Dự án nhóm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.      Kết quả: Mô tả kết quả một số câu hỏi cơ bản trong Bảng câu hỏi:

ØHiện nay bạn có sử dụng mạng xã hội không?

Nhóm phát ra 150 bảng câu hỏi, nhưng thu lại được 141 bảng, trong đó:

-         137 đáp viên trả lời có sử dụng mạng xã hội, chiếm 97.2%

-         4 đáp viên trả lời không sử dụng mạng xã hội, chiếm 2.8%

                    Kết luận giả thiết thứ 1: Vậy, dựa vào dữ liệu thu thập ở trên, nhóm chúng tôi chấp nhận giả thiết 1 với độ tin cậy 5%.

ØBạn đang sử dụng mạng xã hội nào: (Có thể chọn nhiều đáp án).

Trong 141 bảng câu hỏi, các đáp viên trả lời 170 phương án, cụ thể như sau:

-         63 câu trả lời chọn facebook, chiếm 37%

-         66 câu trả lời chọn Yahoo, chiếm 39%

-         22 câu trả lời chọn Twitter, chiếm 13%

Còn các mạng khác chiếm 11%.

ØBạn sử dụng Facebook để làm gì?

Trong 141 bảng câu hỏi, các đáp viên trả lời 184 phương án, cụ thể như sau:

-         61 câu trả lời sử dụng facebook để tìm kiếm bạn bè, chiếm tỷ lệ 33%

-         24 câu trả lời sử dụng facebook để trao đổi thông tin với bạn bè chiếm tỷ lệ 13%.

-         83 câu trả lời sử dụng facebook vì muốn người khác biết đến mình chiếm tỷ lệ 45%

-         6 câu trả lời sử dụng facebook vì bắt chước, chiếm tỷ lệ 3%

-         11 câu trả lời sử dụng facebook để kinh doanh, chiếm tỷ lệ 6%.

ØBạn thích sử dụng Facebook vì điều gì?

Trong 141 bảng câu hỏi trả lời của đáp viên, có 163 phương án được chọn:

-         23% cho rằng sử dụng facebook vì nó có tính  ứng dụng xã hội cao. Tức là có 38 phương án trong 163 phương án.

-         44/163 phương án cho rằng sử dụng facebook vì có thêm nhiều bạn mới, chiếm tỷ lệ 27%.

-         44% cho rằng sử dụng facebook vì muốn thể hiện mình, PR cho bản thân (72/163 phương án lựa chon).

-         6% cho rằng sử dụng facebook vì có thể kinh doanh, (10/163 phương án lựa chọn).

Theo bạn, sinh viên sử dụng facebook vì mục đích gì là nhiều nhất?

Để nhấn mạnh thêm động cơ sử dụng facebook của các bạn sinh viên, nhóm chúng tôi đưa ra các câu hỏi xoay vòng, đây là câu có điểm nhấn nhất trong bản câu hỏi, hỗ trợ cho việc kết luận giả thiết thứ 2 của chúng tôi. Câu này mỗi đáp viện chỉ được chọn một phương án. Do đó, có 141 câu trả lời cho 141 bảng câu hỏi, cụ thể như sau:

-         Có 44 câu trả lời cho rằng động cơ sử dụng facebook để tìm kiếm bạn bè là nhiều nhất, chiếm 31%.

-         Có 16 câu trả lời cho rằng động cơ sử dụng facebook để mua bán, kinh doanh là nhiều nhất, chiếm 11%.

-         Có 49 câu trả lời cho rằng động cơ sử dụng facebook để thể hiện bản thân là nhiều nhất, chiếm 35%.

-         Có 32 câu trả lời cho rằng động cơ sử dụng facebook để tạo nhóm là nhiều nhất, chiếm 23%.

Kết luận giả thiết 2: dựa trên kết quả thu thập dữ liệu trên, chúng tôi đưa ra kết luận: Bác bỏ giả thiết 2,  bởi vì động cơ sử dụng facebook phổ biến nhất của sinh viên là để thể hiện bản thân.

ØAnh (chị) hãy cho biết mức độ cảm nhận của bạn về mục đích sử dụng facebook của sinh viên (Trong vòng 1 năm trở lại đây) (Đánh dấu X vào các ô thích hợp).

- Đa số các động cơ đưa ra đều ở mức độ quan tâm cao của đáp viên, chứng tỏ động cơ sử dụng facebook của sinh viên rất đa dạng.

                          I.      Đóng góp của nghiên cứu về mặt lí thuyết và thực tiễn:

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu góp phần vào việc khẳng định động cơ ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc tiêu dùng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu được động cơ của các bạn sinh viên ngày nay về thể hiện bản thân rất mạnh mẽ, từ đó tạo nên những suy nghĩ về động cơ mới hiện nay.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về nâng cấp hệ thống đối với facebook, đồng thời giúp facebook hiểu lợi thế cạnh tranh ở đâu để tiếp tục phát huy, đồng thời hạn chế những thiếu sót trong hệ thống, không những thế nghiên cứu còn định hướng cho các bạn trẻ mà ở đây là sinh viên sử dụng facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung có hiệu quả khi biết mình cần gì ở facebook.

                       II.      Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu trên phạm vi nhỏ, chưa khái quát được hết lượng sinh viên đông đảo đang sử dụng facebook hiện nay, bên cạnh đó đối tượng chưa rộng mở khi mà các ứng dụng của facebook chưa được đưa vào bản đánh giá để xem những ứng dụng này có tác động đến động cơ sử dụng hay không.

Nhóm cũng chưa bàn về việc làm thế nào để thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ mạng để việc truy cập facebook trở nên dễ dàng hơn, từ đó động cơ sử dụng facebook sẽ trở thành hành vi mạnh mẽ hơn.

Nghiên cứu cũng chưa đưa ra được nhiều ứng dụng thực tế để nâng cao hệ thống facebook, bởi nhóm chủ yếu tạo sự hiểu biết của người dùng về sản phẩm của mạng xã hội này, nhưng về phần ứng dụng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin lại không nằm trong tầm hiểu biết của nhóm.

                     III.      Hướng phát triển tương lai.

Facebook sẽ sớm trở thành một công ty chuyên về phát triển cho các nền tảng di động, chứ không tập trung vào nền tảng web như hiện tại.

“Trong khi phần lớn người dùng vẫn còn sử dụng facebook qua máy tính cá nhân, thì mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lại đang trên đà trở thành một “ông lớn” trên thị trường ứng dụng lao động”. Kết luận này được nhiều trang Blog thông tin công nghệ uy tín đưa ra, sau khi trưởng bộ phận sản phẩm di dộng của Facebook, Erick Tseng sẽ sớm trở thành một công ty chuyên về phát triển cho các nền tảng di động, chứ không tập trung vào nền tảng web như hiện tại.

Theo giám đốc bộ phận, hiện tại mỗi ngày có khoảng 800 người sử dụng facebook, khoảng 350 người trong số đăng nhập và sử dụng mạng xã hội này thông qua các thiết bị điện thoại di động. “Chúng tôi sẽ sớm trở thành một công ty sở hữu hơn một nửa số khách hàng sử dụng dịch vụ qua các thiết bị di động” – ông Tseng cho biết.

Một phát hiện khá thú vị của facebook, đó là phần lớn người sử dụng facebook tại Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á cũng như châu Phi đều chỉ sử dụng mạng xã hội này qua điện thoại đi động.

Một vài chuyên gia nhận định bước này của facebook là để “mở rộng đường” cho kế hoạch phát triển tại Ấn Độ và Trung Quốc, những nơi mà tốc độ phát triển mạng internet truyền thống đang có dấu hiệu chững lại so với mạng internet di động. “Chúng tôi chợt nhận ra rằng tại những đất nước chúng tôi chuẩn bị có mặt, số lượng máy vi tính vẫn còn chưa là gì so với số lượng điện thoại di động”

Erick Tseng phát biểu thêm: “Bên trong nội bộ facebook rất ít khi chúng tôi tự cho mình là một mạng xã hội” và thay vào đó là một “công ty phát triển ứng dụng”. Nói một cách đơn giản, Facebook tin rằng họ là giải pháp tốt nhất cho các nhà phát triển có thêm những yếu tố xã hội hóa vào sản phẩm của mình, bất kể chúng dành cho máy tính cá nhân hay điện thoại di động.

Khi được hỏi về khả năng ra đời của “Facebook Phone”, Tseng vẫn cho rằng “mỗi chiếc điện thoại đều là một nhân tố tham gia vào mạng xã hội” và nhắc lại cho mọi người rằng Facebook hiện đang làm việc với rất nhiều công ty sản xuất thiết bị di động như HTC hay sony Ericson để ‘Đưa nền tảng của mình tới người sử dụng dưới dạng các ứng dụng”. Về phần Ipad, Facebook vẫn đưa ra bất kỳ xác nhận nào về lời đồn đại về ứng dụng chính thức của facebook dành cho Ipad “sẽ ra mắt đúng trong sự kiện ra mắt Iphone 5”.

Tuy nhiên, để biến tham vọng này thành hiện thực, facebook vẫn còn phải làm rất nhiều điều. Một trong số đó là nâng cao chất lượng dịch vụ đến tất cả các dòng thiết bị di động, chứ không tập trung vào thiết bị smartphone như Iphone hay các điện thoại sử dụng HĐH Android. Đầu năm nay, mạng xã hội này đã mua lại Snaptu, một nhóm phát triển đến từ Israel. Những ứng dụng mạng xã hội của nhóm phát triển này hiện đang rất thành công trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Việc làm này của facebook sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của mình trên những sản phẩm điện thoại di động tầm trung cũng như thấp hơn, từ đó lôi kéo thêm một lượng người sử dụng đáng kể từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Khi mà mạng xã hội đang cạnh tranh ngày càng cao điển hình với Twitter, google Buzz mà mới đây là google +, facebook muốn tăng cường hơn nữa về lượng người sử dụng và sử dụng thường xuyên, sẽ nhắm đến việc nâng cấp các ứng dụng mà gần đây nhất là ứng dụng timeline, nơi mà khách hàng sẽ lưu trữ những giá trị bản thân, từ hình ảnh cho tới ý tưởng.

Nói tóm lại, facebook sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định vị thế mạng xã hội lớn nhất thế giới của minh.

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO  VÀ PHỤ LỤC

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO 

[1]. PGS.TS.Lê Thế Giới; TS.Nguyễn Xuân Lãn; Th.S.Đặng Công Tuấn; Th.S.Lê Văn Huy; Th.S.Nguyễn Thị Bích Thủy; (2009), “Giáo trình nghiên cứu Marketing: Lý thuyết và ứng dụng”, Nhà xuất bản thống kê.

[2]. TS. Nguyễn Xuân Lãn; TS. Phạm Thị Lan Hương; TS. Đường Thị Liên Hà; (2011), “Giáo trình hành vi người tiêu dùng”, Nhà xuất bản tài chính.

[3]. Theo http://banmaihong.wordpress.com/2011/11/03/sinh-vien-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-facebook-nhi%E1%BB%81u-h%C6%A1n-cho-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp/

B. PHỤ LỤC

-         Bản câu hỏi

-         Bảng kết quả thô từ Excel

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro