đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì sao Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn? Ưu điểm và hạn chế.

Trả lời :

    Đảng chủ trương xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nông thôn là vì:

- Do nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta phải công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mới tạo được tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn chiếm hơn 70% dân cư cả nước. Đảng chủ trương xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nông thôn một mặt nhằm phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và là thị trường của công nghiệp, dịch vụ. Do đó, xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nông thôn thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, là cơ sở ổn định phát triển nền kinh tế quốc dân.

- Nông thôn là nơi có lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước (chiếm 76%). Đây là nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế ở nông thôn, đồng xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn sẽ là giảm bớt thất nghiệp, hạn chế được các tệ nạn xã hội.

- Xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nông thôn sẽ tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Nước ta đi lên từ xuất phát thấp, nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chính nên phải phát triển nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Công nghiệp hóa thu hẹp diện tích nông nghiệp nên phải công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả kinh tế đồng đều mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

- công nghiệp hóa - hiện đại hóa để tạo ra giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp bằng cách áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ vi sinh,…

    Ưu điểm:

- Lựa chọn con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một quyết định đúng đắn để phát triển nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế từ điểm xuất phát thấp.

- Rút ngắn khoảng cách kinh tế - xã hội giữa các khu vực, các vùng miền, địa phương.

- Tạo công ăn việc là cho người dân ở các vùng nông thôn, giảm tệ nạn xã hội.

- Tranh thủ được sự giúp đỡ và học hỏi của các nước đi trước trong việc lựa chọn con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vừa có thể đi nhanh, vừa có thể tránh được những vấp váp mà các nước đi trước gặp phải.

    Hạn chế:

- Tốc độ cnh - hdh vẫn thấp so với khả năng. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.

- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn