duong loi chong Phap 46-54

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. Đảng lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (1946 - 1950)

1. Phát động toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng.

Đảng và chính phủ Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí, cố gắng nhân nhượng và làm những việc có thể để đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã liên tục khiêu khích và lấn chiếm. Cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta đã bùng nổ.

Để lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi, Ban thường vụ TW Đảng đã phát động kháng chiến trên quy mô cả nước (22/12/1946).

* Đường lối kháng chiến:

- Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh bọn phản động thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập thống nhất.

- Tính chất: Dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

- Nhiệm vụ: Kế tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới.

- Nội dung: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến và dựa vào sức mình là chính.

2. Tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.

* Đánh bại chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh":

- Giam chân địch trong thành phố từ 1 - 3 tháng , tiêu diệt 2000 tên địch. Các cơ quan Đảng và chính phủ chuyển lên Việt Bắc an toàn.

- Đánh dấu bằng sự thắng lợi ở chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947.

* Đánh bại chiến lược "Đánh lâu dài":

- Đảng phát động phong trào tổng phá tề, kết hợp phong trào nổi dậy của quần chúng với các cuộc tiến công quân sự của dân quân du kích và bộ đội chủ lực.

- Tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt:

+ Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị.

+ Xây dựng nền kinh tế kháng chiến.

+ Phát triển văn hoá giáo dục kháng chiến.

+ Thực hiện chính sách ruộng đất.

+ Xây dựng lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân.

+ Xây dựng Đảng vững mạnh.

* Chiến thắng Biên giới (9/1950) => đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của giặc, đánh dấu một thời kỳ mới của cuộc kháng chiến, ta chuyển sang thế chủ động tiến công trên chiến trường chính, thực dân Pháp sa lầy bị động.

III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951). Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951 - 1954)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Đại hội tiến hành từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang - Chiêm Hoá - Tuyên Quang.

- Có 158 đại biểu chính thức, thay mặt cho 766.349 đảng viên.

- Đại hội tiến hành trong điều kiện quốc tế và đặc biệt 3 nước Đông Dương có những thay đổi lớn:

+ Hệ thống XHCN đã lớn mạnh.

+ Cách mạng Đông Dương giành nhiều thắng lợi.

+ Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào khu vực Đông Dương.

- Đại hội quyết định tách 3 đảng bộ của Đảng cộng sản Đông Dương thành 3 đảng riêng.

- Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam và tuyên bố ra hoạt động công khai.

- Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm TBT.

- Đại hội thông qua nội dung Cương lĩnh của Đảng Lao động Việt Nam.

b. Nội dung:

- Xác định 2 mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này:

+ Toàn thể dân tộc Việt nam với bọn đế quốc và bè lũ tay sai.

+ Nông dân với bọn địa chủ phong kiến.

Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là dân tộc Việt Nam với đế quốc.

- Đối tượng cách mạng:

+ Đối tượng chính: CNĐQ xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

+ Đối tượng phụ: phong kiến phản động.

- Nhiệm vụ của cách mạng:

+ Đánh bọn đế quốc, giành độc lập, thống nhất cho dân tộc.

+ Xoá bỏ tàn tích của chế độ phong kiến, thực hiện ruộng đất cho dân cày.

+ Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

=> 3 nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó nhiệm vụ chính là giải phóng dân tộc.

- Lực lượng cách mạng: Toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước, dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Cách mạng Việt Nam phải do ĐCS lãnh đạo.

- Tính chất của cách mạng: CMDTDCND

2. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Sau Đại hội, Đảng ta tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Đảng đã triệu tập nhiều Hội nghị TW liên tiếp, từ HNTW lần 1 (3/1951) đến HNTW lần 5 (11/1953) để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt.

Với thế chủ động trên chiến trường, quân ta mở liên tiếp các chiến dịch. Để phối hợp với mặt trận quân sự, chúng ta còn mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Từ đó mà đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gunner