duongloit1012

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Tại sao cuối tk 19 – đầu tk 20 nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng về con đường cứu nước, và cứu nước bằng con đường nào?

* ) Hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ:

Xã hội VN dưới sự thống trị của thực dân Pháp: 1/9/1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở dầu cho công cuộc xâm lược nước ta. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở VN:

Về chính trị: Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong bể máu. Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn. Thực hiện chế độ chia để trị đồng thời bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân VN.

Về kinh tế: Thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế một cách dã man phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làm cho nền kinh tế VN phụ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.

Về văn hóa: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân trên danh nghĩa khai sáng văn minh nhân loại nhưng thực chất là áp đặt chế độ áp bức, bóc lột tàn ác cùng với chính sách ngu dân, đầu độc dân tộc ta bằng thuốc phiện, rượu… làm cho dân ta dốt nát, tăm tối.

=> Triều đình nhà Nguyễn từng bước khuất phục thực dân Pháp bằng hiệp ước Ac-măng và Patơnôt .

Dưới tác động của chính sách cai trị thực dân, đã làm cho xã hội VN tồn tại nhiều mâu thuẫn: Ngoài mâu thuẫn cơ bản là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, còn sinh ra một mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống của dân tộc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thực dân Pháp xâm lược.Thực tiễn trên đặt ra 2 yêu cầu cấp bách: một là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân; hai là xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Và phải đồng thời giải quyết đồng thời 2 mâu thuẫn trên.

Đứng trước yêu cầu như vậy, nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối tk 19, đầu tk 20 đã nổ ra, tiêu biểu như: phong trào Cân Vương(1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế(Bắc Giang) – (1884-1913). Các phong trào theo khuynh hướng tư sán như: phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (khuynh hướng bạo động); theo khuynh hướng cải cách như cụ Phan Châu Trinh,… và nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ khác nhưng kết quả cuối cùng đều bị thất bại. Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nói trên đã chứng tở con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc bởi không giải quyết được đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản, cách mạng VN lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và về giai cấp lãnh đạo. Nhiện vụ lịch sử đặt ra là  cần phải tìm ra một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc đi đến thành công.

* ) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:

Trước tình cảnh như vậy, bằng lòng yêu nước của mình, NAQ, đã ra đi tìm đường cứu nước vào 5/6/1911 tại cảng Nhà Rồng. Người đã đi qua rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô… Năm 1917, Người trở lại Pháp và tham gia đấu tranh cùng giai cấp công nhân Pháp, tham gia vào Đảng Xã Hội Pháp. Người rút ra được nhiều kết luạn quan trọng: Những lời tuyên bố của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm. Các dân tộc bị áp bức muốn tự do, bình đẳng thực sự phải dựa vào lực lượng của bản thân mình. Tháng 7/1920, Người đọc cuốn “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin. Bản luận cương đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết mà NAQ hằng ấp ủ đó là độc lập cho tổ quốc, tự do cho đồng bào. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lenin, tin theo Quốc tế thứ 3.

12/1920, NAQ tham gia đại hội Tua và lành thành viên của ĐCS Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Người. “Từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Cộng Sản”. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” Cách mạng VN phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới có thể đưa cách mạng dân tộc đi đến thành công.

Câu 2: Sự khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị (Cương lĩnh 1)-(2/1930) và Luận cương chính trị (Cương lĩnh 2)-(10/1930):

Cương lĩnh 1 xây dựng đường lối của cách mạng VN còn Cương lĩnh 2 thì có phạm vi rộng hơn (về Đông Dương).

Cương lĩnh 2 bổ sung, phát triển cho Cương lĩnh 1 về phương pháp cách mạng. Ngoài ra, 2 Cương lĩnh còn khác nhau chủ yếu về kẻ thù, nhiệm vụ, mục tiêu và lực lượng cách mạng như sau:

Sự khác nhau    Cương lĩnh 1    Cương lĩnh 2       

1. Kẻ thù,

nhiệm vụ,

mục tiêu cm    Kẻ thù và nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cm (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). N vụ dân tộc được coi là N vụ trọng đại của cm. N vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy, mục tiêu của cương lĩnh xác định: Làm cho VN hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập Chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông thi hành chính sách tự do, dân chủ, bình đẳng.

    “Đấu tranh đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cm cho triệt để” và “Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc, có mối quan hệ khắng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong XH VN lúc bấy giờ. Nhưng CL lại chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.       

2. Lực lượng

cm    Xác định lực lượng cm là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản VN chưa rõ mặt phản cm. Bộ phận nào đã ra mặt phản cm (như Đảng Lập hiến…) thì phải đánh đổ. Như vập, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cm là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc, hướng vào NV hàng đầu là giải phóng dân tộc.

=>  Tuy còn sơ lược, vắn tắt nhưng CL đã vạch ra phương hướng cơ bản của cm nước ta, phát triển từ cm dân tộc tiến lên cm XHCN. Thể hiện sự vận dụng đúng đắn, nhạy bén, sáng tạo chủ nghĩa Mac, Lenin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cm VN, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.    Xác định: G/c vô sản và nông dân là hai động lực chính của cm tư sản dân quyền. Trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh, là lực lượng lãnh đạo cm; nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cm. Còn các tầng lớp, giai cấp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cm, tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cm phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Việc xác định này cho thấy ta chưa phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc; chưa đánh giá đúng khả năng cm của tầng lớp tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc; khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

=> Cương lĩnh 2 thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt; xác định được lực lượng nòng cốt của cm song vẫn còn áp dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa Mac-Lenin vào cm VN; còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đánh giá không đúng khả năng cm của tư sản, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước. Chưa xác định được nhiệm vụ hàng đầu của một nước thuộc địa nửa phong kiến là giải phóng dân tộc.       

3. Phương

thức cm         Phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro