💫 Thần thoại về Dương Tiễn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

💫 Nhận thức của rất nhiều người về Dương Tiễn phần lớn là do ảnh hưởng của Bảo Liên Đăng và Bảo Liên Đăng tiền truyện hơn mười năm trước. Cũng làm cho mọi người một lần nữa nhận ra nhân vật thần thoại Dương Tiễn. Trong phim, Dương Tiễn có hình tượng đầy đặn, không còn là một nhân vật phản diện đơn thuần. Tuy nhiên cả cuộc đời hắn quá bi thương, ví dụ như cứu mẫu thất bại, hôn nhân thất bại, người thân hiểu lầm, nhẫn nhục phụ trọng,.... Nhưng ở đây tôi muốn nói rằng, không giống như bộ phim truyền hình Bảo Liên Đăng, trong thần thoại Dương Tiễn so với thiết lập trên phim vẫn rất khác nhau, chủ yếu có 3 điểm sau đây:

🍀 1. Dương Tiễn cứu mẹ thành công, trong thần thoại cổ đại Dương Tiễn bổ sơn cứu mẫu thành công, gia đình đoàn tụ, không có bị thập đại Kim Ô phơi sống như trên phim.

🍀 2. Dương Tiễn không nhậm chức ở thiên đình, cũng chưa từng làm tư pháp thiên thần, mà là nghe điều không nghe tuyên là hắn lấy hình tượng du hiệp tán tiên che chở hạ giới.

🍀 3. Dương Tiễn vốn không phải là nhân vật phản diện trong Bảo Liên Đăng, càng không tồn tại hành vi hai mặt. Mình cứu mẫu thì được nhưng lại ngăn cản Trầm Hương cứu mẫu, cũng không phải chân lương thiện đóng giả ác nhân.

🍀🍀🍀 1. Dương Tiễn cứu mẫu

💫 Bất quá không giống như bảo liên đăng tiền truyện cải biên. Mặc dù cùng đều có việc Nhị Lang bổ núi, cứu Dương mẫu, nhưng trong thần thoại kết cục ko phải như vậy. Cũng không phải là hai mẫu tử hay phu thê cả nhà đoàn tụ, mà chính là hai phu thê trở về thiên đình, nhi tử nữ nhi đều được phong tước... Tóm lại một nhà này trước tuy rằng trải qua gian khổ nhưng kết quả đều hạnh phúc. Cũng không có phát sinh ác hành của Bảo Liên Đăng tiền truyện, Ngọc Đế phái thập đại Kim Ô đem Dao Cơ phơi sống.

💫 Nguồn gốc của câu nói này có lẽ đã tìm thấy câu trả lời từ Sơn Hải Kinh. "Đoạn văn này được tìm thấy trong "Hải ngoại Tây Kinh" của Sơn Hải Kinh. Người bị thập đại Kim Ô phơi nắng trong truyền thuyết kia chính là phù thủy sửu nữ lớn lên mình đầy lông trắng, chấp hành nghi thức tế vũ, mà không phải Dao Cơ. Bởi vì trong "Sơn Hải Kinh" Dao Cơ có tên gọi thay cho "Nữ thi", có lẽ có người hiểu lầm nó là viết tắt của "Nữ Sửu Chi Thi", hơn nữa dân gian Hán tộc lại có truyền thuyết "Nhị Lang gánh núi đuổi mặt trời", chính là dễ nhầm lẫn với "Sơn Hải Kinh". Nghiêu Đế thấy mười mặt trời phơi nắng sửu nữ vẫn ko chết. Ko nhịn được đành phải phái thần xạ thủ Hậu Nghệ đi bắn chín Mặt Trời cứu nàng, trở thành điển cố.

💫 Kỳ thật, cách nói mẹ Dương Tiễn là Dao Cơ là không chính xác, là nhầm lẫn Vân Hoa cùng Vân Hoa phu nhân tên là Dao Cơ.

💫 Trong số rất nhiều phong hào đạo giáo của Dao Cơ mặc dù có một người là "Vân Hoa thượng cung phu nhân", nhưng lại là nữ nhi thứ 23 của Tây Vương Mẫu. Dao Cơ vốn là nữ nhi của Thiên Đế (Xích Đế), chưa gả đã chết. Dao Cơ được vào hệ thống biên chế của Đạo giáo, và được phong làm "Vân Hoa phu nhân".

💫 Mà theo "Nhị Lang Bảo Quyển" nói, mẹ của Nhị Lang là Vân Hoa Nữ, hay còn gọi là Vân Hoa tiên nữ. Dương Nhị Lang gánh núi đuổi nhật, lấy ngũ dạng hương, nấu thành linh đan đút cho mẫu thân Vân Hoa, cuối cùng Vân Hoa tỉnh lại, mẫu tử cuối cùng được đoàn tụ. Cho nên bởi vậy cũng có thể nghiệm chứng, trên phim mười Mặt Trời phơi nắng mẹ đẻ Nhị Lang chính là truyền nhầm, bổ sơn cứu mẫu của Nhị Lang kết cục là thành công.

💫 Ngoài ra, về việc gánh núi đuổi nhật, trong bảo liên đăng tiền truyện cũng có hiểu lầm. Dương Tiễn cứu mẫu thất bại đuổi giết thập đại kim ô, được gọi là Gánh Sơn đuổi nhật. Mà căn cứ vào "Hoài Hải cồng chiêng từ", muội muội của Ngọc Hoàng đại đế lén lút ở thế gian, cùng Dương Thiên Hữu kết hợp sinh hạ Dương Nhị Lang. Lúc nàng mang thai Dương tam muội thì được đưa về thiên đình. Dương Nhị Lang vì cứu mẫu thân cùng muội muội, không quản xa ngàn dặm đến núi Côn Lôn, tìm Ngọc Đỉnh chân nhân khổ học bản lĩnh. Ngọc Đế khó xử Nhị Lang, muốn hắn gánh vương ốc cùng Thái Hành nhị sơn. Nếu như thành công liền xá miễn cho mẫu thân hắn. Từ đó có truyền thuyết "Gánh sơn trục nhật" của Nhị Lang. Ngọc Đế bị bức bất đắc dĩ, phóng thích Dương mẫu, đem huynh muội hai người đều gia phong. Bởi vậy có thể thấy, bảo liên đăng tiền truyền đem gánh sơn đuổi nhật bổ sơn cứu mẫu thứ tự xảy ra đều là nhầm lẫn. Tức là, Nhị Lang gánh núi chính là vì cứu mẫu thân, mà không phải là báo thù.

🍀🍀🍀 2. Nghe điều không nghe tuyên.

Trong Tây Du Ký, Nhị Lang là cháu ngoại của Ngọc Đế, phong Chiêu Huệ Hiển thánh nhân hữu vương, còn gọi là Nhị Lang Hiển Thánh, ở Quán Giang khẩu, chịu hương khói hạ giới, giải quyết khó khăn cho vạn dân. Bên cạnh có Mai Sơn lục hữu làm bạn, gọi chung là Mai Sơn Thất Thánh. Dưới trướng có một ngàn hai trăm thảo đầu thần. Nhị Lang Thần xuất thân cao quý, nhưng bởi vì tâm cao khí ngạo không muốn dựa vào thanh danh ngọc đế, cho nên bình thường không qua lại với thiên đình, tựa như phú nhị đại không muốn dựa vào lực lượng gia tộc, muốn tự mình dốc sức đánh ra một khoảng trời riêng, có một loại tinh thần truyền cảm hứng. Vì thế hắn đối với Ngọc Đế, chỉ là "nghe điều không nghe tuyên", ý tứ phục tùng chính vụ cùng quân vụ an bài, không muốn lén lút qua lại mật thiết. Có phong cách kiệt ngạo bất tuân.

💫 Căn cứ vào thần thoại cổ đại miêu tả, Nhị Lang Thần chưa từng có chức quan chính thức ở Thiên Đình, càng chưa bao giờ làm tư pháp thiên thần, hắn cũng không có hứng thú đó. Dựa theo lời bảo liên đăng tiền truyện, Dương Tiễn là vì thay đổi ngăn cản bi kịch của mẫu thân tái diễn mà nhẫn nhục phụ trọng, nhưng trong thần thoại Dương Tiễn cứu mẫu thân là kết cục đoàn viên, đối với Dương Tiễn mà nói cũng không cần phải xen vào việc của người khác. Càng ko vì thiên điều ép bản thân sống ngược lại bản tính vốn có.

🍀🍀🍀 3. Liên kết với Bảo Liên Đăng

💫 Bổ sơn cứu mẫu còn có một phiên bản khác, đó là câu chuyện Trầm Hương bổ hoa sơn. Sau đó, hai phiên bản hợp lưu, câu chuyện "Bảo Liên Đăng" xuất hiện. Bất quá, mọi người so sánh một chút sẽ phát hiện hai câu chuyện này nhất mạch tương thừa, bao gồm quan hệ nhân vật cũng là mẹ con, cậu. Vì thế vô số người đặt câu hỏi vì sao Dương Tiễn lại 2 mặt như vậy, tự mình bổ núi cứu mẫu lại ngăn cản Trầm Hương cứu mẫu, đây không phải là 2 mặt sao? Kỳ thật đây là oan uổng Dương Tiễn. Bởi vì Dương Tiễn bổ sơn cứu mẫu và Bảo Liên Đăng khởi nguồn là hai câu chuyện hoàn toàn độc lập. Dương Tiễn vốn là con trai duy nhất, mà nhân vật phản diện trong Bảo Liên Đăng là Hoa Nhạc Nhị Lang. Sau đó hai phiên bản là hợp nhất, đưa Dương Tiễn vào Bảo Liên Đăng làm ca ca của Tam thánh mẫu kiêm nhân vật phản diện, người xấu này liền do Dương Tiễn làm.

💫 Nếu biết nguyên nhân và hậu quả của việc này, chúng ta sẽ biết thật sự oan uổng Dương Tiễn. Dương Tiễn trong hệ thống thần thoại của mình vẫn là du hiệp tán tiên nghe điều không nghe tuyên, ngạo tính quy quán giang. Bảo Liên Đăng tiền truyền để giải quyết vấn đề logic của "2 mặt" này, đối với câu chuyện của Dương Tiễn đã tiến hành cải biên rất lớn, đem cứu mẫu thành công thành thất bại, bởi vậy phía sau ẩn nhẫn chịu đựng, nhập triều làm quan, đổi thiên điều, tiếp nối câu chuyện bảo liên đăng mới miễn cưỡng nói rõ. Nhưng chúng ta vẫn phải biết rằng, trong thần thoại không phải như vậy, tóm tắt đơn giản một chút chính là Dương Tiễn cứu mẫu thành công, chưa từng làm quan thiên đình, cũng không phải là hai mặt.

• Nguồn : weibo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro