Du luan xa hoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Dư luận xã hội là gì? Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn?

a. Khái niệm:

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc thù thuộc ý thức xã hội. Nó biểu hiện sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn đề đang diễn ra trong xã hội mà họ quan tâm có liên quan tới lợi ích của các nhóm. Dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai.

b. Phân biệt Dư luận xã hội và Tin đồn:

Giống nhau Tiêu chí so sánh Dư luận xã hội Tin đồn

Xuất phát từ sự kiện và vấn đề xã hội Về nguồn gốc Xuất phát từ sự kiện có thật Từ sự kiện có thật hoặc không có thật

Thông tin chính xác --> lan truyền nhanh Rút gọn chi tiết, cường điệu hóa--> lan truyền nhanh

Thông qua giao tiếp tranh luận, va đập ý kiến Ý kiến cá nhân

Về cơ chế hình thành Con đường không chính thức và chính thức Con đường bí mật không chính thức

Kênh truyền tải Phương tiện thông tin đại chúng, lời và chữ Truyền miệng

Cường độ Cường độ = va đập ý kiến + phát triển ý kiến cá nhân hoặc nhóm Cường độ = tính hấp dẫn + tính không xác định

Mục đích Vì lợi ích chung Mục đích cá nhân

2.Quá trình hình thành dư luận xã hội?

Dư luận xã hội không phải là ý kiến của một người mà là ý kiến của số đông người. Nhưng dư luận xã hội không phải là tổng cộng các ý kiến phán xét đánh giá của các cá nhân mà là sự phán xét đánh giá chung của đại đa số trong cộng đồng người. Dư luận xã hội không tự xuất hiện một cách hoàn chỉnh mà luôn phải trải qua các bước hình thành và phát triển. Do đó sự hình thành dư luận xã hội có tình quá trình:

Trong những điều kiện bình thường, sự hình thành dư luận xã hội trải qua bốn giai đoạn sau:

- Giai đoạn hình thành ý kiến cá nhân

- Các ý kiến cá nhân được trao đổi bàn bạc trong nhóm

- Các nhóm có sự tương tác ý kiến

- Các nhóm đi đến ý kiến phán xét đánh giá chung được đa số thừa nhận và ủng hộ.

Sự phân chia quá trình hình thành dư luận xã hội thành bốn giai đoạn nêu trên không có nghĩa là mọi dư luận xã hội đều phải trải qua đủ cả 4 giai đoạn ấy. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, dư luận xã hội có thể hình thành ngay lập tức, có thể đưa ra sự phán xét đánh giá thống nhất ngay đối với sự vật, hiện tượng nhờ kinh nghiệm xã hội, nhờ cơ chế hoạt động của các tâm thế xã hội, hay các khuôn mẫu tư duy xã hội.

Thông thường việc tuân thủ cả 4 bước như trên chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện, hiện tượng, quá trình mới, phức tạp. Đa số người dân chưa có hoặc chưa chuẩn bị được thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với thực tế cuộc sống. Trong trường hợp này, dư luận xã hội chỉ có thể hình thành sau thời gian dài.

 Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tranh luận thậm chí va đập ý kiến thì không thể có ý kiến phán xét đánh giá chung được đông đảo người dân chia sẻ và ủng hộ.

Bằng con đường thảo luận, va đập ý kiến, cho phép tách ra những điểm chung trong các ý kiến cá nhân và tăng tỷ trọng hợp lý của ý kiến cuối cùng.

 Ý nghĩa: để tạo luồng dư luận tích cực nhằm ủng hộ phong trào vận động xã hội thì điều kiện tiên quyết cần phải được đảm bảo đó là chuyển hóa những mối quan tâm mang tính chất nhóm, bộ phận trở thành mối quan tâm của đông đảo người dân. Hay nói cách khác chúng ta phải có công tác tuyên truyền vận động đến với đông đảo người dân. Chính ở đây lời dạy của Lênin: Tư tưởng trở thành sức mạnh vật chất khi nó chiếm lĩnh được trí óc của triệu triệu người.

3.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội?

a) Nhóm yếu tố thuộc về khách thể của dư luận xã hội:

Dư luận xã hội hình thành nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, rộng hay hẹp, theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác phụ thuộc vào

- Ý nghĩa thực tế và mối quan hệ của sự kiện, hiện tượng đối với nhu cầu, lợi ích của người mang dư luận. Ví dụ:

+ Những sự kiện liên quan trực tiếp tới lợi ích đại bộ phận người dân (chiến tranh, sự phá giá tiền tệ, dịch bệnh...)

+ Những sự kiện, hiện tượng bất ngờ

- Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó cũng cần thiết nhận thức rằng, trong bất cứ xã hội nào quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền được thông tin về các vấn đề chung luôn luôn có giới hạn bởi vì cần phải tính đến những vấn đề có ý nghĩa bí mật quốc gia, bất lợi cho thể chế chính trị của đất nước và những vấn đề gây tổn hại đến hình ảnh của dân tộc hoặc nền tảng đạo đức xã hội.

b) Các yếu tố thuộc về chủ thể dư luận xã hội:

- Trình độ văn hóa của chủ thể: Dư luận xã hội là quá trình mang tính trí tuệ, nên tri thức của chủ thể có ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá, phán xét. Chủ thể có trình độ văn hóa cao thì càng có xu hướng tích cực tham gia vào việc đánh giá các hiện tượng, sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội. Theo số liệu điều tra xã hội học, công nhân tham gia trao đổi thời sự, chính sách: 24,58%, nông dân: 16,3%, cán bộ quản lý 29,82%. Như vậy trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ nghề nghiệp của các tầng lớp dân cư đã ảnh hưởng đến phương thức trao đổi, nội dung trao đổi, sự thống nhất ý kiến đánh giá các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.

- Điều kiện sống, phong tục tập quán, độ tuổi của tầng lớp dân cư cũng ảnh hưởng đến nội dung, phương hướng đánh giá các sự kiện, hiện tượng

- Mức độ hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể ảnh hưởng đến sự đúng sai của dư luận xã hội. Con người am hiểu luật pháp sẽ đánh giá các sự kiện, hiện tượng theo những chuẩn mực của pháp luật, do đó dễ đi đến thống nhất ý kiến chung, tạo nên dư luận đúng đắn hợp lý.

c. Các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa xã hội:

- Các yếu tố thuộc về tâm trạng xã hội: Tâm trạng xã hội thường được khắc họa bởi các trạng thái hưng phấn - ức chế, tích cực - tiêu cực, lạc quan yêu đời - chán nản bi quan. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, giá cả sinh hoạt biến động thất thường thì sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội thường mang màu sắc tiêu cực, thất vọng, thiếu tin tưởng, ngược lại trong thời kỳ kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt thì dư luận xã hội thường mang sắc thái thuận lợi, lạc quan.

- Phong tục tập quán và hệ thống giá trị chuẩn mực đang hiện hành trong hành động: về cơ bản, hệ thống giá trị chuẩn mực, văn hóa hiện tại tạo ra những khuôn mẫu tư duy làm cơ sở cho sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội. Ngay trong cùng một xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét đánh giá khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận giữa các thế hệ đối với các biểu hiện của lối sống hiện đại như các ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc, phim ảnh tổ chức hiếu hỷ, ma chay.

- Công tác tuyên truyền, vận động: xét về bản chất, tuyên truyền vận động là phương thức giao tiếp xã hội nhằm thuyết phục đối tượng chấp nhận chia sẻ và ủng hộ quan điểm hành động của chủ thể nào đó. Trên đất nước ta hiện nay, trong bối cảnh dân chủ hóa đời sống xã hội, các kênh và nguồn thông tin trở nên đa dạng phong phú và hấp dẫn hơn thì công tác tuyên truyền, vận động càng trở nên có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt.

4.Vai trò của truyền thông đại chúng trong việc hình thành dư luận xã hội?

Truyền thông đại chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành dư luận xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên ½ lượng thông tin xã hội mà con người trong xã hội hiện đại thu nhận được là thông qua hệ thống truyền thông đại chúng.

Sự hình thành dư luận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệ hai chiều, nghĩa là các phương tiện này không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà đến lượt nó, dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng, vì trong lĩnh vực thông tin sự phân chia giữa người truyền tin và người nhận là rất tương đối và thường diễn ra đồng thời.

Cụ thể, phương tiện truyền thông đại chúng có những vai trò sau đây:

a. Cung cấp thông tin:

- Truyền tải kịp thời, đầy đủ thông tin về mọi mặt, mọi lĩnh vực

- Đáp ứng nhu cầu, sở thích thông tin

- Tính khách quan và chân thực của nội dung thông tin có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành dư luận xã hội

- Báo chí có vai trò khơi nguồn, châm ngòi, tạo lập dư luận xã hội: trước hết báo chí giúp mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội xã hội hóa ý kiến của mình, và ý kiến này có thể được đông đảo nhân dân quan tâm, nên dư luận xã hội hình thành. Mặt khác như đã đề cập, dư luận xã hội là dư luận của số đông, của đông đảo nhân dân. Nhưng trước hết dư luận bắt nguồn từ ý kiến của một số người, thậm chí của một người, ý kiến này được chuyển tải, được phát tán trên báo chí, và nhiều khi bùng lên thành dư luận xã hội.

Tuy nhiên, báo chí cũng cần chọn lọc nên thông tin cái gì và thông tin lúc nào, tránh tạo những dư luận tiêu cực, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia cũng như bí mật quốc gia. Chẳng hạn, vào cuối năm 1997 và đầu năm 1998, một số tỉnh đã xuất hiện một số điểm nóng mà tiêu biểu là sự kiện Thái Bình. Nhưng báo chí không đưa tin hướng dư luận tập trung vào những sự kiện này, không khơi nguồn, thổi bùng những điểm nóng này, vì báo chí của ta quan tâm đến lợi ích quốc gia. Trong khi đó báo chí lại đưa tin, bình luận về sự kiện đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đi thăm và làm việc với tỉnh Hải Dương, đề cập đến cơ chế dân chủ ở cơ sở ... để mỗi địa phương tự rà soát lại, lãnh đạo tốt hơn nhân dân ở địa phương.

b. Diễn đàn ngôn luận công khai:

- Công chúng tham gia tích cực có trách nhiệm vào giám sát đánh giá các chủ trương, chính sách lớn của Đảng nhà nước

- Phản ánh của báo chí đối với các diễn đàn ngôn luận: Bằng cách tham gia vào các diễn đàn, công chúng sẽ được có cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào các quá trình chuẩn bị thực hiện giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước cũng như hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.

Bản thân dlxh rất phong phú, đa chiều các loại ý kiến, quan điểm, thái độ. Thực hiện chức năng phản ánh sẽ đem lại cho báo chí hơi thở cuộc sống, báo chí sẽ phong phú hơn, hấp dẫn hơn

Sự phản ánh nên tránh 2 khuynh hướng:

- Thông tin thiếu chọn lọc, cân nhắc dẫn đến rối loạn tình hình

- Cắt xén, bưng bít dẫn đến rối loạn thông tin

c. Định hướng dư luận xã hội:

Báo chí vừa lấy dlxh làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa thông qua đó để định h¬ướng dlxh.

Nếu báo chí không phản ánh được dlxh tức là xa rời thực tiễn, xa lạ với nhận thức của nhân dân, nh¬ưng nếu phản ánh mà không định h¬ướng được tức là không đạt đư¬ợc mục đích của sự phản ánh.

5. Tính chất, chức năng của dư luận xã hội?

a. Tính chất:

1. Tính công chúng, công khai:là điều kiện cơ bản để phân biệt dlxh với tin đồn

- Đối với chủ thể của dư luận xã hội:

+ Xét từ phương diện thực tiễn, tính công khai của dư luận xã hội đòi hỏi các nhóm xã hội phải có sự tiếp cận thực tế và có khả năng sử dụng các phương tiện phổ biến và trao đổi thông tin nhất định. Quyền và khả năng thực tiễn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng này sẽ đảm bảo cho sự tham gia rộng rãi của đông đảo thành viên trong xã hội vào việc tạo lập các luồng dư luận xã hội. Nói cách khác, công chúng những người phát ra ý kiến đó phải là những người được thông tin về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề đó, không có dư luận xã hội của những người không biết gì về thông tin.

+ Chủ thể của dư luận xã hội là khả năng tham gia trên thực tế của các thành viên trong nhóm vào các cuộc tranh luận, trao đổi ý kiến. Không thể nói rằng bất kỳ một cá nhân nào cũng tham gia được vào các cuộc tranh luận này và tham gia vào cùng một thời điểm. Trong mỗi nhóm xã hội luôn có các cá nhân có tính tích cực chính trị - xã hội cao. Họ luôn đóng vai trò thủ lĩnh ý kiến, là đầu mối thông tin của các cuộc trao đổi, thảo luận trong nhóm và là người đại diện cho nhóm tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhóm khác.

- Đối với khách thể của dư luận xã hội:

+ Thông tin về các sự kiện, hiện tượng này phải được tìm kiếm phổ biến thông qua các con đường chính thức và công khai. Các con đường chính thức là các kênh thông tin của nhà nước, chính quyền và các đoàn thể xã hội khác có trách nhiệm, liên quan đến vấn đề. Con đường thứ hai để người dân có thể nhận biết được về các vấn đề đang diễn ra là thông tin qua các kênh thông tin đại chúng.

2. Tính lợi ích:

- Dư luận xã hội chỉ hình thành khi vấn đề đó đụng chạm đến lợi ích trong xã hội. Lợi ích của nhóm trong xã hội không chỉ biểu hiện một cách đơn giản là lợi ích bị can hệ trực tiếp mà lợi ích đó được chia sẻ bởi các nhóm trong xã hội. Các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội thường xuất phát từ nhận thức về lợi ích của các nhóm trong xã hội.

+ Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. Các chủ chương của Đảng và Nhà nước về khoán nông nghiệp, về cải cách chế độ tiền lương hay của cơ quan bộ, ngành về tăng giá điện, điều chỉnh mức thu điện thoại là những ví dụ cho mối liên quan này.

+ Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi và ứng xử văn hóa của cả một dân tộc.

- Tự bản thân mình, lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và về mối quan hệ giữa chúng với sự kiện, hiện tượng quá trình đang diễn ra.

- Quá trình trao đổi thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội chính là quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào có tổ chức tốt thành các lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong việc bảo vệ quan điểm lợi ích của mình và ngược lại.

3. Tính lan truyền:

- Dư luận xã hội xuất phát từ ý kiến của một vài cá nhân, lan truyền trong phạm vi nhóm nhỏ, rồi tiếp tục lan truyền trong phạm vi nhóm lớn. Do tính lan truyền cá nhân dễ bị phụ thuộc vào tâm trạng chung của đám đông, cá nhân dễ có tâm lý chia sẻ tâm trạng chung với đám đông.

- Dư luận xã hội được coi như một biểu hiện của hành vi tập thể. Cơ sở của bất kỳ hành vi tập thể nào cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng trong đó khởi thủy từ phản ứng của một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi kích thích của các cá nhân, nhóm khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó được coi là thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng thái tâm lý của mình với người xung quanh, đặc biệt với các sự kiện lớn của đất nước.

+ Tình hình bão lụt miền Trung trong những ngày đầu tháng 11/1999 là một điển hình

4. Tính dễ biến đổi:

- Dư luận xã hội biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa. Sự phán xét đánh giá dư luận xã hội về bất kỳ sự kiện, hiện tượng quá trình nào cũng phụ thuộc vào hệ thống giá trị, chuẩn mực đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Chính vì vậy đối với cùng một vấn đề diễn ra, dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự phán xét khác nhau. Sự biến đổi khác nhau từ mức độ phán xét, đánh giá tới biểu hiện hành động.

6.Vai trò của dư luận xã hội trong xã hội hiện đại?

a) Những chức năng vĩ mô ở cấp độ hệ thống xã hội:

- Dư luận xã hội và liên kết xã hội:

+ Gọi những người có hành vi sai lệch là "tội phạm" chính là phản ứng của xã hội với hành vi đó. Khi phản ứng như vậy, những giá trị và chuẩn mực vốn đã bị quên đi lại được các cá nhân cùng nhau nhớ lại, chia sẻ, từ đó mức độ đoàn kết xã hội được củng cố hơn mức bình thường.

+ Dư luận xã hội với tư cách một công cụ của giai cấp thống trị sẽ có vai trò củng cố trật tự xã hội hiện hữu, trong khi dư luận xã hội của giai cấp bị trị luôn luôn tìm cách lật đổ trật tự này. Nhìn từ góc độ của lý thuyết hệ thống về xã hội thì dư luận xã hội có thể đóng vai trò như nhân tố giúp cho xã hội tự điều chính để thích ứng với những điều kiện mới và tiếp tục tồn tại.

- Dư luận xã hội và quan hệ quốc tế: các nhà hoạch định chính sách thường xem xét đến tình trạng của dư luận xã hội. Trong những thời điểm xảy ra khủng hoảng, họ đánh giá về dư luận xã hội một cách thường xuyên, và những đánh giá này của họ ảnh huwongr đến những quyết định sau đó của họ.

- Dư luận xã hội và thông tin tư vấn cho quản lý xã hội: Trong nội dung thể hiện của dư luận xã hội bao giờ cũng chứa đựng lời khuyên cho các cơ quan chức năng về cách thức giải quyết những vấn đề mà nó đề cập đến. Thí dụ khi thảo luận về những biện pháp chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã tư vấn Đảng, chính phủ và quốc hội những giải pháp như sau:

+ Củng cố pháp luật phòng chống tham nhũng

+ Công khai hóa tài sản của các ứng cử viên vào những chức vụ quan trọng

+ Thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập

+ Tăng lương cho cán bộ công chức

+ Tăng cường sự giám sát của quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của các phương tiện thông tin đại chúng...

Việc lựa chọn giải pháp nào hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước chứ không phải của Dư luận xã hội.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy một thực tế là đôi khi một quyết định nào đó được đưa ra dưới áp lực của Dư luận xã hội. Bởi vì, dư luận xã hội với tư cách như là một sự kiện xã hội có một sức ép nhất định đối với hành vi. Do đó đối với nhiều người việc hành động theo dư luận xã hội sẽ tạo cho họ cảm giác an toàn, không bị cô lập về xã hội.

- Giải tỏa sự căng thẳng xã hội: có thể thấy tâm trạng xã hội được hình thành từ tâm trạng chung của các cá nhân và cá nhóm. Tâm trạng không hài lòng, bất mãn tích tụ là nguyên nhân của những căng thẳng tiềm ẩn trong xã hội. Nếu những tâm trạng xã hội này không được tháo gỡ thì có thể dẫn đến những xung đột xã hội với hậu quả hết sức to lớn. Dư luận xã hội là cơ hội để cho công chúng thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề chung. Khi họ được bày tỏ những điều họ không hài lòng hoặc những điều họ bất mãn thì mức độ sự không hài lòng và bất mãn sẽ giảm đi tại thời điểm đó. Nhưng, ngưỡng tình huống của những lần giải tỏa sau phải cao hơn lần trước.

Một tâm trạng xã hội căng thẳng rất không có lợi cho sự ổn định của xã hội. Nó giống như một quả bóng bị liên tục bơm hơi, nếu không có biện pháp để xả bớt hơi trong đó hoặc giảm lượng hơi bơm vào thì chắc chắn sẽ không giữ được quả bóng nguyên vẹn. Chắc chắn nó sẽ nổ tung.

b) Chức năng của dư luận xã hội ở cấp độ vi mô:

- Chức năng đánh giá hành vi và sự kiện: đánh giá là một đặc tính quan trọng của ý thức xã hội. Đó là một hoạt động của tư duy nhằm xem xét mức độ phù hợp giữa đối tượng được xem xét với tiêu chuẩn hoặc căn cứ nhất định. Như vậy, nhờ việc đánh giá chủ thể đánh giá sẽ biết được vấn đề xem xét phù hợp hay không phù hợp, đúng hay sai, tốt hay xấu, đẹp hay không đẹp so với chuẩn mực, với kiến thức...

Tuy nhiên, mức độ đánh giá chứa đựng trong mỗi nhận định lại rất khác nhau, thêm vào đó những đánh giá của dư luận xã hội cũng mang tính chủ quan, khách quan khác nhau. Vì vậy, đánh giá của dư luận xã hội có thể đúng hoặc sai. Những đánh giá đúng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển xã hội còn đánh giá sai có thể kìm hãm sự phát triển xã hội.

Chức năng đánh giá là chức năng cơ bản để thực hiện các chức năng khác. Bởi vì, nếu không đánh giá xem vấn đề được đề cập là đúng hay sai, tốt hay xấu...nói cách khác, nếu không đánh giá thì không có những thông tin nền về vấn đề, khi đó dư luận xã hội không thể thực hiện các chức năng như kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục hay tư vấn được.

- Chức năng kiểm soát xã hội đối với hành vi: kiểm soát xã hội là một cơ chế điều chỉnh hành vi của cá nhân hoặc của nhóm bằng cách dùng những phần thưởng hoặc các chế tài. Dư luận xã hội đưa ra những lời tán dương, ủng hộ với những hành vi mà nó cho là phù hợp chuẩn mực, đúng đắn và lên án những hành vi vi phạm chuẩn mực.

Như vậy, dư luận xã hội luôn tìm cách đóng khuôn những hành vi của các nhân và nhóm vào những phạm vi được phép, không để cho những hành vi đó xâm phạm chuẩn mực và trở thành hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên dư luận xã hội khi thực hiện chức năng kiểm soát của mình nhiều khi kiềm chế luôn cả những hành vi "lệch chuẩn" là mầm mống của những biến đổi xã hôi tích cực. Điều đó cho thấy rằng sự kiểm soát quá mạnh của dư luận xã hội cùng với kiểm soát chính thức sẽ khiến cho những nhân tố tiến bộ khó phát huy được vai trò.

- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi: dư luận xã hộ có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của cá nhân và nhó. Sự điều chỉnh thể hiện ở chỗ dư luận xã hội tìm cách tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp với trật tự hiện hữu. Như vậy, dư luận xã hội thực hiện chức năng điều hòa đối với các quan hệ, hành vi mà nó coi là "lệch chuẩn". Tuy nhiên, có những hành vi "lệch chuẩn" nhưng là mầm mống của sự tiến bộ. Sự điều chỉnh quá mạnh và thiếu chọn lọc của dư luận xã hội đối với hành vi "lệch chuẩn" mang tính chất tiến bộ sẽ khiến cho những hành vi này bị thui chột, làm nhụt ý chí của những chủ thể thực hiện nó.

- Chức năng giáo dục hành vi: khi lên án một hành vi, dư luận xã hội đồng thời cũng chỉ ra rằng "hành vi đó không được khuyến khích bắt chước", khi ủng hộ một hành vi dư luận xã hội cũng đồng thời chỉ ra rằng "đây là hành vi mà xã hội cần học hỏi theo". Như vậy, dư luận xã hội cung cấp cho các cá nhân những mô hình hành vi được coi là chuẩn mực, tốt đẹp và thực hiện sự "giáo dục" của mình theo nghĩa rộng.

Mọi sự giáo dục đều ít hay nhiều hàm chứa mong muốn áp dặt một kiểu hành vi, một kiểu kiến thức, một kiểu quan điểm hoặc giá trị đến với đối tượng giáo dục. Khi thực hiện chức năng giáo dục, dư luận xã hội cũng tạo những sức ép để các cá nhân học hỏi để làm theo những điều mà nó cho là đúng, đồng thời học hỏi để tránh những điều mà nó cho là sai. Cũng giống như khi thực hiện các chức năng khác, sự nhất quán trong quan điểm, sự đồng thuận giữa các nhóm là yếu tố quan trọng để những thông điệp của dư luận xã hội có thể đến với công chúng. Ngược lại, hiệu quả giáo dục của dư luận xã hội sẽ rất hạn chế.

7. Các phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội?

a) Phản ánh của cộng tác viên:

- Mỗi cơ quan nghiên cứu dư luận xã hội thường xây dựng một hệ thống cộng tác viên riêng. Cơ cấu của mạng cộng tác viên phải có tính đại diện. Cộng tác viên gửi các báo cáo nhanh cho cấp trên: viết tay, điện thoại, báo cáo tại các cuộc họp giao ban định kỳ (tuần, tháng). Báo cáo nhanh phải phản ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau cố gắng định lượng: tuyệt đại đa số, đa số, số đông, nhiều ý kiến, một số người, có người

- Phương pháp của Cộng tác viên: quan sát, phỏng vấn

+ Quan sát: theo dõi các biểu hiện của đối tượng: họ nói về vấn đề gì? Họ nói như thế nào? Thái độ, cảm xúc gắn liền với phát ngôn của người nói. Gồm các dạng: quan sát nhập cuộc, quan sát không nhập cuộc, quan sát công khai và không công khai (kín đáo)

+ Phỏng vấn: cộng tác viên chủ động tiếp cận đối tượng, đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác thái độ, đánh giá, phán xét của đối tượng đối với những vấn đề mình quan tâm. Gồm các loại

 Phỏng vấn có thiết kế - không có thiết kế

 Phỏng vấn cá nhân - phỏng vấn nhóm

 Phỏng vấn miệng - phỏng vấn qua bảng hỏi

 Phương pháp phản chiếu: phỏng vấn gián tiếp (Cho biết ý kiến của người khác, nhưng ít nhiều có ý kiến của mình) về những vấn đề người phỏng vấn quan tâm

 Phương pháp liên tưởng: hỏi nhiều người về một câu hỏi (cuộc vận động và xây dựng chỉnh đốn Đảng) sau đó nghe ý kiến trả lời ngay (tốt, nhiều khó khăn...), lưỡng lự và không trả lời để phân tích, khái quát được thái độ thực sự của công chúng.

b) Phân tích nội dung văn bản:

- Thu thập thông tin về dư luận xã hội qua báo chí, đơn thư khiếu tố...mỗi bài báo, tờ báo, đơn thư khiếu tố...là một phiếu. Trên cơ sở tần số xuất hiện các phạm trù đưa ra kết luận phạm trù nào được đề cập nhiều nhất, phạm trù nào được đề cập ít nhất. Phương pháp này thường do cán bộ ban tuyên giáo các cấp thực hiện, đặc biệt là TW và tỉnh/tp

- Nói cách khác, đây là phương pháp thu thập thông tin phản ánh dư luận xã hội thông qua việc phân tích, miêu tả một cách khách quan, hệ thống và định lượng các nội dung biểu hiện ra của văn bản. Khi phân tích cần chú ý:

+ Ai nói:

 Đặc điểm về phân tầng xa hội của người phát: giàu hay nghèo...

 Đặc điểm về học vấn: chưa biết đọc, biết viết...trên đại học

 Đặc điểm về dân tộc, sắc tộc, chủng tộc

 Đặc điểm về nhân khẩu học: tuổi, giới tính....

 đặc điểm xã hội, văn hóa, tâm lý, địa lý - chính trị của người tạo ra tài liệu

 Họ có thể là Nghị sĩ, quan chức chính phủ, quan chức lãnh đạo địa phương, những người có uy tín trong xã hội. Họ là những người có thể tạo ra luật pháp, quy định, chuẩn mực...

 Họ có thể là những người làm công tác tuyên truyền

o Làm thông tin đại chúng: những người có thể truyền tải thông tin đến nhiều người, có thể tạo ra một dư luận xã hội rộng lớn

o Làm thông tin tuyên truyền: có thể truyền tải thông tin đến những người mà thông tin đại chúng không làm được.

o Họ co thể là quần chúng nói chung: tạo ra văn bản để bày tỏ điều gì đó: về quan điểm ý kiến, thái độ, động cơ

+ Nói gì: nghiên cứu những đặc điểm về nội dung của văn bản theo các phạm trù phản ánh về dư luận xã hội

+ Nói như thế nào: hình thức bằng chất liệu gì, trình bày đẹp hay không, to nhỏ ? vị trí của văn bản, từ nào lặp lại nhiều hay ít, nhấn mạnh như thế nào, đặt câu...

+ Cho ai: đặc điểm tâm lý xã hộ, văn hóa, địa lý - chính trị, dân tộc...của những người nghe/nhận văn bản

+ Có kết quả gì: các tài liệu đó nhằm mục đích gì  hiệu quả của nó đối với người đón nhận. Có những trường hợp gây hậu quả mạnh đối với nhóm xã hội này nhưng đối với nhóm xã hội khác lại không gây hậu quả.

+ Hoàn cảnh đưa ra văn bản

c) Điều tra bằng bảng hỏi:

- Đây là phương pháp chủ yếu đánh giá về dư luận xã hội của các trung tâm, viện nghiên cứu dư luận xã hội tuy tốn kém nhưng đảm bảo độ chính xác cao (ít bị gián tiếp phản ánh về dư luận xã hội như 2 phương pháp trê).

- Bao gồm một số giai đoạn:

1. Xây dựng đề cương nghiên cứu: mục đích nhiệm vụ, giả thuyết, các biến số, chỉ báo lựa chọn nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi.

- Vấn đề cần đưa ra thăm dò là gì ?

- Cuộc thăm dò có những mục đích gì ?

- Đối tượng thăm dò là ai ?

- Làm rõ một số khái niệm nằm trong chủ đề, mục đích của cuộc thăm dò.

- Xây dựng bảng hỏi (xem thêm bên dưới).

2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu:

+ phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, an két

 Phỏng vấn:

o Khái niệm: là 1 quá trình thu thập thông tin xã hội thực nghiệm thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm thu thập thông tin theo mục đích

o Đặc điểm: có mục đích, có chương trình, có giả thuyết, có kế hoạch định trước

o Phân loại:

 Theo tính chất nghiên cứu: phỏng vấn thăm dò, phỏng vấn kiểm nghiệm

 Theo kiểu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu: phỏng vấn về ý kiến, thái độ, động cơ, hành vi

 Theo địa điểm: ở nhà, cơ quan, đường phố

 Mục đích: lấy tin và chữa bệnh, tạo dư luận xã hội

 Theo số người trả lời: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn tập thể

 Theo tính chất nghiên cứu: định tính và đượng lượng,

 tiêu chuẩn hóa và bán tiêu chuẩn hóa

 Dựa trên những điểm cần chú ý: phỏng vấn tự do và không tự do, phỏng vấn sâu và rộng.

+ phương pháp chọn mẫu: định tính (thuận tiện, tích lũy nhanh, tỷ lệ, tự phát), định lượng (ngẫu nhiên, đơn giản, hệ thống, chùm, tổ, nhiều giai đoạn, chủ)

 Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

o Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

o Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

o Chọn mẫu phân chùm (cụm)

o Chọn mẫu phân tầng (tổ)

o Chọn mẫu nhiều giai đoạn

o Chọn mẫu chủ

 Sai số của phương pháp chọn mẫu: độ lệch giữa giá trị thống kê thu được từ mẫu và giá trị của tập hợp tổng quát tương ứng là những sai số của mẫu.

o Sai số ngẫu nhiên: sai số gây ra do vi phạm ngẫu nhiên trong các thể thức thhu thập thông tin.

o Sau số có hệ thống: sai số do những nguyên nhân có tính chất không theo cấch chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất. Nhiều khi sai số này làm mất giá trị kết quả của toàn bộ nghiên cứu.

 Xác định dung lượng mẫu: số lượng các đơn vị chọn mẫu được lấy ra để nghiên cứu được gọi là dung lượng mẫu hay còn gọi là cỡ mẫu. Cỡ mẫu phụ thuộc vào

o Khả năng vật chất

o Yêu cầu về độ chính xác

o Yêu cầu về số lượng tiêu thức điều tra

o Mức độ thuần nhất của tổng thể

o Số lượng đơn vị trong tổng thể điều tra.

( chú ý học thêm 3 công thức tính mẫu trong slide của thày Minh )

3. Triển khai thu thập thông tin:

- Lựa chọn và tập huấn điều tra viên

- Triển khai thu thập thông tin thực địa

- Chuẩn bị trước khi thu thập thông tin tại thực địa

- Kiểm tra quá trìn thu thập thông tin: ngày đầu, 10% kiểm tra trước khi rời địa phương nghiên cứu.

4. Xử lý thông tin thu thập:

- Giám định phiếu hỏi

- Hiệu chỉnh phiếu hỏi

- Mã hóa lập trình

- Nhập dữ liệu từ phiếu vào máy tính

- Tổng hợp và xử lý số liệu.

5. Viết báo cáo:

- Bảng mục lục

- Phần tóm lược các thông tin chính

- Phần thao tác hóa khái niệm (định nghĩa giải trình vấn đề nghiên cứu)

- Phần trình bày phương pháp tiếp cận vấn đề

- Phần trình bày mô hình nghiên cứu

- Phần hạn chế và những điều cần lưu ý của báo cáo

- Phần kết luận và khuyến nghị

- Phần phụ lục.

- Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn:

+ Khái niệm: là một bảng gồm nhiều câu hỏi mà nhà nghiên cứu trông chờ thu được những thông tin về ý kiến của người trả lời để từ đó đánh giá về dư luận xã hội. Có thể phân loại bảng phỏng vấn theo 6 loại phỏng vấn hoặc 2 loại định tính, định lượng

+ Tiêu chuẩn lựa chọn loại bảng:

 Tùy theo mục đích xây dựng bảng hỏi và những giả thuyết đã có dựa trên phân tích tài liệu

 Sự thành thật của người trả lời: liên quan đến những nội dung thông tin thu thập. Những câu hỏi tế nhị nên dùng với bảng hỏi anket

 Cấp độ thông tin nông hay sâu: bảng hỏi phỏng vấn định tính sâu hơn định lượng

 Loại người được phỏng vấn mà ta cần có: trình độ học vấn, ý thức của người trả lời, sự quan tâm của người trả lời...

 Chi phí: đi phỏng vấn tốt kém nhất trong khi gửi bảng hỏi bằng bưu điện rẻ nhất. Nhưng quan trọng cần tính giá thành thông tin thu được. Bảng hỏi tốt (chuẩn bị công phu) là phương pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém.

+ Chú ý:

 Bảng hỏi phải có tính thẩm mỹ cao, trình bày đẹp, phải có mở đầu và kết thúc nhưng cần toát lên tính nghiêm túc

 Tránh dùng những câu lộ tung tích của họ như tên, địa chỉ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp...

 Đối với những người không trả lời cần xác định được họ là ai, vì sao họ không trả lời câu hỏi đó hay toàn bộ để sau đó có phương án xử lý đối với những người này.

+ Các giai đoạn xây dựng bảng phỏng vấn:

1. Xác định loại bảng hỏi, giả thuyết, các nội dung cần thu thập thông tin:

+ xác định loại bảng hỏi, lập danh sách những vấn đề và đồng thời lấy những biến số

+ nội dung: là những thông tin mà các câu trả lời phải bao trùm được. Các thông tin này là mục đích của chương trình nghiên cứu

2. Lựa chọn câu hỏi theo mục đích nghiên cứu:

- Câu hỏi về sự việc, sự kiện: đây là những câu hỏi về những cái có thật sờ mó được hay đó là những thông tin bề nổi. Loại câu hỏi này dễ trả lời nhất và thường được bắt đầu cuộc phỏng vấn hoặc để chuyển tiếp

+ Câu hỏi về thông tin trực tiếp: anh chị có mấy cháu ?

+ Câu hỏi về trình độ: Anh chị có biết Asean ở đâu không ? qua đó gián tiếp biết họ có quan tâm thời sự không.

- Câu hỏi về ý nghĩ, về tri thức: hỏi về những suy nghĩ ở trong đầu người hỏi dùng để biết trực tiếp các ý nghĩ, hoặc trình độ của ý nghĩ, của nhận thức. Loại câu hỏi này ít ổn định mà phụ thuộc vào hoàn cảnh, kỷ niệm, sự hưng phấn, độ tuổi, đặc điểm tâm lý, quan điểm về chính trị, thế giới quan, trình độ học vấn, sự liên kết của cá nhân đối với xã hội, những kinh nghiệm định kiến về lịch sử xã hội. VD: anh (chị) hãy nêu các nhiệm vụ cụ thể của công tác dân số KHHGĐ ở địa phương ?

- Câu hỏi về thái độ, quan điểm: nhằm thu thập tất cả những xử sự của người trả lời thành các nhận xét, phê phán.

+ Câu hỏi về quan điểm: quan điểm được hiểu là thói quen xử sự, hay là các quan hệ tương đối ổn định của con người đối với các hiện tượng, sự vật, nhóm người, xã hội các chuẩn mực và giá trị chung. Các câu hỏi về quan điểm và thái độ chỉ khác nhau là về mức độ. Quan điểm là dạng tổng hợp và suy diễn của các ý kiến thái độ.

Các câu hỏi về thái độ, quan điểm gần giống câu hỏi về ý nghĩ là cũng phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, đặc điểm của người trả lời... nhưng ở mức độ thấp hơn, đặc biệt về quan điểm có tính chất ổn định hơn.

- Câu hỏi tại sao: là câu hỏi không tốt vì nó không nói lên được lý do thực sự mà mình muốn thu thập thông tin.

- Câu hỏi về động cơ: đôgj cơ được hiểu là cơ sở bên trong của cách xử sự và thói quen xử sự, là động lực hoặc "năng lượng" của cách xử sự. Loại câu hỏi này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao trong cách đặt câu hỏi cũng như trong cách phỏng vấn.

3. Lựa chọn hình thức câu hỏi:

a. Chia theo hình thức biểu hiện trả lời các câu hỏi

- Câu hỏi đóng: là dạng có sẵn trước các phương án trả lời. Loại câu hỏi này khép chặt không có tự do cho người trả lời. Câu hỏi đóng có thể chia thành 3 loại

+ Lưỡng cực: chỉ có 2 phương án

+ Câu hỏi cường độ (thứ bậc): người trả lời được lựa chọn câu trả lời ở những mức độ khác nhau. Câu hỏi cường độ có thể diễn đạt dưới dạng thang điểm hoặc thang đánh giá.

+ Câu hỏi kết hợp không có phương án mở: gồm câu hỏi tuyển và bội không có phương án cuối cùng để ngỏ.

Ưu điểm và nhược điểm của câu hỏi đóng:

+ thuận tiện, trả lời nhanh

+ dễ tổng hợp số liệu

+ phải có cách diễn đạt, sắp xếp câu hỏi phù hợp để người trả lời hiểu đúng vấn đề đặt ra.

+ nội dung câu hỏi đóng phải lường trước các phương án trả lời

+ gò đối tượng nghiên cứu vào cách suy nghĩ, lập luận chủ quan của mình.

+ hay thu được những câu trả lời "tôi không biết", nếu như vậy cần chuyển sang câu hỏi mở.

- Câu hỏi mở: là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời. Nó giúp cho người trả lời trình bày tốt nhất về những suy nghĩ sâu kín của mình tạo điều kiện cho họ phát biểu ý kiến. Câu hỏi mở thường được dùng:

+ lúc bắt đầu nghiên cứu để từ đó quyết định loại câu hỏi nào phù hợp cũng như xác định những nội dung cần nghiên cứu

+ tăng tính tích cực của người trả lời

+ dùng để chuẩn đoán, kiểm tra nhận thức của người trả lời

+ chuẩn đoán động cơ, lý do xử sự, những lo lắng cá nhân, những vấn đề tồn tại, mong muốn, nguyện vọng...

Nhược điểm của câu hỏi mở:

+ buộc người trả lời phải suy nghĩ mới trả lời được

+ xử lý khó khăn

Ưu điểm:

+ thu được những thông tin có tính chất bề sâu mà câu hỏi đóng không làm được

+ thông tin có độ tin cậy, chính xác, khách quan hơn so với câu hỏi đóng.

- Câu hỏi kết hợp loại nửa đóng nửa mở (bổ sung phần "lý do khác" vào câu hỏi đóng): loại này được sử dụng vì không dự đoán hết các phương án trả lời theo câu hỏi đóng và cần để người trả lời diễn đạt thêm. Khi cần xử lý, tổng hợp theo những phương án trả lời định trước.

- Câu hỏi kiểm tra: nhằm kiểm tra độ chính xác của thông tin đã thu được. Xem phương pháp thu thập thông tin có đúng hay không? Người trả lời có trung thực không ? Thông thường có những cách sau:

+ Hỏi đi hỏi lại về một vấn đề nào đó với các câu hỏi khác nhau.

+ đưa ra nhiều phương án trả lời trong đó người hỏi đã biết chắc chắn một phương án là đúng.

+ Có thể đưa ra câu hỏi về sự kiện hay nhân vật nào đó không có thật..

+Sử dụng câu hỏi tuyển.

- Câu hỏi lọc: là loại câu hỏi tìm hiểu xem người trả lời có thuộc nhóm người được hỏi tiếp sau nữa không. Nó thường được dùng trước khi phỏng vấn hoặc trước khi đi tiếp vào một nội dung nào đó. Ví dụ "Hiện giờ chị có thai không?" nếu có thì hỏi tiếp "Chị có thai được mấy tháng"...

- Câu hỏi tâm lý: là những câu hỏi không có liên quan rõ ràng đến nội dung nhưng được dùng để gạt bỏ những nghi ngờ có thể nảy siinh, làm giảm bớt ăng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Tuy vậy nó cần phải gần gũi đề tài nghiên cứu, các câu hỏi lái thường là câu hỏi này.

4. Xây dựng cấu trúc bảng phỏng vấn:

- Số lượng, vai trò, vị trí các câu hỏi:

+ câu hỏi có bao trùm được những vấn đề cần thu thập khôn g?

+ có chung ý không, có lẫn nhau không ?

+ đảm bảo ~25 câu để khi hỏi không quá 20 phút

- Sắp xếp những câu hỏi theo quy tắc:

+ trật tự các câu hỏi tự nhiên, có nối tiếp, có logic

+ trước những câu hỏi ý kiến nên có vài câu hỏi về sự kiện

- Cấu trúc bảng hỏi:

+ Phần mở đầu: tên đề tài, cơ quan đứng ra tổ chức, lời giới thiệu, cảm ơn...phải toát lên mục đích cuộc điều tra

 khẳng định vô danh

 khẳng định thông tin họ cung cấp rất quan trọng

 có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể, tận tình.

+ Phần nội dung chính của bảng hỏi:

 Nên mở đầu bằng những câu hỏi làm quen

 Tiếp sau là những câu hỏi nội dung cần thu thập thông tin

 Nên đặt những câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc điều tra đến công ăn việc làm trước

 Các câu hỏi phải có logic với nhau

 Dự kiến trước những câu hỏi chêm.

+ Phần kết thúc:

 Có thể là những câu hỏi nhân khẩu học.

 Kết thúc phỏng vấn cần có những lời cám ơn

5. Điều tra thử và hoàn thiện bảng hỏi phỏng vấn.

- Điều tra thử với mẫu nhỏ 20-30 người để họ góp ý

- Điều tra thử 30-50 người tại một địa bàn khảo sát tương tự địa bàn sau này điều tra. Thường là cán bộ phỏng vấn mới được tập huấn đi phỏng vấn

- Điều tra mẫu lớn 70-100 người hoàn thiện bảng hỏi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bleeng