💮💮💮💮THUẬT NGỮ 💮💮💮💮

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRÁNH NHẦM LẪN


1. OT ?

OT được viết tắt của từ One True. OT thường được sử dụng đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc. Ví dụ như OT7 là fandom của BTS, mang ý nghĩa là quan tâm, yêu thương, ủng hộ cả 7 thành viên, nhóm chỉ hoàn hảo khi có đủ 7 người mà không thiếu hoặc thêm ai.

Ngoài ra, OTP là viết tắt của Only True Pairing. Được hiểu là sự kết hợp giữa những thành viên trong một nhóm nhạc mà bạn yêu thích. Ví dụ như OTP của tôi là VMin, là kết hợp giữa V và Jimin.


2. Hardship ?

Hardship được sử dụng khi gán ghép 2 đối tượng nhiệt tình, có niềm tin 2 người này thật sự có tình cảm. Đồng thời, 2 người này cũng là cặp đôi mà bạn quan tâm nhiều nhất trong vô vàn cặp đôi khác mà bạn gán ghép. Ví dụ, tôi là hardship VMin, họ là soulmate của nhau chẳng hạn.


3. Sasaeng ?

Sasaeng fan (사생팬) được biết đến rộng rãi như là người hâm mộ bị ám ảnh quá mức bởi Hallyu. Mặc dù "sasaeng" phần lớn không được coi là người hâm mộ, nhưng nhiều nguồn vẫn gọi họ là "sasaeng fan". Sasaeng chỉ những người hâm mộ phát cuồng vì thần tượng của mình. Các sasaeng fan sẽ không ngần ngại mà làm những việc điên rồ như theo dõi thần tượng cả ngày hay bỏ ra một số tiền lớn để quấy rối thần tượng.

Sasaeng là một trường hợp hoàn toàn khác, tách biệt khỏi fan only và akgae fan. Sasaeng fan là fan cuồng, có thể của cả nhóm hoặc một thành viên trong nhóm. Bộ phận fan này sẽ làm mọi cách, không tiếc thời gian và tiền bạc để đeo bám và bày tỏ tình yêu một cách cực đoan với thần tượng.


4. Stan ?

Stan là từ ghép của “stalker” và “fan” dùng để chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt (fan cứng) đích thực, luôn theo dõi và ủng hộ một nhóm hoặc người nổi tiếng cụ thể bất cứ lúc nào. Khi bạn stan một cái gì đó, bạn thường yêu nó rất nhiều.


5. Bias ?

Bias chính là thành viên bạn yêu thích nhất trong nhóm nhạc và đối xử đặc biệt hơn so với thành viên khác, nhưng bạn vẫn yêu thương các thành viên còn lại trong nhóm. Thần tượng bạn yêu thích nhất trong Kpop được gọi là Ultimate bias. Ví dụ, RM chính là bias của mình.


6. Fan Only ?

Fan only hay còn gọi là fan độc duy là trường hợp chỉ hâm mộ một thành viên của nhóm. Trở thành only fan có nhiều lý do, nổi bật nhất là ủng hộ nhóm nhưng bị thu hút đặc biệt bởi một thành viên hoặc biết đến thành viên đó qua hoạt động cá nhân nên không quan tâm đến nhóm. Nhìn chung fan only không gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm cũng như cộng đồng fandom. Tùy theo tình hình, lâu dần họ sẽ yêu mến cả nhóm do "thương ai thương cả đường đi lối về".


7. Akgae ?

Akgae fan (악성개인팬) có nghĩa là “fan cá nhân thâm độc”, là sự kết hợp của “악질” và “개인”, trong đó “개인” là only và “악질” là xấu tính. Như vậy, akgae fan là những fan only xấu tính. Đây là thành phần gây nhức nhối và độc hại nhất trong fandom. Để thể hiện tình yêu mãnh liệt với thần tượng, những fan này sẵn sàng hạ bệ những thành viên cùng nhóm để chứng minh idol của mình là nhất. Họ cũng thường xuyên soi mói và chửi rủa thậm tệ nếu cho rằng các thành viên khác cư xử không phải phép với thần tượng của mình.

Akgae là tác nhân chia rẽ fandom khi thường xuyên châm ngòi cho những cuộc chiến không đáng có.


8. Anti/Hater ?

Anti fan là loại fan này đi ngược lại với fan chân chính. Cộng đồng antifan ghét bỏ, chê bai thần tượng của bạn “lên bờ xuống ruộng” chúng nó chửi thẳng mặt thần tượng của bạn, chửi đến bàn thờ ông bà tổ tiên, khiến cho thần tượng bị tổn thương về mặt tâm lý, không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh nữa, và đương nhiên chúng nó cũng sẽ chửi luôn cả fandom đó. Đó cũng chỉ là công việc phụ của nó thôi. Công việc chính của chúng nó là tạo bão scandal cho thần tượng của các bạn, mặt kệ có thật hay không chúng nó nó vẫn tạo được một cái scandal nhỏ hoặc lớn. Mục đích của việc này là khiến cồng đồng mạng tẩy chay, kiềm hãm sự phát triển của các idol Kpop và khi bị như vậy thì thần tượng sẽ bị cả Knet nói riêng cũng như fan quốc tế nói chung tẩy chay một cách không thương tiết và chỉ có thể trở lại hoạt động như ban đầu khi được giải oan, nhưng hoạt động lại cũng chưa chắc gì được nổi tiếng như lúc trước.


9. Non-fan?

Non-fan là đại từ xưng hô dùng để chỉ những người hâm mộ mới, trẻ, đang tìm hiểu về một nhóm nhạc nào đó chứ chưa hẳn trở thành fan thực thụ. Non fan cũng có thể chỉ những người hâm mộ yêu thích nhóm nhạc với tư cách “người qua đường” chứ cũng không tính là fan gạo cội nên một người có thể là non-fan của nhiều nhóm nhạc. Ví dụ, một người là non-fan của BTS thì chưa chắc người đó là ARMY.


10. Fanti?

Fanti KHÔNG PHẢI LÀ ANTIFAN, mặc dù từ “fanti” là sự kết hợp giữa fan và antifan, nhưng thường thì tỉ lệ fan sẽ chiếm 99.999999%, họ yêu thương thần tượng cũng như những fan khác chứ không xấu xa như antifan. Họ chính là những hủ muối của mỗi fandom, gọi họ như vậy là vì công việc chính của họ là chuyên soi ảnh (video) của thần tượng, họ soi rất kĩ không chừa một chi tiết nào, soi cả ảnh trên sân khấu, ngoài đời hay trong các show thực tế, tất cả đều soi, miễn là có ảnh là sẽ soi (tùy trường hợp). Sau khi soi xong, họ sẽ ghép nhưng câu nói mang tính chất “nhiều muối” lên tấm ảnh đó rồi up lên những nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích “vui là chính”.

Sẽ bổ sung !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kpop#news