dygfhnjtyurtg

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

7.1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

Để phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân của luật hình sự cũng như phù hợp với mục đích giáo dục cải tạo của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ có thể là con người cụ thể.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), đạt một độ tuổi nhất định.

Theo khái niệm này thì chủ thể của tội phạm phải thoả mãn 2 điều kiện đó là: Có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt một độ tuổi theo luật định

Đối với một số tội phạm, chủ thể của tội phạm ngoài các dấu hiệu trên còn đòi hỏi phải có thêm các dấu hiệu khác (dấu hiệu đặc biệt - gọi là chủ thể đặc biệt) Ví dụ: Điều tra viên, Kiểm sát viên của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, hoặc người có chức vụ quyền hạn của Tội tham ô tài sản.

7.2. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ (NLTNHS) 7.2.1. Khái niệm

NLTNHS là khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi ấy (tức là khả năng có thể kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có khả năng lựa chọn một xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội).

Một người được coi là có NLTNHS phải thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện sau:

- Một người đạt tới một độ tuổi nhất định thì có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

- Một người ở độ tuổi trên chỉ coi là có NLTNHS nếu không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy: Người có NLTNHS theo luật hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi phải chịu TNHS và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có NLTNHS.

7.2.2. Tình trạng không có NLTNHS

Khoản 1, Điều 13 BLHS quy định:...

Như vậy một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trường hợp trên là người không có NLTNHS.

Theo quy định của điều luật thì một người ở trong tình trạng không có NLTNHS khi thoả mãn đầy đủ 3 điều kiện sau:

-  Điều kiện về y học: là người mắc bệnh tâm thần (tâm thần kinh niên, động kinh, loạn thần kinh - rối loạn tâm thần nhất thời, si ngốc) hoặc các bệnh khác như: sốt rét, viêm màng não, bệnh mộng du.

-  Điều kiện về tâm lý: các bệnh trên phải làm cho người đó mất hoàn toàn khả năng nhận

29

thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Tình trạng bệnh trên phải xuất hiện tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã

hội.

Trong 3 điều kiện trên thì điều kiện 1 và điều kiện 2 phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Trong đó, điều kiện 1 là nguyên nhân, điều kiện 2 là kết quả.

* Chú ý: Người ở trong tình trạng NLTNHS bị hạn chế (bị mất một phần khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ được miễn một phần TNHS. Mức độ TNHS phụ thuộc vào mức độ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi còn lại của người đó tại thời điểm thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội

7.2.3. Năng lực trách nhiệm hình sự và tình trạng say

Điều 14 BLHS quy định: "..

Tình trạng say có thể phân hoá ở 2 mức độ:

Mức 1: Tình trạng say làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Mức 2: Tình trạng say làm hạn chế một phần khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Theo quy định tại Điều 14 thì trong cả hai trường hợp trên, người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường.

Cơ sở khoa học của việc quy định người phạm tội trong tình trạng say vẫn phải chịu TNHS đó là:

Thứ nhất: Trước khi say họ có NLTNHS bình thường, việc họ bị mất hoặc hạn chế NLTNHS do bị say hoàn toàn do người phạm tội, nghĩa là họ đã có lỗi với tình trạng say thì đồng nghĩa với việc họ có lỗi với việc thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội họ bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Do vậy, trách nhiệm hình sự đặt ra đối với họ là ở thời điểm chưa say.

Thứ hai: Về mặt xã hội, việc bắt người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say phải chịu trách nhiệm hình sự bình thường biểu hiện thái độ của xã hội đối với tệ nạn say- là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác trong đời sống xã hội trong đó có tội phạm.

Phạm tội trong tình trạng say không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Nếu uống rượu để "hăng máu" để phạm tội thì được coi tình tiết tăng nặng "cố tình thực

hiện tội phạm đến cùng". (Báo cáo tổng kết năm 1995 trang 142/VB96).

Một số trường hợp phạm tội trong tình trạng say được coi là tình tiết định khung tăng nặng. Ví dụ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, sắt, thuỷ. (Điều 202, Điều 208, Điều 212), (Tài liệu tập huấn BLHS năm 1999 - trang 61).

7.3. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

điều 12 BLHS quy định:

Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS. Tuy nhiên nếu người trên 70 tuổi phạm tội được coi là tình tiết giảm nhẹ. Độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 14 tuổi tròn.

Nguyên tắc xác định tuổi tròn tính đến ngày, giờ. Tức là phải xác định được ngày tháng năm phạm tội trừ đi ngày tháng năm sinh thì sẽ được kết quả là tuổi tròn. Theo 2 văn bản này thì tuổi tròn của bị can, bị cáo sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng, của quý nếu đã xác định được tháng sinh, quý sinh và lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm sinh nếu chỉ xác định được năm sinh. Đây là cách tính tuổi theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.

7.4. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM

Như nội dung đã phân tích ở trên thì chủ thể của tội phạm phải thoả mãn 2 điều kiện đó là độ tuổi chịu TNHS và ở trong tình trạng có NLTNHS.

Chủ thể đặc biệt của tội phạm ngoài 2 điều kiện về độ tuổi và NLTNHS còn phải thoả mãn các dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Các dấu hiệu chủ thể đặc biệt là các đặc điểm phản ánh nhân thân người phạm tội như:

-  Đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ Tội tham ô tài sản.

-  Đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ Tội truy cứu TNHS người không có tội.

-  Đặc điểm về tuổi. Ví dụ Tội giao cấu với trẻ em.

-  Đặc điểm về quan hệ họ hàng. Ví dụ Tội loạn luân.

Các đặc điểm trên là dấu hiệu bắt buộc được phản ánh trong một số CTTP. Vì vậy, việc xác định nó có ý nghĩa trong việc định tội.

Trong đồng phạm, vấn đề chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người thực hành phải thoả mãn các điều kiện về chủ thể đặc biệt, còn với những người đồng phạm khác có thể thoả mãn, có thể không thoả mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Ví dụ đối với tội tham ô tài sản thì người không có chức vụ quyền hạn hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản cũng có thể trở thành đồng phạm với vai trò là người tổ chức hoặc người giúp sức của tội danh này.

7.5. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ

Chủ thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có NLTNHS và đạt độ tuổi nhất định (dấu hiệu của chủ thể). Còn nhân thân người phạm tội là nhân cách xã hội là đặc điểm của chủ thể bao trùm lên khái niệm chủ thể của tội phạm.

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.

Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong các phương diện sau:

Về phương diện định tội: Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì hầu hết các dấu hiệu chủ thể đặc biệt phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội nhân thân người phạm tội.

Về phương diện định khung hình phạt và quyết định hình phạt: Nhiều tình tiết định khung

và tình tiết tăng nặng giảm nhẹ là các tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu thuộc về nhân thân người phạm tội.

Về phương diện thực tiễn: Việc xác định nhân thân người phạm tội giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng rõ một số các tình tiết liên quan đến vụ án từ đó giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ.

31

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro