ĐTVD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây đau xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ, những phút giây ông đã chắt lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung mà hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.

"Đây thôn Vĩ Giạ" rút trong tập "Thơ điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Khi Hàn Mặc Tử lâm bệnh nặng chờ đợi những giây phút đến với tử thần ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn, thì nhà thơ đã bất ngờ nhận được một tấm bưu ảnh do người bạn gái là Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng từ thôn Vĩ Dạ. Tấm bưu ảnh ấy có phong cảnh sông nước đêm trăng, có thuyền và bến. Phía sau kèm theo mấy lời thăm hỏi để an ủi nhà thơ lúc này đang mang căn bệnh hiểm nghèo. Đối với người bình thường tấm bưu ảnh chỉ là một quan hệ xã giao thăm hỏi nhau nhưng với Hàn Mặc Tử thì có ý nghĩa rất riêng. Nó đã cho nhà thơ được yêu người trong mộng với một tình yêu sâu kín nỗi lòng. Vì thế mà, kiệt tác "Đây thôn Vĩ Dạ" đã ra đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu - tình yêu thơ mộng say đắm, lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Giạ.Tác phẩm mở ra với ý vui tươi, trong trẻo ở cảnh, ở tình, gắn với thôn Vĩ Dạ cụ thể. Sang khổ thơ thứ hai, ý thơ thoát đã "Buồn thiu", và cảnh như trong mộng ảo. Đến khổ thơ thứ ba, hình ảnh trở nên xa vời, mờ ảo trong sương khói và xuất hiện nỗi buồn thương tiếc nhơ nhung trong một mối tình tuyệt vọng.

DTVD, cái tên của bài thơ nghe như một tiếng chào mời, một lời giới thiệu, và bài thơ đã bắt đầu từ ý thư của HC: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?".

Thực ra đây là một lời trách yêu, một sự dỗi hờn thể hiện nỗi trông ngóng da diết của cô gái ở thôn Vĩ. Nhưng trong thực thế thì không có người con gái nào đang trực tiếp đối với Hàn Mặc Tử cả. Lời nói dịu dàng và chứa đầy yêu thương ấy chính là những dòng chữ trong tấm bưu ảnh kia, nó xôn xao, sống dậy, nó trở thành giai điệu và phát ra tiếng nói. Hố sâu ngăn cách giữa HMt với mọi người vì bệnh tật hiểm nghèo khiến cho nhà thơ vô cùng cô đơn, tuyệt vọng. Nay lại có người quan tâm thăm hỏi chân thành, người đó lại là người mình thầm yêu trộm nhớ, bởi vậy, lời mới vừa cất lên thì trong nỗi xúc động mãnh liệt, lập tức kỉ niệm thôn Vĩ xa xưa hiện về bừng sáng và sống động. Đây là thôn Vĩ Dạ tươi đẹp, êm đềm trong kí ức của HMT. Đây là thôn Vĩ được ngắm nhìn bởi một thuở trong trắng yêu đời của chàng thi sĩ HMT đang xây giấc mộng màu hồng ở tuổi vị thành niên.

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên"

Câu thơ này xuất hiện hai từ "nắng". Một cái nắng được phát hiện được miêu tả "nhìn nắng hàng cau" và một cái năng tinh khôi mới mẻ, nó khiến nhà thơ phải xuýt xoa reo lên như trẻ con "nắng mới lên". Đây không phải là thứ nắng của mặt trời mà ngày nào chúng ta cũng thấy. Đây là một thứ nắng rất mới vì nó xuất hiện trong buổi bình minh, là ánh nắng buổi đầu đời của tuổi thanh xuân nên nó lưu lại trong tâm hồn thi sĩ một kỉ niệm không thể nhạt phai. Phải chăng đó là cái nắng rất sáng, rất tươi mà có lần Xuân Diệu đã thốt lên: "Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất". Từ trước đến nay người ta đều cho rằng điểm nhìn của Hàn Mặc Tử là từ xa đến gần. Người du khách thấy được nắng hàng cau và càng đến gần khu vườn càng thấy màu xanh ngọc của là cây. Thực ra ông trở về bằng tâm thức thì không nhất thiết phải có một cuộc dạo chơi như vậy. Đôi mắt của Hàn Mặc Tử đang ở trên cao, trên khu vườn thôn Vĩ. Nhà thơ đang xé toạt vòm trời đen để nhìn thấy bình minh nắng mới diệu kì thắp lên từ thôn Vĩ Dạ. Không gian nơi có người mình yêu là một khu vườn địa đàng, là nơi có nhiều phép màu cổ tích. Về với thôn Vĩ là trút được những nỗi phiền muộn đớn đau. Vì thế nên tâm thức của Hàn Mặc Tử đã đáp xuống khu vườn thôn vĩ.

"Vườn ai mướt qua xanh như ngọc"

Câu thơ có đến hai lần xuýt xoa, kinh ngạc. Đã "vườn ai mướt quá" lại còn phát hiện ra cái "mướt quá" ấy là "xanh như ngọc". THực tế màu xanh của lá có thể "Mướt quá", long lanh dưới ánh nắng, nhưng không thể "Xanh như ngọc". Đây là màu xanh trong kí ức, trong kỉ niệm của tuổi thanh xuân nên mới trong trẻo đến thế. Thuở xưa có một chàng thi sĩ trẻ trung, thiết tha gắn bó với đời, với người, chưa hề vương chút mặc cảm bệnh tật đau thương nên nhìn cảnh thôn VD thấy cái gì cũng rực sáng long lanh. Câu thơ có một từ "ai" nghe thật thiết tha như nói với người yêu. "Vườn ai" là vườn của nhà ai đó, nhưng "vườn ai" cũng có thể là vườn nhà người mình yêu, ở đó lưu giữ nhiều kỉ niệm như vườn Thuý từng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp giữa Thuý Kiều và Kim trọng. Cảnht hì đẹp thần tiên, người thì thật thân thiết, cho nên tình cảm với thôn Vĩ thật đằm thắm. Hai câu thơ vẽ lên bức tranh TV rực rỡ, tươi sáng với màu vàng của nắng, màu xanh của lá trong thời điểm tinh khôi nhất, mới mẻ nhất, trong sáng nhất. Ẩn hiện sau khóm trúc, thấp thoáng trong "Vườn ai" là khuôn "mặt chữ điền" thật hiền hậu.

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, đã có bóng dáng con người xuất hiện, khiến cho cảnh càng trở nên sinh động hơn. HMT dùng khuôn mặt để nói về tính cách, mặt chữ điền thể hiện tính trung thực, thẳng thắn, nhân hậu - Những nét tính cách gần với người xứ Huế. Bởi vậy, đây là hình ảnh biểu trưng cho con người nơi đây. Lá trúc chen ngang là sự duyên dáng, tình tứ giữa conn người với cảnh sắc, gợi cái thanh, cái đẹp, cái dịu dàng e ấp của người xứ Huế. Ngoài ra, Trúc là biểu trưng cho người quân tử, lại che ngang khuôn mặt chữ điền của ai đó, có thể là người khách đến thăm thôn Vĩ chăng? Thật là hai hình ảnh thật đẹp, hài hòa, làm cho khung cảnh thêm vài phần thi vị. Tất cả những hình ảnh này hiện lên qua cái "nhìn" của tác giả, xoá mờ đi mọi khoảng cách, khiến ta cảm giác như ông đang đứng giữa TV, từ đó thể hiện một tình cảm tha thiết gắn bó của nhà thơ với THôn vĩ. Cảnh vật ở đây được miêu tả rất rõ nét nhưng con người lại hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực., thể hiện một sự cố gắng muốn lưu giữ gương mặt đó trong tim nhưng không thể nào làm được.

Bài thơ là sự kết hợp, giao hòa giữa tình và cảnh bộc lộ những nét đẹp, những nét trong sáng gắn với quê hương Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. "Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm. Thủ pháp nghệ thuật liên tưởng cùng với câu hỏi tu từ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, hợp lí. Có cảm giác, sau mỗi hình ảnh đẹp về cảnh , về người thôn VD là những nỗi đau mà ông nén chịu để cố gắng bám lấy sự sống tươi đẹp. Kể từ khi bài thơ DTVD ra đời đến nay, nhiều thế hệ bạn đọc biết và yêu thương một vùng quê trù phú, cây trái vườn tược bốn mùa xum xuê tươi ngọt tốt lành, con người hiền hoà phúc hậu. Đằng sau cảnh thiên nhiên mĩ lệ ấy ẩn hiện một tấm lòng yêu đất nước quê hương. Đoạn thơ mở đầu DTVD không chỉ là nỗi nhớ thương tha thiết của nhà thơ về một vùng đất thơ mộng mà còn là những khao khát hướng tới cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của tình người, đành rằng nó thấp thoáng, chập chờn, xa xôi, mờ ảo.

Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. "Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ" nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những- nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đóa hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là DTVD

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro