Tổng hợp các chương ecp_khacvv0451

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ø  Phần mềm là một tập hợp các chương trình.

Ø  Một chương trình là một tập hợp các chỉ thị (lệnh).

Ø  Những đoạn mã lệnh là cơ sở cho bất kỳ một chương trình C nào.

Ø  Ngôn ngữ C có 32 từ khóa.

Ø  Các bước cần thiết để giải quyết một bài toán là nghiên cứu chi tiết bài toán đó, thu thập thông tin thích hợp, xử lý thông tin và đi đến kết quả.

Ø  Một giải thuật là một danh sách rút gọn và logic các bước để giải quyết vấn đề. Giải thuật được viết bằng mã giả hoặc lưu đồ.

Ø  Mã giả là sự trình bày của giải thuật trong ngôn ngữ tương tự như mã thật

Ø  Một lưu đồ là sự trình bày dưới dạng biểu đồ của một giải thuật.

Ø  Lưu đồ có thể chia nhỏ thành nhiều phần và đầu nối dùng cho việc nối chúng lại tại nơi chúng bị chia cắt.

Ø  Một chương trình có thể gặp một điều kiện dựa theo đó việc thực thi có thể được phân theo các nhánh rẽ khác nhau. Cấu trúc lệnh như vậy gọi là cấu trúc chọn lựa, điều kiện hay cấu trúc rẽ nhánh.

Ø  Cấu trúc chọn cơ bản là cấu trúc “IF”.

Ø  Cấu trúc IF …ELSE giúp lập trình viên chỉ làm so sánh đơn và sau đó thực thi các bước tùy theo kết quả của phép so sánh là True (đúng) hay False (sai).

Ø  Cấu trúc IF lồng nhau là câu lệnh IF này nằm trong câu lệnh IF khác.

Ø  Thông thường ta cần lặp lại một số bước với số lần lặp xác định theo yêu cầu của bài toán hoặc đến khi một số điều kiện nhất định được thỏa. Những cấu trúc giúp làm việc này gọi là cấu trúc vòng lặp.

Ø  Thông thường, khi chương trình ứng dụng cần xử lý dữ liệu, nó cần có nơi nào đó để lưu trữ tạm thời dữ liệu này. Nơi mà dữ liệu được lưu trữ gọi là bộ nhớ.

Ø  Các ngôn ngữ lập trình hiện đại ngày nay cho phép chúng ta sử dụng các tên tượng trưng gọi là biến (variable), dùng để chỉ đến một vùng trong bộ nhớ nơi mà các giá trị cụ thể được lưu trữ.

Ø  Không có giới hạn về số vị trí bộ nhớ mà một chương trình có thể dùng.

Ø  Một hằng (constant) là một giá trị không bao giờ bị thay đổi.

Ø  Tên của các biến (variable), các hàm (function), các nhãn (label) và các đối tượng khác nhau do người dùng định nghĩa gọi là định danh.

Ø  Tất cả ngôn ngữ dành một số từ nhất định cho mục đích riêng. Những từ này được gọi là là “từ khóa” (keywords).

Ø  Các kiểu dữ liệu chính của C là character, integer, float, double và void.

Ø  Một bổ từ đ­ược sử dụng để thay đổi kiểu dữ liệu cơ bản sao cho phù hợp với nhiều tình huống đa dạng. Các bổ từ được sử dụng trong C là signed, unsigned, long và short.

Ø  C hỗ trợ hai loại toán tử số học: một ngôi và hai ngôi.

Ø  Toán tử tăng ‘++’ và toán tử giảm ‘--’ là những toán tử một ngôi. Nó chỉ hoạt động trên biến kiểu số.

Ø  Toán tử hai ngôi số học là +, -, *, /, %, nó chỉ tác động lên những hằng số, biến hay biểu thức.

Ø  Toán tử phần dư ‘%’ chỉ áp dụng trên các số nguyên và cho kết quả là phần dư của phép chia số nguyên.

Ø  C định nghĩa bốn loại toán tử: số học, quan hệ (so sánh), luận lý và luận lý nhị phân.

Ø  Tất cả toán tử trong C được tính toán theo thứ tự độ ưu tiên.

Ø  Toán tử quan hệ được dùng kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến hay giữa một biến và một hằng.

Ø  Toán tử luận lý là những ký hiệu dùng để kết hợp hay phủ định những biểu thức chứa các toán tử quan hệ.

Ø  Toán tử luận lý nhị phân xét các toán hạng như là bit nhị phân chứ không phải là các giá trị số thập phân.

Ø  Phép gán (=) được xem như là một toán tử có tính kết hợp từ phải sang trái.

Ø  Độ ưu tiên thiết lập sự phân cấp của một tập các toán tử so với tập các toán tử khác khi ước lượng một biểu thức.

Ø  Trong C, Nhập và Xuất được thực hiện bằng cách dùng các hàm. Bất cứ chương trình nào trong C đều có quyền truy cập tới ba tập tin chuẩn. Chúng là tập tin nhập chuẩn (stdin), tập tin xuất chuẩn (stdout) và bộ lỗi chuẩn (stderr). Thông thường tập tin nhập chuẩn là bàn phím (keyboard), tập tin xuất chuẩn là màn hình (screen) và tập tin lỗi chuẩn cũng là màn hình.

Ø  Tập tin tiêu đề <stdio.h> chứa các macro của nhiều hàm nhập và xuất (input/output function) được dùng trong C.

Ø  Thiết bị nhập/xuất chuẩn (Console I/O) liên quan đến những hoạt động của bàn phím và màn hình của máy tính. Nó chứa các hàm định dạng và không định dạng.

Ø  Hàm nhập xuất định dạng là printf() và scanf().

Ø  Hàm nhập xuất không định dạng là getchar() và putchar().

Ø  Hàm scanf() được dùng cho dữ liệu nhập vào có định dạng, trong khi hàm printf() được dùng để xuất ra dữ liệu theo một định dạng cụ thể.

Ø  Chuỗi điều khiển của printf() và scanf() phải luôn tồn tại bên trong dấu nháy kép “”. Chuỗi này sẽ chứa một tập các lệnh định dạng. Mỗi lệnh định dạng chứa ký hiệu %, một tùy chọn các bổ từ và các dạng kiểu dữ liệu xác định.

Ø  Sự khác nhau chính giữa printf() và scanf() là hàm scanf() dùng địa chỉ của biến chứ không phải là tên biến.

Ø  Hàm getchar() đọc một ký tự từ bàn phím.

Ø  Hàm putchar(ch) gởi ký tự ch ra màn hình.

Ø  Sự khác nhau giữa getchar() và putchar() là putchar() có một tham số trong khi getchar() thì không.

Ø  Các lệnh điều kiện cho phép chúng ta thay đổi luồng thực hiện của chương trình.

Ø  C hỗ trợ hai dạng câu lệnh lựa chọn : if và switch.

Ø  Sau đây là một vài câu lệnh điều kiện:

o   Lệnh if – khi một điều kiện được kiểm tra; nếu kết quả là true, các câu lệnh theo sau nó sẽ được thực thi và sau đó thực hiện lệnh tiếp theo trong chương trình chính. Ngược lại, nếu kết quả là false, sẽ thực hiện ngay lệnh tiếp theo trong chương trình chính.

o   Lệnh if … else – khi một điều kiện được kiểm tra; nếu kết quả là true, các câu lệnh theo sau if được thực thi. Nếu kết quả là false, thì các lệnh theo sau else được thực thi.

o   Các lệnh if lồng nhau là lệnh if bên trong một lệnh if khác.

o   Lệnh switch cho phép đưa ra quyết định có nhiều lựa chọn, nó kiểm tra giá trị của biểu thức điều kiện trong một danh sách các hằng. Nếu có, chương trình chuyển đến phần đó để thực hiện.

Ø  Các cấu trúc vòng lặp sẵn có trong C:

·        Vòng lặp for.

·        Vòng lặp while.

·        Vòng lặp do … while.

Ø  Trong C, vòng lặp for cho phép sự thực thi các câu lệnh được lặp lại. Nó dùng ba biểu thức, phân cách bởi dấu chấm phẩy, để điều khiển quá trình lặp. Phần thân của vòng lặp có thể là một lệnh đơn hoặc lệnh ghép.

Ø  Toán tử ‘dấu phẩy’ đôi khi hữu dụng trong các lệnh for. Trong C, đây là toán tử có độ ưu tiên thấp nhất.

Ø  Phần thân của lệnh do được thực hiện ít nhất một lần.

Ø  Trong C có bốn lệnh thực hiện sự rẽ nhánh không điều kiện: returngotobreak, và continue.

Ø  Lệnh break cho phép nhanh chóng thoat khỏi một vòng lặp đơn hoặc một vòng lặp lồng nhau. Câu lệnh continue bắt đầu lần lặp kế tiếp của vòng lặp.

Ø  Một lệnh goto chuyển điều khiển một câu lệnh bất kỳ trong cùng một hàm trong chương trình C,  nó cho phép nhảy vào và ra khỏi các khối lệnh.

Ø  Hàm exit() kết thúc ngay chương trình và điều khiển được chuyển trở về cho hệ điều hành.

Ø  Một mảng là một tập hợp các phần tử dữ liệu có cùng kiểu được tham chiếu bởi cùng một tên.

Ø  Mỗi phần tử của mảng có cùng kiểu dữ liệu, cùng lớp lưu trữ và có cùng các đặc tính.

Ø  Mỗi phần tử được lưu trữ ở vị trí kế tiếp nhau trong bộ nhớ chính. Các phần tử dữ liệu được biết như là các phần tử mảng.

Ø  Chiều của mảng được xác định bởi số các chỉ số cần thiết để định danh duy nhất mỗi phần tử.

Ø  Các mảng có thể có các kiểu dữ liệu như intcharfloat, hoặc double.

Ø  Phần tử của mảng có thể được tham chiếu bằng cách sử dụng một biến hoặc một biểu thức số nguyên.

Ø  Một mảng không thể được khởi tạo, trừ khi mỗi phần tử được gán một giá trị riêng lẻ.

Ø  Các mảng extern và static có thể được khởi tạo khi khai báo.

Ø  Mảng hai chiều có thể xem như là một mảng của các mảng một chiều.

Ø  Một con trỏ cung cấp một phương thức truy xuất một biến mà không cần tham chiếu trực tiếp đến biến.

Ø  Một con trỏ là một biến, chứa địa chỉ vùng nhớ của một biến khác.

Ø  Sự khai báo con trỏ bao gồm một kiểu dữ liệu cơ sở, một dấu *, và một tên biến.

Ø  Có hai toán tử đặc biệt được dùng với con trỏ: * và &.

Ø  Toán tử & trả về địa chỉ bộ nhớ của toán hạng.

Ø  Toán tử thứ hai, *, là phần bổ xung của toán tử &. Nó trả về giá trị được chứa trong vị trí bộ nhớ được trỏ bởi con trỏ.

Ø  Chỉ có phép cộng và phép trừ là có thể được thực thi với con trỏ.

Ø  Hai con trỏ có thể được so sánh trong một biểu thức quan hệ chỉ khi cả hai biến này cùng trỏ đến các biến có cùng kiểu dữ liệu.

Ø  Các con trỏ được truyền tới hàm như các đối số.

Ø  Một tên mảng thật ra là một con trỏ trỏ đến phần tử đầu tiên của mảng.

Ø  Một hằng con trỏ là một địa chỉ; một biến con trỏ là một nơi để lưu địa chỉ.

Ø  Bộ nhớ có thể được cấp phát khi cần dùng bằng cách dùng các hàm malloc(),calloc(),realloc(). Sự cấp phát bộ nhớ theo cách này được gọi là sự cấp phát bộ nhớ động.

Ø  Trong C, các hàm được dùng để thực thi một chuỗi các chỉ thị nhiều hơn một lần.

Ø  type_specifier xác định kiểu dữ liệu của giá trị sẽ được trả về bởi hàm.

Ø  Các đối số tới hàm có thể là các hằng, biến, biểu thức hay các hàm.

Ø  Các đối số còn được gọi là các đối số thực trong hàm gọi và đối số hình thức trong hàm được gọi.

Ø  Một hàm phải được khai báo trong hàm main(), trước khi nó được định nghĩa hay sử dụng.

Ø  Trong C, mặc định, tất cả các đối số của hàm được truyền bằng giá trị.

Ø  Có ba loại biến cơ bản: biến cục bộ, tham số hình thức và biến toàn cục.

·        Biến cục bộ được khai báo bên trong một hàm.

·        Tham số hình thức được khai báo trong định nghĩa của tham số hàm.

·        Biến toàn cục được khai báo bên ngoài tất cả các hàm.

Ø  Lớp lưu trữ định nghĩa hai đặc tính của biến; thời gian sống của biến và tầm nhìn hay phạm vi.

Ø  Các biến tự động giống như các biến cục bộ.

Ø  Tất cả các biến toàn cục được khai báo trong một tập tin và giống với các biến được khai báo extern trong tất cả các tập tin.

Ø  Các biến static là các biến cố định bên trong các hàm hoặc tập tin của chúng.

Ø  Không giống các biến toàn cục, các biến tĩnh không được nhận biết bên ngoài hàm hoặc tập tin của nó, nhưng chúng duy trì được các giá trị của chúng giữa các lần gọi.

Ø  Nếu một giá trị đặc biệt được sử dụng thường xuyên, có thể dùng lớp lưu trữ register cho nó.

Ø  Cũng giống như các biến trong các chương trình có nhiều tập tin, các hàm cũng có thể được định nghĩa là static hay external.

Ø  Mã lệnh và dữ liệu được định nghĩa bên trong một hàm không thể tương tác với mã lệnh hay dữ liệu được định nghĩa trong hàm khác bởi vì hai hàm có phạm vi khác nhau.

Ø  Một hàm không thể được định nghĩa bên trong một hàm khác.

Ø  Một nguyên mẫu hàm là một sự khai báo hàm để chỉ ra các kiểu dữ liệu của các đối số.

Ø  Lời gọi một hàm từ bên trong một hàm khác được gọi là sự  của lời gọi hàm.

Ø  Một con trỏ hàm có thể được dùng để gọi một hàm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro