Excel

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Excel cung cấp một nhóm các hàm tính khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên trong
phạm vi chương trình chúng ta sẽ nghiên cứu 4 hàm tính khấu hao đơn giản
tương ứng với hai phương pháp tính khấu hao TSCĐ là: hàm SLN (phương
pháp khấu hao tuyến tính) và các hàm SYD, DB, DDB (phương pháp khấu hao
nhanh).
1.1 Hàm SLN (Straight Line)
- Tính khấu hao TSCĐ với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng thời
gian xác định
- Cú pháp: =SLN(cost, salvage, life)
Trong đó: cost là giá trị ban đầu của TSCĐ, salvage là giá trị còn lại ước
tính của tài sản sâu khi đã khấu hao, life là đời hữu dụng của TSCĐ.
- Hàm SLN tính khấu hao theo công thức:
SLN = (cost – salvage)/ life
1.2 Hàm SYD (Sum of Year'Digits)
-Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCĐ trong một khoảng thời gian
xác định.
- Cú pháp: = SYD(cost, salvage, life, per)
Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN
per là số thứ tự năm khấu hao
1.3 Hàm DB (Declining Balance)
- Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian xác định.
- Cú pháp: =DB(cost, salvage, life, period, month)
Trong đó: các tham số cost, salvage, life như ở hàm SLN period là kỳ khấu hao
month số tháng trong năm đầu. Nếu bỏ qua Excel sẽ tính với month = 12 tháng.
1.4 Hàm DDB (Double Declining Balance)
- Tính khấu hao cho một TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần (số dư giảm gấp đôi hay một tỷ lệ giảm khác do yêu cầu quản l. có thể được lựa chọn).
- Cú pháp: =DDB(cost, salvage, life, period, factor)
Trong đó: các tham số cost, salvage, life, periond như ở hàm DB factor là tỷ lệ trích khấu hao. Nếu bỏ qua Excel gán là 2.
2 Các công thức tính toán giá trị dòng tiền trong Excel
Excel cung cấp cho chúng ta một nhóm các hàm tính toán giá trị dòng tiền
như FV, PV, PMT.
2.1 Hàm FV (Future Value)
- Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo
định kỳ hoặc gửi thêm vào.
- Cú pháp: =FV(rate, nper, pmt, pv, type)
Trong đó:
rate là lãi suất mỗi kỳ
nper là tổng số kỳ tính lãi
pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0
pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0
type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
2.2 Hàm PV (Present Value)
- Trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo từng kỳ.
- Cú pháp: =PV(rate, nper, pmt, fv, type)
Trong đó: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư

rate là lãi suất mỗi kỳ
nper là tổng số kỳ tính lãi
pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0
pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0
type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định)

2.3 Hàm PMT (Payment)
- Trả về khoản tương đương từng kỳ cho một khoản đầu tư có lãi suất cố
định trả theo định kỳ.
- Cú pháp: =PMT(rate, nper, pv, fv, type)
: fv là giá trị tương lai của khoản đầu tư

rate là lãi suất mỗi kỳ
nper là tổng số kỳ tính lãi
pmt là số tiền phải trả đều trong mỗi kỳ, nếu bỏ trống thì coi là 0
pv là giá trị hiện tại của khoản đầu tư, nếu bỏ trống thì coi là 0
type là hình thức thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối mỗi kỳ (mặc định)


3 Các công thức khác có liên quan
Ngoài các công thức tính toán giá trị của dòng tiền ta còn có một số các
công thức khác có liên quan như: tính lãi suất danh nghĩa, tính lãi suất thực tế,
tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư khi lãi suất thay đổi , tính khoản lãi
phải trả…
Excel cũng cung cấp một nhóm các hàm tương ứng với các công thức đó.
3.1 Hàm EFFECT
- Tính lãi suất thực tế hàng năm cho một khoản đầu tư
- Cú pháp: =EFFECT(Nominal_rate, npery)
Trong đó:
Nominal_rate là lãi suất danh nghĩa
npery là số kỳ tính lãi trong năm
3.2 Hàm NOMINAL
- Đây là hàm tính ngược của hàm EFFECT .Tính lãi suất danh nghĩa hàng
năm cho một khoản đầu tư.
- Cú pháp: =NOMINAL(Effect_rate, npery)
Trong đó: Effect_rate là lãi suất thực tế
npery là số kỳ tính lãi trong năm
3.3 Hàm FVSCHEDULE
- Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư khi lãi suất thay đổi.
- Cú pháp: =FVSCHEDULE(principal, schedule)
Trong đó:
principal là giá trị hiện tại của một khoản đầu tư
schedule là một dãy lãi suất được áp dụng
- Công thức tính:
FVSCHEDULE = principal * (1+rate1) * (1+rate2)*…* (1+raten)
với rate là lãi suất kỳ thứ i
3.4 Hàm IPMT (Interest Payment)
- Tính khoản lãi phải trả trong một khoảng thời gian cho một khoản đầu tư
có lãi suất cố định trả theo định kỳ cố định.
- Cú pháp: =IPMT(rate, per, nper, pv, fv, type)
Trong đó:
rate là lãi suất cố định
per là khoảng thời gian cần tính lãi
nper tổng số lần thanh toán
pv là khoản tiền vay hiện tại
fv là khoản tiền còn lại khi đến kỳ thanh toán.
type là kiểu thanh toán. Nếu type = 1 thì thanh toán đầu kỳ (niên kim đầu
kỳ), nếu type = 0 thì thanh toán vào cuối kỳ (mặc định)

---------- Bài viết đã được nhập tự động bởi hệ thống ----------

3.3 CÁC HÀM TÍNH GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Đầu tư vào chứng khoán cũng là một lĩnh vực đầu tư tài chính hết sức
quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì thế việc tính toán lãi suất đầu tư chứng
khoán là hết sức cần thiết. Để việc tính toán đơn giản, nhanh chóng và chính xác
hơn Excel cung cấp một số hàm tính toán giá trị đầu tư như hàm ACCRINTM,
INTRATE, RECEIVED…
Các tham số ngày tháng của các hàm tính giá trị chứng khoán trong Excel
đều được đưa vào dưới dạng một chuỗi số tuần tự. Để đổi ngày tháng ra chuỗi số
tuần tự ta nên dùng hàm DATE(year,month, day).
3.3.1 Hàm ACCRINTM (Accrued Interest at Maturity)
- Tính lãi gộp cho một chứng khoán trả vào ngày tới hạn
- Cú pháp: = ACCRINTM(issue, maturity, rate, par, basis)
Trong đó:
issue là ngày phát hành
maturity là ngày tới hạn
rate là tỷ suất của cuốn phiếu
par là giá trị mỗi cuốn phiếu. Nếu bỏ qua Excel sẽ gán là $1000
basis là số ngày cơ sở. Nếu basis = 0 thì năm có 360 ngày, basis = 1 thì
năm có 365 ngày.
- Công thức tính:
ACCRINTM =par*rate*(A/D)
với D là năm cơ sở, A là số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày tới hạn
Ví dụ 3.16: Tính lãi gộp cho một trái phiếu kho bạc phát hành ngày
15/02/2005 và ngày tới hạn là 18/03/2006 có tỷ suất là 4%/năm và giá trị cuốn phiếu là 1000$. (tính một năm có 365 ngày).
Sử dụng hàm ACCRINTM
=ACCRINTM("02/15/05","03/18/06",0.04,1000,1)
= 43.397 $
3.3.2 Hàm INTRATE (Interest Rate)
- Tính lãi suât của một chứng khoán được đầu tư hết.
- Cú pháp:
=INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basis)
Trong đó:
settlement là ngày thanh toán
maturity là ngày tới hạn
investment khoản tiền đầu tư
redemption là khoản tiền thu được vào ngày tới hạn
basis là số ngày cơ sở
Chú ý: Cần phân biệt giữa ngày thanh toán và ngày tới hạn. Nếu có một
trái phiếu ********* có thời hạn là 5 năm được phát hành ngày 01/04/2000 và 1 tháng sau thì có ng ời mua chứng khoán này thì ngày thanh toán là 01/05/2000
và ngày tới hạn là 01/04/2005.
- Công thức tính
INTRATE = ((redemption-investment)/investment )*(B/DIM)
với B là số ngày trong năm cơ sở, DIM là số ngày tính từ ngày thanh toán
tới ngày tới hạn.
Ví dụ 3.17: Tính lãi suất cho một chứng khoán có ngày thanh toán là
01/02/2005, ngày tới hạn là 18/06/2006, tiền đầu tư là 10 000$, tiền thu được là
12 000$, cơ sở là 0.
Sử dụng hàm INTRATE ta tính được lãi suất như sau:
=INTRATE("02/01/05","06/18/06",10000,12000,0)
=0.145

I. HÀM LOGIC.

1. Hàm AND:

- Cú pháp:   AND (Logical1, Logical2, ….)

- Các đối số:   Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện. 

- Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

Lưu ý:

  - Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.

  - Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.

  - Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

- Ví dụ:    =AND(D7>0,D7<5000)

2. Hàm OR:

- Cú pháp:   OR (Logical1, Logical2…)

- Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

- Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

- Ví dụ:  =OR(F7>03/02/74,F7>01/01/2002)

3. Hàm NOT:

- Cú pháp:   NOT(Logical)

- Đối số: Logical là một giá trị hay một biểu thức logic.

- Hàm đảo ngược giá trị của đối số. Sử dụng NOT khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này.

II. NHÓM HÀM TOÁN HỌC.

1. Hàm ABS:

- Lấy giá trị tuyệt đối của một số

- Cú pháp: ABS(Number)

- Đối số: Number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.

- Ví dụ:   =ABS(A5 + 5)

2. POWER:

- Hàm trả về lũy thừa của một số.

- Cú pháp: POWER(Number, Power)

- Các tham số:  Number: Là một số thực mà bạn muốn lấy lũy thừa.

- Power: Là số mũ.

- Ví dụ    = POWER(5,2) = 25

3. Hàm PRODUCT:

- Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.

- Cú pháp:    PRODUCT(Number1, Number2…)

- Các tham số: Number1, Number2… là dãy số mà bạn muốn nhân.

4. Hàm MOD:

- Lấy giá trị dư của phép chia.

- Cú pháp: MOD(Number, pisor)

- Các đối số:   Number: Số bị chia.

- pisor: Số chia.

5. Hàm ROUNDUP:

- Làm tròn một số.

-  Cú pháp:  ROUNDUP(Number, Num_digits)

- Các tham số:   Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.

- Number_digits: là bậc số thập phân mà bạn muốn làm tròn.

- Chú ý:

  - Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân.

  - Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất.

  - Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn phần nguyên sau dấu thập phân.

6. Hàm EVEN:

- Làm tròn lên thành số nguyên chẵn gần nhất.

- Cú pháp: EVEN(Number)

- tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.

- Chú ý:

- Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!

 7. Hàm ODD:

- Làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất.

- Cú pháp: ODD(Number)

- Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn.

8. Hàm ROUNDDOWN:

- Làm tròn xuống một số.

- Cú pháp:   ROUNDDOWN(Number, Num_digits)

- Các tham số: tương tự như hàm ROUNDUP.

III. NHÓM HÀM THỐNG KÊ.

A. Nhóm hàm tính tổng

- 1. Hàm SUM:

- Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

- Cú pháp:   SUM(Number1, Number2…)

- Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

2. Hàm SUMIF:

- Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

- Cú pháp:  SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)

- Các tham số:  Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.

- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.

- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.

- Ví dụ:    = SUMIF(B3:B8,”<=10″)

- Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.

B. Nhóm hàm tính giá trị trung bình

1. Hàm AVERAGE:

- Trả về gi trị trung bình của các đối số.

- Cú pháp:    AVERAGE(Number1, Number2…)

- Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.

2. Hàm SUMPRODUCT:

- Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.

- Cú pháp:    SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)

- Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.

- Chú ý:

-  Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.

- C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất

1. Hàm MAX:

- Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

- Cú pháp:   MAX(Number1, Number2…)

- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

2. Hàm LAGRE:

- Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.

- Cú pháp:   LARGE(Array, k)

- Các tham số:  Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.

- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

3. Hàm MIN:

- Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

- Cú pháp:   MIN(Number1, Number2…)

- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

4. Hàm SMALL:

- Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.

- Cú pháp:  SMALL(Array, k)

- Các tham số:   Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.

- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.

D. Nhóm hàm đếm dữ liệu

1. Hàm COUNT:

- Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.

- Cú pháp:  COUNT(Value1, Value2, …)

- Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

2. Hàm COUNTA:

- Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.

- Cú pháp:  COUNTA(Value1, Value2, …)

- Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

3. Hàm COUNTIF:

- Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.

- Cú pháp:   COUNTIF(Range, Criteria)

- Các tham số:   Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.

- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.

- Ví dụ:  = COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100)

IV. NHÓM HÀM CHUỖI.

1. Hàm LEFT:

- Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.

- Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)

- Các đối số: Text: Chuỗi văn bản.

- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.

- Ví dụ:  =LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”

2. Hàm RIGHT:

- Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.

- Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)

- Các đối số: tương tự hàm LEFT.

- Ví dụ:  =RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”

3. Hàm MID:

- Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.

- Cú pháp:  MID(Text,Start_num, Num_chars)

- Các đối số: Text: chuỗi văn bản.

- Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.

- Num_chars: Số ký tự cần trích.

4. Hàm UPPER:

- Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.

- Cú pháp: UPPER(Text)

5. Hàm LOWER:

- Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.

- Cú pháp: LOWER(Text)

6. Hàm PROPER:

- Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.

- Cú pháp: PROPER(Text)

- Ví dụ:  =PROPER(phan van a) = “Phan Van A”

7. Hàm TRIM:

- Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.

- Cú pháp: TRIM(Text)

V. NHÓM HÀM NGÀY THÁNG.

1. Hàm DATE:

- Hàm Date trả về một chuỗi trình bày một kiểu ngày đặc thù.

- Cú pháp: DATE(year,month,day)

- Các tham số:

- Year: miêu tả năm, có thể từ 1 đến 4 chữ số. Nếu bạn nhập 2 chữ số, theo mặc định Excel sẽ lấy năm bắt đầu là: 1900.(Ví dụ)

- Month: miêu tả tháng trong năm. Nếu month lớn hơn 12 thì Excel sẽ tự động tính thêm các tháng cho số miêu tả năm.

- Day: miêu tả ngày trong tháng. Nếu Day lớn hơn số ngày trong tháng chỉ định, thì Excel sẽ tự động tính thêm ngày cho số miêu tả tháng.

Lưu ý:

- Excel lưu trữ kiểu ngày như một chuỗi số liên tục, vì vậy có thể sử dụng các phép toán cộng (+), trừ (-) cho kiểu ngày.(Ví dụ)

2. Hàm DAY:

- Trả về ngày tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Giá trị trả về là một số kiểu Integer ở trong khoảng từ 1 đến 31.

- Cú pháp: DAY(Serial_num)

- Tham số:

- Serial_num: Là dữ liệu kiểu Date, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.

3. Hàm MONTH:

- Trả về tháng của chuỗi ngày được mô tả. Giá trị trả về là một số ở trong khoảng 1 đến 12.

- Cú pháp: MONTH(Series_num)

- Tham số:

- Series_num: Là một chuỗi ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác.

4. Hàm YEAR:

- Trả về năm tương ứng với chuỗi ngày đưa vào. Year được trả về là một kiểu Integer trong khoảng 1900-9999.

- Cú pháp: YEAR(Serial_num)

- Tham số:

- Serial_num: Là một dữ liệu kiểu ngày, có thể là một hàm DATE hoặc kết quả của một hàm hay công thức khác

5. Hàm TODAY:

- Trả về ngày hiện thời của hệ thống.

- Cú pháp: TODAY()

- Hàm này không có các đối số.

6. Hàm WEEKDAY:

- Trả về số chỉ thứ trong tuần.

- Cú pháp: WEEKDAY(Serial, Return_type)

- Các đối số: - Serial: một số hay giá trị kiểu ngày.

                    - Return_type: chỉ định kiểu dữ liệu trả về.

VI. HÀM VỀ THỜI GIAN.

1. Hàm TIME:

- Trả về một chuỗi trình bày một kiểu thời gian đặc thù. Giá trị trả về là một số trong khoảng từ 0 đến 0.99999999, miêu tả thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59.

- Cú pháp:  TIME(Hour,Minute,Second)

- Các tham số: Được tính tương tự ở hàm DATE.

- Hour: miêu tả giờ, là một số từ 0 đến 32767.

- Minute: miêu tả phút, là một số từ 0 đến 32767.

- Second: miêu tả giây, là một số từ 0 đến 32767.

2. Hàm HOUR:

- Trả về giờ trong ngày của dữ liệu kiểu giờ đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 (12:00A.M) đến 23 (11:00P.M).

- Cú pháp: HOUR(Serial_num)

- Tham số:

- Serial_num: Là dữ liệu kiểu Time. Thời gian có thể được nhập như:

- Một chuỗi kí tự nằm trong dấu nháy (ví dụ “5:30 PM”)

- Một số thập phân (ví dụ 0,2145 mô tả 5:08 AM)

- Kết quả của một công thức hay một hàm khác.

3. Hàm MINUTE:

- Trả về phút của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.

- Cú pháp: MINUTE(Serial_num)

- Tham số:   Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.

4. Hàm SECOND:

- Trả về giây của dữ liệu kiểu Time đưa vào. Giá trị trả về là một kiểu Integer trong khoảng từ 0 đến 59.

- Cú pháp: SECOND(Serial_num)

- Tham số: Serial_num: Tương tự như trong công thức HOUR.

5. Hàm NOW:

- Trả về ngày giờ hiện thời của hệ thống.

- Cú pháp: NOW()

- Hàm này không có các đối số.

VII. NHÓM HÀM DÒ TÌM DỮ LIỆU.

1. Hàm VLOOKUP:

- Tìm ra một giá trị khác trong một hàng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong cột đầu tiên của bảng nhập vào.

- Cú pháp:

- VLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])

- Các tham số:

- Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm.

- Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.

-  Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.

- Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh.

- Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.

Chú ý:

- Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.

- Ví dụ:   =VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)

- Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2.

 2. Hàm HLOOKUP:

-  Tìm kiếm tương tự như hàm VLOOKUP nhưng bằng cách so sánh nó với các giá trị trong hàng đầu tiên của bảng nhập vào.

- Cú pháp:  HLOOKUP(Lookup Value, Table array, Col idx num, [range lookup])

- Các tham số tương tự như hàm VLOOKUP.

3. Hàm INDEX:

- Trả về một giá trị hay một tham chiếu đến một giá trị trong phạm vi bảng hay vùng dữ liệu.

- Cú pháp:

- INDEX(Array,Row_num,Col_num)

- Các tham số:

- Array: Là một vùng chứa các ô hoặc một mảng bất biến.

- Nếu Array chỉ chứa một hàng và một cột, tham số Row_num hoặc Col_num tương ứng là tùy ý.

- Nếu Array có nhiều hơn một hàng hoặc một cột thì chỉ một Row_num hoặc Col_num được sử dụng.

- Row_num: Chọn lựa hàng trong Array. Nếu Row_num được bỏ qua thì Col_num là bắt buộc.

- Col_num: Chọn lựa cột trong Array. Nếu Col_num được bỏ qua thì Row_num là bắt buộc.

Xem thêm:hướng dẫn sử dụng, sử dụng các hàm trong excel, các hàm trong excel, các hàm cơ bản trong excel

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro