Vì sao văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì sao văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội? Lấy ví dụ thực tiễn.

Trả lời:

- Khái niệm văn hóa: Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra để phục vụ cho bản thân con người.

    Văn hóa là đại diện cho trình độ văn minh, thước đo phẩm giá con người. Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng các giá trị và chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa, sự điều tiết đó hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc hơn.

 

- Văn hóa là động lực của sự phát triển

+ Nói đến văn hóa là nói đến con người, vì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là đối tượng hưởng thụ văn hóa. Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản chất con người. Mục tiêu cuối cùng của văn hóa, kinh tế, chính trị là vì con người. Để có đời sống tinh thần phong phú thì cần phải có đời sống vật chất cao.

+ Trong kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, kinh tế nuôi văn hóa và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Có thể thấy một số ví dụ thực tiễn như: năm 1945, nước ta chủ trương kết hợp phát triển kinh tế với diệt giặc dốt, xây dựng kinh tế trên cơ sở nguồn lực con người có trình độ chuyên môn. 

+ Trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật, yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế là trí tuệ, là thông tin, là ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành nên văn hóa.

+ Trong nền kinh tế thị trường, văn hóa hướng dẫn con đường đi đúng đắn cho nền kinh tế, hướng cho nền kinh tế phát triển, hạn chế một vài hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế thị trường như xu hướng sùng bái vật chất, sùng bái tiền tệ,…

+ Nền văn hóa với những giá trị mới, sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.

+ Văn hóa, nhất là văn hóa phương Đông, cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa với sức tài sản của hành tinh chúng ta. Nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển

+ Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” chính là mục tiêu của văn hóa.

+ “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”, “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội mới đảm bảo sự bền vững và trường tồn.

- Ví dụ thực tiễn:

    Hằng năm, nước ta tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản,… để  củng cố mối quan hệ, góp phần thúc đẩy sự liên kết hợp tác cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,…

    Khi nước ta nhập máy móc thiết bị tốt, hiện đại mà không biết sử dụng thì cần phải có các lớp huấn luyện kĩ năng sử dụng những thiết bị đó. Và khi chúng ta sử dụng thành thạo được những máy móc thiết bị hiện đại thì sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.

    Nước ta đang củng cố nền giáo dục bởi quốc gia nào đạt thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệ toàn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăng trưởng dồi dào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn