dt,cp,von

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chỉ tiêu doanh thu, doanh số bán và mức lưu chuyển hàng hóa trong DNTM.

Mức lưu chuyển hàng hóa: là chỉ tiêu phản ánh về mặt quy mô hoạt động của DNTM, nó cho thấy khối lượng hoặc số lượng hàng hóa đã được lưu chuyển thông qua hoạt động mua và bán của DN. Mức lưu chuyển có thể xét trên đơn vị hiện vật (khối, m2, tấn, lít,...) hoặc xét theo đơn vị giá trị (nghìn VNĐ, triệu VNĐ, USD,...).

Phân loại: theo hình thức bán, có lưu chuyển bán buồn (mua để bán) và lưu chuyển bán lẻ (mua để tiêu dùng).

Gắn liền với chỉ tiêu về kế hoạch lưu chuyển hàng hóa là chỉ tiêu về doanh số mua, doanh số bán và chỉ tiêu "tồn kho", tỷ trọng các hình thức lưu chuyển hàng hóa, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động kỳ kế hoạch.

Chỉ tiêu doanh số bán: phản ánh về mặt giá trị của lượng hàng hóa mà DNTM bán ra trong kỳ. Chỉ tiêu doanh số bán được tính theo các phương pháp:

Phương pháp cộng dồn: DSb = ∑_(i=1)^n▒Qi . Gi

Với Qi là số lượng hàng hóa loại i bán trong kỳ báo cáo; Gi là giá bán đơn vị hàng hóa i; i là loại hàng hóa tiêu thụ; n là chủng loại hàng hóa.

Phương pháp đơn hàng: DSkh = ∑_(i=1)^n▒Nđhi . G¬¬i

Trong đó Nđhi là nhu cầu đặt hàng loại hàng I kỳ kế hoạch.

Phương pháp thống kê - kinh nghiệm: DSkh = DSbc (1+h)

Trong đó h là nhịp độ tăng giảm mức bán.

Phương pháp kinh tế - kỹ thuật: DS = Ođk + N - O¬ck

Trong đó N là giá trị hàng hóa nhập trong kỳ.

Chỉ tiêu doanh thu: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các nguồn thu của DN trong kỳ.

Công thức: DT = ∑▒Qi . Pi

Nguồn hình thành gồm có 2 nguồn cơ bản:

Doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa và thực hiện dịch vụ (sau khi đã trừ đi chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại, và phần trợ giá của nhà nước).

Các nguồn thu khác: Doanh thu từ các hoạt động tài chính: nguồn thu do DN thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài; Doanh từ hoạt động bất thường: là nguồn thu không thường xuyên của DN, vd thu từ tiền phạt hợp đồng, do thanh lý tài sản,...

Doanh thu phản ánh đầy đủ quy mô đầu ra của doanh nghiệp thương mại, về mặt giá trị.

Chi phí kinh doanh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh trong thương mại.

Khái niệm: Chỉ tiêu chi phí kinh doanh trong thương mại phản ánh toàn bộ các chi phí (hợp lý) và hợp lệ của DNTM trong mua bán hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ.

Theo quy định hiện hành chi phí bao gồm:

Chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động mua kinh doanh của DN như chi phí nguyên, nhiên vật lựu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương...

Chí phí hoạt động khác: bao gồm:

Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đã đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Vd: chi phí mua bán cổ phiếu, trái phiếu, cho thuê tài sản,...

Chi phí bất thường: là những khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng,...

Tiếp cận chi phí trên cơ sở các mục đích chính, chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí thu mua, bảo quản hàng hóa, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, chi phí quản lý hành chính, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí bằng tiền khác.

Tiếp cận theo tính chất của chi phí, chi phí kinh doanh bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi khi có sự tăng lên hoặc giảm đi của số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra, như tiền thuê đất đai, tiền khấu hao máy móc thiết bị,...

Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí tăng lên hay giảm đi theo sự thay đổi của số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra, như: chi phí mua và vận chuyển hàng hóa, bảo quản,...

Biện pháp giảm chi phí kinh doanh trong thương mại:

Giảm chi phí kinh doanh trong thương mại là cần thiết, xong phải đảm bảo kinh doanh hiệu quả, vì thế cắt giảm những chi phí không cần thiết, không có ích cho hoạt động kinh doanh và quản lý. Các biện pháp thực tế như: số hóa các tài liệu, văn bản nhằm tiết kiệm không gian lưu trữ tài liệu và chi phí giấy mực, tăng cường việc tài sử dụng các thiết bị, công cụ vẫn còn sử dụng được, chọn các phương tiện chuyên chở hàng hóa tiết kiệm nhiên liệu hay giá thuê rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo tiến độ và an toàn, chọn các nhà cung ứng có vị trí tốt với đoạn đường đi thuận lợi và không quá xa nhằm tối ưu chi phí vận chuyển, áp dụng khoa học công nghệ, tự động hóa vào quản lý kho hàng, quản lý doanh nghiệp nhằm hạn chế chi phí nhân công và làm việc quản lý hiệu quả hơn, đào tạo tốt về nghiệp vụ cho các nhân viên kho để với vừa đủ người vẫn làm tốt công việc nhập hàng, kiểm kê, bảo quản hàng, tách phân loại và đồng bộ,...

Bỏ

Bỏ

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở DNTM.

Gồm có 4 chỉ tiêu: -Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ (Số lần chu chuyển): trong một khoảng thời gian nhất định, vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.

Số lần chu chuyển(số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ:

K= DSb/Cbq = DT/Cbq

K - số lần chu chuyển của vốn

DT - doanh thu (doanh số bán hàng)

Cbq - số dư vốn lưu động bình quân (theo ký hiệu của thầy. Trong sách ký hiệu là Obq)

Cbq= Tổng C trong kỳ/ số ngày trong kỳ (1 tháng, 1 quý, 6 tháng, 1 năm...)

Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động: để quay 1 vòng, vốn lưu động cần bao nhiêu ngày.

V=T/K

V - Số ngày của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ.

T - Thời gian trong kỳ (theo lịch)

K - số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ.

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: 1 đồng vốn lưu động thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

P' = Tổng lợi nhuận trong kỳ/ Cbq

P' - Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

Cbq - Số dư vốn lưu động bình quân

Số vốn lưu động tiêt kiệm được:

B = (Kkh-Kbc)/Kbc . Obqkh = (Vbc - Vkh) . DTkh/T = C_bq^BC - C_bq^KH

B - số vốn lưu động tiết kiệm được

Kbc - số vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo

Kkh - số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch

Cbqkh - số dư vốn lưu động bình quân kế hoạch

Tỷ suất doanh lợi trong thương mại: Ý nghĩa và phương pháp xác định.

Tỷ suât doanh lợi (P') là chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

P'1¬ = LN/DT . 100 (%)

Chỉ tiêu này cho biết DN bán được 100đ doanh thu thì thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.

P'2¬ = LN/CF . 100 (%)

Chỉ tiêu này cho biết DN bỏ ra 100đ chi phí vào KD thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

P'3¬ = LN/(Vốn KD (Vốn lưu động-đặc thù cho DNTM)) . 100 (%)

Chỉ tiêu này cho biết DN đầu tư 100đ vốn cho KD thì thu được bao nhiêu phần lợi nhuận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro