố trí sao cho khói xí nghiệp tỏa ra không bay vào khu dân cư

Đất phải ổn định và đảm bảo việc xây dựng công trình bằng nền móng bình thường

IV: chọn mặt mỏ hầm lò, mặt mỏ lộ thiên

1, mặt mỏ hầm lò

Chú ý:

Vị trí giếng chính và các cửa lò mở vỉa

Vị trí giếng chính phải thỏa mãn yêu cầu:

Chiều dài vận tải ngắn nhất

Giếng và các đường lò cơ bẳn nằm trong đất đá ổn định dễ đào

Xung quanh giếng phải có sân tiếp nhận thuận lợi về mặt địa hình, địa chất

Chi phí truyền năng lượng là nhỏ nhất

Giá thành sử dụng và xây dựng giếng trên 1 tấn than là nhỏ nhất

Vị trí giếng phụ được xác định tùy thuộc vào địa hình địa chất và vị trí của giếng chính

Bãi thải đặt ở nơi có địa hình thuận lợi và đủ kích thước để chứa thải

Vị trí kho thuốc nổ đảm bảo khoảng cách an toàn với khu dân cư và công trình khác

2, mặt mỏ lộ thiên

Chọn mặt mỏ cần chú ý đến độ dốc chủ đạo và kích thước thiết bị vận tải nếu vận tải bằng đường sắt phải chú ý đến độ dốc của đường sắt là 5 phần nghìn và kích thước của nhà ga

Nếu vận tải bằng ô tô thì phải chú ý tới độ dóc chủ đạo của tuyến đường phải nhỏ hơn 10% và bán kính quay ở bến

Nếu vận tải bằng băng tải phải chứ ý tới độ dốc chủ đạo của tuyến băng và kích thước nhà đập xay

Bãi thải phải đặt ở những nơi có địa hình thuận lợi và đủ kích thước chứa thải. đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu dân cư và công trình khác

V hệ thống điện nước kĩ thuật

Để một xí nghiệp hoạt động được bình thường nhất thiết phải có hệ thống điện nước kĩ thuật

Hệ thống điện nước của xí nghiệp phải đấu nối với hệ thống điện nước của quốc gia

Trường hợp không thể mới xây dựng riêng

1, cấp thoát nước

A, cấp nước

Nhu cầu cấp nước phải đảm bảo nước sinh hoạt công nghiệp, và phong cháy chữa cháy

Căn cứ vào sơ đồ hệ thống cấp nước ta có sơ đồ đơn kép hỗn hợp

Căn cứ vào sơ đồ nước thải ta có sơ đồ thẳng và vòng

Căn cứ vào số lượng ống nhánh tới hộ tiêu thụ ta có mạng kín và mạng cụt

Nước cứu hỏa phải được lắp vào mạng kín. Chỉ sử dụng mạng cụt khi có bể chứa nước cứu hỏa riêng và công trình cần bảo vệ cách ống chính <200m

b, thoát nước:

Hệ thống thoát nước trên sân công nghiệp dung để thoát nước mặt, nước thải. nó được xây dựng theo sơ đồ rẻ quạt hay sơ đồ nhánh

Rẻ quạt được áp dụng jđối với sân công nghiệp dạng vuông tròn mật độ cao

Dạng nhánh áp dụng khi mật độ thấp kéo dài

2, mạng điện trên sân công nghiệp

A, hệ thống cung cấp điện

Là toàn bộ các thiết bị phát dẫn và phân phối điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt

Hệ thống cung cấp điện được chia ra

Hệ thống cung cấp điện bên ngoài: bao gồm đường dây dẫn điện tới trạm biến áp và trạm biến ap

Hệ thống cung cấp điện bên trong: bao gồm các mạng phân phối điện tới các hộ tiêu thụ

B, mạng điện trên sân công nghiệp

Rẻ quạt hoặc trục chính

Cáp điện có thể treo trên không hoặc dưới đất. khi cáp điện treo trên không thì cần có vùng bảo hiểm bên dưới mặt đất để đảm bảo an toàn

Khoảng cách nhỏ nhất từ cột điện cao thế tới các công trình lắp đặt

ống dẫn nước, ga, hơi nước, >1m

vòi nước chữa cháy, giếng thoát nước ngầm >2m

tháp trạm tiếp xăng >5m

khi đường dây ở trên không dẫn điện >1kv nếu cắt ngang hoặc gân ống kim loại thì phải đặt dây dẫn điện ở phía trên cách >3m, >4m khi 35 đến 110kv. Đồng thời ống sắt phải được tiếp đất

cáp điện có thể đặt trong hào rãnh họp ống. nếu đặt cáp điện có điện áp35kv trực tiếp dưới đất phải đặt ở độ sâu >0,7m. nếu cáp điện đặt chung với ống dẫn nhiệt phải có biện pháp cách nhiệt

c, trạm biến áp

trong sân công nghiệp có thể bố trí trạm biến áp khu vực 35/6kv song chủ yếu là trạm 6/220 và 6/380

d, điện đèn chiếu sang

để đảm bảo an toàn lao động và sức khỏa cho người lao động khu vực sân công nghiệp phải được chiếu sang theo quy phạm

đường đi lại vận chuyển chính >3lux, đường đi lại vận chuyển phụ >1lux, cầu thang cầu tầu >3lux, đường sắt, sân đợi nơi bán hang tại xí nghiệp >2lux

V, các sơ đồ công nghệ trên mặt mỏ

Sơ đồ công nghệ giao than nguyên khai

Sơ đồ công nghệ giao than đã phân loại

Sơ đồ công nghệ giao than đã tuyển

Sơ đồ công nghệ giao than đã tuyển và đã phân loại

VI: quy hoạch độ cao sân công nghiệp

Là thay đổi địa hình tự nhiên cho phù hợp với việc xây dựng và quy trình công nghệ của mỏ và tạo ra một địa hình mới gọi là địa hình thiết kế

1, hệ thống và sơ đồ quy hoạch độ cao

A, hệ thống

Người ta có thể tiến hành quy hoạch theo 1 hoặc 2 hệ thống său

Hệ thống toàn bộ: quy hoạch toàn bộ phạm vi sân công nghiệp

Hệ thống quy hoạch cục bộ: quy hoạch ở một số vị trí nhất định

B, sơ đồ quy hoạch độ cao

Sơ đồ quy hoạch bậc, sơ đồ quy hoạch trốn bậc

2, phương pháp quy hoạch độ cao

Phương pháp mặt cắt: địa hình được chia ra bởi các mặt cắt vuông góc với nhău. Các mặt cắt thường song song và vuông góc với trục chính của sân công nghiệp. khoảng cách giữa các mặt cắt có thể từ 20-50m tùy theo độ phức tạp của địa hình. ở đỉnh mỗi ô vuông ta điền độ cao tự nhiên bằng mực đen, độ cao thiết kế bằng mực đỏ và độ cao thi công

3, tính toán khối lượng công việc làm đất

Tính bằng phương pháp mặt cắt

V=(f1+f2).l/2

Phương pháp ô vuông: dựa trên cơ sở công thức tính thể tích hình khối đã biết. khi đó ta thường gặp các ô vuông có dạng: 1 độ cao khác 0, 2 độ cao khác 0 cùng dấu, 3 độ cao thi công khác 0 cùng dấu, 3 độ cao thi công khác 0 khác dấu, 4 độ cao thi công khác 0 cùng dấu, 4 độ cao thi công 3 ân 1 dương, 4 độ cao thi công 3 dương 1 âm

Nhận xét dù tính bằng phương pháp nào chúng ta cũng đều có sai số

4, bảng cân đối khối lượng công việc

Ta dựa theo công thức k=(Vd-Vđắp)/max(vd;vd)<20 % là chấp nhận được

5, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của tổng đồ

A, chỉ tiêu chính

Tổng diện tích xí nghiệp, diện tích xí nghiệp trong giới hạn bảo vệ, diện tích xây dựng xí nghiệp, diện tích khu kho lộ thiên, diện tích đường sắt, diện tích đường ô tô, diện tích cây xanh, chiều dài đường sắt, chiều dài đường ô tô, chiều dài đường điện nước kĩ thuật, chiều dài phần đường bảo vệ, giá thành xây dựng xí nghiệp, thời gian xây dựng xí nghiệp. hệ số xây dựng, kxd=Sxd/Sbv, Hệ số sử dụng Ksd=Sxd+S0t0+Sds+S/Sbv , diện tích trồng cây Ktrc=Strc/Sbv

B, chỉ tiêu phụ

Vòng tải xí nghiệp trong 1 năm, vòng tải 1 năm theo các dạng vận tải

Chương II: Cơ sở xây dựng nhà và công trình

I, phân loại nhà và công trình

Cấp 1: tốt

Cấp 2: khá

Câp 3: trung bình

Cấp 4: kém

1, mức độ kiên cố

A, mức độ chịu lửa

Vật liệu cháy: núng nóng ở nhiệt độ cao vật bốc cháy và tiếp tục cháy khi ko tác dụng

Vật liệu khó cháy: cháy khi ở nhiệt độ cáo ko cháy khi thôi tác dụng

Vật liệu không cháy: nung nóng không cháy nhưng bị biến dạng

B, độ bền

Chống lại sự phá hủy của ngoại lực

C, độ ổn định

Giữ nguyên hình dạng khi có ngoại lực

2, chất lượng sử dụng công trình

Thể tích

Mật độ thuận tiện

Tiện nghi

II, cơ sở cách nhiệt, cách âm và chiếu sang

1, cơ sở cách nhiệt

Để nhiệt độ và độ ẩm ở trong phòng đúng theo quy định chính ta phải sử dụng tấm chắn khả năng cách nhiệt của tấm chắn phụ thuộc vào khẳ năng chuyền nhiệt , tiếp nhiệt, và tỏa nhiệt

2, cách âm:

Tiếng ồn có tác dụng xấu đến hệ thần kinh do vật nhà cửa công trình cần quan tâm đến việc cách âm ngăn tiếng động bên ngoài và giảm tiếng động bên trong

Tiếng động bên ngoài gồm tiếng động do va chạm tấm chắn và tiếng động không khí

Tấm chắn đặc thì khả năng cách âm càng tốt, do vậy để cách nhiệt và âm người ta dụng các loại vật liệu khác nhau giữa các lớp có thể là đệm không khí

Độ rọi trong phòng

Độ rọi trong phòng phụ thuộc khả năng tổ chức chiếu sang tự nhiên và nhân tạo, phụ thuộc vào số cửa sổ và kích thước

Độ rọi phòng làm việc đảm bảocho việc đọc sách phải đạt 30-50lux, làm việc kĩ thuật >200lux

CHƯƠNG 3 THÁP GIẾNG

I cấu tạo

Đầu: là phần trên cùng gồm sàn vành, dàn vành, dàn mặt bên, được lien kết với dầm đầu của than tháp, dầm đầu của chân chống

Kích thước đầu phụ thuộc vào số lượng và loại thùng trục và cách bố trí thùng trục: khi trục được bố trí trên cùng một mức sẽ tiết kiệm diện tích và ổn định

Trường hợp bố trí 2 trục ta có các sơ đồ: 2 trục về 1 phía, về 2 phía, đặt vuông góc

Than tháp: 1 dàn khung đứng có nhiệm vụ đỡ đầu tháp được đặt trên khung đê

Chân chống: gồm 2 thanh thép được liên kết với nhau và dầm đầu của than tháp, chân chống có góc nghiêng gần trùng với phương sức căng tổng hợp tác dụng lên đầu trục

Khung đế: do các thép hình hàn với nhau và được đặt vào trong cổ giếng cách mức 0 một đoạn h được tính sao cho khi nhận tải ở mức o

II, tải trọng

Sức căng cáp trục

Trọng lượng bản than

Gió

Sức căng trong đường định hướng

Sức căng dây cáp hãm của bộ phận hãm tự động

ứng lực của dây tháp hãm khi bộ phần hãm giữ được thùng trục

tải trọng động khi đặt trục

BỂ TRỮ - XI LÔ

I bể trữ:

Kho bảo quản khoáng sản dạng hạt thô trong thời gian ngắn có các phương tiện để chất tải vào kho

A, mặt bể

Sàn mặt bể: bố trí các trang thiết bị tháo than vào bể trữ đồng thời có lối đi cho người đi lại

B, phần dung lượng

Có thể có 1 hoặc nhiều thùng trữ, có nhiều hình dạng thùng trữ mà theo đó có thể sử dụng hết thể tích hay không hết thể tích

C, phân dưới bể: bố trí các thiết bị nhận tải và cách mặt đỉnh ray 2,5m và 3m người ta bố trí nơi để điều khiển và quan sát quá trình dỡ tải

D, phần trụ thường là các cột liên kết với thành bể tạo thành khối vững chắc

2, dung lượng bể trữ

V=k1.k2.p/N

K1: hệ số khai thác không đều

K2: hệ số giao toa không đều

P: sản lượng 1 ngày của mỏ

N số lần đưa toa công đến nhận tải

V=tổng vi

Vi: thũng trữ thứ i

3 phân loại bể trữ

Theo chức năng: bể trữ ksci và đ đá thải, sấy, điều hòa

Theo kết cấu: cứng, mềm

Vật liệu: bê tong cốt thép, thép

Vị trí bể: dọc, ngang, hỗn hợp

4, các loại tải trọng tác dụng

A, tải trọng tính toán:

Trọng lượng khoáng sản có ích

Trọng lượng các thiết bị cố định

Trọng lượng bản than

Tải trọng gió

II, xi lô

Kho dung để bảo quản tương đối cẩn thận và lâu dài, xi lô thường có tiết diện hình tròn, thường được bố trí thành 2 dãy đơn giản như so le và dãn cách, thường được làm bằng thép hoặc kết cấu hỗn hợp

CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC

1, cầu cạn: được bắc trong sân công nghiệp nhưng không bắc qua song suôi. Cầu phải đảm bảo yêu cầu bền chắc, chịu nhiệt và dễ lắp đặt

Kích thước: phụ thuộc phương tiện vận tải thường thì lối đi cho người >0,7m và khoảng cách giữa các thiết bị vận tải là >0,2m ray,>0,4m băng tải. đối với cầu có máng thải thì lối đi >1,1m

2, kết cấu cầu thép thường là kết cấu nhịp

II, đường xá

1 đường sắt vận chuyển sản phẩm của mỏ thỏa mãn giá thành xây dựng và sử dụng nhỏ nhất

2 đường ô tô công nghiệp

Đường ô tô gồm mặt đường đường, lề đường, rãnh nước được đặt trên nền đất

Mặt đường phụ thuộc vào loại thiết bị chạy trên, lề đường có tác dụng ghim phần xe chạy không cho dịch chuyển so với phương ngang

Mặt đường + lề đường =nền đường

Nền đất = nền đường + rãnh thoát nước

Mặt đường có độ dốc ra 2 bên i=2 đến 4 phần trăm

B, cấu tạo đường ô tô

Lớp phủ: là phần trên cùng của áo đường trực tiếp chịu tải trọng do phương tiện tác động lên cấu tạo gồm đá răm cát sỏi kết hợp với hắc ín hoặc bê tong

Lớp đệm truyền tải trọng từ lớp phủ xuống lền đường

III, kho bãi

1 kho thành phẩm

Được bố trí ở vùng đen sân công nghiệp, kho cào

2 kho gỗ

3 loại: tiêu thụ, trung truyển, trung tâm

Kho tiêu thụ bố trí cách cửa lò hoặc giếng <100m

Kho trung chuyển khi chưa chuyển được đến kho tiêu thụ

Kho trung tâm dung để cung cấp cho 1 nhóm mỏ

Kích thước kho gỗ trong mỏ

V=1,1.A.q.p/1000

A: sản lượng 1 ngày mỏ

P: chi phí gỗ cho 1000 tấn than

Q: số ngày cần thiết dự trữ gỗ

Mỗi đống gỗ thường có diện tích 200m2 chiều dài L<30m, chiều rộng nhỏ hơn chiều dài

Kho gỗ phải có biện pháp ngăn ngừa phòng cháy nổ

3, kho vật liệu nổ

Là nơi chứa vật liệu nổ, kho nổ phải có các yêu cầu đảm bảo vật liệu nổ không tự nổ do phản ứng hóa học, chống lại được các tác động khác và chống được phá hoại của kẻ địch. Kho nổ phải được sự đồng ý của cơ quan quản lí có sự thỏa thuận với cơ quan thanh tra kĩ thuật an toàn và cơ quan công an

A, Phân loại kho nổ

Theo thời gian sử dụng: cố định >2 năm

Theo chức năng: Kho tiêu thụ và kho dự trữ

Độ sâu kho so với mặt đất: kho nổi (nằm trên mặt đất) kho bán nổi (có tường dưới đất) Kho bán ngầm (nằm dưới đất có độ sâu <15m) kho ngầm

CHƯƠNG 6: NHÀ CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ DÂN DỤNG

I NHÀ CÔNG NGHIỆP

1 khái niệm

Nhà và các công trình trên mặt mỏ hoặc của các xí nghiệp công trình dung để đặt các trang thiết bị thực hiện các quy trình của mỏ đgl nhà công nghiệp

Kích thước kết cấu vị trí nhà công nghiệp phụ thuộc vào chỉ tiêu định mức kinh tế kĩ thuật về xây dựng và xử dụng công trình

2, yêu cầu về cấu tạo giải pháp kiến trúc nhà công nghiệp

Nhà công nghiệp đáp ứng các yêu cầu

Phù hợp với yêu cầu sản xuất, tổ chức dây chuyền sản xuất và giao thông vận tải trong nhà công nghiệp

Phù hợp địa hình và mặt vận tải

Bền vững với các tác động tải trọng tĩnh, động, lâu dài, tạm thời

Đảm bảo khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn xâm thực

Đáp ứng yêu cầu tổ chức vi khí hậu cần thiết ở trong phòng

Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đơn giản trong thiết kế

Phù hợp yêu cầu thẩm mĩ đảm bảo vệ sinh công nghiệp và môi trường

Có các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật hợp lí

5, các dạng kết cấu nhà chịu lực và cơ sở để chọn

A, các dạng kết cấu chịu lực của nhà công nghiệp

Đảm bảo độ ổn định của nhà công nghiệp trong suốt thời gian tồn tại

Độ ổn định của nhà công nghiệp thỏa mãn giữ được nguyên kết cấu theo thiết kế trong suốt thời gian sử dụng

Độ bền vững của kết cấu phải chống lại được ngoại lực tác động

1, kết cấu tường chịu lực

Áp dụng khi tải trọng nhỏ nhà ít tầng, kết cấu chịu lực chia ra: tường ngang chịu lực, tường dọc chịu lực, ngang dọc cùng chịu lực

2, kết cấu khung chịu lực

Là kết cấu lực tác dụng lên nhà theo phương ngang và phương thẳng đứng đều tác dụng lên kết cấu khung như dầm, xà, cột. tường chỉ đóng vai trò ngăn cách không gian. Khung được chia làm 2 loại

Khung giằng: là kết cấu được hình thành từ khung ngang kiểu khớp hay mặt cứng và hệ giằng theo phương dọc kiểu thanh. Trong hệ khung cứng các hệ dầm xà dọc, xà ngang và cột liên kết cứng với nhau

Khung ngang trong kết cấu khung chịu lực có thể là khung phẳng có thanh xà ngang luên kết khớp cột, cột liên kết ngàm với móng. Kết cấu có nhiều ưu điểm, độ bền cao, kiến trúc nhẹ. Xây dựng nhiều tầng nhưng trọng lượng bản thân nhỏ

Kết cấu khung + tường chịu lực: ưu điểm tạo mặt thoáng rộng, không gian nhà không bị ngăn cách.

Nhược điểm là kiến trúc nặng, không công nghiệp hóa được, chỉ dung cho nhà công nghiệp ít tầng

3, kết cấu không gian

Là kết cấu chịu lực hợp lí tiết kiệm vật liệu có khả năng vượt qua nhịp lớn và có kiến trúc độc đáo phong phú. Kết cấu không gian làm việc theo nhiều phương vừa là kết cấu chịu lực vừa bao che. Trong không gian các bộ phận liên kết với nhau cùng làm việc do vậy độ bền cao, tiết diện giảm, có thể tựa trực tiếp lên móng hoặc cột. khoảng cách không gian có nhiều loại, vỏ mỏng dây, thanh không gian màng mỏng bơm hơi

• trọn kết cấu:

Nhiều giải pháp chọn lựa nhà công nghiệp

Kết cấu chịu lực của ncn thường là gạch đá gỗ bê tong cốt thép hoặc các loại hợp kim chất dẻo

Lựa chọn theo yêu cầu không gian cho công nghệ sản xuất . thông số không khí, bền vững, khả năng biểu hiện kiến trúc của kết cấu và yêu cầu về khai thác và xây dựng

• kinh nghiệm thực tế

nhà nhịp nhỏ <12m ít tầng tải trọng nhỏ dùng kết cấu tường chịu lực. tải trọng lớn dung khung chịu lực bằng bê tong cốt thép và thép

nhà nhịp 12-30m kết cấu khung bê tong cốt thép, thép

tải trọng >1200KG/m2 sử dụng kết cấu xà dầm

nhà 1 tầng có cột >30m dung kết cấu khung thép

• chú ý lựa chọn vật liệu

bê tong cốt thép độ bền cao không cháy biến dạng nhỏ tiết kiệm thép không bị xâm thực. giá thành cao tải trọng lớn

thép có khả năng chịu lực cao trọng lượng nhẹ hơn bê tong cốt thép công nghiệp hóa xây dựng cao dễ gia công vận chuyển lắp ráp tính đồng nhất cao. Nhược điểm dễ bị ăn mòn hóa học giảm chịu lực khi tác dụng nhiệt

sử dụng khi L>30m, bước cột >12m

gạch đá chiếm tỉ trọng không lớn, nhịp bé, không có cầu trục, tải trọng nhỏ, rẻ tiền

dẻo: nhẹ công nghiệp hóa cao chịu ăn mòn

7. nền sàn nhà công nghiệp

A, khái niệm

Nền sàn nhà công nghiệp thường ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm và chất lượng, năng xuất lao động. và giá xây dựng nhà công nghiệp. khi lựa chọn phải dựa theo các yếu tố lực tác động lên sàn nền, yêu cầu sản xuất và chất lượng công trình. Cấu tạo phải đảm bảo

Bền cơ học cao, chịu được tải trọng động, tĩnh

Chống bào mòn tốt

Không cháy và chịu lửa tốt

Chịu tác động hóa lý sinh học tốt

Không sinh ra tia lửa khi có ma sát

Bằng phẳng không trơn trượt ít gây tiếng ồn, dễ lau chùi, ít khe hở

Tận dụng được vật liệu địa phương

Đối với nhà công nghiệp thường sử dụng 3 loại nền: liên tục, đất nện, bê tong

Nền bằng vật liệu rời: gạch nung, đá

Nền bằng bản: tấm bê tong, gạch men, thep gỗ

B, cấu tạo chung của sàn nhà công nghiệp

Lớp áo phủ mặt: lớp truyền lực, liên kết, điều chỉnh, cách nước, cách nhiệt, chống ồn

Lớp phủ mặt chịu trực tiếp lực tác động cơ lí hóa. Lựa chọn theo điều kiện sản xuất

Lớp phủ chia làm 3 loại chính:

Lớp áo liên tục: đất đầm chặt, bê tong, chất dẻo

Lớp áo bằng vật liệu rời: gạch nung, tấm bê tong, kim loại, gỗ ...

Lớp cuộn: nhựa, vải nhựa

Lớp đệm:

Lớp truyền lực làm bằng cát sỏi đá dăm, bê tong đất, gạch vỡ...

Trong xưởng lạnh lớp đệm là bê tong mac>100, lớp cát >50mm để dễ co dãn do tác dụng của nhiệt

Trong xưởng nóng: lớp đệm xử dụng vật liệu rời

Trong xưởng ẩm ướt: lớp đệm bằng bê tong hoặc nhựa đường

Chiều dày xác định theo tải trọng và độ bền của vật liệu

Lớp trung gian: dung để liên kết các lớp thành một khối gồm cát xi măng

Lớp cách âm, nhiệt: sử dụng trong nhà có độ ẩm cao và tiếng ồn. vật liệu: xỉ than, bê tong nhẹ, và các vật liệu rời

Lớp cách nước: sử dụng để chống thấm: vật liệu hắc ín, dấy dầu, vữa xi măng, vải cách nước

Lớp nền: đỡ tất cả các lớp trên: là lớp tự nhiên đã nạo hết chất hữu cơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro