duong loi cach mang viet nam 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Đặc điểm của kinh tế thị trường? vì sao kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH? So sánh kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN.

a) Đặc điểm của nền KTTT:

  KTTT là một hình thức tổ chức kinh tế phát triển cao của kinh tế hàng hóa mà mọi yêu tố đầu vào và đầu ra đều được thực hiện qua thị trường.

  Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động… phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.

   Là thành tựu văn minh nhân loại, bản thân kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, vì vậy, kinh tế thị trường có thể được sử dụng ở các chế độ xã hội khác nhau. Ở bất kì xã hội nào, khi lấy kinh tế thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:

-          Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.

  + Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.

  + Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,…

  + Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

b) Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH vì:        

    Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.

Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu và chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên cần xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

c) So sánh kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dat