Chương 17: Triều Vân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Edit: uyenchap210

Mùng bảy tháng Năm, Bạc Minh Nguyệt phái người gửi một phong thư tới Tế Dân Đường, báo rằng đã hẹn với trụ trì chùa Đại Giác, mùng mười hôm đó Triều Vân sẽ ở trong chùa, họ có thể tới tìm y bất cứ lúc nào.

Được tin, Vương Hi rất bất ngờ về cách làm việc chu đáo của Bạc Minh Nguyệt. Nàng báo cho thái phu nhân biết là mùng mười này sẽ theo Phùng đại phu tới chùa Đại Giác, đi cùng còn có mấy người Vương Hỉ và vú Vương.

Chùa Đại Giác ngụ ở Tây Sơn, đi xe ngựa từ phường Tiểu Thời Ung mất khoảng hai canh giờ. Lúc hội Vương Hi tới đã gần bữa trưa.

Đây là lần đầu tiên nàng đến chùa Đại Giác. Cũng giống như những ngôi chùa cổ kính khác, chùa Đại Giác tường đỏ ngói xám, ở cổng có hai gốc cổ thụ ôm không xuể, bóng mát rợp kín trời. Mặc dù người đến kẻ đi nườm nượp, hương khói nghi ngút nhưng cổng chính đóng chặt, chỉ khi có Hoàng đế tới mới rộng mở, còn các tín đồ bình thường sẽ vào từ hai cổng nhỏ bên cạnh. Chùa Đại Giác là chùa miếu Hoàng gia nên không phải tần phi, hoàng tử hoàng tôn trong cung thì người tới lễ Phật cũng là quan lại quyền quý hoặc thế gia công hầu, vì vậy chùa Đại Giác sẽ không dọn đường nghênh đón, mà thay vào đó là để hòa thượng tiếp khách mời vào từ cửa sau.

Chắc là nhờ hơi của phủ Khánh Vân Hầu nên hòa thượng tiếp khách của chùa Đại Giác đã dẫn hội Vương Hi vòng qua cổng chính, ngoặt vào một con đường nhỏ, đi thêm nửa canh giờ rồi vào chùa Đại Giác từ cổng sau.

Vương Hỉ rành chuyện đối nhân xử thế. Vương Hi chưa xuống xe, hắn đã chủ động ngỏ ý quyên năm trăm lượng bạc tiền công đức. Hòa thượng tiếp khách kia hăng hái hơn hẳn, dẫn họ đến Đại Hùng Bảo Điện dâng hương rồi lập tức chuẩn bị cơm chay, còn hỏi Vương Hi muốn đến phòng điều hương gặp Triều Vân trước khi nghỉ trưa không.

Vương Hi không ngờ năm trăm lượng bạc tiền công đức lại lời thế. Nàng ngạc nhiên hỏi:

- Vậy được ư?

Hòa thượng tiếp khách chừng ngũ tuần, giữa hai đầu mày hoa râm có mụn ruồi to như hạt đậu.

- Có gì không được ạ? Vài vị khách quý vẫn thường xuyên đến thỉnh giáo cách điều hương. Mà đến tận phòng chẳng phải sẽ càng nhìn rõ, nói rõ ư?

Phải chăng vị hòa thượng tiếp khách này đánh giá thủ pháp điều hương của Triều Vân rất cao thâm, họ nhìn cũng không học nổi? Hoặc cho rằng điều hương không có gì ghê gớm, học được cũng chẳng quan trọng?

Triều Vân có biết hòa thượng trong chùa Đại Giác có thái độ với y và với chuyện điều hương như vậy không?

Vương Hi và Phùng đại phu liếc nhau, tiếp tục vui vẻ theo hòa thường đến Trai đường.

Cơm chay của chùa Đại Giác quả danh bất hư truyền. Vương Hi ăn từ Bắc vào Nam, ở nhà còn có đầu bếp nấu riêng mà vẫn phải khen đứt lưỡi bàn tiệc với món đậu làm chính, trộn nấm hương, củ cải, rau xanh, nặn viên, chiên qua rồi rưới nước sốt lên.

Viên ngoài giòn trong mềm, nước sốt thì chua chua ngọt ngọt, ăn rất bon mồm. Vương Hi ăn liền năm, sáu viên, còn nói với Phùng Cao:

- Muội sẽ thử làm xem sao, có khi làm giống tám, chín phần ấy.

Phùng Cao cười ha ha, nhớ lại hồi nhỏ của Vương Hi. Vương lão thái gia dẫn Vương Hi lúc ấy còn chưa cao bằng cái bàn đến tiệm nhà người khác ăn cơm, sau khi về nhà sẽ hỏi con bé có món nào ngon, vì sao ngon. Vương Hi không chỉ nêu được gần hết mà còn kể được hầu hết các nguyên liệu. Vương lão thái gia về làm thử, thế mà lại nấu ra được.

Chẳng lẽ giờ Vương Hi lại muốn làm vậy?

Phùng Cao nói:

- Chủ quán ăn mà biết, chắc chắn không dám cho muội vào quán họ ăn cơm nữa.

Vương Hi cười hắc hắc, nói:

- Muội muốn viết một quyển sách nấu ăn giống ông nội.

Phùng đại phu lẫn Phùng Cao đều bất ngờ.

Vương Hi nói:

- Muội thấy đại đa số sách nấu ăn chỉ viết cách nấu từng món mà không có phương pháp chung, sẽ rất khó nhớ. Muội muốn viết một quyển sách giúp người ta muốn làm món gì là có thể làm được món đó. Ví dụ như.làm thế nào để chế biến ra hương cá*, từ đó nấu ra các món như thịt băm hương cá, cà tím hương cá, đậu hũ hương cá, các món có hương cá.

Hương cá (鱼香) là một trong những hương vị truyền thống chính của ẩm thực Tứ Xuyên. Món ăn hoàn thành có hương vị của cá, nhưng hương vị của nó không phải từ cá mà được chế biến với các gia vị như ớt đỏ ngâm chua (ớt cá), hành, gừng, tỏi, đường, muối và nước tương.

Phùng đại phu nghe mà sáng mắt. Ông trầm ngâm nghĩ đến những bài thuốc mình tìm tòi suốt những năm qua.

- Được vậy, phải chăng ta có thể áp dụng cả trên mảng dược lý nữa? Như đàm nhiệt với phong có gì khác? Hay thấp hàn với phong hàn có gì khác?

Mọi người nổi hứng nói về chuyện viết sách, khiến những lo âu buộn phiền lúc trước lập tức không cánh mà bay, giờ nhìn vào mới thấy giống khách đến chùa Đại Giác du ngoạn.

Trên đường dẫn mọi người tới phòng điều hương của Triều Vân, hòa thượng tiếp khách kia còn đon đả mời chào:

- Hơn tháng nữa là mùng sáu tháng Sáu. Chắc lão tiên sinh đã nghe nói qua, Tàng Kinh Các của chùa Đại Giác chúng tôi có nhiều kinh thư bậc nhất kinh thành. Ngày ấy hàng năm, chúng tôi sẽ phơi sách, tổ chức pháp hội, còn sẽ tặng miễn phí một số kinh thư, ngay cả các đại nhân của lục bộ cũng đến tham dự. Nếu lão tiên sinh đây rảnh rỗi xin hãy ghé thăm.

- Mà những kinh thư chùa chúng tôi tặng cũng có tích xưa ấy. Đó là thời Thái Tông đế còn chưa đăng cơ, thay vì tặng thuốc, phát cháo như những chùa khác, chùa Đại Giác chúng tôi thấy những học sinh nghèo khó nên đã quyết định mời họ chép kinh giúp, rồi tặng miễn phí cho khách hành hương. Thế nên có thể nói, kinh thư trong chùa chúng tôi là áng văn cao quý khó ai bì kịp, một quyển cũng khó cầu. Lão tiên sinh sau lại đến có thể mua mấy quyển về, cũng coi như là làm việc thiện.

Phùng đại phu mặc áo dài xanh, dáng vẻ cao gầy thanh nhã, trông như một học giả uyên bác, đâm ra khó trách vị hòa thường tiếp khách này lại mời chào ông mua kinh thư.

Vương Hi mím môi cười, rất muốn hỏi kinh thư bao nhiêu tiền một quyển.

Nhưng nàng đoán chắc nó không rẻ tí nào!

Phùng đại phu chỉ cười không nói. Hòa thượng tiếp khách kia nhìn mà càng mông lung. Người hẹn với chùa Đại Giác là Nhị tổng quản của phủ Khánh Vân Hầu. Vị Nhị tổng quản này trước giờ chỉ quản lí việc trong phủ, vì từng là thị tì của thái phu nhân phủ Khánh Vân Hầu nên khá kiêu căng, chỉ bảo Triều Vân chờ chứ không nói rõ là ai nhờ cậy phủ Khánh Vân Hầu, không nói rõ ai sẽ tới.

Mới đầu ông còn nghĩ, mình đã tiếp khách ở chùa Đại Giác ba mươi mấy năm, có quyền quý nào trong kinh mà mình không biết, không nhớ mặt. Giả như là đại tướng biên ải, nhưng chỉ cần xem cách ăn mặc, cách nói chuyện thì ông ta không tin mình không nhận ra.

Ấy thế khi đoàn người Phùng đại phu đến, bọn họ không chỉ lạ mặt, hơn nữa lại gồm: Một ông lão lục tuần ăn mặc giản dị, theo hầu có bảy, tám vú già; Một thiếu niên hai mươi tuổi không biết có phải là cháu trai không. Một tiểu cô nương trông phú quý vô cùng, xưng hô với nhau chẳng giống chủ nhân quản gia, cũng chẳng giống trưởng bối tiểu bối. Đến giờ, ông vẫn không hiểu được quan hệ của ba người này rốt cuộc là thế nào.

Nhưng họ có thể nhờ cậy được phủ Khánh Vân Hầu, còn khiến Nhị tổng quản chạy vạy một chuyến... Đừng nói là quyền thần mới nổi đó nhe? Hòa thượng tiếp khách thầm nghĩ mà thái độ cử chỉ càng cung kính hơn.

Mấy người đang nói chuyện thì đã vào một viện.

Viện này không lớn, khoảng nửa mẫu, có ba dãy phòng gạch xanh ngói xám, trong góc trồng một gốc ngọc lan cao lớn, xung quanh trồng nhiều loại hương liệu, ai không biết sẽ tưởng là cỏ dại, có cảm giác khá là hẻo lánh.

Chắc không ít người đã hiểu lầm.

Hòa thượng tiếp khách kia vừa dẫn vào viện đã giải thích:

- Mọi người đừng xem thường viện này. Nguyên liệu của bách hợp hương, kim hương, nha hương mà Triều Vân làm giỏi nhất đều được lấy ở đây...

Phùng Cao là người trong nghề, huynh ấy vừa vào đã cẩn thận nhìn quanh. Chỉ có Phùng đại phu là đỏ mắt nhìn chằm chằm hai gốc ớt đỏ, ớt xanh bên tường.

Ấy là thói quen của sư phụ ông. Sư phụ ông thích trồng hai gốc ớt đỏ, ớt xanh trong vừa thảo dược, người khác tưởng dùng để điều hương, mà thực ra là để thỏa mãn sở thích ăn uống của sư phụ.

Dù chưa gặp mặt, nhưng Phùng đại phu đã dự cảm được Triều Vân rất có thể là người ông muốn tìm.

Ông siết chặt nắm tay. Cửa của phòng chính đang mở rộng, bên trong vang ra một giọng nam mà Vương Hi nghe hơi quen tai.

- Tức là những hương này đều dùng trầm hương, đàn hương và nhũ hương! - Giọng nam tử kia như tiếng suối, trong trẻo mà cũng lạnh lùng. - Hương trầm và hương đàn thì ta biết, nhưng hương nhũ không phải thuốc ư? Sao có thể theo hương lý? Đây là lần đầu tiên ta nghe nói nhũ hương cũng có thể điều hương đấy! Mùi của nó thế nào?

Đáp lời là một giọng nam khàn khàn như tiếng chiêng vỡ:

- Nhũ hương vốn là hương liệu, khi làm thuốc có tác dụng điều khí hoạt huyết, định thống truy độc, trị khí huyết ngưng trệ, tâm phúc đông thống, ung sang thũng độc, nhưng có nguồn gốc từ Tây Vực nên vô cùng ít, tính ra giá trị lên đến ngàn vàng, Mọi người thường dùng nó làm thuốc chứ ít ai lại để điều hương.

Người có giọng nói lạnh lùng hỏi:

- Chỗ sư phụ còn gì nữa không? Cho ta xem nó ra sao? Mùi gì?

Giọng khàn khàn đáp:

- Được ạ.

Vương Hi nhíu mày. Có người tới trước họ?

Đừng nói là người nàng quen nha? Mà nếu quen thì là ai?

Nàng quay sang nhìn hòa thượng tiếp khách.

Mặt của hòa thượng tiếp khách đỏ như có thể trích máu. Ông ta lấy làm xấu hổ vội vàng vái lạy Phùng đại phu:

- Xin lão tiên sinh tạm thời dừng bước, để bần tăng đi xem ai đang ở trong phòng của Triều Vân. Cũng mong ngài đừng vội nóng giận, chùa Đại Giác chúng tôi nhất định sẽ cho ngài một lời giải thích thỏa đáng.

Hẹn rồi mà còn thay đổi thì giống như người làm ăn không giữ chữ tín, chùa Đại Giác thật sự không thể gánh vác nổi chuyện này.

Hòa thượng tiếp khách vội vàng chạy vào phòng. Sau đó, mấy người Vương Hi nghe thấy hòa thượng tiếp khách bật thốt lên: "Trần, Trần đại nhân! Không, Trần Nhị công tử ạ."

Người được xưng là Trần đại nhân, cũng được xưng là Trần Nhị công tử, lại có giọng nói quen tai thì ngoài Trần Lạc ra còn ai vào đây?

Nhưng Trần Lạc đến đây làm gì? Chẳng lẽ vì điều hương?

Hương có thể chữa bệnh và an thần. Chẳng lẽ không mời được Phùng đại phu nên chuyển sang hương liệu?

Cơ mà điều này có thể lắm. Cụ nội của nàng lớn tuổi nên không ngủ được, hương của Phùng đại phu có tác dụng an thần rất tốt.

Vương Hi nhích lại gần Phùng đại phu hai bước, thì thầm:

- E rằng lại vì bệnh của vị kia!

Phùng đại phu nhíu mày. Ông đã có tuổi, nhưng nhớ tới Đại sư huynh là lại giận phát run, giờ vẫn đi tìm không chỉ vì thói quen mà đã thành chấp niệm. Những hư danh kia với đã sớm là gió thoảng mây bay, ông chỉ mong những ngày tháng bình an, được viết tất cả những bệnh tật bài thuốc mà mình từng kinh qua thành một quyển sách, lưu truyền cho đời sau tham khảo mà tôi.

Ông không muốn bị cuốn vào chuyện ấy nên bắt đầu đắn đo tính hôm nào lại tới.

Vương Hi nghĩ đến Trần Lạc trả lại mấn hóa cho nàng trong tết Đoan Ngọ vừa rồi, chợt cảm thấy gặp Trần Lạc có khi lại là chuyện tốt. Nàng thì thầm với Phùng đại phu:

- Chúng ta nên làm gì thì hãy làm đi thôi nhỉ? Bỏ qua lần này, không biết bao giờ mới có cơ hội như thế!

Phùng đại phu cũng cảm thấy ông không còn cách để có lần nữa, và cũng không thể đợi thêm được nữa. Giọng nói kia tuy không phải là giọng của sư huynh, nhưng với kinh nghiệm hành nghề y lâu lăm của mình, ông biết người bình thường không thể có giọng như vậy. Nếu không phải mang bệnh ở hầu họng thì sẽ là cố tình đốt cháy hoặc dùng thuốc làm hỏng.

- Chúng ta vào xem! - Phùng đại phu hạ quyết tâm, tâm trí cũng trở nên vững vàng, cương nghị theo. Ông nhấc chân đi tiếp.

Tiếng nói trong phòng nho nhỏ, không biết đang nói gì. Vương Hi đi mấy bước thì gặp hòa thượng tiếp khách đang đi ra.

- Xin lỗi, xin lỗi! - Ông ta ôm quyền thi lễ tạ lỗi với mấy người Vương Hi, đồng thời cao giọng. - Đô Chỉ huy sứ Đằng Tương tả vệ Trần đại nhân bất ngờ đến chùa Đại Giác thắp hương, ngẫu hứng dạo qua nơi này, thấy chỗ hương liệu được Triều Vân xử lí ở chỗ này thì rất hiếu kỳ nên mới vào xem một lát.

Rồi ông ta lập tức nhỏ giọng cảnh báo:

- Ngài ấy là con trai của Trưởng công chúa Bảo Khánh, Nhị công tử phủ Trấn Quốc công đó ạ.

Ý là dẫu bọn Vương Hi mượn danh phủ Khánh Vân Hầu thì cũng không đắc tội được với người này, tốt nhất là đừng phàn nàn, biết điều đi.

Sau đó, ông ta lại cao giọng:

- Khó lắm mới có cơ hội gặp nhau, mà đã gặp nhau tức là duyên phận. Nếu lão tiên sinh đến thỉnh giáo điều hương chắc rất rành về hương liệu. Theo lời của đại sư Triều Vân, trong viện này trồng hơn ba trăm hương liệu, hương liệu để điều hương có thể tìm ở bất kì đâu. Tiết trời hôm nay cũng vừa đẹp, bần tăng có chén trà Vũ Tiền Long Tỉnh thượng hạ mời lão tiên sinh và quý... - Nhất thời không biết nên xưng hô với Phùng Cao và Vương Hi thế nào, dừng một chút rồi mới cười tiếp. - Công tử, tiểu thư nghỉ chân một lát ạ.

Ông ta nghĩ đến tuổi Vương Hi không còn nhỏ, bèn gợi ý với Phùng đại phụ:

- Hay bần tăng dẫn tiểu thư qua thăm thú rừng bạch quả ở bên cạnh kia? Nơi ấy trồng gốc bạch quả ngàn tuổi, dù không rực rỡ như lá vàng ngày thu nhưng cũng có chỗ thú vị.

Phùng đại phu không ngờ người đến trước là Trần Lạc, cũng không muốn để Vương Hi tiếp xúc với Trần Lạc nên nghe vậy liền gật đầu. Nhưng ông đang định dặn Vương Hi mấy câu thì không biết Trần Lạc đã xuất hiện ở bậc cửa trước gian phòng từ lúc nào, còn tươi cười chào hỏi:

- Phùng đại phu à, đã lâu không gặp. Dạo này ông vẫn khỏe chứ?

Trần Lạc đang chắp tay đứng đó. Chàng mặc một thân xiêm áo màu lục dệt hoa văn mây cuốn tốt lành ánh vàng, đeo đai lưng đính phỉ thúy mạ vàng và hầu bao chỉ vàng ngọc trai.

Nắng trưa chói chang rọi thẳng nóc nhà, xuyên qua tầng tầng lá cây, chiếu xuống bậc cửa.

Vạt áo của chàng ánh lên tia sáng lóa, khuôn đẹp như ngọc ẩn trong ánh sáng mờ ảo ấy, duy chỉ có đôi mắt là nhìn rõ. Đôi mắt mang theo ý cười nhẹ nhàng, ấm áp tựa gió ngày xuân.

Trần Lạc thế này, giống như ngày ấy ở Tế Dân Đường.

Đâu mới là khuôn mặt thật của Trần Lạc? Vương Hi tò mò chớp mắt.

Phùng đại phu đã chắn trước Vương Hi, cười đáp lời Trần Lạc:

- Không ngờ lại gặp được Trần Nhị công tử ở đây. Hóa ra Trần Nhị công tử nhậm chức Đô Chỉ huy sử Đằng Tương tả vệ! Lần trước gặp nhau, Nhị công tử không giới thiệu, tôi cũng không hỏi nhiều, thứ cho sự thiếu sót của tôi, có chỗ nào không phải mong được bỏ quá cho!

Trần Lạc nở một nụ cười, đầu mày hướng lên, anh khí hơn người, như trở về là chàng trai tuấn tú múa kiếm trong rừng trúc kia.

Chàng nói:

- Có việc muốn nhờ, sao dám lạm quyền.

Phùng đại phu cười ha ha, đáp:

- Nghe nói Trần đại nhân tới thắp hương, sao không thấy gia nhân theo hầu? Chúng tôi không làm phiền ngài chứ?

Ý nói người có việc thì đi làm đi, còn không có việc thì chúng ta ai đi đường nấy, không chõ mũi vào chuyện nhau.

Nào ngờ Trần Lạc lại như không hiểu, nói theo mặt chữ:

- Hôm nay không phải ngày nghỉ, ta cũng không phải là không có việc quan trọng cần làm, sao có thể nhàn rỗi chạy đến chỗ xa xôi này dâng hương được? Ta đây là đang nhận lệnh từ Hoàng thương. Chẳng phải dạo này long thể của Người bất an ư? Thành ra cả ngày cứ nghĩ về nó, mà vậy thì đâu có được. Rồi Người nghe nói hương an thần của chùa Đại Giác rất hiệu nghiệm nên đã phái ta tới xem. Ta không biết có hiệu nghiệm thật không, vì vậy đã đến thử trước.

Hóa ra không phải là ngẫu hứng đến chỗ này.

Mấy người Vương Hi tự động liếc hòa thượng tiếp khách kia, đồng loạt mắng thầm Trần Lạc: "Chuyện quan trọng mà ngài cứ nói bô bô ra thế được à?"

Phùng đại phu còn nghĩ nhiều hơn.

Lần trước, dù Kim đại nhân không nói rõ nhưng thái độ tỏ rõ sự cứng rắn. Giờ Trần Lạc lại chẳng kiêng dè nói về bệnh tình của Hoàng thượng trước mặt bao người, xem ra đã quyết tâm muốn ông phải vào cung xem bệnh. Nếu ông lại từ chối, e rằng không chỉ đơn giản là cầm tù ba ngày.

Thôi! Thôi! Coi như ông không cần cái mạng này, nhưng vẫn còn đó Vương lão thái gia từng cứu ông, còn đó những con cháu họ Vương mà ông tận mắt nhìn chúng nó trưởng thành.

Cũng may thay, tâm nguyện lớn nhất đời này của ông là tìm được Đại sư huynh, hỏi rõ chuyện năm đó. Miễn sao có thể chứng thực Triều Vân này chính là Đại sư huynh thì ông không còn gì nuối tiếc nữa.

Giờ đã có quyết định, Phùng đại phu thấy cả người nhẹ bớt như vào xuân được rũ bỏ lớp áo bông nặng nề. Ông nói:

- Trần đại nhân nói phải. Không biết ngài thấy sao?

Trần Lạc đã mời Phùng đại phu vào cung thăm bệnh cho Hoàng đế thì tất nhiên trước đó đã điều tra mọi thứ về ông.

Phùng đại phu không chỉ giỏi y thuật mà còn biết điều hương. Chẳng lẽ mấy lần Kim Tùng Thanh "mời" Phùng đại phu có hiệu quả, khiến Phùng đại phu thay đổi quyết định, đồng ý vào cung?

Chàng nhíu mày, hỏi:

- Nếu Phùng đại phu không chê, hay là chúng ta cùng vào nghe vị hòa thượng này nói?

Phùng đại phu cười đáp:

- Vinh hạnh!

Thế rồi ông liếc mắt với Phùng Cao, ngầm bảo huynh ấy chú ý Vương Hi, sau đó mới theo Trần Lạc vào.

Vương Hi muốn nắm lấy tay áo của Phùng đại phu, ám chỉ ông hãy suy nghĩ lại đã. Nhưng vừa đưa tay ra, nàng lập tức bắt gặp nụ cười mà như không cười của Trần Lạc, thế là nàng lại rụt tay về.

Bỏ lỡ cơ hội, Phùng đại phu đã bước lên bậc thềm.

Vương Hi thầm thở dài. Không có cách né tránh, vậy phải vượt khó tiến lên thôi!

Nàng muốn theo chân Phùng đại phu, nhưng Phùng Cao lại ngăn, đầu tiên là an ủi: "Không sao, đã có huynh và sư phụ rồi."; Sau đó lại nói: "Muội đừng nói gì hết, sư phụ chắc chắn đã có cách đối phó với vị Trần đại nhân kia."

Vương Hi không yên lòng mà khẽ gật đầu, cùng Phùng Cao vào phòng.

Hình như Trần Lạc tới một mình thật. Trong phòng ngoài Trần Lạc và Phùng đại phu thì chỉ có một hòa thượng mặc tăng y vải mịn màu xám.

Hòa thượng kia như đã qua lục tuần, vóc người tầm trung, hơi gầy, đầu cạo trọc lóc, thấy được những sẹo hương tròn, lông mày trắng bạc, hai mắt dài nhỏ, đuôi mắt hơi chếch xuống dưới, trông hiền lành vô hại, tạo cho người đối diện cảm giác rất dễ gần.

Mặt mũi hiền lành thế này nhìn không giống vị Đại sư huynh làm điều ác mà Phùng đại phu kể! Vương Hi vừa nghĩ vừa nhìn Phùng đại phu.

Phùng đại phu đang nhìn chằm chằm hòa thượng kia. Ông hơi nhíu mày, sau khi kinh ngạc qua đi thì như khó xử không biết phải làm sai.

Rốt cuộc có nhận ra không? Vương Hi nóng ruột.

Còn hòa thượng tiếp khách theo sát bọn họ thì phát huy hết kỹ năng của mình, vừa đặt chân vào phòng đã nhào về phía đám người, vượt qua Vương Hi và Phùng Cao, đứng cạnh lão hòa thượng kia rồi tươi cười giới thiệu với Phùng đại phu:

- Vị này chính là đại sư Triều Vân của chùa chúng tôi. Hương của chùa chúng tôi đều một tay đại sư làm. Phùng lão tiên sinh lần đầu gặp mặt phải không ạ? Đại sư Triều Vân không chỉ biết điều hương mà còn hiểu sơ qua về y thuật. Phùng lão tiên sinh có chỗ nào không khỏe, có thể mời đại sư Triều Vân bắt mạch. Cái khác không nói chứ kê đơn dưỡng sinh thì không thành vấn đề.

Sau đó, ông ta cung kính vái chào Trần Lạc:

- Trần Nhị công tử còn nhớ bần tăng chứ ạ? Bần tăng là Thượng Sơn trong đoàn tiếp khách. Bữa trước Hoàng hậu nương nương và Trưởng công chúa đến chùa Đại Giác dâng hương, là bần tăng đi trước dẫn đường, lúc ấy ngài cũng có mặt, còn đánh cờ cùng Nhị Hoàng tử và Tam Hoàng tử! Không ngờ ngài và Phùng lão tiên sinh lại quen nhau!

Rồi ông ta giời thiệu hội Phùng đại phu với Trần Lạc:

- Đây là người quen của phủ Khánh Vân Hầu, Bạc công tử đích thân đứng ra hẹn gặp, nói là tình cờ nhận được túi thơm của chùa chúng tôi ở Vân Tưởng Dung, thấy thơm nên nhân mấy ngày nay đẹp trời, muốn tới chùa Đại Giác xem. Trụ trì đặc biệt dặn bần tăng dẫn Phùng lão tiên sinh đi thăm thú khắp nơi. Vậy mà mọi người có thể gặp nhau ở chỗ sư phụ Triều Vân điều hương thế này, thật đúng là duyên phận!

Ông ta nói một hơi như đang cảm thán. Nhưng chẳng phải là đang trốn tránh lỗi của chùa Đại Giác ư? Cơ mà ông ta nói năng chân thành lịch sự, khiến người nghe không hề phản cảm.

Phùng Cao mỉm cười.

Vương Hi nghe hòa thượng tiếp khách nói mà mắt lại nhìn chằm chằm Triều Vân. Nàng phát hiện, Triều Vân có vẻ là đang đứng nghe một cách ngoan ngoãn, hiền lành, mặc ai cũng có thể bắt nạt, nhưng khi hòa thượng tiếp khách nhắc tới Phùng đại phu là "Phùng lão tiên sinh", tuy nhìn qua vẫn trông bình tĩnh, không có một chút thay đổi, song, trong nháy mắt ấy, gã đã liếc Phùng đại phu rồi nhanh chóng cụp mắt xuống.

Đáng lẽ phải gật đầu hoặc cười một cái với Phùng đại phu để xem như là chào hỏi chứ?

Vương Hi nhìn sang Phùng đại phu. Đầu mày của Phùng đại phu đã nhíu chặt thành chữ "xuyên 川", ông không hề che giấu sự nghi ngờ của mình mà nhìn thẳng vào Triều Vân.

Vương Hi không biết Phùng đại phu muốn làm gì?

Phùng đại phu nhanh chóng hành động. Ông hỏi Triều Vân:

- Không biết tên tục của sư phụ là gì? Quê sư phụ ở đâu? Sao tôi trông sư phụ giống một người bạn cũ của mình?

Hòa thượng tiếp khách ngạc nhiên.

Triều Vân cười đáp:

- Bần tăng là người đất Thục, tục danh đã bốn mươi mấy năm không dùng, gọi là Điền Phú Quý. Ba mươi năm trước, bần tăng quy y tại chùa Long Nham ở An Dương, hai mươi bốn năm trước theo sư huynh đến chùa Đại Giác tá túc, cảm thấy nơi đây rất tốt nên đã ở lại.

Gã nói bình thản là thế nhưng thật ra lại không đơn giản như vậy.

Đầu tiên, chùa Long Nham ở An Dương là một trong những chùa cổ nổi danh nhất triều, có quy tắc nghiêm ngặt, là chùa lớn phụ trách ghi chép danh sách tăng ni cho triều đình.

Tiếp theo, tăng ni không phải muốn quy y là có thể quy y, trước đó phải làm cư sĩ, giữ ngũ giới, ở trong chùa một thời gian để sư phụ khảo hạch, đánh giá xem người ấy có bền lòng, có tuệ căn không thì mới đề cử cho người ấy chính thức quy y. Sau khi quy y, tu hành một thời gian, sư phụ thấy người ấy thích hợp thì mới đứng tên chùa báo danh với quan phủ, nhận về công văn. Mà sau khi có công văn này, có cả giấy giới thiệu của chùa miếu mình quy y thì mới có thể đến tá túc ở tông miếu lớn.

Chùa Đại Giác là chùa miếu Hoàng gia, yêu cầu để được tá túc rất cao, mà muốn ở lại chùa Đại Giác, trở thành tăng nhân của chùa Đại Giác thì yêu cầu càng cao hơn nữa. Chưa nói tới phải tra ba đời, riêng công văn là chắc chắn sẽ xác minh đi xác minh lại. Nay Triều Vân đã ở trong chùa Đại Giác hơn hai mươi năm, nếu không có chứng cứ, Phùng đại phu không thể tùy tiện chỉ trích gã.

Đương nhiên, nếu có quan phủ hoặc quý tộc nhúng tay thì lại khác. Vấn đề là Triều Vân này đươc rất nhiều mệnh phụ chào đón. Mà nếu gã không được được chào đón thì Phùng đại phu sẽ không phát hiện ra phương hương của hắn cùng một nguồn với mình.

Vương Hi thở dài.

Nhưng Phùng đại phu lại nghĩ khác. Tuổi của ông không chờ được nữa, nay đã đối mặt với Triều Vân, không biết sau này còn cơ hội nữa không, thay vì thăm dò quanh co, chẳng thà đi thẳng vào vấn đề, có khi lại thi được bất ngờ.

Ông nói luôn:

- Thảo nào tôi thấy phương hương của sư phụ Triều Vân rất quen. Không biết sư phụ Triều Vân học điều hương từ ai? Quê quán cụ thể ở đất Thục là chỗ nào?

Giọng điều chất vấn kia khiến người nghe nhận ra mục đích ông đến chùa Đại Giác không hề đơn giản.

Hòa thượng tiếp khách biến sắc.

Năm ấy, Triều Vân được ở lại vì biết điều hương chữa bệnh, nhưng ở cái đất kinh kỳ này không thiếu danh y. Mà mấy năm gần đây, hương của Triều Vân lại được các quý phụ yêu thích, chùa cho rằng có thể thu hút khách hành hương, quảng bá danh tiếng nên mới cố ý nâng đỡ Triều Vân.

Trước đây, trụ trì đã từng hỏi Triều Vân học điều hương từ ai, gã nói là gia truyền. Nhưng nếu không phải gia truyền thì sao?

Hòa thượng tiếp khách nhìn Trần Lạc. Chùa Đại Giác bọn ông không sợ kiện tụng, song lại rất sợ mấy người như Trần Lạc đây thiên vị.

Trần Lạc cũng rất kinh ngạc. Chàng nhìn Phùng đại phu, sau đó lại nhìn Vương Hi.

Vương Hi thầm run. Chàng nhìn ta làm gì? Nhìn thì cũng phải nhìn Triều Vân chứ!

Vương Hi lập tức động não. Chẳng lẽ hôm ở trong rừng cây của phủ Trưởng công chúa ấy, chàng cũng cảm thấy nợ mình? Thế nên mặc kệ Triều Vân học điều hương từ đâu, chàng cũng muốn báo đáp mình?

Rồi từ đây ân tình giữa hai người đã được thỏa thuận xong, không còn nợ nần nhau gì nữa?

Vương Hi sáng mắt.

Nếu đúng như nàng đoán thì Trần Lạc tốt thật đấy chứ.

Nhớ ngày đó, Bạc Minh Nguyệt và Tứ Hoàng tử đẩy nàng vào rắc rối, còn Trần Lạc người ta là người bị hại nhưng không những không giận chó đánh mèo lên nàng mà còn thấy áy náy.

So sánh với Bạc Minh Nguyệt, coi như Trần Lạc muốn sòng phẳng thì cũng rất tình nghĩa, rất chính trực.

Vương Hi hơi cảm động một chút. Không, không, không chỉ cảm động một chút, mà là cảm động nhiều chút.

Cái nhìn của nàng về Trần Lạc cũng lập tức thay đổi.

Mà quả đúng như Vương Hi nghĩ, Trần Lạc cho rằng hôm ở rừng cây ấy có nhiều cách giải quyết khác, nhưng mấy nam nhân bọn họ lại chọn cách thức đơn giản nhất và cũng là thô bạo nhất.

Bọn họ đều nợ Vương Hi.

Còn Triều Vân kia chẳng qua chỉ là một hòa thượng thôi. Nếu chàng đứng ra, chùa Đại Giác nhất định sẽ không bảo vệ gã.

Chàng thật sự muốn xem ý của Vương Hi thế nào.

Còn Phùng đại phu, không phải là không chú ý mấy người đang mắt đưa mày lại, nhưng ông càng quan tâm làm cách nào để bóc trần Triều Vân.

Ba mươi mấy năm qua, tướng mạo của vị sư huynh này đã thay đổi rất nhiều, song thủ đoạn vẫn vậy, bất kể lúc nào cũng vờ vịt hiền lành. Nhưng không nhờ vậy thì sao sư phụ có thể bị lừa chứ? Sao sau khi gã giết người, các sư huynh lại nghi ngờ gã trước tiên?

Phù đại phu thầm cười nhạt, nhìn chằm chằm Triều Vân bằng ánh mắt sáng rực, như thể nếu Triều Vân không cho ông một câu trả lời hẳn hoi, ông sẽ không để yên.

Đáy mắt Triều Vân thoáng một tia khổ sở. Gã đâu định giết sư muội, cũng không định giết sư phụ, suy cho cùng đều tại lòng tham nhất thời, sau đó để che giấu việc ác đành phải làm đến cùng.

Gã của ngày trước cao to vạm vỡ, nhưng để che giấu hành tung, gã không chỉ giết Điền Phú Quý chân chính mà còn ăn ít đi, uống thuốc phá giọng, biến thành một con người gầy gò yếu đuối này.

Thế mà đã nhiều năm như vậy rồi sư đệ của gã vẫn tìm được gã.

Song gã không sợ. Chuyện giết người đã xảy ra cách đây bao nhiêu năm, coi như sư đệ có chứng cứ, muốn chứng minh gã là hung thủ giết người thì cũng không dễ dàng. Chỉ cần gã "không" giết người thì dù chuyện ăn cắp phương hương có bị kiện cáo, nhưng chưa biết là ai ăn cắp của ai đâu!

Giờ gã chỉ lo mình Trần Lạc.

Ánh mắt của Triều Vân trở nên lạnh lẽo. Sư đệ này của gã luôn tốt số thế đó. Sư phụ tính gả sư muội cho gã, để gã kế thừa y bát. Nhưng sư muội lại thích sư đệ, không phải là sư đệ thì không chịu gả. Thôi thì cũng được, nhưng ai ngờ sư phụ lại truyền y bát cho sư đệ luôn.

Sao gã có thể không tranh không đoạt, không nén được giận chứ?!

Lúc này cũng thế, gã loay hoay ở chùa Đại Giác hai mươi mấy năm mới có thành tựu, những tưởng đã an toàn, ai ngờ sư đệ lại tìm ra.

Tìm ra đã đành, lại còn đúng lúc có Trần Lạc ở đây.

Chẳng lẽ ông trời lại đứng về phía sư đệ như lần trước?

Những năm không có sư đệ này, lần nào gã cũng vượt nguy hóa lành.

Nhưng tại sao cứ khi hai người đứng cùng một chỗ, ông trời lại bắt đầu thiên vị họ Phùng kia?

Triều Vân nghiến răng. Gã không thể nhận thua, nếu gã nhận thua thì có thể nói là không còn đường sống. Ba mươi mấy năm về trước, chẳng phải gã không nhân thua nên mới sống lâu như vậy ư? Hơn nữa càng sống càng tốt, càng sống càng có nhiều hy vọng, càng muốn sống!

Triều Vân thầm hít mấy hơi, tự nhủ trong lòng "Ta mới là Điều Phú Quý", "Ta mới là Điền Phú Quý", sau khi củng cố xong lòng tin của mình mới quay lại nhìn Phùng đại phu, chân thành nói:

- Quê quán của bần tăng là thôn Tam Hợp, Giản Dương, Cẩm Thành, Tứ Xuyên. Bần tăng học điều hương từ một người ăn xin được bần tăng cứu giúp. Lúc ấy, người đó tâm hoạn bệnh nặng, bà nội của bần tăng xót thương nên cho nghỉ ở kho củi, thỉnh thoảng lại kêu bần tăng qua đưa chút đồ ăn nước uống.

- Người đó muốn báo ơn nên đã dạy bần tăng điều hương. Không nhờ bần tăng lại rất có thiên phú, vừa học đã biết, thế là người đó nhận bần tăng làm đồ đệ. Sau này, huynh trưởng nhà bần tăng vướng vào lao lí, mọi người ly tản khi gia đình bỏ trốn, bần tăng cùng đường trở thành một tiểu sư trong một ngôi chùa. Còn người đó không biết đã lưu lạc đến phương nào.

Nói tới đây, gã thở dài thườn thườt, trông mặt buồn sầu.

Vương Hi lại khinh thường, cho rằng Triều Vân đang nói náo. Thậm chí, nàng còn cảm thấy Triều Vân rất giỏi đổi trắng thay đen, nói mười câu thì có một câu giả —— Chắc chắn có người tên Điền Phú Quý, cũng có chuyện cứu mạng kia, còn điều Phú Quý có phải là Triều Vân không thì lại chưa chắc.

Mà nghĩ sâu ra sẽ thắc mắc Điều Phú Quý kia đang ở đâu?

Không thể không khiến người ta nổi da gà.

Vương Hi lập tức xoa xoa cánh tay của mình.

Trần Lạc nhìn mà khóe miệng nhịn không được cong lên, bất ngờ nói chen vào:

- Đã vậy, không biết Phùng đại phu có gì để nói?

Giọng điệu này, nghe như thể đang bao che cho Triều Vân! Người của chùa Đại Giác lập tức hớn hở.

Trong lòng Vương Hi kêu vang "Ô kìa", nàng lại ra sức xoa xoa cánh tay của mình.

Trần Lạc không giống loại người này mà...

Nàng thấy Phùng đại phu cau mày, nghiêm túc đáp:

- Phương hương của sư phụ Triều Vân giống hệt phương hương gia truyền của sự phụ tôi. Nhưng ba mươi mấy năm về trước, đại đồ đệ của gia sư đã giết thầy trộm sách, phản bội sư môn. Sư huynh đệ chúng tôi tìm gã đã gần bốn mươi năm rồi, khó khăn lắm mới biết được phương hương của sư phụ Triều Vân và của sư phụ tôi là cùng một gốc, vì vậy tôi muốn tới xem thế nào.

Ông hơi cúi người trước Trần Lạc và rằng:

- Trần đại nhân! Tôi không có ý gì khác, chỉ muốn hỏi sư phụ Triều Vân về nguồn gốc của phương hương và người dạy điều hương. Nếu cùng một gốc gia truyền với sư môn tôi, tôi muốn tuân theo di ngôn của sư phụ, thu hồi lại nghiệp điều hương này.

Triều Vân mím chặt môi.

Cái gì mà di ngôn của sư phụ chứ, sư phụ của gã không hề để lại di ngôn. Nhưng gã không thể cãi lại, thế chẳng khác nào là thừa nhận chuyện này.

Trần Lạc cũng không khách sáo, chủ động ôm chuyện này vào người. Chàng nói với Phùng đại phu:

- Ông nói vậy nhưng có chứng cứ gì không?

Hòa thượng tiếp khách kia nghe là biết vấn đề rắc rối rồi.

Đúng lí là dù Triều Vân được ai dạy điều hương, nhưng gã không bái sư chính thức nên không được xem là đệ tử, nay người kế tục chính thức tới tìm, không cho gã tranh lợi với người ta thì gã không thể tiếp tục làm nữa.

Đương nhiên, chùa Đại Giác có thể phản bác. Nhưng vấn đề là họ chưa biết rõ về vị Phùng lão tiên sinh này, nhỡ người ta có ông to bà lớn chống lưng đằng sau, giống như chuyện có thể mời phủ Khách Vân Hầu đứng ra hẹn gặp chùa Đại Giác chẳng hạn. Vua cũng thua thằng liều, nếu họ chỉ nhìn lợi ích trước mắt mà đắc tội với người ta thì rất có thể sẽ xảy ra nhiều rắc rối hơn nữa.

Tuy chùa Đại Giác là chùa miếu Hoàng gia, nhưng chùa miếu Hoàng gia không chỉ mỗi chùa họ, còn có chùa Đàm Giá ở cách vách, chùa Pháp Nguyên ở Tuyên Vũ Môn. Ai cũng đang trừng mắt nhìn chằn chằm chùa họ, chờ chùa họ phạm sai lầm.

Ông ta không kịp nghĩ nhiều, vội nói:

- Chuyện này không đơn giản, bần tăng xin phép đi bẩm với trụ trì của chùa.

Trần Lạc khẽ gật đầu.

Hòa thượng tiếp khách lau mồ hôi rồi chạy ra ngoài.

Triều Vân có thể đi đến ngày hôm nay, chắc chắn rất rành đạo đối nhân xử thế. Gã trầm mặt, cảm giác nếu chuyện hôm nay không xử lí cẩn thận, e rằng công sức bao nhiêu năm này của gã sẽ cuốn theo chiều gió.

- Thí chủ muốn chứng minh thế nào? - Gã nghiêm nghị hỏi.

Phùng đại phu chưa nói gì, Trần Lạc đã ra hiệu ngăn cản, đáp lại Triều Vân:

- Để tránh phiền phức, lát nữa trụ trì đến rồi nói tiếp.

Triều Vân đành thôi.

Nhưng Trần Lạc lại tỏ ra bất mãn với Triều Vân:

- Sư phụ không có chú tiểu nào theo cùng à? Ta ở đây đã được bao lâu rồi mà sư phụ không mời được ly trà cái bánh thì cũng phải chuyển mấy cái ghế tới cho chúng ta nghỉ chân một chút chứ?

Triều Vân thường không cho người khác ở lại phòng điều hương nên khi có khách tới, ghế trong phòng đều được cất đi. Giờ gã cũng không tiện đi lấy, đành phải kêu một chú tiểu thay gã đi chuẩn bị trà bánh.

Trần Lạc thì đánh giá Phùng Cao mấy lần, hỏi:

- Huynh là đồ đệ của Phùng đại phu?

Phùng Cao không dám đắc tội với chàng, vội cung kính thi lễ vái chào.

Trần Lạc tháo ngọc bội bên hông rồi ném cho Phùng Cao.

Nhìn ngọc bội xanh mướt, dưới ánh sáng mù mờ trong phòng những vẫn trông như được tưới đẫm nước xuân kia, Phùng Cao tự biết vô cùng quý giá. Lúc ngọc bội bị ném cho mình, huynh ấy  vô thức sợ ngọc bội rơi vỡ nên vội vàng đưa hai tay đỡ.

- Phiền tiểu Phùng đại phu giúp ta một việc. - Trần Lạc dửng dưng nhìn lại. - Người của ta vẫn đang ở Đại Hùng Bảo Điện, gọi là Thiêm sự Nhạc Bằng. Huynh hãy bảo hắn gọi người của ta tới đây.

Dáng vẻ như thể sợ lát nữa đánh nhau không có người giúp đỡ.

Phùng Cao lau lau mồ hôi vô hình, liếc Phùng đại phu. Phùng đại phu gật đầu, ý bảo nghe theo Trần Lạc, nhưng trong lòng lại nghĩ đến chuyện cùng lắm thì bất chấp, rũ bỏ quan hệ với họ Vương rồi vào cung xem bệnh cho Hoàng thượng theo ý Trần Lạc.

Triều Vân thấy vậy thì hơi lo lắng, trông Trần Lạc thế này có vẻ là không định bao che cho ông. Trần Lạc đang nghĩ gì trong đầu?

Gã lập tức nghĩ ra đối sách, ngoan ngoãn cúi đầu trước Trần Lạc, cố gắng gợi lại mấy chủ đề nói chuyện trước khi đám người Vương Hi đến:

- Trần đại nhân, ngài vừa bảo gần đây Hoàng thượng ngủ không ngon, muốn mấy loại hương an thần. Ngài có thể kể cho bần tăng biết Hoàng thượng thích những hương nào không? Rồi có lưu ý với hương nào không? Để bần tăng cẩn thận suy xét, nghĩ cách làm cho Hoàng thượng loại hương mà Người thích.

Trần Lạc liếc gã, lạnh lùng nói:

- Không phải sư phụ bảo mình đã ở trong chùa Đại Giác hai mươi tư năm rồi ư? Sao chẳng học được gì thế? Thứ Hoàng thượng thích há lại để chúng ta biết? Mà Hoàng thượng thích gì là chúng ta phải biết bằng được à?

Triều Vân bị hỏi tới độ mặt biến trắng biến đỏ. Gã luôn mồm xin lỗi rồi lui qua một bên.

Chợt có giọng nói vang dội từ ngoài cửa:

- Trần đại nhân đường xa đến thăm, bần tăng không ra đón sớm, xin Trần đại nhân đừng trách cứ!

Theo sau giọng nói là một hòa thượng lục tuần cao lớn, lông mày trắng tinh, mặc tăng y màu xanh phổ biến, mặt mũi hiền lành đi vào.

- Trần đại nhân, đã lâu không gặp! - Hòa thượng ấy chắp hai tay trước ngực chào Trần Lạc. - Lệnh tôn và lệnh đường vẫn khỏe chứ? Nghe nói Trần đại nhân kinh xa giảm tụng mà đến*, không muốn quấy rầy chúng tôi nên bần tăng không dám đi quá giới hạn, xin Trần đại nhân rộng lòng tha thứ!

Ám chỉ khi người có địa vị đi ra ngoài sẽ mang theo hành lí đơn giản, cũng không có mấy người theo hầu, không phô chương, không làm màu.

Trần Lạc nghe vậy liền hơi gật đầu, giới thiệu với Phùng đại phu:

- Vị này trụ trì chùa Đại Giác - đại sư Hải Thượng.

Chàng đảo mắt một vòng rồi dừng lại trên người Vương Hi, như thể đang nói lời này cho nàng nghe.

Vương Hi chớp chớp mắt.

Sao Trần Lạc tốt với nàng vậy? Coi như là trả nợ thì cũng không cần làm tới độ này mà? Hoặc là, Trần Lạc có chuyện muốn nhờ nàng chăng? Vương Hi nghĩ đi nghĩ lại, ngoại trừ để Phùng đại phu đi xem bệnh thì nàng nghĩ không ra mình giúp được Trần Lạc chuyện gì. Mà cho dù là thế nhưng sao Trần Lạc biết nàng có thể thuyết phục được Phùng đại phu?

Trừ phi Trần Lạc đã điều tra về nàng!

Thế Trần Lạc có biết nàng là người nhổ cây đao trong rừng trúc không? Vương Hi cắn môi.

Chắc không nhỉ? Không thì sao lại bảo nữ quan thân tín của Trưởng công chúa Báo Khánh đi đưa mấn hoa cho nàng?

Thế thì tại sao Trần Lạc lại không đối xử với nàng một cách bình thường?

Vương Hi không đoán ra và quyết định không đoán nữa. Nàng cười cười với Trần Lạc.

Trần Lạc thấy vậy liền nhướn mày, trông có vẻ hào hứng lên, ánh mắt cũng chứa đựng mấy phần dịu dàng.

Vương Hi nhịn không được gật đầu. Trần Lạc như vậy mới tốt!

Mà Phùng đại phu sau khi nghe Trần Lạc giới thiệu thì cũng bước lên chào hỏi. Đại sư Thượng Hải lịch sự đáp lễ rồi trò chuyện mấy câu với Phùng đại phu.

Trần Lạc nhìn mà hơi mất kiến nhẫn. Chàng chủ động ngồi xuống, hơn nữa còn gọi Thượng Hải:

- Nơi này cũng tạm rộng rãi, mọi người ngồi xuống nói chuyện đi!

Như thế chàng mới là chủ nhân của nơi này vậy.

Không biết có phải vì Thượng Hải có chỗ kiêng dè hay do không kỹ tính trong những chuyện nhỏ nhặt nên hình như không để bụng, sau khi tươi cười ngồi xuống thì lập tức thăm dò mục đích đến của Trần Lạc:

- ... Khi Thượng Sơn báo lại chuyện kế tục điều hương của Triều Vân, bần tăng không khỏi giật mình, vội vàng chạy tới... Nếu đúng như những gì Phùng lão tiên sinh nói, chùa chúng tôi nhất định không thể nhắm mắt làm ngơ. Nhưng Phùng lão tiên sinh cũng không thể chỉ dựa vào mấy câu khiến Triều Vân không được điều hương nữa...

Nói qua nói lại có vẻ là tôn trọng ý kiến của Trần Lạc, cũng không tỏ thái độ khó chịu khi Trần Lạc đảo khách thành chủ.

Không biết Thượng Hải này thật tâm hay giả dối, nhưng có thể nhìn ra Trần Lạc lợi hại thế nào.

Phùng đại phu xốc lại tinh thần. Trụ trì chùa Đại Giác không phải tăng nhân bình thường, ông đã mượn thế Vương Hi mấy lần, dùng tiền gõ cửa chùa Đại Giác nhưng đều không được, hết cách mới phải đồng ý theo Vương Hi. Nhưng chùa Đại Giác kiêng dè Trần Lạc thế này lại tốt cho phía ông, chí ít cũng không tới mức ông chưa đưa ra chứng cớ đã bị chùa Đại Giác đuổi đi.

Ông nói với Thượng Hải:

- Trước khi đến, tôi nghe nói hương an thần, kim hương và nha hương của sư phụ Triều Vân rất đặc biệt. Tôi có mang theo bản sao phương hương mà sư phụ tôi để lại, xin trụ trì so sách với phương hương của đại sư Triều Vân.

*香方 phương thức điều hương, thành phần hương... như phương thuốc gia truyền vậy.

Rồi sẽ biết ông nói thật hay giả.

Thương Hạ thấy Phùng đại phu nói như đinh đóng cột thế này trong lòng thầm nổi nóng. Ông có thể ngồi vững cái ghế trụ trì của một ngôi chùa Hoàng gia thì tất nhiên có chỗ hơn người.

Hương của Triều Vân kia chẳng qua chỉ là thứ đồ giải trí giết thời gian. Phùng đại phu có thể tìm đến đây thông qua phủ Khánh Vân Hầu thì coi như quyền kế tục của Triều Vân không vấn đề, nhưng phương hương này chắc chắn là tổ vật gia truyền nhà người khác.

Có trách thì trách ông sơ suất, chỉ vì muốn đánh bóng tên tuổi của chùa Đại Giác mà quên không điều tra nguồn gốc của phương hương.

Đương nhiên, coi như ông nhất thời sẩy chân thì thật ra cũng không có gì ghê gớm. Nhưng Triều Vân này số quá đen, đụng phải Trần Lạc. Giờ xử lí thế nào là phải xem Trần Lạc nói sao!

Song, có mấy chuyện lông lá vẫn phải làm.

Thượng Hải mỉm cười nói:

- Vậy phiền Phùng lão tiên sinh!

Sao đó để mọi người thấy được sự công bằng, ông đã căn dặn hòa thượng Thượng Sơn:

- Ngươi đi lấy phương hương mà Triều Vân thường dùng lúc điều hương ra đây so sánh.

Thượng Sơn cung kính thưa vâng và nhìn Triều Vân.

Triều Vân dậy sóng trong lòng. Nhưng trước mắt bao người, gã không thể làm gì hơn, đành phải dây dưa kéo dài thời gian.

- Thế này, không được đâu ạ! - Gã chầm chậm đứng dậy. - Lúc người kia chỉ dạy ta đã dặn đi dặn lại là không được để người khác thấy...

Thượng Sơn vốn ngứa mắt Triều Vân nịnh mợ nữ quyến kinh thành, thấy thế càng không nhịn được trách mắng:

- Ngươi đứng thẳng lên nói chuyện! Chẳng lẽ phương hương của Phùng lão tiên sinh không phải bí phương? Người ta có thể đưa ra, cớ gì ngươi lại không thể đưa ra? Đừng làm bộ ngu ngơ nữa! Chùa Đại Giác ta cần gì thứ ngươi coi như bảo bối. Ngươi ở trong chùa ta đã nhiều năm như vậy, chùa ta có ai từng xin ngươi dạy điều hương chưa? Ngươi không thể phóng khoáng một lần được à?!

Triều Vân đỏ bừng mặt, không lằng nhằng nữa, nhanh chóng cầm phương hương ra.

Thượng Hải vì để công bằng đã đặt phương hương của hai người trên mặt bàn, mặc cho Trần Lạc và hội Phùng đại phu so sánh.

Tuy phương hương của Triều Vân hơn phương hương của Phùng đại phu mấy nguyên liệu, nhưng mấy nguyên liệu chính vẫn giống nhau. Mà Thượng Sơn tiếp xúc với quyền quý kinh thành lâu năm nên kiến thức sâu rộng, cũng biết đôi chút về điều hương. Mấy hương liệu thêm vào trong phương hương của Triều Vân có cũng được mà không có cũng chẳng sao, thậm chí còn như rắn thêm chân, khiến người ta nghi ngờ liệu người viết ra phương hương này có am hiểu hơn người viết ra bản của Phùng đại phu.

Thượng Sơn vừa nhìn đã biết hương của Triều Vân có vấn đề. Ông lắc đầu với Thượng Hải.

Thượng Hải sa sầm, nhìn về phía Trần Lạc. Trần Lạc chỉ nhìn lướt qua phương hương của hai người, không lưu ý gì nhiều. Trái ngược với đó là Phùng đại phu lại vô cùng kích động, nhìn chằm chằm không rời mắt khỏi phương hương của Triều Vân.

Thượng Hải thấy chuyện này phải xử lí tốt, chùa Đại Giác phải có thái độ đúng đắn. Ông nghĩ một hồi rồi hỏi Phùng đại phu:

- Lão tiên sinh xem phương hương này có liên quan đến cái của ngài không?

Phùng đại nhân đã có thể khẳng định Triều Vân trước mắt này chính là Đại sư huynh của ông. Ông hỏi Thượng Hải:

- Triều Vân thường viết chữ bằng tay trái hay tay phải?

Thượng Hải không chú ý điều này. Ông nhìn về phía Thượng Sơn.

Thượng Sơn đáp:

- Viết chữ bằng tay trái ạ. Đại sư Triều Vân thuận tay trái.

Phùng đại phu cười đầy mỉa mai, nhìn Triều Vân đã tái mặt mà nói:

- Sư huynh, đệ chỉ muốn biết tại sao huynh lại giết sư muội, tiếp đó giết cả sư phụ? Không lẽ vì phương thuốc của sư phụ? Mấy năm này, có lúc nào huynh ngủ yên giấc không? Huynh không sợ bị đày xuống mười tám tầng địa ngục à?

Ông càng nói càng phẫn nộ, cuối cùng đứng bật dậy, siết chặt nắm tay như thể nếu nghe được lời nào không lọt tai là sẽ đấm thẳng vào mặt Triều Vân.

Triều Vân tất nhiên không nhận, ngụy biện:

- Phùng lão tiên sinh, bần tăng và ông không thù không oán, cớ gì ông lại đổ oan cho bần tăng?

Sau đó xin Thượng Hải giúp đỡ:

- Trụ trì, danh dự của mình ta là nhỏ, nhưng danh dự của chùa mới quan trọng. Ta nguyện đến phủ Thuận Thiên để làm rõ với Phùng lão tiên sinh!

Tức là không sợ quan phủ kiểm chứng.

Thượng Sơn thầm mắng Triều Vân ngu xuẩn. Cáo trạng có gì to tát, vấn đề là người ta nhìn nhận chuyện này thế nào. Đặc biệt, nếu có tin đồn chùa Đại Giác ăn cắp phương hương thì sau này còn ai dám mua hương của chùa Đại Giác nữa?

Tốt hơn hết là không để chuyện như thế xảy ra!

Thượng Hải cũng nghĩ như Thượng Sơn. Ông liếc Trần Lạc.

Trần Lạc trông rất dửng dưng.

Thượng Hải không hiểu ý của chàng, đành trầm ngâm nói:

- Bần tăng thấy việc này không cần làm quá lên. Phùng lão tiên sinh, ông thấy thế này được không? Chùa chúng tôi tạm thời không bán hay tặng hương của Triều Vân, ông cũng tạm nguôi giận. Chuyện xảy ra đột ngột, bà nói bà có lý, ông nói ông có lý. Thôi thì chúng ta điều tra thêm lai lịch của phương hương này rồi tính tiếp cũng không muộn. Phùng lão tiên sinh thấy thế nào?

Ý là muốn dàn xếp trong hòa bình.

Tất nhiên là Phùng đại phu không đồng ý. Hung thủ truy tìm suốt mấy chục năm đang ở trước mắt, thê tử, con trai, nhạc phụ là ba mạng người đấy, sao ông có thể bỏ qua như vậy.

Ông đỏ ngầu hai mắt, cười nghe mà thảm thương, cố gắng tỉnh táo nói:

- Đại sư thứ tội, e rằng tôi có chung suy nghĩ với sư phụ Triều Vân rồi. Chuyện này quan trọng, vẫn nên đến phủ Thuận Thiên để nói cho rõ!

Thượng Hải nhíu mày.

Vương Hi và Phùng Cao nghe mà bối rối. Nhất là Vương Hi, tự biết nếu đến phủ Thuận Thiên thì chùa Đại Giác sẽ có thời gian xin giúp đỡ từ những quan to bà chúa kia, chẳng thà mời Trần Lạc đứng ra làm chủ, chí ít cũng không cần sợ chùa Đại Giác trả đũa.

Nàng mang theo tâm trạng lo lắng mà nhìn Trần Lạc, ai ngờ Trần Lạc đã nhìn nàng từ lúc nào. Ánh mắt hai người vừa hay va vào nhau.

Vương Hi kinh ngạc.

Trần Lạc lại như đã sớm đoán được mà mỉm cười với nàng. Nụ cười ấy ấm áp và còn chứa đựng vẻ nhìn thấu sự đời, khiến trái tim nàng lập tức loạn nhịp, khiến nàng chợt quên mất mình định làm gì.

Trong nháy mắt ấy, đường nét trên gương mặt Trần Lạc như càng trở nên hiền hòa, ngay cả giọng nói cũng bớt đi sự lạnh lùng, thêm mấy phần khoan dung.

- Ta thấy không cần phiền phức như vậy. - Chàng đột nhiên lên tiếng. - Tóm lại là phương hương này vẫn còn điều phải nghi vấn. Chùa Đại Giác là chùa miếu Hoàng gia, mấy chuyện thế này cẩn thận không thừa. Chùa các người không thể bán hương tiếp nữa. Còn hương này có đúng như Triều Vân nói không thì các người hãy phái người đến đất Thục một chuyến.

Chàng vừa gõ gõ đầu ngón tay xuống bàn vừa nói:

- Phùng lão tiên sinh cũng đừng nghe gió nói mưa, thấy phương hương thì đã nhận định Triều Vân là hung thủ giết người. Ta thấy vẫn nên đợi kết quả điều tra của chùa Đại Giác đã rồi lại nói. Phùng lão tiên sinh thấy thế nào?

Chàng vừa đưa ra lời phân tích này, không chỉ Phùng đại phu, Vương Hi, mà ngay đến hòa thượng của chùa Đại Giác và Triều Vân cũng đều ngây người.

Nếu nói Trần Lạc đang giúp Triều Vân thì tại sao lại làm người trung gian. Mà nếu nói Trần Lạc đang giúp Phùng đại phu thì tại sao lại nghe kết quả điều tra của chùa Đại Giác.

Vương Hi mím môi, tự dưng cảm thấy Trần Lạc không biết điều. Chàng không sợ ai nên không sợ đắc tội với cả hai bên hả?

Thượng Hải có quen với Trần Lạc. Chàng đã nói vậy mà bọn họ còn không làm theo thì đến lúc chàng trở mặt, làm ầm ĩ lên, ngay đến Hoàng thượng cũng phải nhượng bộ!

Ông không muốn đắc tội với Trần Lạc, lập tức bày tỏ quan điểm trước Phùng đại phu:

- Trần đại nhân, chùa chúng tôi xin nghe theo ngài! Bần tăng sẽ phái người đến đất Thục kiểm chứng, nhất định sẽ cho ngài một câu trả lời thỏa đáng.

Trần Lạc vừa lòng gật đầu, nhìn về phía Phùng đại phu.

Phùng đại phu không muốn, nhưng ở dưới mái hiên của người ta thì không thể không cúi đầu. Sắc mặt của ông rất khó coi. Ông nói:

- Hy vọng Trần đại nhân có thể làm chủ cho tôi. Tôi vào Nam ra Bắc suốt ba mươi mấy năm chỉ để tìm được hung thủ. Nay tôi đã tuổi lục tuần, chẳng biết sống được mấy năm nữa. Ngài để tôi xuống Cửu tuyền gặp sư phụ rồi vẫn có thế thẳng lưng nói một câu "con không phụ công dạy dỗ của thầy" có được không?

Lời này vừa bi thương lại thống khố. Đây là lần đầu tiền Vương Hi thấy Phùng gia gia ăn nói khép nép như thế. Nàng rất không vui.

Nhưng Trần Lạc lại như không nhìn thầy, như thể hai lần chàng mỉm cười đều là ảo giác của riêng nàng. Chàng khoan thai đứng dậy như vừa trút được mấy chuyện vặt vãnh phiền phức, cầm một phương hương và nói với Phùng đại phu:

- Ông bảo cách điều hương của Triều Vân là của nhà mình, vậy chắc ông cũng biết điều hương phải không?

Trần Lạc hỏi nhẹ như không, nhưng vào tai Phùng đại phu lại như sấm rền.

Ông không thể hiểu Trần Lạc muốn làm gì. Nếu chỉ muốn ông chữa bệnh cho Hoàng thượng, Trần Lạc đã tiên lễ hậu binh, đến hiệu thuốc mời ông rồi để Kim đại nhân cầm tù ông. Nhưng sau khi đánh đòn phủ đầu, tự dưng Trần Lạc lại có vẻ bình tĩnh, ngó lơ ông, coi như không có chuyện này.

Rốt cuộc Trần Lạc đang nghĩ gì? Phía Hoàng thượng đã xảy ra chuyện gì?

Bây giờ, Trần Lạc đột nhiên hỏi ông có thể điều hương không, khiến ông quay mòng mòng, ngoài mặt nhìn như gió thoảng mây bay, nhưng kì thật là rất dè chừng:

- Phương hương này là của hồi môn của sư mẫu tôi, mang từ nhà mẹ của bà ấy. Tôi theo học sư phụ chủ yếu về y thuật, tuy nói thời trẻ từng làm ra mấy loại hương để vui nhà vui cửa nhưng đều là xem mèo vẽ hổ, không có gì tâm đắc. Không biết Trần đại nhân hỏi để làm gì?

- À! - Trần Lạc bưng chung trà lên, thổi thổi lá trà trên mặt nước, cười cười, quay sang nói với Thượng Hải. - Ta thấy sư phụ Triều Vân chùa ông ấy, đừng để ông ta đi linh tinh, ở nguyên trong chùa Đại Giác rồi làm cho ta mấy loại hương ông ta giỏi đi.

Rồi lại nói với Phùng đại phu:

- Nếu ông biết điều hương thì cũng làm cho ta mấy loại đi.

Sau đó thở dài:

- Không phải ta còn có việc phải làm ư? Các người không thể chỉ lo ân oán của mình mà mặc kệ sống chết của ta được!

Triều Vân nghe thì sáng mắt, hận không thể ngửa mặt lên trời cười dài.

Vừa rồi Trần Lạc nói thế nào nhỉ, Trần Lạc được lệnh của Hoàng thượng đến chùa Đại Giác xem hương của gã có đúng với danh tiếng không.

Quả nhiên ông trời vẫn đứng về phía gã.

Nếu gã có thể chế được hương mà Hoàng thượng thích, cho dù gã giết bao người, có ăn cắp đồ gia truyền nhà người ta, có ân oán với Phùng đại phu thì cũng chẳng sao hết, sẽ không còn chuyện tính mạng của gã bị uy hiếp nữa.

Triều Vân kích động đứng bật giật dậy, hào hứng nói:

- Trần đại nhân, ngài yên tâm, chuyện này chưa có kết luận, bần tăng sẽ không đi đâu. Ngài muốn bần tăng điều hương gì? Bần tăng làm luôn cho ngài nhé? Nếu ngài thích hương gì cũng có thể nói với bần tăng. Bần tăng rất có thiên phú điều hương, hương bình thường không thể làm khí được bần thăng.

Phùng đại phu nghe mà sắc mặt lập tức khó coi. Ông lo rằng Trần Lạc sẽ bao che Triều Vân để hoàn thành thánh mệnh, nhưng nếu bây giờ ông đổi giọng thì hình như cũng không ổn. Ông mấp máy môi, nhất thời không biết nói sao mới được.

Vương Hi quýnh lên, nhìn sang Phùng Cao. Nhưng Phùng Cao hết lo âu rồi lại luống cuống tay chân.

Vương Hi thầm thở dài. Có lẽ, đây chính là "số mệnh" mà bà nội nàng thường nói. Nàng nhắm mắt, rụt rè giơ tay lên, nói lí nhí như cừu non xông vào bầy sói:

- Trần, Trần đại nhân, ta biết điều hương. Ta thử được chứ?

Mọi người kinh ngạc.

Phùng đại phu càng hối hận không thôi. Vì ông do dự mà Vương Hi được ông bảo vệ sau lưng đã phải nhảy ra. Ông cay đắng lắc đầu, ông nợ họ Vương, e rằng cả đời cũng không trả hết.

Trong mắt Trần Lạc ánh lên tia sáng kì dị. Chàng nói:

- Vậy làm phiền tiểu thư làm giúp ta mấy loại kim hương, nha hương vừa nói theo phương hương của Phùng lão tiên sinh!

Vương Hi nhún gối đồng ý.

Trần Lạc muốn lo trước khỏi hoạ ư? Nếu gã xảy ra chuyện gì thì còn một người biết điều hương giống gã?

Gã vội nói:

- Trần đại nhân! Ngài muốn thử không? Không phải một sớm một chiều có thể học được điều hương. Để làm tốt, chăm chỉ, thiên phú, kinh nghiệm, không thể thiếu một cái nào.

Nói xong, gã còn lườm Vương Hi một cái, như thể đang mỉa mai một cô nương non tơ như nàng thì làm ra được loại hương gì tốt?

Trần Lạc sờ sờ cằm, trầm tư giây lát rồi gật đầu tán đống, nói:

- Ngươi nói cũng đúng. Hay tiểu thư làm cho ta một lò hương ở đây luôn đi?

Triều Vân sướng điên.

Vương Hi lại thầm nổi cáu. Rốt cuộc thì Trần Lạc đang giúp ai? Chàng muốn làm gì thế?

Cơ mà chàng đã lên tiếng, nàng không thể phản bác trước mặt nhiều người như này, chỉ đành mỉm cười đứng dậy, cung kính xác nhận.

Triều Vân hả hê giúp Vương Hi chuẩn bị đồ điều hương một cách nhanh chóng.

Bên ngoài chợt có tiếng người ồn ào. Một giọng nam cất lên:

- Bẩm Đô chỉ huy sứ, ti chức Nhạc Bằng cầu kiến!

Giọng nói kia đinh tai nhức óc, tựa như sét đánh, khiến hội Thượng Hải giật mình, trong mắt thoáng tia sợ hãi.

Vương Hi bĩu môi, cảm thấy Thượng Hải làm quá. Dù giọng của Nhạc Bằng kia lớn thật, nhưng cũng đâu đến mức khiến Thượng Hải phải sợ như thế?

Trần Lạc không định gọi Nhạc Bằng vào, lạnh lùng ra lệnh:

- Các ngươi về nghỉ trước đi, ta xong việc ở đây rồi lại nói.

Nhạc Bằng trầm giọng xác nhận.

Trần Lạc nói với Thượng Hải:

- Cần cho vị tiểu thư đây một chỗ điều hương không?

Trước thái độ như thể sợ Triều Vân quấy rối nàng, Thượng hải sao có thể không đồng ý?

Trên mặt Triều Vân vằn lên sự hung tợn, chỉ là không ai chú ý đến gã.

Vương Hi theo Nhạc Bằng, đến một sân cách viện điều hương của Triều Vân không xa.

Phùng Cao muốn đi cùng nhưng bị Trần Lạc ngăn cản. Sau đó, chàng mời Thượng Hải, Thượng Sơn ra ngoài nói chuyện, để Phùng đại phu, Phùng Cao và Triều Vân ở lại trong phòng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro