drphan Dientamdo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.1   Phân tích hình ảnh các sóng ở ĐTĐ người bình thường (hình 4)

Mỗi nhát bóp của tim trên ĐTĐ bình thường thể hiện bởi 5 sóng chính của nhĩ đồ và thất đồ, đó là sóng P, Q, R, S, T, ngoài ra có U thấp tiếp theo sóng T. Các nhát bóp nối tiếp nhau bằng đường đẳng điện. Các sóng nằm trên đường đẳng điện là sóng dương: P, R, T và nằm dưới: sóng Q, S. Ngoài các sóng trên còn có các đoạn: PQ, QRS, ST và QT

1.1.1      Phân tích hình ảnh ĐTĐ bình thường 6 chuyển đạo ngoại biên

1.1.1.1   Sóng P

-          Là hình ảnh của nhĩ đồ, biểu hiện khử cực hai nhĩ phải và trái

-          Hình dáng kiểu hình vòm

-          Chiều cao từ 0,5 đến 2,5 mm

-          Chiều rộng từ 0,05 đến 0,11 giây, trung bình 0,08 giây

-          P (+) ở DI, DII, aVF, P (-) aVR và P có thể ( +/- ) ở DIII, aVL

1.1.1.2   Đoạn PQ ( hoặc PR )

-          Là thời gian dẫn truyền xung động thần kinh từ nhĩ xuống thất

-          Đo bắt đầu chân sóng P cho đến bắt đầu chân xuống sóng Q (hoặc chân lên sóng R)

-          Thời gian bình thường từ 0,12 đến 0,20 giây

1.1.1.3   Phức bộ QRS

-          Bao gồm 3 sóng q, R, s, thể hiện quá trình khử cực của 2 thất

-   Thời gian QRS đo bắt đầu sóng Q ( hoặc R ) đến chân lên sóng S, tức ở điểm J, bình thường từ 0,05 đến 0,10 giây, trung bình 0,07giây

-          Q bình thường chiều sâu 1-2 mm, rộng <0,03 giây

-          R cao không vượt quá 22 mm, nhọn, thanh mảnh, đối xứng,

-          S đứng sau sóng R, sâu không quá 6 mm

1.1.1.4   Đoạn ST

-          Bắt đầu điểm J cho đến bắt đầu chân lên sóng T

-          Là quá trình tái cực chậm của thất

-          Bình thường ST nằm trùng đường đẳng điện, một số trường hợp chênh lên 1 mm và chênh xuống 0,5 mm

1.1.1.5   Sóng T

-  Là phần tái cực nhanh của thất, trừ ở aVR sóng T âm, các chuyển đạo còn lại sóng T dương. Hình dáng sóng T cao hơn P, đứng sau sóng R, không đối xứng, sườn lên thoai thoải, sườn xuống dốc hơn

-   Chiều cao sóng T thường dưới 1/3 chiều cao sóng R đứng trước nó

1.1.1.6   Đoạn QT

-          Được tính từ bắt đầu sóng Q cho đến hết sóng T

-   Đây là thời gian tâm thu điện học của thất, bao gồm quá trình khử cực và tái cực thất

-          Thời gian bình thường từ 0,36 đến 0,40 giây

1.1.2      Phân tích hình ảnh ĐTĐ bình thường ở 6 chuyển đạo trước tim

1.1.2.1   Sóng P

-          Phần lớn sóng P dương ở tất cả các chuyển đạo trước tim

-          Về hình dáng, chiều cao và rộng giống sóng P ở các chuyển đạo ngoại biên

1.1.2.2   Đoạn PQ

-          Thời gian từ 0,12 đến 0,20 giây

1.1.2.3   Phức bộ QRS

-          Các chuyển đạo trước tim phải V1, V2: Có dạng rS, tỉ lệ R/S < 1, sóng r cao < 7 mm và sóng S sâu < 25 mm

-          Các chuyển đạo chuyển tiếp V3, V4: Có dạng RS, tỉ lệ R/S = 1

-          Các chuyển đạo trước tim trái V5, V6: Có dạng Rs, tỉ lệ R/S > 1, sóng R cao < 25 mm và sóng s sâu < 7 mm. Xuất hiện sóng q có chiều sâu 1-2 mm, rộng < 0,03 giây

