Du Lịch Mai Châu (Hòa Bình)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình. Mai Châu là một điểm đến cho những ai thích du lịch phong cảnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa. Một điểm đến đầy đủ những phong cách du lịch, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tượng và sở thích khác nhau. Đây cũng là một điểm đến rất phù hợp với Sinh Viên, các bạn có thể tổ chức đốt lửa trại, team building, tổ chức các hoạt động xã hội giúp dân cư địa phương.

Mai Châu là huyện cực tây của tỉnh, phía bắc giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía đông giáp huyện Tân Lạc.

Mai Châu là điểm trung chuyển đi Pù Luông và Mộc Châu. Hầu như các chuyến du lịch đi Mộc Châu đều dành thêm 1 ngày tại Mai Châu.

Hành chính

Huyện Mai Châu có 1 thị trấn huyện lỵ (Mai Châu) và 22 xã: Cun Pheo, Bao La, Piềng Vế, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Tân Mai, Ba Khan, Thung Khe, Noong Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân. Diện tích: 564,54 km². Dân số 55.663 người

Mai Châu vốn là 1 trong 5 châu của phủ Chợ Bờ khi thành lập tỉnh Mường, tiền thân của tỉnh Hòa Bình (năm 1886). Đến năm 1892, Mai Châu là 1 trong 5 châu của Hòa Bình. Trong Kháng chiến chống Pháp, Mai Châu là phần phía nam sông Đà của huyện Mai Đà, thuộc Liên khu Việt Bắc từ 4 tháng 11 năm 1949 và đến 9 tháng 8 năm 1950 mới nhập vào Liên khu 3. Ngày 21 tháng 9 năm 1957, huyện Mai Đà chia làm 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Khi đó Mai Châu gồm 5 xã: Mai Thượng, Mai Hạ, Tân Mai, Pu Bin, Bao La.

Chơi gì ở Mai Châu

Mai Châu là một thung lũng nhỏ nằm dưới đèo Thung Khe, nơi có rất nhiều bản làng người Thái sinh sống. Các hoạt động chính khi đi Mai Châu các bạn có thể thực hiện:

Đi bộ (trekking) hoặc Đi xe đạp vòng quanh các bản làng: bản Lác, bản Pom Coong, bản Văn, bản Nhót (các bản chính).

Đi thăm Hang Chiều, Hang Mỏ Luông.

Tối có thể thuê văn công của bản đến diễn, xem mùa Xòe, múa Mông, các làn điệu dân ca Thái.

Đi xa hơn bằng xe máy: đi dọc theo quốc lộ 6 cũ, đến hồ Sông Đà, phong cảnh đẹp, trên đường đi có Thác nước (đi trong ngày).

Từ Mai Châu bạn có thể đi xe máy vào Pù Luông rồi trở ra (nếu bạn đi ô tô đến thì thuê xe máy tại bản rồi đi).

Chương trình đi bằng ô tô xuất phát từ Hà Nội (2 hoặc 3 ngày)

Ngày 1 :

Di chuyển:

Bạn bắt xe khách đi Sơn la tại bến xe Mỹ Đình, giá vé xe từ 90 – 110k. Bến xe Mỹ Đình là bến xe khách có nhiều hãng xe chạy lên các tỉnh Tây Bắc. Hoặc bạn có thể chọn tuyến xe đi Quan Hóa tại bến xe Giáp Bát. Bạn nên xuất phát từ 7h hoặc 7h30, xe chạy đến ngã ba Tòng Đậu khoảng 10h30 (Từ Hà Nội, theo đường quốc lộ số 6, qua thị trấn Xuân Mai, qua TP. Hoà Bình, vượt con dốc Cun dài 12km, qua huyện Cao Phong, qua Huyện Tân Lạc). Từ đây bạn có thể thuê xe ôm đi vào bản Lác hoặc bản Pom Com.

Nhà Nghỉ:

Mai châu là thị trấn nhỏ, các khách sạn vừà vừa như nhau, không có gì nổi trội. Hiện nay, ở Mai Châu có resort Mai Châu Lodge cũng rất đẹp và lịch sự. Ngoài ra ở khách sạn này còn có tour chèo thuyền Kayak trên hồ Hòa bình rất thú vị.

Đến Mai Châu, nếu đi đông, các bạn nên ở nhà sàn ở được từ 40-60 người. Ở nhà sàn thoáng mát, cũng đầy đủ tiện nghi như chăn, màn, đệm, quạt, ti vi, karaoke... Nhà sàn ở Mai Châu tập chung ở Bản Lac. Mọi nhà sàn có dịch vụ, giá cả đều tương đương như nhau nên bạn cũng không phải phân vân nhiều khi chọn.

Nếu bạn muốn yêu tĩnh thì nên chọn bản Pom Coong. vì bên bản Lác hiện nay đã thương mại hóa nhiều

Nếu bạn muốn thực sự yên tĩnh nữa thì có thể sang nghỉ homestay tại bản Nhót, hoặc bản Văn cách đó khoảng hơn 2km, nhưng sẽ hơi buồn vì bản Nhót giờ vẫn chưa có 1 tý thương mại hóa nào.

Ăn uống:

Khi đã chọn được điểm nghỉ rồi thì bạn nên đặt ăn với chủ nhà luôn.

Thông thường thì nhà sàn nào ở Mai Châu cũng đều có chỗ nấu ăn phục vụ khách luôn bên dưới. Bạn có thể đặt theo suất họ nấu cho mình. Bạn gọi món tùy theo yêu cầu.

Đặc sản Mai Châu có nhiều nhưng ngon hơn cả vẫn là xôi nếp trong ống lam ăn với thịt gà đồi, lợn Mường, cá suối hấp lá dong, su su luộc chấm muối vừng…

Bạn cũng đưng quên đặt thêm 1 ché rượu cần để thưởng thức. Một bình rượu cần có giá là 70 nghìn/ 1 bình.

Hoạt Động:

Chiều ngày 1 bạn thuê xe đạp (20k -50k/xe) hoặc đi bộ (thuê người dẫn nếu bạn không biết đường khoảng 100k) lòng vòng các bản chơi : bản Lác, bản Pom Coong, bản Văn, bản Nhót, đi xe đạp ra cánh đồng lúa. Tối bạn có thể thuê đội văn nghệ của bản đến diễn, giá giao động từ 600k – 700k cho 1 buổi diễn.

- Đến Mai Châu có lẽ chỉ có cái thú là đốt lửa trại. Dịch vụ đốt lửa trại ở Mai Châu rất chuyên nghiệp. Bạn sẽ được phục vụ từ A – Z, chỉ cần đặt với chủ nhà sàn là đến đêm bạn đã có 1 đống lửa trại, thậm chí còn phục vụ cả loa thùng… Đừng quên mang theo ít ngô, khoai, mía để nướng sẽ rất tuyệt.

- Ngoài ra, bạn có thể thuê sạp để nhảy bên lửa trại cũng rất vui.

- Ở Mai Châu, mọi ngừơi đi xem hàng chụp ảnh thoải mái với các mặt hàng lưu niệm ở đó nhưng không mua cũng không việc gì cả. Nếu thích, bạn cũng có thể thuê những bộ váy dân tộc nhiều màu sắc, rực rỡ để chụp ảnh chỉ với mức giá rất rẻ là 10.000đ-20.000đ.

Mua bán

Lên Mai châu, nhiều người thấy cái gì cũng rẻ nên sẽ khuân về rất nhiều, đặc biệt là rau cải mèo và bưởi về làm quà. Tuy nhiên, giá cả mỗi hàng bán rất khác nhau. Bạn nên tham khảo giá trước khi quyết định mua.

Giá các loại mặt hàng lưu niệm ở Mai Châu gần như đúng giá họ không nói chênh lên bao nhiêu cả.

Ngày 2 : bạn đi bộ thăm hang Mỏ Luông (mất tiền vé khoảng 40k thì phải), hang này năm ngay cạnh đường cái, đối diện Mai Chau Logde. Nếu bạn có sức khỏe và muốn trải nghiệm leo núi, bạn có thể đi Hang Chiều, miễn phí vé. Hang nằm trên núi cao, leo khoảng 1,5 – 2km. Từ đỉnh núi bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thung lũng Mai Châu. Xuống núi, bạn đi tiếp thêm một đoạn để thăm chợ huyện. Trưa trờ về bản ăn cơm. Nếu bạn đi 2 ngày thì chiều quay trở lại ngã 3 Tòng Đậu bắt xe khách nhé. Khi bạn đi xe khách từ HN lên Mai Châu, bạn nên hỏi luôn lái xe về thời gian xe về Hà Nội.

Nếu bạn đi 3 ngày thì ngày 2 bạn nên thuê xe máy đi khám phá những bản xa hơn. Một trong những nơi để đi xe máy đó là đi vào đường quốc lộ 6 cũ tới Hồ Hòa Bình. Một số bản tại xã Bao La và Piêng Về (chỗ này có rất nhiều tour xe đạp cho khách Tây). (cụ thể ở chương trình xe máy phía dưới)

Ngày 3 : Sáng bạn thự hiện chương trình của ngày 2, chiều bắt xe về Hà Nội.

Dành cho các bạn đi Phượt xe máy từ Hà Nội (3 ngày)

Thông thường thì các nhóm hay đi 2,5 ngày từ Hà Nội, thứ 6 đi Chủ nhật về. Chương trình này mình tạm xây dựng trong 3 ngày. Bạn đi xe máy thì cần chú ý mang giấy tờ xe đầy đủ. Chương trình này là chương trình phổ biến, nếu bạn muốn đi nhiều hơn, có thể liên hệ với mình. Để có hình dung về cung đường, bạn có thể xem ở đây.

Ngày 1: bạn xuất phát từ 7h30. Chạy xe theo quốc lộ 6 đến Lương Sơn, qua Xuân Mai nhớ để ý Công An nhé. Qua thị trấn LS một đoạn bạn rẽ vào đường đi Kim Bôi ( đoạn này phong cảnh cũng đẹp, chạy loằn ngoằn qua núi và suối, nếu bạn tinh mắt có thể thấy Cọn Nước bên đường. Nếu chưa từng ghé thăm Thủy Điện Hòa Bình, bạn có thể không đi theo đường này, chạy xe quan thành phố Hòa Bình để chiêm ngưỡng con đập thủy điện hoành tráng (mất vé nếu vào thăm tổ máy). Đi tiếp bạn sẽ đến Dốc Cun, trước khi vào Dốc Cun cũng nên để ý Công An huyện nhé. Khi đi trên Dốc Cun bạn nhớ đi từ từ, vì có CA bắn tốc độ ở đây.

Với khoảng cách 155km thì chỉ khoảng tầm trưa là bạn đã tới Mai Châu, nhận phòng và ăn trưa. Chiều treckking các bản Lác, Pom Coong, có thể đi xe đạp nếu thích. Tối xem ca múa nhạc và giao lưu lửa trại.

Ngày 2: Sẽ có 2 hướng nên chia ra thành 2 buổi. Sáng bạn có thể đi xe lên hồ Hòa Bình, hướng lên Sơn La, sau đó rẽ vào đường 6 cũ, trên đường đi qua 1 con thác cũng khá đẹp, nên tận dụng thời gian chơi ở đây lâu lâu một chút. Trưa có thể ăn đồ mang theo, hoặc về lại Mai Châu ăn trưa. Chiều hỏi đường đi xã Bao La, Piềng Về, cả đi và về hết khoảng 3 -4 tiếng.

Ngày 3: Đường về bạn có thể chọn đường 12B về Vụ Bản, rẽ sang đường đi Kim Bôi (thị trấn Bo), qua chợ Bến về Vân Đình, Ba La. Đi đoạn này để ý công an gần Kim Bài. Đoạn từ Vụ Bản đi thị trấn Bo có nhiều đoạn đèo dốc đẹp, qua nhiều bản Mường. Có thể ăn trưa tại Vân Đình, hoặc đường mòn Hồ Chí Minh. Đoạn từ đèo Thung Khe đi Vụ Bản, nếu bạn thích có thể rẽ vào Lũng Vân chơi, sau đó đi theo đường nhỏ chạy dọc sông Cái về Vụ Bản. Nếu bạn thích bạn cũng có thể vào Khu Bảo Tồn Ngổ Luông, phong cảnh đẹp, có đào và mận vào mùa xuân.

Lưu ý khi đi du lịch Mai Châu :

Nên mang theo thuốc chống côn trùng, đồ dùng y tế.

Một số điểm Công An tại chân Dốc Cun, và thị trấn Kim Bài.

Đọc thêm

Người Thái

Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.

Lịch Sử

Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía đông và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13[3]. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á bây giờ như Lào, Thái Lan, bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở đông bắc Ấn Độ cũng như nam Vân Nam[4].

Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La) Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.

Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt...

Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Pháp là Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên; sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan của đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3, 1948 lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm 1975.

Dân số và địa bàn cư trú

Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là 1.328.725 người[5], chiếm 1,74% dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai châu {Mương Lay}, Điện Biên[Mương Thèng ], Lào Cai, Yên Bái [ Mươnng Lo ], Sơn La [ Mương La ], Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6% tổng số người Thái ở Việt Nam)và một số ở Tỉnh Lâm Đồng và Đaklak. Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có 269.491 người (9,4 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La[Mương La] (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam), Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện BiênMương Thèng ] (186.270 người, chiếm 38,0% dân số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu[ Mương Lay ] (119.805 người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam), Yên Bái [ Mương Lo ](53.104 người), Hòa Bình (31.386 người), Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người)[2]...

Các nhóm người Thái

Nhóm Thái Đen (Táy Đăm)(Taidam) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên (Mương la & Mương Thèng). Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào. Dân số của nhóm Thái Đen tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 699.000 người trong tổng số 763.950 người Thái Đen trên toàn thế giới[6]. Ngoài ra còn có khoảng 50.000 người Thái Đen hay Tày Mười sinh sống tại tỉnh Khammouan, Lào (số liệu 1995); 10.000 người Thái Đen (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995) và 700 người Thái Đen sinh sống tại tỉnh Loei, Thái Lan (số liệu 2004, nhóm này đến Thái Lan vào năm 1885)[6].

Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc. Dân số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000 người trong tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới[7]. Ngoài ra còn có khoảng 200.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm 1995); 10.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu 1995)[7].

Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An). Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế giới[8]. Ngoài ra còn có khoảng 25.000 người Thái Đỏ sinh sống tại tỉnh Sam Neua, Lào (số liệu 1991)[8].

Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tày Mười (Thái Quỳ Châu) có khoảng 300 người (2002)[9], Tày Mường (Thái Hàng Tổng) có khoảng 10.000 người (2002)[10], Tày Thanh có khoảng 20.000 người (2002)[11], Phu Thai (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay) với dân số 209.000 người (2002) (ngoài ra tại Thái Lan có khoảng 470.000 người (2006), tại Lào có 154.000 người (2001) và tổng số người Phu Thai trên thế giới là 833.000)[12]...

Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.

Họ của người Thái

Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc(Lục), Lự, Lường (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), lang, Vì (Vi), Xa (Sa), Xin.

Ngôn ngữ

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.

Đặc điểm kinh tế

Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

Hôn nhân

- Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá. - Cô gái thái khi lấy chồng phải búi tóc (tẳng cẩu)

Tục lệ ma chay

Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Văn hóa dân gian

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Nhà cửa

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là họ xây nhà sàn. Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng. Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ thángkhay điêng. Vì khay điêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam.

Trang phục

Có nhiều nhóm địa phương với những phong cách trang phục khác nhau.

Trang phục nam

Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê... Trong các ngày lễ, tết, họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu., Trong tang lễ họ mặc áo xẻ nách màu cham đầu quấn khăn, chân đi guốc.

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc âu phục khá phổ biến.

Trang phục nữ

Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây Bắc là Thái Trắng (Táy khao) và Thái Đen (Táy đăm)

Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cái khác xửa cóm Thái Đen là cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có chồng không có dấu hiệu quy định nhận biết... Họ có loại nón rộng vành.

Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là "piêu" thêu hoa văn nhiều mô-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là "Tằng cẩu";khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy; chưa chồng không búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái Trắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro