Chưa đặt tiêu đề 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong nền văn học Việt Nam thể kỉ XX, nếu như Nguyên Ngọc là nhà văn của những nhân vật anh hùng huyền thoại, những chiến công chói lọi với vòng hào quang sử thi rọi sáng các tác phẩm, thì trái lại, bằng trải nghiệm và vốn sống của mình, Tô Hoài là nhà văn của đời thường, chuyện thường, người thường, việc thường. Tô Hoài đã cầm bút với một tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, trung thực, "đã viết văn thì phải trung thực ngay kể cả khi phải đập vỡ thần tượng của mình", nên chính ông đã đập vỡ không ít tượng đài nghệ thuật đã ràng buộc văn học Việt Nam trong nhiều thập kỉ. Ngòi bút Tô Hoài bao giờ cũng dành trọn lòng đồng cảm và thương yêu cho những thân phận bé mọn, những người lao động lam lũ trong xã hội cũ. Điều đó được minh chứng rõ nét nhất qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", mà đặc biệt là qua ...

Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" nằm trong tập "Truyện Tây Bắc", xuất bản năm 1953. Đó là những trang văn giàu chất hiện thực, thấm đẫm chất trữ tình mà Tô Hoài viết nên sau khi cùng các chiến sĩ bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Sau hơn tám tháng chung sống với đồng bào dân tộc thiểu số, nhà văn hiểu thấu những nỗi tủi nhục của người dân khi buộc phải sống dưới chế độ hà khắc của bọn chúa đất chúa Mường, cũng như hiểu được mơ ước và khát vọng của họ về tự do và hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" có thể được coi là bản án kết tội đanh thép giai cấp thống trị bạo tàn ở miền núi Tây Bắc trước Cách mạng, nhưng đồng thời, đây cũng là bài ca về sức sống tâm hồn con người và khát vọng tự do hạnh phúc của người dân lao động miền núi dưới chế độ cũ. <...>

KẾT

Nói về việc sáng tác "Truyện Tây Bắc", Tô Hoài chia sẻ về những ước vọng và những nỗ lực tạo nên những lời văn của mình : "Mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây tôi đã đưa vào một không khí vời vợi làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt vặt thường làm co quắp nhân vật và làm nhỏ bé vấn đề khung cảnh đi".Quả thật, với hình tượng nhân vật Mị được tập trung xây dựng một cách rõ nét về cả hành động lẫn nội tâm, ngòi bút nghệ thuật của Tô Hoài dường như hoàn toàn được thăng hoa trong đoạn trích "Vợ chồng A Phủ". Ngôn ngữ đầy tính chọn lọc, lối văn kể sáng tạo, giàu chất tạo hình: có chỗ thoáng qua, nhưng có chỗ như quay cận cảnh làm cho sự việc diễn ra thật sinh động. Bằng giọng điệu trần thuật trầm lắng với nhịp kể chậm, nhà văn như thâm nhập vào dòng tâm tư, ý nghĩ bên trong nhân vật vừa để bộc lộ nội tâm, vừa kín đáo cất lên tiếng nói đồng cảm của mình.

Hình như, ngòi bút của Tô Hoài bao giờ cũng thấm đẫm thứ mực chắt ra từ sự giao hòa của những gì thân thuộc với tâm hồn ông. Khi viết về người lao động nghèo miền núi – những người đã cùng ông trải qua những năm cơ cực thời chống Pháp, ông đã chạm đến một tầng bậc nào đó – những nỗi đau và niềm khát khao sâu kín của người lao động nghèo. Bởi thế, mỗi trang viết của Tô Hoài là một cuộc dò tìm bằng trái tim để chạm đến những góc nhỏ, những ẩn khuất lớn, những khát vọng tiềm tàng trong con người.


<DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG>

<Đêm tình mùa xuân>

Cùng với hơi rượu say sưa, tiếng sáo neo neo, chớp nhoáng, dẫn dắt Mị trở về quá khứ rạo rực sức sống, dạt dào sức trẻ dưới khoảng trời tự do. Khi đó "Mị thổi sáo giỏi", thường "uống rượu trên bếp và thổi sáo", khiến cho bao người mê đắm mà đi theo Mị. Tiếng sáo gợi cho Mị nhớ về những giá trị của chính mình, về vùng kí ức tươi đẹp mà Mị từng có nhưng lại trót mất đi. Mọi thứ như một cuộn băng được tua lại bỗng rè mờ vài đoạn, làm cho lòng Mị "thấy phơi phới trở lại". "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Ở ngoài ô cửa sổ nhỏ kia là không khí rộn ràng ngày xuân, chỉ cách một bức tường. Đây dường như là cuộc vượt ngục tinh thần để Mị bước đến với cuộc sống náo nức ngoài kia. <Giao tranh giữa QK vs HT> Nghĩ đến A Sử, mị càng mong mỏi được đi chơi nhiều hơn nữa, bởi bao nhiêu người có chồng ngày Tết cũng đi chơi, "huống chiA Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau". Trong những thoáng nghĩ suy về hiện tại, Mị uống rượu như nuốt hết cay đắng, uất hận vào mình rồi ngẫm lại về biết bao năm qua bị cầm cố trong nhà thống lí, "chỉ thấy nước mắt ứa ra" đầy đau xót. Ngay khi vừa chạm gót vào hiện tại, những tháng ngày cam chịu từng vững chắc lâu nay bỗng sụp đổ và biến tan thành cát bụi. Trong giây lát này, một chặng đường địa ngục thê thảm mà Mị đã đi qua lập tức ùa về, "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Trong những khe hở giữa quá khứ – hiện tại – tương lai ấy, tiếng sáo vẫn rập rờn, "lửng lơ bay ngoài đường" : "Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi". Khi quá khứ đã chiến thắng thực tại cũng là khi Mị đắm chìm trong men rượu và tiếng sáo, quên cả cường quyền, thần quyền nhà thống lí Pá Tra: Mị thắp đèn cho sang để sửa soạn đi chơi. Đó không đơn thuần là chi tiết sinh hoạt mà là một chi tiết có chiều sâu nghệ thuật. Bởi lẽ bao nhiêu năm dài sống trong câm lặng, quên cả thời gian cuộc đời, lần đầu tiên mị thắp đĩa đèn lên cho sáng, như khơi lên ánh sáng tâm hồn mình, làm cho nó ấm áp trở lại, xua tan cái ẩm thấp, tăm tối và luộm thuộm của căn buồng. Mị quấn lại mái tóc thường ngày vẫn rũ rượi vùi vì vùi đầu vào công việc, rồi tìm cái váy hoa mà vắt tít ở phía trong vách nhà. Những câu văn ngắn, dồn dập được sử dụng, như một tiếng gọi đầy thôi thúc, như những nhịp đập mạnh mẽ từ trái tim một người con gái đang háo hức trở về với mùa xuân của chính mình. Sức sống vì vậy mà theo từng lời văn, câu chữ của Tô Hoài len lỏi vào tâm hồn người đọc để tìm kiếm lòng đồng cảm, trân trọng dành cho nhân vật.

Khoảnh khắc được sống tự do chưa kéo dài được bao lâu, Mị nhận ra tình cảnh bị chà đạp đầy đớn đau của chính mình. Đúng lúc A Sử về, thấy vợ mình muốn đi chơi, nó trói đứng Mị vào cột nhà bằng sợi dây đay, hắn phũ phàng vùi dập những hi vọng trong Mị. Từng hành động của A Sử cứ thế giăng đầy sự dã man, tàn độc, lạnh lùng. Tâm hồn Mị còn đang sống trong thực tại ảo nên sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du đang đi theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi, đám chơi. Cái sợi dây oan nghiệt, cái sợi dây đay mà Mị từng "quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa" lại quay ngược trở lại đối đầu với Mị, với khát khao của Mị.

Trong hoàn cảnh khổ cực và đắng cay, phải có sự trở về của ý thức phẩm giá, của nhân phẩm, của lòng tự trọng thì Mị mới không cam chịu, khuất phục hay gục ngã, thì ý thức phản kháng mới dần được thắp lên. Không phản ứng lại, Mị bỗng thổn thức, chua xót cho thân phận mình, chỉ "nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách", "ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ". Ở đây Tô Hoài tạo nên phép đối lập tương phản đắt giá: con súc vật trong nhà thống lí còn được sống thong thả bình yên, mà Mị lại bị trói chặt dù chỉ có một niềm vui đi chơi đơn sơ, nhỏ bé như biết bao nhiêu người con gái khác trên đình Hồng Ngài. Bên cạnh đó, nhà văn còn tinh tế khi xen kẽ hai âm thanh trái ngược nhau "tiếng sáo gọi bạn tình" và "tiếng chân ngựa đạp vào vách". Một bên lặp lại da diết như một khúc hát đẹp đẽ tôn vinh sự sống bất diệt của con người, một bên lại xót thương trong sự chà đạp tận cùng lên cuộc sống.

Một mình mị đứng lặng trong bóng tối trong tâm trí lúc mê lúc tỉnh: khi thì loanh quanh theo những đám chơi, khi thì đau đớn, tủi nhục bội phần. Một lần nữa, tiếng sáo quen thuộc lại xuất hiện trên trang văn, lại văng vẳng trong tâm trí lúc mê lúc tỉnh của Mị, cho đến khi cô vùng bước đi theo tiếng sáo. Rõ ràng, âm thanh tiếng sáo vẫn luôn rập rờn từng nhịp trong Mị, làm ta ta nhớ đến hơi cháo hành thoang thoảng trong truyện ngắn "Chí Phèo" (Nam Cao). Trong cuộc sống, đôi khi, có những giọng nói, âm thanh, mùi hương khiến ta khắc khoải về một điều gì đó, một ai đó. Chí Phèo từ hơi cháo hành đã khóc nức nở trong niềm tiếc nuối da diết những tháng ngày hạnh phúc hiếm hoi trong đời bên Thị Nở. Hắn đã không thể ngăn những bước chân của mình đến nhà Bá Kiến để đòi được lương thiện, để đòi sự công bằng từ những bi kịch hắn phải gánh chịu trong cả đời mình. Còn đối với Mị, trong sự rập rờn của tiếng sáo, cô thức tỉnh về phẩm giá của chính mình, càng thêm đau đớn và tủi nhục.

Sau một đêm bị trói nhưng được sống bằng cuộc sống của con người, được hồi phục bởi vết thương tâm hồn thì bây giờ Mị đã hoàn toàn trở về thực tại khi tỉnh dậy vào một "buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng", cái nhà mà ở đó người ta quen trói, quen đánh, quen chửi và đã từng có người "trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi". Nhớ đến chuyện này, Mị thấy sợ – nghĩa là đã biết sợ chết và không biết mình còn sống hay đã chết. Khi đã nhận ra mình vẫn còn sống, dẫu "cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt", Mị mới khát khao được sống một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết, bởi vì sự sống là đáng sống và quý giá vô ngần. Sau đêm tình mùa xuân, dù bị A sử chà đạp, bên ngoài thì Mị trở về với kiếp sống lầm lũi, đọa đày nhưng bên trong thì sức sống tâm hồn của Mị đã trở về, được dưỡng nuôi bằng lòng yêu đời ham sống bền bỉ, dai dẳng qua nhiều năm tháng. Nhà văn Tô Hoài đã nhập vào trong những tiềm thức chập chờn để miêu tả những khát vọng sống, hạnh phúc tiềm ẩn trong đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như không còn khái niệm sống, qua đó bày tỏ niềm thương xót, cảm thông cho nỗi khổ đau và cả khát vọng hướng về phía tự do, hạnh phúc của Mị.

<Đêm đông trên núi cao>

Nếu Ngô Tất Tố làm ta vỡ òa qua cảnh chị Dậu đấu sức với tên cai lệ, hay Nam Cao khiến ta trầm trồ khi Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến thì đến với "Vợ chồng A Phủ", người đọc như cũng thấy thỏa mãn với tinh thần phản kháng trỗi dậy mạnh mẽ của Mị trong sự gặp gỡ số phận với A Phủ. Năm tháng lặng lẽ trôi qua, những đêm đông trên núi cao vẫn luôn buốt lạnh. Tất cả đàn bà con gái trong nhà thống lí Pá Tra đã đi ngủ hết cả rồi thì chỉ một mình Mị miên man với ngọn lửa, đêm nào cũng hơ tay sưởi lửa và chống chọi lại với những tiếng tích tắc của đêm dài, cho dù có những đêm "A Sử chợt đánh Mị ngã quay xuống cửa bếp".Trong thế giới tù ngục của nhà thống lí, Mị bền bỉ, bầu với bếp lửa, vì khi đó cái giá băng, cô quạnh trong tâm hồn bị xua tan, Mị được sống thật với chính mình, với những khát khao và ngọn lửa sức sống âm thầm trong lòng: "Nếu như không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng chết héo".

Đêm nào Mị cũng nhìn thấy A Phủ nhưng không rủ lòng thương, vì có lẽ sống lâu trong địa ngục trần gian nhà thống lí đã khiến cho trái tim Mị trở nên chai lì trước những hoàn cảnh khốn khổ. Song, hôm nay thì khác, nghe thấy tiếng thở phì phì của A Phủ, Mị bất chợt nhìn sangvà giật mình nhận thấy một chàng trai to khỏe nhất bản giờ đây đã bị đánh đến tiều tụy, mặt xámlại, má hõm sâu, hai con mắt trũng sâu đầy bóng tối. Và đúng lúc đó, ngọn lửa bập bùng sáng lên, chiếu tỏ cho Mị thấy rõ vẻ bất hạnh tột cùng nơi ánh mắt A Phủ: "Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là những hạt châu quý hiếm của một chàng trai mạnh mẽ, gan góc, bướng bỉnh và can trường, đặc biệt chưa từng biết khóc Đó là nước mắt đầy khổ đau và bi kịch, là biểu hiện của nỗi tuyệt vọng mà oán hờn, hay chính là nước mắt trăng trối thay lời vĩnh biệt. Ánh lửa lại dội vào thẳm sâu tâm khảm Mị, đánh thức cái quá vãng buồn đau một thời: "Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được". Để rồi từ đó, lòng nhân ái trong Mị được sống lại và Mị tỉnh táo nhận thứcvề tội ác phi nhân tính của nhà thống lí Pá Tra, của cả một chế độ đầy cay nghiệt: "Chúng nó thật động ác". Đám than "đã vạc hẳn lửa", ánh sáng vụt tắt và ẩn mình khuất lấp trong những tàn than, làm cho bóng tối tràn ngập không gian, nuốt chửng căn nhà. Nhưng thực chất, nó đã nhường bước cho ngọn lửa phản kháng trong Mị bùng lên mạnh mẽ, ấm nóng.Dòng cảm xúc trong Mị trào dâng lên, khi lòng thương mình hòa cùng lòng thương người và lòng căm phẫn, Mị không sợ nhà thống lí pá tra, không sợ cái chết nữa. Con người một thời yếu đuối, cam chịu nay đã đủ nhiệt tâm, giàu can trường để "rút con dao cắt lúa, cắt nút dây mây, giải thoát A Phủ và giải phóng cả bản thân mình. "A Phủ cho tôi đi" – một câu nói trong những phút nguy cấp ấy đã đủ để thay đổi tương lai của Mị, như một tấm bản lề khép lại quãng đời tăm tối khổ đau và mở ra một cuộc đời mới. Ở Phiềng Sa, ban đầu, con ma nhà thống lí Pá Tra vẫn ám ảnh và hằn in trong tâm trí Mị. Đó là những tàn tích tâm lí nặng nề khi bị giam hãm, cầm cố tuổi thanh xuân mà bọn cường hào ác bá vùng cao đã để lại, dưới ách thống trị mà mê tín dị đoan bị lợi dụng một cách triệt để. Nhưng, dần dần đã Mị thoát khỏi nỗi sợ hãi và còn trở nên dũng cảm, xông pha đi cứu bà con, bảo vệ quê hương nhờ ánh sáng Cách mạng đã chiếu rọi, dẫn lối chỉ đường cho Mị và A Phủ dẫu cho biết bao gian truân đang chờ phía trước, như nhà thơ Tố Hữu từng viết:

"Đời Cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề cận cổ, súng kề tai

Là thân sống chỉ coi còn một nửa"

Có thể nói, nhân vật Mị đã giúp nhà văn phản ánh khả năng đến với Cách mạng của người dân lao động miền núi, trải qua quá trinh đi từ tự phát đến tự giác. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ hơn về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Tô Hoài – thứ "bụi vàng" đã khiến những trang văn của ông sáng lấp lánh qua bao năm tháng thời gian.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dd