-          Thời gian phức bộ QRS từ 0,05 đến 0,10 giây, trung bình 0,07 giây

1.1.2.4   Đoạn ST

-          Thường nằm trùng đường đẳng điện. Riêng ở V3, V4 có thể chênh lên 2 mm và chênh xuống dưới 1 mm

1.1.2.5   Sóng T

-          Phần lớn sóng T dương ở tất cả các chuyển đạo trước tim

-          Về hình dáng, chiều cao, rộng giống các chuyển đạo ngoại biên

1.1.2.6   Đoạn QT

-          Thời gian QT từ 0.36 đến 0,40 giây

1.2    Một số dạng bất thường của các sóng, các đoạn

1.2.1      Sóng P

-          Sóng P âm, P đẳng điện, P 2 đĩnh, P có móc, P 2 pha, P rộng, P cao nhọn

-          Sóng P cao nhọn > 2,5 mm, đối xứng: thường do dày nhĩ phải

-          Sóng P rộng > 0,11 giây, 2 đĩnh hoặc 2 pha với pha âm sâu: dày nhĩ trái

1.2.2      Đoạn PQ

-          Kéo dài > 0,20 giây: Blốc nhĩ thất cấp 1

-          Ngắn lại < 0,12 giây: Hội chứng tiền kích thích Wolff-Parkinson-White

1.2.3      Phức bộ QRS

- Giá trị bình thường của phức bộ QRS

* Thời gian QRS ( gọi là thời gian khử cực): Đo từ khởi điểm sóng Q (hoặc sóng R nếu không có sóng Q) đến hết sóng S tức tới điểm J. Điểm J (Junction: nối tiếp): Là điểm mà sườn lên của S (hay sườn xuống của sóng R nếu không có sóng S) bắt vào đường đẳng điện

Bình thường thời gian QRS 0,07s-0,11s

* Nhánh nội điện:

- Khái niệm: Là nhánh xuống của sóng R hoặc R’, R” tức là các nhánh sóng từ chữ a đến chữ b của hình 4. Nó xuất hiện lúc xung động khử cực đi qua vùng cơ tim mà trên đó ta đặt điện cực thăm dò - Trị số bình thường và bệnh lý:

Thời gian xuất hiện của một nhánh nội điện của một phức bộ QRS trước tim đo từ khởi điểm phức bộ đó đến điểm hình chiếu của đỉnh sóng R xuống đường đồng điện(Hình 5)> Nếu phức bộ đó có nhiều sóng dương(R’, R”…) thì lấy hình chiếu của đỉnh sóng dương cuối cùng

Các giá trị bình thường:

- Trên V1, V2: thời gian xuất hiện nhánh nội điện không quá 0,035s

- Trên V5, V6: thời gian xuất hiện nhánh nội điện không quá 0,045s

Nếu vượt quá các giá trị trên gọi là thời gian xuất hiện nhánh nội điện muộn

Bất thường của phức bộ QRS

-          Sóng Q bất thường khi rộng 0,04 giây và sâu 4mm trở lên: NMCT hoại tử, sẹo

-          Dạng QS: Gặp trong NMCT

-          Sóng R cao > 25 mm ở V5: Dày thất trái, hay R > 7 mm  với R/S > 1 ở V1: Dày thất phải

-          Sóng R dãn, có móc, đầu tù hoặc dạng chử “M”: Blốc nhánh

-          Sóng S dãn, có móc: Blốc nhánh

-          Thời gian QRS kéo dài > 0,10 giây: Blốc nhánh, dày cơ thất, NTT thất…

1.2.4      Đoạn ST

-          Chênh vòm lên trên ở các chuyển đạo trực tiếp ổ nhồi máu và chênh lõm xuống dưới ở chuyển đạo gián tiếp: NMCT tối cấp, cấp dưới thượng tâm mạc, xuyên thành

-          Chênh lõm xuống dưới, không có sóng Q bất thường hay QS ở các chuyển đạo trực tiếp: NMCT dưới nội tâm mạc

-          Chênh xuống, đi ngang, kéo dài > 0,08 giây ở V5, V6: Suy mạch vành

-          Chênh xuống kèm sóng T âm: Thiếu máu cơ tim, dày cơ thất

-          Chênh xuống lõm hình đấy chén: nhiễm độc Digitalis

1.2.5      Sóng T

-          Cao nhọn, đối xứng, hẹp lại: Tăng K máu, cường thần kinh giao cảm, NMCT

-          Dẹt hay âm: Thiếu máu cơ tim, dày cơ thất, hạ K máu, viêm màng ngoài tim mãn

1.2.6      Đoạn QT

-          Kéo dài > 0,40 giây: Hạ K nhiều, hạ Ca, mhiễm độc Quinidine..

1.3    Xác định nhịp xoang

3.3.1 Nhịp xoang là nhịp ở người bình thường, xung động phát ra từ nút xoang

3.3.2  Các tiêu chuẩn ĐTĐ chẩn đoán nhịp xoang

-          Nhìn thấy sóng P tối thiểu 1 trong 12 chuyển đạo

-          Sóng P đứng trước mỗi phức bộ QRS

-          Khoảng PQ trong giới hạn bình thường

-          Sóng P dương ở D1, D2, aVF, V5, V6 và âm ở aVR

-          Khoảng cách giữa các sóng P đều, hay khoảng cách giữa QRS đều

-          Tần số từ 60 - < 100 lần/phút

·      Chú ý: Khi nhịp xoang có tần số < 60 lần/phút: nhịp xoang chậm, khi > 100 lần/phút: nhịp nhanh xoang

Xác định tần số tim

-          Đo bằng thước đo điện tim

-          Hoặc tính theo: Tần số tim = 60 : khoảng thời gian RR ( giây )

3.5   Xác định trục điện tim và tính góc µ

3.5.1      Trục điện tim (hình 5 và hình 6)

-          Khi xung động từ nút xoang phát ra được dẫn truyền đến cơ nhĩ, thất kích thích cơ tim khử cực và tạo nên nhiều véc tơ hướng ra bề mặt cơ thể. Tổng hợp các véc tơ thành một véc tơ trung bình, đó cũng chính là trục điện tim. Thường trục điện tim trùng với trục giải phẫu của tim hướng từ phải sang trái và từ trên xuống dươí. Khi cơ tim dày lên trục điện tim sẽ lệch đi so với trục bình thường. Vì thế người ta dựa trục điện tim để chẩn đoán dày cơ tim

3.5.2      Tính góc µ

-          Thường dựa 2 chuyển đạo ngoại biên D1 và D3

-          Góc µ được xác định bởi 1 cạnh là véc tơ D1 và cạnh khác là trục điện tim

-          Góc µ ở người bình thường khoảng + 58°

          *   Dựa góc µ và hướng trục điện tim mà người ta chia ra 6 loại trục điện tim:

-          Trục trung gian ( trục điện tim bình thường ): khi góc µ nằm từ - 30° đến + 110°

-          Trục trái, dày thất trái: khi góc µ nằm  giữa - 30° và - 90°

-          Trục phải, dày thất phải: khi góc µ nằm  giữa + 110° và + 180°

-          Trục vô định: khi góc µ nằm  từ - 90° đến - 180°

-          Trục xu hướng phải: khi góc µ nằm từ + 75° đến + 110°

-          Truc xu hướng trái: khi góc µ nằm từ + 15° đến - 30°

*   Để chẩn đoán trục ĐTĐ, trên thực tế lâm sàng các thầy thuốc thường dựa hình dạng R, S ở D1 và D3:

-          Trục trung gian: R D1 và R D3, trục phải: R D1 và S D3, trục trái: R D1 và S D3, trục vô định: S D1 và S D3, trục xu hướng phải: sóng r, s nhỏ, bằng nhau ở D1 và R D3, trục xu hướng trái: S D1 và sóng r, s nhỏ, bằng nhau ở D3

3.6   Xác định tư thế tim

     Tim có thể xoay quanh trục, làm buồng thất quay theo nhiều hướng khác nhau so với thành ngực và các chi, chính điều đó làm điện trường tim thành nhiều hình thái.

3.6.1      Các loại tư thế tim như sau:

-          Tư thế tim bình thường không xoay, còn gọi là tư thế tim trung gian

-          Tư thế tim thẳng đứng: tim xoay theo chiều đồng quanh trục, mỏm tim quay xuống dưới và sang phải

-          Tư thế tim nằm ngang: tim xoay ngược kim đồng hồ quanh trục, mỏm tim quay sang trái

-          Tư thế tim nửa đứng: là tư thế chuyển tiếp giữa tư thế tim trung gian và thẳng đứng

-          Tư thế tim nửa nằm: là tư thế chuyển tiếp giữa tư thế tim trung và nằm ngang

-          Tư thế tim vô định không xác định tư thế thẳng đứng hay nằm ngang

3.6.2      Có thể dựa vào hình ảnh sóng R, S ở chuyển đạo aVL và aVF xác định tư thế tim:

-          Tư thế tim trung gian: dạng R aVL và R aVF, tư thế tim thẳng đứng: dạng S aVL và R aVF, tư thế tim nằm ngang: dạng R aVL và S aVF, tư thế tim nửa đứng: dạng r, s bằng nhau ở aVL và R aVF, còn tư thế tim nửa nằm: dạng R aVL và dạng r, s bằng nhau ở aVF

3.7   Một số hội chứng bệnh lý thường gặp về ĐTĐ

   3.7.1 Dày cơ nhĩ:

-          Tất cả bệnh lý làm ứ máu ở nhĩ, làm tăng áp lực buồng nhĩ, sau đó gây dãn và dày cơ nhĩ từ đó gây biến đổi quá trình khử cực nhĩ. Trên ĐTĐ chủ yếu thay đổi hình dạng, thời gian và biên độ sóng P

   3.7.1.1 Dày nhĩ trái (hình 7).

* Thường gặp trong các bệnh van 2 lá: hẹp van 2 lá, hẹp hở van 2lá, hở van 2 lá. Các bệnh gây suy tim  trái: hẹp van ĐMC, hở van ĐMC, THA..

·      Các tiêu chuẩn ĐTĐ chẩn đoán dày nhĩ trái

·      Sóng P rộng > 0,11 giây, P 2 đỉnh hoăc P có móc ở  D2, D1, D3, aVF, V5, V6

-          Sóng P 2 pha với pha âm sâu, rộng ở V1, V2

   3.7.1.2 Dày nhĩ phải (hình 8)

        * Thường gặp trong bệnh tâm phế mãn, tâm phế cấp, các bệnh van: hẹp van ĐMP, hở van ĐMP, hở van 3 lá..

         * Các tiêu chuẩn ĐTĐ chẩn đoán dày nhĩ phải: Sóng P cao > 2,5 mm, nhọn, đối xứng ở D2, aVF hoặc P 2 pha với pha dương cao nhọn ở V1

3.8   Dày cơ thất

-          Tất cả nguyên nhân làm tăng gánh nặng thất, tăng áp lực buồng thất đưa đến hậu quả dãn và sau đó dày cơ thất. Khi cơ thất dày lên thường gây ra những biến đổi quá trình khử cực và tái cực thất. Hậu quả:

-          Trục điện tim lệch sang phải hoặc trái

-          Điện thế sóng R ở vùng cơ thất dày lên sẽ tăng cao hơn bình thường

-          Thời gian khử cực vùng cơ tim dày kéo dài, QRS dãn rộng

-          Quá trình tái cực vùng cơ tim dày biến đổi, sóng T thường âm

3.8.1      Dày thất phải (hình 8 và hình 9).

* Thường thấy trong bệnh hẹp van 2 lá, hở van 3 lá, hẹp van ĐMP, tâm phế mãn, bệnh Fallot, hội chứng Eisenmenger

* Trục phải với S D1 và R D3

* Các chuyển đạo trước tim phải V1, V2:

-          Dạng qR, R, Rs hoặc RS

-          Tỉ lệ R/S ³ 1 và R ³ 7 mm

-          Thời gian nhánh nội điện từ 0,03 đến 0,05 giây

-          Chỉ số R V1 + S V5 ³ 10,5 mm

-          Sóng T âm từ V1 đến V3

* Chuyển đạo trước tim trái V5

-          Dạng r S hoặc RS

-          Tỉ lệ R/S < 1 và sóng S ³ 7 mm

3.8.2      Dày thất trái (hình 10 và hình 19).

* Thường gặp trong bệnh hẹp van ĐMC, hở van ĐMC, hở van 2 lá, tăng huyết áp, hẹp eo ĐMC, thông liên thất, còn ống ĐM, dò chủ phế..

* Các chuyển đạo trước tim trái V5, V6:

-          R V5 ³ 25 mm

-          Chỉ số Sokolow - Lyon:  S V2 + R V5 ³ 35 mm

-          Chỉ số Scott: S V1 + R V5 hoặc V6 ³ 35 mm

-          Nhánh nội điện từ 0,04 đến 0,06 giây

-          Sóng T âm trong dày thất trái kiểu tăng gánh tâm thu, còn sóng T dương trong dày thất trái kiểu tăng gánh tâm trương

*Chuyển đạo ngoại biên: Trục trái với R D1 và S D3 ( Dấu hiệu muộn )

       3.9 Blốc ( tắc nghẽn )

          - là sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, do tổn trên đường dẫn truyền của thần kinh tự động tim. Bao gồm:

-          Blốc xoang nhĩ

-          Blốc nhĩ thất

-          Blốc nhánh

   3.9.1 Blốc nhĩ thất

        Là tắc nghẽn dẫn truyền từ nhĩ đến thất. Bao gồm blốc nhĩ thất không hoàn toàn và hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu ở bệnh van tim do thấp, nhồi máu cơ tim, bệnh viêm cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bẩm sinh, ngộ độc các thuốc Digitalis, Quinidine..

   3.9.1.1 Blốc nhĩ thất không hoàn toàn cấp I (hình 11):

Khoảng PQ kéo dài > 0,20 giây

3.9.1.2 Blốc nhĩ thất không hoàn toàn cấp II (hình 12).

Gồm 2 loại

* Blốc nhĩ thất cấp II kiểu chu kỳ Luciani - Wenckebach, hay Mobitz I

-  Mỗi chu kỳ bao gồm 4,5 phức bộ nối tiếp, bắt đầu với phức bộ có khoảng PQ bình thường, sau đó dài dần cho đến nhát bóp có sóng P mà mất hoàn toàn phức bộ QRS và sóng T

-          Khoảng cách giữa các sóng P đều nhau

* Blốc nhĩ thất cấp II một phần, hay Mobitz II

-  Thường cứ sau 1, 2, 3 nhát bóp có đủ sóng P đi kèm theo phức bộ QRS và sóng T thì lại nhát bóp có 1 sóng P mất phức bộ QRS và sóng T.

Blốc loại này có thể theo quy luật kiểu 1/1, 2/1, 3/1, 4/1.. Ví dụ blốc nhĩ thất cấp II một phần kiểu 1/1: Tức 1 nhát bóp có đủ sóng P, QRS và T thì 1 nhát bóp tiếp theo có sóng P mà không có QRS và T

* Blốc nhĩ thất hoàn toàn cấp III

Phân ly nhĩ thất do tắc nghẽn hoàn toàn đường dẫn truyền: nhĩ hoạt động nhờ xung động từ nút xoang đến, còn thất do điểm phát từ cơ thất chi phối. Tần số thất chậm hơn nhĩ

Khoảng cách giữa các sóng P đều, tần số bình thường của nút xoang và sóng P thường không liên quan với phức bộ QRS

Khoảng cách các phức bộ QRS đều, tần số chậm < 60 lần / phút. Hình dáng thường dãn rộng, có móc, sóng T trái chiều với R hoặc S

Trong một số trường hợp blốc nhĩ thất cấp III có nhịp thất quá chậm có thể gây ra ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, ngất, hội chứng Adams – Stokes

   3.10 Blốc nhánh:tổn thương bắt đầu chổ phân chia thân bó His của các nhánh dẩn truyền thần kinh trong thất phải, trái, gây ra tắc nghẽn hoàn toàn hay không hoàn toàn, ảnh hưởng quá trình khử cực thất, thời gian phức bộ QRS kéo dài, hình dáng biến đổi khác bình thường

3.10.1 Blốc nhánh phải

Hình ảnh trực tiếp ở các chuyển đạo trước tim phải V1, V2: Dạng chữ “M” với rsR, rsRs hoặc R có móc, RR¢ kèm sóng T âm. Thời gian phức bộ QRS kéo dài từ 0,10 đến 0,11 giây trong blốc nhánh phải không hoàn toàn và ³ 0.12 giây trong blốc nhánh phải hoàn toàn

Hình ảnh gián tiếp ở các chuyển đạo trước tim trái V5, V6: Sóng S dãn rộng, có móc

Các chuyển đạo ngoại biên có hình ảnh trực tiếp rsR ở aVR, D3, aVF và gián tiếp sóng S rộng, có móc ở aVL, D1

Thường gặp trong suy vành, nhồi máu cơ tim, tâm phế mãn, cấp, bệnh van 2 lá, 3 lá, tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, nhĩ thất chung..

   3.10.2 Blốc nhánh trái

-          Hình ảnh trực tiếp ở các chuyển đạo trước tim trái V5, V6: Dạng R dãn

-          Hình ảnh trực tiếp ở các chuyển đạo trước tim trái V5, V6: sóng R rộng, có móc hoặc đầu tù, không có sóng q, s, kèm ST chênh xuống và sóng T âm. Thời gian phức bộ QRS kéo dài từ 0,10 đến 0,11 giây trong blốc nhánh trái không hoàn toàn và ³ 0.12 giây trong blốc nhánh trái hoàn toàn

-          Hình ảnh gián tiếp ở các chuyển đạo trước tim phải V1, V2: Sóng S dãn rộng, có móc

-          Các chuyển đạo ngoại biên: hình ảnh sóng R giãn, có móc ở D1, aVL

-          Thường gặp trong bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, bệnh van ĐMC, tim bẩm sinh: hẹp eo ĐMC, còn ống động mạch..

3.11 Ngoại tâm thu

* Là 1 nhát bóp xuất phát từ 1 ổ “ ngoại vị”, nằm ở vùng cơ nhĩ, bộ nối, cơ thất khử cực co bóp trước khi xung động bình thường dẫn truyền từ nút xoang đến. Như vậy nhát bóp ngoại tâm thu trên ĐTĐ có đặc điểm cơ bản:

-          Nhát bóp đến sớm và có khoảng nghỉ bù dài

-          Hình dáng nhĩ đồ, thất đồ của nhát đến sớm hoàn toàn khác với nhát cơ bản

* Dựa vị trí xuất phát ổ “ ngoại vị “, người ta chia ra:

-          Ngoại tâm thu trên thất: Ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu bộ nối

-          Ngoại tâm thu thất

3.11.1 Ngoại tâm thu trên thất

-          Sóng P¢ của nhát ngoại tâm thu đến sớm, với khoảng PP¢ < PP

-          Sóng P¢ có hình dáng hoàn toàn khác với hình dáng sóng P cơ bản: dương, dẹt, móc..

-          Khoảng P¢Q¢ ngắn hoặc bình thường

-          Q¢R¢S¢, sóng T¢ của nhát ngoại tâm thu giống với hình ảnh thất đồ QRS, T nhát cơ bản

-          Ngoại tâm thu trên thất nói chung là dịch nhịp

-          Hay gặp ở người cường thần kinh giao cảm, hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cường tuyến giáp..

-          Phức bộ Q¢R¢S¢ và sóng T¢ của nhát ngoại tâm thu đến sớm, khoảng RR¢ < RR

-          Phức bộ Q¢R¢S¢ biến đổi hoàn toàn so với phức bộ QRS nhát cơ bản: Dãn rộng³ 0,13 giây, R¢ có móc

-          Sóng T¢ ngược hướng với Q¢R¢S¢ và S¢T¢ cũng chênh theo hướng sóng T¢

-          Ngoại tâm thu thất có thể nghỉ bù, xen kẽ, dịch nhịp ( hiếm )

-          Ngoại tâm thu thất có thể đi lẻ tẻ trên nền tảng nhịp xoang, hoặc đi thành chùm 2-3 cái, nhịp đôi, nhịp ba, xuất phát từ 1 ổ hay nhiều ổ, 1 dạng hay nhiều dạng, đến rất sớm, nằm ở thất trái hay phải, mỏm, đáy, vách tim..

-          Ngoại tâm thu thất có thể là cơ năng, nhưng thường là thực tổn do bệnh cơ tim, bệnh van tim, tiên lượng nặng

-             3.12 Cơn nhịp nhanh kích phát

-             3.12.1 Cơn nhịp nhanh kích phát bộ nối

* Cơ chế: Do vòng vào lại xảy ra trong lòng nút nhĩ thất. Bình thường có 2 nhánh dẫn truyền qua nút nhĩ thất từ nút xoang xuống, đó là nhánh a có tính chất dẫn truyền chậm, nhưng thời kỳ trơ ngắn và nhánh b có tính chất ngược lại. Vì lý do nào đó như sau 1 ngoại tâm thu có khoảng nghỉ bù kéo quá dài, làm dẫn truyền trong nhánh a càng chậm hơn từ nút xoang qua nó đến thân bó His, trong khi đó thời kỳ trơ của đường b vừa kết thúc nên xung động chuyển ngược lại lên nhĩ và vào lại đường a, tạo nên kích thích mới. Vòng lại tiếp diễn nhiều lần và sinh ra cơn nhịp nhanh

* Hình ảnh ĐTĐ:

-          Các phức bộ QRS rất đều, nhanh, tần số 160 đến 220 lần/phút

-          Hình dạng thất đồ QRS bình thường. Đoạn ST và sóng T nói chung bình thường, trừ khi cơn nhịp nhanh kéo dài quá lâu ST có thể chênh xuống và sóng T âm do thiếu máu cơ tim

-          Sóng P thường khó thấy do lẫn vào QRS, nếu có thì P dương ở aVR và âm ở D3, aVF

* Nguyên nhân: 20-30% trường hợp xảy ra ở người bình thường ( gọi là bệnh Bouveret ). Còn lại gặp ở bệnh van tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cường giáp, nhiễm độc Digital

   3.12.2 Cơn nhịp nhanh kích phát thất (hình 19).

* Cơ chế: Do vòng vào lại xảy ra ở nhánh bó His, mạng Purkinje, hoặc 1 nhóm cơ thất tổn thương mất hoạt hoá bình thường, tạo ra cơn nhịp nhanh có phức bộ QRS dãn rộng. Phần lớn cơn nhịp nhanh thất kéo dài, tiên lượng xấu do gây ra rối loạn huyết động nặng, tụt áp và dẫn đến rung thất

* Hình ảnh ĐTĐ:

-          Phức bộ QRS biến đổi: dãn rộng > 0,12 – 0,14 giây, có móc. Sóng T ngược hướng QRS và ST chênh theo hướng của sóng T. Phần lớn QRS đồng hướng ở các chuyển đạo trước tim ( đều dương hay đều âm ). Phức bộ QRS thường có dạng R móc, qR, Rr ở chuyển đạo V1

-          Khoảng cách các phức bộ QRS đều hay hơi đều, tần số nhanh 130 – 200 lần/phút

-          Phân ly nhĩ thất, với sóng P bình thường, tách rời QRS, tần số chậm hơn QRS

-          Nhát hỗn hợp hoặc nhát bắt được thất, rất có giá trị chẩn đoán cơn nhịp nhanh thất

* Nguyên nhân: Các bệnh tim thực tổn: Bệnh van tim, suy tim, suy vành, nhồi máu cơ tim và nhiễm độc Digitalis, rối loạn điện giải..

     3.13.1 Rung nhĩ

Hình 20: Rung nhĩ.

* Cơ chế: Do khử cực vô tổ chức, mất đồng bộ các nhóm cơ nhĩ, tạo nên nhiều vòng vào lại nhỏ, đa dạng trong nhĩ. Phần lớn xung động bị blốc trước khi xuống thất, một số vượt qua được nút nhĩ thất nhưng không đều, đưa đến hậu quả giảm lưu lượng tim và tạo huyết khối trong buồng tim

* Hình ảnh ĐTĐ:

-          Mất sóng P thay bằng sóng f, không đều nhau về biên độ và thời gian, tần số f khoảng 400 - 600 lần/phút. Các sóng f nhìn rõ ở chuyển đạo D2, D3 và V1, V2

-          Phức bộ QRS hình dáng bình thường, không đều

* Nguyên nhân: 10-20% rung nhĩ tiên phát ở người bình thường, số còn lại rung nhĩ triệu chứng bệnh tim: hẹp van 2 lá, tăng huyết áp, suy vành, NMCT, bệnh cơ tim. Ngoài tim: cường tuyến giáp trạng..

-           

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro