Duong loi DCS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê từ đó tạo điều kiện để nhà xuất khẩu nâng cao giá trị của sản phẩm cà phê Việt.

- Ổn định diện tích trồng cà phê quy hoạch, thực hành các quy trình canh tác bền vững: ưu tiên và phát huy ưu thế của cà phê Robusta ở Tây Nguyên, triển khai hiệu quả chương trình giống,nghiên cứu và chuyển giao nhanh các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, thực hành các giải pháp kỹ thuật để lai ghép các dòng cao sản chất lượng cao.

- Có kế hoạch cưa ghép cải tạo những diện tích cà phê cũ bằng các dòng vô tính cà phê vối cao sản, chất lượng cao, kháng được sâu bệnh, chín muộn và chín tập trung. Việc sử dụng các dòng vô tính này không những sẽ nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học và đặc biệt là tiết kiệm chi phí tưới nước và công thu hoạch.

- Đối với những diện tích cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh có hiệu quả cần tăng cường trồng cây che bóng, bón phân hữu đồng thời hạn chế phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tránh thâm canh quá mức làm giảm tuổi thọ của vườn cây.

- Đối với những diện tích cà phê trồng không đúng quy hoạch trên những vùng đất không thích hợp như độ dốc cao, tầng đất mỏng, xa nguồn nước tưới cần khuyến khích chuyển sang trồng ca cao hoặc các cây trồng khác nhằm đảm bảo tính bền vững cho ngành cà phê.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ.

- Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.

- Các DN khi bán cà phê cần nhận định sát về thị trường, nếu xu hướng giá tăng thì không nên vội vã ký hợp đồng ngay, nếu xu hướng giá giảm thì phải tìm cách “chốt” giá sớm và có sự phối hợp thông tin với nhau, tránh để bị ép giá và gây thiệt hại cho mình.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường cao cấp và tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Động Âu

- Cần đầu tư nâng cấp hệ thống sân phơi; từng bước hiện đại hóa các cơ sở tái chế phân loại cà phê nhân xuất khẩu. đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn IS0:9000, HACCP, ISO:14000

- Tăng cường năng lực chế biến sâu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay... có chất lượng cao

- Các doanh nghiệp cần có sự liên kết, hợp tác với nhau để chủ động về giá cà phê Việt Nam trên thế giới nhằm đưa cà phê mang thương hiệu Việt Nam thực sự chiếm lĩnh thị trường quốc tế, góp phần giúp nước ta ngày càng hội nhập một cách tích cực, sâu rộng hơn so với thị trường thế giới.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi sang cưa ghép bằng các dòng cà phê vối chọn lọc; chuyển những diện tích cà phê trồng trên những vùng đất không thích hợp sang ca cao hoặc các loại cây trồng khác.

- Xây dựng và ban hành quy chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến đối với cây cà phê để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như tính bền vững.

- Tiếp tục đối mới cơ chế chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh.Tổ chức lại ngành cà phê Việt nam, trong đó xây dựng được các hình thức tổ chức thích hợp như hợp tác xã; nhóm hộ sản xuất v.v… tránh hình thức phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay.

- Tăng cường mối liên kết 4 nhà, trong đó nhà doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất, vì vậy Nhà nước cần có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối với những nguồn tài chính mà các doanh nghiệp này phải đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị công nghệ, hộ trợ về mặt ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các nhà khoa học.

- Tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất cà phê như đường xá, hồ đập thủy lợi, điện, nước v.v…

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ một các toàn diện đối với cây và ngành cà phê.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, tăng cường năng lực cho các đơn vị đầu mới phát triển thương mại, theo dõi diễn biến thị trường ở các vùng và thị trường trọng điểm, nâng cao chất lượng tham mưu, dự báo, hỗ trợ, cho Bộ, ngành và chính phủ trong điều hành thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu và phát triển dài hạn đối với cả thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa.

- Tăng cường đổi mới công tác xúc tiến thương mại: Trong bối cảnh suy giảm kinh tế như hiện nay, việc tăng cường xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu là một yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp. Nếu như chỉ giữ các hình thức xúc tiến thương mại như trước đây, không có bổ sung thì các hình thức xúc tiến thương mại sẽ không linh hoạt và sẽ đánh mất đi cơ hội của các nhà xuất khẩu. Theo đó, nhà nước không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức với các nhà NK vào Việt Nam mua hàng, mà còn hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức hội nghị ngành XK ngay tại Việt Nam. Đây chính là những điều chỉnh quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng các chương trình xúc tiến mại cũng như nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

          - Đầu tư cho nông dân tiếp cận nguồn thông tin về thị trường giá cả và trực tiếp với thị trường; định giá sàn cho cà phê của nông dân; hỗ trợ tạm trữ cà phê của nông dân…; tổ chức lại các DN xuất khẩu, đặc biệt cần đưa ra các “tiêu chí” cho DN xuất khẩu cà phê.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro