dtnn cgcn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:

Tiếng Việt: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

Tiếng Anh: Foreign investment and technology transfer

Mã học phần: Tổng số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Kinh tế đầu tư

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:

Môn Kinh tế đầu tư

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Các nguồn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đàu tư gián tiếp. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng cao nhất đồng thời cũng là nguồn vốn có tác động mạnh nhất. Môn học tập trung nghiên cứu hai nguồn vốn đầu tư nước ngoài là FDI và ODA từ góc độ nước nhận đầu tư. Đặc biệt trong hoạt động FDI thì phần lớn các nguồn lực mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào nước nhận đầu tư là công nghệ, do đó chuyển giao công nghệ được coi là một hoạt động tất yếu khách quan trong các dự án FDI. Môn học nghiên cứu các vấn đề lý luận của những hoạt động này đồng thời thông qua thực tiễn Việt Nam đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới sự phát triên kinh tế và xã hội trong hơn 20 năm tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về hoạt động đầu tư nước ngoài, cụ thể là hiểu biết các lý thuyết về đầu tư nước ngoài, đặc điểm của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đánh giá được tác động của nguồn vốn này đối với nước nhận đầu tư. Sinh viên nắm được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài. Từ đó, sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu thực tiễn các hoạt động này ở Việt Nam.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

2

PHÂN BỔ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Thảo luận

1

Chương 1

6

6

0

2

Chương 2

12

8

4

3

Chương 3

9

6

3

4

Chương 4

9

9

0

5

Chương 5

9

6

3

Tổng số

45

35

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHẸ

Đầu tư nước ngoài là một hoạt động mang tính tất yếu trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới trong xu thế họi nhập. Xét trên gó độ một quốc gia thì đầ tư nước ngoài bao gồm đầu tư của nước khác vào quốc gia này và đầu tư của quốc gia này ra nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu của môn học là tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào một quốc gia. Trong chương này sinh viên sẽ làm quen với các khái niệm về đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, phân biệt được sự khác nhau giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, giữa chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ thông thường.

1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Đặc điểm

1.2. Phân loại đầu tư nước ngoài

1.2.1. Đầu tư gián tiếp nươc ngoài

1.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3. Chuyển giao công nghệ

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ

1.4. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế thế giới

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 1 và 3

2. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 1

3. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992, chương 1

CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

3

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước rất phát triển như Mỹ, các nước EU đến các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Việt Nam. Động cơ nào khiến cho phần lớn các quốc gia trên thế giới tăng cường thu hút nguồn vốn này? Bên cạnh những “cái được” từ việc thu hút nguồn vốn này thì không ít vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Chương này sẽ giúp sinh viên giải đáp những câu hỏi trên.

2.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô

2.1.2. Các lý thuyết vi mô

2..2. Phân loại hoạt động FDI

2.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn

2.2.2. Phân loại theo mục tiêu đầu tư

2.2.3. Phân loại theo phương thức đầu tư

2.3. Tác động của nguồn vốn FDI tới nước nhận đầu tư

2.3.1. Những tác động tích cực

2.3.2. Những tác động tiêu cực

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Thương mại, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, 2004, chương 6

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 3

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 2,6,7

4. Trang web của một số công ty xuyên quốc gia như Coca Cola, Honda, Intel, Canon,...

5. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

CHƯƠNG 3: NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức là một trong nhiều hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài, nguồn vốn này do chính phủ các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế cung cấp cho các quốc gia nghèo như một khoản vay có ưu đãi. Mặc dù đều có vai trò quan trọng đối với các nước nghèo song ODA và FDI là 2 nguồn vốn rất khác biệt nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau. Chương này sẽ phân tích các đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA thông qua các ví dụ thực tiễn của Việt Nam.

3.1. Đặc điểm của nguồn vốn ODA

3.1.1. Tính ưu đãi

3.1.2 Tính ràng buộc

3.1.3. Khả năng gây nợ

3.2. Phân loại nguồn vốn ODA

3.3. Tác động của nguồn vốn ODA tới nước nhận đầu tư

Tài liệu tham khảo:

1. Trang thông tin điện tử của WB, ADB, JICA, OECD

4

2. Helmut Führer, Director of the Development Co-operation Directorate from 1975- 1993, The Story of Official Development Assistance, OECD 1994.

3. Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Nhật Bản www.mofa.go.jp/policy/oda/summary

4. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

CHƯƠNG 4: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Công nghệ là một nguồn lực quan trọng mà các nhà đầu tư thường di chuyển sang quốc gia khác trong quá trình thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Việc tiếp nhận công nghệ mang lại nhiều thuận lợi cho nước nhận đầu tư song cũng đặt ra không ít vấn đề do đặc tính phức tạp của công nghệ. Các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp cùng với sự hạn chế trong công tác quản lý chuyển giao công nghệ nên nguy cơ trở thành “ bãi rác thải” công nghệ là rất cao.

4.1. Tổng quan về công nghệ

4.1.1. Khái niệm và thành phần của công nghệ

4.1.2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia

4.1.3. Công nghệ thích hợp

4.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài

4.2.1. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với các bên tham gia

4.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và chiến lược phát triển sản phẩm

4.2.3. Nội dung chuyển giao công nghệ

4.3. Các bước tiến hành chuyển giao công nghệ trong dự án FDI

Tàu liệu tham khảo

1. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992, chương 2,5.

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 5

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 2,6,7

4. Nguyễn Anh Tuấn, Chuyển giao công nghệ thông qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007, tr 51- 67.

5. Nguyễn Thị Hường, Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ,NXB Thống kê, 2000, chương 1,3.

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯƠNNGF THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

5

Để hoạt động đầu tư nước ngoài phát huy được vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước thì nó rất cần đến một môi trường đầu tư thuận lợi. Môi trường này bao gồm 3 môi trường thành phần, đó là: môi trường của nnước nhận đầu tư, môi trường của nước đi đầu tư và môi trường đầu tư khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư có thể nói là đóng vai trò quyết định bởi nó tác độn trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Chương này tập trung phân tích các yếu tố của môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư, đánh giá tác động của từng yếu tố trong môi trường đầu tư này đồng thời phân tích các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vón đầu tư nước ngoài. Bên cạnh nhũng cấn đề lý luận, sinh viên sẽ tìm hiểu thực tiến của Việt Nam để hoàn thiện kiến thức.

5.1. Môi trường đầu tư nước ngoài

5.1.1. Môi trường của nước nhận đầu tư

5.1.2. Môi trường của nước đi đầu tư

5.1.3. Môi trường khu vực và quốc tế

5.2. Những biện pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

5.2.1. Tăng cường thu hút nguồn vốn ODA

5.2.2. Tăng cường thu hút nguồn vốn FDI

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 4,5

2. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

3. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Thương mại, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, 2004.

2. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992.

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001.

4. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010.

5. Helmut Führer- Director of the Development Co-operation Directorate from 1975- 1993, The Story of Official Development Assistance, OECD 1994

6. Nguyễn Anh Tuấn, Chuyển giao công nghệ thông qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007, tr 51- 67.

7. Nguyễn Thị Hường, Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, NXB Thống kê, 2000.

6

8. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

9. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

10. Trang thông tin điện tử của WB, ADB, JICA, OECD

11. Trang web của một số công ty xuyên quốc gia như Coca Cola, Honda, Intel, Canon,...

8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:

- Tham gia đầy đủ các buổi học: điểm tối đa là 8 điểm. Hệ số 0,1

- Phát biểu thảo luận: điểm tối đa là 2 điểm. Hệ số 0,1

- Bài tập nhóm: điểm tối đa là 10 điểm. Hệ số 0,2

- Thi hết học phần: điểm tối đa là 10 điểm. Hệ số 0,7

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài

1.1.1. Khái niệm

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có bản chất như đầu tư nói chung, đó là sự tìm kiếm lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để thực hiện một hoạt động. Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này- là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. Như vậy, có thể hiểu ĐTNN là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình. Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn lực cần thiết cho một hoạt động đầu tư đều được di chuyển từ nước này sang nước khác mà nhà đầu tư nước ngoài luôn sử dụng một số nguồn lực của nước nhận đầu tư như nhân lực, nguồn tài nguyên, .... Nước nhận đầu tư gọi là nước chủ nhà (host country), nước của chủ đầu tư là nước đầu tư (home country).

1.1.2. Phân loại ĐTNN

Khác với cách phân loại các hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động ĐTNN thường được phân loại theo mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn đầu tư với người trực tiếp sử dụng vốn. Theo cách này thì ĐTNN được phân thành 2 loại là: đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI- Foreign profolio investment) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI- Foreign direct investment).

Đầu tư nước ngoài gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư (chính phủ, các tổ chức tài chính phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cá nhân) cho chính phủ hay các tổ chức của một nước khác vay, cho không hoặc đóng góp một khoản vốn để thực hiện những hoạt động đầu tư theo các cam kết cụ thể được các bên thỏa thuận. Bên cho vay vốn không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện đầu tư và không chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, song bằng những quy định riêng (thậm chí là kèm theo những điều kiện ràng buộc về kinh tế hoặc chính trị) bên cho vay có thể kiểm soát được quá

8

trình sử dụng vốn. Đối với các nước đang phát triển (ĐPT) như Việt Nam thì hình thức ĐTNN gián tiếp dưới dạng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó đối với hình thức FPI thì môn học này chỉ đề cập đến nguồn vốn ODA.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư.

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài

ĐTNN và đầu tư trong nước đều có những đặc điểm chung như tính rủi ro và khả năng sinh lời, tuy nhiên ĐTNN lại có những điểm khác biệt quan trọng, đó là:

ĐTNN phụ thuộc nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa nước nhận đầu tư với các nước đi đầu tư cũng như tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Với việc di chuyển các nguồn lực sang nước khác, chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với những vấn đề về thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan và hàng loạt những chính sách liên quan như chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng đất, thuê lao động,...

Một trong những nguồn lực mà chủ đầu tư thường mang sang nước khác là công nghệ, có thể là công nghệ sản xuất hay công nghệ quản lý.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động chuyển giao công nghệ

1.2.1. Khái niệm

Chuyển giao công nghệ (CGCN) thực chất là hoạt động mua bán quyền sử dụng công nghệ (trong một số rất ít trường hợp là mua bán quyền sở hữu công nghệ). Chủ sở hữu công nghệ bán quyền sử dụng công nghệ cho một tổ chức hoặc cá nhân khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu công nghệ này. Công nghệ là một trong các nguồn lực của đầu tư, do đó nếu chủ đầu tư mang công nghệ ra nước ngoài thì hoạt động CGCN là tất yếu trong quá trình thực hiện đầu tư tại nước nhận đầu tư. Do đó, trong hai hình thức ĐTNN

9

thì hình thức FDI thường đi kèm với hoạt động CGCN vì công nghệ là một phần của các nguồn lực đầu tư được chủ đầu tư mang sang nước khác.

1.2.2. Đặc điểm

Hoạt động CGCN hay việc mua bán quyền sử dụng công nghệ không đơn thuần như mua bán một hàng hoá thông thường bởi công nghệ là kiến thức. Đối với hàng hoá thông thường thì quyền sử dụng thường đi kèm với quyền sở hữu. Tổ chức hay cá nhân sở hữu hàng hoá sau khi bán hàng hoá thì sẽ không còn quyền sở hữu hàng hoá đó nữa. Nhưng đối với hàng hoá là công nghệ thì khác. Tổ chức hay cá nhân sở hữu công nghệ sau khi bán quyền sử dụng công nghệ thì vẫn còn nguyên quyền sở hữu công nghệ này và đồng thời có thể bán quyền sử dụng công nghệ nhiều lần cho những đối tác khác nhau. Và đặc biệt, trong trường hợp công nghệ bị “mất cắp” thì khả năng trả lại là không có. Quá trình thực hiện CGCN thường diễn ra từng bước trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên, gồm bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khác với hàng hóa thông thường, giá trị của hàng hóa công nghệ khó xác định một cách chính xác bởi công nghệ bao gồm những thành phần vô hình liên quan tới chất xám, trí tuệ con người.

Hoạt động CGCN có thể thực hiện theo hai hình thức: hoặc như một hoạt động thương mại độc lập hoặc là một phần của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, các bên tham gia CGCN chỉ cam kết thực hiện một hợp đồng mua bán công nghệ. Bên bán công nghệ không tham gia vào quá trình khai thác công nghệ. Trường hợp thứ hai, khi công nghệ được coi như một phần vốn đầu tư thì các bên tham gia CGCN phải thực hiện hợp đồng CGCN như một hoạt động bắt buộc trong quá trình đầu tư. Các bên được hưởng lợi nhuận và phải chịu trách nhiệm từ việc sử dụng công nghệ này theo tỷ lệ vốn góp.

1.3. Mối quan hệ giữa CGCN và ĐTNN

Mục đích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tối đa hóa lợi nhuận của các nguồn lực đầu tư qua việc thực hiện sản xuất một sản phẩm nào đó ở nước ngoài. Một trong các nguồn lực quan trọng để thực hiện quá trình sản xuất là công

10

nghệ, nhà đầu tư đã di chuyển công nghệ từ nước này sang nước khác. Công nghệ sẽ được một tổ chức khác tại nước nhận đầu tư sử dụng để tạo ra sản phẩm có chất lượng như mong muốn của nhà đầu tư. Do đó tổ chức này cần phải nắm được các nguyên lý hoạt động, các đòi hỏi về nhân lực, dịch vụ và nguyên vật liệu đầu vào cho công nghệ, các thông tin kỹ thuật, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nghệ, các bí quyết, cách giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ, v...v. Hay nói một cách khác, tổ chức này phải làm chủ hoàn toàn được công nghệ. Việc hướng dẫn cho tổ chức khác làm chủ từng bước và cuối cùng là làm chủ hoàn toàn công nghệ trong quá trình sản xuất là một nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư cũng như của tổ chức sử dụng công nghệ. Chính vì vậy nên hoạt động CGCN được coi như một hoạt động tất yếu trong các dự án FDI.

Đối với hình thức đầu tư gián tiếp, mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện và khai thác đầu tư nhưng tổ chức cho vay vốn hay chính phủ nước cho vay vốn có thể yêu cầu nước nhận đầu tư tiếp nhận vốn dưới dạng một công nghệ nào đó, thông thường là công nghệ quản lý. Trong trường hợp này thì hoạt động CGCN được coi là một phần của quá trình đầu tư.

1.4. Vai trò của ĐTNN và CGCN đối với sự phát triển kinh tế thế giới

ĐTNN là một hoạt động kinh tế xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử kinh tế thế giới. Tuy nhiê, trong khoảng gần 7 thập kỷ gần đây (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2) thì hoạt động này đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu với nhiều sắc thái, đặc biệt đi kèm với nó là hoạt động CGCN đã tác động mạnh đến nền kinh tế của rất nhiều quốc gia và kinh tế toàn cầu.

1.4.1. Phát huy lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế

Mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển đều có những lợi thế so sánh nhất định, không có quốc gia nào mạnh toàn diện và không có quốc gia nào yếu toàn diện. Những nước phát triển như Nhật Bản hay Mỹ có lợi thế là công nghệ hiện đại nhưng giá lao động cao và hạn chế về nguồn tài nguyên, trong khi đó ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc thì tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao

11

động dồi dào và rẻ. Đối với một hàng hoá nào đó, ví dụ như ôtô, những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ được sản xuất tại những nước phát triển, còn những linh kiện khác và công đoạn lắp ráp có thể thực hiện ở những nước đang phát triển thì giá thành ôtô sẽ hạ mà các yếu tố sản xuất của các nước đều được khai thác triệt để. Nhờ đó mà lợi nhuận của các chủ sở hữu các yếu tố sản xuất tăng lên, lợi ích cho các nước tăng, sản lượng thế giới cũng tăng và gắn kết các nước với nhau, đẩy nhanh quá trình nhất thể hoá kinh tế khu vực và thế giới.

1.4.2. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá

Tự do hoá kinh tế và những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự liên kết các thị trường hàng hoá, dịch vụ của các nước với nhau để hình thành nên một thị trường quốc tế, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs- transnational companies) đang theo đuổi các chiến lược kinh doanh toàn cầu trên cơ sở tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác giữa các nước. Tại Việt Nam, nhờ có hoạt động ĐTNN mà nhiều ngành kinh tế có cơ hội tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Nhiều TNCs đã có mặt tại Việt Nam để thực hiện sản xuất và lắp ráp như Toyota, Ford, Siemen,... hoặc để thăm dò và khai thác tài nguyên như Shelf, Total, BP,...

1.4.3. Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư

Cơ cấu kinh tế có nhiều cách phân loại: theo ngành, theo lãnh thổ hoặc theo thành phần kinh tế.

Cơ cấu một nền kinh tế theo ngành được nhìn nhận trên góc độ tỷ lệ đóng góp của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ vào GDP. Xuất phát điểm của hầu hết các nền kinh tế là nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sau đó đến công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình phát triển thì tỷ trọng nông nghiệp giảm dần nhường chỗ cho công nghiệp và dịch vụ. Những nước phát triển hiện nay là những nước có tỷ trọng ngành dịch vụ cao nhất, sau đó đến công nghiệp và thấp nhất là nông nghiệp.

Cơ cấu theo lãnh thổ là tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng miền địa phương trong một quốc gia. Để phát triển bền vững thì mọi quốc gia đều quan tâm đến sự cân đối giữa các vùng lãnh thổ với những chiến lược đầu tư phát triển khác nhau.

12

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là tỷ trọng đóng góp của các thành phần như kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước vào GDP. Dù với chế độ chính trị nào thì các quốc gia cũng đều co chủ trương khuyến khích khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển dể giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

Như vậy có thể thấy rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung theo chiều hướng tích cực luôn đòi hỏi phải có đầu tư. Với những nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế thì nguồn vốn ĐTNN gián tiếp hay trực tiếp đều có vai trò quan trọng.

13

CHƯƠNG 2

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

2.1. Các lý thuyết kinh tế

2.1.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô

Lý thuyết kinh tế vĩ mô cơ bản của FDI là lý thuyết về lưu chuyển dòng vốn dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh các yếu tố đầu tư (như vốn, lao động) giữa các nước đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển. Theo mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher và Ohlin - HO (1933), hai nước A và B có các điều kiện sau:

- Trình độ công nghệ sản xuất như nhau,

- Nhu cầu và thị hiếu về hai loại hàng hoá nào đó X và Y như nhau,

- Các yếu tố cần thiết cho việc sản xuất hai loại hàng hoá trên như nhau, hàng hoá X cần nhiều vốn, Y cần nhiều lao động,

- Sự lưu chuyển hàng hoá giữa hai nước là tự do, không có thuế, không có chi phí vận chuyển,

- Cả hai nước đều sử dụng hết khả năng về vốn, công nghệ và lao động của mình.

Giả định rằng không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới và hiệu quả kinh tế không phụ thuộc vào quy mô thị trường của các nước.

Tuy nhiên trong thực tế thì sự sẵn có của hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn của hai nước laị khác nhau. Mô hình HO chỉ ra rằng sản lượng của 2 nước sẽ tăng lên nếu như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố khan hiếm. Do đó sự xuất hiện hoạt động thương mại quốc tế được giải thích từ sự chênh lệch tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất giữa các nước.

Mô hình HO đã được một số nhà kinh tế sử dụng để giải thích cho hoạt động FDI với việc lọai bỏ hai giả định đã nêu trên. Richard S. Eckaus cho rằng khả năng về vốn giữa các nước là khác nhau do đó sẽ có nước thừa vốn và nước thiếu vốn. Tại những nước thừa vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với những nước thiếu vốn nên sẽ xuất hiện lưu chuyển dòng vốn giữa các nước. Theo tác giả này thì mục đích tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự di chuyển vốn quốc tế.

14

Thống nhất với quan điểm trên, A. MacDougall giải thích rằng nguyên nhân của sự lưu chuyển vốn quốc tế là do sự chênh lêch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Những nước thừa vốn có năng suất cận biên của vốn thấp hơn là những nước thiếu vốn. Quan điểm này được M. Kemp phát triển thành mô hình MacDougall- Kemp như sau:

Mô hình này được xây dựng trên các giả định: nền kinh tế thế giới chỉ có hai nước I và II; trước khi di chuyển vốn thì năng suất cận biên của vốn đầu tư ở nước I (thừa vốn) thấp hơn ở nước II (thiếu vốn); theo quy luật thì năng suất cận biên của vốn giảm dần. Luồng FDI sẽ hình thành và di chuyển từ nước I sang nước II cho đến khi năng suất cận biên của vốn ở hai nước bằng nhau (tại điểm S). Kết quả là sản lượng thế giới tăng lên do sử dụng một cách hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất. Mô hình cũng giải thích sự ảnh hưởng khác nhau của FDI ở nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Ở nước I, thu nhập từ sử dụng vốn tăng lên do năng suất cận biên của vốn tăng, trong nước II thì diễn ra ngược lại. Như vậy FDI mang lại lợi ích cho cả 2 nước.

M2

M1

M‟2

M M‟

M‟1

O1 S O O2

Hạn chế của mô hình MacDougall- Kemp:

15

- Chỉ giải thích cho hoạt động FDI, không thể hiện được bản chất và vai trò của đầu tư gián tiếp,

- Chưa phản ánh được lợi thế so sánh của các nước,

- Chưa nêu được những tác động tiêu cực đối với nước chủ nhà (có thể phá huỷ và thao túng tình hình sản xuất, kinh tế- xã hội, phá huỷ môi trường,...) và nước đầu tư (như nạn thất nghiệp do một phần vốn bị chuyển ra nước ngoài),

- Sự gia tăng sản lượng thế giới còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư gián tiếp. Sự phụ thuộc này chưa được thể hiện ở mô hình.

Kết luận: Phân tích mô hình MacDougall- Kemp có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của lý thuyết FDI, trong đó đặc biệt là lý thuyết thuế tối ưu của FDI. Một số nhà kinh tế cho rằng việc đánh thuế ĐTNN sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước chủ nhà. Bên cạnh đó, một số lại cho rằng việc đánh thuế cao tuy làm tăng ngân sách của nước chủ nhà song sẽ giảm lợi ích của nền kinh tế về mặt lâu dài.

Lý thuyết Krugman (1983) lại giải thích nguyên nhân của ĐTNN với mục đích khai thác hiệu quả của vốn là do có sự khác biệt về chính sách kinh tế vĩ mô của các nước tham gia đầu tư. Lý thuyết này cũng giải thích ĐTNN từ góc độ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư như hai lý thuyết trên.

K.Kojima, xuất phát từ góc độ tỷ suất lợi nhuận để giải thích ĐTNN, những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nhà đầu tư. Sự chênh lệch tỷ suất lợi nhuận giữa các nước là do khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Ngoài các lý thuyết đã nêu trên, còn có một số lý thuyết khác như lý thuyết phân tán rủi ro của D. Salvatore (1993) với việc giải thích rằng các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn mà còn quan tâm đến mức độ rủi ro của từng khoản đầu tư cụ thể. Để tránh nguy cơ phá sản tại thị trường nội địa, các nhà đầu tư không dồn hết vốn của mình vào đầu tư trong nước mà giành một phần đề đầu tư ra nước ngoài.

2.1.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô

Các lý thuyết tổ chức công nghiệp ra đời tư những năm 1960 đã giải thích FDI như là kết quả tự nhiên từ sự tăng trưởng và phát triển của các công ty lớn độc quyền ở Mỹ. Theo Stephen Hymer (1976), do muốn độc quyền nên các công ty ở Mỹ đã mở rộng

16

ra thị trường quốc tế để khai thác các lợi thế so sánh của mình về công nghệ, quản lý,... mà các công ty trong cùng lĩnh vực ở các nước khác không có được.

Theo Charles Kindleberger (1969) và Richard E.Caves (1970) thì những sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền và giá thành hạ nên các công ty có sản phẩm mới tích cực mở rộng phạm vi sản xuất của mình ra thị trường quốc tế để tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, các lý thuyết tổ chức công nghiệp đều giải thích nguyên nhân của FDI là nhằm khai thác lợi thế độc quyền của các công ty lớn.

Robert Z. Aliber (1970) đã giải thích hiện tượng FDI là do thuế nhập khẩu khiến cho giá thành hàng hoá cao nên các công ty lớn thay vì sản xuất trong nước để xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất ngay tại nước ngoài, vượt qua hàng rào thuế quan để giảm giá thành và tạo nên các công ty xuyên quốc gia.

Vernon (1966) đã dựa trên lý thuyết chu kỳ sản phẩm để giải thích. Nhà kinh tế học này dựa vào sản phẩm nhiều hơn là dựa vào quốc gia hay công nghệ chế tạo ra sản phẩm để giải thích nguyên nhân FDI. Trên các cơ sở giả định của HO, Vernon giả định thêm là sự thay đổi công nghệ dẫn đến các sản phẩm mới, các sản phẩm này sẽ mang lại lợi nhuận cao khi được sản xuất hàng loạt với tay nghề giỏi, các yếu tố này chỉ có sẵn ở những nước công nghiệp có nhiều vốn. Mặt khác, sản phẩm và phương pháp chế tạo nó phải được thương mại hoá. Phương pháp sản xuất đã được tiêu chuẩn hoá để lao động tay nghề thấp hơn có thể sử dụng được và khai thác được lợi thế so sánh trong quá trình sản xuất sản phẩm ở nước ngoài.

Mỗi sản phẩm đều phải trải qua các giai đoạn gồm ý tuởng, nghiên cứu, sản xuất thử, sản xuất hàng loạt, bào hoà và suy thoái. Các giai đoạn trước khi sản phẩm bão hoà được các nước phát triển với ưu thế về vốn thực hiện rất hiệu quả. Để phát triển thì công ty phải mở rộng thị trường xuất khẩu, tuy nhiên những hoạt động xuất khẩu này lại gặp hàng rào thuế quan ngăn cản nên công ty phải chuyển việc sản xuất ra nước ngoài.

Phát triển lý thuyết chu kỳ sản phẩm, Akamatsu (1962) đã xây dựng lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp. Chu kỳ sản phẩm được bắt đầu từ lúc nhập khẩu với chất lượng tốt hơn, sau đó những sản phẩm này làm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng lên và thị trường được mở rộng. Như vậy, xuất hiện nhu cầu sản xuất trong nước với sự giúp đỡ về vốn, công nghệ của các nước phát triển. Trong quá trình sản xuất, nước nhập khẩu học hỏi

17

được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và mở rộng sản xuất để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Khi đó lại xuất hiện nhu cầu xuất khẩu hàng hoá sang một nước khác và tại nước thứ ba này chu trình lại diễn ra như vậy. Lý thuyết Akamatsu đã giải thích FDI qua quá trình phát triển liên tục của sản phẩm, từ nhập khẩu đến sản xuất trong nước và chuyển sang xuất khẩu.

Một số nhà kinh tế học khác có cùng quan điểm với Akamatsu đã giải thích con đường hình thành và phát triển các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia như sau:

Dunning (1983) giải thích: một TNC sẽ đầu tư ra nước ngoài khi nó có lơị thế độc quyền (vốn, công nghệ, kỹ thuật, quản lý,...) so với các công ty của nước nhận đầu tư. Việc khai thấc lợi thế độc quyền này phải sử dụng được ít nhất một yếu tố đầu vào rẻ (lao động hoặc tài nguyên) và chỉ khi đó FDI mới xuất hiện. Trong trường hợp nếu TNC không phát hiện ra được yếu tố đó thì sẽ cho các công ty của nước ngoài thuê lợi thế độc quyền và như vậy lợi nhuận sẽ giảm hơn so với FDI.

Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của V.Lenin, một số nhà kinh tế Macxit đã giải thích nguyên nhân công ty tư bản độc quyền trong ngành chế tạo tiến hành đầu tư sang các nước ĐPT để khai thác nguồn lao động rẻ và nguyên liệu dồi dào, FDI là sự sống còn của CNTB và các TNCs thực hiện các hoạt động này như là công cụ lợi hại của chủ nghĩa đế quốc.

Đánh giá những lý thuyết trên

Các lý thuyết kinh tế vĩ mô mang tính trừu tượng, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa FPI và FDI, chỉ nêu được một khía cạnh của ĐTNN là sự di chuyển các nguồn lực mà chủ yếu là vốn, trong khi đó ĐTTT không đơn thuần chỉ là sự di chuyển vốn mà

Sản xuất trong nước

Xuất khẩu ra nước ngoài

Văn phòng đại diện

Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài

Chi nhánh sản xuất ở nước ngoài

18

quan trọng hơn là đặc trưng bởi những hoạt động CGCN, kiến thức quản lý và thị trường thông qua các TNCs. Các lý thuyết vĩ mô này chỉ nêu được điều kiện cần có để xuất hiện ĐTNN trong khi đó sự lưu chuyển vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác của môi trường đầu tư.

Các lý thuyết vi mô tiếp cận từ góc độ của một TNC do đó có tính cụ thể hơn, các lý thuyết này giải thích ĐTNN chủ yếu là FDI là kết quả tự nhiên của qúa trình khai thác các lợi thế độc quyền nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên các lý thuyết này cũng chỉ giải thích các nguyên nhân từ chiến lược của các TNCs, chưa tính đến các nguyên nhân quan trọng khác từ phía nước chủ nhà, từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, dịch vụ và thương mại toàn cầu.

2.2. Phân loại hoạt động FDI

2.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn

- Vốn hỗn hợp (vốn trong nước và nước ngoài)

* Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia các kết qủa kinh doanh cho các bên tham gia.

Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp đồng thường ngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng.

* Doanh nghiệp liên doanh (hay công ty liên doanh) là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn. Cần lưu ý rằng mục tiêu liên doanh giữa các nước phát triển và đang phát triển về cơ bản là khác nhau. Liên doanh tại các nước công nghiệp phát triển là nhằm mục đích tập trung, đa dạng hoá sản phẩm, giảm rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới và cùng nhau khai thác tài nguyên, trong khi liên doanh ở các nước đang phát triển là nhằm chuyển giao tay nghề, tiếp thu khả năng nghiên cứu và quản lý thị trường cũng như chuyển giao công nghệ.

Những lý do để các bên cùng tham gia liên doanh có thể kể đến như sau:

19

- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh

- Đạt được quy mô kinh tế cần thiết

- Sử dụng được các công nghệ cần thiết

- Mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới

- Ngăn ngừa cạnh tranh

- Cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Vượt qua các hệ thông bảo hộ mậu dịch cũng như các quy định khác của chính phủ nước nhận đầu tư

Bên cạnh những ưu điểm mà liên doanh mang lại cho nước chủ nhà thì cũng còn những điểm bất lợi như:

- Nếu trình độ quản lý của phía nước chủ nhà yếu kém hơn nhiều so với phía nước ngoài thì sẽ bị phía nước ngoài chi phối do đó hiệu quả đầu tư có thể không cao như dự kiến.

- Nếu phần vốn đóng góp của nước chủ nhà chỉ là quyền sử dụng đất như trong nhiều liên doanh ở Việt Nam và cùng với trình độ kỹ thuật non kém của mình, nước chủ nhà sẽ mất dần quyền kiểm soát hoạt động của các liên doanh và dần dần trở thành “bãi rác” chứa những công nghệ lạc hậu cũ kỹ do nước ngoài thải ra

* Doanh nghiệp cổ phần FDI (hay công ty cổ phần) là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong nước (cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại. Tuy đều là doanh nghiệp có vốn hỗn hợp song doanh nghiệp cổ phần FDI có cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động rất khác so với doanh nghiệp liên doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn FDI

Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh doanh.

Hình thức đầu tư này có ưu điểm đối với nước chủ nhà là không phải góp vốn và không phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đầu tư đối với những lĩnh vực có độ rủi ro cao hoặc với những ngành sản xuất mới. Với phía nước ngoài thì đây là cũng hình thức đầu tư được ưa chuộng bởi ngoài việc phải tuân thủ những quy định có tính pháp luật của nước chủ nhà thì bên phía nước ngoài toàn quyền trong việc điều hành và

20

quản lý doanh nghiệp của mình, không bị bất kỳ sự can thiệp nào khác, không mất nhiều thời gian cho việc tìm “tiếng nói chung” với những người cùng tham gia điều hành như hình thức liên doanh. Thực tế cho thấy rằng không ít liên doanh hoạt động kém hiệu quả cũng chỉ vì ban lãnh đạo không thống nhất quan điểm trong quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh.

2.2.2. Phân loại theo mục tiêu

FDI phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư mà có thể chia làm đầu tư theo chiều ngang - HI (horizontal integration) và đầu tư theo chiều dọc - VI (vertical integration). HI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó và chuyển toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm này ra nước ngoài. Sản phảm được hoàn thiện và được tiêu thụ ngay tại thị trường của nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba. Sản phẩm này cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm cùng loại của những nhà sản xuất của nước nhận đầu tư. Còn với hình thức VI, thì chủ đầu tư chuyển một hoặc một vài khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm ra nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu kỹ lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư (nhân công rẻ, nguyên vật liêu dồi dào, gần thị trường tiêu thụ,..). Như vậy, kết quả của quá trình sản xuất là các bán thành phẩm hoặc chỉ là chi tiết của một sản phẩm nên thường không tạo ra sự cạnh tranh với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn thiện tại nước nhận đầu tư.

2.2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện

FDI có thể thực hiện theo 2 hướng là đầu tư mới hoặc sáp nhập và mua lại (M&A- Merger and Acquisition). Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực hiên đầu tư ở bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, đây là hướng đi truyền thống và thường được chủ đầu tư của các nước PT áp dụng ở nước ĐPT. Còn hướng thứ hai là sáp nhập hoặc mua lại các công ty cuả nước khác thường được tiến hành giữa các nước PT, các NICs và rất phổ biến trong những năm gần đây.

Mỗi quốc gia nhận đầu tư có thể lựa chọn cho mình phương thức phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn đầu thu hút FDI, các nước ĐPT chủ yếu lựa chọn phương thức đầu tư mói do ở các nước này năng lực sản

21

xuất còn thiếu và yếu. Đầu tư mói sẽ giúp hình thành nên hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới mà nước nhận đầu tư chưa từng có.

2.3. Tác động của FDI tới các nước tham gia đầu tư

Trước những năm 1970, dòng FDI chủ yếu được thực hiện giữa các nước tư bản phát triển (TBPT) với nhau như một sự trao đổi và từ các nước TBPT sang các nước ĐPT như một sự ban ơn bởi khi đó còn tồn tại quan điểm cho rằng các nước TBPT đều có thế mạnh tuyệt đối, còn các nước ĐPT đều ở thế yếu tuyệt đối. Quan điểm này đã bị thực tế phủ nhận bởi mỗi nước đều có thế mạnh so sánh của mình, các nước ĐPT có ưu thế về lao động rẻ do đó có thể xuất khẩu những hàng hoá có hàm lượng lao động lớn và thậm chí xuất khẩu cả lao động. Sự ra đời của các nước công nghiệp mới (NICs) đã khiến cho dòng FDI tăng lên rất mạnh giữa các nước TBPT với NICs, giữa NICs và các nước ĐPT và giữa các nước TBPT với các ĐPT.

FDI càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung. FDI không những mang lại lợi nhuận cho nước đi đầu tư mà còn giúp các nước nhận đầu tư phát triển và phục hồi kinh tế, lẽ dĩ nhiên để phát huy được hiệu quả của FDI thì nước nhận đầu tư phải có những điều kiện nhất định sẽ được đề cập tới ở phần sau.

2.3.1. Đối với nước đi đầu tư

Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của Lenin, thì FDI là yếu tố sống còn của CNTB, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài là:

- Tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí lao động do sử dụng nguồn lao động rẻ mạt. Mặt khác, đối với những công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện để phát triển thì nhà đầu tư có thể di chuyển sang những nước có trình độ công nghệ thấp hơn để kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi nhuận.

- Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới: thông thường, những nước ĐPT do trình độ công nghệ còn thấp nên chưa khai thác được hết những nguồn nguyên vật liệu,

22

tài nguyên phong phú của mình. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng lợi thế này để thực hiện việc khai thác hoặc sản xuất các bán thành phẩm và nhập trở lại nước đi đầu tư

- Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất rõ rệt là hợp tác, trao đổi và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết.

2.3.2. Đối với nước nhận đầu tư

2.3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. (Giải thích thông qua mô hình Harrod- Domar)

ICOR- incremental capital output ratio

Phân tích phương trình kinh tế vĩ mô, đối với nền kinh tế đóng thì Y = C+I, trong đó Y là tổng thu nhập quốc nội, C là tổng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, I là đầu tư. Đối với nền kinh tế mở có sự tham gia của hoạt động xuất (X) nhập (M) khẩu thì Y + M = C + I + X. Như vậy, M - X = (C+I) -Y. Nếu M>X thì C + I > Y, tiêu dùng trong nước vượt quá GDP. Ta lại có S = Y- C, trong đó S là tiết kiệm trong nước, do đó M - X = I –S , nếu tiết kiệm trong nước nhỏ hơn đầu tư thì M>X, có nghĩa rằng bổ sung nguồn vốn nước ngoài để cân bằng cán cân thanh toán vĩ mô là điều không thể tránh khỏi.

Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của nước chủ nhà: Nguồn vốn bên ngoài được bổ sung qua các hình thức vay nợ, nguồn viện trợ và FDI, trong đó nguồn FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nhiều nước chủ nhà đặc biệt là các nước ĐPT. Năm 1996, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP của một số nước như sau: Bỉ - 45,8%; Hà Lan - 30,9%; Anh - 20,5%; Trung Quốc- 24,7%; Malayxia - 48,6%; Singapore - 72,6%. Đối với Việt Nam, tỷ trọng này năm 1996 là 7,7%; sau đó tăng lên 8,6% vào năm 1997; 9,8% vào năm 1998 và năm 2000 đạt khoảng 11,4%.

FDI gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu nhập của người lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng thêm, bên cạnh đó một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư, kết quả là thúc đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước.

23

Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ nhà: cũng có các quan điểm đánh gía khác nhau. Một số quan điểm cho rằng ĐTNN làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế thông qua biểu thức: B = (X+I) - (T + M + R+ P), trong đó B là độ ảnh hưởng, X là giá trị xuất khẩu từ FDI, I là ngoại tệ do nhà đầu tư chuyển vào, T là giá trị công nghệ nhập khẩu trong các dự án FDI, M là giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu, R là giá trả cho giấy phép sử dụng công nghệ, P là phần lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu công nghệ, nguyên vật liệu và sản phẩm lại hướng vào thị trường nội địa thì lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, điều này trong thực tế chưa được chứng minh. Một nghiên cứu được thực hiện tại 5 nước là Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malayxia, Indonesia và Philippine lại cho thấy điều ngược lại. Trong khoảng 3 năm đầu tiếp nhận FDI thì cán cân thanh toán của các nước này giảm xuống (nhiều nhất là 9%), sau đó tình hình dần được cải thiện và sau hơn 10 năm thì cán cân đã đạt khoảng 7- 8%.

2.3.2.2. Chuyển giao và phát triển công nghệ

Công nghệ là yếu tố quyết định sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của mọi quốc gia, do đó tăng cường khả năng công nghệ là một trong những mục tiêu được ưu tiên phát triển hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này không những chỉ cần nhiều vốn mà còn đòi hỏi một trình độ phát triển nhất định. Đầu tư trong lĩnh vực này thường có tính rủi ro cao nên đã tạo ra những hạn chế rất lớn cho những nước nghèo. ĐTNN đặc biệt là FDI là nguồn quan trọng để phát triển trình độ công nghệ của nước chủ nhà. Quá trình sử dụng và CGCN từ các dự án FDI đã tạo ra mối liên kết cung cấp các dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Bằng cách này, năng lực công nghệ trong nước gián tiếp được tăng cường.

Bên cạnh việc chuyển giao những công nghệ sẵn có, các TNCs còn góp phần tích cực nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của nước chủ nhà. Đến giữa những năm 1990 đã có 55% các chi nhánh của các TNCs lớn và 45% các chi nhánh của các TNCs vừa và nhỏ đã thực hiện các hoạt động R&D tại các nước đang phát triển.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các TNCs ở nứơc ngoài là việc cải biến công nghệ cho phù hợp với điều

24

kiện sử dụng. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng này bởi trình độ công nghệ còn thấp nên các chủ đầu tư thường nhập những công nghệ không mấy hiện đại để sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với những công nghệ hiện đại hơn khiến cho các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước tích luỹ thêm được kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo, sử dụng công nghệ nguồn và từ đó dần nâng cao khả năng công nghệ của mình.

2.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm

- Nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý

Các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng nguồn nhân lực của nước chủ nhà, để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nguồn nhân lực này cần được đào tạo một cách cơ bản, một số được đào tạo trong nước, một số khác được đào tạo tại nước ngoài. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ quản lý của nước chủ nhà cũng được tiếp cận với cách làm việc và quản lý tiên tiến. Ví dụ ở Công ty liên doanh lắp ráp ôtô VIDAMCO giữa Daewoo của Hàn Quốc và một công ty ôtô của Bộ Quốc phòng (đi vào hoạt động năm 1995) đến 1998 đã đào tạo được 25% tổng số kỹ sư và cán bộ của liên doanh taị Hàn Quốc, hơn 35% số công nhân được thực tập tại các dây chuyền công nghệ tại các chi nhánh của Daewoo ở Ấn Độ và Indonesia. Tại Việt Nam hiện nay khoảng 50% doanh nghiệp có vốn ĐTNN có quỹ đào tạo riêng. Trong những dự án có quy mô lớn thì nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đầo tạo cán bộ quản lý một cách có hệ thống hơn các nhà đầu tư trong nước.

Các TNCs của Nhật Bản ở Mỹ có chi phí đào tạo bình quân cho mộtngười lao động cao hơn gấp 2,5 lần so với chi phí đầo tạo lao động cùng loại của các công ty của Mỹ ở các nước khác.

Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình mà còn có những chương trình đào tạo khác để góp phần phát triển giáo dục của nước chủ nhà như mở những lớp phổ cập kiến thức cho người dân địa phương, các hoạt động trợ cấp phương tiện dụng cụ học tập, khuyến khích học tập,...

- Tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng

Thông qua việc đầu tư vào các ngành y tế, dược phẩm, nông nghiệp, chế biến thức ăn, công nghệ sinh học, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nguồn thực phẩm

25

được tăng lên. Nhiều nhà đầu tư đã nghiên cứu để tìm ra sản phẩm y dược mới, thực phẩm mới phù hợp với nước chủ nhà đông thời phổ biến các kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng, đây là vấn đề rất quan trong đối với những nước đang phát triển. Tính đến cuối năm 1998, tổng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến thực phẩm và y dược khoảng 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ĐTNN còn mang theo những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng như việc phát triển sản xuất rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm có ga,... Để hạn chế được ảnh hưởng này cần có một chính sách đầu tư hợp lý của nước chủ nhà.

- Tạo một lượng lớn việc làm

Số người làm việc trực tiếp trong các dự án có vốn FDI ngày càng tăng ở cả những nước PT và đang PT trong đó có phụ nữ và trẻ em. Theo con số thông kê chính thức ở Việt Nam, cuối năm 1993 số lao động làm việc trong lĩnh vự này là 49.892, giữa năm 94 tăng lên 88.054 và cuối năm 98 khỏng 270.000 người. Ngoài lực lượng lao động trực tiếp, các dự án có vốn NN tạo được một số lượng lớn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ, gia công và đại lý.

Qua kết quả khảo sát số việc làm trực tiếp và gián tiếp do FDI tạo ra tại 10 doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam như sản xuất kinh doanh ôtô, sản xuất thức ăn gia súc, điện tử, chế biến nông sản, vận tải,...người ta thấy rằng tại thời điểm năm 1998, tỷ lệ tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp thấp nhất là 1/1,97 và cao nhất là 1/59,1. Nếu dựa vào tỷ lệ thấp nhất để tính thì cuối năm 1998 ước tính có khoảng 532.000 lao động gián tiếp đã được tạo ra do các dự án FDI.

Tiền lương và thu nhập trong khu vực FDI hiện nay cũng cao hơn rất nhiều so với các khu vực trong nước. Mức lương tối thiểu ở thành phố HCM và Hà Nội là 80 USD/người/tháng. Mức lương của các cán bộ quản lý người Việt Nam trong các liên doanh còn cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như vậy không thể không nói đến những tác động tiêu cực khác như hiện tượng “chảy máu chất xám” của nước chủ nhà do sự chênh lệch và thu nhập và các chính sách đãi ngộ khác, tạo ra sự bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người lao động,...

26

2.3.2.4. Thúc đẩy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng, nhờ có xuất khẩu mà các lợi thế so sánh các yếu tố sản xuất của nước chủ nhà được khai thác triệt để trong phân công lao động quốc tế. Khuyến khích ĐTNN vào các ngành xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước ĐPT. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì việc tiến hành sản xuất ở nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu cũng mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn bởi không bị phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ trong nước và có thể thực hiện chuyên môn hoá ở các nước khác nhau, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.

Trong hơn ba thập kỷ gần đây, ĐTNN hướng vào xuất khẩu ngày càng tăng đặc biệt vào những năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá trị thương mại của các TNCs chiếm khoảng 30%. Trong tổng giá trị xuất khẩu của nước chủ nhà thì phần đóng góp của ĐTNN đặc biệt là FDI cũng rất đáng kể. Chỉ tính riêng các chi nhánh TNCs của Mỹ trong ngành chế tạo đã chiếm gần 10% tổng giá trị hàng chế tạo toàn thế giới, tại Singapore tỷ trọng này năm 1993 là 23,7% so với tông giá trị xuất khẩu của nước này.

Tại Việt Nam, quy mô xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng rất nhanh, năm 1991 là 52 tr. USD, năm 1995- 440 tr. USD; năm 1997- 1790 tr.USD, năm 1998- 1982 tr.USD, năm 1999- 2200 tr.USD chiếm hơn 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tham gia sản xuất hàng xuất khẩu có hơn 800 doanh nghiệp các ngành dệt may, giày dép, chế biến nông lâm ngư sản, sản xuất linh kiện điện tử,.... Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, ĐTNN đã tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng ngày càng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đối với nhập khẩu, ĐTNN đã khiến cho tổng giá trị nhập khẩu của nước chủ nhà tăng, đặc biệt là máy móc thiết bị, điều đó chứng tỏ rằng các nhà đầu tư chú trọng đến việc sử dụng công nghệ hiện đại hơn nước chủ nhà trong các dự án đầu tư của họ. Đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, tạo ra tính cạnh tranh của sản phẩm. Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn rất nhiều so với toàn nền kinh tế và khu vực nhà nước. Năm 1995 các năng suất tương ứng là 146,32 - 5,41 - 44,12 (triệu VND/lao động), năm 1998 là 89 - 6,41 - 49,53.

27

Năm 1994, giá trị nhập khẩu của ĐTNN của Việt Nam là 600 tr.USD thì năm 1995 đã tăng gấp đôi, đến năm 1998 là 2668 tr.USD chiếm 23,21% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

2.3.2.5. Liên kết các ngành công nghiệp

Mối liên kết này được thể hiện qua sự trao đổi các dịch vụ, hàng hoá như nguyên vật liệu đầu vào giữa các công ty trong nước và các công ty có vốn ĐTNN. Năm 1998, các TNCs của Nhật đã mua hơn 40% tổng giá trị nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất của chúng tại châu á (tỷ trọng này trong ngành chế tạo đồ gỗ là hơn 80%) và hơn 30% tại các nước châu Mỹ La tinh (tỷ trọng này trong ngành chế tạo vật liệu giả kim loại là 100%). Những TNCs liên kết với các công ty trong nước thông qua các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ. Qua nghiên cứu 63 chi nhánh của các TNCs lớn trong ngành chế tạo hoạt động tại Mehico năm 1996 thì có khoảng 60% các chi nhánh có hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ. Đây là tác động rất tích cực đối với nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính (1994- 1995).

Đối với khu vực châu Á, mức độ liên kết này ở các nước rất khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện của nước chủ nhà. Đối với những nước không có chính sách khuyên khích tỷ lệ nội địa hoá cao hoặc khả năng cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ còn thấp thì mối liên kết này sẽ ít được phát huy. Tại một số nước như Singapore, Hàn Quốc hoặc Đài Loan thì mức độ liên kết này rất phát triển, trong khi đó lại rất hạn chế ở Indonexia.

2.3.2.6. Các tác động khác

Thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong nước

Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến hoạt động sản xuất trong nước sôi nổi hơn, thị trường có thêm đối thủ cạnh tranh, nếu như các công ty trong nước không được bảo hộ và chuẩn bị sẵn sàng vào cuộc chiến thì việc các công ty nước ngoài chiếm độc quyền và sản xuất trong nước bị thôn tính là điều không thể tránh khỏi.

Tại Án Độ, sự có mặt của hai công ty nước giải khát Pepsi và Coca- Cola đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt trong sản xuất đồ uống có ga. Hai công ty này đã tung ra

28

những chiến dịch quảng cáo rất tốn kém, vào năm 1997 hơn 50% thị phần đồ uống có ga ở ấn Độ do Coca chiếm, Pepsi chỉ chiếm 27%. Cuộc cạnh tranh giữa hai công ty này đã kéo các công ty trong nước vào cuộc đặc biệt là các công ty sản xuất chè nội địa bởi chè là đồ uống truyền thống và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng sang đồ uống có ga là nguy cơ đe doạ ngành sản xuất chè.

ĐTNN và sự phát triển văn hoá- xã hội

Do được tiếp cận với công nghệ cũng như với những người đến từ các nước phát triển hơn nên đội ngũ lao động ở các nước ĐPT đã có sự thay đổi nhất định trong tư duycũng như trong tác phong làm việc. Ngoài ra những vấn đề xã hội khác như bình đẳng giới ở các nước này cũng được cải thiện đáng kể

ĐTNN và chủ quyền an ninh quốc gia

ĐTNN đặc biệt là FDI thông qua các TNCs của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản khiến cho nhiều nước chủ nhà lo ngại trước sự can thiệp vào chủ quyền, lãnh thổ, đe doạ chính trị và làm lũng đoạn nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế ít có nhà đầu tư nước ngoài nào vi phạm những điều này bởi họ là những nhà kinh doanh và có tài sản ở nhiều nước trên thế giới và họ hoạt động dưới sự kiểm soát của pháp luật nước chủ nhà.

Ta hãy xem người Mỹ nói gì về đầu tư của Nhật vào Mỹ. Vào đầu những năm 80 (1980- 1982), nền kinh tế thế giới ở trong một tình trạng cực kỳ bi đát do hậu quả của cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai (1978- 79). Nền kinh tế của nước Mỹ cũng nằm trong tình trạng chung đó, hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, nạn thất nghiệp và lạm phát gia tăng. Một nhà máy sản xuất lốp xe tải hạng nặng đã ngừng sản xuất và chuẩn bị đóng cửa thì những nhà đầu tư Nhật nhảy vào, họ mua lại nhà máy, thuê lại những người lao động cũ, tiến hành đầu tư rất mạnh mẽ và sản xuất trở lại. Tình trạng tương tự như vậy xảy ra với các hãng sản xuất ôtô lớn như Flat- Rock ở bang Michigan và Fremount ở bang California. Bên cạnh đó hàng loạt các công ty chế tạo máy lớn khác của Nhật cũng đã có mặt ở Mỹ trong những năm này như Epson, Canon, Minolta, Toyota, Honda, Mitsubishi Motor,... Sự có mặt của người Nhật ở Mỹ đã khẳng định vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này thể hiện qua lời nói của nhà kinh tế cao

29

cấp của Viện nghiên cứu an ninh - ông Daiwa: ”Đầu tư trực tiếp là một nhân tố then chốt đối với sự tăng trưởng kinh tế ngày nay”. FDI của Nhật vào Mỹ đã tăng vọt từ 10,165 tỷ USD năm 1986 lên 35,455 tỷ USD vào năm 1987 (số liệu của JETRO - Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản).

Ngoài việc ổn định sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ, những nhà đầu tư Nhật Bản đã góp phần làm ổn định cán cân thương mại của Mỹ bằng cách giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Việc sản xuất và nhập khẩu tivi của Nhật là một ví dụ điển hình. Năm 1976, Mỹ nhập 3 triệu tivi của Nhật trong khi đó các hãng Nhật tại Mỹ chỉ sản xuất được 500.000 chiếc. Sau vài năm số tivi sản xuất ở Mỹ lên tới 4 triệu/năm và chỉ phải nhập khẩu khoảng 1 triệu chiếc. Hãng Honda tại Ohio đã sản xuất xe máy và xuất khẩu cho hơn 50 nước trong đó có Nhật.

Các công ty Nhật góp phần quan trọng vào việc nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật ở Mỹ là nhờ họ đưa vào kỹ thuật mới và thông qua việc họ đào tạo công nhân kỹ thuật Mỹ. Việc người Nhật đòi hỏi cao về chất lượng đã tác động tốt đến nền kinh tế Mỹ nói chung. Một công ty Mỹ chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra tiếng động và âm học cho ôtô khi bán thiết bị này cho một hãng chế tạo ôtô của Nhật đã phải thú nhận sự chênh lệch trình độ kỹ thuật giữa Mỹ và Nhật, trong khi các công ty của Mỹ chấp nhận dung sai cho thiết bị này là 10mm thì công ty Nhật chỉ chấp nhận 3mm. Việc các công ty Nhật sử dụng người Mỹ vào những vị trí quan trọng đã giúp phía Mỹ thu được công nghệ. Sự chuyển giao công nghệ này có lợi cho người tiêu dùng về giá cả và chất lượng. Tất cả những lợi thế định lượng và không định lượng nêu trên rõ ràng xét về mặt kinh tế thuần tuý thì sự có mặt của người Nhật ở Mỹ là đặc biệt có lợi.

30

CHƯƠNG 3

NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

Trong các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc các chính phủ cung cấp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước ĐPT ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, toàn bộ nội dung phần này dành cho nghiên cứu nguồn vốn ODA.

3.1. Khái niệm và đặc điểm ODA

3.1.1. Khái niệm và quá trình phát triển của ODA trên thế giới

ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các ĐPT. Nguồn vốn ODA được thực hiện theo một cam kết hay một hiệp định vay vốn được ký giữa chính phủ nước đi vay (nước nhận đầu tư) và tổ chức cho vay.

Nguồn vốn ODA và nguồn vốn FDI có mối liên hệ quả và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được đầy đủ vốn ODA để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thì cũng khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI và những nguồn vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm cách thu hút vốn ODA mà không tìm cách thu hút vốn FDI và vốn tín dụng thì không có điều kiện để tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có khả năng trả nợ vốn ODA.

Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, các nước phát triển đã thỏa thuận về việc viện trợ ưu đãi cho các nước chậm và đang phát triển. Tổ chức tài chính thế giới - WB đã được thành lập tại Hội nghị về tài chính tiền tệ tổ chức vào tháng 7/1944 tại Bretton Woods thuộc bang Hampshire (Mỹ). Mục tiêu của WB là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách là một tổ chức trung gian, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay bằng cách phát hành trái phiếu để rồi lại cho các nước vay lại.

31

Sự kiện quan trọng hơn cả là việc thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD - Organisation for Economic Cooperation and Development) vào ngày 14/12/1960 tại Paris. Tổ chức này ban đầu gồm 18 nước thành viên (đến nay là 20 nước thành viên) và đã đóng góp một phần quan trọng nguồn ODA song phương cũng như đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra Uỷ ban hỗ trợ phát triển (Development Assistance Commitee- DAC) nhằm giúp các nước ĐPT phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Năm 1996, DAC đã đưa ra bản báo cáo “ Kiến tạo thế kỷ XXI- Vai trò của hợp tác phát triển”, trong đó khẳng định: viện trợ phát triển phải chú trọng vào hỗ ttợ cho các nước nhận vốn có được sự thay đổi chính sách và thể chế phù hợp chứ không phải chỉ đơn thuần là cấp vốn. Và điều này sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.

3.1.2. Đặc điểm của vốn ODA

- Tính ưu đãi: Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10 năm và 40 năm đối với các khoản vay từ ADB, WB và JBIC). Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay thương mại quốc tế.

Vốn ODA chỉ được dành cho các nước ĐPT. Các nước này có thể nhận được vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội thấp. Những nước có tỷ lệ GDP/người càng thấp thì tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao. Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định thì sự ưu đãi cũng sẽ giảm đi. Thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên của các bên cho vay.

- Tính ràng buộc: Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. Kể từ khi ra đời đến nay, các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng song song tồn tại. Một mặt nguồn viện trợ này thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước chậm phát triển. Mặt khác, các nước cho vay đều nhìn thấy lợi ích từ hỗ trợ các nước đi vay để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. xét về lâu dài, các nhà tài trợ có lợi về an ninh, kinh tế và chính trị khi mà kinh tế của các nước nghèo tăng trưởng. Một số nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch

32

cung cấp ODA kèm theo điều kiện là phải sư dụng 50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hoặc như Nhật Bản quy định vốn phải được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ODA trong việc giải quyết một số vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu như: hạn chế tốc độ gia tăng dân số, tăng cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường,... và tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu nghèo đều cần nỗ lực tham gia.

Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị để nhằm khẳng định vai trò của mình ở các nước và khu vực tiếp nhận vốn. Mỹ là nước đã dùng ODA của mình để thực hiện những ảnh hưởng chính trị với một số nước trên thế giới. Nhật Bản hiện đang là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới và cũng đã từng sử dụng vốn ODA của mình làm công cụ kinh tế và chính trị. Trong thời gian cuối những năm 1990, khủng hoảng tài chính tiền tệ đã diễn ra ở châu Á và nhiều nước Đông Nam Á phải chịu ảnh hưởng lớn. Nhật Bản đã quyết định tài trợ một khoản rất lớn để giúp các nước này vượt qua khó khăn. Nhật Bản dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn với lãi suất thấp và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các nước Đông Nam Á chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại và đầu tư của Nhật Bản, ví vậy lấy lại sự ổn định cho những nước này chính là củng cố thị trường quan trọng của Nhật Bản.

Tính ràng buộc của nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi thoả thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA không thể tuỳ tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp nước vay không tuân thủ những quy định nhằm đảm bảo được mục tiêu đầu tư thì thoả thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn phương huỷ bỏ.

- Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận: Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả. Kết quả là đã sử dụng một lượng vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế (không đủ thu hút vốn FDI và các nguồn vốn khác cho sản xuất, kinh doanh). Nước đi vay đã không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau.

33

Do đó, nước đi vay khi hoạch định chính sách tiếp nhận vốn ODA cần phải kết hợp với chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế.

3.2. Phân loại nguồn vốn ODA

- Theo tính chất

Nguồn vốn ODA theo tính chất có thể chia làm 3 loại: viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại và viện trợ hỗn hợp.

Viện trợ không hoàn lại thường có quy mô vốn không lớn và tập trung cho các công việc như hoàn thiện văn bản pháp luật hoặc các lĩnh vực như văn hóa, y tế, cải thiện môi trường,... Viện trợ có hoàn lại là những khoản vay với lãi suất rất thấp thậm chí bằng 0. Thông thường, một khoản vay ODA gồm cả hai phần hoàn lại và không hoàn lại

- Theo mục đích:

Hỗ trợ cơ bản: sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường, đây thường là những khoản vay ưu đãi.

Hỗ trợ kỹ thuật: sử dụng cho chuyển giao tri thức, công nghệ (thường là công nghệ quản lý), xây dựng năng lực, nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực,... Nguồn ODA cho mục đích này thường la viện trợ không hoàn lại.

- Theo tính ràng buộc: ODA ràng buộc và không ràng buộc.

Nguồn ODA có tính ràng buộc thường bị ràng buộc dưới hai hình thức là ràng buộc mục đích sử dụng và ràng buộc nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

- Theo cách thức thực hiện:

Phi dự án: hỗ trợ cho cán cân thanh toán bằng cách hỗ trợ tài chính trực tiếp thông qua tiền tệ, hàng hóa; hỗ trợ để trả nợ và hỗ trợ theo các chương trình (theo một mục đích tổng quát và trong một thời gian nhất định nhưng không xác định cụ thể vốn sẽ được sử dụng như thế nào). Những khoản hỗ trợ này thường mang tính ngắn hạn và không đi kèm nhiều điều khoản ràng buộc trong quá trình thực hiện

Theo dự án: hỗ trợ để thực hiện một dự án có mục tiêu cụ thể, thời gian cụ thể và nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thì nước

34

nhận đầu tư phải chấp nhận nhiều điều kiện ràng buộc từ phía cung cấp ODA, trong một số trường hợp có thể bị ngừng cấp ODA do không đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ.

3.3. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới

Trong gần hai thập niên trở lại đây, dòng ODA đã và đang vận động với những sắc thái mới. Đây cũng là điều rất phù hợp trong xu thế toàn cầu hoá.

- Ngày càng có thêm các cam kết quan trọng

Trong những năm 1990, nhiều cam kết có ý nghĩa quan trọng đã được ký kết tại các hội nghị quốc tế cao cấp các nhà tại trợ với các nước nhận viện trợ. Năm 1995, tại Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển xã hội, chính phủ các nước đa tự nguyện cam kết Thoả thuận 2020. Theo thoả thuận này thì các nước nhận viện trợ phải cam kết dành 20% vốn viện trợ cho các chi tiêu công cộng dịch vụ cơ bản. Tháng 6/1997, tạ phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, các nước thành viên DAC đã cam kết dành 0,7% GNP của mình để viện trợ.

Một số mục tiêu cụ thể của bản báo cáo Kiến tạo thế kỷ XXI- Vai trò của hợp tác phát triển đã được các nước thành viên DAC xác định là: vào năm 2015 sẽ giảm 50% số người sống ở mức nghèo khổ trên thế giới; phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước; xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu học và trung học; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi; hoàn thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo sức khoẻ sinh sản; thực hiện chiến lược quốc gia và toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Như vây, có thể thấy rằng vấn đề hỗ trợ trực tiếp cho các nước ĐPT trong lĩnh vực phát triển xã hội ngày càng trở thành mối quan tâm đặc biệt và lâu dài của các nước DAC. Đây không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề của toàn thế giới.

- Phát triển đi đôi với việc bảo vệ môi trường

Trong điều kiện môi trường sống của con người trên trái đất ngày một xấu đi do chính con người gây ra thì vấn đề bảo vệ môi trường trở thành lĩnh vực được ưu tiên viện trợ của một số nước như Nhật Bản. Bảo vệ môi trường sinh thái là chủ đề trọng tâm của

35

Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc được tổ chức vào tháng 6/1992. Các tổ chức tài chính quốc tế như WB hay ADB cũng đã điều chỉnh chính sách việ trợ ưu tiên cho những hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nâng cao vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước ĐPT, chính vì vậy việc khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. “Phụ nữ trong phát triển - Woman in development (WID)” là một quan điểm đề cao vai trò của phụ nữ. Vào những năm 1970, WID đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1983, các nước DAC đã thông qua “Các nguyên tắc cơ bản của WID” (sửa đổi vào năm 1984). Tháng 7/1985, ADB đã đưa vấn đề nâng cao vai trò của WID thành một mục tiêu chiến lược trong hoạt động hỗ trợ của mình. Để tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, ADB chú trọng hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, ngành công nghiệp quy mô nhỏ,...

Nhật Bản cũng khẳng định quan điểm khuyến khích WID trong chương trình ODA của mình. Nhật Bản tích cực đầu tư cho Quỹ phát triển phụ nữ của Liên hiệp quốc, Viện nghiên cứu và đào tạo quốc tế về sự tiến bộ của phụ nữ và các tổ chức kinh tế khác có liên quan đến WID.

- Cạnh tranh giữa các nước ĐPT trong thu hút vốn ODA ngày một tăng

Mặc dù các nước DAC cam kết trích 0,7% GNP của mình để viện trợ cho các nước ĐPT song chưa có nước nào thực hiện được cam kết này. Nhật Bản và Mỹ là những nước cung cấp ODA lớn nhất cũng chỉ dành khoảng 0,35% GNP hàng năm. Lượng vốn ODA có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu về vốn của các nước ĐPT ngày càng tăng. Bên cạnh đó thì một số vấn đề mới nảy sinh trên thế giới như giải quyết hậu quả chiến tranh vùng vịnh, xung đột sắc tộc, vấn đề hồi hương người di tản ở một số nước châu Phi,.... Đây là những vấn đề liên quan tới hoà bình của khu vực và thế giới và đòi hỏi có sự tham gia của rất nhiều nước nên một lượng vốn không nhỏ đã phải hỗ trợ để giải quyết chúng.

36

Đứng trước thực trạng thiếu vốn này thì sự cạnh tranh giữa các nước ĐPT không có các vấn đề nêu trên nhằm thu hút vốn ODA là điều tất yếu. Các nước đã phải hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước (như cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng cường các biện pháp quản lý vốn,...) để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

3.4. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư

Các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra bốn mô hình chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế của một quốc gia, đó là: chiến lược hướng nội (thay thế nhập khẩu), chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược hướng vào xuất khẩu và chiến lược cân bằng xuất nhập khẩu. Mỗi quốc gia có thể quyết định chiến lược phù hợp để phát triển, một mô hình thành công ở quốc gia này song có thể lại thất bại ở quốc gia khác.

WB đã tiến hành nghiên cứu 41 nước ĐPT trên thế giới và chia các nước này thành 4 nhóm: hướng nội mạnh, hướng nội vừa phải, hướng ngoại vừa phải và hướng ngoại mạnh. Theo các tiêu chí đánh giá là: tốc độ tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và tốc độ công nghiệp hoá thì nhóm các nước với chiến lược hướng ngoại mạnh là những nước thành công nhất. Trong chiến lược phát triển này thì vấn đề như đẩy mạnh ngoại thương, tăng cường thu hút FDI và ODA được coi là quan trọng nhất.

Ta hãy nhìn lại chiến lược phát triển của một số nước như Hàn Quốc, Ấn Độ và Miến Điện. Hàn Quốc trong những năm 1953- 1960, một mặt phải phục hồi kinh tế sau chiến tranh, một mặt lựa chọn chiến lược hướng nội nên mặc dù Mỹ đã viện trợ một lượng vốn rất lớn song nền kinh tế vẫn rất trì trệ. Từ năm 1960, Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh tế và áp dụng chiến lược hướng ngoại triệt để. Kết quả là nước này đã nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu tăng mạnh và sau 30 năm đã trở thành một quốc gia có nền công nghiệp phát triển và tiềm năng kinh tế trong khu vực. Ấn Độ lựa chọn chiến lược phát triển hướng nội vừa phải nên tốc độ phát triển chậm hơn Hàn Quốc. Còn Miến Điện chọn chiến lược hướng nội mạnh thì cho đến nay nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn, sự nghiệp công nghiệp hoá hầu như không có gì.

- Nguồn bổ sung vốn quan trọng cho các nước ĐPT

37

Tất cả các quốc gia khi thực hiện CNH- HĐH đều cần đến một lượng vốn đầu tư rất lớn và đây là thách thức đối với các nước ĐPT. Với nội lực còn hạn ché thì vốn trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, do đó việc huy động vốn từ nước ngoài trở nên tất yếu. Đặc biệt, nguồn ODA tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự thiếu vốn. Tại Việt Nam, khoảng 80% lượng vốn ODA được dành cho đàu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, số vốn này chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho cơ sở hạ tầng.

- Tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực

Thông qua hình thức viện trợ kèm theo ràng buộc phải sử dụng dịch vụ hay hàng hoá của nhà tài trợ, nước nhận đầu tư có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ sản xuất hay quản lý tiên tiến. Nhận thấy vai trò then chốt của phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế của một quốc gia nên các nhà tài trợ rất chú trọng ưu tiên cho lĩnh vực này. Đào tạo nguồn nhân lực có thể được thực hiện ở trong và ngoài nước nhận đầu tư. Đặc biệt, các nhà tài trợ thường quan tâm đến việc đào tạo cho nhóm nhân sự tham gia vào quản lý nhà nước nhằm nâng cao năng lực quản lý cho họ. Đầu tư cho nguồn nhân lực mang lại hiệu quả lâu dài trong quá trình phát triển.

- Góp phần thu hút FDI và các nguồn vốn đầu tư khác

Đối với các nước ĐPT thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí. Vì vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, môi trường chính sách không thông thoáng, không ổn định sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.

Một quốc gia ĐPT nhận được nhiều và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đồng nghĩa với việc xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi và sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác như vốn FDI và vốn đầu tư trong nước phát huy hiệu quả.

38

CHƯƠNG 4

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

4.1. Một số vấn đề về công nghệ

4.1.1. Định nghĩa và thành phần công nghệ

Thuật ngữ công nghệ Technology có nguồn gốc từ 2 từ Hy Lạp là techne và logos, techne có nghĩa là phương pháp cần thiết để làm ra một vật nào đó, còn logos có nghĩa là sự hiểu biết. Do vậy, technology là sự hiểu biết (hay kiến thức) về một phương pháp cần thiết để làm ra một vật (sản phẩm). Đến nay, nhiều tổ chức đã đưa ra định nghĩa về công nghệ theo quan điểm của mình, cụ thể như sau:

UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) định nghĩa công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý chúng một cách có hệ thống và phương pháp.

ESCAP (Economic and Social Commision for Asia and Pacific) dịnh nghĩa công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu thông tin. Sau một thời gian ESCAP đã mở rộng định nghĩa của chính mình “công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dich vụ quản lý”. Định nghĩa sau này của ESCAP đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quan niệm về công nghệ từ cách nhìn nhận công nghệ luôn phải gắn liền với sản xuất đến việc công nhận vai trò của công nghệ trong cả quản lý.

Theo từ điển thuật ngữ khoa học- kỹ thuật của Liên Xô (cũ) thì “công nghệ là tập hợp các quy trình, quy tắc, kỹ năng được áp dụng khi sản xuất một loại hình sản phẩm nào đó trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào. Thành phần quan trọng nhất của công nghệ là quá trình công nghệ, trình tự các thao tác công nghệ nhằm tạo ra một đối tượng nhất định...”.

Công nghệ là sản phẩm của những khả năng về kỹ thuật và tổ chức khi những yếu tố đó quyết định phương thức chuyển các nguồn lực vô hình và hữu hình thành các hàng hoá và dịch vụ trung gian hay cuối cùng. Theo nghĩa hẹp hơn thì công nghệ là đầu ra của

39

các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và hàm kỹ thuật sản xuất của một doanh nghiệp.

Dù được định nghĩa theo cách nào thì công nghệ cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất và do đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của các nền kinh tế.

Thành phần của công nghệ

Công nghệ bao gồm hai thành phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, phương tiện thông tin,... Phần cứng giúp con người tăng năng lực cơ bắp (Technoware).

Phần mềm của công nghệ gồm:

- Con người (Humanware): kỹ năng, kinh nghiệm, tính sánh tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, tính gia truyền,.... Phần này biểu thị năng lực của con người, tạo ra sự vận hành và duy trì hoạt động của mọi phương tiện.

- Thông tin (inforware) bao gồm các dữ liệu, chỉ dẫn kỹ thuật, mô tả sáng chế, các thông tin khác về điều hành, quản lý, các bí quyết kỹ thuật (know-how). Đây là phẩn rất quan trọng quyết định sự thành công của chuyển giao công nghệ bởi nó biểu thị những vấn đề đã được tư liệu hoá, tồn trữ các tri thức đã được tích luỹ để rút ngắn thời gian hoạt động của con người.

- Tổ chức (orgaware) bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, sự tác động qua lại, sự liên kết phối hợp, điều hành hoạt động,...Phần này biểu thị mọi khung tổ chức để cho việc hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện, động viên thúc đẩy, kiểm soát các hoạt động.

- Phần thị trường đầu ra của sản phẩm công nghệ.

Các thành phần của công nghệ tác động qua lại với nhau một cách rất chặt chẽ và tinh vi, công nghệ sẽ không trở thành hữu ích nếu thiếu một trong các thành phần trên. Phần kỹ thuật hay phần cứng là cốt lõi của công nghệ, tuy nhiên chỉ có thiết bị, máy móc, nhà xưởng mà không có tác động của con người thì tự chúng không hoạt động được và không có giá trị. Phần con người là yếu tố then chốt của công nghệ song nó lại chịu ảnh hưởng của phần thông tin và tổ chức, nếu các phần này phát triển tốt thì con ngưòi mới có điều kiện được đào tạo tốt, làm chủ được kiến thức và do đó thực hiện công nghệ

40

có hiệu quả. Một đội ngũ lao động đông đảo nhưng lại thiếu kiến thức công nghệ, tay nghề yếu thì không thể khai thác hết được tiềm năng của một công nghệ hiện đại.

Ngày nay một thuật ngữ thường hay được sử dụng là “công nghệ cao”, đó là những công nghệ có hàm lượng lao động thấp, tiêu tốn ít nguyên liệu, máy móc thiết bị nhưng lại có hàm lượng tri thức rất cao.

Một công nghệ chỉ được coi là hữu ích nếu như nó đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn khoa học: bao gồm các nguyên lý khoa học mà con người dựa vào để tạo ra công nghệ, ví dụ tiêu chuẩn khoa học của công nghệ luyện thép là các nguyên tắc phản ứng oxy hoá khử.

- Tiêu chuẩn hành vi là những đặc trưng hiện thực hoá tiêu chuẩn khoa học thành công nghệ

- Tiêu chuẩn xã hội là sự chấp nhận mang tính chọn lọc của xã hội đối với công nghệ.

Liên quan tới công nghệ còn có một thuật ngữ khác thường được sử dụng, đó là “kỹ thuật”. Liệu hai khái niệm này có đồng nghĩa hay không? Hiện nay có hai quan điểm về sự khác nhau giữa kỹ thuật và công nghệ. Một quan điểm cho rằn khái niệm “kỹ thuật” rộng hơn khái niệm „công nghệ”, kỹ thuật công nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động (có hệ thống hoặc chỉ đạt được từ thực tiễn) nhằm áp dụng những quy luật khoa học vào công nghiệp, trong khi đó công nghệ đòi hỏi việc áp dụng những quy luật đó một cách có hệ thống và có phương pháp. Còn quan điểm thứ hai ngược lại, coi kỹ thuật là cụ thể còn công nghệ là một phạm trù, bởi một công nghệ mới ra đời tất yếu phải kéo theo sự đổi mới kỹ thuật, phải có phương tiện kỹ thuật mới để thực hiện công nghệ. Hai quan điểm xuất phát từ hai góc độ khác nhau, tuy nhiên đều nêu được sự không đồng nhất của hai khái niệm này.

4.1.2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Ngay từ những buổi đầu sơ khai con người đã biết chế tạo ra những công cụ lao động thô sơ để tăng cường sức mạnh cơ bắp cho mình, và dần dần sau đó là tăng cường sức mạnh trí tuệ. Con người đã khẳng định được sự tồn tại và ngày càng phát

41

triển của mình trong thiên nhiên bằng cách lập ra nền văn minh nông nghiệp. Tuy nhiên, nền nông nghiệp vẫn khiến con người bị phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Mãi đến cuối thế kỷ XVIII, công nghệ cơ khi máy móc ra đời đã làm thay đổi về cơ bản cuộc sống của con người, năng suất lao động tăng lên nhiều lần, những ngành nghề mới ra đời như khai thác dầu mỏ, than đá,... và nền văn minh công nghiệp xuất hiện và ngày càng mở rộng và hoàn thiện cho đến ngày nay. Con người không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nữa mà phụ thuộc chính vào công nghệ.

Qua những định nghĩa về công nghệ đã được nêu ở trên thì vai trò của công nghệ là rất quan trọng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào. Không có công nghệ hay nói một cách khác là con người không biết áp dụng những quy luật của khoa học vào sản xuất thì nền kinh tế của xã hội mãi chỉ là sự trao đổi những sản vật tự nhiên.

Công nghệ ngày nay là thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia bởi công nghệ tạo ra công ăn việc làm và khả năng đáp ứng các nhu cầu của xã hội và con người, chính vì vậy công nghệ bao giờ cũng được chuyển từ những nước có trình độ phát triển cao sang nước có trình độ thấp hơn.

Trong nền kinh tể thị trường, tính cạnh tranh được phát huy rất cao, do đó để tồn tại, các nhà sản xuất hoặc phải tạo ra được sản phẩm mới hoặc phải nâng cao chất lượng sản phẩm hay phải giảm giá thành. Tất cả những sự lựa chọn này đều phải dựa trên cơ sở áp dụng các công nghệ (trong sản xuất, quản lý, điều hành, kinh doanh,...). Việc áp dụng công nghệ mới là điều mà các nhà sản xuất, kinh doanh luôn quan tâm hàng đầu và công nghệ đã trở thành một đối tượng “săn lùng” của họ và trở thành một bí quyết mang tính sống còn trong môi trường cạnh tranh.

Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cho thấy rằng, dân số và tài nguyên không phải là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong thế giới ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định và là thước đo sự phát triển của mỗi nước. Công nghệ đà giúp rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, đối với nước Anh quá trình này kéo dài 120 năm, các nước Tây Âu và Mỹ mất khoảng 80 năm, Nhật Bản mất 60 năm và những con rồng châu Á chỉ mất khoảng 20 năm. Trong điều kiện cách mạng KHCN hiện nay chỉ cần 1-3 năm là đủ để loại bỏ một mặt hàng ra khỏi thị

42

trường thế giới, 3- 5 năm đủ để hình thành một ngành mới hoặc loại bỏ một ngành sản xuất công nghiệp, 5- 10 năm là đủ để đánh bại một cường quốc công nghiệp trong cạnh tranh về một mặt hàng nào đó.

4.1.3. Sự ra đời tất yếu của thị trường công nghệ

Để thấy rõ được rằng sự hình thành thị truờng công nghệ là một điều tất yếu, trước hết hãy nghiên cứu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của công nghệ, quá trình này gồm các bước sau:

- ý tưởng mới

- nghiên cứu lý thuyết

- nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- sản xuất thử, nếu đạt kết quả tốt thì sẽ phát triển, nếu đạt kết quả không tốt thì ngừng sản xuất tiếp hoặc sản xuất với số lượng nhỏ với giá thành cao

Các bước 2,3,4 đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng về thời gian lẫn chi phí và mang tính rủi ro, vì vậy thế mạnh nghiêng hẳn về các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế. Ví dụ, để dầu tư cho một trung tâm nghiên cứu tự động hoá gồm gần 30 kỹ sư và các nhà khoa học, Nhật Bản đã phải chi một số tiền là 7 tỷ USD. Các nước ĐPT cũng có nhu cầu về áp dụng công nghệ mới song do hạn chế về khả năng tài chính nên không thể tự tạo ra được công nghệ. Chỉ khi nào công nghệ đã hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt thì chi phí cho công nghệ mới giảm đi và các nước ĐPT mới có điều kiện để mua lại công nghệ này từ các nước PT, mặt khác sau khi đã khai thác triệt để một công nghệ nào đó thì các nước PT lại có nhu cầu tạo ra công nghệ mới và bán lại công nghệ cũ. Như vậy, sự xuất hiện yếu tố cung cầu công nghệ đã tạo ra sự hình thành thị trường công nghệ.

Vai trò quan trọng của công nghệ đối với sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung khiến công nghệ đã trở thành một loại hàng hoá rất đặc biệt mà thành phần chính là “chất xám”. Thị trường của loại hàng hoá này chỉ được hình thành rõ nét và ngày càng phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vào những năm 40 thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật coi như thực sự bắt đầu bùng nổ với sự phát triển và phổ cập rộng rãi của máy hơi nước và các

43

loại máy thay thế chức năng cơ bắp của con người. Mãi đến những năm 1970 thì cuộc cách mạng này đã theo một hướng phát triển mới, đó là cuộc cách mạng công nghệ. Công nghệ tin học ra đời kéo theo sự ra đời và phát triển của hàng loạt các máy móc thiết bị có thể thay thế được chức năng tư duy sáng tạo của con người. Cuộc cách mạng công nghệ này có một đặc trưng chủ yếu là quy mô lớn và toàn diện đối với các lực lượng sản xuất và đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về cơ cấu nền kinh tế thế giới, về quan hệ kinh tế quốc tế và thay đổi cơ bản cơ cấu phân công lao động quốc tế.

Hoạt động của thị trường mua bán công nghệ (thuật ngữ thường áp dụng là chuyển giao công nghệ) gắn liền với hoạt động thương mại và đầu tư. Giá cả của việc mua bán công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không dễ xác định, nhất là đối với những công nghệ có hàm lượng chất xám cao.

Dòng công nghệ và hàng hoá

- Trước 1970:

TBPT TBPT Mỹ Nhật

Tây Âu

TBPT ĐPT (chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng)

- Sau 1970:

TBPT TBPT

TBPT NICs (new industralizing countries)

TBPT ĐPT

ĐPT ĐPT

NICs ĐPT

44

Đặc điểm của thị trường công nghệ và hàng hoá hiện nay:

- Giá của các mặt hàng có hàm lượng công nghệ lớn ngày càng cao, giá của các mặt hàng thô sơ ngày càng giảm.

- Các nước ĐPT đang phải nhập những mặt hàng có hàm lượng công nghệ lớn và xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp nên sự chênh lệch giàu nghèo giữu các nước ngày càng tăng.

- Các nước ĐPT đều có nền công nghệ lạc hậu mặc dù giàu tài nguyên và lao động nên dòng các công nghệ được chuyển giao từ các nước PT sang ĐPT thường là những công nghệ đã lạc hậu

4.1.4. Công nghệ thích hợp - sự lựa chọn, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển

Trong giai đoạn những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX, các nước CNH đã có những bước tăng trưởng kinh tế rất lớn và hàng loạt công nghệ mới đã ra đời. Những công nghệ này đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng đồng thời cũng để lại những tác động tiêu cực đến môi trường. Các nước PT tìm cách để chuyển những công nghệ này sang các quốc gia kém phát triển hơn. Thời điểm đó, các nước ĐPT với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng chưa được khai thác đã ồ ạt nhập các công nghệ khai khoáng từ các nước PT và có những quốc gia còn phải chịu hậu quả nghiêm trọng vềm ôi trường cho đến tận ngày nay. Vậy, câu hỏi đặt ra cho các nước ĐPT là công nghệ nào nên tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất?

Công nghệ thích hợp là những công nghệ có khả năng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, sử dụng lao động địa phương và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.

Công nghệ thích hợp đối với những nước ĐPT phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Sản phẩm công nghệ phải đáp ứng nhu cầu thiét yếu của một số đông dân cư

- Thu hút nhiều lao động

- Có chi phí sản xuất thấp và kỹ thuật không quá cao

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các nguồn tài nguyên không phục hồi được

- Sử dụng nhiều nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước

45

- Cung cấp các phương tiện phù hợp với sản xuất vừa và nhỏ

- Bảo tồn và duy trì các ngành nghề truyền thống và tạo thêm ngành mới

- Có thể thực hiện lan toả rộng rãi và làm giảm sự chênh lệch mức độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ

- Phù hợp với nên văn hoá xã hội, kinh tế chính trị

- Tạo một sự tăng trưởng kinh tế cho một số đông dân cư

Năm 1982, Trung Quốc đã ký mua một hợp đồng CGCN một công nghệ sinh học trong lĩnh vực dược phẩm với giá trị 30 tr.USD song Trung Quốc đã thất bại bởi do trình độ công nghệ của Trung Quốc quá thấp.

4.2. Chuyển giao công nghệ - vai trò và đối tượng

4.2.1. Vai trò của CGCN đối với các bên tham gia

Hoạt động CGCN là một tất yếu khách quan vì các lý do sau đây:

- Do sự chênh lệch giữa trình độ công nghệ giữa các quốc gia. Đứng trước thực tiễn này, để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu hội nhập, các nước có trình độ công nghệ thấp hơn rất cần được chuyển giao những công nghệ tiên tiến.

- Do sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc đã làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa quá trình nghiên cứu cơ bản và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn ở nhiều nước. Để rút ngắn được quá trình nghiên cứu cơ bản, những nước này luôn có nhu cầu nhận chuyển giao những công nghệ thích hợp.

- Do mức độ rủi ro cao cũng như là không có đầy đủ những điều kiện cần thiết để có thể tiến hành các nghiên cứu cơ bản và chế tạo ra công nghệ trong tất cả mọi lĩnh vực cần thiết nên một nước có thể lựa chọn cho mình một số lĩnh vực phù hợp để nghiên cứu công nghệ, do đó để phát triển những lĩnh vực khác thì nước này cần nhập công nghệ từ nước ngoài.

- Do sự phát triển của kinh tế thị trường nên mỗi nước cần lựa chọn cho mình một con đường đi ngắn nhất để phát triển.

- Do nhu cầu về các sản phẩm mới của người tiêu dùng ngày càng cao khiến cho vòng đời của công nghệ sản xuất ra những sản phẩm cũ ngày càng ngắn nên chủ sở hữu

46

công nghệ phải tìm cách chuyển giao công nghệ sang những thị trường khác để kéo dài chu kỳ sống của nó một cách hợp lý.

Trong quá trình CGCN có 2 bên trực tiếp tham gia, đó là: bên chuyển giao công nghệ và bên tiếp nhận công nghệ. Tuy nhiên quá trình này chỉ đạt được hiệu quả cao khi được đảm bảo bằng một khung pháp luật thuận lợi. Khung pháp luật này được tạo ra do chính phủ của các bên tham gia chuyển giao nhằm mang lại lợi ích của cả 2 quốc gia.

Đối với bên chuyển giao công nghệ

Bằng việc di chuyển nguồn lực công nghệ sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài có thể có được những lợi ích sau:

- Cải tiến để đáp ứng với điều kiện áp dụng của nước nhận công nghệ

Mỗi công nghệ sinh ra trong một môi trường nhất định và phụ thuộc ít nhiều vào môi trường đó. Nếu áp dụng công nghệ này trong một môi trường khác có điều kiện khắc nghiệt hơn thì bên cung cấp công nghệ buộc phải tiến hành thử nghiệm, thí nghiệm để cải tiến công nghệ cho phù hợp.

- Sử dụng lao động rẻ.

- Sử dụng tài nguyên địa phương, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Bên cung cấp công nghệ cho rằng việc bán licence sử dụng công nghệ cho các nước giàu tài nguyên và sức lao động là hình thức chuyển giao tốt nhất.

- Xâm nhập lẫn nhau về công nghệ có thể thực hiện được trong CGCN giữa các nước phát triển.

- Tạo ra những ràng buộc khác đối với bên tiếp nhận công nghệ, đo là song song với CGCN, bên cung cấp công nghệ đồng thời bán vật liệu, thiết bị và các phần cứng khác cũng như những dịch vụ liên quan.

- Khi CGCN cho những nước đang phát triển thì bên cung cấp công nghệ của nước phát triển sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán hợp đồng bởi năng lực công nghệ cũng như năng lực đàm phán của bên tiếp nhận thông thường yếu hơn bên cung cấp. Chính điều này đã khiến cho giá công nghệ cao hơn giá trị thực của nó.

47

- Những lợi ích không định trước: trong quá trình sản xuất ở nước sở tại có thể có những phương án đa dạng hoá sản phẩm mà bản thân bên cung cấp CN chưa nghĩ đến và điều đó tạo cho họ cơ hội để thực hiện đầu tư ở nước này.

Đối với bên nhận công nghệ

- Không mất chi phí cho nghiên cứu và phát triểni (R&D).

- Có được những tiến bộ về khoa học và thương mại, thông qua việc đào tạo và cung cấp tài liệu của bên bán CN, trình độ và kiến thức của bên tiếp nhận sẽ ngày một nâng cao, làm tăng khả năng sản xuất hoặc áp dụng quy trình sản xuất một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về tài chính, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn mở ra khả năng thương mại cho bên tiếp nhận.

- Có điều kiện tiếp xúc với những nguồn thông tin cần thiết, ngoài khả năng có những tiến bộ trực tiếp về công nghệ và thương mại thì sự hợp tác chặt chẽ thường xuyên với bên cung cấp CN là điều kiện để bên nhận có được những thông tin về cải tiến và các sáng kiến khác trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng như xu hướng phát triển.

Tuy nhiên một số hạn chế có thể xuất hiện đối với bên nhận công nghệ là:

- Lệ thuộc vào công nghệ nhập cho đến khi hoàn toàn làm chủ công nghệ.

- Nếu năng lực công nghệ thấp và thiếu các điều kiện tiếp nhận công nghệ thì sẽ không phát huy được ưu điểm của các công nghệ này, dẫn tới thất bại.

-Nếu bên bán có quy mô kinh doanh nhỏ thì chính sách về CGCN có thể thay đổi hoàn toàn khi có chủ sở hữu mới.

Đối với chính phủ nước cung cấp CN

Nhiều nước phát triển cung cấp thiết bị cho các nước đang phát triển khẳng định rõ ràng lợi ích của họ trong việc thực hiện CGCN. Thông qua CGCN, kinh tế của các nước đang phát triển dần dần cũng tăng trưởng kéo theo sự gia tăng sức tiêu thụ các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng từ nước cung cấp. Ước tính cứ 3% sự gia tăng kinh tế ở các nước đang phát triển dẫn đến 1% gia tăng ở các nước phát triển. Vào những năm 80, Tây Đức đã tổng kết được rằng khoảng 75% tổng chi phí viện trợ phát triển kỹ thuật và tài chính của Tây Đức cho các nước khác là những hợp đồng đặt hàng công nghiệp với

48

Tây Đức. Như vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế giữa các nước PT và ĐPT là rất rõ ràng. Mặt khác, các nước PT thừa nhận rằng rốt cuộc họ không thể duy trì được sự giàu có của mình nếu như đại bộ phận dân số trên thế giới sống trong cảnh nghèo khổ bởi những vấn đề về kinh tế và xã hội sẽ là nguyên nhân gây ra những vấn đề về chính trị và mất ổn định quốc tế.

Đối với nước nhận công nghệ

Những nước tiếp nhận công nghệ, đặc biệt là những nước ĐPT đều nhận thấy những lợi ích to lớn mà hoạt động CGCN đi kèm với FDI mang lại. Đó là:

- Chi phí để chế tạo ra công nghệ đòi hỏi vốn lớn, do vậy CGCN trong một số linh vực sẽ giúp chính phủ nước tiếp nhận công nghệ dành ngân sách cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

- Tạo thêm nhiều việc làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI

- Tăng thu nhập ngoại tệ trong trường hợp sản phẩm của CN được xuất khẩu

- Tiết kiệm ngoại tệ do sản phẩm có thể thay thế nhập khẩu

- Khai thác và sử dụng nguyên liệu trong nước một cách hiệu quả.

4.2.2. Đối tượng của hoạt động CGCN

Giá trị của một hợp đồng CGCN phụ thuộc vào đối tượng được các bên tiến hành chuyển giao, đối tượng có thể là:

- Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép được chuyển giao như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. Riêng đối với việc chuyển giao nhãn hiệu hàng hoá bắt buộc phải đi kèm với công nghệ sản xuất hàng hoá.

- Các yếu tố thuộc phần thông tin của công nghệ như giải pháp kỹ thuật, bí quyết, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế, bản vẽ,...

- Các hoạt động hỗ trợ và tư vấn như hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử, đào tạo chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân và các dịch vụ khác phục vụ cho công nghệ được chuyển giao.

- Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.

49

Trong trường hợp CGCN không gắn liền với hoạt động đầu tư thì giá trị của hợp đồng còn phụ thuộc vào hình thức chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, đó là licence tĩnh và licence động.

4.2.3. Mối quan hệ giữa CGCN và chiến lược sản phẩm

Chu kỳ sống của bất kỳ sản phẩm nào cũng trải qua các giai đoạn sau: ra đời, phát triển, bão hòa, suy giảm và tiêu vong. Khi chưa có hoạt động CGCN thì sản phẩm bị tiêu vong ngay ở thị truờng nội địa. Việc CGCN sẽ khiến cho chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài hơn. Khi sản phẩm đang trong giai đoạn bão hoà ở nước có công nghệ thì ở nước tiếp nhận công nghệ nó đang ở giai đoạn mới ra đời hoặc phát triển. Đến khi sản phẩm này không còn khả năng tồn tại ở thị trường nước có công nghệ nữa do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi thì nó vẫn còn được tiêu thụ rộng rãi ở nước nhận công nghệ, như vậy chu kỳ sống của sản phẩm khi có CGCN sẽ được kéo dài hơn so với khi không có CGCN. Thời gian kéo dài này phụ thuộc vào thời điểm tiến hành CGCN và thị trường của nước nhận công nghệ.

Tromg một số trường hợp sau khi đã CGCN cho nước khác, công nghệ này vẫn được sử dụng tiếp tục tại nước có công nghệ cho đến khi nhu cầu trong nước đối với sản phẩm vẫn còn. Bên cạnh việc sản xuất trong nước, để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước thì nước có công nghệ có thể nhập khẩu hàng hoá từ chính các nước nhận CGCN.

4.3. Chuyển giao công nghệ trong hoạt động đầu tư nước ngoài

Như đã đề cập ở chương 1, hoạt động CGCN từ nước ngoài vào một quốc gia có thể thực hiện theo hai cách: hoặc dưới dạng một hợp đồng thương mại thông thường hoặc dưới dạng hợp đồng CGCN thông qua đầu tư nước ngoài. Các nước ĐPT thường chọn hình thức thứ hai để CGCN nhằm nâng cao năng lực công nghệ của mình.

Công nghệ được chuyển giao thông qua đầu tư gián tiếp nước ngoài, cụ thể là ODA thường là công nghệ quản lý, tác động không nhiều đến năng lực công nghệ của nước nhận đầu tư. Ngược lại, công nghệ sản xuất là loại công nghệ chủ yếu được tiến hành chuyển giao thông qua FDI, những công nghệ này tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như đến việc nâng cao năng lực công nghệ của nước nhận đầu tư. Do đó, nội dung mục này chỉ đề cập đến CGCN thông qua các dự án FDI.

50

CGCN qua FDI thường được thực hiện chủ yếu nhờ các TNCs qua các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNC hoặc giữa các chi nhánh của các TNCs. Phần lớn các công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang các nước chủ nhà (nhất là ở các nước ĐPT) ở hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh, dưới dạng các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cho các chi nhánh ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do sự bắt chước, cải biến hoặc nhái lại. Bên cạnh đó, nước chủ nhà chưa đáp ứng được các điều kiện để sử dụng công nghệ mới.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện dưới dạng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. CGCN được thực hiện giữa 2 doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập ở nước nhận đầu tư thì không có sự tham gia của đối tác trong nước vào quá trình CGCN, do đó lợi ích mà nước nhận đầu tư thu được từ hoạt động CGCN là không đáng kể. Các vấn đề về CGCN chủ yếu nảy sinh trong các doanh nghiệp liên doanh. Vì vậy, mục này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động CGCN trong các doanh nghiệp liên doanh.

Khi có ý định thành lập một doanh nghiệp liên doanh ở nước ngoài, nhà đầu tư đã có sự nghiên cứu về đối tác liên doanh cũng như phương án công nghệ sẽ áp dụng tại nước nhận đầu tư để từ đó có kế hoạch thực hiện CGCN từ doanh nghiệp trong nước cho doanh nghiệp liên doanh ở nước ngoài. Các TNCs thành lập doanh nghiệp liên doanh ở nước ngoài theo 2 cách: hoặc công ty mẹ trực tiếp là một bên tham gia liên doanh hoặc thông qua một công ty con khác, công ty con này sẽ là một bên tham gia liên doanh. Vì vậy, hoạt động CGCN cũng thực hiện theo hai hướng, đó là giữa công ty mẹ và doanh nghiệp liên doanh mới hoặc giữa công ty con và doanh nghiệp doanh mới. Tuy nhiên, dù theo hướng nào thì thực chất hoạt động CGCN là việc chuyển giao giữa các bên tham gia liên doanh vì bên cung cấp công nghệ đồng thời là đối tác nước ngoài tham gia liên doanh.

51

Công nghệ chuyển giao được các bên tham gia liên doanh lựa chọn phải dựa trên những cơ sở sau:

- Điều kiện cụ thể về cơ sở hạ tầng ở nước nhận đầu tư

- Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Đặc điểm nguồn nguyên vật liệu, trình độ người lao động.

Giá trị của công nghệ được coi như một phần vốn góp của bên nước ngoài, do đó giá của công nghệ thường được kê cao hơn thực tế. Bên tiếp nhận công nghệ, cụ thể là đối tác trong nước phải hết sức thận trọng, phải có đầy đủ thông tin về công nghệ cũng như đối tác cung cấp công nghệ để đánh giá đúng giá trị và đưa ra những điều khoản cần thiết trong hợp đồng CGCN. Kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước cho thấy rằng cần phải đàm phán và thoả thuận luôn những điều khoản về CGCN đồng thời với việc đàm phán hợp đồng liên doanh.

Quá trình thực hiện CGCN thông qua FDI được chia làm 2 bước: bước 1 là chuẩn bị và ký hợp đồng, bước 2 là thực hiện hợp đồng. Đây cũng là sự khác biệt so với quá trình CGCN thông qua hợp đồng thương mại thông thường, quá trình này gồm 3 bước: chuẩn bị và ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng và sử dụng công nghệ.

4.3.1. Chuẩn bị và ký hợp đồng

Đàm phán và dự thảo hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của CGCN. Trong trường hợp CGCN thông qua hợp đồng thương mại thì những sơ suất trong khâu này sẽ dẫn tới hậu quả như giá cao, công nghệ không đáp ứng, các điều kiện chuyển giao không đầy đủ. Một hợp đồng được coi là tốt khi chặt chẽ về mặt pháp lý và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. CGCN luôn được coi là một công việc kinh doanh phức tạp, trong đó các TNCs luôn chiếm ưu thế so với các nước ĐPT do có những thế mạnh sau:

- Có kiến thức đầy đủ về công nghệ cũng như thị trường của công nghệ sẽ thực hiện chuyển giao.

- Có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán, có đội ngũ đàm phán chuyên nghiệp

- Không bị áp lực về giá cả

- Có sự tham gia của các luật sư.

52

- Thông thạo ngôn ngữ đàm phán.

Trước khi tiến hành đàm phán với một TNC, nước nhận công nghệ cần phải tìm hiểu lịch sử và cơ cấu tổ chức cũng như thông tin về mối quan hệ của TNC này với những công ty khác trong các lĩnh vực như CGCN, tài chính, thái độ hợp tác,... để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu. Bên cạnh đó, tất cả thành viên đoàn đàm phán của nước tiếp nhận công nghệ phải tự mình đọc kỹ đề xuất của bên cung cấp trước khi tiến hành đàm phán.

Trong trường hợp CGCN thông qua FDI dưới dạng doanh nghiệp liên doanh thì vấn đề cần quan tâm nhất đối với đối tác trong nước đó là nội dung chuyển giao và thời gian chuyển giao. Thông thường, đối tác nước ngoài trong liên doanh không muốn chuyển giao hết các kiến thức về công nghệ cho đối tác trong nước trong một thời gian ngắn để tạo ra sự ràng buộc. Thực tế ở một số nước ĐPT cho thấy rằng khi đối tác nước ngoài đơn phương châm dứt hoạt động của doanh nghiệp liên doanh và rút về nước thì đối tác trong nước không vận hành được công nghệ do chưa được chuyển giao hết kiến thức hoặc sản phẩm có chất lượng không tốt song không tìm được giải pháp khắc phục.

Một hợp đồng CGCN thông thường phải bao gồm những nội dung chính sau:

1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên của công nghệ được chuyển giao;

2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;

3. Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;

4. Phương thức chuyển giao công nghệ;

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

6. Gía, phương thức thanh toán;

7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;

8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);

9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;

10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;

11. Phạt vi phạm hợp đồng;

12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;

53

14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;

4.3.2. Thực hiện hợp đồng

Sau khi hợp đồng CGCN được ký kết và phê chuẩn, các bên tham gia tiến hành thực hiện theo nội dung và tiến độ đã cam kết. Bên tiếp nhận công nghệ cần chuẩn bị tốt và kịp thời các điều kiện tiếp nhận công nghệ như cơ sở vật chất, nhân sự, tổ chức,... nhằm phát huy tối đa hiệu quả chuyển giao.

Trong các doanh nghiệ FDI, việc thực hiện hợp đồng CGCN song song thời với quá trình sản xuất bởi đối tác nước ngoài đồng thời là bên cung cấp công nghệ đã nắm được công nghệ này. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các kiến thức về công nghệ dần dần được chuyển giao cho nhân sự của đối tác trong nước thông qua việc đào tạo tại nước ngoài hoặc trực tiếp tại doanh nghiệp liên doanh. Quá trình CGCN kết thúc thành công khi đối tác trong nước hoàn toàn làm chủ về công nghệ và không cần đến sự trợ giúp của đối tác nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến công nghệ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các bên trong liên doanh có thể cùng nhau cải tiến công nghệ để có được những sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ hơn.

54

CHƯƠNG 5

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

5.1. Môi trường đầu tư của nước chủ nhà

5.1.1. Tình hình chính trị

Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước. ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới việc bất ổn định về chính sách và đường lối phát triển không nhất quán. Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thông nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của người nước ngoài bị đe doạ. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở một số nước châu Phi, châu á và châu Mỹ như Chi lê, Philippines,... Công ty hóa chất DOW của Mỹ là một công ty lớn có chi nhánh đặt ở gần 30 nước trên thế giới vào những năm 70. trong thời gian 1967-1968, công ty này đã đầu tư xây dựng một tổ hợp hoá dầu tại Chi Lê với tổng số vốn là 30 tr.USD trong đó Mỹ chiếm một phần vốn lớn. Dự án này dự kiến xây dựng trong 3 năm. Khoảng 6 tháng trước khi dự án đi vào hoạt động, tổng thống mới đắc cử là Salvador Allende đã thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử tổng thống trong đó có nội dung là quốc hữu hoá ĐTNN và đã đặt dự án này dưới sự kiểm soát của chính phủ mới. Khoảng 2 năm sau, toàn bộ tài sản của DOW đã bị quốc hữu hoá và tình hình này đã gây ra nỗi hoang mang, lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Hoặc như ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên, thay đổi chiến lược xuất nhập khẩu,...) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.

5.1.2. Môi trường luật pháp

55

Quá trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài, nên một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Môi trường này bao gồm các chính sách, quy định, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.

- Chính sách sở hữu: với mục đích chính là kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, việc khống chế một mức vốn sở hữu là một biện pháp quan trọng để hạn chế sự can thiệp của nhà ĐTNN. Một số nước như Bangladesh cho phép hình thức 100% vốn nước ngoài trong tất cả mọi lĩnh vực. Trung Quốc chỉ cho phép hình thức này trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất hàng xuất khẩu. Hàn Quốc chỉ cho phép trong từng trường hợp cụ thể. Việt Nam quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn không ít hơn 30%. Thông thường, các nước đang phát triển trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng hình thức liên doanh.

- Chính sách thuế: bao gồm các nội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu đãi khác.

- Chính sách lệ phí: quy định về các khoản tiền phải nộp như phí dịch vụ cấp giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, thuê đất,...). Chính sách 2 giá ở Việt Nam đã làm các nhà ĐTNN bất bình.

- Chính sách quản lý ngoại hối: bao gồm các quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Đối với nhiều nước, việc mở tài khoản ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải được sự cho phép của cơ quan quản lý ngoại tệ của nước này để nhằm kiểm soát được dòng ngoại tệ ra vào.

Việc chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tệ cũng được quy định khác nhau giữa các nước. Nhiều nước như Singapore, Bangladesh, Malaysia,... không quy định mức hạn chế chuyển đổi nhưng một số nước như Trung Quốc, Chile, Mêhicô,... lại không chế một tỷ lệ chuyển đổi nhất định.

Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, mỗi nước tuỳ theo tình hình cụ thể của mình có những quy định khác nhau. Một số nước không hạn chế mức ngoại tệ mà các nhà ĐTNN chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, một số nước cho phép chuyển một phần, thậm chí có những nước trong những thời điểm nhất định không cho phép chuyển ngọai tệ ra khỏi nước (như Malayxia năm 1998 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế).

56

- Quản lý hoạt động ĐTNN

Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu chủ, chủ đầu tư phải chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đại diện cho nước chủ nhà từ khâu cấp giấy phép, thẩm định dự án đến quản lý việc thực hiện dự án.

Hình thức tổ chức quản lý ĐTNN ở các nước có những đặc điểm khác nhau. Một số nước có một cơ quan chuyên trách quản lý ĐTNN như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore,... nhưng ở nhiều nước lại quy định một số cơ quan phối hợp quản lý như Braxin, Indonesia, Srilanca,... Khâu thẩm định dự án được tiến hành theo mọi khía cạnh như tài chính, kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, công nghệ,... nên cần sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên ngành. Một dự án được chấp nhận phải có sự nhất trí của tất cả các cơ quan này nên thường kéo dài hơn quy định và gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Để khắc phục những hạn chế này, một số nước đã áp dụng hình thức “một cửa”, có nghĩa là nhà đầu tư chỉ phải liên hệ với một cơ quan chức năng để đề nghị thẩm định dự án của mình. Mọi thủ tục tiến hành thẩm định sẽ do cơ quan này phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tiến hành, hình thức này được áp dụng tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Ghana,....

- Các chính sách và quy định khác:

Chính sách về công nghệ (các quy định về CGCN)

Chính sách về bảo vệ môi trường

Chính sách về lao động tiền lương.

Chính sách về việc sử dụng các nguồn tài nguyên, mặt đất, mặt nước,...Về việc sử dụng đấ có các quy đinh liên quan đến quyền sử dụng đất, kiến trúc, xây dựng, giải phong mặt bằng,...

Thủ tục khai báo hải quan, nhập cảnh, cư trú,...

Quy định về việc giải quyết khiếu nại ,khiếu kiện, tranh chấp,...

5.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách,... liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc từ phương Tây. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút

57

các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành. Dân cư đông sẽ là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào và là thị trường tiềm năng để tiêu thụ hàng hoá.

5.1.4. Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn đàu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua những nội dung sau:

- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước.

- Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô thấp dần tới các hiện tượng lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục hành chính rườn rà, tăng trưởng kinh tế thấp,... là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng.

- Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao.

- Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là những yếu tố rất cần thiết để thu hút các nhà ĐTNN.

- Tính cạnh tranh của nước chủ nhà cao sẽ giảm được rào cản đối với ĐTNN, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so sánh của mình.

5.1.5. Đặc điểm phát triển văn hoá xã hội

Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục, đạo đức,... cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư.

Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá trong một số trường hợp đã mang lại những hậu quả không lường trong kinh doanh. Tinh thần tự trọng dân tộc quá cao cùng với thái độ bài ngoại sẽ là rào cản lớn đối với các nhà ĐTNt. Các nhà ĐTNN không muốn đầu tư vào một nước có quá nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều lễ hội, nhiều điều kiêng kỵ, bởi điều này khiến cho họ khó hoà nhập và không thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của họ.

Thẩm mỹ dân tộc của nước chủ nhà là một yếu tố quan trọng để chủ ĐTNN chọn các hình thức quảng cáo và bao bì sản phẩm. Một ngân hàng của Anh thiết kế

58

màu xanh lá cây trong biểu tượng của mình, nhưng khi đặt chi nhánh hoạt động tại Singapore đã phải thay đổi màu bởi ở nước nay màu xanh lá cây bị coi là màu tang tóc. Tương tự, người dân Trung Quốc đặc biệt có cảm tình với màu đỏ nên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà ĐTNN cũng tăng thêm lượng màu này.

Trình độ phát triển giáo dục- đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ lao động. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

5.2. Môi trường ở nước chủ đầu tư

5.2.1. Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô

Những chính sách như tài chính- tiền tệ, xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối của nước đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến luồng đầu tư trực tiếp của nước này sang các nước khác.

Sự thay đổi các chính sách tài chính- tiền tệ tác động mạnh đến lãi suất, làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư. Ví dụ, trong suốt những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, mặc dù chính phủ Mỹ không đưa ra một chính sách cụ thể nào ảnh hưởng đến ĐTNN của các nhà đầu tư Mỹ, nhưng trong các năm 1979- 1981, Mỹ thay đổi chính sách từ “nới lỏng tiền tệ- thắt chặt tài chính” sang “ thắt chặt tiền tệ- nới lỏng tài chính” đã làm cho mức lãi suất trong nước cao hơn, cải thiện môi trường đầu tư trong nước nên đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giảm mạnh trong những năm 1980- 1985. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự đối với ĐTNN của Anh trong những năm 1975-1985.

Thay đổi chính sách tiền tệ sẽ làm ảnh hưởng đến lạm phát, lạm phát cao có nghĩa là đồng tiền nội tệ mất giá khiến hoạt động đầu tư ra nước ngoài giảm bởi để mua được cùng một lượng dịch vụ đầu tư ở nước ngoài thì các nhà đầu tư phải tốn nhiều tiênf bản tệ hơn và ngược lại. Trong những năm 1985-1988, giá của đồng Yên Nhật Bản tăng vọt (khoảng 33%), giá của đồng Mác Đức tăng khoảng trên 20% đã khiến dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước này vào những nước PT khác tăng mạnh.

59

Ảnh hưởng của chính sách XNK của nước đầu tư đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài được thể hiện ở chỗ: các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định thương mại sẽ khiến cho hàng hoá và dịch vụ của nước đầu tư có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường nước khác, do đó động cơ đầu tư ra nước ngoài để vượt qua rào cản thương mại sẽ giảm mạnh. Đối với nhập khẩu cũng vậy, nếu nước đầu tư hạ mức rào cản đối với hàng hoá từ nước ngoài nhất là từ các nước ĐPT thì các nhà đầu tư trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới để sản xuất hàng hoá và lại nhập khẩu lại vàonước mình.

Nếu nước đầu tư nới lỏng các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do háo thì trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoài và ngược lại. Thực tế cho thấy việc xoá bỏ các quy định quản lý ngoại hối của Nhật Bản (1983), Anh (1979), Đức (1960), Thuỵ Điển (1980),... đã thúc đẩy mạnh mẽ dòng đầu tư ra nước ngoài của những quốc gia này.

5.2.2. Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

Các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm đầu tư, và các chính sách đối ngoại của nước đầu tư có tác động mạnh tới luồng vốn đầu tư ra nước ngoài của quốc gia này.

Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư ở nước ngoài. Hiệp định đầu tư song phương được ký giữa nước đầu tư và nước nhận đàu tư, còn hiệp định đa biên được ký giữa các nước trong cùng một nhóm. Nội dung của những hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Từ cuối những năm 80, số hiệp định song phương giữa các nước PT và ĐPT tăng nhanh chóng khiến dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước PT vào các nước ĐPT tăng theo.

Cùng với các hiệp định trên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa nước đầu tư với nước ngoài cũng tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi họ chỉ chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư mà thôi.

Mặt khác, việc nước đầu tư áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư cũng là yếu tố tác động mạnh đến luồng đầu tư ra nước ngoài. Năm 1992, chính phủ Nhật

60

Bản tuyên bố bảo hiểm đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã khiến dòng đầu tư của Nhật vào Việt Nam tăng mạnh.

5.2.3. Tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và các chính sách xã hội

Một nước chỉ có thể đầu tư ra nước ngoài khi tiềm lực kinh tế đã đủ mạnh, lượng tích luỹ lớn nên lượng vốn cần cho đầu tư trong nước dư thừa. Như vậy, mức độ tích luỹ của nền kinh tế có vai trò làm tăng hoặc giảm áp lực đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Trình độ khoa học công nghệ thông qua các công việc nghiên cứu và phát triển (R&D) luôn là một lợi thế cho nước đầu tư. Một nước có khả năng nghiên cứu và phát triển cao thường là nước tạo ra công nghệ nguồn và quyết định giá cả công nghệ trên thị trường. Các công nghệ nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh độc quyền và cần sản xuất với quy mô lớn, đây chính là yếu tố quyết định các TNCs đầu tư ra nước ngoài. Những nước đầu tư ra nước ngoài lớn cũng thường là những nước chiếm tỷ trọng cung cấp công nghệ cao trên thế giới.

Thông thường, đầu tư ra nước ngoài và tạo việc làm trong nước có mối quan hệ ngược với nhau, việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài dẫn tới giảm đầu tư nội địa và cùng nghĩa với việc giảm cơ hội tạo việc trong nước, có thể làm tăng tình trạng thất nghiệp và gia tăng tệ nạn xã hội. Nếu nước đầu tư có những chính sách trợ cấp xã hội tốt đặc biệt là trợ cấp thất nghiệp thì sẽ làm giảm áp lực của làn sóng phản đối đầu tư ra nước ngoài. Đây là hiện tượng rất phổ biến xảy ra ở những nước PT, nhất là ở Anh vào cuối những năm 80.

5.3. Môi trường đầu tư quốc tế

5.3.1. Xu hướng đối thoại giữa các nước

Xu hướng đối thoại chính trị được hiểu là việc giải quyết xung đột giữa các nước được thực hiện bằng đàm phán, là yếu tố quan trọng, tác động tích cực tới luồng đầu tư trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nền kinh tế thế giới chia thành hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, dòng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được thực hiện giữa các nước trong khối chủ nghĩa tư bản. Hơn một thập kỷ gần đây, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, rào cản trong hợp tác kinh tế giữa các nước dần thu hẹp khiến dòng đầu tư của các nước khối tư bản chủ nghĩa vào các nước xã hội chủ nghĩa tăng mạnh. Điển hình là ở Liên Xô cũ, năm 1986 chính phủ Liên Xô khuyến khích

61

các nhà đầu tư phương Tây vào nước này thì đến năm 1996 đã có tới 18.000 dự án liên doanh với nước ngoài với trị giá hơn 10 tỷ USD. Đứng đầu là các công ty của Mỹ, sau đó là Đức, Ý, Phần Lan,... Các công ty lớn của Mỹ như IBM, Kodak, AT&T, MacDonald‟s,... đã có mặt tại Liên Xô từ những thời điểm đầu tiên. Hoặc như sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam ngày 03/02/1994 thì chỉ sau một thời gian rất ngắn, hãng hàng không Mỹ đã thông báo sẽ mở các chuyến bay đến Việt Nam, một tuần sau Pepsi đã có mặt tại Việt Nam và sau đó ít ngày là Coke- một đối thủ của Pepsi. Lệnh cấm vận được xoá bỏ cũng khiến cho đầu tư của các nước khác vào VN tăng nhanh chóng bởi trước đó các nước này sợ bị Mỹ trừng trị nên không dám đầu tư.

5.3.2. Liên kết khu vực

Sự tạo ra các khối thị trường chung tạo ra sự thuận lợi cho các TNCs chuyển địa điểm sản xuất và phân phôi giữa các nước thành viên của khối, nhờ đó thúc đẩy dòng đầu tư.. Tuy các khối thị trường chung này không đưa ra nhưngc hính sách trực tiếp đối với đầu tư nước ngoài dặc biệt là FDI, song thông qua các chính sách tự do hoá thương mại đã xoá bỏ rào cản giữa các nước.

Việc liên kết khu vực tạo sự phát triển ổn định cho các nước thành viên, đồng thời buộc các nước cam kết những chính sách tự do hoá đầu tư, tạo môi trưòng đầu tư thuận lợi nhằm thu hút ĐTNN. Ví dụ, cuối năm 1998 các nước ASEAN đã thông qua hiệp định đầu tư trong khối với nội dung cơ bản là thực hiện các cam kết về mở cửa các lĩnh vực đầu tư, xuất xứ hàng hoá, giảm bớt thuế đầu tư,...đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước trong khối đầu tư lẫn nhau. Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN, FDI vào Việt Nam tăng mạnh từ 3,746 tỷ USD năm 1994 lên 6,607 tỷ năm 1995 và 8,640 tỷ vào năm 1998.

5.3.3. Tăng trưởng nhanh của các TNCs

Phần lớn hoạt động ĐTNN được thực hiện do các TNCs nên tốc độ tăng trưởng của các TNCs ảnh hưởng đến động thái của dòng FDI. TNC bao gồm công ty mẹ và các công ty con ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của mình tại nước sở hữu. Có ba dạng công ty con. Dạng thứ nhất là công ty phụ thuộc- hơn 50% tài sản do chủ đầu tư ở công ty mẹ nắm quyền sở hữu, họ có

62

quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và điều hành của công ty con. Dạng thứ hai là công ty liên kết, chủ đầu tư của công ty mẹ chỉ nắm một tỷ lệ nhỏ tài sản và có quyền hạn ít hơn so với dạng thứ nhất. Dạng công ty con thứ ba là công ty con hoạt động với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ, trường hợp này công ty mẹ có toàn quyền đối với công ty con.

Cuối những năm 1960 có 7.276 TNCs và 27.000 chi nhánh, năm 1990 có 35.000 TNCs và 150.000 chi nhánh (tăng mạnh vào cuối những năm 80), đên 1997 có 53.607 TNCs với 448.917 chi nhánh. Hiện tượng này ảnh hưởng mạnh đến dòng FDI vào cuối những năm 1980.

Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển mạnh của các TNCs nên gia tăng hình thức sáp nhập và mua lại hơn là đầu tư mới. Trong những năm 1950- 1960 FDI chủ yếu dưới hình thức đầu tư mới thì từ giữa những năm 80 hình thức mua lại và sáp nhập dần dần thay thế và ngày càng nổi bật. Những năm gần đây đặc biệt là trong năm 1998, làn sóng sáp nhập công ty để trở thành các công ty siêu lớn diễn ra mạnh hơn bao giờ hết, đây là làn sóng sáp nhập thứ tư kể từ làn sóng đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. Việc sáp nhập các công ty đã trở thành một xu thế và rất mạnh, năm 1990 có khoảng 1.700 vụ, năm 1995 có 4.600 vụ, năm 1996 toàn thế giới có 22.729 vụ sáp nhập thì năm 1998 con số này đạt gần 30.000 vụ. So với năm 1995 thì mức giao dịch của các công ty sáp nhập tăng 35% và đạt trên 2000 tỷ USD. Làn sóng sáp nhập diễn ra trong hầu hết các ngành, bao gồm ngành công nghệ cao, ngành truyền thống, ngành chế tạo và cả ngành dịch vụ. Giá trị sáp nhập lên tới hàng trăm tỷ USD như vụ sáp nhập giữa National Bank Corp với Bank America Corp có trị giá hợp đồng là 57,3 tỷ USD và đưa ngân hàng mới sáp nhập trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với tổng vốn tài sản là 570 tỷ USD. Các vụ sáp nhập không chỉ diễn ra giữa các công ty của một quốc gia mà còn được thực hiện một cách “xuyên quốc gia”, “xuyên châu lục” như vụ sáp nhập thu hút sự chú ý của toàn thế giới giữa Chrysler - hãng sản xuất ôtô lớn thứ ba của Mỹ với hãng Daimler- Benz, nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Đức và châu Âu.

Làn sóng sáp nhập công ty đã hình thành các công ty khổng lồ có mặt trên khắp các châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hơn, tổ chức có hiệu quả hơn và được vi tính hoá cao độ hơn. Các chuyên gia kinh tế phương tây cho rằng việc sáp nhập các công ty có tác dụng tích

63

cực trong việc phát triển kinh doanh theo quy luật thị trường, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, hạn chế các rủi ro kinh doanh. Làn sóng sáp nhập gia tăng góp phần làm cho đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục.

5.3.4. Tốc độ toàn cầu hoá

Nếu liên minh kinh tế nhấn mạnh đến các hiệp định kinh tế giữa các nước thì toàn cầu hoá nhấn mạnh quá trình đan xen liên kết giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu để hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế. Tốc độ của quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy xu hướng tự do hoá FDI, tạo thuận lợi cho các TNCs mở rộng đầu tư. Trong thập kỷ gần đây, FDI đã khẳng định vai trò của mình đối với những nước ĐPT, thúc đẩy nhiều nước ban hành và sửa đổi luật ĐTNN, đến năm 1997 có khoảng 143 nước có luật ĐTNN, riêng năm 1997 có 17 nước ban hành luật mới và 75 nước điều chỉnh luật cũ để tăng mức hấp dẫn FDI.

Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn quốc tế, giảm bớt các ngăn cản lưu chuyển vốn, nhanh chóng và hiện đại trong nghiệp vụ giao dịch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và cung cấp tín hiệu đầy đủ kịp thời cho các nhà đầu tư.

5.4. Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút ĐTNN

5.4.1. Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà. Các hoạt đông này do các quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp,... thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn dàn đầu tư, tham quan, khảo sát,...và thông qua các phương tiện thông tin, xây dựng các mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài. Một môi trường đầu tư tốt song ít được thế giới biết đến hoặc biết không đầy đủ, sai lệch thì cũng kém thu hút các nhà đầu tư. Đây là biện pháp được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao ở những nước PT và một số nưóc NICs (bởi môi trường đầu tư ở những nước này đã rất tốt). Riêng trong năm 1996, Malayxia đã tổ chức được 7 hội thảo tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới với sự tham gia của gần 3.000 người. Tại những hội thảo này các nhà đầu tư nước ngoài đã được các nhà nghiên cứu chuyên môn, các nhà doanh nhân,... cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết về môi trường đầu tư trong nước.

64

Nhiều nước đã có tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư như JETRO của Nhật Bản, CIDA của Canada, MIDA của Malayxia, KOTRA của Hàn Quốc, ARMTRAM của Mỹ,....

5.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

Có thể nói cơ sở hạ tầng (môi truờng đầu tư cứng) có vai trò làm nền móng cho các hoạt động đầu tư. Nước chủ nhà cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt trước khi tiếp nhận đầu tư. Đó là các công việc xây dựng đường xá giao thông, bến bãi, nhà ga, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin, bưu điện. Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn, vì vậy khi đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư luôn quan tâm đến chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng- điều quyết định hiệu quả đầu tư của họ. Ở những nước ĐPT, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập trung đầu tư vào những vùng miền có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, điều này sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí.

5.4.3. Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng của toàn xã hội như trên thì nước chủ nhà cần xây dựng những khu vực đặc biệt cung cấp những dịch vụ đầu tư tốt nhất cùng với những điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Khu chế xuất là khu vực địa lý được khoanh vùng với các quy chế đặc biệt tách khỏi các quy định về thuế quan, thương mại của một nước, trong đó chủ yếu là để phát triển công nghiệp chế tạo và sản phẩm dùng để xuất khẩu. Malayxia gọi các khu này là khu thương mại tự do (FTZs), Hàn Quốc gọi là khu xuất khẩu tự do (FEZs), Trung Quốc gọi là đặc khu kinh tế (SEZs), các nước Bắc Mỹ gọi là khu thương mại và đầu tư tự do (FTIZs), một số nước khác như Thái Lan, Việt Nam, Đài loan,..gọi là khu chế xuất (export processing zones).

Khu chế xuất hình thành vào những năm đầu thập kỷ 60, nhưng ở châu Á được hình thành đầu tiên vào năm 1966 tại ấn Độ và Đài Loan. Cuối thập kỷ 80 trên thế giới chỉ có 80 khu chế xuất nhưng đến năm 1996 đã có 839 khu, trong đó ở Mỹ có 213 khu, Trung Quốc có 124 khu, trong khi cả châu Âu chỉ có 81 khu. Biện pháp xây dựng khu chế xuất ban đầu đã mang lại hiệu quả lớn trong việc thu hút ĐTNN khi các nước ĐPT còn đề cao tự chủ kinh tế, tuy nhiên từ cuối những năm 80 kinh tế của những nước ĐPT có xu hướng mở cửa, bên cạnh đó mối liên kết giữa kinh tế khu chế

65

xuất và các khu vực kinh tế khác trong nước tỏ ra rất yếu nên nhiều nước đã chuyển sang việc xây dựng những khu mới, đó là các khu công nghiệp và khu công nghệ cao.

Khu công nghiệp là một khu vực địa lý được phân chia và phát triển một cách có hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cần thiết. cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của một liên hợp ngành công nghiệp và sản phẩm không nhất thiết phải xuất khẩu.

Khu công nghệ cao là những khu nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại.

Tính đến cuối những năm 1990 thì ở châu Á có hơn 30.000 KCN, KCX trong đó có 6 trong 8 khu lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, Malaisia, Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan, Đài Loan.

66

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Đánh giá tình hình FDI của các nước EU vào Việt Nam

2. Đánh giá tình hình FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam

3. Đánh giá tình hình FDI của Mỹ vào Việt Nam

4. Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội

5. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào TP HCM

6. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX của Việt Nam

7. Đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo bạn, cần phải làm gì để tăng tính hấp dẫn của môi trường này?

8. Vai trò của các công việc chuẩn bị "tiền đầu tư" và xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư nước ngoài. Liên hệ với Việt Nam.

9. Phân tích những cơ hội và thách thức trong việc thu hút FDI vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

10. Phân tích vai trò của ODA và FDI đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Theo quan điểm cá nhân của anh (chị), nguồn vốn nào quan trọng hơn? Tại sao?

67

ĐẦU TƯ

I.

§Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi

Trªn thÕ giíi hiÖn nay cßn tån t¹i nhiÒu quan niÖm vÒ ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi. Theo B¸o c¸o vÒ ®Çu t­ thÕ giíi cña Liªn Hîp Quèc n¨m 19

95 th× ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi lµ lo¹i h×nh kinh doanh mµ nhµ ®Çu t­ bá vèn tù thiÕt lËp ra c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh cho riªng m×nh, ®øng chñ së h÷u tù qu¶n lý, khai th¸c hoÆc thuª ng­êi qu¶n lý, khai th¸c c¬ së nµy, hoÆc hîp t¸c tham gia víi c¸c ®èi t¸c cña n­íc së t¹i thµnh lËp c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh vµ tham gia qu¶n lý vµ khai th¸c c¸c c¬ së nµy (

[1]

). Cã quan niÖm kh¸c cho r»ng, ®Çu t­ trùc tiÕp lµ nh÷ng ®Çu t­ thùc tÕ vµo x©y dùng nhµ m¸y, mua t­ liÖu s¶n xuÊt, ®Êt ®ai vµ hµng dù tr÷ vµ c¶ vèn g¾n liÒn víi viÖc qu¶n lý, nhµ ®Çu t­ thùc hiÖn viÖc kiÓm so¸t viÖc sö dông vèn ®Çu t­. §Çu t­ trùc tiÕp th­êng thùc hiÖn d­íi h×nh thøc x©y dùng mét c«ng ty con hoÆc giµnh quyÒn kiÓm so¸t mét h·ng kh¸c (vÝ dô, mua mét phÇn lín cæ phiÕu). §Çu t­ trùc tiÕp kh¸c víi ®Çu t­ cæ phiÕu, chøng kho¸n ë chç, ®Çu t­ cæ phiÕu, chøng kho¸n hoµn toµn lµ nh÷ng tµi s¶n chÝnh ®ã lµ cæ phiÕu vµ chøng kho¸n (

[2]

). Mét quan niÖm kh¸c cho r»ng, ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi lµ “mét kho¶n ®Çu t­ víi nh÷ng quan hÖ l©u dµi, theo ®ã mét tæ chøc trong mét nÒn kinh tÕ (nhµ ®Çu t­ trùc tiÕp) thu ®­îc nh÷ng lîi Ých l©u dµi tõ mét doanh nghiÖp ®Æt t¹i mét nÒn kinh tÕ kh¸c. Môc ®Ých cña nhµ ®Çu t­ trùc tiÕp lµ muèn cã nhiÒu ¶nh h­ëng trong viÖc qu¶n lý doanh nghiÖp t¹i nÒn kinh tÕ kh¸c ®ã” (

[3]

). §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi cßn cã thÓ ®­îc quan niÖm lµ “quyÒn së h÷u cña mét h·ng n­íc ngoµi hoÆc mét c¸ nh©n n­íc ngoµi víi 10 % hoÆc nhiÒu h¬n cæ phÇn hoÆc quyÒn biÓu quyÕt cña mét c«ng ty hoÆc quyÒn cã 10% hoÆc trªn 10% lîi nhuËn cña mét c«ng ty” (Quan niÖm cña IMF, OECD…) (

[4]

).

§Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trªn toµn thÕ giíi ®· t¨ng tõ 60 tû USD vµo n¨m 1982 lªn tíi 865 tû USD vµo n¨m 1999. Sù gia t¨ng nµy trong dßng ch¶y vèn ®Çu t­ ®· cã t¸c ®éng m¹nh mÏ tíi tÊt c¶ c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn. Nh÷ng ng­êi ñng hé ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ®· ®­a ra nhiÒu c¬ chÕ mµ theo ®ã cã thÓ gi¶m ®ãi nghÌo vµ t¹o ra sù t¨ng tr­ëng kinh tÕ nh­ sau (

[5]

):

            1. §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ®ãng gãp vµo sù chuyÓn giao nhanh chãng vµ hiÖu qu¶ vµ sù chÊp nhËn qua biªn giíi quèc gia;

            2. §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi ®Æc biÖt thÝch øng ®èi víi viÖc chuyÓn t¶i nh÷ng ¶nh h­ëng cña nã thµnh sù ph¸t triÓn trªn diÖn réng, víi sù ®ãng gãp ®¸ng kÓ vµo sù ph¸t triÓn ®ã nh»m ph¸t triÓn nguån nh©n lùc.

            3. §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi trong mèi quan hÖ víi c¸c h×nh thøc cña viÖc khuyÕn khÝch ®Çu t­ vµo khu vùc t­ nh©n, sÏ trî gióp cho viÖc qu¶n trÞ c«ng ty.

            4. §Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi g¾n liÒn víi sù ph¸t triÓn c¸c chØ tiªu vÒ m«i tr­êng vµ lao ®éng, bëi v× c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi cã xu h­íng quan t©m tíi uy tÝn trªn thÞ tr­êng n­íc ngoµi, vµ

            5. C¸c h·ng ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi sÏ t¹o ra viÖc chi tr¶ thuÕ vµ t¨ng c­êng sù ph¸t triÓn céng ®ång khi hä ®Çu t­ vµo c¸c khu vùc mµ hä ho¹t ®éng.

Theo LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005, ®Çu t­ trùc tiÕp lµ h×nh thøc ®Çu t­ do nhµ ®Çu t­ bá vèn ®Çu t­ vµ tham gia qu¶n lý ho¹t ®éng ®Çu t­ (§iÒu 3 kho¶n 2). §Çu t­ n­íc ngoµi lµ viÖc nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ®­a vµo ViÖt Nam vèn b»ng tiÒn vµ c¸c tµi s¶n hîp ph¸p kh¸c ®Ó tiÕn hµnh ho¹t ®éng ®Çu t­. Theo LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005, ®Çu t­ trùc tiÕp cã c¸c h×nh thøc sau:

+ Thµnh lËp tæ chøc kinh tÕ 100% vèn cña nhµ ®Çu t­ trong n­íc hoÆc 100% vèn cña nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi;

+ Thµnh lËp tæ chøc kinh tÕ liªn doanh gi÷a c¸c nhµ ®Çu t­ trong n­íc vµ nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi;

+ §Çu t­ theo h×nh thøc hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh (BCC), hîp ®ång x©y dùng - kinh doanh – chuyÓn giao (BOT), hîp ®ång x©y dùng – chuyÓn giao – kinh doanh (BTO), hîp ®ång x©y dùng – chuyÓn giao (BT);

+ §Çu t­ ph¸t triÓn kinh doanh;

+ Mua cæ phÇn hoÆc gãp vèn ®Ó tham gia qu¶n lý ho¹t ®éng ®Çu t­;

+ §Çu t­ thùc hiÖn viÖc s¸p nhËp vµ mua l¹i doanh nghiÖp;

+ C¸c h×nh thøc ®Çu t­ trùc tiÕp kh¸c.

ë

NhËt B¶n, cã bèn lo¹i h×nh c«ng ty cã thÓ tham gia ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi bao gåm:

            1. C«ng ty cæ phÇn (kabushiki kaisha), c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n (yugen kaisha), c«ng ty hîp danh (gomei kaisha) vµ c«ng ty hîp danh h÷u h¹n (goshi kaisha). Trong hÇu hÕt c¸c tr­êng hîp, c«ng ty cæ phÇn lµ h×nh thøc thÝch hîp nhÊt trong ®Çu t­ n­íc ngoµi ë NhËt B¶n.

            2. V¨n phßng chi nh¸nh ®Ó ho¹t ®éng ®Çu t­ n­íc ngoµi t¹i NhËt B¶n. Ngo¹i trõ mét sè tr­êng hîp ®Æc biÖt (thuéc vÒ nh÷ng lÜnh vùc kinh tÕ ®Æc biÖt) nh­ ng©n hµng, b¶o hiÓm, dÞch vô tµi chÝnh vµ giao th«ng vËn t¶i, viÖc më chi nh¸nh ®­îc chÊp nhËn víi nh÷ng yªu cÇu tèi thiÓu, vµ viÖc ®¨ng ký th­¬ng m¹i ®­îc ghi vµo B¸o c¸o thµnh lËp V¨n phßng chi nh¸nh.

            3. C«ng ty liªn doanh

            4. V¨n phßng ®¹i diÖn hoÆc V¨n phßng liªn l¹c. ViÖc thµnh lËp V¨n phßng ®¹I diÖn hoÆc V¨n phßng liªn l¹c ®ßi hái Ýt thñ tôc h¬n so víi viÖc thµnh lËp V¨n phßng chi nh¸nh.

            5. H×nh thøc ®Æc quyÒn kinh tiªu (Franchise) (

1

)

            6. C«ng ty n­íc ngoµi cã thÓ ®Çu t­ cæ phÇn vµo mét c«ng ty NhËt B¶n ®ang ho¹t ®éng. §iÒu nµy ®­îc thùc hiÖn b»ng c¸ch mua mét sè l­îng cæ phÇn thiÓu sè nh»m môc ®Ých thóc ®Èy quan hÖ víi mét c«ng ty NhËt B¶n vµ ®­îc h­ëng lîi nhuËn thu ®­îc. ViÖc ®Çu t­ nµy ®­îc khuyÕn khÝch nÕu c«ng ty n­íc ngoµi b¸n, chuyÓn giao c«ng nghÖ tíi, hoÆc mua c«ng nghÖ tõ c«ng ty NhËt B¶n.

           

7. C«ng ty n­íc ngoµi cã thÓ tham gia vµo thÞ tr­êng b»ng viÖc yªu cÇu mét tû lÖ ®a sè hoÆc tû lÖ kiÓm so¸t trong mét c«ng ty NhËt B¶n ®ang ho¹t ®éng. Tuy nhiªn, viÖc nµy kh«ng ®­îc ¸p dông th­êng xuyªn, vµ cã thÓ gÆp nh÷ng trë ng¹i nhÊt ®Þnh trong viÖc hîp nhÊt vµ s¸p nhËp c«ng ty (

1

).

VÒ c¬ b¶n, trªn thÕ giíi ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi tån t¹i d­íi c¸c h×nh thøc sau:

1. Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh

H×nh thøc hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së Hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh lµ ho¹t ®éng ®Çu t­ tiÕn hµnh trªn c¬ së mét hîp ®ång mµ kh«ng thµnh lËp mét ph¸p nh©n míi.

C¬ së ph¸p lý quan träng cña sù hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång lµ hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh. §©y lµ v¨n b¶n ®­îc ký kÕt gi÷a (c¸c) bªn së t¹i vµ (c¸c) bªn n­íc ngoµi ®Ó tiÕn hµnh ®Çu t­, kinh doanh t¹i n­íc së t¹i, trong ®ã quy ®Þnh tr¸ch nhiÖm vµ ph©n chia kÕt qu¶ kinh doanh cho mçi bªn mµ kh«ng thµnh lËp ph¸p nh©n míi. Còng gièng nh­ trong h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh, c¸c bªn tham gia hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång cïng gãp vèn, cïng kinh doanh, cïng ph©n chia lîi nhuËn vµ cïng chÞu rñi ro.

Tuy kh«ng tæ chøc d­íi d¹ng doanh nghiÖp, cô thÓ lµ h×nh thøc c«ng ty, nh­ng hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång ®· h×nh thµnh nªn mét tæ chøc kinh doanh chung. C¸c bªn hîp doanh cïng nhau thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc chung hoÆc cã thÓ ph©n c«ng nhau thùc hiÖn tõng phÇn c«ng viÖc víi t­ c¸ch cña nh÷ng ®¬n vÞ ®éc lËp. So víi h×nh thøc liªn doanh, sù liªn kÕt gi÷a c¸c bªn trong quan hÖ hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång cã tÝnh chÊt mÒm dÎo h¬n. Do nh÷ng ®Æc tÝnh nãi trªn, nªn th«ng lÖ quèc tÕ kh«ng coi c¸c lo¹i hîp ®ång th«ng dông kh¸c trong quan hÖ th­¬ng m¹i quèc tÕ nh­ hîp ®ång mua b¸n hµng ho¸ quèc tÕ, hîp ®ång gia c«ng quèc tÕ, hîp ®ång cung cÊp l¾p ®Æt thiÕt bÞ... lµ hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh.

Theo LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005, hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh (BCC) lµ h×nh thøc ®Çu t­ ®­îc ký kÕt gi÷a c¸c nhµ ®Çu t­ nh»m hîp t¸c kinh doanh ph©n chia lîi nhuËn, ph©n chia s¶n phÈm mµ kh«ng thµnh lËp ph¸p nh©n (§iÒu 3 kho¶n 16). Nhµ ®Çu t­ ®­îc ký kÕt hîp ®ång BCC ®Ó hîp t¸c s¶n xuÊt ph©n chia lîi nhuËn, ph©n chia s¶n phÈm vµ c¸c h×nh thøc hîp t¸c kinh doanh kh¸c. §èi t­îng, néi dung hîp t¸c, thêi h¹n kinh doanh, quyÒn lîi, nghÜa vô, tr¸ch nhiÖm cña mçi bªn, quan hÖ hîp t¸c gi÷a c¸c bªn vµ tæ chøc qu¶n lý do c¸c bªn tho¶ thuËn vµ ghi vµo trong hîp ®ång. Hîp ®ång BCC trong lÜnh vùc t×m kiÕm, th¨m dß, khai th¸c dÇu khÝ vµ mét sè tµi nguyªn kh¸c d­íi h×nh thøc hîp ®ång ph©n chia s¶n phÈm ®­îc thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña LuËt §Çu t­ n¨m 2005 vµ c¸c quy ®Þnh kh¸c cña ph¸p luËt cã liªn quan (

[6]

).

ë

ViÖt Nam, h×nh thøc hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh chñ yÕu ¸p dông trong lÜnh vùc th¨m dß, khai th¸c dÇu khÝ (hai bªn cïng tiÕn hµnh, bªn n­íc ngoµi bá vèn t×m kiÕm, th¨m dß; nÕu cã ph¸t hiÖn th­¬ng m¹i th× chia cho bªn ViÖt Nam theo c¸c tû lÖ quy ®Þnh); c¸c dù ¸n liªn l¹c ®IÖn tho¹i néi h¹t, viÔn th«ng, in Ên vµ ph¸t hµnh b¸o chÝ. (Bªn n­íc ngoµi chØ ®Çu t­ vèn vµ thiÕt bÞ, cßn bªn ViÖt Nam n¾m toµn quyÒn qu¶n lý, ®iÒu hµnh dù ¸n) (

[7]

).

2. Doanh nghiÖp liªn doanh

Trªn thÕ giíi cã nhiÒu c¸ch tiÕp cËn, nhiÒu quan niÖm kh¸c nhau vÒ viÖc x¸c ®Þnh doanh nghiÖp liªn doanh víi n­íc ngoµi.

Cã quan niÖm cho r»ng, “Doanh nghiÖp liªn doanh lµ mét quan hÖ b¹n hµng t¹m thêi nh­ng ®«i khi cã tÝnh chÊt l©u dµi ®­îc thµnh lËp tõ hai hay nhiÒu c¸ nh©n hoÆc c«ng ty ho¹t ®éng trong mét lÜnh vùc kinh doanh nhÊt ®Þnh trong ®ã cã thÓ chÞu rñi ro do thua lç nh­ng vÉn cã thÓ mong ®îi mét tû lÖ lîi nhuËn hîp lý. C¸c bªn liªn doanh còng chia sÎ c¸c kho¶n chi phÝ vµ lîi nhuËn theo c¸c tû lÖ ®­îc tho¶ thuËn” (

[8]

).

Theo ph¸p luËt kinh doanh Hoa Kú, doanh nghiÖp liªn doanh lµ “mét quan hÖ b¹n hµng trong ®ã hai hay nhiÒu chñ thÓ cïng ®ãng gãp søc lao ®éng hoÆc tµi s¶n ®Ó thùc hiÖn mét môc tiªu ®Æt ra vµ cïng chia sÎ lîi nhuËn vµ chÞu rñi ro ngang nhau hoÆc do c¸c bªn tho¶ thuËn” (

[9]

). §Þnh nghÜa nµy cña ph¸p luËt kinh doanh Hoa Kú ®· ®Ò cËp ®Õn viÖc ®ãng gãp tµi s¶n vµ lao ®éng nh­ lµ nh÷ng nh©n tè c¬ b¶n ®Ó thµnh lËp doanh nghiÖp liªn doanh. §iÒu kiÖn quan träng cho ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp liªn doanh lµ viÖc chia sÎ lîi nhuËn, rñi ro gi÷a c¸c bªn tham gia doanh nghiÖp liªn doanh.

Theo Tæ chøc Hîp t¸c vµ Ph¸t triÓn kinh tÕ (OECD) th× “Trªn quan ®iÓm c¹nh tranh, liªn doanh lµ h×nh thøc n»m gi÷a hîp ®ång vµ liªn minh trong ®ã hai hay nhiÒu c«ng ty liªn kÕt ho¹t ®éng víi nhau trong mét hoÆc nhiÒu h¬n c¸c lÜnh vùc sau ®©y:

a)

     

TiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng mua vµ b¸n;

b)

     

Khai th¸c c¸c nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn, ph¸t triÓn hoÆc ®iÒu hµnh c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt;

c)

     

Nghiªn cøu vµ triÓn khai;

d)

     

Ho¹t ®éng chÕ t¹o vµ x©y dùng (

[10]

).

Nh­ vËy, theo ®Þnh nghÜa cña OECD, liªn doanh kh«ng ®¬n thuÇn lµ mét quan hÖ hîp ®ång ®¬n gi¶n, ®ång thêi còng kh«ng ph¶i lµ mét h×nh thøc liªn minh chÆt chÏ vµ ®Çy ®ñ víi sù tham gia cña nhiÒu Bªn víi quy m« lín trong nhiÒu lÜnh vùc kh¸c nhau.

L¹i cã quan niÖm kh¸c cho r»ng, liªn doanh lµ “nh÷ng tho¶ thuËn kinh doanh trong ®ã hai hay nhiÒu c«ng ty hoÆc thùc thÓ kinh doanh liªn kÕt víi nhau ®Ó h×nh thµnh mét ho¹t ®éng kinh doanh nhÊt ®Þnh. C¸c liªn doanh cã thÓ ®­îc h×nh thµnh gi÷a hai c«ng ty ®a quèc gia, gi÷a mét c«ng ty ®a  quèc gia vµ ChÝnh phñ hoÆc gi÷a mét c«ng ty ®a quèc gia víi c¸c nhµ kinh doanh ®Þa ph­¬ng” (

[11]

).

§Þnh nghÜa nªu trªn ®· chØ ra ®­îc thùc chÊt cña liªn doanh lµ nh÷ng tho¶ thuËn kinh doanh gi÷a hai hay nhiÒu bªn. C¸c Bªn tham gia liªn doanh cã thÓ lµ c«ng ty ®Þa ph­¬ng, c«ng ty ®a quèc gia hoÆc ChÝnh phñ. Tuy nhiªn, ®Þnh nghÜa nµy ch­a lµm râ ®­îc nh÷ng yÕu tè kh¸c biÖt gi÷a liªn doanh trong n­íc vµ liªn doanh quèc tÕ.

Ngay tr­íc chiÕn tranh thÕ giíi lÇn thø nhÊt, ng­êi ta ®· biÕt ®Õn liªn doanh quèc tÕ khi c¸c doanh nghiÖp ¢u, Mü tham gia vµo nhiÒu ho¹t ®éng hîp t¸c nh­ ®ån ®iÒn n«ng nghiÖp ë c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn… C¸c liªn doanh cã thÓ ®­îc thµnh lËp chØ gåm c¸c ®èi t¸c cña n­íc chñ nhµ, hoÆc chØ gåm c¸c ®èi t¸c cña mét hoÆc vµi n­íc ngoµi, kh«ng cã c«ng d©n n­íc chñ nhµ, hoÆc bao gåm c¶ c¸c ®èi t¸c ®Þa ph­¬ng vµ c¶ n­íc ngoµi. §«i khi thuËt ng÷ liªn doanh quèc tÕ ®­îc dµnh riªng cho nh÷ng ®èi t¸c t­ nh©n ®Þa ph­¬ng, cßn c¸c liªn doanh cæ phÇn gi÷a chÝnh quyÒn chñ nhµ hoÆc mét tæ chøc cña ChÝnh quyÒn n­íc chñ nhµ vµ mét ®èi t¸c n­íc ngoµi th× ®­îc gäi lµ liªn doanh quèc tÕ hçn hîp, doanh nghiÖp hçn hîp, c¸c c«ng ty hçn hîp hoÆc c¸c c«ng ty kinh tÕ hçn hîp. §Æc biÖt, ë c¸c n­íc kh«ng cã nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng, thuËt ng÷ “liªn doanh” cã thÓ dïng cho c¸c c«ng ty hçn hîp (hay liªn doanh) b»ng vèn n­íc ngoµi, cã nghÜa lµ c¸c liªn doanh quèc tÕ. §©y lµ h×nh thøc phæ biÕn nhÊt. ë ®©y kh«ng cÇn thiÕt ph©n biÖt gi÷a sù tham gia cña ChÝnh quyÒn hay t­ nh©n ®Þa ph­¬ng. C¶ hai thuéc vÒ lo¹i h×nh c«ng ty cæ phÇn liªn doanh quèc tÕ. Liªn doanh quèc gia vµ liªn doanh n­íc ngoµi kh«ng thuéc tr­êng hîp nµy. C¸c doanh nghiÖp ®­îc thµnh lËp ë n­íc A kinh doanh hoÆc ®ang thµnh lËp mét chi nh¸nh ë n­íc B th× kh«ng ®­îc xem lµ Liªn doanh quèc tÕ ngay c¶ khi phÇn vèn do c«ng d©n cña n­íc B n¾m gi÷. C¸c ®èi t¸c cña mét c«ng ty cæ phÇn liªn doanh quèc tÕ cã thÓ lµ c¸c quèc gia, c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc, c¸c tæ chøc quèc tÕ, c¸c t­ nh©n hoÆc c¸c c¬ quan hîp nhÊt. Nh÷ng tr­êng hîp sau lµ c¸c vÝ dô trong khu vùc n«ng nghiÖp (

[12]

):

+ Gi÷a quèc gia víi tæ chøc quèc tÕ: Liªn doanh n«ng c«ng nghiÖp Zulia Vrena (C«l«mbia 45%, Venezuela 45%, nghiÖp ®oµn Andina cña Fomento 10%) vÒ ph¸t triÓn s¶n xuÊt ®­êng vµ c¸c nhµ m¸y chÕ biÕn ®­êng ë vïng biªn giíi.

+ Gi÷a nhµ n­íc víi nhµ n­íc: C«ng ty A rËp vÒ ph¸t triÓn sóc vËt (Damascus), do Héi ®ång thèng nhÊt kinh tÕ A rËp lËp ra n¨m 1974 vµ do 12 n­íc A rËp ký; C«ng ty A  rËp vÌ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp vµ l­¬ng thùc, ®­îc NghÞ quyÕt 724 cña Héi ®ång thèng nhÊt kinh tÕ A rËp chÊp thuËn; Comunbana, C«ng ty Mü-Panama ®­îc thµnh lËp do c¸c thµnh viªn cña Liªn HiÖp c¸c n­íc xuÊt khÈu chuèi; Pancate (C«ng ty thÞ tr­êng chung gåm c¸c thµnh viªn cña nhãm Bogo: Braxil, Colombia, Costarica, El Sanvado, Guatemala, Honduras, Mexico, Venezuela); C«ng ty ph©n bãn ®­îc thµnh lËp do Bolivia, Costarica, Cuba, Guatemala, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru, Venezuela (hîp doanh thu mua ph©n bãn, tõ n¨m 1979 d­íi sù b¶o trî cña SELA). (

[13]

)

+ Nhµ n­íc víi c«ng ty t­ nh©n n­íc ngoµi: C«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ®­êng Ndola (Tate & Lyle Ltd) Anh 11%, Zambia 89%; C«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n ph¸t triÓn dÇu cä Anh míi, ChÝnh phñ Ghinª míi 50%, Harrisons & Crossfiel PLC 50% (®ån ®iÒn cä dÇu); C«ng ty h÷u h¹n Kapiura Plantation (PNG), ChÝnh phñ Ghinª Papua míi 30%, Harrisons & Crossfiel PLC 70% (®ån ®iÒn cä dÇu).

+ Nhµ n­íc víi tæ chøc quèc tÕ vµ c«ng ty t­ nh©n n­íc ngoµi: C«ng ty h÷u h¹n ®­êng Kenana (®Æt c¬ së ë Khartoum), nh÷ng ng­êi ®ãng cæ phÇn gåm Kuwait vµ Sudan, C«ng ty ®Çu t­ A rËp (mét tæ chøc tµi chÝnh khu vùc), mét C«ng ty t­ nh©n A rËp (Gulf Fisheries Company cña Kuwait) vµ hai c«ng ty t­ nh©n n­íc ngoµi (C«ng ty h÷u h¹n Lorhn cña V­¬ng Quèc Anh vµ C«ng ty h÷u h¹n Nissho-Lwai cña NhËt B¶n); C«ng ty ®­êng Mumias, ChÝnh phñ Kenya 71%, CDC 17%, C«ng ty tµi chÝnh th­¬ng m¹i Kenya 5%, Booker Mc Comel V­¬ng quèc Anh 4%, Ng©n hµng Ph¸t triÓn §«ng Phi 3%.

+ C«ng ty quèc gia víi c«ng ty t­ nh©n n­íc ngoµi vµ c¸c nhµ ®Çu t­ ®Þa ph­¬ng: Prolasa, NestlÐ, Nicaraguan Institutode Formento Nacional, c¸c nhµ ®Çu t­ Trung Mü (s÷a bét).

+ C¸c c«ng ty t­ nh©n víi c¸c c«ng ty nhµ n­íc hoÆc c«ng ty tµi chÝnh quèc tÕ: C¸c c«ng ty kinh doanh khu vùc, C¸c c«ng ty kinh doanh ®a quèc gia Andean.

+ C¸c c«ng ty t­ nh©n n­íc ngoµi víi c¸c nhµ ®Çu t­ ®Þa ph­¬ng: Nhµ m¸y bia Carling, C«ng ty chÕ biÕn bia Canadian, Hång K«ng 50%, C«ngxoocxiom cña c¸c nhµ bu«n Hång K«ng 50%, Coromandel: 2 c«ng ty Mü 47%, c¸c Nhµ s¶n xuÊt vµ c¸c Nhµ ®Çu t­ nh©n

Ê

n ®é 53% (nhµ m¸y ph©n bãn).

Doanh nghiÖp liªn doanh chÞu tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n. TÝnh tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n cña doanh nghiÖp liªn doanh thÓ hiÖn ë sù t¸ch b¹ch vÒ mÆt tµi s¶n gi÷a doanh nghiÖp liªn doanh víi c¸c bªn liªn doanh vµ giíi h¹n tr¸ch nhiÖm cña doanh nghiÖp liªn doanh trong quan hÖ vÒ tµi s¶n víi c¸c chñ thÓ kh¸c. Theo ®ã, vèn ph¸p ®Þnh cña doanh nghiÖp liªn doanh ®­îc h×nh thµnh tõ sù ®ãng gãp cña c¸c bªn liªn doanh. Mçi bªn liªn doanh chØ chÞu tr¸ch nhiÖm víi c¸c bªn kia, víi doanh nghiÖp liªn doanh trong ph¹m vi phÇn vèn gãp vµo liªn doanh vµ kh«ng chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ c¸c kho¶n nî cña doanh nghiÖp liªn doanh. Doanh nghiÖp liªn doanh chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ c¸c kho¶n nî vµ nghÜa vô tµi s¶n trong ph¹m vi vèn cña doanh nghiÖp. Trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng, doanh nghiÖp liªn doanh kh«ng ®­îc phÐp ph¸t hµnh cæ phiÕu, tr¸i phiÕu. T­ c¸ch ph¸p nh©n cña doanh nghiÖp liªn doanh ph¸t sinh kÓ tõ ngµy ®­îc cÊp giÊy phÐp ®Çu t­. TÝnh ph¸p nh©n cña doanh nghiÖp liªn doanh lµ ®Æc ®iÓm ®Ó ph©n biÖt h×nh thøc ®Çu t­ nµy víi h×nh thøc hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång. Lµ ph¸p nh©n, doanh nghiÖp liªn doanh lµ chñ thÓ ph¸p lý ®éc lËp, cã tµi s¶n riªng t¸ch b¹ch víi tµi s¶n cña s¸ng lËp viªn vµ tù chÞu tr¸ch nhiÖm b»ng toµn bé tµi s¶n riªng ®ã. Doanh nghiÖp liªn doanh ho¹t ®éng nh©n danh m×nh vµ kh«ng ph¶i lµ chi nh¸nh cña c¸c bªn liªn doanh.

ë

®©y, tr¸ch nhiÖm v« h¹n ®­îc hiÓu lµ tÝnh v« h¹n cña nghÜa vô tr¶ nî cßn tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n lµ tÝnh cã giíi h¹n vÒ kh¶ n¨ng tr¶ nî cña c¸c doanh nghiÖp. Theo lý thuyÕt chung vµ th«ng lÖ quèc tÕ, mét doanh nghiÖp cã chÕ ®é tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n chØ cã kh¶ n¨ng tr¶ nî ®Õn møc gi¸ trÞ vèn tµi s¶n cña nã. NÕu chØ hiÓu ®¬n gi¶n nh­ vËy th× ph¶i ch¨ng, mét doanh nghiÖp víi quy chÕ tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n kh«ng bao giê thùc hiÖn ®­îc mét tr¸i vô cã gi¸ trÞ lín h¬n møc vèn ®iÒu lÖ cña doanh nghiÖp ®ã ? VÊn ®Ò lµ ë chç, chÕ ®é tr¸ch nhiÖm v« h¹n hay h÷u h¹n chØ ®­îc ®­a ra ¸p dông khi doanh nghiÖp ®ã bÞ tuyªn bè ph¸ s¶n vµ toµn bé tµi s¶n cña nã ®­îc ®­a ra ph¸t m¹i ®Ó thanh to¸n c¸c kho¶n nî. §Õn lóc nµy, khi doanh nghiÖp thuéc lo¹i tr¸ch nhiÖm v« h¹n sÏ cã sè tµi s¶n ®Ó tr¶ nî bao gåm c¶ toµn bé tµi s¶n thuéc së h÷u cña chñ doanh nghiÖp mµ kh«ng ®­a vµo kinh doanh. Trong tr­êng hîp nµy, nÕu toµn bé tµi s¶n ph¸ s¶n ®ã kh«ng ®¶m b¶o ®Ó thanh to¸n hÕt c¸c kho¶n nî th× chñ doanh nghiÖp ph¶i tiÕp tôc thùc hiÖn nghÜa vô tr¶ nî. §©y chÝnh lµ tÝnh v« h¹n cña nghÜa vô tr¶ nî.

ë

nh÷ng doanh nghiÖp nµy kh«ng cã sù t¸ch b¹nh vÒ tµi s¶n nh­ ®· nªu ë trªn nªn chóng còng kh«ng ph¶i lµ ph¸p nh©n. Trong khi ®ã, doanh nghiÖp cã quy chÕ tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n, khi bÞ tuyªn bè ph¸ s¶n, chØ tr¶ nî ®Õn møc gi¸ trÞ toµn bé tµi s¶n thuéc së h÷u cña nã vµo thêi ®iÓm ®ã. V× ë nh÷ng doanh nghiÖp nµy cã sù t¸ch b¹ch vÒ mÆt tµi s¶n gi÷a nã vµ chñ së h÷u cña nã vµ chóng ®Òu ®­îc thõa nhËn lµ ph¸p nh©n. Nãi c¸ch kh¸c, tÊt c¶ c¸c ph¸p nh©n (theo ®óng nghÜa cña nã) ®Òu h­ëng quy chÕ tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n. Toµn bé tinh thÇn trªn ®©y ®· ®­îc thÓ hiÖn trùc tiÕp hay gi¸n tiÕp trong hÖ thèng ph¸p luËt hiÖn hµnh, ®Æc biÖt trong ph¸p luËt vÒ ph¸ s¶n, ë nh÷ng quy ®Þnh vÒ tµi s¶n ph¸ s¶n vµ thø tù ­u tiªn thanh to¸n. Tãm l¹i, m« h×nh ph¸p lý vÒ doanh nghiÖp theo kiÓu ph¸p nh©n hay thÓ nh©n hiÓu theo nghÜa nµy, suy cho cïng lµ ®Ó Ên ®Þnh tÝnh chÊt cña chÕ ®é tr¸ch nhiÖm vÒ mÆt tµi s¶n trong kinh doanh (h÷u h¹n hay v« h¹n). Tuy nhiªn, v× tr¸ch nhiÖm v« h¹n hay h÷u h¹n chØ thÓ hiÖn sù kh¸c biÖt vµ ®­îc ¸p dông trªn thùc tÕ khi doanh nghiÖp bÞ tuyªn bè ph¸ s¶n. §iÒu nµy chøng tá r»ng, khi tån t¹i vµ ho¹t ®éng trªn th­¬ng tr­êng gi÷a ph¸p nh©n vµ thÓ nh©n kh«ng v× thÕ mµ cã sù bÊt b×nh ®¼ng. Tuy nhiªn, xÐt tõ gi¸c ®é vÒ kh¶ n¨ng rñi ro cña c¸c nhµ ®Çu t­ hoÆc do doanh nghiÖp g©y ra cho b¹n hµng th× ë hai lo¹i doanh nghiÖp nµy còng cã nh÷ng ®Æc tÝnh kh¸c nhau. Song còng chÝnh tõ nh÷ng ®Æc tÝnh kh¸c nhau, nhµ lµm luËt míi cã thÓ thõa nhËn nh÷ng m« h×nh ph¸p lý vÒ tæ chøc doanh nghiÖp kh¸c nhau, t¹o cho c¸c nhµ ®Çu t­ lùa chän phï hîp víi kh¶ n¨ng vµ së thÝch cña hä. §iÓm m¹nh cña c¸c doanh nghiÖp chÞu tr¸ch nhiÖm v« h¹n chÝnh lµ ë chç nã Ýt cã kh¶ n¨ng g©y rñi ro cho b¹n hµng v× tÊt c¶ tµi s¶n cña chñ doanh nghiÖp cã trong hiÖn t¹i vµ t­¬ng lai, bÊt luËn lµ chóng cã tham gia vµo kinh doanh hay kh«ng, ®Òu ®­îc sö dông ®Ó thanh to¸n nî. Tuy nhiªn, nh×n tõ lîi Ých cña c¸c chñ doanh nghiÖp th× hä sÏ kh«ng m¹nh d¹n ®Çu t­ vµo nh÷ng lÜnh vùc cña nÒn kinh tÕ mµ cã hÖ sè rñi ro cao, vµ khi hä liªn kÕt gãp vèn ®Ó thµnh lËp c«ng ty lo¹i nµy hä lu«n ph¶i ®i t×m nh÷ng ng­êi rÊt gÇn gòi bëi v× nh÷ng phÇn tµi s¶n kh«ng tham gia vµo kinh doanh cña tÊt c¶ c¸c thµnh viªn c«ng ty ®Òu cã chung mét sè phËn ph¸p lý. V× lÏ ®ã, c¸c doanh nghiÖp chÞu tr¸ch nhiÖm v« h¹n kh«ng bao giê trë thµnh nh÷ng doanh nghiÖp lín trong nÒn kinh tÕ. Trong khi ®ã, c¸c doanh nghiÖp chÞu tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n l¹i kh¾c phôc ®­îc "®iÓm yÕu" ®ã, dÔ dµng tån t¹i trong mäi lÜnh vùc cña c¬ cÊu kinh tÕ vµ cã thÓ trë thµnh nh÷ng ®¬n vÞ kinh tÕ m¹nh. ThÕ nh­ng, lo¹i doanh nghiÖp nµy chØ tr¶ nî trong ph¹m vi cã giíi h¹n (khi bÞ ph¸ s¶n), nªn nã dÔ g©y rñi ro cho b¹n hµng. Theo nhËn thøc chung, ph¸p nh©n chØ cã thÓ ho¹t ®éng th«ng qua c¬ quan ®¹i diÖn. Tuy nhiªn, kh«ng ph¶i lóc nµo ®¹i diÖn ph¸p nh©n còng hµnh ®éng nh©n danh ph¸p nh©n vµ vÒ nguyªn t¾c, ph¸p nh©n vµ ®¹i diÖn ph¸p nh©n kh«ng ph¶i lµ mét thùc thÓ thèng nhÊt. Bªn c¹nh ®ã, thµnh viªn cña ph¸p nh©n còng kh«ng ®ång thêi lµ ph¸p nh©n. Tuy nhiªn, trªn thùc tÕ, nh×n bÒ ngoµi ng­êi ta thÊy r»ng c¶ thµnh viªn ph¸p nh©n vµ c¬ quan ph¸p nh©n trong nhiÒu tr­êng hîp ®Òu cïng tham thùc hiÖn nh÷ng hµnh vi liªn quan ®Õn ph¸p nh©n. V× vËy, ph¸p luËt cña nhiÒu n­íc trªn thÕ giíi ®Òu ghi nhËn mét hiªn t­îng mµ theo ®ã, ph¸p nh©n kh«ng ®éc lËp chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ c¸c kho¶n nî mµ ë ®©y cã sù liªn ®íi hay tr¸ch nhiÖm riªng cña thµnh viªn ph¸p nh©n hoÆc/vµ cña chÝnh b¶n th©n c¬ quan ph¸p nh©n. HiÖn t­îng nµy ®­îc mét sè nhµ khoa häc ph¸p lý gÇn ®©y gäi lµ "vÐn mµn tr¸ch nhiÖm" hay “ph¸ h¹n” gäi theo tiÕng La tinh lµ "ultra veris". Theo ®ã, hiÖn t­îng "vÐn mµn tr¸ch nhiÖm" sÏ xuÊt hiÖn khi:

+ Thµnh viªn ph¸p nh©n hoÆc c¬ quan ph¸p nh©n kh«ng ®¶m b¶o ®iÒu kiÖn vËt chÊt ®Ó thùc hiÖn chÕ ®é tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n.

+ Thµnh viªn ph¸p nh©n hay c¬ quan ph¸p nh©n thùc hiÖn hµnh vi kh«ng nh©n danh ph¸p nh©n.

Theo quy ®Þnh cña Bé luËt D©n sù ViÖt Nam n¨m 2005, mét tæ chøc ®­îc coi lµ ph¸p nh©n khi tho¶ m·n ®Çy ®ñ bèn ®iÒu kiÖn:

1.

     

§­îc thµnh lËp hîp ph¸p;

2.

     

Cã c¬ cÊu tæ chøc chÆt chÏ;

3. Cã tµi s¶n ®éc lËp víi c¸ nh©n, tæ chøc kh¸c vµ tù chÞu tr¸ch nhiÖm b»ng tµi s¶n ®ã;

            4. Nh©n danh m×nh tham gia c¸c quan hÖ ph¸p luËt mét c¸ch ®éc lËp.

Kinh nghiÖm thÕ giíi cho thÊy, khi x©y dùng chÕ ®Þnh ph¸p nh©n, c¸c nhµ khoa häc ph¸p lý ®· xuÊt ph¸t tõ nhiÒu häc thuyÕt kh¸c nhau. VÝ dô, häc thuyÕt t¸ch b¹ch tµi s¶n theo ®ã tµi s¶n cña ph¸p nh©n lµ mét thùc thÓ tµi s¶n ®­îc ph©n biÖt (®­îc t¸ch b¹ch) víi tµi s¶n cña c¸c thµnh viªn; häc thuyÕt h­ cÊu theo ®ã cã thÓ h×nh thµnh mét lo¹i chñ thÓ ph¸p luËt trõu t­îng kh«ng ph¶i lµ ng­êi ®Ó ph©n biÖt víi con ng­êi (thÓ nh©n-c¸ nh©n hay tù nhiªn nh©n); häc thuyÕt vÒ khèi tµi s¶n thèng nhÊt theo ®ã, tµi s¶n cña ph¸p nh©n lµ mét khèi thèng nhÊt kh«ng thÓ chia ®­îc, ®­îc coi nh­ thuéc së h÷u cña ph¸p nh©n vµ v× vËy, khi c¸c thµnh viªn gãp vèn ph¶i lµm thñ tôc chuyÓn quyÒn së h÷u vµ ¸p dông nguyªn t¾c cÊm rót vèn trùc tiÕp khi c¸c thµnh viªn cã nhu cÇu rót ra khái t­ c¸ch thµnh viªn cña ph¸p nh©n.

Qua nh÷ng ph©n tÝch trªn, cã thÓ thÊy gi÷a doanh nghiÖp liªn doanh vµ h×nh thøc hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh cã nh÷ng nÐt kh¸c biÖt sau ®©y:

            1. Doanh nghiÖp liªn doanh lµ doanh nghiÖp cã t­ c¸ch ph¸p nh©n, cßn h×nh thøc ®Çu t­ trªn c¬ së hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh mÆc dï lµ sù hîp t¸c gi÷a c¸c Bªn cã quèc tÞch kh¸c nhau, trªn c¬ së cïng gãp vèn, cïng tham gia qu¶n lý, cïng ph©n phèi lîi nhuËn vµ cïng chia sÎ rñi ro, nh­ng h×nh thøc hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh kh«ng t¹o thµnh mét ph¸p nh©n.

            2. C¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt ®èi víi doanh nghiÖp liªn doanh cã tÝnh chÊt chÆt chÏ h¬n so víi hîp ®ång hîp t¸c kinh doanh.

            3. Doanh nghiÖp liªn doanh lµ mét h×nh thøc liªn kÕt l©u dµi gi÷a c¸c bªn ®Ó cïng thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng kinh doanh víi thêi h¹n l©u dµi (cã tr­êng hîp lªn ®Õn 70 n¨m), cßn hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång th­êng lµ quan hÖ cã tÝnh chÊt ng¾n h¹n (th­êng tiÕn hµnh trong thêi h¹n vµi th¸ng ®Õn vµi n¨m ®Ó thùc hiÖn c¸c ho¹t ®éng kinh doanh ®¬n lÎ).

            4. Doanh nghiÖp liªn doanh th­êng cã quy m« lín h¬n so víi quy m« cña h×nh thøc hîp t¸c kinh doanh trªn c¬ së hîp ®ång (trõ mét sè tr­êng hîp trong c¸c ho¹t ®éng ph©n chia s¶n phÈm theo quy ®Þnh cña LuËt DÇu khÝ).

Doanh nghiÖp liªn doanh còng kh¸c víi h×nh thøc doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi vµ c¸c h×nh thøc kinh doanh kh¸c nh­ h×nh thøc BT, BOT, BTO, kh¸c víi c¸c h×nh thøc kinh doanh quèc tÕ kh¸c nh­ xuÊt nhËp khÈu, gia c«ng quèc tÕ… NÕu so s¸nh víi doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi th× cã thÓ nhËn thÊy, c¶ doanh nghiÖp liªn doanh vµ doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ®Òu lµ nh÷ng ph¸p nh©n n­íc së t¹i vµ chÞu sù qu¶n lý cña ph¸p luËt n­íc së t¹i. Tuy nhiªn, trong doanh nghiÖp liªn doanh cã sù tham gia qu¶n lý cña Bªn n­íc së t¹i cßn ®èi víi doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi, Bªn n­íc ngoµi thùc hiÖn viÖc qu¶n lý, ®iÒu hµnh toµn bé ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp trªn c¬ së luËt ph¸p n­íc së t¹i. Doanh nghiÖp liªn doanh còng kh¸c víi h×nh thøc BOT (Doanh nghiÖp BOT). C¶ hai lo¹i h×nh nµy ®Òu lµ nh÷ng ph¸p nh©n cña n­íc së t¹i nh­ng nÕu doanh nghiÖp liªn doanh ®­îc thµnh lËp trªn c¬ së sù tho¶ thuËn gi÷a c¸c c«ng ty cã quèc tÞch kh¸c nhau th× doanh nghiÖp theo h×nh thøc BOT ®­îc thµnh lËp gi÷a mét bªn lµ Nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi vµ Bªn kia lµ c¸c c¬ quan Nhµ n­íc cña n­íc së t¹i. Doanh nghiÖp theo h×nh thøc BOT cã thÓ ®­îc tæ chøc d­íi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh hoÆc doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi. NÕu doanh nghiÖp liªn doanh th­êng ho¹t ®éng trªn c¸c lÜnh vùc s¶n xuÊt-kinh doanh, dÞch vô th× doanh nghiÖp theo h×nh thøc BOT chñ yÕu ho¹t ®éng ®èi víi c¸c dù ¸n ®Çu t­ vµo c¬ së h¹ tÇng. Doanh nghiÖp theo h×nh thøc BOT th­êng ®­îc h­ëng c¸c ­u ®·i ®Çu t­ cao h¬n so víi c¸c doanh nghiÖp liªn doanh.

Theo LuËt Kinh doanh B¶o hiÓm ViÖt Nam n¨m 2000, doanh nghiÖp b¶o hiÓm n­íc ngoµi bao gåm c¸c lo¹i h×nh lµ doanh nghiÖp b¶o hiÓm liªn doanh, doanh nghiÖp b¶o hiÓm 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi. Theo HiÖp ®Þnh Th­¬ng m¹i gi÷a ChÝnh phñ ViÖt Nam vµ ChÝnh phñ Hoa Kú, sau thêi gian ba n¨m tõ khi HiÖp ®Þnh cã hiÖu lùc, Hoa Kú cã quyÒn thµnh lËp doanh nghiÖp liªn doanh víi ®èi t¸c ®­îc kinh doanh dÞch vô b¶o hiÓm cña ViÖt Nam. Tuy nhiªn, phÇn vèn gãp cña phÝa Hoa Kú kh«ng ®­îc v­ît qu¸ 50% vèn ph¸p ®Þnh cña liªn doanh. §ång thêi, sau n¨m n¨m kÓ tõ khi HiÖp ®Þnh cã hiÖu lùc, Nhµ n­íc Hoa Kú ®­îc quyÒn lËp doanh nghiÖp 100% vèn cña Hoa Kú trong lÜnh vùc kinh doanh b¶o hiÓm (

1

).

NhiÒu doanh nghiÖp liªn doanh cã quy m« vèn lín ®· ®­îc thµnh lËp t¹i ViÖt Nam. Cã thÓ kÓ tªn ë ®©y nh­ Liªn doanh

điện thoại di động CDMA với Công ty Hutchison Telecommunication (Vietnam) S.à.R.L (Luxembourg) tại Hà Nội, tổng vốn đầu tư  655,9 triệu USD, Giấy phép đầu tư số 2455/GP ngày 04/2/2005, Liên doanh sản xuất ô tô JRD (Giấy phép đầu tư số 2476/GP ngày 05/5/2005) với Công ty JRD Motor Vehicles Assemblers Sdn.Bhd (Malaysia), tổng vốn đầu tư 70 triệu USD, tại Phú Yên, Liên doanh TNHH Vietcombank-Bonday-Bến Thành (Giấy phép đầu tư số 2458/GP ngày 07/2/2005), tổng vốn đầu tư 55 triệu USD, liên doanh với Công ty Bonday Investment Limited (Hồng Kông) để xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê tại

thµnh phè Hå ChÝ Minh

… (

[14]

)

3. Doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi

Doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi lµ doanh nghiÖp do nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ®Çu t­ 100% vèn, kh«ng cã sù hiÖn h÷u cña nguån vèn trong n­íc. Do cã thÓ cã mét hoÆc nhiÒu tæ chøc, c¸ nh©n n­íc ngoµi tham gia vµo doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi nªn toµn bé tµi s¶n cña lo¹i h×nh doanh nghiÖp nµy thuéc së h÷u cña mét chñ hoÆc së h÷u chung cña nhiÒu chñ së h÷u. Doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ®­îc thµnh lËp t¹i ViÖt Nam theo h×nh thøc c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n, cã t­ c¸ch ph¸p nh©n theo ph¸p luËt ViÖt Nam. Ngo¹i trõ nh÷ng kh¸c biÖt do kh«ng cã sù tham gia, gãp vèn cña bªn (c¸c bªn) ViÖt Nam, doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi cã nh÷ng ®Æc ®iÓm c¬ b¶n gièng víi h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh. §iÒu ®ã lµm cho c¸c quy ®Þnh ®Çu t­ n­íc ngoµi vÒ h×nh thøc doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi kh«ng cã nhiÒu kh¸c biÖt víi c¸c quy ®Þnh vÒ Doanh nghiÖp liªn doanh nh­ ®· ®Ò cËp ë trªn, ch¼ng h¹n nh­ c¸c quy ®Þnh vÒ thµnh lËp, ®Þa vÞ ph¸p lý, t¹m ngõng, chÊm døt ho¹t ®éng. NhiÒu doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ®ang ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶ t¹i ViÖt Nam. Cã thÓ tªn ë ®©y mét sè doanh nghiÖp nh­ Procter-Gamble, CocaCola, Pepsi, Colgate Palmolive...

            So víi c¸c n­íc trong khu vùc, ViÖt Nam lµ n­íc duy nhÊt cho phÐp ®Çu t­ theo h×nh thøc 100% vèn n­íc ngoµi ngay tõ khi ban hµnh LuËt §Çu t­ n­íc ngoµi lÇn ®Çu tiªn. TÝnh ®Õn hÕt n¨m 2000, víi 1.685 dù ¸n cßn hiÖu lùc vµ tæng vèn ®¨ng ký 13,4 tû USD, h×nh thøc doanh nghiÖp 100% vèn n­íc ngoµi tuy chiÕm 50,4% sè dù ¸n nh­ng sè vèn ®¨ng ký chØ chiÕm 29,4%. Tuy nhiªn, trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, ®Çu t­ theo h×nh thøc nµy cã chiÒu h­íng gia t¨ng m¹nh. Xu h­íng nµy mét mÆt lµ do nh÷ng n¨m gÇn ®©y ta chñ tr­¬ng cho phÐp nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi chñ ®éng lùa chän h×nh thøc, ®Þa ®iÓm, ®èi t¸c ®Çu t­ (trõ lÜnh vùc ®Çu t­ cã ®iÒu kiÖn), cho doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ®­îc h­ëng ­u ®·i nh­ doanh nghiÖp liªn doanh; mÆt kh¸c cßn do thêi gian qua ta ph¸t triÓn m¹nh c¸c khu c«ng nghiÖp, mµ ë ®ã h×nh thøc ®Çu t­ n­íc ngoµi chñ yÕu lµ c¸c doanh nghiÖp 100% vèn n­íc ngoµi (chiÕm 85% sè dù ¸n ®­îc cÊp phÐp trong c¸c khu c«ng nghiÖp). NÕu tÝnh chung tõ n¨m 1988 ®Õn nay, ®Çu t­ theo h×nh thøc doanh nghiÖp 100 % vèn n­íc ngoµi ®· chiÕm tû träng rÊt lín vÒ sè dù ¸n víi 4199 dù ¸n, chiÕm trªn 73,8 % (gÇn gÊp 3 h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh) c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc víi sè vèn ®¹t 23,9 tû USD, chiÕm 49, 2 % tæng sè vèn ®Çu t­ cßn hiÖu lùc (

[15]

).

GÇn ®©y nhiÒu doanh nghiÖp 100% vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi lín ®· ®­îc thµnh lËp ë ViÖt Nam nh­

Công ty

tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n

thép không gỉ (Giấy phép đầu tư số 2522/GP ngày 2/11/2005) là dự án 100% vốn của Qian Ding (Đài Loan), tổng vốn đầu tư  700 triệu USD tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 2507/GP ngày 09/9/2005) là dự án 100% vốn của Tập đoàn Management Global Leader  (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư 198,4 triệu USD tại Hà Nội, Công ty Công nghiệp cổ phần Pousung Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 2445/GP ngày 12/01/2005) là dự án 100% vốn của Tập đoàn Pou Yuen Industrial (Holding) Ltd (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư 190 triệu USD, để sản xuất giày tại Đồng Nai, Công ty Coralis Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 2450/GP ngày 27/01/2005) là dự án 100% vốn của Tập đoàn Coralis S.A (Luxembourg), tổng vốn đầu tư 114,58 triệu USD; xây dựng Tổ hợp 65 tầng tại Hà Nội, Công ty

tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n

Hiệp Phong Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 2484/GP ngày 31/5/2005) là dự án 100% vốn của Công ty Qia Feng (Holding) Ltd (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư 85 triệu USD; để xây dựng Khu đô thị Olympia tại Hải Phòng, Công ty

tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n

Ritek Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 360/GP-KCN-ĐN ngày 02/3/2005) là dự án 100% vốn của Công ty Score High Group Limited (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 66,7 triệu USD), sản xuất đĩa VCD, DVD tại Đồng Nai, Công ty sản xuất phụ tùng Yamaha Motor VN (Giấy phép đầu tư số 2442/GP ngày 04/01/2005) là dự án 100% vốn của Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 47,6 triệu USD; tại

khu c«ng nghiÖp

Thăng Long-Hà Nội, Công ty

tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n

Mabuchi Motor Đà Nẵng (Giấy phép đầu tư số 30/GP-KCN-ĐN ngày 12/3/2005) là dự án 100% vốn của Công ty Mabuchi Motor- Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 39,9 triệu USD để sản xuất ô tô và phụ tùng tại Khu Công nghiệp Đà Nẵng, Công ty Sao Việt (Giấy phép đầu tư số 2477/GP ngày 06/5/2005) là dự án 100% vốn của Tập đoàn Lemna International Inc. (Hoa Kỳ) tổng vốn đầu tư 36 triệu USD để xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại Củ Chi,

thµnh phè Hå ChÝ Minh

, Công ty

tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n

Tatung Việt Nam (Giấy phép đầu tư số 305/GP-KCN-BD ngày 12/5/2005) là dự án 100% vốn của Công ty Tatung (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 35 triệu USD để sản xuất hàng điện máy gia dụng tại Bình Dương… (

[16]

)

II. §Çu t­ gi¸n tiÕp

H×nh thøc ®Çu t­ gi¸n tiÕp ®­îc thùc hiÖn th«ng qua c¸c h×nh thøc phæ biÕn sau ®©y:

            1. Quü vèn ®Çu t­ m¹o hiÓm: Quü nµy cung cÊp vèn cho c¸c nhµ ®Çu t­ ®Ó ®Çu t­ vµo nh÷ng n¬i (thÞ tr­êng míi næi) hoÆc s¶n phÈm cã ®é m¹o hiÓm cao (th­êng lµ s¶n phÈm míi cã hµm l­îng khoa häc cao) nh­ng høa hÑn thu lîi nhuËn lín.  Quü nµy míi ®­îc ph¸t triÓn tõ thËp kû 80 vµ cã xu h­íng ph¸t triÓn nhanh.

            2. Quü ®Çu t­ cæ phÇn quèc tÕ: Quü nµy cung cÊp vèn cho c¸c nhµ ®Çu t­ võa vµ nhá ®Ó ®Çu t­ ra n­íc ngoµi. Quü nµy bao gåm hai lo¹i tuú thuéc c¸c nhµ ®Çu t­ vµo Quü lµ ph¸t hµnh cè ®Þnh sè l­îng cæ phiÕu ban ®Çu  vµ sè l­îng cæ phiÕu thay ®æi. NÕu xÐt theo tÝnh chÊt së h÷u th× Quü ®­îc chia thµnh Quü ®Çu t­ cæ phÇn t­ nh©n vµ Quü ®Çu t­ cæ phÇn tËp thÓ. ChØ cã Quü ®Çu t­ cæ phÇn tËp thÓ míi ®­îc niªm yÕt trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n.

Khi các nhà đầu tư quốc tế đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, họ luôn đặt ra một hàm mục tiêu: rủi ro quốc tế tiềm ẩn tương ứng với mỗi danh mục đầu tư  mà họ lựa chọn là như thế nào. Dạng đầu tư theo “khẩu vị rủi ro” như thế là rất phổ biến trên thế giới trong những thời gian gần đây. Cách dễ dàng nhất để các nhà đầu tư quốc tế đạt được mục tiêu rủi ro tương thích với lợi nhuận như trên là bỏ vốn vào thông qua một quỹ đầu tư quốc tế. Tuy nhiên việc đầu tư thông qua một quỹ đầu tư như thế ở nước ngoài cũng có những phức tạp riêng do việc mua chứng khoán của các nhà đầu tư quốc tế trực tiếp tại thị trường ở các nước đang phát triển rất tốn kém và việc nghiên cứu để lựa chọn cơ hội đầu tư  rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Do sự phức tạp của hoạt động đầu tư quốc tế nên việc quản lý chuyên nghiệp và kinh nghiệm ở các thị trường ở các nước sở tại là không thể thiếu được. 

Một số các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các quỹ đầu tư quốc tế  đa dạng hóa ở phạm vi toàn cầu trên nhiều thị trường khác nhau. Nhưng đối với một số các nhà đầu tư  khác, họ chỉ quan tâm tới xu hướng thứ hai, tức là đầu tư vào một khu vực, một quốc gia hay một loại chứng khoán nước ngoài nào đó mà thôi. Những chứng cứ trong thời gian qua cho thấy, các nhà

®Çu t­ n­íc ngoµi

rất thích đầu tư vào những cổ phiếu ngành ngân hàng và các

doanh nghiÖp Nhµ n­íc ®éc quyÒn ë ViÖt Nam

.  

Số lượng quỹ đầu tư “dạng mở” (open-end fund) đã tăng lên nhanh chóng trong khoản thời gian gần đây nên việc tiếp cận với những quỹ đầu tư dạng mở được chuyên môn hóa cho từng nước và khu vực trở nên dễ dàng hơn. Quỹ đầu tư dạng mở phải thực hiện nghĩa vụ mua lại cổ phiếu khi nhà đầu tư  yêu cầu. Việc mua lại có thể được thực hiện hàng ngày hoặc định kỳ theo quy định của từng quỹ. Do đặc điểm này nên quy mô của quỹ có thể thay đổi từng ngày khi có nhà đầu tư mới tham gia mua cổ phiếu hoặc các nhà đầu tư hiện hữu rút tiền ra khỏi quỹ. Quá trình biến động trong quy mô vốn diễn ra liên tục như thế nên hoạt động theo mô hình dạng quỹ mở sẽ rất khó khăn ở những quốc gia mà luật doanh nghiệp không công nhận khái niệm vốn điều lệ của một doanh nghiệp có thể thay đổi từng ngày. Chính vì quy mô của quỹ liên tục thay đổi như thế nên quỹ chỉ tập trung đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản cao, là những tài sản có thể mua hoặc bán nhanh chóng và dễ dàng với số lượng lớn mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị trường. Ngoài ra giá cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở luôn luôn gắn liền trực tiếp với giá trị tài sản thuần (NAV) của quỹ. Cổ phiếu của quỹ dạng mở không giao dịch trên thị trường thứ cấp mà được giao dịch trực tiếp với quỹ hoặc các đại lý được uỷ quyền của quỹ. 

Trong khi đó quỹ đầu tư “dạng đóng” (closed- end fund) chỉ phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng nhất định và quỹ không thực hiện mua lại cổ phiếu khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Quỹ có một khoảng thời gian nhất định khi phát hành cổ phiếu lần đầu để huy động vốn và không phát hành thêm nữa trừ trường hợp các cổ đông hiện hữu đồng ý tăng vốn. Do không có nghĩa vụ bắt buộc phải mua lại cổ phiếu khi các nhà đầu tư yêu cầu nên quỹ có thể đầu tư vào những tài sản có thính thanh khoản cao hoặc là kém tính thanh khoản tuỳ theo sở thích. Nét chuyên biệt này tạo cho quỹ đầu tư dạng đóng có một lợi thế hơn so với quỹ đầu tư dạng mở do không cần giữ tiền mặt để chi trả khi các cổ đông bán lại cổ phiếu của mình. Chính vì vậy, ở một thị trường giá lên, quỹ đầu tư dạng đóng có thể đầu tư toàn bộ tài sản của mình, và ở một thị trường giá xuống, quỹ đầu tư dạng đóng sẽ không bị buộc phải mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của nhà đầu tư. Đối với các nhà quản lý quỹ đầu tư dạng đóng, việc không bao giờ phải lo lắng về việc đầu tư tiền mới thu được hoặc đối phó với việc mua lại cổ phiếu là một lợi thế, đặc biệt là đối với những tổ chức đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các thị trường mà các tài sản ít có tính thanh khoản như ở

ViÖt Nam

, hoặc là đầu tư vào các

doanh nghiÖp

chưa niêm yết cổ phiếu trên

thÞ tr­êng chøng kho¸n

. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, cổ phiếu của quỹ được giao dịch như bất kỳ cổ phiếu nào trên

thÞ tr­êng chøng kho¸n

tập trung. Các nhà đầu tư có thể bán (hoặc mua) để thu hồi (hoặc đầu tư) vốn của mình trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà môi giới. 

So với quỹ đóng, quỹ mở có rất nhiều ưu thế do có tính thanh khoản tốt hơn vì các công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính thanh khoản cho các tài sản của quỹ và không tập trung vào một lượng lớn các tài sản khó định được giá trị để có thể thoả mãn nhu cầu mua lại vào bất kỳ lúc nào của các cổ đông. Ngoài ra quỹ mở còn có tính minh bạch rất cao và rủi ro thấp hơn so với quỹ đóng do quỹ mở phải công bố liên tục và đầy đủ các thông tin cần thiết về giá trị tài sản ròng - NAV hàng ngày để làm cơ sở cho việc tính toán giá trị cổ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu mua lại liên tục cổ phiếu của các cổ đông. Chính vì những ưu thế như trên nên giá trị tài sản của quỹ đầu tư dạng mở chiếm tới 2/3 trong tổng tài sản của các quỹ đầu tư trên toàn thế giới với tổng trị giá lên đến khoảng 12.000 tỷ USD và được đầu tư vào 50.000 quỹ đầu tư khác nhau, trong đó tại Mỹ là 6.942 nghìn tỷ USD, châu Âu là 3.059 nghìn tỷ USD và của tất cả các nước còn lại là 1.643 nghìn tỷ USD. 

Nhưng mô hình dạng quỹ đóng lại rất thích hợp cho

thÞ tr­êng chøng kho¸n ViÖt Nam

đang trong giai đoạn mới phát triển như hiện nay vì chúng bảo đảm được nguồn vốn ổn định cho các hoạt động của quỹ và sự ổn định chung cho

thÞ tr­êng chøng kho¸n

. Các quỹ

®Çu t­ n­íc ngoµi

ViÖt Nam

hiện nay hầu hết là các quỹ đóng. Tuy nhiên khi

thÞ tr­êng chøng kho¸n

đã phát triển và đi vào chiều sâu thì mô hình dạng quỹ mở lại phù hợp hơn với xu thế hội nhập (

[17]

). 

     

3.

Chøng chØ l­u ký chøng kho¸n

: M

ột cách tiện lợi khác cho các nhà đầu tư  có được sự đa dạng hoá toàn cầu là mua ADR (American Depositary Receipt – tạm dịch là chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại Mỹ). Địa chỉ “tại Mỹ” trong các thuật ngữ ADR hàm ý các chứng khoán cơ sở là cổ phiếu do các công ty không phải là của Mỹ phát hành và được lưu ký tại ngân hàng New York. Sau đó các ADR này có thể đuợc giao dịch trên

thÞ tr­êng chøng kho¸n

toàn cầu. Chính vì thế chúng còn có tên gọi là chứng chỉ lưu ký chứng khoán toàn cầu (Global Depositary Receipt- GDR). Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể gọi các chứng khoán này là các GDR. Các cổ phiếu của VN nếu được triển khai theo phương thức trên cũng được gọi là GDR(2). 

Các

doanh nghiÖp ViÖt Nam

rất khó có thể phát hành GDR do những khác biệt trong chuẩn mực kế toán của

ViÖt Nam

và ở một số các nước trên thế giới trong việc lập các báo cáo tài chính. Trước mắt chúng ta chỉ có thể phát hàng các GDR cấp I, do các GDR cấp I không đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đăng ký phức tạp theo những tiêu chuẩn kế toán quốc tế khắt khe (trong khi các GDR cấp II và cấp III lại có những yêu cầu rất cao). Các GDR cấp I cho phép phát hành chứng khoán phát hành ra công chúng và thị trường quốc tế mà không làm thay đổi nhiều lắm các thủ tục báo cáo tài chính hiện hành của các

doanh nghiÖp ViÖt Nam (

[18]

)

            4. Tr¸i phiÕu cã thÓ chuyÓn ®æi hoÆc cã ®¶m b¶o b»ng cæ phiÕu: Lo¹i h×nh nµy cho phÐp ng­êi cÇm tr¸i phiÕu cã thÓ ®æi ra cæ phiÕu cña c«ng ty ph¸t hµnh bÊt kú thêi ®iÓm nµo. Lo¹i tr¸i phiÕu cã ®¶m b¶o cho phÐp ng­êi cÇm tr¸i phiÕu cã quyÒn mua cæ phiÕu cña c«ng ty ph¸t hµnh víi møc gi¸ cô thÓ cè ®Þnh trong mét kho¶ng thêi gian nhÊt ®Þnh (

[19]

).

      5.

Cổ phiếu chuẩn thế giới - WEBS 

Vào năm 1996 một sản phẩm đầu tư quốc tế mới được đưa ra giới thiệu đã mở ra thêm cơ hội cho các nhà đầu tư  những cách thức dễ dàng và có hiệu quả để hoạt động ở các thị trường nước ngoài: đó là cổ phiếu chuẩn thế giới - World Equity Benchmark Shares (WEBS). Sản phẩm mới này đã đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư quốc tế, đó là các quỹ theo chỉ số của một quốc gia đơn lẻ được thiết kế để tái tạo quá trình thực hiện các chỉ số chứng khoán của quốc gia đó. 

WEBS được phát triển bởi công ty tư vấn quỹ toàn cầu BZW Barclays với sự hợp tác với công ty vốn quốc tế Morgan Stanley cùng những công ty khác. Công ty tư vấn quỹ toàn cầu BZW Barclays hoạt động với tư cách là nhà tư vấn đầu tư. Hiện nay, có tất cả 17 WEBS. Đây là sự kết hợp giữa các cổ phiếu nước ngoài và một số công cụ tài chính phái sinh đã được phát hành để kinh doanh trên 17 thị trường và được đánh giá bởi các chỉ số quốc gia Morgan Stanley. Những thị trường đó là Úc, Áo, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ý, Nhật, Malaysia, Mêhicô, Hà Lan, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, và Anh. Toàn bộ WEBS được giao dịch tại TTCK Mỹ. Số chứng khoán của mỗi WEBS lên xuống từ 16 WEBS đại diện cho một sự kết hợp thú vị giữa các quỹ đầu tư dạng đóng quốc tế, quỹ đầu tư dạng mở quốc tế và quỹ theo chỉ số quốc tế. Giống như quỹ đóng, WEBS được niêm yết giao dịch trên

thÞ tr­êng chøng kho¸n

, do vậy các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán cổ phiếu thông qua những người môi giới của họ. Mặt khác, giống như quỹ đầu tư dạng mở, WEBS sẽ phát hành hoặc mua lại cổ phiếu theo nhu cầu của nhà đầu tư. Chính vì vậy, WEBS sẽ được giao dịch theo hoặc gần với giá trị tài sản ròng của chúng. 

Như vậy có hai quốc gia trong khối ASEAN là Malaysia và Singapore có cổ phiếu nằm trong danh mục của WEBS (1). Giải pháp khả thi nhất để thị trường tài chính

ViÖt Nam

có thể tham gia vào WEBS tương tự như  Malaysia và Singapore chỉ có thể là niêm yết các cổ phiếu có chất lượng cao của một số các DNNN độc quyền cổ phần hoá, như cổ phiếu của các

ng©n hµng th­¬ng m¹i quèc doanh

, các

doanh nghiÖp

thuộc các lĩnh vực viễn thông, hàng không, v.v. hoặc có thể là từ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư của một số các quỹ đầu tư trong nước mới nổi lên trong thời gian gần đây như quỹ VFM. Nếu Chính phủ có dự định hình thành các tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh để tiếp cận với dòng vốn từ các nhà

®Çu t­ n­íc ngoµi

thì việc đưa cổ phiếu vào WEBS có thể là một giải pháp hữu hiệu cần phải tính đến (

[20]

). 

Theo LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005, ®Çu t­ gi¸n tiÕp ®­îc thùc hiÖn d­íi c¸c h×nh thøc:

+ Mua cæ phÇn, cæ phiÕu, tr¸i phiÕu vµ c¸c giÊy tê cã gi¸ kh¸c;

+ Th«ng qua quü ®Çu t­ chøng kho¸n;

+ Th«ng qua c¸c ®Þnh chÕ tµi chÝnh trung gian.

§Çu t­ th«ng qua mua, b¸n cæ phÇn, cæ phiÕu, tr¸i phiÕu vµ giÊy tê cã gi¸ kh¸c cña tæ chøc, c¸ nh©n vµ thñ tôc thùc hiÖn ho¹t ®éng ®Çu t­ gi¸n tiÕp theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ chøng kho¸n vµ c¸c quy ®Þnh kh¸c cña ph¸p luËt cã liªn quan (

[21]

).

Trªn thÕ giíi, ®Çu t­ gi¸n tiÕp ®· trë thµnh h×nh thøc ®Çu t­ rÊt ph¸t triÓn vµ cã vai trß to lín. N¨m 1995, ng­êi ta ®· tÝnh ®­îc l­u l­îng vèn ®Çu t­ mua b¸n tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng tµi chÝnh thÕ giíi ®¹t xÊp xØ 27 ngµn tû USD, b»ng 3/5 GDP cña thÕ giíi. Tæng gi¸ trÞ cæ phiÕu trªn thÞ tr­êng cæ phiÕu thÕ giíi ®¹t gÇn 18 ngµn tû USD. §¸ng chó ý lµ ®Õn 90% cæ phiÕu vµ tr¸i phiÕu lµ cña c¸c c«ng ty tõ c¸c n­íc ph¸t triÓn. Tuy nhiªn, chØ mét phÇn nhá c¸c giao dÞch mua b¸n cæ phiÕu vµ tr¸i phiÕu mang tÝnh quèc tÕ: n¨m 1995 sè tr¸i phiÕu quèc tÕ mua b¸n lµ 2.803 tû USD (h¬n 10%) vµ sè cæ phiÕu quèc tÕ mua b¸n lµ 120 tû USD (0,6%). Nghiªn cøu luång ®Çu t­ gi¸n tiÕp quèc tÕ thËp kû 90 cho thÊy, vÒ phÝa nhµ ®Çu t­ cã ®Õn 40-50% lµ tõ B¾c Mü, tiÕp ®Õn lµ Ch©u ¢u lôc ®Þa (30-40%), NhËt B¶n (10-15%), Anh Quèc (10-15%), cßn l¹i mét tû lÖ rÊt nhá (kho¶ng 5%) lµ c¸c nhµ ®Çu t­ tõ c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn. VÒ phÝa n¬i ®Çu t­, cæ phiÕu th­êng ph¸t hµnh chñ yÕu tõ Ch©u ¢u (20%), NhËt B¶n (35%), Mü (gÇn 10%), c¸c thÞ tr­êng míi næi, bao gåm §«ng

¸

, Mü La tinh (30%), cßn l¹i lµ tõ c¸c vïng kh¸c. (

[22]

)

ë

ViÖt Nam, m

ặc dù vốn

®Çu t­ gi¸n tiÕp n­íc ngoµi

(được đầu tư chủ yếu qua các quỹ đầu tư và định chế tài chính) vào Việt Nam bắt đầu tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo thống kê chưa đầy đủ, vốn

®Çu t­ gi¸n tiÕp n­íc ngoµi

vào Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% so với vốn FDI năm 2002; 2,3% trong năm 2003 và 3,7% vào năm 2004. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc chiếm từ 30- 40%. Một trong những kênh dung nạp dòng vốn

®Çu t­ gi¸n tiÕp n­íc ngoµi

thÞ tr­êng chøng kho¸n

cũng chỉ mới đạt giá trị vốn hóa 350 triệu USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực như Trung Quốc (480 tỷ USD), Philippines (80 tỷ USD) hoặc Thái Lan (110 tỷ USD). Tuy vậy, rất nhiều nhà quản lý quỹ mà Người quan sát tiếp xúc đều tỏ ra rất lạc quan trước việc sẽ có thêm nhiều vốn

®Çu t­ gi¸n tiÕp n­íc ngoµi

“chảy” vào Việt Nam trong thời gian tới. Một số quỹ đang “cạn” vốn và đang chuẩn bị huy động để đầu tư tiếp vào Việt Nam. Đơn cử như Quỹ VOF (hiện do VinaCapital quản lý) sắp đầu tư hết 95 triệu USD và đang huy động thêm 50 triệu USD để đáp ứng nhu cầu đầu tư đang tăng lên; Công ty Mekong Capital đang lên kế hoạch huy

®

ộng 40 triệu USD để thành lập quỹ đầu tư thứ hai (sau Quỹ Mekong Enterprise Fund - quy mô vốn 18,5 triệu USD)… Thành công của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian gần đây như là bằng chứng về cơ hội đầu tư sinh lợi có thật và là hấp lực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam (

[23]

).Các chuyên gia cho hay, vốn

®Çu t­ gi¸n tiÕp n­íc ngoµi

thường rót vào các

doanh nghiÖp

do người VN nắm quyền chi phối về quản lý, giúp

doanh nghiÖp

trong nước tăng trưởng nhanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới việc hình thành các tập đoàn đa quốc gia mang thương hiệu VN. Thực tế, đã có nhiều điển hình thành công theo mô hình này, qua con đường phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên

thÞ tr­êng chøng kho¸n

như: Vinamilk, Bảo Minh, Ree, Kinh Đô, ACB, Sacombank... Hầu như tất cả các quỹ đầu tư quốc tế không bỏ qua cơ hội này, đều đón đầu và đặt mua hết cổ phiếu trong tỉ lệ cho phép. Điều này đã làm cho

thÞ tr­êng chøng kho¸n ViÖt Nam

năm qua trở nên chuyên nghiệp và sôi động hơn rất nhiều so với thời điểm khởi đầu (

[24]

).

III. ViÖn trî ph¸t triÓn chÝnh thøc (Official Development Assistance-ODA)

ViÖn trî ph¸t triÓn chÝnh thøc lµ viÖc c¸c ChÝnh phñ cña c¸c n­íc ph¸t triÓn, c¸c tæ chøc cña Liªn Hîp Quèc (nh­ UNDP, UNICEF, UNIDO…), c¸c tæ chøc phi ChÝnh phñ, c¸c tæ chøc tµi chÝnh quèc tÕ (IMF, WB, ADB…) tiÕn hµnh tµi trî hoÆc viÖn trî kh«ng hoµn l¹i vµ cã hoµn l¹i víi l·i suÊt ­u ®·i thÊp, thêi gian tr¶ nî dµi cho c¸c ChÝnh phñ vµ nh©n d©n n­íc nhËn viÖn trî lµ c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn nh»m æn ®Þnh hoÆc ®Èy nhanh tèc ®é ph¸t triÓn kinh tÕ bÒn v÷ng. Nguån vèn ODA cã vai trß quan träng trong viÖc c¶i thiÖn c¬ së h¹ tÇng kü thuËt nh­ ®­êng s¸, cÇu cèng, bÕn c¶ng, n¨ng l­îng… vµ c¬ së h¹ tÇng x· héi nh­ bÖnh viÖn, tr­êng häc, khoa häc c«ng nghÖ…

     ë

ViÖt Nam, h

ỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ, bao gồm (

[25]

):

  a) Chính phủ nước ngoài;

  b) Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.

  2. Hình thức cung cấp ODA bao gồm :

  a) ODA không hoàn lại;

  b) ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt  ít nhất 25%.

  3. Phương thức cung cấp ODA bao gồm :

  a) Hỗ trợ cán cân thanh toán;

  b) Hỗ trợ chương trình;

  c) Hỗ trợ dự án.

           

ThÈm quyÒn ®èi víi viÖc thu hót vµ sö dông ODA ë ViÖt Nam ®­îc quy ®Þnh nh­ sau (

[26]

):

            +

Chính phủ

lµ c¬ quan

quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ, phê duyệt danh mục và nội dung chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ và chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, điều hành vĩ mô việc quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về việc quản lý và sử dụng ODA.

            + Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA, có nhiệm vụ  chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và đề cương các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án ODA, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án ODA thuộc diện được Nhà nước cấp phát từ ngân sách trong kế hoạch vốn hàng năm; cùng với Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phần dự phòng hợp lý trong ngân sách Trung ương khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội để giải quyết những nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng cho chương trình, dự án ODA; chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý, thực hiện và hiệu quả hoạt động các chương trình, dự án ODA; đôn đốc, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án ODA; làm đầu mối trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA thuộc thẩm quyền quy định; xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA; tạo điều kiện chia xẻ thông tin và khai thác có hiệu quả hệ thống này; báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và theo yêu cầu đặc biệt của Đảng và Nhà nước về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án ODA và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA; biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA có tính đến yêu cầu hài hoà thủ tục với các Nhà tài trợ.

   + Bộ Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và điều phối các nguồn vốn ODA; hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án ODA có liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA; chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án ODA vốn vay với Nhà tài trợ; theo ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay, trừ các điều ước quốc tế về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu

¸

(ADB); bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án ODA cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay với Quỹ Tiền tệ Quốc tế; Đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA, kể cả trong trường hợp Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các điều ước quốc tế nêu trên; Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA.

  + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàm phán; theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế : Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu

¸

(ADB); bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án ODA cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay với Quỹ Tiền tệ Quốc tế; Phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn và chỉ định các ngân hàng thương mại để uỷ quyền thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với nguồn vốn ODA, uỷ quyền cho vay lại và thu hồi vốn trả nợ ngân sách trong trường hợp cần thiết; Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng.

  +

Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện chủ trương, phương hướng vận động ODA cũng như chính sách đối tác trên cơ sở chính sách đối ngoại chung; Tham gia đàm phán, góp ý kiến xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA; thực hiện các thủ tục đối ngoại cần thiết trong việc ủy quyền đàm phán, ủy quyền ký kết, thông báo, phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế về ODA; Thông báo cho các cơ quan hữu quan Việt Nam về thời điểm và điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết; Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài tiến hành vận động ODA phù hợp với quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong từng thời kỳ.

   +

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong dự thảo điều ước quốc tế về ODA trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thẩm định và cho ý kiến về những vấn đề khác nhau giữa điều ước quốc tế về ODA và pháp luật trong nước theo đề nghị của cơ quan được uỷ quyền chủ trì đàm phán; theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế về ODA; Cung cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về ODA hoặc các vấn đề pháp lý khác theo đề nghị của cơ quan được uỷ quyền chủ trì đàm phán;  Thực hiện các quy định tại Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ.

+

Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất quản lý Nhà nước về ODA; Tham gia ý kiến về nội dung trong quá trình chuẩn bị chương trình, dự án ODA;  thẩm tra và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện chương trình, dự án ODA trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

+

Nhiệm vụ của các Bộ, ngành khác và ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình, dự án ODA theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chương trình, dự án ODA trong thời gian quy định.

ñ

y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo vùng lãnh thổ đối với tất cả các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố, kể cả các chương trình, dự án do các Bộ, ngành hoặc các tỉnh, thành phố khác chủ trì thực hiện.

ODA cã lÞch sö h×nh thµnh tõ sau chiÕn tranh thÕ giíi thø II khi Mü thùc hiÖn kÕ ho¹ch næi tiÕng t¸i thiÕt Ch©u ¢u mang tªn Marshall. Theo kÕ ho¹ch nµy, Mü ®· viÖn trî 17 tû USD trong vßng 4 n¨m (t­¬ng ®­¬ng 1,5% GNP cña Mü) ®Ó x©y dùng l¹i Ch©u ¢u sau chiÕn tranh. KÕ ho¹ch Marshall ®· ®­îc thùc hiÖn kh¸ thµnh c«ng vµ ®iÒu ®ã ®· khÝch lÖ Mü vµ c¸c n­íc ph¸t triÓn sö dông ODA nh­ mét c«ng cô trî gióp c¸c quèc gia míi giµnh ®éc lËp cßn khã kh¨n vÒ kinh tÕ. Trong thêi kú “chiÕn tranh l¹nh” cã ba nguån ODA chñ yÕu tõ c¸c n­íc OECD, c¸c n­íc khèi SEV vµ c¸c n­íc OPEC. HiÖn nay nguån OPEC ®· suy gi¶m, nguån khèi SEV kh«ng cßn n÷a do khèi SEV ®· gi¶i thÓ, chØ cßn nguån vèn tõ c¸c n­íc OECD vµ c¸c tæ chøc quèc tÕ nh­ IMF, WB, UNDP, ADB… (

[27]

)

Cã nhiÒu tæ chøc tham gia trong viÖc tµi trî ODA vµ cã thÓ kh¸i qu¸t thµnh bèn nhãm lín:

1. Quü TiÒn tÖ quèc tÕ (IMF): C¸c ch­¬ng tr×nh ODA cña IMF chñ yÕu nh»m vµo môc tiªu c¬ cÊu l¹i nÒn kinh tÕ cña n­íc nhËn ODA nh­ c¸c ch­¬ng tr×nh §iÒu chØnh c¬ cÊu kinh tÕ më réng (Extended Economic Structural Adjustment Facilities-ESAF), Ch­¬ng tr×nh hç trî t¨ng tr­ëng vµ xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo (Poverty Reduction and Growth Facilities-PRGF)…

2. Nhãm c¸c tæ chøc tµi chÝnh thÕ giíi nh­ Ng©n hµng ThÕ giíi (WB), Ng©n hµng Ph¸t triÓn Ch©u

¸

(ADB), Ng©n hµng §Çu t­ B¾c ¢u, Quü Kuwait… C¸c tæ chøc tµi chÝnh nµy th­êng ®­a ra c¸c quy ®Þnh rÊt cô thÓ tõ ®µm ph¸n ký kÕt, ®¸nh gi¸ dù ¸n, ®Êu thÇu mua s¾m, thuª chuyªn gia t­ vÊn ®Õn tr¶ nî… C¸c quy ®Þnh nµy kh«ng thÓ ®µm ph¸n l¹i vµ ¸p dông cho tÊt c¶ c¸c n­íc nhËn tµi trî.

3. Nhãm ChÝnh phñ c¸c n­íc tµi trî, c¸c tæ chøc ®¹i diÖn nh­ SIDA (Thuþ ®iÓn), FINIDA (PhÇn Lan), OECF (NhËt B¶n)…

4. Nhãm c¸c tæ chøc quèc tÕ cña Liªn Hîp Quèc nh­ UNDP, FAO, UNIDO, UNICEF, UNFPA… vµ c¸c tæ chøc phi ChÝnh phñ (NGO) víi c¸c dù ¸n tµi trî quy m« nhá, hç trî kü thuËt…

Cã nhiÒu lý do cña viÖc c¸c n­íc giµu cÊp ODA vµ n­íc nghÌo tiÕp nhËn ODA (

[28]

).

§èi víi c¸c n­íc giµu, cã ba lý do c¬ b¶n ®Ó c¸c n­íc giµu cÊp vèn ODA:

- Lý do chÝnh trÞ: ChØ trõ mét sè ngo¹i lÖ nh­ Thuþ ®iÓn, PhÇn Lan, Nauy, Canada… cßn ®a sè c¸c n­íc cÊp ODA trong thêi kú “chiÕn tranh l¹nh” ®Òu cã lý do chÝnh trÞ lµ chÝnh. Hä gióp ChÝnh phñ c¸c n­íc ®ång minh ®Ó t¹o uy tÝn chÝnh trÞ, më réng ¶nh h­ëng, b¶o vÖ trùc tiÕp, gi¸n tiÕp “an ninh quèc gia” cña b¶n th©n hä. NhiÒu kho¶n ODA th­êng kÌm theo nh÷ng ®iÒu kiÖn kh¸ kh¾t khe vÒ chÝnh trÞ. HiÖn nay, khi quan hÖ quèc tÕ ®· chuyÓn tõ thêi kú chiÕn tranh l¹nh sang thêi kú ®èi tho¹i, lý do chÝnh trÞ kh«ng cßn lµ lý do chñ yÕu n÷a nh­ng ®iÒu kiÖn chÝnh trÞ ®Ó cÊp vèn ODA vÉn lµ mét trong nh÷ng ®iÒu kiÖn chñ yÕu cña c¸c n­íc cÊp vèn.

           

- Lý do kinh tÕ: Khi cÊp vèn ODA, c¸c n­íc ph¸t triÓn cßn nh»m c¸c môc tiªu kinh tÕ. Th«ng qua thùc hiÖn c¸c kho¶n viÖn trî th­êng kÌm theo c¸c ®iÒu kiÖn vÒ mua hµng ho¸ thiÕt bÞ, nh­ vËy ChÝnh phñ ®· gióp c¸c c«ng ty n­íc m×nh tiªu thô hµng ho¸ ra n­íc ngoµi, ®ång thêi t¹o ®iÒu kiÖn x©m nhËp thÞ tr­êng, qu¶ng c¸o s¶n phÈm hµng ho¸ vµ dÞch vô. VÒ l©u dµi, sau khi ®· tiÕp nhËn vèn ODA, c¸c n­íc nµy ngµy cµng phô thuéc vÒ kinh tÕ ®èi víi n­íc cÊp vèn do nî tÝch luü ph¶i tr¶.

            - Lý do b¶o vÖ sinh th¸i: GÇn ®©y vÊn ®Ò b¶o vÖ m«i tr­êng toµn cÇu trë nªn mèi quan t©m hµng ®Çu cña thÕ giíi, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c n­íc ph¸t triÓn. Do ®ã, c¸c n­íc ph¸t triÓn th­êng dµnh ­u tiªn cÊp vèn ODA cho c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn víi môc tiªu b¶o vÖ m«i tr­êng, b¶o tån ®a d¹ng sinh häc, duy tr× ®a d¹ng v¨n ho¸, b¶o tån c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸…

            §èi víi n­íc nghÌo, cã hai lý do c¬ b¶n ®Ó nhËn vèn ODA:

            - Lý do kinh tÕ: Khi cÊp vèn ODA, c¸c n­íc ph¸t triÓn cßn nh»m c¸c môc tiªu kinh tÕ. Th«ng qua thùc hiÖn c¸c kho¶n viÖn trî kÌm theo c¸c ®iÒu kiÖn vÒ mua hµng ho¸ thiÕt bÞ, nh­ vËy ChÝnh phñ ®· gióp c¸c c«ng ty n­íc m×nh tiªu thô hµng ho¸ ra n­íc ngoµi, ®ång thêi t¹o ®iÒu kiÖn x©m nhËp thÞ tr­êng, qu¶ng c¸o s¶n phÈm hµng ho¸ vµ dÞch vô. VÒ l©u dµi, sau khi ®· tiÕp nhËn vèn ODA, c¸c n­íc nµy ngµy cµng phô thuéc vÒ kinh tÕ ®èi víi n­íc cÊp vèn do nî tÝch luü ph¶i tr¶.

            - Lý do b¶o vÖ sinh th¸i: GÇn ®©y vÊn ®Ò b¶o vÖ m«i tr­êng toµn cÇu trë nªn mèi quan t©m hµng ®Çu cña thÕ giíi, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c n­íc ph¸t triÓn. Do ®ã, c¸c n­íc ph¸t triÓn th­êng ­u tiªn cÊp vèn ODA cho c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn víi môc tiªu b¶o vÖ m«i tr­êng, b¶o tån ®a d¹ng sinh häc, duy tr× ®a d¹ng v¨n ho¸, b¶o tån c¸c di tÝch lÞch sö v¨n ho¸…

ë

ViÖt Nam, ODA ®· trë thµnh mét nguån vèn quan träng, hç trî c©n ®èi ng©n s¸ch, c¸n c©n xuÊt, nhËp khÈu, ®Çu t­ ph¸t triÓn vµ mét phÇn cho tiªu dïng th­êng xuyªn. NhiÒu c«ng tr×nh quan träng ®· vµ ®ang ®­îc h×nh thµnh tõ nguån vèn ODA. Tr­íc n¨m 1990, c¸c c«ng tr×nh nh­ nhµ m¸y xi m¨ng Hoµng Th¹ch, nhµ m¸y Thñy ®iÖn Hoµ B×nh, CÇu Th¨ng Long… ®· gãp phÇn quan träng vµo sù ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi ViÖt Nam. HiÖn nay ®· cã 25 nhµ tµi trî song ph­¬ng (c¸c n­íc NhËt B¶n, Ph¸p, Céng hoµ Liªn bang §øc…), 15 nhµ tµi trî ®a ph­¬ng (WB, ADB, IMF…) vµ 383 tæ chøc phi ChÝnh phñ tµi trî ODA cho ViÖt Nam.

IV. TÝn dông th­¬ng m¹i

TÝn dông th­¬ng m¹i lµ c¸c kho¶n tiÒn vay víi l·i suÊt “mÒm” tõ c¸c n­íc ph¸t triÓn, c¸c tæ chøc tµi chÝnh quèc tÕ ®Ó trî gióp c¸c ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu cña c¸c n­íc ph¸t triÓn vµ c¸c b¹n hµng cña nh÷ng n­íc nµy. VÝ dô, Quü TiÒn tÖ quèc tÕ (IMF) cho vay d­íi nhiÒu h×nh thøc tÝn dông nh­ TÝn dông ®Æc biÖt (The Extended Fund Facility) (¸p dông cho c¸c quèc gia bÞ béi chi c¸n c©n thanh to¸n dµi h¹n ®Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng béi chi c¸n c©n thanh to¸n dµi h¹n, møc l·i suÊt vay lµ  tõ 6 ®Õn 7 %/n¨m vµ phÝ ban ®Çu lµ 0,5% trªn tæng sè tiÒn vay); TÝn dông ®iÒu hoµ dù tr÷ hµng ho¸ (The Buffer Stock Financing Facility) (cung cÊp c¸c kho¶n vay víi môc ®Ých dù tr÷ c¸c hµng ho¸ chiÕn l­îc vµ kho¶n vay ®­îc cÊp cho thµnh viªn Quü TiÒn tÖ quèc tÕ, ®ång thêi lµ thµnh viªn c¸c HiÖp héi xuÊt khÈu c¸c lo¹i hµng ho¸ cã tÝnh chiÕn l­îc, vÝ dô HiÖp héi c¸c quèc gia xuÊt khÈu dÇu löa, HiÖp héi c¸c quèc gia xuÊt khÈu ®­êng, thiÕc, ®ång... nh»m h¹n chÕ sù biÕn ®éng cña gÝa c¶ vµ lµm mÊt c©n ®èi c¸n c©n thanh to¸n cña c¸c quèc gia ®ã. C¸c kho¶n tiÒn cña Quü TiÒn tÖ quèc tÕ cho vay ®­îc sö dông ®Ó dù tr÷ hµng ho¸ xuÊt khÈu, duy tr× kho dù tr÷, tr¶ c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n do ph¶i duy tr× c¸c kho hµng ho¸ xuÊt khÈu... Møc vay tèi ®a b»ng 50 % møc gãp vèn ®¨ng ký víi thêi h¹n vay 1 n¨m); TÝn dông bï ®¾p thÊt thu ngo¹i tÖ (The Compensating Financing Facility) (¸p dông ®èi víi c¸c quèc gia ®ang ph¸t triÓn cã ®ét biÕn thiÕu hôt c¸n c©n th­¬ng m¹i trong n¨m khi gi¶m sót thu do thiªn tai, lò lôt, gi¸ c¶ thÞ tr­êng quèc tÕ sót gi¶m... dÉn tíi mÊt c©n ®èi c¸n c©n thanh to¸n. Møc vay tèi ®a lµ 100 % møc vèn gãp ®¨ng ký. Trong tr­êng hîp møc vay tõ 50% trë lªn, møc vay ph¶i ®­îc tr×nh biÖn ph¸p thÝch hîp ®Ó phôc håi c¸n c©n thanh to¸n quèc tÕ) (

[29]

)…

V. C¸c lo¹i h×nh ®Çu t­ kh¸c

1.

     

Mua l¹i vµ s¸p nhËp

Mua l¹i vµ s¸p nhËp lµ tr­êng hîp c¸c chñ ®Çu t­ tiÕn hµnh ho¹t ®éng ®Çu t­ th«ng qua viÖc mua l¹i vµ s¸p nhËp c¸c doanh nghiÖp hiÖn cã ë n­íc ngoµi.

H×nh thøc mua l¹i vµ s¸p nhËp chñ yÕu lµ chuyÓn së h÷u tõ c¸c doanh nghiÖp ®ang tån t¹i ë n­íc nhËn ®Çu t­ cho c¸c c«ng ty ë n­íc ngoµi. NÕu h×nh thøc ®Çu t­ míi t¹o ngay ®­îc viÖc lµm cho quèc gia nhËn ®Çu t­, ®ång thêi t¸c trùc tiÕp ®Õn sù thay ®æi c¬ cÊu ngµnh kinh tÕ th«ng qua viÖc x©y dùng c¸c doanh nghiÖp míi vµ gãp phÇn thóc ®Èy c¹nh tranh th× h×nh thøc mua l¹i vµ s¸p nhËp kh«ng t¹o ra viÖc lµm míi cho quèc gia nhËn ®Çu t­, kh«ng t¹o ra nh÷ng t¸c ®éng ng¾n h¹n ®èi víi nÒn kinh tÕ, thËm chÝ trong mét sè tr­êng hîp cßn cã thÓ g©y ¶nh h­ëng ®Õn an ninh quèc gia cña n­íc nhËn ®Çu t­ h¬n so víi h×nh thøc ®Çu t­ míi. Ho¹t ®éng ®Çu t­ nµy ®­îc thùc hiÖn chñ yÕu t¹i c¸c quèc gia ®ang ph¸t triÓn, c¸c quèc gia míi thùc hiÖn c«ng nghiÖp ho¸. ViÖc s¸p nhËp vµ hîp nhÊt cña c¸c c«ng ty ®a quèc gia thµnh c¸c tËp ®oµn lín, ®Æc biÖt lµ c¸c c«ng ty khoa häc-kü thuËt t¨ng lªn nhanh chãng. N¨m 1988, tæng sè vèn cña c¸c vô s¸p nhËp lªn ®Õn 2.500 tû USD. N¨m 1999, chØ tÝnh riªng 10 vô s¸p nhËp c¸c c«ng ty lín trªn thÕ giíi, tæng sè vèn s¸p nhËp ®· lªn tíi 1.500 tû USD. Theo thèng kª cña Liªn Hîp Quèc, trong n¨m 1996, toµn thÕ giíi cã 44.000 c«ng ty ®a quèc gia víi 28 v¹n c«ng ty con, tæng gi¸ trÞ chiÕm ®Õn 40% GDP vµ chiÕm gÇn 1 phÇn 2 tæng khèi l­îng mËu dÞch cña toµn thÕ giíi. Theo sè liÖu thèng kª cña Héi nghÞ Liªn Hîp Quèc vÒ Th­¬ng m¹i vµ Ph¸t triÓn (UNCTAD), trong n¨m 1988 ®· cã 53.000 c«ng ty ®a quèc gia víi 450.000 c¬ së s¶n xuÊt vµ chiÕm gÇn 2 phÇn 3 tæng khèi l­îng mËu dÞch trªn toµn thÕ giíi. Theo nghiªn cøu cña Liªn Hîp Quèc, hiÖn nay 60.000 c«ng ty ®a quèc gia trªn toµn thÕ giíi chiÕm ®Õn 1 phÇn 4 s¶n l­îng ®Çu ra cña thÕ giíi, kiÓm so¸t 2 phÇn 3 th­¬ng m¹i thÕ giíi vµ 4 phÇn 5 nguån vèn ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi(

[30]

). Trong gÇn mét thËp kû qua, tæng gi¸ trÞ th­¬ng m¹i thÕ giíi ®· t¨ng lªn gÇn gÊp hai lÇn (®¹t møc t¨ng hµng n¨m trªn 7%, cao h¬n hai lÇn so víi møc t¨ng GDP), tæng ®Çu t­ trùc tiÕp n­íc ngoµi t¨ng gÇn ba lÇn, ®¹t trªn 4400 tû USD vµo n¨m 1999. HiÖn nay, mçi ngµy tæng gi¸ trÞ c¸c giao dÞch tµi chÝnh quèc tÕ lªn tíi 3500 tû USD(

[31]

).

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty thống kê tài chính Thomson Financial, năm 2005 là năm diễn ra các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty đạt mức kỷ lục, với tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế lớn lên tới 2.703 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2004. Trong năm qua, các hợp đồng sát nhập và mua bán cổ phần công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng. Số lượng các hợp đồng loại này tại châu Âu tăng 49% và tại Mỹ tăng 30%. Trong số các hợp đồng sáp nhập và mua cổ phần lớn nhất năm 2005 có hợp đồng tập đoàn Procter and Gamble (P&G) mua tập đoàn Gillette (cùng của Mỹ) với 57,2 tỷ USD, và tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo Financal Group tại Nhật Bản mua Ngân hàng UFJ với số tiền 41,4 tỷ USD. Sau hai năm 2002 và 2003 ngừng trệ vì các doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư, các hoạt động sáp nhập và mua cổ phần công ty đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại kể từ năm 2004, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của các thị trường chứng khoán và việc các ngân hàng trung ương áp dụng mức lãi suất thấp. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động này chính là các ngân hàng, với vai trò tư vấn và cho vay vốn, trong đó ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dẫn đầu thế giới. Ngân hàng này đã tham gia vào 432 hoạt động mua bán cổ phần và sáp nhập với tổng số tiền 867 tỷ USD, vượt qua cả Morgan Stanley, JP Morgan, Citigroup và UBS. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, các hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần giữa các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2006 (

[32]

). Lĩnh vực viễn thông đứng thứ ba

trong c¸c vô hîp nhÊt vµ s¸p nhËp

. Trong năm qua, vụ M&A được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông quan tâm là vụ Tập đoàn sản xuất thiết bị truyền thông và dữ liệu Cisco Systems Inc. có ý định mua lại Hãng Scientific-Atlanta Inc. của Mỹ với giá ban đầu 7 tỉ USD. Bên cạnh đó, còn một số vụ M&A khác như vụ Hãng truyền thông NTL (Anh) dành 1,4 tỉ USD để mua lại Virgin Mobile với mục đích thành lập hãng truyền hình và dịch vụ Internet mới; vụ Công ty dịch vụ mạng Google Inc. và Công ty dịch vụ cáp Comcast Corp. mua lại cổ phần trong Công ty America Online (AOL) với tổng trị giá khoảng 5 tỉ USD…Năm qua, châu Âu là nơi mà hoạt động M&A diễn ra khá sôi động. Trong báo cáo mới đây, ông Piero Novelli, chuyên gia theo dõi hoạt động M&A trên thế giới của Công ty UBS cho biết, tổng giá trị hoạt động M&A tính từ đầu năm đến nay ở châu Âu là 916,69 tỉ USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Tại Mỹ, tổng giá trị các vụ M&A trong năm 2005 cũng tăng hơn 34% so với năm 2004. (

[33]

)

Ph¸p luËt cña nhiÒu n­íc trªn thÕ giíi ®· cã nh÷ng quy ®Þnh riªng vÒ mua l¹i vµ s¸p nhËp. VÝ dô, theo ph¸p luËt NhËt B¶n, cã bèn c¸ch thøc c¬ b¶n ®Ó mua l¹i mét c«ng ty NhËt B¶n:

(i) Mua l¹i tµi s¶n: ®ßi hái ph¶i cã sù nhÊt trÝ cña ban gi¸m ®èc vµ c¸c cæ ®«ng cña c«ng ty ®­îc mua. C¸c cæ ®«ng kh«ng nhÊt trÝ cã quyÒn yªu cÇu mua cæ phiÕu cña m×nh víi gi¸ hîp lý

(ii) Mua cæ phiÕu míi ph¸t hµnh: C«ng ty n­íc ngoµi cã thÓ mua l¹i cæ phiÕu míi ph¸t hµnh cña mét c«ng ty ®ñ ®Ó cã quyÒn kiÓm so¸t ho¹t ®éng cña c«ng ty, ®iÒu nµy ®ßi hái ph¶i cã sù ®ång ý cña ban gi¸m ®èc c«ng ty ®­îc mua.

(iii) Mua cæ phiÕu th«ng qua chµo thÇu: Lîi Ých cña viÖc mêi thÇu lµ bªn mêi thÇu cã thÓ ®Æt ®iÒu kiÖn ®Êu thÇu ph¶i ®¹t ®­îc sè l­îng cæ phiÕu tèi thiÓu nhÊt ®Þnh. NÕu kh«ng ®¹t ®­îc sè l­îng cæ phiÕu nµy th× bªn mêi thÇu cã thÓ huû bá viÖc chµo thÇu. §©y cã thÓ ®­îc coi lµ c¸ch thøc tèt nhÊt ®Ó tiÕp qu¶n mét c«ng ty NhËt B¶n mét c¸ch th©n thiÖn.

(iv) S¸p nhËp: LuËt ph¸p NhËt B¶n cÊm s¸p nhËp gi÷a c«ng ty n­íc ngoµi vµ c«ng ty NhËt B¶n, tuy nhiªn ban ®Çu c«ng ty n­íc ngoµi cã thÓ thµnh lËp c«ng ty con 100% vèn t¹i NhËt B¶n, vµ tho¶ thuËn s¸p nhËp ph¶i ®­îc th«ng qua bëi c¸c cæ ®«ng cña c¶ hai c«ng ty víi 2/3 phiÕu bÇu.

Theo ph¸p luËt NhËt B¶n, cã hai rµo c¶n ph¸p lý c¬ b¶n trong viÖc mua l¹i vµ s¸p nhËp lµ:

Thø nhÊt, §iÒu 10 LuËt chèng ®éc quyÒn cÊm mua l¹i cæ phiÕu dÉn ®Õn c¶n trë ®¸ng kÓ ®èi víi th­¬ng m¹i vµ ®iÒu 15, 16 cÊm s¸p nhËp vµ mua l¹i tµi s¶n dÉn ®Õn c¶n trë ®¸ng kÓ ®èi víi th­¬ng m¹i.

Thø hai, §iÒu 26 LuËt KiÓm so¸t quy ®Þnh nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi muèn ®Çu t­ trùc tiÕp vµo NhËt B¶n ph¶i th«ng b¸o víi Bé Tµi chÝnh th«ng qua Ng©n hµng NhËt B¶n vµ cã thÓ ph¶i ®îi tíi 30 ngµy. Trong thêi gian nµy, Bé Tµi chÝnh cã quyÒn kÐo dµi ®Õn 120 ngµy ®Ó xem xÐt liÖu viÖc ®Çu t­ cã ¶nh h­ëng ®Õn an ninh quèc gia còng nh­ ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp NhËt B¶n, vµ liÖu n­íc cña nhµ ®Çu t­ cã ®èi xö t­¬ng xøng víi nhµ ®Çu t­ NhËt B¶n. Uû ban ngo¹i hèi cã thÓ kÐo dµi ®Õn 5 th¸ng nÕu cÇn thêi gian xem xÐt vµ trong thêi gian nµy Bé Tµi chÝnh cã thÓ khuyÕn c¸o söa ®æi hoÆc ®×nh chØ.

2.

     

Hîp ®ång BOT

H×nh thøc x©y dùng-kinh doanh-chuyÓn giao (BOT) ra ®êi vµo n¨m 1987 do ba quèc gia Hoa Kú, Anh vµ ¤xtr©ylia ký kÕt hîp ®ång gióp Thæ NhÜ Kú x©y dùng nhµ m¸y ®iÖn nguyªn tö nh»m gi¶i quyÕt vÊn ®Ò n¨ng l­îng. M« h×nh ®Çu t­ theo h×nh thøc BOT ®· ®­îc mét sè n­íc trªn thÕ giíi ¸p dông thµnh c«ng.

ë

ViÖt Nam, tuy LuËt §Çu t­ n­íc ngoµi ®­îc ban hµnh n¨m 1987 nh­ng ®Õn lÇn söa ®æi thø hai (n¨m 1992), ph­¬ng thøc ®Çu t­ BOT míi ®­îc ®Ò cËp trong luËt vµ ®­îc t¸i kh¼ng ®Þnh cïng sù bæ sung thªm hai ph­¬ng thøc míi BTO vµ BT trong lÇn söa ®æi, bæ sung LuËt §Çu t­ n­íc ngoµi n¨m 1996. Tõ n¨m 1993, ViÖt Nam b¾t ®Çu ¸p dông h×nh thøc hîp ®ång BOT. Dù ¸n theo h×nh thøc BTO ®Çu tiªn ®­îc cÊp giÊy phÐp vµo th¸ng 3/1995 lµ hîp ®ång triÓn khai nhµ m¸y n­íc B×nh An ®­îc ký kÕt gi÷a Uû ban nh©n d©n thµnh phè Hå ChÝ Minh vµ TËp ®oµn Emas Utilities Sades Malaisia víi c«ng suÊt 100.000 m3/ngµy. Theo tho¶ thuËn, TËp ®oµn Emas ®Çu t­ 100% vèn (30 triÖu USD) vµ sau 25 n¨m ho¹t ®éng (khai th¸c vµ b¸n n­íc cho thµnh phè Hå ChÝ Minh víi gi¸ 0.2 USD/m3), toµn bé nhµ m¸y sÏ ®­îc chuyÓn giao cho Bªn ViÖt Nam víi gi¸ t­îng tr­ng 1 USD.

TÝnh ®Õn nay, ViÖt Nam ®· cÊp GiÊy phÐp ®Çu t­ cho 6 dù ¸n BOT víi tæng sè vèn ®Çu t­ ®¹t 1,37 tû USD, chiÕm 2,8% tæng vèn ®¨ng ký cßn hiÖu lùc. Nh×n chung, do nhiÒu nguyªn nh©n, h×nh thøc ®Çu t­ nµy ch­a thµnh c«ng, ch­a më réng ®­îc, mét sè dù ¸n ®· cÊp phÐp còng rÊt khã triÓn khai thùc hiÖn (

[34]

). Sau h×nh thøc doanh nghiÖp liªn doanh, h×nh thøc BOT ®­îc sö dông t­¬ng ®èi phæ biÕn ë ViÖt Nam, vÝ dô Dù ¸n giao th«ng xe buýt cña Daewoo Hµn Quèc, Dù ¸n Hyundai-Vinashin vÒ ®ãng tÇu ë Kh¸nh Hoµ…

Qua thùc tÕ cÊp giÊy phÐp ®Çu t­ vµ qu¶n lý c¸c dù ¸n BOT, b­íc ®Çu cho thÊy

(

[35]

):

- Dù ¸n BOT lµ dù ¸n thùc hiÖn Hîp ®ång ký gi÷a Nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi vµ ChÝnh phñ ViÖt Nam ®Ó x©y dùng vµ vËn hµnh mét dù ¸n nh»m ®¸p øng kÞp thêi nhu cÇu cÊp b¸ch vÒ mét s¶n phÈm nhÊt ®Þnh ®Ó b¶o ®¶m s¶n xuÊt vµ tiªu dïng. Tuy nhiªn, do ®a sè c¸c dù ¸n BOT cã ph¹m vi ¸p dông kh«ng réng, ®iÒu kiÖn thùc hiÖn phøc t¹p nªn th­êng mÊt thêi gian ®Ó gi¶i quyÕt nh÷ng thñ tôc ban ®Çu nh­ hoµn chØnh viÖc ®µm ph¸n, ký kÕt hîp ®ång BOT, Hîp ®ång mua b¸n s¶n phÈm, thu xÕp ph­¬ng ¸n tµi chÝnh, c¸c tho¶ thuËn vÒ viÖc chuyÓn ®æi ngo¹i tÖ, gi¶i phãng mÆt b»ng, trong khi ®©y lµ ph­¬ng thøc ®Çu t­ míi, kinh nghiÖm cña ta ch­a nhiÒu. Khã kh¨n lín nhÊt lµ viÖc ®µm ph¸n tho¶ thuËn vÒ gi¸ ®Çu vµo vµ ®Çu ra cña c¸c dù ¸n trong khi bªn cung cÊp vµ bªn mua ®Òu muèn duy tr× gi¸ ®éc quyÒn cña m×nh. V× vËy, trong nhiÒu tr­êng hîp c¸c dù ¸n nµy kh«ng ®¸p øng ®­îc yªu cÇu vÒ tiÕn ®é, mét sè dù ¸n do thêi gian ®µm ph¸n kÐo qu¸ dµi nªn ®· kh«ng cßn ý nghÜa thêi sù n÷a.

- CÇn ph¶i kh¼ng ®Þnh, m« h×nh ®Çu t­ theo h×nh thøc BOT ®· ®­îc mét sè n­íc ¸p dông thµnh c«ng vµ còng phï hîp víi bèi c¶nh cô thÓ cña ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn thiÕu vèn, muèn ®­a dù ¸n nhanh ®i vµo ho¹t ®éng ®Ó gi¶i quyÕt nhu cÇu cÊp b¸ch vÒ mét lo¹i hµng ho¸, dÞch vô mµ Nhµ n­íc l¹i kiÓm so¸t, khèng chÕ ®­îc qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp, kÕt thóc hîp ®ång BOT ®­îc nhËn tµi s¶n chuyÓn giao kh«ng båi hoµn cña Nhµ ®Çu t­.

GÇn ®©y, LuËt §Çu t­ n¨m 2005 còng ®Þnh nghÜa h×nh thøc ®Çu t­ BOT, theo ®ã h

ợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Ngoµi h×nh thøc ®Çu t­ BOT, LuËt §Çu t­ n¨m 2005 cßn quy ®Þnh hai h×nh thøc cã nÐt t­¬ng tù lµ BT vµ BTO. H

ợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT (

§iÒu 3 LuËt §Çu t­ n¨m 2005

).

VI. C¸c khu vùc ®Þa lý riªng biÖt trong ®Çu t­ quèc tÕ

a. Khu kinh tÕ ®Æc biÖt (Special Economic Zones-SEZ)

            C¸c h×nh thøc kinh doanh thuéc së h÷u cña nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ®«i khi bÞ h¹n chÕ ho¹t ®éng trong ph¹m vi nh÷ng khu vùc ®Þa lý riªng biÖt cña mét n­íc. Khu kinh tÕ ®Æc biÖt lµ mét trong nh÷ng h×nh thøc ®ã. Trong ph¹m vi khu kinh tÕ ®Æc biÖt (kh¸c biÖt víi phÇn cßn l¹i cña n­íc ®ã), c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ®­îc phÐp ho¹t ®éng gièng nh­ lµ hä ®ang ë trong mét nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng tù do, t¹i ®ã c¸c c«ng ty n­íc ngoµi ®­îc quyÒn s¶n xuÊt hµng ho¸ cho tiªu dïng néi ®Þa vµ xuÊt khÈu (

[36]

). Khu kinh tÕ ®Æc biÖt kh¸c víi khu chÕ xuÊt. §iÓm kh¸c biÖt gi÷a hai h×nh thøc nµy lµ ë chç khu kinh tÕ ®Æc biÖt cã quy m« réng lín vµ chøc n¨ng ®a d¹ng. Khu kinh tÕ ®Æc biÖt còng kh¸c víi khu ph¸t triÓn kinh tÕ vµ c«ng nghÖ ë bèn ®iÓm chÝnh (

[37]

):

            + Trong kinh tÕ ®Æc biÖt, nh÷ng vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi h­íng vµo hÇu hÕt tÊt c¶ mäi ngµnh, trong khi ®ã, trong khu ph¸t triÓn kinh tÕ vµ c«ng nghÖ, sù hîp t¸c ®­îc giíi h¹n trong nh÷ng ngµnh ®æi míi.

            + VÒ nh÷ng quyÒn lîi sau thuÕ, mét thuÕ suÊt ®ång nhÊt 15% ¸p dông trong khu kinh tÕ ®Æc biÖt cho c¸c xÝ nghiÖp cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi dï cã s¶n xuÊt hay kh«ng. Trong khu ph¸t triÓn kinh tÕ vµ c«ng nghÖ th× chØ cã nh÷ng xÝ nghiÖp cã s¶n xuÊt míi ®­îc h­ëng quyÒn lîi nµy.

            + Trong viÖc nhËp khÈu thiÕt bÞ vµ nguyªn liÖu, khu kinh tÕ ®Æc biÖt cã thÓ ®­a vµo diÖn ®­îc miÔn thuÕ nhËp khÈu nh÷ng t­ liÖu s¶n xuÊt còng nh­ nhiÒu hµng tiªu dïng, trong khi ®ã khu ph¸t triÓn kinh tÕ vµ c«ng nghÖ chØ ®­îc miÔn thuÕ xuÊt nhËp khÈu ®èi víi nh÷ng t­ liÖu s¶n xuÊt.

            + Trong khu kÞnh tÕ ®Æc biÖt, cã nhiÒu xÝ nghiÖp nguån gèc kh«ng thuÇn nhÊt; trong khu ph¸t triÓn kinh tÕ vµ c«ng nghÖ ®ã lµ nh÷ng xÝ nghiÖp lín cña Trung Quèc hiÖn diÖn víi t­ c¸ch lµ nh÷ng ®èi t¸c Trung Quèc.

SEZ lµ m« h×nh ®Æc thï cña chÝnh s¸ch më cöa cña nÒn kinh tÕ Trung Quèc. SEZ ®­îc hiÓu lµ khu vùc mµ quèc gia dµnh ra mét ph¹m vi nhÊt ®Þnh trong ho¹t ®éng kinh tÕ ®èi ngo¹i thùc hµnh chÝnh s¸ch kinh tÕ ®Æc thï. ChÝnh s¸ch kinh tÕ ®Æc thï nµy bao gåm ®Æc khu thùc hµnh nhiÒu h×nh thøc kinh tÕ cïng tån t¹i, cïng lÊy trong ngoµi hîp doanh kinh tÕ lµm chÝnh. ViÖc x©y dùng SEZ lÊy viÖc thu hót vµ lîi dông ®Çu t­ n­íc ngoµi lµm chÝnh, s¶n phÈm xuÊt khÈu lµm chÝnh, ho¹t ®éng kinh tÕ cña SEZ lÊy viÖc ®iÒu tiÕt thÞ tr­êng lµm chÝnh, SEZ ®­îc h­ëng sù ®·i ngé tèi huÖ quèc vÒ miÔn gi¶m thuÕ quan trong mËu dÞch ®èi ngo¹i. VÒ c¬ b¶n, m« h×nh SEZ Trung Quèc mang bèn tÝnh chÊt ®Æc biÖt sau (

[38]

):

+ ChÝnh s¸ch thuÕ ®Æc biÖt hÊp dÉn cho thu hót FDI;

+ TÝnh ®éc lËp cao trong ®Çu t­ vµ th­¬ng m¹i quèc tÕ;

+ Tho¶ m·n bèn ®iÒu kiÖn nÒn t¶ng: Nguån vèn x©y dùng vµ ph¸t triÓn SEZ ®­îc huy ®éng tõ c¸c ®èi t¸c n­íc ngoµi lµ chñ yÕu, hµng ho¸ tõ SEZ ph¶I ®¸p øng môc tiªu xuÊt khÈu lµ chñ yÕu;

+ T¸ch riªng SEZ ra khái kÕ ho¹ch c¶ n­íc, kÓ c¶ kÕ ho¹ch tµi chÝnh. §­îc Quèc héi th«ng qua quyÕt ®Þnh thµnh lËp. ChÝnh quyÒn vµ Héi ®ång nh©n d©n cña SEZ cã ®Çy ®ñ ®Þa vÞ ph¸p lý nh­ lµ c¬ quan cÊp tØnh.

Tõ khi b¾t ®Çu thùc hiÖn chÝnh s¸ch c¶i c¸ch më cöa nÒn kinh tÕ vµo th¸ng 12/1978, §¶ng vµ ChÝnh phñ Trung Quèc ®· quyÕt ®Þnh chän viÖc x©y dùng c¸c SEZ lµm ®iÓm ®ét ph¸ cho toµn bé chiÕn l­îc më cöa c¸c vïng kinh tÕ ven biÓn-b­íc ®i ®Çu tiªn trong tiÕn tr×nh héi nhËp quèc tÕ cña Trung Quèc. Tõ n¨m 1980 ®Õn nay, Trung Quèc ®· lÇn l­ît x©y dùng 5 SEZ: ThÈm QuyÕn (372,5 km2), Chu H¶i (15,2 km2), S¸n §Çu (52,6 km2), H¹ M«n (131 km2), H¶i Nam (33.920 km2). TÝnh ®Õn ®Çu n¨m 1997, c¸c SEZ Trung Quèc cïng víi c¸c thµnh phè më cöa ®· thu hót h¬n 40.000 doanh nghiÖp ®Çu t­ n­íc ngoµi víi gi¸ trÞ h¬n 50 tû USD, riªng SEZ Th©m QuyÕn ®· thu hót 1/7 tæng vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi vµo Trung Quèc. ChØ sau 20 n¨m ph¸t triÓn, 5 SEZ Trung Quèc ®· chiÕm 20% GDP toµn quèc, thu hót gÇn 20% FDI toµn quèc. §Þa ®iÓm x©y dùng c¸c SEZ ®Òu thuéc khu vùc duyªn h¶i ven biÓn, lµ n¬i héi ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn héi nhËp vµ giao l­u víi kinh tÕ thÕ giíi. Bªn c¹nh ®ã, c¸c SEZ (trõ SEZ H¶i Nam) ®Òu cã vÞ trÝ liÒn kÒ víi ba khu vùc kinh tÕ n¨ng ®éng, dåi dµo tiÒm lùc vÒ nguån vèn, c«ng nghÖ kü thuËt vµ kinh nghiÖm qu¶n lý, kinh doanh (Hång K«ng, §µi Loan vµ Ma Cao) (

[39]

). Nh÷ng khu vùc kinh tÕ ®Æc biÖt, ®èi víi Trung Quèc, cã thÓ xem nh­ lµ mét b­íc nh¶y thö nghiÖm trong qu¸ tr×nh c¶I c¸ch kinh tÕ vµ më cöa ra n­íc ngoµi. Nh÷ng kinh nghiÖm thu ®­îc trong nh÷ng khu ®Æc biÖt Êy gióp Trung Quèc tr¸nh ®­îc nh÷ng b­íc sai lÇm trong qu¸ tr×nh chuyÓn tõ nÒn kinh tÕ kÕ ho¹ch ho¸ sang nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng (

[40]

).

            b. Khu th­¬ng m¹i n­íc ngoµi (Foreign Trade Zones)

            Khu th­¬ng m¹i n­íc ngoµi lµ mét khu vùc th­êng gÆp h¬n. §©y lµ n¬i c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi ®­îc trao nh÷ng c¬ héi ®Æc biÖt ®Ó ®Çu t­. Nh÷ng khu vùc thuéc lo¹i h×nh ®· cã mét lÞch sö l©u ®êi. Trong thêi cæ ®¹i nh÷ng ng­êi Phoenicians, ng­êi Hy L¹p vµ ng­êi La M· ®· khuyÕn khÝch ph¸t triÓn th­¬ng m¹i quèc tÕ b»ng viÖc ®¶m b¶o tù do ®i l¹i vµ an toµn ®èi víi th­¬ng nh©n n­íc ngoµi th«ng qua viÖc sö dông c¸c c¶ng cña Tyre, Carthage, Piraeus vµ Rome. Vµo thÕ kû 16 vµ 17, nhiÒu thµnh phè ë §«ng ¢u ®· tù tuyªn bè m×nh lµ “c¸c thµnh phè th­¬ng m¹i tù do”. Héi Hanseatic, mét héi næi tiÕng vµo thêi bÊy giê, lµ mét liªn kÕt láng lÎo c¸c thµnh phè cña Ch©u ¢u (bao gåm Visby, Hamburg, Bremen, London, Novgorod vµ c¸c thµnh phè kh¸c) ®· chÊp nhËn nh÷ng nh­îng bé th­¬ng m¹i ®èi víi th­¬ng nh©n n­íc ngoµi.

ë

Hoa Kú, c¸c khu vùc th­¬ng m¹i n­íc ngoµi ®· ®­îc thõa nhËn bëi luËt th«ng qua ®¹o luËt Khu th­¬ng m¹i n­íc ngoµi vµo n¨m 1934. Vµo n¨m 1967, Héi ®ång Kinh tÕ x· héi cña Liªn Hîp Quèc (ECOSOC) ®· th«ng qua mét NghÞ quyÕt khuyÕn khÝch sö dông c¸c khu vùc th­¬ng m¹i tù do ë c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn víi t­ c¸ch lµ mét c«ng cô ®Ó khuyÕn khÝch xuÊt khÈu. Ngµy nay, cã trªn 400 khu vùc th­¬ng m¹i tù do ®ãng gãp vµo kho¶ng 10% cña toµn bé nÒn th­¬ng m¹i quèc tÕ. Khu vùc th­¬ng m¹i n­íc ngoµi t¹o c¬ së cho ho¹t ®éng th­¬ng m¹i quèc tÕ b»ng viÖc x¸c lËp mét khu vùc ®Þa lý riªng biÖt ®­îc ®iÒu chØnh bëi c¸c luËt ®Æc biÖt vÒ th­¬ng m¹i. Nh÷ng khu vùc nµy cã thÓ lµ Kho ngo¹i quan, Khu b¸n lÎ tù do, C¶ng tù do, Khu chÕ xuÊt hoÆc Khu th­¬ng m¹i tù do (

[41]

).

            Kho ngo¹i quan (Bonded Warehouse) lµ mét c¬ së n»m ë c¸c c¶ng ®Çu vµo cña hÇu hÕt c¸c n­íc. §­îc së h÷u vµ vËn hµnh mét c¸ch riªng biÖt bëi c¸c h·ng vËn t¶i, c¸c kho ngo¹i quan cung cÊp mét vÞ trÝ n¬i c¸c h·ng vËn chuyÓn cã thÓ cÊt tr÷ hµng ho¸ trong kho¶ng thêi gian gi÷a lóc c¸c tµu ®Õn tõ biÓn c¶ vµ thêi gian hä thùc hiÖn th«ng quan vµ ®­îc ng­êi nhËp khÈu chuyÓn ®i. Kho ngo¹i quan kh«ng h¼n lµ vÞ trÝ cho th­¬ng m¹i vµ kinh doannh mµ ®ãng vai trß nh­ lµ mét gi¶i ph¸p quan träng ®èi víi viÖc kiÓm so¸t h¶i quan ngo¹i trõ tr­êng hîp nã cung cÊp mét n¬i cÊt tr÷ vµ tiÕp cËn víi hµng ho¸ n­íc ngoµi trong qu¸ tr×nh hµng ho¸ ®­îc mang vµo n­íc ®ã. Ng­êi nhËp khÈu sö dông kho ngo¹i quan kh«ng thÓ tr¸nh thuÕ quan, h¹n ng¹ch hoÆc c¸c h×nh thøc kh¸c. §¬n nép thuÕ quan ®­îc ®iÒn ®Çy ®ñ khi hµng ho¸ ®­îc ®­a vµo kho ngo¹i quan vµ khi chóng ®­îc ®­a khái kho ngo¹i quan, vµ hµng ho¸ n»m d­íi sù b¶o vÖ trong khi chóng n»m ë kho ngo¹i quan. Hµng ho¸ chØ cã thÓ ®­îc l­u tr÷ trong mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh, vµ sù cho phÐp tõ c¬ quan thuÕ quan ®­îc thùc hiÖn tr­íc khi hµng ho¸ ®­îc lµm s¹ch, ®­îc ®ãng gãi, ph©n lo¹i, d¸n nh·n, söa ch÷a hoÆc bÞ ph¸ huû. Kh«ng cã ho¹t ®éng s¶n xuÊt vµ chÕ biÕn nµo ®­îc thùc hiÖn trong ph¹m vi kho ngo¹i quan.

           

Khu vùc b¸n lÎ tù do (Free Retail Zones)

n»m ë c¸c s©n bay vµ c¸c c¶ng quèc tÕ vµ gÇn mét sè ®­êng biªn giíi. Nh÷ng khu vùc nµy cung cÊp cho du kh¸ch ®ang rêi khái ®Êt n­íc theo c¸ch chµo b¸n cho hä hµng ho¸ kh«ng thuéc bu«n b¸n vµ kh«ng chÞu thuÕ néi ®Þa. Nh÷ng khu vùc nµy th«ng th­êng Ýt cã ¶nh h­ëng vÒ kinh tÕ ®èi víi c¸c n­íc c«ng nghiÖp, nh­ng chóng th­êng lµ mét nguån quan träng cña thu nhËp ë c¸c n­íc phô thuéc vµo du lÞch, ®Æc biÖt lµ c¸c n­íc Caribª (

[42]

).

            C¶ng tù do (Free Ports) lµ nh÷ng khu vùc trong c¸c thµnh phè c¶ng ®­îc gäi lµ khu th­¬ng m¹i ®Çu vµo, hoÆc th­¬ng m¹i trong ph©n phèi b¸n bu«n. §ã lµ chóng cho phÐp nh÷ng ho¹t ®éng nh­ ph©n lo¹i vµ ®ãng gãi h¬n lµ s¶n xuÊt. Ngµy nay, cã nhiÒu khu vùc ë nhiÒu thµnh phè c¶ng, bao gåm c¶ Copenhaghen, Hensinki, Miami, New York vµ Viªn, ®ãng vai trß nh­ c¸c c¶ng tù do n¬i ng­êi nhËp khÈu ®­îc phÐp ph©n lo¹i ho¹t ®éng kinh doanh cña hä (®Õn møc mµ hä cã thÓ lo¹i bá c¸c hµng ho¸ tiªu chuÈn vµ chÞu thuÕ nhËp khÈu), cÊt tr÷ hµng ho¸ (cho ®Õn khi hµng ho¸ thÝch øng cho viÖc nhËp khÈu theo h¹n ng¹ch), ®Ó triÓn l·m hµng ho¸ vµ thiÕt bÞ ®èi víi c¸c kh¸ch hµng tiÒm n¨ng (kh«ng cÇn th«ng qua viÖc nép thuÕ quan), hoÆc ®Ó ®¹t ®­îc c¸c lîi Ých t­¬ng tù kh¸c.

            Mét h×nh thøc cña c¶ng tù do lµ khu vùc ranh giíi tù do (free perimeter) xuÊt hiÖn ë Mü La Tinh. §ã lµ mét khu vùc xa x«i vµ Ýt ph¸t triÓn cña mét n­íc mµ ®iÓn h×nh lµ giíi thiÖu thuÕ quan ®­îc gi¶m (kh«ng ph¶i lµ miÔn thuÕ hoµn toµn) ®èi víi c¸c s¶n phÈm nhÊt ®Þnh (vÝ dô thùc phÈm hoÆc d­îc phÈm). Khu vùc nµy Ýt ®ãng vai trß quan träng trong th­¬ng m¹i quèc tÕ mµ thiªn vÒ viÖc gi¶m tèi ®a chi phÝ ®èi víi ng­êi tiªu dïng ®Þa ph­¬ng. Mét khu vùc ranh giíi tù do ®· tån t¹i trªn mét d¶I réng 20 km g¾n liÒn biªn giíi quèc tÕ cña Mªhic« víi Hoa Kú, Guatªmala vµ Bªlizª. Khu vùc n»m ë ®iÓm xa nhÊt ë cùc nam cña Achentina còng lµ mét khu vùc ranh giíi tù do (

[43]

).

Khu chÕ xuÊt (Export Processing Zones)

cã thÓ hiÓu lµ khu vùc ®Þa lý ®­îc khoanh vïng víi c¸c quy chÕ ®Æc biÖt t¸ch khái quy chÕ th­¬ng m¹I, thuÕ quan cña mét quèc gia, trong ®ã chñ yÕu ®Ó ph¸t triÓn c¸c ho¹t ®éng c«ng nghiÖp chÕ t¹o vµ hÇu hÕt c¸c s¶n phÈm cña c¸c ngµnh c«ng nghiÖp nµy dïng ®Ó xuÊt khÈu. Theo §iÒu lÖ cña HiÖp héi c¸c Khu chÕ xuÊt thÕ giíi (WEPZA), khu chÕ xuÊt bao gåm tÊt c¶ c¸c khu vùc ®­îc ChÝnh phñ c¸c n­íc cho phÐp ho¹t ®éng nh­ c¶ng tù do, khu mËu dÞch tù do, khu c«ng nghiÖp tù do hoÆc bÊt kú khu vùc ngo¹i th­¬ng hay khu vùc kh¸c ®­îc WEPZA c«ng nhËn. Nh­ vËy, theo quan niÖm cña HiÖp héi, khu chÕ xuÊt vÒ c¬ b¶n ®ång nhÊt víi khu vùc miÔn thuÕ nh­ quan niÖm cña Xingapo hay Hång C«ng.

Theo Tæ chøc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp cña Liªn Hîp Quèc (UNIDO), Khu chÕ xuÊt lµ “khu vùc ®­îc giíi h¹n vÒ mÆt ®Þa giíi hµnh chÝnh, cã tr­êng hîp vÒ ®Þa lý, ®­îc h­ëng mét chÕ ®é thuÕ quan cho phÐp tù do nhËp khÈu trang thiÕt bÞ vµ mäi s¶n phÈm nh»m môc ®Ých s¶n xuÊt s¶n phÈm xuÊt khÈu. ChÕ ®é thuÕ quan ®­îc ban hµnh cïng víi nh÷ng quy ®Þnh luËt ph¸p cã tÝnh chÊt ­u ®·i, chñ yÕu vÒ thuÕ, nh»m thu hót ®Çu t­ n­íc ngoµi” (

[44]

).

Khu chÕ xuÊt ®­îc h×nh thµnh trªn thÕ giíi tõ nh÷ng n¨m 60 cña thÕ kû 20. Khu chÕ xuÊt ®Çu tiªn trªn thÕ giíi ®­îc thµnh lËp lµ Khu chÕ xuÊt Sharnon (Ai len) vµo n¨m 1956. §Õn cuèi thËp thËp kû 80, trªn thÕ giíi cã kho¶ng 80 Khu chÕ xuÊt, trong ®ã khu vùc Ch©u

¸

-Th¸i B×nh D­¬ng chiÕm trªn 1 phÇn 3 sè Khu chÕ xuÊt.

  

Qua kinh nghiÖm mét sè quèc gia trªn thÕ giíi vÒ Khu chÕ xuÊt, cã thÓ thÊy viÖc thµnh lËp Khu chÕ xuÊt mang l¹i mét sè lîi Ých sau:

+ T¹o ®iÒu kiÖn thu hót ®­îc vèn ®Çu t­ vµ c«ng nghÖ tiªn tiÕn;

+ T¨ng c­êng kh¶ n¨ng xuÊt khÈu t¹i chç;

+ T¹o ®iÒu kiÖn gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng;

+ T¹o ®iÒu kiÖn cho nÒn kinh tÕ quèc gia së t¹i cã thÓ hoµ nhËp víi kinh tÕ khu vùc vµ thÕ giíi.

ë

ViÖt Nam, theo §iÒu 3 kho¶n 21 LuËt §Çu t­ 2005, Khu chÕ xuÊt lµ khu c«ng nghiÖp chuyªn s¶n xuÊt hµng xuÊt khÈu, thùc hiÖn dÞch vô cho s¶n xuÊt hµng xuÊt khÈu vµ ho¹t ®éng xuÊt khÈu, cã ranh giíi ®Þa lý x¸c ®Þnh, ®­îc thµnh lËp theo quy ®Þnh cña ChÝnh phñ. §Þnh nghÜa nãi trªn vÒ khu chÕ xuÊt kh«ng cã sù kh¸c biÖt  so víi quan niÖm vÒ Khu chÕ xuÊt ®­îc ®Ò cËp trong LuËt §Çu t­ n­íc ngoµi n¨m 1992 vµ LuËt §Çu t­ n­íc ngoµi t¹i ViÖt Nam n¨m 1996. Khu chÕ xuÊt ®Çu tiªn ë ViÖt Nam lµ Khu chÕ xuÊt T©n ThuËn ®­îc x©y dùng vµo n¨m 1991. Sau ®ã, mét sè Khu chÕ xuÊt kh¸c ®­îc thµnh lËp nh­ Khu chÕ xuÊt Linh Trung (n¨m 1992), Khu chÕ xuÊt An §ån (n¨m 1993), Khu chÕ xuÊt CÇn Th¬ (n¨m 1993), Khu chÕ xuÊt §×nh Vò (n¨m 1993) vµ Khu chÕ xuÊt Phó Mü (n¨m 1993). VÝ dô, khu chÕ xuÊt T©n ThuËn

hiện đã thu hút được 155 nhà đầu tư với tổng số vốn là 695,4 triệu USD. 119 công ty được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 107 công ty đã đi vào hoạt động, thu hút 35.000 lao động. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành dệt, sợi, may mặc (41 công ty), điện - điện tử (25 công ty), cơ khí, máy móc chính xác (21 công ty), nhựa (12 công ty)... Hàng hóa sản xuất tại Khu chế xuất Tân Thuận đã xuất khẩu đến 45 quốc gia trên thế giới. Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Sau 11 năm hoạt động, khu chế xuất này đã trở thành khu công nghiệp tập trung thành công nhất của Việt Nam và là cây cầu quan trọng nối kinh tế

thµnh phè Hå ChÝ Minh

với thế giới. (

[45]

)

           

Khu vùc th­¬ng m¹i tù do (Free Trade Zones) lµ c¸c khu vùc x¸c ®Þnh n¬i c¸c h·ng ®­îc phÐp mang hµng ho¸ miÔn thuÕ ®Ó l¾p r¸p, chÕ t¹o vµ ph©n phèi vµ chñ yÕu nh»m ®Ó nhËp khÈu vµo n­íc chñ nhµ hoÆc ®Ó xuÊt khÈu ra n­íc ngoµi. Khu vùc nµy cã tÊt c¶ thuéc tÝnh cña kho ngo¹i quan, khu b¸n lÎ tù do, c¶ng tù do vµ khu chÕ xuÊt. Hång K«ng vµ Xingapo trong mét thêi gian dµi ®· ®ãng vai trß nh­ lµ c¸c khu vùc th­¬ng m¹i tù do. Khu vùc th­¬ng m¹i tù do ®· t¨ng lªn nhanh chãng ë Hoa Kú vµ Ch©u ¢u trong vßng hai thËp kû (tõ nh÷ng n¨m 70 ®Õn nh÷ng n¨m 90). VÝ dô, ë Hoa Kú sè l­îng khu vùc th­¬ng m¹i tù do nÕu chØ ®¹t con sè 10 vµo n¨m 1970 th× ®· lªn tíi 60 vµo n¨m 1990. Hoa Kú còng ®· thiÕt lËp nhiÒu tiÓu khu ®Ó  khuyÕn khÝch c¸c nhµ ®Çu t­ n­íc ngoµi, ®Æc biÖt lµ c¸c nhµ s¶n xuÊt « t« ®Ó l¾p r¸p s¶n phÈm cña hä trong ph¹m vi Hoa Kú vµ sö dông lao ®éng cña Hoa Kú (

[46]

).

VÒ vÊn ®Ò Khu vùc th­¬ng m¹i tù do, cÇn ph©n biÖt hai thuËt ng÷ lµ Free Trade Zone vµ Free Trade Area. Hai thuËt ng÷ nµy khi dÞch ®Òu cã nghÜa lµ Khu vùc th­¬ng m¹i tù do, nh­ng thùc chÊt ®©y lµ hai lo¹i h×nh kh¸c nhau. Free Trade Zone lµ lo¹i h×nh Khu vùc th­¬ng m¹i tù do trong ®ã Nhµ n­íc ®Ó ®Èy m¹nh ho¹t ®éng bu«n b¸n vµ gia c«ng xuÊt khÈu ®· tiÕn hµnh t¸ch mét khu vùc nhá cña n­íc m×nh (th«ng th­êng lµ mét phÇn c¶ng ven biÓn hoÆc mét phÇn khu vùc biªn giíi, hoÆc cã thÓ lµ s©n bay, kho hµng hoÆc bÊt kú khu vùc nµo ®­îc x¸c ®Þnh). Ho¹t ®éng bu«n b¸n quèc tÕ vµ chÕ biÕn xuÊt khÈu cña Khu vùc nµy ®­îc miÔn thuÕ. Free Trade Zone cã tÝnh chÊt gÇn t­¬ng tù nh­ khu vùc c¶ng tù do vµ khu vùc chÕ biÕn hµng xuÊt khÈu, kh«ng ®­îc x¸c lËp d­íi h×nh thøc tæ chøc nhÊt thÓ ho¸ vÒ kinh tÕ-th­¬ng m¹i nh­ Free Trade Area. Cho ®Õn nay vÉn cßn mét sè Free Trade Zone ë thñ ®« c¸c n­íc, ®Çu mèi giao th«ng hoÆc c¸c h¶i c¶ng lín. Tuy nhiªn, gÇn ®©y vai trß vµ sè l­îng cña Free Trade Zone ®· suy gi¶m. Cßn Free Trade Area lµ lo¹i h×nh nhÊt thÓ ho¸ kinh tÕ gi÷a c¸c quèc gia thµnh viªn, trong ®ã c¸c c¸ch thøc, biÖn ph¸p ®Ó xo¸ bá c¸c hµng rµo mËu dÞch ®Òu ¸p dông nh­ nhau gi÷a c¸c quèc gia.


[1]

United Nations. World Investment Report. 1995. Trang 383.

[2]

Salvatore Dominick. International Economics. Third Edition. New York. 1990. Trang 345

.

[3]

JICA (2003): “The study on FDI promotion trategy in The Socialist Republic of Vietnam (final report), Hanoi. Trang 31.

[4]

Training of Trainer Course: “Vietnam: Trade Policy and WTO Accession”. Hanoi, 2006.

[5]

Anita Louise Denning: “Asymmetric Power Endowments and NEPAD: Predicting the Flow of Foreign Direct Invesment in Africa”. Thesis. 2003. Trang 25, 26.

1

Lµ h×nh thøc tho¶ thuËn theo hîp ®ång, theo ®ã nhµ s¶n xuÊt chÝnh thøc trao cho mét hay nhiÒu nhµ s¶n xuÊt hay th­¬ng gia kh¸c quyÒn s¶n xuÊt hay b¸n nh÷ng s¶n phÈm hoÆc cung cÊp mét lo¹i dÞch vô d­íi nh·n hiÖu cña ng­êi trao ®Æc quyÒn trong mét khu vùc nhÊt ®Þnh vµ trong mét thêi h¹n nhÊt ®Þnh. Ng­êi ®­îc h­ëng ®Æc quyÒn kinh tiªu ph¶i tr¶ mét kho¶n tiÒn b¶n quyÒn cho ng­êi trao ®Æc quyÒn vµ chØ mua nh÷ng hµng ho¸ do hä cung cÊp.

1

Mitsuo Matsushita-Thomas J.Schoenaum. Japanese International Trade and Investment Law. University of Tokyo Press. 1989. Trang 115-116.

[6]

§iÒu 23 LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005.

[7]

Tµi liÖu tham kh¶o vÒ LuËt §Çu t­ vµ LuËt Doanh nghiÖp”. Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­. Th¸ng 10 n¨m 2005. Trang 12.

[8]

Adam J.H.Longman Consice Dictionary of Business English. Longman York Press. 1992. Trang 218.

[9]

Adderson R.A.Kumpt W.A. Business Law. Western Publishing Co. 1970. Trang 669.

[10]

OECD. Competion Policy and Joint Venture. Asian Institute of Technology (AIT) Library. Bangkok. 1986. Trang 11.

[11]

Dar Khenbatr-Riad Ajiami. International Business. University of America.

[12]

“C¸c khÝa c¹nh luËt ph¸p cña c¸c liªn doanh quèc tÕ trong n«ng nghiÖp”. Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o dôc. 1996. Trang 17, 18, 19.

[13]

SELA  (Sistema Economico Latino-Americano) lµ mét tæ chøc hîp t¸c vµ xóc tiÕn kinh tÕ vµ x· héi cña c¸c n­íc Mü La Tinh.

1

Ngµy 13/7/2000, t¹i Washington (Hoa Kú), HiÖp ®Þnh th­¬ng m¹i ViÖt Nam-Hoa Kú (HiÖp ®Þnh) ®· chÝnh thøc ®­îc ký kÕt. HiÖp ®Þnh ®· ®­îc Tæng thèng Hoa Kú ký ngµy 16/10/2001. Ngµy 28/11/2001, Quèc héi ViÖt Nam ®· th«ng qua NghÞ quyÕt phª chuÈn HiÖp ®Þnh. Ngµy 11/12/2001, Bé tr­ëng Th­¬ng m¹i ViÖt Nam vµ Bé tr­ëng Th­¬ng m¹i Hoa Kú ®· trao ®æi c«ng hµm phª chuÈn HiÖp ®Þnh. Nh­ vËy, theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 ®iÒu 8 Ch­¬ng VII, HiÖp ®Þnh b¾t ®Çu cã hiÖu lùc tõ ngµy 10/12/2001.

[14]

http://www.mpi.gov.vn/fdi/tinhhinhdtnn.aspx?Lang=4-HTML: Côc §Çu t­ n­íc ngoµi-Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­.

[15]

Tµi liÖu tham kh¶o vÒ LuËt §Çu t­ vµ LuËt Doanh nghiÖp”. Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­. Th¸ng 10 n¨m 2005. Trang 10, 11.

[16]

http://www.mpi.gov.vn/fdi/tinhhinhdtnn.aspx?Lang=4-HTML:

Côc §Çu t­ n­íc ngoµi-Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­.

[17]

http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2005/thang02-05/trangoctho.htm: TrÇn Ngäc Th¬: “Lµm thÕ nµo cã thÓ thu hót dßng vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi”.

[18]

http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2005/thang02-05/trangoctho.htm: TrÇn Ngäc Th¬: “Lµm thÕ nµo cã thÓ thu hót dßng vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi”.

[19]

World Investment Report 1997. Trang 371-377.

[20]

http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2005/thang02-05/trangoctho.htm: TrÇn Ngäc Th¬: “Lµm thÕ nµo cã thÓ thu hót dßng vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi”.

[21]

§iÒu 26 LuËt §Çu t­ ViÖt Nam n¨m 2005.

[22]

NguyÔn V¨n LuËn (chñ biªn): “Gi¸o tr×nh Quan hÖ Kinh tÕ quèc tÕ”. Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n. 2003. Trang 174.

[23]

http://www.vir.com.vn/Client/Dautuchungkhoan/content.asp?CatID=5&DocID=8982--HTML: Vietnam Investment Review - Dau tu Chung khoan

[24]

www.nld.com.vn:

C©u chuyÖn qu¶n lý.

[25]

NghÞ ®Þnh sè 17/2001/N§-CP ngµy 4/5/2001 cña ChÝnh phñ vÒ viÖc ban hµnh Quy chÕ qu¶n lý vµ sö dông nguån hç trî ph¸t triÓn chÝnh thøc. §iÒu 1.

[26]

NghÞ ®Þnh sè 17/2001/N§-CP ngµy 4/5/2001 cña ChÝnh phñ vÒ viÖc ban hµnh Quy chÕ qu¶n lý vµ sö dông nguån hç trî ph¸t triÓn chÝnh thøc. §iÒu 37-45.

[27]

NguyÔn V¨n LuËn (chñ biªn): “Gi¸o tr×nh Quan hÖ Kinh tÕ quèc tÕ”. Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n. 2003. Trang 147.

[28]

NguyÔn V¨n LuËn (chñ biªn): “Gi¸o tr

×nh Quan hÖ Kinh tÕ quèc tÕ”. Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n. 2003. Trang 150, 151.

[29]

NguyÔn Vò Hoµng: “C¸c liªn kÕt kinh tÕ-th­¬ng m¹i quèc tÕ”. Nhµ xuÊt b¶n Thanh niªn. 2003.

[30]

Nh÷ng vÊn ®Ò vÒ toµn cÇu ho¸. TËp I. Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. Hµ néi. Th¸ng 3 n¨m 2000. Trang 6.

[31]

NguyÔn §øc Hïng. Xu thÕ ph¸t triÓn cña kinh tÕ tri thøc vµ nh÷ng t¸c ®éng ®èi víi quan hÖ kinh tÕ quèc tÕ. Trang 4. Tµi liÖu Héi th¶o khoa häc “ Kinh tÕ tri thøc vµ nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra ®èi víi ViÖt Nam”. Hµ néi. 21-22/6/2000.

[32]

http://www.vnagency.com.vn/news.asp?LANGUAGE_ID=1&CATEGORY_ID=24&NEWS_ID=181935.HTML: “S¸p nhËp vµ mua b¸n c«ng ty ®¹t møc  kû lôc vµo n¨m 2005”.

[33]

http://www.vir.com.vn/Client/Dautuchungkhoan/content.asp?CatID=37&DocID=9240--HTML: Vietnam Investment Review - Dau tu Chung khoan

Tµi liÖu tham kh¶o vÒ LuËt §Çu t­ vµ LuËt Doanh nghiÖp”. Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­. Th¸ng 10 n¨m 2005. Trang 13.

[35]

Tµi liÖu tham kh¶o vÒ LuËt §Çu t­ vµ LuËt Doanh nghiÖp”. Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t­. Th¸ng 10 n¨m 2005. Trang 13.

[36]

Ray August. International Business Law. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey. 1993. Trang 221.

[37]

“Thùc tiÔn nh÷ng khu ®Æc miÔn trªn thÕ giíi”. Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia. 1994. Trang 19.

[38]

Hoµng Hång HiÖp (LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ): “Thu hót vèn ®Çu t­ vµo Khu kinh tÕ më Chu Lai”. 2005. Trang 7.

[39]

Hoµng Hång HiÖp (LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ): “Thu hót vèn ®Çu t­ vµo Khu kinh tÕ më Chu Lai”. 2005. Trang 15, 16, 19.

[40]

“Thùc tiÔn nh÷ng khu ®Æc miÔn trªn thÕ giíi”. Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia. 1994. Trang 19.

[41]

Ray August. International Business Law. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey. 1993. Trang

221, 222

.

[42]

Ray August. International Business Law. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey. 1993. Trang

222

.

[43]

Ray August. International Business Law. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey. 1993. Trang

222

.

[44]

UNIDO ®­îc thµnh lËp trªn c¬ së NghÞ quyÕt sè 2152 cña §¹i héi ®ång Liªn Hîp Quèc. UNIDO cã chøc n¨ng lµ c¬ quan ®iÒu phèi trung t©m vÒ c¸c ho¹t ®éng c«ng nghiÖp bªn trong hÖ thèng Liªn Hîp Quèc vµ thóc ®Èy hîp t¸c vµ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp ë c¸c cÊp ®é toµn cÇu, khu vùc, quèc gia vµ ngµnh. N¨m 1985, UNIDO trë thµnh c¬ quan chuyªn tr¸ch thø 16 cña Liªn Hîp Quèc. TÝnh ®Õn ngµy 1/1/2000, UNIDO cã 168 thµnh viªn. Môc ®Ých ho¹t ®éng cña UNIDO lµ c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn sèng cña nh©n d©n, thóc ®Èy sù thÞnh v­îng toµn cÇu th«ng qua c¸c gi¶i ph¸p cô thÓ cho ph¸t triÓn c«ng nghiÖp bÒn v÷ng t¹i c¸c quèc gia ®ang ph¸t triÓn vµ c¸c quèc gia cã nÒn kinh tÕ chuyÓn ®æi.

[45]

http://www.vnexpress: “

Khu chế xuất Tân Thuận xuất hàng đến 45 nước

”.

[46]

Ray August. International Business Law. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey. 1993. Trang

223

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#xxxx