Đường HN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cầu Chương Dương nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A, tại km170+200. Cầu Chương Dương là một trong những cây cầu lớn của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cầu được xây dựng ở vị trí gần cầu Long Biên. Đây cũng là cây cầu đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công xây dựng, không cần sự trợ giúp kĩ thuật của các chuyên gia nước ngoài. Cầu Chương Dương được xây dựng với tốc độ nhanh, hoàn thành trong vòng hai năm.

Cầu nối quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Năm 2000, cầu Chương Dương được sữa chữa tổng thể, gia cố thêm. Hiện nay, mỗi năm, cầu đều được sơn lại để chống rỉ.

Cầu Chương Dương bắc ngang sông Hồng, nối từ bến Chương Dương ở bờ Nam sang bến Bồ Đề ở bờ Bắc. Cầu gồm 11 nhịp chính và 9 nhịp dẫn đặt trên 21 trụ và 2 mố. Chiều dài cầu, kể cả cầu dẫn là 1210,96m. Chiều rộng cầu là 19,5m. Giữa cầu là hai làn đường dành cho xe ô tô tải trọng lớn. Hai làn biên mỗi làn rộng 5m dành cho xe ô tô bốn chỗ, xe máy và xe thô sơ. Cạnh đó là đường dành cho người đi bộ. Cầu được thông xe chính thức ngày 30/06/1985. Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay, cầu Chương Dương chủ yếu chuyển tải các loại phương tiện giao thông đi về các tỉnh phía Đông, phía Bắc và phía Tây Bắc.

Ban đầu, các thiết kế xây dựng cầu Chương Dương dưới dạng cầu treo, sau đó chuyển sang cầu trụ. Tuy thời gian thi công nhanh nhưng hiệu quả sử dụng cầu rất cao và lưu lượng xe qua cầu lớn hơn nhiều so với cầu Thăng Long.

Cách cầu Chương Dương 1km, phía quận Hoàn Kiếm là bến ca nô Chương Dương. Đây là nơi du khách có thể thuê ca nô du ngoạn sông Hồng và tham quan các cây cầu lịch sử bắc qua dòng sông này như cầu Long Biên, cầu Thăng Long ...

Bac mon

Bắc Môn là cổng duy nhất trong 5 cổng của Hoàng thành Thăng Long còn sót lại đến ngày nay và cũng là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội.

Bên đường Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Bắc Môn - một trong số ít phần còn lại của thành xưa quách cũ Thăng Long - vẫn sừng sững, uy nghi, trầm mặc với hai vết đạn thần công Pháp ghi dấu một thời Hoàng thành chìm trong lửa đạn quân xâm lăng.

Bắc Môn (Cửa Bắc) được nhà Nguyễn xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu - phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, cao 8,71m, rộng 17,08m, tường dày 2,48m.

Phần lầu được dựng bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Nước mưa trên vọng lâu được dẫn thoát xuống dưới qua hai ống máng bằng đá.

Đứng trên cổng thành, quan quân có thể phóng tầm mắt bao quát khắp trong ngoài thành, dễ dàng quan sát di biến trong đội hình quân địch. Do đó, khi chiếm được thành Hà Nội, quân đội Pháp vẫn sử dụng lầu trên Bắc Môn làm chòi canh gác.

Hiện nay, lầu trên cổng thành mới được phục dựng một phần và được dành làm nơi thờ hai vị quan Tổng đốc thành Hà Nội - Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu - đã tuẫn tiết vì không giữ được thành trước sức công phá của quân đội Pháp.

Nhiều người dân vẫn thường xuyên lên vọng lâu Bắc Môn để thắp nhang tưởng nhớ hai vị anh hùng lẫm liệt - những người được hậu thế kính cẩn đặt tên cho hai con đường hiện đại chạy hai bên tả hữu vòng thành cổ năm xưa.

Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá, cổng thành cũng được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc. Gạch xây thành có kích thước 35,5cm x 10cm x 12cm. Đá kê có kích thước dài từ 38 đến 86cm.

Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí hoa sen. Hai cánh cổng thành bằng gỗ đã được trùng tu có tổng diện tích 24m2, trọng lượng khoảng 16 tấn, chạy trên bánh xe bằng đồng trọng lượng khoảng 80kg. Phía ngoài bên trên cổng thành còn ba chữ Hán khắc đá: "Chính Bắc Môn", diềm biển trang trí hoa dây.

Theo cứ liệu lịch sử và những bức ảnh tư liệu chụp từ thời thành Hà Nội chưa bị phá, hai bên Bắc Môn phía trong tường thành có lối dẫn lên vọng lâu được xây bằng gạch

theo hình tam giác.

Trước Bắc Môn là chiếc cầu gạch bắc qua con hào rộng khoảng 20m bao quanh thành. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, vị trí con hào phía trước Bắc Môn hiện nay chính là bãi cỏ, vỉa hè và một phần lòng đường phố Phan Đình Phùng.

Có ý kiến cho rằng, chiếc cầu bắc qua hào vào Bắc Môn là cầu gạch kiên cố, không phải cầu treo nên con hào không mang tính phòng thủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, dù cầu vào thành không phải là cầu treo, nhưng mục tiêu phòng thủ của con hào bao quanh thành cổ là chính yếu - nó giúp hạn chế giặc tiếp cận chân thành.

Dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, nhưng dưới chân cổng thành sừng sững này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành.

Năm 1998, tại khu vực Bắc Môn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết kiến trúc ở độ sâu 1,66m và 2,2m, trong đó có vết tích của những đoạn tường thành xây bằng đá và gạch vồ thời Lê.

Ngày nay, Bắc Môn trở thành điểm tham quan thú vị đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách có thể dễ dàng nhận thấy phía ngoài Bắc Môn vẫn còn lưu dấu 2 vết đạn thần công của Pháp khi chúng dùng chiến thuyền tấn công thành Hà Nội từ phía bờ sông Hồng năm 1882.

Thành cửa Bắc không chỉ là một di tích còn sót lại của khu thành cổ Hà Nội mà còn là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội.

Tuyen duong

Đường Cầu Giấy

Đường Cầu Giấy ngày nay là một đoạn của đường thiên lý cũ đi từ Kinh Thành lên xứ Đoài, nay thuộc quốc lộ 32 (Hà Nội - Sơn Tây).

Con đường chạy trên đất trại Thủ Lệ, tổng Nội huyện Vĩnh Thuận, xã Yên Hòa và xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức cũ. Nay, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phường Quan Hoa quận Cầu Giấy.

Đường Cầu Giấy dài 1,8 km, đi từ ngã ba phố Kim Mã - đường La Thành (trước cửa đền Voi Phục) vượt qua cầu Giấy kết thúc ở đoạn giao với ngã ba phố Nguyễn Phong Sắc - phố Xuân Thủy.

Đường Cầu Giấy ngày nay là điểm đầu của tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 32) nối Hà Nội với nhiều tỉnh phía Tây Bắc của tổ quốc như Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu...

Dọc hai bên đường Cầu Giấy san sát các cửa hàng, cửa hiệu. Cả một đoạn phố dài từ cầu Giấy đến ngã ba giao với phố Nguyễn Phong Sắc, phố Xuân Thủy được bày bán rất nhiều các mặt hàng quần áo, giày dép, mũ nón, mỹ phẩm, kính mắt... với màu sắc, kiểu dáng và hoa văn hấp dẫn cho khách hàng tha hồ lựa chọn. Xen lẫn với cửa hàng quần áo, đồ mỹ phẩm là các hàng bán đồ điện tử, hàng tạp hóa, đồ lưu niệm...

Buổi tối, cả con đường trở lên sáng rực bởi ánh đèn cao áp, ánh đèn trong những cửa hàng hai bên đường hắt ra. Cuộc sống ban ngày ai nấy đều hối hả, đêm đến người Hà Nội mới có thời gian đi mua sắm. Có lẽ vì thế mà vào buổi tối các cửa hàng ở đây rất đông khách. Náo nhiệt là thế nhưng khi về khuya, cả khu phố trở nên thật yên tĩnh. Sau giấc ngủ say, khu phố trở lại vẻ náo nhiệt, ồn ào như vốn có của nó. Tiếng người nói, tiếng xe chạy ầm ầm, trên đường ai cũng hối hả để kịp giờ làm, công việc bán buôn của người dân lại bắt đầu một ngày mới

NGUYỄN VĂN CỪ

Đường: dài 2km; từ ngã ba cầu Chui Gia Lâm đến đầu phía bắc cầu Chương Dương. Đường mới mở năm 1985 khi làm cầu Chương Dương, chạy trên đất các xã Gia Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, huyện Gia Lâm, sau thuộc thị trấn Gia Lâm, huyện Gia Lâm, từ 1-1-2004 là phường Ngọc Lâm, quận Long Biên.

Tên mới đặt năm 1988.

Nguyễn Văn Cừ (1912 -1941): quê làng Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; con một nhà nho nghèo. Tham gia cách mạng từ trẻ. 1928 đi vô sản hoá ở mỏ Vàng Danh. 1929 gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng. 1930 làm Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai - Uông Bí. 1932 bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. 1936 ra tù, được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, thường vụ Trung ương Đảng. 1938 -1939 làm Tổng Bí thư Đảng, hoạt động ở Sài Gòn, bị trục xuất; ra Hà Nội chỉ đạo Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tác giả cuốn Tự chỉ trích bút danh Trí Cường; đấu tranh phê bình trong nội bộ Đảng. 1940 bị Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án tử hình và xử ông tại Bà Điểm - Hóc Môn ngày 28-8-1941.

Với mục tiêu tạo tuyến phố văn minh đô thị, góp phần cải thiện môi trường, giao thông trong khu vực, phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP vừa phê duyệt và giao cho UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư dự án cải tạo, chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tuyến đường Nguyễn Văn Cừ.

Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trong quý I và II-2010, với tổng kinh phí hơn 254 tỷ đồng (từ ngân sách thành phố và xã hội hóa). Các hạng mục chính của dự án gồm: cải tạo, nâng cấp sửa chữa mặt đường, hè, bó vỉa, tổ chức giao thông, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, cây xanh đô thị trên khoảng 2,8km đường. Đồng thời, di chuyển, hoàn trả hệ thống cấp nước; hạ ngầm hệ thống cáp điện lực, viễn thông. Diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 120.000m2 thuộc các phường Ngọc Lâm, Gia Thụy và Bồ Đề (quận Long Biên).

Với mục tiêu tạo tuyến phố văn minh đô thị, góp phần cải thiện môi trường, giao thông trong khu vực, phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND quận Long Biên được giao làm chủ đầu tư dự án cải tạo, chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tuyến đường Nguyễn Văn Cừ. Đến nay , Dự án đã hoàn thành phần hạ ngầm dây thông tin và đường dây điện lực, cải tạo hệ thống chiếu sáng. Riêng phần chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đã thi công được 90% khối lượng công việc. Những công việc hiện đang triển khai như lát hè còn 4.900 m2/37.900 m2; thảm mặt đường bê tông nhựa; trồng hoàn thiện cây xanh tại giải phân cách giữa và 4 khu tiểu cảnh. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào ngày 28/8.

Tuyến đường Nguyễn Sơn được chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng, hạ ngầm đường dây thông tin, đường dây điện lực, hiện đã cơ bản hoàn thành. Đến nay chỉ còn phần việc sơn kẻ đường, tổ chức giao thông; chỉnh sửa cao độ chân cột đèn chiếu sáng; hoàn thiện các hố ga thoát nước và lát nốt 2000 m2 hè đường.

Việc mở rộng nút giao Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ ở phần diện tích đất công, đất sử dụng không đúng mục đích nằm trong phạm vi chỉ giới quy hoạch nhằm tạo thông thoáng, đảm bảo giao thông thuận lợi

PHỐ HÀNG ĐẬU

08/11/2009

(Cinet) - Hàng Đậu là một đường phố khá quan trọng, đi từ trên đê Yên Phụ, tức là bờ sông Bến Nứa, vào đến ngã năm đầu Hàng Than - Hàng Giấy - Quan Thánh - Hàng Cót.

Phố Hàng Đậu là một yếu hầu của Hà Nội, dẫn đến cả một vùng bao la phía Đông và Đông Bắc bên kia sông Nhĩ Hà. Thời ấy, ngã tư Hàng Đậu - Nguyễn Thiếp (thường đọc nhầm là Nguyễn Thiệp) là cửa ô Phúc Lâm (không phải ô Phúc Lâm phía sau) vì đây là đất thuộc các thôn Phúc Lâm, Nghĩa Hưng của tổng Tiền Túc và Hậu Túc (sau là tổng Đồng Xuân) huyện Thọ Xương.

Đường Hoàng Hàng Đậu, dưới thời Nguyễn (thế kỷ 19) được coi như đường ranh giới giữa hai khu Cửa Bắc và Cửa Đông. Chỗ đất đó thuộc về hai thôn Phúc Lâm và Nghĩa Lộc đều của huyện Thọ Xương; còn quãng phía bắc giáp với thôn Hoà Giai và Yên Thuận lại theo về huyện Vĩnh Thuận, tổng Yên Thành.

Sở dĩ gọi là Hàng Đậu vì ở đường phố đó, những ngày phiên chợ, người nông thôn ngoại thành gánh các thứ đậu tụ tập bán ở hai bên vỉa hè: đậu xanh, đen, trắng, đậu nành...và người trong những ngõ quanh đấy mua về chế biến làm đậu phụ, ngân giá đỗ.

Thời Pháp thuộc, gọi là "Phố các hạt", ngụ ý là các hạt đậu. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền ta khôi phục lại tên gọi cổ truyền.

Phố Hàng Đậu nay không ai buôn bán đậu mà phần lớn là buôn bán lốp ôtô, sửa chữa và bán phụ tùng ôtô, xe máy, là một phố tiếp khách đầu tiên khi khách tiếp xúc với Hà Nội, khi vừa rời khỏi cây cầu Long Biên hai mươi nhịp. Ngày nay phố Hàng Đậu kinh doanh nhiều mặt hàng: Tân dược, điện thoại di động, có cả một ngân hàng Bắc Á và khá nhiều hàng bán cá cảnh, bể cá các loại.

Tháp nước Hàng Đậu nằm ở ngã sáu các phố Hàng Đậu-Hàng Than-Quan Thánh-Phan Đình Phùng-Hàng Cót-Hàng Giấy. Năm 1894, tháp nước được xây dựng bằng đá từ phế liệu phá thành Hà Nội. Tháp trông như một pháo đài gồm ba tầng, hình trụ tròn đường kính 19m, cao 25m, mái tôn hình chóp nón, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gôtích như lỗ châu mai.

Trong tháp, những bức tường đá được xây cách đều như nan hoa của chiếc bánh xe, có cửa thông để đi vòng quanh. Trên những bức tường này là những bể chứa nước bằng tôn, gọi là chòi nước. Mỗi chòi có thể chứa được 1.250m3 nước. Nước từ đây đi thẳng vào thành, nơi quân đội thực dân Pháp đóng và phân phối nước về các khu phố khác. Tháp nước này bị bỏ không từ năm 1954.

Vườn hoa Hàng Đậu (nay là vườn hoa Vạn Xuân) thuộc phố Phan Đình Phùng. Đây là vườn hoa lớn, có vòi phun nước và nhiều cây. Ngày nay, vào dịp giáp Tết, những người bán hoa ở chợ hoa Hàng Lược thường đem hoa, cây cảnh sang đây bày bán. Đây là một nét đẹp đặc biệt của Hà Nội

Phố Hàng Đậu nay dài 272m, nối dốc cầu Long Biên với phố Phan Đình Phùng. Chỗ ngã tư Hàng Giấy - Hàng Than - Phan Đình Phùng còn một công trình khá đồ sộ: đất nước xây dựng từ cuối thế kỷ trước. Đó là một khối trụ tròn, tưởng như một pháo đài, ba tầng, lợp tôn, xung quanh có những cửa sổ nhỏ gô tích như lỗ châu mai. Một chứng nhân của Hà Nội đây, để ghi lại thời gian, nói thêm về lịch sử. Nên bảo tồn lắm.

Tờ báo An ninh Thủ đô xưa kia là một bộ phận của bóp Hàng Đậu, một trong hai bóp cảnh sát lớn của Hà Nội (bóp Hàng Trống nữa). Ở đây ăn rộng sang đầu Phan Đình Phùng, Hàng Cót.

Vườn hoa Vạn Xuân nằm trên đường Phan Đình Phùng, mà người dân quen cho nó cái tên: Vườn Hàng Đậu, là vườn hoa lớn, có vòi phun nước, có cây cao bóng cả, tết đến, chợ hoa Hàng Lược thường tràn người và hoa sang đây cũng là một nét đẹp đặc biệt của Hà Nội.

Phố Hàng Đậu nay không ai buôn bán đậu mà phần lớn là buôn bán lốp ôtô, sửa chữa và bán phụ tùng ôtô, xe máy, là một phố tiếp khách đầu tiên khi khách tiếp xúc với Hà Nội, khi vừa rời khỏi cây cầu Long Biên hai mươi nhịp.

Phố Hàng Đậu ít cây cối, xe cộ tấp nập ngày đêm, là một phố có chiều ngang khá rộng nhưng ngắn của Hà Nội./.

Diệu Đường:dài 1,34km, từ phố Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học, cắt ngang các phố Hoàng Văn Thụ, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Cao Bá Quát.

Vốn là đường hào cạnh phía tây hành cung thành Thăng Long thời Nguyễn. Có lối vào di tích Đoan Môn của thành cổ, đã xếp hạng năm 1999. Khu di tích Hoàng cung Long Thành mới phát lộ đang khai quật khảo cổ ở góc đường Hoàng Diệu và Bắc Sơn. Nay thuộc hai phường quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình.

Thời Pháp thuộc gọi là đại lộ Víchto Huygô (avenue Victor Hugo)

Sau đổi là: đại lộ Pie Patxkiê (avenue Pierre Pasquier), (1932).

Tên mới dặt sau Cách mạng tháng 8-1945.

Hoàng Diệu (1832 - 1882): người huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ phó bảng năm 1853, giữ chức Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) năm 1880. Pháp đánh thành Hà Nội (25-4-1882), Hoàng Diệu chỉ huy cuộc chiến đấu tới cùng. Thấy không đủ sức chiến đấu nổi, ông thắt cổ tuẫn tiết trên cây táo cạnh Võ Miếu. Sau Cách mạng, một thời tên ông được đặt cho thành phố Hà Nội là thành Hoàng Diệu trước và trong kháng chiến chống Pháp). Tượng đồng của ông và Nguyễn Tri Phương được đặt năm 2003 tại Cửa Bắc thành Hà Nội để ghi nhớ hai vị đã hy sinh chống Pháp đánh thành.

Phố Quán Thánh là con phố kéo từ chỗ Hàng Than - Hàng Đậu đến đầu đường Thanh Niên, Hà Nội.Phố có chiều dài khoảng 1360m, kéo từ chỗ giao cắt Hàng Than - Hàng Đậu đến Thụy Khuê, lối rẽ vào đường Thanh Niên. Phố nằm trong địa phận phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Phố cắt và dẫn qua các phố Hàng Đậu, Hàng Than, Hòe Nhai, Phan Huy Ích, Hàng Bún, Yên Ninh, Cửa Bắc, Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Đặng Tất, Thanh Niên và Thụy Khuê.

Phố có mặt cắt 11m, là đường một chiều, đối xứng với phố Phan Đình Phùng. Phố Quán Thánh là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của thành phố, song song với Phan Đình Phùng, nối phía Đông sang phía Tây, phía Đông Bắc với phía Tây Nam của thành phố. Phố Quán Thánh cũng nổi tiếng là một trong những con phố có nhiều hoa sữa nhất của Hà Nội.

Phố được xây dựng trên nền đất cổ của các thôn Yên Ninh (An Ninh), Yên Thành, Tân Yên (Tân An), Yên Viên (An Viên) và Quan Quang thuộc tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận của kinh thành Thăng Long xưa.

Phố có từ thời Pháp thuộc với cái tên là Route du Grand Bouddha (nghĩa là Ông Phật Lớn). Người dân ta hay gọi phố là Quan Thánh (đọc chệch tên Quán Thánh) vì đầu phố có ngôi đền cổ Quán Thánh (thờ thánh Trấn Võ, có tên chữ là Chân Vũ quán) rất nổi tiếng phía đường Thanh Niên (trước là đường Cổ Ngư).

Năm 1945, phố được chính thức đặt tên là Quán Thánh theo tên ngôi đền cổ này.

Tuyến 14: hết đường

Tuyến 22: từ đầu lối Hàng Than đến Nguyễn Biểu

Tuyến 45, 50: từ Nguyễn Biểu đến Thanh Niên

Cong trinh

Tháp nước Hàng Đậu.

Vườn hoa Vạn Xuân (tên cũ là vườn hoa Hàng Đậu).

Trụ sở ban Dân vận Trung ương.

Trung tâm thể dục thể thao Ba Đình (đang xây dựng).

Đền Quán Thánh

KIM MÃ

Phố: dài 2,57km; từ ngã ba với phố Sơn Tây - Nguyễn Thái Học (chỗ bến xe Kim Mã), kéo dài đến phố Cầu Giấy ở ngã ba Voi Phục.

Đường chạy trên đất các trại Kim Mã, Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Thủ Lệ của Thập tam trại, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ. Đình Kim Mã xếp hạng di tích năm 1990. Chùa

Kim Sơn xếp hạng năm 1985. Đầu phố xưa có một cửa Ô gọi là Thanh Bảo, tên nôm là Ô Cầu Giấy.

Kim Mã còn gọi Tàu Mã hoặc Mã Trại là nơi nuôi ngựa của triều đình.

Nay thuộc các phường Kim Mã, Giảng Võ và Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

Thời Pháp thuộc chỉ có tên gọi đoạn đầu phố đến chùa Kim Sơn, ở ngã ba với phố Giang Văn Minh là phố Tám Mái. Đoạn sau là quốc lộ 32: Hà Nội - Sơn Tây.

Sau hoà bình: phố Kim Mã (từ ngã ba chùa Kim Sơn trở đi, sau mới nối dài thêm đoạn cuối phố Sơn Tây vào).

Đoạn cuối phố, những năm 80, mới có nhà cửa xây nối liền và dân tự đặt là phố Ngọc Khánh. Nhưng năm 1986, Hội đồng nhân dân thành phố đặt tên Ngọc Khánh cho phố từ Kim Mã đến Giảng Võ và Hội đồng nhân dân Thành phố họp ngày 13-7-1996 đã xác định lại đoạn cuối vẫn là phố Kim Mã.

Bình quân mỗi ngày tuyến đường Kim Mã - Cầu Giấy có tổng cộng trên 82.000 lượt phương tiện các loại lưu thông. Thời điểm lưu lượng phương tiện cao nhất trong ngày là 8 giờ và 18 giờ, với trên 7000 lượt phương tiện. Từ 9 giờ đến 16 giờ, bình quân lượng phương tiện dao động từ 4500 lượt đến 5500 lượt/giờ.

PHAN ĐÌNH PHÙNG

Phố: dài 1,4km; từ phố Hàng Cót đến phố Mai Xuân Thưởng; cắt ngang qua các ngã tư Hoàng Diệu, Nguyễn Cảnh Chân, Hùng Vương. Đầu phố có vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu) cuối phố là vườn Tây Hồ. Nguyên là dãy hào và cũng là khúc sông Tô chạy ngoài bức tường thành phía bắc thành cổ thời Nguyễn. Có cửa chính bắc ở giữa phố cùng một đoạn thành dài, di tích đã xếp hạng năm 1999.

Thời Pháp thuộc là đại lộ Cácnô (boulevard Carnot). Sau Cách mạng đổi tên này.

Ngõ: cùng tên; cộc, ở đoạn cuối gần phố Đặng Tất.

Phan Đình Phùng (1847 -1895): người làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; đỗ tiến sĩ năm 1877, làm quan Ngự sử triều Nguyễn. 1883 bị cách chức vì không ủng hộ Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức lập Hiệp Hoà. Ông về quê, theo Hàm Nghi mộ quân Cần Vương, lãnh chức Hiệp thống quân vụ. Nghĩa quân của ông hoạt động khắp vùng núi Hương Sơn, Hương Khê, duy trì cuộc kháng chiến gần mười năm, đánh Pháp nhiều trận. Ông bị bệnh mất tại căn cứ Núi Quạt, trong dãy Trường Sơn.

TRẦN PHÚ

Đường: dài 1,23km; từ phố Phùng Hưng đến phố Ông Ích Khiêm, cắt chéo đường Điện Biên Phủ, đi cạnh phía nam vườn Chi Lăng - nay là vườn Lênin, chạy ngang qua các đường Chu Văn An, Hùng Vương.

Vốn là mặt thành phía nam thành cổ Thăng Long thời Nguyễn. Nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm và phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Thời Pháp thuộc là hai phố:

- Đoạn đầu đến vườn Chi Lăng là đại lộ Phê tích Pa (Boulevard Félix Faure)

- Đoạn cuối: đại lộ Galiêni (Boulevard Galliéni).

Sau Cách mạng nhập lại thành đại lộ Tôn Thất Thuyết.

Thời tạm chiếm đổi là đại lộ Hàm Nghi. Sau hoà bình 1954 đặt tên này.

Trần Phú (1904 -1931): người làng Tùng ảnh, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh; tham gia cách mạng từ 1925, sáng lập viên Hội phục Việt (1926), sau đổi là Hưng Nam hội, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng; được cử sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc mở, được kết nạp vào Cộng sản Đoàn trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. 1927 học trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva 1930 về nước, được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông viết bản Luận cương chính trị và được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Vào Sài Gòn lãnh đạo cách mạng, ông bị địch bắt (4-1931), bị tra tấn dã man nên ốm nặng và mất ngày 6-9- 1931- tại nhà thương Chợ Quán.

Phố Nguyễn Thái Học

Phố Nguyễn Thái Học dài gần 1,7km; từ ngã năm Cửa Nam đến phố Sơn Tây, chạy qua phía sau Văn Miếu. Đây vốn là đường chạy trên hào và tường lũy bao phía nam thành Thăng Long thời Nguyễn. Đất các thôn: Vĩnh Xương, Văn Mặc, Đỉnh Tân, Cố Thành, huyện Thọ Xương và thôn Thanh Ninh, huyện Vĩnh Thuận cũ nay thuộc phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, hai phường Điện Biên, Kim Mã, quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc là phố Đuyvyliê. Tên dân gian gọi phố Hàng Đẫy. Sau Cách mạng gọi là phố Phan Chu Trinh. Thời tạm chiếm đổi thành đại lộ Nguyễn Thái Học cho đến tận bây giờ.

Phố Nguyễn Thái Học có hai di tích lịch sử văn hóa của thủ đô là Văn Miếu, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trên phố Nguyễn Thái Học (ảnh: Internet) Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Viện bảo tàng được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX với chức năng là nơi dành cho con cái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. Năm 1962, nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương tây được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc của đình làng Việt nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích mặt bằng là 4200 m2 và diện tích trưng bày là 1200m2, năm 1997 - 1999, đã được mở rộng với tổng diện tích là 4737 m2.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Phố Nguyễn Thái Học cũng là nơi sống và làm việc của nhiều danh nhân trong ngành

mỹ thuật, hội họa, văn học như họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, họa sĩ Nguyễn Sáng, họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, nhà văn Vũ Tú Nam...

Phố Nguyễn Thái Học mang tên nhà yêu nước Việt Nam chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX, người đã có câu nói nổi tiếng "không thành công thì cũng thành nhân".

Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Quý Mão (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Tháng 10 năm 1927, ông tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa dân chủ độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp trí thức, giáo viên, nông dân, công chức, binh sĩ và đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên. Sau cuộc khởi nghĩa không thành của Việt Nam Quốc dân Đảng, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ông để lại gương sáng cho lớp thanh niên yêu nước, cách mạng Việt Nam.

Phố Nguyễn Thái Học là một con đường rộng và đẹp của thủ đô Hà Nội. Khoảng 50 cửa hiệu bán tranh, lịch, các loại quà tặng quảng cáo, các sản phẩm tranh gốm sứ, tượng...ở đây đã tạo cho phố vẻ đẹp đầy màu sắc, tôn tạo những nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô.

Phố Nguyễn Thái Học cũng được coi là một trong những tuyến đường có số phương tiện tham gia giao thông lớn nhất của Hà Nội do hầu hết các phương tiện từ đường Láng - Hoà Lạc, đường 32 và đường Thăng Long - Nội Bài khi vào trung tâm thành phố Hà Nội đều phải qua đường Nguyễn Thái Học. Mỗi ngày lưu lượng phương tiện giao thông qua lại đường Nguyễn Thái Học càng nhiều hơn, dù đó là đường một chiều nhưng vẫn quá tải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#delete