Đường truyển vật lý

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Đường truyển vật lý,phân loại.Các đặc trưng cơ bản của đường truyền vật lý

1. ĐN: phương tiện truyền vật lý là vật truyền tải các tín hiệu điện tử giữa các thành phần mạng với nhau, bao gồm các loại cáp và phương tiện vô tuyến.

2. Phân loại

- Môi trường cáp đồng: là môi trường phổ biến nhất hiện này, giá thành rẻ nhưng ở chúng tồn tại những nhược điểm như suy hao lớn trên đường truyền nên không thể truyền đi xa, khả năng chống nhiễu kém...Có các loại cáp đồng như:

- Cáp đồng trục (Coaxial cable)

- Cáp xoắn đôi (Twist pair cable): loại có vở bọc STP, loại không có vỏ bọc UTP, và FTP.

- Môi trường cáp quang: là môi trường có ưu điểm tốt nhất cho việc truyền dẫn, đang được đưa vào sử dụng rộng rãi nhưng vấp phải một số vấn đề như giá thành cao, lắp đặt khó khăn. Chúng hoạt động ở hai chế độ: chế độ đơn (Single mode) và đa chế độ (Multi mode).

- Môi trường vô tuyến: hiện nay đang được phát triển rộng khắp với các ứng dụng tương tác mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Chúng được sử dụng bởi sóng Radio, Viba, hồng ngoại.

3. Các đặc trưng

- Băng thông (Bandwidth): là miền tần số giới hạn thấp và giới hạn cao, tức là miền tần số mà đường truyền đó có thể đáp ứng đc. Băng thông của cáp phụ thuộc vào chiều dài của nó, cáp ngắn thì băng thông cao và ngược lại.

- Thông lượng (Throughput): Thông lượng của đường truyền là số lượng các bít (chuỗi bit) được truyền đi trong 1s, hay nói cách khác là tốc độ của đường truyền dẫn. Ký hiệu là bit/s or bps. Nó phụ thuộc vào băng thông và chiều dài cáp.

- Suy hao (Attenuation): Là độ đo sự suy yếu của các tín hiệu trên đường truyền, nó phụ thuộc vào chiều dài cáp, cáp càng dài thì suy hao càng lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro