drphan rohaumon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

RÒ HẬU MÔN TS. BS. Đỗ Trọng Hải Rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Trong thời gian từ 1/7/1997 – 31/12/2001, BV. Đại học Y Dược có 378 trường hợp được mổ (84 ca/năm).Bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, bệnh không nguy hiểm chết người nhưng làm bệnh nhân (BN) khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động.Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất thương tổn đơn giản hay phức tạp mà kết quả phẫu thuật có thể tốt hay không chắc chắn. Nhiều BN phải mổ đi mổ lại nhiều lần vì bệnh hay tái phát. Nguyên nhân Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không được điều trị đúng mức. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là hai giai đoạn của một quá trình nhiễm trùng của vùng này. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Khoảng 50% BN áp-xe hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và iễn tiến thành rò hậu môn. Vi khuẩn thường gặp là các vi khuẩn đường ruột, có trường hợp lại do vi khuẩn lao (khoảng 5 – 30%). Ngoài ra bệnh còn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác… Tính chất và phân loại Người ta chia ra đơn giản hay phức tạp: - Rò đơn giản: là khi chỉ có 1 lỗ trong, 1 lỗ ngoài và 1 đường rò nối thông lỗ trong và lỗ ngoài. - Rò phức tạp: đường rò nhiều ngóc ngách phức tạp. Nhiều khi mủ chảy ra ngoài da bằng nhiều lỗ. Ngoài ra còn tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta còn chia ra: 1. Rò ưới niêm mạc: đường rò rất nông ngay ưới niêm mạc và rất ngắn. 2. Rò liên cơ thắt. 3. Rò xuyên cơ thắt. 4. Rò trên cơ thắt. 5. Rò ngoài cơ thắt. Ngoài ra còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.

Lam sang:Tiền sử BN co nhọt cạnh hậu môn tự vỡ hay được rạch dẫn lưu mà không lành hẳn, cứ tái đi tái lại trong nhiều tháng hay nhiều năm. Mủ chảy ra từ trong lòng hậu môn hoặc từ một lỗ hay nhiều lỗ nhỏ nằm cạnh hậu môn. Thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay có thể đánh giá đường rò về vị trí đường đi, mức độ xơ cứng. Cận lâm sàng Chụp X quang đường rò có bơm thuốc cản quang lipio ol giúp xác định chẩn đoán và đánh giá thương tổn xem: - Đường rò có thông vào lòng ống hậu môn không? - Đường rò đơn giản hay phức tạp? Chụp đường rò rất cần thiết trong trường hợp rò hậu môn đã được mổ nhưng không khỏi bệnh. Cũng cần chụp phim X quang phổi tỉm thương tổn lao vì rò hậu môn có thể thứ phát sau lao phổi với tỷ lệ khá cao

Điều trị:1. Giai đoạn áp-xe cạnh hậu môn: Cần giải quyết bằng rạch thoát mủ ổ áp-xe kết hợp dùng kháng sinh thích hợp (thí dụ: Ciprofloxacine…). Khoảng 50% BN sẽ lành hẳn nhưng khoảng 50% sẽ không lành chảy mủ dai dẳng hoặc lành rồi lại sưng và vỡ mủ trở đi trở lại và tạo lập mô xơ trở thành rò hậu môn. Nguyên nhân là o không thoát lưu mủ tốt hoặc do sau mổ vết thương không được săn sóc tốt. Ngoài ra có thể còn là do vi khuẩn lao không được điều trị thuốc đặc hiệu. 2. Giai đoạn rò hậu môn: Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Phẫu thuật phải đạt các yêu cầu sau: - Khỏi bệnh: phải lấy hết mô xơ đường rò. - Không làm tổn thương cơ thắt: để tránh biến chứng tiêu không tự chủ, là biến chứng còn nguy hiểm hơn cả rò hậu môn. Khi đường rò đơn giản phẫu thuật thường dễ àng. Nhưng rò phức tạp mổ rất khó vì hay bị tái phát. Lúc này cần phải có phẫu thuật viên chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Có trường hợp phải làm hậu môn tạm ở đại tràng chậu hông. Sau mổ khi chắc chắn rò đã lành sẽ đóng lại.Săn sóc sau mổ rất quan trọng vì nó góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật 1. Cần nhuận tràng để khi đi cầu không phải rặn làm BN rất đau và chảy máu. Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, thuốc nhuận tràng… 2. Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm có pha thuốc sát trùng, nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi đi tiêu. 3. Cần có điều ưỡng chăm sóc vết mổ, thay băng hàng ngày có thể thực hiện tại nhà. Vết mổ trung bình sẽ lành sau 2 – 6 tuần lễ. Nếu có cột thun cơ thắt thường dây thun sẽ tự rớt ra sau 2 tuần lễ và vết mổ sẽ lành dần từ trong ra ngoài. Tiêu không tự chủ (són phân) do tổn thương cơ thắt và hẹp hậu môn là các biến chứng nặng cần phải xử trí lại. Phẫu thuật rò hậu môn Trả lời các câu hỏi của bạn: Rò hậu môn là gì? Rò hậu môn là một đường rò giữa da bên ngoài và bên trong ống hậu môn. Có nhiều kiểu rò khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp với nhiều ngõ ngách. Có đường rò lại liên quan đến cơ thắt hậu môn. Hình sau đây sẽ cho bạn thấy những kiểu rò khác nhau:Phẫu thuật giúp gì cho bạn?Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau điều trị rò hậu môn. Bạn nên hỏi bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn. Mục đích của phẫu thuật là cắt đường rò hoặc xẻ để mở đường rò bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo những túi mủ ở bên trong. Vết thương sẽ lành từ từ, sau 1 tuần lễ có khi tới vài tháng. Trong một vài trường hợp không thể biết chắc thời gian lành vết thương là bao lâu. Đôi khi, ở vết mổ có thắt một sợi ây thun, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn. Cần chuẩn bị gì cho cuộc mổ? Bạn sẽ được nhập viện ngày trước mổ để được bác sĩ khám bệnh và làm xét nghiệm. Đây là thời gian tốt nhất để bạn hỏi bác sĩ về cuộc mổ. Ngay sau mổ thế nào? Vết mổ ở hậu môn sẽ được băng để kiểm soát chảy máu. Nó sẽ hơi khó chịu cho bạn và làm bạn có cảm giác như muốn đi tiêu. Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn đỡ khó chịu. Hôm sau bạn có thể tắm bình thường là lấy băng ra. Có thể sẽ chảy một ít máu. Hãy hỏi điều ưỡng khi cần thiết. Khi hết thuốc mê hoặc thuốc tê, bạn có thể ăn uống và ngồi dậy. Nhưng tốt nhất bạn nên nằm tại giường cho đến khi hết hẳn ảnh hưởng của thuốc. Bạn đi tiêu như thế nào? Ngày sau mổ, bạn sẽ được dùng thuốc nhuận trường để làm mềm phân và kích thích đại tiện. Có thể bạn sẽ không đi tiêu trong một hai ngày đầu. Khi đi tiêu bạn sẽ có cảm giác hơi đau và có thể chảy ít máu. Tốt nhất bạn nên dùng thuốc giảm đau 15 – 20 phút trước khi đi tiêu. Thay băng như thế nào? Lúc đầu cần thay băng 2 lần trong ngày. Bạn nên tắm rửa trước mỗi lần thay băng. Để tránh bị ứ mủ bên trong, khi thay băng điều ưỡng sẽ đặt một ngón tay vào sâu trong vết thương. Điều này sẽ làm bạn hơi đau nhưng rất cần thiết để vết thương được lành và không tái phát. Bạn cũng nên dùng thuốc giảm đau nửa giờ trước khi thay băng. Bạn sẽ phải nằm ở bệnh viện bao lâu? Điều này còn tùy theo đường rò phức tạp hay đơn giản. Đối với đường rò đơn giản chỉ cần 2 – 3 ngày; đối với đường rò phức tạp bạn phải mất 1 tuần hay hơn. Thay băng tại nhà thế nào? Trước khi xuất viện, điều ưỡng sẽ dặn dò về cách săn sóc vết thương và thay băng tại nhà. Bạn cần tiếp tục thay băng 2 lần trong ngày. Bạn có thể thay băng tại y tế địa phương. Vết thương cần được rửa sạch và băng gạc có tẩm dung dịch sát trùng. Vết thương sẽ còn tiết dịch cho đến khi lành hoàn toàn. Bạn nên làm gì khi vết thương chảy máu tại nhà? Sau mổ thường sẽ có chảy ít máu từ vết thương ính vào băng hoặc khi bạn đi cầu. Bạn không cần lo lắng lắm. Điều này có thể kéo dài 1 – 2 tuần. Nhưng nếu chảy máu nhiều bạn cần phải đến bệnh viện tái khám ngay Bạn nên nghỉ làm việc trong bao lâu? Hầu hết bệnh nhân cần nghỉ việc 1 hoặc 2 tuần nhưng thời gian này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bạn cần tránh ngồi lâu hay đi bộ nhiều. Không nên bợi lội cho tới khi vết thương lành hẳn. Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng và tăng ần các hoạt động. Bạn có thể quan hệ tình dục khi đã cảm thấy dễ chịu. Phẫu thuật có ảnh hưởng gì về lâu dài? Trong một số trường hợp rất hiếm, bệnh nhân có thể bị yếu cơ thắt hậu môn gây khó kiểm soát việc đi tiêu. Trong trường hợp này bạn cần nên tái khám để được điều trị

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro