Chương 2: Dòng ký ức.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngay từ thuở ấu thơ, cái hồi mà tôi còn chưa hiểu chuyện thì đã bị chế nhạo, bị trêu bằng đủ cách, khi thì nhát ma ban đêm, khi thì hù từ đằng sau hoặc thậm chí vài đứa ác hơn còn dùng cả rắn rết, bọ cạp,... Tất cả vì một lý do hết sức lãng nhách là mắt tôi không được bình thường so với người khác, nó lé đi mỗi khi tôi bị bất ngờ.
Chỉ có như vậy thôi mà tôi đã biến thành chú hề cho bọn nó chế nhạo, hay phải nói là gần như cho mọi đứa trẻ trong làng, tất cả những điều đó chỉ để thỏa mãn thị hiếu của chính chúng.
Bị như vậy nhưng nào có ai quan tâm đến những xúc cảm bị tổn thương nặng nề của tôi
Ngay cả người lớn, họ cũng chỉ cười xòa "Ồ con nít với nhau chỉ đùa chút thôi mà, đâu có gì to tát" à thật ra họ còn tham gia luôn ấy chứ. Ngoại trừ ba mẹ tôi.
Và như thế mỗi lần trở thành nạn nhân cho những trò "đùa" đó, thì cũng đều như vậy, kết cục cũng chỉ có "á ha ha! Nhìn kìa, nhìn mắt nó kìa, trông ngu chết đi được" hay những câu đại loại vậy. Từng cử chỉ, hành động đó đến nay  vẫn còn ám ảnh tôi.
Năm đó tôi năm tuổi thì phải.
Tôi được ba mẹ tặng cho chiếc xe đạp, loại blueberry, dù giá trị không cao nhưng có thể nói hồi đó được sở hữu một chiếc xe như vậy là quý lắm rồi.
Hồi có nó bạn bè tôi cũng đâm ra kiêng nể ít nhiều và bớt trêu tôi hơn.
Cơ mà do giữ thăng bằng kém nên mãi hai năm sau đó tôi mới biết chạy xe, trong đó một phần nhỏ có công góp sức của lũ bạn.
Lên bảy tuổi cuộc sống của tôi bắt đầu có những biến chuyển lớn, như người ta nói đó là định mệnh. Học lớp một mang biết bao nhiêu là kỉ niệm cho tôi, buồn có, vui có.
Nghĩ lại thì hơi bị xấu hổ.
Lần đầu tiên đến trường biểu hiện của tôi khá giống mọi người, vừa la vừa khóc "Không chịu đâu! Con không muốn đi học đâu...!", ấy là do ba mẹ tôi hay bảo "Mày mà lì là cho mày đi học nha con!" nên sợ là phải. Rồi cho đến khi cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là cô Diệp xuất hiện, thì tôi mới biết việc đi học không đáng sợ lắm. Cô Diệp đẹp, lại còn hiền nữa tất nhiên là thua mẹ tôi.
A đến giờ ký ức năm nào vẫn còn rõ như một tấm phim màu vậy, tôi từng nói những câu rất ngớ ngẩn như "Có phải cái máy bán nước tự động có người núp bên trong không nhỉ? Tại sao mình luôn hỏi tại sao nhỉ? " hoặc khi hát bài tạm biệt búp bê. Tôi đã nói một câu mà mình chắc chắn.

-Dạ thưa cô, em không có chơi búp bê với lại học lớp mầm.

Và thế là cả lớp có một trận cười hả hê, nhưng khác với mọi hôm lần này trong tôi có một cảm giác khang khác. Mà đến tận bây giờ tôi vẫn không giải thích nổi.
Nhưng không phải lúc cũng là những nỗi buồn, đó là khi tôi nói ra ước mơ được làm bác sĩ của mình. Ngay lập tức những ánh nhìn chế giễu trong lớp đều hướng vào tôi.

-Á ha ha! Thằng lé này sau này muốn trở thành bác sĩ cơ đấy...Nó mà làm được bác sĩ, thì lúc đó tao sẽ là ca sĩ có số lượng fan hâm mộ nhiều hơn cả Haro Natsume.

-Chà bác sĩ cơ đấy, có khi người ta đang sống nhăn răng chữa xong phát lên bàn thờ ngắm gà luôn.

-Cạn lời...

Đó! Ngay cả vẻ ngoài! Ngay cả ước mơ!, tôi tự hỏi chỉ là một điểm khác người thôi sao lại bị đối xử ác nghiệt như vậy?.
Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi mới biết điều mình còn đang thiếu.
Ngày hôm đó tôi nhớ mãi, cô Diệp tức giận đến độ tôi không thể nhận ra con người hiền lành hay đứng trên bục giảng, đám học sinh trêu chọc tôi bị la cho một trận, và lớp về sớm hơn tới ba bốn tiết gì đấy.
Sau đó cô hỏi.

-Nhà em ở đâu? Để cô đưa em về.

-Không cần đâu cô, em tự về được. - Tôi từ chối bằng cái giọng lí nhí.

Nhưng cuối cùng cô vẫn kiên quyết đến nhà tôi.
Rồi trên con xe đạp hướng thẳng về nhà trên con đường gồ ghề sỏi đá, tôi đi đằng trước cô theo đằng sau.
Cứ thế hết băng qua cái quang cảnh óng ánh của sóng lúa đuổi nhau, hiện ra từ cánh đồng, rồi lại qua con suối nhỏ chảy dọc làng.
Về tới nhà, sự trống trải liền được thể hiện rõ qua căn phòng không bóng người, nó luôn, u ám, rờn rợn vì ba mẹ tôi luôn đi làm tới tối mịt.
Cô diệp nhìn tôi, vẻ mặt nghiêm trọng.

-Ba mẹ em đâu, nhà em luôn vắng như vậy à?

-Họ đi...làm đến đêm mới về.

Tôi cúi gằm mặt, rụt rè đáp lại.
Thế là cô ở nhà tôi chờ tới khi ba mẹ trở về, họ nói chuyện tới khuya. Tôi không rõ nội dung cuộc đối thoại đó, nhưng từ đấy trở về sau ba mẹ về sớm và trò chuyện với tôi nhiều hơn trước.

"Em hãy mở lòng mình và cười nhiều hơn, thì mọi chuyện tốt đẹp sẽ đến" - Cô nói. Môi khẽ cong lên tạo thành một nụ cười ấm áp đến kỳ lạ, và đó là lần đầu tôi không cảm thấy khó chịu khi người khác cười trước mặt mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro