20 Lưu ý khi viết truyện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Mới viết thôi nhưng mình khám phá ra khá nhiều điều hay ho trong khi viết.

1. Chỉ ngồi xuống viết mạch văn mới xuất hiện. Nếu như giữ được trạng thái cảm xúc tốt (kiểm soát tốt) thì liền mạch và hầu như không phải sắp xếp lại ý, chỉ một vài chỗ.

2. Chỉ viết khi nào thực sự muốn viết, tuyệt đối không được miễn cưỡng bản thân.

3. Đầu mà đang bận tâm chuyện khác, cấm viết.

4. Trí tưởng tượng mặc dù khiến các tác giả mệt, nhưng nó cực kỳ quan trọng trong việc viết.

5. Càng viết nhiều càng viết tốt.

6. Kiểu gì trong quá trình viết cũng sẽ để ý và khám phá ra rất nhiều điều thú vị: Vài chương viết dài thì cần hoặc bắt buộc cũng được, phải có một chương ngắn để cho độc giả còn nghỉ lấy sức và lấy hơi.

7. Trong một khoảng thời gian xảy ra các sự kiện (theo dòng đi) nhưng không nhất thiết phải liệt kê tất cả mà có thể lồng vào chương sau. Không nên bắt độc giả cũng phải trải qua cảm xúc quá tải giống tác giả. Như thế họ sẽ ngộp, không thở được.

8. Chương nào mà nhàn nhạt, ít sự kiện hoặc không nổi bật thì đan những câu chuyện phiếm vào, cần thú vị một chút. Nhưng phần này cũng quan trọng. Cần đan chuyện liên quan để không làm loãng bố cục của tác phẩm.

9. Nhất định là phải dùng các giác quan để cảm nhận và lột tả. Chương 4: Nghĩ về nước Anh mình bị thiếu, lúc ngồi trong kho hóa chất đầy mùi hóa chất nhưng mình vẫn bỏ qua dù phát hiện ra vì mình đang bận tưởng tượng, nếu tả quá kỹ ở thực tại lại không phù hợp lắm.

10. Trước đây mình sợ viết thoại nhưng thoại đơn giản chỉ như văn nói và khi miêu tả để tăng  sự sinh động chỉ cần chọn lọc chi tiết ví dụ nheo mắt thì trán nhăn...

11. Các kể: Theo trình tự thời gian, dòng đi của sự kiện... Cần lựa chọn cách kể phù hợp và thay đổi theo hoàn cảnh.

12. Diễn biến tâm lý nhân vật: Cực khó để lột tả do sự phức tạp và đặc điểm riêng của nó. Nhân vật chính mà nhạt thì truyện nhạt. Nhân vật chính mà đa dạng, sinh động thì hành tác giả phải biết. Có khi còn đưa câu chuyện sang một hướng khác.

13. Nhân vật phụ thông thường chỉ có tác dụng làm nền cho nhân vật chính. Nhưng trong một số trường hợp lại rất ngang ngược bắt câu chuyện đi theo ý mình (nổi hơn nhân vật chính). Khi đó nhân vật chính dở tệ, nếu tác giả không khôn khéo có thể làm hỏng tác phẩm của mình mất. Truyện của mình đang trong trường hợp thế. Chính bị phụ giật dây. Mệt ghê! Tác giả cũng mệt theo.

14. Có rất nhiều lỗi cần lưu ý mà chỉ nho nhỏ thôi rất nhiều người cũng bỏ không muốn đọc nữa. Khi đó cần có một lối kể cuốn để kéo lại. Tuy nhiên văn phải sửa đi chữa lại cho đến khi không còn một lỗi.... Tính mình ẩu rồi và tác giả  cũng chỉ là người thường thôi. Sai không tránh được nhưng cần hạn chế.

15. Dùng từ bị lặp chưa chắc đã do vốn từ ít mà chỉ do vẫn chưa thoát ra giữa văn viết và văn nói. Cái này thấy nhiều người mắc còn mình thì NẶNG ấy.

16. Thấy tiêu đề cũng quan trọng ghê. Thế nên mới có câu mà Pauxtopki phải thốt lên: "Ôi những cuộc kiếm tìm đầu đề cực nhọc!"

17. Tên nhân vật xuất hiện cùng nhân vật và phải xuất hiện từ từ. Nếu không độc giả ngộp đọc xong không biết ai với ai.

18. Không quan trọng thì bỏ qua, không bỏ qua được thì nhắc qua.

19. Để nhân vật sống được mà sống thực sự thì cần có những lúc suy tư, hồi tưởng, nghĩ lại, ngộ ra....

20. Mỗi tác giả có một văn phong riêng, thông thường mình hay định hình trước khi viết nhưng hóa ra sau vài tác phẩm mới nhận ra văn phong của mình. Tuy nhiên sau vài chương trong cuốn hồi ký này, mình đã dần nhận ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro