V.Mùa mưa nắng - Trẻ em & Tình bạn - 2016,2017,2018,2019,2020;21,22,23

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Điệu nhạc thần thánh sáng tạo thế giới và các vị thần
Eru ( còn được gọi là Ilúvatar) đấng tối cao, qua ý nghĩ ngài đã tạo ra Ainur, những tâm linh thần thánh, dưới sự dẫn dắt của Ilúvatar họ đã hoàn thành bài hùng ca vĩ đại. Trong khi họ vui vẽ ca hát trong vinh quang, Melkor kẻ mạnh mẽ nhất trong Ainur, bắt đầu có những ý nghĩ xấu xa của riêng hắn, điều đó dẫn đến sự bất hoà hợp trong điệu nhạc thần thánh. Hắn thường một mình đi đến những nơi trống vắng của Vũ Trụ và tìm kiếm nơi ấy ngọn lửa bất diệt. Tuy không tìm được những gì hắn mong muốn, nhưng hắn đã có những ý nghĩ riêng, và ý nghĩ xấu xa đó đã len lõi vào điệu nhạc thần thánh với những âm thanh gay gắt làm tan đi những giai điệu yên bình, thanh tao lúc đầu. Và cũng kể rằng có rất nhiều Ainur không còn hát những bài hát của riêng họ mà đi theo tiếng gọi xấu xa và hoà nhịp cùng Melkor.
Ilúvatar đã thay đổi điệu nhạc, nhưng Melkor vẫn cố đưa vào điệu nhạc những âm thanh chua chát. Đã ba lần Ilúvatar thay đổi điệu nhạc để chống lại sư xấu xa đó, và cuối cùng ngài đã mang đến điệu nhạc của họ một tia sáng. Trong ý nghĩ đó, Arda hay còn gọi là thế giới đã được hình thành. Các Ainur đã đoán trước sự kiện về sự xuất hiện của những đứa con của Ilúvatar trong cõi Arda, những đứa con của ngài bao gồm Tiên và loài Người. Với niềm phấn khởi illuvartar đã cho phép một vài Ainur đi vào cõi Arda với điều kiện là họ mãi mãi sống quanh ranh giới của Arda và trong số đó Manwë là kiên cường nhất. Ainur có quyền năng nhất còn được gọi là Valar, họ là những vị thần góp phần xây dựng cấu trúc cho Arda. Bên cạnh các vị thần Valar, Melkor cũng bí mật đi vào Arda, với lòng thù hận đối với Ilúvatar và Valar, hắn kiên quyết tiêu diệt những gì tốt đẹp mà Valar đã gầy công xây dựng . Câu truyện xây quanh 7 vị thần Valar và 7 vị nữ thần Valier, họ là những linh hồn tâm linh Ainur đã đi vào cõi Arda và chính họ đã định hình nên Arda và miệt mài xây dựng cấu trúc của nó từ thuở ban sơ.
Manwë và Melkor là hai anh em được tạo ra trong cùng ý nghĩ của Illuvatar, trong khi Melkor là kẻ có quyền năng cao hơn nhưng Manwë lại được Illuvatar thương yêu hơn và được chọn là vua của tất cả vì vua trong cõi Arda. Manwë là vị thần gió với thần thông hô phong hoán vũ, vợ của ngài là nữ thần Varda, vị thần mà người Tiên còn gọi là Elbereth, nữ hoàng của những vì Tinh Tú. Cùng nhau họ sống trên đỉnh Taniquetil, ngọn núi cao nhất của Arda. Trong khi Manwë có cặp mắt tinh thông có thể nhìn thấy những gì diễn ra ở tận chốn xa xăm thì nữ thần Vardar lại có đôi tai có thể nghe thấy những tiếng than khóc, khổ đau ở tận nơi đen tối của tận cùng Trái Đất. Cùng nhau họ có thể biết được những gì đang xãy ra trong cõi Arda
Ulmo là vị thần nước, ngài là người bạn thân của vị thần gió Manwë. Ngài vẫn mãi cô đơn vì thích cuộc sống rài đây mai đó không bị ràng buộc, ngài không sống một chổ cố định và hiển hiện trong tất cả các làn nước trên cõi Arda. Ngài có một kiến thức uyên thâm hơn cả Manwë đặc biệt là những gì diễn ra với Tiên và Con Người vì trái tim của ngài đã dành trọn cho những đứa con của đấng Illuvatar.
Aulë là vị thần vật chất, ngài đã tạo ra đất, kim loại, vật chất trong cõi Arda. Ngài rất giống Melkor cả trong suy nghĩ lẫn quyền lực nhưng họ lại là hai kẻ thù truyền kiếp vì không giống như Melkor ngài một mực trung thành với đấng Illuvatar. Vợ của ngài là Yavanna một nữ thần Hoa Quả, bà trông nôm cho tất cả loài cây và muôn thú trên Trái Đất.
Mandos và Lórien cũng là hai anh em được tạo ra trong cùng ý nghĩ của Illuvatar, cùng nhau họ trông giữ những linh hồn. Mandos được biết đến nhiều hơn với căn nhà của ngài, nơi những linh hồn Tiên sau khi chết sẽ đến đó yên nghĩ và chờ đến lượt phục sinh. Ngài được ban cho món quà là có thể thấy trước những gì xãy ra trong tương lai duy chỉ những việc mà đấng Illuvatar chưa tiết lộ. Vợ của ngài là nữ thần Vairë một vị thần Thêu Dệt.
Trong khi đó Lórien và vợ của ngài là nữ thần Estë thì trông nôm những linh hồn của vạn vật đang sinh tồn, khu vườn của họ là nơi những linh hồn đến và yên nghĩ Nienna là em gái của Mandos và Lórien, bà là nữ thần sầu muộn, xoa dịu đi những nỗi đau thống khổ trên cuộc đời.
Tulkas là vị thần đến Arda sau cùng, nhưng ngài có sức mạnh phi phường và đã giúp Valar trong nhiều trận chiến chống lại Melkor. Vợ của ngài là nữ thần Nessa vốn là chị gái của vị thần rừng Oromë, bà rất thích nhãy múa và ca hát.
Vị thần Oromë rất oai hùng trong trận chiến, nhưng ngài rất yêu thích những khu rừng nơi chốn Trung Địa và ít khi xa rời nó. Vợ của ngài là nữ thần Vána, muôn hoa đua nỡ, muôn chim hót vang những nơi bà đặt chân đến.
Melkor không được liệt vào nhóm Valar mặc dù hắn là kẻ được Ilúvatar trao quyền năng nhiều nhất. Nhưng hắn sử dụng quyền năng đó vào những việc xấu xa, tàn ác. Hắn ham muốn thống trị Arda và những sinh linh cư ngụ nơi đó.
Valarindilà những linh hồn tâm linh cũng được Ilúvatar tạo ra nhằm mục đích trợ giúp cho Valar, quyền năng của họ so với Valar thì thấp hơn một bậc. Tuy Nhiên họ góp phần rất quan trọng trong lịch sử của Trung Địa, những Valarindinỗi tiếng có thể kể: Sauron thuộc về nhà Aulë, Phù Thuỷ Trắng Saruman cũng thuộc về nhà Aulë, Phù Thuỷ Nâu Radagast thuộc về nhà Yavanna, và Phù Thuỷ Xám Gandalf thuộc về nhà Manwë và Varda
Vào những buổi ban sơ, Melkor đã dẫn dụ rất nhiều Valarindiphục vụ cho hắn, nỗi tiếng nhất trong số đó là Sauron và hắn được xem là thuộc hạ thân tính nhất của Melkor. Hắn còn được biết đến với biệt danh Gorthaur Kẻ Tàn Ác
Melkor cũng đã dẫn dụ những Valarindikhác hiển hiện từ những linh hồn rực lửa, những con quái vật với thân xác bừng trong lửa đỏ với chiếc roi và thanh kiếm lửa, chúng được gọi là Balrog, những tên thuộc hạ khó tiêu diệt nhất của Melkor.
Thế giới ban đầu
Trước khi Arda đã được định hình hoàn toàn, trận chiến thứ nhất giữa các Valar và Melkor đã bắt đầu. Các dòng sông Valar đào xới, Melkor vun tay vùi lấp, ngọn núi Valar bồi đấp, Melkor làm sụp đổ. Cho đến khi vị thần Tulkas một Valar cam đảm nhất đặt chân vào chốn Arda, Melkor đã bỏ chạy từ tiếng thét và cơn thịnh nộ của ngài, từ đó thế giới được yên bình.
Giờ đây thế giới vẫn còn chìm trong bóng tối, cho nên dưới sự thỉnh cầu của nữ thần Yavanna, vị thần Aulë đã làm nên Hai Ngọn Đèn vĩ đại có tên gọi Illuin và Ormal. Chúng được đặt nơi Cực Bắc và Cực Nam của Trái Đất, và từ đó thế giới tràn đầy ánh sáng. Muôn cây, muôn thú bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Valar ngụ trên một hòn đảo có tên gọi là Almaren, hòn đảo đó là nơi duy nhất trên Trung Địa mà ánh sáng từ Hai Ngọn Đèn giao thoa, nơi ấy tràn ngập ánh sáng và mùa xuân luôn thức giấc.
Trong khi Valar yên nghĩ sau hàng ngàn năm lao động cực lực, thì Melkor vẫn không ngủ yên, hắn đến Arda một lần nữa và xây dựng căn cứ địa ở phía bắc với tên gọi Utumno. Hắn tập trung tất cả bọn thuộc hạ đưa quân đi tiêu diệt Hai Ngọn Đèn, tiêu diệt các lãnh địa, hải đảo, làm thế giới chao đão trong biển lửa. Vì cố gắng khôi phục lại những gì đã bị Melkor tàn phá nên Valar không tấn công hắn vào thời điểm đó. Sự huỷ diệt của Hai Ngọn Đèn dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Almaren. Valar đến sống một nơi khác tận phía cực Tây của thế giới, nó có tên gọi Aman. Họ cho nâng những ngọn núi Pelóri, làm thành hào phòng vệ từ sự tấn công bên ngoài. Họ cũng xây một thành phố chính nơi họ cư ngụ, thành phố ấy được bảo vệ nghiêm ngặt và nó có tên gọi Valinor.
Vào lúc đó, nữ thần Hoa Quả Yavanna dốc hết quyền năng của mình và hát vang bài hát về Hai Cây của Valinor, làm nên kỷ nguyên Hai Cây. Cây thứ nhất đâm trồi có tên gọi Telperion, nó phát ra nguồn ánh sáng bạc mát lạnh. Và cây thứ Hai nảy nở có tên gọi Laurelin, nó phát ra nguồn ánh sáng Vàng ấm áp. Hai Cây thay nhau phát sáng, và vào một giờ trong ngày, Hai Cây cùng nhau phát ra nguồn ánh sáng dịu nhẹ và hoà hợp nhau.
Trước niềm phấn khởi về tin những đứa con trưởng của Illuvatar sẽ thức giấc, vị thần Aulë quyết tạo ra những đứa con riêng của mình, đó là loài Dwarves (Người Lùn Râu Dài). Ngài một mực muốn truyền thụ lại cho họ kiến thức sâu thẫm và nhất là kỷ năng luyện kim của ngài.
Nhận biết được các Valar khác sẽ không ưng thuận với hành động trên, nên Aulë đã bí mật tạo ra bảy người cha tổ tiên của người Lùn trong hang động dưới ngọn núi nơi Trung Địa, nhưng sau khi ông hoàn thành thì Ilúvatar đã biết và khiển trách "Ngươi tự ý tạo ra con cháu riêng mà không cho ai hay biết, có phải ngươi muốn chúng tôn thờ ngươi, nhất nhất nghe mệnh lệnh của ngươi. Chỉ được đi, được nghĩ khi ngươi cho phép". Biêt được lỗi lầm của mình, Aulë định vun búa phá vỡ bảy vị tổ tiên của người lùn, nhưng không ngờ rằng giờ đây họ đã định hình, biết đau đớn, biết than khóc. Họ giơ tay van xin lòng nhân từ, chứng kiến cảnh trên Ilúvatar đã ngăn chặn Aulë và tha mạng cho họ, tuy nhiên với một điều kiện là họ phải đưa vào giấc ngủ sâu và chỉ được đánh thức sau khi những đứa con của Illuvatar là Tiên thức giấc dưới vòm trời đầy sao.
Từ sự kiện trên cho thấy Tiên không phải là giống loài được tạo ra đầu tiên mà người lùn râu dài mới thật sự được tạo ra trước. điều đó cũng thể hiện qua sự mạnh mẽ, kiên cường của họ và tính tình cởi mở rất dể kết bạn. Và từ đó chúng ta cũng hiểu được tại sao người lùn râu dài lại rất thích vàng bạc, châu báu và họ là những thiên tài về luyện kim cũng như xây dựng hầm mỏ vì vị thần đã tạo ra họ không ai khác hơn là vị thần vật chất Aulë.
**Sự thức tỉnh của Tiên ở Cuviénen Trung Địa:
7 cô gái vì sao đang nhận nhiệm vụ dẫn dắt những linh hồn và những gì đang xảy ra trên trung địa, chỉ một, nơi đó là nguồn sống, trong mọi chuyện mọi hỗn tạp luôn có một hạt cát của sự thật cần họ đãi lên.
Câu chuyện về các Valarindi dần dần hiện ra trước mắt các cô ấy.
Ánh sáng thoát ra trong sâu thẳm, ba cây mọc trên bờ biển Helcar nội địa gần núi Iluin: Cây thứ nhất cao nhất, ít lá lấp lánh ánh sao, vỏ có màu trắng; cây thứ hai ngắn hơn, lá và quả vàng, vỏ màu đồng; cây thứ ba ngắn nhất, nhiều lá lấp lánh kim cương, vỏ maù hơi xanh; lá vàng, bạc, hỗn hợp vàng bạc từ ba cây rơi xuống hòa lại làm một và phát triển nhanh chóng thành những nhánh cây xẻ năm, mỗi nhánh xẻ năm lần nữa dành cho họ quan sát những đứa con của Eru: Ingwe chúa tể Vanyar, Finwë chúa tể Noldor, Elwe chúa tể Teleri.
Varda dốc hết quyền năng để tạo ra những hạt pha lê sao lấp lánh trên trời cao đầy bóng tối ánh đêm tỏa sáng bên dưới, thật kinh ngạc về chiếc dây chuyền của những vì sao Narnia khi họ lấy nó từ khoảng không thế giới này, ánh sáng tinh tú trên vòm trời sao mang đến cho những người tiên thức dậy bên hồ Cuviénen quyến rũ bởi chúng và họ tôn thờ nữ thần của những vì sao Varda hơn tất cả trong Valar, Tiên tỏa sáng thuần khiết, không tàn phá bởi sự u buồn, dù kém khôn ngoan mạnh mẽ hơn, hoa nở tuyệt vời khi những chú chim bay qua trên trời, giọng hát tiếng cười của họ vang lên trong mùa hạ đầy tinh tú lấp lánh, những nụ cười hạnh phúc không bao giờ có thể còn ngay bây giờ trong ánh sáng rực rỡ của những vì sao vĩ đại tỏa sáng trong bóng tối từ bầu trời trên cao. Nhưng rồi sinh vật bóng tối khiến họ từ hạnh phúc hân hoan, trở nên hoảng loạn, đau đớn, sợ hãi và rồi chìm trong bóng tối ở Utomno; làn da hồng hào mịn màng của những người Tiên bị bắt chuyển sang xanh xao vì sợ hãi đau đớn và rạn nứt, và bởi vì từ ban đầu họ như những đứa trẻ sơ sinh sinh ra lớn lên nhẹ nhàng trong sáng như tờ giấy trắng của sao, nên điều đó dẫn họ đến nổi đau ghê rợn của bóng tối khi họ ca ngợi bầu trời xanh của những vì sao cho những điều bóng tối đã cho là giả dối kiềm nén cảm xúc. (bóng tối tra tấn họ khiến họ không thể biết là tại sao họ đen tối hơn, móc mắt, đập vào đôi môi khiến máu chảy và hét đau đớn, lọ chất nhớt xanh lục trong miệng đau đớn thắm vào cô họng phun trào, mụn nhọt trên da xanh lục thô ráp, co giật, một dung dịch đỏ rót vào miệng bất tỉnh. Khi Orome đến tìm kiếm họ khi ngài du hành về miền Đông Trung Địa, những tiếng hát và âm thanh kỳ diệu vang lên, ngài đến gần và họ bỏ chạy vì những lời lan truyền xấu xa về ngài từ chúa tể bóng tối, chỉ số ít can đảm nhìn vào gương mặt tươi sáng nhất của Ngài và Ngài lập tức thông báo cho những Valar biết sự tồn tại của những đứa con của Eru.....
Tên của anh ấy, sau đó, là Élernil. Valarindi của Arda mà anh gặp, dân gian của suối và hồ và đá tên anh là Starflame. Lẽ ra, lẽ ra lời tiên tri của Míriel là sự thật, là cha của Fëanor, nhưng một cái bóng phủ lên nguồn gốc của Quendi. Một bóng tối ở miền Bắc. Bóng tối đó đã nuốt chửng Élernil và sau đó, khi anh ta nổi lên từ cây thánh giá đen, và một số ít như anh ta, đã thay đổi,khác. Đây là câu chuyện về Élernil, người đã trở thành Edenel của Ithiledhil , một nỗi kinh hoàng cho loài Orc mãi mãi. Tất cả các truyền thuyết cổ xưa nói về quỷ trắng, ma, người ăn trái tim, bắt đầu với Edenel và Ithiledhil.
Nhưng đây không phải vấn đề chúng ta quan tâm khi mà cuộc chiến đầu tiên Valar đã bắt về Melkor và bây giờ hành trình mà chỉ Vanyar (Ingwe) được Vua & nữ hoàng Valar yêu thương và Noldor (Finwë )được Valar Aule dạy thuật luyện kim cùng kiến thức uyên thâm như chữ Runmil cùng Teleri yêu ca hát (Elwe Singollo/ Thingol đã ở lại trung địa kết hôn với Melia vì tình yêu bài hát như sơn ca của cô, họ nắm tay nhau từ năm này qua tháng nọ, cuối cùng ở Doriath lãnh địa Beriland và đó là Sindar; Olwe em trai ông cùng đoàn Teleri ở Tol Eressea hòn đảo Cô Đơn cùng thành phố cảng xầm uất của những chiếc thuyền thiên nga huyền thoại). Cuộc sống sau khi chết của Tiên bị định đoạt bởi Valar, họ không có quyền kiểm soát số phận và họ phải trở về Mandos.
Trong khi nơi chốn Aman tràn ngập trong ánh sáng, thì Trung Địa vẫn còn chìm trong bóng tối và chịu sự cai trị của Melkor. Melkor lại cho xây thêm một căn cứ vững chắc thứ hai nằm ở phía bắc vùng Beleriand, nó có tên gọi Angband, và Sauron là thủ lĩnh căn cứ ấy.
Bằng vào thần thông của mình, Mandos biết trước người Tiên sẽ thức giấc dưới vòm trời đầy sao, vì thế Varda đã dốc hết quyền năng của mình để làm nên những vì sao đầu tiên trên bầu trời, những vì sao này phát ra những ánh sáng chiếu khắp Trung Địa.
Người Người Tiên được đánh thức bên bờ hồ Cuviénen trên lãnh thổ Trung Địa. Cảm nhận đầu tiên của họ là ánh sáng của những vì tinh tú trên bầu trời, kể từ đó họ tồn thờ Varda nữ thần của những vì Sao hơn tất cả. Vị thần Oromë một lần du hành đến miền Đông Trung Địa, nơi ấy ngài vô tình nghe được những tiếng hát, những âm thanh huyền diệu của họ. Nhưng khi ngài đến gần, nhiều người trong số họ đã bỏ chạy, số còn lại lấy can đảm để có thể nhìn vào gương mặt ngài vì gương mặt ấy phát ra ánh sáng từ chốn Aman.
Chuyện kể rằng Melkor lúc nào cũng cảnh giác, và hắn là Ainur đầu tiên phát hiện được sự xuất hiện của Tiên . Hắn đã bắt được rất nhiều Tiên , giam giữ, tra tấn họ hàng nghìn năm và cuối cùng tạo nên một giống loài lai căn ác tính mất đi bản tính thần thánh khi xưa, đó là loài Orc. Hắn cũng lan truyền những lời đồn đại xấu xa về Oromë, bảo với người Tiên rằng họ nên sợ hãi và tránh xa Oromë, với lý do đó nhiều người trong số họ đã bỏ chạy khi Oromë xuất hiện.
Khi Oromë mang những tin tức của Tiên đến với Valar, họ vô cùng mừng rỡ nhưng đồng thời e ngại vì mối đe doạ từ Melkor. Cuối cùng họ quyết định làm cuộc chiến tranh chống lại Melkor, nhiều mãnh đất bị phá huỷ, trái đất rung chuyển và cực bắc chìm trong biển lửa. Cuối cùng Melkor cũng bị hạ bởi Tulkas, hắn bị xiềng xích và giãi đến Valinor để xét xử, hắn bị nhốt trong ngôi nhà của Mandos nơi mà không một linh hồn nào của Tiên hay Ainur có thể trốn thoát.
Tuy nhiên Valar vẫn không phát hiện ra những ngục tối sâu thẵm của hai căn cứ Angband và Utumno, và những nơi sâu trong lồng đất bọn thuộc hạ của Melkor vẫn còn đấy, và kẻ tàn ác Sauron đã trốn thoát trong đợt truy kích của Valar.
Valar mở một cuộc hội nghị để quyết định về số phận của Tiên . Rất nhiêù trong số họ đồng ý nên đưa người Tiên đến sống Aman nơi mà tràn ngập ánh sang từ Hai Cây.
Từ những lời đồn của Melkor, người Tiên vẫn còn sợ hãi, họ đã đề cử ra ra 3 thủ lĩnh đi đến Aman, 3 người Người Tiên đó là Ingwë, Finwë và Elwë. Tuy nhiên khi họ trở về chỉ một phần nhỏ Người Tiên (hay còn gọi là Quendi) sẵn lòng theo họ đến chốn Aman. Những người Người Tiên đó còn được gọi là Eldar. Dòng người đi theo Ingwë đã đặt chân đến Aman trước nhất và họ được xem là giống loài Người Tiên cao quí nhất, họ được gọi là Vanyar và Ingwë cũng được tôn làm vua. Noldor là những người Người Tiên theo Finwë và đến Aman thứ hai. Nhóm cuối cùng cũng là nhóm đông nhất the Teleri (Nhóm Người Tiên thích ca hát), dưới sự dẫn dắt của Elwë Singollo và em trai của ông là Olwë.
Cuộc hành trình đến Valinor dài đăng đẵng và đầy nỗi gian nan, khi họ đến gần ngọn núi sương mù nơi mà Melkor đã nâng chúng lên cao chót vót, khu rừng nơi ấy vô cùng âm u, người Tiên đã sợ hãi và rất nhiều trong số họ không dám vượt qua, cũng nơi ấy nhóm Teleri đã thất lạc đoàn người Vanyar và Noldor. Nhưng cuối cùng Elwë dẫn dắt đoàn người Teleri vượt qua ngọn núi sương mù và tiến vào phía bắc của Beleriand.
Elwë thường đi vào rừng truy tìm tung tích của Noldor, nhất là Finwë vốn là một người bạn thân thiết. Nhưng một hôm ông lạc lối khi nghe được tiếng hát của Melian. Melian vốn là một Valarindi nỗi tiếng với tiếng hát thanh tao nơi chốn Valior, nàng thường đến Trung Địa để xoa dịu sự tĩnh mịch nơi ấy, nàng cất cao tiếng hát, những bài hát của loài chim sơn ca. Như tiếng sét ái tình, Elwë chạy theo tiếng gọi con tim mà quên đi mục đích chính của mình, họ nắm tay nhau và như trúng phải bùa mê, họ đứng đấy từ năm này qua tháng nọ.
Những người còn lại không tài nào tìm gặp Elwë, nên cuối cùng đã tôn người em của Elwë là Olwë lên làm thủ lĩnh và lên đường đến Aman, tuy nhiên nhiều người trong số họ không muốn bỏ rơi Elwë nên quyết ở lại tìm ông. Elwë không bao giờ đặt chân đến Valinor một lần, ông ở lại Trung Địa kết hôn Melian, và cùng những người Tiên còn lại lập nên vương quốc Doriath trên lãnh địa Beriland. Nhiều năm sau họ còn được gọi là Sindar, và vị vua Elwë còn biết đến nhiều hơn với biệt danh Thingol, ông đã thừa hưởng rất nhiều quyền năng từ vợ.
Cuối cùng Noldor và Vanyar cũng đã đến bờ biển Trung Địa, nơi ấy họ lần đầu gặp vị thần nước Ulmo. Ngài đã dùng quyền năng để bứng gốc hòn đảo và dùng nó đưa đoàn người Eldar đến Aman. Nhưng thật đáng tiếc cho Teleri vì họ ở lại Miền Đông Beleriand quá lâu để tìm kiếm tung tích của Elwë nên không thể đến Aman cùng lúc với Noldor và Vanyar. Chứng kiến sự u sầu của Teleri, vị thần nước Ulmo đã quay trở lại và đưa họ đến Aman cũng trên một hòn đảo, tuy nhiên một số ít Teleri lại muốn ở lại Trung Địa, trong số họ có Círdan và sau này là chủ nhân của vùng Grey Heaven. Khi hòn đảo duy chuyển gần đến Aman, đoàn người Teleri vì quyến luyến Trung Địa, nên đã van xin Ulmo cho phép họ ở lại một nơi gần bờ biển. Ulmo đã chấp thuận và cấm neo hòn đảo gần bờ Valinor, hòn đảo đó sau này còn biết đến với tên gọi Tol Eressëa, Hòn Đảo Cô Đơn, và cũng nơi ấy Teleri xây dựng thành phố cảng sầm uất của mình, với những chiếc thuyền Thiên Nga huyền thoại.
Valar đã chuẩn bị những vùng đất cho Noldor và Vanyar, họ đã khoét những lổ trống trên dãy núi Pelóri để ánh sáng từ Hai Cây có thể đến được bờ biển Aman và vùng biển tây Tol Eressëa. Họ cho nâng những ngọn đồi xanh được gọi là Túna và cũng nơi ấy thành phố Tirion được xây dựng. Thành phố ấy là chốn cư ngụ của Noldor và Vanyar.
Vanyar rất được Manwë và Varda thương yêu, nhưng vị thần vật chất Aulë lại dành trọn tình thương cho Noldor, Ngài đã chỉ dạy cho họ kiến thức uyên thâm và nhất là kỹ năng luyện kim của ngài.
Giờ đây ba giống loài Tiên đã sống tại Aman, họ không ngừng phát triển và tài năng họ đạt đến đỉnh cao. Một trong những thành tựu quan trọng có thể kể là việc phát minh ra chử viết bởi Rúmil, thuộc dòng dõi Noldor. Cũng trong thời gian đó, đứa con trai trưởng của đức vua Finwë là Fëanor chào đời. Vợ của Finwë là Miriel trong khi mang thai Fëanor, bà đã dồn hết quyền năng cho con, thân thể hao mòn cho nên sau khi hạ sinh Fëanor hơi thở bà gần như cạn kiệt. Bà được đưa đến yên nghĩ nơi khu vườn của vị thần Lórien, Finwë thường một mình đi đến khu vườn ấy tìm kiếm hình bóng vợ hiền, nhưng định mệnh đã an bài linh hồn bà đã rời thể xác để vào Ngôi Nhà của Mandos. Finwë đợi chờ trong tuyệt vọng năm này qua tháng nọ và sau cùng không còn đến khu vườn ấy nữa, ông dành trọn hết tình thương cho đứa con trai Fëanor.
Fëanor khi trưởng thành càng chứng tỏ là một người tài năng lỗi lạc, nhất là kỷ năng luyện kim, nhưng ông ta lại là một người háo thắng và tính tình nóng như lửa đỏ. Fëanor kết hôn cùng Nerdanel con gái của Mahtan, Fëanor đã họ được rất nhiều điều nhất là việc làm các báu vật từ đá và kim loại từ Mahtan. Họ có với nhau bảy người con trai, mà sau này được gọi chung là những đứa con của Fëanor.
Cũng vào thời gian đó, đức vua Finwë quyết định kết hôn cùng một người vợ khác, ông lấy Indis làm vợ và có với nhau hai người con trai đặt tên là Fingolfin và Finarfin. Tuy nhiên Fëanor không hài lòng về cuộc hôn nhân của cha và không có một chút tình thương nào dành cho hai người em cùng cha khác mẹ, ông thường sống xa rời họ và dồn hết tâm sức vào việc chế tạo báu vật.
Melkor cuối cùng đã được phóng thích, hắn được đưa đến diện kiến Valar và thề sẽ trung thành, quyết lòng hàn gắn mọi vết thương mà hắn đã tạo ra trước kia. Manwë chấp thuận lời sám hối của hắn và cho phép hắn tự do đi lại nơi Aman, tuy nhiên không ít Valar không đồng ý. Thấy được sự cường thịnh của Aman, Melkor càng thêm căm thù, nhìn vào người Tiên hắn càng ghét họ hơn, hắn tính toán âm mưu nhầm chia rẽ Tiên và Valar. Biết được Vanyar một lòng trung thành với Valar nên khó lòng dụ dỗ, trong khi Teleri thì quá yếu kém không đem lại lợi ích gì cho hắn, cho nên đối tượng hắn lợi dụng không ai khác hơn là Noldor. Hắn tận tình dạy cho họ kỷ năng mới, những kỷ năng mà Noldor chưa hề biết đến. Tuy nhiên Fëanor luôn căm ghét và không tin tưởng Melkor, và sau này Melkor đã khẳng định những thành tựu tuyệt đỉnh mà Fëanor đạt được là do sự trợ giúp của hắn, tuy nhiên đó chỉ là lời dối trá.
Khi Fëanor đã có đầy đủ quyền năng, ông đã làm nên một kiệt tác mà sau này khó có ai làm được, ông đã tạo ra ba viên ngọc Silmarils, Ba viên ngọc này hấp thụ tinh hoa từ ánh sáng của Hai Cây. Nữ thần Varda đã làm phép và không cho bất cứ bàn tay dơ bẫn của kẻ phàm trần hay ma quỷ nào chạm đến, nó sẽ đốt cháy bàn tay kẻ nào một khi chạm đến chúng.
Người nơi chốn Aman say đấm dưới ánh hào quang của Silmarils, và Fëanor thường đem chúng đến chưng bày vào những dịp lễ hội, tuy nhiên ông không cho phép ai chạm đến.
Khi Melkor nhìn thấy Silmarils, hắn càng căm phẫn và thèm thuồng có được chúng. Và thời cơ đã đến, hắn bắt đầu âm mưu đen tối, hắn lan truyền những lời đồn đại dối trá xấu xa, từng bước từng bước làm chấn động Noldor. Hắn đồn rằng Valar mang Tiên đến Aman vì họ ganh tị tài năng của Tiên , và một khi người Tiên ở lại Trung Địa, Valar không còn cách nào có thể điều khiển họ.
Vào thời điểm đó Valar chưa tiết lộ bí mật cho Tiên là sau này sẽ có sự xuất hiện của Con Người nơi chốn Trung Địa, Melkor lấy cớ đó để đồn rằng sỡ dĩ Tiên được đưa đến Aman vì Trung Địa đã dành riêng cho Loài Người, một giống loài yếu kiếm và dễ dàng bị Valar sai khiến.
Thấy được mâu thuẫn giữa Fëanor và hai người em cùng cha khác mẹ, Melkor lại đồn rằng Fingolfin đang tìm cách chiếm lấy địa vị hoàng tử trưởng vốn thuộc về Fëanor. Những lời đồn của Melkor cuối cùng cũng đến tai Fëanor, ông vốn nóng tính nên đã chuẩn bị vũ khí làm phản. Fingolfin tìm đến cha và bài tỏ lo ngại về việc Fëanor cùng thần dân Noldor đang tìm cách chống lại Valar, đức vua Finwë vô cùng lo lắng nhưng vào lúc đó Fëanor đã nghe được những lời trên, ông rút gươm định tử chiến cùng người em của mình. Hành động trên của Fëanor đã khiến Valar nỗi giận lôi đình, họ trục xuất ông ra khỏi Tirion. Nhưng rồi cuối cùng Valar cũng biêt những xáo trộn trên là do một tay Melkor gầy dựng, nên đã truy tìm hắn, tuy nhiên hắn đã trốn thoát.
Fëanor bị lưu đày đến chốn Formenos, đi cùng với ông còn có bảy người con trai và đức vua Finwë. Kể từ đó Fingolfin thống trị thần dân Noldor.
Vào một hôm, Melkor đến Formenos và đề nghị giúp sức cho Fëanor, hắn lại bảo rằng Silmarils sẽ không an toàn nơi đây vì mối nguy hại từ Valar. Tuy nhiên Fëanor không những không nghe những lời dụ dỗ ấy mà còn quát "ngươi là một tên vô lại" đồng thời đóng sầm cánh cửa trước mặt hắn. Chưa có kẻ nào lại dám vô lễ với chúa tể hắc ám như thế, hắn ôm mối hận trong lòng và quyết rửa nhục. Đức vua Finwë thấy được hành động thô lỗ của con trai nên vô cung lo sợ, ông liền cho người mang tin đến Valar về hành tung của Melkor.
Nghe được tin về sự xuất hiện của Melkor, hai vị thần Oromë và Tulkas cùng nhau truy bắt hắn, tuy nhiên Melkor xảo trá đã lẫn trốn vào miền nam của Aman, trên vùng đất Avathar nơi mà Valar ít khi đặt chân đến. Ở trên mãnh đất đó là nơi sinh sống của con nhện khổng lồ Ungoliant, mụ lúc nào cũng đói khát, thèm thuồng ánh sáng. Mụ giăng tơ đen dầy đặc giửa những ngọn núi. Melkor đã thuyết phục mụ giúp sức và hứa sau khi thành công sẽ ban cho mụ báu vật bằng cả hai tay. Tuy sợ hãi Valar, nhưng dưới lời dụ ngọt của Melkor mụ đã siêu lòng
Khoác trên người bóng tối, cả hai xâm nhập vào lãnh địa Valinor. Vào lúc ấy, Valinor đang tổ chức đại lễ nhầm hàn gắn tổn thương giữa các hoàng tử Noldor. Fëanor được lệnh phải đến, trong khi vua Finwë cùng những người con của Fëanor ở lại trông giữ Silmarils. Trước ngai vàng của Manwë, Fëanor đã gặp Fingolfin, và cuối cùng họ đã giãi hoà
Vào giờ đó là thời điểm ánh sáng Hai Cây dịu lại và hoà nhau, Ungoliant và Melkor đã đến Ezellohar nơi Hai Cây đang đứng sừng sững. Melkor tổn thương Hai Cây bằng thanh kiếm, nhựa của chúng đổ ra một màu như máu. Mụ quái vật Ungoliant uống cạn chúng cho đến khi Hai Cây khô cằn và chết. Cơ thể mụ ngày một to hơn và bóng tối bao trùm mụ khiến cho Melkor phải khiếp vía.
Hai Cây đã bị diệt, bóng tối bao trùm chốn Aman. Manwë biết được một lần nữa đó là hành động của Melkor và ra lệnh cho Oromë và Tulkas cùng nhau truy bắt hắn, nhưng họ lại lạc lối trong tăm tối, bối rối vì bóng tối Ungoliant đã tạo ra.
Sau khi Hai Cây bị diệt, Valar ngồi suy nghĩ rất lâu để tìm cách cứu sống Hai Cây, và giải pháp là Silmarils. Silmarils sau hàng trăm năm đã hấp thụ ánh sáng tinh hoa từ Hai Cây, giờ đây sau khi Hai Cây bị diệt chúng là vật báu duy nhất có thể cứu sống Hai Cây. Valar đã thĩnh cầu Fëanor trao cho họ Silmarils, tuy nhiên ông lại nhớ đến những lời dối trá của Melkor và lại tin rằng một khi ánh sáng từ Silmarils dập tắt cũng là lúc ông tàn hơi thở, do đó đã từ chối lời thĩnh cầu trên.
Nhưng ngay lúc ấy, ông lại nhận được một tin như sét đánh rằng cha ông, đức vua Finwë đã bị Melkor hạ sát và ba viên Silmarils đã bị đánh cấp. Trong cơn căm phẩn cùng cực, ông nguyền rủa Melkor và gọi hắn với cái tên Morgoth, và cái tên ấy sau này theo hắn suốt đời.
Vào lúc ấy, Melkor cùng Ungoliant vượt qua cực bắc của Aman, băng qua cánh đồng băng giá Helcaraxë và tiến vào Trung Địa. Lo sợ trước hình hài khổng lồ của Ungoliant, Melkor đã tìm cách thoát thân, nhưng Ungoliant cảm nhận được hành động của hắn và buột hắn ở bên cạnh.
Melkor sợ hãi và ban cho mụ từng báu vật mà hắn lấy được ở Formenos, ngoại trừ Silmarils, nhưng mụ không sao thoã mãn cơn đói khác. Do bỡi phù phép của Varda, Silmarils bắt đầu đốt cháy bàn tay ma quỷ của Melkor, hắn đau đớn tột cùng nhưng nhất quyết không trao chúng cho Ungoliant. Giận dữ mụ tấn công và trói chặt Melkor bằng những tơ nhện đen khổng lồ, Melkor đau đớn hét lên tiếng thét vang trời, vùng đất ấy có tên gọi Lammoth và sau này tiếng thét ấy vẫn mãi nghe thấy. Tiếng thét kinh hoàng của Melkor làm chấn động bọn thuộc hạ Balrogs đang ẩn thân nơi chốn thâm sâu Angband, với roi lửa chúng phá tan lưới nhện và giải thoát Melkor. Chúng tấn công Ungoliant và khiến mụ kinh hoàng bỏ chạy về Nan Dungortheb, thung lũng chết.
Melkor đã làm một vương miện sắt và mặc dù đôi tay hắn bị đốt cháy trong đau đớn, hắn đã đính ba viên Silmarils trên vương miện sắt và trẫm trệ trên ngôi cao đen tối, sai khiến bọn lâu la. Hắn cho xây ba ngọn tháp Thangorodrim, hắn nuôi dưỡng, tạo ra nhiều giống loài ma quái phục vụ cho hắn.
Noldor trở lại Tirion, và Fëanor tập hợp họ lại và xưng vua, ông khuyến khích mọi người rời khỏi Aman tìm đến vùng đất tự do nơi Trung Địa. Ông cùng bảy người con đưa ra lời thề độc, một lời thề mà hậu quả của nó thật khó lường. Họ thề rằng sẽ săn đuổi, giết chết bất cứ kẻ nào đang chiếm giữ Silmarils.
Gia đình Finwë bắt đầu phân chia bè phái, một số đồng tình với hành động của Fëanor, một số chống lại, trong số đó là hai vị hoàng tử Fingolfin và Finarfin. Tuy nhiên số đông Noldor lại rất muốn rời khỏi Aman đến sống nơi Trung Địa, không còn lựa chọn Fingolfin và Finarfin đành phải theo đoàn người lên đường đến Trung Địa và sống cuộc sống lưu vong.
Manwë cuối cùng gởi sứ giã đến và khuyên họ nên ở lại, cảnh báo họ con đường họ đang đi chỉ đem đến sự diệt vong. Tuy nhiên Fëanor lại phản kháng và thốt lên rằng" Hãy hỏi Valar, tìm đâu nữa thú vui nơi chốn Aman này, giờ đây nó chìm trong bóng tối, ở đây chỉ có đau buồn và thù hận, và nếu ta không tiêu diệt được Melkor, thì ta chỉ có thể ngồi đây ôm đắng nuốt cay". Lời lẽ của Fëanor đã khiến vị sứ giã phải khuất phục và quỳ trước chân ngài.
Fëanor dẫn dắt đoàn người Noldor rời khỏi Aman trong cuộc hành trình đầy gian nan. khi họ đến thành phố Aqualondë nơi mà giống Tiên Teleri đang cư ngụ. Teleri sau khi cư ngụ bên bờ biển, dưới sự trợ giúp của Ulmo, một Valar thần nước, họ giờ đã thành thạo và rất có năng khiếu về xây dựng tàu, thuyền. Dù sao cũng cùng giống loài nên Fëanor đã có nhã ý mượn thuyền của Teleri để vượt đại dương. Vì tôn thờ và một lòng trung thành với Valar, nên Teleri đáp rằng :" Fëanor, nếu ngài xem những viên Silmarils quí giá như mạng sống của ngài thì đối với chúng ta những chiếc thuyền xinh đẹp kia là một công trình không phải một ngày một buổi, chúng ta cũng quí chúng như mạng sống chúng ta".
Không còn lựa chọn, bằng vủ lực Fëanor cùng những người con chiếm đoạt những chiếc thuyền, và thế là cuộc chiến giửa Noldor và Teleri đã diễn ra và đó cũng là cuộc chiến đầu tiên giữa Người Tiên và Người Tiên . cuộc chiến này còn có tên gọi là Kinslaying of the Eldar.
Khi đoàn Noldor tiến về vùng biển Bắc, sóng biển nỗi lên cuồn cuộn, một vài người bị đánh chìm, đa phần còn lại sống sót và đến vùng đất hoang Araman ở phía bắc Aman. Ở nơi đó vị thần Mandos xuất hiện, ngài đã đưa ra lời tiên tri cho Noldor về sự suy tàn của họ một khi dấn thân vào Trung Địa. Nhưng Fëanor kiêu ngạo và xem thường những lời cảnh báo trên.
Vì không đủ thuyền, Fëanor cùng những người con trai và những người trung thành nhất đã dùng thuyền chiếm được tiến đến Trung Địa bỏ lại sau lưng môt số lượng lớn Noldor dưới sự dẫn dắt của Fingolfin một người em cùng cha khác mẹ với Fëanor, từ đó dấy lên lòng hận thù của Fingolfin với Fëanor và ông kiên quyết giáp mặt với Fëanor để làm rỏ sự việc.
Dù sau đi nữa Noldor cũng thuộc Eldar, những đứa con trưởng con Iluvatar, với nghị lực phi thường và ý chí thép, Fingolfin đã dẫn đoàn người vượt qua cánh đồng băng giá kinh hoàng Helcaraxë mà cái giá phải trả là vô vàn sinh mạng của Noldor. Finfarin, cũng là một người em cùng cha khác mẹ với Fëanor dẫn số người còn lại trở lại Aman trong sự xấu hổ và hối tiếc.
Như đã kể trong các phần trước, trong cuộc hành trình đến Aman, Elwë đã thất lạc vào Miền Tây Trung Địa, nơi ấy ông đã gặp và kết hôn nàng Melian. Những người Người Tiên trong nhóm Eldar còn lại vốn dĩ không dám vượt qua đại dương để đến Aman đã tôn Elwë lên làm vua, và Beleriand là lãnh thổ chính của họ. Những người Người Tiên này còn được gọi là Sindar, trong ngôn ngữ của họ Elwë còn có tên khác là Elu Thingo. Dưới sự trợ giúp của Melian, Sindar giờ đây trở thành giống loài Người Tiên cường thịnh và có nhiều kỷ năng nhất trong Trung Địa.
Khi Melkor vẫn còn bị xiềng xích nơi Valinor, thì nơi chốn Beleriand nàng công chúa Lúthien đứa con của Thingol and Melian đã ra đời, họ quí nàng hơn mọi thử trên đời bởi trong tất cả những đứa con của Illuvatar thì nàng xinh đẹp và hoàn hảo nhất.
Lại nói đến người Dwarves (người lùn râu dài) đã thức giấc sau khi những người Người Tiên đầu tiên chào đời. Dwarves cũng đến sống trong vùng Beleriand trên dãy núi Blue Montains, họ xây dựng nên hai thành phố chính là Nogrod và Belegost. Khi những người Sindar lần đầu gặp người lùn họ đã vô cùng ngạc nhiên vì họ lại không ngờ lại có giống loài khác có thể nói chuyện và lại lao động chân tay. Người lùn đã giúp họ xây dựng con đường liên thông Beleriand và họ đã trở thành những người bạn với nhau.
Cũng trong thời gian đó, Melian đoán trước được sự yên bình của Beleriand không còn tồn tại bao lâu nữa, nàng đã bàn cùng chồng và dưới sự giúp đỡ của Dwarves họ đã xây dựng thành phố ngầm vững chắc trong những hang động, một kỳ quan của trung điạ, thành phố mang tên Menegroth. Menegroth có thể so sánh ngang tầm với thành phố Valinor của Valar.
Sau khi Melkor và Ungolian giết chết Hai Cây cùng với sự ngan tàn của Fëanor khi ông dẫn đoàn người Noldor trở lại Trung Địa trong cơn thịnh nộ để báo thù cho cha ông là Finwë. Lúc này các Valar ngồi lại rất lâu, họ là những linh hồn thần thánh, họ không thảo luận qua lời nói mà qua ý nghĩ. Valar đã đi đến quyết định che giấu vùng lãnh thổ Aman mãi mãi. một hòn đảo lớn được tạo ra chắn trước của biển đi vào Aman, mặc dù thế vẩn còn một lối đi bí mật để đến Aman. Những ngọn núi phía đông Aman được nâng cao hơn để không một ai có thể vượt qua.
Yavanna và Nienna đã cố gắng cứu sống Hai Cây, Yavanna đã vô cùng đau buồn, bà than khóc trước những gì còn xót lại của Hai Cây. Có lẽ ánh sáng sẽ không mãi mãi rời xa Ea, trước khi chết cây Telperion đã cho ra đời một bông hoa khổng lồ duy nhất, một bông hoa bạc. còn cây Telperion cho ra đời một quả vàng duy nhất, Và chúng được Valar dùng làm mặt trời và mặt trăng. Varda đã cho chúng nguồn năng lượng để có thể duy chuyển trên bầu trời, và đấy là món quà quí báu nhất mà Valar dành tặng cho những đứa con nối tiếp của đấng Illuvatar, Con Người.
Arien được chọn trong nhóm Valarindiđể chăm sóc và canh giử mặt trời, bởi bà rất quan tâm và không sợ sức nóng mãnh liệt của nó, bà có linh hồn từ lửa người mà Melkor không tài nào có thể làm xao động lòng. Tilion cũng được chọn trong nhóm Valarindiđể canh giử cho mặt trăng. ông là một thợ săn của thần rừng Oromë và ông yêu ánh bạc hơn cả, ông van xin được chăm sóc cho quả cuối cùng của Telperion. Arien rất mạnh mẽ, bà bừng cháy như những ngọn lửa, không một ai trong giống Người Tiên có thể nhìn trực tiếp vào mắt bà.
*** Trong những năm đầu tiên khi mặt trời bắt đầu chiếu sáng, Valar đến Trung Địa để khống chế Morgoth (Morgoth là tên gọi khác của Melkor, Fëanor gọi hắn với tên này sau khi hắn đã giết chết cha ông.). giờ đây họ đã an toàn nơi Valinor, ngoại trừ Ulmo vị thần nước, luôn luôn ngóng tin về những đứa con tiếp theo của Illuvarta, lấy tin tức từ những đợt sóng biển.
Cuộc sống giờ đã đơm hoa kết trái chốn Trung Địa, trong ngày bình minh đầu tiên, con người đã thức giấc trong vùng Hildórien. vì họ thức giấc trong tia nắng đầu tiên của mặt trời, con người đã lạc lối theo nó, tôn thờ nó. không giống như Người Tiên giống loài được đánh thức dưới vòm trời đầy sao, Valar đã không đến hướng dẫn cho loài người. Mặc khác con người lại rất sợ Valar và gọi họ là thần, không hiểu mục đích của họ là gì. Ulmo không nỡ bỏ rơi những đứa con còn trẻ dại của Illuvatar nơi chốn Trung Địa đầy nguy hiểm, ông đã cố gắng dẫn dắt họ qua điệu nhạc bằng từng đợt sóng biển, tuy nhiên không giống như Người Tiên con người sinh ra là một giống loài không có quyền năng, họ không hiểu được ý nghĩa xâu xa trong từng điệu nhạc của từng đợt sóng biển mà Ulmo một lòng dẵn dắt họ.
Thay vào đó con người lại học rất nhiều từ giống Người Tiên Đen, loài Người Tiên đã không có quyết định di dân đến Aman từ những giai đoạn đầu tiên. từ khi ánh sáng trở lại khắp bề mặc Trung Địa, Morgoth vô cùng kinh hoàng, hắn rút toàn bộ lực lượng vào nơi đen tối và không đủ sức mạnh vướt xa ranh giới, đó là thời hòa bình ngắn cho con người vì họ không biết được rằng Morgoth không bao giờ bỏ qua ý định tàn ác và cuộc chiến tranh trên Trung Địa đang tiến gần kề
Không giống như Người Tiên , con người không trường sinh, họ dễ dàng ngã bệnh hay tổn thương, số mệnh của họ sau khi chết không một ai biết, vì Iluvatar đã ban cho họ món quà, món quà có thể kiểm xoát số mệnh của mình sau khi chết mà không bị ràng buột. Rất là đáng ngạc nhiên khi số phận của Người Tiên sau khi chết lại được định đoạt bởi Valar, họ không có quyền kiểm xoát số phận của họ sau khi chết, những linh hồn của họ sau khi chết sẽ phải về cư ngụ nơi Ngôi Nhà Chết của vị thần Mandos.
Trong những năm đầu tiên của loài người, con người và Người Tiên đã sát cánh bên nhau trong nhiều trận chiến và rất nhiều vị anh hùng từ hai giống loài đã được sinh ra. Sự tỉnh giấc của con người ở Hildórien trong ánh nắng mặt trời quả vàng cây Telperion từ Valarindi linh hồn lửa Arien rực rỡ bừng cháy trong lửa, mà không một ai trong số Người Tiên nhìn được vào mắt bà, ngay cả Melkor không tài nào làm sao động; cũng như Valarindi Tilion người thợ săn trong rừng của Orome yêu ánh bạc quả cây Telperion. Cuối cùng, hãy đọc kỹ những gì trong những năm cốt lõi nơi đây trong những ngày của Eldar:
Lại nói tiếp câu chuyện Fëanor cùng đoàn người cuối cùng đã đặt chân đến Trung Địa, tại vùng Lammoth, với tính ít kỷ Fëanor đã ra lệnh đốt hết những chiếc thuyền mà họ đoạt được từ Teliri để đoàn người theo Fingolfin không thể vượt qua đại dương. Nhưng ông không ngờ ngọn lửa bốc cao kia làm kinh động đến bọn Orcs thuộc hạ của Melkor, và tại nơi Aman Fingolfin nhìn thấy ngọn lửa kia qua hành động vô lương tâm của Fëanor, từ đó họ không còn một tình thương nào dành cho gia đình Fëanor.
Sau khi đoàn người theo Fëanor dừng chân tại Mithrim, họ bị tấn công đột ngột bởi đội quân của Morgoth trong trận chiến dưới những vì sao (Battle-under-Stars). tuy họ bị tấn công bất ngờ, nhưng bằng vào nghị lực phi thường và quyền năng cao cả đoàn quân Fëanor đã chiến thắng.
Với lòng hiếu thắng cùng với ngọn lửa căm thù bốc cháy, Fëanor không thể chờ đợi lâu hơn để đối diện với kẻ thù để trả thù cho cha, ông cùng đoàn quân tiếp tục truy kích đội quân Orcs mà không hay mình đã lạc vào lãnh địa Angband. tại đó ông đã có cuộc chiến sinh tử với Balrogs một quái vật từ thuở hồng hoang theo chân Melkor từ những linh hồn rực lửa. Fëanor bị trọng thương trầm trọng nhưng ông đã chiến đấu rất dũng mãnh, những đứa con Fëanor đến giải vây cho cha nhưng đã quá muốn. Trước khi chết Fëanor yêu cầu những đứa con nhắc lại lời thề khi xưa và căn dặn họ phải trả thù cho ông. nỗi uất ức không trả thù được, ngọn lửa hận bùng bùng bốc cháy, trước khi chết ông nguyền rủa cái tên Morgoth 3 lần, ngọn lửa câm thù từ linh hồn đã đốt cháy thể xác ông thành tro bụi.
Trước tin cái chết của Fëanor, Morgoth gởi sứ giả đến và Maedhros một trong những người con trai của Fëanor đã đồng ý gặp Morgoth để bàn luận. Đó là bài học muôn thuở cho Noldor đừng bao giờ tin vào những lời mật ngọt của Melkor, Melkor đã dàn sẳn cạm bẫy và đã bắt sống Morgoth và giử chàng làm con tin. Hắn hứa sẽ thả Maedhros nếu đoàn quân Noldor rút khỏi Trung Địa và không tham gia vào trận chiến. Bị ràng buột bởi lời thề khi xưa, những người Noldor tiếp tục mong ước của Fëanor, thề tiêu diệt Morgoth.
Morgoth đã treo Maedhros trên đỉnh núi cao chót vót Thangorodrim trong lãnh địa Angband. cánh tay phải của chàng bị xiếc chặt bằng xiềng sắt, cơ thể chịu mọi cực hình thật sống không bằng chết.
Trong khi đó, Fingolfin cùng đoàn người cuối cùng đã đến Trung Địa vào lúc những tia nắng đầu tiên của mặt trời bắt đầu lóa dạng. Những tên thuộc hạ của Morgoth bỏ chạy trong nỗi kinh hoàng. Fingolfin cùng đoàn người phá vỡ cồng thành Angband những căn cứ địa nới đó giờ đã hoang tàn, họ đã đóng quân tại Mithrim. Suy ngẫm về quá khứ, những người theo Fingolfin càng hận gia đình Fëanor nhiều hơn, nhất là họ phải hứng chịu nhiều khổ nhọc khi phải vượt qua cánh đồng băng giá.
Sau khi Fëanor chết, những người theo ông ta lại muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng loài, nhưng họ lại không dám đối diện với đoàn người Fingolfin vì nỗi xấu hổ khi xưa đã bỏ rơi họ và đốt cháy hết thuyền. Nhưng Fingon, con trai trưởng của Fingolfin gạt bỏ hận thù một lòng nối lại tinh thần đoàn kết trong chủng tộc và chàng cùng với người anh họ Maedhros vốn là những người bạn thân từ thuở nhỏ. Khi hay tin Maedhros bị bắt, một mình chàng không cho ai hay biết quyết định vượt qua mọi nguy hiểm lên đường giải cứu Maedhros. Fingon tiến vào lãnh địa Thangorodrim nơi không một tia sáng nào chạm đến, tràn ngập không khí ma quái. chàng mãi tìm kiếm nhưng vẫn không tài nào tìm gặp Maedhros. Trong nỗi tuyệt vọng chàng đã cất lên bài ca chốn thiên đường Valinor, từ trong đêm tối, Maedhros nghe được bài hát và hát trả lại, và thế là chàng đã tìm gặp Maedhros nhưng không tài nào giải cứu được vì thân thể Maedhros đang bị treo trên ngọn núi cao chót vót không một ai có thể đến được. Trong nỗi đau đớn cùng cực, Maedhros van xin Fingon hãy giương cung giết chàng, và trong khi Fingon chuẩn bị đáp lại lời thỉnh cầu thì Thorondor chúa tể của Đại Bàng, sống cạnh Manwë, nhận được mệnh lệnh từ ngài đã đến và mang Fingon lên đỉnh núi cao. Tuy nhiên khi đến nơi, cánh tay Maedhros bị Melkor trói chặt bởi tà thuật mà Fingon không có khả năng phá được. Không còn lựa chọn chàng đành chặt đứt cánh tay phải của Maedhros và giải cứu chàng.Vết thương của Maedhros được chửa lành theo năm tháng, và danh tiếng của Fingon vang dội khắp nơi. Maedhros cầu xin lời tha thứ từ gia đình Fingolfin và nguyện trao ngai vàng lại cho họ. tuy nhiên không ít số người con khác của Fëanor đồng thuận với hành động trên tuy họ không nói ra lời nào.Sự đoàn kết của giống loài Noldor tạo nên một sức mạnh phi thường, họ khám phá các vùng đất của Trung Địa từ nam chí bắc, từ đông sang tây và cuối cùng dã khám phá ra vùng đất cường thịnh nhất Trung Địa, Beleriand nơi cư trú của Sindar
Có một nơi dành cho các cặp vợ chồng người phàm nhân được các vị thần được cho phép giữ lại khi còn sống đã yêu thương nhau tiếp tục sống ở bên nhau trong tòa sảnh sau khi đã chết, 9 người nữ phụ được đào tạo bởi Míriel dệt sa cữi khung quay (Saga, Fir, Gefiun, Fulla, Vör, Syn, Hlín, Snotra và Gná) trong tòa sảnh của nữ thần Vaire (con gái bà là Míriel Serindë người may vá và dệt thảm giỏi nhất thế gian được lựa chọn Ý Chí Tự Do của riêng cô ấy và cô ấy làm các Valarindi khác biết được về ý nghĩa thật sự của nó ) dệt những câu chuyện nhân gian của người phàm, Tiên, Người Lùn và mọi chủng tộc trên thế gian (và còn một số điều cần biết nữa
- Nieliqi sai người chăm sóc thể xác của cô khi Linh Hồn cô trở về tòa sảnh Mandos của cha mẹ một cách bướng bỉnh;
- Cô ấy còn được ghi lại hết mọi câu chuyện trên tấm thảm gia đình Noldor và hành động nhà hoàng gia Mặt trời cao quý Finwë
- Sau khi tái sinh cô ấy có ba con trai và hai con gái cùng chồng
- Gia đình họ gồm: Nhà của Fëanor , Nhà của Fingerolfin và Nhà Finarfin; riêng hai cô
con gái đều được gả qua nhà Vanyar sau khi Míriel hương tiêu ngọc vẫn và tái sinh sau đó: Findis và Írimë .
Riêng với Nieliqi có 3 nữ hầu Sjöfn, Lofn và Vár)
Tộc Vanyar – được bảo hộ bởi Valfreyja Vanadis (Nữ chủ nhân của tộc Vanir) – con gái Valarindi của nữ thần Vána và Orome: những người xinh đẹp và yêu hòa bình.
Tộc Noldor – được bảo hộ bởi Miriel/Findis (nữ chủ nhân vùng đất Aesir có nguồn gốc từ Vanir) – con gái của Vaire và Namo: những vị thần sức mạnh, chiến tranh và quyền lực tối cao; những người chủ hòa, nhưng cũng có quyết tâm làm nên việc lớn, thông minh, sáng suốt, ngang dàn mọi chuyện, biết lên tiếng khi mọi chuyện xấu đi, biết kêu gọi, khi không còn đường lui ý chí chiến đấu còn trở nên cao cả và quyết tâm hơn.
Tộc Teleri ở Tol Eressëa , Đảo Cô đơn - được bảo hộ bởi Ilmare (nữ chủ nhân của tộc ÁNH SAO, người cai quản số mệnh loài người và giữ gìn sinh mệnh được bảo vệ bởi các vì sao) và Melian (nữ chủ nhân của tộc Tiên Teleri ở Trung Địa, những bài hát và quyền năng, hộ mệnh cho những chiến binh trẻ cùng đôi tình nhân) Người Teleri sống ở đó trong nhiều năm cho đến khi họ cảm thấy rằng họ nên gặp Eldar khác sống ở Aman. Với sự giúp đỡ của Ossë, họ đã đóng tàu và đi đến bờ biển Aman, nơi họ cư ngụ. Ở đó Olwë đã xây dựng Alqualondë , thành phố vĩ đại nhất của Teleri, và người dân của nó đã hợp nhất với người dân Tirion và Finwë . Ở Beleriand, Elwë và Melian đã hồi phục sau sự mê hoặc của họ. Anh ta hợp nhất Eglath, người ở lại và Falathrim, người đã chấp nhận anh ta làm Vua của Beleriand. Dân gian của cả Elwë và Nowë được gọi chung là Sindar . Sau đó, họ được tham gia bởi Laegil , người Nandor, người đã nối lại hành trình của họ về phía tây dưới Denethor và đến Ossiriand . Sau đó, khi Melkor đánh cắp Silmarils , Noldor do Fëanor dẫn đầu đã yêu cầu Teleri cho phép họ sử dụng tàu của họ. Khi Teleri từ chối, họ đã bắt các con tàu bằng vũ lực, thực hiện Kinslay đầu tiên . Vì lý do này, một vài hoặc không ai trong số Teleri gia nhập máy chủ của Valar mà vào cuối Thời đại thứ nhất đã bắt đầu bắt giữ Morgoth mãi mãi. Người ta kể lại rằng Teleri cuối cùng đã tha thứ cho Noldor cho Kinslayings, và hai người tử tế đã bình yên trở lại.
Falmari . Được dẫn dắt bởi Olwë , họ (cùng với Elwë ) là chỉ Calaquendi của gia tộc Teleri. Họ sống ở Tol Eressëa và dọc theo bờ biển phía đông Aman.
  Nandor Teleri, người đã từ bỏ Hành trình vĩ đại gần sông Anduin, do Lenwë lãnh đạo. o Laiquendi Tiên của Ossiriand , người mà chính họ là Nandor do Denethor lãnh đạo.
o Silvan The Wood Elves, chủ yếu ở Vương quốc Woodk of Mirkwood và Lothlórien .
Sindar Tất cả Teleri vẫn ở Beleriand. Sindar của Beleriand tự gọi mình đơn giản làEdhil, có nghĩa làTiên, và có liên quan đến từ Quenya từEldarcó cùng ý nghĩa. Elwë là Vua của họ. Chúng được chia thành:
o Iathrim , những người sống ở Doriath , vương quốc trực tiếp cai trị bởi vua Thingol , đó là Elwë.
o Falathrim,nhữngngườisốngởFalascaitrịbởiCírdan.
o Mithrim , hay Sindar của miền Bắc, những người sống ở Bắc Beleriand: ở Hithlum , đặc biệt là trong khu vực được gọi là Mithrim , ở Dorthonion hoặc ở Nevrast . Họ phải chịu đựng nhiều nhất từ các cuộc tấn công của Morgoth trước khi Mặt trời mọc đầu tiên, và tàn dư của họ bị hấp thụ phần lớn bởi người Noldor, người sau đó chiếm giữ những vùng đất đó.
Avari những kẻ ở lại:
Họ đã dạy cho họ nhiều hàng thủ công cơ bản của nền văn minh, mặc dù nghề của Eldar vượt qua rằng các Avari, thậm chí nhiều hơn so với các Avari vượt qua nguyên thủy Men . THẦN THÚ NUÔI
Thần Thanh Long: Cai quản việc quân sự, tâm linh thần bí
Thanh Long trong phong thủy: Thuộc phương Đông, biểu tượng là con rồng xanh, mang lại may mắn, cát lợi, thuộc hành Mộc ứng với màu xanh và mùa xuân
Thần Bạch Hổ: Cai quản biên cương, đồn lũy quân sự...
Bạch Hổ trong phong thủy: Thuộc phương Tây, biểu tượng là con hổ trắng, tạo nên sự oai nghiêm, lạnh lùng, thuộc hành Kim có màu sắc trắng và chỉ về mùa thu
Thần Chu Tước: Cai quản ánh sáng, năng lượng, sự sinh sôi, phát triển
Chu Tước trong phong thủy: Thuộc phương Nam, biểu tượng là con chim sẻ, hành Hỏa, màu đỏ, tượng trưng cho sự tiến tình, tốc độ, biến động...
Thần Huyền Vũ: Quản lý tuổi thọ, phước đức, sự may mắn...
Huyền Vũ trong phong thủy: Thuộc phương Bắc, biểu tượng là con rùa thần, hành Thủy, màu sắc đen, tượng trưng cho tính chất thần bí, sâu sắc...
     NĂM VALIAN
Có khoảng 9,582 năm mặt trời trong một năm Valian
14.325 năm mặt trời trong Năm của cây .
NĂM CỦA ĐÈN:
Những năm của đèn bắt đầu ngay sau khi Arda được tạo ra bởi Valar . Sau khi họ bước vào thế giới, Arda vẫn vô hồn và không có những đặc điểm địa lý khác biệt. Hình dạng ban đầu của Arda, được chọn bởi Valar, là của một lục địa đối xứng được thắp sáng bởi hai ngọn đèn : một ở phía bắc lục địa và một ở phía nam, được tạo ra từ ánh sáng mờ ảo che khuất mặt đất cằn cỗi. Valar tập trung ánh sáng này vào hai đèn lớn, Illuin và Ormal . Vala Aulë đã rèn các tòa tháp lớn, một ở phía bắc, Helcar và một ở phía nam, Ringil . Ở giữa, nơi ánh sáng của những ngọn đèn xen lẫn, Valar cư ngụ tại hòn đảo của Almaren. Những chiếc đèn đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công của Melkor . Arda một lần nữa bị tối đi, và ánh đèn rơi làm hỏng sự đối xứng hoàn hảo của bề mặt Arda. Các lục địa riêng biệt đã được tạo ra: Aman ở miền Tây xa xôi, Trung địa ở giữa, Vùng đất của Mặt trời ở Viễn Đông và Vùng đất tối ở miền Nam xa xôi. Tại vị trí của ngọn đèn phía bắc sau đó là Biển Helcar nội địa , trong đó Cuiviénen là một vịnh. Những năm của cây bắt đầu sau đó.
NĂM CỦA CÂY:
Những năm của cây , còn được gọi là Ngày hạnh phúc (của Valinor) hoặc Noontide của Valinor , là những năm dài nằm giữa sự thành lập của Valinor và Bóng tối của nó . Trong thời gian này, Valinor được thắp sáng bởi ánh sáng của Hai Cây , nhưng Trung Địa nằm trong Bóng tối vĩ đại. Những năm của cây trước những năm của mặt trời , và có lẽ thuộc về, hoặc ít nhất là trùng lặp với Thời đại đầu tiên.
Rất lâu trước khi Tiên thức dậy, Yavanna đã tạo ra Hai Cây Valinor để đưa ánh sáng đến vương quốc của Valar . Cây ra hoa đầu tiên sau 3500 năm Valian đã qua. Thời kỳ này bắt đầu vào Giờ khai mạc , khi Telperion lần đầu tiên bắt đầu nở hoa một mình; vào giờ thứ hai, Ngày đầu tiên bắt đầu, và với nó, bắt đầu Đếm thời gian .
Vì vậy, bắt đầu một triều đại hòa bình ở Valinor, nhưng Trung Địa chỉ được thắp sáng bằng ánh sao, và Melkor làm việc ở độ sâu của Utumno ở phía bắc của Thế giới và sự thống trị của ông ấy mở rộng về phía nam, trong khi Sauron được bổ nhiệm làm trung úy ở Angband , dự đoán một cuộc tấn công từ phương Tây. Người ta không nói thời gian này kéo dài bao lâu, chỉ là 'thời đại đã kéo dài'; giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 10.500 năm. Chính trong thời kỳ này, Aulë đã tạo ra Người lùn , và theo hướng của Eru , đặt họ ngủ cho đến khi tạo ra các ngôi sao và Sự thức tỉnh của Tiên .
Khi Oromë phát hiện ra rằng Tiên đã thức dậy tại Cuiviénen , những thay đổi lớn đã xảy ra. Valar đã thực hiện một cuộc chiến tranh vì lợi ích của Tiên chống lại Melkor ; Utumno đã bị phá hủy và Melkor mang theo dây chuyền đến Valinor. Các Valar cũng triệu tập các Tiên cư ngụ trong vùng đất của họ, và nhiều người đã trả lời giấy triệu tập này.
Một thời kỳ ba tuổi (khoảng 2.900 năm) theo sau. Melkor bị giam cầm trong Hội trường Mandos , và Valar và Eldar cư ngụ cùng nhau dưới ánh sáng của Cây. Trong bóng tối của Trung Địa, Tiên bóng tối chưa hành trình đến Valinor vẫn cư ngụ và Cha của Người lùn khuấy động. Đàn ông sẽ không xuất hiện cho đến một thời gian sau khi kết thúc năm của cây.
Những năm này đã kết thúc khi Manwë thả Melkor ra khỏi tù. Có một thời gian, Chúa tể bóng tối giả vờ kết bạn với Eldar, nhưng anh ta lại quay về bóng tối. Sau khi tỏa sáng trong 1495 năm Valian, họ đã bị Ungoliant phá hủy . Trong Đêm dài , họ đã đánh cắp Silmarils và trốn trở về phía bắc của Trung Địa. Tìm cách trả thù, Fëanor đã dẫn một phần lớn người Noldor ra khỏi Valinor và trở lại Beleriand.
Vậy là Năm của những cái cây đã kết thúc. Tại thời điểm này, các Valar đã Sun và mặt trăng để soi sáng cho thế giới, và sau 5000 Valian năm đã trôi qua, những năm của mặt trời đã bắt đầu.
Lịch trình của ngày Valian có thể được tóm tắt là
Giờ Valian.      Biến cố
  Giờ 1.                Ngày bắt đầu, sự nở rộ của Telperion đã ở giai đoạn thứ hai
Giờ 2. & Giờ 3.      Telperion đạt đến sự nở rộ nhất của cây ấy
Giờ 4 & Giờ 5 Laurelin bắt đầu nở hoa và ánh sáng của hai cây được trộn lẫn; vào cuối giờ, Telperion chấm dứt.
Giờ 6 & Giờ 7 Laurelin tiếp tục nở hoa trong khi ánh sáng của Telperion vẫn còn một thời gian
Giờ 8 & Giờ 9 Laurelin đạt đến sự nở rộ nhất của mình
Giờ 10 & Giờ 11 Telperion bắt đầu nở hoa và ánh sáng của hai cây được trộn lẫn; vào cuối giờ (và ngày), Laurelin chấm dứt.
Giờ 12
Các đơn vị thời gian của Cây có thể được tóm tắt là:
Đơn vị thời gian Valian.             Sự miêu tả
Chuyển đổi sang các đơn vị thời gian của chúng ta. Một đoạn duy nhất của sự ra hoa đầy đủ của cả hai cây
1 giờ Valian = 7 giờ của chúng ta
1 ngày Valian
12 giờ Valian hoặc ra hoa đầy đủ của cả hai cây
(7 x 12) 84 giờ trong thời gian của chúng ta hoặc 3,5 ngày của chúng ta ->  (7 x 12.000) 84.000 giờ trong thời gian của chúng ta hoặc 3500 ngày của chúng ta, tương ứng (84.000 / 8766) đến 9 năm , 212 ngày, 18 giờ
1 năm Valian
1 tuổi của Valar
1000 ngày Valian hoặc 12.000 giờ Valian
100 năm Valian ( randa )
958 năm, 105 ngày
      NĂM CỦA THỨC TỈNH
Thời đại của những đứa trẻ Ilúvatar (cũng có thể là thời đại thức tỉnh) ghi lại những sự kiện lớn trong lịch sử của Eruhíni .
Thời đại đầu tiên của những đứa trẻ Ilúvatar bắt đầu trong những năm của cây khi Tiên thức dậy ở Cuiviénen . Điều này đánh dấu sự khởi đầu của những năm khi Trẻ em Ilúvatar hoạt động ở Trung Địa. Sau đó trong Thời đại thứ nhất, những người con nuôi thứ hai, Con Người con thứ hai của Ilúvatar, Người lùn , cũng thức dậy.
Tolkien đã viết rằng thời đại sau này kéo dài khoảng 3.000 năm, mặc dù thời gian này không cố định và ông cảm thấy rằng thời đại này đã tăng tốc theo thời gian. Mỗi kết thúc sau khi hoàn thành một số sự kiện lớn trong lịch sử của Trẻ em Ilúvatar.
NĂM CỦA MẶT TRỜI
Các năm của Mặt Trời là lần sau Rising đầu tiên của Sun trong Age Đầu tiên cho đến hiện tại. Đơn vị thời gian của Năm của Mặt trời là coranar, còn được gọi là loa:
 Một loa (hoặc Loa , số nhiều Loar ) là một cái tên được sử dụng bởi Elves cho một năm; cũng được gọi là Coranar.
 Coranar có nghĩa đen là "vòng quanh mặt trời", một cái tên được Tiên đặt cho một năm.
 144 coranari đã tạo ra một yén là đơn vị thời gian cơ bản cho Tiên bất tử .
  Valar dự định một Năm của Mặt trời là chính xác 350 ngày, là một phần 1/10 của Năm Cây . Tuy nhiên, Mặt trời chậm hơn dự kiến và trong một Năm của Mặt trời, nó quay 365,25 lần thay vì 350, hoặc xấp xỉ 1 / 9,58 của một Năm của Cây.
CÁC THỜI ĐẠI KHÁC
Thời đại là những khoảng thời gian lớn trong đó Người khôn ngoan và những người theo chủ nghĩa chia rẽ lịch sử của Arda . Sự phân chia được thực hiện theo các sự kiện lịch sử lớn như lật đổ Chúa tể bóng tối .
ĐẦU TIÊN
Thời đại đầu tiên chứng kiến sự thức tỉnh của Tiên , Người lùn và Con Người và cuộc chiến của họ chống lại Morgoth . Nó kết thúc với Cuộc chiến Phẫn nộ và vụ đuối nước của Beleriand . Morgoth bị Valar bắt , chấm dứt hàng thế kỷ thống trị ở Beleriand.
Chi tiết:
Thời đại đầu tiên mô tả các sự kiện gần đầu thời gian. Còn được gọi là Ngày Elder thời đại đầu tiên chứng kiến sự ra đời của các chủng tộc của Arda , hưng thịnh của họ trong Valinor và Beleriand , những kỳ công của họ chống lại Morgoth và lật đổ cuối cùng của mình bằng cách kết hợp quân đội của Valar , Elves và Edain . Khi chính xác Thời đại đầu tiên bắt đầu không rõ ràng và có lẽ nó không được định nghĩa bởi biên niên sử. Sự khởi đầu có thể có của Thời đại đầu tiên phải là sự sáng tạo của chính Arda ; việc tạo ra Hai Cây cũng theo dõi thời gian ; hoặc Sự thức tỉnh của Người Tiên .
Với việc tạo ra Mặt trăng và Mặt trời , thời gian được đo bằng coranar .
Biên niên sử mô tả các sự kiện trước khi tạo ra Người Tiên: Arda là nơi sinh sống của người Ainur , người định hình trái đất và tiến hành chiến tranh . Cuối cùng, Valar rút lui về Valinor về phía Tây và tạo ra Hai Cây mang ánh sáng cho thế giới và cũng theo dõi thời gian (xem: Năm của những cái cây ). Sự thức tỉnh của Người Tiên theo sau, và họ được
Valar mời đến phương Tây, trong khi một số vẫn ở Trung Địa . Các Cây chết bởi những hành động của Morgoth các Enemy người trốn sang Angband . Các sự kiện được biết đến của Thời đại thứ nhất tập trung vào một loạt các cuộc chiến do Sindar , NNoldor (người trở về từ Valinor) và Three House of the Edain (những người Con Người cũng di cư về phía tây), chống lại quân đội của Angband . Người Tiên ở Beleriand chỉ tìm cách tồn tại và Morgoth không liên quan gì đến họ. Mặt khác, Noldor, đặc biệt là Con trai của Fëanor , đã đến với mục đích rõ ràng là đánh bại Morgoth.
Ngay sau khi Noldor the Dagor-nuin-Giliath xuất hiện ( Trận chiến dưới các vì sao , được đặt tên như vậy bởi vì nó đã được chiến đấu trước khi Mặt trời mọc) được chiến đấu. Fëanor đã bị giết. Đây được coi là trận chiến thứ hai trong Cuộc chiến Beleriand , sau trận chiến diễn ra trong Năm của những cái cây. Sự kiện quan trọng nhất của Thời đại có lẽ là việc tạo ra Mặt trăng và Mặt trời bởi Valar, và với họ, sự thức tỉnh của Con Người , Những đứa trẻ của Eru . Giống như Eldar trước họ, họ bắt đầu di cư sang phương Tây , nhưng hầu hết vẫn ở phương Đông , trong Rhovmate và Eriador . 75 năm sau trận chiến đầu tiên, Morgoth lại tấn công Noldor và một lần nữa không thành công. Dagor Aglareb ( Glorious) đã Noldor quá đậm như vây Angband . Trong thế kỷ đầu tiên kể từ khi Noldor xuất hiện, các khu định cư của Brithombar và Eglomon , Gondolin , Nargothrond và Minas Tirith đã được xây dựng. Đó là vào thời Hòa bình dài , vào thế kỷ thứ 4 sau khi người Noldor xuất hiện, khi một số người Con Người (Edain ) đến Beleriand háo hức tìm kiếm "Thần" như họ tin và bước vào phục vụ Eldar. Khu rừng Brethil được trao cho Nhà của Haleth và Dor-lómin cho Nhà của Hador . Tuy nhiên, Cuộc bao vây của Angband có hiệu lực hạn chế, bởi vì phía bắc của
Angband nằm ở phía bắc của Ered Engrin , và không thể chấp nhận được. Thật vậy, vào thế kỷ thứ 5, Morgoth đã đổ những dòng lửa ra khỏi Angband, phá hỏng đội quân NNoldorin đang bao vây. Đồng bằng xanh Ard-galen đã bị chất thải vĩnh viễn bởi những dòng sông lửa, và bây giờ được gọi là Anfauglith , Choking; và vùng cao nguyên Dorthonion , nơi sinh sống của Edain, đã trở nên khắc nghiệt. Các Dagor Bragollach ( Trận chiến Bất Ngờ ) đã bắt đầu. Noldor cuối cùng đã tập trung phòng thủ, nhưng tổn thất của họ rất nghiêm trọng. Đó là vào những năm sau trận chiến đó khi Beren đã mang một viên Silmaril cho Vua Elven Thingol . Noldor đã bắt đầu một trận chiến lần đầu tiên. Họ đã tập hợp một đội quân gồm Người Tiên, Edain và nhà của Bór và Ul Phường liên minh với các Con trai của Fëanor . Người Tiên và các đồng minh của họ tiến rất gần đến Angband, nhưng mánh khóe của Morgoth đã làm đảo lộn kế hoạch chiến đấu của họ, và Ul Phường tỏ ra phản bội. Trận chiến được biết đến sau đó là Nirnaeth Arnoediad ( Muôn vàn nước mắt ) từ sự hủy diệt của niềm hy vọng chiến thắng cuối cùng của Người Tiên. Vùng đất của Hithlum đã bị mất, Những đứa con của Fëanor phần lớn bị phân tán, và các dân tộc Beleriand đã bị tàn lụi. Orc của Morgoth đã tạo ra một đống Elven và Manamel chết ở trung tâm của Anfauglith. Các vương quốc như Falas đã bị phá hủy. Các Havens of Sirion được xây dựng như một nơi ẩn náu ẩn giấu.
Cuộc chiến Phẫn nộ đã diễn ra sau khi Eärendil đi thuyền tới Valinor và thuyết phục Valar giúp đỡ những người mà họ đã từ bỏ. Valar tập hợp một đội quân gồm Valarindi , Vanyar và những người Noldor đã ở lại Valinor. Các Teleri từ chối viện trợ của họ, do hành vi phạm tội cũ ;của các Noldor của Beleriand, nhưng đồng ý để chuyên chở
quân đội của Valar trong tàu nổi tiếng của họ. Trận chiến này đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của những con rồng có cánh, nổi bật nhất là Ancalagon the Black, nhưng Valar đã có ngày. Morgoth bị bắt và bị đuổi khỏi Arda, nhưng vùng đất của ông, cũng như hầu hết Beleriand, đã bị phá hủy và chìm dưới biển trong sức nóng của trận chiến.
THỨ HAI
Trong Thời đại thứ hai, người Edain thịnh vượng ở Númenor , nhưng Sauron , Valarindi Aule phục vụ Morgoth cũng đến để thống trị Westlands . The Rings of Power được tạo ra như một trong những nỗ lực như vậy. Ảnh hưởng của Sauron cũng gây ra sự sụp đổ của Númenor và Thay đổi thế giới . Thời đại kết thúc với Cuộc chiến của Liên minh cuối cùng và sự thất bại của Sauron .
Chi tiết: Bắt đầu vào khoảng năm 584 kể từ khi Return of the Noldor đến Middle-earth , thời đại Thứ hai là dài nhất của các ghi chépcổ.Nó bắt đầu sau sự hủy diệt của Beleriand trong Cuộc chiến Phẫn nộ . Việc thành lập Lindon và thành lập Númenor , hai vương quốc Elvish và Manamel lớn của Thời đại, đã diễn ra ngay sau đó.
Lindon là một vương quốc Elvish được cai trị bởi Gil-galad , vị vua tối cao cuối cùng của người Noldor ở Trung Địa. Nó nằm trong những gì còn lại của Beleriand, giữa những ngọn núi Ered Luin và biển lớn . Từ tàu Gray Havens Elven của nó đi thuyền hàng ngày đến phương Tây . Imladris, hay Rivendell , được thành lập bởi Elrond khoảng nửa thời đại. Vào đầu thời đại thứ hai, nhiều Tiên Noldorin đã hành trình về phía đông của Ered Luin và thiết lập vương quốc Eregion gần dãy núi sương mù . Những Elves, do Celebrimbor con trai của Curufin , trở thành bạn bè thân thiết với người lùn của Khazad-dum . Họ cùng nhau thực hiện những nỗ lực tuyệt vời trong nghề rèn, cho đến khi kỹ năng của Tiên đạt đến độ
cao không bao giờ được sánh lại. Điều này đã thu hút sự chú ý của Sauron , người đã lừa Tiên tạo ra Nhẫn quyền lực nhờ sự trợ giúp của anh ta. Khi Tiên nhận thấy rằng anh ta muốn cai trị họ bằng Một chiếc nhẫn, họ chống cự, và Sauron tiến hành chiến tranh chống lại họ. Trong cuộc chiến này, Eregion đã bị phá hủy và Anniversaryimbor bị giết. NÚMENOR Thời đại thứ hai là Thời đại của Númenor, vương quốc đảo vĩ đại được tạo ra cho hậu duệ của người Edain trong những năm đầu tiên của Thời đại, và khi nhiều năm trôi qua, sức mạnh của họ đã tăng lên cho đến khi nó vượt qua bất kỳ quốc gia nào của Con Người , trước đó hoặc kể từ đó. Họ đi thuyền về phía đông, khám phá Trung Địa và thành lập những thành phố lớn ở đó. Cuối cùng, sức mạnh và niềm tự hào của họ trở nên lớn đến mức họ đã thách thức chính Valar và bị phá hủy. Hầu hết những người Con Người khác ở Trung Địa sống trong các xã hội bộ lạc đơn giản hoặc nằm dưới sự thống trị của Sauron. Những người Con Người phục vụ Sauron tôn kính anh ta như một vị thần và sợ anh ta rất nhiều. Vào đầu thời đại thứ hai, Dúnedain đã cố gắng giúp đỡ những người Con Người ở Trung Địa, nhưng cuối cùng lại muốn thống trị họ. Sự sụp đổ của Númenor không phải là sự kết thúc của Thời đại thứ hai; một tàn dư của người Númenórea do Elendil lãnh đạo đã thoát khỏi xác tàu và thành lập vương quốc ở Trung Địa: Arnor ở phía bắc và Gondor ở phía nam. Cùng với Gil-galad , họ đã thành lập một liên minh hùng mạnh, Liên minh Tiên và Con Người cuối cùng , và hành quân đến Sauron , người đã phát triển trở lại, tấn công Tháp bóng tối Barad-dûr . Với việc lật đổ Sauron đầu tiên của Liên minh, Thời đại thứ hai đã kết thúc.
THỨ BA
Thời đại thứ ba chứng kiến sự phai nhạt dần của Tiên và cũng là sự trỗi dậy của Sauron chống lại vương quốc Númenorian , cho đến khi anh ta bị đánh bại trong Cuộc chiến nhẫn . Thời đại kết thúc vài năm sau đó với sự ra đi của White Ship từ Mithlond .
Chi tiết: Thời đại thứ ba , thường được viết tắt là TA , bắt đầu sau sự sụp đổ đầu tiên của Sauron , khi ông bị đánh bại bởi Liên minh Tiên và Con Người cuối cùng sau sự sụp đổ của Númenor. Thời đại này được đặc trưng bởi sự trỗi dậy và suy tàn của các vương quốc Númenorean bị lưu đày, sự phục hồi chậm chạp của sức mạnh của Sauron. Trong khi đó, Tiên và Người lùn và các dân tộc khác đã làm rất ít; còn được gọi là Năm mờ dần , Thời đại đánh dấu sự suy yếu của Tiên .Nó tồn tại trong 3021 năm, cho đến khi Sauron một lần nữa bị đánh bại, lần này, một lần và mãi mãi, khi Chiếc nhẫn cầm quyền của ông bị phá hủy. Đây là một canh bạc cho Người khôn ngoan vì họ bảo tồn các Dân tộc Tự do và tiêu diệt nhiều tội ác. Nhưng sau đó, người lớn nhất cuối cùng của Eldar còn lại ở Trung Địa để lại cho phương Tây hoàn toàn , và nhiều điều tốt đẹp và đẹp đẽ đã bị mất đến Trung Địa mãi mãi. Với việc Cưỡi cuối cùng của những người giữ , Thời đại thứ tư bắt đầu.
THỨ TƯ
Thời đại thứ tư là thời gian mà Tiên mờ dần trong khi Người lùn, Con Người và Người Hobbit thịnh vượng và hồi phục sau sự sụp đổ của Sauron, cho đến khi Con Người thống trị và tự quyết định số phận của mình.
Chi tiết: Thời đại thứ tư bắt đầu sau khi Sauron cuối cùng bị đánh bại, khi Chiếc nhẫn cai trị của anh ta bị phá hủy, và Người giữ ba chiếc nhẫn rời Trung Địa đến phía Tây hoàn toàn.Thờiđại thứ bađược tổ chức đã kết thúc khi Tam nhẫn phá hủy vào tháng 9, TA 3021 .Trong hồ sơ của Gondor fo.A. 1 bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 năm 3021 , tức là
  6 tháng trước khi kết thúc Thời đại trước. Điều này cũng có nghĩa là sự khác biệt của 1420 năm với Shire Reckaming . Trong Shire Tuy nhiên, lần thứ tư Age 1 được gọi là SR 1422 , ngụ ý một sự khác biệt của 1421 năm và một sự tiếp nối củaFo.A.1sau3021, thay vì giống nhau.
Không có thông tin về hơn một vài thế kỷ đầu tiên của thời đại này, vì vậy không biết khi nào nó kết thúc, nếu nó đã từng xảy ra, mặc dù nó có thể ngắn hơn 3 thiên niên kỷ. Thời đại này (có lẽ là) được đánh dấu bằng sự phục hồi của vương quốc Númenorean của Arnor và Gondor , và sự hưng thịnh của các đối tượng của họ, bao gồm Shire và Hobbit , trong khi Nhà Durin chiếm lại Moria cho đến khi tộc Người lùn thất bại. Cuối cùng, điều đó sẽ dẫn đến sự thống trị cuối cùng của Con Người đối với Arda , cùng với sự suy yếu hoàn toàn của Tiên và các chủng tộc suy yếu khác, như Ents và có lẽ là Người lùn. Con tàu cuối cùng của Tiên , mang theo Cirdan và Celeborn , dường như đã ra khơi trước 120. Trong một bức thư năm 1972 liên quan đến The New Shadow , Tolkien đã đề cập rằng triều đại của Eldarion sẽ tồn tại trong khoảng 100 năm sau cái chết của Aragorn. Tolkien nói rằng ông nghĩ khoảng cách giữa cuối Thời đại thứ ba và thế kỷ 20 sau Công nguyên là khoảng 6000 năm, và vào năm 1958, nó đã có khoảng thời gian kết thúc Thời đại thứ năm nếu Thời đại thứ tư và thứ năm có cùng độ dài như thời đại thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, ông nói trong một bức thư viết năm 1958 rằng ông tin rằng thời đại đã nhanh chóng và đó là về sự kết thúc của Thời đại thứ sáu / bắt đầu thứ bảy.
Về hai cây đèn thần ở Narnia, một cây bạc cắm ở vùng đất Tuyết phủ - Sao Kim tuyệt diệu, một cây vàng cắm ở vùng đất của những Ánh Sáng Rực Rỡ - Bình Minh Rực
Sáng.
Kỷ nguyên của hai cây đèn (1600 năm Valian tức ~ 15.331,2 năm mặt trời)
  Lúc bấy giờ, thế giới vẫn còn chìm trong tăm tối. Vị thần Aule đã tạo ra hai cây đèn vĩ đại, đặt tại cực nam đèn Illuin và cực bắc Ormal của Arda, nhờ vậy mà thế giới mới được thắp sáng, muôn thú sinh sôi nảy nở.
Các Valar ngụ trên một hòn đảo là Almaren, nơi giao thoa ánh sáng giữa 2 ngọn đèn, vì
vậy đây là nơi tràn ngập ánh sáng và mùa xuân.
Trong khi các Valar đã tạo dựng xong thế giới và đang nghỉ ngơi, thì Melkor vẫn không từ bỏ hận thù. Hắn đi lên phương Bắc, xây dựng một căn cứ gọi là Utumno. Melkor tập trung tay sai và phá hủy 2 cây đèn vĩ đại, khiến cả thế giới lại một lần nữa quay trở lại tăm tối.
Vùng biển Helcar Nội địa ở phía Bắc từ biển đông Belegaer,
Vùng biển Ringol Nội địa ở phía Nam từ vùng nước biển đông lấp đầy
Hai cây đèn bị hủy diệt cũng khiến cho đảo Almaren chao đảo, các Valar di chuyển đến Aman – cực Tây của thế giới. Ở đó, họ xây dựng lên thành phố Valinor với những bức tường thành kiên cố.
Kỉ nguyên Hai Cây (Years of the Trees): 13400 năm (10500 năm + 2900 năm)
[Ban đầu Narnia cùng phần đất Archenland nơi có cánh cổng vàng bảo vệ rừng táo tự nhiên được xác định chính là vùng đất Almaren ở giữa Hồ Lớn Thiên Đường;
Vùng đất Bóng Tối nằm ở phía Nam qua biển Đông xa hơn 7 hòn đảo 7 biển;
7 hòn đảo nằm ở con đường đi trên dãy đảo bùa mê giữa biển nằm bao quanh đến Vùng Đất Cõi Phước;
Xứ sở Mặt Trời nằm ở phía Đông thế giới là cánh cửa đến thế giới người Á Đông sau này nhưng trước đây nơi đó là một vùng đất cho những người Calormen và Telmarine;
Aman/ Valinor ở cực Tây thế giới sau cũng được đưa ra khỏi thế giới để nhường lại vùng đất bất diệt thành vùng đất mới của châu Mỹ;
Trung Địa ở giữa nơi xảy ra tất cả những câu chuyện về lưu vong và chiến đấu cùng Kẻ Thù _ : _ chúc mừng các bạn!!!]
Danh sách Vua, Lãnh chúa và Phó thủ lĩnh (dấu / chỉ hai đời)
Nhà Quốc Vương: Turgon – Idril Nhà Chuột Chũi: Maeglin – Lygig
Nhà Cánh Trắng (mãi sau này Tuor đến mới thành lập): Tuor – Voronwë Nhà Cây: Galdor – Lumaladh/Legolas
Nhà Suối Nguồn: Ecthelion – Gaeruil
Nhà Hoa Vàng: Glorfindel – Angloth
Nhà Búa Chiến: Rog – Uinor
Nhà Tháp Tuyết & Cột Trụ: Penlod – Tagolhannen
Nhà Cầu Vồng: Egalmoth – (không chọn Phó Thủ Lĩnh) Nhà Chim Nhạn: Gaildor/Duilin – Saerveth
Nhà Đàn Hạc: Salgant – (không chọn Phó Thủ Lĩnh) Một số thành phần không nhắc không được:
Thầy/thư ký/học giả/cố vấn/thủ thư: Pengolodh
Đội trưởng đội gác 7 cổng: Elemmakil
Ăn nhờ ở đậu: Celebrimbor và cái bóng của anh, học giả Duvainor
Cùng vô số vật nuôi nguy hiểm khác như thiên nga, chuột, cá, chim nhạn,...
III/ Đặc điểm của các Nhà trong Vinyamar Untold và Gondolin Untold:
1. Nhà Cầu Vồng & Nhà Cây – Egalmoth và Galdor
Galdor Nhà Cây được giới thiệu là vị lãnh chúa can trường nhất, từng cứu mạng đức vua Turgon. Trong trận chiến hỗn loạn, anh là người sát cánh với Tuor và Glorfindel mở đường máu đến Tháp Vua, sau đó anh dẫn mọi người theo lối thoát hiểm của Idril, vượt qua dãy Echoriath, đến được bến cảng Sirion. Egalmoth Nhà Cầu Vồng từng kết thành bộ ba với Glorfindel và Ecthelion trong thời gian ngắn, khi họ làm nhiệm vụ hộ tống em gái đức vua – Aredhel. Anh được xem là cung thủ bắn mạnh nhất, xa nhất của Gondolin, đồng thời là người chỉ huy dàn máy bắn đá trên tường thành trong trận chiến. Thực ra đến giờ vẫn có nhiều ý kiến phân vân về chủ nhân của thanh Orcist là Egalmoth hay Ecthelion.
– Trong hệ thống headcanon:
Nhà Cây phụ trách tất tật những lĩnh vực liên quan tới cây cối, bao gồm trồng trọt, đốn gỗ, làm mộc (từ xẻ gỗ, đóng đồ đến chạm khắc), thảo dược, xây công trình gỗ. Đặc sản của nhà là táo nên thường bị đức vua gọi đùa thành Nhà Cây Táo. Các y sư phần lớn xuất thân từ nhà này, và đầu bếp giỏi cũng thế. Vũ khí chủ yếu là giáo và chuỳ. Lãnh chúa Nhà Cây, Galdor, được xem là người bạo lực nhất thành (dĩ nhiên chỉ bạo lực với ai đáng bị thế, còn lại anh cư xử rất ân cần, ấm áp với người khác). Anh có thể thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh bằng cán giáo, doạ xiên, doạ đập nát bét bằng chuỳ, nói chung là đánh đập những kẻ càn quấy không tiếc tay. Chỉ cần anh gõ cán giáo hoặc cán chuỳ là đám đông giải tán hết. Tuy nhiên đức vua Turgon chẳng mảy may hay biết sự bạo lực đó, bởi trước mặt vua anh hiền như thỏ vậy, lại còn thường xuyên chiều hư ngài.
Galdor phụ trách thực đơn của nhà vua, và mỗi sáng gọi ngài dậy ăn sáng là một cực hình vì ngài lầy hơn bất kì tiểu Tiên nào. Ngoài ra, vấn đề khiến anh đau đầu nhất là mấy tên hay trộm trái cây trong vườn nhà mình. Câu cửa miệng là "Muốn nát bét hay bị
xiên."
Nhà Cầu Vồng giống như khu công nghiệp sản xuất đồ gia dụng =)) từ may mặc, thẩm định và chế tạo trang sức đến làm đồ thủ công. Dĩ nhiên có khu chuyên sản xuất vũ khí như nỏ, cung dài, và lắp máy bắn đá. Nhân công quy tụ từ đủ mọi nhà, làm việc theo ca, không nhất thiết chỉ người Nhà Cầu Vồng mới được làm. Dân nhà này chỉ biết việc và việc, ít khi gây loạn vì có lãnh chúa quá quy củ. Egalmoth chính xác là một cái máy đa năng, cuộc đời chỉ có duyệt công văn, đơn hàng, thẩm định đá quý, tư vấn ăn mặc trang sức các kiểu và thao luyện binh sĩ. Có mối duyên với Nhà Chim Nhạn từ đời cha, rất thân với lãnh chúa Duilin nhà đó. Vô cùng khéo tay, tỉ mỉ, thích làm mọi việc một mình, thành thử không chọn Phó Thủ Lĩnh. Thỉnh thoảng lại vô cớ nổi cơn thích tàn sát vì ám ảnh cuộc chiến ngày xưa, nhưng chỉ cần thấy đức vua hoặc Duilin là tỉnh ngay. Anh được giao giữ quốc khố và rất ít khi nhả ra cho đức vua, dù chỉ là một mảnh ngọc. Rảnh thì cầm sớ đi đòi nợ những nhà đặt đơn hàng chưa đặt cọc hoặc nhận hàng chưa trả phí, nói chung cái quái gì Egalmoth cũng quy ra phí được. Câu cửa miệng là "Ngài/cậu/ngươi còn nợ ta chưa trả..."
2. Nhà Hoa Vàng & Nhà Suối Nguồn – Glorfindel và Ecthelion
Hai người này quá nổi tiếng rồi nên tui khỏi kể thành tích trong nguyên tác. Nhân tiện với tui thì bộ ba Gondolin Turgon, Glorfindel, Ecthelion tương đương với bộ ba Imladris Elrond, Glorfindel, Erestor, có điều ông Turgon ổng bựa hơn, và Ecthelion thì trêu chọc vua hết sức tàn nhẫn =))
– Trong hệ thống headcanon:
Nhà Hoa Vàng ngoài tham gia gác thành, huấn luyện binh sĩ, đa phần liên kết cùng Nhà Cây trồng hoa và mấy loại rau màu theo vụ, tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chưng cất hương liệu và đủ thứ mỹ phẩm nước hoa thuốc nhuộm các loại, theo công thức mà chỉ Nhà Hoa Vàng mới có. Thành thử ngoài các vũ khí bình thường, nếu trêu chọc dân nhà này sẽ có nguy cơ bị ăn xẻng trồng cây. Lãnh chúa Nhà Hoa Vàng, Glorfindel thường bị cư dân gọi là "phu nhân" thay vì "lãnh chúa" bởi những trò trời ơi đất hỡi nhằm phô hết vẻ đẹp của anh. Gắn với lãnh chúa Nhà Suối Nguồn như hình với bóng, vốn là thanh mai trúc mã từ nhỏ, thường xuyên làm nũng hoặc trêu chọc Ecthelion, tuy nhiên khi cần thì hai người kết hợp rất ăn ý. Câu cửa miệng là "Vua già khú đế rồi, lại còn keo kiệt và xấu trai." Thông thường sau khi phát ngôn như vậy, đức vua sẽ lập tức tống đoá hoa vàng của chúng ta ra gác cổng.
Nhà Suối Nguồn (có bản dịch là Nhà Tháp Nước, nhưng vì nhà này bao tất tần tật về nước chứ không chỉ mấy cái tháp nên bọn tui chọn tên Suối Nguồn) Nghe tên là biết, nhà này coi về thuỷ lợi, kênh mương, hệ thống thoát nước, dẫn nước từ các dòng sông, hồ trong thung lũng, cung cấp nước cho sinh hoạt và công việc của các nhà khác. Lãnh chúa nhà này, Ecthelion (người hay tự nhận mình là con cá hồi) chính xác là mối đe doạ ngấm ngầm cho người người nhà nhà, bất chấp vẻ ngoài điềm đạm, thanh nhã cùng tiếng sáo trong trẻo ngọt ngào nhất thành. Nguyên nhân là anh có thú vui tao nhã hứng lúc nào cúp nước lúc đó, anh bị ám ảnh nếu thiếu nước sẽ chết khô cong, nên luôn bắt các nhà tiết kiệm nước. Thú vui thứ hai là khẩu nghiệp, tính cả việc trêu chọc sỉ vả đức vua lẫn việc la hét đến độ bể cả kính. Thú vui thứ ba là nuôi thiên nga cho nó cắn người ta, hướng tới nuôi đủ 100 con, thường nói câu quen thuộc: "Đừng sợ, nó hiền khô à không cắn đâu." Gắn với lãnh chúa Nhà Hoa Vàng như hình với bóng, là người duy nhất chịu được những trò sến chảy nước của Glorfindel.
3. Nhà Chim Nhạn & Nhà Tháp Tuyết + Nhà Cột Trụ – Duilin và Penlod
– Trong nguyên tác, hai người này chỉ được giới thiệu sơ lược về nhà và cái chết khi Gondolin sụp đổ, nên tui không muốn nhắc nhiều, căn bản vì hai người chết quá thảm =((( Do Penlod cai quản cả hai nhà Tháp Tuyết và Cột Trụ nên tui hay gọi tắt anh cai quản Nhà Cột Tuyết/Tháp Cột.
– Trong hệ thống headcanon:
Nhà Chim Nhạn chủ yếu đào tạo cung thủ, phụ trách gác tường thành và trên các tháp công ở bảy cổng. Đây cũng là nhà chuyên sản xuất tên, nuôi chim đưa thư, thành thử cũng được coi như "bưu điện" của cả thành. Thỉnh thoảng vẫn có nhầm lẫn thư từ gây ra đủ thứ hậu quả. Lãnh chúa nhà này, Duilin, là người nhỏ con và lanh lẹ nhất Gondolin, một khi đã chạy thì đừng hòng ai bắt được, bắn cung cũng nhanh như chớp và toàn nhắm trúng chỗ hiểm bất kể điều kiện (mưa bão, mục tiêu xa, bị che khuất, vv...) Đội quân hộ tống lãnh chúa là một đàn chim nhạn sẵn sàng mổ bất kì ai trêu chọc ngài. Sở thích của Duilin là bay nhảy khắp thành, chủ yếu trên nóc nhà, nóc tháp, ngọn cây, nguy hiểm đến nỗi dù đã sống chung vài trăm năm, mọi người vẫn phải quan ngại. Thường trộm táo trong vườn Nhà Cây, thích ăn vặt mọi lúc mọi nơi. Nhìn bề ngoài trẻ trung ngây thơ trong sáng nhưng bên trong là cả một bầu trời đen tối, song Duilin ít khi lộ bản chất thật. Có một người anh đã mất – Gaildor (OC, nhân vật tự tạo), thường bị so sánh với anh (và căm ghét việc đó). Có mối duyên với Nhà Cầu Vồng từ đời cha, rất thân với Egalmoth.
Nhà Tháp Tuyết & Cột Trụ quy tụ kiến trúc sư, thợ xây, nhà điêu khắc, thợ đẽo đá,... nói chung là những thành phần phục vụ cho xây dựng. Trong đó Nhà Cột Trụ chủ yếu làm nhiệm vụ thiết kế và giám sát công trình, dẫn đầu bởi giám sát trưởng kiêm kiến trúc sư trưởng của Gondolin – Tagoldhannen (OC) em họ xa của Penlod. Nhà Tháp Tuyết hầu hết trực tiếp tham gia xây dựng và chuẩn bị nguyên vật liệu, cũng như làm công tác liên kết với các nhà khác mỗi khi xây công trình mới. Cư dân cả hai nhà đều là fan cuồng lãnh chúa, bất chấp lãnh chúa rất hay đánh người. Penlod nghiêm túc, chỉn chu trong công việc. nhưng hơi tệ trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với các nhà khác. Bị bệnh sạch và thích bung lụa. Là oan gia ngõ hẹp với Rog Nhà Búa Chiến (ngay khu đối diện) nhiều lần cãi nhau đánh nhau đến nỗi Turgon phải phạt cả hai.
Thực ra mối quan hệ giữa Penlod và Rog cực kì rắc rối, giờ không tiện kể hết. Câu cửa miệng là "Muốn ăn đấm phải không?"
4. Nhà Búa Chiến & Nhà Đàn Hạc – Rog & Salgant
– Trong nguyên tác, hai người này chính xác là hai thái cực. Một chỉ huy đội quân tiên phong giữ cổng và thung lũng, dũng cảm kiên cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng,
một lại trốn trong nhà và sau đó không rõ số phận (Salgant được cho là đã chết trong hỗn loạn hoặc bị Morgoth bắt làm tù binh mua vui cho hắn). Vụ chiến đấu và hy sinh oanh liệt của Rog thì ai cũng biết, bên cạnh đó có khá nhiều điều mâu thuẫn quanh Salgant cùng vô số giả thuyết về lòng trung thành của anh, dưng kể ra đây thì khá rắm rối nên xin để lần sau.
– Trong hệ thống headcanon:
Nhà Búa Chiến khởi nguồn từ phường rèn theo Turgon đến Vinyamar, quy tụ thợ rèn và những Tiên lưu lạc vì chiến tranh, hoặc những tù binh trốn thoát khỏi lũ Orc và Morgoth. Bản thân lãnh chúa nhà này, Rog thời trẻ từng bị giam giữ tra tấn nhiều năm mới thoát ra được. Bất chấp mối e ngại của các Tiên khác, Turgon vẫn đón nhận anh, tin tưởng anh. Vì lẽ đó, Rog luôn cảm kích và không ngừng cố gắng để không phụ ơn vua. Có tình cảm đặc biệt với vua, luôn ủng hộ mọi quan điểm của ngài, trung thành tuyệt đối. Anh được cho là người rèn nên thanh Glamdring, cũng như vũ khí cho lãnh chúa các nhà. Rog là người thẳng thắn, phóng khoáng, giao hảo tốt với người người nhà nhà, song hơi nóng tính, dĩ nhiên ăn nói cũng không được đàng hoàng lắm. Vì suốt ngày ở trong lò rèn nên không có thời gian chải chuốt bung lụa, cũng không thể quản chặt dân nhà mình, thành thử dân Nhà Búa Chiến rất hay gây loạn, đặc biệt là xung đột với hai Nhà Tháp Tuyết và Cột Trụ. Rog là oan gia ngõ hẹp với Penlod từ nhỏ, không lúc nào ngơi cãi nhau đánh nhau, thường là do Penlod chọc giận anh trước. Câu cửa miệng mỗi khi thấy bóng Penlod từ xa là "Con quỷ trắng/yêu quái lại đến đây gây sự hử?"
Nhà Đàn Hạc quy tụ nhạc công, học giả, được xem như ban tổ chức sự kiện của cả thành. Mọi lễ hội, hoạt động giải trí, ca hát, thi thố đều do nhà này đảm nhiệm chính khâu tổ chức lẫn hậu cần, thường liên kết với Nhà Cầu Vồng cùng Nhà Hoa Vàng trong khâu trang trí. Lãnh chúa của họ, Salgant suốt ngày ở trong nhà, sáng tác nhạc, chơi đàn và ra các chỉ thị. Thỉnh thoảng làm mấy món đồ thủ công nho nhỏ. Không thích những chuyện đao to búa lớn, chiến tranh này nọ. Chỉ có Maeglin Nhà Chuột Chũi mới lôi được Salgant ra khỏi nhà để cùng đi dạo đâu đó. Salgant không giỏi giao tiếp, hay lúng túng nếu phải đề xuất ý kiến cá nhân, phải tốn thời gian lựa lời tới lui mới dám nói. Có cảm tình với Maeglin, mỗi sáng đến Tháp Vua dự họp luôn phải đợi cậu ta, bất kể cậu ta lề mề trễ nải thế nào. Salgant cũng là một tay thẩm định rượu chuyên nghiệp, tửu lượng khá cao vì tổ chức sự kiện thì không thể thiếu rượu.
5. Nhà Chuột Chũi & Nhà Cánh Trắng – Maeglin và Tuor, Idril
– Trong nguyên tác thì hai nhà này quá nổi rồi, Maeglin là kẻ phản bội chỉ lối cho Morgoth đến huỷ diệt Gondolin, chỉ vì căm tức Tuor chiếm được trái tim công chúa
Idril. Tuor là con người, còn Maeglin và Idril là chị em họ. Con trai của Tuor và Idril là Ëarendil (cha của Elrond và Elros sau này)
– Trong hệ thống headcanon: vì được xây dựng trên nền tảng giả định: "Nếu Maeglin không yêu Idril mà chỉ coi nàng như chị họ." nên Maeglin trong này rất khác, mối quan hệ của anh với mọi người được cải thiện hơn, kể cả Tuor. Không hẳn là tẩy trắng, mà
Maeglin trong nguyên tác hoàn toàn có thể mang những phẩm chất đẹp nếu không quá nhiều chuyện kinh khủng xảy ra với anh.
Nhà Chuột Chũi phụ trách khai mỏ, đào hầm, đào hào, mọi thứ liên quan đến đào, nên cư dân luôn dính bùn đất và luôn mang theo cái xẻng/cuốc chim bất li thân. Có mài dũa ngọc và chế quặng thô sau khi khai thác, trước khi gửi chúng đến lò rèn và nơi chế tác ngọc. Thành thử nhà này liên kết chặt chẽ với Nhà Cầu Vồng và Nhà Búa Chiến. Nhà có nuôi chuột chũi để lấy da. Lãnh chúa nuôi hai con chuột nhà làm thú cưng. Maeglin tuy là vương tử nhưng không ngại lăn lộn dưới hầm đầy đất, thậm chí còn thích thế. Cũng như cư dân cả nhà (trừ Phó Thủ Lĩnh) anh có thính giác, xúc giác và khứu giác vô cùng thính nhạy, cũng như khả năng xác định phương hướng trong bóng tối. Khứu giác
nhạy quá nên chỉ cần một bình rượu hoặc một chút nước hoa, hương liệu cũng đủ hạ gục cả lãnh chúa lẫn cả Nhà Chuột Chũi, nên nhà này không uống rượu (trừ Phó Thủ Lĩnh). Maeglin xem Idril như chị gái, thỉnh thoảng hơi khó chịu vì chị và bác Turgon quan tâm thái quá (nhất là trong chuyện cưới vợ) Khi rảnh thường đến chỗ thư viện, học hỏi thêm từ Pengolodh. Nói tục chửi thề quen thói sau một thời gian ở với cư dân, nhưng trước mặt chị họ và bác là im thin thít. Thường đàn đúm với Rog nhà Búa Chiến và Celebrimbor (tên ăn nhờ ở đậu) cùng chia sẻ niềm hứng thú về các mỏ quặng dưới lòng núi. Ban đầu không ưa Tuor lắm vì nghi hắn sẽ đối xử không tốt với chị mình. Tuy nhiên sau một thời gian cũng chấp nhận người anh rể này, thường sang Nhà Cánh Trắng ăn ké vì bên đó nấu ngon. Vô cùng phê khi được Ëarendil gọi "Cậu Maeglin~" Tai ương cả đời của Maeglin là Phó Thủ Lĩnh Lygig, người chọc ghẹo 24/24. Thỉnh thoảng có giao lưu với Nhà Đàn Hạc, lãnh chúa nhà đó rất có cảm tình với Maeglin.
– Nhà Cánh Trắng vì thành lập muộn và ít thành viên, nên không có nhiệm vụ gì quan trọng lắm ngoài việc hộ tống, bảo vệ vợ chồng công chúa, cũng như tham gia vào các phiên gác thành. Biểu tượng nhà này là cánh thiên nga vì lãnh chúa Tuor cuồng thiên nga, thường sang chơi với đám thiên nga dữ tợn của Ecthelion, không bao giờ bị chúng
nó cắn. Trong mắt Tuor thì vạn vật đều đẹp và tốt, nhưng hình mẫu hoàn hảo tuyệt đối, đáng ngưỡng mộ là cha vợ, đức vua Turgon (bất chấp việc cư dân Gondolin hay trêu chọc và nói xấu đức vua) Tên này thường cố trở thành hình mẫu quý ông lịch lãm uy phong, việc gì cũng phải nói giảm nói tránh nói vòng vèo hoa mỹ, dĩ nhiên kì thị những tiếng nói tục chửi thề. Trình độ nấu ăn 8/10 vì tự lập sớm và đi bụi quá nhiều (sau này di truyền cách đời cho Elrond) Thích tán chuyện, có thể buôn dưa bán cá tung tin đồn cả ngày không chán, vẫn giữ thói quen lẩm bẩm nói chuyện một mình từ hồi đi bụi. Khi có Ëarendil thì gần như ở nhà suốt ngày chơi với con. Không sợ bất kì thứ gì trên đời, nhưng luôn cố tình kịch tính hoá mọi việc bằng cách thêm thán từ như "Ôi sợ quá-" "Ôi ghê quá-" "Kinh vậy-", vv, cùng một mớ những tiếng ối á.
6. Voronwë, Pengolodh, Legolas Nhà Cây và Elemmakil
Do mấy người này có thể khá xa lạ với những ai chưa đọc The Fall of Gondolin, People of Midlle-Earth và Unfinished Tales, nên tui giới thiệu một chút vai trò của họ trong nguyên tác:
– Voronwë: Một thuỷ thủ do Turgon cử đi tìm đường đến Valinor khi đức vua nhận thấy định mệnh đen tối sắp đến. Tuy nhiên mọi con thuyền đều bị sóng đánh đắm, Voronwë được Thần Nước Ulmo cứu thoát, cử anh làm người dẫn đường cho Tuor đến Gondolin. Sau hành trình dài, họ trở thành bạn rất thân (tình bạn của Tuor và Voronwë là một trong những tình bạn cao đẹp giữa Tiên và Người, sánh ngang với Túrin – Beleg hoặc Finrod – Beren, nhưng nó không kết thúc trong bi kịch, trái lại còn rất có hậu, nên ít được nhắc tới) Voronwë là họ hàng với Círdan Người Đóng Tàu, anh mang hai dòng máu Noldor và Sindar. Cha anh thuộc một nhánh của Nhà Fingolfin.
– Pengolodh: Học giả bậc thầy của Gondolin, một trong những học giả/nhà sử học xuất sắc và vĩ đại nhất của Noldor. Quanh ông có một mớ sự kiện lẫn giả thuyết khá rối nên tui tạm thời chưa muốn kể ra. Ông vẫn ở Trung Địa đến tận Kỉ Đệ Nhị, từng đến Moria và học tiếng Người Lùn tại đây. Ông cũng phục vụ Gil-Galad tại Lindon một thời gian. – Legolas Nhà Cây (không liên quan gì tới bạn Legolas Lá Xanh nhà mình hết) Người có thị lực tinh tường nhất Gondolin, anh dùng nó để dẫn đường cho đoàn Tiên sống sót sau khi Gondolin sụp đổ, nhờ vậy họ mới vượt qua được màn sương, màn khói bụi dày đặc cùng những vách đá hiểm trở trên dãy Echoriath để đến được Cảng Sirion.
– Elemmakil: Đội trưởng đội gác, phụ trách con đường bí mật dẫn vào Gondolin và 7 cánh cổng. Là bạn thân với Voronwë, song anh không hài lòng lắm khi Voronwë dẫn thêm người lạ về (Tuor). Nhưng cuối cùng Elemmakil cũng phải chấp thuận cho Tuor vào, sau đó anh có giới thiệu về quân lực gác trong đường hầm bí mật, cũng như đặc điểm từng cánh cổng.
Trong hệ thống headcanon:
– Voronwë thuộc Nhà Quốc Vương nhưng vì đam mê nước nôi nên xin sang Nhà Suối Nguồn học việc, sau đó cảm mến luôn lãnh chúa Ecthelion, lúc nào cũng tự nhận mình là dân Nhà Suối Nguồn. Mỗi lần thành có lễ, Turgon luôn phải phái người sang lôi Voronwë về đúng chỗ đúng Nhà, quá trình lôi cũng khá gian khổ. Khi Ecthelion mở đợt
chọn Phó Thủ Lĩnh, Voronwë có hồ hởi tham gia, tràn trề hi vọng, song lại bị Ecthelion lạnh lùng đánh rớt ngay từ đầu do không chấp nhận dân nhà khác. Quá phiền muộn nên anh xin vào đoàn thuỷ thủ mà Turgon phái đi tìm Valinor, sau đó gặp được Tuor như trong nguyên tác. Hai người trở thành bạn thân, và dĩ nhiên Voronwë được chọn làm Phó Thủ Lĩnh của Nhà Cánh Trắng.
– Pengolodh: Phiên bản học giả nguy hiểm tàn nhẫn của Gondolin (tương tự Erestor ở Imladris) sử dụng bút làm vũ khí, lúc nào bực cũng có thể chích người ta. Người bị chích nhiều nhất là đức vua vì hay lầy không chịu duyệt công văn. Có khả năng phóng bút bách phát bách trúng như phi tiêu. Cây bút giắt trên tai được đặt làm riêng, có ngòi sắt chuốt nhọn để tiến hành những công việc dã man kể trên. Ai ngủ trong lúc ông giảng bài sẽ bị vẽ đầy lên mặt, ai dám trêu ông cũng chịu số phận tương tự. Tôn thờ chủ nghĩa độc thân, nhưng rất thích làm bóng đèn trêu chọc các cặp đôi đến khi người ta ngượng phải bỏ đi. Cặp đôi duy nhất đủ bản lĩnh sến sẩm yêu đương bất chấp Pengolodh ngồi nhìn chằm chằm có lẽ là Ecthelion và Glorfindel.
– Legolas Nhà Cây: con trai của Phó Thủ Lĩnh Nhà Cây Lumaladh, được chiều từ nhỏ nên sinh hư, thích rong chơi khắp thành hoặc gia nhập với đội gác cổng hơn là về nhà, gây bao nhiêu phiền muộn cho cha. Thị lực tinh tường nhất Gondolin, nên thường xuyên phải nhìn thấy những chuyện không mấy hay ho từ các Nhà khác. Fan cuồng của đức vua. Rất hay quấy rầy đội trưởng Elemmakil.
– Elemmakil: Thuộc Nhà Quốc Vương, vốn là đội trưởng đội gác 7 cổng mặt khó đăm đăm, thanh niên nghiêm túc mọi lúc mọi nơi. Không cưỡng được sức hấp dẫn từ đồ ngọt và đồ ăn vặt, đặc biệt là mật ong. Khi nào cao hứng bất chợt sẽ rất tửng, thậm chí điên khó tưởng tượng nổi. Theo Turgon từ khi còn ở Valinor. Thường xuyên ở ngoài cổng nên thỉnh thoảng bị mù thông tin trong thành. Luôn có ác cảm với Legolas Nhà Cây vì cậu thường chọn anh làm mục tiêu quấy nhiễu.
7. Nhà Quốc Vương – Turgon và Aredhel (em gái của ngài)
– Turgon nổi tiếng quá rồi khỏi nhắc nữa. Trong nguyên tác, Aredhel là mẹ của Maeglin. Nàng không thân thiết với anh trai Turgon lắm, cũng không ưa cuộc sống tù túng trong vương quốc biệt lập, thay vào đó nàng thích đi săn cùng hai anh em Celegorm và Curufin nhà Fëanor hơn. Chính vì thích rong ruổi như thế nên sau này nàng bị Eol mê hoặc vào khu rừng tối tăm của hắn, sau đó hắn gần như giam cầm nàng trong đó. Hai người có với nhau một người con, Maeglin. Maeglin rất yêu mẹ, cái chết của nàng ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính cậu.
– Trong hệ thống headcanon:
Nhà Quốc Vương gồm gia đình đức vua, những người thuộc hoàng tộc/thuộc Nhà Fingolfin trước đó, cùng đội quân hộ vệ. Trong đây Aredhel thường xuyên đi phượt với nhà Fëanor nên không can dự nhiều lắm vào cuộc sống trong thành, trừ lúc nàng bảo bọc, dạy dỗ công chúa Idril ở Vinyamar.
Turgon thì thôi, ông vua bựa nhất mọi thời đại là đây. Thường xuyên nghĩ ra những trò tào lao vì nhàn cư vi bất thiện, bị cư dân và các lãnh chúa trêu chọc như cơm bữa ("vua già khú đế mốc meo" chẳng hạn). Những lúc như thế chỉ có thể đe doạ trục xuất (không ai sợ) bắt ra gác cổng, hoặc trở về tháp đóng cửa giận dỗi cả thành. Nghề tay trái là kiến trúc sư, rất thân với hai nhà chuyên về xây dựng là Nhà Cột Trụ và Nhà Tháp Tuyết. Rất thích trực tiếp đến công trường xem xét, mặc cho mọi người ngăn cản. Có kĩ năng leo trèo và thăng bằng vô cùng thần sầu quỷ khốc vì thời trẻ thường leo lên mấy giàn giáo xây dựng. Yêu thương người người nhà nhà bất chấp vụ chọc ghẹo, mỗi ngày đều phải đi một vòng thành, ghé nhà này nhà kia hỏi han đủ chuyện. Bị nghiện táo từ Nhà Cây, món gì cũng đòi bỏ táo vào. Lầy lội mọi lúc mọi nơi, đặc biệt khi bị gọi dậy và khi duyệt công văn (lúc nào cũng để tồn đọng) Yêu cái đẹp, thấy thứ gì đẹp là ngắm không chớp mắt, thành thử nhiều khi bị bảo là dê xồm biến thái. Vẫn giữ liên lạc với anh trai Fingon của mình, hầu hết thư đều để bán than kể khổ. Rất sợ lũ thiên nga dữ tợn Nhà Suối Nguồn, sợ cả chủ nhân của chúng nó, vì anh lúc nào cũng doạ sẽ dùng cái chóp mũ nhọn húc thủng đức vua. Lâu lâu bật được chế độ Đức Vua nghiêm túc sẽ bắt cả thành làm kiểm điểm và chửi từ sáng đến tối. Có khả năng đọc diễn văn triền miên từ ngày này sang ngày khác không biết chán. Câu cửa miệng là "Ta giỏi không, ta là nhất ~" và "Ta trục xuất bây giờ."
IV/ Bonus thêm vài thứ vui vui:
Để hiểu một chút về sự bựa của đức vua và các lãnh chúa trong hai hệ thống headcanon trên, hãy thử xem qua bài phỏng vấn theo ngày (mỗi ngày 2 người) do partner của tui, EikyuuYuki thực hiện. Vì khá đông nên hơi rối, mọi người cố gắng theo dõi không là loạn tùng phèo đó.
[Phỏng vấn bởi EikyuuYuki nhân Gondolin Week (7-13/4/2019) – Cư dân thành nghĩ gì về họ?]
-Ngày 1_Galdor & Egalmoth-
Turgon: Lãnh chúa Galdor nhà Cây Táo ("Nhà Cây, thưa bệ hạ") dịu dàng, ôn hòa, siêng năng, giỏi giang, làm bánh táo rất ngon. Có điều nhìn cậu ấy chặt khúc gỗ to bằng một nhát và cả vẻ mặt đen sì khi trấn áp đám lộn xộn làm ta hơi lo (cho bản thân) Lãnh chúa Egalmoth nhà Cầu vồng đa tài, kỹ tính...nhiều khi kỹ quá, gắt quá. Muốn trích ngân khố xây thêm cái tháp mãi không cho. Mỗi lần thế cậu ta lại gửi giấy nợ đến thay vì giấy xuất quỹ...
Aredhel: Galdor rất mạnh mẽ, cũng rất dịu dàng, như một thân cây lớn che chở cho mọi vật dưới tán của nó. Ta không biết Egalmoth nhiều, trừ một hôm ta thấy cậu ấy chăm một con nhạn gãy cánh, người thương động vật thì không thể xấu được.
Idril: Cô nói đúng, lãnh chúa nhà Cây thật cho người ta cảm giác yên tâm. Cũng chỉ có ngài ấy mới gọi Ada dậy nổi thôi. Lãnh chúa nhà Cầu Vồng thiệt sự rất tốt, rất quan tâm mọi người. Nhìn ánh mắt quan sát sẽ hiểu.
Tuor: Vợ à, nàng nhìn sao chứ ta thấy Lãnh chúa nhà Cầu Vồng chỉ có một biểu cảm, một ánh mắt duy nhất. Và nó dễ sợ lắm.Lãnh chúa nhà Cây dịu dàng chỗ nào bố vợ ơi?! Là do bố chưa thấy ngài ấy bổ chùy gãy bàn và phóng giáo ghim mấy tên gây loạn lên tường thôi.
Maeglin: Điểm này tôi phải đồng ý với Tuor. Ngoài ra thì Egalmoth cực đúng giờ nữa. Thử giao hàng trễ một giây đi rồi biết.
Salgant: Ừm...c-cả hai lãnh chúa đều r-rất là...*mọi người chăm chú*...là...ngầu ạ. Duilin: Anh Egalmoth tốt vô cùng. Tốt nhất với em. Ngài Galdor thì chỉ cần nhận lỗi sẽ không bị gì đâu...nhỉ? *chìa ra mấy quả táo hái trộm từ vườn Nhà Cây*
Penlod: Cả hai người đều rất mạnh, tài giỏi và có xuất thân danh giá.
Rog: Đáng để học tập. Cái này dành cho lãnh chúa Nhà Cây, còn người kia thi tôi không có gì để nói.
Glorfindel: Hai người đều đẹp, mỗi người một vẻ. Mà Egalmoth anh thử cài bông lên tóc xem biết đâu mọi người sẽ bớt sợ anh hơn đó.
Ecthelion: Đức vua đừng lầy thì không cần phải sợ ngài Galdor đâu. Mà tôi cũng không có vấn đề với việc dùng bạo lực để trị mấy tên quậy. Còn Egalmoth, anh đừng yếu lòng vụ cấp tiền xây tháp đó. Một cái là quá đủ.
-Ngày 2_Ecthelion & Glorfindel-
Turgon: Nói chung thì hai người này làm việc rất ăn ý, rất tốt...nhưng mà ta không hiểu sao các lãnh chúa khác cùng làm nhiệm vụ với hai người một lần thì lần sau không chịu nữa. Họ toàn bảo là "chịu hết nổi/Không chịu nổi." Mà thật thì nhiều khi ta cũng không chịu nổi hai người. Ecthelion à, cậu có thể quản đám thiên nga nhà mình kỹ hơn không? Cứ thấy ta là chúng nó rượt và cắn áo. Ta tốn cả chục bộ với chúng rồi đấy. Egalmoth cũng than phiền về chuyện ta cứ đòi may đồ mới hoài. Cậu ta nào có hiểu Ọ_O. Còn Glorfindel nữa, đến chừng nào cậu mới đi họp đúng giờ được hả?Dẹp cái gương đó đi ngay, đẹp đẽ gì mà soi mãi! Và cái trò hùa nhau nói xấu ta nữa. Ta trục xuất giờ!
Aredhel: Nhà Suối Nguồn và Nhà Hoa Vàng luôn đã có mối quan hệ khăng khít từ thời trước rồi nên cũng không lạ khi hai người này làm việc rất ăn ý.
Idril: Ngài Ecthelion đặc biệt yêu trẻ con. Từ nhỏ đã được ngài ấy làm đồ chơi cho. Eärendil nhiều khi cũng nhờ ngài ấy trông hộ. Thằng bé quý cả ngài ấy và Lãnh chúa Nhà Hoa Vàng nữa.
Tuor: Có khởi đầu không tốt lắm với ngài Ecthelion (giờ nghĩ lại vẫn sợ quá ôi sợ quá) nhưng sau này thì đỡ nhiều rồi. Bọn tôi còn có chung tình yêu với thiên nga. Ôi ôi loài chim cao quý! Con nói đúng mà bố vợ *Turgon nhìn quan ngại* Có điều nhiều khi tôi vẫn không hiểu được ngài Glorfindel. Ngài ấy hay làm mấy chuyện lạ lùng ghê. *cả đám: không chỉ mình cậu đâu.*
Maeglin: Nghe kể ngài Glorfindel hồi trẻ oai dũng lắm nhưng mà nói thật là hiện tại khó mà nhận ra điểm đó...Tôi thấy ngài Ecthelion hay lạm quyền lắm. Cứ hở ra là ngài ấy cúp nước. Bọn tôi làm việc dưới hầm cả ngày, người bẩn và nóng mà tối về còn không được tắm thiệt sự không thể ngủ nổi. Nhà tôi thính giác lại nhạy nữa chớ, tiếng hét của ngài (cãi nhau với người nhà thì phải) vọng sang giữa đêm có khác gì đổ sắt lỏng vào tai. *vừa nói xong thì người nhà chạy đến bảo nhà vừa bị cúp nước*
Salgant: *sợ bị cúp nước nên suy tính quá lâu xem cần nói gì, và mọi người chờ không nổi nên bỏ qua*
Galdor: Phải cảm ơn Ecthelion nhiều vì hệ thống tưới của cậu ấy lắp hoạt động rất hiệu quả, cũng dễ sử dụng nữa. À cả hệ thống bồn tắm nước nóng nữa. Sau một ngày làm việc mệt nhọc mà được vào đó nằm thì sảng khoái lắm. Còn Glorfindel thì cảm cậu vì mấy chai dầu dưỡng tóc và dưỡng da nhé. Bọn tôi cũng đang nghiên cứu loại thuốc bôi trị thương mới có mùi hoa giúp xoa dịu tinh thần, hy vọng là hợp tác tốt với nhà cậu. Egalmoth: Ecthelion, mấy tấm kính bể do tiếng hét của cậu tuần trước còn chưa trả này. Tổng cộng là abcxyz. Glorfindel thì...ờ phụ tá nhà cậu trả đủ rồi. Nhưng mà sao chi tiêu của cậu lại đi sang sổ sách nhà Suối Nguồi rồi. Nhập nhằng quá!
Penlod: Lãnh chúa Ecthelion, dịch vụ mát-xa cá còn không? Còn thì lúc nào tôi qua thì tiện? Lãnh chúa nhà Hoa Vàng, loại nước hoa mới xài tốt lắm. Lần sau tôi đặt thêm nhé. Rog: *Làu bàu*Con quỷ Nhà Tháp Tuyết suốt ngày chăm chút nhan sắc như Tiên nữ ấy, lại còn bày đặt mát-xa cá. Trầm mình cho cá nó rỉa luôn đi. *Penlod: ngươi nói gì?**Rog vội đánh trống lảng* À Lãnh chúa Ecthelion, cảm ơn ngài vì hệ thống chữa cháy cho lò nhà tôi...Đừng cúp nước nhà tôi nhé.
-Ngày 3_Penlod & Duilin-
Turgon: Lãnh chúa nhà Tháp Cột (gọi tắt Tháp Tuyết + Cột Trụ) kiêu sa, kiều diễm, tài năng thì khỏi nói, không giỏi thì sao mà quản nổi hai nhà chứ. Dù có hay dọa đấm người, đánh người nhưng mà cậu ta không có ý xấu, nên có thể bỏ qua hết~ Lãnh chúa nhà Chim Nhạn tuổi nhỏ tài cao, dù vẫn còn nhiều điểm nên phát triển nhưng vậy là tốt rồi. Chỉ cần cậu đừng giao lộn thư của cả thành nữa là được. Lần trước thật là đại họa...
Aredhel: Lúc nhỏ thật không nhận ra khi trưởng thành Lãnh chúa nhà Tháp Tuyết lại đẹp như vậy. Nhiều khi cũng làm phụ nữ như ta thấy ghen tị đấy *cười* Lãnh chúa nhà Chim Nhạn cứ nhảy nhót trên nóc như vậy cũng thật đáng lo, lần cậu trượt chân ngã may mà có ngài Egalmoth đỡ *cười*
Idril: Ta vẫn còn nhớ điệu múa kiếm của ngài Penlod ở lễ hội. Thật sự khiến người ta không rời mắt được. Nhỉ, Ada? *cười* Lãnh chúa Nhà Chim Nhạn...như một chú chim nhỏ, rất đáng yêu.
Tuor: Cha vợ à gì thì cha cũng không thể nói bỏ qua vụ ngài Penlod hay đấm người được. Con sợ muốn rụng rời này. Ngài ấy thực sự đấm đau lắm. Ngài Duilin thì tôi không tiếp xúc nhiều nhưng ngài ấy cũng thích mấy con chim, vậy có thể xem là thân rồi nhỉ~
Maeglin: Ngài Penlod hay đấm người nhưng mà ngài ấy chỉ đấm mấy tên làm loạn và nói nhiều thôi, Tuor à. *cười nhếch* *Turgon: Vậy là cháu nói ta làm loạn và nhiều lời?*...* Maeglin im luôn*
Salgant: Ừm...L-lãnh chúa Penlod...rất xinh đẹp. L-Lãnh chúa Duilin có chút đ-đáng sợ...*mọi người đều thắc mắc nhưng Salgant không nói thêm*
Galdor: Lãnh chúa Duilin à, cậu muốn ăn táo thì cứ đi thẳng vào xin chứ vừa bay nhảy vừa bứt táo như thế tôi sẽ nghĩ là trộm đấy *gõ chùy lên bàn* Còn Lãnh chúa Penlod, cậu dọa đánh mấy tên càn quấy tôi không có ý kiến nhưng mà cậu nhẹ nhàng với đức vua được không?
Egalmoth: Duilin, anh vừa làm xong một cây cung, lát nữa anh mang qua cho. *mọi người trố mắt nhìn cách xưng hô* Lãnh chúa Penlod thì...dù tiền là do ngài chi và ngài cũng không trả muộn bao giờ nhưng mà bộ áo nào ngài cũng đòi may đuôi áo thật dài, càng ngày càng dài, như vậy rất dễ rách. Mà vậy thật là lãng phí!
Ecthelion: Dịch vụ mát-xa cá vẫn còn hoạt động, ngài Penlod muốn khi nào qua cũng được. Nhà tôi đều tiếp đón hết. Còn Lãnh chúa Nhà Chim Nhạn *tỏa sát khí* chuyện ngài thấy khi bay nhảy cứ thả cho bay luôn theo gió đi là được...nếu ngài không muốn bị cúp nước *nói nhỏ*.
Glorfindel: Lãnh chúa Nhà Tháp Tuyết muốn đẹp như tôi thì hãy cài thêm bông xem *Penlod giơ nắm đấm*
Rog: Con quỷ trắng nhà Tháp Tuyết lại tính giở trò bạo lực hử? Ông đ...*chưa kịp nói
xong đã bị Penlod đấm văng*
-Ngày 4_Rog & Salgant-
Turgon: Ngay lần đầu nhìn thì ta đã tin Lãnh chúa nhà Búa Chiến sẽ không làm ta thất vọng. Cậu ấy vẫn luôn cố gắng từng ngày dù mọi người chưa hẳn đã gỡ bỏ nghi ngờ dành cho cậu. Nhưng mà ta nói thật đấy Rog...sẹo nhìn không ngầu chút nào đâu. Salgant thì...ừm, nhiều khi người ta dễ bỏ qua và xem thường những điều nhỏ bé, không biết rằng nó cũng lặng lẽ góp sức cho điều gì đó to lớn và có ý nghĩa.
Aredhel: Lãnh chúa Nhà Búa Chiến có thể nói là người kiên trì nhất ở đây. Ý ta là ngài ấy chưa từng dừng nỗ lực. Lãnh chúa Nhà Đàn Hạc không nói bằng miệng mà bằng tay trên dây đàn và tâm. Các bản nhạc của ngài tuy không hùng tráng nhưng có thể khiến người ta cảm thấy dễ chịu.
Idril: Dễ chịu lắm ạ, có thể ngủ luôn. Nhạc của Lãnh chúa Nhà Đàn Hạc ru nhóc Eärendil lúc nào cũng hiệu quả hết, dù cho trước đó thằng bé có náo động cỡ nào. Lãnh chúa Nhà Búa Chiến trông hơi đáng sợ chứ ngài ấy cũng thích trẻ con, hay chơi vật với Eärendil lắm.
Tuor: Ra là vì thằng bé chơi với các lãnh chúa khác mệt rồi nên về nhà chẳng chịu chơi với bố nó nữa *làm mặt rầu*
Maeglin: Lãnh chúa Rog, lại phiền ngài làm cho bọn tôi bộ xẻng mới. Lần này gặp phải mỏ khoáng cứng quá, cứ hỏng liên tục. Sao? Ngài có cải tiến để xẻng cứng hơn à. Vậy hay quá! Còn Salgant thì...đi chơi với tôi không? *đưa tay*
Galdor: Nếu lúc nào Lãnh chúa Nhà Đàn Hạc cũng như lễ hội lần trước, vui vẻ như vậy thì thật tốt. Còn Rog thì, tôi vừa dẹp một đám làm loạn nhà cậu với Nhà Trụ Cột và Tháp Tuyết thì lại có một đám khác. Cậu quản người của mình kỹ một chút được không Egalmoth: Rog, tháng nào anh cũng trả trễ, phải để tôi đi thu anh mới chịu trả, như thế thật là mất thời gian của tôi. Tính thêm phí phạt! Salgant thì, lần lễ hội trước đáng lẽ có thể tiết kiệm chỗ này, chỗ này, lần sau nhớ nhé.
Duilin: Đàn chim nhà tôi thỉnh thoảng lại bay sang nhà Ngài Salgant, hẳn là do tiếng đàn của ngài ấy. Bọn chúng thích hay sao đó. Ngài Rog thì có chút đáng sợ nhưng mà cũng có điểm đáng phục.
Ecthelion: Có vài lần cùng Lãnh chúa Salgant hoà tấu đàn hạc và sáo, cảm giác rất thú vị. Còn Ngài Rog thì, nếu người nhà ngài đừng làm loạn thì không phải lo cúp nước đâu.
Glorfindel: Salgant đúng là biết tổ chức lễ hội đó. Lần nào cũng vui hết. Nhưng mà lần sau cậu dùng nhiều hoa vàng nhé. Dùng toàn hoa vàng cũng được (mọi người: đừng có nghe cậu ta!) Rog thì...(Rog liếc, gằn giọng "Anh tính bảo tôi nên cài bông hả?")...ôi *núp sau Ecthelion*
Penlod: Cuối cùng cũng đến lượt ông bóc phốt con trâu điên Nhà Búa Chiến. (Rog: Ngươi nói gì hở con quỷ trắng hung hăng?) *Galdor đập chùy lên bàn* Lãnh chúa Nhà Búa Chiến cục súc, hở tí là xài bạo lực. Nói tục chửi thề đến lũ Orc cũng phải quỳ lạy. Đích thực là Tiên chăm chỉ, suốt ngày hùng hục trong lò như trâu điên, cho nên vừa bẩn vừa bốc mùi (Rog bôi muội than lên áo trắng của Penlod và bị đấm văng.)
***
*Tối đó trên Tháp Tuyết*
Penlod *ngồi bó gối*: Sao lại thế chứ? Cơ hội để nói cho con trâu điên đó biết mình thật sự nghĩ gì về hắn...Cuối cùng lại không chịu nổi hắn ta mà làm hỏng cả...
-Ngày 5_Maeglin, Tuor & Idril-
Turgon: Idril con gái xinh yêu của Ada! Ta yêu con nhất trên đời *ôm* Ta không thể chăm con bé nhiều như ta muốn nhưng mà nó khỏe mạnh lớn lên, lại rất xinh đẹp và thông minh, cuối cùng cũng yên bề gia thất là ta an lòng, lại còn sinh cho ta một đứa cháu dễ thương nữa chứ *ôm Eärendil cưng nựng* Maeglin, cũng lại đây luôn nào. Đứa cháu số khổ *ôm Maeglin* Ta ân hận mãi về chuyện của gia đình nó...phải mà khi đó ta cương quyết hơn...
Aredhel: Anh trai, không sao hết mà. *ôm Turgon* Lómion, con trai của Mẹ. Con thì từ nhỏ đã cứng rắn rồi, luôn bảo vệ cho ta...phải mà ta được ở bên con lâu hơn. Nhưng nhìn thấy con trưởng thành, bản lĩnh dẫn dắt một nhà là ta vui rồi. *cả nhà ôm nhau* Idril, cháu gái yêu quý, ta vẫn nhớ những ngày tháng ở Vinyamar, hai cô cháu trốn học đi chơi. Cháu nhắc ta nhớ về mình lúc trẻ. Giờ thì cháu thành một quý cô rồi, nhưng mà nói với ta thôi, cháu vẫn còn tinh thần quậy chứ hả? *nháy mắt*
Glorfindel: *tung hoa* Mọi người vui lên coi nào. Đức vua đừng rầu sẽ càng già thêm đấy *Turgon: Ta trục xuất bây giờ* Đức vua thiệt không có tinh thần đùa gì cả, may mà Công chúa Idril không bị nhiễm tính ấy...cho nên Công chúa mới xinh đẹp này. Tuor lúc mới đến làm nhà tôi bận túi bụi để tút cho cậu ta. Kết quả không tệ tí nào nhỉ~không nhận ra nổi luôn. Cơ mà tôi có hơi ghen tị đấy, vì sao bầy thiên nga của Ecthelion chịu chơi với cậu mà cứ thấy tôi là cắn mổ chứ? Bất công! Lãnh chúa Nhà Chuột Chũi hình như không thích tôi, cậu ta toàn đứng cách tôi cả mét. Sao? Không phải ghét mà do tôi thơm quá à? Ôi cảm ơn~~ *mọi người: không phải khen đâu Valar hỡi*
Ecthelion: Lúc nhỏ tôi hay chơi với Công chúa, nàng ấy cũng quậy lắm chứ không đùa. Nhưng Công chúa dễ thương, không như Đức vua *nói nhỏ* *Turgon: Ta nghe đấy nhá!* Tuor lúc mới đến trông khả nghi sao đó...cả giọng nói thách thức của cậu ta nữa chứ...cơ mà cũng không ngờ cậu ta có sở thích giống tôi, hiếm có ai ở thành này thấy được vẻ đẹp của thiên nga, cho nên từ đó mà quý thôi. Lãnh chúa Nhà Chuột Chũi là một chàng trai rất khá, thính giác lại cực nhạy nữa, trong hầm tối thui, chật chội mà cậu ta thấy bình thường thì cũng đáng nể. Cơ mà Maeglin này, cậu nói nhà mình đào vừa vừa thôi, không lại trúng đường ống nước rồi trôi cả lũ ra cống thì nhà tôi làm sao cứu được. Lại còn lãng phí nước chứ!
Galdor: Công chúa Idril giống đức vua đấy chứ, ít ra là giống với ngài hồi trẻ, ở chỗ thích rong chơi cả ngày. *cười* Ngài Tuor thì đúng như Lãnh chúa Nhà Hoa Vàng nói, quả thật bây giờ và hồi đó khác hẳn. Không chỉ là vẻ ngoài mà cả tính cách nữa. Nghe nói hồi xưa ngài ấy hay lầm lũi một mình, tự nói chuyện với mình (chắc do lang thang một mình quá lâu). Maeglin, cậu thích mật ong thì cứ qua chỗ tôi, đừng có lén lấy bên chỗ đức vua.
Egalmoth: Sổ sách chi tiêu của Nhà Quốc Vương giao cho công chúa thật hợp! Không phí đồng nào. Chỉ là xin Công chúa chặn luôn thư xin chi tiền xây tháp của Đức vua đi ạ. Thần không cấp đâu. Maeglin cũng vậy, toàn trả trễ do lãnh chúa và phụ tá bận trêu chọc nhau.
Duilin: Có thể xem tôi và Lãnh chúa Maeglin chung hội yêu động vật nhỏ nhỉ. Xin lỗi ngài có mấy lúc đám chim mập nhà tôi quắp mất một con chuột nhà ngài...Tụi nó chỉ đùa thôi, không tính ăn thật đâu. Công chúa xinh đẹp cũng rất hay dẫn Eärendil sang chỗ tôi chơi. Hai người cũng quậy ra trò luôn...
Salgant: Ma-Lãnh chúa Maeglin rất tốt...luôn tốt với tôi. M-mấy con chuột của ngài ấy r-rất đáng yêu. T...tôi cũng muốn đi chơi cùng ngài nhưng còn việc... xin lỗi ngài. Ng-ngài Tuor và Công chúa rất đẹp đôi.
Penlod: Có vẻ Công chúa rất thích xem tôi múa kiếm, còn từng đòi tôi dạy, nhưng mà việc đó không đi đến đâu hết. Tôi không giao lưu nhiều với Nhà Chuột Chũi và Ngài Tuor cho nên tôi không có ý kiến gì hết. Tôi chỉ nghe phụ tá của mình kể lại là phụ tá Nhà Chuột Chũi ăn hiếp lãnh chúa nhà đó hơi nhiều. Đó là ý kiến khách quan của phụ tá nhà tôi thôi.
Rog: Lãnh chúa Nhà Chuột Chũi hay có mấy ý tưởng sáng tạo về dụng cụ đào đất, xúc đất, cào đất, v.v...chung là mọi dụng cụ liên quan đến đất. Kể ra cậu ta cũng chăm chỉ, suốt ngày chả thấy mặt mũi đâu, hẳn là ở trong hầm *mọi người: vì anh cũng có ra khỏi lò đâu mà thấy* Cậu ta cũng hay nhậu với tôi và phụ tá hai nhà. Phụ tá nhà cậu ta hay nói chuyện, không như nhà tôi, lầm lầm lì lì...Tuor thỉnh thoảng cũng có tham gia, nhưng mà cậu ta hay bị gọi về chăm con.
-Ngày 6_Voronwë & Pengolodh-
Turgon: Voronwë, ngươi không thích ở Nhà Quốc Vương hay sao mà cứ mỗi lần lễ bảo ngươi về thì ngươi cứ nằng nặc đòi ở bên Nhà Suối Nguồn vậy? Ta đối xử tệ với ngươi hay sao? Pengolodh thì, ta nhớ ngày xưa ông làm cố vấn cho Ada ta, ông đâu có
khó tính như thế *Pengolodh: là vì cha ngài đứng đắn* Ý ông nói ta thiếu đứng đắn à? *Pengolodh: chứ không?* Ta buồn quá mà! Các người cứ hùa nhau ăn hiếp ta! *Pengolodh: ngài tính nhảy tháp hả? Nhảy đi.* *Turgon im*
Aredhel: Anh trai nói quá rồi, ngài Pengolodh có khó tính đâu. Ngài ấy làm đúng bổn phận thôi mà. *Turgon: cả em cũng hùa với họ*
Idril: Ôi Ada ơi người thôi hờn giận đi. Ngài Pengolodh như thế là tốt cho cha thôi mà. Cố vấn mà buông lỏng thì vương quốc sẽ thế nào đây? Còn Voronwë thích ở bên Nhà Suối Nguồn là vì cậu ấy thích Lãnh chúa Ecthelion, không phải tại Ada đâu.
Tuor: Bố vợ đừng buồn. Con lúc nào cũng ủng hộ bố vợ hết mình! Nói đi nói lại thì ngài Pengolodh đáng sợ thật mà. Kiểu sợ của ngài ấy cũng gần giống với Lãnh chúa Nhà Cầu Vồng *ôi sợ quá!*
Maeglin: Tôi (lại phải) đồng ý với Tuor. Ngài Pengolodh thậm chí còn đáng sợ và quái hơn cả Lãnh chúa Egalmoth nữa. Cả tên phụ tá xem trời bằng vung nhà tôi còn phải e dè ngài ấy mà. Tuyệt chiêu ném bút của ngài ấy thật xuất sắc! Mấy cây bút đó cứ như phi tiêu vậy. Đau chết luôn!
Salgant: *nghĩ đến chuyện bị ném bút nên không dám nói gì luôn*
Galdor: Mọi người lại quá rồi. Tôi đồng ý với Công chúa và Công nương Trắng, ngài Pengolodh đâu có khó tính, cũng đâu có dã man như Lãnh chúa Nhà Chuột Chũi tả. Chỉ cần làm đúng bổn phận và không làm trò càn quấy thì có sao đâu, nhỉ ngài Pengolodh? *cười*
Egalmoth: *nghe bảo có người đáng sợ giống mình nên ngồi nhìn Pengolodh mãi mà không nói gì* *Pengolodh nhìn lại* *không khí trong phòng đột nhiên căng thẳng* Duilin: Ahahaha...hình như bầu không khí đột nhiên kì quái quá...
Ecthelion: Voronwë là ai đấy nhỉ? *mọi người: lại đãng trí rồi*
Glorfindel: Ôi Ecthelion cậu quên rồi à? Là người dẫn Ngài Tuor đến đây đó. Là người Nhà Quốc Vương nhưng sang chỗ cậu học việc. Nhưng mà cậu ta thích Ecthelion à? Cũng phải. Cậu ấy tuyệt thế cơ mà~ *dụi dụi Ecthelion* *Pengolodh nhìn chăm chăm* Penlod: Ngài Pengolodh không đáng sợ. Tôi chỉ thấy ngài ấy đúng là có phần cổ quái. Về chuyện ngài ấy cứ nhìn chăm chăm vào mấy cặp đôi âu yếm trong thành ấy mà...Mà cái này là tôi được nghe kể thôi. *nhìn sang Rog*
Rog: Mặt ta dính nhọ hay sao mà ngươi nhìn hở con quỷ trắng? *Penlod quay đi* Tôi đồng tình với Lãnh chúa Maeglin nhé. Bút của ngài Pengolodh đâm đau như kiếm ấy không đùa đâu. Bút làm bằng kim loại cơ mà chứ đâu phải lông chim. Hơi hối hận vì tôi là người tạo ra chúng theo yêu cầu của ngài ấy (mọi người ai oán: là tại cậu/anh) Lúc đó tôi đâu biết ngài ấy sẽ dùng nó để ném chứ không phải để viết.
-Ngày 7_Turgon & Aredhel –
Idril: Ai cũng bảo cháu giống cô, cháu nghĩ là họ muốn nói đến tính cách chứ không phải ngoại hình *cười* Cháu vẫn là đứa nhóc cùng cô chạy chơi khắp nơi ở Vinyamar năm nào thôi cô ơi *ôm Aredhel* Ada thật là người tình cảm và chu đáo lắm. Chỉ là Ada rất dễ bị xao lãng thôi. Và một phần tính thích rong chơi của con cũng là từ người
đấy.
Tuor: Bố Vợ tuyệt vời ông mặt trời ạ! Ôi người vừa oai nghiêm, vừa gần gũi, hiền từ, đẹp trai và tốt bụng! Nếu nói về nhược điểm thì gần như không có luôn ạ. Nói chuyện với người thích lắm ạ. Con có thể nói chuyện với người cả ngày không chán luôn. Maeglin: Sao tôi nghe mùi xạo sự ở đây? Nói dối không chớp mắt nhỉ Tuor *quẹt mũi* Ấy, con không có ý nói bác không như Ngài Tuor nói đâu bác ơi. Bác...ờ...bác tốt bụng, quan tâm lo lắng mọi người ạ. Mẹ, Mẹ ơi *nhào vào lòng ôm* Mình ra kia tâm sự đi Mẹ.
Egalmoth: Nhà Vua có nhiều điểm tốt cũng có nhiều điểm không khắc phục nổi. Chẳng hạn như lầy nợ. *rút giấy đòi nợ ra*
Galdor: Bệ hạ là một vị vua anh minh, tài giỏi, có tầm nhìn và dễ thương. *cười*
Duilin: Như mọi người nói ạ. Chung là Đức vua là một ông vua tốt...chỉ có điều ngài ấy nói hơi nhiều thôi ạ. Lần nào đọc diễn văn thần cũng gật lên gật xuống...
Ecthelion: Ờ tốt thì cũng có tốt, nhưng mà đức vua cũng lầy, già rồi còn nhí nhảnh,
thích leo trèo nhảy tưng tưng trên tường thành như con dê ý, nhỡ ngã thì sao, lại còn nói nhiều, biến thái cho nên mới bị mấy con thiên nga của tôi cắn, chung là tôi nhìn đức vua chỉ muốn húc cái chóp mũ xuyên qua...
Glorfindel: Ấy, Ecthelion, sao cậu lại nói thẳng như thế? Người già như đức vua làm sao chịu nổi sự thật xấu xí đó chứ! Còn Tuor, cậu có nhìn kỹ không vậy? Vua của chúng ta vừa già, vừa xấu, vừa keo kiệt, đẹp đâu mà đẹp? Tôi xin sơn cái cổng màu vàng và đặt gương khắp thành từ hồi Gondolin còn chưa xây dựng xong, vậy mà giờ đức vua vẫn cự tuyệt.
Salgant: Ơ...đức vua của chúng ta rất đ-điên à nhầm rất tốt, ý là rất anh minh ạ
Penlod: Nói công bằng thì đức vua của chúng ta giỏi giang, y như Lãnh chúa Nhà Cây nói, tất nhiên cũng có lúc ngài không đứng đắn nhưng mà không sao, tôi có nắm đấm đủ để dẹp sạch những trò không đứng đắn ấy.
Rog: Con quỷ trắng dám dọa đấm đức vua yêu dấu của ta hử *vừa nói xong đã bị Penlod đấm văng*
Voronwë: Tôi đồng ý với Lãnh chúa Egalmoth và Lãnh chúa Galdor. Hai người đã tóm đủ ý rồi cho nên tôi cũng không có gì để thêm.
Pengolodh: Có, có cái để thêm này – lười. Lười chảy thây. Lười lên mốc lên meo. Lười đến nỗi số công văn tồn đọng cao bằng cả Tháp Vua. Bệ hạ liệu mà duyệt đi, tôi giận lắm rồi nha.
SỰ SỤP ĐỔ CỦA THÀNH PHỐ GONDOLIN:
Vào năm 55, Kỷ thứ Nhất (First Age), thần nước Ulmo đã mách bảo Turgon trong giấc mộng là hãy tìm đến thung lũng Tumladen và xây dựng nơi ấy một thành phố bí mật. Thành phố Gondolin được xây dựng vào năm 116 Kỷ thứ Nhất, thần dân dưới sự cai trị của Turgon đã di dân đến đó một cách bí mật từ Nevrast.
*Thành phố Gondolin
Thung lũng hình tròn Tumladen bao vây là những dãy núi cao vững chắc gọi chung là Encircling Mountains (còn gọi là Echoriath), xưa kia vốn là một cái hồ khổng lồ, nằm ở giữa là một ngọn đồi to ngày xưa là vốn là một hòn đảo có tên gọi Amon Gwareth và thành phố Gondolin được xây trên nền của ngọn đồi Amon Gwareth. Turgon đã quyết định xây dựng thành phố Gondolin để tưởng nhớ đến thành phố cổ hùng vĩ Tirion, quê hương xa xăm phía bên kia bờ biển Tây.
Cần đến 52 năm để xây dựng xong toà nhà đầu tiên, sau thời gian đó Turgon cùng một số lượng rất đông Noldor và Sindar đã bí mật đi vào thung lũng Tumladen. Turgon đặt tên cho nó là Ondolindë tiếng Quenya có nghĩa là Núi Đá của Nhạc Nước, nhưng theo ngôn ngữ Sindarin thì nó có tên là Gondolin nghĩa là Hòn Đá Bí Mật.
Sau khi đến đó định cư, Gondolin tiếp tục được xây dựng và phát triển cực thịnh và xinh đẹp như thành phố cổ Tirion chốn thiên đường. Những bức tường trắng của nó cao sừng sững, cao nhất là Lâu Đài Trắng của Đức Vua và xung quanh là những Tháp Nước khổng lồ, cũng chính nơi đó đích thân đức vua Turgon đã làm nên hai cây Glingal và Belthil, Cây Vàng và Cây Bạc để tưởng nhớ đến Hai Cây của Valinor.
Echoriath hay Dãy Núi Bao Quanh (Encircling Mountains) tạo thành một cấu trúc trông như một miệng núi lửa khổng lồ. Lối vào duy nhất là Lối Đi Bí Mật hay còn gọi là Lối Thoát Hiểm (The Hidden Way - The Way of Escape) bao gồm đường hầm của một con sông khô cạn và khe núi. Lối vào bị chắn lại bởi một hệ thống gồm 7 chiếc cửa kiên cố và lúc nào cũng được công phòng cẩn mật. Chúng được làm từ gỗ, đá, đồng, sắt, bạc, vàng và thép. Cánh Cổng Đen (Cổng ngoài cùng ) nằm bên trong đường hầm, trong khi các cánh cổng còn lại nằm trong khe núi và chúng được gọi là Orfalch Echor.
Sau khi tiến vào thung lũng, lối đi duy nhất để đến được thành phố là leo lên nhiều bậc thang cao ngất để đến được Cổng Chính bởi những sườn đồi nơi ấy rất dốc, đặc biệt là đỉnh Caragdûr nằm ở hướng bắc.
*Bản đồ về thành phố Gondolin
Theo bản vẽ của nhà văn Tolkien, Amon Gwareth có chiều cao 400 feet và đỉnh của nó khá bằng phẳng. Lâu Đài của Đức Vua có chiều cao tương đương, cao gần 800 feet so với đáy thung lũng.
Thành phố Gondolin được chia làm 11 "Nhà" hay còn gọi "Thlim". Sau khi Tuor đến Gondolin sinh sống thì anh là thủ lĩnh của một Nhà mới là Nhà Cánh Trắng, nâng tổng số Nhà lên 12.
*Kì hiệu và thủ lĩnh các "Nhà"
Trong truyện dưới đây thì bạn chỉ cần nhớ 5 Nhà quan trọng gồm Nhà Cánh Trắng (House of the White Wing) của Tuor, Nhà Chuột Chũi (House of the Mole) của Maeglin, Nhà Hoàng tộc (House of the King) của vua Turgon, Nhà Tháp Nước (House of the Fountain) của Ecthelion, Nhà Hoa Vàng (House of the Golden Flower) của Glorfindel và Nhà Búa Thần (House of the Hammer of the Wrath) của Rog. *Đặc điểm quân của 12 "Nhà"
Tuor là con trai của Húor và Rían, Húor là em trai của Húrin và anh đã bị chết trong trận chiến thứ Năm. Tuor được Annael, một Tiên Xám nhận làm con nuôi, khi anh được 16 tuổi, người Tiên vùng Androth khai chiến để mở rộng lãnh thổ đến vùng Sirion, nhưng họ lại bị mai phục và trong trận chiến ấy Tuor bị bắt làm nô lệ. Ba năm sau, anh trốn thoát và trở về Androth, không bỏ cuộc anh lại tìm mọi cách phá hoại căn cứ kẻ thù. Angband đã treo giải thưởng cao cho kẻ nào có thể lấy được thủ cấp của anh.
Chuyện kể rằng Tuor sống lang thang trong những khu rừng và chưa từng biết hay chưa từng nghe thấy về đại dương hay hát những bài hát về chúng. Anh sống quanh một bờ hồ tên gọi Mithrim, anh săn bắn trong rừng, gảy lên những điệu nhạc ngọt ngào từ chiếc đàn gỗ đơn sơ. Giờ đây nhiều người đã nghe đến biệt danh và tài nghệ của anh, kẻ gần người xa mong muốn tìm đến để nghe được tiếng đàn Tuor, nhưng Tuor đã ra đi và đến sống ẩn dật ở những nơi cô quạnh. Ở nơi đấy anh gặp những người Noldoli (người Noldor còn được gọi là Noldoli hoặc Gnome), họ dạy anh ngôn ngữ và phong tục của họ, nhưng định mệnh của anh không phải gắn chặt với những khu rừng êm đềm này.
Một ngày kia anh tìm thấy một hang động, nơi đó có một con sông bí mật chảy từ hồ Mithrim. Tuor đi vào hang, tìm hiểu bí mật của nó, nhưng dòng nước Mithrim đã dẫn lối anh tiến về phía trước, vào sâu trong tận cùng trái tim ngọn núi và anh không thể nào quay trở về để tìm lại ánh sáng. Tìm kiếm lối đi trong bóng tối, len lỏi từng ngõ ngách của vách núi cho đến khi anh tìm thấy ánh sáng một lần nữa. Anh trông thấy một con sông chảy cuồn cuộn qua khe núi, nó khá sâu và hai bên sườn không có lối đi. Giờ đây Tuor không còn mong muốn quay về mà theo chiều con sông phiêu lưu mãi về hướng Tây. Mặt trời mọc sau lưng và lặn trước mặt anh, và nơi đó có những con thác nước bắn tung tóe, và nhiều lúc cầu vồng xuất hiện ngang qua khe núi và vì lý do đó Tuor gọi nó là Khe núi Vàng (Golden Cleft) hay Mái Cầu vồng (Rainbow Roof), theo ngôn ngữ của Noldor nó còn được gọi là Cris Ilbranteloth.
Sau 3 ngày hành trình, anh uống nước từ con sông kỳ bí, bắt những con cá vàng, xanh, bạc với nhiều hình thù kỳ lạ. Cho đến khi anh đến được một nơi, nơi ấy khe núi chợt rộng ra, hai bên sườn núi trũng xuống và gập ghềnh. Rất lâu Tuor nhìn ngắm và lắng nghe tiếng nước chảy, anh băng qua những tảng đá và cất vang tiếng hát. Những vì sao từ xa chen chúc qua vách đá chiếu rọi như đáp trả lại những điệu nhạc từ chiếc đàn thô sơ của anh.
Một buổi chiều kia, Tuor nghe thấy một tiếng kêu kỳ lạ, anh không biết nó xuất phát từ đâu hay đấy là tiếng kêu của loài vật nào. Nó có thể là những con thú sống quanh những tảng đá hoặc dường như đó là tiếng kêu của một loài chim xa lạ, tiếng kêu anh chưa từng nghe thấy cho nên âm thanh kia dù nghe có não nề anh vẫn mừng thầm trong dạ. Buổi sáng hôm sau anh lại nghe thấy tiếng kêu ấy, nhìn lên trên anh trông thấy 3 con chim trắng to đang đập những đôi cánh mạnh mẽ bay ngược chiều gió. Chúng là những con chim thiên nga, những con chim của Ossë. Quanh con sông này có một bờ đá to, nơi đó có bãi cát trắng và Tuor tìm đến đó trú chân.Anh không hay biết rằng mình đang tiến gần ranh giới của Đại Dương (The Great Sea).
Anh đi dọc theo dòng nước chảy qua những khe núi cho đến khi đến được một vùng đất có nhiều Cây xanh tươi, chúng rung mình theo những cơn gió đến từ rất xa, anh tiếp tục lang thang cho đến khi tìm thấy một vực đá đen nằm gần bờ biển và đó là lần đầu tiên anh trông thấy đại dương và nghe thấy những đợt sóng biển dạt dào. Anh đứng trên dốc đá mở rộng đôi tay, trái tim anh cảm thấy lâng lâng khó tả, như có một tình yêu kỳ lạ anh dành cho đại dương. Nhiều người cho rằng anh là con người đầu tiên đặt chân đến biển, và khi nhìn thấy nó anh hiểu được ý muốn của nó.
Vào một buổi chiều tối khi mặt trời nép mình sau vách đá, niềm khao khát phiêu lưu một lần nữa đốt cháy trong lòng anh. Sáng hôm sau anh nhìn ra biển và đó là một ngày cuối cùng của mùa hè. Tuor trông thấy 3 con thiên nga trắng đang bay đến từ phương Bắc. Loài chim này Tuor lần đầu trông thấy và anh xem đó là một dấu hiệu lạ. Anh nhủ thầm: "Đã từ lâu trái tim đã mách bảo ta rời bỏ chốn này, thôi thì ta hãy theo dấu ba con chim kia". Những con chim thiên nga đạp chân xuống mặt hồ và chúng đang chuẩn bị sải cánh bay xa về hướng nam dọc theo bờ biển, Tuor vội lấy đàn và ngọn giáo chạy theo sau chúng.
*Tour đi theo dấu chim thiên nga
Anh theo chúng đến một vùng đất một lần nữa có rất nhiều Cây xanh, tuy nhiên nơi ấy trông vô cùng xa lạ so với những nơi anh đã từng đi qua. Anh trèo lên dốc đá cao nhìn thấy xung quanh là những cây tùng, cây sồi già nua. Từ dưới chân những ngọn đồi anh ngửi thấy trong gió có mùi của biển mặn mà cùng những cơn gió của đại dương. Những con thiên nga đã bay xa trước mặt anh, chúng lượn quanh bất ngờ và chậm chạp bay đi nhưng không bao giờ đáp xuống mặt đất, chúng đập những đôi cánh mạnh mẽ như có vẻ hối thúc anh. Giờ đây vùng đất này nằm xa hướng bắc, đó là một vùng đất trù phú với những đồng cỏ xanh mượt và những cây cao chót vót. Tiếng chim hót líu lo trong gió, và cũng nơi đây Tuor đã mất dấu cánh chim trắng của loài chim thiên nga và không còn gặp lại chúng.
Anh ở lại nơi đó khá lâu, có lẽ cảm thấy mệt mỏi với đại dương hoặc theo mong muốn của vị thần Ulmo, vào một buổi tối có một nhóm người Noldor đến và đánh thức anh trong giấc ngủ. Họ mang đến những chiếc lồng đèn phát ra một màu xanh kỳ lạ và dẫn lối anh trong bóng tối, đại dương và sóng biển anh bỏ lại phía sau. Và không lâu anh đến được một vùng đất tên gọi Arlisgion. Nơi ấy có một con sông vô cùng nổi tiếng trong lịch sử của Eldar và Noldor, và trong tất cả ngôn ngữ nó có tên gọi Sirion. Anh tiếp tục phiêu lưu từ xuân sang hạ đến một vùng đất xinh đẹp hơn. Nơi ấy có những con chim bé nhỏ với tiếng hót êm tai. Không có loài chim nào có những tiếng hót hay như thế bởi chúng là loài chim của Vùng đất Dương Liễu (Land of Willows) hay còn được gọi là Nan-tathren. Nơi ấy cỏ xanh rờn, với vô số cây dương liễu với tuổi thọ không sao đoán được. Anh vui sướng khi lần đầu trông thấy những cánh bướm xinh đẹp, truyền thuyết cho rằng tổ tiên của tất cả loài bướm đều có nguồn gốc từ Vùng đất Dương Liễu. Mùa hè lại đến, Tuor bất ngờ khi nghe thấy những tiếng kêu vo ve của các loài côn trùng, những con anh hút mật trên cành, anh đặt tên cho chúng và đưa chúng vào những bài hát mà anh nghĩ ra.
Giờ đây thần Ulmo e sợ Tuor sẽ sống mãi nơi xinh đẹp ấy. Ngài không an tâm khi trao trọng trách cho những người Noldor mà ngài bí mật liên lạc để đến hướng dẫn Tuor, giờ đây ngài lên một cỗ xe với hình thù kỳ quái ở phía trước lâu đài của ngài nằm ngoài khơi xa Outer Sea (Outer Sea có tên gọi Ekkaia hay Encircling Sea, nó là một đại dương bao bọc quanh tất cả các vùng đất của Arda, Trung Địa và Aman). Cỗ xe có hình thù như một con cá voi khổng lồ, với tiếng tiếng còi từ vỏ ốc. Ngài đi với tốc độ kinh hoàng và không lâu đã đến cửa khẩu con sông. Ngồi trên cỗ xe, ngài lo sợ sẽ làm tổn thương đến những con nước và bờ cát xinh đẹp của nó vì Ulmo yêu thương tất cả các con sông và đặc biệt là chính con sông này. Ngài đi chân không, vận một áo giáp với những lớp như những vảy cá to xanh và bạc. Tóc của ngài ánh một màu xanh bạc và râu ngài dài đến chân với cùng màu sắc, ngài không hề đội mũ hay vương miện, bên dưới chiếc áo giáp là chiếc áo với màu xanh lá cây, chúng làm từ vật liệu gì thì không ai biết, nhưng bất kỳ ai nhìn vào màu áo ấy như được trông thấy những động tĩnh từ những nơi sâu xa nhất dưới đáy đại dương nơi nhưng loài cá phát quang ra những màu xanh kỳ lạ, lưng ngài đeo một sợi dây trên đó đính một viên ngọc rất to. Ngài cũng mang theo một nhạc cụ kỳ lạ bởi nó được làm từ những vỏ ốc rất dài, vặn vẹo và được xuyên thủng nhiều lổ nhỏ. Ngài thổi lên những điệu nhạc kỳ bí với những ngón tay dài ngoằng, điệu nhạc ấy hay hơn tất cả các làn điệu mà các nhạc công tài ba nhất từng chơi trên đàn hạc, sáo, hay tiêu. Đó là buổi tối khi Tuor nghe thấy những âm thanh kỳ lạ, quỳ dưới những bãi cỏ dài, anh không còn nghe thấy những tiếng kêu của côn trùng, những tiếng ai oán bên kia bờ sông, những mùi hương cỏ dại không còn xông vào mũi anh.
Thần Ulmo xuất hiện và đến nói chuyện cùng anh, giọng nói ngài sâu thẳm và cặp mắt ngài chất chứa những gì đó sâu thẳm của tất cả vạn vật. Ngài bảo rằng "Tuor trái tim cô đơn. Ta sẽ không để con sống mãi nơi này, dù nơi đây xinh đẹp có hoa thơm cỏ lạ, có muôn chim với những tiếng hót ngọt ngào. Nhưng số phận con không thuộc chốn này, giờ con phải lên đường vượt qua những vùng đất lạ tìm kiếm một thành phố có tên gọi Gondolin, và người Noldor sẽ đến hộ tống con trong bí mật để tránh tai mắt của Melkor. Những lời nói ta đã đặt trên miệng con, và nơi ấy con sẽ sống lại rất lâu. Vâng có thể một lần nữa định mệnh sẽ khiến xui con đến đại dương thêm một lần nữa, và chắc rằng một đứa trẻ sẽ khám phá ra lối đi từ đại dương đến chốn thiên đường mà không một ai tìm thấy". Đoạn Ulmo nói với Tuor những gì ngài mong ước và kế hoạch của mình, nhưng lúc ấy Tuor bối rối vì sợ hãi nên hiểu rất ít những gì Ulmo dạy bảo.
*Tuor diện kiến thần nước Ulmo
Ngày hôm sau Tuor mệt mỏi và ngủ cho đến tối. Người Noldoli đã đến và hướng dẫn anh tìm lối đi, họ đi rất nhiều ngày, qua nhiều nơi, đi khi đêm đến và ngủ khi mặt trời ló rạng, cũng vì lý do đó mà sau này Tuor không còn nhớ được những nơi anh đã đi qua. Giờ đây Tuor và nhóm người đồng hành lên đường không ngừng nghĩ, họ đến nơi mà vùng đất hiểm trở với nhiều vực sâu và suối. Nhưng đã đến lúc người Noldoli cảm thấy lo sợ, trong lòng bất an và bảo rằng "chúng ta đã đến lãnh địa nơi Melkor tàn phá và những người nơi đây hắn bắt làm nô lệ, không xa lắm nơi này về hướng bắc là Dãy Núi Sắt, đấy là lãnh địa của Melkor. Cuộc hành trình này chúng ta đi trong bí mật nhưng một khi biết được Melkor sẽ tra tấn bọn ta bằng loài ác thú Balrogs". Cảm thấy lo sợ, nhóm người Noldoli đã giã từ Tuor, để mình anh cất bước lên đường. Họ hướng dẫn cho anh những lối đi an toàn bằng những đường hầm bí mật qua những ngọn đồi. Nhưng giờ đây anh lạc lối và phải leo lên những đỉnh đồi cao để định hướng, xung quanh nơi ấy không một bóng người, hơn nữa Gondolin không phải là một nơi dễ dàng tìm thấy.
Giờ đây có một người trong nhóm Noldoli tên gọi Voronwë can đảm vượt qua sợ hãi tìm Tuor và quyết giúp đỡ anh. Tuor đang nghĩ chân bên con suối, trái tim anh nhung nhớ về biển và mong ước quay về đó sinh sống, nhưng Voronwë đã đến và bảo rằng "Ôi Tuor, một ngày nào đó ngươi sẽ tìm thấy những gì ngươi mong muốn nhưng giờ đây hãy lên đường, vì ta sẽ giúp ngươi tìm đường đến Gondolin, tuy ta không biết rõ lối đi, nhưng rất sẵn lòng hộ tống ngươi. Chúng ta sẽ tìm thấy thành phố Gondolin và tìm được nơi đó cuộc sống tự do. Người Gondolin là tộc Noldoli duy nhất thoát khỏi sự thống trị của Melkor sau trận chiến Muôn vàn nước mắt (Battle of Unnumbered Tears - The Nírnaeth Arnoediad), sau trận chiến ấy hắn đã giết hoặc bắt giam kẻ địch, nguyền rủa họ và giam cầm họ trong Địa ngục Sắt (Hells of Iron)".
Rất lâu trong cuộc hành trình, Tuor và Voronwë đến được một thung lũng khá sâu, nơi ấy có một con sông chảy qua những khe đá phát ra những âm thanh ồn ào, giục giã như hối thúc. Nơi đó có một vách đá phủ đầy rêu xanh, Voronwë tìm thấy một khoảng trống trông như một chiếc cửa. Nó được bao phủ bởi đám cỏ dại dày đặc đan xen lên nhau. Nếu không có đôi mắt sáng thì Voronwë khó lòng phát hiện ra nó, hơn nữa vị thần Ulmo đã đặt lên nó một câu thần chú uy lực để ngăn cản kẻ khác phát hiện ra, không một ai ngoài trừ những người mang trong mình dòng máu Noldoli với đôi mắt tinh anh mới phát hiện ra nó.
Tuor và Voronwë vui mừng khôn xiết vì đã tìm được cánh cửa bí mật, bên trong là một lối đi đen tối, gập ghềnh và uốn khúc. Họ cứ đi mãi đi mãi và bỗng nghe phía sau họ có những âm thanh vang dội dường như là bước chân người. Voronwë bảo rằng "Đó có thể là bọn Goblins của Melkor, những con Orcs trên các ngọn đồi". Họ bỏ chạy trong sợ hãi cho đến khi phát hiện trước mặt có một nguồn ánh sáng le lói. Từ nguồn ánh sáng đó họ phát hiện ra một cánh cửa trông giống cái cửa lúc trước nhưng to hơn gấp bội. Bất thình lình có tiếng binh giáp, và khi bình tĩnh lại thì đã phát hiện họ đang bị bao vây bởi toán lính trang bị đầy đủ vũ khí.
Hiện họ đang ở chân của những ngọn núi thẳng dốc, và những ngọn núi này làm thành một vòng tròn bao quanh một vùng đồng bằng phẳng rộng lớn, cách xa nơi họ đứng là một ngọn đồi rất to và trên đỉnh của nó là một thành phố đang chào đón ánh bình minh của mặt trời. Khi Voronwë nói chuyện thì toán lính canh nhận ra được ngôn ngữ quen thuộc thuộc tộc Tiên Noldoli. Tuor hỏi họ là ai, nơi đây là chốn nào và lấy làm thích thú với vũ khí mà họ đang sử dụng. Một người trong số họ trả lời "Bọn ta là lính canh của Lối Thoát Hiểm (The Way of Escape). Rất may mắn cho các ngươi vì đã tìm ra nó và trước mặt các ngươi là Thành phố với 7 Tên gọi, nơi kẻ thù của Melkor có thể đến làm chỗ nương thân, trong ngôn ngữ thông thường thành phố này có tên là Gondolin". Đoạn Voronwë nói "Xin hãy đưa chúng tôi vào diện kiến đức vua vì có việc vô cùng hệ trọng cần nói với ngài." Họ đáp rằng các ngươi có thể đi tiếp mà không cần người dẫn đường vì ở đây rất dễ nhận thấy cùng những toà lâu đài cao ngất đến tận chốn thiên đường. Tuor và Voronwë tiếp tục đi cho đến khi họ đến chân Đồi Tháp Canh (trong ngôn ngữ Noldor nó được gọi là Amon Gwareth, thành phố Gondolin được xây trên ngọn đồi đó), họ đặt chân lên những bậc thang cao thẳng tắp để đến được Cổng Chính của thành phố vì đấy là lối đi duy nhất. Và khi những tia nắng vàng ấm áp cuối cùng của mặt trời chiếu rọi cũng là lúc họ đến được nơi cao nhất, bên dưới có nhiều cập mắt tò mò theo dõi bước chân họ.
*Tuor đặt chân tới Gondolin
Tuor nhìn thấy những bức tường đá, những toà tháp cao, đến những bậc tam cấp được làm từ đá, những lối đi xinh xắn và không khí mát mẻ nhờ những tháp nước của Amon Gwareth. Tuor cứ ngỡ đang trong giấc mơ bởi những gì anh trông thấy ngoài sức tưởng tượng đối với một người phàm tục, anh say sưa nhìn ngắm thành phố hào hoa Gondollin.
Trước cổng thành có đặt một chiếc chuông báo động, một đám đông tò mò vây lấy họ, mừng rỡ vì đã có thêm một người Noldor thoát khỏi ách thống trị của Melkor. Bất ngờ vì trước mắt họ là Tuor, anh đang mang một ngọn giáo với đỉnh được làm từ xương cá, mặc trên người quần áo được làm từ da gấu, dáng dấp phong trần.
Một người lính gác đến và bảo rằng "Đây là thành phố Gondolin nơi những người yêu tự do với trái tim chân thật có thể đến làm chỗ nương thân nhưng sẽ không cho những kẻ lạ mặt bước vào, hãy khai mau danh tính". Voronwë tự xưng là Bronweg thuộc người Noldoli đến đây từ mong muốn của Ulmo đễ dẫn đường cho một đứa con của loài người, và Tuor bảo rằng "Ta là Tuor con trai của Huor, những đứa con người phương Bắc sống rất xa nơi đây, đến đây bởi mong muốn của vị thần Ulmo từ Outer Sea". Tất cả lắng nghe trong im lặng vì giọng nói trầm đặc biệt của anh làm họ say mê, nó ấm áp và ngọt ngào như điệu nhạc của đại dương. Một người nói "mang họ đến diện kiến đức vua Turgon".
Những con đường đá thành phố Gondolin rộng thênh thang, những ngôi nhà xinh đẹp cùng những khu vườn với những bông hoa sáng rực hai bên đường. Nhiều toà nhà rất cao được làm từ những tảng đá đã được đẽo khắc vô cùng tinh xảo. Quảng trường với những tháp nước lớn và nơi ấy những con chim đang hót ríu rít trên cành, những con chim sống nơi đó chúng trắng như tuyết với tiếng hót ngọt ngào hơn cả những lời ru. Nhưng xinh đẹp hơn hùng vĩ hơn cả là lâu đài của đức vua, đó là toà tháp cao nhất, trước cửa vào là những tháp nước phun ra 7 vòi nước lên không trung và khi rơi xuống chúng đã làm nên hạt mưa sáng lóng lánh như những hạt thuỷ tinh. Nơi ấy, ngày thì có ánh mặt trời sưởi ấm, đêm đến có ánh trăng bạc huyền diệu chiếu rọi.
Hai bên cửa vào có trồng Hai Cây, một cây hoa vàng và một cây hoa bạc. Chúng không bao giờ tàn héo bởi chúng là hạt mầm từ những giống cây nơi chốn thiên đường Valinor, Hai Cây có tên gọi là Glingol và Bansil.
Đức vua Turgon mặc trên người cẩm bào trắng, mang thắt lưng vàng, đầu đội một chiếc mũ đính hồng ngọc đứng trước cửa và nói "Chào mừng, ôi những người con của vùng đất chịu nhiều khổ đau. Sự có mặt của các ngươi đã viết lên một trang sử mới cho Gondolin!"
Vị thần Ulmo đã đặt một phép thuật lên trái tim và bờ môi Tuor, anh nói "Ôi người cha của thành phố Đá Trắng, tôi được nhờ đến đây bởi vị thần Ulmo, người đã làm nên điệu nhạc tận những nơi trống rỗng của thế giới, người hiểu được suy nghĩ của những đứa con Illuvatar, Người và Tiên hơn ai hết, để nói với ngài rằng thời khắc đã đến. Những lời bàn tán về kinh thành Gondolin và số phận của nó không đủ vững mạnh để chống lại cơn phẩn nộ của Melkor, các Valar ngồi trên những dãy núi của Valinor đang nhìn về thế giới từ trên đỉnh Taniquetil thấy được sự đau khổ, áp chế của Noldoli và những con người lang thang bởi Melkor đang thống trị họ từ những vùng đất đen tối. Do vậy tôi có nhiệm vụ đi đến đây một cách bí mật để nhắc đến ngài rằng hãy gia tăng quân lực nhanh chóng vì thời khắc đã đến, hãy sẵn sàng cho cuộc chiến bởi thời cơ đã chín muồi".
Đức vua Turgon nói "Điều đó ta không thể nghe theo dù đấy là những lời nói cao quý của vị thần Ulmo hay tất cả Valar. Ta sẽ không để cho thần dân ta xông trận chống lại quỷ dữ, chống lại Orcs, hay đặt thành phố này trong cơn hiểm nguy để đối phó với Melkor".
Tuor nói "Nếu ngài dám thách thức cùng hiểm nguy, bỏ qua sự nuối tiếc thì Orcs sẽ không còn lộng hành, còn trái lại chúng sẽ chiếm được hết tất cả các ngọn núi trên trái đất này, và đó không còn là chuyện riêng của Tiên hay Người. Nhưng nếu ngài đặt lòng tin vào Valar thì dù kẻ địch có mạnh đến đâu nhưng cuối cùng Orcs sẽ bị diệt vong và sức mạnh của Melkor chỉ còn là tro bụi".
Nhưng Turgon đáp rằng anh là vua của Gondolin và không một ai có thể buộc anh làm những việc anh không muốn, đăt cược với sinh mạng hàng vạn người nơi đây, đặt hiểm nguy cho thành phố xinh đẹp mà sau hàng trăm năm lao động vất vả mới có được.
Biết được đức vua Turgon không dễ dàng chấp nhận nên Tuor đáp "Thần Ulmo đã nói, người Gondolin hãy chuẩn bị bí mật đến bờ sông Sirion tìm đường ra bờ biển và ở nơi ấy hãy xây thuyền tìm đường về Valinor. Dù lối đi đã bị lãng quên và lu mờ trên cõi đời, và biển cùng núi bao quanh nó, nhưng vẫn còn nơi đó người Tiên ở Tirion và các vị thần chốn Valinor. Dù giờ đây họ đã che giấu mảnh đất thần thánh khỏi bản tay ma quỷ, nhưng nếu có người với trái tim nhân hậu mang trong mình sự khổ đau bởi những gì Melkor gây ra thì có thể một lần nữa nhóm lên ngọn lửa tức giận của các Valar, cho dù Melkor có mạnh đến đâu hắn cũng bị tiêu diệt".
Đức vua Turgon đáp "Cứ mỗi năm khi đông qua đi, ta đã cử rất nhiều người bí mật đến gần con sông Sirion, ra bờ biển Great Sea, cũng nơi ấy họ xây thuyền vượt nghìn trùng đại dương đến những nơi tận cùng của mặt trời và mặt trăng để tìm đường đến Valinor. Nhưng lối đi giờ đã không còn, biển và núi chặn lối họ, sóng dữ cuốn lấy họ. Và các vị Valar kia ngồi đấy điềm nhiên, họ đâu có hay có biết về sự tàn ác, xấu xa nơi chốn Trung Địa do Melkor gây ra. Không, đã quá đủ cho những người ta đã phái đi mà không một ai quay về, họ bỏ thân nơi đất lạ, chôn xác nơi đáy đại dương lạnh lẽo. Ta sẽ không cử thêm một ai khác vì ta tin rằng kinh thành này có đủ sức mạnh để đối phó Melkor".
*Tuor gặp và nói chuyện với đứa vua Turgon
Nghe những lời của đức vua, Tuor trong lòng nặng trĩu ngồi kề bên tháp nước làm anh nhớ đến những đợt sóng biển, những vị mặn của đại dương và thầm ước quay về chốn ấy. Nhưng Turgon biết đươc rằng Tuor dù chỉ là một người phàm tục nhưng lại được Valar tin tưởng, hết mực thương yêu. Anh có cái nhìn thẳng thắn và giọng nói oai hùng, một con người đáng quý nên đức vua đã mời anh ở lại Gondolin và cho phép anh sống trong cung điện của hoàng tộc nếu anh muốn.
Sau nhiều năm sinh sống nơi Gondolin, Tuor học hỏi được nhiều điều, nhất là từ Voronwë người vô cùng quý mến anh. Anh được chỉ dạy tận tình bởi những người tài ba nhất trong vương quốc. Không lâu anh thành người vô cùng thông thái, thấu hiểu những điều mà trước đây con người vẫn còn mù tịt. Anh nghe kể về những câu chuyện của Gondolin, tìm hiểu về cấu trúc đường hầm bí mật mà mọi người nơi đó gọi là Lối Thoát Hiểm (The Way of Escape), cùng những nơi được phòng thủ cẩn mật và sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù khi chúng đến gần lãnh địa. Tuy nhiên giờ đây mọi thứ đã thay đổi, những người lính gác nơi đó chỉ làm việc cho có lệ vì từ khi người Gondolin khai hoang những mảnh đất quanh chân đồi Amon Gwareth thì các loài chim, dã thú hay rắn độc đều bị phát hiện từ xa trước khi chúng đến gần. Người Gondolin được ban cho có đôi mắt sáng, sáng hơn cả những con diều hâu của Vị Thần Gió Manwë Súlimo, Vua của các Valar . Với đôi mắt sáng ấy, họ là những cung thủ tài ba nhất trên chốn Trung Địa, những mũi tên họ bắn ra vô cùng chuẩn xác và có thể đi xa gấp 7 lần so với người thông thường!
Sau hàng trăm năm lao động hăng say, giờ họ tập trung khai thác kim loại, đá quý để làm nên những thanh kiếm, rìu, cùng những chiếc áo giáp vô cùng tinh xảo. Cũng nơi đó Tuor học được những kỹ thuật xây bằng đá, nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ đồng thời các kỹ năng rèn luyện kim loại, đá quý. Anh lại nghe những câu chuyện lạ về mặt trời, mặt trăng và ngôi sao, những nhân tố cấu thành Trung Địa và chốn thiên đường Valinor. Anh học hỏi ngôn ngữ người Tiên và các ngôn ngữ cổ khác, nghe những câu chuyện về đấng Illuvatar cùng các Ainur với điệu nhạc thần kỳ đã định hình nên thế giới.
Anh là một người tài ba mà trên hết lại có một trái tim nhân hậu, cam đảm và thẳng thắn nên đức vua càng yêu mến anh hơn. Một lần nọ anh ra lệnh cho các thợ rèn tài ba nhất làm cho anh một chiếc áo giáp thật đẹp xem như đó là một món quà anh ban tặng. Nó được làm từ thép Gnome bên trên có phủ lớp bạc phát sáng hào quang, mũ anh đội có hình hai cánh chim thiên nga được làm từ kim loại và ngọc. Anh thích dùng rìu hơn là dùng kiếm, chiếc rìu đó người Gondolin đặt tên là Dramborleg.
Một dinh thự được xây cho anh nằm ở hướng nam bởi anh thích có được không khí tự do. Những lúc bình minh anh thường đứng nơi ban công để nhìn ngắm mặt trời ló rạng và khi đó những tia nắng đầu tiên đã chiếu rọi lên 2 chiếc cánh thiên nga khiến chúng phát sáng lấp lánh.
Sau nhiều năm sống tại Gondolin, Tuor đã chiếm được tình yêu của con gái đức vua là nàng công chúa Idril. Lần đầu nhìn qua cửa sổ trông thấy Tuor đứng trước cửa lâu đài, em đã yêu Tuor từ dạo đó. Đức vua Turgon không hề phản đối tình yêu của họ bởi ngài rất an tâm và tin tưởng Tuor. Và cả kinh thành Gondolin bắt đầu chờ đón ngày vui cho lễ cưới giữa Tuor và Idril, lễ cưới của họ được tổ chức trước đền Gar Ainion một nơi thần thánh nhất trong cung điện. Mọi người hân hoan chào đón ngày thành hôn của họ và cầu mong họ hạnh phúc mãi, tuy nhiên lại có một người mang mối hận trong lòng kẻ đó không ai khác hơn là Maeglin - cháu trai đức vua.
Maeglin là con trai của Aredhel em gái đức vua và Eöl một người Tiên bóng tối (Dark Tiên ). Biểu tượng của Maeglin là Chuột Chũi Lông Đen, hắn là thủ lĩnh Nhà Chuột Chũi, một trong 12 Nhà của Gondolin.
Khác hẳn mọi người sống nơi đây, Maeglin là kẻ hẹp hòi và đầy tham vọng. Tuy là cháu trai của đức vua và đã sống ở Gondolin khá lâu nhưng hắn vẫn không lấy được tình cảm của mọi người nơi đây. Có nhiều lời đồn rằng hắn mang trong mình dòng máu xấu xa của Orcs. Hắn đã cầu mong đức vua Turgon để có được con gái ngài tuy nhiên anh đã không đồng ý bởi thấy được tham vọng của Maeglin là quyền lực tối cao hơn là có được tình yêu.
Idril là một người con gái xinh đẹp và can đảm, mọi người trìu mến gọi em với biệt danh Bàn Chân Bạc (Silver Feet) bởi dù là một nàng công chúa nhưng em lại thích đi chân trần. Maeglin vô cùng căm phẫn khi Tuor đã chiếm được trái tim của Idril, đã lấy hết những gì đáng ra phải thuộc về hắn.
*Gia đình hạnh phúc của Tuor và Idril
Thời gian thấm thoát trôi qua, tình yêu của Idril và Tuor đã đơm hoa kết trái khi đứa con bé bỏng của họ chào đời, họ đặt tên cho nó là Eärendil. Đó là một đứa bé đẹp nhất, làn da trắng trẻo với đôi mắt xanh hơn cả bầu trời phương Nam. Đức vua Turgon vui mừng khôn xiết, nhưng Maeglin trở nên suy tư hơn từ khi đứa bé chào đời.
Kể từ khi Tuor mất tích dưới chân những ngọn đồi nhiều năm trôi qua cho đến một hôm Melkor nhận được một tin rất lạ. Câu chuyện được thêu dệt khác nhau nhưng đều có điểm chung là có một người đàn ông lang thang qua các thung lũng, qua các con suối và đi về hướng con sông Sirion. Sức mạnh của Melkor lúc này không điều gì có thể làm hắn e ngại, tuy nhiên con sông Sirion nơi thần Ulmo thường xuất hiện làm hắn không quên được sức mạnh và sự đe doạ của các Valar. Hắn tập trung một đội quân do thám lớn và hiệu quả gồm Orcs với đôi mắt vàng, xanh như loại mèo hoang có thể nhìn xuyên qua màn đêm, xuyên qua cả sương mù dày đặc, những con rắn độc có thể đi đến tận cùng ngõ ngách, những nơi đen tối nhất của thế giới, những con sói, chó hoang, loài chồn khát máu, mũi chúng có thể ngửi được những mùi hương lạ dù cho dòng nước có làm cho nó phai mờ, những con cú, những con diều hâu với đôi mắt sáng quắc có thể biết được từng cử động nhỏ của con mồi dù cho đó là ngày hay đêm. Melkor kêu gọi tất cả quay trở về bên Lâu Đài Sắt, hắn ra lệnh cho chúng tìm kiếm tung tích một người đàn ông đã trốn thoát từ Vùng đất Bóng Đêm (Land of Shadows) gần con sông Sirion, đồng thời ra lệnh cho chúng truy bắt những người Noldoli đã trốn khỏi bàn tay của hắn, những kẻ hắn muốn tiêu diệt hoặc bắt giam tra tấn hoặc làm nô lệ.
Thuộc hạ do thám của Melkor sau nhiều năm đã ngửi từng viên đá, từng con suối, săn lùng trong từng rừng rậm, vực sâu, thám thính không khí và những nơi cao, dò thám những lối đi từ những thung lũng hay đồng bằng. Từ cuộc săn lùng này chúng đã đem về những tin tức khá thú vị cho Melkor, nhiều thứ bí mật chúng lôi ra ánh sáng và cuối cùng đã khám phá ra Lối Thoát Hiểm (The Way of Escape) nơi khi xưa Tuor và Voronwë đã vào để đến được Gondolin. Nhưng phép thuật đặt trên cánh cửa đã cản bước chúng. Tuy nhiên chúng vẫn tìm cách chui qua các ngõ khác, len lỏi vào tận các đường hầm, thậm chí đến tận chân Dãy Núi Bao Quanh (Encircling Mountains) và chứng kiến thành phố xinh đẹp Gondolin trên ngọn đồi Amon Gwareth ở xa xa. Nhưng khi đến gần nơi đó chúng không phải là đối thủ của những chiến binh nơi đó, hơn nữa núi non hiểm trở khó lòng vượt qua. Thêm vào đó người Gondolin là những cung thủ tài ba, những mũi tên họ bắn đã hạ gục được bọn diều hâu dám bén mảng đến gần Gondolin, kể cả những con rắn độc đang trườn mình trên dãy núi.
Lúc Eärendil được 1 tuổi cũng là lúc thung lũng Tumladin bị đám do thám bao vây hơn bao giờ hết. Đức vua Turgon nhớ đến lời nói khi xưa của Tuor và trong lòng cảm thấy bất an. Ngài ra lệnh tăng cường binh lực, siết chặt phòng thủ từ mọi phía. Ngài lại cho chế tạo thêm các công cụ chiến tranh và đặt chúng trên những ngọn đồi. Những ngọn lửa độc, dung dịch nóng, tên và đá chuẩn bị sẵn sàng tiêu diệt kẻ nào dám bén mảng đến gần vách núi.
Tuor càng trở nên suy tư bởi anh càng thấu hiểu những lời nói của Ulmo khi xưa, anh tìm đến Idril để xoa dịu âu lo. Biết được rằng Idril có một quyền năng đặc biệt có thể nhìn thấu những suy nghĩ đen tối của Người và Tiên , mạnh hơn sức mạnh của những người Eldar. Do đó một ngày em bảo với Tuor rằng "Anh ơi! Em không thể tha thứ cho bản thân vì đã hoài nghi Maeglin, em sợ rằng hắn sẽ mang tai hoạ và những điều xấu xa đến vương quốc xinh đẹp này dù thiếp không biết chắc bằng cách nào. Hắn đã biết tường tận những việc chúng ta làm, em sợ rồi một ngày nào đó bí mật này sẽ rơi vào tay kẻ thù. Em mơ thấy một cơn ác mộng, trong giấc mơ Maeglin đã xây một lò lửa và hắn ra tay tàn nhẫn vứt Eärendil, đứa con bé bỏng của chúng ta vào đấy".
Nhưng Tuor trả lời "Dù ta không thích Maeglin nhưng không có lý do gì để kết tội hắn. Hắn là cháu trai của cha em, là em họ của em, chúng ta không còn cách nào khác hơn là cẩn thận đề phòng".
Idril đáp "Meglin là một kẻ kiêu ngạo và nhiều người sống nơi kinh thành xinh đẹp này không hề yêu thích hắn. Chúng ta phải chọn trong số họ những người đáng tin nhất để theo dõi động tĩnh của Meglin nhất là khi hắn đi xa qua những ngọn đồi. Một điều khác vô cùng quan trọng là anh hãy tìm những người đáng tin cậy, dưới sự giúp sức của họ để đào một đường hầm bí mật, một lối thoát hiểm mà ít người biết đến. Đó là một việc cần tính nhẫn nại, tốn nhiều công sức và thời gian. Đường hầm ấy sẽ được đào từ dinh thự này xuống sâu dưới những lớp đá cứng của ngọn đồi vào tận thung lũng bên dưới. Nhưng nó sẽ không dẫn ra "Lối Thoát Hiểm" bởi trái tim thiếp mách bảo không nên tin tưởng vào lối đó. Điểm dừng của nó phải xa hơn, đến cả Vực Đại Bàng (Cleft of Eagles, nơi chúa tể Đại Bàng Thorondor sinh sống). Xin hãy ghi nhớ nó phải được làm trong bí mật và cần phải thực hiện khẩn trương vì thời gian không còn nhiều".
Không lâu sau đó Maeglin đi đến những đồi núi ở xa để truy tìm vàng, bạc nhưng vô tình hắn đã bị bọn Orcs bắt được. Biết được hắn là người của Gondolin chúng định ra tay giết chết. Vào lúc ấy sợ hãi vì mạng sống đang bị đe doạ nhưng có lẽ hạt giống đen tối đã nảy mầm, Maeglin nói rằng "Các ngươi có biết ta là Maeglin con trai Eöl người đã lấy em gái vua Turgon của Gondolin làm vợ". Bọn Orcs đáp "Điều đó có gì can hệ đến bọn ta?" Maeglin nói "Rất can hệ đến bọn ngươi, bởi nếu các ngươi giết ta dù trông hay chậm các ngươi sẽ mất đi những tin tức hay ho mà chủ nhân ngươi rất nóng lòng muốn nghe".
Nghe thấy những lời trên chúng dừng tay lại, và Maeglin kể cho chúng về thiết kế của thành phố Gondolin, những bức tường bảo vệ, độ cao, độ dày của chúng, những tiễn xạ canh phòng cẩn mật cùng đội hùng binh một lòng trung thành với đức vua. Hắn cũng kể chúng nghe về các loại vũ khí chiến tranh uy lực của Gondolin cùng những nơi đặt chúng.
*Maeglin bị bắt bởi lũ Orcs
Chúng hoài nghi những gì Maeglin nói và cho rằng hắn đang bịa đặt, cố thổi phồng sức mạnh nhằm hù doạ kẻ thù. Hiểu được suy nghĩ của chúng, Maeglin nhanh nhảu nói "Các ngươi không muốn làm thoả lòng chủ nhân sao, các ngươi cứ mang ta đến diện kiến ngài, nhất định ngài sẽ biết được những lời ta nói có đáng giá hay không".
Với những lời trên chúng đưa Maeglin quay về Dãy đồi Sắt và đến cung điện đen tối của Melkor. Khi Maeglin quỳ trước chân Melkor, hắn sợ hãi khi nhìn thấy hình hài ma quái của hắn, cùng những con sói hung tợn đang nhe nanh chìa vuốt, những con rắn độc trườn mình quằn quại. Maeglin kể tường tận cho Melkor những gì hắn biết về Gondolin. Nghe thấy những lời của hắn, Melkor mừng thầm và toan tính âm mưu đánh một trận để có thể diệt tận gốc Gondolin.
Maeglin giúp Melkor lên một kế hoạch hoàn mỹ mà phần thưởng hắn có được là trở thành thủ lĩnh của một đội quân Orcs và hơn hết là có được nàng công chúa Idril. Hắn còn muốn thấy được Tuor và Eärendil phải chết thảm trong lửa đỏ.
Maeglin lên đường trở về, để tránh mọi hoài nghi đồng thời làm gian tế nội ứng chờ thời cơ, hắn từ đấy mang một mặt nạ giả tạo và mọi người cho rằng Meglin đã thay đổi tính tình, ngày càng sống có tình cảm hơn. Một hôm Maeglin nói "Ta đã làm việc quá lâu và có ý nghĩ ngơi, ta muốn bỏ thời gian học hỏi thêm về âm nhạc, vui ca múa hát". Từ đấy hắn không đi xa nữa, không còn đến những ngọn đồi để tìm vàng, bạc.
Không ít lâu sau quân do thám của Melkor cũng rút lui dần, vua Turgon thấy trong lòng nhẹ nhõm vì tin rằng Melkor đã bỏ cuộc vì hắn không tài nào tìm ra cách để tấn công Gondolin. Nhưng anh đã lầm, Melkor dốc hết sức mạnh và làm việc không ngừng nghĩ. Trong khi người Noldoli khó khăn để săn tìm kim loại để chế tạo vũ khí thì Melkor có sẵn kho sắt kho bạc dùng hoài không hết. Melkor tập hợp các thợ rèn tài ba nhất của hắn, cùng với tà thuật kinh hồn với những linh hồn từ những ngọn lửa địa ngục không bao giờ tàn lụi hắn đã làm nên một đội quân quái vật. Những con quái vật này hắn chỉ có thể tạo ra được một lần và mãi mãi về sau chúng sẽ không còn xuất hiện trên cõi đời. Một vài cơ thể toàn là sắt, vô cùng cứng cáp nhưng lại uyển chuyển như dòng sông kim loại được đốt cháy trong lửa đỏ đang chảy chầm chậm hoặc có thể cuộn tròn và dễ dàng trườn lên trên tất cả chướng ngại vật. Một số khác làm từ đồng và thiếc được ban cho trái tim từ ngọn lửa địa ngục bùng cháy, chúng dễ dàng làm cho kẻ địch tan nát chỉ với những cú giẫm đạp hay hơi thở nóng rực của chúng. Nhưng lợi hại nhất là Quái Vật Gondolin, chúng được làm từ những ngọn lửa tinh khiết, trông như những thông kim loại khổng lồ đang quằn quại trong lửa đỏ, dù cho đó là sắt hay đá cũng sẽ tan chảy như nước trước mặt chúng, trên lưng chúng cõng hàng trăm quái thú Balrogs và khi xông trận chúng phối hợp ăn ý tạo thành một đội quân bất khả chiến bại.
Khi mùa hè thứ 7 trôi qua kể từ ngày Maeglin phản bội, Melkor cũng đã rút hết quân do thám vì giờ đây từng con đường, từng ngõ ngách từng góc núi hắn đã nắm rõ trong lòng bàn tay. Người Gondolin thì cứ cho rằng Melkor đã bỏ cuộc vì hắn không cách nào tìm ra cách tấn công Gondolin, kinh thành bất khả xâm phạm của họ. Nhưng nàng công chúa Idril chỉ thấy bóng tối bao trùm, ánh sáng trên khuôn mặt em dường như đã bị mây mờ che khuất. Đức vua Turgon ra lệnh giảm số quân tuần tra xuống thậm chí còn ít hơn con số khi xưa.
Và mùa thu qua đi, đại tiệc Hoa Quả Mùa Đông lại gần kề. Tuor đứng trên pháo đài dõi mắt trông về Dãy Núi Bao Quanh. Idril đến bên anh và những cơn gió làm thổi tung mái tóc, Tuor nhìn người vợ xinh đẹp như lần đầu họ gặp gỡ nhưng dường như trên khuôn mặt em không giấu được nỗi âu lo. Idril nói "Đã đến lúc anh phải chọn lựa". Tuor không hiểu ý em, nhưng Idril lại nói tiếp "Thiếp vẫn mãi không yên về tính mạng con trai chúng ta, thiếp mơ thấy những cơn ác mộng về cảnh Eärendil chết thảm thương trong biển lửa và Melkor là kẻ đã gây nên cớ sự". Tuor an ủi em, em lại hỏi tiếp về tiến trình của Đường Hầm Bí Mật và có chút an tâm khi nghe được những lời Tuor nói. Đường Hầm đó với vua Turgon thì họ không dám hé lộ vì ngài là một vị vua nhân từ, cao quí nhưng lại quá tin vào đứa cháu trai gian xảo Maeglin. Anh mù quáng tin vào những lời nói giả tạo của hắn, và càng tin hơn vào sức mạnh của Gondolin, thành phố mà anh cho rằng Melkor khó bề xâm chiếm và phải bỏ cuộc.
Đến độ giữa đông tiết trời vô cùng giá buốt, sương mù dày đặc trên thung lũng Tumbalin, nước trong ao hồ đóng băng và Hai Cây vẫn chưa trổ hoa. Đông qua đi xuân lại đến làm băng tuyết tan chảy trên các dãy núi, và thung lũng khô nay lại có sức sống từ những dòng nước mát lạnh từ trên cao đổ xuống, vạn vật như được đánh thức sau giấc ngủ của một mùa đông băng giá. Và người kinh thành Gondolin háo hức chờ đón ngày lễ Nost-na-Lothion (Ngày Sinh Hoa Quả - kiểu ngày lễ trước mùa vụ) và họ nguyện cầu cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Thời gian trôi qua không lâu nữa người Gondolin sẽ chào đón lễ hội Tarnin Austa (Lễ Hội Mùa Hè) một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày đầu tiên của mùa hè trong năm. Theo thông lệ hàng năm họ tổ chức một lễ hội linh đình chào đón vị Thần Mặt Trời. Buổi tiệc kéo dài từ lúc đêm khuya cho đến khi mặt trời ló rạng, không ai được phép nói chuyện nhưng lại vui vẻ đắm mình trong những điệu nhạc vui tươi được xướng lên từ lúc đêm khuya. Đã bao năm qua đi họ đã vui vẻ nhảy múa theo điệu nhạc và trông ngóng về hướng đông nơi ánh sáng mặt trời sẽ xuất hiện. Giờ là lúc nửa đêm, cả thành phố được trang trí vô số lồng đèn phát ra ánh sáng bạc, phản chiếu lên những chiếc lá trên cành cây khiến chúng sáng lấp lánh như những hạt ngọc đang nhảy múa theo cơn gió.
Mặt trời đã ẩn mình thật xa qua các dãy núi nhưng mọi người không giấu được niềm háo hức đợi chờ và mọi cặp mắt đều nhìn về hướng đông. Mặt trời đã lặn từ lâu và xung quanh chỉ là bóng tối nhưng họ lại bất ngờ khi nhìn thấy một tia sáng rực rỡ xuất hiện, nhưng nó không xuất hiện ở hướng đông mà lại xuất hiện từ dãy núi hướng bắc, họ lấy làm lạ vì ánh sáng kia ngày càng đỏ rực và kìa tuyết trên dãy núi dường như lại nhuộm một màu máu đỏ tươi, và đó là thời khắc ác quỷ của Melkor đã kéo đến Gondolin.
Những kỵ sĩ từ đâu xuất hiện, trong hơi thở hổn hển họ báo hung tin Gondolin đang bị tấn công bởi những con quái thú kỳ lạ có hình hài như rồng như rắn. Nỗi hoang mang lo sợ tràn ngập cả thành phố, mọi nơi trở nên nhốn nháo với tiếng than khóc của phụ nữ cùng tiếng gào thét của trẻ em.
Quảng trường chính nhanh chóng là nơi tập hợp tất cả các đạo quân của 12 Nhà Gondolin. Dũng mãnh là Nhà Của Đức Vua với màu sắc chủ đạo là trắng, vàng và đỏ, biểu tượng của họ là mặt trời, mặt trăng và một trái tim đỏ thẫm. Đứng giữa là Tuor với chiếc áo giáp bạc sánh lấp lánh, xung quanh anh là đạo quân Nhà Cánh Trắng trên đầu đội mũ Hai Cánh Thiên Nga. Nhưng Meglin cũng kéo quân Nhà Chuột Chũi đến, họ mặc trong người áo giáp đen và đeo chiếc mũ thép tròn vành bên ngoài được bao lại bởi lớp lông đen chuột chũi.
Những ngọn đồi hướng bắc đang sáng rực và dường như có những con sông lửa đang chảy chầm chậm xuống thung lũng Tumladin, kẻ địch còn khá xa nhưng mọi người đã cảm nhận được cái nóng của nó.
Mọi người đều có mặt đầy đủ, những cung thủ tài ba nhất từ Nhà Chim Nhạn và Nhà Cánh Cung, họ đang dàn trận trên những bức tường thành để chuẩn bị đối phó với kẻ thù. Người Nhà Chim Nhạn trên mũ có đính một chiêc quạt được làm từ lông chim với màu sắc được sắp xếp theo thứ tự trắng, xanh, tím và đen, chiếc khiên họ sử dụng có hình một mũi tên trắng. Thủ lĩnh của họ Duilin, anh là một người cực kỳ nhanh nhẹn và cương quyết.
Nhà Cánh Cung gồm những người giàu có, họ vận trang phục với màu sắc sặc sỡ, tay họ mang đầy trang sức đang phát sáng lấp lánh, khiên họ mang có màu xanh da trời và viền của nó được trang trí bằng những hạt ngọc quý có nhiều màu sắc, ở giữa lại đính thêm một hạt ngọc to. Egalmoth là thủ lĩnh Nhà Cánh Cung, anh đang mặc một chiếc áo xanh lam trên có đính vô số ngọc thạch làm thành những ngôi sao ngủ sắc. Tài nghệ bắn cung của anh thì không ai sánh bằng, anh có thể bắn xa hơn so với bất kỳ ai ở Gondolin này.
Và quân Nhà Cột Trụ và Nhà Tháp Tuyết cũng đã đến, người đứng đầu cả hai Nhà là Penlod, một người cao to, mạnh mẽ. Đồng thời có người Nhà Cây đang mặc trang phục xanh lá cây, vũ khí họ sử dụng là gậy và nỏ, thủ lĩnh của họ là Galdor một người không biết hiểm nguy là gì, cùng với quân Nhà Hoa Vàng, khiên của họ mang biểu tượng hoa mặt trời vàng rực rỡ, thủ lĩnh của họ là Glorfindel, anh đang mặc chiếc áo choàng có thêu vô số hoa vàng trông như một cánh đồng hoa nở rộ khi xuân đến cũng kéo về quảng trường.
Đến từ phía nam là đạo quân Nhà Tháp Nước và Ecthelion là thủ lĩnh của họ. Họ rất thích kim loại đặc biệt là bạc và sử dụng những thanh kiếm dài sáng chói. Trước khi xông trận họ thường thổi lên những tiếng sáo thanh tao. Đến sau họ là quân Nhà Đàn Hạc, họ là những người tài ba về âm nhạc nhưng không kém phần can đảm, tuy nhiên thủ lĩnh của họ Salgant lại là một kẻ hèn nhát, một tên cúi lòn, nịnh hót Maeglin. Trang phục của họ được trang trí những tua bạc, tua vàng và có thêu chiếc đàn hạc trắng nổi bật trên nền đen.
Đến cuối cùng là đạo quân của Nhà Búa Thần, trong số họ có nhiều người thợ rèn tài ba cùng những thợ thủ công tài giỏi nhất, họ tôn thờ vị thần Aulë hơn hết. Vũ khí họ sử dụng là những chiếc chuỳ khổng lồ, họ có những cánh tay mạnh mẽ và dùng những chiếc khiên nặng nề. Nhà Búa Thần đã từ lâu thu nạp những tù nhân Noldoli trốn thoát khỏi ngục sắt của Melkor, vì lý do đó họ căm thù những việc làm của Melkor hơn ai hết và nhất là Balrogs những con quái vật họ thề sẽ không đội trời chung. Thủ lĩnh của họ là Rog, một người có sức mạnh phi thường chỉ đứng sau Galdor. Biểu tượng của họ là chiếc búa thần chém mạnh vào chiếc đe làm bật ra những tia lửa sáng chói, đó là đạo quân đông nhất, đồng thời can đảm và thiện chiến nhất.
*Bản đồ trận chiến Gondolin
Giờ đây khuôn mặt vị thủ lĩnh Nhà Cánh Trắng đang trầm ngâm, lo lắng cho sự an toàn của vợ con. Biết được tai biến đang đến, Idril mặc vào người một chiếc áo giáp và trở về tìm Eärendil. Đứa bé đang la khóc vì nó nhìn thấy những ánh sáng đỏ chói trên các bức tường trong phòng, nhưng Idril đã kịp trở về và mang đến cho nó một chiếc áo giáp nhỏ bé mà em âm thầm làm từ lâu. Idril đau buồn cho thành phố mà em vô cùng thương yêu, lo sợ kế hoạch của mình sẽ bị thất bại dưới cơn bão táp bất ngờ từ những con quái thú rồng rắn của Melkor.
Bốn giờ trôi qua kể từ lúc nửa đêm, bầu trời hướng bắc, đông và tây đỏ rực như máu. Những con quái thú bằng sắt có hình thù rắn rết đang tiến gần thung lũng. Đức vua Turgon nhanh chóng kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp, tuy nhiên Tuor và Maeglin chưa đến kịp vì ở quá xa. Duilin đến cùng Egalmoth và Penlod, Rog sải bước cùng thủ lĩnh Nhà Cây Galdor, Glorfindel Nhà Hoa Vàng và Ecthelion Nhà Tháp Nước. Đức vua cho rằng nên nhanh chóng phá vòng vây vì cái nóng khó cưỡng ngày càng tiến gần, nhiều người ủng hộ ý kiến trên nhưng cũng có một số đông không tán thành. Họ cho rằng nên phá vòng vây bằng cách nào, chia ra bao nhiêu đội, xông ra từ hướng nào và quan trọng hơn cả là sự an toàn của phụ nữ và trẻ em.
Vào lúc đó Maeglin và Salgant lại có một cuộc họp khác, họ bàn bạc tìm cách bảo vệ kho báu. Maeglin bày mưu tìm cách tiêu diệt tất cả người Gondolin vì hắn sợ rằng nếu còn sống sót một ngày nào đó khi biết ra sự thật thì họ nhất định sẽ tìm hắn trả thù. Thủ lĩnh Nhà Chuột Chũi đã đánh trúng nhược điểm của vua Turgon khi nói rằng "Thưa đức vua, thành phố Gondolin có vô số kho châu báu, nhiều báu vật được làm từ tay của Noldoli vượt lên trên cái đẹp. Các chiến binh, các vị thủ lĩnh thì tài ba và một lòng trung thành, vậy tại sao ta không quyết chiến mà lại bỏ chạy để thành phố xinh đẹp mấy trăm năm khổ công xây dựng phút chốc lại rơi vào tay kẻ thù. Chiến thắng nhất định sẽ thuộc về chúng ra, Balrogs sẽ biết được thế nào là sức mạnh của Gondolin!"
Những lời nói của Maeglin đã khiến đức vua phân vân, bởi hắn biết được anh sẽ không dễ dàng từ bỏ thành phố này, thành phố mà anh xem như chính sinh mạng của mình. Maeglin bồi thêm "Xin hãy nhìn kìa! Chúng ta đã bỏ ra quá nhiều năm để xây nên những bức tường thành kiên cố, những chiếc cổng khó bề công phá, những vũ khí uy lực cùng vô số cung tên đang chờ để lấy máu kẻ thù. Sao trong giờ phút hiểm nguy này không sử dụng chúng để bảo vệ những gì ta yêu quý mà lại xông ra tay không đối địch với kẻ thù toàn sắt thép và lửa đỏ. Những kẻ đã làm rung chuyển cả dãy núi chỉ với những tiếng thét và bước chân của chúng".
Nghe những lời của Maeglin, Salgant run rẩy khi nghĩ đến cảnh phải đối đầu với kẻ địch hung tàn, hắn lớn giọng nói "Maeglin nói chí phải thưa bệ hạ, xin hãy nghe lời anh ta".
Đức vua cuối cùng cũng nghe theo những lời nói gian xảo của Maeglin và bảo không cần bàn thêm về chuyện phá vòng vây. Nhưng Tuor lại buồn rầu và anh tập hợp quân Nhà Cánh Trắng rời bỏ hoàng cung, trong giờ phút đó khói đen đã lan đến các con đường trong thành phố.
Giờ đây bọn lâu la đang vượt qua thung lũng và các lâu đài trắng của Gondolin đang đỏ rực trước mặt chúng. Những người can đảm nhất cũng phải khiếp vía trước hình hài ma quỷ của các con quái vật trông như những con rồng mà cơ thể toàn là lửa, những con rắn thân thể như đồng như sắt đang tiến đến ngọn đồi Amon Gwareth. Họ bắn sử dụng vũ khí ném đá, ném sắt bắn những mũi tên chuẩn xác nhưng cũng chẳng làm chậm bước tiến của chúng. Bất ngờ họ mừng thầm vì khi đến chân ngọn đồi những con rắn lửa này không thể leo lên vì vách đá thẳng đứng và trơn trượt. Tuy nhiên chúng vẫn không bỏ cuộc, hơi nóng của chúng đã làm nước của các con sông trên đồi Amon Gwareth phải bốc hơi. Sức nóng ác nghiệt đã khiến nhiều phụ nữ phải ngất đi còn đàn ông thì mồ hôi dầm dề.
Trước tình thế trên Gothmog - chúa tể Balrog, đã tập hợp quân, hắn tập trung tất cả quái thú bằng sắt có khả năng co cuộn. Chúng chồng chất lên nhau ngay trước cổng bắc của thành phố, chúng làm thành một khối khổng lồ có hình xoắn ốc cao lớn đến độ có thể chạm đến đỉnh đồi. Sức nặng của nó khi tanh vào đã khiến cho cổng thành phải sụp đổ, tuy nhiên phần lớn các bức tường xung quanh vẫn còn đứng vững. Quân Gondolin sử dụng những chiếc máy lăn đá ném ra các tảng đá khổng lồ, những thông sắt to nóng đỏ liên tục tấn công những con quái thú gian ác, chúng chỉ chao đảo trước đòn tấn công nhưng tuyệt nhiên không dễ dàng bị phá vỡ.
Thật bất ngờ vì bụng những con quái thú bỗng mở tung ra và vô số Orcs từ trong đấy bước ra, nhanh chóng nhảy vào cổng thành. Quân Nhà Chim Nhạn cùng Nhà Cánh Cung bắn những mũi tên đen liên tiếp đến chúng, xác cả hai phe rơi lả tả như những chiếc lá mùa thu trong cảnh hỗn độn của khói đen mù mịt. Tuy dũng cảm thiện chiến nhưng quân Orcs ngày càng đông và chúng đã đánh từ từ vào bên trong thành và chiếm được một phần phía bắc thành phố.
*Lũ quái vật tấn công tường thành
Vào lúc đó Tuor cùng quân Nhà Cánh Trắng vượt qua cảnh hỗn độn của đường phố để trở về dinh thự nhưng anh không biết rằng Maeglin đã đến trước một bước. Hắn tin rằng chiến tranh đang lan tràn và phút chốc sẽ lan vào khắp nơi trong thành phố và thời cơ hắn chờ đợi bấy lâu đã đến. Hắn cuối cùng cũng biết được tin về đường hầm bí mật của Tuor và nghĩ rằng đường hầm đó cũng sẽ dẫn đến Lối Thoát Hiểm. Đây là một đêm đáng nhớ, hắn phải sử dụng đầu óc, vận dụng thời cơ cho thích đáng để đoạt những gì phải thuộc về hắn và hãm hại người Noldoli. Hắn lén lút đưa tin cho Melkor để dàn sẵn một đội quân bên ngoài Lối Thoát Hiểm. Hắn có có ý định bắt lấy Eärendil quăng đứa bé vào hố lửa bên dưới và tìm kiếm Idril để ép buộc em nói ra bí mật của Đường Hầm Bí Mật, bắt em cùng đến bên Melkor. Với Salgant hắn đã ra lệnh cho anh ta xông vào trận chiến ác liệt, nhưng hắn có ngờ đâu Saglant là một kẻ hèn nhát, hắn đang run rẩy trốn tránh trong phòng.
Khi Tuor đến thì đã thấy toán quân hung hăng của Maeglin đã bao vây dinh thự. Đó là toán quân tự do không bị ràng buộc bởi Melkor, tuy nhiên họ lại một lòng trung thành với thủ lĩnh của họ, cho nên dù trông thấy tình cảnh của Idril họ vẫn không ra tay giúp đỡ hoặc không màng đến những việc Maeglin đang làm.
Maeglin nắm lấy tóc Idril và cố lôi em ra ngoài tường thành để cho em trông thấy cảnh đứa con yêu quí của em sẽ bị ném vào trong biển lửa, nhưng hắn lại không ngờ em phản kháng quá quyết liệt dù thân hình em có mảnh mai, em như một con hổ cái dùng hết sức bình sinh trong cơn điên loạn mong giải cứu con mình. Tuor đã đến gần và anh hét lớn vang dội khắp nơi khiến cho bọn Orcs cũng phải nghe thấy, quân Cánh Trắng chiến đấu quyết liệt với quân Chuột Chũi trong cảnh hỗn loạn. Trước tình hình trên Meglin vội lấy dao đâm vào người Eärendil nhưng bị đứa bé cắn sâu vào cánh tay, do chiếc áo giáp đứa bé đang mặc đã khiến nhát chém yếu đi và lệch hướng. Trong cơn phẫn nộ cùng cực, Tuor xông đến tấn công Maeglin, tóm lấy hắn quăng qua bức tường thành bên dưới đầy lửa đỏ. Cơ thể hắn rơi, va vào vách đồi Amon Gwareth đến 3 lần trước khi tan thành tro bụi bởi hố lửa đang bừng bừng bốc cháy bên dưới. Và thế là kết thúc cuộc đời của kẻ bất lương và từ đấy cái tên Maeglin là một nỗi ô nhục cho Eldar và Noldoli. Quân Chuột Chũi có quân số lớn hơn so với Cánh Trắng nhưng trước cơn thịnh nộ của Tuor họ đã phải khiếp vía và bỏ chạy tan tác. Chống lại ý muốn của Voronwë và vài người thân cận, Tuor giao vợ con cho họ bảo vệ và quyết cùng những người còn lại xông pha chiến trận vì anh tin rằng Gondolin vẫn còn có thể cứu vãn.
Trận chiến ngày một ác liệt nơi Cổng Chính của thành phố, và Duilin của Nhà Chim Nhạn đã tử trận. Anh bị bắn bởi những tia lửa của bọn Balrog phóng ra và xác anh rơi xuống tường thành. Bọn Balrog tiếp tục phóng ra những tia lửa có hình dáng như những con rắn lửa đang nhảy múa trong không trung. Chúng rơi trên các mái nhà, rơi xuống các khu vườn các mọi thứ bắt đầu bốc cháy, hoa và cỏ đều cháy trụi, những bức tường trắng của các toà lâu đài hay những dãy cột đều nhuộm màu một đen như than. Tồi tệ hơn là những con Balrog bắt đầu leo lên trên khối sắt khổng lồ do những con rắn sắt cuộn tròn vào nhau, nó vô cùng vững chắc dù cho họ có cố bắn những mũi tên hay những tảng đá khổng lồ cũng không hề làm nó lay chuyển, quân giữ thành trong lòng lo sợ và hoang mang. Rog - thủ lĩnh Nhà Búa Thần nói với giọng hào hùng "Ai lại sợ Balrogs chỉ vì hình hài xấu xa của chúng, hãy nhìn trước mắt chúng ta là kẻ thù truyền kiếp, là những con quái vật đã tra tấn hành hạ những đứa con Noldoli. Hãy tiến lên nào hỡi các chiến binh Búa Thần, chúng ta sẽ nghiền nát bọn chúng". Rog cầm trên tay một chiếc chùy to và dài, anh xông pha tiến lên tấn công bảo vệ nơi cổng thành đã bị phá, tất cả quân Nhà Búa Thần đồng loạt theo sau. Lời nói và hành động của Rog đã khiến quân lính nổi lên cơn thịnh nộ, họ không còn e dè kẻ địch dù chúng có tàn bạo đến đâu và tiến lên tấn công như bão táp. Cuộc chiến trên đã đi vào huyền thoại và người Noldoli sẽ hát mãi bài hát về những vị anh hùng Nhà Búa Thần. Quân Orcs bị đánh tan tành và liên tiếp rơi vào hố lửa đang bừng cháy bên dưới. Quân Rog đã đánh lùi kẻ địch không những thế họ còn tấn công và tiến lên trên đống sắt rắn ma quái đang cuộn tròn quằn quại. Họ đến tấn công những con Balrog, nhưng những con quái thú này cơ thể là lửa là thép, sử dụng roi lửa và răng chúng là sắt thép, cơ thể vô cùng cứng cáp cho nên dù họ tấn công liên tục cũng khó lòng làm cho chúng bị thương. Tuy nhiên khi họ bắt lấy những chiếc roi lửa của chúng và dùng nó tấn công lại thì kỳ diệu làm sao một vài con đã bị giết khiến cho bọn lâu la của Melkor phải khiếp vía. Vì trong lịch sử chưa bao giờ có bất kỳ Balrog đã từng bị giết bởi Tiên hay Người, cho nên những gì bọn chúng chứng kiến thật khó tin. Đoàn quân của Rog đã đánh lui kẻ địch đến tận bên dưới thung lũng Tumladin.
Nhưng Gothmog - chúa tể của Balrog, đã tập trung tất cả các quái thú của hắn và mệnh lệnh một số sẽ tấn công quân Búa Thần đang ở trước mặt, một số lượng lớn hơn tấn công nhanh vào hai bên sườn thành. Đám rắn lửa cuộn tròn và cao hơn, chúng tiến sát hơn đến cổng thành khiến quân Rog không thể chiến thắng dù đã có quá nhiều người hy sinh. Bên dưới thung lũng là những tiếng kêu thét vang trời, dù bị bao vây nhưng quân Nhà Búa Thần vẫn không bỏ cuộc, họ chém đông chém tây cho đến khi hơi tàn sức kiệt. Nhưng quân Orcs, Balrog và rồng lửa bao vây họ, cuối cùng họ cũng không chiến thắng được sắt và lửa dù người ta cho rằng một mạng quân Búa Thần đã đổi lấy bảy mạng quân địch. Họ hoang mang như rắn không đầu sau cái chết của thủ lĩnh Rog và thế là toàn quân Búa Thần đã dũng cảm hy sinh.
Quân Melkor đã tấn công sâu hơn vào trong lòng thành phố và thủ lĩnh Penlod cũng tử trận trên một con đường nhỏ, thi thể anh dựa vào bức tường. Xung quanh là đầy rẫy xác quân Nhà Cột Trụ và Nhà Tháp Tuyết. Quân Melkor đã chiến thắng phần lớn tất cả cổng và tường thành dù quân Nhà Chim Nhạn và Nhà Cánh Cung đã cố phản công, bên trong thành chúng cũng chiếm được một vùng đất rộng và đang tiến gần đến khu trung tâm. Kẻ địch đang trong thế thượng phong nhưng quân chúng lại chết rất nhiều so với quân Gondolin, xác kẻ tấn công và người bảo vệ nằm chồng chất la liệt trên các con đường, quanh các cổng thành. Thấy được sự dũng mãnh của quân Gondolin, thủ lĩnh quân Melkor lên một kế hoạch cố giữ những gì đã chiếm, những con quái thú rắn bằng đồng khổng lồ nhưng thô kệch di chuyển chậm sẽ leo lên lưng những con bằng sắt vì chúng di chuyển nhanh hơn. Trong khi đó bọn Balrog cưỡi trên lưng con rồng khổng lồ có cơ thể làm từ lửa vì chúng biết rằng phải tấn công nhanh chóng bởi lửa của quái thú sẽ không tồn tại mãi mãi, chúng chỉ có thể được khôi phục từ những chiếc giếng lửa của Melkor cách rất xa nơi ấy.
Dù quân Melkor có đi nhanh đến đâu thì phía trước vẫn phải đối phó với một đoàn quân bất ngờ. Từ đâu bỗng nổi lên những tiếng sáo vi vu tuy êm dịu nhưng đã khiến chúng khiếp sợ khi hiểu ra ý nghĩa của điệu nhạc kia. Vâng đấy là tiếng sáo của quân Nhà Tháp Nước do Ecthelion lãnh đạo đã kéo đến. Tiếng sáo thần thánh trước khi xông trận, những hạt ngọc trên khiên sáng rực dưới ánh lửa làm họ trông như những vị thần ra trận. Thình lình tiếng sáo tắt lịm và với giọng nói oai hùng Ecthelion ra lệnh tuốt gươm. Truyện kể rằng quân của Ecthelion đã giết số quân Orcs nhiều hơn bất cứ cuộc chiến nào đã từng xảy ra giữa hai giống loài và cái tên Ecthelion sẽ trở thành nỗi khiếp đảm cho tộc Orcs sau này.
Vào lúc đó Tuor cùng quân Nhà Cánh Trắng đã đến và sát cánh cùng quân của Ecthelion, họ hỗ trợ nhau và liên tiếp tấn công kẻ thù khiến chúng rút lui đến tận cổng thành. Nhưng bỗng dưng mặt đất rung chuyển, có những tiếng động vang trời và những con rồng lửa từ đâu bổng nhiên xuất hiện. Các bức tường thành của thành phố đều bị chúng đập tan thành từng mảnh vụn.
Quân Nhà Chim Nhạn và Nhà Cánh Cung chiến đấu cực nhọc trên các dãy tường thành từ hướng đông, sang hướng tây. Một trong những con rắn khổng lồ thân thể toàn đồng với sức nặng của nó đã đè bẹp bức tường ở dãy thành đông. Đến sau nó là một quái thú trông như một con rồng nhưng cơ thể chỉ toàn là lửa đỏ và trên lưng nó là vô số Balrog. Lửa độc từ miệng của loài sâu bọ đã đốt cháy những người đối kháng và hai chiếc cánh thiên nga trên mũ của Tuor đã bị cháy đen. Anh tập hợp tất cả quân Nhà Cánh Cung và Nhà Chim Nhạn còn lại cùng bên trái là Ecthelion và quân Nhà Tháp Nước. Giờ đây một lần nữa vô số Orcs lại chui ra từ ổ bụng của những con rồng sắt, chúng trà trộn vào đám Balrog hung hăng tấn công quân Gondolin như bão táp. Cũng chính nơi đó Tuor đã giết chết Othrod, một tên thủ lĩnh Orcs, chém lìa Balcmeg và đâm trọng thương Lug với chiếc rìu thần. Ecthelion thì một nhát kiếm đã lấy được thủ cấp hai tên thủ lĩnh Orcs và Orcobal hung tàn.
Sự dũng mãnh của họ đã khiến quân địch khiếp vía, họ lại xông đến tấn công bọn Balrog. Ecthelion đã giết chết ba con Balrog bởi thanh kiếm sắc bén khi chém đến thép đến lửa cũng phải bị tổn thương, chúng quằn quại trong cơn đau đớn. Chiếc rìu Dramborleg trong tay Tuor càng khiến chúng kinh sợ hơn, anh múa rìu làm nó phát ra những tiến kêu vun vút như những âm thanh từ đôi cánh đại bàng đang vỗ cánh trên không trung. Chiếc rìu tử thần đã lấy đi sinh mạng năm con Balrog.
Nhưng dù có dủng mãnh đến đâu thì số ít khó lòng chiến thắng số đông. Cánh tay Ecthelion đã bị một chiếc roi lửa của Balrog làm trọng thương, chiếc khiên cũng rơi xuống đất và ngay lúc đó con rồng lửa khổng lồ đã đến kề bên đống đá đổ nát. Tuor vội chạy đến trợ giúp Ecthelion, nhưng bất ngờ mặt đất rung chuyển và con rồng khổng lồ kia đang giương bàn chân to lớn của nó định đè bẹp hai người, nhưng Tuor đã trông như chớp lấy chiếc rìu chém vào bàn chân làm cho nó kêu la thảm thiết. Lửa từ vết thương trào ra và con quái thú lên cơn điên loạn, đuôi có nó quờ quạng mọi hướng đã khiến không ít Noldoli và Orcs phải bỏ mạng. Giờ đây Tuor cõng Ecthelion trên lưng cùng những người còn lại thoát khỏi con rồng đang điên loạn giẫm đạp khắp nơi khiến cả thành phố Godolin rung chuyển.
Tuor con trai Huor, đã chiến đấu oanh liệt trước kẻ thù, anh mang về từ trận chiến Ecthelion thủ lĩnh Nhà Tháp Nước, nhưng những con rồng độc ác và kẻ địch đã chiếm một nửa thành phố cùng tất cả vùng đất phía bắc của nó. Chúng tàn bạo tự do cướp bóc, giết người. Chúng bắt giữ nhiều tù nhân, phụ nữ, trẻ em và trói chặt hai tay họ và tống giam vào buồng sắt khổng lồ trên bụng những con rồng sắt để dễ dàng mang về Angband.
Chạy theo hướng bắc Tuor đã đến một quảng trường nơi đó anh trông thấy Galdor đang dũng cảm chiến đấu, xung quanh anh chỉ còn rất ít quân Nhà Cây. Các tàn quân còn lại của Nhà Cánh Trắng, Nhà Cây, Nhà Tháp Nước, Nhà Chim Nhạn và Nhà Cánh Cung tập hợp tạo thành đội quân. Tuor đưa ra kế hoạch tìm cách rút quân về Quảng Trường Chính của Hoàng Cung. Giờ đây có nhiều người bị thương nặng hoặc mệt mỏi không còn sức lực, và Tuor thì tay chân rã rời sau hàng giờ chiến đấu lại cõng thêm trên lưng Ecthelion, người giờ đây đang mê man bất tỉnh. Anh dẫn quân theo lối Đường Cung (Road of Arches) từ hướng tây bắc nhằm ngăn chặn kẻ địch tấn công từ phía sau. Bỗng có tiếng binh giáp xuất phát từ hướng đông của Quảng Trường và kìa Glorfindel và quân Nhà Hoa Vàng cuối cùng đã đến.
Glorfindel tham gia trận chiến ác liệt diễn ra nơi khu Chợ Chính nằm ở hướng đông của thành phố. Một đội quân Orcs đi theo lối vòng tấn công họ bất ngờ. Tuy vậy họ vẫn chiến đấu không mệt mỏi cho đến khi bị áp đảo bởi một con rồng lửa. Bị bao vây bốn phía, Glorfindel cùng những người còn lại tìm đường thoát khỏi vòng vây. Những kiến trúc tuyệt đẹp, những thứ quý giá được làm từ bàn tay khéo léo của người Noldoli đã bị lửa đỏ thiêu huỷ. Truyện kể rằng thuộc hạ của Glorfindel hối hả chạy đến hoàng cung xin viện trợ và đức vua Turgon đã hạ lệnh cho quân Đàn Hạc đến yểm trợ. Nhận được lệnh trên nhưng Salgant đã không tuân theo mà trái lại hắn còn che giấu mọi người và lệnh cho quân Đàn Hạc cắm trại ở hướng nam nhằm bảo vệ dinh thự của hắn. Quân lính trở nên cáu gắt vì mệnh lệnh của thủ lĩnh đốn mạt, họ quyết trái lệnh quay về hoàng cung thì mới hiểu được sự sấu xa của Salgant. Cũng vì lý do đó họ đã kịp thời đến giải vây cho quân Glorfindel trong giờ phút khẩn cấp nhất. Tuy nhiên nhiều người trong số họ bị vây hãm trong trận chiến đó mà xung quanh chỉ là lửa đỏ, họ ngã gục trước hơi thở và lửa ma nóng bỏng của loài rồng ma quái.
Tuor uống những giọt nước tinh khiết từ Tháp Nước của Quảng Trường Chính và cơ thể nhanh chóng hồi phục, anh lấy nước cho Ecthelion uống và rửa mặt để anh được tỉnh lại. Giờ họ đã rút vào Quảng Trường Chính của hoàng cung nơi được bảo vệ bởi các bức tường đá vững chắc, tuy nhiên hướng nam vẫn còn bỏ ngỏ và từ hướng đó Egalmoth cùng những người Nhà Cánh Cung đã đến.
Giờ đây Quảng Trường Chính đã tập hợp đầy đủ các chiến binh còn lại của 12 Nhà Gondolin, duy chỉ Nhà Búa Thần đã hy sinh không còn một ai. Lâu đài của đức vua vẫn chưa bị chạm đến và nơi đó sẽ diễn ra trận đánh cuối cùng.
Quân Melkor cũng tập trung lực lượng, 7 con rồng lửa trên lưng là Balrog cùng Orcs đến từ các hướng bắc, đông, tây chúng hối hả truy tìm lâu đài đức vua. Nơi tường thành bảo vệ đã xảy ra trận chiến đẫm máu, Egalmoth cùng Tuor tả xung hữu đột trong khi Ecthelion bị thương đang nằm kề bên một tháp nước. Cuối cùng những con rồng cũng phá được các bức tường ở hướng bắc, nơi đó có Con Đường Hoa Hồng (Road of Rose) một nơi vô cùng thơ mộng nhưng giờ đây còn lại chỉ là những vết đen dài, hoa cỏ cháy trụi cùng những tiếng gào thét vang trời.
Tuy bị thương nặng nhưng Tuor vẫn can đảm chặn lối quái thú, Egalmoth cùng những người khác đẩy anh qua một bên và dồn anh vào trung tâm Quảng Trường Chính kề bên Tháp Nước. Nhưng không khí bổng trở nên oi bức vì Gothmog - chúa tể loài Balrog đã đến tấn công Tuor. Tuor bị thương nên không còn đủ sức chống đỡ những đòn roi lửa của Gothmog, nhưng vào lúc đó Ecthelion với sức lực còn lại vớ lấy thanh kiếm xông đến tấn công loài ác quỷ, roi lửa cùng hơi nóng của nó đã khiến Ecthelion đánh rơi thanh kiếm. Trong bước đường cùng, Ecthelion liều mạng dùng chiếc mũ có thông sắt nhọn đâm vào ngực nó và khiến cả hai rơi vào đáy sâu của Tháp Nước. Thế là Ecthelion, vị anh hùng Gondolin, một trong chiến binh mạnh mẽ nhất của người Noldoli đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và yên nghĩ trong dòng nước lạnh.
Tuor trông thấy những gì đã xảy ra, anh thương tiếc cho vị anh hùng thành Gondolin. Nhưng trận chiến vẫn tiếp diễn, kẻ địch hung hăng chém giết vì cái chết của tên nguyên soái đã khiến chúng nổi cơn điên loạn. Từ trên lâu đài, đức vua Turgon bước xuống trong áng sáng chói ngời, tay cầm thông gươm xông vào trận địa chiến đấu cùng mọi người. Dường như có thêm sức mạnh họ đã càn quét kẻ địch, nhiều con Balrog bị giết, họ bao vây một con rồng lửa và dồn nó đến bên tháp nước và một lần nữa là nơi chôn xác loài ác quỷ. Lửa trong người con quái thú đã khiến nước khô cạn, nó không còn phun ra những vòi nước lên không trung mà bốc hơi làm thành những làn khói khổng lồ hội tụ thành những đám mây mù trôi nhẹ khắp nơi. Cả Quảng Trường Chính chìm trong hơi nước mù mịt, nhiều người bị chết bởi hơi nóng hoặc bị giết bởi kẻ thù, dưới gốc cây Glingol và Bansil đầy rẫy xác người.
Đức vua Turgon nói "Đại bại làm sao thành phố Gondolin!", mọi người rùng mình khi nhớ đến lời tiên tri khi xưa của Mandos về định mệnh của Noldoli. Nhưng Tuor quá yêu mến đức vua, anh hô to "Gondolin vẫn còn đứng vững, Ulmo sẽ không bỏ rời chúng ta". Nhưng lúc đó Turgon đứng trên bậc đá và Tuor đứng trước mặt làm anh nhớ đến lời nói của anh ngày xưa khi lần đầu đặt chân đến Gondolin. Turgon nói "Ma quỷ đã mang đại hoạ đến chốn thần tiên này trong sự hờn trách của Ulmo, và ngài không còn màng đến dù giờ đây nó chìm trong biển lửa. Ta không còn hy vọng gì thêm nữa, nhưng những người con của Noldoli sẽ không hứng chịu thêm mất mát". Turgon lại nói tiếp "Chạy không phải là chống lại số mệnh, ôi các con của ta! hãy chạy thoát thân trước khi quá muộn, và hãy để Tuor là người đưa đường dẫn lối".
Anh tháo bỏ vương miện và đặt nó bên gốc cây Glingol, Galdor đã nhặt nó lên trao lại nhưng anh không chấp nhận. Đầu trần anh tiến lên nơi cao nhất của toà tháp và hô to: "Thật tuyệt vời làm sao cho chiến thắng vinh quang của Gondolin". giọng anh nói vang vội khắp nơi, bọn Orcs nghe thấy cười hê hả trong nhạo báng.
Họ bàn nhau về việc phá vòng vây, nhưng lại e ngại đó là một chuyện không dễ dàng, và họ cũng không tin tưởng liệu có thể đến được vùng đồng bằng của thung lũng hay vượt qua các dãy núi. Tuor nhìn quanh thì thấy có nhiều phụ nữ và trẻ em, anh không muốn chứng kiến cảnh họ phải chết thảm nên đã nói đến đường hầm bí mật. Tuor cùng mọi người van xin đức vua Turgon thay đổi ý định và cùng họ thoát khỏi vòng vây, nhưng anh đã cương quyết dù có chết thì sẽ chết cùng Gondolin nên cho dù họ có nói cách nào anh cũng không đổi ý. Anh càng yên tâm hơn khi biết Idril và Eärendil vẫn còn một con đường sống và khuyên họ nên khởi hành ngay lập tức.
Nghe kế hoạch Tuor đưa ra các vị thủ lĩnh xem đó như là con đường liều mạng vì đường hầm quá nhỏ bé lại chật hẹp trong khi số người phải vượt qua lại quá đông. Nhưng Turgon lại hối thúc "Hãy để Tuor là thủ lĩnh của các ngươi và mau cấp tốc lên đường trước khi quá muộn, nhưng ta Turgon sẽ không bao giờ rời bỏ chốn này". Nghe những lời trên nhiều người càng không muốn bỏ rơi đức vua đáng kính, Turgon lại nói tiếp "Nếu các ngươi xem ta là vua thì phải tuân theo mệnh lệnh của ta, ta ra lệnh cho các ngươi đi ngay bây giờ!". Nhưng đội quân Nhà Hoàng Tộc thà chết bảo vệ ngài và không cùng những người khác lên đường. Trước tình hình trên Tuor phân vân giữa đức vua đáng kính và vợ cùng con trai, dẫu tình yêu của anh dành cho Idril hơn cả Gondolin nhưng dù quyết định nào cũng làm trái tim anh tan nát. Những con rồng đồng, rồng sắt đang bước qua những xác chết trên Quảng Trường, trong làn khói sương mù mịt kẻ địch một lần nữa tập hợp lực lượng đánh một đòn cuối cùng tiêu diệt Gondolin. Giờ quyết định đã đến, Tuor nghe thấy những tiếng than khóc của phụ nữ, trẻ em, thương xót cho những người còn lại của Gondolin nên tập hợp tất mọi người lại. Anh cho quân bảo vệ quanh họ, phân bố chặt chẽ hai bên đồng thời tăng cường phòng thủ ở phía sau. Mục đích của anh là đi theo hướng nam một cách nhanh nhất, đi bằng lối Con Đường Hoa Gấm (Road of Pomps) đến Điện Tế Thần nơi khi xưa đã từng tổ chức đám cưới của anh và Idril. Và sẽ vượt qua Lối Nước Chảy (Way of Running Waters) nơi có các tháp nước cao ở hướng nam để đến dinh thự của anh.
Kẻ địch quan sát động tĩnh của họ, vội đến tấn công bên sườn trái và phía sau từ đông sang bắc. Nhưng may mắn cho họ vì bên phải đã được che chắn bởi lâu đài và không ít lâu sau những người đi đầu sẽ đến được Con Đường Hoa Gấm.Trong ánh sáng chập chờn, vài con rồng nhảy đến tấn công họ, nhưng Glorfindel cùng đội quân Nhà Hoa Vàng đã bảo vệ ở phía sau dù nhiều người đã hy sinh nhưng cuối cùng họ cũng vượt qua Con Đường Hoa Gấm và đến được Điện Tế Thần (Gar Ainion).
Đó là một vùng đất rộng nằm giữa thành phố bốn bề trống trải, nơi đó có một mảnh đất cao nhất so với những nơi khác. Tuor nhìn lại phía sau thì thấy một đoàn quân quỷ dữ đang rầm rộ kéo đến và e rằng khó bề thoát khỏi tai ương. Nhưng có lẽ do Valar phù hộ kẻ địch bỗng nhiên chậm bước và không phát hiện ra họ trong làn khói sương mù mịt và đó thật là một chuyện lạ kỳ!
Đoàn người đã đến được Điện Tế Thần và kìa Tuor trông thấy người vợ hiền đang đứng đợi chờ. Tóc em xoã tung đong đưa theo gió như trong ngày cưới. Đứng bên em là Voronwë nhưng lạ thay quanh họ không thấy một ai. Tuor vui mừng khôn xiết, nhưng Idril dường như không để ý đến anh, mắt em đâm đâm nhìn về một nơi xa, nơi lâu đài đức vua đang chìm trong biển lửa. Tất cả mọi người dừng chân trông về hướng ấy, mắt họ ướt nhoè và trái tim như chết lặng.
Giờ đây họ trông thấy kẻ thù tiến càng gần lâu đài và nó không còn đường cứu vãn. Một con rồng khổng lồ cuộn mình đến bậc thang cao nhất làm nhơ bẩn màu trắng tinh khiết của lâu đài. Bọn Orcs lục lọi tàn phá khắp nơi trong khi các chiến binh Nhà Hoàng Tộc ra sức chống cự trong tuyệt vọng. Cây Glingol và Bansil bị lửa cháy đen, và lâu đài giờ đây bốn bề bị phủ vây. Dưới chân lâu đài những con rồng sắt, rồng đồng phun ra những ngọn lửa nóng rát từ những giếng địa ngục của Melkor, lâu đài chao đảo trong cơn lửa đỏ cùng những tiếng kêu thê thảm của những người không may. Idril nói trong nước mắt "Thật đau đớn cho ta khi phải nhìn cảnh cha già bị thiêu chết trên đỉnh tháp cao". Em trở nên điên dại trong nỗi thống khổ. Tuor nói "Ôi Idril! Em vẫn còn có ta, giờ thì hãy nén thương đau cùng nhau lên đường, hãy tránh xa địa ngục đen tối của Melkor!".
Vào lúc đó từ nơi khổ đau của trần thế lại phát ra những tiếng kêu la thảm thiết và kìa toà tháp chao mình trong biển lửa và đổ ngã, một âm thanh vang trời vang vội khắp nơi. Và thế là Turgon đức vua của thành phố hào hoa Gondolin đã ra đi, và giờ đây chiến thắng đã thuộc về tay Melkor.
Đoạn Idril nói trong ngẹn ngào "Buồn thay cho cha ta, ngài quá khôn ngoan nhưng lại quá mù quáng". Tuor lại nói tiếp "Buồn thay cho những người ta yêu quý, chúng ta phải lên đường ngay lập tức chỉ e quá muộn". Họ lên đường đi xa trong khi bọn Orcs săn lùng châu báu trong các lâu đài và bọn chúng đang ăn mừng cho chiến thắng.
Trên đường đi về hướng nam họ bắt gặp một nhóm Orcs đang cướp bóc, tàn phá và chúng bỏ chạy khi thấy đoàn người. Xung quanh giờ chỉ là những đống điêu tàn đổ nát, lửa cháy khắp nơi bởi sự tàn nhẫn của kẻ thù. Họ cũng đã cứu được một vài người may mắn còn sống sót.
Đi thêm một đoạn Tuor hỏi Voronwë về những gì đã xảy ra nhất là tin tức của Eärendil vì Idril đã ngất từ tối đêm qua do quá xúc động. Voronwë kể lại rằng cả hai đã đứng đợi trước cửa vì những tiếng kêu la đến từ chiến trường, Idril lo lắng không yên khi không có tin tức của Tuor. Sau một thời gian dài chờ đợi em đã hối thúc những người thân cận mang Eärendil đi vào đường hầm trước. Em đau buồn trong giờ phút chia ly vì không biết được mình có còn được gặp lại đứa con thân yêu nữa hay không và bảo rằng sẽ không muốn sống nếu như không tìm được chồng. Em tập hợp phụ nữ, trẻ em, những người đang trốn chạy và đưa họ vào đường hầm thoát thân. Idril và Voronwë phát hiện một toán quân khá đông, và Voronwë trang trí kéo em vào chỗ ẩn thân. Bởi do may mắn hay thần linh phù hộ chúng tàn phá khắp nơi, đốt cháy dinh thự Tuor nhưng vẫn không tài nào tìm ra đường hầm bí mật. Voronwë lại nói: "Công chúa càng trở nên điên loạn bởi u sầu và quyết đi sâu vào trong thành phố nơi đang diễn ra chiến tranh tàn khốc làm cho tôi vô cùng lo lắng".
Lúc này họ đã đến dãy tường thành phía nam của dinh thự Tuor. Và kìa giờ đây khói đen mù mịt, những gì sót lại chỉ là những mảnh đá vụn cháy đen. Nhìn cảnh trên Tuor trong lòng đau đớn, nhưng họ bỗng nghe thấy tiếng quân binh có lẽ bọn Orcs đã kéo đến cho nên Tuor đã vội đưa mọi người vào đường hầm bí mật.
Đứng trên những bậc thang của đường hầm, họ nhìn về thành phố Gondolin quê hương hơn 400 năm của họ một lần cuối, nhìn về phía trước thì chỉ thấy tương lai đen tối trong sự săn đuổi của Melkor. Tuor cảm thấy nhẹ nhõm khi tất cả mọi người đã đi vào đường hầm mà không bị phát hiện, anh càng tin rằng các Valar đã không bỏ rơi họ. Nhưng phía trước trong đường hầm lại có những tảng đá lớn chặn lối vì sự sụp đổ của toà lâu đài. Họ nhanh tay dọn đường và tiến về phía trước. Đi theo đường hầm cho đến khi họ đến được một nơi có độ cao tương đương bề mặt thung lũng thì cái nóng càng cao không sao cưỡng được. Đó là vì họ đang ở rất gần thành phố, rất gần mặt đất và phía trên là lửa rồng cháy rực. mặt đất rung chuyển, những tảng đá rơi rớt khiến nhiều người chết, cả đường hầm khói đen mù mịt dù cho họ có mang lồng đèn hay đuốc vẫn không có lợi ích gì. Họ bất ngờ vấp lên những xác chết đó là những người không may đi trước và đã không thoát khỏi tai kiếp, Tuor lo sợ cho an nguy của Eärendil và tất cả rơi vào bóng tối.
*Thành phố Gondolin thất thủ
Đã 2 giờ trôi qua, họ lầm lũi đi trong đường hầm đen tối và nghĩ rằng ra được bên ngoài là một điều kỳ diệu. Đường hầm thoát ra một hố rộng trước kia vốn là một cái hồ lớn, nhưng giờ đây nước trong hồ đã cạn cỏ hoang dầy đặc mọc cao chót vót. Nơi đó họ đã gặp đoàn người đi trước nhưng vẫn không biết được tung tích của Eärendil. Họ khóc than khi nhìn về ngọn đồi Anion Gwareth hiện như một cái chảo lửa đỏ. Nơi đó quê hương thành phố xinh đẹp của họ đang bị lửa rồng thiêu cháy, những con quái thú ra vào những cánh cổng và lũ Balrog, Orcs không ngừng lùng sục khắp nơi tự do tàn phá. Tuy nhiên những người dẫn đầu trong lòng nhẹ nhõm vì họ tin rằng giờ đây kẻ thù đang mải mê chiến thắng, chúng tập trung trong thành phố nên sẽ an toàn cho con đường họ đi phía trước.
Galdor nói "Chúng ta phải đến được Dãy Núi Bao Quanh trước khi bình minh, giờ là mùa hè và thời gian không còn nhiều". Họ bàn tán xôn xao về con đường họ sẽ chọn lựa. Một vài cho rằng lựa chọn của Tuor đến Đèo Đại Bàng (Cristhorn) là một sai lầm, họ cho rằng mặt trời sẽ mọc từ lâu trước khi họ đến được chân ngọn núi và sẽ bị nhấn chìm bởi những con rồng và quái thú. Hãy đi đến Bad Uthwen vào Lối Thoát Hiểm bởi đoạn đường đến đó ngắn hơn rất nhiều chỉ bằng một nửa, hơn nữa mọi người đã mệt mỏi nhiều người lại bị thương họ sẽ không chịu đựng được quãng đường quá xa.
Nghe những lời trên Idril cực kì phản đối, em cố thuyết phục họ không nên tin vào con đường bí mật đó vì trước đây nó đã từng bị phát hiện, hơn nữa giờ đây phép nhiệm màu bảo vệ Gondolin đã không còn. Tuy nhiên một số người vẫn không nghe theo lời van nài của Idril, họ chia tay nhóm người Tuor và lên đường đến Bad Uthwen. Như Idril tiên đoán nơi đó họ rơi vào miệng quỷ dữ vì Melkor đã cho quân mai phục trước của đường hầm từ lâu. Không một ai trong số họ sống sót để thấy được ánh sáng mặt trời.
Những người còn lại được Legolas Greenleaf của Gondolin và Nhà Cây đi trước dẫn đường vì anh biết rất rõ vùng đất ấy và có đôi mắt cực sáng có thể nhìn rõ mọi vật dù đó là ngày hay đêm. Ho đi liên tục qua các vùng thung lũng và chỉ dừng chân sau một cuộc hành trình rất dài.
Khi họ khởi hành dưới sự che chở của sương mù dày đặc có lẽ đến từ các tháp nước trong kinh thành và cuối cùng đến được chân dãy núi trước khi mặt trời mọc. Đó là những dãy núi hay nói đúng hơn là những ngọn đồi thấp cách kinh thành Gondolin 7 dặm, và Đèo Đại Bàng (Cristhorn) ở trên cao thêm 2 dặm. Giờ đây mặt trời đã đứng bóng trên dãy đồi tây. Nó to lớn và đỏ rực, nhưng Gondolin giờ đây chỉ còn là đống đổ nát chôn thân trong mây mù. Không khí trở nên trong lành và phía trước họ trông thấy một cuôc săn đuổi vô cùng kỳ lạ. Những con sói to lớn cưỡi trên lưng chúng là Orcs, trên tay cầm những ngọn giáo đang đuổi giết một nhóm người. Tuor vội nói "Nhìn kìa! Đó là Eärendil con trai ta, khuôn mặt nó như phát ra ánh sáng của những vì sao trên vùng đất hoang dã", xung quanh nó là người Nhà Cánh Cung và dường như họ đang bị thương nặng, đứa bé được Hendor một người hầu của Tuor vác trên vai. Tức khắc Tuor chọn ra 50 người còn khoẻ mạnh cùng anh đến giải vây, họ xếp đội hình thành một dãy bao vây không cho thuộc hạ Melkor trốn thoát vì sợ rằng chúng sẽ mang tin tức về. Với kế hoạch đó Tuor đã thành công, tuy bị thương nặng nhưng hai tên đã trốn thoát và mang tin tức về cho đồng bọn dù đã quá muộn.
Eärendil vui mừng khôn xiết khi gặp lại cha mẹ, Tuor mang nó trên vai và cùng đoàn người trở lại. Nơi đó nỗi buồn của Idril vơi đi phần nào khi gặp lại đứa con yêu quí. Eärendil hỏi mẹ "Mẹ trông mệt mỏi, con nhìn trong cả đoàn người nhưng lại không thấy Salgant!". Idril chỉ mỉm cười nhưng không trả lời. Nó lại hỏi tiếp "Salgant đang ở đâu?". Bởi Salgant thường kể cho nó nghe những câu chuyện, hay chơi đùa với nó mỗi khi có dịp đến thăm viếng vợ chồng Tuor. Hắn rất thích rượu ngon và các bữa ăn thịnh soạn khi được làm khách nơi dinh thự Tuor. Nhưng không một ai biết Salgant đã ở đâu hoặc hiện đang làm gì, có lẽ anh ta đã bị lửa thiêu khi đang còn ẩn trốn trên giường, hoặc anh ấy đã bị quân Melkor bắt làm tù binh để làm trò hề, nếu thế thật là đáng tiếc cho một giống loài thánh thiện, một dòng tộc cao quý của Tiên . Eärendil rất buồn khi nghe những điều đó, nó đi bên mẹ nhưng không nói một lời nào.
Đó một buổi sáng kỳ lạ, mặt trời đứng bóng nhưng mọi nơi vẫn còn u ám, tiếp tục lên đường và nghĩ chân trên một thung lũng nhỏ có nhiều rừng cây và bụi rậm. Nhiều người ngủ say trong cuộc hành trình gian nan nhưng Tuor vẫn không chợp mắt vì anh không an tâm, lo sợ kẻ địch đột kích bất ngờ. Họ ăn một buổi ăn nhanh với vài miếng thịt vụn, Eärendil lại hỏi mẹ "Mẹ Idril, con muốn Ecthelion thổi sáo cho con nghe, hay thổi những tiếng nhạc kỳ lạ từ những chiếc lá dương liễu". Idril không nói được lời nào và mọi người nghe thấy những lời của đứa trẻ ai cũng đau xót vì họ quá yêu mến Ecthelion, vị anh hùng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Gondolin. Khoảng một giờ sau đó mặt trời bắt nấp mình sau dãy núi và đoàn người tiếp tục lên đường. Họ leo lên những con đường gập ghềnh, cỏ bất đầu mọc ít đi nhường cho những tảng đá phủ đầy rêu xanh, kể cả cây thông hay linh sam đều trở nên thưa thớt. Giờ đây họ đã đến gần Đèo Đại Bàng (Cristhorn), nó là một lối đi nguy hiểm, nhất là hiện giờ mặt trời đã khuất bóng. Không đèn, không đuốc lại còn vô số người già, trẻ em, kẻ thì bệnh tật người thì bị thương, tuy nhiên họ không còn lo sợ quân Melkor vì đã đi cách quá xa, đến một nơi không ai ngờ đến. Khi lên càng cao thì trời càng tối đen như mực, con đường nhỏ hẹp và bấp bênh vì thế họ phải dàn ra thành những hàng dài rời rạc. Galdor cùng những người có trang bị vũ khí đi phía trước, đi cùng họ là Legolas với cặp mắt sáng như mèo trong đêm tối họ có thể biết những gì ở rất xa. Theo sau là những người phụ nữ còn khoẻ mạnh đang ra sức giúp đỡ những người bị bệnh hay bị thương, Idril và Eärendel đi cùng nhóm người này. Tuor cùng quân Cánh Trắng bảo vệ phía sau họ, đồng thời giúp đỡ những người bị thương từ trận chiến trong kinh thành. Đi sau họ là rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Hai bên và phía sau cùng được bảo vệ bởi những đội quân hùng mạnh trong đó có Glorfindel của Nhà Hoa Vàng.
Cristhorn là một ngọn đèo rất cao, cao đến độ mùa xuân hay mùa hè không bao giờ đến được chốn này và giá buốt quanh năm. Trong khi mặt trời chiếu những tia nắng đang nhảy múa dưới thung lũng thì nơi đó tuyết phủ đầy, gió mạnh gào thét như cắt da cắt thịt. Tuyết tiếp tục rơi và những cơn gió mạnh thổi chúng bay xoay tít rơi vào mắt mọi người và đó là một điều không tốt vì con đường vô cùng chật hẹp, một bên là dốc đá thẳng đứng một bên là vực sâu không đáy. Ở đó có những tảng đá cao chọc trời và trên đó có những tổ chim kỳ lạ và đó là lãnh địa của Thorondor chúa tể đại bàng, vua của giống loài Thornhoth hay còn được người Gondolin gọi là Sorontur.
Một thác nước lớn đổ vào đáy vực nó có tên Thorn Sir. Nó đổ từ phía nam trên một vách đá cao nhưng nguồn nước vô cùng yếu ớt.
Galdor và mọi người giờ đang đi đến gần nơi con thác Thorn Sir đổ vào vực thẳm. Họ ngờ vực khi thấy có những chiếc bóng đang chập chờn phía trước, nhưng chúng đã nấp mình sau những tảng đá và đã tránh được ánh mắt sắc bén của Legolas. Tuor biết rằng đã bị mai phục, anh liền hạ lệnh cho phụ nữ, trẻ em cùng những người bị thương lui về phía sau, còn mình cùng quân Nhà Cánh Trắng xông lên trợ giúp Galdor. Và đó là một cuộc ẩu đả trên một vực cao nguy hiểm. Nhưng bất ngờ có những tảng đá cao từ trên cao rơi xuống va vào nhiều người khiến họ bị thương, nhưng đó không là gì với tin họ nhận được rằng phía sau cũng đang bị tấn công và một con Balrog đi cùng chúng.
Quân do thám đã được lệnh của Melkor giăng bẫy khắp các dãy núi, hơn nữa chúng đã phát hiện ra đoàn người từ khi họ đặt chân đến thung lũng Cây Phỉ, giờ đây chúng tập trung nhiều nhóm và đồng loạt tấn công. Galdor và Glorfindel bình tĩnh trong cuộc đột kích bất ngờ, nhiều tên Orcs đã bị đánh rơi vào vực sâu không đáy, nhưng điều lo ngại là những tảng đá cứ tiếp tục rơi và Tuor sợ rằng kéo dài như thế họ sẽ bị đánh bại và cuộc tẩu thoát theo đó sẽ thất bại.
Nhưng lúc đó mặt trăng bắt đầu nhô lên cao, màn đêm được phá vỡ và ánh sáng tuy yếu ớt nhưng cũng phá được màn đêm tĩnh mịch. Thorondor - Chúa tể Đại bàng giật mình thức giấc, ngài vô cùng căm thù Melkor bởi hắn đã bắt đi rất nhiều đại bàng thuộc giống loài Thornhoth. Hắn xiềng xích họ lại treo lên những tảng đá cao sắc bén, tra tấn ép buộc họ chỉ dạy cho hắn phép thuật để bay bởi hắn có tham vọng muốn đọ sức với Manwë trên không. Và khi họ không chịu nói ra, hắn sẽ cắt lấy đôi cánh và cố tìm cách sử dụng chúng nhưng cũng vô ích.
Giờ đây những tiếng la hét vang lên từ bên dưới đã khiến vị chúa tể đại bàng tò mò, ngài tự hỏi "Có chuyện gì kỳ lạ thế, Orcs trên những ngọn núi của ta, dám bén mảng đến gần vương quốc của ta, và vì sao những người con Noldoli lại kêu la thảm thiết bởi những đứa con ghê tởm của Melkor?". Thorondor với chiếc mỏ cứng như thép, móng vuốt sắc bén như gươm, ngài vươn đôi cánh dũng mãnh và theo sau là những cơn gió mạnh như những trận cuồng phong vì thần dân Thornhoth cùng đức vua xông trận. Họ lao xuống và dùng những móng vuốt như dao xé nát những khuôn mặt xấu xa của Orcs, quăng chúng vào những tảng đá nhọn dưới con thác Thorn Sir. Đoàn người Gondolin vui mừng khôn tả khi đại bàng xuất hiện, và từ đó về sau họ lấy hình ảnh đại bàng là biểu tượng để biểu hiện cho sự vui mừng, nhưng Eärendil lại thích đôi cánh thiên nga của cha nó hơn.
Giờ quân của Galdor không còn bị cản trở và đã đánh lui kẻ thù, bởi cơn thịnh nộ của quân tộc Thornhoth quá ghê gớm khiến chúng hồn siêu phách lạc bỏ chạy tứ phía. Tuy nhiên quân của Glorfindel vẫn đang chiến đấu mệt mỏi phía sau. Lúc đó Balrog và quân Orcs bị đánh lui, nhưng trong cơn điên loạn Balrog đã nhảy đến tấn công phụ nữ và những người bị thương bằng chiếc roi lửa của nó. Glorfindel tiến đến đối địch, chiếc áo giáp của anh chiếu sáng lấp lánh dưới ánh trăng diệu kỳ. Glorfindel tấn công khiến con Balrog phải nhảy mình lên một tảng đá cao và Glorfindel nhảy lên chiến đấu cùng nó. Glorfindel tấn công Balrog liên tiếp khiến nó phải né bên này tránh bên kia, chiếc áo giáp lại có thể đỡ được những đòn roi lửa và hàm sắt của nó khiến nó càng thêm hoảng sợ. Glorfindel tấn công một đòn mạnh và chém đứt cánh tay đang cầm roi lửa của nó. Con Balrog nhảy nhót trong cơn đau đớn và xem chừng vô cùng e sợ Glorfindel. Nó xông đến túm lấy vai Glorfindel nhưng anh đã vội lấy một con dao găm đâm vào bụng con quái thú khiến nó gào thét và rơi về phía sau, nhưng trước khi rơi xuống nó đã kịp đợp lấy những chiếc móc trên mũ Glorfindel và lôi cả hai cùng rơi xuống vực thẳm, âm thanh vang vội cả đáy vực Thorn Sir khi họ rơi xuống, và bọn Orcs như rắn không đầu chúng vội bỏ chạy thoát thân. Thorondor vua đại bàng đã bay xuống vực sâu và mang về xác Glorfindel, nhưng con Balrog thì vẫn nằm đấy, dòng nước Thorn Sir từ đó đổ ra một màu đen cho đến nhiều ngày sau đó.
*Glorfindel anh dũng chiến đấu tiêu diệt Balrog, giải cứu đoàn người
Mọi người buồn đau trước cái chết của Glorfindel và Tuor đắp một nấm mộ cho anh, những bông hoa vàng bỗng từ đâu xuất hiện và đồng loạt nở rộ trên mộ. Người Nhà Hoa Vàng nhìn đến cảnh đó họ không sao cầm được nước mắt. Sau nhiều năm lang thang, Tuor và nhóm người lưu vong đã đến được Vùng Đất Dương Liễu nơi khi xưa Tuor đã từng sống và gặp vị thần nước Ulmo ở đó.
Tiểu kết:
Tuor dẫn những người còn lại đến cửa khẩu sông Sirion. Không hẹn mà gặp, họ gặp được nhóm người của Doriath, trong đó có Elwing con gái đức vua Dior. Dòng tộc Noldor đã được xum vầy, và về sau Ereinion Gil-Galad con trai Fingon được tôn làm vua. Morgoth nghĩ kế hoạch của hắn đã thành công, những gì Tiên còn sót lại không đe doạ được hắn. Trong tình thế đó, vị thần Ulmo đại diện cho Tiên van xin Valar tha thứ cho Noldor, hãy đến Trung Địa và trợ giúp những đứa con Illuvatar chống lại ác ma Morgoth. Lời van xin của Ulmo không làm thay đổi quyết định của Valar, chuyện kể rằng chỉ có kẻ nào có thể đại diện cho cả hai giống loài Người và Tiên mới có thể thuyết phục được Manwë. Thời gian thắm thoát trôi qua, Tuor giờ đã già nua. Anh cho xây một chiếc thuyền thật lớn và cùng với Idril du hành về phươngTây, tìm đường vào Aman...Vì vậy, anh ấy đã chế tạo một con tàu tuyệt vời, và anh ấy đặt tên cho nó là Earrame, đó là Sea-wing, và với idril Celebrindal, anh ấy đã chèo thuyền vào suset và phương Tây, và không tham gia bất kỳ câu chuyện hay bài hát nào nữa: khi con tàu của anh đi trên biển của vùng đất Elven, hoặc nghĩ ngơi một lúc trong bến cảng của Gnomes of Tol Eressëa; hát rằng Tour một mình của những người phàm trần được tham gia trong chủng tộc lớn tuổi, và được gia nhập vào Noldor, người anh ta yêu, và số phận của anh ta bị thay thế từ số phận của Con Người. Túor cưới Idril con gái của vua Turgon của Gondolin; và 'người ta cho rằng' (không nói rõ) rằng anh ta là một ngoại lệ duy nhất nhận được 'sự bất tử' có giới hạn của người Elvish: một ngoại lệ theo cách nào đó. Sự bất tử và sự chết là những món quà đặc biệt của Thiên Chúa đối với Eruhíni (trong đó quan niệm và sáng tạo của Valar không có phần nào) phải giả định rằng không có sự thay đổi nào về loại cơ bản của họ có thể được thực hiện bởi Valar ngay cả trong một trường hợp: trường hợp của Lúthien (và Túor) và vị trí của con cháu họ là một hành động trực tiếp của Thiên Chúa.
Arda
Trong thăm thẳm quá khứ xa xôi, ở xa cách nơi mà về sau trở thành thế giới Arda, có tồn tại một vùng khoảng không bí ẩn mà từ đó bước ra một Đấng toàn năng, người mà trong các tích truyện cổ của Aman vẫn hay gọi với cái tên là Eru Illuvatar, Đấng Cả hoặc Đấng Thượng đế. Sau khi bước ra từ vùng Cõi Ngoài bí ẩn, việc đầu tiên Đấng Eru thực hiện là tạo ra Những cung điện Vô tận để làm nơi ở của mình. Tại đây, Ngài bắt đầu nghĩ về việc tạo ra một thế giới mới.
Khi bắt đầu có những dự định, Eru không muốn thực hiện công việc sáng tạo này một mình và từ trong ý nghĩ, Ngài tạo ra các Ainur, các linh hồn thiên sứ đầy quyền năng sẽ giúp đỡ Ngài trong quá trình tạo lập thế giới.
Nói về các Ainur, 2 người đầu tiên trong số họ là Manwe và Melkor, họ là một cặp anh em được sinh ra cùng một thời điểm nhưng trong ý nghĩ thì luôn có hai mặt đối lập nên vì thế mà có sự khác biệt lớn giữa anh em họ. Nếu để nói rằng ai là người được Thượng đế Eru ưu ái nhất thì hẳn phải nhắc đến Melkor. Mỗi Ainur mỗi người một vẻ nhưng chẳng ai so sánh được với Melkor về vẻ đẹp, trí tuệ và quyền năng, nhưng tiếc thay ở ông cũng có tật tò mò, tính độc hành, thói kiêu ngạo và niềm đam mê quyền lực khó ai bì kịp.
Ban đầu, Eru Illuvatar sống cùng với các Ainur ở Những cung điện Vô tận, Ngài dạy cho họ về nghệ thuật âm nhạc với lời nhắn nhủ: hãy coi đó như là mạng sống và sứ mệnh. Không ai khác ngoài Melkor là người đầu tiên tò mò và cảm thấy nóng ruột về công việc tạo lập thế giới mới, không chỉ tìm hiểu thật kỹ về ngụ ý nhắn nhủ của Eru mà ông còn bỏ ra ngoài lang thang khắp chốn Cõi Ngoài để tìm kiếm ở nơi ấy Ngọn lửa Bất diệt, thứ báu vật bí mật có quyền năng ban phát sự sống. Cuộc tìm kiếm chỉ kết thúc trong vô ích bởi Ngọn lửa đã được cất kỹ bởi Đấng Eru và không ai khác ngoài Ngài có quyền được ban phát sự sống.
Trong khi Melkor mải mê với những ý định riêng, ông ta ít khi ở tại Những cung điện Vô tận cùng với Thượng đế và các anh em Ainur của mình, tính độc hành ngày càng tạo ra khoảng cách giữa ông ta với những người còn lại mà đặc biệt là về mặt suy nghĩ, Melkor ngày càng có những ý tưởng khác lạ và cứ thế dần dần không còn chung một hướng với những ý định ban đầu của Thượng đế Eru. Đáng tiếc làm sao khi mà vị Ainur quyền năng nhất lại đi theo một con đường riêng và hơn trên hết, con đường mà Melkor chọn lựa lại là mầm mống khởi đầu của biết bao đau khổ và thảm họa trong thế giới Legendarium.
T rong một thời gian, chốn cung điện Vô tận tràn ngập những âm thanh huyền ảo do các Ainur đang tập luyện và thử tạo ra những khúc nhạc của riêng họ từ chỉ dẫn của Thượng đế Eru Illuvatar. Các khúc nhạc của những Ainur thật là độc đáo, tùy vào cá tính, tố chất riêng của từng người mà tạo ra các âm điệu khác nhau, mặc dù tất cả vẫn phải dựa trên ý tưởng chủ đạo mà Thượng đế đã nhắn nhủ lúc ban đầu.
Các Ainur miệt mài trong việc tạo ra các khúc nhạc nhưng gần như hiếm người biết được dụng ý rõ ràng của Thượng đế trong việc truyền dạy cho họ nghệ thuật âm nhạc, cho đến một thời điểm, Ngài triệu tập tất cả các Ainur vào trong một sảnh đường và bắt đầu nói cho họ biết về dụng ý thực sự của mình: Tất cả đều là sự chuẩn bị cho việc tiến hành điệu nhạc thần Ainulindale, điệu nhạc sẽ sáng tạo ra toàn bộ thế giới mới.Đích thân Eru sẽ là người đầu tiên tấu lên Điệu nhạc chính rồi tiếp đấy các Ainur sẽ cùng góp vào đó những khúc nhạc riêng của họ để tạo thành một bản hợp tấu vĩ đại, chính trong quá trình hợp tấu, thế giới Arda sẽ được tạo dựng nên nhờ quyền năng sáng tạo.
Vào lúc đó, tất cả các Ainur đã đứng kín xung quanh Thượng đế ở bên trong sảnh đường, nơi sẽ diễn ra quá trình thực hiện điệu nhạc Ainulindale. Melkor lúc này cũng có mặt, ông ta được Thượng đế xướng tên để đứng ra phía trước tất cả. Do là người quyền năng nhất, thấu hiểu suy nghĩ của Thượng đế nhất mà Ngài chọn ra Melkor đề làm người dẫn dắt và truyền tải các ý định của mình cho các Ainur còn lại mà chẳng ngờ rằng kẻ được ưu ái nhất đã có những suy nghĩ lệch lạc. Như một đứa con ngỗ nghịch, Melkor từ rất lâu đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra những khúc nhạc chỉ theo riêng ý mình và cảm thấy không hề thoải mái khi phải làm theo ý tưởng đặt ra của Thượng đế.
Trong quá trình diễn ra bản hợp tấu, Thượng đế đã tấu lên 3 phần của Điệu nhạc chính thì cũng là 3 lần Melkor làm nhiễu loạn chúng. Điệu nhạc của Illuvatar vốn hài hòa và đẹp đẽ đã bị chèn vào đó những khúc nhạc dị biệt và quái đản của Melkor. Quá trình hợp tấu điệu nhạc Ainulindale là một cuộc chiến ngấm ngầm giữa 2 âm điệu, một bên là Eru và các Ainur với những khúc nhạc được miêu tả là " sâu lắng, bao la và đẹp đẽ, nhưng cũng chậm rãi và bị pha lẫn bởi một nỗi sầu thẳm vô tận ..." còn một bên là khúc nhạc của Melkor được miêu tả là " chát chúa, vô nghĩa và lặp lại liên tục ... nó làm nhiễu loạn những khúc nhạc khác bằng một thứ âm thanh thô bạo.."
Một mình Melkor không thể chống lại được tất cả, điệu nhạc Ainulindale vẫn tiến hành nhưng những khúc nhạc tà dị cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ nên tiến trình tạo lập thế giới. Vào lúc Phần đầu của điệu nhạc được tấu lên, Melkor đã nhiễu loạn nó, một số Ainur ở gần ông ta nhất bị thay đổi tâm tính, họ trở thành những Valaraukar, những linh hồn Ainur sa ngã phục vụ cho phe bóng tối, phần lớn đều được biết tới như là những quỉ lửa Balrog ở các thời đại về sau.
Dưới sự ảnh hưởng của Melkor, thế giới cũng sẽ không hoàn mỹ, không còn sự tươi đẹp đồng nhất trên toàn Arda mà sẽ có những vùng đất khắc nghiệt, núi lửa, băng giá và hoang mạc khô rát gây khó khăn cho những ai phải sống ở đó. Những sinh vật ghê tởm cũng đồng thời xuất hiện bên cạnh các sinh vật hiền hòa và đẹp đẽ. Mầm mống tội ác và dịch bệnh sẽ phát sinh, loài Elf cũng sẽ không còn bất tử hoàn mỹ như ý định ban đầu của Thượng đế nữa.
Vào thời điểm khi âm sắc cuối cùng cất lên, toàn bộ chốn cung điện Vô tận rung chuyển, Thượng đế Eru giơ cao hai tay của Ngài như để ra hiệu cho sự kết thúc của Điệu nhạc thần thánh. Gương mặt Ngài trông đáng sợ bởi sự phẫn nộ, Ngài ngay lập tức quay sang Melkor và trách mắng hành động của ông ta thật là một sự ngu xuẩn. Khi trách móc xong, Ngài bước ra khỏi sảnh đường, bỏ lại đó là một Melkor đang chất chứa trong lòng nỗi thù hận do cảm thấy bị đụng chạm và sỉ nhục. Mối hận thù của Melkor dành cho Thượng đế Eru cũng bắt đầu nhen nhóm từ đây.
Sau khi điệu nhạc Ainulindale kết thúc, Thượng đế dẫn tất cả các Ainur tới một nơi trong Cõi Ngoài và cho họ xem một ảo ảnh kỳ bí do Ngài tạo ra. Các Ainur cùng trầm trồ nhìn vào những hình ảnh trước mắt mình, qua đó, tất cả đều nhìn thấy những thành quả sáng tạo sau điệu nhạc đang hiện ra một cách lờ mờ, một số mở nụ cười khi nhận ra những tạo thể mang dấu ấn riêng biệt của mình. Và trên hết, họ thấy rằng cái thế giới vừa tạo ra đó thật là đẹp đẽ và thú vị biết bao. Melkor cũng đang chăm chú nhìn vào ảo ảnh, tất nhiên ông ta sẽ hướng tìm những thứ mà mình tạo ra với cảm giác vui sướng pha lẫn tự hào, trong mắt một kẻ dị biệt như vậy thì càng những thứ khốc liệt và khắc nghiệt lại càng là những thành phẩm đẹp đẽ.
Thực ra, Ảo ảnh của Illuvatar chỉ thể hiện hình ảnh của thế giới Arda sẽ được hiện thực hóa trong tương lai. Trong ảo ảnh còn hiện ra vô vàn những điều bí ẩn mà các Ainur chưa chắc đã lĩnh hội được tất cả, một số người nhìn thấy trước cả toàn bộ lịch sử tồn vong của thế giới, một số khác thì lại không.
Những Ainur lại càng ngạc nhiên khi nhìn thấy Eldar và Edain trong ảo ảnh. Eldar là người Elf còn Edain là Con người, họ đều được gọi là Những đứa con của Illuvatar, 2 chủng tộc được tạo ra như là những chủ nhân thực sự của thế giới Arda. Họ cũng là một phần thuộc kế hoạch ban đầu của Thượng đế nhưng không một Ainur nào được hé lộ trước về điều đó. Các Ainur đều im lặng, Melkor cũng vậy nhưng suy nghĩ thì rối bời, có lẽ ông ta khó chịu vì sự thiên vị dành cho Eldar và Edain.
Bỗng nhiên, Thượng đế làm tan biến toàn bộ ảo ảnh khiến các Ainur chưa thể nhìn thấy hết diễn tiến tận cùng của thế giới, những gì mà họ đã thấy chỉ đến lúc Loài người trỗi dậy. Sự tò mò về số phận thế giới khiến các Ainur háo hức và bồn chồn, Thượng đế sau đó đã nói với họ rằng: Những ảo ảnh có thể là sự thật và cũng có thể là không. Ngài còn nói rằng, bất chấp những điểm tối bị gây ra bởi hành động nhiễu loạn của Melkor, những điều đó cũng chỉ góp phần làm cho thành quả của Điệu nhạc Ainulindale trở nên vĩ đại hơn mà thôi. Cuối cùng, Thượng đế đưa Ngọn lửa bất diệt vào giữa vùng trung tâm của vũ trụ Ea, còn ở phía xa bên trong vùng Cõi Ngoài, một ánh sáng lớn đột nhiên xuất hiện báo hiệu cho sự bắt đầu của một thế giới mới.
Các Ainur được cho phép đi xuống Arda nếu họ muốn, vậy nên đã có một cuộc hạ giáng của các linh hồn đầy quyền năng xuống trần gian. Họ tập trung vào khu vực Trung Địa, nơi mà Những đứa con của Illuvatar đang ngủ yên. Trong số các Ainur giáng phàm, một bên là những người trung thành với Thượng đế, họ xuống Arda để hoàn thiện, bồi đắp và giúp cho quá trình thức tỉnh của Elf và Người được diễn ra trong suôn sẻ tốt đẹp, một nhóm mạnh nhất được gọi là các Valar.
Bên còn lại là Melkor, ông ta cũng đi xuống Arda nhưng với mục đích sở hữu và thống trị thế giới, biến Những đứa con của Illuvatar trở thành những nô lệ phục tùng cho mình. Thượng đế muốn Elf và Người là những chủ nhân thực sự của thế giới Arda chứ không phải là những nô lệ, hành động của Melkor là sự chống đối rõ ràng đối với ý muốn của Ngài, ông ta không muốn giúp đỡ hay nhường nhịn cho những chủng tộc thấp kém hơn mình. Thật khó để nói rằng ai đã đúng và ai đã sai, chỉ biết rằng sự đối nghịch là không thể hàn gắn. Thời điểm mà cuộc chiến giữa 2 phe Tự do và Bóng tối diễn ra sẽ không còn xa nữa.
Ngay sau khi hạ trần, các Valar liền lập tức bắt tay vào thực hiện những công việc xây dựng thế giới. Đứng đầu trong số họ là Manwe Sulimo, người được mệnh danh là Chúa tể của những cơn gió, mở mang và tô điểm bầu trời là công trình của Ngài. Bên cạnh đó thì Valar Varda, vợ của Manwe, lại có mối liên hệ mật thiết với ánh sáng, bà bắt đầu nghĩ cách để tạo ra những thứ có khả năng thắp sáng cho thế giới vẫn còn đang tối tăm, khi còn ở vũ trụ Ea, những ngôi sao đầu tiên đã được tạo ra nhưng chúng vẫn chưa hoàn chỉnh. Valar Aule, Ainur vĩ đại nhất trong quyền năng chế tác thì lại ưa thích chốn đồi núi và lòng đất, cũng bởi thế mà đẽo núi nặn đất đã trở thành công việc say mê của Ngài. Vợ của Aule là Valar Yavana thì lại dành trọn tình yêu và niềm thích thú cho các hạt giống thực vật mà bà đang ấp ủ, để rồi đến 1 ngày chúng sẽ được gieo trồng và khiến cho thế giới tươi đẹp hơn.
Biển cả cũng như nước chiếm phần lớn thế giới, công việc quản lý và sắp xếp nguyên tố lớn mạnh này thuộc về quyền năng của Valar Ulmo. Các Valar còn lại cũng có những công việc của riêng mình và họ hoàn toàn tập trung hết tinh thần vào chúng.
Giờ đây lại nhắc tiếp tới Melkor, kẻ đã bí mật đi xuống Arda, núp kín tại một góc của vũ trụ Ea và đang rình rập chờ thời cơ để phá hoại những thành quả được tạo dựng nên bởi các Valar. Đến một thời điểm chín mùi, ông ta bắt đầu can thiệp khiến cho những cấu trúc cân bằng của thế giới bị phá vỡ, những thành quả xây dựng bấy lâu nay bị tổn hại. Các Valar không quá ác cảm với Melkor nhưng cứ một bên làm rồi một bên phá, lâu dần như vậy mà tích tụ thành thế đối nghịch. Cũng từng có lúc họ đã giao chiến, so tài quyền năng với nhau nhưng bất phân thắng bại, mối xung đột giữa các Valar và Melkor cũng là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử Arda.
Thời gian vun vút trôi qua, cuộc xung đột vẫn diễn ra quá lâu. Melkor ngày càng ngạo nghễ khi hiểu rằng các Valar không thể làm gì được ông ta. Như từng là kẻ thấu hiểu nhất suy nghĩ của Thượng đế Eru, Melkor cũng hiểu quá rõ những anh chị em của mình: Ulmo với sức mạnh của nước là người đáng e ngại nhất nhưng Ngài hay hành động đơn độc một mình, Aule có sức mạnh gần bằng Melkor nhưng lại chỉ biết say mê vào công việc, Irmo và Mandos thì không đủ sức mạnh, Manwe là anh em song sinh với Melkor, trong Ngài luôn có suy nghĩ trắc ẩn với ông ta nên sẽ không bao giờ có thể ra tay dứt khoát, Varda thì ghét Melkor nhưng quyền năng của bà không hữu hiệu trong chiến trận. Người đối kháng nguy hiểm nhất chỉ còn là Valar Orome. Cũng trong từng bấy năm, duy chỉ có Orome là người đọ tài quyết liệt nhất với Melkor nhưng sức mạnh của Ngài là vẫn chưa đủ bởi đối thủ là một Ainur quyền năng nhất.
1500 năm kể từ ngày Ánh sáng lớn ở Cõi Ngoài được thắp lên, tại Arda, cuộc chiến giữa các Ainur quyền năng nhất vẫn diễn ra trong thế giằng co cho tới khi xuất hiện một sự kiện bước ngoặt. Vào 1 ngày không nhớ rõ của năm 1500, nền trời tối thẫm của Arda bỗng xuất hiện một dải sáng vàng rực rỡ đang di chuyển nhanh hướng xuống phía dưới. Tất cả các Valar cùng ngước nhìn lên bầu trời, gương mặt họ biểu lộ vẻ thận trọng, đó là dấu hiệu cho thấy một Ainur quyền năng khác đang giáng trần nhưng người đang xuống đó sẽ theo về phe nào. Khi ánh sáng vàng ngày càng tiến xuống gần, Manwe với đôi mắt tinh tường nhất đã nhận ra đó là ai, cùng thời điểm mà Manwe bật ra một tiếng " Tulkas ", một niềm hứng khởi cũng tức thì dâng trào trong lòng những người còn lại.
Trong khi các Valar mà đặc biệt là Orome đang hết sức vui mừng thì ở một nơi khác, Melkor cũng chứng kiến sự việc nhưng với một tâm trạng lo lắng bởi ông ta hiểu rằng: chính vị Ainur đang giáng trần kia sẽ là người có khả năng phá vỡ thế cân bằng của cuộc chiến. Valar chiến binh Tulkas với quyền năng sở trường là chiến đấu, chiến ý bốc lửa bên trong một cái đầu điềm tĩnh và lạnh lùng, một người từng không ưa gì Melkor và sẽ không có 2 từ nhân nhượng trong suy nghĩ của Ngài, đối thủ đáng sợ nhất đã xuất hiện.
Melkor quá chính xác trong việc hiểu rõ được tính cách của Tulkas, ngay sau khi đáp xuống trần gian, Valar Chiến binh tỏ ra vô cùng tức giận bởi sự giằng dai của cuộc chiến, Ngài thúc ép các Valar cùng hợp sức để giải quyết dứt khoát Melkor. Melkor miễn cưỡng so tài với các anh chị em của mình trong trận chiến cuối cùng nhưng bị áp đảo hoàn toàn bởi sự quyết tâm của các Valar. Bằng sức mạnh của nước, Ulmo vô hiệu hóa những ngọn lửa kinh khủng của Melkor, Orome thì nhanh nhẹn di chuyển liên tục khiến cho đối thủ bị phân tâm, Manwe không trực tiếp công kích nhưng với đôi mắt tinh tường, Ngài phát hiện và ngăn chặn những bùa phép mánh khóe của người anh em song sinh. Và cuối cùng, với sức mạnh và sự dũng mãnh, Tulkas luôn là người duy nhất áp sát được Melkor, bằng đôi tay trần, Ngài tung ra những đòn đánh điêu luyện khiến cho kẻ thù hết sức khổ sở. Melkor đã từng liệu trước được sự đáng sợ của Tulkas nhưng nỗi đau đớn đang phải nếm trải là chưa từng có. Hoảng sợ trước sự hợp lực của các Valar, Melkor biến thành một dải khí đen, bay thoát ra khỏi trận chiến và lao vụt đi thật nhanh về một nơi ẩn nấp bí mật nằm trong vũ trụ Ea rộng lớn. Cuộc chiến đầu tiên của thế giới đã kết thúc như vậy.
S au khi Melkor bị đánh đuổi ra ngoài vũ trụ Ea, các Valar bắt đầu an tâm thực hiện tiếp công việc xây đắp thế giới và vào khoảng một hoặc hai trăm năm về sau, họ có thêm sự giúp sức từ các Maiar, những linh hồn Ainur bậc thấp hơn đã được Thượng đế Eru cho phép giáng trần. Khi tới Arda, mỗi Maiar đều phục vụ cho một chủ nhân nằm trong số 14 Valar vĩ đại và với sự chung sức của họ, công việc hoàn thiện thế giới sẽ chẳng mấy chốc mà hoàn thành.
Dần dà, biển cả của Arda đã được bình ổn, đồi núi đất đá đã thành hình hùng vĩ, bầu trời cùng các cơn gió thì đẹp đẽ và ôn hòa, tuy nhiên thế giới lúc này vẫn thiếu đi sự rộn ràng sinh động từ các sinh vật sống nên giờ tất cả đều mong đợi vào công trình của Valar Yavanna. Những hạt giống ấp ủ bấy lâu của nữ thần đã sẵn sàng nhưng trước khi được gieo trồng vào mặt đất thì chúng vẫn thiếu mất một yếu tố tiên quyết. Yavanna đã suy nghĩ rất lâu, làm sao mà những đứa con thực vật của bà có thể tồn tại được nếu như chúng thiếu đi ánh sáng. Trong cái bóng tối sâu thẳm hiện tại của Arda thì sẽ chẳng có sự lý tưởng nào dành cho việc sinh sôi và phát triển của các loài sinh vật.
Và thế rồi, Yavanna mang nguyện vọng của mình đề đạt tới Valar Aule, Thần thợ rèn và cũng là chồng của bà. Tất nhiên, Aule không thể từ chối lời thỉnh cầu của vợ Ngài. Năm 1900, đôi tay tài hoa nhất trong số các Ainur đã tạo ra hai tuyệt tác vĩ đại khiến cho tất cả đều phải trầm trồ thán phục, hai tuyệt tác này chính là hai ngọn đèn lớn, một ngọn vàng và một ngọn bạc. Valar Varda sau đó đã sử dụng quyền năng đặc biệt để đặt vào trong hai ngọn đèn những ngọn lửa thiêng mang ánh sáng vô cùng kỳ diệu. Về phần của Chúa tể Valar Manwe, Ngài ban phước lành cho hai ngọn đèn trước khi chúng được các Valar đem đặt lên trên đỉnh của hai tháp đá kỳ vĩ Helcar và Ringol ở 2 vùng cực điểm Nam Bắc của Arda.
Ở phía cực Bắc của Arda, trên đỉnh Helcar là ngọn đèn bạc Illuin, các Valar vẫn thường hay gọi là Trời Xanh bởi tất cả vạn vật của phương Bắc đều được tắm mình dưới ánh sáng bạc xanh dịu và hiền hòa của ngọn đèn.
Trong khi đó ở phía Cực Nam, tại vị trên đỉnh Ringol, ngọn đèn Ormal – Vàng Cao thì luôn kiêu hãnh tỏa ra những tia sáng vàng rực rỡ soi rọi cho toàn bộ vùng đất phía Nam. Lúc bấy giờ, bầu trời phía Bắc của Arda thì xanh dịu bởi ánh sáng của Illuin còn bầu trời phía Nam thì vàng rực dưới sánh sáng của Ormal. Còn ở vùng chính giữa của Arda, nơi mà ánh sáng từ hai ngọn đèn giao thoa với nhau, bạc và vàng cùng hòa quyện để tạo thành một thứ ánh sáng lộng lẫy mà không ngôn từ nào có thể diễn tả nổi. Choáng ngợp trước vẻ đẹp của thứ ánh sáng tuyệt diệu này mà các Valar đã quyết định chọn chính vùng giao thoa đó để làm nơi ở của mình.
Đầu tiên là một hồ nước lớn được tạo nên bởi quyền năng của Valar Ulmo, nước dưới hồ trong vắt và tạo thành một tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng tuyệt diệu của hai ngọn đèn. Ở giữa hồ lớn là một hòn đảo nhỏ, chính nơi đây sẽ là ngôi nhà mới của các Valar và Maiar.
Quyền năng của 14 Valar biến hòn đảo trở thành chốn cư ngụ đẹp đẽ và thần tiên nhất trên cõi đời, hòn đảo về sau được đặt tên là Almaren, có nghĩa là vùng đất của các Đấng thần linh. Lúc này đây, các Ainur đã hóa thân từ dạng linh hồn ban sơ thành những hình dạng đặc trưng cho cá tính riêng của mỗi người. Bất chấp những sự khác biệt, 14 Valar và các Maiar đi theo họ cùng sống vui vẻ với nhau tại hòn đảo Almaren. Giờ đây, khi đã có ánh sáng, tất cả lại cùng chờ đợi và dõi theo kỳ công của Valar Yavanna.
Theo những cơn gió hiền hòa, những hạt giống của Yavanna bắt đầu được mang đi gieo xuống khắp bề mặt của Arda. Dưới ánh sáng của hai ngọn đèn vĩ đại, những hạt giống đầu tiên lớn nhanh như thổi và tràn đầy sức sống, chúng trở thành những chiếc cây lớn với những bộ rễ khổng lồ, phần thân to chắc với những chiếc cành và tán lá vươn tỏa như vô tận. Nơi mà những hạt giống đầu tiên được gieo xuống đã phát triển và trở thành những cánh rừng đại ngàn của thế giới. Những hạt giống tiếp theo được Yavanna rải đi đã biến thành những thảm cỏ xanh mướt ở bất kỳ nơi đâu mà chúng rơi xuống. Những hạt giống còn lại bay đi tứ tán và mọc thành những loài hoa tuyệt đẹp đầy quyến rũ.
Ngay sau khi thế giới được phủ xanh, các muông thú cũng bắt đầu thức tỉnh. Các loài sinh vật hiền hòa thức tỉnh trước tiên, trên những tán cây và bầu trời, những cánh chim đã bắt đầu xuất hiện, tiếng hót của chúng líu lo hòa nhịp với niềm hân hoan tột cùng của thế giới.
Mùi cỏ, mùi lá, mùi đất, mùi biển cả, mùi hoa trái, tất cả các hương vị của thế giới cùng hòa quyện với nhau, trong không khí như vậy, muôn thú mọi loài đều lần lượt thức tỉnh. Những công trình gây dựng thế giới giờ đây đã gần như hoàn tất, các Valar cùng nhau tận hưởng và chiêm ngưỡng những thành quả của mình. Muông thú, cây cối, hoa trái sinh sống hài hòa bên cạnh các Đấng Ainur quyền năng. 400 năm sau ngày trục xuất Melkor, Arda giờ đây là một chốn tươi đẹp, hạnh phúc và tràn ngập niềm vui. Tột cùng hoan hỉ cho tất cả là lễ cưới của Valar Tulkas và Valar Nessa, một trong những đại tiệc vui vẻ nhất trong lịch sử, các Ainur cùng ca hát nhảy múa và chúc tụng nhau cho tới khi mọi người cùng chìm vào một giấc ngủ viên mãn. Những năm tháng này được gọi là Mùa xuân của Arda bởi kể từ đó về sau, thế giới sẽ chẳng còn được chứng kiến quãng thời gian nào tươi đẹp và hạnh phúc hơn thế.
Khi mà các Valar vẫn còn đang đắm chìm trong giấc ngủ viên mãn, thì Mairon, một Maiar tài ba thuộc quyền của Valar Aule đã bí mật gửi đi những tín hiệu lạ về phía Bắc, chúng vượt qua Dãy núi Sắt, đi sâu vào những hang động ngầm dưới lòng đất, lướt qua lửa và băng, rồi tìm đến với đôi tai của một kẻ đang ấp ủ những âm mưu lật đổ, Melkor chính là kẻ đó, không biết từ lúc nào mà ông ta đã bí mật quay trở lại Arda. Trong sự toan tính của Melkor, hồi kết cho Mùa xuân Arda đã được lên kế hoạch.
N ăm 3400 của thế giới, cuối cùng thì các Valar cũng được chứng kiến một Arda tươi đẹp và tràn ngập hạnh phúc do chính tay họ tạo dựng nên. Lễ cưới của Valar Tulkas và Valar Nessa diễn ra thật là vui, thế rồi sau bữa tiệc, tất cả đều chìm vào một giấc ngủ viên mãn sau hàng nghìn năm lao động cực lực.
Cũng trong những năm tháng nghỉ ngơi của các Valar thì từ vũ trụ Ea, Melkor đã bí mật quay trở lại. Ở phía Đông Bắc của Arda, rất gần với đỉnh Helcar, điểm tọa vị của ngọn đèn bạc Illuin, là những rặng núi khổng lồ và đen kịt. Chính trong lòng những rặng núi đó, Melkor đã đào sâu hết mức có thể để tạo ra một sào huyệt riêng cho ông ta. Với quyền năng của một Ainur, Melkor cũng đã làm nên một công trình kỳ vĩ, mà cũng có thể gọi là một kỳ quan, một kỳ quan thực sự trong con mắt của những loài ghê tởm. Khi được hoàn thành, nó được gọi là Utumno, pháo đài đầu tiên của phe bóng tối. Nơi đây rộng lớn và có đến hàng nghìn hang động, chúng nằm sâu đến độ mà ánh sáng của Illuin cũng chả thể xâm nhập nổi, quả đúng là một nơi lý tưởng để xây dựng những đạo quân bóng tối.
Lúc còn ở Cung điện Vô tận, Melkor đã cám dỗ được khá nhiều Valaraukar, những linh hồn Ainur sa ngã, họ đã từ chối lý tưởng đẹp đẽ của Thượng đế Eru và sẵn lòng đi theo một con đường khác. Khi Utumno được hoàn thành thì cũng là lúc mà Melkor cần đến sự giúp sức của những Valaraukar. Từ chốn Arda, những lời kêu gọi được gửi đi và rất nhanh chóng, các Valaraukar đáp trả, họ ngay lập tức giáng trần nhưng theo một cách bí mật. Giờ đây, khi đã xuống tới Arda, các Valaraukar lần đầu tiên nhìn thấy Melkor trong hình dáng của một Chúa quỷ khổng lồ và kinh khủng. Utumno vốn là chốn của lửa, băng và bóng tối, theo từng nguyên tố riêng mà các Valaraukar cũng bắt đầu tiến trình biến đổi hình dáng. Họ đang thực hiện công việc hóa thân giống như các Valar trước kia.
Những kẻ mạnh nhất, những linh hồn Maiar hệ lửa, hóa thân thành Balrog, loài quỷ khổng lồ với cặp sừng lớn, cùng phần thân thể thì toàn là bóng tối và những ngọn lửa. Một số ít khác thì hóa thân thành những Người sói, những quái vật khát máu mang trên mình sức mạnh gai buốt của băng giá. Những linh hồn bậc dưới hơn thì lựa chọn bóng tối, chúng trở thành những hồn ma ám ảnh và đầy chết chóc. Đó đều là những tay sai đầu tiên của Melkor ở Arda, nhưng không chỉ có vậy, ông ta còn có sự phục vụ của một bề tôi không ngờ khác đang thực hiện vai trò bí mật bên trong nội bộ của các Valar. Maiar Mairon, kẻ mà về sau được gọi là Sauron, vốn là một trợ thủ bên cạnh Valar Aule, đã dần bị thu hút bởi những phẩm chất đặc biệt của Melkor mà quay lưng lại với các Valar.
Khi các Valar vẫn đang chìm trong giấc ngủ, Mairon đã thông báo cho Melkor biết được sự tình và thế rồi ngay sau đấy, bóng tối và những bùa phép tà độc bắt đầu lan tỏa một cách mạnh mẽ từ nơi khởi nguồn là pháo đài Utumno. Sau giấc ngủ, các Valar tỉnh dậy, họ nhận ra là thế giới đã bị biến đổi một cách kinh dị và chẳng còn đâu nữa những khung cảnh yên bình và tươi đẹp như trước đây. Đất đai cùng những dòng nước bị nhiễm độc, những sự chết chóc đầu tiên của thế giới đã bắt đầu xuất hiện, chúng thể hiện ở những thân cây khô cằn và héo hon, một số giống loài từng hiền hòa thì nay trở thành những sinh vật méo mó và ghê tởm, những xác chết nằm la liệt ở khắp nơi, một số chết bởi thứ tai họa mới mang tên dịch bệnh, những số khác là do chính muôn thú tự cắn xé lẫn nhau. Trong làn âm khí của một thế giới ảm đạm, các Valar nhận ra những hơi vị quen thuộc từ một kẻ thù cổ xưa, một nửa trong số họ tập trung vào việc cứu chữa cho thế giới còn một nửa còn lại bắt đầu cuộc tìm kiếm tung tích của Melkor.
Nhưng chính vào lúc này, Melkor đã tung ra cú đánh phủ đầu khủng khiếp mà ông ta đã lên kế hoạch từ lâu. Những tay sai của phe bóng tối tập trung ở 2 điểm cực Nam Bắc của Arda, rồi đến một thời điểm đã định trước, chúng tấn công vào đỉnh Helcar và đỉnh Ringol. Tháp đá Helcar kỳ vĩ sụp đổ và nát vụn trước sự phá hoại, điều tương tự sau đó cũng xảy ra với tháp Ringol. Hai ngọn đèn Illuin và Ormal cũng không tránh khỏi kết cục diệt vong, những ngọn lửa bên trong chúng đổ tràn ra và thiêu đốt cả những vùng rộng lớn ở phương Bắc và phương Nam. Kèm với lửa đốt là những cơn địa chấn, và rồi biển cả bắt đầu sục sôi, những con sóng khổng lồ dâng tràn và đổ xô vào đất liền Arda.
Không chỉ 2 vùng cực bị tàn phá mà hầu hết các vùng khác cũng bị tác động, Melkor không chỉ tung ra 2 cú đánh duy nhất. Hai ngọn đèn bị phá hủy, thế giới lại chìm vào bóng tối, các Valar trở tay không kịp, họ nhận ra là cuộc phản kích của Melkor đã diễn ra ở mọi nơi. Trong bóng tối, những tay sai của Melkor tấn công vào mọi lãnh địa trên đất liền mà trong đó bao gồm cả hòn đảo Almaren. Thế giới đã chứng kiến một cơn địa chấn chưa từng có trong lịch sử. Các cấu trúc bị phá vỡ, toàn bộ bề mặt Arda rung chuyển và quằn quại như đang phải hứng chịu sự vò xoắn khủng khiếp từ một bàn tay siêu nhiên, núi đá sập đổ, mặt đất nứt nẻ, biển cả như nuốt chửng hết những bến bờ, hàng vạn sinh linh gào thét trong tiếng kêu tuyệt vọng.
Melkor và các tay sai cùng rút chạy về Utumno để ngồi xem thế giới bị hủy hoại. Các Valar không tiến hành truy đuổi bởi giờ đây họ đang phải dốc toàn bộ quyền năng của mình vào việc giữ cho thế giới thoát khỏi sự đổ vỡ hoàn toàn. Với sự hợp lực của tất cả, thế giới dần dần được bình ổn nhưng vùng Trung Địa thì đã bị hủy hoại nặng nề và vẫn còn đó vô số những nguy cơ tiềm tàng. Rồi cuối cùng, như một giải pháp khả dĩ nhất, tất cả các Valar đều thống nhất rời đến Aman, vùng đại lục phía Tây của Arda, để tạm thời tránh né thảm họa khủng khiếp này.
Valar Yavanna đau đớn khi phải rời xa những đứa con tinh thần của mình. Trước khi tới Aman, bà đặt tất cả sự sống ở Trung Địa chìm vào một giấc ngủ dài cho tới thời điểm hàng trăm năm sau. Đó cũng là những gì mà nữ thần có thể làm được lúc bấy giờ nhằm bảo vệ cho các giống loài trước sự tàn ác của bè lũ ác quỷ. Sau khi các Valar rời tới Aman, Trung Địa đã biến thành một vùng đất dành riêng cho triều đại của Melkor, điều đó có nghĩa là bóng tối đã chính thức lên ngôi ở vùng đại lục phía Đông.
A man xưa kia vốn là vùng đại lục rộng lớn nằm ở phía Tây của Arda. Lúc Illuin và Ormal còn soi rọi rực rỡ cho thế giới, không hiểu Aman được hưởng bao nhiêu ánh sáng từ chúng bởi nơi đây cách xa 2 ngọn đèn và được chia cắt với Trung Địa bằng một vùng biển có tên là Belagaer. Lúc mà các Valar di rời từ Trung Địa sang Aman sau biến cố của Melkor, một số người trong họ mới nhận ra là khoảng cách giữa 2 vùng đại lục đã bị kéo ra xa hơn, Belagaer ngày càng phình to nên về sau nó còn có cách gọi khác là Biển Lớn.
Để đến được với Aman, những sinh vật bình thường chỉ có thế thực hiện những con đường như sau: một là đóng thuyền rồi vượt qua chuyến hành trình dai dẳng trên Biển Lớn dưới những cơn bão và sấm chớp khủng khiếp do Maiar Osse dữ tợn gây ra. Một cách khác cũng không kém phần nguy hiểm đó là đi bộ trên đất liền rồi băng qua eo đất Helcaraxe, nơi khắc nghiệt nhất trong số những nơi khắc nghiệt, băng tuyết và giá lạnh sẽ chờ đón những người nào đủ can đảm để đương đầu với chúng. Qua một biến cố khủng khiếp, các Valar có được một bài học quan trọng về tính cảnh giác, mặc dù nằm cách biệt với Trung Địa như thế nhưng họ vẫn chưa an tâm trong việc bảo vệ an toàn cho chốn cư ngụ mới. Khi vừa đặt chân đến Aman, việc đầu tiên mà các Valar thực hiện đó là dựng lên dãy núi Pelori, dãy núi dài nhất của thế giới và trông nó hệt như một hàng rào đá quây kín vòng biên của toàn đại lục phía Tây.
Với sự bảo vệ của Pelori, Aman đã trở nên quá đỗi an toàn và các Valar có thể bắt đầu vào việc gây dựng một chốn cư ngụ mới. Hai ngọn đèn thần đã bị phá hủy nên ánh sáng đã vụt tắt nơi chốn Arda. Các Valar quyết tâm làm lại từ đầu, lần này thì lại là nữ thần Yavanna đưa ra ý tưởng đầu tiên nhưng bà không tiếp tục khẩn cầu Valar Aule mà tự tạo ra hai hạt giống thần rồi gieo chúng xuống ngọn đồi Ezellohar ở phía Bắc của Aman. Cứ hàng ngày, Valar Nienna lại tưới xuống đó những giọt nước mắt thần kỳ của bà, Valar Varda thì truyền vào chúng những quyền năng ánh sáng, rồi cả Valar Vana và Valar Nessa, những lời ca và điệu nhảy tuyệt diệu của hai người giúp cho những hạt giống lớn nhanh hơn cho đến một ngày chúng trở thành hai chiếc cây tuyệt vời có một không hai trên thế gian. Những điều kể trên chính là nguồn gốc ra đời của 2 cây thần Valinor trong truyền thuyết của Aman. Telperion và Laurelin là tên gọi mà mọi người dành cho chúng. Telperion là cái còn Laurelin là đực, Telperion có những chiếc lá hai mặt màu, một mặt đen và một mặt bạc, còn trong khi Laurelin lại có những chiếc lá màu vàng óng ánh, ánh sáng trên lá lúc ẩn lúc hiện. Ánh sáng mà Telperion tỏa ra là ánh sáng bạc xanh dịu hiền hòa giống như ngọn đèn Illuin trước đây còn Laurelin thì lại tỏa ra thứ ánh sáng màu vàng rực rỡ. Hai cây thần được đặt sát ngay cạnh nhau, ánh sáng của chúng hòa quyện và soi sáng cho toàn chốn Aman. Trong một ngày, cứ luân phiên, mỗi cây đều cần 7 giờ để nghỉ ngơi và tắt đi ánh sáng, cũng vì thế mà sẽ có 1 giờ vào thời điểm bình minh hay chạng vạng, Aman sẽ chìm vào bóng tối.
Nhiều người đã cố mô tả lại vẻ đẹp của 2 cây thần Valinor nhưng không dễ để làm được điều đó bởi chúng quá đẹp, vượt qua cả những giới hạn miêu tả về ngôn từ. Ánh sáng của Telperion và Laurelin còn đẹp hơn cả hai ngọn đèn trước kia và tạo cảm xúc đặc biệt cho những ai có cơ hội chiêm ngưỡng.
Tuy vậy, trong thế giới Arda vẫn còn vô số những loài sinh vật bóng tối bí ẩn và không rõ nguồn gốc, chúng không ưa gì các loại ánh sáng nên đã tỏ ra khó chịu với sự hiện diện của cây thần. Aman từ thuở khai thiên lập địa, đã từng tồn tại một trong những sinh vật bóng tối mạnh mẽ và nguy hiểm nhất, nó bắt đầu phá quấy và buộc các Valar phải ra sức đánh đuổi. Valar Orome, vị tiên săn bắn, đã cùng các tùy tùng, truy đuổi loài ma quái đến tận vùng Đông Bắc của Aman. Sinh vật này đã trốn thoát bằng cách vượt qua dãy núi Pelori và ẩn nấp tại vùng đất Avathar.
Tại đây, một hang động bóng tối được tạo ra và sinh vật ma quái bắt đầu hiện nguyên hình thành một Ma nhện khổng lồ gớm ghiếc, kẻ mà về sau được biết tới như là Nữ hoàng nhện Ungoliant, mẹ của tất cả các giống nhện ma ở thế giới. Shelob kinh khủng ở thời đại thứ 3 chính là con của Mụ. Ungoliant sẽ là kẻ gây tai họa cho Aman ở tương lai nhưng vào thời điểm hiện tại, Mụ chẳng thể gây ra mối nguy hiểm nào đáng kể. Vùng đại lục phía Tây dưới ánh sáng của hai cây và quyền năng của các Valar, vẫn tiếp tục được gây dựng cho tới khi trở thành một chốn tươi đẹp và huy hoàng.
C âu chuyện về thế giới Arda sẽ tiếp tục được kể mãi, kể cho tới tận lúc mà đức vua Aragorn II Elessar tái lập lại những ngày tháng vinh quang từ thuở Đại đế Elendil và có lẽ là còn hơn cả những năm tháng xưa cũ ấy khi mà 2 vương quốc Anor – Gondor cường thịnh thuở ban đầu cùng được hồi phục để rồi tái hợp thành Đại vương quốc Thống nhất có lãnh thổ rộng lớn cùng vinh quang tột đỉnh. Nhưng, ngay trong cả thời kỳ huy hoàng nhất, cũng đừng có ai nghĩ rằng Đại vương quốc Thống nhất của vua Aragorn có thể vượt qua được sự hùng mạnh và vẻ tráng lệ của thiên quốc Valinor phía trời Tây. Đơn giản là không thể so sánh giữa một bên là tạo phẩm được tạo ra bởi những quyền năng thần thánh với một bên chỉ được tạo ra bởi bàn tay người trần.
Trở lại với câu chuyện về những năm tháng đầu tiên của Kỷ nguyên Cây thần, kể từ khi Telperion và Laurelin vươn mình cứng cáp trên ngọn đồi thiêng Ezellohar và tỏa ánh sáng kỳ ảo ra khắp chốn Aman, đó cũng là thời điểm mà các Valar bắt đầu xây dựng một vương quốc mới của mình. Dưới quyền năng tạo dựng của Valar Aule, chả mấy chốc, vương quốc mới đã được hình thành, về sau nó được người Elf gọi với cái tên là thiên quốc Valinor.
Thiên quốc Valinor rộng lớn gấp nhiều lần Almaren trước kia nhưng các Valar giờ không còn chung sống với nhau nữa, họ chuyển rời đến từng chốn cư ngụ riêng và tự cải tạo những vùng đất của mình. Tuy vậy, trong trái tim của mỗi Valar vẫn luôn hướng về Valimar, cũng bởi đây là nơi đầu tiên được xây dựng lên ở cõi Aman. Nếu gọi Valinor là thiên quốc thì Valimar chính là thiên đô, thành phố đứng trên tất cả, nơi cư ngụ ban đầu của tất cả các đấng Valar. Thành phố được xây dựng dưới đôi tay của Valar Aule, những cánh cổng vàng của nơi đây nằm cách ngọn đồi Ezellohar một khoảng xa về phía Tây, còn phía Đông thì được che chắn bởi dãy núi Pelori hùng vĩ.
Nếu hỏi rằng Valimar trông như thế nào thì có thể nói rằng thành phố là tập hợp của những ngọn tháp, không phải hàng trăm mà là hàng nghìn ngọn với rất nhiều kích cỡ khác nhau được lồng ghép tinh tế để trở thành một tổ hợp kỳ quan có một không hai. Ngọn tháp cao nhất chạm tới cả mây xanh là Ilmarin, nơi đặt ngai vàng của Chúa tể Valar Manwe và vợ Ngài là Nữ hoàng Valar Varda. Tại đây, bầu trời cùng những cơn gió có cơ hội được gần gũi với vị Chúa tể của chúng. Chỉ cần ngồi tại ngai vàng nơi đây thôi là đôi mắt tinh tường của Valar Manwe có thể nhìn thấy hết mọi thứ trong khi không một tiếng động nào ở chốn trần gian lại có thể vượt qua được đôi tai của Valar Varda.
Valimar còn được gọi là thành phố ngàn vạn chuông bởi trên mỗi ngọn tháp đều có treo những chiếc chuông vàng óng ánh, luôn sẵn sàng reo vang mỗi khi có những cơn gió lướt qua đẩy đưa chúng. Đây còn là chốn cư ngụ của Valar Tulkas và Valar Nessa mặc dù 2 người vẫn thường cùng nhau đi tới những chốn thiên nhiên đẹp đẽ ở bên ngoài thành phố để nhảy múa và ca hát. Nessa là nữ thần khiêu vũ, bà mang những điệu nhảy tươi vui đến mọi nơi mọi chốn của Aman. Truyền thuyết còn nói rằng, bất cứ nơi nào từng được đôi chân thanh thoát của nữ thần Nessa bước lên thì cỏ cây nơi đó sẽ vĩnh viễn xanh tươi. Nằm cách không xa Valimar về phía Tây là một công trình hình tròn được gọi là Mahanaxar, Sảnh định mệnh, nơi vẫn diễn ra những cuộc họp bàn quan trọng nhất của các Đấng Valar. Valar Ulmo, vị tiên nước, thường ít khi tham dự vào hội nghị Mahanaxar bởi Ngài sống cách biệt ở vương quốc biển cả phía bên ngoài Aman.
Phía bờ Tây của thiên quốc Valinor là Cung điện của Mandos, nơi trở về và chứa chấp tất cả linh hồn của Eldar và Edain. Valar Mandos, đấng chủ nhân của những linh hồn là một người nghiêm khắc và đầy khắc nghiệt. Mandos ít khi cười và hiếm khi tỏ ra rộng lượng, tuy nhiên, công lý tuyệt đối là điều mà mọi người có thể đặt niềm tin ở nơi Ngài. Bên trong cung điện treo đầy những tấm thảm mô tả tất cả những sự kiện xảy ra trong lịch sử, chúng đều do một tay Valar Vaire dệt nên. Vaire là vợ của Mandos, bà là nữ thần dệt cửi và ngày nào cũng dệt nên những câu chuyện của thế giới.
Ở ngay phía Bắc, bên trên Cung điện Mandos là Cung điện của Nienna, một nơi u tịch và đầy thê lương. Valar Nienna, nữ thần sầu muộn, lặng lẽ cư ngụ trong chốn đó. Nienna lúc nào cũng cô độc và buồn bã bởi bà là vị nữ thần của nỗi u buồn sâu thẳm xuất hiện ngay từ khi thế giới được sáng tạo. Nữ thần là người thấu hiểu và xoa dịu tất cả những nỗi đau khổ của nhân gian. Hàng ngày, Nienna lại bước ra mái hiên của Cung điện rồi hướng đôi mắt đượm buồn của mình về phía những chân trời xa xăm. Maiar Olorin đã dành phần lớn thời gian của mình ở đây bởi ông học được từ Valar Nienna tính trắc ẩn và niềm hi vọng không bao giờ tắt.
Nằm đối xứng bên phía Đông là cả một cánh rừng khổng lồ dành cho Valar Orome, đó là nơi lý tưởng để phục vụ cho thú vui săn bắn của Ngài. Valar Vana, nữ thần tuổi trẻ, vợ của Orome cũng thường xuyên lui tới đây. Varda là người đẹp nhất trong số các Valar nhưng Vana mới là vị nữ thần tươi trẻ và nhiều sức sống nhất. Nơi đâu mà bà bước qua, mọi thứ đều trở nên sống động và tươi đẹp hơn. Các loài hoa nở rộ mỗi khi nữ thần đi ngang qua chúng, các loài chim thì hót những điệu khúc thánh thót nhất mỗi khi chúng nhìn thấy nữ thần từ đằng xa. Hai cặp vợ chồng là Orome - Vana với Tulkas - Nessa cũng thường hay chơi đùa với nhau trong những khu rừng hoan hỷ này.
Sau khi hoàn thành các công trình ở Valinor, Valar Aule ẩn mình sâu bên trong một ngọn núi nằm ở chính giữa Aman. Tại đây, Ngài tiếp tục say sưa với công việc chế tác của mình. Ngay tận cùng phía Nam là một vùng thảo nguyên rộng lớn được trồng đầy lên đó những giống thực vật quí hiếm nhất của thế gian, người sở hữu nơi đây không ai khác chính là Valar Yavanna, nữ thần hoa trái. Giờ đây, bà có thể tự tay gieo trồng và chăm sóc cho các hạt giống của mình mà không phải e ngại sự phá hoại nào cả.
Nằm ngay dưới chân ngọn núi của Valar Aule là Khu vườn Lorien, chốn cư ngụ tuyệt vời nhất thế gian. Nơi đây được làm chủ bởi Valar Irmo và Valar Este, một người là đấng chủ nhân của những ảo ảnh, giấc mơ và khát vọng còn người kia là đấng siêu phàm trong quyền năng phục sinh. Hai đấng Valar này cũng là một cặp vợ chồng và cùng yêu mến cái đẹp thể hiện qua chính nơi cư ngụ thần tiên mà họ đã tạo ra. Nếu Khu rừng vàng Lothlorien ở thời đại nữ hoàng Galadriel đã vô cùng đẹp đẽ thì nơi đây còn hơn thế bội phần. Ở trong khu vườn Lorien có một hồ nước xinh đẹp, Lorelin là cái tên thường gọi của nó và nằm cách bờ hồ không xa là một khoảng đất nhỏ, ở đó có một giếng nước thần mà bất kỳ ai tới đó uống nước sẽ được chữa lành mọi vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Các Maiar và cả các Valar đều rất thích lui tới chốn này mỗi khi gánh nặng của thế giới làm cho họ mệt mỏi.
D warf là một tộc người cứng rắn, thấp lùn nhưng khỏe mạnh, nhiều khi họ được gọi đơn giản là người lùn râu dài để phân biệt với giống người Hobbit cũng lùn xủn nhưng yếu ớt hơn. Còn tộc Ent, chẳng phải ai ở Trung Địa cũng có cơ hội để được một lần trong đời nhìn thấy họ, những kẻ chăn cây là biệt danh của tộc người cổ xưa này, nếu theo cách tả đơn giản nhất thì có thể gọi họ là những Người cây. Người cây và người lùn râu dài không ưa gì nhau, từng có lúc, những kẻ chăn cây đã tiêu diệt không thương tiếc những chiến binh của vương quốc Nogrod trong thời đại thứ nhất, những người đã vô tình xâm nhập vào các cánh rừng thiêng liêng của họ.
Ít người biết rằng Dwarf và Ent là một cặp chủng tộc có mối liên quan với nhau ngay từ những ngày cổ xưa. Câu chuyện được bắt đầu ở Kỷ nguyên Cây thần, kể từ khi Valar Mandos hé lộ cho tất cả biết rằng: Eldar, tức người Elf, đứa con đầu tiên của Eru Illuvatar sẽ sớm thức tỉnh trong nay mai; vậy nên một loạt những công việc chuẩn bị cho sự thức tỉnh đã bắt đầu được tiến hành ở Valinor.
Valar Aule cũng không ngoại lệ, thâm tâm Ngài hoan hỷ khi nghĩ đến việc rồi mai đây sẽ có những con người để Ngài có thể truyền thụ lại những kỹ năng chế tác của mình. Tuy nhiên, năm này qua năm khác, cái mai đây đó không tới nhanh như Ngài nghĩ và Aule bắt đầu sốt ruột. Thế rồi, trong sự mường tượng và háo hức về hình ảnh của Eldar và Edain mà vị tiên thợ rèn bắt đầu suy nghĩ về việc tự tạo ra một chủng loài mới. Để không bị các Valar khác ngăn cản, Aule đã bí mật đi tới những lòng núi tại Trung Địa và dùng đất sét để nặn ra 7 hình hài đầu tiên. Chúng có thể giống những đứa con của Illuvatar về ngoại hình nhưng sức chịu đựng và tính đề kháng phải vượt trội hơn trong khả năng chống chọi lại các hiểm họa từ Melkor.
Các Valar vẫn không hay biết gì nhưng Eru Illuvatar, Đấng thượng đế toàn năng thì nhìn thấy hết. Đúng vào lúc mà Aule hoàn thành 7 con người đầu tiên và đang hướng dẫn họ thứ ngôn ngữ do riêng do Ngài nghĩ ra thì một giọng nói truyền tới: " Sao ngươi lại làm việc này? sao ngươi lại cố gắng làm một việc vượt quá quyền năng và quyền hạn của mình. Sự sống là món quà mà chỉ duy nhất mình ta mới có quyền được trao tặng. Ngươi tự tạo ra những con cháu của riêng mình, phải chăng là muốn chúng tôn thờ ngươi, làm theo lệnh ngươi. Phải chăng đó là ý muốn của ngươi? ".
Aule liền trả lời Thượng đế rằng Ngài không mong chờ quyền thống trị hay sự phục tùng. Chủng loài mới được tạo ra bởi Ngài yêu quí và muốn được dậy dỗ chúng để về sau chúng sẽ đóng góp giúp cho Arda tươi đẹp hơn. Thế nhưng Aule vẫn thừa nhận sai lầm của mình, buồn bã, Ngài vơ lấy chiếc búa và vung nó lên định đập nát 7 hình hài nhỏ bé dưới mặt đất. Thế rồi, phép màu đã đến khi 7 hình hài đó hóa thân thành 7 con người có sự sống và cảm xúc, họ ngay lập tức nhận biết được mọi thứ, họ liền khóc lóc, quì lạy và cầu xin Aule hãy nương tay.
Đó thực sự là phép màu của Thượng đế, Ngài đã hiểu được tấm lòng chân thành của Aule nên vào đúng lúc mà vị tiên thợ rèn vung búa lên thì Ngài đã ban cho 7 hình hài đất sét đó sự sống. 7 con người đó chính là 7 vị cha thủy tổ của mọi dòng giống người Dwarf ở Trung Địa. Khỏi nói cũng biết là Aule cảm thấy vui mừng như thế nào, Ngài tỏ lòng biết ơn Eru và dâng lời cầu nguyện lên Đấng thượng đế. Eru đồng ý chấp nhận người Dwarf như là những đứa con của Ngài nhưng với điều kiện là họ phải thức tỉnh sau Eldar. Vậy nên, Aule đã mang 7 người Dwarf đầu tiên vào trong một sảnh núi, đặt họ vào một giấc ngủ triền miên cho tới thời điểm sau khi người Elf thức tỉnh.
Tất cả mọi chuyện, Aule đều giữ kín không để cho ai biết nhưng cuối cùng, Ngài vẫn chia sẻ nó với vợ mình là nữ thần Yavanna. Ngài nói rằng: " những đứa con của Illuvatar; Eldar, Edain và giờ có thêm cả Dwarf sẽ cần đến lửa cho nhu cầu sống của họ, mà lửa thì từ đâu, từ cây mà ra, bởi vậy, đấng yêu dấu của mọi loài thực vật, những tạo thể của nàng sẽ bị đốn hạ dưới những lưỡi rìu không biết xót thương mất thôi."
Nghe vây, Yavanna liền bắt đầu lo lắng cho những đứa con của mình, bà tìm đến bên Chúa tể Valar Manwe và cầu xin lời chỉ bảo. Khi mà Manwe đang trầm tư thì một ảo ảnh chợt chen ngang vào tiềm thức của Ngài. Những hình ảnh xưa cũ về Điệu nhạc Ainulindale bất chợt hiện lên và Ngài chợt nhìn thấy một thứ gì đó trong ảo ảnh. Manwe vui mừng và Ngài dẫn Yavanna đi đến ngọn đồi Ezellohar. Tại đây, 2 người cùng ngồi xuống dưới tán của Hai cây thần, và rồi Manwe đặt tay lên vai của Yavanna mà nói rằng: " Này Kementary, Eru là đấng rộng rãi, Ngài luôn tiên liệu được tất cả. Hãy ghi nhớ, khi những đứa con của Ngài thức tỉnh, những linh hồn sẽ được triệu hồi từ cõi xa xăm, chúng sẽ cư ngụ trong những chiếc cây, bảo vệ cánh rừng và làm kinh hãi những kẻ mạo phạm bằng cơn thịnh nộ khủng khiếp.... Trên những ngọn núi, loài Mãnh Bàng sẽ cư ngụ nơi đó và nghe thấu những lời cầu khẩn lên chúng ta. Nhưng còn ở chốn rừng xanh sâu thẳm, những kẻ chăn cây sẽ bước đi."
Yavanna vui mừng từ biệt Manwe rồi trở về cảnh báo cho Aule: " giờ thì đến lượt những đứa con của Người phải cẩn thận! bởi một quyền năng sẽ bước đi trong những khu rừng và sẵn sàng nổi giận khi chúng bị đe dọa." Aule trả lời: " dù gì thì chúng ( Dwarf ) vẫn cần đến gỗ " và rồi Ngài lại tiếp tục với công việc của mình.
Đó là câu chuyện về nguồn gốc ra đời của tộc Dwarf và tộc Ent, cũng có một chút đả động đến dòng giống Đại bàng Lớn của Valar Manwe. Thế nên hóa ra Ent và Đại đàng Lớn lại đều là những linh hồn Maiar nhập thể, một loài công gác trên bầu trời và một loài thì bảo vệ cho những cánh rừng. Còn người Dwarf, quả thật đó là một giống người cứng rắn và mạnh mẽ nhất mà thế giới đã từng có. Những tà phép ma quỷ thật khó có thể ảnh hưởng được lên họ. Aule Đấng sáng tạo, được người Dwarf gọi với cái tên thân mật là Mahal, Ngài làm cho họ một tòa sảnh riêng để làm nơi chứa chất linh hồn. Và rồi mai kia, khi Trận chiến cuối cùng của thế giới kết thúc, Aule sẽ cùng với những con cháu của mình xây dựng nên một thế giới tươi đẹp nhất kể từ thưở khai thiên lập địa.
A man vào những năm 4550 của Kỷ nguyên Cây thần, các Valar sống yên ổn dưới ánh sáng của Hai cây thế nhưng Trung Địa lúc đó thì vẫn là một chốn tối tăm. Vùng đại lục phía Đông giờ đây tạm thuộc về Melkor, bóng tối đã bắt đầu lan tỏa và làm biến đổi ngày càng nhiều thứ. Đề để phòng sự tấn công từ phương Tây mà Melkor lập ra một pháo đài ma quỷ thứ 2 nằm ở góc Tây Bắc lấy tên là Angband, nơi đây được giao lại cho Sauron, kẻ bề tôi thông minh nhất.
Thế lực bóng tối của Melkor ngày càng tỏa rộng ra khắp Trung Địa, điều này làm các Valar cảm thấy lo ngại và họ bắt đầu tiến hành những cuộc thảo luận. Tất cả cùng nghe ý kiến từ Valar Yavanna và Valar Orome bởi 2 vị tiên vẫn thường xuyên lui tới chốn Trung Địa.
Yavanna cất lời trước tiên: " Thời khắc đã gần kề, đã sắp đến lúc mà những đứa con của Iluuvatar thức tỉnh, chúng ta sẽ để mặc vùng đất đó bị hủy hoại và tràn ngập giống ma quỷ ư, rồi người Elf sẽ phải bước đi trong bóng tối trong khi chúng ta tận hưởng ánh sáng, chúng ta sẽ để họ tôn xưng Melkor như là Chúa tể trong khi Manwe vĩ đại thì lại ngồi yên trên đỉnh Taniquetil! "
Tulkas và Orome cùng đồng ý với ý kiến của Yavanna vì hơn ai hết, 2 người họ cùng muốn tiến hành cuộc chiến với Melkor. Chúa tể Manwe ngồi trầm tư trên ngai vàng, Ngài đã có dự định cho tất cả điều này, khi Ngài hướng ánh mắt về phía của Valar Varda thì nữ thần liền đứng dậy rồi bước ra ngoài hội nghị. Từ đỉnh Taniquetil, chốn cao nhất của Arda, nữ thần nhìn xuống vùng trời tối tăm của Trung Địa rồi bắt đầu thực hiện một kỳ công lớn nhất trong số các kỳ công. Từ những giọt sương tích tụ từ cây Bạc Telperion, Varda đã biến chúng thành những ngôi sao và đặt chúng lên nền trời. Ở góc cao trên nền trời phía Bắc, nữ thần gửi tới đó 7 ngôi sao lớn xoay vòng với nhau tạo thành hình một vương miện ánh sáng, đó được gọi là Chòm sao của Valar, một dấu hiệu cảnh báo mà thiên giới dành cho kẻ thù Melkor, rằng họ vẫn không quên và sẽ không bỏ rơi chốn Trung Địa.
Thế rồi, thời gian cứ tiếp tục trôi cho tới khi ngôi sao Menelmacar với ánh sáng xanh từ Helluin bước lên bầu trời phía góc rìa thế giới, chính trong khoảnh khắc đó, người Elf bắt đầu thức tỉnh. Người đánh thức họ không ai khác chính là Thượng đế Eru Illuvatar, Imin là tên của người đầu tiên được Ngài đánh thức. Ông thức tỉnh rồi lay động hai người bạn ở cạnh mình là Tata và Enel, sau đó 3 người họ đã cùng nhau đánh thức những người còn lại vẫn đang chìm trong giấc ngủ.
Khi tỉnh dậy, tất cả cùng nhìn ra khắp xung quanh, ấn tượng đầu tiên là những ánh sao tuyệt đẹp ở phía trên bầu trời, người Elf theo một cảm giác tự nhiên mà bắt đầu cảm mến những ngôi sao, họ yêu mến một đấng lạ lẫm nào đó đã tạo ra chúng và chỉ biết gọi tạm tên bà là Elbereth. Tiếp đó, họ nhìn đến những dòng nước, những cây rừng huyền ảo ở chính nơi được thức tỉnh, chúng như được tạo ra để dành riêng cho họ vậy. Thực ra nơi mà những người Elf thức tỉnh được gọi là Cuivienen, một vùng bờ vịnh nằm gần vùng biển nội địa Helcar, nơi mang đậm dấu ấn của ngọn đèn Illuin trước kia bởi đó chính là nơi mà tháp đá Helcar hùng vĩ từng sụp đổ.
Trong vùng đất thiêng của mình, người Elf bắt đầu đặt tên cho mọi thứ họ gặp, thế nên một thứ ngôn ngữ riêng bắt đầu ra đời. Người Elf cũng có sẵn trong bản thân mỗi người khiếu âm nhạc, họ cùng nhau tạo ra những điệu ca, những nhạc khí để làm cho cuộc sống tươi vui hơn. Lúc bấy giờ, toàn bộ những người ở Cuivienen đều đã được đánh thức, họ coi Imin, Tata và Enel như là 3 vị cha thủy tổ của mình. Những người sáng suốt nhất chọn Imin làm người đứng đầu và họ được gọi là Minyar. Một số người mạnh mẽ thì chọn lựa Tata và trở thành những Tatyar. Những người còn lại thì nghe theo lời của Enel, nhánh này là Nelyar, nhánh có số lượng đông nhất trong cộng đồng người Elf. Rốt cục chung thì tất cả người Elf dù có phân chia nhưng vẫn luôn chung sống hòa thuận với nhau dưới sự chở che yên bình của vùng đất thiêng Cuivienen cho tới khi mà Melkor nhúng tay vào.
Ở một thời điểm nào đó trong lúc người Elf yên sống tại Cuivienen thì Valar Orome vẫn đang thường xuyên rong ruổi ở các cánh rừng nơi Trung Địa, vừa để thỏa mãn thú vui săn bắn và quan trọng hơn là để Ngài có thể tìm ra nơi thức tỉnh của họ. Nhưng Melkor mới là người đầu tiên phát hiện ra Cuivienen, ông ta phái những hồn ma trong bộ dạng kỵ sĩ đen đến quấy rối nơi đây. Vào những ngày tháng đen tối ấy, Người Elf vẫn truyền tai nhau rằng, họ nhìn thấy những bóng kỵ sĩ trên những ngọn đồi, chúng ám ảnh, đe dọa và phóng theo đuổi bắt những người đơn độc bỏ chạy khỏi sự che chở của cánh rừng thiêng, nuốt chửng hoặc bắt cóc họ. Cũng do Melkor e ngại Orome nên ông ta bày ra cách này để khiến cho người Elf lẩn tránh các Valar.
Rồi 1 ngày, vó ngựa của Valar Orome cũng thực sự bước tới Cuivienen, tại đây, Ngài bỗng nghe được những tiếng hát vọng ra từ cánh rừng, Ngài đi theo và nhìn thấy có những con người đang ngồi hát ở đó. Đầu tiên, những người Elf đều bỏ chạy khi nhìn thấy Orome, nhưng ánh sáng trên khuôn mặt Ngài quá rạng rỡ, nó khác hẳn với cái bóng tối hắc ám của lũ kỵ sĩ ma quỷ, và rồi những người thông thái nhất trong họ bắt đầu lấy can đảm để tiến đến trước mặt vị Valar thần thánh. Orome cất tiếng cười và gọi họ là " Eldar " nhưng những người đó không hiểu vì người Elf vốn tự gọi mình là những Quendi.
Orome ở lại Cuivienen, kết thân và bảo vệ cho những người Elf, họ cũng rất yêu quí và kể cho Ngài nghe về nỗi sợ hãi mang tên những bóng ma. Orome biết ngay đó là việc làm của Melkor, Ngài tức tốc quay trở về Valinor, vì người Elf, một cuộc chiến phải được tiến hành và lần này thì không ai có thể ngăn cản Ngài thực hiện nó.
Trở lại sau chuyến hành trình từ Trung Địa, Valar Orome đến thẳng Valimar và yêu cầu Valar Manwe tiến hành một hội nghị khẩn trương. Vậy là tại Manahaxar, các Valar lại quây quần nhưng cuộc thảo luận của họ diễn ra rất ngắn bởi ngay từ đầu, Manwe, chúa tể của Valinor, đã bước ra đưa quyết định: " hội nghị này được tổ chức theo ý nguyện của Eru, chúng ta phải hành động lần nữa để nắm quyền làm chủ Arda, bằng mọi giá, phải mang Quendi ra khỏi bóng tối của Melkor."
Vậy là lời khai khiến mở màn cho Cuộc chiến tranh vì người Elf đã được ban bố, Valar Tulkas là người vui mừng nhất trong khi Valar Aule thì lại lặng thinh. Ngày hôm đó, ai cũng nhận ra sự buồn phiền trong đôi mắt của Aule, là đấng tạo ra vật chất, những cuộc chiến dù là chính nghĩa thì cũng sẽ hủy hoại và để lại những vết sẹo lên mặt đất, đồi núi và các tạo vật khác, tất cả chúng đều là những đứa con tinh thần của Ngài. Aule là người đầu tiên bước ra khỏi hội nghị, Ngài trở lại những lò rèn của mình và làm một việc gì đó, trong khi các Valar cũng mau chóng đi chuẩn bị những điều cần thiết cho cuộc chiến sắp tới. Vào cái ngày cuối cùng của cuộc hội quân thì Aule bất ngờ xuất hiện, Ngài cầm trên tay một chiếc xích đen tuyền rồi trao nó cho Valar Tulkas với lời nhắn nhủ: " Với bảo vật này, không một kẻ thù nào có thể trốn thoát, hãy nhớ lấy tên của nó, nó được gọi là Angainor." Tulkas vui mừng giắt chiếc xích thần vào người, rồi Ngài nhìn lại một lần nữa đạo quân đứng phía sau mình, không đông nhưng hùng mạnh bởi họ đều là tập hợp của những Maiar quyền năng nhất. Chúa tể Manwe gửi đi đội quân Maiar xuất sắc của Ngài dưới sự dẫn đầu của Maiar Eonwe, các Valar khác cũng gửi đi những Maiar mạnh mẽ nhất của họ, tất cả đều tập trung tại bờ phía Đông của Aman để chuẩn bị cho một chuyến vượt biển, chỉ huy của cuộc viễn chinh này không ai khác là Valar Tulkas và Valar Orome.
Khi thời khắc tới, một bóng hình kỳ lạ bỗng trồi lên mặt biển và thổi vang lên không trung một điệu khúc thần ảo. Lực lượng trên bờ nhận ra đó là Maiar Salmar với chiếc tù và thần Ulumuri của ông, điều đó có nghĩa là lực lượng Maiar dưới vương quốc biển của Valar Ulmo cũng đã sẵn sàng nhập cuộc. Khi điệu khúc kết thúc, một loạt những hòn đảo lạ lùng vươn mình xuất hiện từ lòng biển, lực lượng Maiar liền nhanh chóng bước lên những hòn đảo và Valar Ulmo dùng quyền năng của Ngài để đẩy đưa tất cả chúng hướng về phía Trung Địa. Cuộc viễn chinh của đạo quân Valinor đã chính thức bắt đầu.
Kể từ lúc chòm sao của Valar xuất hiện ngay phía trên của pháo đài Utumno, Melkor cũng hiểu ra lời cảnh báo của thiên giới giành cho ông ta. Ngay lập tức, Chúa tể bóng tối gửi lời nhắc nhở tới bề tôi đắc lực nhất là Sauron ở Angband. Hai pháo đài ma quỷ hoạt động suốt ngày đêm để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Ở Utumno, Melkor tiếp tục tạo ra những đội quân mới từ việc biến đổi và lai tạp những giống loài có sẵn, sở trường của ông ta, trong khi Sauron thì đào tạo ra một lũ Hắc thuật sĩ, những linh hồn sở hữu ma thuật hắc ám và rất trung thành với chủ nhân của chúng. Trong những ngày tháng căng thẳng này, Sauron cũng gửi đi rất nhiều tay sai để dò xét tin tức từ phía Tây. Thế nhưng, bọn chúng vốn chả cần mất công như vậy. Với sức mạnh hùng hậu của mình, thiên quân Valinor chẳng cần nhờ đến yếu tố bất ngờ.
Ở phía biển khơi gần bờ Tây Trung Địa, những xoáy nước khổng lồ kèm sấm sét đã bắt đầu xuất hiện, biển cả như trở nên điên cuồng, lũ tay sai bắt đầu gửi lời tới Angband và những nhóm Hắc thuật sĩ được phái tới bờ biển nhằm ngăn cản đội quân Valinor ngay trước khi họ cập bến. Ở phía chân trời, những hòn đảo dần hiện ra, lũ tay sai bóng tối buông những thần chú hắc ám để khiến cho những hòn đảo bị chìm xuống đáy biển, tuy nhiên, chính lúc này, những cột nước bắt đầu trỗi dậy chắn ngang trước mắt chúng, đó là quyền năng được thi triển bởi Maiar Osse, những câu thần chú bóng tối chẳng thể vượt qua được những cột nước của vị Maiar này.
Rồi bỗng nhiên, những cột nước chợt biến mất, khí nóng bắt đầu tỏa từ phía bờ biển, lũ tay sai của Angband sợ hãi đến rúm người, tất cả như nhìn thấy một đôi mắt nóng bóng và cháy rực, khô khốc và tàn liệt như một lò lửa, hút cạn và thiêu đốt mọi ý chí sinh tồn của chúng. Chỉ một thoáng chốc, những gì còn lại chỉ là một đám tro tàn bị thiêu đốt đến tận cùng, những cơn gió cuốn đám rệu rã đó bay về Angband như một lời cảnh báo đáng sợ nhất. Thiên quân Valinor đã cập bến Trung Địa, họ phăng phăng hướng tới Angband. Sauron bắt đầu thi triển những hàng rào ma thuật từ phía xa nhưng chúng bị phá vỡ một cách dễ dàng. Hoảng sợ trước sức mạnh chưa từng thấy, Sauron liền dẫn theo toàn bộ lực lượng để rút hết về Utumno. Khi các Valar dẫn quân tới Angband, họ tiêu diệt hết những tên tay sai còn sót lại.
Tin đồn về đạo quân khủng khiếp từ thiên giới lan đi nhanh chóng, những bè lũ ma quỷ còn lại cũng mau chóng rút hết về Utumno. Thiên quân Valinor tiến nhanh về phương Đông mà không gặp phải trở ngại nào. Khi đi tới Cuivienen, họ lập ra một vòng tròn phép thuật để giúp bảo vệ nơi đây trong khi người Elf vẫn không hay biết gì. Họ chỉ nhìn thấy trên không xuất hiện những cánh chim khổng lồ đang bay lượn và tự thắc mắc với nhau, đó cũng là lần đầu tiên mà người Elf trong thấy những bóng dáng Đại bàng Lớn, con cháu của chúa tể Manwe.
Sau đó, cuộc chiến lại được tiếp tục và đi đến hồi quyết định. Thiên quân Valinor tiến về phía Đông Bắc và tiến hành bao vây Utumno trong nhiều năm. Che chắn cho pháo đài của Melkor là những rặng núi lớn và đen kịt như sắt quỷ, lực lượng thiên giới quyết định phá tan chúng để có thể tiếp cận đến những cánh cổng của Utumno. Trong nhiều năm, những rặng núi sắt bị đập nát và san phẳng bởi quyền năng của những Valar và Maiar. Trong thời gian đó, một số trận chiến nhỏ cũng đã diễn ra, Melkor phái đi những tay sai để quấy rối và gây khó khăn cho thiên quân nhưng đều vô ích.
Thế rồi, khi những rào chắn bị đập tan, Utumno đã nằm lộ ra trên một cánh đồng phẳng phiu và rộng lớn, trận chiến cuối cùng quyết định rồi cũng diễn ra. Ở phía Tây của Utumno là lực lượng của Valar Orome và Valar Tulkas, còn ở bờ biển phía Đông, những cơn lốc biển cũng sừng sững thị uy, điều đó có nghĩa lực lượng biển cả của Valar Ulmo cũng đã xuất hiện và pháo đài ma quỷ của Melkor đã bị bao vây hoàn toàn từ 2 phía.
Trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến vì Người Elf, đó đương nhiên sẽ là trận đánh ác liệt nhất trong toàn bộ cuộc chiến nhưng diễn biến thì chóng vánh và được quyết định ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên. Vào cái ngày diễn ra trận chiến, lực lượng Valinor đứng trước Utumno và buông lời khiêu chiến Melkor. Những cánh cổng đen khổng lồ bắt đầu được mở toang, từ đó túa ra những hình thù lúc nhúc, lộn xộn và đen đúa, chúng bao gồm đủ các kích cỡ khác nhau. Những thứ nhỏ hơn đi trước còn những thứ to lớn hơn thì bước đằng sau, cuối hàng luôn là những tên Balrog và Người sói bởi chúng là những chỉ huy.
Khi phe bóng tối đang biểu dương lực lượng của chúng thì Valar Orome, vị thống lĩnh lực lượng Valinor liền cảm thấy kinh hãi khi nhận ra những dáng hình quen thuộc với Ngài trước đây. Đó là những con quỷ to bè, cao lớn và rắn chắc như người Ent nhưng trông ngu xuẩn và chậm chạp. Bên cạnh chúng là những con sói đen tuyền, nước dãi rỏ ra từ những hàm răng sắc nhọn, đôi mắt đỏ lòm ghê tởm, luôn chực chờ để uống máu ăn thịt kẻ thù. Nhưng trên hết, Orome nhìn thấy một loài mới, số này đông đúc nhất trong đội quân của Melkor. Ở những ngày trước kia đó, Melkor vốn đã bắt cóc đi rất nhiều người Elf, họ bị ông ta tra tấn, đày đọa và biến đổi qua hàng trăm năm để biến thành một chủng loài mới phục vụ cho mình. Đó quả là một ác nghiệt và thứ ác nghiệt đó giờ đang đứng trước mặt của Valar Orome, chủng loài mới này có tên gọi là Orc.
Vào những ngày ban đầu, người Orc vẫn còn mang nhiều nét trên hình hài của họ thuộc về người Elf, điều đó đủ để Orome hiểu ra tất cả. Phía bên kia, dù phải đối mặt với đạo thiên binh hùng mạnh nhưng Melkor vẫn cất lên một tràng cười hả hê. Ông ta thực sự thích thú bởi các tạp phẩm do mình tạo ra đích thực giống như một trò hề, một sự nhạo báng dành cho Thượng đế và các Valar, ông ta luôn có suy nghĩ: "Các người cứ việc tạo ra những thứ đẹp đẽ còn ta thì biến chúng thành những thứ xấu xa."
Tiếng cười của Melkor không khiến cho Orome phải bận tâm bởi lúc đó Ngài đang chìm trong những suy nghĩ ảm đạm và xót thương. Ngài xót xa cho những giống loài mà mình từng yêu quí, chúng từng rất đẹp đẽ và hiền hòa. Nhưng rồi, nỗi xót thương nhanh chóng chuyển thành cơn thịnh nộ, Valar Orome đưa tay với lấy chiếc tù thần Valaroma và thổi vang rền cả góc trời phương Bắc. Sau hồi tù, thần mã Nahar bắt đầu tung vó, Thần và ngựa như hợp làm một biến thành một vệt trắng như ánh chớp lao thẳng vào lực lượng quân thù, Valar Orome hét lên những tiếng thét kinh trời khi Ngài xông trận.
Vó ngựa trắng điên cuồng lao qua quân địch như chốn không người. Vào cái ngày đó, Valar Orome chỉ muốn quét hết, tẩy rửa hết khỏi trần gian những giống loài ác nghiệt và khốn khổ. Kẻ thù kinh sợ và rối loạn trước cơn thịnh nộ của vị Valar thần thánh, vô số kẻ thù bị giẫm đạp và húc chết, rất nhiều Orc nằm sạp người giơ đôi tay lên đầu như van xin nhưng những lưỡi roi lửa của lũ Balrog ở phía sau liên tục giục giã khiến chúng tiếp tục đứng dậy rồi lao đầu ra trước Orome. Nhưng không gì cản được thần mã Nahar, nó hất tung những tên địch yếu ớt và mong manh ra khỏi đường chạy của mình. Giờ thì Valar Orome đã một mình một ngựa mà xuyên phá vào cánh trái của đội quân địch, kẻ thù chết như ngả rạ nhưng quân số của chúng vẫn đông. Lũ Người sói và Balrog tập hợp lại những nhóm quân ở cánh phải và phía chính giữa để chuẩn bị phản công.
Lúc bấy giờ, lực lượng Valinor vẫn đang đứng im bất động bởi chính họ cũng bị làm cho kinh ngạc bởi sự dũng mãnh và cơn thịnh nộ chưa từng thấy của vị thống lĩnh. Chỉ riêng có Valar Tulkas là không ngạc nhiên bởi Ngài biết rằng trong cơn điên cuồng, Valar Orome còn đáng sợ hơn cả Ngài. Nhưng sau đó, như chợt bừng tỉnh, thiên quân Valinor bắt đầu tham gia vào trận chiến.
Một nhóm Maiar tùy tùng của Valar Orome xông lên trước tiên, họ cũng cưỡi ngựa trắng và đeo cung, nhóm này dũng mãnh lao thẳng vào cánh trái để bảo vệ cho chủ nhân của mình. Nổi bật trong số này là một Maiar trẻ tuổi, toàn thân phát ánh bạc, đó chính là Maiar Tilion. Trên tay Ngài là một cây cung bằng bạc còn những mũi tên vô hình thì cứ tự hiện ra mỗi khi vị Maiar giương ngắm vào những kẻ thù, mà không chỉ một mà là nhiều mũi tên cùng lúc được bắn ra từ cây cung của Ngài, chúng bay tới đâu, quân thù thấy buốt giá tới đó. Nhóm người của Tilion ngày càng khoan phá mạnh mẽ vào cánh trái của kẻ thù, cánh này rối loạn trong khi các Maiar hướng mắt về hai cánh còn lại, họ vẫn thấy đen kịt những hình bóng lúc nhúc, kẻ thù vẫn còn đông vô kể. Bất chợt, Tilion vươn người và cất tiếng gọi to " Arien! Arien! ".
Thế rồi, gần như ngay lập tức, những tiếng gào rú bắt đầu cất lên ở phía bên kia chiến trường. Sức nóng kinh khủng lại bắt đầu tỏa ra, đôi mắt nóng bỏng và khốc liệt lại xuất hiện. Lũ Troll hóa đá còn lũ Orc thì ôm mặt khóc than. Lũ tay sai của Melkor đều cảm thấy khiếp sợ chỉ trừ những tên Balrog, vốn là những Ainur hệ lửa giống như Arien, vị nữ Maiar đáng sợ đang bốc cháy như một bó đuốc trên bầu trời. Một vài tên Balrog bắt đầu lao về phía Arien định quật ngã bà, đúng lúc đó thì một tiếng gầm vang lên ở phía sau, đội quân do Maiar Eonwe cũng bắt đầu lao vào chiến trường. Kiếm và roi lửa của lũ Balrog như trò chơi trước mặt Eonwe, trong gầm trời, không một kẻ nào có thể dùng vũ khí mà đánh bại được Ngài ngoại trừ các Valar. Thứ vũ khí trong tay Eonwe lúc biến thành kiếm, lúc hóa thành giáo, lúc trở thành cung, Ngài cứ thế mà xông vào bè lũ chỉ huy mà đánh giết, động tác của Ngài trông hệt như đóa hoa đang nở, đẹp đẽ và gây hứng khởi dù cho đang ở giữa chốn chiến trường ác liệt
Giờ đây, chiến trường thực sự trở nên hỗn loạn khi mà đội quân Đại bàng lớn bắt đầu xà xuống tham chiến. Lực lượng Valinor thể hiện một sức mạnh áp đảo đối với kẻ thù. Trận chiến này vốn không cân bằng nhưng cũng không kém phần ác liệt. Từ thuở thế giới hình thành, chưa bao giờ lại có một trận chiến mà ở đó, các linh hồn Ainur lại thể hiện sự cuồng nộ đến vậy. Rất nhiều những Ainur, rất nhiều các quyền năng đã được thi triển trước những cánh cổng của Utumno, sự xung đột giữa họ mới mạnh mẽ làm sao.
Dần dần, cánh trái của Valar Orome và cánh phải của Eonwe đã đánh cho kẻ thù tơi tả, họ xiết chặt gọng kiềm đến chính giữa rồi đẩy dạt toàn bộ lực lượng của Melkor về phía Đông. Roi lửa, móng vuốt hay lưỡi búa đã trở nên bạc nhược hơn bao giờ hết và không đủ uy lực để khiến cho lũ tay sai ô hợp phải phục tùng. Những kẻ đứng sau bỏ chạy tán loạn về phía bờ biển cho tới khi chúng bị những cơn sóng thần của Valar Ulmo cuốn trôi. Đống bại binh còn lại không còn kịp suy nghĩ về điều gì ngoại trừ trốn chạy. Cánh cổng của Utumno vẫn mở rộng và những kẻ chưa bị giết thì ào ào hướng về đó. Thế trận đã tan tành, Melkor cùng các tay sai thân tín nhất cũng không liều lĩnh bám trụ đến cùng, chúng quay người và toan chạy trốn vào trong những hang động khổng lồ của Utumno.
Valar Tulkas vẫn bình tĩnh đứng quan sát suốt từ đầu trận chiến, Ngài có một nhiệm vụ quan trọng nhất đó là bắt sống Melkor. Ngay vừa lúc Melkor quay người bỏ chạy, Valar Chiến binh đã như một ánh chớp mà lao vụt theo. Ngài đập vỡ cánh cổng của Utumno và truy đuổi bén gót theo kẻ thù. Trong chốn hang động đầy lửa và băng, Tulkas cuối cùng đã đuổi kịp Melkor, Ngài áp sát và đấu vật với ông ta, xích thần Angainor được tung ra, nó đuổi bám và trói chặt lấy thân hình của Chúa tể bóng tối. Sau một hồi vật lộn, Tulkas đã hoàn toàn khống chế được Melkor. Gothmog, Sauron và những tên tay sai khác không dám động đến Valar chiến binh để giải cứu cho chúa tể của mình. Chúng nhanh chóng chạy nấp vào trong những hang động sâu thẳm nhất của pháo đài Utumno để thoát thân. Valar Tulkas kéo giải Melkor ra ngoài pháo đài ma quỷ của ông ta. Chúa tể bóng tối ở Trung Địa đã bị bắt sống, cuộc chiến vì người Elf đã kết thúc với thắng lợi thuộc về thiên quân Valinor. Tuy thế, chốn Angband và Utumno rộng lớn vẫn còn vô số những hang sâu hẻm hẹp mà các Valar cũng không thể tìm ra hết. Ở đó vẫn tồn tại những mầm mống ác quỷ, đang ẩn nấp để chờ thời cơ trỗi dậy một lần nữa. Gothmog và Sauron, 2 chỉ huy nguy hiểm nhất của phe bóng tối đã thoát được khỏi cơn tai họa này.
Ainur là chủng tộc đầu tiên và thượng đẳng nhất được tạo ra bởi Thượng đế Eru Illuvatar trong một thời kỳ xa xưa trước cả khi thế giới được hình thành.
Họ là những linh hồn khai sơ tồn tại cùng với Thượng Đế và cùng Ngài tạo dựng nên thế giới thông qua Điệu Nhạc của những Ainur.Sau khi tạo ra thiên giới Arda,rất nhiều Ainur đã hiện diện ở đó để xây dựng và phát triển nó.Trong số những Ainur, có 15 người có sức mạnh cao hơn so với những người còn lại.14 người trong số những Ainur vĩ đại đã sáng lập ra Thiên quốc Valinor và thường được gọi là những Valar; người thứ 15 là Melkor, đã tách mình ra để đi theo một con đường khác và trở thành Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới. Những Ainur bậc thấp hơn được gọi là Maiar.
* Nguồn gốc
Những Ainur được sinh ra từ những ý nghĩ của Thượng Đế Illuvatar và mỗi người trong số họ lại có được một phần trong số những kiến thức vô tận của Ngài.Trong số những Ainur,chỉ duy nhất có Melkor là được đến hơn một phần trong số những kiến thức của Thượng Đế.Điều này khiến Melkor cùng với Manwe trở thành 2 người mạnh nhất trong số những Ainur.Những Ainur đều là những linh hồn có ý chí độc lập và không bị phụ thuộc vào đấng tạo ra mình là Thượng Đế Illuvatar.
Đầu tiên,Thượng đế Illuvatar dạy cho những Ainur về âm nhạc và cùng với nhau,họ đã tạo ra Điệu nhạc của những Ainur, điệu nhạc vĩ đại đã tạo ra những hình dung giúp Illuvatar từ đó mà sáng tạo nên thế giới.Lúc mới đầu,tất cả những Ainur đều sống hòa bình với Thượng đế nhưng có một người đã quay lưng lại với đấng tạo hóa và những anh chị em của mình,người đó là Melkor.Melkor với sự kiêu hãnh quá cao của mình đã lựa chọn một con đường khác với khao khát về quyền lực và sức mạnh cho riêng ông ta.Về sau,Melkor còn lôi kéo được rất nhiều những Maiar khác đi theo mình.
* Những Ainur và thế giới
Thông qua Điệu nhạc của những Ainur,Thượng Đế Illuvatar đã tạo ra một thế giới trong tiềm thức; Ngài cho những Ainur nhìn thấy thế giới đó và giải thích về những mục tiêu,dự định mà họ sẽ phải làm với nó.Khi thế giới thật được tạo dựng,Melkor và những Ainur vĩ đại khác đều có ước muốn được xuống đó để hoàn thiện nó và chuẩn bị cho sự xuất hiện của Những đứa con chính thức đầu tiên của Thượng đế là Elves và Con người.
Những Ainur có sức mạnh và quyền lực giống như những vị tiên khai sáng ra thế giới.Ngoại trừ Melkor và những Ainur đi theo ông ta thì hầu hết những Ainur đều sống tại thiên quốc Valinor,họ bất tử và tồn tại ở đó cho đến ngày tận thế của Thế giới.Số phận của những Ainur được biết tới rất ít,chỉ có một lời tiên tri về tương lai của họ như sau " Sau trận chiến vĩ đại vào thời điểm cuối cùng của Thế giới, những Ainur sẽ cùng với những đứa con chính thức của Illuvatar tạo ra điệu nhạc thần thứ 2, điệu nhạc này thậm chí còn tuyệt diệu hơn cả điệu nhạc đầu tiên ".
* Dòng dõi của Melian
Trong số rất nhiều những Ainur hạ giới trước kia,có một Maiar tên là Melian,bà là người duy nhất kết hôn với một trong số những đứa con chính thức của Thượng đế Illuvatar là Vua Elu Thingol của người Elves.Kết quả của cuộc hôn phối này là sự xuất hiện của một dòng dõi Ainur mới mang trong mình dòng máu và đặc trưng của cả Loài Elves và Loài Người.Dòng dõi này kế thừa qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến tận thời kỳ Nhẫn Chiến.Cả Lãnh Chúa Elrond hay Vua Aragorn đều là những hậu duệ thuộc dòng dõi Ainur của Melian.
VALAR
Valar, là một từ dùng để chỉ 14 vị Ainur vĩ đại nhất đã sáng lập ra Thiên quốc Valinor. Ainur là những đứa con thượng đẳng đầu tiên của Thượng Đế Eru, 14 người họ đã đến Arda để chống lại Melkor, một trong số những người anh em của họ.Tại Arda, 14 Ainur đều sống với nhau tại một vùng đất bí ẩn có tên là Almaren, nhưng sau khi nơi đó bị phá hủy thì họ đã chuyển tới đại lục phía Tây Aman và sáng lập ra thiên Quốc Valinor.
Những Valar từ thuở nguyên sơ vốn không có hình dạng cụ thể nhưng về sau họ luôn hóa thân dưới hình dáng của loài Elves hay Loài Người. Con người hay Elves đều coi họ như những vị tiên, những sứ giả thay mặt cho Thượng Đế điều hành thế giới.
* Những tên gọi
Có rất nhiều những cái tên được dùng để ám chỉ những Valar, Loài Người đôi khi gọi họ là những vị tiên, người Elves thì vẫn gọi họ là các Valar, trong khi đó thì người Dwarves lại gọi Aule, đấng sáng tạo ra họ là Mahal.Tuy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng thực ra, 14 Valar đều có những tên gọi và biệt hiệu riêng của họ như dưới đây:
- Manwe Sulimo - Thần gió, Vua của các Valar
- Ulmo - Thần nước, Chúa tể của biển cả
- Aule - Thần thợ rèn, Chúa tể của lòng đất
- Orome Aldaron - Chúa tể của những cánh rừng, người bảo hộ vĩ đại cho những kỵ binh và thợ săn của Valinor
- Namo Mandos - Thần phán xét người chết, chủ nhân của các linh hồn
- Irmo Lorien - Thần của những giấc mơ và khát vọng
- Tulkas Astaldo - Thần chiến binh, người bảo hộ cho những chiến binh của Valinor
- Varda Elentari - Nữ hoàng tinh tú, vợ của Manwe, nữ hoàng của các Valar
- Yavanna Kementari - Nữ thần hoa trái, vợ của Valar Aule
- Nienna - Nữ thần sầu muộn và nhân ái
- Este - Nữ thần phục sinh, vợ của Valar Irmo
- Vaire - Nữ thần dệt cửi,vợ của Valar Mandos
- Vana - Nữ thần tuổi trẻ,vợ của Valar Orome
- Nessa - Nữ thần khiêu vũ, vợ của Valar Tulkas
Ngoài những cái tên vừa kể trên thì còn có Aratar, một từ khác được dùng để chỉ 8 Valar
vĩ đại nhất là Manwe, Varda, Ulmo, Yavanna, Aule, Mandos, Nienna và Orome.
MAIAR
Trong thế giới Legendarium có 1 khái niệm mang tên là Maiar để chỉ những thực thể linh hồn đặc biệt tồn tại từ những ngày đầu thiết lập ra thế giới.Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết của J.R.RTolkien là những Maiar.
* Khái niệm về Maiar
Maiar hiểu đơn giản là những linh hồn bất tử tồn tại từ những ngày đầu của thế giới hỗn mang.Họ là những linh hồn có ý thức nhưng không có cơ thể và hình dáng hữu hình nào cả.Bởi vậy mà họ cần những thân xác để nhập thể,hay chính xác hơn nếu hiểu theo tín ngưỡng của phương Đông thì đó là một linh hồn bất biến, tồn tại và hiện diện thông qua hình thức đầu thai chuyển kiếp.
Những Maiar có sự liên kết đặc biệt với thế giới Arda để giúp đỡ những Valar trong việc hình thành nên thế giới.Có khá nhiều Maiar nhưng chỉ một vài trong số họ là có tên riêng cụ thể.Người đứng đầu trong số những Maiar là Eonwe,người giữ cờ cho chúa tể Valar Manwe và Ilmare,người hầu cận của nữ hoàng Valar Varda.
* Những Maiar xuất hiện ở Trung Địa
Mỗi một Maiar đều thuộc quyền kiểm soát của một Valar.Ví dụ như Maiar Osse và Maiar Uinen,những linh hồn của biển cả có mối liên kết và thuộc quyền kiểm soát của Valar Ulmo.Trong khi đó thì Curumo,Maiar được biết tới ở Trung Địa với thân xác và cái tên là Saruman lại thuộc về Valar Aule ( thần thợ rèn ). Sauron cũng là 1 Maiar thuộc quyền kiểm soát của Valar Aule, điều này lí giải vì sao mà Saruman lại dễ dàng bị Sauron mua chuộc. Maiar Aiwendil,được biết tới ở Trung Địa là Radagast Nâu thuộc về Valar Yavanna.Maiar Olorin,được biết tới ở Trung Địa là Mithrandir theo cách gọi của người Elves và là Gandalf theo cách gọi của Loài Người lại thuộc sự kiểm soát của 2 vợ chồng Chúa tể Valar là Manwe
Maiar và Varda.
Ngoài ra còn 1 số Maiar khác không thấy đề cập đến chủ nhân của họ như Alatar và Pallando,được biết tới như là 2 Phù thủy áo Xanh ở Trung Địa.Số phận của 2 Maiar này cũng không được nhắc tới nhiều.Bên cạnh đó thì còn có cả những Maiar với hình thù ở Trung Địa là những ác quỷ Balrog, chúng cùng Sauron đều là những Maiar đã bị Melkor ( Chúa tể bóng tối mạnh nhất và đầu tiên của thế giới ) mua chuộc.Những Maiar thường có sức mạnh rất lớn,đôi khi họ còn có khả năng chống đối lại cả những chủ nhân Valar của mình.
Giờ thì chúng ta đã hiểu vì sao mà Sauron đã bị tiêu diệt nhưng linh hồn của ông ta vẫn luôn tồn tại và lại có thể được phục sinh.Cũng như giải đáp được thắc mắc là vì sao mà Gandalf khi kể cho nhóm Aragorn nghe về quá trình trở thành Phù thủy Trắng lại dùng những từ khó hiểu như: " tôi đã được gửi trả lại với một nhiệm vụ mới " hay " Gandalf Xám??? Tôi nhớ lúc trước người ta từng gọi tôi như vậy,giờ tôi là Gandalf Trắng ".
Quá trình chuyển đổi từ Gandalf xám sang Gandalf Trắng thể hiện một chu kỳ đầu thai chuyển kiếp mới của Maiar Olorion được bắt đầu chuyển giao từ cái chết của Gandalf xám sau trận chiến của ông ta với ác quỷ Balrog ở Moria.Còn Sauron,do thân xác chính thức không còn nên ông ta phải cần đến chiếc nhẫn để tái tạo lại thân xác của mình.Trong quá trình chưa có được thân xác phù hợp thì Sauron vẫn phải tạm ẩn mình trong những thân xác phiêu định và yếu đuối.
ELVES
Elves là một chủng tộc xuất hiện trong các tác phẩm thần thoại của nhà văn Tolkien. Qua tiếng Việt, họ thường được gọi là Tiên.Trong thế giới thần thoại của Tolkien thì Elves là những đứa con chính thức đầu tiên của thượng đế Eru lluvatar. Những người Elves không bị lão hóa theo thời gian, họ bất từ và miễn nhiễm với bệnh tật. Mặc dù vậy, người Elves vẫn có thể bị giết chết.
Về ngoại hình thì những người Elves thường cao, tai nhọn, cơ thể luôn tỏa ánh sáng. Mái tóc của họ có thể là màu đen hoặc vàng tùy vào địa điểm sinh sống. Elves có nhiều điểm giống với Loài người, tuy vậy thì họ có tầm nhìn xa và thính tai hơn. Đôi chân của họ cũng nhanh nhẹn và linh hoạt hơn giúp họ có thể đi lại dễ dàng trên những địa hình hiểm trở.
* Người Elves được phát hiện
Elves được cho là chủng tộc cao quý nhất từng sống tại Trung Địa. Ban đầu, họ được thức tỉnh bởi dòng nước Cuivienen và ngôi sao Yavanna. Nhóm người Elves ban đầu chỉ gồm có 6 người, 3 nam và 3 nữ. Nhóm Elves ban đầu đó lang thang trong những khu rừng, họ sinh sôi nảy nở và là những người đầu tiên sáng tạo ra âm nhạc, nghệ thuật và thơ ca.
Trải qua một thời gian dài, những người Elves đã sống một cuộc sống yên bình dưới sự che chở của khu rừng thiêng Cuivienen.Tuy nhiên, thời kỳ yên bình này đã kết thúc khi họ bị phát hiện bởi Melkor,chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới. Melkor ngay lập tức phái tới Cuivenen những linh hồn ác quỷ của mình để do thám và gây ra những nỗi ám ảnh sợ hãi lên những cư dân Elves sống tại đó. Một bộ phận lớn người Elves đã phải bỏ chạy khỏi khu rừng thiêng, nơi che chở họ vì những nỗi sợ hãi ma quỷ. Và khi ra với thế giới bên ngoài, họ dễ dàng bị Melkor và bè lũ tay sai của ông ta bắt cóc. Những người bị bắt cóc được đưa tới Utumno,nơi mà họ bị hủy hoại,tra tấn theo sự uốn nặn của Melkor để rồi trở thành những con người có hình thù ghê rợn,nửa người nửa quỷ.Những người Elves bị biến đổi này về sau đã nhân rộng và trở thành một chủng tộc mới chính là Orcs.
Những người Elves còn lại tin tưởng vào sự bảo vệ của khu rừng Cuivenen và tiếp tục ở lại đó bất chấp sự ám ảnh bởi những bóng ma của Melkor. Khi mà Valar Orome đến Trung Địa, ông đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của những người Elves. Ban đầu, những người Elves mỏng manh và nhút nhát đã hoảng sợ trước Orome nhưng vị Valar nhân hậu này đã dần cảm hóa được họ. Orome tỏ ra quí mến những người Elves và đặt cho họ cái tên là Eldar ( Những con người của ánh sao ).
Orome sống với người Elves một thời gian và thực hiện hành trình trở về thiên quốc Valinor để cho chúa tể Valar Manwe biết về sự tồn tại của những đứa con đầu tiên của Eru Iluvatar. Sau đó, Các Valar đã quyết định bảo vệ những người Elves khỏi sự quấy nhễu ma quỉ của chúa tể bóng tối Melkor. Vương quốc Valinor bắt đầu tổ chức một cuộc chiến tranh lớn với thế lực bóng tối của Melkor nhằm cứu Trung Địa khỏi tội ác của ông ta. Trong thời gian đó, những người Elves vẫn sống tại khu rừng Cuivenen vẫn không hay biết gì về cuộc chiến lớn đang diễn ra ở phương Bắc.
Sau khi Melkor bị bắt giam, Orome đã trở lại Cuivenen và mang một thông điệp từ các Valar tới những người Elves rằng từ đây họ có thể lên đường tới thiên giới Aman để sinh sống. Cảm thấy sức thuyết phục từ thông điệp mà Orome mang tới, hầu như tất cả dân tộc Elves đã lên đường vượt biển để tới với Aman.Trong quá trình vượt biển, họ bị những trở ngại trên hành trình phân chia làm những nhóm khác nhau.
Nhóm Vanyar và Noldor là những người Elves đến được vương quốc Valinor sớm nhất. Nhóm Teleri là nhóm đi chậm nhất đã bị những cơn sóng đẩy dạt vào vùng phía Tây và phía Bắc của Trung Địa. Đa phần trong nhóm Teleri không thích nghi được với điều kiện sống ở biển nên đã di cư về vùng rừng Neldoreth, nơi mà về sau có tên là Doriath. Một bộ phận khác của người Teleri sau này rốt cục vẫn tới được Aman và sinh sống chủ yếu tại đảo Tol Eressea rồi sau đó là Alqualonde. 1 nhóm Elves khác là Nandor ở lại Trung Địa và trở thành những tiên rừng sống tại Beleriand.
* Cuộc sống tại Aman
Những người Elves đầu tiên đến với Aman đã được dìu dắt bởi những người Valar mà đặc biệt là Valar Aule, thần thợ rèn.Tại đây, người Elves dòng Noldor đã lập một thành phố riêng và phát triển nó trở thành cực thịnh.Thời đại yên bình của người Noldor kết thúc khi Melkor được thả tự do từ nơi giam giữ của ông ta. Một loạt những âm mưu chia rẽ của Melkor đã khiến cho Feanor, 1 hoàng tử đầy kiêu ngạo và tham vọng, sinh ra những tư tưởng nghi kỵ và oán thù đối với những anh em cùng cha khác mẹ của mình.Trong một lần thiếu kiềm nén, Feanor đã toan dùng gươm đòi tử chiến với Fingolfin, em cùng cha khác mẹ của mình. Vì hành động này mà Feanor đã bị những Valar trục xuất ra khỏi Tirion.
20 năm sau, chúa tể Valar Manwe dự định tổ chức một lễ hội lớn nhằm xoa dịu tâm lý cho người Noldor nhưng chính vào lúc đó, Melkor và Nhện chúa Ungoliant đã hủy diệt 2 cây thần, phủ bóng tối lên Valinor, giết chết nhà vua Finwe của Noldor và ăn trộm 3 báu vật Silmaril của Feanor để chạy trốn về Trung Địa.
Sau cái chết bi kịch của đức vua Finwe, cơn thịnh nộ của Feanor đã lên tới đỉnh điểm. Ông ta tập hợp tất cả người Noldor tại Tirion và thuyết phục họ quay trở lại Trung Địa để truy đuổi Melkor và lấy lại 3 báu vật Silmarils. Nhóm người của Feanor lên đường trở lại Trung Địa, trong quá trình vượt biển, họ có mâu thuẫn với những người Teleri tại Alqualonde và gây ra Cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử tộc Elves.Trải qua nhiều khổ nạn, những người Noldor đã đến được Trung Địa và thành lập ở đó những vương quốc mới để đối đầu với thế lực Melkor.
* Cuộc chiến của những báu vật
Trong một thời gian dài, phe Noldor ở Trung Địa đã tập hợp được quanh mình rất nhiều những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chúa tể bóng tối Melkor. Thành phần liên minh của họ đa phần là những người Elves sống ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp Trung Địa, số còn lại bao gồm cả người Dwarves và Loài Người. Loài người dần dần di tản từ phương Đông để đến với Beleriand. Lúc bấy giờ,Trung địa có 2 chủng tộc người lớn là Edain và Easterling. Người Edain bình đẳng, ưa chuộng hoa bình đã trở thành đồng minh và sống hòa trộn vào giữa những người Elves còn tộc Easterling hiếu chiến lại đầu quân cho phe bóng tối của Melkor.
Những cuộc chiến giữa 2 phe Melkor và Noldor kéo dài hàng thế kỷ, đã có những thắng lợi nhất định cho phe liên minh Noldor. Một viên trong những báu vật Silmaril đã được lấy lại khỏi Melkor nhưng chính nó lại là nguyên nhân dẫn đến một trường bi kịch lớn cho dân tộc Elves ở Beleriand. Những người đồng minh, anh em, họ hàng quay ra chém giết lẫn nhau để chiếm đoạt báu vật Silmaril cho riêng mình. Những cuộc nội chiến đã dẫn đến sự diệt vong của vương quốc Doriath hùng mạnh và gây ra cái chết cho gần như tất cả những người chủ chốt thuộc gia tộc Feanor. Chỉ 1 trong số họ được biết đến là còn sống, đó là Maglor, đôi khi người ta nhìn thấy ông một mình dạo bước trên những bờ biển và hát những bài hát kể về những thảm kịch đau đớn của người Noldor ở Trung Địa.
* Thời kỳ sau này
Sau sự sụp đổ của Beleriand trong Cuộc chiến Thịnh Nộ, những người Elves cuối cùng cũng được các Valar cho phép trở lại Aman. Một số người họ chọn ở lại Trung Địa và sáng lập ra những vương quốc riêng. Người Noldor, một bộ phận trở về thiên giới Aman, còn một bộ phận khác thì sống tại Lindon và coi Gil-galad như là đức vua tối cao của họ ở Trung Địa. Hàng trăm năm sau, Celebrimbor, người cuối cùng trong chi tộc Feanor, đã thay mặt nữ hoàng Galadriel và lãnh chúa Celeborn để tiếp quản một vương quốc khác là Eregion. Một số người Elves dòng Sindar không ở cùng Gil-galad mà lại di cư về phía Dãy núi Sương Mù và trở thành những tiên rừng như những người tại Lothlorien và Vương quốc Đất Rừng.
Những vương quốc của người Elves phát triển phồn thịnh trong hơn 1000 năm cho tới năm 1200 của thời đại thứ 2, Sauron bỗng xuất hiện dưới lốt 1 nhân vật có tên là Annatar mang đến cho người Elves những kiến thức mới lạ. Đức vua Gil-galad không cảm thấy sự tin tưởng ở Sauron, ông ngăn cản không cho hắn tiến vào vương quốc của mình. Sauron sau đó lại xuất hiện tại vương quốc Eregion của Celegrimbor, ở đây, hắn được chấp nhận và khá được lãnh chúa tin cậy. Với sự giúp đỡ của Annatar, Celebrimbor đã luyện ra được Những chiếc Nhẫn sức mạnh, nhưng 3 trong số chúng được luyện một cách bí mật và không có sự can thiệp nào của Sauron vào chúng. Về sau, Sauron đã bộc lộ âm mưu thâm hiểm của mình khi luyện ra chiếc Nhẫn Chủ nhằm điều khiển những chiếc Nhẫn khác nhưng người Elves không dễ dàng để bị lừa, họ không sử dụng những chiếc Nhẫn và gửi nó đến những nơi an toàn hơn. Celebrimbor đã gửi chiếc nhẫn Nenya tới chỗ Galadriel và 2 chiếc nhẫn còn lại là Vilya cùng Narya tới chỗ của đức vua Gil-galad.
Sauron sau khi bị vạch trần âm mưu đã tiến hành một cuộc chiến nhằm quét sạch những dân tộc tự do sống tại Trung Địa nhưng hắn bị quân đội liên minh của đức vua Gil-galad và người Numenor đánh bại.Tuy chiến thắng nhưng vương quốc Eregion cùng với lãnh chúa Celebrimbor đều bị tiêu diệt. Sau cuộc chiến, Lindon trở thành vương quốc lớn nhất của người Elves tại Trung Địa, những người sống sót của Trung Địa đều dồn về Lindon để nhận được sự che chở.
* Liên minh Elves và con người trong trận chiến chống lại Sauron
Vào nửa cuối thời đại thứ 2, Loài người tiếp tục sinh sôi nảy nở và phát triển mạnh mẽ tại Trung Địa. Những người thừa kế dòng máu Numenor đã sáng lập ra 2 vương quốc lớn là Arnor và Gondor.Vào năm 3441 của thời đại thứ 2, quân đội của cả 2 vương quốc đã hợp với quân đội của người Elves tại Lindon, Rừng U ám và người Dwarves dòng Durin để tạo thành một liên minh khổng lồ nhằm đánh bại hoàn toàn lực lượng của Sauron. Cuộc chiến lớn nhất của thời đại thứ 2 đã kết thúc với chiến thắng dành cho Liên minh cuối cùng của Người và Elves.
Sau cái chết của đức vua Gil-galad trong trận chiến cuối cùng, những người Elves tại Lindon đều tiến hành vượt biển để về với vùng đất Aman của những Valar.Trung Địa chỉ còn lại 3 xứ sở của người Elves là vùng cảng trước kia của Lindon do Cirdan trị vì, Lothlorien của Galadriel và Rivendellcủa Elrond. Sau chiến thắng hoàn toàn trước Sauron trong Cuộc Nhẫn chiến, những người Elves còn lại của 3 vương quốc hầu hết đã thực hiện hành trình rời Trung Địa để về với thiên giới Aman.
* Số phận
Người Elves vốn ban đầu đã được Thượng Đế Eru ban tặng cho sự bất tử, nghĩa là họ sẽ mãi mãi trẻ trung cả về thể xác lẫn linh hồn. Nhưng sau khi Chúa tể bóng tối Melkor làm biến đổi Arda thì sự bất tử của người Elves đã gặp những tác động không nhỏ. Chỉ có những người Elves sống dưới sự bảo hộ của các Valar tại Aman ( vùng đất bất tử ) thì mới có được sự bất tự trọn vẹn, trong khi những người ở Trung Địa thì không được như vậy, họ sẽ bất tử về linh hồn nhưng không bất tử về thể xác, theo thời gian, thể xác của họ cũng sẽ dần bị lão hóa và tan biến cho đến khi họ biến thành những bóng ma không nơi trú ngụ. Sở dĩ những người Elves sống ở Trung Địa đến tận thời đại thứ 3 mà vẫn không bị lão hóa về thể xác là do năng lực của 3 chiếc nhẫn sức mạnh, chúng giúp trì hoãn thời gian lão hóa của họ. Khi chiếc Nhẫn Chủ bị phá hủy, 3 chiếc nhẫn này cũng bị mất đi sức mạnh nên không lâu sau đó, hầu hết toàn bộ người Elves tại Trung Địa đã lên đường đến Aman bởi thời gian của họ giờ đây không còn nhiều.
Sau thời điểm kết thúc Cuộc chiến Thịnh Nộ vào cuối thời đại thứ nhất, người Elves được cho phép trở lại thiên giới Aman bởi những Valar, họ phân ra làm 2 nhóm. Một nhóm là những người Elves thuần chất chấp nhận đi theo tiếng gọi của những Valar và thực hiện cuộc hành trình vượt Biển Lớn để tới Aman, ở đó, họ sẽ được hưởng một cuộc sống bất tử dưới sự che chở thần thánh ( họ có thể trì hoãn việc chọn lựa thời điểm ra đi ).
Còn nhóm thứ 2 là những bán Elves, những người con lai giữa 2 chủng loài Elves và Người, họ có thể tự lựa chọn thân phận cho mình như là 1 trong 2 loài Elves hoặc Người. Hầu hết những ai chọn thân phận là Người đều ở lại Trung Địa, tiêu biểu là Elros, em trai của lãnh chúa Elrond, ông đã chọn làm Người và trở thành vị vua đầu tiên của Numenor. Trong thời đại thứ 3 của thế giới, với sự lên ngôi của Loài Người thì những người Elves ở Trung Địa đã chọn một lối sống ở ẩn tách xa thế giới con người. Sang đến đầu thời đại thứ 4 thì hầu như toàn bộ người Elves đã rời bỏ Trung Địa để đến với Vùng đất bất tử nằm ở phía bên kia Biển lớn.
BALROGS
Balrog là những linh hồn Maiar bị cám dỗ bởi Chúa tể bóng tối Melkor và có thể hóa thân dưới hình dạng của những ác quỷ bóng tối có thân hình rực lửa.Trong một số bản viết có đề cập đến hẳn một đạo quân Balrog đã từng xuất hiện tại thế giới, tuy nhiên thì về sau con trai của nhà văn J.R.R.Tolkien đã khẳng định rằng số lượng của chúng qua mọi thời đại chỉ vào khoảng 7 tên và kẻ đứng đầu trong số chúng là Chúa quỷ Gothmog.Rất nhiều những hình ảnh minh họa mà chúng ta có được về loài quỷ này thường là Tai Ương của Durin - Balrog của Moria. Tai Ương của Durin là Balrog nổi tiếng nhất mà chúng ta được biết tới bên cạnh Gothmog.
* Nguồn gốc
Những Balrog có nguồn gốc là những linh hồn Maiar ( những Ainur bậc thấp hơn so với Valar) giống như Sauron hay Gandalf. Chúng bị Melkor,chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới,mua chuộc và trở thành những tay sai dưới quyền của ông ta.Trong quá trình thực hiện Điệu nhạc của những Ainur ( điệu nhạc sáng tạo nên thế giới ),Melkor đã sinh tà tâm và tự thực hiện một đoạn nhạc riêng của ông ta, dưới ảnh hưởng của đoạn nhạc này,những linh hồn Ainur ở gần Melkor nhất sẽ bị loạn tâm và sinh ra những tư tưởng phản loạn.Những Balrog là những linh hồn ở gần Melkor nhất và họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điệu nhạc của ông ta.Vì vậy,nếu xét kỹ về nguồn gốc thì những Balrog còn là một trong những thành phần đã từng tham gia vào quá trình tạo lập nên thế giới.
* Lịch sử
Trong suốt thời đại đầu tiên của thế giới,những Balrogs là những kẻ đáng sợ nhất trong lực lượng bóng tối của Melkor.Khi pháo đài Utumno của Melkor bị hủy diệt bởi những Valar thì các Balrogs đã chạy trốn và ẩn nấp trong những vùng hầm của Angband.
Về sau,đức vua Feanor của người Noldor sau khi đánh bại lực lượng Orcs của phe Melkor đã tiến quân truy quét vào vùng Angband và chạm trán với những Balrog tại đó.Trong trận chiến,Feanor bị Gothmog,chúa tể Balrog,làm cho bị trọng thương.Mặc dù sau đó, những con trai của ông đã tiêu diệt được tên ác quỷ nhưng Feanor vẫn ra đi vì vết thương quá nặng.Những Balrogs cũng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận đánh đó.Tuy nhiên,có vẻ như vẫn còn một số Balrogs đã chạy thoát được.
Trong thời đại thứ 3 của thế giới,những người Dwarves của dòng dõi Durin tại Khazad- dum trong quá trình khai thác Mithril đã vô tình làm thức tỉnh một Balrog đang ngủ sâu trong lòng núi.Ngay lập tức,vua Durin VI và những người Dwarves sống tại đó bị giết chết bởi con ác quỷ mà họ vừa đánh thức.Sự ghê gớm của ác quỷ Balrog đã khiến cho đế chế Khazad-dum phải sụp đổ và người Dwarves thuộc dòng dõi Durin định cư tại đó hàng trăm năm đã phải di tản đi những nơi khác.Ác quỷ Balrog mà những người Khazad-dum chạm trán được gọi là Tai Ương của Durin.Đây vẫn là ác quỷ Balrog được biết tới nhiều nhất. Tai Ương của Durin chiếm lấy hầm mỏ Moria để làm nơi ở cho đến khi hắn chạm trán và bị giết bởi Gandalf. Nhưng liệu hắn có phải là Balrog cuối cùng còn xót lại trên thế giới hay không vẫn còn là một bí ẩn.
* Hình dáng
Đa số những Balrogs được miêu tả như là những con quỷ khổng lồ mang hình dạng cơ thể hơi giống người, có chiều cao lên tới khoảng 25 feet, đầu có sừng giống trâu,toàn thân được che phủ bởi bóng tối và lửa.Hầu hết những Balrog đều dùng 2 thứ vũ khí là một thanh kiếm lửa cùng với một chiếc roi lửa. Gothmog,chúa tể Balrog là kẻ duy nhất trong số chúng sử dụng rìu lửa.Balrog là những ác quỷ đáng sợ đối với bất kỳ một sinh vật nào từng tồn tại tại thế giới, không phải chỉ vì sức mạnh và hình dạng mà còn bởi sự thông minh của chúng ( bởi chúng là những Maiar,những linh hồn Ainur góp phần tạo nên thế giới).
ĐẠI BÀNG LỚN
Đại bàng lớn được nhắc đến trong Huyền sử Silmaril như là những tạo phẩm của Manwe Sulimo,chúa tể Valar và thường được gọi là những con đại bàng của Manwe.Chúng được gửi từ Thiên quốc Valinor tới Trung Địa để công giữ cho những người Noldor và giúp đỡ họ trong cuộc chiến chống lại Chúa tể bóng tối Melkor.
* Thời đại thứ nhất
Những con đại bàng lớn là những sứ giả của chúa tể Valar Manwe Sulimo.Sở hữu khả năng nhìn xuyên thấu mọi vật nên chúng thường được giao nhiệm vụ công gác và do thám.Chỉ có duy nhất màn ma khí bên trong nơi ở của chúa tể bóng tối Melkor là thứ mà những Đại bàng lớn không thể nhìn xuyên qua được.
Nhiều khả năng chúng là những Maiar giống như những quỉ lửa Balrog đã được Manwe ban tặng cho cơ thể có hình dáng là những con đại bàng lớn.Có một thời gian,Melkor đã thực sự e ngại giống loài đại bàng này, chúng đủ sức để đương đầu với ông ta. Đối thủ lớn của Melkor và là tổ phụ của loài đại bàng lớn là Thorondor,ông ta đã sát cánh bên cạnh những người Noldor trong suốt thời đại đầu tiên của thế giới.Những hậu duệ của ông ta tồn tại đến mãi về sau mà trong số đó có Gwaihir Chúa gió, người đã rất nhiều lần trợ giúp cho Gandalf trong suốt thời đại thứ 3.
Có 1 thời kỳ mà Vua của loài đại bàng,Thorondor, đã làm tổ trên đỉnh núi Thangorodrim nằm ở ngay phía trên những cánh cổng của Angband.Trong lúc sống tại đó,Thorondor đã giúp Fingon giải cứu Maedhros.Những Đại bàng lớn về sau chuyển tới Crissaegrim thuộc ngọn núi Encircling.Ở đó,chúng kết bạn với người Turgon và làm nhiệm vụ chính là công chừng cho sự yên bình của những dãy núi.
Trong trận quyết đấu tay đôi giữa Fingolfin với Melkor,vua đại bàng Thorondor đã mổ trúng mặt Chúa tể bóng tối và mang được xác của Fingolfin về Turgon để chôn cất.Những đại bàng lớn đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Valar,Elves và người Edain trong Cuộc chiến Thịnh Nộ xảy ra vào cuối thời đại thứ nhất.
* Thời đại thứ 2
Tại thời đại thứ 2, một cặp đại bàng đã làm tổ tại Armenelos,thủ đô của đế chế Numenor cho tới khi đức vua ở đó trở mặt với Valar.Những con đại bàng của thời kỳ này thường được nhìn thấy tại đỉnh núi Meneltarma,khi có bất kỳ một ai tìm cách trèo lên đỉnh núi thì sẽ nhìn thấy 3 trong số những con đại bàng lớn xuất hiện.
Khi Thượng đế và Valar đưa ra quyết định trừng phạt và xóa sổ Numenor,họ đã gửi tới đó những đám mây bão có hình dạng giống một con đại bàng lớn để cảnh báo cho những người ở đó về thảm kịch sắp tới.
* Thời đại thứ 3
Trong thời đại thứ 3, những con cháu của Vua đại bàng Thorondor là Gwaihir và Landroval đều chọn phía đông của Dãy núi Sương Mù làm nơi cư trú.
Trong cuốn sách The Hobbit cũng có nhắc đến những con đại bàng lớn nhưng không con nào trong số chúng được nhắc đến với tên riêng.Trong The Hobbit, tác giả chỉ dùng cụm từ " chúa tể của loài đại bàng " để chỉ thủ lĩnh của nhóm đại bàng xuất hiện trong cuốn sách.Nhiều người khẳng định chúa tể đại bàng đó chính là Gwaihir, ông ta cùng với Landroval đã giải cứu Thorin Khiên Sồi cùng người của mình khỏi bè lũ Sói Ma và Goblins.Những đại bàng đi theo Gwaihir đã cứu và đưa nhóm của Thorin đến bờ sông Anduin và sau này đã một lần nữa giúp họ đánh bại đội quân Tiên trong Trận chiến của năm đạo quân diễn ra gần Ngọn núi Cô đơn.Tuy nhiên trong Return of The King,Gandalf nói rằng Gwaihir trước đó đã cứu ông ta tới 2 lần, trong khi đối chiếu lại các sự kiện thì sẽ phải là 3 lần nếu Gwaihir và "chúa tể đại bàng" trong The Hobbit là một.
Trước và trong suốt thời kỳ Nhẫn chiến,Gwaihir đã giải cứu Gandalf khỏi đỉnh tòa tháp Orthant của Isengard ( khi bị Saruman giam giữ ) và một lần nữa từ Zirak-Zigil ( Sau trận chiến tay đôi với Balrog - Tai Ương của Durin ).Những đại bàng lớn còn tham gia trợ giúp phe Aragorn trong Trận chiến trước Cánh cổng Đen.Tại trận đánh,những đại bàng lớn đã giúp phe loài người chống đỡ với các Nargul và những con Wyvern của chúng.Gwaihir cùng với những đại bàng khác đã giải cứu Frodo Baggins và Samwise Gamgee khỏi núi Doom tại Mordor sau khi chiếc Nhẫn Chủ bị tiêu hủy.
* Những điểm thú vị bên lề
Trong một số ấn bản của cuốn sách The Hobbit có để hình minh họa những con đại bàng lớn dựa trên một bản vẽ của tác giả Tolkien.Theo Christopher Tolkien,con trai của tác giả cho biết thì hình ảnh đại bàng lớn được dựa theo một bức tranh của họa sĩ Archibald Thorburn vẽ về một con đại bàng vàng trong cuốn từ điển chim muông của nước Anh.Tuy Tolkien sử dụng hình mẫu này nhưng không nhất thiết những con chim của ông là có nguồn gốc từ loài đại bàng Vàng trong thực tế.
Trong một số văn bản của j.R.R.Tolkien có đề cập đến việc những con đại bàng lớn thực sự là những Maiar trong thân xác đại bàng và Thượng đế Illuvatar đã ban cho loài sinh vật này một sự dũng cảm phi thường không biết sợ hãi là gì.Nếu đúng là như vậy thì rất có thể những con chim khác ở Trung Địa như Roac,Raven hay Thrush cũng đều là những Maiar hoặc là những linh hồn khác được phái xuống trong thân xác của các loài thú ( có thể
Beorn cũng là một dạng như vậy).
RỒNG
Rồng là một sinh vật cổ xưa và thường gây ra nỗi kinh hoàng cho những con người sống tại Trung Địa.Chúng bất tử, thông minh,có sức mạnh khủng khiếp và sở hữu khả năng thôi miên và mê hoặc những sinh vật khác.
Những con rồng sống xuyên suốt qua cả 3 thời đại của Trung Địa hay thậm chí là còn hơn.Chúng được tạo ra bởi Melkor trong suốt thời đại thứ nhất của thế giới và con rồng đầu tiên được nhìn thấy tại Trung Địa là Glaurung,cha của tất cả các loài rồng và là tay sai đắc lực cho chúa tể bóng tối.Cách thức tự phát triển và sinh sôi của loài rồng là một bí ẩn. Hầu hết mọi người chỉ biết là chúng được nở ra từ trứng.
Trong nhìn nhận của nhiều dân tộc thì Rồng không hẳn là một chủng loài ác quỷ như là Orcs,Balrog hay Sói ma. Trên thực tế,có một vài dân tộc ở Trung Địa lại tôn thờ Rồng vì thán phục sức mạnh và sự khôn ngoan của chúng.Nhiều quốc gia còn lấy các hình tượng rồng để làm biểu tượng cho sự hùng mạnh của mình.
Một giả thuyết khác cho rằng loài Rồng là một sinh vật tự tồn tại ở Trung Địa chứ không phải do Melkor tạo ra.Với tính cách của mình thì hẳn Melkor sẽ không muốn tạo ra một sinh vật tuyệt mỹ như là loài Rồng.Giả thuyết này nghiêng về quan điểm cho rằng,Melkor ko tạo ra Rồng mà chỉ tìm cách mua chuộc và dụ dỗ một vài con trong số chúng làm việc cho ông ta.
Những con rồng của thời đại thứ 2 và thứ 3 gần như không có sự liên quan gì tới thế lực bóng tối.Ví dụ như Smaug và Scatha, những con rồng này tàn phá những vương quốc của người Dwarves chỉ bởi sở thích và mục đích cá nhân của chúng.Hầu hết loài rồng đều thích những vật lấp lánh và coi những hầm mỏ như nơi ở lý tưởng của chúng.
Có một quán trọ tại xứ Shire có tên là quán Rồng Xanh và có một loại hoa cùng với một loại pháo hoa có cùng tên là Rồng Đớp.Trong lần sinh nhật thứ 111 của Bilbo Baggins,Gandalf cũng đã làm một loại pháo hoa đặc biệt khi bắn lên tạo thành hình rồng.Vật gia bảo của dòng họ Hador tại Trung Địa cũng có liên quan đến rồng.Đó là một chiếc mũ trụ có mang biểu tượng hình đầu Glaurung ở phía trước trán.
* Những thể loại rồng
Loài rồng trên Trung Địa được phân loại dựa vào 2 yếu tố: 1 là hình thức di chuyển và 2 là hình thức hơi thở.
- Theo hình thức di chuyển:
a) Rồng có cánh: là những con rồng có 4 chân lớn nhưng có thêm cánh rộng giúp chúng có khả năng bay lượn.Tiêu biểu của loại này là Ancalagon hay Smaug.
b) Rồng không có cánh: loại rồng to lớn nhưng không có cánh và chỉ di chuyển dưới mặt đất bằng 4 chân.Tiêu biểu là Glaurund.
c) Rồng hình rắn: loại rồng này không có chân cũng không có cánh.Chúng di chuyển theo hình thức bò trườn giống như loài rắn.Tiêu biểu của loại này là Scatha.
- Theo hơi thở:
a) Rồng lửa: loại rồng có khả năng phun tia lửa với nhiệt độ cực cao có khả năng đốt chảy cả những chiếc nhẫn phép của Sauron.
b) Rồng băng: loại rồng có khả năng thở ra những làn khói với khả năng gây tê buốt những sinh vật khác. Rồng băng thường không có cánh, chúng không được nhắc đến trong thời đại thứ 3 của thế giới nhưng không có nghĩa là chúng không còn tồn tại.
* Đặc điểm riêng
Ngoài yếu tố bất tử thì loài rồng còn sở hữu một trí tuệ vô cùng uyên thâm cộng với một sức mạnh thể chất vô cùng khủng khiếp.Chúng có khả năng nói,mê hoặc và đặt phép thôi miên lên những người đứng trước chúng.Theo bản tính tự nhiên thì loài rồng rất mê những đồ vật lấp lánh như vàng bạc hay đá quý.Loài rồng không có khả năng để tự làm được những vật báu và với tính tham lam của mình thì chúng thường đi cướp kho báu của những chủng loài khác.
Loài rồng có sở thích được sống trong những kho báu mà chúng cướp được.Những con Rồng không thực sự biết cách sử dụng những vật báu mà chúng có được nhưng chúng có khả năng ghi nhớ và nhận diện được tất cả mọi thứ.Một khi có một món đồ trong kho báu bị mất,loài Rồng sẽ nhanh chóng phát hiện ra.Chúng rất căm thù những hành động ăn cắp mặc dù chính chúng cũng đi ăn cướp của người khác.Một khi tức giận,ngay đến chỉ một con rồng lửa cũng có thể phá hủy được cả một thành phố lớn của loài người.Loài Rồng thường được cho là tàn bạo,nham hiểm và thù dai.
Rồng chúa Glaurund, kẻ nổi tiếng bởi sức mạnh và khả năng thôi miên kinh hồn. Rồng còn có khả năng sử dụng những phép thuật thôi miên thông qua ánh mắt và lời nói của chúng.Với khả năng này, loài Rồng có thể làm lú lẫn đầu óc của con người, hay thậm chí là mất hoàn toàn trí nhớ và nhận thức để rồi phải làm theo những điều mà chúng sai khiến.Những trận chiến với Rồng thường miêu tả những anh hùng giết rồng là những người tạo ra được yếu tố bất ngờ lên kẻ thù khiến chúng không kịp thôi miên họ như trường hợp của Fram giết Scatha hay Bard giết Smaug.
Tất cả những bản ghi chép đều nhắc đến khả năng nói chuyện của loài Rồng.Chúng có thể nói chuyện được với những chủng loài khác bằng thứ ngôn ngữ chung của từng thời kỳ nhất định. Rồng không những khó bị lừa và còn có khả năng lừa được người khác.Đôi khi chúng cũng thích được nghe những câu chuyện thú vị và hài hước.Một kiểu nói chuyện ưa thích của loài rồng đó là kiểu hỏi đố,kiểu nói chuyện này thường khiến chúng mất nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.Vì thế mà hỏi đố hay nêu ra những câu chuyện có tính gợi mở sự tò mò chính là cách nói chuyện tốt nhất khi muốn giao tiếp với loài Rồng.
Các giác quan của loài Rồng đều rất nhạy và điều này được thể hiện nhiều trong một số đoạn miêu tả những lần chạm trán giữa Bilbo Baggins với rồng lửa Smaug.Trong những đoạn miêu tả đó thì Smaug có thể phân biệt được mùi riêng của người Dwarves.Mặc dù đang trong trạng thái tàng hình nhưng rồng Smaug vẫn có thể phát hiện ra sự xâm nhập của Bilbo thông qua tiếng bước chân và hơi thở của anh ta.Hầu như loài rồng đều thích được ngủ trên những đống kho báu,chúng có giấc ngủ dài nhưng vẫn luôn có sự cảnh giác.Tất cả loài rồng đều chỉ nhắm một nửa mắt của chúng khi ngủ để cảnh báo những kẻ có ý định đến gần mình.
Rồng có lớp vảy siêu cứng có thể chống lại hầu hết những loại vũ khí trên trần gian.Những con rồng non thì có lớp vảy giáp mỏng hơn vì chưa được hoàn thiện.Lớp vảy của rồng được so sánh là có độ cứng và độ bền ngang với loại chất liệu Mithril.Tuy vậy,con rồng nào cũng có một điểm mềm nhất trên cơ thể và đó là điểm yếu để những anh hùng có thể tận dụng vào đó mà giết được chúng. Đa số lớp vảy ở sau lưng loài Rồng đều nhiều và cứng hơn là vùng dưới bụng. Smaug đã từng nói với Bilbo rằng: lão ta đã nằm quá nhiều trong đống kho báu tại Ngọn Núi Cô Đơn đến nỗi mà những viên đá quí đã bám đầy vào phần bụng của hắn vì thế mà phần này lại được bảo vệ tốt hơn cả phần lưng. Người Dwarves là những người tiếp xúc với loài Rồng nhiều nhất nên họ có một số kỹ năng nhất định khi chiến đấu với chúng.Từ xa xưa,tại Trận chiến Nirnaeth Arnoediad,những người Dwarves đã nổi tiếng như là những người đầu tiên ở Trung Địa có thể làm bị thương chúa rồng Glaurung.Người Dwarves có khả năng chịu nóng và lạnh tốt nên họ có thể đến gần loài Rồng hơn so với Loài Người hay Loài Elves.Người Dwarves cũng có sở thích đam mê vàng và những vật quí giá,họ có những kho báu lớn ở sâu trong lòng những vương quốc của mình.Điều này thu hút loài rồng và gây ra những cuộc đụng độ giữa 2 chủng loài mà kết quả thường là những bi kịch cho người Dwarves.
* Những con rồng nổi tiếng nhất
- Glaurung: cha của các loại Rồng và bị giết bởi Turin Turambar
- Rồng đen Ancalagon: con Rồng mạnh nhất trong lịch sử, bị giết bởi Earendil.
- Scatha: con Rồng công kho báu và bị Fram cùng những người Dwarves giết chết.
- Smaug: con Rồng lửa đã chiếm đoạt kho báu của người Dwarves ở vương quốc Erebor và về sau bị giết bởi xạ thủ Bard ( về sau là vua Bard của vương quốc thung lũng ). Dwarves là một chủng tộc kiêu hãnh và nghiêm nghị,họ được tạo ra với những khả năng tự nhiên để kháng cự lại những mối nguy hiểm của thời đại.Người Dwarves có thể trạng tốt hơn so với Loài Người, người Elves và người Hobbit.Họ có sức chịu đựng tuyệt vời mà đặc biệt là khả năng chịu nóng và lạnh. Với thể chất của mình,họ còn có thể dễ dàng đảm đương được những công việc nặng nhọc.Những người Dwarves có tuổi thọ trung bình vào khoảng 250 tuổi và có khả năng tiếp thu rất nhanh một kỹ năng mới.
* Nguồn gốc
Người Dwarves ra đời còn sớm hơn cả những đứa con chính thức đầu tiên của thượng đế Eru Illuvatar là Elves và Loài người.Đấng sáng tạo ra người Dwarves là Thần thợ rèn Aule; xuất phát từ chuyện thiếu kiên nhẫn, muốn có một vài người nào đó để có thể truyền dạy những kiến thức trong nghệ thuật chế tác mà Ngài đã tự ý tạo ra họ khi chưa được phép của Thượng Đế. Aule đã bí mật nặn ra 7 người Dwarves đầu tiên trong lòng những ngọn núi ở Trung Địa.Tuy nhiên sau khi đã nặn ra 7 người đầu tiên này thì Aule mới nhớ ra là Ngài không có quyền năng để ban phát sự sống cho những tạo phẩm của mình.
Nhận ra sai lầm của mình trong việc tạo ra những Dwarves,Aule đã quyết định dâng những tạo phẩm của mình cho thượng đế Eru để ngài toàn quyền định đoạt số phận của chúng, kể cả việc phá hủy. Thượng đế sau đó chấp nhận ban cho những Dwarves sự sống nhưng vẫn quở trách Aule vì sự vội vàng này. Trước sự quở trách của Thượng đế, Aule nhận ra được sự hấp tấp và tự phụ của mình trong việc tự ý sáng tạo ra một chủng tộc mới, Ngài vung chiếc búa của mình lên và định đập nát những tạo phẩm của mình. Những người Dwarves run rẩy và cầu xin sự nhân từ vị tiên đã sáng tạo ra mình.
Trước cảnh đó,Thượng đế đã ngăn lại nhưng Ngài vẫn không muốn để người Dwarves là chủng loài đầu tiên được thức tỉnh.7 người Dwarves buộc phải thực hiện một giấc ngủ dài trong lòng đất và sẽ không được bước ra thế giới cho đến khi những đứa con chính thức đầu tiên của Ngài là Elves thức tỉnh.
* Thời đại thứ nhất
Một thế kỷ sau khi những người Elves thức tỉnh,trong lòng đất,7 người Dwarves đầu tiên cũng thức tỉnh khỏi giấc ngủ dài của họ.7 người này được gọi chung là 7 vị Cha của người Dwarves mà trong số đó chỉ có 1 người duy nhất được biết tới với cái tên riêng là Durin.Mỗi người trong số họ đều trở thành vua của một thị tộc riêng biệt và đưa người của mình đi tản mác khắp nơi trên Trung Địa.
Người lớn nhất trong số họ là Durin đã đến Dãy núi Sương Mù và thành lập ở đó một vương quốc lớn rồi đặt tên cho nó là Khazad-dum.2 người khác đến Dãy Núi Lam và thành lập ở đó 2 vương quốc Dwarf khác là Belegost và Nogrod.4 người còn lại đến định cư ở vùng phía đông xa xôi.
Trong thời đại thứ nhất,người Dwarves có một mối quan hệ tốt đẹp với những người Elves.Họ tiến hành trao đổi cho nhau những vật dụng quí giá và đặc sản của mỗi dân tộc.Những người Dwarves với khả năng chế tác khéo léo còn đưa người của họ tới những vùng đất khác để giúp những người ở đó xây dựng nên những công trình kiến trúc hoành tráng. Những Dwarves đã chiến đấu bên cạnh người Elves và Loài Người trong một số trận chiến lớn của thời đại như Trận chiến đầu tiên của Belerian hay Trận chiến Arnoediad,nơi tạo nên tiếng tăm cho người Dwarves như là những người duy nhất có thể chống lại được chúa Rồng Glaurung vì người Dwarves có khả năng chịu lửa tốt hơn rất nhiều so với người Elves hay Loài người.
Có 1 nhóm người Dwarves khác được gọi là Petty-Dwarves đã đến định cư tại Belerian.Tại đây họ tạo thành một khối liên minh cùng với Con người và Elves trong cuộc chiến tranh chống lại Melkor.
* Xung đột đầu tiên với người Elves
Mối quan hệ của người Dwarves với người Elves bắt đầu xấu đi kể từ khi xuất hiện những báu vật Silmaril. Những người Dwarves tại Nogrod nổi tiếng về tài chế tác vũ khí kim hoàn của mình.Họ được những vua Elu Thingol ở Doriath mời tham gia vào việc chế tác và kết hợp 2 thứ báu vật là Silmaril và Nauglamir thành một. Bản thân những người Dwarves đã mang trong máu của họ một sự cuồng Vàng cháy bỏng nên khi đứng trước Silmaril, những thợ chế tác người Dwarves đã nổi lòng tham, họ giết vua thingol, cướp đoạt báu vật và bỏ chạy. Những người Elves của Doriath đã truy đuổi họ cho đến chết và lấy lại những báu vật. 2 trong số những người Dwarves đã sống sót trở về được Nogroth để loan tin rằng những người Elves đã đánh lừa và giết chết những người anh em của họ. Bất chấp sự can ngăn của những người anh em tại Belegost, những Dwarves tại Nogrod đã mang quân tiến vào Doriath để thực hiện việc trả thù.
Quân đội Nogrod giành chiến thắng liên tiếp trước những người Elves,họ giành lấy được những báu vật Silmaril.Tuy nhiên,trong hành trình trở về Dãy núi Lam, những người Dwarves đã bị phục kích bởi Beren và đội quân của ông ta. Đức vua của Nogrod tử trận và hầu hết các chiến binh cũng đều bị tiêu diệt. Báu vật Silmaril lại trở về tay của người Elves.
Thời đại thứ 2
Sang thời đại thứ 2 thì những câu chuyện về người Dwarves chủ yếu xoay quanh về Dòng dõi của Durin. Vua Durin I tận hưởng một cuộc sống trường thọ xuyên suốt đến gần cuối thời đại thứ nhất. Những người Dwarves dòng dõi của Durin khi sinh ra đều trông giống ông như đúc. Có một lời tiên tri rằng Durin sẽ tái sinh 7 lần và khi Durin VII xuất hiện cũng đồng nghĩa với dấu hiệu về sự suy tàn của dòng dõi người Dwarves này.
Durin II sinh ra trong thời đại thứ 2.Triều đại của ông phát triển cực thịnh, cung điện ngầm Khazad-dum được mở rộng một cách nhanh chóng. Rất nhiều những người Dwarves còn sót lại từ Belegost và Nogrod đều chuyển tới định cư tại Khazad-dum.Tại đây, họ tập trung vào công việc chế tác và khai thác một vật liệu quí giá có tên là Mithril.
Durin III trị vì vào khoảng năm 1600 của thời đại thứ 2. Ông ta có được chiếc nhẫn thứ 7 và cũng là chiếc nhẫn mạnh nhất trong số những chiếc nhẫn sức mạnh của người Dwarves. Chính Celebrimbor, vua của vương quốc Elves Eregion đã tặng nó cho Durin III. Những chiếc nhẫn không gây ảnh hưởng nhiều lên 7 vị vua của người Dwarves như Sauron đã tính toán bởi ngay từ lúc ban đầu được tạo ra, thần thợ rèn Aule đã ban cho người Dwarves khả năng kháng cự mạnh mẽ trước những chi phối từ ma quỷ. Những chiếc nhẫn chỉ có một ảnh hưởng duy nhất lên người Dwarves đó là khiến cho họ trở nên tham lam hơn, mà đặc biệt là chứng cuồng Vàng của họ. Về sau,Sauron đã dùng sức mạnh của mình để dành lại những chiếc Nhẫn. Cho tới năm 2845 của thời đại thứ 3,hắn đã lấy lại được chiếc nhẫn cuối cùng từ tay của Thrain II.
Trong trận chiến quyết định giữa liên minh Trung Địa với thế lực Sauron,đã có hơn 50,000 người Dwarves tham gia, không có bất kỳ ai trong số họ phản bội lại liên minh.
* Thời đại thứ 3
Durin VI được sinh ra vào năm 1732 của thời đại thứ 3.Vào thời kỳ này thì dân tộc Dwarves đã có dấu hiệu suy yếu.Năm 1980 của thời đại thứ 3,những người Dwarves tại Khazad-dum trong quá trình khai thác mithril đã vô tình làm thức tỉnh một ác quỷ Balrog của Morgoth. Durin VI bị giết bởi Balrog và những người thuộc dòng dõi Durin từ đó buộc phải từ bỏ vương quốc cổ của mình vì nỗi kinh hoàng mang tên Quỷ lửa.
Hầu hết những người Dwarves đều chọn Dãy Núi Xám để làm nơi định cư mới chỉ trừ có ThrainI, con trai của Thror. Thrain I lại chuyển tới Ngọn Núi Cô Đơn và sáng lập ra vương quốc Erebor vào năm 1999 thời đại thứ 3.Trong lòng ngọn núi,ông ta tìm thấy một viên ngọc đặc biệt và đặt tên cho nó là Arkenstone ( tức Trái tim của Quả Núi ),đây vẫn là báu vật quí giá nhất của vương quốc Erebor.Đến năm 2589 thời đại thứ 3,những người sống tại Dãy Núi Xám đã bị tấn công bởi một bầy rồng băng.Thror cùng người của mình đã phải chạy tới Erebor để sinh sống.
Sau 200 năm phồn thịnh trong lòng của Ngọn núi Cô Đơn,người Dwarves lại phải hứng chịu một thảm họa khác tới từ những con rồng.Lần này là vào năm 2770 thời đại thứ 3, rồng lửa Smaug bị thu hút bởi kho báu khổng lồ của Erebor đã bất ngờ đánh chiếm vương quốc Erebor,giết hại hầu hết người Dwarves tại đây và chiếm lấy kho báu của họ.
Sau biến cố,vua Thror đã trao lại chiếc nhẫn sức mạnh cho con trai của mình là Thrain II và cùng với người bạn của mình là Nar đi phiêu bạt khắp nơi cho đến một lần,họ tình cờ dừng chân tại vương quốc cổ của người Dwarves là Khazaddum. Lúc này,Khazad-dum đã bị chiếm đóng bởi một binh đoàn Orcs và vua của chúng là một kẻ có sức mạnh vô cùng ghê gớm có cái tên là Azog Kẻ nhơ bẩn. Azog đã bắt giết đức vua Thror,chặt đầu ông,sỉ nhục người Dwarves và gây ra cuộc chiến tranh giữa người Dwarves và Orcs tại Moria.Cuộc chiến này kéo dài trong 7 năm và kết thúc bằng Trận chiến Azanulbizar,nơi mà vua Orcs Azog đã bị Dain Chân thép giết chết.
Thrain II về sau đã bị Sauron bắt được và phải chịu chết trong những hầm ngục của Dol Guldur.Năm 2941,Thorin Khiên sồi,con trai của Thrain II,cùng với 12 người Dwarves và Gandalf,Bibbo Baggins thực hiện Nhiệm vụ Erebor nhằm lấy lại kho báu và vương quốc cũ từ tay rồng lửa Smaug.Họ thành công nhưng phải trả giá bằng mạng sống của Thorin,Fili và Kili trong Trận chiến của 5 Đạo quân.Dain Chân thép trở thành đức vua mới của vương quốc dưới gầm Ngọn núi Cô Đơn và lấy hiệu là Dain II. Vương quốc Erebor sau này đã hàn gắn lại được mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với những người Elves tại Rừng Âm U và cả những người của Vương quốc thung lũng Dale ( vương quốc do Bard tái thiết sau trận chiến của 5 đạo quân ).
Năm 2989 thời đại thứ 3,Balin,một trong những người bạn lâu năm của Thorin,đã mang một đội quân từ Ngọn núi Cô Đơn tới Moria để giành lại vương quốc cổ Khazad- dum.Trong 5 năm, phe của Balin đã chiến đấu cùng lúc với cả Balrog và đội quân Orcs - Goblins đóng ở đó.Lực lượng cách biệt đã dẫn đến kết quả thất bại của họ,phe của Balin bị bao vây và dồn vào đường cùng.Năm 2994,Balin bị giết bởi một mũi tên và toàn bộ lực lượng của ông bị tiêu diệt hoàn toàn.Sự việc này không còn một nhân chứng nào để kể lại mà nó chỉ được ghi chép trong một cuốn sách đã được Gmili tìm thấy trong hầm mộ của Balin tại Moria.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 3019 của thời đại thứ 3,một số lượng vô cùng lớn các chiến binh Easterl từ Rhun đã ào ào tiến qua con Sông Carnen để tiến về Dale và Erebor.Mặt trận thứ 2 ở phía Bắc trong chiến dịch Nhẫn Chiến của Sauron đã chính thức được mở ra.Với lực lượng đông đảo thì quân đội người Earsterl đã đẩy lui được quân đội của Vương quốc Dale và buộc họ phải bỏ lại thành bang để rút vào cố thủ bên trong Ngọn Núi Cô Đơn.
Người Dwarves của vua Dain II và người Dale của Vua Brand đã cùng nhau tử thủ chống lại những kẻ xâm lăng.Những bức tường, những cánh cổng to lớn vững chắc và cả những công trình phòng thủ bằng đá của người Dwarves đã biến Erebor trở thành một pháo đài đặc biệt kiên cố.Ngọn Núi Cô Đơn tự bản thân nó cũng là một điểm mạnh và cho phép những người phòng thủ bên trong có thể sử dụng rất nhiều những phương án phòng thủ ưu việt giúp chống lại những kẻ thù tấn công từ bên ngoài.Sau rất nhiều năm vừa phòng thủ vừa cải tiến pháo đài thì cuối cùng liên minh Erebor và Dale đã đẩy lui được cuộc bao vây của người Easterl. Tuy giành thắng lợi nhưng Vua Dain và Vua Brand đã ngã xuống bên nhau ở thời điểm gần cuối cuộc chiến.
* Sau thắng lợi trước Sauron trong thời kỳ Nhẫn Chiến
Trong Thời kỳ Nhẫn Chiến,Gmili,con trai của Gloin là một thành viên trong Hội Bảo Vệ Nhẫn.Sau khi giành thắng lợi trước phe Sauron,Gmili đã sáng lập ra một vương quốc Dwarves mới có tên là Aglarond vốn là một hệ thống những hang động tại Helm's Deep.Vào cuối đời,Gmili đã cùng với người bạn thân thiết của mình là Legolas thực hiện hành trình tới vương quốc bất tử Valinor thuộc thiên giới Aman.Như vậy,Gmili là người duy nhất trong lịch sử chủng tộc Dwarves có được vinh dự này.
Sau Trận chiến Pelennor,một lực lượng gồm 30,000 Dwarves thuộc dòng dõi Durin cùng với 20,000 người của Vương quốc thung lũng đã tham gia vào chiến dịch giải phóng những khu vực xung quanh Ngọn núi Cô Đơn và quét sạch tàn dư của người Easterl ra khỏi bờ cõi. Sau khi thông tin về sự sụp đổ của Sauron được truyền đến, quân đội Easterl đã bị rung động mạnh và tìm cách nhanh chóng rút hết quân khỏi khu vực chiếm đóng của mình. Trong khi rút quân,họ bị liên minh Dwarves truy kích và bị tiêu diệt tới 100,000 nhân mạng.Sau chiến thắng lớn trước quân đội người Easterl,liên minh Dwarves - Dale - Elves rừng - Esgarosh sau đó đã cùng nhau nhanh chóng giải phóng toàn bộ xứ sở phía Bắc và tái thiết lại các vương quốc của mình. Người Dwarves nổi tiếng cuối cùng được biết tới là Durin VII,người đã sống cho tới tận thời đại thứ 4 của thế giới.
* Ngoại hình của người Dwarves
Khi Thần thợ rèn Aule tạo ra những người Dwarves đầu tiên,ông được gợi ý khá nhiều về hình dáng từ những đứa con chính thức đầu tiên của thượng đế Eru Illuvatar,nên,người Dwarves có ngoại hình khá tương đồng với Loài người hay người Elves.Tuy nhiên,do sự đe dọa của thế lực Melkor trên khắp thế giới mà Aule quyết định sẽ làm cho những sinh vật mình tạo ra có sức kháng cự cao hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Dwarves là một tộc người thấp nếu so với Loài người hay Elves,họ cao hơn những người Hobbit 1 chút nhưng cơ thể đậm,chắc và khỏe hơn.Họ thường nuôi râu và tóc dài,đặc biệt là bộ râu, thường được họ chăm chút rất kỹ và coi chúng như niềm tự hào của bất kỳ một người Dwarf nào.Cách ăn vận của họ trong đời sống hàng ngày thường đơn giản với những bộ quần áo bằng vải,mang mũ nhiều màu.Khi đi ngao du,họ thường vận những chiếc áo khoáng nặng,đeo đai lưng bằng vàng hoặc bạc.Trong khi chiến đấu,các chiến binh Dwarves thường mặc những chiếc áo giáp được chế tác tinh xảo,đội những chiếc mũ nặng có khắc trên chúng những biểu tượng đặc biệt.Những loại vũ khí phổ biến nhất của các chiến binh Dwarves thường là Búa,Rìu,đôi khi có cả giáo dài và đoản kiếm.
Phụ nữ Dwarves trông khá giống với đàn ông ở cả ngoại hình cho đến giọng nói.Họ thậm chí còn có râu như những người đàn ông,mái tóc của họ thường dài và được cài thêm trên đó những đồ phụ kiện.Phụ nữ chiếm 1 số lượng ít ỏi trong tổng dân số người Dwarves,chỉ vào khoảng chưa đến 1/3, và họ cũng hiếm khi xuất hiện ở bên ngoài,công việc chủ yếu của họ là chăm sóc việc nhà và chế tác ra những vật dụng tiêu dùng trong xã hội của người Dwarves.Việc này dẫn đến một sự hiểu lầm cho những người thuộc chủng tộc khác khi nghĩ rằng người Dwarves không hề có phụ nữ mà tất cả bọn họ đều được sinh ra từ đá.Có 1 vài nữ chiến binh Dwarves và họ chiến đấu dũng mãnh không kém gì các chiến binh đàn ông.
* Đặc Trưng tính cách
Một Dwarves đặc trưng sẽ có những tính cách như bảo thủ và biết cách giữ bí mật. Tuy vậy thì họ vẫn thật sự là những người bạn trung thành và đáng tin cậy.Qua nhiều thế hệ thì mối quan tâm lớn nhất trong tâm trí họ vẫn chỉ là đào bới và chế tác.Điều này dần dẫn tới sự mâu thuẫn ngầm giữa họ với tộc Elves.Người Dwarves khi mới được tạo ra đã mang trong mình khả năng đề kháng rất mạnh trước những phép thuật và sự chi phối của các loài ma quỷ.Bởi vậy mà trong khi 9 vị vua của Loài người bị chiếc Nhẫn Chủ điều khiển và biến thành Ma Nhẫn thì những người Dwarves lại không bị ảnh hưởng nhiều.Những chiếc nhẫn chỉ có 1 ảnh hưởng duy nhất lên những Dwarves đó là làm tăng lòng tham của họ lên,mà đặc biệt là thói cuồng Vàng của họ.
Người Dwarves rất thông minh và khéo léo.Với tài chế tác của mình,họ đã làm ra rất nhiều những báu vật của thế gian mà trong đó có Narsil,thanh kiếm đã tiêu diệt Sauron.Người Dwarves gần như có khả năng tạo ra lửa ở bất kỳ nơi nào mà họ đến.Họ không chăn nuôi cũng như trồng trọt,bởi cuộc sống của họ phần lớn là trong lòng đất.Người Dwarves thường trao đổi những thứ đồ kim hoàn của mình với những tộc người khác để lấy thức ăn.Bản thân khả năng chịu đói của họ cũng rất cao.
Người Dwarves đam mê việc đào bới và chế tác đến độ có nhiều người trong số họ không tỏ ra hứng thú với việc kết hôn.Cộng thêm việc số lượng phụ nữ Dwarves quá ít ỏi mà dẫn đến việc dân số của chủng tộc này không tăng nhanh như những loài khác mặc dù họ xuất
hiện ngay từ thời đại đầu tiên của thế giới.
LOÀI NGƯỜI
Loài người là một trong những chủng tộc lớn nhất xuất hiện trên thế giới. Họ phát triển và trở thành bá chủ của Trung Địa vào các thời kỳ sau cùng của thế giới. Con người còn có những cái tên khác được đặt cho bởi các chủng tộc khác như là Atani, Hildor, Firimar (người trần) hay Engmar (người nhiễm bệnh).
* Nguồn gốc
Loài người là chủng tộc thứ 2 được tạo ra bởi thượng đế Eru Illuvatar sau loài Elves.Nếu như người Elves được thức tỉnh trước khi có Mặt Trời và Mặt Trăng thì loài người lại được thức tỉnh cùng lúc với Mặt Trời vào năm thứ nhất của thời đại đầu tiên của thế giới. Do được sinh ra sau người Elves nên Loài người còn được gọi là "những người sinh sau". Loài người là những đứa con thứ 2 của Thượng Đế nên Ngài ban cho họ một món quà đặc biệt và khác với những người Elves.Những người Elves được trao tặng sự bất tử,khả năng miễn nhiễm với bệnh tật và tuổi tác, khi thân xác của họ bị giết chết thì linh hồn của họ vẫn tồn tại song hành cùng thế giới và có cơ hội được tái sinh trong một cơ thể mới. Loài người lại không có những có khả năng như vậy.Món quà của Thượng đế dành cho loài người lại chính là sự Không bất tử. Con người không miễn nhiễm với bệnh tật và tuổi tác,đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời,họ sẽ cảm thấy già yếu và chết đi,linh hồn của họ cũng không tồn tại mãi mãi mà sẽ tan biến và siêu thoát.
Với món quà là sự Không Bất Tử này,con người sẽ có trong mình ý chí tự do hơn, trách nhiệm ràng buộc với thế giới và thượng đế cũng nhẹ hơn so với người Elves.Một điều nữa mà món quà này mang lại đó là loài người sẽ được tự do quyết định cuộc sống mà họ muốn và vì thế, cũng biết cách để trân trọng cuộc sống ngắn ngủi đó hơn.
* Những nhóm người đầu tiên xuất hiện tại thế giới
Mặc dù tất cả những con người của Trung Địa cùng chung một gốc gác nhưng theo quá trình thì họ cũng phân ra làm nhiều chủng tộc người với nhiều nền văn hóa khác nhau.Nhóm Người đóng vai trò quan trọng nhất trong thời đại đầu tiên của thế giới là Người Edain.Nhóm người này sống tại Beleriand và cùng với người Elves Noldor sát cánh bên nhau trong cuộc chiến chống lại thế lực của Chúa tể bóng tối Melkor. Một chủng Người khác là Easterl thì lại chiến đấu cho phe Melkor để chống lại những đồng loại của mình.
* Edain và Dunedain
Vì những đóng góp to lớn của người Edain đối với người Elves và các Valar trong Cuộc chiến Thịnh Nộ mà họ được ban thưởng một vùng đất mới cho riêng mình.Vùng đất mới có tên là Numenor,một hòn đảo nằm giữa Trung Địa và Vùng đất bất tử.Vùng đất bình yên này nằm cách xa khỏi những thế lực đen tối tại Trung Địa.
Người Edain đến cư ngụ tại vùng đất mới này và lập ra vị vua đầu tiên của mình là Elros ( em trai của lãnh chúa Rivendell,Elrond ). Đức vua Elros lấy hiệu là Tar-Minyatur và đổi tên gọi của những người Edain thành Dunedain ( những Người Phương Tây ).Vương quốc Numenor phát triển vô cùng cường thịnh và Dunedain cũng trở thành nhóm Người cao quí và văn minh nhất trong số những nhóm người sống tại Arda.Numenor trong một thời gian dài đã liên minh với tộc Elves để chống lại Sauron,lúc bấy giờ vẫn là một bề tôi dưới quyền của Melkor.
Nhưng những Dunedain đến một ngày nảy sinh trong họ một nỗi khao khát đối với sự bất tử.Những con người đầu tiên tại Numenor đã thể hiện sự không hài lòng đối với món quà đặc biệt mà Thượng Đế Illuvatar đã dành riêng cho họ.Họ muốn được bất tử như người Elves để có thể mãi mãi tận hưởng quyền lực và sức mạnh.Những người Numenor đã quay lưng lại với những Valar,họ oán trách Thượng Đế và những người Valar vì đã ngăn cấm họ đến với vùng đất bất tử.
Năm 2899 của thời đại thứ 2,Ar-Adunakhor lên ngôi vua và lấy tên hiệu là Adunaic theo ngôn ngữ mới của loài người thay vì dùng ngôn ngữ Quenya của người Elves như trước kia.Hành động này cộng với những mâu thuẫn âm ỉ đã tồn tại lâu dài tại Numenor đã dẫn tới nội chiến trong vương quốc.Những người Numenor bị chia ra làm 2 phe: phe trung thành với Đức vua và phe chống lại Đức vua ( những người này được gọi là Những Người Trung Trành,nhưng là trung thành với tình bạn đối với người Elves và các Valar ).Phe trung thành với Đức vua chiếm số đông và nắm quyền kiểm soát vương quốc Numenor. Vào triều đại của Đức vua Ar-Pharazon,trong hội đồng cấp cao của vương quốc bỗng có sự hiện diện của Sauron.Sauron,một bề tôi của chúa tể bóng tối Melkor,sau khi bị đánh bại bởi liên minh Numenor và Elves,đã trốn tránh và tìm cách đầu hàng Đức vua của Numenor để thực hiện mưu đồ đen tối của hắn.
Trong thời gian tại Numenor,Sauron đã bắt thóp được điểm yếu của những con người tại đây, đó chính là nỗi thèm muốn được trở nên bất tử.Sauron tiến hành xúi giục Đức Vua Numenor mang quân chống lại những Valar để đoạt lấy sự bất tử.Mê muội bởi những lời hứa hẹn về sự bất tử từ miệng Sauron,Đức vua Numenor đã thực hiện theo những điều mà hắn ta xúi giục.Kết quả,Numenor đã phải hứng chịu sự trừng phạt từ những Valar bởi sự phạm thượng này.Vùng đất Numenor bị nhấn chìm xuống lòng Đại dương,những Valar đã không ngần ngại mà xóa xổ hẳn vương quốc hùng mạnh nhất của loài người.Những người duy nhất chạy thoát được khỏi biến cố này là những người thuộc phe chống lại Đức Vua trước kia,họ di tản về Trung Địa và thành lập ra 2 vương quốc lớn ở đó là Gondor và Arnor.
* Những kẻ thù của người DuneDane
Trong thời kỳ mà đế chế Numenor phát triển cực thịnh,họ đã bắt đầu mở rộng và thành lập ra một số thuộc địa ở Trung Địa.Trong thời kỳ thứ 2 của thế giới,sau khi vùng đất Numenor bị đánh chìm thì những người dân tại các thuộc địa đã tuyên bố tự chủ và họ được gọi là những người Numenor Đen.Tại Trung Địa,phần lớn những Numenor đen đều cư ngụ tại Umbar,họ tiếp tục duy trì cuộc chiến với những người DuneDane của Gondor.Một số cá nhân đặc biệt trong họ về sau trở thành Ma Nhẫn phục vụ dưới quyền điều khiển của Sauron.Umbar bị chinh phục bởi Gondor vào năm 933 của thời đại thứ 3. Về phía Đông của Umbar tồn tại một nhóm người khác sinh sống là Haradrim.Họ là những người có nước da ngăm đen,tính cách hiếu chiến và có khả năng thuần hóa những con voi Mumakil khổng lồ.Haradrim cũng chống đối lại vương quốc Gondor của những người DuneDane.
Những cướp biển Corsair lại là một nhóm người khác sống tại những vùng cảng của Umbar.Họ là những bậc thầy về biển cả và thuyền bè.Trong cuộc chiến của Sauron với Gondor,những cướp biển Corsair tham gia với tư cách như những lính đánh thuê.
Một nhánh khác nữa cũng đối đầu lại với Gondor là Variag,họ có xuất xứ từ vùng phía Nam của Rhun và là những kỵ sĩ điêu luyện.Họ có nước da nâu và cơ thể to lớn.
* Người Easterl ( những người phương Đông )
Hầu hết những người phương Đông đều đứng về phe của những chúa tể bóng tối là Melkor
Easterling và Sauron.Một số ít trong họ phục vụ cho những vương quốc Elves tại Beleriand,trong đó có Ulfang, người cùng với gia tộc về sau đã phản bội lại giống loài trong trận chiến lớn Arnoediad.
Sau thất bại của Sauron trong cuộc chiến chống lại Liên minh cuối cùng của Người và Elves ở cuối thời đại thứ 2, những người Easterl là những người đầu tiên mang quân tấn công vương quốc Gondor. Lần đầu tiên họ bị đánh bại bởi Vua Romendacil I vào năm 492 của thời đại thứ 3. 50 năm sau,họ lại tiếp tục lần chinh phạt thứ 2, lần này họ giết được vua Romendacil I nhưng cũng không thu được gì nhiều.Trong suốt một thời gian dài,những người Easterl đã trở thành một nỗi đe dọa thường trực đối với vương quốc Gondor.
* Northmen ( Những người phương Bắc )
Những Người phương Bắc cũng bao gồm 2 nhóm chính.Nhóm đầu tiên là những con người thiểu số đã vượt qua Dãy Núi Lam và Dãy Núi Sương Mù.Sau Cuộc chiến Thịnh Nộ,những người Edain không muốn tới Numenor đã gia nhập thêm vào nhóm này.
Nhóm thứ 2 là những người sinh sống gần vùng Rừng Âm U và một số vùng rộng lớn khác của Rhovanion.Những người này có mối quan hệ tốt với những người Dunedain.Những người của Vương quốc Thung Lũng Dale,những người tại Esgaroth hay những người Eotheod mà về sau phát triển thành dân tộc Rohirim ( xứ Rohan ) đều được coi là những người phương Bắc.
* Người Dunlend và Người Druedain
Dunlend là một nhóm người hoang dã sống tại những vùng rừng lớn của Eriador.Khi những người Dunedain đến Eriador vào thời đại thứ 2, họ đã đốn chặt hầu hết những vùng rừng lớn tại đây và gây ra mâu thuẫn với những người Dunlend.Những người hoang dã này về sau trở thành kẻ thù của vương quốc Rohan,họ phục vụ cho Saruman trong cuộc Thời kỳ Nhẫn Chiến.
Có một nhóm người khác sống tại khu rừng Druadan, họ chỉ là một thiểu số và được gọi là dân tộc Druedain.Những người Druedain có nước da đen.Trong thời đại thứ 3 của thế giới,họ đứng về phía của liên minh Trung Địa và đã có những đóng góp trong Cuộc Nhẫn Chiến.
* Người Eotheod
Người Eotheod là một tộc người bản xứ tại Trung Địa, họ là hậu duệ của giống người phương Bắc và từng sinh sống chủ yếu tại khu vực Rhovanion ở phía Bắc của Gondor. Người Eotheod chính là dân tộc tiền thân của dân tộc Rohan ở những thời kỳ sau này của thời đại thứ 3.
Trong những năm 1000 của thời đại thứ 3, một nhóm Người Phương Bắc định cư tại rìa của Rừng U Ám đã trở thành một dân tộc riêng biệt dưới sự dẫn dắt của Marhari, một hậu duệ của Vidugavia, một trong số những Vương tử quyền lực nhất của khu vực Rhovanion. Chiến đấu bên cạnh đức Vua Narmacil II của Gondor, những người của Marhari đã bị bại trận trong cuộc chiến với người Easterling ở phương Đông và những gì còn lại cuối cùng của vương quốc Rhovanion đã bị chia cắt phân tán. Marhwini, con trai của Marhari, đã tiếp nhận quyền lãnh đạo của cha mình và dẫn những người của mình rút khỏi phương Bắc. Đầu tiên, những người của Marhwini đã định cư tại những vùng thung lũng của Sông Cả Anduin, ở đây, họ dần dần khôi phục lại sức mạnh và được gọi là những Người Eotheod, từ này mang ý nghĩa là những người cưỡi ngựa. Trong những năm tháng sau đó, họ vẫn luôn duy trì mối quan hệ đồng minh trung thành với các đời vua của Gondor và cùng với nhau đẩy lui cũng như chiếm lại được nhiều vùng đất bị chiếm bởi người Easterling trước kia.
Những năm 1970 của thời đại thứ 3, sau sự sụp đổ của Vua phù thủy và vương quốc Angmar thì mối đe dọa từ pháo đài Dol Guldur cộng với nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã khiến Frumagar, lãnh đạo của người Eotheod lúc bấy giờ, đưa ra quyết định di cư dân tộc của mình tới dọc bờ phía Đông của Sông Cả Anduin. Họ định cư ở gần nguồn của con Sông Cả, phía Nam của Dãy Núi Xám. Thành phố trung tâm của họ là Framsburg, có vị trí bên trong một thung lũng nằm giữa sông LimLight và sông GreyLin.Trong suốt thời gian sống tại đây, những người Eotheod đã đẩy lui được tàn dư của giống Người Đồi từng phục vụ cho vương quốc Angmar ra khỏi vùng đất của mình.
500 năm sau,vương quốc của người Eotheod đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng với rất nhiều ruộng đất được cấy trồng và rất nhiều chiến mã được nuôi dưỡng. Năm 2509, một lãnh chúa lúc bấy giờ của người Eotheod là Eorl Trẻ trung đã dẫn một đạo quân kỵ mã tới cánh đồng Celebrand để tiếp cứu cho quân đội của Gondor trong trận chiến với người Easterling. Sau khi đánh bại kẻ thù chung, Eorl đã được quan chấp chính lúc bấy giờ của Gondor là Cirion ban tặng cho vùng đất Calenardhon và họ cùng nhau thực hiện một lời thề kết nối vĩnh viễn giữa 2 dân tộc Gondor và Eotheod.
Sau khi được ban tặng vùng đất Calenardhon, Eorl đã đưa toàn bộ người của ông về đó và xây dựng thành một vương quốc mới. Ở Gondor, vương quốc mới này được gọi là Rohan và những người của vương quốc được gọi là Rohirihm. Ở Rohan, vương quốc còn được gọi là vương quốc của các Kỵ sĩ Mark và con người ở đó thì tự gọi mình là những
Eorlingas thay cho cách gọi cũ là Eotheod.
NGƯỜI HÓA GẤU
Người hóa gấu là một chủng tộc người có khả năng biến đổi giữa hai hình dạng người và gấu.Họ là những hậu duệ của Beorn,một nhân vật bí ẩn có khả năng hóa gấu và sức mạnh vô cùng lớn được nhắc đến trong tiểu thuyết The Hobbit.Tất cả những người hóa gấu đều sống tại khu Thung lũng Anduin nằm ở vùng giáp giữa Rừng Âm U và Sông Cả Anduin.Trong suốt thời đại thứ 3 của thế giới,họ sống và bảo vệ cho những người tại Carrock khỏi sự quấy nhiễu của bè lũ Orcs và Sói Ma.Họ còn là đồng minh của những Elves rừng trong quá trình bảo vệ Vương Quốc Đất Rừng ở Rừng Âm U.
Người hóa gấu là một chủng tộc bí ẩn và khá xa lạ với đa số những chủng loài khác sống tại Trung Địa.Rất ít người biết về khả năng cũng như là sự tồn tại của họ.Người hóa gấu có tuổi thọ tương đương với con người bình thường và có khả năng giao tiếp với nhau bằng cả ngôn ngữ của loài người và ngôn ngữ của loài gấu.Họ có vẻ không có mấy thiện cảm với Người Dwarves nhưng có kẻ thù chung là lũ Orcs.Những người hóa gấu có thể có nguồn gốc nào đó liên quan tới những người của xứ Rohan.Họ không săn chim cũng như thú vật để làm thực phẩm mà lại ưa thích các loại đồ ăn như kem hay mật ong.
Món ăn nổi tiếng nhất của những người hóa gấu là món Bánh Mật Ong.Cho tới trước khi Sauron trở lại và quấy nhiễu vùng Anduin thì những người hóa gấu vẫn thường làm món bánh này và bán chúng cho những người lạ ở các vùng khác.Gmili từng cho rằng chính những người hóa gấu là những thợ làm bánh giỏi nhất mà anh ta từng được biết mặc dù việc trao đổi buôn bán của họ với những lữ khách là không diễn ra trong suốt Thời kỳ Nhẫn Chiến.
Trong quãng hành trình đi phá hủy Chiếc Nhẫn chủ,Frodo Baggins,khi ở tại Amon Hen đã nhìn thấy vùng đất của những người hóa gấu đang ngập trong biển lửa.Có vẻ như Sauron đã tung một lực lượng nhằm tiêu diệt những người hóa gấu, kết cục của cuộc chiến này không được nhắc đến.
Gandalf tin rằng chính Beorn là tổ phụ cũng như là người lãnh đạo đầu tiên của chủng tộc
người hóa gấu.Người duy nhất sau Beorn được biết tới là Grimbeorn,con trai của ông ta.
NGƯỜI HOBBIT
Người Hobbit,hay còn được gọi là những Halfings,là một chủng tộc người cổ tại Trung Địa.Mặc dù nguồn gốc chính xác của người Hobbit vẫn còn là một bí ẩn nhưng đa phần những người đầu tiên trong số họ được nhìn thấy tại vùng phía Bắc của Trung Địa và dưới khu Thung lũng Anduin.Vào đầu thời kỳ thứ 3 của thế giới,người Hobbits bắt đầu di cư về phía Bắc và phía Tây. Phần lớn trong số họ đã định cư tại một vùng đất tươi đẹp mà về sau được gọi là xứ Shire vào khoảng năm 1601 của thời đại thứ 3.
* Tuổi tác và ngoại hình
Mặc dù có mối liên quan rất gần gũi với nhau nhưng hầu hết người Hobbit đều có tuổi thọ cao hơn so với con người bình thường.Tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 100 tuổi.Thời điểm mà một Hobbit trẻ được cộng đồng xã hội chấp nhận như một người trưởng thành là khi anh ta ở độ tuổi 33. Trong khi đó, độ tuổi trưởng thành ở con người lại là 18.Tuy vậy thì độ tuổi được cho là trung niên của người Hobbit và người bình thường lại giống nhau,đó là ở tầm tuổi 50.
Ngoại hình người Hobbit nói chung là rất giống với con người.Họ chỉ có một vài điểm khác biệt như vành tai bé và nhọn hơn, bàn chân to,dày và có nhiều lông nên đa số người Hobbits không cần phải mang giầy.Chiều cao trung bình của họ cũng thấp hơn rất nhiều so với người bình thường, tức là chỉ vào khoảng 0,6 cho đến 1,2 m. Tai và mắt của người Hobbits rất thính và có tầm nhìn tốt.Mặc dù đa số họ đều dễ bị béo và có tác phong đủng đỉnh trong những lúc bình thường nhưng khi cần họ có thể làm được những việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo. Trong tiểu thuyết The Hobbit,Bilbo Baggins có thể lẻn đến gần những tên Trolls khổng lồ mà không bị chúng phát hiện ra bởi ông ta có khả năng di chuyển nhẹ nhàng của một Hobbit.Ngoài những khả năng đó thì người Hobbits thường có tài ném đá rất giỏi.
Những người Hobbit sống tại sứ Shire thường thích vận những bộ trang phục sáng màu như vàng,trắng hay xanh lá cây.Tóc của họ thường có màu nâu đỏ hoặc vàng.
* Lối sống và văn hóa
Những Hobbit đa phần đều thích và dành nhiều tâm trí của họ cho những thứ như trồng trọt, đồ ăn ngon,rượu và những món quà.Mặc dù hay bị những người bình thường trêu chọc nhưng hầu hết những Hobbits vẫn tận hưởng cuộc sống của họ trong vui vẻ và thân thiện.Cuộc sống của người Hobbit thường trầm lắng,yên bình và đơn giản qua từng ngày. Những Hobbit có cơ hội được tham gia vào những cuộc phiêu lưu ở bên ngoài như Bilbo, Frodo, Sam, Merry hay Pippin là rất hiếm,còn lại đa phần đều khá thờ ơ và biết rất ít về những điều xảy ra ở bên ngoài xứ sở của mình.
Những người Hobbits tại xứ Shire thường có thái độ cảnh giác và khá hẹp hòi đối với những người khách lạ đến từ nơi khác.Họ sợ những người lạ sẽ đến để phá vỡ sự yên bình vốn có của vùng Shire mà thực tế trong quá trình tồn tại của xứ sở cũng đã có những sự việc không hay xảy đến.Ngược lại,những người bên ngoài cũng không biết nhiều về vùng đất và con người Hobbit,chỉ vài nhóm người ngoài biết đến sự hiện diện của giống người này và họ thường gọi những Hobbits là những con người nhỏ bé.
Người Hobbit từ xưa thường sống trong những cái hố tròn được khoét rỗng trong lòng đất ở gần những khu đồi gần bờ sông.Cho đến thời kỳ thứ 3 của thế giới thì những người Hobbit lại bắt đầu dùng gỗ và gạch để xây những ngôi nhà theo kiểu kiến trúc của con người.Tuy vậy,một số người sống tại xứ Shire vẫn ở trong những cái hố tròn như ngày xưa, chỉ khác là họ trang trí và cải tiến nó lên sao cho văn minh và sạch sẽ hơn.Theo lối kiến trúc ưa thích của người Hobbit thì những chiếc cửa nhà hay cửa sổ đều có hình tròn được bài trí trên đó những hoa văn.
Người Hobbit cũng sử dụng một loại lịch riêng hơi khác một chút so với con người bình thường.Theo lịch của họ thì mỗi tháng cũng có 30 ngày nhưng ngày đầu tiên của mỗi năm đều bắt đầu từ một ngày thứ 7 và kết thúc một năm vào một ngày thứ 6. Có một vài ngày đặc biệt không thuộc bất kỳ một tháng nào trong năm chẳng hạn như những ngày lễ của năm mới.Những ngày này được người Hobbit gọi là Yule.Ngoài ra thì còn có những ngày đặc biệt khác rơi vào tầm Trung Hạ.
Người Hobbit của xứ Shire phát triển phong tục tặng quà vào những ngày sinh nhật hay mừng thọ của nhau.Họ có hẳn một tòa nhà riêng được gọi là Mathom ( giống như 1 viện bảo tàng ) dành cho việc trưng bày những món đồ đẹp đã được sử dụng làm quà tặng qua rất nhiều lần.
Cách đọc số của người Hobbit cũng có điểm khác ví dụ như con số 112 theo cách gọi của loài người thì sẽ là " một trăm mười hai " còn người Hobbit sẽ đọc là " mười một hai ".Tức là họ sẽ đọc riêng từng cụm 3 con số và trong mỗi cụm sẽ đọc 2 con số bên trái trước rồi mới tới con số cuối cùng.
* Quá trình lịch sử
Theo lịch sử ghi nhận thì những người Hobbit đầu tiên được nhìn thấy đã sống tại vùng thung lũng Anduin nằm giữa Mirkwood và dãy núi Sương mù.Theo những thông tin từ bộ tiểu thuyết Chúa Nhẫn thì những Hobbit đã để thất lạc những ghi chép về nguồn gốc và mối liên hệ của họ với chủng tộc loài người.Trong thời kỳ đầu tiên của người Hobbit xuất hiện 3 chi nhánh lớn với những đặc thù tính cách và ngoại hình có đôi chút khác biệt nhau là: Harfoot,Stoor và Fallhides.Tại khu Thung lũng Anduin,những người Hobbit đã sống gần với những người Eotheod,tổ tiên của những người xứ Rohan.Cái tên " Hobbit " cũng có nguồn gốc từ ngôn ngữ của người Rohan cổ,điều này dẫn đến một giả thiết về nguồn gốc của người Hobbit có thể được bắt nguồn từ người Rohan cổ.
Khoảng vào năm 1050 của thời đại thứ 3,dưới những tác động xấu từ Sauron mà những người Hobbit đã tiến hành một cuộc di cư lớn vượt qua dãy núi Sương mù.Họ thực hiện hành trình về hướng Tây và một số nhóm người đã định cư tại những vùng đất như Bree- land,Dunland hay Angle.
Năm 1601 của thời đại thứ 3,2 người thuộc nhánh Fallohide là Marcho và Blanco đã được đức vua của vương quốc Arnor lúc bấy giờ ban ân huệ cho phép họ vượt qua con sông Brandywine và định cư tại bờ bên kia của nó.Rất nhiều người Hobbits đã đi theo 2 anh em Marcho và Blanco.Tại vùng đất mới ở bờ phía Tây của con sông Brandywine,những người Hobbit này đã lập ra một vùng định cư mới và gọi nó là xứ Shire.
Theo ghi chép thì những người Hobbit ở xứ Shire đã thực hiện một lời thề trung thành với vị vua cuối cùng của đế chế Arnor.Họ giúp Arnor trong những công việc nhỏ như sửa chữa những chiếc cầu hay những con đường,tư vấn một số vấn đề và làm những sứ giả trong một số tình huống đặc biệt.Trong trận đánh cuối cùng giữa Arnor với vương quốc Angmar của Witch-king, người Hobbit cũng gửi tới đó một đội quân nhỏ để trợ giúp trong việc cố thủ kinh đô Fornost.Sau khi vương quốc Arnor bị tiêu diệt và không còn đức vua thì người Hobbit đã tự chọn ra một người trong số những người có uy tín nhất để làm người dẫn dắt dân chúng ở xứ Shire, người lãnh đạo này được gọi bằng một từ đặc biệt là Thain hay rõ ràng hơn là Thain của xứ Shire.
Người lãnh đạo đầu tiên của người Hobbit ở xứ Shire là Bucca,người đã sáng lập ra dòng họ Oldbuck,một dòng họ lớn tại xứ Shire.Dòng họ Oldbuck về sau đã khai hoang ra một vùng đất riêng biệt rồi đặt tên nó là Buckland.Vì thế mà về sau này,dòng họ này đã đổi tên thành dòng họ Brandybuck. Những hậu duệ của họ sau này đều trở thành những chủ nhân của vùng Buckland.
Với sự ra đi của dòng họ Oldbuck thì những người Hobbit ở Shire đã chọn ra một dòng họ mới để nắm giữ vai trò dẫn dắt và đó chính là dòng họ Took ( Pippin là một người họ Took,con trai của một Thain và về sau chính anh ta cũng trở thành Thain của người xứ Shire ). Cuộc sống của người Hobbit vốn yên bình,đơn giản và không có nhiều phức tạp,chính vì thế mà vai trò của những Thain trong xã hội người Hobbit là không mấy rõ ràng, hay nói chính xác hơn là họ không có nhiều cơ hội để chứng tỏ vai trò dẫn dắt của mình.
* Vai trò đối với thế giới
Người Hobbit được cho là nhỏ bé và khá vô hại so với những chủng loài khác tồn tại trên thế giới.Bản chất của người Hobbit vốn hiền lành,nhút nhát,ưa thích một cuộc sống hòa bình và không quan tâm đến những gì xảy ra bên ngoài những vùng đất định cư tươi đẹp của họ.Do bản chất như vậy mà vai trò của người Hobbit trong lịch sử thế giới là không cao nếu so với loài Elves hay loài Người.
Tuy vậy,trong thời kỳ chiến tranh của chiếc Nhẫn,người Hobbit đã có những anh hùng với những chiến công to lớn có ảnh hưởng đến vận mệnh của thế giới cũng như vận mệnh của các dân tộc khác như Bilbo Baggins hay Frodo Baggin,Sam Gamgee,Pippin Took và Merry Merriadoc.
Bilbo Baggins góp phần vào việc tái thiết vương quốc Erebor của người Dwarves,tiêu diệt rồng lửa Smaug và giúp hàn gắn những mâu thuẫn trong quá khứ giữa các dân tộc sống gần khu vực Mirkwood..Frodo Baggins cùng với Sam Gamgee đã tương trợ nhau trong chiến công tiêu hủy chiếc Nhẫn Chủ.Merry Meriadoc góp công vào việc tiêu diệt vua phù thủy xứ Angmar tại trận chiến Pelennor.Pippin Took có công phát hiện được mục tiêu tiến công của Sauron vào vương quốc Gondor cũng như việc cùng với TreeBeard và đạo quân Ents tiến công san phẳng Isengard.
Những hình tượng người hùng của người Hobbit rất khác với những hình tượng người hùng của các chủng loài khác.Những người hùng Hobbit thường là những nhân vật nhút nhát, họ thường chưa ý thức được hết về những trợ ngại hay đau khổ sẽ phải chịu đựng trong quá trình phiêu lưu của mình.Qua quá trình gian nan,những người hùng này đã thể hiện được những giá trị tiềm tàng to lớn của họ mà ngay cả những anh hùng của các giống loài mạnh mẽ hơn cũng không có được.Những người hùng Hobbit thường mang 1 tâm lý sợ hãi nhưng họ vẫn vượt qua được những thử thách khó khăn và giữ được trong mình một tâm hồn trong sáng và đầy chính nghĩa.
ĐỘI QUÂN NGƯỜI CHẾT
Đội quân người chết,hay còn được biết tới như là những người chết tại Dunharrow hay những kẻ bội tín,là những bóng ma không được siêu thoát của những người thuộc dãy núi Trắng.Họ bị nguyền rủa bởi Isildur,đức vua của xứ Gondor vì đã phá vỡ lời thề và không tham gia giúp đỡ ông ta trong cuộc chiến giữa liên minh cuối cùng của Người và Elves với phe Sauron
Họ thường tới ám tại những hang động nằm dưới ngọn núi Dwimorberg và khu bóng tối thuộc thung lũng Harrowdale.Đội quân người chết được dẫn dắt bởi một người hay được gọi là Vua của người chết,đây hiển nhiên là cá nhân đáng sợ và mạnh mẽ nhất trong số những người chết tại Dunharrrow.Kể từ khi dòng dõi của Isildur bị cho là kết thúc thì không một ai trên trần thế có khả năng kêu gọi đội quân người chết bởi họ chỉ duy nhất nghe theo lệnh của một người thuộc dòng dõi Isildur.
* Lời tiên tri
"Trên vùng đất đó tồn tại một khoảng tối dài xa xăm vươn xa về phía Tây.Từ ngọn Tháp đổ cho tới hầm mộ của những vị vua chết chóc.Những người chết sẽ được thức tỉnh; đã đến thời điểm của những kẻ bội tín: tại Vùng đá của Erech, chúng sẽ lại trỗi dậy và nghe theo tiếng tù và vang lên trên những ngọn đồi.Vậy tiếng tù và đó là của ai? Ai sẽ có khả năng kêu gọi được những kẻ bị lãng quên bước ra ánh bình minh? người kế thừa của Isildur sẽ xuất hiện.Anh ta đến từ phương Bắc và ý chí sẽ dấn dắt anh ta vượt qua cánh cổng để đến với những con đường của người chết " - Nhà tiên tri Malbeth.
* Quá trình hình thành và siêu thoát
Những người chết tại Dunharrow từng là những con người sống tại dãy núi Trắng.Trong những ngày đầu mới sáng lập ra vương quốc Gondor,những người này đã thực hiện một lời thề với Isildur rằng họ sẽ chiến đấu cho ông ta vào bất cứ khi nào được kêu gọi.Tuy nhiên,trong suốt những năm tháng đen tối sau đó,những người này lại phục vụ cho chúa tể bóng tối Sauron và khi đến thời điểm quan trọng nhất tại cuộc chiến giữa liên minh cuối cùng của người và Elves với Sauron,Isildur đã kêu gọi họ thực hiện lời thề trước kia nhưng tất cả đã từ chối và bỏ mặc ông ta.
Tức giận vì sự phản bội,Isildur đã đặt một lời nguyền lên vua của những người tại dãy núi Trắng như sau " Ngươi sẽ là tên vua cuối cùng của dãy núi Trắng, và nếu những người phương Tây chứng tỏ được sức mạnh của họ còn vượt hơn cả tên chủ nhân đen tối của ngươi thì lời nguyền này sẽ giáng xuống ngươi và cả những người của ngươi; các người sẽ không bao giờ được yên nghỉ cho tới khi lời thề trước kia được thực hiện.Cuộc chiến này sẽ kéo dài đằng đẵng và các người sớm muộn gì cũng sẽ bị triệu hồi vào thời điểm cuối của nó."
Sợ hãi trước cơn thịnh nộ của Isildur,những người tại dãy núi Trắng đã bỏ chạy và không dám tới cuộc chiến để trợ giúp cho Sauron.Họ ẩn trốn tại những nơi bí mật trong lòng những ngọn núi và không có bất kỳ một sự liên lạc nào với những người bên ngoài.Theo thời gian,cái chết tìm đến với họ và thời điểm mà lời nguyền giáng xuống họ bắt đầu.Thay vì chết và linh hồn được siêu thoát thì họ lại trở thành những bóng ma có hình dáng là những bộ xương tróc lở có tồn tại ý thức hệt như lúc sống.Họ không ngủ,bất tử và bị trói buộc bởi lời thề trước kia.
Nhà tiên tri Malbeth đã tiên đoán rằng 1 ngày nào đó số phận sẽ đưa đường dẫn lối một hậu duệ của Isildur tới con đường của những người chết và đội quân chết chóc này sẽ nghe theo lệnh của anh ta.Lời tiên tri trở thành sự thật.Trong cuộc chiến tranh của chiếc Nhẫn,Aragorn,một hậu duệ của Isildur,đã đi tìm đội quân người chết và kêu gọi họ thực hiện lời hứa trước kia để được siêu thoát.Aragorn tới vùng đá của Erech, triệu tập những người chết và thuyết phục được họ đi theo mình.
Aragorn dẫn đội quân người chết xuyên qua vùng Lamedon và Ciril để đến cứu nguy cho Minas Tirith.Khi họ đến địa phận của Gondor để tập hợp thêm người ở đây thì không gặp được bất kỳ ai bởi các kẻ thù cũng như các đồng minh đã quá sợ hãi khi nghe nói đến Vua của người chết và đạo quân của ông ta.Những đội quân của Umbar và Harad lúc lần đầu chạm trán với đội quân người chết cũng không thể làm gì được hơn ngoài việc bỏ chạy cùng với nỗi kinh hoàng tột độ.Chỉ có một người duy nhất dám ở lại đó là vua của vùng Lamedon,Aragorn liền nhờ ông ta đi tập hợp những người còn lại để tạo thành một đội quân riêng. Sau khi đội quân người được tập hợp,Aragorn dẫn họ cùng đội quân người chết tiếp tục cuộc hành trình.Họ chỉ mất có 4 ngày để tới được bến cảng Pelargir gần Minas Tirith.
Vào ngày thứ 5,họ tới được Pelargir,nơi mà lực lượng chính của người Umbar đang tập kết ở phía bờ sông.Lúc này,lời đồn về đội quân người chết đã bay đến bến cảng Pelargir nhưng những lực lượng của Sauron tại đó vẫn bán tín bán nghi.Khi những người Haradrim nhìn thấy nhóm vài người Aragorn,họ đã vội cười nhạo và đúng lúc đó thì đội quân người chết liền xuất hiện ở phía sau của Aragorn.Họ tràn vào chiến trường Pelenor và thực hiện cuộc giết chóc như đi dạo của mình.
Về sau,Legolas đã miêu tả lại cảnh tượng tại chiến trường Pelenor cho Merry và Pippin như sau " tôi nghe được những tiếng rên rĩ,những tiếng tù và được thổi lên, và cả một thứ âm thanh kỳ lạ giống như tiếng vọng về của những trận chiến đã bị lãng quên trong những năm tháng đen tối của quá khứ.Những thanh kiếm mờ ảo được rút ra; nhưng tôi thực sự không biết là những lưỡi kiếm đó có gây sát thương hay không bởi những người chết thực sự không cần đến bất kỳ thứ vũ khí nào khác ngoài vẻ đáng sợ của họ. Thậm chí, không có bất cứ loại vũ khí nào của kẻ thù có thể gây tổn thương đến họ."
Sau khi đánh bại được những kẻ thù, đội quân người chết đã rút về hướng bờ sông và chờ đợi Aragorn ra quyết định cuối cùng. Aragorn đã giải thoát cho đội quân người chết khỏi lời thề trước kia. Vua của người chết bước lên phía trước, kẻ gãy ngọn giáo của ông ta, ném nó đi và quỳ xuống trước Aragorn. Ngay sau đó, ông ta cùng đội quân của mình biến mất trong làn gió. Họ đã được siêu thoát.
"Orc không phải là một từ tiếng Anh.Nó được dùng vài lần trong tiểu thuyết the Hobbit nhưng thường xuyên được dịch sang là Goblin ( hoặc là Hobgoblin để chỉ những thể loại to lớn hơn )".
_ J.R.R.Tolkien,lời mở đầu cho cuốn The Hobbit _
Orcs là lực lượng thành phần nòng cốt của các đời chúa tể bóng tối trong những tiểu thuyết thần thoại của Tolkien, đó là một chủng tộc được tạo ra và nhân rộng bởi Melkor,chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới.Đến đời của chúa tể bóng tối Sauron,cũng như là phù thủy Saruman thì Orc vẫn là lực lượng chính được sử dụng làm các chiến binh, nhân công và được sai đi để thực hiện những việc làm xấu xa trên khắp Trung Địa.
* Sự hình thành của tộc Orcs
Trong các câu chuyện của mình thì Tolkien không đề cập đến những phụ nữ Orcs nhưng trong The Silmarillion, ông cũng từng viết một câu là " người Orcs có cuộc sống và cách thức sinh đẻ giống như những đứa con của Illuvatar ". Một dữ kiện nữa là việc Orcs ban đầu chính là những người Elves đã bị chúa tể Melkor bắt được ở trước thời đại đầu tiên của thế giới.Họ bị tra tấn và hành hạ đến mức biến đổi kinh khủng về hình dạng,theo thời gian,cả tâm tính của họ cũng ít nhiều bị thay đổi so với ban đầu.Vậy theo dữ kiện này thì người Orcs cũng có thể có phụ nữ và họ sinh sôi nảy nở theo cách bình thường của người Elves.
Không có dữ kiện nào từ Tolkien cho thấy rằng Orcs là một chủng tộc có bản chất xấu xa ngay từ đầu, ông chỉ đề cập đến họ như là một thứ công cụ cho các đời chúa tể bóng tối.Chủng Orc bị phụ thuộc nhiều vào các chúa tể bóng tối trên nhiều phương diện: Sau khi chủ nhân của họ bị đánh bại thì người Orc thường bị hoang mang và rệu rão,họ dễ dàng bị tiêu diệt bởi những kẻ thù của mình.Trong khoảng thời gian hàng nghìn năm sau khi Melkor bị đánh bại và bị trục xuất khỏi Arda thì tộc Orcs không có người lãnh đạo thực sự,họ thường chỉ xuất hiện dưới hình thức như là các nhóm nhỏ sống rải rác ở dãy núi Sương Mù.Chỉ cho đến khi được dẫn dắt bởi một Maiar như Sauron,người Orcs mới lấy lại được phần nào sức mạnh cũ của họ và trở thành một mối nguy hiểm thực sự cho Trung Địa.
Ban đầu,đa số người Orcs đều sống trong những hang động ngầm ở dưới những pháo đài lớn của Melkor như Utumno hay Angband.Họ sinh sôi nảy nở và tràn ra cả vùng phía Bắc của Trung Địa.Người Orcs lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Địa bởi những người Dwarves sống tại dãy núi Xanh Dương.Trong hơn hàng nghìn năm,người Orcs chỉ là một vấn đề nhỏ đối với các đế chế của Trung Địa lúc bấy giờ.Tuy nhiên,khi mà Melkor quay trở lại Trung Địa cùng với những báu vật Silmaril,ông ta nhanh chóng tập hợp đội quân Orcs này lại và tung chúng ra khắp khu vực Beleriand.
Tộc Orcs sau khi được tổ chức lại bởi Melkor đã lập được chiến công đầu tiên là giết chết được vua Denethor của Laiquendi.Quân Orcs tiếp tục bao vây bến cảng Falas cho tới khi chúng bị đánh bại bởi quân đội Noldor.Về sau,Orcs trở thành một mối đe dọa lớn đối với các vương quốc của Trung Địa và những người lãnh đạo của các vương quốc đã có những cách thức nhằm đối phó với kẻ thù này.
* Thời đại đầu tiên
Trong thời đại đầu tiên,có đến hàng nghìn người Orcs được chứa chấp tại Angband như là lực lượng nòng cốt của phe Melkor.Người Orcs là lực lượng chủ đạo của phe bóng tối tham gia vào cuộc chiến tranh Beleriand kéo dài hơn 587 năm.Quân Orcs xuất hiện lần đầu tiên tron trận đánh Lhammoth,nơi họ bị đánh bại bởi lực lượng Noldor của gia tộc Fingolfin.Khi gia tộc nhà Feanor quay trở lại Trung Địa,Melkor đã phái một lực lượng Orcs đông đảo tới ngăn cản họ.Mặc dù có số lượng đông hơn nhưng đội quân Orcs này vẫn không thể chống lại được sức mạnh và cơn thịnh nộ của người Noldor,họ nhanh chóng bị đánh bại một cách dễ dàng.Mặc dù bị thiệt hại lớn trong những trận đánh như vậy nhưng người Orcs vẫn sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng và vẫn là lực lượng nòng cốt dưới trướng của chúa tể bóng tối Melkor.
Người Orcs tiếp tục bị thiệt hại khủng khiếp trong trận chiến Dagor Aglareb ( trận chiến Vinh Quang ) và trong những cuộc đột kích tại Hithlum.Sau những thiệt hại như vậy,Orcs không bao giờ được sử dụng trong những trận đại chiến giáp lá cà ở thời điểm mà những kẻ thù của Melkor còn đang quá mạnh.Thay vào đó,Orcs được sử dụng nhiều hơn với những nhiệm vụ như trinh sát và thực hiện những cuộc đột kích nhỏ.Chúng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Thịnh Nộ,một vài nhóm Orcs còn sống sót đã bỏ chạy về hướng Đông vào dưới lòng của những dãy núi tại Angmar và dãy núi Xám.
* Thời đại thứ 2
Vào khoảng năm 1000 của thời đại thứ 2,Sauron xuất hiện trở lại tại Trung Địa và biến vùng đất Mordor trở thành vương quốc riêng của mình.Sau đó,ông ta tiếp tục cho xây dựng pháo đài Barad-Dur và tập hợp lại lực lượng Orc.Trong quãng thời gian này,Sauron đã làm ra những chiếc Nhẫn sức mạnh và không tìm thấy nhiều công dụng ở tộc Orcs bởi ông ta cho rằng những chiếc Nhẫn thì có công dụng và sức mạnh nhiều hơn là những " sai lầm của tạo hóa" ( để ám chỉ việc tạo ra Orc là một sai lầm ).
Tuy vậy,trong suốt thời kỳ chiến tranh giữa người Elves và Sauron vào khoảng năm 1700 thời đại thứ 2,Orcs vẫn trở thành lực lượng chính của phe Sauron.Bất chấp việc có số lượng đông đảo hơn,người Orc lại tiếp tục thất bại trước liên minh giữa người Elves và người Numenor. Sau thất bại tại cuộc chiến này,Sauron đã chạy về phương Bắc, tập hợp các lực lượng Orcs sống tại dãy núi Sương Mù để hồi phục sức mạnh quân sự cho mình.
* Thời đại thứ 3 và thứ 4
Trong thời đại này,người Orcs nằm dưới sự lãnh đạo của vua phù thủy xứ Angmar và Sauron tại Dolgudur và Mordor.Lực lượng Orcs tiến hành xâm lược Eriador từ phía Tây dưới sức mạnh chi phối từ Sauron lúc bấy giờ đang mang hình dạng là một Necromancer.Những người Orcs khác tại dãy núi Sương Mù không đi theo Sauron thì thành lập ra những khu cư trú độc lập dưới lòng núi như thị trấn Goblin hay Núi Gram.Trong thời đại thứ 3 thì Azog,vua của người Orc sống tại dãy núi Sương Mù,đã chiếm đóng Moria và tiến hành cuộc chiến tranh với người Dwarves nhưng bị đánh bại và buộc phải quay trở lại lòng núi.
Năm 2941 thời đại thứ 3, trận chiến của 5 năm đạo quân đã diễn ra gồm các phe tham chiến là Orcs,Sói ma,Người,Elves và người Dwarves.Người Orcs,một lần nữa với số lượng đông đảo hơn rất nhiều lại bị đánh bại và phải rút chạy về những ngọn núi.
Những người Orcs tại Moldor đã chiến đấu trong trận chiến Morranon trước cánh cổng Đen với liên minh Gondor và Rohan.Sau khi Frodo tiêu hủy chiếc Nhẫn chủ,núi Doom đã phát nổ và tiêu diệt gần như toàn bộ những người Orc tại Mordor.Những nhóm tàn dư còn lại của người Orcs đã ẩn nấp trong Mirkwood cho tới khi Dol Guldur bị sụp đổ.
Người Orcs vẫn tồn tại cho đến thời đại thứ 4 của thế giới nhưng chỉ còn là những nhóm nhỏ,yếu đuối và ô hợp.Người Orcs không còn khả năng khôi phục lại được sức mạnh như trước và không còn là một mối đe dọa với những chủng tộc khác tại Trung Địa.
* Ngoại hình
Trong những ghi chép của Tolkien thì người Orcs thường được miêu tả là có chiều cao khá đa dạng tùy theo từng thể loại.Loại bé nhất thường được gọi là Goblin có thể còn thấp bé hơn cả những người Hobbit.2 thể loại phổ biến khác là Snaga và Morannon có chiều cao nằm trong tầm giữa của một Dwarves và một con người.Có nguồn gốc từ Elves nên người Orcs cũng có đôi tai nhọn tuy nhiên mũi của họ lại được miêu tả là rất to,da họ thường có màu tái xám hoặc xanh,miệng rộng và có răng nanh,đôi mắt hình xiên và đôi tay rất dài.Người Orcs có ngoại hình ghê rợn và bẩn thỉu, họ thường không ưa gì những chủng loài khác và ngược lại.
* Văn hóa
Ngay từ ban đầu,Orcs đã là một sản phẩm được tạo ra bởi tội ác.Có thể nói,Orcs là chủng tộc đáng thương nhất tại Trung Địa.Họ được tạo ra như là những công cụ phục vụ cho các thế lực xấu xa và chỉ biết đến nhiệm vụ phá hủy,tiêu diệt.Trong tiểu thuyết The Hobbit cũng cho biết những người Orcs – Goblin chỉ thông minh trong việc tạo ra những vũ khí,công cụ chiến tranh và các hình thức tra tấn.
Trong sâu thẳm,mỗi người Orcs đều cảm thấy ghét chính bản thân và có một mối căm thù đối với các chúa tể bóng tối, những kẻ đã mang đến sự diệt vong cho họ.Sự căm thù này không đủ để vượt qua nỗi sợ hãi của họ trước những chúa tể bóng tối.Điều này dẫn đến sự bấn loạn trong tâm trí của những người Orcs,họ tức giận,nghi kỵ,hiếu chiến và dễ gây gổ với những người thuộc chủng loài khác hay thậm chí là với chính những người cùng chủng loài.
Bất chấp những đặc tính như vậy thì đôi khi người Orcs vẫn có thể chế ra được những công cụ tốt.Những thứ họ chế ra thường không bao giờ đẹp nhưng khá hữu ích.Bình thường,họ không trao đổi hàng hóa của mình với các chủng tộc khác chỉ trừ khi được lệnh từ các chúa tể bóng tối cho mục đích chiến tranh và xâm lược.
Người Orcs có khả năng tuyệt vời trong việc tạo ra những đường hầm ở dưới lòng đất.Với bản chất độc ác và thô bạo được hình thành theo thời gian thì người Orcs tàn phá và hủy diệt bất cứ thứ gì tươi đẹp mà họ thấy.Orcs đã biến thành một chủng tộc đáng sợ đe dọa đến tất cả những thứ được cho là tốt đẹp của thế giới.
Người Orcs đặc biệt ghét người Elves,Con người và cả Dwarves vì họ nghĩ rằng những chủng tộc đó luôn tìm cách ăn cướp,gây hại và đầu độc họ.Khi không có sự dẫn dắt của các chúa tể bóng tối,người Orcs thường sống thành từng đàn trong những hang ổ dưới lòng đất,những đàn đó thường nghe theo lệnh của một thủ lĩnh.Những thủ lĩnh thường là những kẻ có sức mạnh lớn nhất và độc ác nhất.Orcs thường gây ra những rắc rối cho những chủng tộc khác không may phải sống gần chúng.
Suy nghĩ của người Orcs vốn đơn giản và có chiều hướng u tối.Rất ít những chiến binh Orc có khả năng chỉ huy và lãnh đạo quân đội nên tại chiến trường,họ dễ bị mất tinh thần và trở nên rối loạn.Bởi vậy,một khi bị rơi vào tình cảnh thất thế thì họ sẽ bị thiệt hại cực kỳ nặng nề.
* Các thể loại Orcs
- Goblin: Loại Orc có ngoại hình bé nhất trong chủng loài này tại Trung Địa.Goblin thích sống ở những nơi tối tăm như những hang động trong lòng đất.Chúng bé nhỏ,ít sức mạnh nhưng nhanh nhẹn và có khả năng bám trụ cũng như di chuyển trên những bề mặt dốc thẳng đứng.Thể loại này cũng độc ác nhưng cách sống của chúng lại vui vẻ hơn so với các thể loại Orcs còn lại.
- Snaga: Dùng để chỉ một loại Orc có kích cỡ vừa phải,to lớn hơn những Goblin 1 chút và thường được sử dụng như là lực lượng nhân công chính trong các pháo đài của phe bóng tối.Nhiệm vụ của chúng bao gồm những công việc như chế tạo dụng cụ,vũ khí hay công cụ chiến tranh ....
- Uruk-hai: Đây có thể nói là thể loại Orc có sức mạnh lớn nhất trong chủng loài.Chiều cao trung bình của các Uruk-hai bằng xấp xỉ so với Loài người.Chúng được biết tới nhiều nhất thông qua trận chiến bao vây pháo đài Helm's Deep của người Rohan tại thời đại thứ 3 dưới mệnh lệnh của Saruman.Tuy nhiên thì Uruk-Hai lại có nguồn gốc xuất phát đầu tiên từ Mordor.
- Morannon: Morannon Orcs có kích cỡ tương tự như con người và xuất hiện vào thời kỳ sau muộn của thời đại thứ 3.Chúng có xuất xứ từ Mordor và trở thành lực lượng chính của Sauron trong thời kỳ Nhẫn chiến.Điểm đặc biệt của Morannon đó là chúng thông minh và biết suy nghĩ hơn so với những thể loại Orc trước đây.Một đội quân Morannon được huấn luyện bài bản hơn,chúng biết sử dụng những đội hình trận pháp cơ bản, biết cách sử dụng vũ khí tốt hơn mặc dù sức mạnh không bằng những Uruk-hai.
Số lượng của Orcs thường đông kinh khủng.Vào thời kỳ Nhẫn chiến,số lượng quân Orcs tại Morgul vào khoảng hơn 150.000 nhân mạng.Các đội quân Orcs lúc bấy giờ được chia thành các đơn vị quân có đặc dụng riêng như quân cung,quân giáo,quân rìu và quân
mác,kỵ binh thì là quân cưỡi sói.
ĐẠI BÀNG ĐỊA NGỤC
Đại bàng địa ngục, Ác thú hay Những con chim của Nazgul đều chỉ là những cách gọi khác nhau để ám chỉ loài thằn lằn bay khổng lồ có hình dạng tương tự như Wyvern, chúng được các đời Chúa tể bóng tối nuôi dưỡng để sử dụng vào những mục đích riêng của họ. Đến thời của Chúa tể bóng tối Sauron, những Đại Bàng địa ngục được dùng để làm thú cưỡi cho các tay sai Nazgul của ông ta. Trong tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc Nhẫn, những đại bàng địa ngục thường không có tên gọi rõ ràng nào khác ngoài cụm từ " Ác Thú " ( Fell-Beast ). Những cụm từ như Đại bàng địa ngục hay Những con chim của Nazgul đều là do các fan hoặc các sinh viên của Tolkien đặt cho chúng.
* Nguồn gốc
Trong Trận chiến Pelennor, đoạn lúc Vua phù thủy cưỡi đại bàng địa ngục bay về phía Vua Theoden, Tolkien đã nói về con vật mà Chúa tể Nazgul cưỡi như sau:
" Một cái bóng lớn hạ xuống như một đám mây đen. Và nhìn xem! đó là một sinh vật có cánh: Nếu là chim thì nó lớn hơn tất cả các loài chim khác, trần trụi không lông vũ, đầu cánh khổng lồ của nó có màng da nối giữa các móng vuốt, và từ nó bốc ra một mùi hôi thối. Có thể nó là một sinh vật của thế giới cổ xưa, mà giống loài từng mò mẫm trong những rặng núi buốt giá bị quên lãng dưới ánh Trăng, sống quá lâu và trong cái tổ gớm ghiếc đã sinh ra lứa quái vật không hợp thời này, thích hợp với những thứ xấu xa. Và Chúa tể Bóng tối đã mang nó về, nuôi nó bằng thịt sống, cho đến khi nó lớn lên to lớn hơn tất cả những giống biết bay, và biến nó thành thú cưỡi cho những bề tôi của hắn. Nó đang sà dần, sà dần xuống, gập bộ móng có màng lại, và kêu lên quang quác, nó đậu xuống thân thể của Snowmane, cắm vuốt vào, và cúi cái cổ dài trần trụi của nó xuống."
Khi mà Bộ chín Nazgul săn đuổi nhóm người Frodo ở Bruinen gần Rivendell, tất cả bọn chúng đều có thú cưỡi là những con ngựa đen được ăn trộm từ Rohan. Sau khi lãnh chúa Elrond sử dụng sức mạnh của dòng lũ để thổi bay Bộ Chín thì thú cưỡi của chúng cũng bị cuốn trôi và hầu hết những con ngựa này đều chết. Bộ Chín sau khi bị cuốn đi đã hồi phục và trở lại Mordor, tại đây, chúng được chủ nhân Sauron tặng cho những thú cưỡi mới chính là những con Đại bàng địa ngục này. Trong các trận chiến ở sau này, các Nazgul thường xuất hiện cùng với thú cưỡi mới của mình.
Về nguồn gốc, có thể loài ác thú này còn xuất hiện từ trước cả loài Rồng.
* Những lần xuất hiện trong tiểu thuyết
- Lần đầu tiên là sau khi Đoàn Hộ Nhẫn rời Lothlorien và cắm trại ở phía bờ Tây của Sông Anduin, họ đã nhìn thấy một sinh vật khổng lồ có cánh, đen hơn cả những hố sâu trong đêm tối. Và chính Legolas đã rút cung và bắn rơi con quái thú. Nó cất ra một tràng tiếng kêu nghe như tiếng ếch rồi rơi xuống vùng cây bên bờ Đông.
- Trong hành trình của Frodo và Sam qua Emyn Muil và Đầm Lầy Chết cùng Gollum, bọn họ đã nghe tiếng kêu ghê rợn của một Nazgul cưỡi Đại bàng địa ngục đang đi do thám nhưng hắn không phát hiện ra họ.
- Grishnakh, tên chỉ huy của lũ Orcs vây bắt Pippin và Merry đã nói rằng những Nazgul bay vẫn chưa sẵn sàng để hiện thân. Chúng thường được sử dụng cho mục đích chiến tranh và cả những mục đích khác.
- Theo lời kể của một chỉ huy tại Harrowdale, một con đại bàng địa ngục đã bay qua Edoras và đáp xuống Medusel. Họ miêu tả nó như là một con chim bóng tối gớm ghiếc và khổng lồ.
- Khi Faramir rút chạy khỏi cuộc bao vây Osgiliath để về Minas Tirith, anh ta đã rất nhiều lần bị gây rắc rối bởi các Nazgul bay cho tới khi Gandalf xuất hiện và đẩy lui chúng bằng ánh sáng từ cây gậy phép của ông ta.
- Trong trận chiến Pelennor, vua Theoden của Rohan đã bị con đại bàng địa ngục của Vua phù thủy cưỡi cắn tử thương. Con vật này ngay lúc sau đó đã bị Eowyn, cháu gái của Đức Vua chém bay đầu.
- Trong suốt Trận Chiến Moranno, các Nazgul bay đã liên tục xuất hiện, chúng do thám, tấn công Đạo quân của phương Tây, rồi bị tấn công bởi các Đại Bàng Lớn cho đến khi được Sauron triệu hồi về phía Núi Doom sau khi ông ta cảm nhận được sự hiện diện của Chiếc Nhẫn Chủa và Frodo.
Tất cả các Đại Bàng địa ngục đều bị chết sau sự sụp đổ và phun trào của núi Doom cũng như toàn bộ vương quốc Mordor.
* Về khắc họa hình dáng
Có lẽ hình dáng được khắc họa ấn tượng nhất về Đại Bàng địa ngục là ở trong loạt Phim Chúa tể của những chiếc Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson. Ở trong phim, loài ác thú này có ngoại hình thật sự rất giống với loài Wyvern trong thần thoại cổ của Bắc Âu, đó là một loài có cánh lớn, da trơn không có vảy, biết bay và là thứ lai giữa Rồng và rắn.
Rất nhiều người xem phim hay thậm chí là cả một số diễn viên trong đoàn làm phim cũng thường nhầm lẫn khi gọi loài thú này là Nazgul, điều này là không chính xác. Chúng chỉ là thú cưỡi cho các Ma Nhẫn Nazgul. Nguyên nhân của việc nhầm lẫn có thể bắt nguồn từ câu nói của Vua phù Thủy với Eowyn: " ăn thịt lão ( vua Theoden ) .... Không được đứng giữa Nazgul và con mồi của nó ".
Có 1 điểm đáng chú ý mà các nhà phác họa hình ảnh thường hay dựa vào đó để thực hiện công việc đó là một ghi chú của nhà văn Tolkien mà trong đó ông có gợi ý rằng loài Đại bàng địa ngục thật sự trông rất giống loài Thằn lằn Sấm, một loài khủng long bay từ thời xa xưa tại Trái Đất. 1 số các khắc họa khác của loài ác thú này cũng thường được vẽ ra theo hướng gợi ý của Tolkien.
* Về sức mạnh
Một điều dễ dàng nhận thấy cả ở trong điện ảnh lẫn các trò chơi điện tử là Đại bàng địa ngục thật sự là một loài ác thú có sức mạnh đáng sợ và khả năng giết chóc rất cao, đặc biệt là khi có thêm các Nazgul cưỡi trên lưng của chúng. Chúng thường có 2 kiểu tấn công chính là lao xuống cắn thẳng vào con mồi hoặc là dùng những móng vuốt khổng lồ để đâm, bặp, xiết cũng như là bốc con mồi lên cao rồi thả xuống cho chết. Với kích cỡ đôi chân khổng lồ, mỗi cú xà xuống, chúng có thể bốc được khoảng gần chục người.
Cũng với đôi chân và ngoại hình khổng lồ đó, các Đại bàng địa ngục còn có thể dễ dàng phá tan một đội hình bộ binh và gây rối loạn ở bất kỳ nơi đâu chúng xà xuống. Loài ác thú này còn đáng sợ bởi cả tốc độ và tính khát máu của chúng. Kể từ khi Smaug bị tiêu diệt, không một loài trên không nào có thể đọ tốc độ được với các Đại bàng địa ngục. Chúng không có khả năng thở ra lửa hay băng như loài Rồng nhưng hơi thở của chúng là vô cùng hôi thối và tanh tưởi, thứ hơi thở này gây tác động lên não của các chiến binh và làm cho họ bị yếu đi.
Đại bàng địa ngục cùng với các Nazgul là một sự kết hợp kinh khủng. Ngoại hình, sức mạnh của loài ác thú kết hợp với tiếng thét của một Nazgul sẽ làm tê liệt tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến binh. Một khi nhìn thấy chúng, họ chỉ nghĩ đến 1 điều đó là chạy và chạy. Chỉ có những anh hùng mạnh mẽ nhất mới có thể đứng vững được trước cơn sợ hãi mà kẻ thù này mang tới.
GOBLINS
Goblins là một cách gọi khác được dùng để chỉ về những người Orcs và hay được sử dụng trong cuốn sách The Hobbit của nhà văn Tolkien.Trong the Hobbit,các nhân vật như Thorin hay Gandalf đều hay sử dụng tên gọi này.Từ Goblins nếu được dịch ra tiếng Việt thì có thể gọi là Tiên hoặc hay hơn nữa thì là Địa Tinh.Trong khi Orcs thì có thể được dịch là Quỷ.
Hầu hết những Goblins thường sống sâu bên trong lòng của dãy núi Sương mù kể từ sau cuộc chiến tranh Thịnh Nộ.Trong thời đại thứ 3 của thế giới,xuất hiện một vài nơi tập trung nhiều Goblins như thị trấn Goblins gần hẻm núi cao ở phía trên Rivendell hay thành phố Goblins tại ngọn núi Gundabad và cả trong hầm mỏ Moria.Những nơi đây có thể coi là những vương quốc độc lập của người Goblins và chúng không chịu sự kiểm soát của chúa tể bóng tối Sauron.
* Sự khác biệt giữa Orcs và Goblins
Trong một số cuốn sách của mình thì Tolkien thường dùng từ Goblins để ám chỉ tất cả những người Orcs bao gồm trong đó cả những thể loại to lớn và sức mạnh như Uruk – Hai.Tuy nhiên càng về sau thì những người hâm mộ lại càng phân biệt được sự khác nhau giữa 2 thể loại này. Goblins là một thể loại Orcs có thể hình bé nhỏ và ít đáng sợ nhất.Chúng có số lượng đông,cũng sinh sống dưới lòng đất và có khả năng leo trèo trên những mặt vách thẳng đứng.Khả năng chịu đựng khi ra ánh mặt trời của chúng cũng kém hơn so với các loại Orcs khác.Trong những hình minh họa được vẽ ở thời gian gần đây thường cho thấy được những nét khác biệt giữa một goblin và một Orc. Orcs thường to lớn hơn,cơ bắp hơn,đáng sợ hơn và không có khả năng trèo tường như Goblins.
Trong The Hobbit, Gandalf cũng đã từng gọi Azog là một Goblin cho thấy trong cuốn sách này thì Tolkien đều dùng từ Goblins để thay thế cho từ Orcs.Trong những ghi chép về sau thì Tolkien đều miêu tả Azog như là một tên vua Orc khổng lồ.Trong bộ phim The Hobbit: An unexpected Journey,ở cảnh Balin kể về trận chiến giữa người Dwarves và người Orcs tại Moria thì cũng có thể thấy là những chiến binh Orcs tại đó đều to cao hơn các chiến binh Dwarves.Vì thế,lực lượng của Azog tại Moria là Orcs chứ không phải là Goblins ( những Goblins được cho là thấp hơn hoặc chỉ cao bằng người Dwarves ).
* Ngoại hình
Goblins có ngoại hình bé nhỏ nhất trong số các thể loại Orcs.Những Goblins tại hầm mỏ Moria được khắc họa trong bộ phim Fellowship of the Ring của đạo diễn Peter Jackson như là những sinh vật nhỏ có chiều cao chỉ bằng một người Dwarves,nước da xanh hoặc vàng,cơ thể gầy đến trơ xương, mắt to và lồi,cách đi giống như đang nhảy từng bước và có khả năng đi trên tường như đi trên mặt đất. Các chiến binh Goblins tại Moria sử dụng các thứ vũ khí như mác,giáo và cả cung tên.
Trong bộ phim The Hobbit: An unexpected Journey, những Goblins tại thị trấn Goblins lại được khắc họa hơi khác so với những Goblins tại Moria.Chúng có nước da màu vàng nhạt, trông sạch sẽ hơn, tai dài hơn, bụng phệ và trông béo tốt hơn. Tóm lại,ngoại hình của những Goblins tại thị trấn Goblins mang một nét lố bịch và tức cười hơn.Giống như những
Goblins tại Moria thì chúng cũng có khả năng đi trên tường.
URUK-HAI
Uruk-hai là thể loại Orc to lớn và ưu việt xuất hiện trong suốt thời đại thứ 3 của thế giới.Chúng được tạo ra bởi Sauron vào thời điểm mà ông ta vẫn còn nguyên vẹn sức mạnh.Những Uruk-hai của Sauron thường được gọi là Uruk Đen để phân biệt với những Uruk-hai được tạo ra và sử dụng bởi Saruman trong chiến tranh Rohan.
* Những miêu tả về Uruk-hai
Uruk-hai là những sinh vật có hơi thở mạnh và sâu,cơ bắp phát triển toàn diện trên các vùng cơ thể, sức mạnh của chúng rất lớn và gần như không có cảm giác đau đớn.Uruk-hai cũng có khả năng nói nhưng chúng ít khi nói mà thường phát ra những tiếng gầm gừ mà đặc biệt là trong lúc chiến đấu.Các chiến binh Uruk-hai thường được trang bị giáp nặng nên dáng đi của chúng thường trông có vẻ nặng nề và giống như đang đi lên dốc,chúng cũng gặp khó khăn trong việc chuyển hướng đột ngột.Uruk-hai là những chiến binh chiến đấu theo bản năng nhiều hơn là kỹ năng.Chúng tàn bạo,hiếu chiến,liều lĩnh,không sợ đau đớn nhưng lại rất tuân thủ kỷ luật cũng như có ý niệm thực hiện mệnh lệnh và mục đích rất cao.Với những đặc tính này thì Uruk-hai là những chiến binh cực kỳ nguy hiểm đối với những kẻ thù của chúng.
Trong những cuốn sách của Tolkien,Uruk-hai thường được miêu tả là có nước da màu đen,đôi mắt hình xiên và rất ghét những loại Orcs khác yếu đuối hơn chúng.Những Uruk- hai thường gọi những loại Orcs khác như Snaga hay Goblins là đồ sâu bọ.
* Lai tạo với con người
Có nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh vấn đề rằng Uruk-hai liệu có phải là một thể loại được tạo ra từ sự lai tạo giữa Người và Orc hay không? Và nếu đúng là như vậy thì có thể những Uruk-hai của Saruman đã được tạo ra từ sự lại tạo giữa những người Dunlending hoặc là những tù binh Rohan với người Orcs.Từ giả thuyết này thì có thể xếp Uruk-hai như là một trong những thể loại Bán Orcs.Các bán Orcs thường có sức mạnh và trí tuệ cao hơn so với những giống loài Orcs bình thường.
* Vai trò trong lực lượng bóng tối
Uruk-hai là thành phần chủ lực trong lực lượng quân đội của Saruman bên cạnh những người Dunlending.Chúng còn được biết đến như là lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất của Mordor.Những chiến binh Uruk-hai nhanh nhẹn hơn các lính Orcs thông thường và có thể đi lại bình thường vào ban ngày mà không bị làm yếu đi bởi ánh nắng mặt trời.Cơ bắp của những Uruk-hai phát triển mạnh và đều,đôi chân của chúng dài và thẳng chứ không bị vòng kiềng như đa số Orcs thường.Chiều cao trung bình vào khoảng 6 feet, tức là cao hơn so với Orcs thường và xấp xỉ bằng so với con người.Trong trường hợp của những Berserker thì những tên Uruk-hai thiện chiến này còn cao hơn cả con người.
Những Uruk-hai được biết tới nhiều nhất thông qua trận đánh với lực lượng người Rohan của Đức vua Theoden tại pháo đài Helm's Deep.Trước đó,những Uruk-hai đã xuất hiện vài lần trong một số trận đánh có sự tham gia của lực lượng Mordor.Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2475 của thời đại thứ 3 trong chiến dịch chinh phạt Ithilien và đã tiêu hủy nặng nề thành phố Osgiliath của xứ Gondor.Cả Orcs cũng như Uruk-hai đều là những lực lượng chủ lực tại Bara-dur,pháo đài lớn nhất của Mordor.
Những Uruk-hai thường được phân biệt làm 2 loại là những Uruk-hai của Sauron và những Uruk-hai của Saruman.Những Uruk-hai của Sauron thường có biểu tượng hình con mắt lửa trên những tấm khiên còn những Uruk-hai của Saruman lại mang biểu tượng bàn tay trắng trên những tấm khiên cùng với một chữ S được khắc trên những chiếc mũ trụ của chúng.
Những Uruk-hai của Saruman tham gia vào nhiệm vụ truy kích Hội bảo vệ Nhẫn và nhiệm vụ bao vây pháo đài Helm's deep.Tại 2 chiến dịch này, các Uruk-hai đều thất bại và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn.Trong chiến dịch truy kích Hội bảo vệ Nhẫn,một nhóm Uruk- hai mà chỉ huy là Ugluk đã giết chết được Boromir, chỉ huy giỏi nhất của xứ Gondor và bắt được Merry và Pippin.Sau đó,chúng bị nhóm Aragorn,Legolas và Gmili truy đuổi đến rìa của khu rừng Fangorn.Tại đây,chúng bị một đội quân kỵ binh của Eomer phát hiện và tiêu diệt toàn bộ.
Một đội quân Uruk-hai khác bao gồm 10.000 tên đã tiến quân tới pháo đài Helm's Deep và gần như đánh bại được lực lượng cố thủ tại đây.Tuy nhiên,về sau chúng đã bị đẩy lui bởi những lực lượng cứu viện của Rohan.Phần lớn chúng bỏ chạy vào trong khu rừng Fangorn và bị giết chết bởi những chiếc cây sống tại đó.Phần tàn dư còn lại cũng bị truy kích và tiêu diệt hoàn toàn bởi lực lượng viện binh Rohan.
Số phận của những Uruk-hai tại Mordor không được nhắc đến nhưng có lẽ chúng cũng đã bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với tất cả lực lượng của Sauron tại Mordor sau khi núi Doom phát nổ.
* Các loại quân Uruk-hai
Một đội quân Uruk-hai được tổ chức chặt chẽ bao gồm những loại quân đặc thù như quân giáo dài dùng để chống kỵ binh,quân kiếm khiên để chống bộ binh,quân nỏ để tấn công từ xa,quân Berserker ( loại quân cận chiến tinh nhuệ nhất ) dùng để tiên phong đột kích vào những điểm trọng yếu của kẻ thù và cuối cùng quân công binh dùng để điều khiển các loại vũ khí công thành.
Quân giáo dài Uruk-hai thường dùng loại giáo rất dài,khoảng gấp đôi so với cơ thể của các chiến binh.Quân kiếm của Uruk-hai sử dụng một loại kiếm có thiết kế đặc biệt.Loại kiếm này thẳng ở phần thân nhưng lại tõe ra ở phần mũi.Một kiếm sĩ Uruk-hai còn sử dụng một tấm khiên lớn hình vuông có gai nhọn dùng để đỡ và gây choáng cho địch thủ.Vũ khí bắn xa của các Uruk-hai không phải là cung mà là nỏ,loại nỏ này dễ sử dụng hơn và có lực sát thương mạnh hơn so với cung.Cuối cùng là các Berseker, đây là những đơn vị quân có sức mạnh và tốc độ lớn nhất trong số những Uruk-hai.Có chiều cao lên tới 7 feet,chúng gần như không biết đau và không sợ chết nên còn có thể được dùng như một loại quân cảm tử. * Những Uruk-hai nổi bật nhất
- Lurtz: chỉ huy nhóm Uruk-hai thực hiện nhiệm vụ truy kích Hội bảo vệ Nhẫn,đây là một nhân vật được hư cấu trong phim.
- Ugluk: chỉ huy thực sự của nhóm Uruk-hai thực hiện nhiệm vụ truy kích Hội bảo vệ Nhẫn trong tiểu thuyết.
- Shagrat: một Uruk-hai thuộc nhóm Uruk-hai thực hiện nhiệm vụ truy kích Hội bảo vệ Nhẫn.
- Mauhur: một Uruk-hai khác thuộc nhóm Uruk-hai thực hiện nhiệm vụ truy kích Hội
bảo vệ Nhẫn.
MUMAKIL
Mumakil là loài voi khổng lồ thường được sử dụng như một chủng loại quân đặc biệt chỉ có ở vương quốc của người Haradrim. Không phải ở bất cứ nơi nào tại Harad cũng có loài voi này, chúng chủ yếu sống tập trung ở khu vực Far Harad và rất được những người sống tại đây coi trọng. Trong phần lớn các nền văn hóa khác thì Mumakil được xem như một giống sinh vật huyền thoại và đáng sợ như Rồng, qua những lời kể miệng, họ thường hư cấu và thêm thắt cho chúng những sức mạnh lạ lùng nhưng không hẳn là có thật. Oliphaunt là cái tên thông dụng thường được người Hobbit dùng để gọi những Mumakil.
* Ngoại hình và trang bị trong chiến đấu
Mumakil thực chất rất giống với loài voi Ma Mút cổ đại, chỉ khác ở chỗ là chúng có tận 6 ngà thay vì chỉ là 2. Ngoài 2 chiếc giống như loài voi Trái Đất thì Mumakil còn có thêm 4 chiếc nữa; 2 chiếc ở phần đáy hàm và 2 chiếc nhỏ hơn ở ngay phía trên đó một chút. Về kích cỡ thì không có ghi chép nào về trọng lượng nhưng về chiều cao thì có, chúng rơi vào khoảng từ 50 cho đến 100 feet ( 15 cho đến 30 mét ).
Những thớt voi chiến Mumakil thường được đặt thêm một tháp chiến đấu ở trên lưng chúng. Không có ghi chép nào miêu tả về việc làm thế nào mà người Haradrim lại có thể đặt được những tòa tháp đó lên lưng của những Mumakil bởi ngay cả khi bắt chúng quỳ xuống giống như là giống voi thuần hóa thì chiều cao vẫn là kinh khủng. Có 2 giả thuyết được đặt ra: 1 là những người Haradrim đã xây dựng những công trình có độ cao tầm hơn 30 mét rồi tiến hành lắp đặt ngay trên lưng của Mumakil, 2 là họ thòng những sợi dây thừng to và dài qua những tháp chiến đấu, rồi tung 1 đầu thừng vắt qua phần thân của chúng rồi dùng sức người kéo mạnh từ 1 phía để đưa tòa tháp lên đúng phần lưng rồi sau đó buộc phần dây ở phía dưới bụng voi lại.
Những chiến binh Haradrim ngồi trong những tòa tháp trên lưng voi, họ chủ yếu dùng cung tên để bắn hạ những kẻ địch ở phía dưới hoặc những kẻ có ý định nhảy lên lưng voi.
Người Haradrim thường bôi màu vào Mumakil để làm cho chúng trông đáng sợ hơn, ngoài ra thì họ cũng thường vẽ thêm lên chúng những biểu tượng riêng của từng bộ lạc. Khi xông trận, Mumakil thường rống lên những âm thanh chấn động và khủng khiếp như sấm sét, mặt đất rung chuyển dưới những bước chân của chúng, những nơi mà chúng cày qua cũng đều nát vụn. Mumakil quả thật là chủng loại quân vô cùng đáng sợ đối với các thể loại quân trên bộ mà đặc biệt là kỵ binh.
* Về nguồn gốc
Mumakil ban đầu sống nhiều ở vùng rừng tại Far Harad và một vài khả năng là cũng có ở một số vùng khác quanh đó. 1 số các pháp sư người Haradrim đã bắt chúng về và nghĩ ra cách để thuần hóa chúng. Khi Saruman thuyết phục những người Haradrim cùng liên minh để tấn công Gondor và Rohan, rất nhiều những đạo quân Mumakil đã tham gia vào Cuộc Nhẫn Chiến nhưng không phải là tất cả. Còn rất nhiều những bộ lạc người Haradrim không cho những đạo voi chiến của họ tham gia vào cuộc chiến này.
* Thời đại thứ 3
Trên hành trình với Frodo, Sam Gamgee đã từng kể cho người bạn của mình nghe về những truyền thuyết về giống loài Mumakil. Không lâu sau đó, họ được tận mắt chứng kiến những con voi huyền thoại này khi một binh đoàn Harad hành quân qua vùng phia Bắc của Ithilen.
Trong Trận chiến Pelennor, có hẳn cả một đạo quân Mumakil gồm khoảng 20 thớt voi đã tham chiến theo lời triệu tập của Sauron, chúng đi cùng với các lực lượng khác của Mordor và tấn công vào các đạo quân của liên minh Gondor. Trên lưng chúng vẫn là những tòa tháp cùng những chiến binh Haradrim đứng ở trên đó. Chúng rất hung dữ và điên cuồng, rất nhiều những chiến binh đã bị dẫm bẹp dưới những bàn chân khổng lồ, một số khác thì lại bị chết bởi những mũi tên được bắn xuống từ phía trên.
Kỵ binh và bộ binh cận chiến rất sợ loại voi này. Ngựa không dám đến quá gần chúng. Bộ binh cận chiến thì lại càng là mục tiêu ưa thích của Mumakil. Ở giữa cặp ngà lớn còn có buộc một đoạn dây gai to và sắc, những con voi chỉ cần lắc mạnh đầu cùng với động tác quét vòi là chúng có thể gạt bay cả một tốp quân tầm 30 người đứng ở dưới đất. Không khiên giáp nào có thể chống đỡ được trước sức mạnh của chúng.
Những cung thủ tầm xa tỏ ra có hiệu quả hơn trong việc chống lại Mumakil nhưng không có nghĩa là có thể tiêu diệt được chúng một cách dễ dàng. Mumakil có lớp da rất dày, bên cạnh đó, những tòa tháp với những cung thủ ở trên đó sẽ sẵn sàng bắn trả lực lượng cung thủ ở dưới đất. Những cung thủ bình thường thì cũng gần như không có khả năng để giết được chúng.
Tuy vậy thì trong trận chiến Pelennor thì gần như cả đạo quân Mumakil đều đã bị tiêu diệt và nghe đồn là chỉ có một vài con là thoát được. Sau khi Sauron bị sụp đổ, loài Mumakil này vẫn tồn tại và sinh sống ở Far Harad. Khi Đại vương quốc của vua Aragorn Elessar phát triển cực thịnh thì người Harad đã ký kết giao ước hòa bình và họ tặng cho Ngài một hoặc 2 con Mumakil như là một món quà biểu trưng cho quan hệ hữu nghị giữa 2 vương quốc.
* Cách giết Mumakil
Mumakil quá khó để có thể tiêu diệt nhưng qua kinh nghiệm có được trong trận chiến Pelennor thì các chiến binh đã tìm ra được những cách thức hiệu quả nhất để chống lại loại quân này. Nếu để một cung thủ tài ba bắn một mũi tên chính xác vào mắt của Mumakil thì nó sẽ trở nên đau đớn và điên loạn, trong cơn điên loạn, nó sẽ vùng vẫy và hất văng những tòa tháp đặt trên lưng cũng như là đâm sầm vào những con khác đứng ở gần đó rồi tạo ra hiệu ứng sụp đổ liên hoàn.
Ngoài ra, Mumakil còn có một nhược điểm khác nhưng không dễ gì biết được. Phần da toàn thân của chúng rất dày nhưng có 1 đoạn gân ở phần chân thì lại rất mềm yếu. Nếu dùng kiếm sắc để chém vào điểm yếu này thì ngay cả một con Mumakil to khỏe nhất cũng phải gục. Tuy nhiên, người Haradrim cũng biết được nhược điểm này của Mumakil, họ thường quấn quanh vùng yếu này một chiếc vòng gai.
Một cách nữa kém hiệu quả hơn nhưng vẫn được dùng đó là giết chết chỉ huy quản tượng đứng ở phía gần đầu voi. Nếu làm được điều này thì Mumakil sẽ di chuyển bất thường hơn và dễ bị trở nên mất bình tĩnh. Những cung thủ đứng phía trên lưng voi cũng không thể đứng vững để bắn được.
* Trong tín ngưỡng của người dân Harad
Đối với các bộ lạc người Haradrim thì một con Mumakil có ý nghĩa rất lớn. Chúng là một linh vật sức mạnh được mọi người coi trọng và tôn sùng. Vì mang ý nghĩa lớn nên Mumakil là mục tiêu tranh giành của rất nhiều các bộ lạc. Bộ lạc nào sở hữu chúng thì hiển nhiên sức mạnh quân sự của họ sẽ lớn mạnh hơn.
Ngay cả khi chết, Mumakil vẫn để lại nhiều giá trị cho những người sở hữu bởi họ sẽ có cả một núi những thứ quí giá như ngà, xương, da, gân và thịt, một con voi khi chết có thể cung cấp nguồn thực phẩm cho một bộ lạc trong vài tháng trời. Nhưng trên hết, một bộ xương Mumakil mà đặc biệt là phần sọ cùng với ngà là một vật thờ cúng mang ý nghĩa tín ngưỡng tối cao, một bộ lạc sở hữu một chiếc sọ Mumakil sẽ được các bộ lạc khác công
nhận và dễ dàng thu phục được nhiều người về phe mình hơn.
WATCHER
Watcher là một sinh vật đáng sợ và huyền bí với những chiếc xúc tu dài sống tại vùng nước gần Cánh cổng phía Tây của Moria. Nơi mà loài quái vật này xuất hiện là tại một hồ nước đen được tạo ra từ dòng Sirannon, loài Watcher đến sống tại đây từ khi nào vẫn là một bí ẩn.
Nói về những tích cổ xa xưa thì vào thời thịnh vượng của Moria, lúc bấy giờ là vương quốc Khazad-dum, cánh cổng phía Tây vẫn được mở để giành cho việc qua lại giao thiệp với vương quốc Eregion của người Elves cho đến khi Sauron trỗi dậy, tiêu diệt hết Eregion và có ý định lấn tới cả Khazad-dum. Người Dwarves đã đóng chặt cánh cổng phía Tây để ngăn chặn các thế lực ma quỷ của Sauron, Chúa tể bóng tối cũng không vội vàng, ông ta tạm thời để yên cho vùng đất này và có thể đã để lại đây chính quái vật Watcher để công giữ cánh cổng không cho phép 1 ai có thể vào được Khazad-dum thông qua lối đi này. Watcher cũng có nghĩa là kẻ công gác.
* Thời đại thứ 3
Có thể những người Orcs tại Moria biết đến sự hiện diện của Watcher bởi trong quá trình làm chủ Moria, bọn chúng thường ko dám bén mảng đến gần cánh cổng phía Tây. Trong cuộc xung đột giữa đạo quân của Balin với đạo quân Orcs tại Moria, phe của Balin ngày càng yếu thế và họ buộc phải rút lui qua cánh cổng phía Tây bởi cánh cổng phía Đông đã bị lực lượng Orc chiếm giữ. Một nhóm người do Oin, một trong những thành viên của hội đồng hành cùng Thorin trước kia, khi đang rút lui qua hướng cổng phía Tây đã bất ngờ chạm trán phải quái vật Watcher. Oin cùng với người của mình đã bị con quái vật quấn xúc tu vào người rồi kéo xuống nước. Nhiều khả năng là họ đã chết.
Khi Đoàn hộ Nhẫn đến cánh cổng phía Tây để tìm cách đi qua Moria, trong lúc Gandalf đang tìm cách để mở được cánh cửa thì Boromir đã ném những viên đá xuống hồ nước đen gần đó. Frodo cảm nhận được một thế lực ma quỷ nào đó ở dưới mặt nước nên đã cảnh báo Boromir không nên làm như vậy. Khi Gandalf mở được cánh cổng và đoàn người đang bước vào trong thì đột nhiên Frodo bị tấn công bởi những xúc tu của Watcher, con ngựa Bill đã quá sợ hãi mà bỏ chạy, lúc đó Sam định đuổi theo con ngựa nhưng an toàn cho chủ nhân của mình thì quan trọng hơn. Sam đã chém nhiều phát vào chiếc xúc tu đang quấn quanh Frodo và khiến nó phải thả cậu ta ra. Mọi người liền mau chóng chạy vào trong hầm mỏ để trốn tránh cơn thịnh nộ của Watcher trong khi ở phía bên ngoài, con quái vật đã dùng những chiếc xúc tu của mình để đập vỡ phần bên ngoài của cánh cổng khiến cho đá cùng cây cối rơi xuống che lấp lối ra vào và khiến cho Đoàn hộ Nhẫn hoàn toàn bị cô lập ở bên trong.
* Trong điện ảnh và game
Trong phần 1 của loạt phim Chúa Nhẫn do đạo diễn Peter Jackson thực hiện thì Watcher cũng xuất hiện vào thời điểm giống như trong tiểu thuyết, chỉ khác là người đã khuấy động đến nó là Pippin và Merry chứ không phải là Boromir. Mặc dù chỉ xuất hiện trong một thoáng chốc nhưng cảnh Watcher tấn công từ dưới mặt nước là khá ấn tượng, trông loài quái vật này rất giống với loài bạch tuộc khổng lồ trong truyền thuyết của các thủy thủ trên vùng biển Scandinavia, chỉ khác là trông nó đen đủi cùng với hàm răng sắc nhọn chứ không có màu trắng hồng như loài bạch tuộc. Trong phim thì lúc Frodo bị tấn công, tất cả các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn đều phải ra tay trợ giúp, Boromir và Aragorn chém đứt các xúc tu còn Legolas thì bắn một mũi tên vào trúng mắt của con quái vật khiến nó tạm thời lặn xuống nước. Tình tiết về sau cũng giống như trong tiểu thuyết.
Trong trò chơi danh tiếng Battle for Middle Earth của hãng EA cũng có một Power cho
phép người chơi triệu hồi được một Watcher. Con quái vật sẽ ngay lập tức phá đất mà trồi
lên, hất tung tất cả những người đang đứng trên mặt đất rồi tấn công kẻ thù bằng những
xúc tu. Ngoại hình của Watcher trong game được dựng giống với tạo hình trong điện ảnh.
VAMPIRE
Trong các ghi chép của Tolkien thì cụm từ Vampire ( quỷ hút máu ) được dùng đại khái để ám chỉ tất cả những loài sinh vật trông giống dơi phục vụ cho phe bóng tối Morgoth. Ngoài một cái tên riêng là Thurinwethil được nhắc đến bởi Tolkien thì loài sinh vật này gần như chẳng bao giờ được đề cập rõ ràng trong các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, vẫn còn một đầu mối nữa có liên quan đến Vampire đó là trong chuyến hành trình của Beren và Luthien, Sauron, bề tôi của Chúa tể bóng tối Melkor đã từng hóa thân thành một con quỷ hút máu để thực hiện công việc của mình. Điều đó cho thấy nhiều khả năng Vampire là một giống loài từng tồn tại thật ở Trung Địa.
Một giả thiết được đặt ra rằng có thể các Vampire cũng là một dạng linh hồn Maiar như các Balrog hay các Đại Bàng Lớn. Và rất có thể chính Sauron cũng là một trong số các Vampire. Trong Huyền sử Silmaril, Tolkien có nhắc đến việc dưới trướng của Chúa tể bóng tối Melkor có rất nhiều chủng loài tay sai mà đến thời đại của Chúa Nhẫn, các loài đó gần như không còn được nhắc đến nữa, chẳng hạn như Người Sói, Người khổng lồ Đồi, các phù thủy bóng tối .... Và trong số đó có cả Vampire. Những người quen biết Tolkien nói rằng nếu có nhiều thời gian hơn thì có lẽ ông đã quay lại để viết ghi chú kỹ hơn cho các loài sinh vật này.
Cần phân biệt Vampire với lũ Dơi hút máu được nhắc tới trong Anh chàng Hobbit và Chúa tể của những Chiếc Nhẫn. Đây là 2 loài khác nhau. Vampire không còn được nhắc tới sau Thời đại thứ nhất và nhiều khả năng tất cả chúng đã bị tiêu diệt sau sự sụp đổ của Morgoth.
Vampire với cái tên rõ ràng nhất là Thuringwethil được nhắc tới như là một nữ phù thủy của bóng tối. Còn Sauron cũng là một phù thủy bóng tối nên có thể Vampire từng là một đội quân phù thủy đặc biệt nào đó ở dưới trướng của Chúa tể bóng tối Melkor. Qua đây có thể thấy là cụm từ Vampire mà Tolkien sử dụng có thiên hướng nhắm vào những sinh vật có liên quan đến loài dơi nhưng lại mang hình dáng của con người, và tất nhiên là bọn
chúng đều biết phép thuật.
NGƯỜI SÓI
Người Sói là những tay sai của chúa tể bóng tối Melkor trong những năm tháng đen tối của thời đại thứ nhất.Thân xác của chúng được lai tạo từ loài sói và được ngự trị bởi những linh hồn đáng sợ ( những linh hồn này có thể là những Maiar hoặc là những linh hồn của người Orcs ). Sở dĩ có cái tên là Người Sói bởi chúng có ngoại hình nửa người nửa sói.Trong tiếng Anh, chúng được gọi là "werewolf", "wolf" là sói còn "were" là một từ xuất phát từ ngôn ngữ Anglo-Saxon có nghĩa tương đương là "Man" tức là Người. Người Sói đầu tiên tại Trung Địa là Draugluin tại Tol –in-Gaurhoth,đây cũng là tổ phụ của tất cả những Người Sói về sau.Trong số những con cháu của Draugluin thì có Carcharoth,một con sói cực lớn được cho là kẻ bảo vệ của pháo đài Angband.Một con sói rất lớn khác là Huan của Valinor lại không phải là Người Sói mà chỉ là một con sói lớn.Người Sói là sản phẩm trực tiếp của Sauron thông qua mệnh lệnh của Melkor.Chính Sauron là người đã tạo ra thân xác và kiểm soát linh hồn của những Người Sói.Bản thân Sauron cũng đã từng ít nhất 1 lần hóa thân thành một con sói lớn.
Gandalf trong một lần nói chuyện với Frodo cũng từng nhắc đến việc những Người Sói vẫn tồn tại cho tới tận thời đại thứ 3 và đưa ra những sự phân biệt giữa chúng và loài Wargs.Những Người Sói mà Gandalf nói đến có thể là con cháu của những Người Sói ở thời kỳ thứ nhất và giống như tổ tiên của mình thì chúng có khả năng nói chuyện,có linh hồn,có nhận thức như loài người.
Người Sói không phải là chủng người biến hình vì chúng luôn luôn mang lốt thú.Người Sói là sự kết hợp giữa con người và loài sói.Chúng mang một cái đầu chó sói nhưng phần thân lại giống người.Chúng đứng bằng 2 chân, bàn tay có 5 ngón dài giống như người nhưng bàn chân lại giống như chân của loài sói.Toàn bộ phần thân thể khổng lồ của chúng được bao phủ bởi một lớp lông dày.Tay và chân đều có những móng vuốt dài và sắc nhọn.Những móng vuốt và răng nanh của riêng Carcharoth còn được miêu tả là có độc.
Người Sói thường sống nhiều tại Tol-in-Gaurhoth, nơi được biết tới như là vùng đất riêng
của Người Sói.Càng về sau,số lượng của chúng lại ngày một ít đi và bị lấn át bởi một
giống loài khác yếu hơn nhưng đông đảo hơn là loài Wargs.
TROLLS
Trong các cuốn sách của Tolkien thì Troll là một chủng loài sinh vật to lớn và quái dị.Chúng có hình dáng hơi giống người nhưng trí tuệ thì lại kém xa.Loài sinh vật ngốc nghếch này sống ở cả Arda và Trung Địa.Trong tiếng Việt,Trolls có thể được dịch là Quỷ Khổng Lồ.
* Nguồn gốc
Giả thiết được biết tới nhiều nhất về nguồn gốc của loài Troll đó là chúng được tạo ra từ trước khi bắt đầu thời đại thứ nhất của thế giới bởi chúa tể bóng tối Melkor.Trolls là một loài sinh vật có sức mạnh nhưng chúng có nhược điểm là sẽ bị hóa thành đá khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
Trong suốt cuộc chiến tranh Beleriand,cũng có một Troll được đề cập tới như là một cận vệ bên cạnh Gothmog,chúa tể của những Balrog.Trong trận chiến lớn Nirnaeth Arnoediad, chính tên Troll này đã góp sức vào việc bắt sống được người anh hùng Hurin ( chiến binh mạnh nhất của loài người trong thời kỳ đầu tiên của thế giới ) để làm bước ngoặt kết thúc cho cuộc chiến với phần thắng thuộc về phe bóng tối.
Tuy nhiên,rất nhiều Troll đã bị giết chết trong cuộc chiến tranh Thịnh Nộ và một số sống sót về sau đã gia nhập vào lực lượng của Sauron,bề tôi mạnh nhất của Melkor.
Trong thời đại thứ 2 và thứ 3, Troll là những chiến binh nguy hiểm nhất trong lực lượng quân đội Sauron.Trong thời gian cuối của thời đại thứ 3, Sauron đã thành công trong việc tạo ra một loại Troll mới được gọi là Olog-hai.Loại Troll mới này có sức mạnh lớn hơn,biết cách sử dụng vũ khí và đặc biệt nhất là không bị hóa đá khi ra ánh mặt trời.Lực lượng Olog-hai này được tung vào chiến dịch Gondor với những lợi thế ưu việt hơn hẳn so với những loại Troll cũ.
Trong trận chiến trước cánh cổng Đen, hầu hết Troll đều bị chết sau khi núi Doom phát nổ và nhấn chìm Mordor.Sau biến cố đó,chỉ còn một vài tên Troll sống sót và bỏ chạy được. * Đặc điểm chủng loài
Troll có sức mạnh lớn nhưng xấu xí và là những sinh vật rất ngu ngốc.Nhược điểm chính của chúng chính là việc bị hóa đá khi tiếp xúc với ánh mặt trời.Không ai biết về cách thức mà Melkor đã tạo ra chúng như thế nào mà chỉ dựa vào những lời nói của TreeBeard, thủ lĩnh tộc Ent cho biết rằng: trong những ngày đầu của thế giới,lực lượng bóng tối của Melkor đã từng chạm trán với tộc Ent, do nhận thức được sức mạnh của kẻ thù mà Melkor đã tìm cách để tạo ra một chủng loài mới có những khả năng tương tự như những người Ent và đó chính là loài Troll.Loài Troll to lớn và có sức mạnh nhưng vẫn chưa phải là đối thủ cân sức với những người Ent.Những Troll về sau này được cải tiến bởi Sauron đã không còn nhược điểm bị hóa đá và cũng có trí thông minh được cải thiện hơn.
* Cách tạo hình trong phim ảnh
Những Troll trong các tác phẩm điện ảnh của Peter Jackson được khắc họa như là những con quái vật khổng lồ và xấu xí như trong các văn bản miêu tả. Chúng thường cao khoảng 5m trở lên, da nhám,không có tóc và mặt mũi méo mó.Hầu hết Troll thường cởi trần và đóng khố.Chỉ có những tên Troll đặc biệt mới được trang bị giáp và vũ khí.Trong trận chiến Pelennor hay trận chiến trước cảnh cổng Đen,người xem cũng có thể nhận ra một số loại Troll xuất hiện với những công dụng chiến đấu khác nhau bao gồm:
- Troll núi: loại này cởi trần,đóng khổ, có thể đội mũ trụ hoặc không.Loại này có nhiệm vụ dịch chuyển và thao tác những dụng cụ công thành lớn như xe tháp hay Grond.
- Troll đánh trống: điểm đặc biệt của loại Troll là chúng có để một chút tóc ở trên đầu và đeo một chiếc trống lớn ở phía trước bụng.Công dụng của loại Troll này là làm tăng tinh thần của quân đội.
- Troll dùng trùy: loại Troll xuất hiện ngay sau khi cánh cổng của Minas Tirtih bị phá vỡ bởi Grond.Loại Troll này giống như là những chiến binh đặc biệt luôn có sứ mệnh tiên phong đi đầu trong lực lượng Sauron.Chúng được trang bị áo giáp và mũ trụ hoàn chỉnh như những chiến binh loài người.
- Troll kiếm sĩ: Troll kiếm sĩ xuất hiện trong trận chiến trước cánh cổng Đen.Chúng được trang bị giáp trụ hoàn chỉnh và sử dụng một thanh gươm lớn.Đây có vẻ là những chỉ huy trong quân đội Troll.Trong phim, Aragorn đã đối đầu với một tên Troll kiếm sĩ và bị hắn quật ngã.Hình ảnh của Troll kiếm sĩ được làm rất giống với nhân vật Rogash, một tướng Troll cực mạnh dưới quyền của vua phù thủy xứ Angmar trong trò chơi máy tính Lotr: Rise of the Witch-king.
* Các loại Troll
- Troll đá: là loại Troll bị hóa thành đá khi tiếp xúc với ánh mặt trời.Chúng được nhắc đến trong cuốn sách The Hobbit.Như miêu tả trong đó thì những Troll đá có khả năng nói chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ riêng pha tạp với ngôn ngữ chung của loài người.Chúng thậm chí còn có tên riêng như 3 tên Troll trong the Hobbit là Tom,Bert và William.
- Troll 2 đầu: loại Troll 2 đầu này được cho là còn tàn ác còn hơn cả những loại chỉ có 1 đầu.Số lượng của loại Troll này ở Trung Địa là không nhiều.
- Troll đồi: loại Troll có nước da màu xanh lá cây, dáng người cao và thon.Chúng xuất hiện nhiều trong những cuộc chiến diễn ra ở phương Tây.Chính lực lượng Troll đồi lại là lực lượng có liên quan nhất đến cái chết của Arador,ông nội của Aragorn trong trận chiến tại Coldfell.Troll đồi có thể đi lại dưới ánh mặt trời nên chúng cũng có thể được xếp vào thể loại Olog-hai.
- Troll hang động: loại này được nhìn thấy tại khu hầm mổ Moria và vùng Ettenmoor.Chúng được miêu tả là có nước da màu xám,có vẩy và có máu màu đen.Da của chúng dày đến mức những lưỡi kiếm bình thường thì không thể xuyên thủng được.
- Troll núi: đây là loại Troll xuất hiện nhiều trên những ngọn núi.Chúng to lớn và khỏe mạnh hơn là Troll đồi hay Troll đá.
- Troll tuyết: là loài Troll sống ở vùng xứ lạnh của Arnor.Nước da của chúng màu trắng và có nhiều lông.Loại Troll này rất khỏe và có sức chịu đựng cao.Trong quân đội của Witch-king thì Troll tuyết hay được sử dụng để thay cho kỵ binh bởi chúng rất dũng cảm và nhanh nhẹn.
- Olog-hai: là loại Troll mới được Sauron tạo ra vào cuối thời đại thứ 3. Những tên Troll này không sợ ánh mặt trời và có tư duy được cải thiện hơn nhiều so với những loài Troll khác.
Ngoại trừ Troll đá và Olog-hai thì những loại Troll còn lại có khả năng sử dụng ngôn ngữ rất kém.Chúng đa số đều sử dụng một loại ngôn ngữ chung là ngôn ngữ bóng tối.Đây là
một loại ngôn ngữ đơn giản hơn so với các ngôn ngữ của loài người.
NHỆN KHỔNG LỒ
Nhện khổng lồ là một loài sinh vật xuất hiện khá phổ biến tại Trung Địa mà đặc biệt là những nơi tối tăm và nhiều tử khí.Một trong số chúng là Shelob,con nhện khổng lồ đã tấn công và làm tê liệt Frodo Baggins trong hành trình của anh ta tới núi Doom.
* Những miêu tả
Nhện khổng lồ không khác gì so với các chi họ nhện thông thường,chỉ khác là chúng có kích thước to lớn hơn.Hầu hết trong số chúng đều có sào huyệt trong những khu rừng của Mirkwood.Những con nhện khổng lồ sống trong Mirkwood đều là con cháu của loài nhện cổ sống tại Ered Gorgoroth.Con nhện ma nổi tiếng nhất được biết đến trong loài nhện cổ này là Ungoliant,một đồng minh và tay sai đắc lực của chúa tể bóng tối Melkor.
Giống như những loài nhện khác thì Nhện khổng lồ cũng có 8 chân,rất nhiều mắt và có khả năng chăng lưới để bẫy mồi.Sau quá trình giao phối,những con cái thường ăn thịt những con đực.Nhện cái thường đẻ ra hàng nghìn trứng mỗi lần sinh nở và chúng dồn toàn bộ tâm trí cho việc chăm sóc những quả trứng đó.Ungoliant và những con cháu của bà ta đều có khả năng nói còn những loại nhện khổng lồ khác thì cũng chưa chắc là đã có khả năng này.
* Lịch sử tồn tại
Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới là Melkor đã thuyết phục và sử dụng Nhện chúa Ungoliant vào những công việc mờ ám tại Arda.Chúng đã cùng nhau hủy diệt 2 cây thần thế giới và đánh cắp những báu vật Silmaril.Sau khi lấy được những báu vật,Melkor đã từ chối tặng chúng cho Ungoliant.Tức giận bởi hành động này,Ungoliant đã trở mặt quay lại tìm cách giết chết Melkor nhưng bị những Balrog của ông ta đẩy lùi.Mang trong mình sự bất mãn,bà ta đi khắp Trung Địa để tìm kiếm những vật đẹp đẽ như các loại đá quý và thường giao phối với những loại nhện khổng lồ khác.Về sau,những con cháu của Ungoliant sinh sôi và phát triển với một tốc độ mạnh mẽ trên thế giới.Ungoliant được miêu tả là được bao phủ quanh mình bởi một lớp tà khí.Bà ta luôn cảm thấy đói bụng và về sau đã tự ăn thịt chính mình.
Bibbo Baggins cùng nhóm 13 người bạn Dwarves của mình đã từng chạm trán với bầy nhện khổng lồ sống tại khu từng Mirkwood trong hành trình tới ngọn núi Cô Đơn.Nhờ có chiếc nhẫn phép thuật của Bilbo cùng với những lưỡi gươm tiên mà nhóm mới có thể trốn thoát khỏi bầy nhện hung hãn và đông đảo.
Frodo Baggins và Sam Gamgee cũng từng chạm trán với con gái của Ungoliant là Shelob
tại sào huyệt của bà ta ở gần tòa tháp Cirith Ungol.
RÙA KHỔNG LỒ
Cá Rùa khổng lồ là một giống sinh vật huyền bí từng xuất hiện ở thế giới và được nhắc đến trong một bài thơ của người Hobbit với cái tên khác là Fastitocalon. Loài rùa Fastitocalon được miêu tả là có kích cỡ vô cùng lớn, khi nó nằm nghỉ trên mặt biển thì khiến cho những thủy thủ tưởng lầm đó là một hòn đảo và rồi đột ngột nó lặn xuống biển làm cho những người chứng kiến vô cùng kinh ngạc. Những câu chuyện về loài sinh vật biển này từng được 1 số người nhắc đến bên cạnh câu chuyện về sự sụp đổ của đảo quốc
Numenor. Giữa 2 tích truyện này ắt hẳn có một sự liên tưởng nào đó.
MEWLIPS
Mewlips là một chủng tộc kỳ lạ và bí ẩn, xuất hiện qua một bài thơ trong truyện The Adventures of Tom Bombadil (Những chuyện phiêu lưu của Tom Bombadil) của J.R.R Tolkien. Theo lời thơ thì đây là một chủng tộc xấu xa. Có thể là chủng này lẩn lút trong Dol Guldur trước khi Sauron chiếm cứ pháo đài.
* Lời bài thơ:
The Shadows where the Mewlips dwell
Are dark and wet as ink,
And slow and softly rings their bell,
As in the slime you sink.
You sink into the slime, who dare
To knock upon their door,
While down the grinning gargoyles stare
And noisome waters pour.
Beside the rotting river-strand
The drooping willows weep,
And gloomily the gorcrows stand
Croaking in their sleep.
Over the Merlock Mountains a long and weary way,
In a mouldy valley where the trees are grey,
By a dark pool's borders without wind or tide,
Moonless and sunless, the Mewlips hide.
The cellars where the Mewlips sit
Are deep and dank and cold
With single sickly candle lit;
And there they count their gold.
Their walls are wet, their ceilings drip;
Their feet upon the floor
Go softly with a squish-flap-flip,
As they sidle to the door.
They peep out slyly; through a crack
Their feeling fingers creep,
And when they've finished, in a sack
Your bones they take to keep.
Beyond the Merlock Mountains, a long and lonely road, Through the spider-shadows and the marsh of Tode,
And through the wood of hanging trees and gallows-weed, You go to find the Mewlips - and the Mewlips feed. WARGS
Wargs,hay còn gọi là Sói ma là một loài quái thú xuất hiện nhiều tại dãy núi Sương Mù ở Trung Địa. Chúng thường được sử dụng để làm thú cưỡi cho các chiến binh tại Isengard và Mordor ở thời đại thứ 3. Wargs đơn giản chỉ là những con sói có ngoại hình to lớn và dữ tợn. Địa điểm sinh sôi và phát triển chính của chúng là xứ Rhovanion, nơi được biết tới như là một vùng đất rộng lớn và hoang dã nằm ở phía nam của dãy núi Sương Mù.
Chúng xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách Fellowship of the Ring như là những quái thú đã tấn công hội bảo vệ Nhẫn trên đường tới Moria.Tuy nhiên, trong cuốn sách chúng chỉ được gọi đơn giản là những con sói từ Isengard.
Trong thời đại thứ 3, Wargs thay thế vị trí của Người sói, một chủng loài mạnh mẽ hơn nhưng có số lượng ít hơn để trở thành loài thống trị những vùng hoang dã thuộc xứ sở Rhovanion. Cũng giống như đa số những quái thú khác, Wargs cũng được cho là có nguồn gốc và xuất xứ từ Angband, sào huyệt của chúa tể bóng tối Melkor, nơi nuôi dưỡng và lai tạp nhiều loài sinh vật để biến chúng thành những quái vật thực thụ. Warg được miêu tả như là những loài vật khá tinh quái và có thể hiểu được một vài từ đơn giản thuộc ngôn ngữ bóng tối. Wargs còn xuất hiện trong The Hobbit với vai trò là những đồng minh của lũ Goblins thực hiện nhiệm vụ truy sát Bilbo Baggins, Gandalf và những người Dwarves cho tới tận ngọn núi Cô đơn.
* Đặc điểm thể chất
Wargs có hình dạng giống loài sói nhưng to lớn và dữ tợn hơn. Chiều cao trung bình của loài Wargs vào khoảng 5 feet khi đứng bằng 4 chân và khoảng 8 feet khi đứng bằng 2 chân. Chúng có những móng vuốt lớn cùng với những chiếc răng nanh dài và sắc nhọn. Mắt của loài Wargs thường bé và có màu đỏ giống loài hổ.Với cấu tạo cơ thể như vậy,loài Wargs trở thành một sinh vật săn mồi đáng sợ. Chúng đánh hơi giỏi và có khả năng nghe rất nhạy.
Phần cơ chân của loài Wargs cũng rất khỏe,điều này không những giúp cho chúng có khả năng chạy nhanh mà còn tăng cường lực đáng kể khi thực hiện những cú vồ mồi. Loài warg có lớp lông dày nhưng không dài,điều này giúp hạn chế lực sát thương từ những vết chém,cào gây ra bởi kẻ thù. Wargs là những sinh vật dữ tợn và khát máu; trong nhiều tình huống,chúng còn có thể quay ra cắn xé chính đồng loại hoặc những người điều khiển chúng.Ngoài ra, Wargs còn có thể leo được cây bởi vùng cơ hông và móng vuốt của chúng rất khỏe.
Trong bộ 3 tác phẩm điện ảnh Chúa Nhẫn của Peter Jackson, loài Wargs được khắc họa hơi khác so với hình ảnh mới trong bộ phim The Hobbit: Unexperted Journey.
* Cơ cấu xã hội của loài Wargs
Wargs là một loài dã thú nên tính tổ chức trong xã hội của chúng là không cao.Chúng thường sống theo bầy,đứng đầu mỗi bầy là những con sói có sức mạnh lớn nhất trong đàn. Những con sói tại dãy núi Sương Mù còn duy trì mối liên hệ đồng minh với những Goblins sống tại đó.Trong những cuộc đột kích vào những ngôi làng ở viền rừng phía Tây Rừng U Ám, Wargs còn chịu làm thú cưỡi cho những chiến binh Orc. Điều này cho thấy chúng cũng có nhận thức khá tốt giống như loài ngựa.
THỎ RHOGOBEL
Thỏ Rhosgobel là một loại thỏ đặc biệt có xuất xứ từ vùng đất Rhogobel, nơi sinh sống của phù thủy Nâu Radagast. Bản thân loài thỏ này cũng không bao giờ được đề cập đến trong các tiểu thuyết hay ghi chép của nhà văn Tolkien mà chỉ xuất hiện trong bộ phim The Hobbit: Unexpected Journey của đạo diễn Peter Jackson.
Lần đầu cụm từ " thỏ Rhosgobel " được nhắc tới trong phim là khi Gandalf gặp Radagast ở viền rừng và lúc đó ông cùng với nhóm đồng hành của Thorin đang bị truy đuổi bởi lũ Sói ma và Orcs. Radagast ngỏ ý muốn giúp nhóm đồng hành đánh lạc hướng của kẻ thù nhưng Gandalf tỏ ra lo ngại khi nói: " Chúng là những con sói của Gundabad, chúng sẽ đuổi kịp ông " xong Radagast đã tự tin trả lời: " còn đây là thỏ Rhogobel, cứ thử xem ". Quả nhiên là lúc sau, bầy sói từ Gundabad đã không thể đuổi kịp được cỗ xe thỏ kéo của Radagast.
Về ngoại hình thì trông thỏ Rhogobel không khác gì loại thỏ xám bình thường nhưng to và nhanh hơn nhiều. Chiều cao của chúng vào khoảng gần 60 cm và có vẻ như đã được Radagast huấn luyện để có thể nghe hiểu được những lời nói của ông ta. Cần khoảng 12 con thỏ Rhogobel để kéo cỗ xe của Radagast, có 2 hàng, mỗi hàng là 6 con và cách chúng chạy hướng khi bị truy đuổi là rất thông minh, chủ nhân của chúng gần như không cần phải điều khiển gì thêm. Lúc tại pháo đài Dol Guldur, lũ thỏ kéo xe của Radagast cũng
từng cảm thấy sợ hãi trước ma quỷ mà bỏ chạy để quên mất ông ta ở phía sau.
DƠI HÚT MÁU
Dơi hút máu là một loài sinh vật bay thường sinh sống trong những khu rừng ở Trung Địa. Chúng gần giống như loài dơi ở Trái đất nhưng có kích cỡ to hơn, hung dữ hơn và cũng khát máu hơn. Loài dơi Trung Địa thường phục vụ cho phe bóng tối, chúng có khả năng quấy phá mà đặc biệt là do thám rất hiệu quả. Trong Trận chiến của 5 đạo quân có tả là Gandalf đã nhìn thấy hàng đàn dơi bay trên đầu đội quân Goblin và Sói, chúng đông đến nỗi nhìn như 1 đám mây đen khổng lồ che kín cả ánh mặt trời ở những nơi mà chúng bay qua.
Loài dơi Trung Địa cũng có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau tùy vào nơi mà chúng sinh sống. Loài dơi sống trong hang động thường to hơn những loài còn lại. Trong bộ phim The Hobbit: An Unexpected Journey, chính loài dơi hang này đã đuổi theo và tấn công Phù thủy Nâu Radagast sau khi ông ta chạm trán với Pháp sư gọi hồn ( Necromancer ) tại Dol Guldur.
Lúc Bilbo và Nhóm đồng hành của Thorin đi qua Rừng Âm U, họ đã từng nhìn thấy rất nhiều những con Dơi to lớn và đen nhánh.
Ở Thời đại đầu tiên của thế giới, sứ giả của Sauron là Thuringwethil cũng đã từng biến hình thành một con dơi đen khổng lồ. Tuy nhiên, Thuringwethil là một Vampire chứ không phải là dơi, chúng ta cần phải phân biệt 2 loài này với nhau.
Trong trò chơi Battle for Middle Earth của hãng EA cũng có một Power dành cho người
chơi phe bóng tối là gọi Dơi. Người chơi có thể điều chỉnh những con dơi bay ở phía trên
1 đạo quân để làm cho họ bị giảm chỉ số Defence hoặc có thể dùng chúng để do thám.
VALAR MANWE
Manwe Sulimo, trong cách gọi của Người Sindar là Valahiru, có nghĩa là Chúa tể Valar, là Ainur vĩ đại nhất, Vua của các Valar, chồng của Valar Varda Elentari, anh em của Chúa tể bóng tối Melkor và là Vua của Thiên giới Aman. Ngài sống ở trên đỉnh của Ngọn núi Taniquetil, ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở trong Thiên quốc Valinor. Những cơn gió và tất cả những gì thuộc về bầu trời đều nằm trong quyền lực điều khiển của Ngài. Về quyền lực, Manwe là người đứng trên tất cả nhưng về sức mạnh thì Ngài lại không bằng người anh em của mình là Melkor. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của 13 Valar còn lại thì lợi thế đối đầu vẫn nghiêng hẳn về phía của Chúa tể Valar.
* Về nguồn gốc
Manwe cũng như Melkor đều là những Ainur, những linh hồn bậc cao nhất được tạo ra từ những ý nghĩ của Thượng Đế Eru Illuvatar. Manwe và Melkor là 1 cặp anh em, họ sinh ra cùng 1 lúc nhưng Manwe được sinh ra từ những ý nghĩ tốt đẹp còn Melkor thì lại ngược lại. Khi sáng tạo ra Điệu nhạc của những Ainur thì Manwe được chọn làm người dẫn tấu cho toàn bộ điệu nhạc bởi Ngài là Ainur đầu tiên được sinh ra. Khi Arda được hình thành, Manwe cũng là người được Thượng Đế chỉ định để gánh vác trách nhiệm là Người trị vì của toàn cõi Arda.
* Sự không dứt khoát với Melkor
Mặc dù có quyền lực và sức mạnh rất lớn nhưng Manwe là một người trị vì đầy lòng nhân ái và giàu tính công bằng. Tuy nhiên, chính sự nhân ái lại là yếu điểm gây ra cho Ngài những rắc rối không hề nhỏ. Manwe ngay từ đầu đã được sinh ra từ những ý nghĩ tốt đẹp của Thượng Đế nên Ngài không thể hiểu được hết bản chất của những ý nghĩ xấu xa, những thứ đã hình thành nên em trai của Ngài là Chúa tể bóng tối Melkor. Mức độ độc địa và tàn ác của Melkor luôn khiến cho Manwe phải bất ngờ và không thể lường được trước. Tuy đã nhiều lần khuất phục được người em trai nhưng Manwe vẫn thường bao dung và nhân nhượng, kết quả là Melkor đã liên tục gây ra những thảm họa cho cái thế giới mà Chúa tể Valar đang trị vì và xây dựng.
Trong suy nghĩ, Manwe vẫn luôn tâm niệm rằng, Melkor dù sao cũng vẫn là một đứa con của Thượng Đế và tất cả những hành động của ông ta chỉ là những sai lầm do đi sai hướng. Nhưng sự thật không phải như thế, Melkor sau khi được thả ra từ sự giam cầm của các Valar đã ngay lập tức thực hiện âm mưu phá hoại sự yên bình của Thiên giới Aman. Đầu tiên, ông ta kích động hoàng tử Feanor để gây chia rẽ trong nội bộ người Elves Noldor, tiếp đó là cùng với Nhện Chúa Ungoliant phá hủy 2 Cây Thần, giết chết Vua Finwe của người Noldor, đánh cắp những báu vật Silmarils, gây ra nổi loạn tại Valinor và dẫn tới Cuộc chiến Đại Báu Vật cũng như một chuỗi Những Trận chiến lớn tại Beleriand.
Sau biến cố lớn, để xoa dịu những mất mát của Người Elves, Manwe đã ra lệnh cho Thần thợ rèn Aule tạo ra Mặt Trời và Mặt Trăng, cũng như gửi Thorondor cùng với những Đại Bàng Lớn tới Trung Địa để bảo vệ và trông chừng cho họ. Trong Trận chiến Dagor Dagorath, Trận chiến cuối cùng của thế giới, khi mà Melkor chạy trốn, người ta nói rằng chính Chúa tể Valar là người đã đuổi kịp được Chúa tể bóng tối, 2 người đã chiến đấu với nhau trên Những cánh đồng của Valinor, nhưng họ vẫn không nỡ giết nhau.
* Hình ảnh khắc họa
Manwe thuở ban đầu không có hình dạng cụ thể, cũng giống như các Ainur, Ngài tồn tại ở hình dạng linh hồn. Về sau, các Ainur đều biến đổi hình dạng của mình sao cho giống với Các Đứa con của Thượng Đế Eru mà đa phần là họ chọn lựa hình dáng mới theo hình mẫu của người Elves.
Trong hình dáng mới, Manwe được miêu tả là một vị vua cao lớn, tóc vàng. Ngài thường xuyên mặc một chiếc áo trùm màu xanh da trời và có đôi mắt cũng cùng màu như vậy. Manwe thường cầm trên tay một quyền trượng làm từ Sapphire, chiếc quyền trượng này là một món quà mà người Noldor đã làm để dâng tặng lên cho Chúa tể của Valar. Trong cuộc đời của mình thì Manwe yêu thích nhất là những người Elves Vanyar bởi họ cũng có những đức tính hiền hòa và bao dung giống như Ngài. Ngài cho phép họ được cùng sống với ngài và vợ ngài là nữ hoàng Varda tại ngọn núi Taniquetil.
* Ý nghĩa tên gọi và những biệt danh
Tên đầy đủ của Chúa tể Valar là Manwe Sulimo. Manwe có nghĩa là Con người Thần Thánh còn Sulimo có nghĩa là Chúa tể của Những Ngọn Gió, bởi những thứ thuộc về bầu trời đều thuộc quyền lực điều khiển của Ngài.
Ngoài danh xưng là Chúa tể Valar thì Manwe còn có rất nhiều những danh xưng khác như Vua Elder, Vua của Arda hoặc Chúa tể của phương Tây.
VARDA
Varda là một Ainur, người mà về sau đã lấy Chúa tể Valar Manwe và trở thành Nữ Hoàng Valar. Varda cũng thuộc nhóm Aratar, Bà cùng với chồng sống với nhau trên đỉnh núi Taniquetil tại Aman.
Khi Melkor bắt đầu tiến hành phá rối Điệu nhạc của những Ainur thì chính Varda là người đầu tiên đọc được hết dã tâm của ông ta và kể từ lúc đó, Bà vô cùng căm ghét Melkor và coi ông ta như kẻ thù của mình. Dù Melkor là một người rất giỏi trong khả năng hùng biện nhưng Varda gần như không hề tin vào những gì mà ông ta nói. Bởi vậy mà Varda cũng là người mà Melkor căm ghét nhất trong số các Valar. Melkor cũng thường phải nhượng bộ trước vị Nữ Hoàng của Valar.
* Vai trò
Varda đến Arda cùng với Manwe và các Valar khác kể từ thuở đầu ban sơ của thế giới. Bà giúp đỡ Manwe trong việc trị vì và bảo vệ thế giới Arda. Varda thường có mối liên hệ rất mật thiết với ánh sáng. Bà chính là người đã tạo ra các vì sao, đã cho ánh sáng vào trong 2 ngọn đèn thần của Valar, đã thu thập những làn sương trong chiếc giếng của mình để ban chúng cho 2 cây thần Valinor. Bà còn là người quan trọng trong tiến trình chuẩn bị cho Sự thức tỉnh của người Elves bằng việc tạo ra nhiều hơn những vì sao mới và kết chúng lại thành những chòm sao. Khi những báu vật Silmaril được tạo ra, chúng được Varda ban phước để không một bàn tay nhơ nhuốc nào có thể chạm được vào. Những kẻ xấu xa khi cầm chúng thì bàn tay sẽ bị thiêu đốt vô cùng đau đớn. Varda cũng là người đưa Mặt trời và Mặt trăng xuống Trung Địa và sắp xếp tiến trình luân phiên của chúng.
Cũng bởi là người tạo ra các vì sao nên Varda trở thành vị Valar đáng kính nhất đối với người Elves ở Trung Địa, mỗi khi gặp đau khổ, họ lại thường cầu nguyện để mong nhận được sự trợ giúp từ Bà. Tương truyền rằng, khi mỗi lần ngồi cạnh ngai vàng của Manwe tại đỉnh Taniquetil thì Varda đều có thể nghe thấy rõ ràng những lời cầu nguyện hay những tiếng khóc than của những người ở tít tận vùng phía Đông xa xôi. Có những lúc mà Varda đã can thiệp vào những việc mà bà nghe thấy.
Trong suốt Cuộc chiến của Nhẫn, Varda đã từng giúp cho Sam Gamgee thông qua chiếc lọ ánh sáng của Galadriel khi mà anh ta đánh nhau với Nhện khổng lồ Shelob.
* Mối liên hệ giữa các thần thoại
Trong thế giới Legendarium thì các Valar là những đấng tối cao của Aman, họ chỉ đứng dưới Thượng đế Eru Illuvatar. Nếu xét mức độ gần gũi với Thiên Chúa thì các Valar cũng giống như các Tổng lãnh thiên thần hoặc các vị Thánh. Varda là vị Valar biểu trưng cho Tình yêu và Phước lành nên cũng có nét tương đồng nào đó với Đức mẹ Đồng trinh Mary trong chính tín ngưỡng đạo giáo của Tolkien.
Valar cũng có sự tương đồng nào đó nếu so với nhóm 12 vị tiên tối cao Pantheon trong thần thoại Hy Lạp. Vua của các Valar là Manwe và Nữ hoàng của Valar là Varda, vợ của Ngài. Varda về địa vì cũng hơi giống với nữ thần Hera, vợ của Chúa tể Zeus. Về tính biểu trưng, Varda lại có nét giống nữ thần Aphrodite bởi bà cũng là một vị tiên của Tình yêu và sắc đẹp. Varda cũng rất đẹp, bà là người đẹp nhất trong số các Valar, vẻ đẹp của bà không thể miêu tả được bằng từ ngữ, khuôn mặt của bà ẩn hiện những ánh sáng đẹp đẽ của Thượng đế Illuvatar.
* Tên gọi và những biệt danh
Varda trong ngôn ngữ Quenya có nghĩa là Siêu phàm hoặc Cao quý, bà thường hay được gọi là Nữ hoàng tinh tú hoặc là Người tạo ra những vì sao.
Trong tiếng Sindar, Varda thường được gọi là Elbereth Giltoniel, chính Frodo đã từng cầu nguyện cái tên này để giúp anh ta xua đổi được những Ma Nhẫn. Trong tiếng Teleri thì Varda lại được gọi là Baradis.
Varda còn có rất nhiều những biệt danh khác tùy theo cách gọi của mỗi dân tộc, ví dụ như
Người thắp sáng, Nữ hoàng của các vì sao, Chủ nhân của các vì sao, hoặc Tuyết trắng.
YAVANNA
Yavanna, Nữ thần Hoa Trái hay Nữ Hoàng của Mặt đất là một Valar rất có quyền lực và quyền năng của Bà chi phối tới hầu như tất cả các loài thực vật sống tại Arda. Yavanna còn hay được gọi là Palurien và bà là vợ của Valar Aule. Những cánh đồng xanh to lớn nằm ở phía Nam của Valinor chính là nơi cư ngụ của nữ thần Yavanna.
Trong thời gian mới đầu của Kỷ nguyên Đèn Thần và Mùa xuân của Arda, Yavanna đã gieo trồng rất nhiều những hạt giống thực vật đầu tiên của thế giới, Bà đã chuẩn bị cho công việc này từ rất lâu và những hạt cây được nữ thần gieo trồng đã phát triển tươi tốt rồi trở thành những giống cổ thụ lâu đời nhất. Yavanna vô cùng yêu quí và chăm sóc chu đáo cho những giống thực vật mà bà gieo trồng, chính bởi thế mà Melkor, kẻ có ý định phá hoại mọi thứ tốt đẹp của thế giới dĩ nhiên sẽ là kẻ thù của Bà.
Từ pháo đài Utumno ở phía Bắc xa xôi, Melkor đã đầu độc từng dòng mạch của thế giới và làm cho những giống thực vật bị nhiễm độc rồi chết, sau đó ông ta tiếp tục tấn công và phá hủy được 2 Ngọn đèn thần, thế giới tươi đẹp trong thời kỳ Mùa Xuân của Arda đã bị thay đổi. Yavanna cùng với các Valar còn lại đã phải rút bỏ tới lục địa Aman ở phía Tây xa xôi. Yavanna rất đau lòng khi không còn được ở gần và trực tiếp bảo vệ cho những tạo phẩm của mình ở Trung Địa.
Tuy nhiên, Yavanna đã đặt tất cả những sự sống tại Trung Địa chìm vào một giấc ngủ dài cho tới khi Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện ở thời điểm hàng nghìn năm sau. Đó là những gì tốt nhất mà bà có thể làm được vào thời điểm bấy giờ. Khi các Valar đến lục địa phía Tây, Yavanna cùng với họ đã cùng nhau tạo ra 2 cây Thần Valinor mà ánh sáng tỏa ra từ 2 cây này đã soi rọi cho khắp vùng lục địa Aman. Còn vùng Trung Địa thì vẫn chìm sâu trong bóng tối bởi không có thứ gì soi sáng tới được đó kể từ sau khi 2 Ngọn đèn thần bị phá hủy.
Sau khi Thượng đế Eru ban phát sự sống cho người Dwarves, những tạo phẩm của Valar Aule và biến họ thành một chủng tộc mới ở Trung Địa thì Yavanna bắt đầu cảm thấy lo ngại. Bà sợ rằng tộc người Dwarves của chồng bà tạo ra sẽ đốn chặt hết tất cả các cây xanh ở những nơi mà họ sinh sống. Yavanna liền cầu xin với Thượng đế và được Ngài đáp ứng bằng việc ban phát sự sống cho loài Ent. Ent là một giống loài đặc biệt được Yavanna tạo ra, họ trông giống như những chiếc cây to và có sức mạnh đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ những cánh rừng ở Trung Địa.
OROME
Orome là một trong 14 Valar vĩ đại và đứng hàng thứ 4 trong số 7 vị chúa tể của Valinor. Ngài còn hay được biết tới bằng những cách gọi khác như Aldaron, Araw, Bema, Tauron hay Đấng săn bắt của Valar, Người Kỵ sĩ vĩ đại, Thần thợ săn và Chúa tể của những cánh rừng. Orome là anh trai của Valar Nessa và là chồng của Valar Vana.
Trong suốt Kỷ nguyên Cây Thần, sau khi hầu hết các Valar đều đã rút khỏi Trung Địa và ẩn thân tại Aman thì Orome vẫn thường đến những khu rừng tại đây để săn bắt khi có cơ hội. Bởi vậy, Ngài được giao trách nhiệm tìm kiếm những người Elves sau khi họ thức tỉnh trong khu rừng Cuivienen, Ngài tìm thấy họ và là người đầu tiên đặt cho họ cái tên là Eldar. Lúc này, thế lực Melkor đang vươn rộng ở Trung Địa, ông ta đã bắt đầu tìm cách để hãm hại người Elves và các dân tộc tự do khác ở đây. Trước tình thế đó, Orome đã trở về Valinor để thông báo về sự thức tỉnh cũng như những mối nguy hại tới người Elves và với sự thống nhất của hội đồng Mahanaxar, Ngài quay trở lại Cuivienen và truyền đạt lời đề nghị cho phép những người Elves được vượt biển đến với Aman để tránh khỏi sự ảnh hưởng từ Melkor. Đa phần người Elves đều nghe theo lời đề nghị từ Orome.
Orome còn là một trong những người tích cực nhất trong việc thuyết phục các Valar trở lại Trung Địa để đánh bại phe Morgoth, giả lại sự bình yên cho nơi này. Là một đấng săn bắt đầy sức mạnh, Orome thi triển được tối đa sự lợi hại của Ngài trong những trận chiến chống lại phe Morgoth. Có 2 thứ thường luôn đi sát với Ngài là một chiếc tù và lớn có tên là Valaroma và một con ngựa thần màu trắng có tên là Nahar.
Trong Huyền sử Silmaril, Orome được miêu tả như là một vị chúa tể vĩ đại, mặc dù về sức mạnh có yếu hơn một chút so với Thần chiến binh Tulkas nhưng một khi tức giận, Ngài sẽ trở nên đáng sợ hơn nhiều. Orome là vị Valar được người Elves rất tôn kính bên cạnh Elbereth ( Valar Varda ).
Có 2 phù thủy áo xanh trong nhóm Istari là Alatar và Pallando được gửi đến Trung Địa cùng Gandalf,Saruman và Radagast. 2 người họ chính là 2 Maiar dưới quyền của Orome.
AULE
Aule, là một Ainur và về sau trở thành 1 trong 14 Valar vĩ đại, về địa vị ở Valinor, Ngài chỉ đứng sau Manwe, Varda và Ulmo. Về sức mạnh, Aule còn là người mạnh nhất trong số các Valar. Aule là một trong những người góp phần tạo dựng nên thế giới Arda, ngài rất giỏi trong các công việc tạo hình và có kiến thức vô tận về bản chất của mọi vật trên thế giới. Ngài còn hay được gọi là Thần Thợ Rèn.
Trong số các sản phẩm của Aule thì phải kể đến 2 ngọn đèn thần, Mặt Trời, Mặt Trăng và chủng tộc Dwarves. Ngài còn là người tạo ra Angainor, chiếc xích đã trói chặt Melkor.
* Tương đồng với Melkor
Trong lối tư duy và suy nghĩ, Aule là có nhiều điểm tương đồng với Melkor. Về sức mạnh, Aule cũng gần như tương đương với Melkor. Mặc dù vậy nhưng con đường mà 2 người họ đi lại rất khác nhau. Về tính cách, Aule ít có hứng thú với những thứ như chiếm hữu hay quyền lực, ngài thích tập trung vào những công việc say mê của mình để phát huy chúng đến một tầm đỉnh cao. Đó chính là điểm khác biệt của Ngài so với Melkor. Chính Aule và Melkor là những người đầu tiên nảy sinh ý nghĩ tự tạo ra những giống loài mới mà không cần sự cho phép của Thượng Đế Eru. Nhưng Aule thì trung thành với ý nguyện của Thượng đế hơn, sau khi tạo ra người Dwarves, ngài đã hối hận và giao những sản phẩm đó lại cho Thượng đế để Đấng toàn năng toàn quyền xử lý.
Melkor thì không như vậy, ông ta muốn dùng những chủng loài của riêng mình để lật đổ mọi nguyên tắc của Thượng đế và tự mình kiểm soát mọi thứ. Bởi vậy mà Melkor luôn chống lại những người anh em của mình, chống lại Thượng Đế và phá hoại mọi thứ mà họ tạo ra. Từ đó mà nảy sinh ra sự tranh đấu giữa 2 Ainur có sức mạnh lớn nhất là Melkor và Aule. Tuy nhiên, lí do chính cho sự tranh đấu giữa Aule và Melkor không xuất phát từ ác cảm cá nhân mà chỉ bởi Aule không muốn để cho người anh em của mình phá hủy những thứ mà Ngài đã tạo ra cho thế giới Arda.
* Thần thợ rèn
Khi người Elves đi tới Valinor, những người dòng Noldor đã học hỏi rất nhiều thứ từ Aule. Feanor, con trai của vua Finwe, chính là học trò xuất sắc nhất của Aule, ông đã tự tạo ra những Silmaril, những viên ngọc có giá trị nhất trong thế giới Arda. Trong Cuộc chiến Thịnh Nộ, những người Noldor dưới quyền chỉ huy của Finnafin đã tự gọi họ là Aulendur, nghĩa là Những người đi theo Aule.
Mặc dù có sức mạnh và kiến thức vào hàng bậc nhất trong số các Valar nhưng Aule khá khiêm tốn và có lòng trắc ẩn, Ngài cũng là người biết suy nghĩ và có lòng tự trọng cao. Chính bởi hiểu được con người của Aule mà Thượng đế đã chấp nhận ban phát sự sống cho những người Dwarves. Vợ của Aule là Valar Yavana và họ sống cùng nhau tại vùng trung tâm của thiên quốc Valinor.
* Sáng tạo ra người Dwarves
Xuất phát từ sự thiếu kiên nhẫn, muốn có một vài người nào đó để có thể truyền dạy những kiến thức trong nghệ thuật chế tác mà Aule đã tự ý tạo ra 7 người Dwarves đầu tiên. Họ là những người đất được nặn ra trong lòng những dãy núi ở Trung Địa. Aule biết qua một chút ý tưởng về Những đứa con của Illuvatar nên Ngài tạo ra người Dwarves có hình dạng hơi giống với Người và Elves nhưng sức chịu đựng thể chất và khả năng đề kháng tà ma cao hơn. Khi nặn xong 7 người Dwarves, Ngài mới nhớ ra là mình không có khả năng để ban phát sự sống và ý chí tự do cho chúng.
Aule cảm thấy hối hận và Ngài dâng những người Dwarves lên cho Thượng đế để tùy quyền Đấng Toàn năng xử lí chúng. Thượng Đế chấp nhận ban sự sống cho người Dwarves nhưng Ngài vẫn trách phạt Aule vì sự vội vàng chưa được phép này. Tính tự trọng của Aule là rất cao, Ngài hiểu rằng mình đã quá tự phụ và hấp tấp, điều này có thể dẫn Ngài đi chệch hướng giống như Melkor, trong cảm giác hối lỗi, Ngài đã vung chiếc búa của mình lên để định đập vỡ những người Dwarves như một hành động sửa sai. 7 người Dwarves đã khóc lóc van xin khiến Aule mủi lòng và chính Thượng đế đã giữ tay của Aule lại và nói với 7 người Dwarves rằng, Ngài đã ban cho họ sự sống nên họ không cần phải sợ nữa.
Aule cũng thừa nhận là Ngài không có ý chống lại ý chỉ của Thượng Đế mà sai lầm này chỉ xuất phát từ sự thiếu kiên nhẫn, không chờ đợi được cho đến khi Những đứa con của Illuvatar ra đời. Thượng đế cũng rất hiểu Aule nên không trách phạt gì thêm. Ngài cho phép Aule dạy cho những người Dwarves một loại ngôn ngữ riêng là Khuzdul. Tuy thế, Thượng đế không muốn người Dwarves được thức tỉnh trước người Elves, Ngài cho họ chìm vào 1 giấc ngủ dài và phải chờ cho đến sau khi Sự thức tỉnh của người Elves diễn ra. Aule là đấng Valar mà người Dwarves kính trọng nhất, họ tin rằng sau khi chết thì linh hồn của họ sẽ được đưa tới một tòa sảnh, nơi mà Thần thợ rèn đã làm trước để dành cho họ, và vai trò của họ sẽ là những người xây dựng lại Arda sau khi kết thúc Trận chiến cuối cùng của thế giới.
* Những Maiar của Aule
Dưới quyền của Aule có rất nhiều những Maiar mạnh như Mairon ( Sauron ) hay Curumo ( Saruman ). Sauron là một trong những Maiar mạnh nhất và có kiến thức uyên bác nhất. Saruman sau khi được phái tới Trung Địa cũng là người đứng đầu trong nhóm Istari. Có 1 điều thú vị là cả 2 Maiar này khi tới Trung Địa đều bị sa ngã và bị mua chuộc bởi các Chúa tể bóng tối. Sauron trở thành tay sai đắc lực nhất cho Melkor còn Saruman thì lại bán đứng tất cả để theo về phe của Sauron.
Đây có lẽ không phải là một sự trùng hợp, như đã nói ở trên thì Aule và Melkor rất giống nhau trong nhiều suy nghĩ và tư tưởng. Aule có lòng tự trọng cao, đó là thứ khiến Ngài không bị đi sai đường như Melkor nhưng những Maiar dưới quyền Aule thì lại không có được bản lĩnh và chính kiến vững vàng như Ngài. Họ cũng giống ngài ở nhiều điểm nên có nghĩa là họ cũng có tiếng nói chung nào đó với các Chúa tể bóng tối. Bởi vậy, họ dễ bị mua chuộc và sa ngã hơn so với các Maiar của các Valar khác.
* Sức mạnh
Trong số các Ainur, Aule có khả năng gần giống với Thượng đế Eru Illuvatar. Ngài gần như có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ đôi tay của mình. Là một Valar, Aule sở hữu một sức mạnh phi thường, và được giao trọng trách xây dựng và tái thiết Arda trong và sau thời kỳ Melkor phá hoại nó. Aule còn là người đã rèn ra những vũ khí và giáp trụ được dùng cho đạo quân Valar trong Cuộc chiến Thịnh Nộ. Aule có sức mạnh gần như ngang ngửa với Melkor nhưng sức mạnh của Ngài là để dành vào việc tạo ra những thứ tốt đẹp còn
Melkor lại dùng sức mạnh của ông ta vào việc hủy diệt những thứ tốt đẹp.
NIENNA
Nienna, nữ thần Sầu muộn, là một Ainur mà về sau trở thành một trong 7 vị Nữ hoàng của Valar và cũng là một trong số những Aratar, 8 Valar tối cao có quyền lực và địa vị cao nhất ở thế giới. Bà là em gái của Valar Mandos và là chị gái của Valar Irmo. Cũng giống như Valar Ulmo, Nienna cũng là một người sống đơn độc. Vai trò của bà trong Điệu nhạc của những Ainur là những nỗi buồn sâu thẳm được đưa vào thế giới kể từ những ngày ban sơ. Nienna thường ở tại Những tòa sảnh của Nienna, một nơi nằm ở rìa phía Tây của Valinor do bà cư ngụ và làm chủ, cũng tại nơi đây, nữ thần thường hướng nhìn về phía biển cả với ánh mắt buồn phiền xa xăm.
Nienna ngay từ ban đầu đã có mối liên hệ tới những đau khổ của nhân loại, bà luôn cảm thấy thương xót trước những bất hạnh của người khác, đặc biệt là những nỗi đau mà các giống loài ở Arda phải hứng chịu từ những tội ác do Chúa tể bóng tối Melkor gây ra. Những giọt nước mắt của bà có thể chữa lành được các vết thương cả về thể chất lẫn tinh thần; những giọt nước mắt này từng được dùng để chữa lành tạm thời cho 2 Cây thần Valinor khiến cho chúng nở ra những bông hoa và trái cây cuối cùng.
* Vai trò
Nhiều người thường hiểu chưa đúng về vai trò của nữ thần Sầu Muộn Nienna, nỗi buồn của Bà không phải là sự đau khổ vô tận mang tính tiêu cực mà là tấm lòng trắc ẩn đầy nhạy cảm trước những nỗi bất hạnh của trần thế và đi kèm với đó là sự hi vọng cũng như khả năng chịu đựng kiên cường của tinh thần. Đó là những sức mạnh mà Nienna ban tặng cho những con người trần thế để họ có thể vượt qua được những nỗi phiền muộn sâu sắc. Trong số các Maiar thì Olorin ( Gandalf ) là học trò giỏi nhất của Nienna, Bà cư xử rất tốt với tất cả mọi người sống cùng mà Gandalf là một trong số đó, Nienna dạy cho Gandalf nhiều thứ trước khi gửi ông xuống Trung Địa để chống lại Sauron. Về sau thì chính Olorin mới là người xuất sắc nhất trong nhóm Itari, ông đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao, lí do cũng bởi vì ông có một tình thương sâu sắc dành cho các giống loài tự do ở Trung Địa.
Nienna thường hay buồn phiền về những tội ác mà Melkor gây ra cho Arda nhưng chính Bà cũng là người có lòng nhân hậu nhất đối với ông ta. Chính Nienna là người đã tỏ ý muốn các Valar khoan nhượng trong việc xử lý Melkor. Melkor từng bị tống giam trong Những tòa sảnh của Mandos trong suốt 3 thời đại và Nienna đã một lần nữa thay mặt ông ta để nói lời cầu xin với các Valar. Lời nói của Bà làm các Valar cảm thấy xúc động, họ đồng ý thả tự do cho Melkor. Bà thương xót cho nỗi bất hạnh của những người đã phải hứng chịu tội ác của Melkor nhưng cũng cảm nhận được sự bất hạnh của cả ông ta, Bà đã giúp ông ta có cơ hội để tiếp tục làm việc ác, điều này thật vô cùng mâu thuẫn. Lòng trắc ẩn và sự thương xót đối với người khác là một điểm đặc biệt của Nienna nhưng đó cũng là một yếu điểm của Bà.
* Trong những phiên bản ban đầu của Legendarium
Trong The Book of Lost Tale 1, một nhân vật tương tự như Nienna cũng từng được nhắc đến với cái tên là Fui ( Ban đêm ), bà là một Nữ Thần Chết. Trong Gnomish, bà ta lại có tên là Fuil, Nữ hoàng Bóng tối. Vị nữ hoàng này thường cư ngụ bên trong một tòa sảnh mang tên của chính mình và có phần mái giống hình cánh dơi. Với thân phận là Fui thì nhân vật này được cho là vợ của Vefantur ( là Mandos trong những ghi chép sau này của Tolkien ) và tên của tòa sảnh, nơi mà họ sinh sống có tên là Ve. Fui làm công việc phán xét những phụ nữ người Elves còn Vefantur thì phán xét những người đàn ông.
ULMO
Ulmo, mang ý nghĩa là người tạo mưa, là tên của một trong 14 Valar và về địa vị thì đứng ở vị trí thứ 2 sau Chúa tể Manwe. Ulmo cũng nằm trong nhóm Aratar. Là một Ainur có tình yêu với biển cả và sông nước, Ulmo cũng là một trong những người đã góp phần tạo nên thế giới Arda, ông thường được mọi người gọi là Thần nước.Ulmo rất hợp và có mối quan hệ gần gũi với Manwe nhưng ngược lại, ngay từ đầu, ông đã không ưa Melkor và ác cảm càng ngày càng tăng lên khi Chúa tể bóng tối gây ra những tội ác ở cả chốn Aman lẫn Trung Địa. Melkor cũng ko ưa gì Ulmo, trong số các Valar, ông ta cũng rất e ngại Ulmo bởi biển cả là một thứ không thể bị khuất phục. Nước cũng là một nguồn sức mạnh lớn trong tự nhiên và nó kỵ lại lửa, nguồn sức mạnh sở trường của Melkor.
Ulmo không sống tại Valinor hay bất cứ một vùng đất nào trên cạn, ông thích sống ở sâu trong lòng biển khơi hoặc ở dưới lòng của những con sông. Lâu đài của Ulmo được đặt ở dưới đáy của Vaiya ( Vùng Biển Ngoài ) và được đặt tên là Ulmonan.
* Tình yêu dành cho Trung Địa
Ulmo là một Valar có lối sống hơi khác biệt so với những người còn lại, ông hiếm khi tham gia vào Hội đồng Mahanaxar trừ những khi thật cần thiết. Ulmo thường thích đến gần khu Trung Địa nhưng bao giờ cũng chọn nơi có nước để làm chỗ ẩn thân. Tất cả mọi nguồn nước trong thế giới Arda đều nghe theo lệnh của Ulmo: nước biển, nước sông hay cả nước ở dưới lòng đất, tất cả chúng đều có thể được điều khiển bởi vị tiên Biển. Tuy vậy thì ở những nơi mà sức mạnh của Melkor phủ ra thì năng lực điều khiển nước của Ulmo cũng bị giới hạn đi nhiều.
Truyền thuyết nói rằng, Ulmo sống trong từng mạch nước của thế giới, ông luôn dõi theo Những đứa con của Illuvatar bởi trong số các Valar, ông là người quan tâm và thương yêu đến chúng nhất. Tuy biết là vậy nhưng những người trần khi đứng trước Ulmo vẫn đều cảm thấy có chút sợ hãi do hình dạng trông có vẻ đáng sợ của ông. Ulmo là một vị tiên, ông có hình dạng to lớn và khổng lồ, nước da có màu xanh biển, trên người thậm chí còn có vảy và còn có cả sừng ở trên đầu.Vũ khí mà Ulmo hay cầm là một chiếc đinh ba.
Ulmo luôn dành tình yêu cho 2 giống loài Elves và Người ngay cả khi các Valar khác đã tỏ ra bàng quan trước số phận của những đứa con của Illuvatar. Vì một lí do nào đó mà Ulmo không tán thành với ý kiến mang người Elves về Aman của Valar Oropher nhưng về sau ông vẫn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để giúp cho chuyến hành trình của họ đến Aman được thuận buồm xuôi gió. Ulmo còn tạo ra hòn đảo Tol Eressea để làm nơi cập bến và nghỉ ngơi cho những người vượt biển. Sau đó, ông gắn hòn đảo này vào bến cảng Eldamar, bởi ông quá thấu hiểu ý nghĩ của những người Elves dòng Teleri.
* Can thiệp vào Trung Địa
Ulmo là vị Valar có sự liên quan lớn nhất tới sự sụp đổ của Morgoth, bởi ông chính là người đã chỉ đường dẫn lối cho Turgon xây dựng nên vương quốc Gondolin và cho Finrod để xây dựng nên Nargothrond. Vị tiên biển còn từng xuất hiện trước Tuor và khuyên anh ta hãy đi đến Gondolin để truyền đạt những thông điệp mà ông gửi riêng cho đức vua Turgon. Những thông điệp đó đều chính xác và có ý nhắc nhở cho đức vua Gondolin về mối hiểm họa từ Morgoth nhưng Turgon đã không nghe theo và phải trả giá đắt.
Ulmo dành thiện cảm lớn cho Tuor và cả dòng dõi con cháu của người anh hùng này. Chính Ulmo hiện ra và khuyên Tuor đến Gondolin, tại đây, anh ta lấy được con gái của vua Turgon là Idril làm vợ và đẻ ra Earendil, một nhân vật lớn trong tương lai. Ulmo còn cứu cả Elwing, vợ của Earendil khỏi Bến cảng Sirion và cho phép bà mang một viên Silmaril tới chỗ của chồng mình, ngay sau khi có viên Silmaril trong tay, Earendil đã lên đường vượt biển tìm đến thiên quốc Valinor để cầu xin sự trợ giúp từ các Valar. Ulmo còn ra mặt bảo vệ họ trong Hội đồng Mahanaxar khỏi cơn giận của Valar Mandos.
Ulmo không trực tiếp tham gia vào Cuộc Chiến Thịnh Nộ nhưng rất có thể là ông để cho các Maiar dưới quyền mình hành động. Các Maiar nổi tiếng nhất dưới quyền của Ulmo là Osse cùng vợ của ông ta là Uinen, Melian và Salmar, 2 người đều là những Maiar nổi tiếng nhất. Thông qua họ, Ulmo biết được rất nhiều thứ có liên quan tới người Elves.
MANDOS
Mandos là vị tiên của Cái chết, Ngài vốn là một Valar có cái tên ban đầu là Namo. Bởi do sở hữu những tòa sảnh Mandos mà Ngài được mọi người chuyển sang gọi từ Namo sang Mandos. Những tòa sảnh Mandos là nơi mà những linh hồn của người Elves sẽ bay về đây khi họ chết đi. Vợ của Mandos là Valar Vaire, và Ngài còn là anh em với Lorien và Nienna bởi được tạo ra cùng lúc trong ý nghĩ của Thượng đế Eru Illuvatar. Mandos cùng với Lorien đều là những Feanturi, tức là những chủ nhân của các linh hồn.
* Về tính cách
Mandos được miêu tả như là một Valar có tính cách nghiêm nghị và lạnh lùng, hoặc nói chính xác hơn thì Ngài rất nghiêm khắc và không bao giờ mất công bằng hay thiên vị cho ai cả. Mandos có thể ghi nhớ trong đầu của Ngài mọi thứ, mọi chuyện đã từng xảy ra và không bao giờ nhớ nhầm 1 chi tiết nhỏ nào. Đôi khi những người khác có thể cảm thấy là Ngài hơi cay nghiệt. Chính Mandos là người đã nguyền rủa người Noldor khi họ dám nổi loạn rồi cãi lời các Valar để đến Trung Địa truy đuổi Melkor. Ngài cũng chính là người không tán thành việc đồng ý cho các Noldor được 1 lần nữa trở lại Aman bởi Ngài vẫn ghi nhớ những tội lỗi mà họ đã gây ra.
Tuy có chút cay nghiệt và có phần bảo thủ nhưng bản chất của Mandos vẫn tốt hơn nhiều nếu so với Melkor. Là một vị tiên quản lý những linh hồn và là đấng phán xét hàng đầu ở Valinor, Mandos tất nhiên phải có một thái độ cứng rắn. Ngài cũng đảm nhận vai trò này theo ý chỉ của Thượng đế Eru. Mandos dù sao vẫn rất trung thành với Thượng đế và Chúa tể Valar Manwe.
Mandos thường có vẻ lạnh lùng và không biểu lộ nhiều cảm xúc ra bên ngoài duy chỉ có một lần duy nhất Ngài biểu lộ lòng thương cảm và trắc ẩn đó là khi nghe Luthien cất lời ca về những nỗi đau mà nàng cùng với người yêu là chàng Beren đã trải qua lúc họ còn ở Beleriand. Sau khi nghe xong bài ca của Luthien và với sự đồng ý của Manwe, Mandos đã cho phép họ được tái sinh để trở về Trung Địa cùng với nhau.
Tên gốc của Ngài là Namo, có nghĩa là " Đấng phán xét ", còn Mandos thì mang nghĩa là
" Tháp ngục tù ".
ESTE
Este là một trong 7 vị nữ hoàng của Valar, mọi người thường xem Bà như một người rất giỏi trong khả năng chữa lành các vết thương cũng như xoa dịu được những nỗi đau. Bà là vợ của Valar Irmo, họ cũng là đồng chủ nhân của Khu vườn Lorien, chốn cư ngụ thần tiên nhất thế gian. Tất cả, người trần hay thậm chí là cả các Valar cũng thường lui tới nghỉ ngơi ở Lorien mỗi khi họ thấy mệt mỏi hay buồn phiền. Bất kỳ ai chỉ cần đến được gần Este hay nơi cư ngụ của Bà thì hầu hết những ưu phiền về tinh thần hay những mệt mỏi về thể xác sẽ được rũ bỏ.
Valar Irmo, chồng của Este, đã tạo ra Con đường Mộng Mơ dẫn lối cho các linh hồn tới được Khu vườn Lorien nhưng không có nhắc đến việc Bà có giúp đỡ hay can thiệp gì vào chuyện này hay không. 2 vợ chồng Bà rất hòa hợp và giống nhau ở nhiều điểm. Họ là những người có sức mạnh mang tính huyền bí và đều có chung tình yêu với hòa bình và cái đẹp. Trang phục ưa thích của Este là những chiếc váy có màu Xám hơi ngả Xanh. Bà thường ngủ trong suốt ban ngày trên một hòn đảo nằm ở trên mặt hồ Lorelin tại Valinor.
Este trong tiếng Quenya có ý nghĩa là " nghỉ ngơi ".
VANA
Vana là một trong 7 vị Nữ hoàng của Valar và là vợ Valar Orome. Vana không đẹp bằng Valar Varda nhưng Bà lại được mệnh danh là Người trẻ mãi. Cũng giống như chồng của mình thì Vana cũng rất yêu thích những cánh rừng và những muông thú ở trong đó. Bà sống vô tư, vô lo và tận hưởng cuộc sống bằng một thái độ vô cùng tích cực. Sự vui tươi là điều mà những ai tiếp xúc với Bà có thể thấy ngay được.
Ở bất kỳ đâu mà Vana bước qua, mọi thứ đều trở nên sống động và tươi đẹp hơn. Tất cả những bông hoa đều nở rộ mỗi khi Vana đi qua chúng; và tất cả các loài chim đều hót những điệu khúc thánh thót nhất mỗi khi chúng nhìn thấy nữ thần từ đằng xa. Vana cũng có một khu vườn riêng mà trong đó phủ đầy những bông hoa có ánh vàng kim lấp lánh, Bà cũng thường hay đến những khu rừng của Valar Orome để đùa chơi với chồng của mình. Vana là em gái của Valar Yavanna nên Bà cũng có tình cảm rất lớn dành cho cây cối và hoa trái. Bà yêu quí những khu rừng tự nhiên và cũng được các sinh vật sống ở đó vô cùng yêu quí. Maiar Melian, vợ của vua Elu Thingol, cũng là bạn thân của Vana và từng có thời gian phục vụ trong những khu vườn của nữ thần tại Valinor.
Trong cuốn Lịch sử Trung Địa, Tolkien có viết rằng khi mà ngay cả những phép thuật của Valar Yavanna đã thất bại trong việc chữa lành những vết thương của 2 Cây thần Valinor thì chính nước mắt của Valar Nienna đã giúp chúng cầm cự được. Rồi từ đó, với tình yêu sâu sắc mà Vana dành cho Cây vàng Laurelin đã khiến nó dùng những sức mạnh cuối cùng của mình để tạo ra một quả cây thần, từ chính quả cây đó mà về sau các Valar đã tạo
thành Mặt trời.
IRMO
Irmo là tên thật của một trong 14 vị Valar thường được biết đến với cái tên khác là Lorien. Tên gọi Lorien xuất phát từ tên của những khu vườn tuyệt đẹp vốn là nơi cư ngụ của 2 vợ chồng Ngài ở Aman. Em gái của Irmo là Valar Nienna, còn Valar Mandos là anh trai của Ngài.
* Chủ nhân của Chốn cư ngụ đẹp nhất thế gian
Lorien cùng với người anh trai là Valar Mandos đều được biết tới như là Feanturi, những chủ nhân của các linh hồn. Lorien còn là chủ nhân của những ảo ảnh và những giấc mơ. Lorien cùng với vợ là Valar Este sống tại Khu vườn Lorien ở Valinor, trong các chốn cư ngụ tại Aman, không nơi đâu có vẻ đẹp có thể sánh ngang với nơi ở của vị Valar này. Trong số các Maiar thì có rất nhiều người cư ngụ ở chốn thần tiên này. Không chỉ các Maiar mà kể cả những Valar khác cũng thường xuyên ghé đến Khu vườn Lorien để nghỉ ngơi sau mỗi lần hoàn thành xong công việc của họ tại Arda.
Khi Mặt trời và Mặt trăng được tạo xong, chúng được Valar Varda chuyển đến Trung Địa bằng 2 con thuyền. Chúng được ban phước bởi cả Lorien và Este " ai nói rằng giấc ngủ và sự nghỉ ngơi đã biến mất khỏi mặt đất"., sau đó thì Valar Varda cũng thay đổi ý kiến và cho phép chốn trần gian có thêm cả ban đêm.
Trong suốt Buổi ban trưa của Valinor, khi mà những người Elves vẫn sống yên bình tại Valinor, thì Miriel, nữ hoàng người Noldor, vợ của vua Finwe đã từng đến khu vườn Lorien để nghỉ ngơi vì bà cảm thấy quá mệt mỏi và yếu sức sau khi sinh hạ ra Feanor. Miriel với hi vọng sớm được phục hồi đã đến và nằm nghỉ ở trong khu vườn Thần tiên, tại đây, bà cảm nhận được 1 cảm giác vô cùng bình an nên đã tự tách hồn mình ra khỏi thể xác để bay về Những tòa sảnh của Mandos. Những nữ hầu của Valar Este về sau đã phát hiện ra phần thân xác của Miriel trong khu vườn, họ thấy phần da dẻ của nó vẫn hồng hào như lúc Mireil còn sống.
* Con đường mộng mơ
Sau khi thiên quốc Valinor bị che giấu khỏi phần còn lại của thế giới, Chúa tể Valar Manwe thường xuyên cảm thấy buồn phiền. Cộng thêm cả việc sắp tới thời điểm mà Loài Người thức tỉnh nên Manwe đã yêu cầu Lorien tạo ra một con đường đặc biệt để những linh hồn của Những đứa con của Illuvatar có thể đi tới được Khu vườn Lorien. Đáp ứng theo yêu cầu này, Lorien đã tạo ra Con đường Mộng mơ, mà người Elves vẫn thường biết tới với cái tên là Olore Malle. Con đường này là một lối đi siêu hình giúp dẫn đến thiên quốc Valinor, nó chỉ có thể được tiến vào thông qua ý nghĩ. Nó cho phép những người Elves hay những Con người trung thành với các Valar có thể đi vào đây thông qua giấc ngủ của họ. Đích đến cuối cùng của con đường chính là Khu vườn Lorien.
Trong thời điểm Bóng tối của Valinor, con đường Mộng mơ đã bị Lorien đóng lại để ngăn không cho linh hồn của những người Noldor rời bỏ Valinor được trở lại.
* Sức mạnh và tượng trưng
Sức mạnh và quyền phép của Lorien là rất huyền bí. Ngài thường không hay công khai thể hiện sức mạnh của mình nhưng nhắc đến vị Valar này là nhắc đến những khả năng siêu hình, kỳ ảo và vô tận. Lorien là một Valar rất thông thái, Ngài ghét những cuộc xung đột, việc tạo ra chốn cư ngụ đẹp nhất trần gian cũng cho thấy cả 2 vợ chồng Ngài đều là những người rất yêu thích cái đẹp và sự yên bình.
Khi những đứa con của Illuvatar phải điêu đứng dưới bóng tối ma quỷ của Melkor ở Trung Địa, Lorien đã gửi cho họ một sức mạnh mang tên là Hi vọng. Trong quan niệm của những người dân tự do ở Trung Địa thì Lorien là một đấng Valar tượng trưng cho hi vọng, cảm hứng, tình yêu, khát vọng, những giấc mơ, sự an nghỉ và cả những ảo ảnh.
Irmo trong tiếng Quenya cũng mang ý nghĩa là Chủ nhân của Khát vọng.
TULKAS
Tulkas, với danh hiệu là Chiến binh của Valar hay Thần chiến binh, là người can trường và dũng mãnh nhất trong số các Valar. Ngài là người cuối cùng đi xuống Arda để tham gia vào cuộc chiến tranh với Melkor.
Sau khi các Valar quyết định sẽ trở lại Trung Địa để khuất phục Melko, giữa họ và Chúa tể bóng tối đã diễn ra một trận chiến lớn. Cán cân lợi thế nghiêng hẳn về phía các Valar bởi họ đông hơn nhưng phải chờ đến lúc Tulkas giáng trần thì Melkor mới chịu bỏ chạy và Mùa Xuân của Arda bắt đầu. Sau khi 2 Ngọn đèn thần được dựng lên và các Valar chọn nơi cư ngụ của họ tại Almaren thì Tulkas đã lấy Valar Nessa, lễ tổ chức của họ được diễn ra vô cùng linh đình.
* Về tính cách
Tulkas thích nhất là môn đấu vật và các hình thức khảo chứng sức mạnh. Ngài không mang bất kỳ một loại vũ khí nào và cũng không cần phải cưỡi ngựa mỗi khi xông trận. Tulkas không quan tâm nhiều quá đến những chuyện trong quá khứ hay tương lai, tính cách của ngài phóng khoáng, mạnh mẽ và đơn giản. Ngài có mặt trong hội đồng Mahanaxar nhưng thường không đóng góp nhiều ý kiến quan trọng. Tulkas là một chiến hữu vô cùng can đảm và dũng mãnh, Ngài có một cái đầu lạnh, rất điềm đạm và bình tĩnh khi đối mặt với các kẻ thù trên chiến trường. Tulkas ít khi thù hận nhưng một khi đã ghét ai đó thì sẽ mất rất lâu thời gian để tha thứ cho kẻ đó.
Chính bởi lí do đó mà Tulkas là một trong những Valar phản đối việc thả tự do cho Melkor. Tulkas vốn không ưa gì Melkor, Melkor có sức mạnh cao hơn nhưng Tulkas chưa bao giờ tỏ ra e ngán ông ta, ngược lại, Ngài luôn muốn thử sức nếu có cơ hội.
Tulkas còn được mô tả là hay có chiều hướng mất kiên nhẫn trong đời thường, trước khi diễn ra Sự thức tỉnh của người Elves, Ngài đã thúc giục các Valar khác nhanh chóng tiến hành chiến tranh với Melkor. Sau Thời khắc đen tối tại Valinor, chính Tulkas cũng là người thúc giục Feanor nhanh chóng đưa ra quyết định giao nộp những báu vật Silmaril cho các Valar.
* Sức mạnh
Melkor thường được công nhận như là Ainur có sức mạnh lớn nhất, tiếp sau Melkor là Valar Aule, ngay cả Valar Orome cũng được cho là đáng sợ hơn Tulkas khi Đấng săn bắt nổi giận. Vậy tại sao Melkor lại bỏ chạy ngay sau khi Tulkas xuống Arda. Việc này từng là cơ sở để đưa ra tranh luận về việc Tulkas liệu có phải là người mạnh nhất thế giới Arda hay không?
Suy luận là một việc thú vị, tuy nhiên, trình tự sức mạnh của các Ainur được đa số công nhận và sắp xếp như sau: Đứng đầu là Melkor, rồi đến Aule, và tiếp đó là Tulkas và Orome. Và nên nhớ thực ra sức mạnh của các Valar vốn không chênh lệch nhau nhiều. Thần chiến binh Tulkas có nhiều nét tương đồng với Thần sức mạnh Hercules trong thần thoại Hy Lạp, cả 2 đều rất khỏe và rất giỏi môn đấu vật, độ dũng mãnh và gan dạ thì không phải bàn. Tuy vậy, sức mạnh của Hercules không thể so với Zeus hay Poseidon, những người có thể điều khiển được sức mạnh của sấm sét, bão tố và biển cả... sức mạnh của Hercules cũng như sức mạnh của Tulkas là nằm ở sức mạnh về cơ bắp, kỹ năng chiến đấu tay đôi, về tinh thần và khí thế chiến đấu dũng mãnh trên chiến trường.
Còn về lí do tại sao Melkor lại bỏ chạy ngay sau khi Tulkas xuất hiện cũng như việc là ngay sau khi Tulkas chìm vào giấc ngủ thì Melkor mới thực hiện kế hoạch trả thù các Valar của mình. Điều này xuất phát từ chính sự hiểu nhau quá rõ của họ. Chính xác hơn là Melkor biết rõ tính cách nóng vội và khảng khái của Tulkas. Các Valar bao giờ cũng vậy, họ chiến đấu nhưng thường không dứt khoát trong việc xử lý dứt điểm Melkor. Cuộc chiến đã diễn ra lâu nhưng Melkor chưa cảm giác được một sự quyết đoán trong hành động từ những anh chị em của mình. Nhưng Tulkas thì khác hẳn, một khi xuống trần thì Ngài ta sẽ không để cho tình trạng trù trừ bị kéo dài thêm, với tính cách mạnh bạo và một mối ác cảm sâu sắc với Melkor thì Tulkas chắc chắn sẽ không khoan nhượng, chắc chắn Ngài sẽ mau chóng giục giã để khiến cho các Valar còn lại đặt quyết tâm giải quyết dứt
điểm Melkor. Đây chính là nguyên nhân chính.
NESSA
Nessa là em gái của Valar Orome và cũng là một trong 14 vị Valar có sức mạnh và quyền phép cao nhất tại thế giới Arda. Nessa là người có vị trí cuối cùng trong số các Valar, những linh hồn Ainur xếp dưới ngay sau Bà đều được gọi là những Maiar.
Nessa là nữ thần Nhảy múa, Bà là người có vóc dáng vô cùng tuyệt mỹ cùng với những bước chân nhẹ nhàng và thanh thoát; Nessa dành tình yêu đối với những sinh vật dễ thương và nhanh nhẹn như Hươu, Nai và Thỏ. Nessa chạy rất nhanh, Bà thường chạy đua với các thú rừng và cảm thấy vui thích khi được làm điều này. Thần chiến binh Tulkas là chồng của Nessa, họ đều là những người nhanh nhẹn trong suy nghĩ và hành động, họ sống bên nhau rất vui vẻ bởi cả 2 đều là những người có suy nghĩ đơn giản, ít khi cáu giận và nổi nóng. 2 vợ chồng họ cũng rất thoáng đạt và thích làm những việc thiên về vận động chân tay. Đám cưới của Nessa với Tulkas cũng là một trong những bữa tiệc lớn nhất và vui vẻ nhất từng diễn ra trong thế giới của các Valar.
Trước khi xảy ra sự hủy diệt của vùng đất Almaren, Nessa thường nhảy múa trên những đồng cỏ xanh rộng lớn tại nơi đây và về sau khi chuyển sang Valinor thì nữ thần vẫn giữ nguyên thói quen yêu thích của mình. Tương truyền rằng, ở Valinor, tất cả những bãi cỏ đã từng được Valar Nessa nhảy múa ở trên sẽ mãi mãi xanh tươi và không bao giờ bị phai màu.
Nessa trong tiếng Quenya có nghĩa là Tươi trẻ.
VAIRE
Vaire, nữ thần dệt cửi, là một trong 7 nữ hoàng của Valar và là vợ của Valar Mandos. Vaire có quyền phép khá tương đồng với các Nữ thần số phận trong thần thoại Hy Lạp ( Sisters of Fate ), các số phận, các câu chuyện diễn ra tại thế giới được quyết định trên chính chiếc khung cửi của Bà.
Cũng bởi là người dệt nên những câu chuyện của nhân gian mà Vaire tự bản thân lại có được một quyền lực nào đó vô cùng lớn mặc dù về quyền phép và địa vị công khai thì Bà thường không được đánh giá cao như những Valar khác. Vaire ngày nào cũng dệt cửi, những tấm lưới của Bà phủ kín khắp cả Những tòa sảnh của Mandos, đó cũng là nơi mà 2 vợ chồng Bà chung sống.
Trong tiếng Sindarin thì Vaire có nghĩa là Người dệt cửi, nó có đồng ý nghĩa với biệt danh
thường thấy của Bà. PHE BÓNG TỐI MELKOR
Melkor, hay còn gọi là Morgoth, là Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới và là chủ nhân của chúa tể bóng tối đời thứ 2, Sauron.
Về ban đầu thì Melkor là người mạnh nhất trong số các linh hồn Ainur được Thượng đế Eru tạo ra, nhưng ông ta về sau lại đối nghịch với những người còn lại và phá hủy những thứ mà họ gây dựng nên. Ông ta tới Trung Địa, gây ra nhiều tội ác tại nơi đây nhằm thu nắm tất cả quyền lực vào trong tay nhưng đã bị thất bại. Melkor được cho là mạnh và tàn bạo hơn nhiều so với bề tôi của ông ta là Sauron.
* Trước thời điểm sáng tạo ra thế giới
Melkor và Manwe là 1 cặp anh em và là 2 Ainur đầu tiên được Thượng đế tạo ra từ ý nghĩ của Ngài. Không có 1 Ainur nào lại được Thượng đế ban cho nhiều đặc ân như Melkor, ông ta vừa là người có kiến thức cao nhất, lại vừa là người có sức mạnh lớn nhất trong số họ. Chỉ có một thứ duy nhất mà Thượng đế không để cho Melkor được đến gần đó chính là Ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa dùng để ban phát sự sống và ý chí tự do cho muôn loài. Thứ không có được lại là thứ khiến cho Melkor trở nên thèm khát và tò mò nhất, ông ta không ở gần các người anh em Ainur của mình mà toàn tự ý lang thang trong Cõi Hư Không Vĩ Đại bên ngoài Những tòa Sảnh Vô tận để tìm kiếm Ngọn lửa bất diệt.
Việc tìm kiếm của Melkor là một sự vô vọng bởi Ngọn lửa Bất diệt chỉ ở duy nhất nơi gần Thượng Đế Eru. Melkor ngày càng tỏ ra nóng vội và tò mò về những ý định sáng tạo thế giới của Thượng Đế Eru, ông ta lúc nào cũng bận tâm suy nghĩ về những điều này và dần trở nên cô độc. Quãng thời gian cô độc lâu dần đã hình thành nên những suy nghĩ khác biệt đẩy ông ta ra xa khỏi Thượng Đế và những Ainur khác.
* Điệu nhạc của những Ainur
Khi những Ainur tấu lên điệu nhạc Thần Thánh lên trước Thượng Đế Eru thì một số ý nghĩ tà quái của Melkor đã bắt đầu nảy sinh, ông ta bắt đầu lên kế hoạch phá rối điệu nhạc thần bằng cách thêm vào đó những âm thanh chát chúa. Melkor đã thành công trong việc làm méo mó 2 khúc nhạc ban đầu nhưng gặp thất bại trong khúc nhạc thứ 3 bởi Thượng Đế đã phát hiện ra hành động sai trái của ông ta. Thượng Đế trách mắng Melkor và nói rằng tất cả những hành động của ông ta đều chỉ là những thứ xấu xa và vô nghĩa. Melkor cảm thấy vô cùng xấu hổ và càng đem lòng oán hận Thượng Đế cùng với các Ainur khác. Những âm thanh chát chúa của Melkor đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ lên tiến trình sáng tạo thế giới bởi từ đó mà Arda trở nên mất hoàn mỹ, sẽ có những nơi rất nóng, 1 số khác thì rất lạnh giá, rất khắc nghiệt và rất tối tăm. Những âm thanh tà quái còn ảnh hưởng lên cả 1 số lượng không nhỏ những Ainur lỡ bị nghe phải chúng, đa phần họ bị mê hoặc và tình nguyện đi theo làm tay sai cho Melkor.
* Tới Arda
Khi các Valar xuống Arda để thực hiện công việc xây đắp thế giới thì Melkor cũng xuống theo cùng họ, thế nhưng mỗi khi các Valar tạo ra được những thứ gì thì ông ta lại tìm cách để phá hoại những thành quả đó. Dần dần mà tạo nên mối mâu thuẫn vô cùng lớn giữa các Valar và Melkor. Trong 1 thời gian dài, cũng bởi sự không quyết đoán của các Valar mà Melkor luôn luôn có lợi thế trong các cuộc đấu giữa 2 bên. Các Valar làm còn Melkor thì phá, một tiến trình cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi Thần chiến binh Tulkas đáp xuống Trung Địa. Tulkas là một Valar rất quyết đoán, Ngài cũng rất ghét Melkor và quyết xử lý hắn đến cùng. Khi Tulkas xuống đến nơi thì Melkor đã bỏ chạy ngay lập tức.
Melkor tạm thời ẩn thân và không can thiệp công khai vào Trung Địa như trước kia. Việc này dẫn đến một thời kỳ thái bình tạm thời, các Valar xây dựng một vùng đất riêng cho họ tại đảo Almaren, một nơi có vị trí nằm ở giữa 2 Ngọn đèn thần. Trong thời gian mà các Valar ngủ quên trong yên bình thì Melkor bí mật tạo ra một pháo đài đầu tiên của ông ta tại vùng phía Bắc xa xôi của Arda và đặt tên cho nó là Utumno. Để bảo vệ cho pháo đài này, Melkor đã cho nâng những ngọn núi lên cao để chúng bao bọc lấy Utumno vào bên trong. Bóng tối và sự thối rữa tà ám bắt đầu trỗi dậy ở phía Bắc và các Valar biết ngay rằng Melkor đang ở đó.
Đến 1 thời điểm, Melkor cảm thấy đã đến lúc để ông ta phản kích. Valar Tulkas đã chìm vào giấc ngủ say, các Valar còn lại thì chủ quan và hạ thấp cảnh giác nên Melkor đã thực hiện một cuộc phá hoại qui mô lớn ở mọi mặt để khiến cho các Valar không kịp trở tay. Thế giới gần như bị đầu độc hoàn toàn bởi những phép thuật độc hại của Melkor, 2 Ngọn đèn thần bị phá hủy khiến cho Trung Địa rơi vào cảnh tăm tối và vùng đất Almaren bị tàn tạ tới mức các Valar phải rút bỏ sang lục địa phía Tây Aman. Quyền kiểm soát Trung Địa lúc này gần như rơi vào tay của Melkor và ông ta bắt đầu dùng danh xưng là Chúa tể bóng tối.
* Lần mất tự do đầu tiên
Khi chưa biết được chính xác vị trí thức tỉnh của người Elves thì các Valar tại thiên giới Aman rất e ngại trong việc tổ chức chiến tranh với Melkor bởi họ sợ rằng cuộc chiến sẽ gây ra sự hủy diệt lớn cho toàn Trung Địa. Các Valar giao nhiệm vụ tìm kiếm người Elves cho Valar Orome nhưng Melkor lại là kẻ tìm thấy họ trước. Ông ta dùng những bóng ma để ám ảnh khu rừng Cuinieven và dụ cho những người Elves ở trong đó phải di tản ra bên ngoài, sau khi ra bên ngoài cánh rừng thiêng, họ bị ông ta bắt cóc, tra tấn và chuyển hóa thành 1 giống loài mới là Orcs.
Rất nhiều người Elves vẫn đặt niềm tin vào sự che chở của khu rừng Cuinieven, họ vẫn tiếp tục sống ở bên trong đó và được tìm thấy bởi Valar Orome. Ngay sau khi biết được tung tích của những người Elves, các Valar liền lập tức tiến hành cuộc chiến dứt khoát với Melkor để ngăn không cho ông ta làm hại các giống loài ở Trung Địa. Cuộc chiến này được gọi với cái tên là Cuộc chiến của những Sức mạnh. Phe Melkor bị thua và ông ta phải rút lui về Utumno. Các Valar tiếp tục truy đuổi đến cùng, họ phá vỡ cánh cổng của Utumno và Melkor đã bị bắt trói bởi Valar Tulkas. Ông ta bị xiềng xích bởi báu vật Angainor và bị giam cầm tại Những Tòa sảnh của Mandos cho tới 3 thời đại sau.
* Tự do và gieo rắc bóng tối lên Valinor
Sau một thời gian dài bị giam cầm, Melkor được mang tới trước Chúa tể Valar Manwe và cả hội đồng Valar, tại đây, ông ta tỏ ra vô cùng hối hận và ăn năn về những sai lầm của mình, khả năng đóng kịch của Melkor giỏi tới mức khiến cho Manwe phải xiêu lòng và ra lệnh thả tự do cho ông ta. Melkor giờ đã học được nhiều điều hơn trước kia, ông ta hiểu chỉ sức mạnh không thôi thì là không đủ để chống lại các Valar.
Vào thời điểm này thì rất nhiều người Elves đã tới Valinor, Melkor thực sự rất ghét họ và muốn đầu độc ly gián mối quan hệ giữa họ với các Valar. Trong số các người Elves, Melkor phát hiện ra dòng Noldor là có tiềm năng hơn cả, hơn nữa, trong dòng họ hoàng gia Noldor lại có 1 hoàng tử tên là Feanor. Ông ta là con trai cả của vua Finwe, là học trò giỏi nhất của Valar Aule và cũng là người đã tạo ra các báu vật Silmaril, ông là một hoàng tử tài ba lỗi lạc nhưng cũng rất kiêu ngạo và dễ bị kích động. Vậy là Melkor bắt đầu kế hoạch gièm pha của mình, ông ta đi khắp nơi để loan truyền những thông tin thất thiệt nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa các Valar và người Noldor. Feanor là người bị ảnh hưởng nhiều nhất,về sau, ông ta cùng người của mình tuyên bố không còn thuộc quyền phán xét của các Valar.
Sự việc ngày càng nghiêm trọng tới mức các Valar phải vào cuộc, họ phát hiện ra Melkor là người đứng sau âm mưu nổi loạn này và để cho Valar Tulkas đi truy tìm Melkor nhưng không còn thấy bất kỳ dấu vết nào. Thực ra lúc này, Melkor đang đến Formenos gặp Feanor để đề nghị xin những báu vật Silmaril cho riêng ông ta. Khi Feanor từ chối lời đề nghị, Melkor đã ngay lập tức đi tới phương Nam và bí mật gặp gỡ với Nhện Chúa Ungoliant. Với lời hứa sẽ chấm dứt cơn đói bất tận của bà ta, Melkor đã thuyết phục được Ungoliant cùng mình quay trở lại Valinor để tiêu diệt 2 Cây thần. Melkor đâm ngọn giáo vào 2 thân cây rồi để cho Ungoliant hút cạn những sinh khí bên trong 2 Cây thần khiến cho chúng bị tổn hại nặng nề và không thể hồi phục lại được.
Trong cơn ám ảnh tội ác, Melkor lại tiếp tục đột nhập vào Formenos, giết chết đức vua Finwe, cha của Feanor và đánh cắp tất cả các báu vật tại đây mà bao gồm trong đó có cả những báu vật Silmaril. Do lời phù phép trước đó của Valar Varda mà những báu vật Silmaril đã thiêu đốt lòng bàn tay của Melkor khi ông ta chạm vào nó. Mặc dù đau đớn khôn xiết nhưng Melkor vẫn nắm chặt những Silmaril và bỏ chạy khỏi Valinor cùng với Ungoliant. Các Valar khi biết chuyện đã tức tốc đuổi theo nhưng không được, 2 kẻ xấu xa đã kịp chạy tới Trung Địa.
Tại Lammoth, Ungoliant yêu cầu Melkor phải đưa cho bà ta những Silmaril nhưng tất nhiên Melkor sẽ chẳng bao giờ làm vậy. Tức tối trước sự từ chối, Ungoliant đã tấn công Melkor và trói ông ta bằng những sợi tơ tà ma của mình. Lúc bấy giờ, các Balrog đang ngủ sâu trong lòng Utumno bỗng nhiên nghe được những tiếng thét của chủ nhân chúng và ngay lập tức tìm đến nơi. Với những ngọn roi lửa đáng sợ, các Balrog đã khiến cho Ungoliant phải bỏ chạy.
Sau đó, Melkor bắt đầu tiến hành xây dựng lại pháo đài Angband và cho tập hợp cũng như lai tạo ra các giống loài mới để chuẩn bị cho những cuộc chiến sắp tới.
Khi Feanor phát hiện ra tội ác của Melkor, ông ta đã nguyền rủa Melkor bằng một cái tên khác là Morgoth, nghĩa là " Kẻ thù Đen tối ", từ đó về sau, cái tên mới này luôn được dùng để thay thế cho cái tên cũ là Melkor.
* Cuộc chiến của những Báu vật
Sau khi Morgoth chạy tới Trung địa thì Feanor đã tập hợp người Noldor và thuyết phục họ rời khỏi Valinor để truy đuổi Chúa tể bóng tối nhằm trả thù và lấy lại những báu vật Silmaril. Rất nhiều người Noldor đã lên đường để tới Trung Địa, khi đến nơi, họ bắt đầu tuyên chiến với phe Morgoth và mở ra Cuộc chiến của những Báu vật. Cuộc chiến này diễn ra tại khu vực Beleriand ở phía Tây của Trung Địa và có tất cả 5 trận chiến quan trọng nhất. Tuy Feanor đã hi sinh ngay trong những trận chiến đầu tiên nhưng cuộc chiến vẫn kéo dài trong hàng trăm năm. Cả dòng dõi của Feanor lẫn dòng dõi Fingolfin đều cùng tham gia.
Trong lúc cán cân cuộc chiến còn đang cân bằng thì những Con người đầu tiên đã xuất hiện tại Beleriand, Morgoth rời khỏi Angband và trà trộn vào sống chung với họ. Morgoth dùng cách cũ là tuyên truyền những điều dối trá nhằm dụ dỗ những Con người theo phe ông ta. Một mặt khác, các vương quốc của người Noldor đang ngày càng thịnh vượng và đe dọa tới thế lực của Morgoth nên ông ta phải bỏ dở công việc với Con người để trở về Angband. Tuy nhiên, những lời lẽ dối trá trước đó của Chúa tể bóng tối đã ảnh hưởng khá nhiều đến những Con người, rất nhiều người trong số họ chọn đi theo phe bóng tối và chỉ một nhóm thiểu số được gọi là Edain đứng về phía của người Elves.
* Trận đấu tay đôi với Fingolfin
Sau những chiến thắng quan trọng, phe Morgoth ngày càng chiếm ưu thế trước liên minh Trung Địa. Vua Fingolfin dòng Noldor sau thất bại trong Trận chiến Dagor Bragollad đã không còn hi vọng vào chiến thắng cho người Elves nên đã đến trước cổng thành Angband để khiêu chiến tay đôi với Morgoth. Chúa tể bóng tối ngạo ngễ bước ra trong bộ giáp đen cùng với chiếc búa Grond của mình và chấp nhận lời thách đấu của Fingolfin. Trận chiến diễn ra không dễ dàng như Morgoth lầm tưởng, ông ta giết được Fingolfin nhưng bị chém đứt một chân và bị Chúa tể đại bàng Thorondor mổ hỏng mất một con mắt. Những vết thương này không thể được chữa lành và đi theo Chúa tể bóng tối trong suốt những năm tháng về sau.
* Nhiệm vụ Silmaril
Trong khi đang chiếm ưu thế trước liên minh Noldor thì Morgoth gặp phải một chuyện làm ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự tôn của ông ta và cũng khiến cho ông ta mất đi 1 trong 3 viên báu vật Silmaril. Kể từ khi ăn cắp những báu vật Silmaril tới Trung Địa, Melkor luôn đặt chúng ở trên chiếc vương miện của mình, điều này được tất cả mọi người ở Trung Địa biết tới.
Lúc bấy giờ ở Trung Địa có vua Elu Thingol dòng Elves Sindar, ngài và Maiar Melian sinh ra một người con gái xinh đẹp tuyệt mỹ và đặt tên nàng là Luthien. Lúc lớn lên nàng gặp và yêu chàng Beren, một con người. Vua Thingol yêu cầu Beren phải lấy được những Silmaril như là báu vật cầu hôn con gái của ngài. Bởi thế mà Beren và Luthien cùng lên đường để thực hiện nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này. Luthien cải trang để tìm cách đến gần được Morgoth, ông ta đủ khả năng để nhìn ra chân tướng của nàng nhưng đã bị giọng hát của Luthien mê hoặc và rơi vào một cơn buồn ngủ. Trong lúc Chúa tể bóng tối đang ngủ gật, những viên Silmaril đã bốc nóng và trở nên nặng hơn khiến cho Morgoth bị trượt xuống khỏi ngai vàng của mình, chiếc vương miện cũng bị rơi ra khỏi đầu của ông ta.
Lúc đó, Beren liền đi tới rồi dùng con dao báu của mình để cắt rời những viên Silmaril ra khỏi chiếc vương miện. Chàng đã cắt rời được 1 viên và tiếp tục làm thế với viên thứ 2 nhưng đúng lúc này thì con dao lại bị gãy, một mảnh vỡ của nó găm vào mặt của Morgoth và khiến cho ông ta tỉnh giấc. Trong cơn thịnh nộ, Morgoth và cả Angband sôi sục đi truy bắt Luthien và Beren nhưng đã quá muộn bởi 2 người họ đã được cứu đi bởi Chúa tể đại bàng Thorondor.
* Nguyền rủa dòng dõi Hurin
Trong trận chiến Nirnarth Arnoediad, phe Morgoth đã giành thắng lợi áp đảo trước liên minh Noldor. Tại trận chiến này, Morgoth cũng đã bắt sống được một anh hùng đứng đầu gia tộc Hador của Loài Người là Hurin. Hurin rất kiên cường, ông đã giết chết vô số quân của Morgoth trước khi bị bắt sống. Morgoth bắt Hurin làm tù binh để moi thêm tin tức nhưng người anh hùng thà chết chứ không chịu khuất phục trước Chúa tể bóng tối. Tức giận, Morgoth đã cho xiềng xích Hurin ở trên đỉnh của ngọn núi Thangorodrim và đặt lời nguyền độc địa lên dòng dõi của ông.
Đến lúc các con của Hurin trưởng thành, Morgoth ra lệnh cho Chúa rồng Glaurung thực hiện lời nguyền trước kia. Bằng một âm mưu thâm độc, Morgoth đã khiến cho những đứa con của Hurin chìm sâu vào những nỗi bất hạnh và đau khổ. Turin Turambar, con trai của Hurin, người anh hùng lừng danh đã vô tình thực hiện mọi thứ tội lỗi mang tính thảm kịch như giết người, ăn cướp, giết bạn, loạn luân với em gái và cuối cùng đã phải tự vẫn. Nienor, con gái của Hurin và cũng là vợ của Turin cũng phải gieo mình xuống dòng sông để kết thúc một cuộc đời đầy bi kịch và oan trái. Hurin biết tất cả những điều này bởi chính Morgoth đã kể hết cho ông, những vết thương về tinh thần còn đau đớn hơn bội phần những vết thương về thể xác.
Tuy nhiên, Morgoth cũng phải chịu thiệt hại khi mất đi tay sai cực kỳ lợi hại của mình là chúa rồng Glaurung bởi hắn đã bị Turin đâm chết.
Sau khi đã hành hạ Hurin đủ lâu, Morgoth tiếp tục lợi dụng ông để tìm ra vị trí của vương quốc bí mật Gondolin và cũng gián tiếp gây ra sự sụp đổ cho vương quốc Doriath. Đó là 2 vương quốc hùng mạnh cuối cùng của người Elves ở Trung Địa. Dòng dõi Hurin đã phải nếm trải những bi kịch chưa từng thấy bởi lời nguyền của Chúa tể bóng tối.
* Hủy diệt Gondolin
Gondolin là vương quốc đáng ngại cuối cùng của người Elves tại Trung Địa, nơi đây trở thành nơi chứa chấp và dung nạp tất cả những kẻ thù của Morgoth. Lợi thế của Gondolin nằm ở vị trí bí mật của vương quốc, nơi đây còn có sự bảo trợ từ Chúa tể đại bàng Thorondor và cũng là nơi dung nạp rất nhiều những mãnh tướng xuất chúng vào hàng bậc nhất tại Trung Địa. Gondolin có 12 gia tộc lớn, trong đó có gia tộc Chuột chũi của Maeglin, cháu trai của đức vua Turgon. Maeglin là kẻ xấu hiếm có tại vương quốc Gondolin và chính yếu điểm này đã bị Chúa tể bóng tối khai thác.
Trong 1 lần đi ra ngoài, Maeglin đã bị bắt bởi những gián điệp tay sai của Morgoth, quá sợ hãi trước cái chết nên hắn đã quyết định bán đứng vương quốc của mình để theo về với phe bóng tối. Maeglin đã chỉ cho Morgoth tất cả những điều cần biết về Gondolin và còn đồng ý làm tay trong cho ông ta trong khi những người tại vương quốc vẫn chưa hề nhận thức được điều gì.
Vào một buổi tối lễ hội, Morgoth đã chính thức tung 1 đội quân khủng khiếp đã được chuẩn bị bấy lâu bao gồm một đội quân Balrog, rất nhiều những con rồng khổng lồ và vô số quân Orc để đánh thẳng vào Gondolin. Phe Gondolin với những mãnh tướng xuất chúng đã chống trả cực kỳ kiên cường và làm nên một trận chiến huyền thoại có một không hai trong lịch sử. Tuy vậy, trước đội quân khủng khiếp của Morgoth, Gondolin đã phải chấp nhận thất thủ, vương quốc bị tàn phá, của cải báu vật bị cướp đi, vua Turgon cùng rất nhiều mãnh tướng đã gục ngã, những người cuối cùng còn sống sót tìm cách chạy trốn ra phía biển. Vậy là vương quốc hùng mạnh cuối cùng của người Elves tại Trung Địa đã sụp đổ, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn cho phe Morgoth trong Cuộc chiến của những Báu vật.
* Thất bại tại Cuộc chiến Thịnh nộ
Sau khi giành thắng lợi hoàn toàn trong Cuộc chiến của những Báu vật, Morgoth gần như nắm toàn quyền thống trị nơi chốn Trung Địa và nghĩ rằng các Valar ở thiên giới Aman đã chán phải can thiệp vào nơi đây. Nhưng ông ta đã lầm bởi Earendil, một bán Elves, người sở hữu một viên Silmaril, đã lên đường vượt biển để đi cầu cứu các Valar. Trước lời cầu xin của Earendil, các Valar đã đồng ý cứu giúp Trung Địa bằng cách chuẩn bị một lực lượng quân đội vô cùng lớn mạnh để vượt biển đi tiêu diệt thế lực Morgoth. Các Valar không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến nhưng họ để cho các Maiar dưới quyền tham gia chỉ huy và dẫn dắt các đạo quân.
Khi tới Trung Địa, đạo quân từ Valinor đã hợp với những dân tộc yêu tự do còn sót lại ở đây để tạo thành một liên minh lớn chiến đấu với lực lượng đông đảo của Morgoth.
Morgoth cũng dốc toàn bộ lực lượng của mình ra khắp cõi Beleriand để đương đầu với đội quân Valinor. Vậy là Cuộc chiến thịnh nộ, một trong những cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra long trời nở đất giữa 2 lực lượng vô cùng hùng mạnh.
Trong suốt cuộc chiến, phe Morgoth đã bị thiệt hại nặng nề, hầu như tất cả các Balrog và Rồng đều bị giết, 1 hoặc 2 tên còn lại chạy trốn hoặc bị vùi lấp trong lòng đất. Quân Orcs cũng chết gần hết và quân liên minh Valinor đã tiến sát tới sào huyệt Angband. Trong thời khắc cuối cùng, Morgoth tung ra thứ vũ khí chết chóc nhất của mình là những con Rồng khổng lồ có cánh do Rồng đen Ancalagon dẫn đầu. Đây là lần đầu tiên những con Rồng có cánh được nhìn thấy ở Trung Địa, chúng ngay lập tức thể hiện uy lực kinh khủng và đẩy lui được đội quân của Valinor.
Trong lúc tưởng như phe Valinor sẽ thất bại thì Earendil đã xuất hiện cùng với Thorondor và đội quân Đại bàng lớn của ông ta. Họ tiếp tục chiến đấu trong suốt 1 ngày trời và cuối cùng Ancalagon cùng các con Rồng có cánh đã bị tiêu diệt. Ancalagon rơi xuống Thangorodrim và khiến cho cả vùng núi này bị sụp đổ.
Chứng kiến thất bại không thể cứu vãn, Morgoth đã tìm đường chạy trốn nhưng bị đuổi kịp và bị bắt trói một lần nữa bởi báu vật Angainor. Ông ta sau đó bị đẩy vào Cõi Hư không Vô tận thông qua Cánh cửa Ban đêm để mãi mãi không thể quay trở lại thế giới.
* Lời tiên tri
Theo như một số đầu mối trong những ghi chép để lại của nhà văn J.R.R.Tolkien thì đến một ngày, Melkor sẽ biết cách để phá vỡ được Cánh cửa Ban đêm và lại quay trở về thế giới. Không lâu sau khi ông ta thoát ra thì cũng là lúc diễn ra Trận chiến Dagor Dagorath, trận chiến cuối cùng của thế giới, trận chiến của các trận chiến.Tại trận chiến này, Melkor sẽ lại thất bại nhưng ông ta vẫn không chết. Số phận của Melkor không được nhắc tới thêm nhưng dường như ông ta đã thất bại hoàn toàn bởi thế giới từ sau Trận chiến cuối cùng sẽ được hưởng nền hòa bình vĩnh viễn.
* Về ngoại hình, tính cách và sức mạnh
Cũng giống như các Valar thì Melkor có khả năng biến hóa ra bất cứ hình hài nào mà ông ta muốn. Các linh hồn Ainur thường hiện thân bằng những hình dáng có thể thể hiện được cá tính và sức mạnh của họ. Melkor, với bản tính hiếu chiến, háo thắng, tàn bạo và đầy sức mạnh đã hiện thân trong hình dạng được miêu tả như sau:
" ..... một ngọn núi trồi lên trên mặt biển, đỉnh của nó vươn xuyên lên những đám mây, bao phủ xung quanh là băng giá, khói và lửa, và ánh sáng từ đôi mắt của Melkor trông hệt như một ngọn lửa, nơi chất chứa sức nóng tàn bạo và sắc nhọn với một sự lạnh giá chết chóc."
Trong số các Valar thì Valar Aule được cho là có tính cách khá giống với Melkor ở những điểm như kiêu ngạo, mạnh mẽ, chuyên tâm, thiếu kiên nhẫn và tò mò, tuy nhiên mỗi người họ lại chọn một con đường khác nhau. Thuở còn là một Ainur, Melkor vốn là người thông minh nhất, đẹp đẽ nhất và quyền năng nhất trong số họ nhưng về sau ông ngày càng trở nên nghi kỵ, kiêu ngạo, dần sinh ra ác cảm với những người khác rồi lún sâu vào Bóng tối sau khi xuất hiện trong đầu những ý nghĩ chinh phục và thống trị.
Ở thời điểm mới xây dựng Utumno thì Melkor mang hình hài giống một con người nhưng có kích cỡ lớn hơn, lúc đó ông ta đã là Chúa tể bóng tối, to lớn và trông khủng khiếp. Sau khi được thả tự do tại Valinor, Melkor hóa thân thành 1 hình dáng đẹp đẽ hơn rất nhiều để dễ gây được thiện cảm với mọi người tại đây. Và khi ông ta đến gặp Ungoliant thì hình hài của bạo chúa Utumno trước kia lại được sử dụng từ đó đến mãi về sau.
Người Elves thường rất cao, khoảng trung bình là 6 feet, đối với người Noldor là gần 7 feet nhưng tất cả bọn họ khi đứng trước Melkor trông đều rất bé nhỏ. Vua Fingolfin có thể còn cao hơn 7 feet nhưng trong Huyền sử Silmaril có miêu tả Morgoth trong trận chiến tay đôi như sau: " Hắn đứng trước vị vua như 1 tòa tháp ... và ... hắt một cái bóng khổng lồ che phủ lên ông như một đám mây đen".
Sự khổng lồ của Melkor cũng được miêu tả qua cái nhìn của Maeglin, kẻ phản bội Gondolin, khi lần đầu tiên nhìn thấy Chúa tể bóng tối, hắn đã vô cùng khiếp sợ bởi hình hài to lớn, đen đúa và đáng sợ như ác quỷ của ông ta.
Melkor được cho là người có sức mạnh lớn nhất ở Trung Địa nhưng cũng có nhiều những điểm chưa hợp lý và còn gây tranh cãi xung quanh vấn đề này. Trong Cuộc chiến của những Sức mạnh, Melkor tỏ ra ngang ngửa khi một mình đấu lại được với tất cả các Valar ( trừ Valar Tulkas ) cùng với các Maiar dưới quyền họ. Điều này khá vô lý bởi riêng Valar Aule cũng đã được cho là có sức mạnh gần bằng với Melkor chứ đừng nói gì đến sự hợp lực của cả 12 người còn lại cùng với thêm cả những Maiar khác.
Trong số các Valar thì Melkor lại tỏ ra rất e ngại Valar Tulkas, ông ta luôn bỏ chạy trước vị tiên chiến binh. Trong trận chiến tay đôi với Fingolfin, Melkor đã không dễ dàng gì để đánh bại được vị vua người Elves mà thậm chí còn bị trả giá rất đắt. Ông ta còn dễ dàng để cho Luthien đặt phép ru ngủ lên mình và ngủ ngon lành đến mức còn trượt ngã cả xuống đất.
Về trí thông minh thì Melkor lại vô cùng e ngại Valar Varda. Varda gần như luôn nhìn thấu được những ý đồ bên trong của Melkor.
Melkor không có khả năng phục hồi được những vết thương trên cơ thể của ông ta, điều này được thể hiện ở việc ông ta phải mang theo bàn chân đứt, đôi mắt chột và lòng bàn tay bị thiêu đốt trong suốt quãng thời gian còn lại. Tuy nhiên, quyền năng của Melkor là thực sự mạnh. Ông ta có nhiều tà phép độc hại, khả năng sử dụng lửa siêu việt, khả năng hùng biện và mê hoặc người khác rất cao. Ngoài ra thì Melkor còn rất giỏi trong việc lai tạo ra các chủng loài quái vật.
SAURON
Sauron, hay Chúa tể của những Chiếc Nhẫn, là một Maia bị sa ngã, người đã đi theo và trở thành tay sai tin cậy nhất dưới trướng của Melkor, Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới. Sau khi Morgoth bị đánh bại vào cuối Thời đại thứ nhất thì Sauron đã nối bước để trở thành Chúa tể bóng tối đời thứ 2 với cùng tham vọng thống trị Trung Địa.
Vào Thời đại thứ 2, Sauron tạo ra Chiếc Nhẫn Chủ để thu gom quyền lực về tay mình nhưng bị Liên Minh Cuối cùng giữa Người và Elves đánh bại vào cuối thời đại này. Ông ta tiếp tục trở về và khôi khục phần nào được sức mạnh vào khoảng thời gian thuộc Thời đại thứ 3, trong thời gian này, Sauron rất khát khao tìm lại được Nhẫn Chủ bởi nó sẽ giúp ông ta nhanh chóng lấy lại được toàn bộ sức mạnh của mình. Tuy nhiên, Sauron đã không đạt được ý muốn của mình, thậm chí còn bị thất bại hoàn toàn do chiếc Nhẫn đã bị Frodo tiêu hủy ngay trong lòng Núi Doom.
* Những tên gọi
Ban đầu, khi vẫn còn là một Maia chưa bị sa ngã thì Sauron được gọi là Mairon. Sau khi bị biến chất thì ông ta được gọi bằng nhiều cách như Gorthaur Sauron Tàn Bạo, Kẻ Thù, Kẻ Thù Không tên, Kẻ dối trá, Chúa tể bóng tối, Chúa tể của Barad-dur hay Lãnh Chúa Mordor.
Ở Thời đại thứ 2, khi còn che giấu thân phận thì Sauron thường núp dưới những hình dạng con người đẹp đẽ và dùng những cái tên như Annatar, Artano và Aulendil. Vào thời đại thứ 3, Sauron lại được gọi là Pháp sư gọi hồn ( Necromancer ) bởi những người trông thấy ông ta tại pháo đài cổ Dol Guldur. Thường thì những người trông thấy Necromancer đều không nhận ra đó chính là Chúa tể bóng tối đã quay trở lại.
* Tới Arda
Trước khi vũ trụ Ea được tạo ra, Sauron là một trong số rất nhiều những linh hồn Ainur được tạo ra bởi Thượng Đế Eru Illuvatar. Nói chính xác hơn thì Sauron là một Maia, những linh hồn Ainur bậc thấp hơn so với các Valar, tuy nhiên thì Sauron có pháp lực rất mạnh. Là một trong những người mạnh nhất trong số các Maiar. Cho nên, ở thời gian đầu lúc chưa bị biến chất, Sauron rất được kính trọng và có biệt danh là Mairon Tuyệt Diệu. Mairon cũng là 1 trong số những thành phần đã góp mặt trong quá trình tạo nên Điệu Nhạc của những Ainur, điệu nhạc thần sáng tạo ra thế giới.
Mairon về sau trở thành bề tôi đáng tin cậy của Melkor nhưng khác với các Balrog, lúc Melkor gieo vào Điệu nhạc Ainur những âm thanh tà ma quỷ quái thì Mairon không bị ảnh hưởng trong khi các Maiar Balrog thì lại bị ảnh hưởng và đã sớm có tư tưởng sa ngã về phe Hắc Ám từ ngay lúc đó.
Khi Điệu nhạc được hoàn tất, Mairon nằm trong nhóm những linh hồn Ainur được Thượng Đế cử xuống Arda. Nghĩa là đến thời điểm đó, ông ta vẫn chưa bị biến chất.
* Mô tả về Sauron
Mặc dù là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc Nhẫn nhưng Sauron lại không được miêu tả nhiều về hình dáng ngoài việc nhắc đến Con Mắt Lửa.
Trong Huyền sử Silmaril có miêu tả Sauron kỹ hơn. Là một phù thủy bóng tối, ông ta có khả năng biến thành rất nhiều hình dạng trong đó có cả Rắn, Vampire và cả Sói. Sau thất bại của Morgoth, Sauron hóa thân thành Annatar, một vị tiên Ban tặng có hình dạng đẹp đẽ và dễ gây được thiện cảm. Trong cuốn Lịch sử Trung Địa đã chép lại một đoạn miêu tả của người Numenor khi họ nhìn thấy Sauron như sau: " Trên chiếc thuyền, nằm ở nơi cao nhất và hoàn toàn khô cạn trên ngọn đồi có một con người, hoặc một kẻ nào đó trong hình dạng một con người, nhưng to lớn hơn bất kỳ một người Numenor nào về tầm vóc ".
Trong mắt người Numenor, Sauron có một ấn tượng gì đó khiến cho họ vừa ngưỡng mộ lại vừa có chút sợ sệt do thứ ánh sáng phát ra từ đôi mắt của ông ta. Với nhiều người, Sauron trông có vẻ đẹp đẽ nhưng với 1 số khác, ông ta trông giống như một ác quỷ.
Một số đầu mối khác về Sauron cũng nói đến việc ông ta có hình dạng giống Con Người nhưng to cao hơn 1 chút. Lúc là Chúa tể bóng tối, Sauron thường hay vận một bộ giáp đen cùng với 1 chiếc vương miện tà quái che kín mặt. Toàn thân của ông ta như phát lửa, ông ta từng bóp chặt Đại Đế Gil-Galad và đốt đối thủ của mình cho tới khi chết.
Một điều kỳ lạ là tại sao cả Melkor lẫn Sauron đều có khả năng tự tái tạo lại được nguyên cả 1 cơ thể mới nhưng lại không thể tái tạo lại được những vết thương trên cơ thể hiện tại của họ. Melkor đã từng bị Fingolfin chém đứt chân và bị Thorondor mổ mù mắt, Sauron cũng từng bị Isildur chém đứt ngón tay nhưng cả 2 đều không thể phục hồi lại được những vết thương này. Gollum là một trong số những kẻ từng trực tiếp nhìn thấy Sauron, hắn nói rằng ở bàn tay của Chúa tể bóng tối chỉ có 4 ngón tay.
* Sa Ngã
Khi mới tới Arda, Mairon là một trong những Maiar thuộc quyền của Valar Aule, vị tiên thợ rèn, nên cũng dễ hiểu khi Mairon đã học được rất nhiều những kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực đúc tạo chế tác. Mairon trở thành một thợ chế tác vĩ đại trong số những người đi theo Aule. Cùng với Mairon, dưới quyền của Aule còn có 2 Maiar rất mạnh khác là Olorin và Curunir nhưng Mairon vẫn được xem là Maiar mạnh nhất trong số này. Sức mạnh của ông ta chỉ chịu thua kém các Valar và Melkor mà thôi.
Trong thời gian đầu, Mairon vẫn cho thấy ông ta là một Maiar tài năng và trong sạch. Suy nghĩ chủ yếu trong đầu của Mairon chính là nỗi khao khát về tính trật tự và sự hoàn hảo, ông ta không thích những thứ mà ông ta cho là lãng phí hay không được tích sự gì. Tuy nhiên, chính nỗi khao khát này lại là nguồn cơn xuất phát cho sự sa ngã của Mairon. Khi Mairon nhìn thấy Chúa tể bóng tối Melkor, ông ta nhìn thấy trong con người đó ý chí và sức mạnh có thể giúp ông ta đạt được những điều mà mình muốn một cách nhanh hơn. Vậy là dần dần, Mairon ngày càng ngả lòng về phía của Melkor. Ông bắt đầu dành sự kính nể và tôn sùng của mình cho Chúa tể bóng tối.
Khi Melkor bị bắt giam ở The Void, Mairon đã bắt đầu khuyến khích và chiêu tập được một số Con Người và khiến họ tự giác tôn thờ Melkor như là một vị tiên. Sau khi trở thành đồng minh của Melkor, Mairon vẫn giữ bí mật về mối quan hệ này, trong mắt các Valar, ông ta vẫn là một Maiar tài năng và trung thành nhưng sau lưng họ, ông ta ngầm tiết lộ những thông tin bí mật cho Melkor. Về sau, khi Melkor được tự do và lập ra những pháo đài của ông ta tại Trung Địa thì Mairon đã chính thức lật mặt và rời bỏ vương quốc thần thánh để về với chủ nhân của mình.
Khi về phe Melkor, Mairon bị những người Elves gọi với cái tên khác là Sauron Kinh Tởm, tên gọi này có ý mỉa mai sự biến chất và thói thay lòng đổi dạ của ông ta.
* Ở Thời đại thứ nhất
Trong suốt Thời đại thứ nhất, người Elves Noldor đã tự ý rời bỏ thiên quốc Valinor để đến Trung Địa với ý định truy đuổi Melkor, giành lại những báu vật Silmaril và trả thù cho đức vua Finwe. Vậy là bắt đầu một thời kỳ chiến tranh giữa phe Morgoth và phe liên minh Beleriand do người Noldor dẫn đầu. Trong suốt cuộc chiến này, Sauron được xem như là bề tôi đắc lực nhất dưới trướng của Melkor. Ông ta đứng đầu nhóm phù thủy bóng tối và là chúa tể của các bóng ma. Sauron còn là một kẻ có khả năng biến hình, một bầy tôi khôn ngoan và hiểm độc luôn phục vụ một cách tích cực cho chủ nhân của mình.
Dưới trướng Melkor có 2 loại quái vật cực mạnh là Người Sói và Vampire, những kẻ đứng đầu trong số chúng là Sói Đen Draugluin và Quỷ hút máu Thuringwethil, 2 tên này lại đều phải nghe theo lệnh của Sauron. Khi Melkor rời khỏi Angband với mục đích phá hoại tiến trình làm thức tỉnh Loài Người, Sauron đã thay mặt để tiến hành chiến tranh với người Elves. Ông ta chinh phạt được hòn đảo Tol Sirion và biến nó thành Tol-in-Gaurhoth, hòn đảo của Người Sói. 10 năm sau đó, cũng tại hòn đảo này, Sauron đã bị Luthien và Sói Trắng Huan đánh bại. Luthien giải cứu cho người tình của mình là Beren, người đã bị Sauron bắt giam.
Sau thất bại trước Luthien, Sauron xuất hiện rất ít và đóng một vai trò rất nhỏ trong các sự kiện lớn còn lại trong Thời đại thứ nhất ( có thể là tạm thời ẩn thân để tránh khỏi sự trừng phạt của Melkor ). Sau khi kết thúc Cuộc Chiến Thịnh Nộ, Melkor bị các Valar bắt trói và giam cầm một lần nữa. Lúc này, Sauron có ý định hối lỗi và định quay trở lại để cầu xin sự rộng lượng từ các Valar. Nhưng rồi sau đó, ông ta lại đổi ý và bỏ trốn đên một nơi nào đó bí mật ở Trung Địa.
* Thời đại thứ 2
Sau 500 năm lẩn trốn, Sauron bắt đầu tái xuất một lần nữa.Vào năm 1000 của Thời đại thứ 2, ông ta tập hợp sức mạnh và lập ra vương quốc bóng tối Mordor, tại Mordor mọc lên một tòa tháp đen kinh dị có tên là Barad-dur, nằm ngay gần Núi Doom. Cũng giống như Melkor, Sauron bắt đầu tập hợp và xây dựng một đội quân lớn bao gồm những loài sinh vật gớm ghiếc của Trung Địa như Orcs, Troll, Đại bàng địa ngục, Sói .... Bên cạnh những loài quái vật, cả những con người cũng bị chinh phục và bị lôi kéo vào phe Mordor. Tiêu biểu là Người Haradrim và Người Easterling. Sauron giờ đây trở thành Chúa tể bóng tối đời thứ 2 sau Melkor.
Sau khi đã thu phục được những Con Người ở phía Đông, Sauron còn muốn có cả sự phục vụ của người Elves và Con Người phía Tây ( người Numenor ) vì bọn họ mạnh hơn. Năm 1500, Sauron bắt đầu tiến hành âm mưu bằng việc biến hình thành một kẻ lạ mặt có tên là Annatar, hắn tự xưng là Chúa tể Ban Tặng hay Thần Kim Hoàn để có thể dễ dàng gây thiện cảm và lấy lòng tin với người Elves. Annatar xuất hiện cả ở Lindon và Eregion, 2 vương quốc lớn của người Elves lúc bấy giờ, nhiều người tin và có thiện cảm với hắn nhưng trong số đó không có Đại đế Gil-Galad, Nữ hoàng Galadriel và danh tướng Elrond. * Tạo ra những chiếc Nhẫn
Gil-Galad không đón nhận Anantar vào vương quốc Lindon. Vậy nên Annatar chuyển hướng sang Eregion, tại đây, hắn được chào đón bởi lãnh chúa Celebrimbor. Những người Elves ở Eregion rất đam mê công việc chế tác báu vật, trước kiến thức và kỹ năng của Annatar, họ tỏ ra rất hứng thú và ngưỡng mộ hắn. Annatar khuyến khích và bày cho họ cách thức để tạo ra Những Chiếc nhẫn sức mạnh, và cùng lúc đấy, hắn bí mật tạo ra Chiếc Nhẫn Chủ, một chiếc nhẫn có khả năng điều khiển năng lực của tất cả những chiếc nhẫn còn lại bởi chúng đều được tạo ra từ chính ý tưởng của hắn. Chỉ có 3 chiếc trong số đó ít bị ảnh hưởng của Nhẫn Chủ nhất bởi chúng được bí mật làm ra bởi Celebrimbor và không có sự can thiệp nào từ Annatar.
Khi Nhẫn Chủ được hoàn thành, Sauron liền đeo nó vào ngón tay của ông ta, ngay lập tức tác dụng chi phối liền thể hiện ngay lên những chiếc Nhẫn còn lại. Đúng như dự tính, Con người là giống loài dễ bị cám dỗ nhất. 9 chiếc Nhẫn tặng cho 9 vị vua của Loài Người đã biến họ thành Bộ Chín Nazgul, những Ma nhẫn, những tay sai chết chóc nhất của Sauron. Người Dwarves thì lại chứng tỏ được tính đề kháng tốt hơn so với dự tính của Sauron, những chiếc nhẫn chỉ làm tăng thói tham vàng của họ chứ không thể trói buộc được linh hồn của họ. Nhưng Sauron vẫn yên tâm bởi ông ta biết rằng chính thói cuồng vàng đó không sớm thì muộn cũng sẽ gây ra cho người Dwarves những rắc rối. Quả nhiên, về sau, các vương quốc của người Dwarves liên tục phải lao đao bởi sự xâm chiếm của lũ Rồng và cả Balrog tại Khazad-dum, tất cả cũng bởi sự tham lam mà ra.
Riêng với Người Elves, Sauron đã gặp thất bại, Celebrimbor đã rất cảnh giác, về sau, ông phát hiện ra thân phận thật sự của Annatar, ông mang 3 chiếc nhẫn còn lại tới chỗ của Đại Đế Gil-Galad và Nữ hoàng Galadriel. Họ sử dụng nó rất cẩn thận và không để cho quyền năng của Nhẫn Chủ chi phối. Đây cũng có thể cho là một thắng lợi vô cùng quan trọng trong lịch sử Trung Địa. Nếu giả dụ như người Elves cũng rơi vào tầm chi phối của Sauron thì hẳn là chỉ có đạo quân Valar ở Thiên giới mới có thể tiêu diệt được ông ta.
* Tiến hành chiến tranh với người Elves và Numenor
Mặc dù không chi phối được người Elves nhưng thế lực của Sauron vẫn ngày càng mạnh thêm. Loài người và Dwarves ở Trung Địa đã suy yếu. Giờ đối thủ chính của Mordor chỉ còn lại Elves. Sauron công khai tiến hành chiến tranh với người Elves ở Trung Địa. Đó chính là Cuộc Chiến giữa Elves và Sauron trong lịch sử. Trong cuộc chiến, vương quốc Eregion bị tiêu diệt, còn vương quốc Lindon của đại đế Gil-Galad đứng trước bờ vực nguy hiểm. Đúng lúc đấy thì vua Tar-Minastir của Numenor mang quân vượt biển tới Trung Địa để chi viện cho Lindon. Liên Minh này đã đánh thắng phe Mordor trong trận chiến cuối cùng gần Gwathlo vào năm 1700 của Thời đại thứ 2. Thất bại nhưng không bị tiêu diệt, Sauron rút lui về Mordor và bắt đầu khôi phục lại sức mạnh của mình trong nhiều thế kỷ.
* Đến Numenor
Vào cuối thời đại thứ 2, Sauron lại một lần nữa trỗi dậy. Ông ta tuyên bố mình là Chúa tể của Trái Đất và thách thức với người Numenor. Ngay lập tức, người Numenor đáp trả, đích thân đức vua Ar-Pharazon đã vượt biển tới Trung Địa cùng với một đạo quân lớn mạnh chưa từng thấy. Nhà vua tiến quân đến thẳng Mordor và yêu cầu Sauron phải bước ra để diện kiến trước Ngài. Chúa tể bóng tối bước ra ngoài, ông ta nhìn vào đạo quân của vua Ar-Pharazon và chợt nhận ra rằng kể cả những tay sai mạnh nhất của mình cũng không thể đánh thắng được người Numenor.
Trước tình thế đó, Sauron liền hóa thân thành 1 con người đẹp đẽ và bước ra diện kiến trước vua Ar-Pharazon. Ông ta yêu cầu được đầu hàng trước Numenor. Đức vua đồng ý với lời đầu hàng nhưng bắt Sauron phải đi theo về Numenor để làm con tin. Ngoài mặt, Sauron tỏ ra không vui vẻ với điều kiện này nhưng trong lòng ông ta thì lại mừng thầm bởi đây sẽ là cơ hội để chống phá Numenor từ bên trong. Quả nhiên chỉ sau một thời gian ở Numenor, Sauron đã gây dựng được sự tín nhiệm của Đức vua và những người trong hoàng tộc.
Nắm được tâm lý ghét cái chết của người Numenor, Sauron đã liên tục gièm pha và kích động những người ở đây quay lưng chống đối lại các Valar và người Elves. Tầm ảnh hưởng của Sauron lên đến đỉnh cao khi ông ta được phép xây dựng một đền thờ, nơi mà ở đó họ dùng người để làm vật hiến tế cho Chúa tể bóng tối Melkor. Chưa hết, Sauron còn thuyết phục được vua Ar-Pharazon tiến hành nổi loạn và đem quân tấn công vào Thiên quốc Valinor.
Sự nổi loạn của người Numenor đã khiến cho Thượng Đế Eru phẫn nộ. Ngài nhấn chìm toàn bộ Numenor xuống đáy biển, Sauron lúc đó đang ở trên vương quốc này nên cũng không thể trốn thoát được. Phần cơ thể của ông ta bị tiêu diệt nhưng phần hồn thì vẫn tồn tại. Linh hồn Sauron bay trở về Mordor cùng với Chiếc Nhẫn Chủ, tại đây, ông ta từ từ tái tạo lại một cơ thể mới. Cũng từ thởi điểm này, Sauron mất đi khả năng hóa thân thành những hình dạng đẹp đẽ. Ông ta áp đặt một sự thống trị tàn bạo và mang tính vũ lực đối với các lực lượng dưới quyền.
* Bị mất chiếc Nhẫn
Khi thế lực của Sauron mở rộng tầm ảnh hưởng ở Trung Địa, những người Numenor sống sót do Elendil lãnh đạo đã liên kết với Đại đế Gil-Galad để tạo ra Liên Minh Cuối cùng giữa Người và Elves để chống lại Sauron. Họ đánh bại quân đội của Mordor tại Trận chiến Dagorlad và tiến hành bao vây Barad-dur trong vòng 7 năm. Đến những thời khắc cuối cùng, chính Sauron đã thân chinh xuất trận, trước sức mạnh ghê gớm của Chúa tể bóng tối, Elendil và Gil-Galad cùng lần lượt gục ngã. Trong một khoảng khắc chủ quan, Sauron đã bị Isildur, con trai của vua Elendil dùng lưỡi kiếm gãy Narsil chém rời Chiếc Nhẫn ra khỏi ngón tay. Mất chiếc nhẫn, phần cơ thể của Sauron bị nổ tung. Không có sự hiện diện của thủ lĩnh, quân đội Mordor bị đánh cho tan tác và chiến dịch chinh phục Trung Địa của Chúa tể bóng tối đã 1 lần nữa thất bại.
Vũ khí nguy hiểm nhất của Sauron đã không còn nằm trong tay của ông ta, tuy nhiên, đa phần sức mạnh và 1 phần linh hồn của Chúa tể bóng tối là nằm ở trong chiếc Nhẫn. Nó cũng nguy hiểm như chủ nhân của nó vậy. Isildur là người đầu tiên có được chiếc Nhẫn, ông đã có thể tiêu diệt được hoàn toàn Sauron nếu như lúc tại núi Doom, ông ta ném nó xuống ngọn lửa. Nhưng thay vì làm vậy, ông ta lại bị cám lực của chiếc Nhẫn mê hoặc và quyết định giữ nó cho chính mình. Về sau Isildur bị giết chết và chiếc Nhẫn bị thất lạc trong lòng Sông Anduin hàng nhiều thế kỷ cho đến khi lọt vào tay của Gollum.
Linh hồn của Sauron vẫn luôn tồn tại, nhưng việc mất đi Nhẫn Chủ là một tổn thất lớn bởi đa phần sức mạnh của ông ta đều nằm trong nó. Không có chiếc Nhẫn, Sauron yếu đi rất nhiều và phải cần rất nhiều thời gian để tái tạo lại được một cơ thể mới. Trong thời gian hồi phục này, ông ta tiếp tục ẩn thân để hồi phục và tạo cảm giác chủ quan cho các kẻ thù. * Pháp sư gọi hồn ở Dol Guldur
Năm 1050 của Thời đại thứ 3, ở pháo đài cổ Dol Guldur phía Nam Rừng Âm U, có 1 số người Elves đã nhìn thấy ở đó một Pháp sư gọi hồn, một phù thủy bóng tối nguy hiểm nhưng họ cũng không thể ngờ được rằng đó chính là Chúa tể bóng tối Sauron. Đa phần các lãnh đạo ở Trung Địa không nhận thức được mối hiểm họa này nên tỏ ra khá bàng quan.
Trong khoảng thời gian này, các Valar đã gửi xuống Trung Địa nhóm Istari, một nhóm bao gồm 5 Maiar trong hình dạng là 5 phù thủy với nhiệm vụ là giúp cho những dân tộc tự do ở đây chống lại Sauron.
Trong lúc Sauron đang tiếp tục tập hợp sức mạnh của ông ta thì các Ma Nhẫn cũng tái xuất ở Trung Địa vào năm 1300. Bọn chúng thay mặt chủ nhân thực hiện các chiến dịch tiêu diệt các vương quốc của Con người. Vua phù thủy xứ Angmar đã thành công trong việc tiêu diệt vương quốc Arnor của Người DuneDane.
Nghi ngờ về sự hiện diện của thế lực tà ác, Gandalf Áo Xám đã vào Dol Guldur để điều tra mọi việc, nhưng Sauron khôn ngoan đã chạy về hướng Đông để che giấu hành tung. Năm 2460, ông ta lại tiếp tục quay trở về pháo đài này. Cùng năm này, chiếc Nhẫn Chủ được phát hiện và rơi vào tay của Gollum.
* Trở lại Mordor
Đến năm 2850, Gandalf một lần nữa đột nhập vào Dol Guldur và phát hiện ra Pháp sư gọi hồn đích thực là Chúa tể bóng tối quay trở lại. Ngay lập tức, Gandalf tập hợp Hội Đồng Trắng và cùng với họ tiến vào Dol Guldur để chạm trán với Sauron. Với sức mạnh của Hội Đồng, họ dễ dàng trục xuất được Sauron ra khỏi pháo đài.
Tuy bị trục xuất nhưng Sauron không bị ảnh hưởng nhiều, tất cả đã nằm trong sự chuẩn bị của ông ta. Chúa tể bóng tối bay trở về Mordor, sào huyệt cũ của mình và công khai việc tái xuất của mình. Lúc này lực lượng của ông ta đã được tập hợp đủ mạnh để tung ra một cuộc chiến cuối cùng chống lại các dân tộc tự do ở Trung Địa.
Thời điểm này, Sauron lấy hình dạng là một Con Mắt Lửa khổng lồ nằm ở trên đỉnh tháp Barad-dur. Biểu tượng của Mordor cũng được lấy theo hình của Con Mắt Lửa. Đó là biểu tượng đã gây ra không ít nỗi sợ hãi cho các dân tộc tự do ở Trung Địa.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Tuy có lực lượng mạnh nhưng Sauron vẫn luôn khát khao tìm lại được chiếc Nhẫn Chủ bởi nếu có nó, ông ta sẽ hồi phục lại được toàn bộ sức mạnh của mình. Lúc này, ông ta phát hiện ra Gollum và cho bắt bớ, tra tấn hắn để lấy thông tin về chiếc Nhẫn. Chiếc Nhẫn lúc này không nằm trong tay của Gollum, nó hiện đang thuộc về Bilbo Baggin ở xứ Shire. Sau khi lấy được lời khai từ Gollum, Sauron cấp tốc sai Bộ chín Nazgul đến xứ Shire để truy tìm chiếc Nhẫn.
Trong khi đó, Sauron kết giao đồng minh với phù thủy Trắng Saruman rồi ra lệnh cho ông ta dùng lực lượng tại Isengard để tiêu diệt vương quốc Rohan. Tuy nhiên, Saruman đã gặp thất bại.
Trước đó, Sauron vẫn nghĩ rằng chính Saruman đã có được chiếc Nhẫn nhưng sau khi Pippin và Aragorn chạm vào quả cầu Palantir của Orthanc, Sauron lại nghĩ rằng chính người thừa kế của Isildur đang giữ chiếc Nhẫn và dùng nó để chống lại ông ta. Sauron ngay lập tức xúc tiến chiến dịch tấn công vào Minas Tirith, điều này là sớm hơn so với dự định ban đầu của ông ta. Tuy nhiên, với sự kết hợp của tất cả lực lượng Con Người, phe Mordor đã bị bại trận trong chiến dịch này.
Mặc dù thế, lực lượng của Sauron vẫn còn quá lớn, đủ để chinh phục được Trung Địa. Tuy nhiên, Sauron lại không hành động ngay lập tức. Ông ta nghĩ rằng Aragorn đang có chiếc Nhẫn và đang cố gắng để sở hữu sức mạnh từ nó, bởi vậy mà ông ta ngồi chờ đợi, chờ cho đến khi chiếc Nhẫn làm biến chất Aragorn cùng các lãnh đạo khác của Con Người.
* Sự sụp đổ
Với mục đích trợ giúp cho Frodo cũng như để hạn chế sự chết chóc mà Sauron có thể gây ra ở những vùng ngoại vi, Gandalf và Aragorn đã dẫn toàn bộ lực lượng còn lại của Con Người tới Cánh Cổng Đen và khiến cho Sauron tin rằng đây là một sự thách thức trực tiếp đối với ông ta. Đến lúc này, Sauron vẫn không biết tới kế hoạch của Frodo. Ông ta không nghĩ rằng những con người ở Trung Địa lại có thể thực hiện một kế hoạch liều lĩnh đến vậy.
Tất cả các lực lượng đều được dồn về phía Cánh Cổng Đen, điều này tạo sơ hở để Frodo có thể tiến qua các vùng đất đen tối và tới gần được Núi Doom. Khi Frodo đeo chiếc Nhẫn Chủ vào tay mình, Sauron ngay lập tức cảm nhận được sự hiện diện của nó. Một tiếng thét chát chúa cất lên và các Ma Nhẫn liền sau đó cũng bay trở về Núi Doom theo lệnh của chủ nhân chúng nhằm đoạt lại chiếc Nhẫn. Nhưng bọn chúng đã đến muộn, lúc đó, cả Gollum và chiếc Nhẫn đều đã rơi vào lòng lửa, chiếc Nhẫn sau đó bị tiêu hủy ngay.
Cùng với sự tiêu hủy của Nhẫn Chủ, mặt đất rung chuyển, Barad-dur sụp đổ, Núi Doom bùng nổ và cả vùng đất Mordor bị nhấn chìm trong biển nham thạch. Con Mắt Lửa bị nổ tung và một lần nữa, linh hồn của Sauron lại vất vưởng không chốn nương tựa. Nhưng lần này khác với những lần trước, Sauron bị một tổn thất lớn chưa từng thấy, pháo đài Barad- dur sụp đổ, toàn bộ sào huyệt Mordor bị tiêu hủy và chiếc Nhẫn Chủ hoàn toàn biến mất. Sau tổn thất này, Sauron vẫn tồn tại ở dạng linh hồn, đó là một cái bóng khổng lồ, mờ ảo như khói bụi, trên đầu đeo vương miện, trông đáng sợ nhưng vô năng. Giờ đây Sauron chỉ còn là một cái bóng vô định được thổi bay đi bởi những cơn gió. Nhẫn chủ đã bị tiêu hủy, Sauron chẳng thể cứu vãn được gì thêm. Vậy là triều đại của Chúa tể bóng tối đời thứ 2 đã chính thức kết thúc.
* Về sức mạnh
Sauron khởi đầu đã là một trong số những Maiar mạnh nhất, sau khi về với Valar Aule, ông ta càng được tiếp thu thêm những kiến thức quan trọng về thế giới. Bằng sự thông thái đó, Sauron đã tạo ra những Chiếc Nhẫn nhằm thu phục và điều khiển những kẻ đeo chúng. Chính khả năng thu phục các chủng tộc khác đã khiến cho Sauron có một giá trị gì đấy rất khác biệt so với Melkor, kẻ mà vẫn thiên về xu hướng sử dụng sức mạnh bạo lực.
Nhưng Sauron và Melkor thì cũng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Họ đều giỏi trong việc tập hợp và lai tạo ra những lực lượng sinh vật độc ác ở dưới trướng của mình. Ngoài ra, họ còn rất biết cách để tận dụng sức mạnh của lửa, lửa luôn là biểu tượng và là một trong những vũ khí mạnh nhất của các đời Chúa tể bóng tối.
Về riêng Sauron, ở Thời đại thứ Nhất, ông ta được nhắc tới nhiều qua khả năng biến hình, phép thuật cao siêu cùng với đầu óc khôn ngoan và kỹ năng chỉ huy tốt. Vào Thời đại thứ 3, cũng giống như các Ma Nhẫn, bao quanh Sauron là một luồng khí ma quái có khả năng gây khiếp sợ cho các kẻ thù đứng ở gần ông ta. Cùng với chiếc Nhẫn Chủ trên tay, Sauron đạt đến ngưỡng cao nhất của sức mạnh. Trong trận chiến cuối cùng với Liên Minh giữa Người và Elves, Ông ta đã chứng tỏ được sức mạnh kinh khủng của mình bằng cách đánh văng hàng loạt đạo quân cũng như cùng lúc tiêu diệt được cả 2 vị vua của 2 giống loài là Gil-Galad và Elendil. Việc bị Isildur chém đứt ngón tay cũng chỉ là do xuất phát từ thái độ chủ quan sơ suất.
Trong cuốn Danh mục Quái thú dưới phần Chó sói có viết rằng " Huan đã tấn công kẻ mạnh nhất trong số các Maiar bằng một phát cắn vào cuống họng " câu này nhắc lại trận chiến giữa Sauron với Luthien và sói Trắng Huan. Nếu dựa vào câu này thì Sauron được cho là kẻ mạnh nhất trong số các Maiar. Tuy nhiên trong phần nói về riêng Maiar thì lại viết rằng " kẻ mạnh nhất trong số các Maiar là Eonwe ". Ai là Maiar mạnh nhất vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chắc chắn 1 điều là so với các Maiar đến Trung Địa thì Sauron là kẻ mạnh
nhất.
WITCH-KING
Vua phù thủy xứ Angmar là một nhân vật phản diện trông rất tuyệt trong phần 3 của loạt phim Chúa Nhẫn.Cũng như những Nazgul ( Ma Nhẫn ) khác thì Witch-King được giới thiệu qua trong phần 1 đó là 1 trong 9 vị chúa tể của loài người. Mỗi người trong số 9 vị vua đều có 1 chiếc nhẫn sức mạnh giúp họ đạt được những tham vọng của mình nhưng dần dần chúng quay trở lại thao túng họ và biến họ thành những bóng ma Nazgul, hành động hoàn toàn theo ý chí của chúa tể bóng tối Sauron. Witch-King trở thành người đứng đầu trong số 9 Nazgul và là phó chỉ huy quân đội Mordor chỉ sau Sauron.
* Yếu tố cá nhân
Tên riêng của Witch – King không được đề cập rõ ràng nhưng rất nhiều người cho rằng ông ta từng là một hoàng tử của Numenor với cái tên là Murazor.Qua bộ 3 tác phẩm tiểu thuy
ết của Tokien cũng như bộ 3 tác phẩm điện ảnh của Peter Jackson thì Witch-King thường được các fan gọi là vua phù thủy xứ Angmar,lấy theo tên của vương quốc cũ của ông ta ở phương Bắc.
Về sức mạnh thì Witch-King được bao phủ bởi một luồng ma khí có khả năng làm tan vụn bất kỳ vật chất nào trên thế giới.Ngoài ra ông ta còn sở hữu lưỡi kiếm Morgul, 1 thứ vũ khí mạnh có khả năng gây chết chóc khủng khiếp.Trong tiểu thuyết thì Witch-King đã chạm trán với Gandalf và 2 người tỏ ra cân tài còn trong phim của Peter Jackson thì Witch-King lại tỏ ra hoàn toàn lấn át trước Gandalf thể hiện qua việc đánh gẫy cây gậy phép của phù thủy trắng.
* Thời đại thứ 2 và thứ 3 của thế giới
Chúa tể Nazgul xuất hiện trong trận đánh chống lại Liên minh cuối cùng giữa Elves và Con Người vào khoảng thời gian 3434 cho đến 3441 của Thời đại thứ 2. Sau khi Sauron bị Isidul đánh bại, 9 Nazgul đồng thời biến mất khỏi Trung Địa.
1000 năm sau,Sauron trở lại với hình dáng của 1 Necromancer ( chính là nhân vật thầy đồng" trong cuốn sách anh chàng Hobbit ) và xuất hiện tại pháo đài Dol Guldur ở phía Bắc Rừng Âm U vào thời điểm 1050 Thời đại thứ 3. Cùng với sự xuất hiện của Sauron thì 9 Nazgul cũng đồng thời trở lại.
Gần 300 năm sau,Chúa tể của Nazgul tái xuất hiện tại gần vương quốc phương Bắc Arnor.Ở đó, ông ta sáng lập ra vương quốc Angmar.Sau nhiều lần chạm trán với những người Dunedain của phương Bắc thì Chúa tể của Nazgul đã có một biệt danh mới là Vua phù thủy – chúa tể của Angmar, hay gọi tắt là Vua phù thủy xứ Angmar.
Ở đây, Witch-King bắt đầu tiến hành chiến dịch thâu tóm 3 vương quốc tại Arnor là Arthedain,Rhudaur và Cardolan.Sau hàng trăm năm, chiến dịch đã hoàn tất bằng việc chiếm được thủ phủ Fornost của vương quốc cuối cùng là Arthedain. Nhưng Witch-King không tận hưởng niềm vinh quang này được lâu khi mà chỉ 1 năm sau đó,hoàng tử Earnur''''' của xứ Gondor đã chỉ huy một đạo quân liên minh bao gồm các chiến binh Gondor cùng với các tiên xứ '''Lindon,Rivendell và những người DuneDane còn sống sót để tiến công vào các khu vực thuộc kiểm soát của Vua phù thủy.
Trong Trận chiến Fornost, Witch-King đã xuất hiện và khiêu chiến với Earnur.Con ngựa của Earnur không thể tiến gần đến Witch-King bởi sự sợ hãi mà chúa tể Nazgul tạo ra cho các kẻ thù của mình. Witch-King tung lời chế giễu Earnur và bỏ chạy khỏi trận chiến mà quân đội của ông ta đang bị lấn át. Bị chế giễu,Earnur liền tự mình đuổi theo Witch-King nhưng Glorfindel của Rivendell đã đến ngăn lại và đưa ra một lời cảnh báo mà sau này đã trở thành 1 lời sấm truyền trong tương lai:
" Đừng đuổi theo hắn! Hắn ta sẽ không trở lại những vùng đất này. Cái chết của hắn vẫn còn rất lâu mới tới và không một người đàn ông trần thế nào có thể giết được hắn."
Tuy thất bại nhưng Witch-King đã chinh phục thành công và làm cho vương quốc phương Bắc không thể nào phục hồi lại được như trước.Sau sự ra đi của Witch-King,vương quốc Angmar thiếu đi sự dẫn dắt và sớm sụp đổ.
* Trở lại Mordor
Sau khi đã tiêu diệt thành công vương quốc phương Bắc, Witch-King trở lại Mordor và cùng với những Nazgul còn lại tiếp tục thực hiện những công việc theo ý chỉ của Sauron.Tại đây,chúng tập hợp một lực lượng quân Orc đông đảo và bắt đầu lên kế hoạch tấn công xứ Gondor. Năm 2002 của thời đại thứ 3, bọn chúng chiếm được Minas Ithil và đổi tên pháo đài này thành Minas Morgul.
Năm 2043 thời đại thứ 3,đức vua Earnil II của Gondor qua đời và con trai của ông là tướng quân Earnur ( kẻ thù cũ của Witch-King ) đã kế vị. Trong lễ đăng quang của Earnul, Witch-King đã khiêu chiến đức vua mới của Gondor tham gia vào một cuộc đấu tay đôi với ông ta nhưng Earnul đã từ chối.Tuy nhiên,7 năm sau,Witch-King lại 1 lần nữa đưa ra lời khiêu chiến và lần này thì Earnul đã chấp nhận. Đức vua tiến vào sau cánh cổng của Minas Mogul và không bao giờ trở lại, triều đại thống trị của các vua Gondor đã bị ngưng đoạn và bắt đầu cho giai đoạn thống trị xứ Gondor của dòng dõi các quan chấp chính.
Một thời kỳ yên ắng được duy trì cho tới gần 400 năm sau, khi mà Sauron trở lại với những sức mạnh và nguồn lực mới có được từ Dol Guldur. Năm 2475 của thời đại thứ 3, Witch-King đã chỉ huy 1 lực lượng khổng lồ bao gồm Orcs và những người Haradrim để tiến công vào Osgiliath, chốt chặn quan trọng nhất của xứ Gondor.Với việc phá hủy thành phố và cây cầu nối liền với xứ sở Dundain,quân đội Mordor đã thổi bay hoàn toàn tinh thần và nhuệ khí của những người Gondor.
* Truy tìm Chiếc Nhẫn
Năm 2941, Sauron với hình dạng của 1 Necromancer đã bị Gandalf phát hiện ra chân tướng và bị Hội đồng thông thái trục xuất ra khỏi Dol Guldur. Sauron sau đó quay trở lại Modor để chuẩn bị cho việc tìm kiếm Chiếc Nhẫn Chủ. Hắn sai các Nazgul, trong đó có Witch-King đi truy tìm Chiếc Nhẫn trong hình dạng của những kỵ sỹ đen ( ngựa đen,áo đen và kiếm đen ).
Trong hành trình truy tìm Chiếc Nhẫn,những Nazgul đã đi qua xứ Shire, bắt gặp và truy đuổi nhóm người của Frodo Baggin cho tới đỉnh Weather.Tại đây, Witch-King đã đâm cho Frodo một nhát kiếm độc bằng lưỡi kiếm Morgul của ông ta. Bất chấp việc bị cản trở bởi Aragorn,các Nazgul vẫn tiếp tục truy đuổi Frodo cho tới sát địa giới của Rivendell.Tại đây,chúng bị lãnh chúa Elrond sử dụng sức mạnh của dòng lũ để thổi bay hình hài thể chất và đẩy chúng quay lại tận Mordor.
* Công chiến Gondor
Sau khi trở lại Mordor,Witch-King được chọn làm tổng chỉ huy cho chiến dịch san bằng xứ sở Gondor. Đạo quân Modor của ông ta dễ dàng vượt qua chốt chặn Osgiliath được giữ bởi Faramir và tiến sát vào dưới tòa thành trắng Minas Tirith. Ở dưới chân thành Minas Tirith, trận chiến lớn nhất trong Thời đại thứ 3 của thế giới – Trận chiến trên cánh đồng Pelennor đã nổ ra.
* Bị giết
Trong cuộc chiến Pelennor, Witch-King đã đối mặt với Gandalf và gần như đã đánh bại phù thủy trắng nhưng ngay vào lúc ra đòn cuối cùng thì tiếng tù và của quân đội Rohan vang lên từ phía chiến trường khiến Witch-King ngay lập tức từ bỏ đối thủ để trở lại mặt trận. Khi trở lại,Witch-King ngay lập tức tấn công Đức vua Theoden của xứ Rohan.
Witch-King điều khiển cho con Wyvern của mình cắn 1 nhát chí mạng vào Đức vua Theoden. Vào thời điểm kết liễu thì Witch-King đã bị cản lại bởi Eowyn ( cháu gái Đức vua Theoden ). Eowyn chém chết con Wyvern của Witch-King và khiến cho ông ta nổi giận. Cuộc chiến không cân sức giữa Eowyn và Witch-King kết thúc nhanh chóng với phần thắng thuộc về chúa tể Nazgul.
Ngay lúc đó,1 tình huống bất ngờ đã xảy ra khi anh chàng Hobbit Merry đã tranh thủ lúc Witch – King đang chủ quan để tung ra 1 cú đâm vào sau lưng của ông ta.Thanh kiếm của Merry là một trong những báu vật cổ xưa của thượng tiên phương Tây, nó có khả năng phong tỏa mọi phép thuật cũng như sức mạnh của kẻ bị đâm.Trong trạng thái tê liệt, Witch-King đành bất lực trước cú đâm kết liễu của Eowyn.Trong trận đánh,Witch-King đã từng nói: " Ngu ngốc,không một gã người trần nào có thể giết được ta". Đó cũng là lời
sấm trước kia của Glorfindel nhưng rõ ràng Eowyn là 1 phụ nữ và Merry lại là 1 Halfling.
TAI ƯƠNG CỦA DURIN
Tai ương của Durin là cụm từ dùng để ám chỉ một Balrog sống tại Moria trong suốt thời đại thứ 3. Mặc dù có danh tính thật và nguồn gốc không rõ ràng nhưng hắn vẫn là nhân vật Balrog nổi tiếng nhất trong thế giới Legendarium.
Cũng như các Balrog khác, Tai ương của Durin là một trong số những linh hồn Maiar đã tồn tại ở khoảng không Ea từ trước thời điểm sáng tạo ra thế giới, cũng giống như các Maiar khác như Gandalf và Saruman, hắn cũng đi xuống Arda cùng với các Valar. Các Balrog về sau trở thành những linh hồn bị sa ngã bởi sự cám dỗ của Chúa tể bóng tối Melkor và biến thành những tay sai đắc lực nhất của ông ta. Các Balrog là những chỉ huy có sức mạnh khủng khiếp của phe bóng tối mà kẻ đứng đầu trong số chúng là Gothmorg và chỉ riêng hắn được miêu tả là dùng rìu lửa trong khi những tên còn lại thì sử dụng kiếm và roi lửa. Tai ương của Durin cũng sử dụng 2 thứ vũ khí là kiếm và roi, nghĩa là hắn thuộc hàng dưới so với Gothmorg.
Những Balrog mà trong đó có Tai ương của Durin đã tham gia vào Cuộc chiến của những báu vật và Cuộc chiến thịnh nộ, 2 cuộc chiến lớn nhất diễn ra trong thời đại đầu tiên. Sau Cuộc chiến thịnh nộ, phe bóng tối đã bị đánh tơi tả bởi lực lượng liên minh Valinor và các Balrog được cho là đã bị tiêu diệt hết nhưng không hiểu sao mà Tai ương của Durin lại có thể thoát được. Nhiều khả năng là hắn đã bỏ trốn, ẩn thân và ngủ quên ở sâu dưới lòng của dãy núi Sương mù.
* Sự thức tỉnh
Trong vòng hơn 5000 năm, Tai ương của Durin đã ngủ quên trong nơi ở của mình nằm sâu trong lòng đất phía dưới dãy núi Sương mù, nơi mà ở phía trên, vương quốc Khazad-dum của người Dwarves dòng dõi Durin ngày càng mở mang thịnh vượng. Trải qua suốt thời đại thứ 2 và đến đầu thời đại thứ 3, người Dwarves tại Khazad-dum vẫn miệt mài đào núi khoan đất để khai thác Mithril mà không nhận thức được mối nguy hiểm chết chóc ở sâu dưới lòng đất.
Rồi 1 ngày, những thợ mỏ người Dwarves cuối cùng cũng đã đào đến nơi ở của tên Balrog và làm hắn thức tỉnh. Trong cơn đại khai sát giới, hắn giết rất nhiều người mà trong đó có cả vua Durin VI, những người còn lại dưới sự chỉ huy của vua Nain đã cố gắng chiến đấu nhưng sức mạnh của kẻ thù là quá ghê gớm. Rốt cục, những người Dwarves đã phải bỏ chạy khỏi vương quốc Khazad-dum và Tai ương của Durin trở thành chúa tể mới của nơi đây. Khazad-dum dưới thời của Balrog đã được chuyển tên gọi thành Moria.
* Kiểm soát Moria
Trong hơn 500 năm sau đó, Moria trở thành 1 nơi tối tăm và chết chóc dưới quyền kiểm soát của Balrog. Vào năm 2480 của thời đại thứ 3, Sauron bắt đầu áp đặt kế hoạch chiến tranh của ông ta ra khắp Trung Địa bằng cách gửi rất nhiều Orcs và Troll đến khu vực Dãy núi Sương mù để kiểm soát tất cả những tuyến đường và khu vực mà trong đó có Moria. Lũ thuộc hạ của Sauron về danh nghĩa là đồng minh của tên Balrog nhưng quan hệ giữa bọn chúng không dễ chịu gì. Tai ương của Durin gần như mặc kệ những công việc của lũ người bẩn thỉu nhỏ bé còn lũ Orcs thì lại sợ hãi và chẳng muốn dây dưa gì với tên quỷ lửa đáng sợ.
Tolkien không nói đến việc Sauron có thương thuyết gì với Tai ương của Durin hay không nhưng chắc chắn là ông ta biết tới sự hiện diện của tên quỷ lửa ở Moria. Dù gì thì việc Tai ương của Durin trở thành đồng minh của Sauron cũng là việc bình thường bởi họ cùng từng là những bề tôi của Melkor trong khi Sauron có địa vị cao hơn.
Tai ương của Durin không tham gia vào trận chiến Azanubizar giữa người Dwarves và Orcs tại cổng đông của Moria nhưng vai trò của hắn lại rất quan trọng. Năm 2799, người Dwarves sau bao mất mát cũng đã giành chiến thắng trước phe Orcs tại Moria trong trận chiến cuối cùng Azanubizar, lúc bấy giờ, Dain II Chân thép vừa giết được vua Orc là Azog nhưng ông vẫn không dẫn người của mình đi vào Moria do cảm nhận được một sức mạnh ghê tởm nằm ở phía sau những cánh cổng. Ý thức được sức mạnh ghê gớm đó, người Dwarves từ bỏ mục đích chiếm lại Moria và rời đi tản mác ở các nơi khác. Nhiều khả năng khi Balin đưa quân tới để chiếm lại Moria, ông vẫn chưa mường tượng được sự nguy hiểm của tên Balrog.
* Chạm trán với Đoàn hộ Nhẫn
Vào tháng 1 năm 3019 của thời đại thứ 3, Đoàn hộ Nhẫn đã du hành qua hầm mỏ Moria để trên đường tới Mordor. Tại đó, họ đã chạm trán phải Tai ương của Durin ngay tại hầm mộ của Balin và bị hắn truy đuổi đến tận cây cầu của Khazad-dum. Tại cây cầu, Legolas là người đầu tiên nhìn ra nguồn gốc của hắn là một Balrog của Morgoth còn Gimli thì hoảng sợ khi nhận ra hắn chính là Tai ương của Durin như trong truyền thuyết. Trước đó thì Blarog đã phá được phép thuật của Gandalf và khiến cho ông phải lo ngại mà dẫn đoàn đồng hành rút lui về phía cây cầu. Lúc này Gandalf vẫn chưa nhận ra được hoàn toàn thân thế của đối thủ, ông chỉ nói là mình đã chạm trán với một đối thủ ngang tài. Quả thật, đây là một cuộc đấu giữa 2 Maiar đầy quyền năng. Gandalf cũng từng nói với các bạn đồng hành là mọi thứ vũ khí đều là vô nghĩa với đối thủ này.
Khi Tai ương của Durin đuổi đến chỗ cây cầu thì Gandalf đã ở lại để thách thức và đối đầu với hắn, ông còn gọi hắn là Ngọn lửa của Udun. 2 đối thủ đã so tài ngay trên cây cầu của Khazad-dum. Tên quỷ lửa tạo ra một thanh kiếm lửa và chém vào Gandalf nhưng bị thanh Glamdring chém vỡ. Tai ương của Durin nổi cơn thịnh nộ, hắn gồng mình tạo ra những ngọn lửa mạnh hơn trên cơ thể bóng tối rồi tiếp tục biến ra một ngọn roi lửa. Trước khi hắn có thể tung ra được đòn đánh thì Gandalf đã thực hiện một phép thuật làm gãy vỡ cây cầu dưới chân đối thủ khiến hắn bị rơi ngã xuống phía dưới. Tuy bị rơi nhưng Balrog vẫn dùng chiếc roi của mình để quấn lấy chân của Gandalf rồi kéo ông cùng ngã xuống vực sâu với hắn. Các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn đều nghĩ rằng Gandalf đã chết, họ rời khỏi Moria ngay sau đó.
* Cái chết
Khi 2 đối thủ cùng rơi xuống vực sâu, ngọn lửa của Balrog đã thiêu đốt Gandalf nhưng ông vẫn chịu đựng được và sau một hồi rơi dài, cả 2 đã rơi xuống một hồ nước lạnh giá. Gandalf cảm thấy trái tim như bị đóng băng còn Tai ương của Durin cũng mất đi nhiều sức mạnh bởi hồ nước lạnh đã dập tắt toàn bộ ngọn lửa trên người hắn. Trong trạng thái yếu đuối này, tên Balrog đã bỏ chạy và Gandalf tiếp tục truy đuổi hắn đến tận những Bậc thang Vô tận. Cuộc truy đuổi có điểm cuối là tại đỉnh Zirakzigil, khi mà tại đó, ngọn lửa trên người của Balrog đã phần nào được phục hồi và hắn quyết định chiến đấu sinh tử cùng với Gandalf. Hôm cuộc đại chiến giữa 2 Maiar diễn ra là vào ngày 23 tháng 1 và đây được gọi là Trận chiến trên đỉnh Celebdil.
Sau một hồi ác chiến, cuối cùng thì Tai ương của Durin đã bị Gandalf giết chết, thân xác của hắn rơi xuống chân núi và tan biến thành bóng tối. Sau đó, bóng tối bao phủ Gandalf, ông cũng chết ngay sau đó rồi qua một khoảng thời gian mơ hồ, linh hồn của ông đã được Thượng đế và các Valar gửi giả lại Trung Địa trong bộ dạng của một phù thủy Trắng.
Tai ương của Durin cũng là một Maiar nên linh hồn của hắn là bất tử, tuy nhiên số phận của linh hồn này không được nói tới sau trận chiến. Tuy hắn đã bị giết nhưng không chắc rằng liệu hắn có phải là tên Balrog cuối cùng còn sót lại ở Trung Địa hay không bởi có thể vẫn còn một tên Balrog nào khác đang ngủ sâu trong lòng đất tại những nơi khác.
* Khắc họa hình ảnh
Tai ương của Durin là kẻ nổi tiếng nhất trong số các Balrog nên hình ảnh về hắn là rất nhiều. Trong nhiều hình vẽ của các họa sỹ trên thế giới thì hắn cũng giống như các Balrog dưới quyền của Gothmog đều có hình dạng to lớn với đôi sừng bò, cơ thể bốc lửa cùng 2 vũ khí thường thấy là chiếc roi lửa và thanh kiếm lửa. Trong bản phim hoạt hình của Ralph Bakshi, Tai ương của Durin được khắc họa trông rất buồn cười và lố bịch với bộ dạng vừa giống dơi,vừa giống bướm, vừa giống khỉ lại vừa giống sư tử.
Hình ảnh khắc họa ấn tượng nhất là ở trong bộ phim Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson. Trong cảnh xuất hiện của mình, Tai ương của Durin hiện ra đúng với lời miêu tả của Tolkien là " Bóng tối " và " Lửa ". Tên quỷ lửa xuất hiện với một cơ thể khổng lồ, cao gấp 3 lần người thường, và toàn cơ thể được tạo nên từ bóng tối với những ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt. Khi hắn gầm lên, người xem có thể cảm nhận được một luồng hơi nóng kinh khủng tỏa ra từ miệng của hắn. Bản thân hắn chính là bóng tối và lửa.
Trong phim thì nói đến việc, Saruman cũng biết được sự hiện diện của tên Balrog ở Moria và ông ta đã cản trở Đoàn hộ Nhẫn để buộc họ phải đi qua một lối nguy hiểm không kém với mối hiểm họa từ quỷ lửa. Gandalf cũng biết được điều này và chính ông trong phim mới là người đầu tiên nhận ra thân thế của tên Balrog. Lúc Đoàn hộ Nhẫn bị bao vây bởi lũ Goblin thì bỗng một tiếng gầm vang lên và tất cả lũ Goblins đều sợ hãi chạy tán loạn trước kẻ sắp xuất hiện. Nhóm đồng hành cùng hướng mắt về phía tiếng gầm và họ chỉ nhìn thấy ánh sáng của lửa. Gandalf ngay lập tức nói cho họ biết đó là một Balrog, một ác quỷ từ cổ xưa. Chạy một đoạn dài gần đến cây cầu của Khazad-dum thì Tai ương của Durin đuổi kịp họ. Lúc này các khán giả mới được chiêm ngưỡng toàn bộ hình dáng của tên quỷ lửa. Hắn có 1 đôi cánh được tạo nên từ bóng tối, đây có thể là một nét hư cấu thêm trong khắc họa của Peter Jackson.
UGLUK
Ugluk là chỉ huy của đạo quân Uruk-hai do thám được phái đi từ Isengard với nhiệm vụ truy bắt người mang Nhẫn. Hắn và những tên dưới quyền chính là những kẻ đã bắt được Merry và Pippin tại Amon Hen rồi đưa họ về hướng Isengard. Chúng cũng là những tên có trách nhiệm trong việc gây ra cái chết của Boromir. Ugluk không được đề cập chi tiết lúc tại Amon Hen mà chỉ được bắt đầu nói tới trong chương " Lũ Uruk-hai " của cuốn Hai tòa tháp. Theo như Tolkien miêu tả thì hắn là tên to lớn và khỏe mạnh nhất trong đám Uruk- hai và là chỉ huy ra chỉ thị cho chúng trên hành trình áp giải tù binh về Isengard.
Ugluk rất trung thành và luôn nghe theo lệnh của Saruman thể hiện qua việc hắn không coi những tên Orcs tay sai tới từ Mordor ra gì. Hắn không nghe theo yêu cầu từ Mordor, tức Sauron, mà chỉ duy nhất nghe theo lệnh của Saruman. Hắn được phái đi để truy tìm người mang Nhẫn nhưng không nhìn thấy Frodo, bởi thế mà hắn bắt bất cứ người Hobbit nào mà hắn gặp rồi mang họ về Isengard cho Saruman theo mệnh lệnh đưa ra là " còn sống và nguyên vẹn ".
Khi đám Orc từ Mordor có ý định cướp đoạt tù binh thì Ugluk đã ngay lập tức chém bay đầu của 1 tên và giết chết một số tên khác. Những tên Orcs từ Mordor vừa ghét lại vừa sợ hắn bởi chúng yếu sức hơn. Ugluk dẫn đạo quân của mình đến gần vùng biên giới của Rohan và bị những kỵ binh dưới quyền của Eomer bao vây giết chết hết. Riêng Ugluk được nói rõ hơn là hắn đã bị đạo kỵ binh Rohan truy đuổi và dồn vào bước đường cùng tại gần bìa rừng của Fangorn, tại đây, Đệ tam thống chế Eomer đã xuống ngựa để đấu kiếm với hắn, kết quả là cái chết cho tên chỉ huy của lũ Uruk-hai.
* Trong phim của Peter Jackson
Ugluk cũng chỉ xuất hiện nổi bật trong phần 2 của loạt phim Chúa Nhẫn do đạo diễn Peter Jackson dàn dựng. Trong phim, hắn không phải là chỉ huy cao nhất của lũ Uruk-hai mà chỉ là kẻ đứng thứ 2 sau Lurtz, sang đến phần 2, sau cái chết của Lurtz ở cuối phần 1 thì Ugluk mới trở thành chỉ huy trong hành trình áp giải Merry và Pippin về Isengard. Nói chung thì Ugluk ở trong phim cũng khá giống với các miêu tả ở trong tiểu thuyết, hắn to cao, hung dữ, cứng rắn và khỏe mạnh.
Tranh chấp giữa hắn với lũ Orc từ Mordor lại là về chuyện đói khát dọc đường chứ không liên quan nhiều đến mục đích đoạt chiếc Nhẫn như trong tiểu thuyết. Ở phim, lũ Orcs từ Mordor có ý muốn ăn thịt những Hobbit nhưng đã bị Ugluk cản lại vì hắn đã được giao mệnh lệnh rõ ràng từ Saruman. Bất ngờ, có 1 tên Orcs không kiềm chế được đã định lao tới để cắn 1 miếng vào Pippin nhưng ngay lập tức hắn đã bị Ugluk chém bay đầu. Sau đó, lũ Uruk-hai đã lao vào ăn thịt tên Orc vừa bị giết sau câu nói " có vẻ như chúng ta lại vừa có món thịt trong thực đơn " của Ugluk.
Vào đúng lúc đó thì các kỵ binh Rohan bất ngờ tấn công vào lũ Uruk-hai và giết chết hết toàn bộ chúng. Cuộc đấu tay đôi giữa Eomer và Ugluk không được nói đến ở trong phim. Lúc nhóm Aragorn tới được đống xác của lũ Uruk-hai, họ thấy đầu của 1 tên trong số chúng đang được cắm trên đất bằng một ngọn giáo nhưng nét mặt của cái đầu trông không giống với Ugluk lúc còn sống, đó có thể là thủ cấp của 1 tên Uruk-hai khác.
GOTHMOG
Gothmog là chúa tể Balrog trong suốt thời đại thứ nhất của thế giới và là Balrog mạnh nhất từng xuất hiện ở Trung Địa. Ông ta là chỉ huy tối cao của pháo đài Angband, một trong số những tướng lãnh tin cậy nhất dưới trướng của Chúa tể bóng tối Melkor, Gothmog là người dẫn dắt các đạo quân của phe bóng tối giành được chiến thắng trong rất nhiều các trận chiến. Xét về địa vị trong phe bóng tối, chỉ có một mình Sauron là có chức vụ ngang ngửa với ông ta.
Gothmog, giống như tất cả các Balrog khác, đều mang trên tay một chiếc roi lửa mỗi khi chiến đấu, nhưng ông ta là kẻ duy nhất sử dụng một chiếc rìu chiến màu đen thay cho những thanh kiếm lửa. Gothmog rất nổi tiếng, quyền năng và sự đáng sợ của ông ta không một người nào sống ở Beleriand mà lại không biết tới.
* Những ngày ban sơ
Không nghi ngờ gì về việc Gothmog đã từng tham gia thực hiện điệu nhạc thần Ainulindale sáng tạo ra thế giới. Về gốc gác, trước khi hóa thân thành hình dạng quỷ lửa thì Gothmog từng là một linh hồn Ainur hệ lửa. Lúc thực hiện điệu nhạc đầu tiên, Melkor đã làm nhiễu loạn điệu nhạc và khiến cho những Ainur đứng gần ông ta nhất bị thay đổi tâm tính. Nhiều khả năng cả Melkor và Gothmog đều là những linh hồn hệ lửa, không những thế, họ còn là những kẻ mạnh nhất trong hệ này. Lúc diễn ra Cuộc chiến đầu tiên, Gothmog vẫn chưa giáng trần mà phải đợi đến khi Melkor lập ra pháo đài Utumno và tiến hành kêu gọi ở quãng thời gian diễn ra Mùa xuân Arda thì ông ta mới cùng với các Valaraukar khác đi xuống Arda.
Gothmog đã đặt lời thề trở thành đồng minh cho Melkor và trong suốt quãng thời gian của thời đại thứ nhất, ông ta được biết tới như là chỉ huy tối cao của pháo đài Angband và thường được mọi người gọi bằng biệt hiệu là Chúa tể Balrog.
* Các trận chiến lớn
Trong Trận chiến dưới các vì sao diễn ra vào năm 1498 của Kỷ nguyên Cây thần, đạo quân Noldor do Feanor đứng đầu đã áp đảo được đạo quân của Angband, đích thân Feanor một mình truy kích tới tận gần pháo đài đen nhưng ông đã bị rơi vào bẫy phục kích của một nhóm Balrog mà trong đó có cả Gothmog. Feanor đã chiến đấu dữ dội để thoát khỏi vòng vây nhưng ông đã bị chính chúa tể Balrog chém trọng thương trước khi được các con của mình xông đến cứu. Dù đã đẩy lui được quân địch nhưng Feanor vẫn ra đi bởi vết thương quá nặng. Từ đó, Gothmog trở thành một cái tên bị nguyền rủa của gia tộc Feanor. Sau lần giết chết Feanor, Gothmog còn tái xuất hiện như là chỉ huy của quân đội Angband trong rất nhiều các trận chiến lớn như Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ và cả Trận chiến Vô vàn nước mắt. Trong Trận chiến Vô vàn nước mắt, Gothmog đã đối đầu với Fingon, đức vua tối cao dòng Noldor, con trai của vua Fingolfin, trong một trận so tài. Gothmog đầu tiên đã dụ được Fingon ra khỏi nhóm quân chính nhưng ông ta chưa thể hạ được đối thủ cho tới khi một Balrog khác bất ngờ xuất hiện ở phía sau của Fingon rồi đánh một đòn vào đức vua. Gothmog liền chớp lấy cơ hội này để giết chết Fingon bằng một nhát rìu. Sau đó, chính Gothmog là người đã bắt sống được người anh hùng Hurin, chiến binh mạnh nhất trong số Loài Người và bắt giải ông về Angband.
* Cái chết
Năm 510 của thời đại thứ nhất, Gothmog lại dẫn đầu lực lượng Angband tiến hành bao vây và tấn công thành phố bí mật Gondolin của vua Turgon. Sau một thời gian chiến đấu kịch liệt, đạo quân bóng tối đã chiếm được những cánh cổng ở phía Bắc và tiến vào được trong thành phố. Gothmog cùng lực lượng rồng tiến vào thành phố để tiêu diệt tận gốc mọi thứ và đã đối đầu với những chỉ huy cuối cùng của Gondolin là Tuor, Glorfindel và Ecthelion. Ecthelion là người đứng đầu của gia tộc Giếng thần, ông là một trong những tay kiếm mạnh nhất trong lịch sử người Elf, tuy nhiên, lúc đối mặt với Gothmog thì ông đã bị thương từ trước đó. Vì cứu bạn bè của mình, Ecthelion đã dùng ít sức tàn để đấu nhau với chúa tể Balrog, thanh kiếm của ông bị đánh văng nhưng ông đã húc chiếc mũ nhọn của mình vào người của Gothmog rồi đẩy kẻ thù về phía miệng giếng. Rốt cục cả 2 đối thủ đã cùng rơi xuống giếng và chết.
Nhiều người cho rằng, thật khó để cho Gothmog có thể bị chết theo một cách đơn thuần là rơi xuống giếng như vậy bởi ông ta là một Maiar rất mạnh. Một số giả thiết giải thích về cái chết của Gothmog là do bởi nước trong chiếc giếng của đức vua đã làm tan biến ngọn lửa trên người của ông ta. Nên nhớ, Gothmog là một linh hồn hệ lửa nên ông ta rất sợ nước, có thể trong khi ngọn lửa biến mất, sức mạnh của ông ta đã bị hao hụt đáng kể rồi bị chết do cú rơi và do cú đâm từ chiếc mũ nhọn của Ecthelion vào giữa ngực.
* Bên lề
Cái tên Gothmog trong tiếng Quenya được hợp nên từ 2 từ là goth, có nghĩa là đáng sợ và từ mbaw, có nghĩa là thứ, vật thể. Hợp lại có nghĩa chung là kẻ đáng sợ. Còn trong tiếng Sindar, tên của ông ta lại mang ý nghĩa là " xung đột và thù hận."
Trong những bản nháp đầu tiên của Tolkien, lúc đó nhà văn vẫn giữ ý tưởng là để cho các Ainur có con cái, thì Gothmog còn được gọi với một biệt danh là " con trai của Melkor và kẻ khổng lồ Fuithluin ". LURTZ
" Saruman: Ngươi có biết Orcs được tạo ra từ đâu không? chúng từng là Elves, bị tra tấn và biến đổi để trở nên ghê tởm. Và giờ thì... thật hoàn hảo, hỡi chiến binh Uruk-hai của ta, Ngươi phục vụ cho ai? Lurtz: Saruman "
Lurtz là chỉ huy dẫn đầu đạo quân Uruk-hai do thám của Saruman, hắn là một nhân vật không có trong tiểu thuyết của Tolkien mà chỉ được đưa vào thêm trong bộ phim Fellowship of the Ring bởi đạo diễn Peter Jackson. Trong phim, Lurtz được đóng bởi diễn viên người New Zealand Lawrence Makoare và Lurtz chính là kẻ đã bắn chết Boromir.
* Được tạo ra bởi Saruman
Nếu như Lurtz được xếp loại thì hắn sẽ rơi vào nhóm Uruk-hai của Saruman chứ không phải là nhóm Uruk đen ở Mordor. Lurtz có thể là thí nghiệm thành công đầu tiên của Saruman trong quá trình lai tạo ra loài Uruk-hai bởi lúc hắn được mang ra khỏi hố thì Saruman đang đứng ở đó để tự mình quan sát. Lurtz chính là kẻ đầu tiên được mang ra khỏi hố bùn và đã ngay lập tức bóp chết một tên Orc lâu la đứng ở gần hắn. Hành động dữ tợn của hắn khiến cho những tên Orc khác ở xung quanh phải cảm thấy sợ hãi trong khi Saruman lại cảm thấy vô cùng hài lòng.
Vì là sản phẩm thành công đầu tiên nên Lurtz trở nên ưu việt hơn, thông minh hơn và mạnh hơn so với những tên Uruk-hai khác được làm vội vàng trong các lứa sau này. Sở dĩ các lứa sau không có chất lượng bằng là do Saruman đã vội vàng nhân rộng chúng để ông ta có thể nhanh chóng tiến hành chiến tranh với Rohan. Lurtz là tên Uruk-hai mạnh nhất và được Saruman phái làm chỉ huy một đạo quân do thám tinh nhuệ có nhiệm vụ truy bắt người mang nhẫn.
* Tại Amon Hen
Đạo quân của Lurtz theo dấu Đoàn hộ nhẫn cho đến tận bờ của Path Galen rồi bất ngờ tấn công vào đúng thời điểm mà họ đang phân tỏa mỗi người một hướng để tìm kiếm Frodo. Sam đi tìm Frodo, Aragorn cũng đi một mình, Legolas và Gimli ở cùng nhau, Merry và Pippin cũng ở cùng nhau. Lurtz xuất hiện vào đúng vị trí của Merry và Pippin bởi có lẽ hắn đã có mệnh lệnh bắt sống những người Hobbit từ Saruman. Trong khi những tên Uruk-hai đang lao vào bắt 2 người Hobbit thì Boromir đã xuất hiện để cứu họ.
Trong tiểu thuyết của Tolkien thì Boromir đã bị giết bởi rất nhiều những cung thủ của Orcs nhưng trong phim của Peter Jackson thì anh ta lại bị bắn chết bởi chính Lurtz, kẻ đã đứng từ xa và bắn 3 phát tên vào người anh ta. Khi Boromir kiệt sức và những tên lính của Lurtz đã bắt được Merry và Pippin thì hắn mới từ từ tiến lại gần Boromir để định tung ra phát bắn kết liễu cuối cùng. Hắn bị xô ngã bởi Aragorn và đã ngay lập tức bật dậy rút kiếm để chiến đấu. Hắn khá mạnh khi đã gây ra cho Aragorn rất nhiều những khó khăn nhưng cuối cùng thì vẫn bị chết dưới tay của anh ta.
Tuy giết được Lurtz nhưng Aragorn cũng không thể cứu sống được Boromir.
* Về cá nhân
Mặc dù là một Uruk-hai ghê tởm nhưng trông Lurtz vẫn có bộ dạng thanh nhã và đẹp hơn so với toàn bộ các nhân vật Uruk-hai khác ở trong phim. Mái tóc của hắn dài và được buộc lại một cách gọn gàng. Trong phim, Lurtz thực sự mang phong thái của một tên chỉ huy, hắn luôn có một vẻ điềm đạm, luôn bình tĩnh quan sát tình hình từ xa rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Hắn cũng rất lạnh lùng và quyết đoán, khi Aragorn xô ngã hắn, hắn đã rất nhanh chóng bật dậy tuốt gươm và khiên ra để chiến đấu với anh ta.
Saruman từng nói là các Uruk-hai không cảm nhận được sự đau đớn thế nhưng khi bị Aragorn đâm dao găm vào đùi, Lurtz đã rống lên, nghĩa là hắn vẫn cảm thấy đau. Tuy nhiên, sự say máu và tàn bạo của Lurtz đã khiến hắn nhanh chóng quên đi vết thương để tiếp tục lao vào kẻ thù. Hắn khỏe hơn Aragorn khi có thể dễ dàng vật ngã hay đấm vào anh ta những cú trời giáng, thế nhưng về tài dùng kiếm thì hắn không thể so sánh với Aragorn. Sau 1 hiệp đấu kiếm, Lurtz đã bị Aragorn chém đứt 1 tay trước khi đâm kiếm vào bụng hắn. Trước sự kinh hoàng của Aragorn, Lurtz tiếp tục kéo sâu lưỡi kiếm vào bụng mình để có thể đưa người mình vào gần đối thủ hơn. Trước khi Lurtz có thể tung ra 1 cú đánh nguy hiểm thì Aragorn đã nhanh chóng rút lưỡi kiếm ra khỏi bụng và chém bay đầu của hắn.
* Ngoài lề
Chỉ huy thực sự của đạo Uruk-hai do thám trong tiểu thuyết phải là Ugluk. Hắn cũng xuất hiện trong phim của Peter Jackson nhưng chỉ nắm quyền chỉ huy sau khi Lurtz đã bị chết. Diễn viên Lawrence Makoare thực sự là có ngoại hình khá giống với các Uruk-hai nên ông chỉ mất có vài phút hóa trang để hóa thân thành Lurtz. Trong phim, Lurtz không mang mũ trụ như đám lính Uruk mà để đầu trần với biểu tượng bàn tay của Saruman in ở trên mặt.
Do việc hóa trang mà tầm nhìn của Lawrence đã bị hạn chế rất nhiều, điều này gây khó khăn cho việc diễn tả cảnh chiến đấu cuối cùng với Aragorn do Viggo Mortensen thủ vai. Và cũng bởi tầm nhìn khó khăn mà trong cảnh Lurtz ném con dao về phía Aragorn, đáng lẽ lúc quay thì chỉ ném chếch về phía cái cây bên cạnh nhưng Lawrence lại ném nhầm thẳng vào người của Viggo nhưng cũng may là Viggo đã kịp thời gạt ra được bằng thanh kiếm.
Do là kẻ đã giết được Boromir nên trong game Battle for Middle Earth II, Lurtz được
trang bị một khả năng đó là bắn ra một mũi tên sát thủ có sức mạnh làm tê liệt 1 anh hùng
của đối phương. Đây là ý tưởng được ảnh hưởng nhiều từ bộ phim.
TIÊN
ELROND, LÃNH CHÚA RIVENDELL
Elrond, lãnh chúa của Rivendell, là 1 trong những người trị vì vĩ đại nhất xuất hiện từ thời đại đầu tiên cho đến tận thời đại thứ 3 của thế giới. Elrond được miêu tả qua trong The Hobbit như sau:
" Ông có sự quí phái và đẹp đẽ của một tiên chúa,mạnh mẽ như một chiến binh,khôn ngoan như 1 phù thủy,đáng kính như một vị vua của những người lùn và có tấm lòng nhân hậu,ấm áp như mùa hạ".
1 điểm thú vị là người thủ vai Elrond trong bộ 3 tác phẩm Chúa Nhẫn cũng như là The Hobbit: Unexpected Journey lại là Hugo Weaving, 1 diễn viên rất nổi tiếng qua vai phản diện Agent Smith trong loạt phim đình đám Ma Trận. Ông cũng là người lồng giọng cho nhân vật Megatron trong seri phim bom tấn Transformer. Điều này cho thấy Hugo Weaving khá thích hợp và có duyên với những vai phản diện có tính cách lạnh lùng, mạnh mẽ và tàn bạo.
Giới điện ảnh đánh giá rất cao khả năng phát hiện và chọn lựa diễn viên của Peter Jackson thông qua loạt phim Chúa nhẫn thể hiện ở chính việc Peter Jackson đã để một diễn viên chuyên thủ vai phản diện như Hugo Weaving vào vai một nhân vật được miêu tả tuyệt mỹ như Elrond. Và thực sự là chúng ta không có gì phải phàn nàn về nhân vật Elrond – Hugo Weaving trong phim.
* Nguồn gốc của Elrond
Cha mẹ của Elrond là những người rất nổi tiếng và có vai trò quan trọng vào cuối thời đại thứ nhất. Họ chính là Earendil và Elwing. Elrond được sinh ra ở vùng Sirion tại Belerian vào năm 532 của thời đại thứ nhất. Ông sinh sống ở đây cùng với cha mẹ và người em sinh đôi của mình là Eros cho tới khi họ bị trục xuất bởi những đứa con của Feanor. Elrond và Eros đã bị 2 người con của Feanor là Maedhros và Maglor bắt giữ và nuôi dưỡng. Theo thời gian, cảm tình của Maglor dành cho 2 đứa trẻ ngày càng lớn, ông rất yêu quí 2 anh em và có sự gắn bó với họ trong một thời gian dài. Về sau khi Maedhros và Maglor đều gặp những vấn đề liên quan tới Silmaril thì cả 2 anh em Elrond đã được tự do chuyển đến Lindon.
Sau Cuộc chiến thịnh nộ, Manwe, chúa tể Valar quyết định cho những người Elves còn lại được quyền quyết định giữa 2 sự lựa chọn: về với thiên giới Aman hoặc ở lại với thế giới Trung Địa. Quyết định này có thể được trì hoãn nhưng khi đã quyết định thì không thể rút lại. Ngoài ra thì đối với những người có trong mình 2 dòng máu của cả Người lẫn Elves thì sẽ phải lựa chọn để trở thành duy nhất một trong 2 chủng loài này. Elrond cũng là một Elf lai và ông đã chọn làm một người Elf còn em trai của ông lại chọn làm Người. Elrond sẽ về với Thiên giới còn em trai ông thì ở lại để làm đức vua đầu tiên của người Numenor. * Phiêu bạt và nương tựa dưới trướng Gil-galad
Những năm tháng sau đó, Elrond phiêu bạt tới Lindon và nương tựa dưới sự che chở của Gil-galad, Tiên chúa tối cao dòng Noldor hùng mạnh ở cả Trung Địa lẫn lục địa phương Tây Aman ( đoạn đầu của phần 1 bộ phim LOTR: The Fellowship of the Ring,Gil-galad cũng có xuất hiện trong một cảnh nhỏ ở đoạn kể về trận đánh giữa Liên minh cuối cùng giữa Elves và Người với lực lượng Sauron, ông là người có mái tóc dài,cầm 1 chiếc giáo dài và đang thực hiện cú đâm kết liễu 1 chiến binh Orc ).
Đây cũng là thời điểm mà Elrond đưa ra quyết định sẽ về với thiên giới của những người Valar còn em trai của ông là Eros lại chọn con đường ở lại Trung Địa và trở thành đức vua đầu tiên của Numenor. Tuy vậy thì Elrond chưa thực hiện chuyến hành trình của mình về với thiên giới ngay. Vì một số lí do gì đó mà ông vẫn ở lại Trung Địa.
Vào thời đại thứ 2 của thế giới, Elront được Gil-galad phái tới Eregion để cứu nguy cho vương quốc này nhưng thất bại. Sau sự hủy diệt của Eregion, Elrond lại phiêu bạt tới xứ Eriador, và tại đây, ông cùng với những tùy tùng đã cùng nhau lập nên một vương quốc nhỏ trong lòng thung lũng và đặt tên nó là Rivendell. Cho đến cuối thời đại thứ 3 thì Rivendell trở thành một trong những pháo đài cuối cùng còn lại dám công khai chống đối lại thế lực của Sauron. Cùng thời điểm này, Đức vua Gil-galad có trao tặng cho Elrond chiếc nhẫn Vilya, 1 trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves nhưng không nói rõ cho lãnh chúa Rivendell biết về nguồn gốc và vai trò của nó.
* Tham gia vào cuộc chiến của liên minh cuối cùng
Vào cuối thời đại thứ 2 của thế giới, cuộc chiến lớn nhất của thời đại đã nổ ra giữa 1 bên là liên minh các dân tộc tự do của Trung Địa với 1 bên là các thế lực bóng tối dưới quyền chỉ huy của chúa tể bóng tối Sauron.Liên minh Trung Địa gồm có lực lượng người Elves của Đại đế Gil-galad ( trong đó bao gồm cả đội quân Rivendell của Elrond ), lực lượng loài người bao gồm các chiến binh từ 2 vương quốc Gondor và Arnor do vua Elendil cùng với con trai Ishidul của ông chỉ huy và về sau còn có cả sự gia nhập của lực lượng Dwarf do Đức vua Durin IV dẫn đầu.Với một lực lượng mạnh như vậy, liên minh Trung Địa đã đánh bại thế lực bóng tối của Sauron mà kết thúc bằng việc Ishidur sử dụng thanh kiếm Narsil để cắt đứt chiếc nhẫn Chủ khỏi tay của Sauron.
Khi nhận ra ý đồ sở hữu chiếc nhẫn của Isildur, Elrond đã ngay lập tức chạy đi tìm Gil- galad và ông tìm thấy Đức vua của mình đang hấp hối trên chiến trường. Vào những giây phút cuối của mình thì Gil-galad đã hé lộ cho Elrond biết về bí mật và nguồn gốc của những chiếc Nhẫn cũng như ý thức cho ông về sự thao túng nguy hiểm từ chiếc nhẫn Chủ của Sauron.
Sau khi dành sự tiếc thương cho Gil-galad, Elrond ngay lập tức chạy đi tìm Isildur và thuyết phục được ông ta mang chiếc nhẫn Chủ vào lòng ngọn lửa của núi Doom để tiêu hủy.Tuy nhiên, vào giây phút quyết định thì Ishidur đã bị cám lực từ chiếc Nhẫn mê hoặc và quyết định không nghe theo lời của Elrond. Elrond tỏ ra thất vọng với quyết định của Ishidur. Ông tuyên bố sẽ không miễn cưỡng để giành lấy chiếc nhẫn từ Ishidur và sẽ để mặc cho con người tự giải quyết vấn đề này.Và từ đó, lãnh chúa Elrond của Rivendell luôn mang trong lòng sự hoài nghi và thiếu lòng tin đối với loài người.
* Thời đại thứ 3
Sau chiến thắng trước Sauron, Elrond trở thành 1 trong những Tiên Chúa có quyền lực và địa vị cao nhất ở Trung Địa. Ông trở về Rivendell và kết hôn với Celebrian, con gái của lãnh chúa Celeborn và nữ hoàng Galadriel ở Lothlorien. 20 năm sau, cặp song sinh nam đầu tiên Elladan và Elrohir của cặp đôi Elrond-Celebrian chào đời và sau đó 11 năm Rivendell chào đón sự ra đời của công chúa Arwen Undomiel.Tại đây, ông còn nuôi dậy 1 đứa bé, là con trai của Arathorn và coi nó như con của mình.
Trong kế hoạch lấy lại kho báu từ rồng Smaug của Thorin Khiên sồi, Elrond đóng vai trò như là người đã trợ giúp cho nhóm người lùn cùng với Gandalf và Bibbo Baggin thông qua việc tiếp đãi, tặng phẩm, nhận dạng những vũ khí mà nhóm Thorin nhặt được trong hang kho báu của Troll và quan trọng nhất là việc giúp giải mã bức bản đồ cổ của Đức Vua Thror được sử dụng trong đó thứ ngôn ngữ Mặt Trăng.
Tháng 10 năm 3018 Thời đại thứ 3, Elrond sử dụng sức mạnh của dòng lũ thần để đẩy lui những Nazgul,giải cứu cho Frodo Baggin. Ngày 25 cùng tháng, ông triệu tập một hội nghị diễn ra tại Rivendell để bàn về kế hoạch tiêu hủy chiếc nhẫn Chủ.Trong thời gian này, ông cũng đã cho đúc lại lưỡi kiếm Narsil và mang nó tới cho Aragorn. Với lưỡi kiếm này, Aragorn sẽ có thể triệu tập được một đột quân kỳ dị nhất từng xuất hiện trên thế giới tự cổ chí kim. Có thể nói đây là một bước quyết định làm nên chiến thắng cho loài người trong trận chiến Pelennor – trận chiến lớn nhất của thời đại thứ 3 ( Trận tử thủ dưới chân thành Minas Tirith ).
Sau khi chiếc nhẫn Chủ và Sauron bị tiêu diệt, Elrond có tới Minas Tirith để tham gia lễ thành hôn của con gái Arwen với Aragorn. Vào ngày 29 tháng 9 năm 3021, Elrond rời Trung Địa để bắt đầu chuyến hành trình của mình tới thiên giới ở độ tuổi lúc đó là 6,520 với những người tiên khác trong đó có vợ chồng lãnh chúa Celeborn và Galadriel. Một khi tới thiên giới của những Valar, lãnh chúa Elrond sẽ không bao giờ trở lại Trung Địa.
* Về sức mạnh và khả năng
Lãnh chúa Elrond là một chiến binh đặc biệt xuất sắc trong các trận chiến khốc liệt. Chính bởi thế mà ông gần như là vị lãnh chúa, chiến binh xuất sắc nhất còn sống cho tới tận thời đại thứ 3 của thế giới. Elrond còn là người có khả năng chỉ huy cực kỳ tài tình và luôn có những quyết định vô cùng sáng suốt trong các chiến dịch tham gia. Elrond sinh ra đã có khả năng tiên đoán, khả năng này giúp ông nhìn thấy được những sự việc, sự vật xảy ra ở ngay cả bên ngoài Rivendell hay thậm chí là cả những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Khả năng chữa trị phục hồi của lãnh chúa của Rivendell cũng rất thần kỳ từng được thể hiện qua việc ông chữa gần lành những vết thương bị lưỡi kiếm tử thần Mogul đâm phải cho Frodo.
Ngoài ra,Elrond còn được biết đến như là một trong những người hoàn toàn không bị cám lực của chiếc nhẫn Chủ mê hoặc bên cạnh Galadriel và Gandalf. Aragorn và Faramir cũng thoát được cám lực của chiếc nhẫn nhưng là do mức độ tiếp xúc của họ với nó là không
nhiều.
THRANDUIL
Thranduil là một vị vua người Elves làm chủ Vương quốc Đất Rừng trong Thời đại thứ 2 và thứ 3 của thế giới. Ông còn là cha của Legolas, một thành viên rất nổi tiếng trong Đoàn Hộ Nhẫn. Thranduil gần như là người cuối cùng trong số những người Eves được xưng là vua vào Thời đại thứ 3 ở Trung Địa.
* Xuất thân
Thranduil là con trai duy nhất của Oropher, đức vua của vương quốc Đất Rừng. Ông được sinh ra vào Thời đại thứ nhất tại Doriath từ trước khi vương quốc này bị sụp đổ. Vào đầu thời đại thứ 2, rất nhiều người Sindar ở Doriath trước kia đã đi theo Oropher về phía Đông, họ tìm thấy một Cánh rừng xanh rộng lớn nằm ở gần Dãy núi Sương Mù và lập ra ở đó một vương quốc mới chính là vương quốc Đất Rừng.
Năm 3434 của thời đại thứ 2, Thranduil cùng với cha của ông là Oropher đã tham gia chiến đấu tại Trận chiến Dargorlad chống lại thế lực Mordor. Sau trận chiến, đức vua Oropher đã bị hi sinh và Thranduil dẫn đầu những chiến binh còn lại tiếp tục chiến đấu cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Lực lượng người Elves của vương quốc đất rừng trong cuộc chiến với Sauron đã bị thiệt hại tương đối nhiều. Vào một thời gian nào đó trước năm 1000 của Thời đại thứ 3, Thranduil chính thức tuyên bố quyền thừa kế ngai vàng của vương quốc Đất Rừng, tuy nhiên vương quốc Đất rừng vào thời kỳ của Thranduil đã có lãnh thổ bị thu hẹp hơn thời của Oropher. Lãnh thổ của vương quốc giờ đây phần lớn nằm ở vùng phía Nam của Cánh rừng xanh to lớn khi xưa.
* Thời đại thứ 3
Lãnh thổ vương quốc Đất Rừng dưới thời của Thranduil tiếp tục bị thu hẹp bởi sự ảnh hưởng từ pháo đài Dol Guldur, nhất là từ sau khi có sự xuất hiện của nhân vật Pháp sư gọi hồn ( Necromancer ). Cánh rừng xanh, nơi sinh sống của những Tiên rừng đã dần biến thành một nơi nguy hiểm với đầy rẫy những Orcs và Nhện khổng lồ, nơi đây giờ được gọi với cái tên khác là Rừng Âm U. Lúc này, dân số của vương quốc Đất rừng đã giảm đi nhiều so với trước kia nên họ không có đủ lực lượng để bảo vệ được một vùng lãnh thổ rộng lớn như trước kia. Vua Thranduil cho tất cả người của mình rút về phía Bắc của khu rừng nhằm tập trung sức mạnh để dễ bề chống lại những lực lượng đen tối.
* Nhiệm vụ Erebor
Khi Thorin cùng với nhóm đồng hành của ông ta đi vào vùng đất phía Bắc của Rừng Âm U, vua Thranduil đã cho bắt và tống giam họ bởi đã xâm nhập 1 cách bất hợp pháp vào vương quốc Đất Rừng cũng như cố ý khai báo không thành thật về mục đích thật sự của mình. Thực ra, vua Thranduil đã cư xử với những người Dwarves không đến nỗi nào. Ông cho giam cầm mỗi người vào một phòng giam nhỏ bé nhưng vẫn cho họ ăn uống đầy đủ. Những người nhóm Thorin vẫn sẽ bị giam giữ cho đến khi họ nói ra ý đồ thật sự của mình và tỏ ra có lễ độ hơn.
Sau khi Rồng lửa Smaug bị giết chết và Thị trấn Vùng hồ Esgarosh bị hủy hoại, vua Thranduil đã tiến hành cứu trợ ngay lập tức cho những con người ở đây. Sau khi việc cứu trợ đã tạm ổn, Ông cùng với Bard và một đội quân bao gồm con người và Elves đi tới Erebor để xem xét tình hình. Tại đây, họ ngạc nhiên khi phát hiện ra nhóm người của Thorin vẫn còn sống và yêu cầu được chia sẻ 1/14 kho báu cho Bard và người vùng hồ bởi đó là những gì mà họ xứng đáng được nhận. Tuy nhiên, Thorin đã khước từ yêu cầu và gây nên tình trạng căng thẳng bằng cách cố thủ cũng như gọi thêm lực lượng chi viện bên ngoài. Khi lực lượng người Dwarves do Dain Chân thép kéo đến Erebor, chính Thranduil là người đã chủ trương dùng giải pháp hòa bình bởi ông không muốn có một trận chiến gây thương vong giữa 3 giống loài.
Chính Vua Thranduil cũng là người chỉ huy đội quân Elves của mình chống lại lực lượng Orcs trong Trận chiến của 5 đạo quân. Đội quân của ông đứng ở cánh phía Nam của Ngọn núi Cô Độc và là những người đầu tiên xông vào chém giết lũ Orcs.
Sau trận chiến và sự ra đi của Thorin, Thranduil đã mang thanh Orcist mà trước đó ông đã tịch thu để đặt giả lên trên ngôi mộ của Thorin. Sau trận chiến, ác cảm của Thranduil với người Dwarves cũng vì thế mà được nguôi ngoai, vua Dain sau đó chia kho báu cho cả người vùng hồ và các tiên rừng. Riêng về phần của Thranduil, lúc tại Erebor, ông được vua Dain tặng cho những viên ngọc lục bảo của Girion. Rồi đến lúc chia tay với đoàn người Gandalf và Bilbo, ông lại được Bilbo tặng cho một chiếc vòng đeo cổ được làm từ bạc và bạch ngọc. Thranduil bởi thế mà lại càng yêu mến Bilbo hơn, ông tặng cho anh chàng Hobbit danh hiệu " bạn của Elf ", với món quà này, Bilbo được quyền ra vào thăm viếng vương quốc Đất Rừng cũng như được phép yêu cầu sự giúp đỡ từ nhà vua.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Trong thời kỳ Nhẫn chiến, Thranduil đã nghe theo lời kêu gọi triệu tập từ lãnh chúa Elrond, ông cho con trai của mình là Legolas tới Rivendell để tham dự hội nghị và thông báo về sự trốn chạy của Gollum cùng với sự trỗi dậy của các lực lượng đen tối tại Rừng Âm U. Legolas về sau trở thành người bạn thân thiết nhất với Gimli, con trai của Gloin, mối quan hệ này đã xóa hết những định kiến mâu thuẫn có từ thuở xưa giữa 2 chủng tộc. Khi mà lực lượng bóng tối từ Dol Guldur tấn công vào Rừng Âm U, Thranduil một lần nữa chỉ huy quân đội của mình đánh bại được kẻ thù. Tiếp đà thắng lợi, ông dẫn đạo quân tiên rừng tới trợ giúp cho người Dwarves tại Erebor và Con người tại Dale đẩy lui đạo quân người Earterling về phía Đông. Sau chiến tranh, Thranduil đã cùng với lãnh chúa Celeborn đã đồng nhất một thỏa thuận, đó là vùng phía Nam của Rừng Âm U giờ đây sẽ thuộc về lãnh thổ của Lothlorien còn vùng rừng phía Bắc cùng với tất cả các khu vực gần Dãy núi Sương Mù sẽ thuộc về vương quốc Đất Rừng. Bên cạnh đó thì một khoảng rừng rộng nằm ở giữa Rừng Âm U và Lothlorien đã được tặng lại cho tộc Người hóa gấu của Beorn. Vào thời kỳ này, Thranduil đã cho đổi lại tên Rừng Âm U thành Rừng Lá Xanh.
* Thời đại thứ 4
Sau sự sụp đổ của Sauron, Thranduil trị vì vương quốc của mình trong sự yên bình cho đến hết Thời đại thứ 4. Khi lãnh chúa Celeborn cùng những người Elves tại Lothlorien ra đi về Vùng đất Bất Tử. Thranduil trở thành một vị vua duy nhất của những cánh rừng vĩ đại và cuối cùng ông cũng rời Trung Địa để đến với những đồng loại của mình ở phía bờ Tây xa xôi.
* Về miêu tả ngoại hình
Trong cuốn sách Anh chàng Hobbit, tên riêng của vua Thranduil không được đề cập tới và ông được miêu tả như sau:
" Vua tiên đang ngồi trên một cái ngai bằng gỗ chạm. Trên đầu ông là chiếc vương miện kết bằng quả mọng và lá đỏ, bởi mùa thu đã lại đến. Vào mùa xuân thì ông đội vương miện kết bằng hoa rừng. Tay ông cầm một cây quyền trượng bằng gỗ sồi chạm trổ ".
Là một người xuất thân từ dòng Elves Sindar cao quý, chắc chắn ngoại hình của Thranduil là rất đẹp. Hơn nữa ông là cha của Legolas nên giữa họ sẽ phải có những nét tương đồng như mái tóc vàng, dáng người cao ráo, thanh thoát và khỏe mạnh. Trong điện ảnh, vua Thranduil do diễn viên Lee Pace thủ vai đã toát lên một vẻ đẹp vô cùng quý phái, điềm tĩnh, lạnh lùng và có một sức hấp dẫn rất kỳ lạ.
* Về tính cách
Trong cuốn Anh chàng Hobbit cũng có nói một chút về tính cách của Thranduil. Thranduil là vua của những Tiên rừng " họ nguy hiểm hơn nhưng lại kém uyên bác so với các Thượng tiên phương Tây ( người Elves tại Aman ) .... nhưng họ vẫn là Tiên, vẫn là những người tốt ".
Tất nhiên Thranduil là một ông vua tốt, điều này được thể hiện ở thái độ cư xử lúc ban đầu với nhóm người của Thorin và nhất là ở việc ngừng cuộc hành quân tới Erebor để quay sang cứu trợ cho người của Thị trấn vùng hồ. Chính Thranduil cũng là người có chủ trương đàm phán hòa bình với đội quân Dwarves của Dain để nhằm tránh đi một cuộc tàn sát không đáng có giữa 2 chủng tộc.
Nếu Thranduil có 1 nhược điểm thì đó là lòng ham báu vật, đặc biệt là những đồ làm từ bạc và bạch ngọc. Ngoài ra thì ông cũng thường có một thái độ cư xử hơi kiểu trịch thượng khi đứng trước những người Dwarves. Tóm lại ông có những nhược điểm khá giống với Đức vua Elu Thingol của Doriath trước kia bởi cùng là dòng Sindar.
Lúc tại Trận chiến của 5 đạo quân, Bilbo đã từng có suy nghĩ rằng nếu vào thời khắc tồi tệ nhất thì anh vẫn muốn được ở gần và bảo vệ cho Vua Tiên hơn. Điều đó có nghĩa là ở Thranduil phải có những điểm tốt đẹp gì đó mới khiến cho Bilbo có suy nghĩ như vậy. Suy cho cùng, Thranduil vẫn là một vị vua nhân hậu đối với bạn bè nhưng lại không hề nhân
nhượng đối với kẻ thù, và đặc biệt là ông đặt lợi ích của dân tộc mình lên hàng đầu.
GALADRIEL
Galadriel là nữ hoàng của Lothlorien và cùng trị vì vùng đất này với chồng của bà là lãnh chúa Celeborn. Cả 2 người đều không xưng tước hiệu là vua chúa mà chỉ tự xem mình như là những người bảo vệ của Lothlorien.
Galadriel là con gái duy nhất của Finarfin có với Earwen, họ hàng gần của Luthien. Các anh trai của bà là Finrod Felarund, Angrod và Aegonor. Xét theo chi tộc hoàng gia Noldor thì Galadriel còn là cháu của Feanor, đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên ở Beleriand.
Nữ hoàng là một trong số những người Elves vĩ đại nhất còn ở lại Trung Địa cho đến hết thời đại thứ 3 và nổi tiếng bởi sự toàn diện của tất cả các mặt như: sắc đẹp, kiến thức và quyền năng. Bà còn là người nắm giữ Nenya, một trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves. Tolkien từng nghĩ về bà, cùng với đại đế Gil-galad, như là một trong những nhân vật quyền năng và đẹp đẽ nhất trong số những người Elves còn sống ở Trung Địa sau thời đại thứ nhất.
* Tại Aman
Galadriel được sinh ra tại Valinor trong suốt Kỷ nguyên Cây thần trước khi thời đại thứ nhất bắt đầu. Có rất nhiều truyện kể về Galadriel gây bối rối cho những người muốn tìm hiểu về nguồn gốc của bà, phần lớn những câu chuyện riêng rẽ được sưu tầm và xuất hiện trong cuốn Những câu chuyện dang dở, một ấn phẩm được phát hành sau này của gia đình Tolkien. Theo như những mẩu chuyện cũ hơn được viết ra trong cuốn Huyền sử Silmaril thì Galadriel là một trong số những người tích cực ủng hộ sự ra đi của người Noldor rời khỏi thiên quốc Valinor. Ước vọng được tự do đã thôi thúc bà ra đi tới Trung Địa, ở thời điểm này, Galadriel là một con người trẻ trung, táo bạo và đầy tham vọng nhưng trong bà vẫn có sự tôn trọng với các Valar.
Lúc ở Tirion, Galadriel đã từng chăm chú nghe Feanor kể về Trung Địa và bà rất muốn đi tới lục địa mới lạ đó để có thể tự quyền cai quản dù chỉ là một vùng đất nhỏ. Bà ủng hộ ý kiến của Feanor nhưng không ưa thích ông ta cùng cả gia tộc của ông ta. Mối bất hòa giữa 2 gia tộc Finarfin và Feanor đã có từ rất lâu và bản thân bà cũng không ưa gì tính cách kiêu ngạo của Feanor mặc dù nhiều người nói rằng giữa 2 người có nhiều nét tương đồng với nhau. Cả 2 đều là những người có tính cách mạnh mẽ, tham vọng và rất uyên thâm trong số các Noldor, nhưng Feanor ngông cuồng và tàn nhẫn hơn Galadriel, lúc ông cùng 7 người con trai thực hiện lời thề, Galadriel đã không cùng tham gia với họ. Lúc ở Valinor, người chiếm được nhiều cảm tình nhất của Galadriel trong suy nghĩ chính là Fingon, con trai của Fingolfin.
Lúc đoàn người Noldor rời khỏi Valinor, Galadriel không tham gia cùng gia tộc Feanor nên bà tránh được việc dính líu tới cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualonde. Khi Valar Mandos xướng lên lời nguyền Noldor, tất cả những người trong gia tộc Finarfin đều cảm thấy xao động, Finarfin, cha của bà đã dẫn người của mình trở lại Valinor và trở thành Đức vua tối cao dòng Noldor ở Aman. Tuy nhiên, những người con của Ngài thì lại không đi theo cha, họ tiếp tục cuộc hành trình đi tới Trung Địa bằng cách gia nhập vào đoàn người của Fingolfin. Khi bị bỏ rơi lại bên bờ của Aman, đoàn người của Fingolfin đã tiến lên phía Bắc và thực hiện một hành trình gian khổ đi qua eo đất băng giá Helcaraxe.
* Thời đại thứ nhất
Khi đoàn người Fingolfin đến được Trung Địa thì đó cũng là năm đầu tiên của thời đại thứ nhất, lúc này, mặt trời đã bắt đầu ngự trị và tỏa sáng trên bầu trời Trung Địa. Khi ở Beleriand, Galadriel sinh sống bình thường cùng với các anh trai của bà mà đặc biệt là với Finrod. Ngoài ra, bà còn rất hay lui tới vương quốc Doriath của vua Elu Thingol và nữ hoàng Melian tại vùng đất Menegroth, bà đến nơi đây vào năm 52 của thời đại thứ nhất và rất được chào đón do có mối quan hệ họ hàng với đức vua. Galadriel tính ra là cháu của Olwe, anh em của vua Thingol.
Tại Doriath, bà cũng lần đầu tiên gặp gỡ với Celeborn, một người bà con của vua Thingol. Sau này, Galadriel còn tới thăm Nargothrond, vương quốc của anh trai Finrod rất nhiều lần. Tất cả 3 người anh trai của bà đều bỏ mình trong suốt thời gian diễn ra Cuộc chiến của những Báu vật.
Galadriel rất được yêu quí bởi nữ hoàng Melian, mối quan hệ thân thiết của họ cũng tác động khá nhiều vào tính cách ban đầu của Galadriel. Có rất nhiều thứ mà bà đã học được từ nữ hoàng Melian mà 1 trong số đó là công thức để làm ra Lembas. Nữ hoàng Melian cũng rất muốn được biết những nguyên nhân dẫn tới việc người Noldor tự ý rời khỏi Aman và Galadriel đã kể lại cho bà nghe tất cả, bắt đầu từ cái chết của vua Finwe, cuộc tàn sát ở Alqualonde và cho tới việc đốt cháy những chiếc thuyền tại Losgar.
Galadriel đóng 1 vai trò rất nhỏ trong thời đại thứ nhất bởi bà cho rằng việc đánh bại được Melkor là nằm ngoài tầm khả năng của người Elves. Khi liên minh Valinor đánh bại Melkor, Galadriel được phép trở lại Aman do không dính líu gì tới vụ tàn sát ở Alqualonde, tuy nhiên, với niềm kiêu hãnh, bà đã chọn ở lại Trung Địa.
* Thời đại thứ 2
2 vợ chồng Celeborn và Galadriel đi tới vương quốc Lindon của đại đế Gil-Galad vào đầu thời đại thứ 2. Sau này, họ lại tiếp tục đi về hướng Đông và thành lập một vương quốc mới có tên là Eregion, ở đây, mọi người vẫn nghe theo quyền lực tối cao của đại đế Gil-Galad. Trong thời kỳ ở Eregion, họ có liên lạc với một chốn cư ngụ của người Elves Nandorin trong khu thung lũng Anduin, mà về sau được biết đến như là Lothlorien. Khi để lại quyền cai quản Eregion lại cho Celebrimbor, 2 người lại đi tới Lothlorien và trở thành chủ nhân mới của nơi đây. Tại Lothlorien, Galadriel đã sinh ra một người con gái tên là Celebrian, người mà về sau đã kết hôn với lãnh chúa Elrond của Rivendell. Về sau Celebrian đã sinh cho Galadriel 2 người cháu trai là Elladan và Elrohir cùng một người cháu gái là Arwen. Trong suốt thời đại thứ 2, khi mà Sauron hiện hình trong lốt của Maiar Annatar, vị tiên ban tặng, rồi đi dối lừa những người Elves ở Trung Địa, chính nữ hoàng Galadriel là một trong số rất ít những người cảm thấy nghi ngờ động cơ của ông ta. Bà là người đã nhắc nhở Celebrimbor nên thận trọng trước nhân vật Annatar và điều đó về sau đã giúp cho người Elves phát hiện ra chân tướng thật của Sauron. Lí do tại sao mà Galadriel không trực tiếp ngăn chặn Sauron ngay từ ban đầu vẫn là một thắc mắc của rất nhiều người. Có thể cũng giống như ở thời đại thứ nhất, Galadriel cho rằng việc đánh bại được các Ainur là nằm ngoài khả năng của người Elves.
Lúc Sauron công khai hiện thân và tấn công Eregion bằng binh lực, Celebrimbor đã đưa cho Galadriel một trong 3 chiếc nhẫn sức mạnh của người Elves là chiếc nhẫn nước Nenya. Trong thời kỳ mà Sauron còn đang mạnh mẽ, Galadriel thường cất giữ chiếc nhẫn Nenya bởi bà sợ rằng nếu sử dụng nó thì sẽ gây thu hút đối với kẻ thù.
* Thời đại thứ 3
Sau khi Sauron bị thất bại trước Liên minh cuối cùng và Nhẫn Chúa bị thất lạc, Galadriel mới dám sử dụng quyền năng của chiếc nhẫn Nenya vào việc phục hồi và tạo ra các bùa phép bảo vệ cho vùng đất Lothlorien. Mãi đến năm 2463 của thời đại thứ 3, nữ hoàng mới lần đầu tiên thể hiện hành động quyết liệt trong việc chống lại Sauron bằng cách triệu tập và thành lập ra Hội đồng Trắng. Vai trò của nữ hoàng trong hội đồng là rất quan trọng mặc dù ý muốn đưa Gandalf lên thành người đứng đầu Hội đồng Trắng của bà đã không thành. Khi nhân vật Necromancer ở Dol guldur được hé lộ thân phận là Chúa tể bóng tối Sauron, Galadriel cùng với các thành viên của Hội đồng Trắng đã tấn công vào pháo đài đen và trục xuất được ông ta về Mordor. Đến thời điểm này, Nhẫn Chúa đã bắt đầu xuất hiện trở lại ở Trung Địa và nữ hoàng tiếp tục lui về Lothlorien để bảo vệ cho nơi đây tránh khỏi những thế lực tay sai của phe bóng tối.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Vào cuối thời kỳ Nhẫn chiến, Lothlorien từng tiếp đón các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn đi ngang qua đây. Những thành viên trong đoàn được đưa tới trung tâm Caras Galadhon và có vinh dự được gặp gỡ với nữ hoàng Galadriel và lãnh chúa Celeborn.
Sau khi tiếp đón cả đoàn, nữ hoàng đã dẫn Sam và Frodo đến Mặt gương thần để cho họ nhìn vào đó. 2 người Hobbit đều cảm thấy hoảng sợ khi nhìn thấy những hình ảnh xuất hiện trong mặt gương. Vào lúc mà Frodo đang cảm thấy nặng nề và hoang mang với nhiệm vụ của cậu thì nữ hoàng giơ chiếc nhẫn Nenya ra cho cậu xem, thế rồi một cảm giác thôi thúc Frodo có ý muốn giao lại Nhẫn Chúa cho nữ hoàng bởi cậu kính nể con người quyền năng đang đứng trước mặt mình.
Thế nhưng Galadriel không chấp nhận lời đề nghị từ Frodo mặc dù chính bà cũng thừa nhận rằng việc sở hữu Nhẫn Chúa đã từng là một khao khát mãnh liệt của mình. Tuy nhiên, nữ hoàng đã vượt qua được thử thách của chính bản thân bởi nếu chiếm hữu được Nhẫn Chúa thì sẽ chỉ đi theo đúng con đường của Sauron.
".. và giờ đây rốt cục đã tới chuyện này. Cậu muốn đưa ta chiếc Nhẫn một cách tự nguyện! Thay thế cho Chúa tể bóng tối, cậu sẽ dựng nên một Nữ chúa. Nhưng ta sẽ không hắc ám, mà xinh đẹp và khủng khiếp như Bình Minh và Đêm Thẳm! Đẹp đẽ như Biển cả và Thái dương và tuyết trên đỉnh núi! Khủng khiếp như Bão tố và Sấm chớp! Mạnh hơn cả nền móng làm nên mặt đất. Tất cả sẽ yêu mến ra rồi tuyệt vọng! "
Rồi nữ hoàng nói với Frodo rằng là bà đã vượt qua được thử thách, sẽ chối bỏ chiếc Nhẫn và chấp nhận số phận để đi về phương Tây. Khi Đoàn hộ Nhẫn rời khỏi Lothlorien, nữ hoàng tặng cho mỗi thành viên một món quà riêng và một chiếc áo choàng Elf. Ngoài ra, bà còn cung cấp cả thuyền và những đồ đạc đi đường cho họ. Bánh mỳ đi đường Lembas cũng được tặng rất nhiều để dùng làm lương thực trên đường đi.
Trong số các món quà thì đặc biệt phải nói đến 3 sợi tóc mà nữ hoàng đã tặng cho người lùn Gimli. Mái tóc của Galadriel luôn là một tặng phẩm mà ngay cả những người ở thiên giới Aman cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ, nhiều người cho rằng ánh sáng của 2 cây thần đã ngự trong mái tóc đó từ rất lâu, Feanor cũng đã từng ngỏ ý muốn được xin những sợi tóc tuyệt đẹp trên mái tóc đó nhưng bà đã từ chối và không cho ông ta ngay cả 1 sợi. Khi Gimli ngỏ ý, ông được nữ hoàng tặng đến 3 sợi tóc quí giá, niềm vinh dự này có lẽ chính Gimli cũng không thể hiểu được hết.
Bên cạnh đó, nữ hoàng còn tặng cho Frodo một lọ nước thần có chứa trong đó ánh sáng của ngôi sao Earendil. Nó về sau đã giúp cậu ta rất nhiều trong chuyến hành trình tiến vào Mordor. Aragorn thì được nữ hoàng trao lại viên tiên thạch mà Arwen, cháu bà, đã nhờ gửi gắm.
Sau khi Đoàn hộ Nhẫn lên đường, Galadriel luôn đứng sau để giúp đỡ họ. Chính bà là người đã kêu gọi Chúa tể đại bàng Gwahir bay tới đỉnh Celebdil để giải cứu cho Gandalf, ở Lothlorien, bà đã chữa trị hồi phục cho ông và vận lên người ông một bộ áo khoác mới màu trắng. Sau này, nữ hoàng còn gửi lời gợi ý cho Aragorn về Con đường Người chết cũng như chuyển lời kêu gọi tới nhóm Tuần du phương Bắc để họ đến hỗ trợ cho Aragorn. Trong thời gian diễn ra chiến dịch tấn công Gondor, Sauron cũng tung lực lượng của mình tới Lothlorien nhưng đều gặp thất bại trong cả 3 lần tiến công. Sau khi đẩy lui được cuộc xâm lược của kẻ thù, nữ hoàng và lãnh chúa đã kết hợp với vua Thranduil ở Rừng U Ám để mở một đợt tấn công quyết định vào pháo đài Dol Guldur. Tại trận chiến, nữ hoàng đã sử dụng sức mạnh bão tố của mình để đánh sập hoàn toàn pháo đài ma quỷ này.
Sau khi Sauron bị đánh bại, Galadriel cùng lãnh chúa Celeborn đã đi tới Minas Tirith để tham dự lễ kết hôn giữa Aragorn và Arwen. Sau đó, họ đi thăm một lượt các nơi từng xảy ra chiến tranh và trên hành trình, họ có cơ hội để gặp gỡ với TreeBeard và Saruman. Do quyền lực của các chiếc Nhẫn đã bị tan biến sau sự hủy diệt của Nhẫn Chúa, thời gian còn lại cho người Elves là không nhiều, nữ hoàng sống ở Lothlorien cho tới năm 3021 của thời đại thứ 3 trước khi lên đường tới Bến cảnh Xám để thực hiện cuộc hành trình trở về thiên giới Aman.
* Về cá nhân
Thuở trẻ, lúc còn ở Aman, Galadriel luôn được ca tụng bởi vẻ đẹp mà đặc biệt là ở mái tóc, thứ luôn tỏa ra ánh sáng lung linh kết hợp giữa ánh vàng và bạc. Nhiều người nói rằng ánh sáng của 2 cây thần Valinor như đang ngự trị trong mái tóc đó và nó có thể chính là nguồn cảm hứng cho Feanor trong việc tạo ra những báu vật Silmaril. Galadriel còn được miêu tả như là người cao nhất trong số các phụ nữ Elf với số đo vào khoảng 1m93. Ngoài vẻ đẹp ngoại hình thì Galadriel còn được nhiều người đánh giá là một trong những nhân vật xuất chúng nhất của người Noldor và mang trong tính cách một nét tổng hợp hài hòa của 3 gia tộc lớn là Finarfin, Fingolfin và Feanor. Giống như cha mình là Finarfin, Galadriel có trong mình sự thông thái, sáng suốt và nhân hậu, bà cũng mang đặc điểm mạnh mẽ và quyết đoán của Fingolfin, rồi cuối cùng là cả tính uyên bác, tham vọng, kiêu hãnh và ưa nổi loạn của Feanor.
Hồi ở Aman, Galadriel dành nhiều thiện cảm cho Fingon, con trai của Fingolfin, rồi về sau bà lại lấy lãnh chúa Celeborn, cả 2 đều được đánh giá là những con người phúc hậu và nghĩa hiệp, đây có thể là dạng tính cách đàn ông được bà ưa thích nhất. Feanor là bác của Galadriel nhưng bà không ưa gì ông bởi tính ông vốn kiêu căng và lạnh lùng. Lúc gặp Gimli, nữ hoàng đã cho Gimli đến 3 sợi tóc của bà, điều đó cho thấy Galadriel thực sự thích những con người thuần hậu và ngay thẳng.
Lúc còn trẻ, tham vọng của bà là khá lớn, bà vẫn tôn trọng các Valar nhưng lại muốn đi tới Trung Địa để tìm kiếm một thứ tự do thoải mái hơn về quyền lực. Cho đến lúc gặp Frodo, Galadriel nói rằng là bà cũng từng rất khao khát có được Nhẫn Chúa nhưng bà đã vượt qua được chính mình. Qua việc vượt qua thử thách này, Galadriel đã chứng minh được sức mạnh tự chủ của bà là lớn hơn rất nhiều so với Saruman.
Một thời gian dài sống ở Trung Địa, tính ngông cuồng thời trẻ của Galadriel đã giảm đi nhiều mà thay vào đó là một sự điềm tĩnh. Galadriel bẩm sinh đã có được khả năng nhìn thấu được tâm tư của con người nên bởi thế mà những kẻ có tà tâm thường cảm thấy hoang mang khi nhìn thẳng vào mắt bà. Đối với những kẻ xấu thì nữ hoàng trông thật lạnh lùng và đáng sợ nhưng đối với người tốt thì họ lại nhìn bà như một con người nhân ái, cao quý và thánh thiện. Chính sự nhân ái của nữ hoàng đã để lại cho Gimli 1 ấn tượng vô cùng tốt đẹp về người Elves, bất kỳ ai dù vô tình hay cố tình xúc phạm đến nữ hoàng thì đều phải nhận lấy thái độ phản ứng quyết liệt từ Gimli. Vua Eomer khi đến Minas Tirith và nhìn thấy nữ hoàng Galadriel cùng Arwen, ngài đã rất kinh ngạc bởi không tin được là trên đời lại có những con người đẹp đẽ và cao quý đến nhường ấy.
* Sức mạnh và quyền năng
Galadriel ẩn chứa trong mình rất nhiều những quyền năng phép thuật nhưng chúng không được bộc lộ nhiều trong chiến tranh. Một vài người nói rằng, bà là người có phép thuật mạnh vào hàng bậc nhất trong số các Noldor và là ngang ngửa với Feanor. Tất nhiên về kỹ năng chiến đấu thì vua Fingolfin có lẽ vẫn là mạnh nhất. Khi đến Trung Địa, bà còn kết bạn thân thiết với nữ hoàng Melian của Doriath và có thể đã học được rất nhiều khả năng từ vị Maiar này.
Quyền năng phép thuật của Galadriel trong tiểu thuyết còn được bộc lộ qua những báu vật của bà như chiếc nhẫn Nenya và Mặt gương thần. Qua chiếc nhẫn, nữ hoàng cho thi triển những phép thuật hồi sinh và ban phát sự sống cho các sinh vật tại Lothlorien, ngoài ra thì nơi đây còn có những bùa phép bảo hộ rất mạnh mà chỉ có Sauron với Nhẫn Chúa trên tay đích thân tìm đến thì mới có thể phá bỏ được. Còn qua Mặt gương thần, nó cho phép nữ hoàng có thể nhìn thấy được những sự việc ở các nơi xa xăm hoặc cao hơn là còn có thể nhìn thấy được cả những việc sẽ xảy ra trong tương lai hoặc đã xảy ra trong quá khứ.
Sức mạnh trong chiến đấu của Galadriel thể hiện chính trong 2 lần tấn công vào pháo đài Dol Guldur nhưng cũng không có ghi chép nào nói về việc bà đã thi triển sức mạnh đó như thế nào. Trong nhiều trò chơi, nhiều hãng sản xuất đã gán cho Galadriel sức mạnh điều khiển bão tố và lốc xoáy bởi có lẽ họ dựa vào việc nữ hoàng trong tiểu thuyết đã tự
gọi mình là vị nữ hoàng khủng khiếp hơn cả bão tố và sấm chớp.'
LEGOLAS
" Anh ta trông cao như một thân cây trẻ, thanh thoát nhưng hết sức mạnh mẽ, có khả năng rút cung nhanh như chớp và dễ dàng bắn hạ được một Nazgul, toàn thân Legolas toát ra một luồng sinh khí vô tận của người Elves, quá vững trãi và quá khó để có thể làm bị thương, anh ta chỉ mang một chiếc giày nhẹ để đạp lên đá và vượt qua tuyết. Người bền bỉ nhất trong số tất cả các thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn. "
Legolas là một trong số 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn và được miêu tả nhiều trong bộ ba tác phẩm tiểu thuyết Chúa tể của những Chiếc Nhẫn. Anh là con trai của Vua Thranduil của xứ sở Rừng Âm U, một hoàng tử của Vương Quốc Đất Rừng, một sứ giả và là một xạ thủ điêu luyện. Với đôi mắt tinh tường, đôi tai thính nhạy cộng với khả năng bắn cung tài tình, Legolas trở thành một thành viên vô cùng có giá trị trong số tất cả các thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn. Trong số 9 người của Đoàn Hộ Nhẫn, Legolas về sau trở nên thân thiết nhất với Gimli bất chấp những xung khắc ban đầu xuất phát từ những mâu thuẫn xa xưa của 2 giống người Elves và Dwarves.
Legolas liệu có phải là con trai duy nhất của Vua Thranduil hay anh ta có phải là người thừa kế ngai vàng của Vương Quốc Đất Rừng hay không? Những điều này không được tác giả Tolkien nhắc tới.
* Hành trình đầu với Đoàn Hộ Nhẫn
Legolas là hoàng tử của Vương quốc Đất Rừng và được Vua cha Thranduil giao trọng trách làm sứ giả đại diện để đến tham gia vào hội đồng của lãnh chúa Elrond tại Rivendell vào năm 3018 của Thời đại thứ 3. Phần đời trước đó của Legolas không được đề cập rõ ràng trong các tác phẩm cũng như các bản ghi chú của tác giả Tolkien. Tại Hội đồng, Legolas đã mang đến tin tức về sự trốn chạy của Gollum, sinh vật nguy hiểm từng sở hữu Nhẫn Chủa, hắn đã bị giam cầm tại Vương Quốc Đất Rừng nhưng đã trốn thoát nhờ vào một sự trợ giúp bí ẩn nào đó. Anh cũng thông báo về những tình hình bất ổn tại xứ sở Rừng Âm U, nơi mà những thế lực đen tối đang ngày càng trỗi dậy và lấn át.
Khi Hội đồng quyết định lập ra Đoàn Hộ Nhẫn bao gồm 9 thành viên để đối chọi lại với Bộ Chín Nazgul, Legolas đã tình nguyện tham gia như là một đại diện cho tộc Elves và được chọn để trở thành một trong 9 thành viên của Đoàn.
Trong suốt hành trình đi tiêu hủy Nhẫn Chủ, đôi mắt tinh tường của Legolas luôn là một báu vật trong mắt 8 thành viên còn lại. Khi đi qua cơn bão tuyết ở Caradhras, Legolas còn chứng tỏ được anh là người bền bỉ nhất trong số tất cả, đạp đá, xuyên tuyết với đôi chân nhẹ tênh, cơn bão ghê gớm gần như không hề gây ảnh hưởng gì lên anh, anh vẫn thản nhiên, ung dung dẫn đầu nhóm với cảm giác hưng phấn " đi tìm mặt trời " của mình. Khi Gandalf tiến hành thảo luận về lối đi, Legolas nằm trong số những người phản đối đi qua lối Hầm Mỏ Đen Moria. Vào buổi sáng sau hôm thảo luận, Đoàn Hộ Nhẫn bị tấn công bởi lũ Sói ( Wargs ), Legolas đã giết được rất nhiều và giữ an toàn cho nhóm.
Khi đi qua Moria, Legolas là một trong những người bắn cung trúng quái vật nước Watcher để giải cứu cho Frodo và chính anh lúc ở tại Cây cầu Khazad-dum là người đầu tiên sau Gandalf nhận ra và gọi được tên của kẻ thù khủng khiếp đang đuổi theo họ là " Một tên Balrog của Morgoth.....". Sau khi thoát ra được Moria, Legolas cùng Đoàn Hộ Nhẫn đi tới lãnh địa của Lothlorien và được những người ở đây chào đón như là một trong những người họ hàng của họ. Lothlorien là một nơi vô cùng đẹp đẽ, bất kỳ ai cũng phải ngây ngất trước vẻ đẹp của nó, nhưng đối với Legolas, chốn này còn có ý nghĩa hơn thế. Đây cũng là lần đầu tiên mà Hoàng tử xứ Đất Rừng đặt chân tới Lothlorien.
Sau 1 thời gian ở tại Lothlorien, cuối cùng cũng đến lúc mà Đoàn Hộ Nhẫn phải rời đi, họ xuôi thuyền và cập vào một bờ đất gần dòng Anduin. Tại đây, trong đêm tối, Legolas đã phát hiện và bắn rơi một bóng đen khổng lồ đang bay ở phía trên bầu trời chỉ bằng một phát tên duy nhất, bóng đen cất tiếng kêu ghê rợn trước khi bị rơi xuống. Bóng đen đó về sau được hé lộ như là một trong những Nazgul đang cưỡi trên lưng của một con Đại Bàng Địa Ngục, lúc đó, hắn đang đi do thám. Gimli đã hết sức thán phục kỹ năng bắn cung của Legolas và giành tặng một lời khen hiếm có của mình cho người bạn đồng hành.
* Chia tách và hành trình tới Rohan
Tại Amon Hen, Đoàn Hộ Nhẫn đã bị tấn công bởi một đạo quân Orcs, họ bị chia cắt thành từng nhóm. Sau trận chiến, Frodo và Sam bỏ đi cùng nhau, Boromir hi sinh, Pippin và Merry thì bị nhóm quân Uruk-hai từ Isengard bắt đi. Legolas cùng với Aragorn và Gimli quyết định đuổi theo nhóm Uruk-hai để giải cứu cho 2 Hobbit trẻ. Họ ngay lập tức lên đường sau khi làm xong công việc mai táng cho Boromir.
Họ truy đuổi nhóm Uruk-hai cả ngày lẫn đêm cho đến tận vùng lãnh thổ của người Rohan. Tại đây, họ gặp Đệ Tam Thống Chế của Rohan là Eomer và được biết tin tức về nhóm Uruk-hai, toàn bộ chúng đã bị tiêu diệt trong đêm hôm trước đúng như linh cảm của Legolas trước đó. Họ đến nơi xảy ra trận xung đột và dò tìm dấu vết của 2 người Hobbit cho đến khi lọt vào cánh rừng Fangorn. Họ bất ngờ tái ngộ được với Gandalf, giờ đã đầu thai thành phù thủy Trắng. Yên tâm với số phận của 2 người Hobbit, họ cùng nhau đến Rohan để giúp những người tại đây chống đỡ lại mưu đồ xâm lược của Saruman ở Isengard.
* Tới Minas Tirith
Sau khi chiến đấu và giành chiến thắng tại Helm's Deep, Legolas lại tiếp tục cùng với Aragorn và Gimli tiến vào Con Đường của Người Chết, chính anh là người đầu tiên nhìn thấy những Người chết ở tại đây.
" Những Người chết đang đi theo. Tôi thấy những hình bóng của Con Người và cả lũ ngựa, những lá cờ mờ nhạt như mây khói, và những ngọn giáo tua tủa như những bụi cây mùa đông trong màn đêm mù. Những Người chết đang đi theo ".
Sau khi kêu gọi được Đội quân Người Chết, Legolas tiếp tục hành trình tới Minas Tirith và tham gia chiến đấu tại Trận Chiến trên Cánh Đồng Pelennor cùng với Gimli và những con trai của lãnh chúa Elrond. Sau trận chiến, Legolas bước vào Minas Tirth, anh vừa đi vừa hát một bài ca của tộc Elves và nói rằng nơi đây cần nhiều hơn những vườn cây.
* Tình bạn đẹp với Gimli
Trên hành trình của Đoàn Hộ Nhẫn, lúc ban đầu, Legolas rất hay có những cuộc cãi vã nhỏ với Gimli bởi trong quá khứ, 2 dân tộc của họ đã có những mâu thuẫn đáng tiếc với nhau kể từ thời của Vương quốc Doriath, nơi đã xảy ra cuộc chiến đầu tiên giữa 2 chủng loài Dwarves và Elves; rồi đến Cuộc Hành Trình Erebor, tại Rừng Âm U, cha của Legolas là vua Thranduil đã từng bắt và tống giam cha của Gimli là Gloin, một trong số 12 thành viên thuộc Nhóm đồng hành của Thorin Khiên Sồi.
Tuy nhiên, tình bạn giữa 2 người lại ngày càng trở nên thắm thiết và vô cùng gắn bó nhất là sau khi họ rời khỏi Lothlorien. Vẻ đẹp, sự mẫn tiệp và lòng nhân ái của Nữ Hoàng Galadriel đã làm mềm đi trái tim của Gimli, cũng từ đây, cái nhìn của Gimli về giống người Elves cũng đã thay đổi đi nhiều. Những cuộc cãi vã với người đồng hành Legolas cũng gần như không còn mà thay vào đó, họ dành cho nhau sự đồng cảm trong những cảm giác mất mát, thương nhớ những cái đẹp đã biến mất khỏi thế giới và cùng chia sẻ cho nhau những kiến thức, những tình yêu đặc biệt mà họ dành cho các vùng đất hay quê hương của mình.
Khi Legolas bắn rơi một Nazgul trong đêm tối gần dòng Anduin, Gimli đã dành lời khen đầu tiên của mình cho người bạn Elves. Tại Rohan, sau khi Eomer có lời lẽ đe dọa tới Gimli, chính Legolas đã tỏ ra tức giận và chĩa cung về phía Đệ Tam Thống chế của người Rohirihm cùng với câu nói: " Ngươi sẽ chết trước khi ngươi làm vậy ". Tại trận chiến Helm's Deep hay những trận chiến về sau, Legolas luôn luôn chiến đấu bên cạnh Gimli, họ còn cùng nhau thi xem ai giết được nhiều kẻ thù hơn.
Thứ tình bạn giữa 2 người là vô cùng hiếm có, gần như là có một không hai trong lịch sử 2 giống loài. Nó là thứ tình bạn chiến hữu vào sinh ra tử, cũng là thứ tình bạn chân thành xuất phát từ 2 tâm hồn đẹp đẽ thuần khiết, cũng là thứ tình bạn tri kỉ bởi đã cùng nhau đồng cảm trong rất nhiều những cảm xúc.
* Sau khi kết thúc chiến tranh
Sau khi Sauron bị đánh bại và Trung Địa được hòa bình, Legolas đã đến Minas Tirith để tham dự lễ đăng quang và lễ kết hôn của Vua Aragorn Elessar, chiến hữu thân thiết ở Đoàn Hộ Nhẫn. Sau đó, để thực hiện lời hứa với Gimli, Legolas lại tiếp tục đến Helm's Deep để cùng Gimli thăm quan lại Những hang động Lấp Lánh, rồi cùng nhau họ lại đến thăm khu rừng Fangorn trước kia. Khi mà Vua Thranduil đi tới Vùng đất bất tử, Legolas cùng một vài người thân cận chuyển tới Ithilien để giúp hồi phục những rừng cây đã bị tàn phá tại nơi đây.
Sau sự ra đi của Vua Aragorn Elessar, ở Ithilien, Legolas tự tay làm ra một chiếc thuyền, và qua dòng Anduin, anh ta rời khỏi Trung Địa và đi tới Vùng đất bất tử ở phía Tây xa xôi. Tình bạn mãnh liệt với Gimli đã thúc đẩy Legolas làm một việc chưa từng có tiền lệ trước kia đó là mời một người Dwarves đi theo mình trong hành trình tới Thiên giới Aman; Gimli đồng ý đi theo Legolas và trở thành người Dwarves đầu tiên và duy nhất có được vinh dự này. Vậy là tình bạn tuyệt vời giữa Legolas và Gimli đã kết thúc bằng một cái kết trọn vẹn như vậy. Số phận của 2 người về sau không còn được nhắc tới.
* Về tính cách
Legolas là Hoàng tử của Vương quốc Đất Rừng, anh sinh ra và lớn lên giữa cộng đồng người Elves Silvan ( Tiên Rừng ), anh mang những thói quen văn hóa của họ nhưng lại có một chút sự lập dị và khác biệt. Sự khác biệt có thể đến từ việc Legolas là một người thuộc hoàng tộc Thranduil, dòng dõi này có nguồn gốc từ Người Elves dòng Sindar, vốn được cho là thông thái và cao quí hơn so với các Tiên Rừng. Sindar cũng là dòng Elves rất mạnh mẽ ở Thời đại Đầu tiên của thế giới.
Giống như các người thuộc dân tộc mình thì Legolas dành một sự tôn trọng và một tình yêu lớn đối với thiên nhiên mà đặc biệt là cây cối và những tán rừng. Khi ở tại Fangorn, Legolas đã tỏ ra rất quyến luyến nơi đây và anh đã trở lại sau khi kết thúc chiến tranh. Anh cũng tới Ithilien để làm hồi sinh những tán rừng bị hủy hoại tại đây.
Legolas là một người nhân ái và dành sự quan tâm lớn cho những bạn của mình như Aragorn hay Gimli. Tuổi tác của Legolas không được nhắc đến, tuy nhiên, có thể cam chắc rằng anh sống lâu hơn Aragorn hay bất kỳ một thành viên nào khác trong Đoàn Hộ Nhẫn ( Trừ Gandalf, bởi ông là một Maiar ).
Các fan của Tolkien sau khi phân tích những dữ kiện đã đưa ra giả thiết rằng, nhiều khả năng Legolas được sinh ra sau năm 1000 của Thời đại thứ 3. Năm 3018, Legolas đến tham gia vào hội đồng của Elrond, có đôi khi, anh thường dùng cụm từ " những đứa trẻ " để ám chỉ những người bạn đồng hành của mình mặc dù bọn họ cũng không hề ít tuổi. Có thể đưa ra một con số ước chừng là Legolas lúc đó đã vào khoảng 2000 tuổi. Một điều nhận thấy ở tiểu thuyết là đôi khi, trong cách cư xử với những người khác, Legolas hơi có biểu hiện trịch thượng kiểu bề trên, điều này có thể là do bởi tuổi tác chênh lệch của anh ta so với những người đó.
Legolas theo ngôn ngữ Sindarin có nghĩa là Lá Xanh. Lúc tại Rivendell, anh được miêu tả như là một chàng Elves đẹp đẽ, thanh thoát và mạnh mẽ trong bộ trang phục màu nâu và xanh lá cây.
* Vũ khí và kỹ năng
Legolas thường không mặc giáp, anh chỉ mặc một bộ trang phục mỏng cùng một đôi giày gọn nhẹ, vai đeo cung tên và bên hông có giắt một cặp dao dài kiểu người Elves. Anh ta thích tiêu diệt những kẻ thù từ khoảng cách xa bằng cung tên và đôi khi cũng sử dụng cặp dao của mình để cận chiến. Tại Lothlorien, Legolas được nữ hoàng Galadriel tặng cho một chiếc Cung của Galadhrim và một Áo trùm phép của người Elves.
Chiếc cung mới của Legolas được đánh giá là tốt hơn so với chiếc cung cũ. Thân cung được làm từ gỗ lõi của thân Cây thần Marloon còn dây cung được bện từ tóc của chính Nữ hoàng Galadriel. Thân cung có trọng lượng là 150 pound (khoảng 70 kg), có khả năng bắn ra một mũi tên có độ sát thương chết người từ khoảng cách 400 yards ( khoảng 365 mét ), với dây cung từ tóc của Galadriel, mũi tên bắn ra cũng bay đi với tốc độ cao hơn và chính xác hơn bình thường.
Cung Galadhrim kết hợp với khả năng xạ tiễn điêu luyện vốn có đã khiến Legolas trở thành một cung thủ cực kỳ nguy hiểm và được cho là ngang ngửa với Beleg Cuthalion, người anh hùng lừng danh trong Thời đại Thứ nhất.
* Trong điện ảnh
Trông bộ ba điện ảnh Chúa Nhẫn hay trong The Hobbit của đạo diễn Peter Jackson, kỹ năng chiến đấu của Legolas được thể hiện rất ấn tượng qua các đoạn chiến đấu tại pháo đài HornBurg ( Helm's Deep ), đoạn một mình tiêu diệt Mumakil tại Trận chiến Pelennor, hay gần nhất là đoạn chiến đấu trên sông cùng với nhóm người đào tẩu của Thorin.
Trong một bữa tiệc mừng thắng trận ở đầu bộ phim phần 3 Sự Trở về của Đức Vua, Legolas cũng đã thử tham gia vào một cuộc thi uống rượu và là người chiến thắng cuối cùng. Trong khi Gimli cùng những người khác đều đã đầu hàng thì Legolas lúc đó mới chỉ cảm thấy " có chút tê tê ở đầu ngón tay" và một cảm giác gì đó hơi là lạ.
Trong tiểu thuyết Anh chàng Hobbit, Legolas không hề được nhà văn Tolkien nhắc tới nhưng nhân vật này vẫn xuất hiện kể từ phần 2 của loạt phim The Hobbit cũng của đạo diễn Peter Jackson. Gương mặt của Legolas ở phần này trông có vẻ lạnh lùng và tàn nhẫn hơn so với Bộ 3 Chúa Nhẫn trước đó. Có thể vì ý đạo diễn muốn làm cho gương mặt của Legolas trông có nét giống với Vua Thranduil hơn và cũng để thể hiện rằng các Tiên Rừng sống tại Rừng Âm U cũng có gì đấy kém thông thái và nguy hiểm hơn so với các họ hàng ở nơi khác. Hoặc cũng là cho thấy sức ảnh hưởng đen tối của thế lực Sauron lên những người sống tại Rừng Âm U.
Sự xuất hiện của Legolas trong The Hobbit là một sự thêm thắt của đạo diễn Peter Jackson nhưng đó là một sự thêm thắt khá có lý. Bởi Legolas là hoàng tử của Vương Quốc Đất Rừng và gần như là chiến binh thiện chiến nhất của Rừng Âm U, không có lý gì mà anh ta lại không tham gia vào những sự kiện hay những trận chiến quan trọng của vương quốc trừ khi lúc đó anh ta đang đi vắng.
Ngoài chuyện này thì còn có 1 lí do khác đó là tính câu khách của bộ phim sẽ cao hơn bởi Legolas chính là một trong những nhân vật có lượng fan cao nhất trong dòng Chúa Nhẫn. Việc được tái ngộ với chàng hoàng tử tộc Elves quả thực là một điều đáng mong chờ đối với những người hâm mộ dòng phim.
GLORFINDEL
Glorfindel là một tiên chúa hiển hách và đầy sức mạnh còn xuất hiện tại Trung Địa cho đến hết thời đại thứ 3. Ông ở tại Rivendell cùng với lãnh chúa Elrond và trở thành người bảo vệ đắc lực cho xứ sở này. Glorfindel lần đầu xuất hiện trong Chúa nhẫn là ở chương " Phi như bay đến Khúc cạn " trong tập 1 của loạt tiểu thuyết, đoạn xuất hiện của ông được tả như sau:
" Đột nhiên một con ngựa trắng xuất hiện trong tầm mắt, lấp loáng sáng giữa vùng bóng tối và phi vun vút. Trong buổi chiều chạng vạng, dây cương ngựa rung rinh tỏa sáng, như thể được cài trên đó những viên ngọc sáng tựa ngàn sao. Áo choàng của người kỵ sĩ tung bay sau lưng, và mũ trùm được hất ngược ra sau, mái tóc vàng óng ả lấp lánh bay trong gió. Frodo thấy như có ánh sáng trắng chiếu sáng từ trong thân hình và y phục của người kỵ sĩ .... ngôn ngữ của ông ta và giọng nói sang sảng rõ ràng không cho phép họ mảy may ngờ vực; kỵ sĩ chính là một người thuộc dòng giống Elves. Không ai khác sinh sống trong thế gian rộng lớn này lại có giọng nói nghe đẹp đẽ nhường ấy."
Về thân thế của Glorfindel thì vẫn chưa có sự đồng quán hoàn toàn về việc liệu có phải chính ông là nhân vật Glorfindel, chỉ huy của gia tộc Hoa vàng tại vương quốc Gondolin ở cuối thời đại thứ nhất hay không? thắc mắc này từng được đặt ra với tác giả Tolkien nhưng ông đã mất trước khi kịp đưa ra lời giải thích chính thức.
Với những người có ý kiến là 2 người khác nhau thì họ gọi ông là Glorfindel của Rivendell để phân biệt với người anh hùng cùng tên của thời đại thứ nhất. Số lượng người có quan điểm cho rằng 2 người là một thì phổ biến hơn rất nhiều. Có lời đồn cho rằng ban đầu thì Tolkien định để cho Glorfindel ở Gondolin là tổ tiên của Glorfindel ở Rivendell, tuy vậy, sau khi nghĩ lại thì tên của người Elves là rất đặc biệt và gần như trong cùng 1 dòng dõi là không có chuyện trùng tên nhau, chính bởi vậy mà Tolkien đã biến đổi nội dung để cho 2 người là một.
Theo đó thì Glorfindel ở Rivendell chính là người anh hùng ở thời đại thứ nhất đã được các Valar hồi sinh và gửi trở lại Trung Địa giống như cái cách mà Gandalf được gửi trở lại là phù thủy Trắng.
* Xuất thân nguồn gốc
Xuất thế của Glorfindel chưa bao giờ được đề cập tới rõ ràng ngoài việc ông ở tại Gondolin và là người đứng đầu của gia tộc Hoa vàng, 1 trong 12 gia tộc lớn nhất của vương quốc. Nhiều suy luận chỉ ra rằng Glorfindel có thể là một vương tôn hoàng tử thuộc Gia tộc Finarfin, bởi ông là một trong những người đầu tiên bên cạnh vua Turgon, con trai của Fingolfin, là những người cùng thành lập ra vương quốc Gondolin. Ông cũng thường mặc 1 bộ giáp trắng cùng kiếm trắng giống với các vị vua như Fingolfin, Finarfin hay Turgon. Một điểm đặc biệt nữa là ông có mái tóc vàng óng hơi tỏa ánh bạc, một yếu tố đặc trưng của những người thuộc gia tộc Finarfin. Nếu giả thuyết này là chính xác thì Glorfindel có quan hệ họ hàng với nữ hoàng Galadriel, con gái của Finarfin.
Trong tập 1 của loạt Chúa Nhẫn, Gandalf cũng từng nói với Frodo: " cháu đã thấy trong một chốc hình hài của ngài trong thế giới bên kia; một người thuộc Lứa Đầu dũng mãnh và là một tiên chúa thuộc hoàng gia ".
Cụm từ " FirstBorn ", tức " Lứa đầu " được dùng cho Glorfindel cũng từng gây tranh luận về cách hiểu chính xác về ý nghĩa của nó. Một cách hiểu thông dụng có nghĩa là Glorfindel thuộc lứa người Elves thức tỉnh đầu tiên tại Trung Địa trong Kỷ nguyên Cây thần. Và một cách hiểu khác có nghĩa là ông thuộc lứa những chiến binh tài năng trong thời kỳ hoàng kim của người Elves ở Thời đại thứ nhất. Dù là gì thì ông vẫn là một người có địa vị cao quý.
Glorfindel đã từng sống tại Aman, ông không tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri tại Alqualonde và đến Trung Địa cùng với nhóm người của Turgon. Điều đó cho thấy ông là một người thuộc dòng Noldor.
* Thời đại thứ nhất
Khi Aredhel, chị của vua Turgon, muốn rời khỏi Gondolin thì bên cạnh bà có 1 đoàn hộ tống bao gồm 3 mãnh tướng là Glorfindel, Ecthelion và Egamoth. Dưới mệnh lệnh của Aredhel, họ du hành về phía Nam để tìm kiếm Những con trai của Feanor. Đoàn người từng xin cư trú tại vương quốc Doriath nhưng đã bị từ chối. Họ tiếp tục chuyển hướng tới Ered Gorgoroth và trên hành trình thì bất ngờ bị lạc mất Aredhel. Những con cháu của Nhện chúa Ungoliant đã tấn công Glorfindel cùng những người đi theo khiến họ phải quay trở lại Gondolin mà không có Aredhel.
Trong Trận chiến ở Gondolin, Glorfindel cùng với đạo quân của gia tộc Hoa vàng đã tham gia chống chọi với cuộc tấn công khủng khiếp của phe Morgoth vào thành phố. Sau khi vua Turgon bỏ mạng và Gondolin bị sụp đổ, Glorfindel đã chiến đấu để giúp cho những người sống sót có thể chạy thoát được. Khi đoàn người sơ tán chạy tới gần bờ vực, họ bị phục kích bởi một đạo quân Orc mà dẫn đầu mà một tên Balrog. Để cứu mọi người, Glorfindel đã anh hùng chiến đấu với kẻ thù, ông đâm trúng bụng tên Balrog chỉ huy và đẩy hắn ra bờ vực. Với chút sức tàn, tên ác quỷ đã nắm lấy mái tóc của Glorfindel và kéo ông cùng ngã xuống vực với hắn. Chúa tể đại bàng Thorondor đã bay xuống vực để mang xác của ông lên chôn cất, ở trên mộ của ông mọc lên những cánh hoa vàng, nhiều khả năng là Celandine, loài hoa mà lúc còn sống, Glorfindel đã rất yêu thích.
Giống như các người Elves khác, khi chết đi, linh hồn của Glorfindel sẽ bay đến Những tòa sảnh của Mandos để nghe phán xét.
* Thời đại thứ 3
Có thể Glorfindel đã được gửi lại tới Trung Địa cùng với nhóm phù thủy Istari ở đầu thời đại thứ 3. Ông được cử đến Rivendell để hợp sức với lãnh chúa Elrond. Trong sự sụp đổ của vương quốc Arnor ở phương Bắc, vào thời điểm cuối của cuộc chiến, Glorfindel cũng từng xuất hiện với danh nghĩa là một trong 3 thống lĩnh cầm đầu đội quân liên minh Gondor – Rivendell tới Forrnost để đánh đuổi Vua phù thủy xứ Angmar. 2 thống lĩnh khác của liên minh là lãnh chúa Elrond của Rivendell và hoàng tử Eanur của Gondor.
Tại trận chiến Fornost, liên minh đã giành chiến thắng. Vua phù thủy trong trận chiến đã từng thách thức Eanur 1 cách đầy khiêu khích nhưng Glorfindel đã kịp thời ngăn cản hoàng tử xứ Gondor. Lời nói của ông được biết tới như là một lời tiên đoán về số phận của Vua phù thủy trong một tương lai xa:
" Trong bước đường cùng, Vua phù thủy ngồi chiễm chệ trên con ngựa đen trước mắt chúng tôi ... khi chúng tôi phi lên trước, hắn nhận ra là tất cả hi vọng đã tan biến .... Tiếng thét căm phẫn đầy ghê tởm của hắn làm xương sống của chúng tôi lạnh buốt, thế rồi hắn vội vã quay lưng và giục ngựa bỏ chạy vào vùng bóng tối ... Earnur cũng nhanh chóng phi lên trước để truy đuổi hắn ... Nhưng tôi sau đó đã nhận ra được sức mạnh của hắn ... chúng tôi từng nghĩ rằng hắn chỉ là một người Numenor Đen có quyền phép nhưng giờ hắn đã là một Nazgul ... kẻ đứng đầu của Bộ Chín và là bề tôi chết chóc nhất của Chúa tể bóng tối Sauron .... Tôi giơ tay lên và nói to với Earnur .... Đừng truy đuổi hắn, hắn sẽ không dám trở lại vùng đất này đâu ... còn rất lâu nữa mới tới thời điểm bại vong của hắn, và hắn sẽ không bị gục ngã dưới tay của bất kỳ một người đàn ông nào ".
Lời tiên đoán của Glorfindel về sau đã thành sự thật. Phải đến tận cuối của thời đại thứ 3 thì Vua phù thủy mới bị tiêu diệt bởi một phụ nữ và một Hobbit. 2 người đó là Eowyn, quận chúa xứ Rohan và Merry, 1 người trong số 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
1000 năm sau trận đánh với Vua phù thủy, Glorfindel xuất hiện để giúp Frodo tới được Rivendell. Lúc bấy giờ, ông cưỡi một con ngựa trắng có tên là Asfaloth, nó có vẻ hiểu tiếng người và phi rất nhanh. Glorfindel cũng có khả năng chữa trị vết thương mặc dù không linh diệu bằng lãnh chúa Elrond. Ở khúc sông gần Rivendell, các Ma Nhẫn Nazgul từng đụng độ với Glorfindel và chúng tỏ ra khá e dè trước sức mạnh của ông qua lời kể lại của Gandalf. Chính Glorfindel đã dồn các Ma Nhẫn còn lại ở phía trên bờ sông vào dòng lũ phép của lãnh chúa Elrond.
Lúc ở tại bữa tiệc đón khách, Frodo nhìn thấy Glorfindel ngồi ngang hàng bên cạnh lãnh chúa Elrond và Gandalf. Glorfindel cũng là một thành viên của Hội đồng Trắng. Trong suốt hội nghị của Elrond, Glorfindel đã gợi ý đến việc ném chiếc Nhẫn Chủ xuống biển sâu, tuy nhiên, ý kiến này không phải là quyết định cuối cùng của hội đồng. Trong lần cân nhắc đầu tiên về 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn, Glorfindel đã định là một trong số đó nhưng về sau đã có sự thay đổi.
Sau khi Sauron bị đánh bại, Glorfindel cùng với những con trai của Elrond đã tới tham gia vào lễ kết hôn của Aragorn với Arwen. Số phận về sau của ông không được nhắc tới, nhưng nhiều khả năng là ông đã cùng với những người Elves tại Rivendell lên thuyền để trở về với Aman.
* Trong điện ảnh và trò chơi điện tử
Glorfindel cũng xuất hiện trong bộ ba tác phẩm điện ảnh Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson nhưng vai diễn của ông là rất mờ nhạt, thậm chí là không để làm gì. Trong tập 1 của loạt phim, đoạn Glorfindel đi cứu Frodo tới Rivendell đã được thay thế bởi nhân vật Arwen, con gái của lãnh chúa Elrond. Trong đoạn cuối tại lễ đăng quang của Aragorn ở bộ phim phần 3, Glorfindel cũng có xuất hiện, ông đứng đằng sau Legolas và hơi chếch 1 chút ở phía trước Arwen. Trước đó, ở cảnh đoàn người Elves di tản về phía Bến cảng Xám, Glorfindel cũng được nhìn thấy khi đang đi bên cạnh của Arwen vào lúc nàng ta chợt nhìn thấy một ảo ảnh về Eldarion, con trai của mình trong tương lai.
Trong trò chơi chiến thuật Battle for Middle-Earth II và kể cả bản mở rộng của nó, thì Glorfindel bắt đầu xuất hiện như là một anh hùng mới mà người chơi có thể điều khiển. Trong bản gốc, Glorfindel là nhân vật anh hùng chủ đạo thuộc loạt chơi Campaign của phe tốt. Hình ảnh của Glorfindel được thiết kế trong game khá giống với lời miêu tả trong tiểu thuyết, chỉ có khác một chút là mái tóc lại mang màu bạch kim hoàn toàn chứ không phải là vàng óng. Trong trò chơi, có 2 nhân vật duy nhất mang 1 luồng hào quang trắng tỏa ra từ cơ thể chính là Glorfindel và Galadriel.
Trong phần Campaign, Glorfindel cùng với Gloin, cha của Gimli, đã đẩy lui một cuộc tấn công của binh đoàn Goblin vào Rivendell, tiếp đà đó, họ cùng dẫn các chiến binh đi hỗ trợ cho các khu vực khác ở Trung Địa đang bị phe Sauron tấn công. Trận đánh cuối cùng là tại pháo đài Dol Guldur, nơi mà cuối cùng đã bị nữ hoàng Galadriel dùng phép thuật để đánh sập.
Trong game, nhân vật Glorfindel có 1 vài câu nói được lồng tiếng ví dụ như: " I was sent back to serve the House of Elrond " ( có nghĩa là " Ta được gửi trở lại để phục vụ cho Ngôi nhà của Elrond " ) hay " I returned to protect the free people of Middle-Earth " ( có nghĩa là " Ta đã trở lại để bảo vệ những dân tộc tự do của Trung Địa " ). Qua đó thì có thể thấy là ekip làm game đã thiên về quan điểm cho rằng Glorfindel của Rivendell chính
là Glorfindel ở Gondolin được gửi trở lại Trung Địa để thực hiện một sứ mệnh mới.
FINGOLFIN
Fingolfin là Đức vua tối cao dòng Noldor đời thứ 2 sau khi Feanor qua đời tại Beleriand. Ông là một trong số 4 người con của đức vua Finwe có với Indis và là em cùng cha khác mẹ với Feanor ( Đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên tại Beleriand ). Ông là người sáng lập ra gia tộc Fingolfin, một gia tộc có địa vị rất cao trong số các gia tộc ở Trung Địa. Những người con trai của vua Finwe đều rất xuất chúng và mạnh mẽ nhưng Fingolfin được cho là người mạnh nhất, kiên định nhất và anh dũng nhất trong số họ. Con ngựa thần Rochallor của ông cũng rất nổi tiếng.
* Cuộc đời tại Valinor
Fingolfin được sinh tại Tirion thuộc Valinor trong thời điểm Buổi ban trưa của Valinor. Mặc dù không chiếm được thiện cảm trong trái tim của Feanor nhưng Fingolfin vẫn sống hòa thuận với người anh cùng cha khác mẹ của mình qua nhiều thế kỷ, chỉ cho đến khi Melkor xuất hiện và gây ly gián thì quan hệ giữa 2 người mới trở nên vô cùng tồi tệ. Melkor tung tin đồn rằng các anh em nhà Fingolfin có âm mưu lật đổ Feanor để giành lấy quyền thừa kế ngai vàng khiến cho rất nhiều người đã tin vào điều này.
Lời đồn đại đã đến tai của Feanor và khiến cho ông vô cùng thịnh nộ. Ông mau chóng tới Tirion, giáp mặt với Fingolfin và rút kiếm ra để đe dọa em trai của mình. Sau hành động này, Feanor bị các Valar trục xuất tới Formenos. Với sự vắng mặt của Feanor thì Fingolfin đã được vua Finwe chỉ định là người thừa kế ngai vàng của dòng Noldor. Mặc dù vậy, mối bất hòa giữa 2 người đã được xoa dịu vào nhiều năm sau. Các Valar đã đứng ra dàn xếp và Fingolfin đã chịu thừa nhận Feanor là người đứng đầu dòng Noldor.
Sau khi vua Finwe bị giết và những Silmaril bị đánh cắp bởi Melkor, Feanor đã triệu tập người Noldor và thuyết phục họ đi tới Trung Địa để truy đuổi kẻ thù, rất nhiều người đã đi theo ông ta mà trong đó có cả gia tộc Fingolfin và gia tộc Finarfin.
* Đến Trung Địa
Fingolfin dẫn đầu một đoàn người Noldor hùng hậu nhất khi họ rời Aman để đến Trung Địa. Mặc dù, Fingolfin biết rằng việc rời khỏi Aman là một hành động không mấy khôn ngoan nhưng ông thực sự không muốn bỏ rơi những người đi theo Feanor. Ông đi cùng họ đến bờ biển của Aman, nhìn thấy gia tộc Feanor tàn sát những người anh em Teleri để cướp thuyền nhưng gia tộc của ông không can dự vào việc này. Do số lượng thuyền có hạn nên đoàn người của Feanor sẽ đi trước tới Trung Địa rồi sau đó sẽ đến đoàn người của Fingolfin. Thế nhưng, sau khi đến Trung Địa, những chiếc thuyền đã bị hủy và đoàn người của Fingolfin bị bỏ lại ở phía sau. Không còn cách nào khác, đoàn người của Fingolfin đành phải chuyển hướng băng qua vùng đất băng giá Helcaraxe để đi tới Trung Địa.
Sau hành trình đầy khổ sở và mất mát qua Helcaraxe, đoàn người của Fingolfin cuối cùng đã tới được Trung Địa vào đúng thời điểm Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện. Ngay từ khi mới đặt chấn lên vùng đất mới, họ đã bị tấn công bởi lũ Orc tại Lammoth, người Noldor đã giành chiến thắng nhưng họ bị mất đi Argon, người con trai út của Fingolfin. Fingolfin chạy đến trước những cánh cổng của Angband và thách thức phe bóng tối nhưng Morgoth vẫn ở yên bên trong. Thấy vậy, Fingolfin bèn cùng với người của mình đi tới bờ phía Bắc của hồ Mithrim.
Sau khi con trai của Fingolfin là Fingon giải cứu được Maedhros, con trưởng của Feanor, người đã bị bắt bởi Morgoth thì Maedhros đã chuyền ngôi vị Đức vua tối cao dòng Noldor lại cho Fingolfin. Vùng đất mà Fingolfin trị vì tại Trung Địa là Hithlum nằm ở phía Bắc hồ Mithrim. Vào năm 20 của Thời đại thứ nhất, Fingolfin cho tổ chức Mereth Aderthad, một đại hội nổi tiếng trong lịch sử, nơi qui tụ tất cả những đại diện dòng Elves cao quý nhất tại Trung Địa.
Sau khi đánh bại quân Orc tại Dagor Aglerab ( trận chiến vinh quang ), Fingolfin duy trì cuộc vây hãm Angband trong gần 400 năm, đem lại một thời kỳ yên ổn và thắng lợi cho phe liên minh tự do ở Trung Địa. Thế nhưng, vào một thời điểm bất ngờ sau 400 năm bị vây hãm, Angband đã phản kích đột ngột bằng Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ khiến cho quân đội Beleriand không kịp trở tay. Rất nhiều người đã bị chết và bỏ chạy, thế vây hãm đối với phe bóng tối đã không còn và tình thế đã bị đảo ngược nhanh chóng.
Trong thế tuyệt vọng, Fingolfin đã một mình phi ngựa tới Angband và thách thức Morgoth ra đấu tay đôi với ông.
* Trận so tài với Chúa tể bóng tối
Hôm đó, Fingolfin mặc một bộ giáp trắng, một tay cầm gươm trắng Ringil, một tay cầm chiếc khiên báu và cưỡi ngựa trắng Rochallor tới trước cổng của pháo đài Angband để khiêu chiến với Chúa tể bóng tối Morgoth. Với thế thượng phong trên chiến trường, Morgoth hoàn toàn tự tin để bước ra ngoài đối mặt với Fingolfin. Morgoth nhìn đối thủ bé nhỏ dưới chân mình và không khỏi cảm thấy mỉa mai bởi ngay cả đối với các Valar, ông ta cũng không cần phải e ngán bởi ông ta là kẻ mạnh nhất, còn mạnh hơn cả họ, vậy mà một tên người Elf lại dám cả gan thách thức ông ta so tài một đối một. Morgoth tung một tràng cười nhạo báng và chấp nhận lời thách đấu của Fingolfin. Chúa tể bóng tối bước ra khỏi Angband trong một bộ giáp đen cùng với chiếc búa Grond khổng lồ.
2 đối thủ bắt đầu bước vào một cuộc so tài có một không hai trong lịch sử. Fingolfin đã chứng tỏ được ông là người mạnh nhất trong số những người Noldor, sự anh dũng và kỹ năng chiến đấu của ông đã khiến cho Morgoth phải vô cùng chật vật. Chúa tể bóng tối giáng những nhát búa uy lực vào Fingolfin nhưng vị vua người Noldor vẫn nhanh nhẹn né tránh được, ông 7 lần chém bị thương đối thủ của mình bằng thanh kiếm Ringil khiến cho Morgoth vô cùng tức tối. Nhưng Valar Mandos đã từng cảnh báo rằng không một người Elves nào có thể đối chọi lại nổi sức mạnh của 1 Ainur như Morgoth.
Trong trận chiến, Fingolfin đã 3 lần bị quật ngã nhưng ông đều đứng dậy được và tiếp tục chiến đấu. Đến lần cuối cùng, Morgoth đã dốc toàn bộ sức mạnh của mình để đánh ngã Fingolfin và kết liễu ông. Trong chút sức lực cuối cùng, Fingolfin đã dồn sức để chém đứt bàn chân của Morgoth khiến ông ta vô cùng đau đớn. Thịnh nộ dâng trào, Morgoth mang xác của Fingolfin về cho lũ Sói ma cào xé nhưng Chúa tể Đại bàng Thorondor đã lao xuống mổ trúng mắt của ông ta và cứu xác của Fingolfin mang về Gondolin.
Turgon, con trai của Fingolfin đã lập mộ cho ông tại Gondolin và Fingon, trong cơn đau buồn, đã tiếp nhận ngai vị Đức vua tối cao dòng Noldor thay cho cha mình. Mặc dù Fingolfin đã bị Morgoth giết chết nhưng không một bài ca chiến thắng nào được hát lên bởi lũ Orc vì sự dũng mãnh của ông trước Chúa tể bóng tối, đã để lại trong chúng một ấn tượng vô cùng kinh sợ. Về phần của Morgoth, ông ta bị nhiều vết sẹo, bị đứt một chân và hỏng mất 1 con mắt sau khi kết thúc trận chiến này, những vết thương đó không thể phục hồi lại được và sẽ đi theo ông ta cho đến hết cuộc đời.
FEANOR
Feanor là một hoàng tử người Elves dòng Noldor sống tại thiên quốc Valinor của các Valar. Feanor là con trai trưởng của Đức vua Finwe dòng Noldor còn mẹ của ông là nữ hoàng Miriel. Feanor là một người cực kỳ xuất chúng trong số những người Elves, ông là học trò giỏi nhất của Thần thợ rèn Aule với các kỹ năng chế tác báu vật siêu việt mà sản phẩm nổi tiếng nhất chính là những báu vật Silmaril, ông cũng là một tay kiếm, một chiến binh vô cùng tài giỏi và còn là người sáng tạo ra ngôn ngữ Tengwar. Những quả cầu Palantir cũng là những sản phẩm do Feanor tạo ra. Ông được nhìn nhận như là người tài ba nhất trong các lĩnh vực về nghệ thuật và học thuật, nhưng đồng hành với tài năng luôn là sự kiêu ngạo và tự phụ, chính những nhược điểm này đã gây ra tai họa cho Feanor và những người xung quanh ông.
* Thuở trẻ
Mẹ của Feanor là nữ hoàng Miriel đã mất rất nhiều sức lực sau khi sinh ra ông, bà đến khu vườn Lorien để nghỉ ngơi rồi tách hồn đi mất. Đức vua Finwe sau sự ra đi của bà đã tái hôn với Indis và sinh ra 4 người con là Fingolfin,Finarfin,Findis và Irime. Feanor vốn từ nhỏ thiếu đi sự chăm sóc của mẹ mình là Miriel, bản thân ông cũng không có thiện cảm với người mẹ kế là Indis cùng những anh chị em cùng cha khác mẹ của mình, bởi vậy mà Feanor thường sống đơn độc và không mấy hòa hợp với đại gia đình Finwe.
Lúc trưởng thành, Feanor kết hôn với Nerdanel, con gái của Mahtan và cùng nhau họ sinh ra 7 người con trai.
* Tạo ra những Silmaril
Feanor sống trong Kỷ nguyên Cây thần của Valinor, ông thu lấy những ánh sáng huyền bí từ 2 Cây thần để tạo ra 3 viên ngọc có một không hai trên trần gian, chúng được gọi là những báu vật Silmaril. Feanor luôn tự hào và kiêu hãnh về những Silmaril, ông luôn đeo nó trên người để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần kỳ của chúng. Về sau, Feanor cất giấu chúng vào một nơi bí mật vì ông nghĩ rằng các Valar và nhiều người Elves khác có ý đồ chiếm đoạt chúng từ ông. Đây không phải là sự thật bởi các Valar chưa bao giờ thèm khát những Silmaril, một số trong họ còn nhìn thấy trước mối hiểm họa có thể nảy sinh từ những báu vật này và muốn chúng bị tiêu hủy.
* Bị lừa dối bởi Melkor
Sau 3 thời đại bị giam cầm, Chúa tể bóng tối Melkor được thả tự do và bắt đầu gieo rắc tai họa lên Valinor. Ông ta bắt đầu bằng việc ly gián, kích động và chia rẽ mối quan hệ của người Elves dòng Noldor với các Valar cũng như là giữa chính họ với nhau. Feanor là mục tiêu lý tưởng của Melkor bởi ông là người kiêu ngạo, đa nghi và rất tham vọng. Dưới sự đầu độc của Melkor, Feanor ngày càng tỏ ra bất kính với các Valar, ông cũng đã thực hiện những hành động nổi loạn đi ngược lại ý chỉ của họ. Melkor còn kích động cả mối căm thù của Feanor với 2 người em trai cùng cha khác mẹ của mình là Fingolfin và Finarfin dẫn đến mối quan hệ giữa họ ngày càng xấu đi.
Các Valar lúc đầu khá rộng lượng với Feanor bởi họ yêu quí tài năng của ông và cho rằng ông chỉ nhất thời ngạo mạn, tuy nhiên, sau sự việc Feanor rút kiếm đe dọa Fingolfin thì các Valar đã buộc phải can thiệp, họ cho triệu Feanor đến để chất vấn và phát hiện ra chính Melkor là người đứng đằng sau sự nổi loạn này. Họ trục xuất Feanor tới Formenos và cho Valar Tulas đi truy bắt Melkor nhưng không tìm thấy ông ta.
Melkor thực chất đã đến Formenos để gặp gỡ và thuyết phục Feanor tặng những báu vật Silmaril cho ông ta, đến lúc này thì Feanor cũng đã nhìn ra được phần nào mưu đồ xấu của Melkor nên ông đã thẳng thừng cự tuyệt và đóng sầm cửa trước mặt của Chúa tể bóng tối. Điều này khiến cho Melkor vô cùng tức giận và phát sinh ý định trả thù người Noldor từ đây.
Lúc bấy giờ ở Valinor, do sự vắng mặt của Feanor mà Fingolfin đã được đức vua Finwe chỉ định là người thừa kế ngai vàng dòng Noldor. Các Valar biết rằng điều này sẽ làm cho trái tim của Feanor muộn phiền và chỉ làm tăng thêm mối bất hòa trong hoàng tộc Noldor, vậy nên họ cho mời cả Fingolfin và Feanor cùng đến Valimar để giảng hòa. Fingolfin đã hơi miễn cưỡng đưa tay ra cho Feanor và công nhận địa vị của ông ta như một người anh trưởng.
* Báu vật Silmaril bị đánh cắp
Melkor sau khi phá hủy 2 Cây thần đã đột nhập vào Formenos, giết chết đức vua Finwe và đánh cắp tất cả những báu vật tại đó mà trong số đó có cả những báu vật Silmaril. Sau khi thực hiện hành vi tội ác thì Melkor đã chạy trốn trở về Trung Địa cùng với các chiến lợi phẩm.
Lúc này các Valar đang cố thuyết phục Feanor đưa cho họ những Silmaril để giúp hồi sinh 2 Cây thần bởi một phần ánh sáng của 2 cây nằm ở trong 3 viên ngọc này. Feanor đã đưa ra những lí lẽ để khước từ lời đề nghị này, ông nghĩ rằng mình nên được quyền tự do đưa ra quyết định và nói rằng nếu các Valar cứ bức ép ông giao ra những Silmaril thì họ cũng không khác gì so với Melkor. Cùng lúc đó, một sứ giả tới từ Formenos đã mang tới tin dữ về cái chết của vua Finwe và sự mất mát của những báu vật.
* Lời thề của Feanor
Feanor trước tội ác của Melkor đã vô cùng căm phẫn. Ông nguyền rủa cái tên Melkor thành Morgoth, có nghĩa là " Kẻ thù Đen tối " rồi tập hợp rất nhiều người Noldor và thuyết phục họ rời bỏ Valinor để lên đường tới Trung Địa truy đuổi Morgoth. Feanor còn cùng 7 người con của ông đã lập ra một lời thề sẽ đoạt lại những báu vật Silmaril bằng mọi giá và bất cứ kẻ nào chiếm hữu những báu vật sẽ đều là kẻ thù của gia tộc Feanor.
Feanor thuyết phục được rất nhiều người Noldor đi theo ông ta trong đó có cả gia tộc Fingolfin và gia tộc Finarfin.
* Lần nồi da nấu thịt đầu tiên
Feanor dẫn đầu đoàn người Noldor rời khỏi Valinor, lúc họ đến vùng bờ biển của Aman thì cũng là lúc cần đến những chiếc thuyền để vượt biển. Khu vực bờ biển và các con thuyền đều thuộc quyền kiểm soát của những người Elves dòng Teleri, họ rất trung thành với các Valar nên không đáp ứng yêu cầu cung cấp thuyền cho đoàn người của Feanor. Chính vì vậy mà Feanor đã đe dọa và cho người tấn công giết hại những họ hàng của mình nhằm cướp đoạt những chiếc thuyền của họ. Đây là lần nồi da nấu thịt đầu tiên trong lịch sử của người Elves. Người Teleri vì vậy mà cũng nuôi mối thù với người Noldor.
Số thuyền đánh cướp được của người Teleri là không đủ để đưa tất cả đoàn người Noldor tới Trung Địa nên chính Feanor cùng với những người trong gia tộc của mình đã dẫn đầu tốp đầu tiên đi mở đường. Họ đến được Losgar tại vùng đất Lammoth, phía Tây của Beleriand, nơi mà Morgoth cùng với Ungoliant đã đi ngang qua không lâu trước đó. Họ quyết định đốt những chiếc thuyền và bỏ mặc nhóm của Fingolfin lại phía sau. Điều này làm tăng thêm mối bất hòa giữa 2 gia tộc. Trong một phiên bản của Huyền sử Silmaril thì lại nói rằng Amras, 1 trong 7 người con của Feanor đã vô tình làm cháy những chiếc thuyền trong một cuộc chiến.
* Cái chết
Khi biết được là người Noldor đã đến được Trung Địa thì Morgoth đã cho một đạo quân của ông ta từ pháo đài Angband đi tấn công vào doanh trại của Feanor tại Mithrim. Trận chiến này được gọi là Trận chiến dưới các vì sao ( Dagor-nuin-Giliath ), bởi ở thời điểm này chưa có Mặt trời và Mặt trăng. Phe Noldor giành chiến thắng trước đội quân Orc của Morgoth và đẩy lui chúng đến gần Angband. Feanor, trong cơn thịnh nộ, đã tự mình tiến sâu vào khu vực phạm vi của Angband và bị phục kích bởi một lực lượng Balrog. Mặc dù rất giỏi, nhưng với chỉ 1 vài cận vệ ở quanh mình thì Feanor không thể cầm cự được lâu trước các Balrog. Cuối cùng ông đã bị Gothmog, chúa tể Balrog chém trọng thương.
Khi biết được là người Noldor đã đến được Trung Địa thì Morgoth đã cho một đạo quân của ông ta từ pháo đài Angband đi tấn công vào doanh trại của Feanor tại Mithrim. Trận chiến này được gọi là Trận chiến dưới các vì sao ( Dagor-nuin-Giliath ), bởi ở thời điểm này chưa có Mặt trời và Mặt trăng. Phe Noldor giành chiến thắng trước đội quân Orc của Morgoth và đẩy lui chúng đến gần Angband. Feanor, trong cơn thịnh nộ, đã tự mình tiến sâu vào khu vực phạm vi của Angband và bị phục kích bởi một lực lượng Balrog. Mặc dù rất giỏi, nhưng với chỉ 1 vài cận vệ ở quanh mình thì Feanor không thể cầm cự được lâu trước các Balrog. Cuối cùng ông đã bị Gothmog, chúa tể Balrog chém trọng thương.
* Sau cái chết
Sau khi Feanor qua đời thì Maedhros, con trai của ông ta đã trở thành Đức vua tối cao dòng Noldor. Tuy nhiên, sau khi gặp Fingolfin, Maedhros đã trao lại tước hiệu này cho ông. Những người con của Feanor vẫn bị trói buộc bởi lời thề năm xưa và quyết tâm bằng mọi cách để lấy lại được những báu vật Silmaril. Lời thề này làm hại họ rất nhiều và những hậu duệ của gia tộc Feanor thường không có được những kết cục tốt đẹp.
Dù gì thì Feanor vẫn là một con người tài ba xuất chúng và có lý tưởng tiêu diệt Morgoth.
Ông cũng là Đức vua tối cao dòng Noldor đầu tiên ở Trung Địa và tên của ông trong tiếng
Quenya có nghĩa là " linh hồn của lửa ".
ELWING
Elwing hay Elwing Trắng, là con gái của Dior Tuấn tú và Nimloth. Nàng là em gái của cặp song sinh Eluréd và Elurín. Elwing cưới Eärendil Thủy thủ và trở thành mẹ của Elrond và Elros.
Elwing cùng với các anh của mình được sinh ra tại một ngôi nhà gần Lanthir Lamath và sống tại đó cho đến khi cha mình trở về Doriath thừa kế vương vị.
Khi những người con của Fëanor tấn công Doriath, cả gia đình nàng hoặc bị giết hoặc bị thất lạc, nhưng Elwing cùng với viên Silmaril được những gia thần trung thành dẫn đến lánh nạn tại cảng Sirion.
Tại đây Elwing đã gặp và kết hôn với Eärendil. Nàng sinh được một cặp song sinh đặt tên là Elrond và Elros. Elrond sau đó cưới Celebrian con gái của lãnh chúa Celeborn và Galadriel của Lothlórien. Từ cuộc hôn phối này họ có ba người con là cặp song sinh Elladan và Elrohir cùng Arwen Undómiel, hoàng hậu tương lai của Gondor. Còn Elros trở thành vua đầu tiên của vương quốc người Númenor.
Năm 538 Kỷ Đệ Nhất, khi những đứa con của Fëanor tấn công cảng Sirion để đoạt viên Silmaril của Elwing. Họ bắt hai đứa con nàng nhưng khi thay vì giao ra viên Silmaril, Elwing gieo mình xuống Biển Lớn và biến thành một con chim trắng lớn nhờ vào phép thuật của thần Ulmo. Nàng mang theo món báu vật bay mãi cho đến khi gặp được con thuyền Vingilot của chồng mình. Elwing sau đó cùng chồng thực hiện cuộc hành trình vĩ đại về phía Tây để khẩn cầu các đấng Valar cứu thoát những dân tộc đang bị dày vò dưới ách thống trị của Morgoth.
Khi đến nơi, Elwing kiên quyết theo chồng đặt chân lên bờ biển, dù điều đó có thể dẫn đến đến cái chết của nàng. Trong khi Eärendil đến gặp các đấng Valar, Elwing đến Alqualondë gặp những các tiên Falmari (vốn là người Teleri chung nguồn cội với vua Thingol), kể cho họ nghe về lịch sử dữ dội của Beleriand và thuyết phục được họ cung cấp thuyền cho đội quân Valinor đến Trung địa. Khi các đấng Valar cho phép Eärendil và Elwing, vốn là các Á tiên, được lựa chọn cho mình số phận hoặc thuộc về Tiên tộc hoặc làm con người, Eärendil đã để vợ chọn cho cả hai. Vì những điều đã xảy ra với bà nội của mình là Lúthien, Elwing chọn được trở thành người của Tiên tộc và Eärendil cũng làm điều tương tự theo ý nàng.
Một tòa tháp trắng sau đó được xây nên làm nơi ở của Elwing. Tương truyền rằng nàng được loài chim dạy cho ngôn ngữ của chúng và nàng thường bay đến gặp chồng mỗi khi Eärendil hoàn tất chuyến hành trình hàng đêm của mình.
Cái tên Elwing được ghép từ các từ trong tiếng Sindarin el ("sao") và wing ("bọt nước").
CELEBRIMBOR
Celebrimbor là một hoàng tử Elf thuộc tộc Ñoldor, là hậu duệ cuối cùng của gia tộc Fëanor còn sót lại ở Middle-earth. Ông cai trị vương quốc Eregion và chính là người rèn nên ba chiếc Nhẫn Elves Quyền lực.
* Tiểu sử
Celebrimbor là con trai của Curufin. Curufin đứng thứ năm trong số bảy con trai của Fëanor (người tạo ra ba viên Silmaril trứ danh). Trong Kỷ thứ Nhất, Celebrimbor sống cùng cha ở Nargothrond, nhưng ông hoàn toàn không tham gia vào vụ tranh chấp đẫm máu của Curufin và Celegorm với Lúthien, Beren và Finrod (liên quan đến viên Silmaril). Ông không đồng tình với những việc làm của cha và chú, ông không đi theo khi Curufin và Celegorm bị trục xuất ra khỏi Nargothrond.
Sau khi Nargothrond bị rồng Glaurung tàn phá, ông lánh nạn tới vương quốc Gondolin và trở thành một thợ rèn châu báu tin cậy của vua Turgon.
Trong Kỷ thứ Hai, Celebrimbor sống ở Eregion và bắt đầu giao thiệp với những Người Lùn ở vương quốc Khazad-dûm (Moria). Cùng với Người Lùn Narvi, ông đã đúc nên Những Cánh cửa của Durin để bảo vệ cho Moria từ phía tây.
Năm 1500 Kỷ thứ Hai, Sauron ẩn mình dưới cái tên Annatar ('Chúa tể của quà tặng') và bắt đầu kiếm cách làm quen với các Elves Ñoldor của vùng Eregion. Hắn tự xưng là sứ giả của các Valar, đặc biệt là của thần thợ rèn Aule, hắn muốn truyền cho họ nghệ thuật đúc nhẫn. Celebrimbor không tin hắn, nhưng các thợ rèn ở Eregion thì bị mắc mưu và đã rèn cho hắn nhiều chiếc nhẫn, họ không biết rằng chỉ dẫn của hắn còn hàm chứa ma thuật đối với những chiếc nhẫn này.
Năm 1600 Kỷ thứ Hai, bản thân Sauron đã bí mật rèn ra chiếc Nhẫn Chúa có khả năng điều khiển tất cả những chiếc nhẫn thấp hơn. Nhờ vậy, hắn có thể chế ngự những kẻ đeo những chiếc nhẫn kia, và tiến tới chiếm lấy cả Middle-earth. Khi Sauron đeo chiếc Nhẫn Chúa vào tay và tuyên bố sự thống trị với tất cả những chiếc Nhẫn Quyền lực khác, các Elves mới nhận ra bộ mặt thật và ý đồ của hắn.
Celebrimbor và các Elves ở Eregion chống lại hắn bằng cách không đeo những chiếc nhẫn kia và giấu chúng đi. Ba chiếc Nhẫn Quyền lực mạnh nhất (sau Nhẫn Chúa) do chính tay Celebrimbor rèn nên: Vilya – Nhẫn Khí, Narya – Nhẫn Lửa, và Nenya – Nhẫn Nước. Vì vậy Sauron chưa từng được cầm chúng và hắn cũng không tha hóa được chúng. Tuy nhiên ba chiếc Nhẫn Elves vẫn phải chịu một sự ràng buộc nhất định với chiếc Nhẫn Chúa. Celebrimbor bí mật gửi chúng cho người khác để giữ an toàn cho chúng: Vilya và Narya gửi cho vua Gil-galad ở Lindon, Nenya gửi cho Galadriel.
Sauron trả đũa bằng cách tấn công vào Eregion và tận diệt vương quốc. Hắn bắt được Celebrimbor và tra tấn ông nhằm tìm ra chỗ giấu những chiếc nhẫn kia, nhất là ba chiếc Nhẫn Elves mà hắn vẫn thèm khát. Không chịu nổi sự hành hạ tàn khốc, Celebrimbor đã khai ra chỗ giấu của mười sáu chiếc nhẫn kém hơn. Sauron chiếm lấy chúng và đưa bảy chiếc cho Người Lùn, chín chiếc cho Con Người để thuần phục họ.
Tuy nhiên, Celebrimbor nhất quyết không khai ra chỗ giấu ba chiếc Nhẫn Elves. Ông chết trong sự tra tấn, kéo theo sự kết thúc của dòng trực hệ từ Fëanor (trừ Maglor, chú ruột của ông, con trai của Fëanor, mà không ai biết rõ kết cục ra sao sau khi đánh cắp viên Silmaril ). Thi thể của Celebrimbor bị bắn đầy tên và bị treo lên một chiếc cọc để thị uy khi quân Sauron tấn công vào các Elves.
* Di sản
Celebrimbor là một trong những thợ rèn tài ba nhất của Middle-earth, có lẽ Celebrimbor được thừa hưởng tài năng từ ông nội là Fëanor. Ông đã tự tay rèn nên ba chiếc Nhẫn Elves Quyền lực mà không có sự can thiệp của Sauron. Theo một số nguồn, ông còn rèn một bản sao của viên ngọc Elfstone để làm quà cho Galadriel, người mà ông vẫn thầm thương trộm nhớ.
* Tên gọi
Cái tên 'Celebrimbor' có nghĩa là 'Bàn tay bạc' trong tiếng Sindarin, dịch từ tên 'Telperinquar' trong tiếng Quenya mà người cha đặt cho ông. Nó bao gồm 'celebrin' ('như bạc') và 'baur' ('bàn tay', 'nắm đấm').
* Chuyển thể
Trong game 'The Shadow of Mordor', Celebrimbor xuất hiện như một hồn ma trợ giúp Ranger Talion trong sứ mệnh chống lại Sauron, vì ông thấy hối hận đã tạo ra những chiếc Nhẫn cho hắn. Tuy nhiên, trong bản game nhân vật Celebrimbor có hơi khác so với trong truyện: trong game ông rèn nên tất cả những chiếc Nhẫn Quyền lực, chứ không chỉ ba chiếc Nhẫn Elves; và ông thậm chí đã giúp Sauron trong việc rèn chiếc Nhẫn Chúa, vì ông tưởng rằng hắn sẽ dùng nó với mục đích tốt.
HALDIR CỦA LORIEN
Haldir là một Tiên rừng Lothlórien. Ông là một trong những hộ vệ bảo vệ biên giới phía Bắc của khu rừng. Haldir là người đã dẫn Hội đồng hành của Chiếc Nhẫn đến Caras Galadhon khi họ vừa đặt chân đến Lórien. Ông cùng những đồng đội của mình được mô tả là các Tiên khoác áo choàng xám và cư ngụ trên những mộc lâu hay còn gọi là talan trong tiếng Sindar hay flet theo Ngôn ngữ chung.
Khác với những người anh em của mình là Rúmil và Orophin, Haldir có thể nói rất sõi Ngôn ngữ chung vì ông thường chu du bên ngoài rừng Lothlórien.
* Tiểu sử
Ngày 15 tháng 1 năm 3019 Kỷ Đệ Tam, ông cùng các anh em bắt gặp Hội đồng hành gần Nimrodel ở bìa rừng. Haldir là người giao tiếp với Hội vì ông có thể nói được Ngôn ngữ chung. Haldir rất hoan nghênh Legolas vì chàng là một trong những người đồng tộc phương Bắc và ông cũng nhận ra Aragorn là người quen biết với phu nhân Galadriel. Khi chuẩn bị đưa cả đoàn vào Lórien thì bất chợt ông dừng lại khi nhận ra trong số họ có một Người lùn. Sau khi thảo luận với các anh em thì Haldir đồng ý để Gimli vào rừng với điều kiện ông phải bị bịt mắt. Tuy nhiên Hội đồng hành nhất trí nếu một người trong số họ bị bịt mắt thì tất cả sẽ cùng chịu bịt mắt theo. Các Tiên đành miễn cưỡng chấp nhận và tất cả tiến vào rừng.
Họ trải qua một đêm trên một mộc lâu. Đêm đó, nhóm của Haldir nghe thấy tiếng bọn orcs đi qua và chúng cố dụ họ đi xa khỏi Hội đồng hành. Khi ông trở về căn mộc lâu, Haldir bắt gặp một sinh vật lạ dưới gốc cây, mà Frodo đoán rằng hắn chính là Gollum.
Vào buổi sáng, Haldir làm một cây cầu treo cho cả đoàn để băng qua dòng Silverlode. Qua Merry Brandybuck, Haldir biết được Cảng Xám nằm về phía Tây của vùng Shire, và ông không giấu được nỗi khao khát được thấy Biển nhưng cũng vô cùng buồn bã khi nghĩ đến lúc phải rời xa khu rừng Lórien. Khi nhận được lệnh có thể bỏ băng bịt mắt cho cả đoàn, Haldir đã xin lỗi Gimli và chào đón ông với tư cách người lùn đầu tiên đến rừng Lorien kể từ thời đại của Durin.
Sau khi đưa được Hội đến Caras Galadhon, Haldir trở lại với nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc, tuy nhiên sau đó ông đã quay lại khi cả đoàn chuẩn bị rời Lórien để dẫn họ đến bờ suối Silverlode, nơi có sẵn những con thuyền đang đợi họ.
Số phận sau đó của Haldir không được nhắc tới. Có lẽ ông đã tham gia vào trận chiến bảo vệ Lórien khi kẻ địch từ Dol Guldur tấn công vào tháng 3 năm 3019. Ông cũng có thể là một trong những người lính vượt sông Anduin chiếm Dol Guldur sau khi Chiếc Nhẫn bị phá hủy. Số phận của Haldir trong cuộc Nhẫn chiến là không rõ. Nếu còn sống, có lẽ ông đã cùng dân tộc của mình vượt Biển đi về phía Tây.
* Trong điện ảnh
Trong bộ ba phim của đạo diễn Peter Jackson, vai Haldir được thể hiện bởi diễn viên Craig Parker trong hai tập phim The Fellowship of the Ring và The Two Towers.
Vai trò của Haldir trong phim được mở rộng hơn: Trong The Two Towers, ông cùng 200 Tiên khác được Elrond cử đến thành Helm's Deep. Họ đã cùng chiến đấu cầm chân quân Isengard cho đến khi một quả bom của kẻ thù được kích nổ và phá hủy tường thành. Khi ra lệnh cho người của mình rút về thành chính, Haldir bị đánh lén từ phía sau và ông ngã xuống bên cạnh những người đồng đội của mình. Sự hy sinh của các Tiên Lórien trong trận chiến đã giúp người Rohan cầm chân quân Isengard suốt đêm và cho họ thời gian cần thiết để chờ quân cứu viện đến.
Sau trận chiến, vua Theoden đã tổ chức một buổi lễ tôn vinh Haldir cùng những người đồng đội của ông. Họ được chôn cất trọng thể trong những gò mộ ở Edoras ở đầu phần The Return of the King. Người Tiên duy nhất còn sống sau trận chiến là Legolas, Hoàng tử Rừng âm u. Ý đồ nghệ thuật của đạo diễn Peter Jackson khi "giết" Haldir trong phim có lẽ là để kịch tính hóa sự hy sinh của Tiên tộc.
Trong truyện, Haldir không đến Helm's Deep. Tác giả Tolkien cũng không đề cập đến bất kỳ Tiên nào tại trận chiến ở thung lũng Helm trừ Legolas. Lực lượng các Tiên rừng Lórien chỉ được nhắc đến sơ qua khi họ tham gia trận chiến chống lại kẻ thù từ Moria và Dol Guldur.
Dù Haldir hy sinh trong phim của Peter Jackson, cái chết của ông không được đề cập trong bất cứ tác phẩm nào của tác giả Tolkien. Có khả năng ông sống sót qua cuộc Nhẫn chiến và sau đó cùng những người đồng tộc của mình đi về phía Tây.
* Trong video games
Haldir là một anh hùng của phe Tiên trong game Battle for Middle-earth II và bản mở rộng. Ông cũng xuất hiện trong phần chơi chiến dịch của game này.
Haldir là một nhân vật có thể mở khóa trong The Lord of the Rings: The Third Age của hệ máy Gameboy.
Haldir cũng là một nhân vật có thể mở khóa trong game Guardians of Middle-earth
Trong game The Lord of the Rings Online, Haldir ở tại căn mộc lâu của ông gần sông
Nimrodel.
EARENDIL
Eärendil Thủy thủ, một Peredhil (á tiên), là nhân vật quan trọng trong truyền thuyết về Kỷ Đệ Nhất. Chàng mang trong mình dòng máu của cả ba gia tộc của người Edain và là người đầu tiên đến được Aman trong Kỷ Đệ Nhất. Chàng đóng vai trò then chốt trong Cuộc chiến Thịnh nộ và đồng thời là tổ phụ của các Vua Númenor.
Eärendil là cha của Elros, vua đầu tiên của Númenor và Elrond, lãnh chúa xứ Rivendell.
* Tiểu sử
Eärendil là đứa con lai của Tuor và công chúa Idril con gái vua Turgon. Chàng sinh ra vào năm 503 Kỷ Đệ Nhất và lớn lên ở Gondolin. Vào năm Eärendil bảy tuổi, khi thành Gondolin sụp đổ, cậu may mắn thoát khỏi bàn tay của Maeglin. Cậu bé được gia thần của Idril là Hendor cõng chạy đến Arvernien tại cửa sông Sirion. Những người sống sót ở Gondolin và Doriath cũng đến định cư tại đây. Eärendil sau đó trở thành thủ lĩnh của những người ở Arvernien. Vào năm 530, chàng cưới Elwing con gái vua Dior Tuấn tú. Hai năm sau, họ sinh được hai người con là Elros và Elrond. Với sự giúp đỡ của Círdan, Eärendil đóng con tàu Vingilótë và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm cha mẹ mình - những người vốn đã vượt đại dương trước đó. Lúc này ở nhà, Elwing đang giữ viên Silmaril mà Beren đã đoạt được từ Morgoth. Điều này đến tai những người con của Fëanor và họ tấn công, tàn sát gần như toàn bộ những người ở Arvernien. Elwing không muốn rơi vào tay họ nên đã mang theo viên Silmaril gieo mình xuống biển.
Sau khi nghe về bi kịch tại Arvernien, Eärendil đã tìm đến Valinor, và chàng đã gặp lại Elwing trên đường đi. Eärendil trở thành người trần đầu tiên đặt chân lên Valinor. Sau đó chàng đến diện kiến các đấng Valar, cầu xin họ giúp đỡ loài Người và Tiên tộc ở Trung địa chống lại Morgoth; và các đấng Valar đã chấp nhận lời thỉnh cầu.
Bởi vì lời cầu xin của Eärendil là cho loài Người và Tiên tộc chứ không vì bản thân chàng nên thần Manwë không bắt chàng phải chết. Và bởi vì cả Eärendil và Elwing đều có nguồn gốc từ những cuộc hôn phối của Tiên và Người nên thần Manwe ban cho hai vợ chồng cùng các con quyền được chọn chủng tộc mà họ sẽ thuộc về (món quà này sau đó được truyền cho các con của Elrond Á tiên). Elwing đã chọn trở thành Tiên trong khi Eärendil muốn trở thành con Người; tuy nhiên thuận theo ý muốn của vợ, Eärendil cuối cùng cũng thuộc về Tiên tộc.
Các đấng Valar nghe theo lời thỉnh cầu của Eärendil đã mang một lực lượng hùng hậu đến Trung địa, lật đổ và bắt được Morgoth. Eärendil cũng tham gia trận chiến, chiếc thuyền Vingilótë của chàng được ban phước bởi các đấng Valar, bao bọc trong một ánh lửa trắng chói lòa và bay lên trời. Chàng cưỡi chiếc thuyền bên cạnh Chúa tể Thorondor cùng bầy đại bàng khổng lồ. Hợp sức với Thorondor, Earendil Thủy thủ đã hạ gục con rồng Ancalagon và khi thi thể của nó rơi xuống Thangorodrim, cộng với sức tàn phá khủng khiếp của Cuộc chiến Thịnh nộ đã hủy diệt Beleriand.
Eärendil sau đó sống tại Valinor và ánh sáng từ viên Silmaril trên vầng trán của chàng có thể được nhìn thấy như Ngôi sao đêm sáng nhất trời Tây xa xôi. Những người ở lại Trung địa đã gọi nó là Gil-Estel (Ngôi sao Hy vọng).
Bài ca về Eärendil, được viết bởi Bilbo Baggins, thường được cất lên tại những sảnh đường của Rivendell - ngôi nhà của của con trai Eärendil là Elrond.
* Dịch tên
Cái tên Eärendil trong tiếng Quenya có nghĩa là "Người yêu biển", xuất phát từ eä (biển) và hậu tố -ndil (bạn, người yêu). Tên-dòng-mẹ của chàng là Ardamírë (trang sức của Arda), xuất phát từ chữ mírë (trang sức) trong tiếng Quenya.
Tên Eärendil dịch theo ngôn ngữ Adûnaic là Azrubêl.
Eärendil được gọi bằng nhiều biệt hiệu như: Eärendil Á tiên, Eärendil Thủy thủ, Eärendil Người được ban phước và Eärendil Rực rỡ.
* Về nhân vật
Eärendil được miêu tả như sau:
"Đứa bé mang một vẻ đẹp tuyệt vời; da cậu trắng tựa ánh sáng còn đôi mắt xanh vượt cả bầu trời phương Nam, xanh hơn cả những viên ngọc bích đính trên y phục của thần Manwe. Trong khi Maeglin rất căm ghét sự ra đời của cậu thì Turgon và tất thảy mọi người đều lấy đó làm điều đáng mừng."
—The History of Middle-earth, The Fall of Gondolin
* Ý tưởng và sáng tạo
Năm 1914, tác giả Tolkien đã viết bài thơ Chuyến hải hành của Eärendil Sao đêm lấy cảm hứng từ bài thơ "Crist" của Cynewulf. Khi còn đang học tại Oxford, cụ đã phát triển một thứ ngôn ngữ mà sau này được biết đến là tiếng Quenya. Khoảng năm 1915 cụ muốn rằng thứ ngôn ngữ này phải có một lịch sử của riêng nó và cụ đã cho những Tiên mà Eärendil gặp trong chuyến hành trình sử dụng nó. Tác phẩm tiếp theo nói về huyền thoại này là Bài ca về Eärendil, bao gồm nhiều vầng thơ miêu tả Eärendil cùng chuyến hải trình và cách con tàu của chàng đã biến thành một ngôi sao. Cũng trong tác phẩm này, lần đầu tiên vùng đất Valinor và Cây vàng, Cây bạc được miêu tả.
Truyền thuyết về Eärendil của tác giả Tolkien có những yếu tố giống với huyền thoại Immram của người Celtic hoặc câu chuyện về Thánh Brendan trong đạo Thiên Chúa. Humphrey Carpenter trong cuốn tiểu sử về tác giả Tolkien đã nói rằng câu chuyện về
Eärendil đã bắt đầu huyền thoại của riêng Tolkien.
GIL-GALAD
Gil-galad hay Ereinion Gil-galad, con trai của Orodreth, là một Tiên thuộc tộc Ñoldor. Ông là Đức vua tối cao thứ sáu và cuối cùng của người Ñoldor ở Trung địa. Ông có nhiều biệt hiệu như Đại đế của các Tiên phương Tây, Vua của người Eldar, Vua của Lindon, Chúa tể của các Thượng tiên và Lãnh chúa Eriador.
Gil-galad là người quyền lực nhất trong Tiên tộc và được cả người Ñoldor và Sindar kính nể. Đó là lý do ông được xem như Đức vua tối cao của Tiên tộc ở Trung địa. Gil-galad và Elendil đã lập nên Liên minh cuối cùng của Tiên và Người, và ông lãnh đạo toàn thể Tiên tộc chiến đấu chống lại Sauron vào thời kỳ đó. Cái chết của ông đã đặt dấu chấm hết cho thời đại của những vương quốc của các Tiên Ñoldor tại Trung địa, mặc dù nhiều người Ñoldor vẫn còn ở lại Imladris vào Kỷ Đệ Tam.
* Kỷ Đệ Nhất
Gil-galad được sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ năm Kỷ Đệ Nhất. Ông và em gái Finduilas là con của Orodreth và một tiên nữ Sindar phương Bắc. Khi trận chiến Dagor Bragollach bắt đầu cuộc phản công của Morgoth diễn ra, ông vẫn còn là một đứa trẻ. Do đó cha ông đã gởi Gil-galad cùng mẹ đến lánh nạn tại cảng Falas của Círdan. Sau khi thành Minas Tirith thất thủ, con đường Sirion đã thuộc về quân đội của Morgoth tuy nhiên chúng vẫn bị cầm chân bởi các vương quốc Hithlum và Nargothrond hùng mạnh. Sau Trận chiến Muôn vàn nước mắt, Hithlum sụp đổ do đó không còn thế lực nào có thể cản bước quân thù. Chúng cũng thừa thế bao vây và đánh chiếm cảng Falas. Círdan, Gil-galad cùng nhiều Tiên khác phải lên thuyền rút chạy về đảo Balar. Họ cũng thành lập một cảng nhỏ tại cửa sông Sirion. Trong trận chiến Muôn vàn nước mắt, Đức vua Fingon hy sinh, quyền thừa kế thuộc về em trai ông là Turgon. Khi thành Gondolin sụp đổ, Gil-galad tiếp nhận vương vị và trở thành Đức vua tối cao của người Ñoldor. Tuy nhiên ông cùng Círdan vẫn nương náo tại đảo Balar và cảng Sirion cho đến thời điểm diễn ra Trận chiến Thịnh nộ đánh dấu sự kết thúc của Kỷ Đệ Nhất.
* Kỷ Đệ Nhị
Sau khi Beleriand bị phá hủy trong Trận chiến Thịnh nộ, Gil-galad thành lập vương quốc Lindon ở xa về phía Tây Bắc của Trung địa, nằm giữa dãy núi Lam và Biển Lớn quanh Vịnh Lhûn và sau đó các thành phố cảng Forlond, Harlond và Mithlond cũng được xây nên. Nhiều Tiên gồm cả người Ñoldor và Sindar đã tụ họp về dưới trướng của ông. Vào thời kỳ đỉnh cao của vương quốc, lãnh thổ của nó trải dài đến tận dãy núi Sương mù và bìa Tây của Rừng Xanh Vĩ Đại. Nhưng rồi lại xảy ra bất hòa giữa những người Ñoldor và nhiều người đã theo Celebrimbor rời Lindon lập nên vương quốc Eregion, mặt khác cũng do họ biết được mithril đã được phát hiện ở Khazad-dûm. Bên cạnh đó, một bộ phận dân Sindar và rất nhiều Tiên Nandor không muốn sống cùng người Ñoldor do tội ác họ từng gây ra và đã di cư về phương Đông đến Lothlórien hay Rừng Xanh.
Khi người của hoàng tử Númenor Aldarion đến Trung địa, họ thiết lập mối giao hảo với các Tiên. Vào năm 882 Kỷ Đệ Nhị, Gil-galad trao cho hoàng tử lá thư gởi cho phụ vương là Đức vua Númenor Tar-Meneldur. Ông cảnh báo nhà vua rằng bóng tối đang trỗi dậy ở phương Đông và cầu xin sự giúp đỡ. Khi Aldarion trở thành vua Tar-Aldarion của Númenor đã tặng cho Gil-galad những những hạt giống cây mallorn. Tuy nhiên chúng không mọc được ở vùng đất của ông nên Gil-galad đã tặng lại cho Galadriel trước khi bà rời Lindon. Bà gieo chúng ở Lindorinand và khi những cây mallorn mọc lên, mảnh đất này được gọi là Lothlórien nghĩa là xứ Lorien Hy Vọng.
Vào khoảng năm 1000 Kỷ Đệ Nhị, Sauron, dưới cái tên Annatar - "Thần Ban tặng" có ý định dụ dỗ tộc Tiên nhưng Gil-galad và Círdan không tin tưởng và khước từ hắn. Tuy nhiên Sauron lại được hoan nghênh ở vương quốc Eregion và thế là những chiếc Nhẫn quyền lực được tạo ra. Khoảng năm 1600 Sauron đúc chiếc Nhẫn Chủ. Đến năm 1695 hắn lộ rõ bộ mặt và tấn công vùng Eriador, bắt đầu cuộc chiến của tộc Tiên và Sauron. Celebrimbor cứu được Bộ Ba nhẫn và giao cho Gil-galad giữ Narya cùng Vilya trong khi Nenya được bảo vệ bởi Galadriel.
Sauron nhanh chóng chiếm được Eregion. Lực lượng Lindon dưới quyền Elrond được Gil- galad gửi đến cứu viện quá trễ và do quân số ít họ cũng phải rút về phía Bắc, nơi Elrond đã lập nên Imladris để cố thủ. Khi Sauron tung toàn lực tấn công Lindon hắn cũng cẩn thận để một đội quân mạnh phía sau để cầm chân Elrond.
Cuộc chiến diễn ra đến khi một hạm đội người Númenor cập bến Lindon. Với sức mạnh của quân liên minh, Sauron bị đẩy lùi và bại trận gần Sarnford và buộc phải rút lui về Tharbad để củng cố lực lượng. Nhưng chỉ huy của người Númenor là Tar-Minastir (lúc này vẫn chưa lên ngôi vua) đã đưa hạm đội xuôi dòng Gwathló đánh thọc sườn quân của Sauron và giành thắng lợi hoàn toàn. Sau cuộc chiến, tộc Tiên không còn bị mối nguy Sauron đe dọa suốt một thời gian dài. Trong thời gian này, Gil-galad đã giao hai chiếc nhẫn Narya và Vilya cho những người thân tín của mình là Círdan và Elrond.
Sau khi vương quốc Númenor sụp đổ, Elendil cùng các con đến Trung địa và thành lập vương quốc Gondor ở phương Nam và Arnor ở phía Bắc. Gondor bị tấn công bởi Sauron và Isildur con trai của Elendil phải chạy về phương Bắc. Sau đó Gil-galad đem quân giúp đỡ Elendil và cùng nhau họ lập nên Liên minh cuối cùng của Tiên và Người.
Mất vài năm để Liên minh xây dựng lực lượng nhưng rồi một khi sức mạnh đã đủ, họ hùng dũng hành quân đến Mordor và đánh bại kẻ thù trong trận chiến Dagorlad. Họ vượt qua đèo Cirith Gorgor và bao vây tháp Barad-dûr. Cuộc bao vây kéo dài bảy năm và đến những phút cuối Sauron buộc phải lộ diện. Bằng sức mạnh của mình, Chúa tể bóng tối phá được vòng vây và quân của hắn tiến về sườn Orodruin. Tại đó hắn mặt đối mặt với Elendil và Gil-galad. Sauron bị đánh bại nhưng cả Gil-galad và Elendil đều hy sinh trong trận chiến. Trong bức thư tịch mà Isildur để lại Minas Tirith trước khi khởi hành về phương Bắc, ông có viết rằng Gil-galad bị giết bởi sức nóng từ bàn tay của Sauron.
Thế là Gil-galad trở về Sảnh đường của thần Mandos mà không có vợ con, vì vậy dòng dõi những vị vua Ñoldor ở Trung địa cũng chấm dứt tại đây và Círdan trở thành lãnh chúa tiếp quản Lindon và Cảng Xám.
* Dịch tên
Gil-galad là một từ trong tiếng Sindar có nghĩa là "Ánh sao rực rỡ". Tên ông trong tiếng Quenya là Artanáro có nghĩa "Ngọn lửa mãnh liệt". Trong tiếng Sindar, Artanáro dịch thành Rodnor.
Ban đầu, Ereinion bị nhầm lẫn thành tên khai sinh của ông thay vì danh hiệu. Nó có nghĩa là "Dòng dõi các vị vua"
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Về nguồn gốc của Gil-galad có nhiều dị bản:
- Ông có một thời gian ngắn bị nhầm là dòng dõi của Fëanor.
- Trong Huyền sử Silmarillion và Unfinished Tales, ông là con của Fingon
- Một vài ghi chú trong History of Middle-earth nói rằng ông là con của Finrod Felagund. Trong đó cũng nói rằng Felagund đưa vợ con lánh đến Falas. Trong phiên bản này cũng nói Galadriel là con gái của Felagund và là chị của Gil-galad. Tuy nhiên sau đó tác giả Tolkien sau đó quyết định rằng Felagund không kết hôn và không có con.
- Trong một phiên bản khác, Angrod có một đứa con là Artaresto (sau gọi là Orodreth) được Finrod phong làm quốc quản và sau đó tiếp quản Nargothrond. Vợ ông là một Tiên nữ Sindar phương Bắc, và họ có hai người con là Finduilas và Gil-galad.
- Cuối cùng, cái tên Artaresto được thay bằng Arothir (Orodreth). Ông là cháu trai của Finrod và là cha của Gil-galad. Finduilas vẫn là con gái của Orodreth và là em gái của Gil- galad.
- Một ghi chú bên lề của tác giả Tolkien trong giai đoạn này (cuối thập niên 50) nói rằng Gil-galad có thể là con của Fingon. Chi tiết này được ghi nhận bởi các con của Tolkien và trong ấn bản Huyền sử Silmarillion, Christopher Tolkien khẳng định Gil-galad là con của Fingon. Sau trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, sau cái chết của Fingolfin, Fingon trở thành Đức vua tối cao của người Noldor và ông đã gởi Gil-galad lúc đó còn nhỏ đến Cảng Falas cho Círdan. Ý tưởng Gil-galad được gởi đến thành phố cảng được trích từ những ghi chép mà cụ Tolkien đã viết vào lúc ông cho Gil-galad là con của Finrod.
- Sau trận chiến Muôn vàn nước mắt, vương vị thuộc về em trai của Fingon là Turgon. Morgoth tấn công Falathrim và Cirdan cùng Gil-galad thoát được về đảo Balar. Khi tin tức về cái chết của vua Turgon và sự sụp đổ của thành Gondolin bay đến đảo, Gil-galad đã trở thành Đức vua. Trong chương "Aldarion và Erendis" của Unfinished Tales, tên của Gil- galad cũng được Tolkien con thay đổi để phù hợp với các chi tiết trong Huyền sử Silmarillion. Sau đó Christopher Tolkien đã thừa nhận trong The Peoples of Middle-earth rằng chi tiết Gil-galad là con của Fingon là lỗi biên tập của ông và không đúng ý của cố tác giả. Ông cũng nói rằng tốt nhất cứ để thân thế của Gil-galad không rõ ràng như vậy.
* Trên phim
Trong đoạn mở đầu, Gil-galad là một trong ba vị tiên mang Bộ Ba nhẫn. Sau đó là cảnh ông cầm cây giáo Aeglos chiến đấu trong trận chiến Liên minh cuối cùng của Tiên và Người. Tuy nhiên phân cảnh về cái chết của ông bị cắt. Vai Gil-galad được thể hiện bởi
diễn viên Mark Ferguson.
CELEBORN
Celeborn là lãnh chúa của Lothlórien. Vợ của ngài là Phu nhân Galadriel, Celeborn được cho là người thông thái nhất tộc Tiên ở Trung Địa cho đến cuối Kỉ Đệ Tam.
Trong suốt cuộc Nhẫn chiến, Celeborn đã giữ vững Lothlórien và dẫn đầu cuộc tấn công vào pháo đài của kẻ thù tại Dol Guldur. Celeborn ở lại Trung Địa 1 thời gian ngắn khi bước vào Kỉ Đệ Tứ nhưng sau đó ông cũng trở về Miền đất vĩnh hằng.
* Nguồn gốc
Celeborn từng là hoàng tử ở Doriath và là họ hàng với vua Thingol. Celeborn là cháu trai của người anh của vua Thingol - Elmo. Cha của Celeborn là Galadhon và ông có 1 người em trai là Galathil.
* Kỉ Đệ Nhất
Khoảng năm 52 của KĐ I, Galadriel đến Doriath, bà là 1 trong số những người Noldor đến Trung Địa với mong muốn được nhìn thấy những miền đất đai và cai trị 1 vương quốc của riêng mình. Galadriel đi cùng nhóm Tiên thứ 2 từ Aman cùng với Fingofin và Finrod. Celeborn và Galadriel đã gặp nhau ở đây, họ đem lòng yêu nhau và kết hôn. Khoảng thời gian Celeborn và Galadriel sống ở Beleriand ko rõ là bao lâu. Theo như 1 câu chuyện, họ đã rời Beleriand và băng qua Dãy Núi Xanh vào vùng đất Eriador trước sự kiện Nargothrond sụp đổ vào năm 495 KĐ I nhưng theo 1 câu chuyện khác thì họ vẫn ở lại Beleriand cho đến kết thúc KĐ I.
Vào năm 502 KĐ I, vua Thingol triệu tập những người Lùn thợ kim hoàn để trạm viên Silmaril vào chuỗi Nauglamir, chuỗi vòng cổ ngọc trong truyền thuyết của người Lùn. Những người Lùn thèm muốn chuỗi ngọc đặc biệt là viên Silmaril, họ yêu cầu vua Thingol trao nó lại cho họ. Khi Thingol từ chối họ đã giết ngài và đoạt cả chuỗi vòng lẫn viên ngọc quí. Những người thợ kim hoàn bị truy đuổi và giết hạ bởi những người Tiên ở Doriath, chuỗi vòng đã được người Tiên đoạt lại. Tuy nhiên 2 trong số người Lùn đó đã trốn thoát và trở lại Nogod ở Dãy Núi Xanh, họ tập hợp lại sức người để tìm cách trả thù người Tiên ở Doriath. 1 đội quân người Lùn đã tấn công Doriath và đánh bại được Tiên, họ mag chuỗi ngọc đi 1 lần nữa nhưng Beren đã giành lại nó.
Doriath vắn tắt lại là đc con trai của Beren thừa kế - Dior Eluchíl, nhưng những người con trai của Feanor lại đến với mục đích cố giành đc viên Silmaril. Dù con gái Dior là Elwing đã trốn thoát vs viên Silmaril nhưg Dior vẫn bị giết còn Doriath bị tàn phá và bỏ hoang. Celeborn bắt đầu mất lòng tin vào người Lùn kể từ đó. Vai trò của ông trong những sự kiện trên là ẩn số dù trong 1 nguồn thông tin có viết rằng ông đã trốn thoát lúc Doriath bị cướp phá.
KĐ I khép lại với Trận chiến thịnh nộ và việc Morgoth bị đánh bại. Beleriand bị phá hủy và đắm chìm xuống biển khơi. Rất nhiều người Noldot đã trở lại miền đát bất tử với sự ân xá của các Valar nhưng Galadriel và Celeborn vẫn ở lại Trung Địa.
* Kỉ Đệ Nhị
Celeborn và Galadriel chắc chắn đã có thời gian sống tại Lindon – miền đất quanh biển ở phía Tây Dãy Núi Xanh. Đại đế Gil-Galad là ngưới cai trị miền đất đó. Tuy nhiên có rất nhiều người Tiên cũng thuộc dòng Sindar như Celeborn ở Harlindon – 1 phần của Lindon phía Nam Gulf of Lune, và có lẽ ông đã cai trị 1 miền đất ở đây dưới quyền Gil-galad. Vào thời điểm nào đó trong những năm đầu của KĐ II, Celeborn và Galadriel được cho là đã di chuyển về phía đông tiến vào Eriador với 1 số lượng người Tiên theo họ. Họ có thể đã cư ngụ 1 thời gian ở gần hồ Evendim. Người con gái của Celeborn và Galadriel -

Celebrian củng ra đời trong thời điểm này. Họ lại tiếp tục di chuyển về phía Đông 1 lần nữa trong khoảng những năm 700 KĐ II vì Galadriel cảm nhận đc cái ác đag lớn dần ở Trung Địa mà bà nhận thấy trách nhiệm của mình phải đối đầu với nó.
Vương quốc Eregion đc thành lập vào năm 750 KĐ II, Galadriel và Celeborn cũng từng sống tại đây 1 thời gian dài cùng với Celebrimbor và các Tiên thợ rèn. Người Tiên của Eregion đã giao thiệp với người Lùn ở Khazad-dûm gần đó nhưng Celeborn vẫn hoài nghi về người Lùn và ko bao giờ bước vào Khazad-dûm, dẫu rằng người Lùn ở đó ko có liên quan gì đến sự sụp đổ của Doriath. Tiên xứ Eregion cũng có mối giao hữu với các Tiên Lothlorien ở bên kia Dãy Núi Mù Sương. Theo như 1 câu chuyện thì Galadriel đến sống ở Lothlorien vào khoảng năm 1350 đến 1400 KĐ II khi Celeborn vẫn ở lại Eregion nhưng lại có 1 câu chuyện khác kể rằng cả Galadriel lẫn Celeborn đều ở lại Eregion.
Năm 1200 KĐ II Sauron đến Eregion trong cái vỏ bọc đẹp đẽ và lừa gạt những người Tiên thợ rèn và bằng kiến thức được hắn truyền lại, họ bắt đầu rèn cho hắn những chiếc Nhẫn quyền lực vào năm 1500 KĐ II. Sau đó vào năm 1600 KĐ II Sauron bí mật rèn riêng cho hắn chiếc Nhẫn Chúa thống trị những chiếc Nhẫn còn lại. Tuy nhiên người Tiên đã giấu đi 3 chiếc Nhẫn mà họ làm ra ko cần đến sự trợ giúp của hắn. Nổi khùng Sauron tấn công Eregionvào năm 1697 KĐ II.
Celeborn dẫn 1 đạo quân phá vòng vây kích từ Eregion để giao chiến với đạo quân tiên phong của Sauron. Ông đã đẩy lùi quân địch đủ lâu để đón chờ đoàn quân tiếp viện của Elrond từ Lindon. Nhưng quân đội của Sauron mạnh hớn tất cả họ gộp lại và Eregion nhanh chóng thất thủ. Celebrimbor đã bị giết và Saauron lấy lại bộ 9 chiếc Nhẫn và tối thiểu 6 trong bộ 7 Nhẫn. Sauron cuối cùng cũng bị đẩy lùi trở lại Mordor vào năm 1701 KĐ II.
Những hoạt động của Celeborn và Galadriel sau sự sụp đổ của Eregion vẫn còn chưa rõ. Celeborn có thể đã đến Lothlórien để giúp tăng cường sức mạnh phòng thủ trước Sauron. Ông và vợ có thể đã sống ở đó 1 thời gian nhưng ko trở thành những người cai trị của Lotlorien sau đó, vua của Lothlórien tại thời điểm này là Amdír, mà sau này bị giết tại Trận chiến Liên minh cuối cùng vào cuối KĐ II, kế tiếp ông là người con trai Amroth.
* Kỉ Đệ Tam
Celeborn và Galadriel cũng có thể từng sống ở Rivendell 1 thời gian. Theo 1 vài cơ sở họ có thể đã đến vùng bờ biển Belafas ở phía nam biển lớn. Con gái của Celeborn và Galadriel - Celebrian kết hôn với Elrond vào năm 109 KĐ III họ có 3 người con: cặp sinh đôi Elladan và Elrohir, sinh vào năm 130, và Arwen, sinh năm 241.
Khoảng năm 1050 KĐ III, "kẻ gọi hồn" Necromancer, hay chính là Sauron, xây dựng thành lũy ở Dol Guldur ngang qua dòng Anduin từ Lothlórien. Celeborn và Galadriel đc cho là đã trở về Lothlórien để điều tra về tên Necromancer và bảo đảm sự an toàn của Lothlórien. Nhưng sau đó 1 thời gian họ lại lần nữa rời đi chắc chắn là để đến Rivendell. Lothlórien trở lại dưới sự cai trị của vua Amroth.
Năm 1980 KĐ III Balrog thức tỉnh ở Khazad-dum. Rất nhiều người Tiên ở Lothlorien đã chạy trốn trong đó có nàng Nimrodel, người yêu của vua Amroth. Amroth đã bỏ đi tìm Nimrodel và sau đó ngài đã bỏ mạng giữa biển lớn. Lothlórien bị bỏ lại mà ko có ai đứng đầu vì vậy Celeborn và Galadriel trở về đây và thành Lãnh chúa và Phu Nhân của Lothlorien vào năm 1981 KĐ III. Họ sống trên tại 1 cung điện trên đỉnh in Caras Galadhon - Thành phố Cây.
Celebrian khi trên đường về thăm Lothlorien năm 2509 KĐ III đã bị Orc bắt giữ ở Caradhas. Con trai của người đã giải cứu mẹ mình nhưng nỗi kinh hoàng về sự việc đã qua luôn giày vò nàng và cuối cùng nàng quyết định rời bỏ Trung Địa để về Miền đất bất tử.
Năm 2941 KĐ III, Sauron bị đuổi khỏi Dol Guldur bởi Hội đồng trắng mà trong đó Galadriel là 1 thành viên. Tuy nhiên hắn đã chuẩn bị cho cuộc tấn công và trở lại Mordor. Hắn gửi lũ Nazgûl dẫn đầu bởi Khamul đến chiếm giữ Dol Guldur.
Aragorn đến Lothlórien năm 2980 KĐ III và sau đó hứa hôn với Arwen khi nàng đag ở đó thăm ông bà mình.
* Cuộc Nhẫn 'Chiến'
Tháng 12 năm 3018, Elladan và Elrohir gửi lời đến cho Celeborn và Galadriel và hành trinh hủy Nhẫn của Hội đồng hành. Hội đồng hành đã đến Lothlorien vào ngày 15 tháng 1 năm 3019 và đc đửa tới Caras Galadhon để gặp Celeborn và Galadriel vào ngày 17. Celeborn ban đầu khá chào đón Gimli dù rằng ông vẫn ko tin tưởng vào người Lùn và ông nói rằng ông hi vọng sẽ lại có 1 tình bạn giữa người Tiên và người Lùn 1 lần nữa. Sau đó ông biết được rằng Balrog đã bị khuấy động bởi nhóm người Lùn đến Khazad-dum mà dẫn đầu là Balin nhiều năm về trước, kết quả là Balrog đã tấn công hội đồng hành dẫn đến sự ra đi của Gandalf. Celeborn đã nổi giận và hối tiếc khi để Hội đồng hành vào Lothlorien, nhưng Galadriel đã xoa dịu ông và cuối cùng thì ông đã xin lỗi Gimli. Celeborn hứa sẽ giúp đỡ Hội đồng hành bằng bất cứ cách nào có thể. Vào hôm trước khi Hội đồng hành rời Lothlorien, ông đã bàn về con đường mà họ sẽ phải đi và tặng họ thuyền giúp chuyến hành trình ngược xuống sông Anduin dễ dàng hơn. Ngày tiếp theo 16 tháng 2, Celeborn và Galadriel chuẩn bị 1 bữa tiệc cho Hội đồng hành và dành tặng họ những món quà. Celeborn đưa ra lời khuyên về việc lái tàu đến Sông Cả.
Lothlórien đã bị tấn công 3 lần bới đạo quân từ Dol Guldur suốt cuộc Nhẫn chiến: ngày 11, 15, và 22 tháng 3. Lần nào cũng vậy đội quân Galadhrim dẫn đầu bởi Celeborn và Galadriel đều đẩy lùi quân địch. Sau khi Nhẫn Chúa bị hủy và Sauron bị đánh bại Celeborn dẫn quân băng qua sông Anduin và chiếm được Dol Guldur vào 28 tháng 3. Bóng tối đã bị đánh bật khỏi Mirkwood.
Ngày 6 tháng 4, Celeborn gặp mặt vua Thranduil, ở Mirkwood. Họ đổi tên khu rừng thành "Khu rừng lá xanh" (Wood of Greenleaves). Thranduil duy trì vương vị ở phía bắc khu rừng khi phần trung tâm được trao cho người Beornings và người Woodmen. Celeborn lấy phần phía Nam của khu rừng phía duwois hẻm núi đến tận Lothlórien và đặt tên nó là Đông Lorien.
Celeborn và Galadriel đi cùng cháu gái Arwen đến Minas Tirith, khi cô làm hôn lễ với Aragorn vào ngày giữa năm. Celeborn và Galadriel sau đó thăm Rohan và tham dự lễ tang của vua Theoden. Trên đường trở về họ gặp lại Treebeard ở Isengard
Khi Celeborn và Galadriel chia tay Aragorn, Celeborn nói với người cháu rể rằng: "Hỡi người bà con, tạm biệt!!! Mong rằng số mệnh của người sẽ khác ta và mọi của cải sẽ bên ngươi đến tận phút cuối đời."
Celeborn có thể đã lường trước cái ngày mà vợ ông sẽ ra đi đến Miền đất vĩnh hằng trong khi ông vẫn ở lại Trung Địa. Ngày 13 tháng 9, Celeborn và Galadriel đi qua cổng Redhorn trở về Lothlórien.
* Kỉ đệ tứ
Galadriel rời Trung Địa và về Miền đất vĩnh hằng vào năm 3021 cuối KĐ III. Celeborn vẫn ở lại Lothlórien, nhưng chỉ sau vài năm trái tim ông trở nên chán nản. Ông đến Rivendel và sống cùng 2 cháu trai Elladan và Elrohir vào thời gian đầu KĐ IV. Cuối cùng, Celeborn cũng thực hiện hành trình đến Cảng Xám và dong thuyền về Aman nơi vợ và con gái ông đang chờ đợi. người ta nói rằng ra đi cùng ông là những hồi ức sống về những ngày cổ xưa nhất của Trung Địa.
Cái tên Celeborn theo ngôn ngữ Sindarin có nghĩa là Cây Bạc, trong tiếng Quenya là Teleporno
Trên phiên bản điện ảnh Celeborn được tái hiện bởi diễn viên người New Zealand Marton
Csokas.
FINARFIN
Finarfin là một trong 4 người con của đức vua Finwe dòng Noldor có với nữ hoàng Indis, ông là em trai ruột của Fingolfin và là em cùng cha khác mẹ với Feanor. Nữ hoàng Galadriel chính là con gái của ông. Trong số những người con của Finwe thì Finarfin là người đẹp nhất, công bằng nhất và cũng thông thái nhất. Ông và các hậu duệ của mình là những người hiếm có trong dòng Noldor được thừa hưởng mái tóc vàng kim từ nữ hoàng Indis, cũng vì thế mà gia tộc của ông đôi khi còn được gọi là " gia tộc hoàng kim của Finarfin ".
* Trước biến cố nổi loạn của người Noldor
Finarfin là con út của vua Finwe sau Feanor, Findis, Fingolfin và Irime. Ông kết hôn với Earwen, một công chúa thuộc dòng Teleri, điều này khiến cho ông có mối quan hệ họ hàng với Elu Thingol, đức vua của Doriath. Họ có với nhau 4 người con là Finrod, Angrod, Aegnor và Galadriel. Thông qua Galadriel, Finarfin còn là ông ngoại của phu nhân Celebrian ( vợ của lãnh chúa Elrond ) và là cụ của Elladan, Elrohir cùng với Arwen Undomiel.
Finarfin là người có tính cách ôn hòa và rộng lượng nên ông sống khá hòa thuận với các anh chị em của mình mà trong số đó có cả người anh cùng cha khác mẹ là Feanor. Mối quan hệ giữa họ chỉ bị xấu đi sau khi Melkor tung những tin đồn thất thiệt nhằm gây ly gián giữa các hoàng tử dòng Noldor. Tuy nhiên cũng bởi Finarfin là con út nên mũi dùi căm phẫn của Feanor không dồn nhiều lên ông bằng Fingolfin.
* Trong biến cố nổi loạn của người Noldor
Sau khi đức vua Finwe bị Melkor sát hại, Feanor đã tập hợp rất nhiều người Noldor và thuyết phục họ rời bỏ Aman để lên đường tới Trung địa truy đuổi kẻ thù và đoạt lại những báu vật Silmaril. Tại Tirion, trong lúc Feanor đang thuyết phục mọi người thì chính Finarfin là người đã bước ra nhằm khuyên ngăn ý kiến này, với sự sáng suốt và thông thái của mình thì Finarfin đã nhìn trước được những tai họa sẽ chờ đón dân tộc mình một khi họ rời tới Trung Địa, thế nhưng, nỗ lực ngăn cản của ông chỉ là vô vọng khi mà đã có quá nhiều người đang sục sôi bởi cái chết của đức vua Finwe và dễ dàng bị thuyết phục bởi những lời lẽ mạnh mẽ từ Feanor.
Mặc dù không tán đồng với ý kiến của Feanor nhưng Finarfin vẫn miễn cưỡng đưa gia tộc của ông gia nhập vào đoàn người đi tới Trung Địa bởi ông không muốn bỏ mặc dân tộc mình. Nhưng khi đến bến cảng Aqualonde và chứng kiến cảnh gia tộc Feanor tàn sát những người Teleri để cướp thuyền, Finarfin đã cảm thấy một sự ghê sợ trong tâm thức của mình, ông ra lệnh cho gia tộc của mình không được tham gia vào cuộc thảm sát đáng xấu hổ này.
Sau tội ác của gia tộc Feanor, Valar Mandos đã đặt một Lời nguyền lên những người Noldor, tất cả những người Noldor rời bỏ Aman đều biết được lời nguyền này, tuy nhiên chỉ có Finarfin là kịp thời tỉnh ngộ, ông dẫn người của mình quay trở về Valinor và cầu xin sự dung thứ từ các Valar. Gia tộc của ông được chấp nhận và Finarfin trở thành người kế thừa tước vị Đức vua tối cao dòng Noldor tại Aman từ cha của ông là đức vua Finwe. Trong khi đó thì Fingolfin và Feanor đi tới Trung Địa và lập căn cứ tại khu vực Beleriand, họ trở thành những Đức vua tối cao dòng Noldor tại Beleriand.
* Tham gia vào Cuộc chiến Thịnh nộ
Cũng bởi sự thông thái của mình mà Finarfin đã khiến cho gia tộc của ông thoát được những tai họa và bất hạnh mà các gia tộc Noldor khác phải hứng chịu khi họ khăng khăng lên đường tới Trung Địa. Finarfin có nhiều tố chất giống với chúa tể Valar Manwe, ông trị vì theo một đường hướng mẫu mực giúp cho vương quốc của người Noldor ngày càng phát triển và thịnh vượng tại Aman. Mặc dù thế, Finarfin vẫn luôn buồn phiền và luôn nghĩ tới những anh chị em của ông đang phải điêu đứng trước cái ác tại Trung Địa. Kể từ khi các Valar tuyên bố lệnh cấm thì không một người Noldor nào có thể trở lại cũng như tự ý rời khỏi Valinor, Finarfin cũng không là ngoại lệ, bởi vậy, ông không thể giúp được gì cho những người của mình tại Trung Địa.
Sau khi tất cả các vương quốc của người Elves tại Trung Địa bị sụp đổ và Melkor đang chiễm chệ trên ngai vàng thống trị thì Earendil lên đường vượt biển tới Valinor để cầu xin sự cứu giúp của các Valar. Các Valar đồng ý với lời cầu xin từ Earendil, họ cho chuẩn bị một lực lượng lớn nhằm vượt biển tới Trung Địa.
Ngay sau khi được lệnh từ các Valar, Finarfin đã ngay lập tức thân chinh dẫn đầu một đội quân người Noldor hùng hậu gia nhập vào lực lượng Valinor. Họ khẩn trương tới Beleriand để tiến hành cuộc chiến với Chúa tể bóng tối Melkor. Vai trò của Finarfin trong Cuộc chiến Thịnh nộ không được nhắc đến một cách chi tiết nhưng có vẻ như ông nằm trong số những người còn sống sót và tận hưởng thắng lợi sau cùng. Cũng như đa số những người Elves khác, nhiều khả năng là Finarfin sau khi kết thúc cuộc chiến đã quay
trở lại Aman và tiếp tục trị vì những người Noldor tại đây.
DIOR
Dior, hoặc còn gọi là Dior Eluchîl, là con trai của Beren và Lúthien, là cháu ngoại cũng như người kế vị của vua Thingol và hoàng hậu Melian ở vương quốc Doriath. Ông là một Bán-Elf (có mang dòng máu Con Người).
* Tiểu sử
Dior sinh năm 470 Kỷ thứ Nhất ở Tol Galen, vùng Đông Beleriand. Thời trẻ ông sống ở đó cùng người cha Beren. Ông cưới Nimloth, họ có với nhau ba đứa con: Eluréd, Elurín và Elwing.
Sau khi vua Thingol bị Người Lùn giết chết, Dior đưa vợ và ba con đến Doriath. Là hậu duệ duy nhất của vua Thingol, ông đã lên ngôi vua ở Doriath năm 504 Kỷ thứ Nhất. Gia đình ông sống yên ổn ở vương quốc chỉ được vài năm, trước khi các Con trai của Fëanor nghe tin ông đang giữ một viên Silmaril, do Beren và Lúthien truyền lại. Họ đòi ông trao trả viên Silmaril, vốn do Fëanor làm ra và bị Melkor đánh cắp. Nhưng Dior không chịu trả, vì đây cũng là vật gia truyền của cha mẹ ông, do Beren và Lúthien vào sinh ra tử mới lấy được từ vương miện của Melkor. Gia tộc Fëanor bèn tấn công vào Doriath và hạ sát hai vợ chồng Dior vào năm 506 Kỷ thứ Nhất. Trước khi chết, Dior cũng giết được Celegorm, con trai thứ ba của Fëanor, nhưng vương quốc Doriath đã sụp đổ vĩnh viễn. Elwing, con gái út của Dior chạy thoát được tới Bến cảng Sirion, nơi nàng cưới Eärendil, sau này hai vợ chồng họ chính là người đã đi tìm các Valar và cầu xin sự tha thứ của họ với tộc Elf và Con Người.
Dior là một trong những nhân vật tuấn tú nhất của Middle-earth, ông mang trong mình ba dòng máu Ainur (truyền từ Melian), Elf (truyền từ Thingol) và Con Người (truyền từ Beren).
* Tên gọi
Dior có thể mang nghĩa là 'người kế vị'. Ông còn được gọi là - 'Eluchîl' (Hậu duệ của vua Elu)
- Ausir (Người Giàu có)
- Aranel (Vua Elf, hoặc Elf cao quý)
- Dior the Fair (Dior Tuấn tú, hoặc Dior Tóc vàng?)
FINGON
Fingon Can trường là một tiên Noldor, con trai trai trưởng của Fingolfin và là anh của Turgon, Aredhel và Argon. Ông trở thành Đức vua tối cao của tộc Noldor ở Trung địa sau khi cha ông tử trận. Fingon là người có công hàn gắn những rạn nứt giữa gia tộc Fëanor và gia tộc Fingolfin sau biến cố ở Araman.
* Tiểu sử
Fingon sinh ra trong gia tộc Finwë tại thành phố Tirion ở Aman. Khi các tiên Noldor quyết chí quay về Trung địa, Fingon đã theo cha và người của ông, dấn thân vào một cuộc hành trình với mong mỏi thành lập những vương quốc riêng của họ và mang tính phiêu lưu nhiều hơn là khát khao báo thù và đoạt lại những báu vật Silmaril như gia tộc của Fëanor. Fingon cũng tham gia cuộc tàn sát người Teleri ở Adelonque do ông tin rằng người Teleri bị xúi giục bởi các đấng Valar nhằm ngăn cản người Noldor trở về Trung địa. Sau khi bị người của Fëanor bỏ rơi, Fingon cùng cả gia tộc của mình đành mạo hiểm băng qua hoang mạc băng giá Helcaraxë. Họ đến được Trung địa vào buổi bình mình của Kỷ Đệ Nhất.
Sau Trận chiến dưới các vì sao và cái chết của Fëanor, Maedhros, anh họ và là bạn của Fingon, bị bắt và bị treo trên pháo đài Thangorodrim. Fingon đã cùng Chúa tể Đại bàng Thorondor bay đến Thangododrim và tìm được Maedhros. Maedhros cầu xin Fingon hãy giết mình, nhưng thay vì làm vậy, Fingon phải cắt một phần cổ tay mới giải thoát được Maedhros khỏi xiềng xích và mang ông về doanh trại của người Noldor. Chính nhờ hành động dũng cảm và đầy lòng vị tha này của Finrod mà giải quyết được những tranh chấp về quyền lãnh đạo người Noldor ở Trung địa bấy lâu nay của hai gia tộc, khi Maedhros từ bỏ vương vị và nhường ngôi cho gia tộc Fingolfin.
Fingon được Fingolfin giao cho trấn giữ một vùng đất ở Dor-lómin ở phía Tây Hithlum. Tại đây trong cuộc bao vây pháo đài Angband, ông đã đánh tan bọn orcs âm mưu vòng qua phương Bắc nhằm đánh úp Hithlum từ phía Tây. Ông cũng là người đầu tiên đối đầu chúa rồng Glaurung trong Trận chiến Vinh quang.
Sau khi Fingolfin tử trận trong Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, Fingon trở thành Đức vua tối cao. Bảy năm sau, Morgoth tấn công Hithlum, quân của Fingon ít hơn và bị áp đảo, nhưng họ được Cirdan cứu đi bằng thuyền.
Trận đánh cuối cùng của Fingon là tại Trận chiến Muôn vàn nước mắt. Fingon dẫn đầu cuộc tấn công vào pháo đài Angband, và sức chiến đấu dữ dội của quân của ông gần như đã mang đến chiến thắng. Bất hạnh thay, vì sự phản bội của Ulfang mà Maedhros và quân của ông đến trễ ba ngày. Lúc này thì Morgoth tung bọn Balrog và tay sai của hắn là chúa rồng Glaurung ra tấn công đoàn quân kiệt quệ của Noldor. Khi Maedhros đến nơi, hy vọng được thắp lại cho đoàn quân của Fingon, tuy nhiên một lần nữa sự phản bội của Ulfang lại một lần nữa khiến Maedhros phải rút quân. Fingon bị bao vây và những lính hộ vệ của ông lần lượt ngã xuống. Ông mặt đối mặt với Gothmog, tên chúa tể Balrog nhưng bị đánh lén từ phía sau. Gothmog bổ vào đầu Fingon và lửa bắn ra từ chiếc mũ giáp của ông. Cú đánh này có lẽ đã giết chết Fingon nhưng bọn Balrog vẫn vùi dập thân xác ông một hồi lâu sau. Và ngày hôm đó kết thúc với thất bại của Tiên tộc.
Sau cái chết của ông, Turgon em trai ông trở thành Đức vua tối cao của Noldor.
* Dịch tên
Fingon là cái tên được Sindarin hóa của tên gốc từ tiếng Quenya Findekáno. Nguồn gốc chính xác của cái tên Findekáno không rõ, nhưng có lẽ nó xuất phát từ từ findë ("tóc") hoặc phin ("khéo léo"), và kane ("lòng dũng cảm") hoặc káno ("chỉ huy").
* Về nhân vật
"Lòng dũng cảm của ông như một ngọn lửa và kiên định tựa những ngọn đồi đá; sự thông tuệ của ông thể hiện không chỉ trong lời nói mà còn ở hành động; sự trung thực và công lý là những điều ông thích, và ông yêu cả Tiên tộc và loài Người, chỉ ghét duy nhất Morgoth; ông không mưu cầu bất cứ thứ gì cho bản thân, cả vinh quang lẫn quyền lực; và cái chết là sự đền đáp cho ông."
Đoạn duy nhất miêu tả ngoại hình của Fingon như sau: "ông có mái tóc đen dài được tết thành bím bằng vàng ròng".
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong Huyền sử Silmarillion, Fingon là cha của Gil-galad, tuy nhiên sau đó Christopher Tolkien đã thừa nhận đó là lỗi biên tập của ông. Theo ông, ý định của tác giả Tolkien là để Gil-galad là con của Orodreth thuộc gia tộc Finarfin. Điều này đến nay vẫn còn là một tranh cãi. Điều thú vị là Gil-galad trở thành Đức vua tối cao của Noldor sau khi Turgon
chết chứ không phải sau khi Fingon chết.
MAGLOR
Maglor là con trai thứ hai của Fëanor và Nerdanel. Ông là người thừa hưởng tính cách ôn hòa từ mẹ nhiều hơn các anh em khác. Maglor nổi tiếng một nhà thơ và người hát sử thi vĩ đại.
Trong bảy anh em, chỉ có Maglor, Caranthir và Curufin đã kết hôn nhưng chi tiết về những người vợ của họ không được nhắc đến.
* Tiểu sử
Cũng như những người con của Fëanor khác, Maglor bị trói buộc bởi Lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tể Morgoth. Lời thề đã đưa bảy anh em đến Trung địa vào Kỷ Đệ Nhất. Tại đây họ thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, chiến đấu với Morgoth, thậm chí phải chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng phải hứng chịu bất hạnh theo những cách khác nhau.
Maglor tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë, sau đó ông viết nên khúc nhạc Noldolantë đầy ai oán để tưởng nhớ sự kiện bi thương này.
Ở Beleriand, Maglor cùng các anh em cùng cha tham chiến trong trận chiến Dưới các vì sao. Fëanor đánh tan quân Morgoth và đẩy lùi chúng về Angband. Tuy nhiên sau đó Fëanor bị thương nặng và được các con đưa về Mithrim. Khi đến gần Eithel Sirion, ông nguyền rủa Morgoth ba lần rồi tắt thở.
Maglor và các anh em sau đó đi về phía Đông Beleriand. Lãnh địa của ông là vùng đồi bao quanh Himring và dãy núi Lam giữa hai nhánh sông Gelion, được gọi là Đèo Maglor. Đây là một cửa ngõ tự nhiên dễ bị tấn công từ phía Bắc và người Ñoldor phải cắt cử một đội kỵ binh hùng mạnh trấn giữ. Đèo Maglor đứng vững được bốn trăm năm mươi năm. Trong trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, chúa rồng Glaurung đã tấn công và hủy diệt vùng đất của Maglor, buộc ông phải chạy phía Tây về nương nhờ người anh Maedhros ở đồi Himring.
Sau trận chiến, gia tộc Bórs đến định cư tại Beleriand. Ông cùng các con Borlach, Borlad và Borthand kết liên minh với Maedhros và Maglor.
Sau khi Beren và Lúthien đoạt được viên Silmaril từ Morgoth, Maedhros thành lập Liên minh Maedhros gồm loài Người và Tiên tộc. Maedhros lãnh đạo cánh quân phía Đông để dụ địch ra khỏi Angband trong khi Fingon sẽ tấn công từ phía Tây. Trong trận chiến mà cả Tiên tộc hy vọng có thể lật đổ được Morgoth này, họ đã thất bại do sự phản bội của cha con Ulfang. Maglor giết được Uldor, con trai Ulfang nhưng cả sáu anh em đều bị thương và họ buộc phải rút về đỉnh Dolmed. Thất bại nặng nề của Liên minh đã khiến trận chiến này được đặt cho cái tên Nirnaeth Arnoediad hay Trận chiến Muôn vàn nước mắt. Maglor cùng các anh em sau đó phải sống ẩn dật trong vùng rừng Ossiriand.
Khi nghe tin Dior Tuấn tú, vua của Doriath thừa kế viên Silmaril từ cha mẹ là Beren và Lúthien, các con của Fëanor cầm đầu là Celegorm đã đòi nhà vua phải giao ra món báu vật. Dior từ chối và các anh em đã tấn công vương quốc. Celegorm, Curufin và Caranthir bị giết trong trận chiến cùng với Dior và vợ của ông là hoàng hậu Nimloth. Tuy nhiên họ không đoạt được viên Silmaril do Elwing, con gái của nhà vua đã mang nó trốn thoát.
Về sau, khi biết Elwing – lúc này đã là vợ của Eärendil, hiện đang sống tại Cảng Sirion, Maglor cùng các anh em còn sống cảm thấy tội lỗi vì những điều đã gây ra ở Doriath nên không muốn lặp lại chuyện tương tự. Tuy nhiên một thời gian sau, bị thúc đẩy bởi Lời thề, họ cử sứ giả đến Cảng kết mối giao hảo đồng thời đòi trả lại viên Silmaril. Khi lời đề nghị bị từ chối, họ tấn công Cảng, gây ra cuộc thảm sát đồng tộc lần thứ ba. Mặc dù thắng trận chiến nhưng họ không đoạt được viên Silmaril do nàng Elwing đã thoát ra được Biển Lớn cùng với nó. Sau cuộc tàn sát, Maglor cùng anh trai Maedhros gặp hai đứa con nhỏ của Elwing là Elrond và Elros. Với đôi bàn tay đã nhuốm đầy máu, Maglor xót thương hai đứa trẻ và không muốn chúng bị giết. Vì vậy, ông đem cả hai về nuôi nấng và xem chúng như con của mình. Ngược lại, bọn trẻ cũng rất yêu quý ông.
Sau Cuộc chiến Thịnh nộ, Morgoth bị lật đổ và hai viên Silmaril còn lại được lấy lại từ vương miện của hắn. Lúc này chỉ Maedhros và Maglor là hai người còn sống sót trong các con trai của Fëanor. Dù đã quá mệt mỏi và ghê tởm Lời thề, cả hai xin lại các món báu vật từ Eönwë, sứ giả của thần Manwë. Tuy nhiên Eönwë từ chối vì hai anh em đã làm nhiều việc xấu xa. Bị Lời thề xúi giục, cả hai lẻn vào doanh trại đánh cắp các viên Silmaril, mặc dù ban đầu Maglor cố ngăn anh trai làm vậy. Bị phát hiện và bị bắt nhưng Eönwë đã thả họ đi. Maedhros và Maglor mỗi người mang theo một viên Silmaril nhưng những hành vi tàn độc mà họ đã gây ra để đoạt lại chúng khiến những báu vật thần thánh bùng cháy trên tay họ. Maedhros trong cơn tuyệt vọng đã gieo mình xuống vực núi lửa. Maglor, người con trai duy nhất còn sống của Fëanor, đã ném viên Silmaril xuống Biển. Truyền thuyết kể rằng ông vẫn còn lang thang dọc theo bờ biển của Thế giới, cất lên những khúc ca bi ai về sự tuyệt vọng và những điều ân hận, cho đến khi ký ức về ông phai mờ theo năm tháng.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Kanafinwë nghĩa là "Finwë giọng khỏe" hay "Finwë oai vệ" từ chữ kano (oai vệ). Tên-mẹ của ông là Macalaurë, nghĩa là "Người tách vàng" ghép từ chữ mak (tách, chẻ) và laurë (vàng) trong tiếng Quenya. Cái tên này có lẽ nói về sức mạnh của giọng hát của ông. Maglor là chuyển ngữ tiếng Sindar từ tên-mẹ của ông.
Tên của Maglor trong Cổ ngữ Anh là Daegmund Swinsere. Christopher Tolkien không giải thích được nguồn gốc của cái tên Daegmund nhưng trong Cổ ngữ Anh, mund nghĩa là "bàn tay" hay "sự bảo vệ". Còn Swinsere nghĩa là "nhạc sĩ" hay "ca sĩ".
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong những bản nháp ban đầu của Huyền sử Silmarillion, Maglor và số phận của các viên Silmaril có ba điểm khác biệt:
- Trong bản đầu tiên, gọi là S bởi Christopher Tolkien, chỉ một mình Maglor đánh cắp hai viên Silmaril còn lại từ Fionwe (Eönwë). Sau đó ông ném viên Silmaril vào một cái hố vì biết rằng mình không còn quyền sở hữu nó, trong khi Maedhros đập vỡ các viên Silmaril và khôi phục lại ánh sáng cho Hai Cây Valinor.
- Trong bản thứ hai, gọi là QI, cả hai anh em cùng đánh cắp các viên Silmaril và Maedhros là người ngăn cản. Maedhros bị Eönwë bắt và tự sát. Maglor ném viên Silmaril của ông vào hố lửa và lang thang dọc theo bờ Biển cùng nỗi muộn phiền.
- Trong bản thứ ba, QII, Maglor và Maedhros có số phận giống như trong Huyền sử
Silmarillion, nhưng Maedhros mới là người tìm gặp và cứu Elrond.
THINGOL
Elu Thingol là vị vua Elf đã sáng lập ra vương quốc Doriath tươi đẹp cùng với hoàng hậu Melian. Ông được coi là một Đại đế của người elf Sindar và là Chúa tể của Beleriand. Ông vốn mang tên Elwë, là anh cả của Olwë và Elmo, và là bạn thân với Đại đế Finwë của người elf Noldor. Ông có mái tóc xám, và là kẻ cao lớn nhất trong tất cả các Elf và Người. Thingol giữ một vai trò quan trọng trong bộ The Silmarillion, ông chính là người đặt ra Sứ mệnh đi tìm viên Silmaril cho Beren, một chiến thắng vĩ đại của Kỷ thứ Nhất, nhưng cũng là một nguyên do dẫn đến cái chết của chính ông.
Thingol sử dụng một thanh gươm có tên Aranrúth (nghĩa là Cơn thịnh nộ của Nhà vua). Sau này nó trở thành gươm của các đời vua Númenór. Ông cũng sở hữu thanh kiếm đen Anglachel mà Eöl đã rèn ra.
* Đại sứ của Elf
Thingol được sinh ra bên hồ Cuiviénen vào năm 1050 Kỷ Cây Thần, khi Middle-earth vẫn còn được thắp sáng bởi các vì sao, và Mặt Trăng Mặt Trời chưa ra đời.
Sau khi Melkor bị tống giam, vị Valar Oromë đưa ba người Elf là Ingwë, Finwë và Elwë tới Valinor để thuyết phục các Elf đến sống trong thiên giới Aman cùng các Valar. Vì vậy, Ingwë, Finwë và Elwë thường được gọi là Đại sứ của Elf. Sau chuyến thăm, ba người trở lại Middle-earth và thuyết phục rất nhiều Elf khác đi cùng họ tới Aman. Tuy nhiên, do nhiều biến cố khác nhau, dọc chặng đường dài hàng nghìn dặm, đoàn Elf bị phân tách thành ba nhóm, Vanya, Noldor và Teleri. Nhóm Teleri, do Elwë dẫn đầu cùng em trai của ông là Olwë, là nhóm đông nhất nhưng cũng chậm nhất; nhóm bị tụt lại phía sau và không tới bờ biển kịp lúc hòn đảo di động Tol Eressëa có thể chở họ đến Aman. Họ đành ở lại Beleriand để chờ hòn đảo trở lại. Nhiều Teleri dần trở nên yêu mến vùng đất Beleriand và quyết định sẽ không rời xa nó.
Cũng trong thời gian đó, Elwë vào rừng Nan Elmoth chơi và gặp Melian, một vị Maiar nữ xinh đẹp và tài năng. Hai người phải lòng nhau và cùng biến mất trước sự tìm kiếm vô vọng của các Teleri. Khi những Valar trở lại để đưa họ tới Valinor, chỉ một số Teleri đi theo, số còn lại không chịu rời đi mà không có vị chúa tể mất tích của họ.
* Trị vì Doriath
Một nghìn năm sau, Elwë xuất hiện trở lại cùng Melian. Ông tập hợp các Teleri còn lại và lập nên vương quốc Eglador. Những người này về sau được gọi là Sindar (Elf Xám), ngôn ngữ của họ gọi là Sindarin. Từ đó Elwë lấy tên là Vua Elu Thingol, ông trị vì trên toàn cõi Beleriand. Mặc dù các Elf Xám chưa bao giờ được thấy ánh sáng của Hai Cây Thần, nhưng Thingol là một trường hợp đặc biệt, ông là người duy nhất vừa thuộc nhóm Sindar (Elf Xám) vừa thuộc nhóm Calaquendi (Elf Ánh sáng, hay còn gọi là High Elf).
Ông và Melian có một người con gái tên là Lúthien, người được coi là nhan sắc kiều diễm nhất trên cõi đời này.
Theo lời khuyên của Melian, ông kết đồng minh với những Người Lùn của Belegost. Họ đã tạc Hang động Menegroth cho ông, đây là một kì quan của Middle-earth, và là thủ phủ của vương quốc Eglador. Ông trả công họ bằng viên ngọc trai lớn Nimphelos.
Một nghìn năm trước khi Mặt Trăng Mặt Trời xuất hiện, các Laiquendi (Elf Xanh), do Denethor dẫn đầu, tìm đến Beleriand. Thingol nghênh đón họ và tặng họ vùng đất Ossiriand, nơi sau này họ gọi là Lindon. Các Elf Xanh kể cho ông nghe về bọn Orc và những sinh vật hung dữ khác tới từ phía bắc của Middle-earth. Các Elf Xám bắt đầu vũ trang để tự vệ, Người Lùn đã giúp họ rèn rất nhiều khí giới.
* Sứ mệnh đi tìm viên Silmaril
Khi Melkor quay trở lại đánh phá Middle-earth, nay hắn có tên mới là Morgoth, hắn đưa một đạo quân Orc lớn tấn công Beleriand, bắt đầu Trận chiến thứ Nhất của Beleriand. Thingol lãnh đạo binh lính của ông đánh thắng bọn Orc và đuổi chúng ra khỏi vương quốc. Sau đó, Melian dùng pháp thuật tạo nên một Vành đai để bao quanh bảo vệ vương quốc, từ đó về sau vương quốc mang tên là Doriath. Không ai có thể vượt qua vành đai đó mà không được phép của Thingol. Khi các Noldor quay trở lại Middle-earth, ông cho phép họ sống ở phần phía bắc của vương quốc, trong số họ, ông chỉ giao thiệp với gia tộc Finarfin vì họ thuộc dòng dõi của Olwë em trai ông. Khi ông biết được về vụ Thảm sát Nội tộc ở Alqualondë do các Noldor gây ra, ông nổi giận và tuyệt giao với Gia tộc Fëanor, thậm chí cấm cả việc dùng tiếng Quenya của họ trong vương quốc mình. Điều đó khiến cho tiếng Sindarin trở thành tiếng Elf thông dụng ở Middle-earth. Ông từ chối không tham gia vào cuộc chiến của người Noldor chống lại Morgoth, và ông hầu như không tham dự vào trận Dagor Bragollach (Trận chiến Ngọn lửa Bất ngờ).
Tuy nhiên, Thingol bị dính líu vào Lời thề của Fëanor khi con gái ông, Lúthien, phải lòng một người phàm tên là Beren. Thingol cho rằng Beren có xuất thân tầm thường và không xứng với con gái mình, ông đòi Beren phải lấy được viên Silmaril trên vương miện của Morgoth để làm vật sính lễ, vì ông cho rằng Beren sẽ nản lòng trước thử thách này. Nhưng Beren quyết tâm thực hiện Sứ mệnh, và từ đó Middle-earth lại thêm một phen náo động vì báu vật Silmaril cùng lời thề đoạt lại chúng của Gia tộc Fëanor.
* Cái chết
Ông nhận nuôi Túrin, con trai của Húrin, khi cậu mới được bảy tuổi. Khi cậu lớn lên, Túrin cùng người bạn Beleg Cúthalion gia nhập đội quân của Doriath chiến đấu chống lại bọn Orc của Morgoth. Nhưng chàng vô tình gây ra cái chết của Saeros, một vị cố vấn của Thingol. Túrin bỏ trốn. Thingol cho phép Beleg đi cùng chàng và đưa thanh kiếm đen Anglachel cho Beleg.
Sau một loạt biến cố đến với gia đình Húrin do lời nguyền ác độc của Morgoth, Túrin tự vẫn. Húrin, đau khổ và mù quáng, mang kho báu của Nargothrond tới sảnh Menegroth và ném chiếc vòng Nauglamír ra trước mặt Thingol để "tạ ơn" vì đã nuôi nấng con trai mình. Melian khuyên giải Húrin và ông đã tỉnh ngộ ra.
Thingol trở nên bị ám ảnh vì báu vật Silmaril. Ông thuê một số Người Lùn tới để nạm viên Silmaril lên chiếc vòng Nauglamír, biến nó trở thành bảo vật đẹp nhất trong khắp cõi Arda. Nhưng những Người Lùn cũng bị nó thu hút. Họ đòi lấy chiếc vòng như tiền công cho lao động của họ. Thingol kiêu căng trả lời, những Người Lùn tức giận giết chết ông và đoạt lấy chiếc vòng, vào năm 502 Kỷ thứ Nhất. Melian đau khổ gỡ bỏ Vành đai bảo vệ Doriath và quay về Aman. Sau nhiều lần bị chiếm đánh, cuối cùng vương quốc Doriath đã sụp đổ.
Hậu duệ của Thingol là Dior, con trai của Beren và Luthien.
ENELYE
Enelye là một người Elf có địa vị cao quý tại Cuivienen. Enel là người thứ 3 được thức tỉnh trong lịch sử người Elf,về sau trở thành người dẫn dắt nhánh Nelyar và Enelye chính là vợ của ông. Ngoài thông tin này thì trong các ghi chép của Tolkien cũng không có nhắc gì tới thêm về nhân vật này. Nhánh Nelyar là nhánh đông nhất trông cộng đồng người Elf và về sau phân thành nhiều nhánh khác như Syndar, Teleri nhưng Enel không phải là vị vua đầu tiên của bất kỳ nhánh nào mà là Elwe và Olwe, vậy nên Enelye cũng có thể chỉ là nữ hoàng đầu tiên của nhánh Nelyar mà thôi.
Lí do vì sao mà Enel lại không trở thành vị vua đầu tiên của các nhánh Syndar hay Teleri trong khi ông vốn là người sáng lập ra nhánh Nelyar, tiền thân của nhánh người này, vẫn còn là một bí ẩn. Một giả thiết được đưa ra đó là do Enel đã chọn ở lại Cuivienen chứ không đi tới Valinor. Nếu vậy, Enelye có lẽ đã ở lại Cuivienen cùng với chồng mình và
trở thành thành phần thuộc nhánh Avari.
CIRDAN
Cirdan có xuất thân là một hoàng tử người Elves dòng Teleri, ông còn có một tên gọi khác là Nowe và có biệt danh là Người đóng thuyền. Khi ở Trung Địa, ông rất được biết tới nhờ vào 2 biệt tài nổi tiếng của mình là đi biển và đóng thuyền.
Cirdan là lãnh chúa của vùng Vịnh Falas và sau này là Vịnh Balar trong suốt thời đại đầu tiên của thế giới, ông luôn nổi tiếng như là một trong những người thông thái và vĩ đại nhất trong nhánh Moriquendi của người Elves. Cirdan cũng là người giữ chiếc nhẫn Narya ( 1 trong 3 chiếc nhẫn phép của người Elves ) cho đến khi nó được ông giao lại cho Gandalf.
Cirdan được cho là có họ hàng với 2 đức vua tối cao dòng Sindar là Elu Thingol và Olwe. Ông không thực hiện hành trình tới Valinor nên về sau đã trở thành một trong những người nhiều tuổi nhất còn sống tại Trung Địa bên cạnh Tom Bombadil và TreeBeard. Nhiều khả năng là Tom Bombadil và TreeBeard có tuổi tác cao hơn so với Cirdain.
* Sự thức tỉnh của người Elves
Ở thời đại thứ nhất, sau khi người Elves được thức tỉnh, Cirdan là người đứng đầu một nhóm người dòng Teleri thuộc quyền hạn của đức vua Elu Thingol. Trong hàng năm dài chờ đợi tai Beleriand, Cirdan đã phải lòng với biển cả mà đặc biệt là với Biển lớn Belegaer dẫn đến việc ông và những người đi theo đã chọn ở lại vùng bờ biển của Trung Địa thay vì đi tới Aman. Khi vua Elu Thingo trở về sau chuyến hành trình thất bại tới Aman thì Cirdan lúc đó đang trị vì những vùng cảng như Falathrim, Eglarest và Brithombar. Cirdan về sau còn trở thành cố vấn và là bạn của Finrod Felagund, lãnh chúa của Nargothrond, vùng vịnh Falas của Cirdan lúc này vẫn là một nơi tự trị độc lập.
* Chiến tranh Beleriand
Vào thời điểm khi mà có rất nhiều người dòng Teleri quyết định vượt biển tới Aman thì Cirdan ít nhiều cũng có ý định cùng lên đường với họ, nhưng ông được Valar Ulmo mách bảo trước về sự rủi ro của chuyến đi nên đã quyết định ở lại Trung Địa. Ông và những người của mình luôn chọn những vùng bờ biển để làm nơi định cư, điều này lí giải vì sao mà Cirdan lại rất có biệt tài trong việc đi biển và đóng tàu.
Trong cuộc chiến tranh Beleriand, dưới sự yêu cầu từ vua Turgon của Gondolin, Cirdan đã cho làm rất nhiều những con thuyền sứ giả rồi phái tới Valinor để gửi lời cầu cứu tới các Valar, mong rằng họ sẽ chịu giúp sức để chống lại Melkor. Tuy nhiên, tất cả những con thuyền phái đi đều không quay trở về, họ có thể đã bị kẹt lại khi đi vào Dãy đảo Bùa mê. Sau khi những bến cảnh ở vịnh Falas bị phá hủy vào năm 474 của thời đại thứ nhất, Cirdan đã thành lập ra một chốn tị nạn mới tại Vùng miệng sông Sirion gần đảo Balar, ông cùng người của mình sống ở đó cho đến hết thời đại này. Cũng chính tại đảo Balar, Cirdan đã làm ra con thuyền huyền thoại Vingilot cho Earendil. Cũng chính Earendil về sau là sứ giả duy nhất thành công trong việc cập bến Valinor và cầu xin được sự giúp đỡ từ các Valar.
* Thời đại thứ 2
Sau Cuộc chiến Thịnh Nộ diễn ra vào cuối thời đại thứ nhất, người Elves lại một lần nữa được cho cơ hội để tới với thiên giới Aman nhưng Cirdan vẫn chọn ở lại Trung Địa. Vùng Beleriand vào đầu thời đại thứ 2 đã bị sụp đổ nên Cirdan đã chuyển tới vùng cảng Forlond, Harlond và Mithlond thuộc lãnh thổ của Lindon. Cirdan vào thời điểm này có lẽ thân phận như là một lãnh chúa chỉ huy dưới quyền hạn của đại đế Gil-galad, Đức vua tối cao cuối cùng của dòng Noldor ở Trung Địa và cũng là vua của vương quốc Lindon. Cirdan cũng được biết tới như là 2 người duy nhất ( cùng với Elrond ) có mặt bên Gil-galad vào những giây phút cuối cùng, khi mà Đức vua chiến đấu và bỏ mình trước Sauron. Cirdan và Elrond đều được Gil-galad tiết lộ thêm nhiều bí mật về những chiếc Nhẫn sức mạnh, cả 2 người đã chạy đi tìm Isildur để dẫn ông ta đi hủy diệt Nhẫn Chủ nhưng đáng tiếc là Isildur đã bị mê hoặc và không nghe theo lời khuyên.
* Thời đại thứ 3
Kể từ sau sự gục ngã của Gil-Galad và bắt đầu thời đại trỗi dậy của Loài Người, Cirdan vẫn ở tại Bến cảng Xám của Mithlond, nơi mà ông vẫn ngày ngày trị vì và cho làm những con thuyền để giúp người Elves vượt biển tới với Aman. Cirdan vẫn là người giữ chiếc nhẫn Narya, nhưng khi nhóm Istari được gửi xuống Trung Địa thì ông đã giao nó lại cho Maiar Olorin ( Gandalf ) bởi với sự thông thái và sáng suốt, ông đã nhìn thấu được tiềm năng của Gandalf và đã chọn ông ta thay vì là Saruman.
Trong các sự kiện ở Chúa Nhẫn, Cirdain luôn đóng vai trò như một người đứng ẩn ở đằng sau, với kiến thức và sự thông thái của mình, ông giúp cố vấn cho Hội đồng Trắng tại Rivendell. Lúc người Elves tất cả đều đã rời khỏi Trung Địa sau thất bại của Sauron thì có vẻ như Cirdan vẫn ở lại bởi tâm nguyện của ông là muốn giúp cho hành trình tới Valinor của mọi người được dễ dàng hơn. Ở bến cảng Xám, Cirdan vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và chế tạo thuyền bè của mình. Tuy nhiên, do năng lực của các Nhẫn phép đã hết sau khi Nhẫn Chủ bị phá hủy, nên Cirdan cũng như các người Elves khác đều không thể ở thêm quá lâu tại Trung Địa, có thể là ông cũng đã lên đường vượt biển vào một chuyến tàu
cuối cùng.
IMIN
Imin là một người Elf tại Cuivienen, ông nổi tiếng vì là người Elf đầu tiên được đánh thức bởi Thượng đế Eru Illuvatar trong Kỷ nguyên Cây thần. Cùng với 2 người khác là Tata và Enel, Imin đã giúp đánh thức 12 người Elf khác và về sau họ đều coi ông như chúa tể của mình. Kể từ đó, Imin trở thành người sáng lập và đứng đầu nhánh Minyar trong cộng đồng người Elf ở Cuivienen, nhánh người này về sau còn được gọi là Vanyar. Lí do vì sao mà Imin lại không được lựa chọn để trở thành sứ giả tới Valinor cũng như việc vì sao mà ông lại không trở thành vị vua đầu tiên của nhánh người Vanyar vẫn chưa bao giờ được giải thích. Số phận của ông cũng mập mờ như vậy, không ai khẳng định là ông còn sống hay đã chết ở những thời đại về sau, một điều biết rằng là ông có vợ là Iminye.
TURGON
Turgon là con trai thứ hai của Đức vua Ñoldor Fingolfin. Ông là em của Fingon, anh của Aredhel, Argon và là cha của Idril. Turgon là vua xứ Gondolin đồng thời là Đức vua tối cao của người Noldor tại Trung địa. Trong hàng trăm năm, Turgon ẩn xa khỏi tai mắt của kẻ đại thù đến khi một sự phản bội trong nội bộ đã dẫn đến bi kịch của ông.
* Tiểu sử
Lúc còn ở Eldamar, Turgon rất thân với những người con của Finarfin. Ông tích cực phản đối ý định đoạt lại những báu vật Silmaril từ Morgoth của gia tộc Fëanor nhưng cuối cùng lại chọn con đường đi theo đến Trung địa và trở thành người lưu vong. Vợ của ông, Elenwë chẳng may qua đời khi băng qua Helcaraxë, nhưng Turgon và con gái là Idril đến được Nevrast. Tại đây ông cho xây dựng khu định cư Vinyamar là nơi sinh sống của một phần ba người Noldor của gia tộc Fingolfin và một lượng lớn người Sindar.
Vào năm 50 Kỷ Đệ Nhất, Turgon được thần Ulmo mách bảo về việc thành lập một thành phố bí mật trong thung lũng Tumladen giữa rặng núi Encircling Mountains. Sau 52 năm xây dựng bí mật, cuối cùng Turgon cũng đưa của người của mình đến định cư tại Gondolin, nơi ông đã trị vì hơn 500 năm, bỏ qua phần lớn những trận đánh của Cuộc chiến Beleriand bên ngoài.
Khoảng 200 năm sau khi thành Gondolin được thành lập, em gái của Turgon là công chúa Aredhel lên đường đi tìm những người con của Fëanor. Nàng bị lạc, tuy nhiên vài năm sau đó đã trở về với con trai là Maeglin. Sau khi cả Eöl và Aredhel qua đời, Turgon đã nuôi nấng Maeglin và phong gã làm Lãnh chúa của gia tộc Chuột chũi. Maeglin thầm yêu con gái của Turgon là Idril nhưng không được nàng đáp lại.
Ngoài bi kịch gây ra bởi Eöl, vương triều của Turgon trải qua những ngày tháng êm ả cho đến Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, khi Thorondor mang thi thể của cha ông là Fingolfin về. Hai năm sau Thorondor dẫn về Húrin và Huor, và Turgon đã nuôi dưỡng hai đứa trẻ một năm sau đó đưa chúng về lại Dor-lómin. Vào lúc này, Turgon đã nhìn thấy trước được sự diệt vong của Noldor và ông bí mật gởi những thủy thủ về lại Aman để cầu xin sự tha thứ của các đấng Valar. Tuy nhiên nhiên không chuyến đi nào thành công và chỉ duy nhất một thủy thủ là Voronwë sống sót vượt qua Biển Bóng tối, mở đường cho Tuor đến với thành Gondolin.
Turgon sau đó gia nhập liên minh của Maedhros với một vạn hùng binh và chiến đấu bên cạnh anh của ông là Fingon trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Liên minh thất trận nhưng nhờ sự hy sinh của Húrin, Huor và gia tộc thứ ba của tộc Edain mà Turgon có thể rút quân mà không để lộ vị trí của thành Gondolin. Năm 496 Kỷ Đệ Nhất, Turgon hoan nghênh Tuor khi chàng đến Gondolin nhưng vì lòng kiêu hãnh, ông đã không nghe lời khuyên của thần Ulmo rút về các bến cảng ở Sirion. Lúc này toàn bộ lòng căm hận và dã tâm của Morgoth đều hướng về Turgon, hậu duệ cuối cùng của Finwë còn nắm giữ được một vùng đất ở Trung địa. Cuối cùng, nhờ vào sự phản bội của Maeglin, Morgoth cũng phát hiện được vị trí của Gondolin, và đức vua Turgon hy sinh khi chiến đấu bảo vệ thành phố.
* Dịch tên
Thành tố tur từ cái tên Turgon là một từ Sindarin có nghĩa là "quyền lực, sự tinh thông". Tên Cha-đặt lúc mới sinh của ông là Turukáno được ghép từ túrë ("hùng mạnh") và káno ("thống lĩnh").
* Đặc điểm nhân vật
Đức vua Turgon của Gondolin được miêu tả là "mặc áo bào trắng với thắt lưng bằng vàng, đội trên đầu chiếc vương miệng đính ngọc hồng lựu".
Morgoth rất sợ ông. Ở Valinor người ta nói rằng Morgoth biết rõ sự diệt vong của hắn sẽ
đến từ gia tộc của Turgon.
TATA
Tata là một người Elf tại Cuivienen và được biết tới như là người Elf thứ 2 được thức tỉnh trong lịch sử.
Người đầu tiên thức tỉnh là Imin, ông ta được chính Thượng đế Eru đánh thức rồi sau đó đã gọi tiếp người thứ 2 là Tata. Cũng giống như Emin thì Tata về sau cũng đã đánh thức một loạt những người Elf khác, những người mà về sau sẽ coi ông như chúa tể của họ. Tata cũng được coi như 1 trong 3 vị cha thủy tổ của người Elf bên cạnh Imin và Enel, nhánh người đi theo ông được gọi là Tatyar ( Noldor ). Tata có vợ là Tatie.
Trong các ghi chép của Tolkien không giải thích vì sao mà Tata lại không trở thành sứ giả đi tới Valinor cũng như tại sao về sau không trở thành vị vua đầu tiên của người Noldor. Đây rõ ràng là một vấn đề gây rất nhiều thắc mắc bởi người Elf vốn bất tử nếu thân xác của họ không bị giết. Số phận của 3 vị cha thủy tổ của người Elf đến nay vẫn là một bí ẩn, không biết họ còn sống hay đã chết, và nếu còn sống thì tại sao lại không bao giờ được
nhắc đến.
GALION
Galion là một Elf rừng Nandor ở vương quốc của vua Thranduil, phía Bắc khu rừng Mirkwood.
Galion là một quản gia, hoặc có thể là một người hầu của nhà vua. Không có tài liệu nào của tác giả nói về việc ông ta sinh ra khi nào, ở đâu, hoặc có sống ở vương quốc vào thời khi nó còn là Cánh rừng xanh Vĩ đại hay không. Ông bị buộc tội vì để những thùng rượu rỗng lăn tới dòng sông ngầm, xuống Hồ Dài và cuối cùng là quay lại Thị trấn Vùng hồ Esgaroth. Galion có niềm say mê đặc biệt với rượu vang. Trong cuốn Anh chàng Hobbit, khi uống rượu cùng bạn mình là viên đội trưởng, ông đã thiếp đi và để cho Bilbo Baggins lấy cắp chìa khóa và giải thoát 13 người lùn đồng hành khỏi ngục tù ở Vương quốc Đất rừng.
Một số trích đoạn về Galion ở chương Những thùng rượu xuất kho trong Anh chàng Hobbit:
" Lão quản gia Galion đâu ấy nhỉ? một người Elf nói. " Tôi không thấy lão ở các bàn tiệc tối nay. Lão phải có mặt ở đây bây giờ để hướng dẫn công việc cho bọn ta làm chứ."
" Ta sẽ nổi giận nếu lão già chậm chạp ấy đến muộn," một người Elf khác nói.
" Ta chẳng muốn lãng phí thời gian ở dưới này chút nào khi mà đã đến tiết mục hát hò! " " Ha, ha! " một tiếng kêu vang lên. " Lão già ôn vật ấy đây này, đầu đang gục vào một
cái bình! Lão đã dự một bữa tiệc nhỏ dành riêng cho lão và bạn mình là viên đội trưởng."
VORONWE
Voronwë hay còn gọi là Aranwion, là một thủy thủ xứ Gondolin.
Voronwë khá trẻ nếu tính theo độ tuổi của Tiên tộc. Ông sinh ra tại Nevrast thuộc Trung địa chứ không phải ở Valinor. Ông có cha là Aranwë, một quý tộc xứ Gondolin, và mẹ là một Tiên nữ Sindar ở Falas. Vì vậy Voronwë thuộc dòng dõi của Círdan. Ông cũng tự gọi mình là một Tiên "thuộc gia tộc Fingolfin", trong trường hợp này đơn thuần là một người hầu cận của gia tộc này chứ không có quan hệ huyết thống.
Voronwë được vua Turgon cử đi tìm đường đến Aman và cầu xin sự giúp đỡ từ các đấng Valar chống lại Morgoth. Trước khi khởi hành, ông chần chừ nán lại Nan-tathren do đó mà trở thành người sau cùng bước lên con tàu cuối mà Círdan đóng cho người của Turgon. Sau bảy năm phiêu bạt mà không tìm được Vùng đất bất tử, tàu của ông định tay trắng trở về Trung địa. Tuy nhiên khi gần đến bờ, một cơn bão đã nhấn chìm con tàu và ông là người duy nhất sống sót. Voronwë được thần Ulmo cứu và những con sóng đưa ông dạt vào bờ biển Nevrast. Tại đây ông đã gặp Tuor và đưa chàng, với tư cách sứ giả của thần Ulmo, về Gondolin. Khi thành Gondolin sụp đổ, ông được lệnh bảo vệ công chúa Idril. Ông thoát được cuộc tàn sát nhờ đi theo Tuor và Idril vào con đường bí mật. Ông dẫn họ đến sông Sirion và tất cả ở lại đây, do Voronwë không biết về những vùng đất bên kia con sông.
Tương truyền rằng về sau ông đã dong buồm cùng Eärendil trong cuộc hành trình trên con thuyền Vingilot.
MAEDHROS
Maedhros hay Maedhros Cao lớn, một hoàng tử Ñoldor, anh cả trong số các con trai của Fëanor và là người đứng đầu gia tộc Fëanor sau cái chết của cha ông. Trong hàng trăm năm, ông dẫn dắt gia tộc của mình trong cuộc chiến chống lại Morgoth nhưng Lời thề đoạt lại những viên Silmaril cuối cùng đã đưa ông đến cái chết.
* Tiểu sử
Maedhros sinh ra ở Aman trong Kỷ nguyên Hai Cây. Khi Fëanor bị lưu đày, ông đã cùng đi với cha đến pháo đài Formenos. Khi Morgoth giết ông nội Finwë và cướp đi những viên Silmaril, Maedhros là người con đầu tiên hưởng ứng Lời thề của Fëanor lên đường đoạt lại các báu vật.
Lời thề đã đưa đẩy Maedhros cùng cha và các anh em trở về Trung địa trong Kỷ Đệ Nhất, nơi họ đã lập nên những vương quốc Ñoldor lưu vong. Cũng vì Lời thề mà tại đây họ chiến đấu chống lại Morgoth, thậm chí chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng đưa họ đến sự diệt vong. Maedhros đã tham gia cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë cùng với cha và các em. Tuy nhiên, ông là người duy nhất trong số những người con của Fëanor không đốt thuyền của người Teleri.
Sau trận chiến Dưới các vì sao trong đó Fëanor bị giết, Maedhros trở thành Đức vua tối cao của người Ñoldor. Tuy nhiên ông tại vị không được bao lâu thì Morgoth cho sứ giả đến trá hàng và xin giao nộp lại một viên Silmaril. Maedhros cũng giả vờ chấp thuận tuy nhiên ông lại bị đám sứ giả của Morgoth bắt cóc và bị treo trên một vách đá của pháo đài Thangorodrim trong khoảng ba mươi năm. Em họ ông là Fingon, được sự trở giúp của Chúa tể đại bàng Thorondor đã mạo hiểm cứu Maedhros khỏi sự dày vò, tuy nhiên ông cũng phải cắt đi một phần cổ tay của Maedhros mới giải thoát được ông khỏi xiềng xích. Cảm kích vì hành động này, cũng như muốn chuộc lại lỗi lầm khi gia tộc Fëanor đã bỏ rơi gia tộc của Fingon, Maedhros từ bỏ quyền thừa kế Finwë và chuyển giao cho người chú là Fingolfin, cha của Fingon. Tuy nhiên những người em của ông lại không hài lòng với điều này.
Nhận thấy những người em của mình có thể gây thù chuốc oán với người trong dòng họ, Maedhros đã đưa họ đi khỏi Hithlum đến vùng đất xung quanh đồi Himring. Kết liên minh với Đức vua tối cao Fingolfin, ông giúp chú của mình giành thắng lợi trong trận chiến Vinh quang. Ông chiến đấu bên cạnh Fingolfin gần ba trăm năm cho đến trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, và nhờ tài thao lược của ông, đồi Himring vẫn đứng vững trong khi nhiều vương quốc Tiên khác đã sụp đổ.
Sau đó, ông biết chuyện Beren và Lúthien đã đoạt được một viên Silmaril từ vương miện của Morgoth. Điều đó có nghĩa rằng Morgoth không phải không thể bị đánh bại, vì vậy ông nuôi hy vọng và tập hợp những gia tộc Tiên khác để lập nên Liên minh Maedhros để bao vây pháo đài Angband của Morgoth. Tuy nhiên, Liên minh không nhận được sự trợ giúp từ Thingol cũng như vương quốc Nargothrond do những việc làm của Celegorm và Curufin, sau đó tan vỡ sau thất bại trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Himring bị lũ orcs chiếm và Maedhros cùng các em phải xuôi về phương Nam lánh tại ngọn đồi Amon Ereb.
Vài năm sau, Maedhros cùng các em nghe được tin Elwing xứ Doriath, cháu nội của Lúthien và Beren được thừa kế viên Silmaril mà ông bà nàng đã đoạt được từ Morgoth. Bị Lời thề dẫn dắt, Maedhros bị Celegorm dụ dỗ tấn công Doriath. Trong trận chiến, Celegorm, Caranthir và Curufin bị giết bởi con trai của Beren là Dior Tuấn tú, người sau đó cũng hy sinh.
Cặp con trai song sinh của Dior, Eluréd và Elurín, bị bắt và bỏ rơi trong khu rừng quanh Doriath bởi bọn tay sai tàn độc của Celegorm. Maedhros vô cùng hối hận vì điều này, ông cho người tìm kiếm những đứa trẻ vô tội nhưng không ai thấy tăm tích của chúng. Khi biết Elwing còn sống và mang theo viên Silmaril, ông cùng những người em còn lại đem quân tấn công những người Doriath đang lánh nạn tại cảng Sirion. Các hoàng tử Ñoldor tàn sát rất nhiều Tiên và bắt được hai con trai của Elwing là Elrond và Elros, nhưng nàng thoát được cùng chồng là Eärendil thoát được về phương Tây cùng viên Silmaril. Mệt mỏi vì gánh nặng của Lời thề cũng như hối hận về những hành động của mình để hoàn thành nó, Maedhros và em trai Maglor đã nhận nuôi hai đứa con của Elwing.
Sau Cuộc chiến Thịnh nộ, ông cùng người em cuối cùng của mình là Maglor đã đột nhập và giết rất nhiều người để đánh cắp hai viên Silmaril mà các đấng Valar đã đoạt lại từ Morgoth. Khi cả trại phát hiện ra họ, Eönwë, sứ giả của thần Manwë ngăn không cho mọi người giết cả hai vì biết sớm muộn hai anh em cũng phải nhận lấy hậu quả việc làm của họ. Bởi vì hành vi tàn độc của hai anh em nhằm đoạt các báu vật, những viên Silmaril bốc cháy trên tay Maglor và Maedhros. Không chịu nổi, Maedhros mang theo viên Silmaril gieo mình xuống vực thẳm.
* Dịch tên
Tên cha của ông là Nelyafinwë (Finwë Đệ Tam) và rút gọn là Nelyo. Mẹ ông gọi ông bằng cái tên Maitimo (thân hình đẹp) vì ông được miêu tả "có dáng người đẹp". Danh hiệu đầu tiên của ông là Russandol (đầu đồng) được đặt theo mái tóc đỏ nâu của ông. Danh hiệu thứ hai Maedhros chính là chuyển ngữ Sindar của Maitimo và Russandol. Maed trong tiếng Sindar nghĩa là "dáng đẹp" và ross là "tóc đỏ". Maidhros trong tiếng Quenya nghĩa là "ánh sáng leo lét".
* Về nhân vật
Maedhros có cá tính dữ dội, hình thành nên trong những ngày tháng bị Morgoth đày đọa ở Thangorodrim, nhưng vẫn ôn hòa hơn cha ông. Ông là một tay kiếm cự phách mặc dù bị khiếm khuyết ở bàn tay phải. Ông nổi tiếng bởi vẻ đẹp trai và sự lịch thiệp, đặc biệt là mái
tóc đỏ đặc trưng khác hẳn với màu tóc đen của dòng dõi mình.
INGWE
Ingwë là vua của các Tiên Vanyar ở Valinor đồng thời cũng là Đức vua tối cao của Tiên tộc.
Người Vanyar cũng tự gọi mình là Ingwer theo tên ông. Tên đầy đủ của ông đồng thời cũng là một danh hiệu là Ingwë Ingweron – "Thủ lĩnh của các thủ lĩnh".
Ingwë là người đứng đầu các Tiên Vanyar, dòng tộc đầu tiên của Tiên tộc. Ông cũng là bác của vợ Finwë là nàng Indis. Ông có lẽ là một trong mười hai Tiên đầu tiên thức tỉnh ở hồ Cuiviénen cùng với Imin. Ingwe cùng với Elwë và Finwë là những sứ giả được cử đến thiên quốc Aman. Ông là người đại diện cho tộc Vanyar theo chân thần Oromë đến Valinor. Yêu mến vẻ đẹp nơi đây, ông trở về và thúc giục người của mình tham gia vào cuộc hành trình đến Aman. Người Vanyar rất sùng kính các đấng Valar vì thế họ hoàn toàn không có ý định trở về Trung địa mà an cư tại đây và tôn Ingwë làm vua. Tháp Mindon Eldaliéva ở thành phố Tirion sau đó được xây để vinh danh ông.
Ingwë được xem là Đức vua tối cao của tộc Eldar – các Tiên tham gia vào cuộc Đại Hành Trình, vì vậy ông được gọi là Ingwë Ingweron - "thủ lĩnh của các thủ lĩnh". Ông sống ở Taniquetil, cai trị dưới quyền của thần Manwë - Đức vua tối cao của Arda.
Ingwë không bao giờ đặt chân trở lại Trung địa kể từ khi ông đến định cư tại Taniquetil. Khi người Vanyar gia nhập quân đoàn Valinor tham gia Cuộc chiến Thịnh nộ, Ingwë đã không đi cùng họ.
Ban đầu Ingwë có tên là Inwë và được miêu tả là Vua của toàn thể các Eldar xứ Kôr hay Vua của các Tiên hoặc Chúa tể của các Tiên Teleri (sau đó được đổi thành các Tiên Vanyar). Tộc Gnome gọi ông là Inwithiel. Tên khác của ông là Isil hay Isil Inwë. Ông có một con trai là Ingil.
ENEL
Enel là một trong những vị cha thủy tổ đầu tiên của người Elf tại Cuivienen bởi Ngài là người thứ 3 được thức tỉnh dưới vòm trời đầy sao của Trung Địa. Imin và Tata thức tỉnh trước rồi họ đánh thức Enel dậy ngay sau đó. 3 người đầu tiên này là thủy tổ của 3 nhánh người Elf lớn là Minyar, Tatyar và Nelyar. Khi Valar Orome tìm thấy người Elf ở Cuivienen, nhánh Nelyar của Enel là đông nhất. Enel thường được xem như vị cha thứ 3 của người Elf, Ngài có vợ là Enelye, cùng với nhau, họ sinh ra những lứa con cháu mà về sau trở thành các dòng Elf riêng biệt như Teleri, Sindar và Avari.
Số phận của Enel không được nhắc tới ở những thời đại về sau trong khi mà những nhân
vật khác như Elwe ( Elu Thingol ), Olwe và Cirdain lại nổi tiếng như là những vị vua hay
lãnh chúa của những dòng Elf con cháu của Ngài.
ECTHELION
Ecthelion, hay Ecthelion của gia tộc Suối nguồn là một lãnh chúa hùng mạnh đồng thời là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của xứ Gondolin vào Kỷ Đệ Nhất.
* Chuyến hộ tống Aredhel
Hai trăm năm sau khi Gondolin được thành lập, Ecthelion, Glorfindel và Egalmoth hộ tống Bạch Công chúa xứ Noldor, Aredhel rời thành phố do nàng khao khát được tự do như lúc còn ở Valinor. Nhiệm vụ của họ là dẫn nàng đến Hithlum để gặp anh trai là Fingon. Khi đến khúc cạn sông Brithiach, Aredhel đột nhiên ra lệnh cho cả đoàn đi về phương Nam để nàng có thể gặp các con trai của Feanor. Khi đến Doriath, Ecthelion và những người đồng hành xin phép được đi ngang vương quốc nhưng các hộ vệ không cho phép họ tiến vào Vành đai Melian. Không còn lựa chọn nào, họ phải đi con đường đầy hiểm nguy nằm giữa những thung lũng của dãy Ered Gorgoroth đáng sợ. Khi đế gần Nan Dungortheb, Thung lũng của Cái Chết Kinh Hoàng, đoàn người bị bóng tối bao trùm và để lạc mất công chúa Aredhel. Trong nỗ lực tuyệt vọng tìm kiếm nàng, họ chạm trán với bọn nhện độc ác, hậu duệ của quỷ nhện Ungoliant và ba vị lãnh chúa là những người hiếm hoi sống sót thoát ra được. Họ đau khổ trở về Gondolin mà không có công chúa.
* Lãnh chúa Gondolin
Năm 473 thời đại thứ nhất, Ecthelion lãnh đạo một cánh quân Gondolin chiến đấu bên cạnh hoàng tử Turgon trong trận chiến Muôn vàn nước mắt. Khi quân Noldor thất bại, ông bảo vệ một bên sườn để Turgon rút lui.
Hai mươi ba năm sau trận chiến đó, khi Tuor và Voronwe đến thành phố bí mật, sau khi được Elemmakil dẫn qua hết Bảy Cổng, họ đã gặp Ecthelion với tư cách là Người bảo vệ Cánh cửa thứ Bảy vĩ đại.
Ban đầu, Ecthelion từ chối không cho Tuor vào nhưng khi chàng giới thiệu mình đến theo lời giới thiệu của thần biển Ulmo, ông đã cho chàng vào.
Ecthelion là người đứng đầu gia tộc Suối nguồn, một trong mười hai gia tộc của xứ Gondolin. Những người trong gia tộc này đặc biệt yêu thích kim cương và những món trang sức bằng bạc của họ luôn là những thứ đẹp nhất.
Vào năm 510 Kỷ Đệ Nhất, khi thành Gondolin thất thủ, Ecthelion đã dẫn gia tộc của mình ra trận trong tiếng sáo hiệu đặc trưng, và bằng những thanh trường kiếm sáng ngời, họ đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ thù.
* Tiếng thét xung trận của tộc Eldar
Trong trận chiến đó, ban đầu Ecthelion và binh lính của mình được giữ làm quân dự bị, sau đó ông đã dẫn họ tấn công kẻ địch từ phía Nam thành phố. Giọng của ông lớn đến nỗi sau khi ông chỉ huy binh lính chém giết, cái tên Ecthelion đã thành một nỗi khiếp sợ đối với kẻ thù nhưng lại thành tiếng hô xung trận của các tiên. Kiên cường chiến đấu bên cạnh Tuor và gia tộc Đôi cánh của chàng, họ đẩy lùi bọn Orc đến khi tưởng chừng sắp chiếm lại được cổng thành. Đến lúc ấy, khi lũ rồng đến tiếp viện cho quân đội của Morgoth thì Ecthelion đã giết được ba tên balrog với thanh gươm của mình, thứ có thể làm tổn hại ngọn lửa của chúng. Bị áp đảo về quân số, họ phải rút lui. Trong lúc đó, ông bị thương cánh tay trái và đánh rơi khiêng nhưng được Tuor dìu đến được Quảng trường của đức vua để nhập hội với những tướng lĩnh còn sống sót.
Tại đây, Ecthelion uống nước từ Suối nguồn vĩ đại của nhà vua và hồi phục sức mạnh. Khi bảy con rồng dẫn quân địch tiến vào Quảng trường, tàn quân Gondolin bắt đầu rút chạy, tất cả chỉ trừ Ecthelion đứng trụ gần con suối. Hành động này của ông sau này được nhớ đến như điều dũng cảm nhất từng được biết trong mọi bài hát hay chuyện kể. Cũng tại đây, ông đã đối mặt với Chúa tể Balrog, Gothmog.
* Tiêu diệt Gothmog
Tuor định cản đường Gothmog nhưng bị hắn ném sang một bên. Và khi đó Ecthelion, vị tiên đẹp nhất xứ Noldor, giờ đây khuôn mặt trở nên sắc lạnh như ánh thép, đã tiến đến một chọi một với hắn. Đánh rơi thanh gươm vì một vết thương phải lãnh trước đó, ông bị tên Chúa tể Balrog dồn vào chân tường. Ngay khi Gothmog chuẩn bị tung đòn kết liễu, Ecthelion nhảy lên kẹp chân của mình quanh tên balrog, đồng thời húc chiếc mũ nhọn của mình vào cơ thể hắn. Gothmog mất thăng bằng, và hắn, cùng với Ecthelion ngã vào Suối nguồn vĩ đại của nhà vua. Ngọn lựa của Gothmog bị dập tắt, nhưng Ecthelion cũng hy sinh trong dòng nước mát lành mà ông từng bảo vệ.
Sau này, cậu bé Eärendil khi hỏi về Ecthelion, cậu ước ông có thể ở đây để chơi sáo hay làm những cành liễu cất tiếng hát cho cậu nghe. Khi biết về sự hy sinh anh hùng của ông, cậu đã vô cùng đau buồn và bảo rằng từ nay không còn muốn được thấy những con đường của Gondolin nữa.
* Vũ khí
Tương truyền rằng, thanh gươm Orcrist từng thuộc về Ecthelion. Nếu đó là sự thật, Orcrist và thanh gươm cùng cặp với nó là Glamdring đã giết chết hai tên Balrog nổi tiếng nhất mọi thời đại. Glamdring tiêu diệt Tai ương của Durin còn Orcrist thì lấy mạng Gothmog.
* Dịch tên
Có ba nguồn khác nhau dịch tên Ecthelion rất khác biệt. Theo như The Book of Lost Tales Part 2, trong phần phụ lục nói rằng tên ông xuất phát từ danh từ ehtelë trong tiếng Quenya nghĩa là nước, con suối, liên hệ đến danh hiệu Lãnh chúa gia tộc Suối nguồn của ông. Theo quyển The Lost Road and Other Writings, tên ông được ghép từ ehtë (ngọn giáo) và thela (mũi). Ghép lại có nghĩa là "Mũi giáo".
Trong phần War of the Jewels, nó lại có nguồn gốc từ aeg (sắc bén) và thel (ý chí) và tên ông có nghĩa là "ý chí sắc bén".
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Ecthelion là một trong những nhân vật đầu tiên được tác giả J.R.R. Tolkien tạo ra khi ông viết The Fall of Gondolin trong giai đoạn diễn ra Thế chiến thứ I vào năm 1916. Sau này câu chuyện được biên tập lại và xuất bản trong tập The Book of Lost Tales 2 bởi Christopher Tolkien.
Tuy nhiên nếu xét về mặt thời gian, lần đầu tiên Ecthelion xuất hiện là ở chương Về Maeglin trong Huyền sử Silmarillion. Những sự kiện trong cuốn sách này diễn ra một trăm năm mươi năm trước khi thành Gondolin thất thủ. Cùng với Glorfindel và Egalmoth, ông được Turgon chỉ định bảo vệ công chúa Aredhel trong chuyến đi đầy bất trắc của nàng. Mặc dù tác giả chỉ viết rằng "Turgon chỉ định ba lãnh chúa" và không nêu cụ thể cái tên nào, nhưng một dòng chú thích trong chương Maeglin trong tập The War of the Jewels
đã nêu rõ thân phận của đoàn tùy tùng.
MAEGLIN
Maeglin là con trai của Eöl Tiên Bóng tối và Aredhel con gái của Fingolfin. Hắn là một lãnh chúa của Vương quốc bí mật Gondolin trong Kỷ Đệ Nhất. Hắn nổi tiếng vì là người đã tiết lộ vị trí thành Gondolin cho chúa tể Morgoth dẫn đến sự sụp đổ của thành phố này.
* Tiểu sử
Khi Aredhel rời thành Gondolin đến vùng Beleriand, tại khu rừng Nan Elmoth, bà gặp Eöl và đã ở lại với gã, sau đó sinh ra Maeglin. Eöl đặt cho đứa bé cái tên Maeglin khi nó được mười hai tuổi. Suốt thời thơ ấu, Maeglin được mẹ kể về thành Gondolin và những cư dân ở đó, và ước mơ của cậu là được gặp những người đồng tộc trong Thành phố Bí mật. Cậu và mẹ dần trở nên mệt mỏi và chán nản với cuộc sống trong rừng Nan Elmoth và chủ trương xa lánh thế giới bên ngoài của Eöl. Khi Aredhel quyết định rời bỏ Eöl trở về Gondolin, bà đem theo Maeglin (cậu bé đã đánh cắp thanh gươm Anguirel rèn từ sắt thiên thạch của cha). Tuy nhiên, Eöl bám theo bà và khi bị luận tội trước Turgon, gã định giết Maeglin bằng một cây phi đao tẩm độc, tuy nhiên lưỡi dao lại đâm trúng và giết chết Aredhel. Eöl bị trừng phạt bằng cách bị ném từ tường thành xuống đất.
Maeglin trở nên mồ côi và được Turgon nuôi dưỡng. Hắn dần trở thành một hoàng tử Tiên tộc đáng kính và đứng đầu gia tộc của riêng mình. Maeglin là người tìm được những mỏ kim loại quý ở Echoriath, dãy núi bao quanh thành phố và rèn nên những món vũ khí tốt nhất từ trước đến giờ. Khu mỏ của hắn ở Echoriath được đặt tên là Anghabar – Mỏ Sắt. Trong trận chiến Muôn vàn nước mắt, Maeglin từ chối ở lại thành mà ra trận cùng vua Turgon. Cánh cổng thứ bảy và cuối cùng của Gondolin, Cánh Cửa Thép Vĩ Đại là tác phẩm của Maeglin.
Mặc dù đã là một lãnh chúa quyền lực ở Gondolin nhưng điều hắn khao khát nhất là con gái của vua Turgon cũng là chị họ của hắn, Idril. Tuy nhiên tình yêu của hắn trở nên vô vọng, vì "người Eldar không kết hôn với họ hàng gần". Idril cũng cảm nhận cái ác trong hắn và nàng luôn tìm cách tránh xa hắn. Tình yêu của Maeglin dần biến thành nỗi hận thù và một khi không có được nàng lẫn ngôi vua Gondolin, hắn âm thầm chịu đựng và chờ đợi cơ hội để đoạt được cả hai.
Khi Tuor đến mang theo lời cảnh báo của thần Ulmo về những hiểm nguy sắp xảy ra với Gondolin, Maeglin ngồi bên cạnh vua Turgon và cãi lại Tuor. Sau đó, đám cưới của Tuor và Idril càng khiến Maeglin điên tiết, dẫn đến quyết tâm chống lại Turgon và Tuor của hắn. Trong một lần đi tìm quặng mỏ, Maeglim phớt lờ mệnh lệnh của vua Turgon đi ra bên ngoài dãy núi, và hắn bị bọn orcs bắt và mang đến Angband. Tại đây, Morgoth hứa hẹn với Maeglin cả Gondolin và Idril sẽ thuộc về hắn nếu hắn tiết lộ vị trí của Thành phố Bí Mật. Và đây là cuộc giao kèo dẫn đến sự phản bội kinh khủng nhất trong Kỷ Đệ Nhất. Chúa tể bóng tối đưa cho hắn vật làm tin để bảo đảm an toàn cho bản thân khi thành phố bị tấn công. Maeglin trở về thành Gondolin mà xem như không có chuyện gì, nhưng nhiều người nhận thấy sự khác biệt ở hắn. Phần lớn cho rằng hắn thay đổi tích cực hơn nhưng Idril tỏ ra nghi ngờ và nàng cho xây dựng con đường bí mật của Idril. Maeglin cũng chiêu dụ được một số lãnh chúa như Salgant cùng những kẻ tha hóa khác về phe hắn. Khi quân của Morgoth bao vây thành phố, Maeglin khuyên Turgon không nên trốn chạy, và vì vị trí của hắn trong lòng, nhà vua đã nghe theo hắn. Khi trận chiến Gondolin diễn ra, Maeglin định giết Eärendil và cướp Idril. Nhưng Tuor đuổi kịp hắn và họ đánh nhau trên tường thành. Maeglin bị đánh bại và bị ném từ trên xuống.
* Dịch tên
Maeglin có nghĩa là "cái nhìn sắc lạnh" trong tiếng Sindar. Cái tên được hình thành từ maeg, nghĩa là "sắc bén" hay "xuyên thấu" và glîn có nghĩa "tia sáng", "cái nhìn". Khi vừa sinh ra, Aredhel đặt cho Maeglin cái tên Lómion, có nghĩa là "Đứa con của chạng vạng" trong tiếng Quenya. Cái tên này có nguồn gốc từ chữ lómë, một danh từ mang nghĩa
"hoàng hôn", "chạng vạng" và "đêm".
LINDIR
Lindir là một người Elf, không biết rõ dòng dõi nhưng chàng có xuất hiện tại Rivendell khi Frodo gặp Bilbo trong Hội bảo vệ Nhẫn, phần 1 của loạt tiểu thuyết Chúa Nhẫn.
Lindir là người lắng nghe khi Bilbo đọc thơ ở Rivendell. Có lẽ chàng là một người hát rất hay, điều đó được thể hiện trong ý nghĩa tên gọi của chàng. Trong tiếng Sindar, lindo có nghĩa là " người ca hát " hoặc " chú chim ca hót " còn trong tiếng Quenya, linda lại mang nghĩa là " âm thanh đẹp đẽ, ngọt ngào và du dương ". Sau lúc Bilbo ngâm nga Bài ca của Earendil, Lindir đã nói là chàng không phân biệt được phần nào là do Aragorn viết và phần nào là do Bilbo viết vì Người phàm có vẻ giống với người Elf.
Trong phim The Hobbit: Unexpect Journey của đạo diễn Peter Jackson, Lindir do diễn viên Bret McKenzie thủ vai. Một điểm thú vị là Bret cũng xuất hiện trong loạt Chúa Nhẫn 10 năm trước đó nhưng không phải là vào vai Lindir mà là một nhân vật Elf phụ khác là Figwit, anh ta xuất hiện trong một cảnh đi gần Arwen vào lúc mà đoàn người Rivendell đang thực hiện hành trình đi về Cảng Xám. Dù chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn nhưng nhân vật Fitwig do Bret McKenzie đã tạo ra một ấn tượng tốt đẹp đối với các fan hâm mộ bởi khuôn mặt đẹp của mình. Cũng bởi những ấn tượng này mà khi The Hobbit được tiến hành thực hiện thì Peter Jackson đã cho mời lại Bret Mckenzie để đảm nhiệm vai diễn Lindir. Trong phim thì Lindir là người xuất hiện ở Rivendell để thay mặt cho lãnh
chúa Elrond ra đón tiếp nhóm người của Gandalf.
CELEGORM
Celegorm Tóc vàng là con trai thứ ba của Fëanor và Nerdanel. Ông thường đi chung với người em của mình là Curufin. Ông được miêu tả là có mái tóc vàng, khác hẳn với màu tóc đen và đỏ của cha mẹ cùng các anh em.
* Tiểu sử
Celegorm sinh tại Valinor vào Kỷ nguyên Hai Cây. Ông là một thợ săn tài ba đồng thời là bạn của thần Oromë. Từ thần, ông học được nhiều kỹ năng của các loài chim và thú, thậm chí có thể hiểu được ngôn ngữ của một số loài. Ông cũng mang theo từ Valinor một chú chó săn to lớn là Huan, món quà của thần Oromë.
Sau khi các viên Silmarils bị đánh cắp và ông nội bị giết, ông cùng cha và các anh đã tuyên thệ một lời thề phải đoạt lại các báu vật bằng mọi giá. Celegorm tuân theo lời thề đã đến Trung địa, thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, cùng với những người trong gia tộc Fingolfin tiến hành cuộc chiến chống lại Morgoth. Celegorm cùng Curufin cai quản vùng đất Himlad, nơi có con đường dẫn vào vương quốc Doriath. Trong Trận chiến Ngọn lửa bất ngờ, hai anh em bị quân của Morgoth đánh bại và phải bỏ Himlad chạy về phương Nam xin trú ngụ tại Doriath. Tuy nhiên họ không được phép vào vương quốc do đã tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualondë nên cả hai phải đến ở tại Nargothrond, nơi họ được người em họ Finrod Felagund hoan nghênh.
Trong thời gian ở tại Nargothrond, hai người bắt được Lúthien Tinúviel, con gái vua Thingol của Doriath. Celegorm muốn cưới nàng và ép vua Thingol phải đồng ý. Tuy nhiên, chú chó Huan đã giúp Lúthien trốn thoát. Sau đó, ông và em trai bị Orodreth trục xuất khỏi Nargothrond. Celegorm bỏ mạng khi những người con của Fëanor tấn công Doriath để đoạt viên Silmaril của vua Dior. Celegorm giết Dior nhưng đồng thời cũng bị hạ sát bởi nhà vua.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Turcafinwë (Finwë to khỏe). Tên-mẹ của ông là Tyelkormo (Kẻ nóng
vội) xuất phát từ chữ tyelka (nóng vội) trong tiếng Quenya, có lẽ liên quan đến bản tính
hấp tấp và thói quen hay nhảy dựng lên khi nóng giận của ông.
GALDOR
Galdor thuộc tiên tộc Noldor sống tại Gondolin vào Kỷ Đệ Nhất và là lãnh chúa của gia tộc Cây xanh. Ông được xem là vị tiên dũng cảm nhất chỉ sau đức vua Turgon. Ông thường mặc trang phục màu xanh lá, vũ khí của ông là chùy và giáo. Trong trận đánh ở Gondolin, Galdor đã cứu mạng của Tuor và Ecthelion. Khi ấy, Tuor đang dìu một Ecthelion bị thương đến Quảng trường của đức vua. Khi vừa đến nơi, Tuor vấp ngã kéo theo Ecthelion và không nhờ Galdor yểm trợ thì cả hai đã mất mạng dưới tay bọn orc. Sau khi thành Gondolin thất thủ, ông thoát ra được cùng những người sống sót và chạy về phương Nam đến cửa sông Sirion. Sau này, ông được Cirdan và Gil-galad cứu sống trong cuộc tấn công của Maedhros, Maglor, Amrod và Amras. Tương truyền sau đó ông dong buồm về Vùng đất bất tử và ngụ tại Tol Eressëa.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong những ghi chép sau này, tác giả Tolkien đồng nhất Galdor của gia tộc Cây xanh với Galdor được Cirdan phái đến Imladris, nhưng cuối cùng ông lại bác bỏ điều này. Nếu thật sự Galdor ở lại Trung địa, thì ông đã từ chối tiếng gọi của các đấng Valar và đã qua đời. Hoặc nếu cho rằng ông đã ra đi sau đó trở lại như cách của Glorfindel thì thật sự thân phận ông quyền năng vượt xa hơn hẳn vị Galdor trong The Lord of the Rings đã miêu tả. Lý giải cho điều này, tác giả Tolkien đã nói "Galdor" chỉ là một cái tên phổ biến trong tiếng Sindar.
BELEG
Beleg hay Beleg Cúthalion là đội trưởng lực lượng biên phòng dưới quyền vua Elu Thingol xứ Doriath. Ông nổi tiếng với tài bắn cung và được xem như là cung thủ giỏi nhất vào thời đó.
Beleg cùng người bạn của mình, Mablung, là những tướng lĩnh tài ba của tộc Sindar. Cả hai là những Tiên Doriath hiếm hoi chiến đấu trong Liên minh Maedhros ở trận chiến Muôn vàn nước mắt, khi vua Thingol chủ trương không can dự vào cuộc chiến của người Ñoldor. Beleg là đội trưởng lực lượng biên phòng của Doriath cho nên ông thường làm nhiệm vụ ở biên giới phía Bắc của vương quốc. Beleg thường mang theo một cây cung màu đen có tên gọi Belthronding và mũi tên Dailir.
Ông cũng góp mặt trong cuộc săn đuổi con sói Carcharoth trong cuộc thử thách của Beren và Lúthien.
Về sau, ông trở thành bạn tốt và chiến hữu của Túrin Turambar, nhưng cũng vì vậy mà ông vướng vào những bất hạnh từ lời nguyền lên số phận của chàng. Khi Túrin bị buộc phải rời Doriath, Beleg được nhà vua cho phép đi tìm chàng. Nhận thấy cây cung trứ danh của mình không thích hợp cho nhiệm vụ này nên ông được phép chọn thêm một món vũ khí của nhà vua và Beleg đã lấy thanh gươm Anglachel mà trước kia Eöl đã rèn tặng Thingol. Trên đường đi, Beleg bị băng cướp dưới trướng Túrin bắt giữ và tra tấn trong lúc chàng không có mặt. Sau đó Túrin trở về và ông được thả ra. Beleg truyền lệnh của nhà vua tha tội cho Túrin và cho phép chàng có thể tự do trở về Doriath, tuy nhiên Túrin tỏ ra thờ ơ với ân huệ này. Không thuyết phục được Túrin quay về, Beleg trở lại Doriath để báo tin với nhà vua, sau đó ông lại lên đường khi mùa Đông tới để nhập hội với Túrin. Cùng với chiến hữu của mình, ông trở thành thủ lĩnh nghĩa quân chống Morgoth suốt mời một thời gian, và lãnh địa của họ được biết đến với tên gọi Vùng đất của Cung và Mũ giáp hay Dor-Cuarthol trong tiếng Sindar. Gã Người lùn tí hon Mîm mà trước đây nhóm của Túrin bắt được rất ghét tộc Tiên và đặc biệt là Beleg vì ông đã chữa lành vết thương cho kẻ thù của hắn là Andróg.
Khi bị lũ orcs bắt, Mîm đã khai ra căn cứ địa của nhóm nghĩa quân. Sau trận chiến ác liệt trên ngọn đồi Amon Rûdh toàn bộ nghĩa quân hy sinh còn Túrin bị bắt. Beleg bị bắt sống khi tên Mîm muốn tự tay giải quyết ông. Nhưng Andróg vẫn còn sống dù bị thương nặng, ông đánh lui tên Mîm trước khi hắn kịp ra tay nhưng sau đó đã tắt thở ngay sau khi cắt dây trói cho Beleg.
Beleg vô cùng đau buồn khi biết Túrin bị bắt đi. Ông mau chóng hồi phục và đuổi theo bọn orcs. Trên đường đi, ông gặp Gwindor vừa trốn thoát khỏi những hầm mỏ của Morgoth và cùng nhau họ tìm được trại của những kẻ bắt giữ Túrin. Beleg bắn chết từng tên lính công một và đưa được Túrin rời khỏi trại một cách an toàn. Khi cắt dây trói cho Túrin, Beleg bị trượt tay và thanh gươm của ông vô tình cắt phải da thịt của chàng. Túrin bừng tỉnh và không nhận ra Beleg, tưởng rằng ông là một tên orc đến hạnh hạ chàng. Trong một nỗ lực tự vệ, Túrin giật thanh gươm từ tay Beleg và vô tình giết chết ông.
Túrin và Gwindor đã chôn Beleg cùng với cây cung Belthronding. Thanh gươm Anglachel khi nhuốm máu chủ nhân của mình đã biến thành màu đen và không còn sắc bén nữa. Tuy nhiên Gwindor vẫn mang nó theo bên mình nhằm sử dụng với mục đích trả thù Morgoth còn hơn là để nó chìm vào quên lãng trong lòng đất.
Sau cái chết của Beleg, Túrin đã viết nên bài ca Laer Cú Beleg, Bài ca về người cung thủ vĩ đại, vốn thường được chàng cất lên trong những thời khắc đau buồn để tưởng nhớ về người bạn của mình.
Beleg nghĩa là "hùng mạnh" trong tiếng Sindar.
FINWE
Finwë là Đức vua tối cao đầu tiên của Ñoldor. Ông là người đã dẫn dắt các Tiên đồng tộc của mình trong hành trình rời Trung địa đến Valinor ở thiên quốc Aman. Ông còn là một người bạn tốt của Elu Thingol, vua xứ Doriath.
* Cuộc đời tại Trung địa
Finwë là một trong những Tiên thức tỉnh ở hồ Cuiviénen. Mặc dù trong Huyền sử Silmarillion không nói rõ, nhưng có lẽ Finwë nằm trong số những Tiên được tạo ra bởi chính bàn tay của Eru Ilúvatar. Thần Săn bắn Oromë khi đi ngang qua núi Orocani đã phát hiện ra các Tiên và kết bạn với họ. Người rất yêu quý tộc Tiên và muốn họ cùng đi đến Valinor để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ nơi đó. Tuy nhiên, các Tiên tỏ ra nghi ngờ lời đề nghị này vì vậy các Valar chọn ra ba người đại diện cho ba dòng tộc đi trước sau đó sẽ trở về và kể lại những gì họ đã thấy, nhằm giảm bớt nỗi sợ hãi trong lòng Tiên tộc vốn đã tồn tại sau những chuyện gây ra bởi Melkor. Ba người cùng đi với Oromë là Finwë, Ingwë và Elwë. Đây cũng là những người sau này sẽ đứng đầu ba dòng tộc của các Tiên. Say mê vẻ đẹp kỳ diệu của Valinor, Finwë và hai bạn đồng hành trở về Trung địa và thuyết phục các Tiên khác cùng tham gia cuộc hành trình. Những người đồng ý theo thần Oromë được gọi là Eldar. Trong số đó có dòng tộc của Finwë, các Tiên Ñoldor, và cuối cùng họ đến được Valinor ngay sau các Tiên Vanyar. Sau đó Finwë trở thành vua của họ.
* Cuộc đời tại Valinor
Người Ñoldor đến Valinor định cư trên ngọn đồi Túna được tạo ra bởi các đấng Valar cho họ, trong thành phố Tirion chung với các Tiên Vanyar. Trong khi xây ngôi nhà cho Finwë, những người thợ đã tìm được những viên ngọc trong lòng đất mà từ đó họ tạo ra được vô số đồ trang sức làm đẹp cho xứ Valinor. Sau đó, Ingwë và người của ông rời thành phố Tirion và Finwë trở thành vị vua duy nhất trị vị trên ngọn đồi Túna.
Vợ đầu tiên của Finwë là nàng Míriel Serindë, thợ dệt của nữ thần Vairë, một Tiên nữ xuất sắc về mọi lĩnh vực đòi hỏi sự tinh tế. Họ sinh được một người con là Curufinwë, sau này được biết đến với cái tên Fëanor. Cuộc sinh nở đã bòn rút hết sức lực và khát vọng sống của Míriel và nàng muốn được yên nghỉ trong khu vườn Lórien. Finwë rất đau lòng vì điều này. Ông không thể để đứa trẻ lớn lên mà không có mẹ, cũng như không muốn đây là đứa con cuối cùng của họ. Nhưng vợ ông nói rằng mọi điều có thể giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ khác, bà đã truyền lại trong Fëanor. Không còn lựa chọn nào khác, ông đành chấp nhận ước nguyện của bà. Và thế là Míriel, với sự cho phép của thần Manwë, được an nghỉ trong khu vườn của thần Irmo. Sau đó linh hồn của bà rời khỏi thể xác và bà không bao giờ thức dậy nữa.
Sự viện này gây chấn động toàn thể những người ở Valinor, vì từ trước đến giờ không ai có thể chết theo ý nguyện. Một thời gian dài, Finwë sống trong đau buồn và ông thường đến thăm thân xác của Míriel. Nhưng khi nỗi cô đơn và đau khổ ngày càng tăng, ông không còn làm điều đó nữa. Tình yêu còn lại của ông dành hết cho đứa con trai là Fëanor, giờ đây lớn lên trở thành một Tiên giỏi trong mọi lĩnh vực đòi hỏi bàn tay và trí óc. Fëanor kết hôn với Nerdanel và sinh cho Finwe bảy đứa cháu nội.
Khi Finwë không còn chịu nổi với cảnh cô đơn ông quyết định tái hôn. Người vợ thứ hai của ông là nàng Indis Xinh Đẹp, một Tiên nữ Vanyar tóc vàng. Ông hết mực yêu thương bà và nhờ bà mà ông tìm lại được niềm vui cuộc sống. Bà sinh cho ông hai con trai là Fingolfin và Finarfin cùng hai con gái là Findis và Írimë. Mặc dù giờ đây ông đang hạnh phúc nhưng hình bóng của nàng Míriel vẫn luôn tồn tại trong gia đình, đặc biệt là khi Fëanor phản đối việc cha mình tái hôn. Những người con của Finwë không sống cùng nhau và cũng chẳng lấy làm thân thiết. Và sau này khi nhiều sự việc xảy ra liên quan đến những báu vật Silmaril nhiều người đã trách Finwë và việc tái hôn của ông là nguồn cơn gây ra những chuyện không hay trong gia đình. Tuy nhiên những lời cáo buộc này là vô căn cứ vì thực tế là Finwë vẫn yêu người con cả của mình hơn hết thảy, và những sự kiện xung quanh cái chết của ông đã chứng tỏ điều đó.
* Cái chết
Sau ba thời đại bị bắt giữ, Melkor được thả ra khỏi sự giam cầm của thần Mandos. Hắn một lần nữa lấy được lòng tin của các Valar và được tự do đi lại ở Valinor. Tên Melkor quỷ quyệt khao khát những viên Silmaril, ba báu vật được tạo tác bởi bàn tay tài năng của Fëanor, và luôn tìm cách đoạt được chúng. Hắn đặt điều dối trá khiến người Noldor bất hòa, nghi kỵ lẫn nhau, xung đột với những dòng tộc khác thậm chí với các đấng Valar. Nhà Finwë cũng không thoát khỏi chuyện này. Vốn dĩ đã có bất hòa giữa những người con của ông, và những vụ việc này càng làm rạn nứt giữa họ thêm sâu sắc. Finwë triệu tập tất cả bọn họ lại với mong muốn hòa giải. Nỗ lực của ông có vẻ đã thành công khi Fingolfin chịu quỳ xuống trước mặt và dẹp bỏ mọi ý nghĩ cũng như lời nói cãi lại anh trai. Sau đó các Valar gọi Fëanor đến để giải thích về những phát ngôn chống lại họ. Lúc này việc làm của Melkor bị bại lộ. Tuy nhien,Fëanor cũng bị đày đi khỏi Tirion trong mười hai năm, đến pháo đài Formenos. Vì tình thương của mình đối với đứa con cả, Finwë từ bỏ vương vị và đi theo Fëanor đến Formenos.
Kiên quyết đoạt được những viên Silmaril, Melkor đã chặn cướp chúng ở cổng pháo đài Formenos. Fëanor chống cự dữ dội trong khi Finwë cử sứ giả về báo cho thần Manwe. Trong một dịp lễ hội, Melkor trở lại. Trong khi mọi người ở Valinor chìm trong không khí lễ hội thì Finwë, phần vì lo cho Fëanor, phần vì không hài lòng với hình phạt dành cho con trai ông, nên không tuân lệnh thần Manwe gọi về mà ở lại Formenos. Sau khi Melkor và quỷ nhện Ungoliant cướp đi ánh sáng của Hai Cây, chúng thẳng tiến đến Formenos. Chỉ có duy nhất Finwë có đủ dũng khí đối mặt với thế lực bóng tối. Và tại cổng pháo đài Formenos, vị vua của Ñoldor bị chúng hạ sát và những giọt máu đầu tiên đã đổ trên đất Aman. Melkor xông vào pháo đài và cướp đi những viên Silmaril, nhấn chìm vương quốc hằng phước vào đêm đen và khiến những người Ñoldor rời Valinor.
* Dịch tên
Finwë là một trong những cái tên xa xưa nhất từng được biết của Tiên tộc. Không rõ nó mang nghĩa gì nhưng có thể nó được ghép từ chữ fin- (tóc) và –we (hậu tố dùng cho tên của giới nam).
Danh hiệu Ñoldóran – "Vua của người Ñoldor" của Finwë được ghép từ chữ Noldo và aran (vua).
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Ban đầu, trong bảng phả hệ, Finwë có bốn người con trai: trẻ nhất là Finrun nhưng sau đó tác giả đã bỏ ý tưởng đó, vì vậy Finrod (sau là Finarfin) là con trai út của Finwë kể từ đó. Trong một phiên bản sau Finwë có ba cô con gái với Indis là Findis, Faniel và Finvain. Sau đó Faniel bị loại bỏ và tác giả chỉ giữa lại Findis và Finvain. Finvain được đổi tên
thành Írimë và được đưa lên sau Fingolfin, vì vậy Finarfin vẫn là con út của Finwë.
AEGNOR
Aegnor là con trai thứ ba của Finarfin, anh của Galadriel, em của Finrod và Angrod. Chàng là đồng lãnh chúa xứ Dorthonion trong Kỷ Đệ Nhất. Aegnor được biết đến như một chiến binh dũng mãnh trong chiến trận với đôi mắt dường như có lửa. Mặc dù trẻ tuổi nhưng chàng là một người rất rộng lượng và đầy cao quý.
Aegnor sinh ra tại thành phố Tirion. Chàng là bạn rất thân với Fingon. Aegnor cùng các anh chị em theo bước những người Ñoldor lưu vong đến Trung địa. Tại đây, chàng cùng anh trai là Angrod trấn giữ mạn Bắc của cao nguyên Dorthonion chống lại những cuộc tấn công của Morgoth suốt thời gian diễn ra cuộc bao vây pháo đài Angband.
Tại Dorthonion, bên mặt hồ Aeluin, Aegnor gặp một thiếu nữ loài Người thuộc gia tộc Bëor tên là Andreth và họ đem lòng yêu nhau. Khi bên nhau, cả hai dành thời gia để nói về Tiên tộc, về loài Người và số phận của họ ở thế giới này (những điều này được ghi chép rõ ràng trong tác phẩm Athrabeth Finrod ah Andreth). Tuy nhiên, họ không đến được với nhau do luật lệ của các Tiên Eldar quy định không được kết hôn trong thời chiến. Sau đó, chàng hy sinh bên cạnh anh trai Angrod khi Morgoth phá vòng vây vào đầu trận chiến Ngọn lửa bất ngờ năm 455 Kỷ Đệ Nhất.
Cái tên Aegnor là phiên âm tiếng Sindar từ tiếng Quenya của cái tên Aikanár hay
Aikanáro, nghĩa là "ngọn lửa gay gắt" hay "ngọn lửa mãnh liệt".
CARANTHIR
Caranthir hay Caranthir Đen tối, là con trai thứ tư của Fëanor. Ông là người tàn nhẫn và nóng tính nhất trong số các anh em.
* Tiểu sử
Cũng như những người con của Fëanor khác, Caranthir bị trói buộc bởi Lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tể Morgoth. Lời thề đã đưa bảy anh em đến Trung địa vào Kỷ Đệ Nhất. Tại đây họ thành lập những vương quốc Ñoldor lưu vong, chiến đấu với Morgoth, thậm chí phải chống lại những đồng bào Tiên tộc của mình và cuối cùng phải hứng chịu nỗi bất hạnh theo những cách khác nhau.
Caranthir cai quản vương quốc Thargelion hay còn được gọi là Dor Caranthir (Lãnh địa của Caranthir) nằm dọc theo bờ hồ Helevorn ở Đông Beleriand. Vùng đất của ông nằm cạnh hai vương quốc Nogrod và Belegost vĩ đại của tộc Người lùn tại dãy núi Lam nên ông rất giàu có nhờ việc kiểm soát phần lớn việc giao thương qua Con đường Người lùn. Vào năm 420 Kỷ Đệ Nhất, Caranthir giải cứu Haleth và gia tộc của bà khi họ bị bọn orcs bao vây. Khi ông thấy được sự dũng cảm của loài Người, ông đã để gia tộc Haleth định cư ở phía Bắc vương quốc của ông. Tuy nhiên Haleth vì không muốn gia tộc của bà phải phục vụ bất kỳ vị lãnh chúa nào nên đã lịch sử cảm ơn ông rồi từ chối, sau đó dời đến rừng Brethil.
Năm 463, Ulfang dẫn người của hắn vượt qua dãy núi Lam và kết liên minh với Maedhros. Họ được cấp cho vùng đất Lothlann và nằm dưới quyền cai trị của Caranthir.
Năm 473, Trận chiến Muôn vàn nước mắt diễn ra, quân Liên minh thất bại nặng nề do sự phản bội của Ulfang. Caranthir phải bỏ vương quốc và buộc phải rút về núi Dolmed cùng với các anh em.
Năm 505, ông bỏ mạng cùng với Celegorm và Curufin khi các con trai của Fëanor tấn công Menegroth để đoạt viên Silmaril từ tay vua Dior của Doriath.
* Dịch tên
Caranthir là chuyển ngữ của tên-mẹ Carnistir (Mặt đỏ) của ông. Cái tên này có nguồn gốc từ chữ carnë (đỏ) trong tiếng Quenya. Tên-cha của ông là Morifinwë (Finwë đen tối) gốc từ chữ mor (đen tối).
CURUFIN
Curufin Khéo léo hay Curufin Gian xảo là một hoàng tử Ñoldor. Ông là người thứ năm trong bảy đứa con trai của Fëanor và Nerdanel. Curufin là cha của Celebrimbor, thợ thủ công bậc thầy xứ Eregion, người sau này đã tạo ra những chiếc Nhẫn quyền lực.
Trong bảy anh em, Curufin là người được Fëanor yêu quý nhất và ông cũng là người giống cha nhất cả về ngoại hình lẫn tài năng.
* Tiểu sử
Curufin sinh ra tại Valinor vào Kỷ nguyên Hai Cây và ông được đặt tên giống cha mình là Curufinwë. Bởi vì cả cha ông, các chú và các anh em đều có tên-cha tận cùng bằng -finwë, nên ở nhà Curufin được gọi là Curvo. Tên-mẹ của ông là Atarinkë. Khi còn ở Valinor, ông kết hôn với một Tiên nữ (có lẽ thuộc tộc Ñoldor) và sinh được một đứa con là Celebrimbor. Celebrimbor có tính cách trái ngược hẳn với cha và ông cũng không thích bản tính ranh mãnh và cách cha ông đối xử với những người Ñoldor khác.
Cũng như những người con khác của Fëanor, Curufin bị trói buộc bởi lời thề phải đoạt lại những viên Silmaril bị đánh cắp bởi Chúa tể bóng tối Morgoth. Lời thề đã khiến ông cùng các anh em phải quay về Trung địa nơi họ đã lập nên những vương quốc Noldor lưu vong, chống lại Morgoth và thậm chí phải chống lại những đồng bào của mình, cuối cùng dẫn đến sự diệt vong của chính họ.
Khi vừa đặt chân lên Trung địa, Fëanor ra lệnh cho Curufin và những người trung thành với ông đốt hết những chiếc thuyền thiên nga. Tuy nhiên, trong lúc hỗn loạn, em trai út của ông là Amras không may bị thiêu sống trong ngọn lửa. Sau đó, Curufin cùng các anh em chiến đấu trong Trận chiến dưới các vì sao nhưng cha ông là Fëanor tử trận.
Curufin cùng người anh là Celegorm định cư tại Himlad, về phía Đông pháo đài Himring của Maedhros và phía Nam của Aglon, một con đường độc đạo nằm giữa Himring và Dorthonion dẫn thẳng đến Doriath. Vào khoảng thời gian này, cô em họ của hai người là Aredhel rời thành Gondolin để đi tìm họ nhưng lại bị lạc trong rừng Nan Elmoth. Nhiều năm sau, khi Aredhel cùng con trai Maeglin rời Nan Elmoth, Eöl đã bám theo họ. Gã bị bắt mang đến trước Curufin. Mặc dù rất ghét và vô cùng khinh miệt gã, nhưng hai anh em không giết mà tha cho hắn được tiếp tục cuộc hành trình.
Hai anh em tích cực củng cố phòng ngự vương quốc của mình cho đến thời điểm trận chiến Ngọn lửa bất ngờ diễn ra. Họ thua trận, vương quốc bị chiếm và hai người cùng với thần dân phải tháo chạy về Nargothrond, nơi họ được Finrod chào đón.
Một thời gian sau, Beren đến Nargothrond và gợi nhắc Finrod về lời thề năm xưa của ông và xin được giúp đỡ. Finrod quyết định sẽ giúp Beren nhưng Celegorm và Curufin vì Lời thề của riêng gia tộc họ đã đem sự kinh hoàng của Chúa tể bóng tối ra để thuyết phục người Nargothrond đừng đi theo nhà vua cũng như đừng dại dột gây hấn với Morgoth. Vì vậy Finrod phải lên đường chỉ với vài chiến binh gồm cả Beren và sau đó ông hy sinh. Cháu họ của ông là Orodreth lên nắm quyền tại Nargothrond.
Trong một lần đi săn với chú chó săn Huan, hai anh em gặp Lúthien, con gái vua Thingol đang trên đường đi tìm Beren. Giả vờ giúp đỡ nàng, cả hai bắt nàng mang về Nargothrond. Celegorm phải lòng nàng và muốn Thingol gả con gái cho mình. Tuy nhiên, chú chó Huan đã giúp công chúa Lúthien chạy thoát, và cùng nhau họ giải thoát Beren cùng những tù binh khác khỏi tay Sauron. Khi những người sống sót trở về, người Nargothrond mới hiểu rõ âm mưu của hai anh em. Tuy nhiên thay vì giết họ, Orodreth trục xuất cả hai khỏi Nargothrond.
Trên đường đi, hai người lại gặp Lúthien và Beren, và Curufin đã đánh nhau với Beren nhưng thua trận bị đoạt mất con dao Angrist. Khi rút chạy, ông muốn giết luôn Lúthien nhưng lại bắn trúng Beren.
Vì hành vi hèn hạ của Celegorm và Curufin nên khi Maedhros muốn liên kết toàn bộ Tiên tộc, Người lùn và con Người trong Liên minh Maedhros, Orodreth và Thingol đã không tham gia.
Curufin bị giết trong cuộc Cuộc tàn sát đồng tộc lần thứ hai, khi những người con của Fëanor tấn công Doriath để đoạt viên Silmaril trong tay vua Dior Tuấn tú. Hai người anh của ông là Celegorm và Caranthir cũng chết trong trận chiến.
* Dịch tên
Tên-cha của ông là Curufinwë nghĩa là "(con trai) Finwë khéo léo" từ chữ curu (khéo léo) trong tiếng Quenya. Tên Curufinwë cũng chính là tên gốc của Fëanor, bởi vì Curufin là người giống cha nhất về ngoại hình, tính cách và tài năng. Tên-mẹ của ông là Atarinkë (Người cha nhỏ) cũng bởi vì sự giống nhau của ông và cha. Curufin là tên-cha của ông
dịch ra tiếng Sindar. Ở nhà ông được gọi là Curvo.
DAERON
Daeron là một Tiên Sindar. Ông là một nhà hiền triết đồng thời là nhà ngôn ngữ học lỗi lạc dưới triều đại của vua Thingol xứ Doriath. Chính Daeron là người đã phát minh ra bảng chữ Cirth vào năm 1300 Kỷ nguyên Hai Cây.
Ngoài ra Daeron còn được biết đến như người nghệ sĩ vĩ đại bậc nhất Trung địa. Người duy nhất có thể sánh với ông là Maglor, con trai của Fëanor, cũng xếp sau một bậc.
* Tiểu sử
Daeron được sinh ra ở Trung địa và sau đó trở thành một nhân vật quan trọng dưới triều đại vua Thingol. Ông là người đã phát minh ra bảng chữ cái Cirth, về sau trở thành một loại ký tự quan trọng.
Khi Fingolfin, đức vua của người Ñoldor tổ chức Đại hội Mereth Aderthad bên hồ Ivrin, Daeron và Mablung là những người đại diện cho vua Thingol và xứ Doriath đến tham dự. Ông yêu công chúa Lúthien hơn tất cả mọi thứ trên đời. Những bài hát ông sáng tác đa phần lấy cảm hứng từ nàng và Daeron thường chơi chúng khi Lúthien khiêu vũ. Tuy nhiên nàng chỉ xem Daeron như một người bạn tốt. Khi Beren đến Doriath, lòng đố kỵ của ông đối với tình yêu của chàng và Lúthien đã khiến ông bí mật theo dõi họ và thuật lại những gì thấy được với vua Thingol.
Về sau, khi biết Sauron đã bắt được Beren, Lúthien tìm đến Daeron xin giúp đỡ nhưng ông đã mật báo với nhà vua, khiến nàng bị vua cha giam tại Hírilorn. Sau đó nàng trốn thoát được và đi tìm Beren. Khi được biết tin nàng mất tích, Daeron rất ân hận vì hành động của mình và đã lên đường rời Doriath để tìm nàng nhưng vô vọng. Ông không bao giờ tìm được nàng cũng như không trở về Doriath. Daeron lạc về phương Đông xa xôi và ông ở lại những vùng đất tối tăm, cất lên những bài ca đau buồn khóc thương tình yêu của mình dành cho Lúthien. Số phận về sau đó của ông không được biết rõ.
Bảng chữ Cirth do ông tạo ra sao này trở thành loại ký tự rune của tộc Người lùn và phổ biến khắp Trung địa qua nhiều đời. Những ký tự này về sau được sử dụng ở Moria và được biết đến với tên gọi Cổ tự Rune của Daeron.
* Dịch tên
Cái tên Daeron có nghĩa là "bóng cây". Và trong tiếng Doriath (một loại phương ngữ của
tiếng Sindar) tên của ông là Dairon, xuất phát từ dai có nghĩa là "bóng".
FINDUILAS
Finduilas là một công chúa của tộc Ñoldor, con gái của Orodreth – lãnh chúa xứ Nargothrond. Nàng cũng là em gái của Gil-galad.
* Tiểu sử
Finduilas là con gái của Orodreth và một Tiên nữ Sindar phương Bắc. Vì vậy nàng mang trong mình dòng máu của cả tộc Ñoldor, Teleri và Vanyar. Finduilas nổi tiếng xinh đẹp, nàng sống cùng cha và anh ở Nargothrond dưới quyền của vua Finrod Felagund. Nàng được hứa hôn với Gwindor, người đã đặt cho nàng cái tên Faelvrin, nghĩa là "Ánh mặt trời trên hồ Ivrin".
Vào năm 472 Kỷ Đệ Nhất, hôn phu của nàng bị Morgoth bắt trong Trận chiến muôn vàn nước mắt. Khi Gwindor trở về vào năm 490, đi cùng chàng là một người tự gọi mình là Agarwaen con trai của Umarth (Kẻ Nhuốm máu, con trai của Bất hạnh). Finduilas tất nhiên không biết đây là Túrin, con trai của Húrin. Mặc dù vẫn còn tình cảm dành cho Gwindor nhưng Finduilas đã phải lòng Túrin. Tuy nhiên Túrin không đáp lại tình cảm của nàng vì chàng rất quý Gwindor. Gwindor khi biết được tình cảm của nàng dành cho bạn mình bèn tiết lộ thân phận thật sự của Túrin nhằm khiến nàng từ bỏ hy vọng.
Sau trận Tumlahad, chúa rồng Glaurung chiếm Nargothrond. Gwindor tử trận sau khi cầu xin Túrin bảo vệ Finduilas, bởi vì nàng là người duy nhất có thể cứu rỗi số mệnh của chàng. Tuy nhiên khi Túrin quay về Nargothrond, chàng bị lão rồng thôi miên nên không thể nghe được tiếng kêu cứu của Finduilas khi nàng bị lũ orcs áp giải đi qua ngay trước mặt chàng.
Glaurung lừa Túrin bỏ mặc Finduilas đi về Hithlum để tìm dòng họ của mình. Bọn orcs áp giải tù binh trên đường về Angband bị tập kích bởi người Haladin xứ Brethil ở chỗ vượt sông Taeglin. Trước khi bị tiêu diệt chúng giết hết những người bị bắt, bao gồm cả Finduilas. Thi thể nàng bị ghim lên một thân cây bởi một ngọn giáo. Khi Túrin lấy lại được ý thức thì người Haladin đã chôn nàng ở một nấm mộ mà họ gọi là Haudh-en-Elleth - Mộ của nàng trinh Tiên.
* Dịch tên
Finduilas được ghép từ chữ fin (tóc), một tiếp đầu ngữ phổ biến được dùng trong gia tộc Finwë, duil có thể xuất phát từ ethuil trong tiếng Sindar (mùa xuân) và las nghĩa là "lá". Biệt hiệu Faelivrin của nàng nghĩa là "Ánh mặt trời trên hồ Ivrin" có nguồn gốc từ chữ fael trong tiếng Sindar (ánh sáng, rực rỡ).
FINROD
* Tiểu sử
Finrod, tên khác là Felagund, là một tiên thuộc tộc Ñoldor. Chàng sinh ra tại thiên quốc Aman và là con trai cả của Finarfin và Eärwen, tức là anh của Galadriel, Angrod và Aegnor. Finrod là một trong những vị tiên cao quý nhất và là một người bạn của loài Người. Nhờ vào sự cao thượng cùng thái độ phản đối Lời thề của Fëanor, nên sau khi hy sinh để cứu Beren, chàng đã được hồi sinh tại Valinor, và là vị tiên đầu tiên được hưởng ân sủng đó tại Vùng đất bất tử.
Finrod rất thân với Turgon và gia tộc Fingolfin. Chàng phản đối Fëanor cùng lời thề của ông. Nhưng khi ông tìm đường quay về Trung địa để đoạt lại các báu vật Silmarils từ tay Morgoth, do không muốn xa những người bạn, người anh em nên chàng đã chọn đi theo gia tộc của cha mình và gia tộc Fingolfin. Finrod không tham gia cũng chẳng hay biết về cuộc tàn sát người Teleri ở Alqualonde do chàng đã đi qua con đường ngang qua eo biển Helcaraxë. Khi đi dọc theo bờ biển Araman, cả đoàn gặp thần Mandos và nghe được Lời tiên tri phương Bắc. Sau đó, Finarfin và người của mình quay về Tirion, nhưng Finrod thì ở lại và tiếp tục hành trình đến Trung địa cùng với gia tộc Fingolfin.
Finrod thành lập thành Minas Tirith đầu tiên ở Đèo Sirion. Khoảng năm 50 Kỷ Đệ Nhất, khi đang cùng Turgon du hành dọc theo sông Sirion và dựng trại bên bờ, cả hai chìm vào giấc ngủ do phép thuật của thần Ulmo. Trong giấc mơ, Ulmo đã chỉ cho họ thấy vương quốc bí mật Nargothrond và thung lũng Tumladen. Finrod phát hiện hệ thống hang động bên dưới Taur-en-Foroth, được che chở bởi núi Nagrod và sức mạnh của thần Ulmo. Tại đây, chàng đã thành lập vương quốc của riêng mình và trở thành vua của Nargothrond. Khi đi săn ở vùng đất Thargelion ở Đông Beleriand, Finrod là tiên Ñoldor đầu tiên gặp loài Người. Chàng ở lại với họ một thời gian, học ngôn ngữ của họ và dạy họ tiếng Sindarin. Finrod cũng là người đại diện cho những Tiên Xanh Laiquendi đứng ra dàn xếp mâu thuẫn với con người. Sau đó chàng được sự cho phép của đức vua Thingol – người cai trị toàn cõi Beleriand, dẫn loài người đến Estolad.
Finrod là bạn thân của Andreth của gia tộc Bëor. Trong cuộc vây hãm Angband, chàng thường tìm đến bạn mình để thảo luận về những vấn đề của Tiên tộc và loài người. Một trong những cuộc nói chuyện đó được ghi lại và biết đến với cái tên Athrabeth Finrod ah Andreth.
Trong cuộc chiến Ngọn lửa bất ngờ, sau khi được Barahir của gia tộc Bëor cứu mạng, Finrod đã tặng cho Beren chiếc nhẫn của chàng. Chiếc nhẫn này sau này được gọi là Chiếc nhẫn của Barahir và nó được trao cho Aragorn khi chàng biết được thân phận của mình. Nhiều năm sau trận chiến đó, con trai Barahir là Beren đến xứu Nargothrond tìm sự giúp đỡ, và Finrod đã từ bỏ vương vị của mình mà đi với Beren trong cuộc tìm kiếm viên Silmaril như một sự báo đáp ơn cứu mạng trước đó. Celegorm và Curufin, lúc đó đang sống tại Nargothrond, đã dùng sự kinh khủng của Morgoth và những hiểm nguy liên quan đến Lời thề của gia tộc của bọn họ, để thuyết phục phần lớn người Nargothrond ở lại. Kết quả chỉ có mười chiến binh, dẫn đầu bởi Edrahil trung thành đi theo đức vua.
Mặc dù được cải trang khéo léo bằng tài nghệ của Finrod nhưng mười hai người vẫn bị Sauron bắt giữ và mang đến Tol-in-Gaurhoth (đảo Người sói), vốn là thành Minas Tirith Finrod đã dựng nên xưa kia. Finrod đã so quyền phép với Sauron nhưng mặc cho tài nghệ của nhà vua, Sauron cuối cùng cũng bẫy và bắt được chàng. Sauron nhốt tất cả lại, tra khảo bọn họ bằng cách để một tên người sói ăn thịt từng người đến khi họ nói ra thân phận và mục đích cuộc hành trình, nhưng không ai chịu hé môi lấy nửa lời. Đến khi con quái thú chuẩn bị ăn thịt Beren, Finrod đã phá xích và tay không giết được nó nhưng chàng cũng mất mạng vì vết thương quá nặng.
Finrod yêu Amarië, một tiên nữ tộc Vanyar. Do đã đính hôn với nàng nên ở Trung địa Finrod cũng không cưới ai khác. Trong Bài thơ của Leithian có kể lại rằng Finrod sau đó đã được hồi sinh ở Valinor và "đang sống cùng Amarie" và chàng cũng được miêu tả rằng "bước đi cùng cha là Finarfin dưới những tán cây ở Eldamar".
* Dịch tên
Cái tên Finrod là cách viết theo chữ Sindarin của tên gốc theo ngôn ngữ Quenya là Findaráto, nghĩa là "những hậu duệ hùng mạnh của Finwë".
Felagund là tiên hiệu được đặt cho chàng bởi những người lùn đã khai phá hang động Nargothrond. Cái tên đó có nguồn gốc từ chữ felak-gundu (Người đẽo hang động) của ngôn ngữ Khuzdul đã được Sindarin hóa.
Loài Người cũng gọi Finrod bằng cái tên Nóm (Trí tuệ) và Nómin (người thông thái).
Ban đầu tên của Finrod trong cuốn The History of Middle-earth là Inglor Felagund.
* Danh hiệu:
Vua của Nargothrond
"Bạn loài Người" được đặt bởi Bëor và người của ông.
* Trong các ấn bản khác của Legendarium
Trong những tác phẩm trước về xứ Trung địa và trong ấn bản đầu tiên của The Lord of the Rings, cái tên Finrod được đặt cho nhân vật sau này là Finarfin. Finrod Felagund lúc đó tên là Inglor Felagund. Bởi vì nguyên nhân này mà một số người cho là Gildor Inglorion là con của Finrod, tuy nhiêu có nhiều bằng chứng đã chỉ ra điều đó là không đúng.
Trong Huyền sử Silmarillion, Orodreth là anh em với Finrod. Tuy nhiên đây là một lỗi đã được Christopher Tolkien thừa nhận. Orodreth thực chất là con trai của Angrod và là cháu
họ của Finrod.
GWINDOR
Gwindor là một hoàng tử tộc Tiên xứ Nargothrond trong Kỷ Đệ Nhất. Chàng là con trai của Guilin.
* Tiểu sử
Gwindor được hứa hôn với nàng Finduilas con gái của Orodreth trước khi xảy ra trận chiến Muôn vàn nước mắt. Anh của chàng bị bắt trong trận Ngọn lửa bất ngờ. Để trả thù cho anh, chàng đã dẫn một đội quân nhỏ theo vua Fingon ra trận.
Gwindor lần đầu xuất hiện vào thời điểm khởi đầu trận chiến Muôn vàn nước mắt, khi chàng chứng kiến anh trai mình là Gelmir bị hành hạ và hành quyết dã man dưới tay lũ orcs. Nhìn thân xác không còn nguyên vẹn của anh trai, Gwindor không giữ được bình tĩnh mà tấn công kẻ thù khi chưa có lệnh. Truyền thuyết kể lại rằng ngay cả Morgoth phải chùn chân trước cơn thịnh nộ của chàng. Chàng đến được thềm pháo đài Angband tuy nhiên những người đi cùng đều bị giết và Gwindor bị bắt mang vào pháo đài. Gwindor bị giam cầm và làm nô lệ trong pháo đài Angband suốt mười bảy năm, trong thời gian đó sức mạnh và vẻ đẹp của chàng bị hủy hoại. Gwindor tìm cách thoát được khỏi Angband, tuy nhiên bị mất đi một bàn tay khi chiến đấu với lũ orcs cai ngục. Bàn tay bị mất khiến Gwindor suy sụp cả về thể xác lẫn tinh thần và chàng tưởng chừng như đã mất mạng bởi vết thương. Beleg đã cứu sống và mang lại khát vọng sống cho cho chàng. Sau đó Gwindor giúp Beleg tìm được bọn orcs đã bắt Túrin Turambar và cùng nhau họ giải thoát cho anh. Tuy nhiên Túrin tưởng Beleg là một tên orc và vô tình giết chết ông. Gwindor an ủi một Túrin đang đau khổ và dẫn anh về Nargothrond. Nhờ Gwindor mà Túrin được chấp nhận vào vương quốc, tuy nhiên lúc này tầm ảnh hưởng của Gwindor tại đây không còn lớn nhưng trước khi chàng bị bắt nữa. Gwindor yêu Finduilas tuy nhiên cảm thấy bản thân không xứng với nàng nên đã từ hôn. Gwindor ghen tỵ với Túrin khi anh được Finduilas đem lòng yêu mến. Chàng cảnh báo Finduilas là Túrin bị nguyền rủa và chỉ đem bất hạnh đến cho những người mà anh yêu thương. Dù vậy trong thâm tâm chàng vẫn xót thương và rất quý mến Túrin. Túrin sau đó từng bước giành được cảm tình của mọi người và uy tín trong triều. Khi Túrin muốn tấn công quân của Morgoth, Gwindor đã thấy trước kết cục bi đát của Nargothrond nếu làm vậy và cương quyết phản đối, tuy nhiên ý kiến của chàng không được chấp thuận. Vua Orodreth xứ Nargothrond đã cho xây một cây cầu, điều khiến cho không chỉ làm lộ vị trí của vương quốc mà còn làm mất đi phòng tuyến sông Narog. Thực tế là Gwindor đã đúng và khi Chúa rồng Glaurung cùng bọn orcs kéo đến, người Tiên thua trận và bị đẩy lùi về đồng bằng Tumlahad. Nhiều người trong số họ bao gồm cả đức vua Orodreth và Gwindor hy sinh trong trận chiến tại đây. Gwindor bị thương rất nặng và được Túrin mang đến nơi an toàn tuy nhiên chàng đã không qua khỏi. Trước khi chết, chàng cầu xin Túrin hãy bảo vệ cho Finduilas và nói rằng chỉ có cô ấy mới có thể giúp Túrin thoát khỏi lời nguyền của Morgoth. Tuy nhiên lời tiên đoán của chàng không thành sự thật khi Túrin không bảo vệ được nàng.
* Dịch tên
Trong tiếng Noldor, gwind có nghĩa là màu xanh nhạt, trong khi dor có nhiều nghĩa như "cao quý", "vua" hay "ông chủ".
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong tác phẩm Book of Lost Tales, Gwindor đầu tiên có tên là Flinding và ông có mặt khi Túrin lỡ tay giết chết Beleg.
IDRIL
* Tiểu sử
Idril Celebrindal là con gái độc nhất của đức vua Turgon thành Gondolin và Elenwë. Nàng là vợ của Tuor và mẹ của Eärendil Thủy thủ.
Trong tộc Noldor lưu vong ở Trung địa, Idril là tiên có gốc gác Vanyar nhiều nhất. Mẹ nàng, Elenwë, một tiên thuộc tộc Vanyar đã mất khi đang băng qua Helcaraxë. Con trai Idril là Eärendil cũng có trong mình 5/16 dòng máu của tộc Vanyar, nhiều nhất trong số các Á tiên.
Trên đường về Trung địa, khi đi ngang Helcaraxë, Idril suýt mất mạng khi rơi xuống mặt nước đóng băng cùng vài tiên khác. Turgon cứu được nàng nhưng mất đi người vợ Elenwë của mình. Idril cùng với con trai Orodreth của Angrod là hai tiên duy nhất thuộc thế hệ thứ ba của người Noldor tham gia cuộc hành trình. Idril là người trong mộng của em họ nàng là Maeglin, con trai của Eöl Tiên Bóng Tối và công chúa Aredhel, em gái Turgon. Tuy nhiên nàng thẳng thừng từ chối tình cảm của Maeglin vì bản chất đen tối của hắn, đồng thời cả hai lại là họ hàng quá gần của nhau.
Khi Tuor, con trai của Huor đến thành Gondolin, Idril đã phải lòng chàng. Bởi vì Turgon yêu thương Tuor như con trai của mình (ông cũng từng đối với cha chàng giống như vậy), đồng thời vẫn luôn ghi nhớ những lời cuối cùng của Huor nên ông cho phép Idril và Tuor lấy nhau. Đó cũng là cuộc hôn phối thứ hai giữa tộc Eldar và Edain, sau Beren và Lúthien. Cảm nhận được mối nguy trong tương lai, Idril thuyết phục Tuor xây một lối đi ngầm dưới thành phố được gọi với cái tên Con đường bí mật của Idril, và nhờ vào nó mà nhiều người đã chạy thoát được khi thành Gondolin thất thủ. Sau đó, Idril và Tuor trở thành lãnh đạo của những người sống sót chạy về cửa sông Sirion ở Tây Beleriand, nơi họ đã đón nhận Elwing khi cô lánh nạn về đây.
Khi Tuor cao tuổi đã dong buồm về phía Tây, cùng đi với chàng là Idril. Tương truyền cả hai đến được Valinor, và sau khi Tuor được các Valar cho phép, cả hai đã sống đời đời cùng Tiên tộc tại đó.
* Dịch tên
Idril là cái tên đã được Sindarin hóa từ tên gốc của nàng trong tiếng Quenya là Itarillë (hay
Itarildë), có nghĩa là "chói sáng lấp láng". Celebrindal cũng là một biệt hiệu của nàng
trong tiếng Sindarin nghĩa là "bàn chân bạc", do nàng thường bước đi chân trần.
OROPHER
Oropher, cha của Thranduil, ông nội của Legolas, là vua của những Tiên Rừng ở Rừng Xanh Vĩ Đại trong Kỷ Đệ Nhị.
* Tiểu sử
Oropher là một Tiên dòng Sindar ở Doriath. Nhưng sau cuộc chiến Thịnh nộ, ông không theo những Tiên khác rời Trung địa mà vượt dãy núi Lam cùng với gia tộc của mình. Cuối cùng ông đến được Rừng Xanh Vĩ Đại, nơi dòng dõi những Tiên Nandor cư ngụ và ông được họ bầu làm người lãnh đạo. Kinh đô của ông đặt tại Amon Lanc.
Về phía Tây vương quốc của Oropher, ngang dòng Anduin là Lórinand, nơi Amdír, một Tiên Sindar khác đang cai trị những Tiên Rừng nơi đây. Khi Sauron trở về Trung địa sau sự sụp đổ của Númenor và bắt đầu xây dựng lực lượng, dân của Oropher lui về phương Bắc, qua Con đường Người lùn và sau đó qua cả Dãy núi Rừng Âm U.
Trước trận chiến Liên minh cuối cùng, Oropher và thần dân của mình rời kinh đô Amon Lanc và băng qua dòng Anduin đến sống với những người đồng tộc ở Lórinand. Sau đó ông lại dời đi ba lần nữa về phương Bắc, đến Emyn Duir, Dãy núi Rừng Âm U. Sở dĩ ông lui về phương Bắc là để tránh xa khỏi những Người lùn ở Khazad-dûm.
Mặc dù rất ít giao lưu với các dân tộc khác ở Trung địa, nhưng Oropher hiểu rằng một khi Sauron chưa bị đánh bại thì sẽ không có hòa bình. Vì vậy Oropher đã đáp lại lời hiệu triệu và tham gia vào Liên minh cuối cùng của Tiên và Người. Người của ông hợp cùng người của Amdír, Vua của Lórien thành một đội quân Tiên Rừng hùng mạnh, sau đó họ nhập hội với lực lượng của Gil-galad khi họ đang xuôi theo sông Anduin về Dagorlad.
Trong trận Dagorlad, lực lượng Tiên Rừng chiến đấu rất dũng cảm mặc dù họ chỉ được trang bị sơ sài. Trong cuộc tấn công đầu tiên vào Mordor, Oropher cũng những Tiên Rừng can đảm nhưng nóng vội đã xông lên khi chưa có lệnh tiến công của Gil-galad. Oropher tử trận cùng hai phần ba lực lượng của mình trong khi vua Amdír cùng ngã xuống bên cạnh những chiến binh của ông. Sau khi Sauron bị đánh bại, con trai của Oropher là Thranduil trở về Eryn Lasgalen cùng những người sống sót và họ lại lui về phía Bắc một lần nữa. Phương Nam giờ đây đã trở thành nỗi ám ảnh muôn đời với Thranduil do cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng người cha thân yêu và phần lớn dân tộc của ông. Mặc dù số lượng giảm sút nhiều nhưng nhưng những Tiên Rừng vẫn còn đủ mạnh cho nên bọn orcs lẩn trốn trong dãy núi Sương Mù không dám tấn công họ.
* Dịch tên
Cái tên Oropher có nghĩa là "Cây sồi cao" xuất phát từ chữ oro (cao). Ở Doriath, cụm từ
orn có liên hệ tới cây, đặc biệt là cây sồi. Cụm từ pher hoặc pheren đều có nghĩa là "cây
sồi".
TATIE
Tatie là một người Elf có địa vị cao quý tại Cuivienen. Tata là người thứ 2 được thức tỉnh trong lịch sử người Elf,về sau trở thành người dẫn dắt nhánh Tatyar và Tatie chính là vợ của ông. Ngoài thông tin này thì trong các ghi chép của Tolkien cũng không có nhắc gì tới thêm về nhân vật này. Nhánh Tatyar về sau trở thành nhánh Noldor nhưng Tata không phải là vị vua đầu tiên của họ mà là Finwe, vậy nên Tatie cũng không phải là nữ hoàng đầu tiên của người Noldor.
Lí do vì sao mà Tata lại không trở thành vị vua đầu tiên của nhánh Noldor trong khi ông vốn là người sáng lập ra nhánh Tatyar, tiền thân của nhánh Noldor, vẫn là một bí ẩn. Một giả thiết được đưa ra đó là do Tata đã chọn ở lại Cuivienen chứ không tới Valinor. Nếu vậy, Tatie có lẽ đã ở lại Cuivienen cùng với chồng mình.

LOÀI NGƯỜI ARAGORN
Aragorn II ( 1/3/2931 Niên đại thứ Ba - năm 120 Niên đại thứ Tư), con trai của Arathorn II với Gilraen, còn được gọi là Elessar, là Thủ lĩnh thứ 16 của người Dúnedain phương Bắc. Về sau chàng trở thành Vua Elessar Telcontar, vị vua thứ 26 của Arnor, vị vua thứ 35 của Gondor, vị vua tối cao đầu tiên của Vương quốc Thống nhất. Chàng là một chiến binh vĩ đại, và với tư cách người thừa kế của Isildur, đã rèn lại thanh gươm Narsil từ những mảnh vỡ, đặt tên mới là Andúril ("Ngọn lửa phương Tây"), và sử dụng nó trong Cuộc chiến của Nhẫn.
* Tuổi trẻ
Aragorn là hậu duệ đời thứ 39 của Isildur, và thông qua Isildur, là hậu duệ của Elros Tar- Minyatur. Một tổ tiên của chàng là Arvedui đã cưới Fíriel thuộc hoàng gia Gondor, khiến cho Aragorn cũng là hậu duệ cuối cùng của Anárion.
Khi Aragorn mới hai tuổi, cha của chàng là Arathorn bị giết khi đang theo dấu bọn Orc. Aragorn được Elrond nuôi dưỡng ở Rivendell kể từ đó. Theo lời yêu cầu của mẹ chàng, dòng dõi của Aragorn được giữ bí mật, vì bà sợ rằng số phận của chàng sẽ không khác cha và ông nội nếu thân phận hậu duệ của Isildur bị biết tới. Aragorn được gọi là Estel và không được biết thân phận của mình cho tới năm 2951.
Elrond tiết lộ cho "Estel" tên thật và tổ tiên của mình khi khàng hai mươi tuổi, và trao cho Chiếc nhẫn của Barahir cùng những mảnh vỡ của Lưỡi kiếm Narsil. Nhưng Elrond giữ lại Vương trượng của Annúminas, cho tới khi Aragorn thực sự xứng đáng được giữ nó. Đó cũng là thời điểm Aragorn gặp và yêu Arwen, con gái của Elrond, vừa trở về từ Lórien sau chuyến thăm bà ngoại nàng - Galadriel.
Aragorn sau đó tiếp quản vị trí Thủ lĩnh thứ 16 của người Dúnedain - các Ranger phương Bắc, rời khỏi Rivendell đi vào những vùng đất hoang dã, nơi chàng sống cùng người của mình - những kẻ vong quốc đã sống lang bạt nhiều thế kỉ.
Aragorn gặp Gandalf Áo Xám năm 2956, và họ trở thành bạn thân. Nghe theo lời khuyên của Gandalf, Aragorn và các Ranger bắt đầu công giữ một vùng đất có tên gọi xứ Shire, nơi sinh sống của những người Hobbit bé nhỏ. Chàng được biết đến bởi những người xung quanh xứ Shire dưới tên gọi Strider.
Từ năm 2957 Niên đại thứ Ba đến 2980 Niên đại thứ Tư, Aragorn thực hiện những chuyến hành trình dài, phục vụ trong quân đội của vua Thengel của Rohan, và Nhiếp chính Ecthelion II của Gondor. Những hoạt động của chàng giúp nâng cao tinh thần cho loài Người và hạn chế mối hiểm họa ngày càng tăng của Sauron cùng những đồng minh của hắn. Chàng cũng học được nhiều kinh nghiệm vô giá để sử dụng trong Cuộc chiến của Nhẫn sau này. Aragorn phục vụ với tên giả và được biết tới ở Gondor và Rohan thời đó dưới cái tên Thorongil ( Đại Bàng Ánh Sao). Năm 2980, với một nhóm nhỏ chiến thuyền Gondor, chàng dẫn đầu một cuộc tấn công vào lãnh thổ nổi loạn Umbar, đốt cháy nhiều thuyền hải tặc và giết được chúa tể của chúng. Sau chiến thắng, "Thorongil" bí mật rời khỏi chiến trường và đi về phương Đông.
Cũng trong năm 2980, Aragorn ghé thăm Lórien và gặp lại Arwen. Chàng trao cho nàng vật gia bảo của dòng họ - Chiếc nhẫn của Barahir. Trên ngọn đồi vùng Cerin Amroth, Arwen chấp nhận lời cầu hôn, từ bỏ dòng máu người Elf và nhận lấy Món Quà Của Loài Người: cái chết.
Elrond cho phép người con nuôi cưới con gái mình, nhưng đặt ra điều kiện: chàng phải là vua của cả Gondor lẫn Arnor. Bởi vì cả Elrond lẫn Aragorn đều biết, nếu cưới một người phàm, Arwen sẽ phải từ bỏ sự bất tử, và Elrond sẽ phải sống đến tận cùng của thế giới mà không có con gái mình. Elrond đồng thời cũng lo lắng cho hạnh phúc của Arwen, sợ rằng cuối cùng nàng sẽ nhận ra cái chết ( của mình và những người mình yêu thương) là nỗi đau quá sức chịu đựng.
Trước khi những sự kiện trong Chúa tể Những chiếc nhẫn diễn ra, Aragorn cũng từng du hành qua những hầm mỏ người Dwarf ở Moria, đi sâu vào Harad, nơi ( qua lời kể của chàng) "những vì sao trông thật khác lạ". Tolkien không nói rõ thời điểm của cuộc du hành cũng như những sự kiện xảy ra.
Năm 3009, Gandalf bắt đầu nghi ngờ xuất xứ chiếc nhẫn của Bilbo Baggins - thứ mà sau này lộ ra chính là Chiếc Nhẫn Chúa, nguồn gốc sức mạnh của Chúa tể hắc ám Sauron. Theo yêu cầu của Gandalf, Aragorn đi vào vùng đất Rhovanion truy tìm Gollum, kẻ trước đây từng giữ chiếc nhẫn. Chàng bắt được hắn ở Đầm Lầy Chết gần Mordor, và mang về giam trong nhà ngục của Thranduil vua của Mirkwood, nơi hắn bị tra hỏi bởi Gandalf.
* Cuộc chiến của Nhẫn
Aragorn gặp Frodo Baggins - lúc này đã thừa kế chiếc nhẫn từ Bilbo Baggins - cùng ba người bạn ở quán rượu Ngựa Con Nhảy Múa trong làng Bree. Cho dù các Hobbit còn nghi ngại lúc đầu, họ quyết định tin tưởng chàng. Cả nhóm rời Bree, tìm cách tránh khỏi bọn Ma Nhẫn để mang chiếc nhẫn về Rivendell. Nhờ sự giúp sức của Aragorn, các hobbit cùng chiếc nhẫn tới được Rivendell an toàn. Ở đó, chàng lại tham gia Hội Đồng Hành Của Nhẫn với nhiệm vụ bảo vệ Frodo, mang chiếc nhẫn tới Núi Doom ở Mordor để hủy diệt nó. Hội Đồng Hành gồm có: Aragorn, Gandalf, Frodo, hai em họ của Frodo là Pippin và Merry, bạn thân của Frodo là Samwise Gamgee, Legolas đại diện cho người Elf, Gimli đại diện cho người Dwarf, và Boromir xứ Gondor.
Aragorn đi cùng với nhóm trong nỗ lực bất thành vượt qua đèo Caradhras. Sau đó họ quay lại và đi vào hầm mỏ Moria. Chàng giúp bảo vệ Frodo trong trận chiến dưới hầm mỏ và trở thành trưởng nhóm sau khi Gandalf rơi xuống vực cùng với con Balrog. Aragorn dẫn cả nhóm vào Lórien rồi xuôi dòng Anduin hướng về Thác nước Rauros. Sau khi vượt qua Hai bức tượng Argonath, Hội Đồng Hành cắm trại ở Amon Hen. Ở đây, dưới sự ảnh hưởng của chiếc nhẫn, Boromir nổi điên và tìm cách chiếm lấy chiếc nó, khiến Frodo phải bỏ trốn. Frodo biết rằng mình phải tiếp tục cuộc hành trình về Mordor một mình. Trên đường quay lại con sông, Frodo gặp Sam, và hai người lấy một chiếc xuồng vượt sông bí mật đi về hướng Đông. Những người còn lại bị tấn công bởi một nhóm Uruk-hai của Saruman. Trong trận chiến, Boromir bị giết khi cố bảo vệ Merry và Pippin. Hai hobbit sau đó bị bọn Uruk-hai bắt mang đi. Legolas, Gimli và Aragorn dùng chiếc xuồng còn lại để mai táng Boromir, rồi lên đường giải cứu Merry và Pippin. Ba người theo dấu bọn Uruk- hai và gặp Éomer. Thủ lĩnh của nhóm chiến binh Rohan cho biết họ vừa tiêu diệt bọn Orc ngày hôm trước. Aragorn dẫn Legolas và Gimli tới bãi chiến trường, tìm thấy manh mối các Hobbit vẫn còn sống, và họ theo lần theo các dấu vết dẫn vào khu rừng Fangorn. Tại đây, họ không tìm thấy Merry và Pippin, nhưng lại gặp Gandalf Áo Trắng, được gửi về từ Valinor để tiếp tục cuộc chiến đấu chống Sauron. Gandalf cho ba người biết các Hobbit đang an toàn cùng với những người Ent. Cả nhóm du hành đến Edoras, ở đó Gandalf giải phóng vua Théoden của Rohan khỏi ma thuật của Saruman và giúp ông ta tổ chức lại những người Rohirrim. Họ cùng với Théoden tiến về Helm's Deep. Aragorn, Legolas và Gimli giúp người Rohan giành chiến thắng trong trận Hornburg. Sau đó Aragorn theo Gandalf tới Isengard, nơi đã bị phá hủy bởi cuộc tấn công của người Ent. Ở đó, Gandalf đánh gãy gậy phép của Saruman và họ lấy được viên Palantír. Để đánh lạc hướng sự chú ý của Sauron khỏi Frodo, Aragorn sử dụng viên Palantír để liên lạc với Sauron và công khai mình là người thừa kế của Isildur. Sauron sợ rằng chiếc Nhẫn Chúa đã về tay Aragorn và vì thế vội vã tấn công Minas Tirith trước khi chuẩn bị đầy đủ.
Aragorn lần theo Con đường của Người Chết và kêu gọi những Bóng Ma vùng Dunharrow - những kẻ còn nợ việc chiến đấu cho các Vua của Gondor. Lời sấm của nhà tiên tri Malbeth từng nói rằng, Đội Quân Người Chết rồi sẽ được gọi dậy một lần nữa để hoàn thành nghĩa vụ với Gondor mà họ đã trốn tránh một thiên niên kỉ trước. Với sự giúp đỡ của họ, bọn hải tặc từ Umbar bị tiêu diệt. Aragorn cùng với một nhóm nhỏ Ranger và một đội quân tập họp từ các tỉnh phía Nam Gondor lên thuyền ngược dòng Anduin về Minas Tirith. Khi họ đến Trận chiến trên Cánh đồng Pelennor, Aragorn giương lên lá cờ mà Arwen đã may - lá cờ với Cây Trắng của Gondor cùng chiếc vương miệng và bảy ngôi sao của dòng dõi Elendil. Với sự giúp sức của đội quân từ phương Nam, binh lính Gondor và Rohan chấn chỉnh đội ngũ, đánh bại quân đội của Sauron.
* Nhà vua trở về
Công cuộc khôi phục dòng dõi Elendil về với ngai vàng Gondor là một cốt truyện phụ trong Chúa tể những chiếc nhẫn. Cuộc phiêu lưu cuả Aragorn không chỉ giúp sức cho nhiệm vụ của Frodo, mà còn đưa chàng gần hơn tới ngôi vua của Gondor. Cho dù thuộc về Aragorn thông qua quyền thừa kế, nhưng do nhiều nguyên nhân lịch sử, luật lệ và quân sự, mà ngai vàng đã bị bỏ trống qua nhiều thế kỉ. Elendil lập ra vương quốc Arnor còn hai anh em Isildur và Anárion lập ra và cùng cai trị Gondor. Khi Elendil cùng Anárion chết trận trong Trận chiến của Liên minh cuối cùng, Isildur trở thành Vua tối cao của cả hai vương quốc. Isildur để dòng dõi của Anárion cai trị Gondor, nhưng danh hiệu Vua tối cao vẫn thuộc về dòng dõi của Isildur ở Arnor. Hơn 1000 năm sau, Arvedui, hậu duệ của Isildur, tổ tiên của Aragorn, cưới một công chúa Gondor, dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa kế khi cả Arvedui lẫn Earnil ( một hậu duệ của Anárion) cùng đòi ngai vàng Gondor. Hội đồng nhiếp chính Gondor đã khước từ Arvedui, và qua đó khước từ luôn con cháu của ông này, cho dù họ mang dòng máu của cả Isildur lẫn Anárion. Dòng dõi của Earnil cũng không trị vì lâu, và Gondor trải qua nhiều thế kỉ không có vua.
Khi Aragorn giương lá cờ của Elendil và giành chiến thắng trong trận chiến trên cánh đồng Pelennor, người dân Gondor đã nhận ra thân phận của chàng. Tuy nhiên Aragorn không giành lấy ngôi vua ngay để tránh gây chia rẽ trong lực lượng loài Người lúc đó. Chàng không đặt chân vào Minas Tirith, và chỉ đăng quang khi Sauron đã hoàn toàn bị đánh bại.
* Vua của Vương quốc Thống nhất
Sau thất bại của Sauron, Aragorn trở thành Vua Elessar ( mang nghĩa "hòn đá Elf" trong ngôn ngữ Quenya). - vua thứ 26 của Arnor, vua thứ 35 của Gondor, và vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất. Aragorn cưới Arwen và trị vì hai vương quốc cho tới năm 120 Niên đại thứ Tư. Gondor và Arnor trở lại hạnh phúc và thịnh vượng, mối liên lạc giữa loài Người, người Elf và người Dwarf phục hồi, và Aragorn lãnh đạo nhiều cuộc chinh phạt về phía Đông lấy lại nhiều vùng lãnh thổ bị mất. Aragorn qua đời ở tuổi 210, sau 120 năm trị vì. Nhà vua an nghỉ cạnh ngôi mộ của Merry và Pippin, những người đã qua đời nhiều năm trước và được chôn cất tại Gondor. Buồn khổ và cô đơn, Arwen từ bỏ cuộc sống của mình không lâu sau đó. Hai người bạn còn lại trong Đoàn hộ Nhẫn - Legolas và Gimli, đóng một con tàu và ra khơi về Valinor.
* Đặc điểm và tính cách
Tolkien mô tả ngắn gọn nhưng khá chi tiết về Strider trong "Hội Đồng Hành Của Nhẫn": da sậm, gầy và cao, với mái tóc đen hơi nhuốm bạc, đôi mắt xám cương nghị và khuôn mặt cứng cỏi. Trong Câu chuyện về Aragorn và Arwen của phần phụ lục, chàng được mô tả là thường xuyên nóng giận và buồn khổ, và đôi khi hơi nhẹ dạ.
Aragorn thừa hưởng sự thông thái của người Elf và khả năng nhìn xa trông rộng của người Dúnedain. Chàng cũng là một người chữa bệnh giỏi, một chiến binh hùng mạnh và một chỉ huy xuất sắc.
Cho dù khôn ngoan và mạnh mẽ, Aragorn cũng có những lúc nghi ngờ bản thân. Chàng lo lắng khả năng của mình không đủ để lãnh đạo Hội Đồng Hành sau khi Gandalf mất tích, và nhiều lần tự quở trách cho những khó khăn mà họ gặp phải. Một sự kiện mà niềm kiêu hãnh của Aragorn đẩy chàng vào tình thế khó khăn, là khi chàng không chịu bỏ vũ khí trước cung điện của vua Théoden. Chàng chỉ tuân theo khi Gandalf cũng bỏ thanh bảo kiếm của mình, nhưng vẫn đe dọa lính công là cái chết sẽ đến với kẻ nào dám đụng vào nó. * Tên gọi và danh hiệu
- Aragorn II - tên được dùng khi là Thủ lĩnh của người Dúnedain.
- Thorongil - "Đại bàng Ánh sao", một bí danh dùng ở Gondor và Rohan.
- Elessar - "Hòn đá Elf", tên được dùng khi là vua. Ám chỉ viên đá mà chàng được Galadriel tặng khi Đoàn hộ Nhẫn rời khỏi Lórien.
- Envinyatar - người tái lập.
- Edhelharn - chữ Elessar trong tiếng Sindarin.
- Elfstone - hòn đá Elf, chữ Elessar trong tiếng Phổ thông.
- Estel - "Hi vọng", được gọi trong thời niên thiếu ở Rivendell.
- Strider - "Kẻ Sải Bước", biệt danh của dân vùng Bree gán cho Aragorn.
- Telcontar - "Strider" trong tiếng Quenya, sau này trở thành tên cho dòng hoàng gia của Elessa.
- Wingfoot - "Chân Có Cánh", được gọi bởi Éomer.
- Kẻ thừa kế của Isildur
- Dúnadan - "Người của phương Tây", tên được đặt bởi Bilbo Baggins.
- Arakorno - chữ Quenya của "Aragorn".
HELM TAY BÚA
Vua Helm là vị vua đời thứ 9 của vương quốc Rohan, ông sinh vào năm 2691 của thời đại thứ 3 và là con trai của Gram. Helm lên ngôi vua vào năm ông 50 tuổi khi mà vua Gram qua đời vào năm 2741. Đời vua cha của Helm là một thời kỳ đầy căng thẳng với 4 cuộc xung đột chính thức với người Dunlend, những kẻ thù xa xưa của dân tộc Rohan, lúc Helm lên ngôi, pháo đài Isengard ở phía Tây của Rohan đã bị kẻ thù đánh chiếm, mối tai họa từ người Dunlend ngày càng lớn.
Có thể nói, vua Helm là một con người vô cùng đặc biệt trong lịch sử gia tộc Eorl, ngài cao lớn và vạm vỡ hơn hẳn so với bất kỳ một con người nào từng sinh ra trên mảnh đất Rohan. Nhà vua được mệnh danh là Helm Tay búa bởi sức mạnh khủng khiếp đặc biệt là từ 2 đôi tay của ngài, người ta nói rằng ngài vốn không cần dùng vũ khí bởi cũng chả vũ khí nào có thể làm tổn thương ngài. Với sức mạnh và quyền uy của mình, vua Helm có ước muốn khuất phục được người Dunlend một lần nữa như tổ tiên mình đã làm trong quá khứ.
Lúc bấy giờ, ở phía người Dunlend có một kẻ khá rắc rối có tên là Freca; hắn tự tuyên bố mình là hậu duệ của đức vua Rohan đời thứ 5 là Freawine; bản thân hắn cũng nắm giữ một vùng đất khá tốt bên bờ sông Adorn và có cả 1 pháo đài riêng, tại đây, hắn cho rằng tự mình đã có thể thách thức được quyền lực của Vua Helm ở Rohan. Một lần, Freca đã đến kinh đô Edoras gặp vua Helm để nêu ra đề nghị đính ước giữa công chúa Rohan với con trai của hắn là Wulf. Vua Helm ngay lập tức nhận ra được ý đồ xấu xa trong chuyện đính ước này, ông đã từ chối và mỉa mai lời đề nghị của Freca. 2 người đã lời qua tiếng lại, Freca ngạo mạn và xấu xa trong lời nói đã khiến vua Helm nổi cơn thịnh nộ, ngài đã đấm chết Freca chỉ bằng một cú đấm. Sau đó, nhà vua đã dẫn những chiến binh về phía Tây để đánh lui lực lượng của Wulf, tuyên bố rằng từ đây về sau, những người của hắn sẽ là kẻ thù của người Rohan.
Thế nhưng,số phận không ủng hộ Helm khi mà vào thời điểm không lâu sau đó, những Corsair ( Cướp biển đen ) đã tấn công Gondor và làm mất đi sự trợ giúp từ liên minh thân cận nhất của Rohan. Thấy được cơ hội này, Wulf đã tập hợp một lực lượng người Dunlend đông đảo xuất quân từ Isengard và đánh bại quân đội của Vua Helm, khiến cho đức vua cùng những người còn lại buộc phải rút lui về pháo đài Hornburg ở Helm's Deep.
Wulf đánh chiếm được Meduseld và giết được hoàng tử Haleth, người tiến hành phòng thủ ở đó. Wulf tự tuyên bố mình là vua và bắt đầu mở ra một thời kỳ Đông Trường cho người Rohan; rất nhiều người Rohirihm đã chết bởi bệnh tật, đói khát và cả chết trận.Vua Helm, bị bao vây trong Hornburg, ngày càng trở nên u uất và căm thù, ông quyết định đi ra khỏi pháo đài vào buổi tối, đột nhập vào các doanh trại của người Dunlend và giết chết rất nhiều người chỉ bằng tay không. Mỗi lần trước khi đột nhập vào doanh trại địch, Helm đều thổi to chiếc tù và lớn của mình, âm thanh của nó khiến kẻ thù run sợ và nháo nhác trước khi bị giết bởi chính tay của đức vua ( chính là chiếc tù và lớn được đặt trong Hornburg được nhắc tới trong Chúa tể những Chiếc Nhẫn ). Vì lí do này mà vua Helm đã trở nên nổi tiếng và được nhiều thế hệ chiến binh Dunlend nể sợ.
Tuy nhiên vào một buổi tối mà bão tuyết rơi không ngừng, vua Helm lại tìm cách để đột phá vòng vây nhưng ngài đã thất bại. Người ta tìm thấy xác của ngài bị chết cóng bên ngoài những bức tường của Hornburg với đôi mắt vẫn trừng trừng mở to. Vậy là vua Helm đã trị vì vương quốc Rohan trong 18 năm, kể từ khi ông lên ngôi lúc 50 tuổi cho tới lúc hi
sinh là 68 tuổi. Người Rohan và cả người Dunlend đều tin rằng linh hồn của vua Helm không biến mất mà vẫn lẩn quẩn quanh pháo đài Hornburg để bảo vệ cho nơi đây. Khi Aragorn đến pháo đài Hornburg, anh có nhìn thấy bức tượng lớn của vua Helm được đặt ở một khoảng sân, tay bức tượng đang nắm giữ một chiếc búa với dáng vẻ đầy uy nghi.
ELROS
Elros, còn được gọi là Elros Tar-Minyatur, Half-Elf, con trai của Eärendil và Elwing, em trai sinh đôi của Elrond, chú của Elladan, Elrohir và Arwen Undómiel, là vị vua đầu tiên của Númenor; tổ tiên của các vị vua Númenor và Aragorn II Elessar.
* Tiểu sử
Elros và Elrond sinh sống tại cảng Sirion trong những ngày đen tối nhất của kỷ đệ nhất, khi thế lực của Morgoth kiểm soát hầu hết Beleriand, khi đó cặp sinh đôi chỉ mới sáu tuổi. Những con trai của Feanor vì lời thề năm xưa, tấn công cảng Sirion trong cuộc thảm sát nội tộc lần thứ ba khi họ muốn đoạt lại viên Silmaril trên Nauglamir đang được Eärendil nắm giữ.
Maedhros và Maglor, hai người con trai duy nhất không phục tùng Lời thề của Feanor, đã tha cho cặp sinh đôi và nuôi dưỡng họ như con mình trong một thời gian. Sau đó các Elves khác đã tìm thấy họ trong lúc họ đang chơi đùa ở thác nước trong rừng dưới ánh sao, họ đặt tên cho ông là Elros và bảo hộ cặp sinh đôi đến hết kỷ đệ nhất.
Sau khi kết thúc cuộc chiến thịnh nộ và sự tàn phá của Beleriand, các Valar đã cho phép cặp sinh đôi Peredhil (Half-Elf) quyền chọn số phận và chủng tộc của họ. Elros đã chọn số phận của loài người, nhưng dù vậy, ông có được cuộc sống lâu dài hơn bất kỳ con người nào.
Trong những năm đầu của kỷ đệ nhị, các Valar ban cho người Edain hòn đảo phía Tây biển lớn như một món quà cho sự chống lại Morgoth. Lúc đó, như một người lãnh đạo của người Edain, Elros đã dẫn người dân của mình vượt biển, với sự hướng dẫn của Ngôi sao của Eärendil, cha mình, ông đã vượt biển tới hòn đảo được các Valar ban cho người Edain. Hòn đảo này có tên Elenna, có nghĩa là "Ngôi sao bảo hộ", và nó nằm gần Aman hơn với Trung-Địa. Các Valar cũng đã cho Edain một cuộc sống lâu dài hơn bất kỳ tộc người nào. Elros và con cháu ông sống lâu dài nhất trong tất cả tộc Edain.
Elros lập nên vương quốc Númenor, đổi tên tộc Edain thành Dunedain, và trở thành vị vua đầu tiên vào năm 32 kỷ đệ nhị. Ông lấy tên hoàng gia trong tiếng Quenya là Tar-Minyatur, do đó Quenya trở thành ngôn ngữ hoàng gia trên đảo, mặc dù ngôn ngữ chung là Adûnaic (ngôn ngữ người phương Tây). Ông mang theo Chiếc nhẫn của Barahir, cây rìu của Tuor, Cung của Bregor và thanh kiếm Aranrúth của vua Thingol làm vật gia truyền trong gia tộc. Ông cho xây dựng tháp hoàng gia tại Armenelos và trong suốt thời gian trị vì, vương quốc luôn nhận được nhiều món quà từ Elves của Tol Eressëa, như hoa từ khu vườn của Yavanna và hạt giống từ Celeborn. Đây là sự khởi đầu của tình hữu nghị lâu dài giữa Númenóreans và Elves phương Tậy.
Elros Tar-Minyatur có bốn người con: ba con trai, Vardamir Nólimon, Manwendil, và Atanalcar; và một con gái là Tindómiel. Sau khi sống năm thế kỷ, cai trị Númenor trong 410 năm, Tar-Minyatur đã chết và con trai ông, Vardamir Nólimon, lên ngôi vua của Númenor, lấy tên hiệu là Tar-Vardamir. Elros sống rất lâu nên Tar-Vardamir đã già, vì thế ông chỉ là vua trên danh nghĩa, ngay lập tức ông giao quyền lại cho con trai ông, Tar- Amandil.
* Trong các phiên bản khác của Legendarium
Trong các phiên bản trước đó, Elros có tên trong tiếng Adûnaic là Indilzar Azrabelo, và
sau đó được đổi thành Gimilzôr. Tuy nhiên, sau này cái tên Gimilzôr được dùng cho vua
thứ 23 của Númenor.
EOWYN
Eowyn là một công chúa của xứ Rohan, nàng vốn là con gái của Eomund và Theodwyn nhưng sau khi họ sớm qua đời, nàng và anh trai là Eomer đã được chăm sóc bởi đức vua Theoden với danh nghĩa vừa là cháu vừa là con nuôi. Eowyn là một người không biết sợ hãi và có trái tim cao quý, lương thiện. Nàng thường được vua Theoden giao trọng trách dẫn dắt người dân tại Edoras mỗi khi những người đàn ông phải ra chiến trận, đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng thế nhưng nó không khiến cho Eowyn cảm thấy hài lòng bởi nàng thích được ra trận để cùng chiến đấu bên anh trai và nhà vua hơn.
Eowyn đã giả dạng để đi chiến đấu trong Trận chiến trên cánh đồng Pelennor và tại đây nàng đã lập được một chiến công cực kỳ vinh quang khi tiêu diệt được Vua phù thủy xứ Angmar, một kẻ thù cực kỳ đáng sợ đã sống và thách thức ngạo ngễ trước nhiều chiến binh, anh hùng của các giống loài tự do trong hàng nghìn năm.
* Tại Rohan
Mẹ của Eowyn vốn là em gái của Theoden nên về danh nghĩa thì nàng là cháu của nhà vua, do nhận được sự dưỡng dục tốt từ nhỏ nên cũng như anh trai là Eomer, Eowyn lúc trưởng thành rất được mọi người yêu mến bởi sự đẹp đẽ, tính ngay thẳng, lòng lương thiện cũng như khả năng dùng kiếm tốt không thua kém gì so với những người đàn ông.
Lần đầu nàng xuất hiện trong tiểu thuyết là tại cung điện Meduseld, nơi mà nàng đang ngày đêm lo lắng cho tình hình của đức vua và vương quốc bởi Rohan đang ngày càng suy yếu đến sát bờ vực diệt vong dưới sự lũng đoạn từ Grima Lưỡi giun. Khi Gandalf giải thoát cho Theoden khỏi bùa phép của Saruman, nhà vua có ý định sẽ dẫn quân đi tham gia chiến trận, ngài hỏi viên tướng giữ cổng Hama rằng nên để ai thay thế mình dẫn dắt con dân tại Edoras và ông ta đã trả lời là chỉ có Eowyn là thích hợp nhất bởi mọi người đều yêu mến nàng.
Khi mà đoàn quân của Theoden đi tới Helm's Deep thì Eowyn ở lại Edoras và sắp xếp mọi thứ để sẵn sàng chờ đón nhà vua thắng trận trở về.
* Tham gia vào trận chiến Pelennor
Khi quan chấp chính Gondor là Denethor II gửi lời cầu cứu tới người Rohan, vua Theoden đã ngay lập tức đáp ứng lời kêu gọi và chuẩn bị lực lượng để hành quân tới Minas Tirith. Eowyn vào lúc này lại một lần nữa cầu xin đức vua hãy cho nàng ra trận nhưng bị từ chối bởi đức vua yêu quí nàng như con gái và không muốn nàng gặp nguy hiểm.
Nhưng khác với lần tại Edoras, lần này, Eowyn quyết tâm tham gia vào trận chiến bằng cách giả dạng thành một nam chiến binh bí ẩn với cái tên giả là Dernhelm. Nàng cùng đoàn chiến binh phi tới Minas Tirith trên con ngựa Windfola của mình, cùng đồng hành với Eowyn còn có cả Merry bởi cậu ta cũng giống nàng, cũng có suy nghĩ muốn được chiến đấu vì những người mình thương yêu. Eowyn cho Merry ngồi cùng trên lưng ngựa trong suốt hành trình tới Minas Tirith.
Trong suốt Trận chiến trên cánh đồng Pelennor, Eowyn đã chiến đấu bên cạnh đội hộ vệ của đức vua và khi ngài cùng các chiến binh bị tấn công bởi Vua phù thủy, chúa tể Nazgul, chính nàng và Merry là những kỵ sĩ duy nhất không bỏ chạy trước kẻ thù.
Khi Theoden bị tấn công và lâm vào tình thế nguy kịch, Eowyn đã bước ra đứng chắn giữa Vua phù thủy và nhà vua, nàng thách thức kẻ thù và được hắn đáp trả bằng câu nói: " Cản ta? ngu xuẩn. Không một tên đàn ông nào có thể cản được ta! "
Để đáp trả, Eowyn đã tháo chiếc mũ trụ trên đầu, để lộ ra mái tóc vàng óng của nàng và trả lời rằng: " Nhưng ta không phải là đàn ông! ngươi đang nhìn thấy một người phụ nữ, ta là Eowyn, con gái của Eomund. Ngươi đang đứng chắn giữa ta và đức vua của ta, cũng là bác ruột của ta. Cút đi, nếu ngươi không phải là bất tử. Dù ngươi là linh hồn sống hay là hồn ma tăm tối, ta cũng sẽ chém ngươi, nếu người dám động đến ông ấy."
Câu trả lời của Eowyn cũng khiến cho Vua phù thủy phải cảm thấy lưỡng lự nhưng sau đó, con đại bàng địa ngục, thú cưỡi của lão đã lao lên không trung rồi bổ xuống tấn công nàng, nó liền bị chém bay đầu bởi một nhát chém thần tốc và trí mạng. Đến lúc này thì Vua phù thủy mới thực sự nổi cơn thịnh nộ, lão đứng dậy rồi lao vào chiến đấu tay đôi với kẻ thù ngoan cường đang đứng trước mặt. Eowyn tất nhiên không phải là đối thủ của chúa tể Nazgul, nàng bị chiếc chùy của lão nện vỡ khiên và làm gãy tay, nàng khuỵu xuống và kẻ thù bắt đầu tiến đến gần để chuẩn bị tung ra một nhát đánh kết liễu cuối cùng.
Bất ngờ, Vua phù thủy kêu lên đau đớn, thì ra là hắn đã bị đâm bởi một nhát kiếm của Merry. Thanh kiếm của Merry có nguồn gốc từ người Elves, nó có tác dụng phong tỏa các sức mạnh ma quỷ khiến cho kẻ thù phải trả giá rất đắt một khi bị đâm trúng. Lần này thì lại đến Vua phù thủy khuỵu xuống bất động, Eowyn dốc hết sức lực còn lại để thực hiện một cú đâm cuối cùng vào vùng khoảng không ở giữa mặt lão, thanh kiếm của nàng vỡ tan thành muôn mảnh nhưng kẻ thù đã thực sự bị tiêu diệt. Nàng ngã xuống và ngất đi sau kỳ tích to lớn của mình.
Vua Theoden trước khi tắt thở đã từng nói với Merry rằng đối với ông thì Eowyn còn được yêu mến hơn cả con gái ruột của ông nếu có. Khi Eomer nhìn thấy nàng nằm như chết trên chiến trường, anh đã nổi điên và trở nên say máu trong cơn cuồng sát kẻ thù. Thế nhưng, hoàng tử Imrahil của Dol Amroth lại may mắn phát hiện ra nàng vẫn còn sống và đưa nàng trở về Ngôi nhà Hồi sức. Ở đó, Eowyn được chữa trị bởi Aragorn bằng cây thuốc Athelas, sự phục hồi của nàng đã làm cơn điên cuồng của Eomer tiêu tan hoàn toàn. * Mối nhân duyên với Faramir
Lúc ban đầu thì Eowyn tỏ ra là đã sớm phải lòng với Aragorn nhưng tình cảm đó không được đáp trả bởi trong lòng Aragorn chỉ có duy nhất Arwen. Tuy thế thì với tính cách mạnh mẽ thì Eowyn cũng sớm vượt qua được nỗi thất vọng đó mà dồn tâm trí vào cuộc chiến chung của loài người.
Sau khi đoàn chiến binh còn lại của 2 vương quốc đi tới Cánh cổng Đen, do bị thương nên Eowyn vẫn phải ở lại Ngôi nhà Hồi sức để tịnh dưỡng, và tại đây nàng gặp được Faramir, người mà lúc đó cũng đang nghỉ ngơi sau những vết thương chiến trận, rồi đem lòng yêu thương anh. Sau khi kết thúc cuộc chiến, 2 người họ đã chọn cuộc sống yên bình bên nhau và đi đến một cuộc kết hôn hạnh phúc. Faramir trở thành quan chấp chính của Gondor và anh đưa Eowyn về sống tại vùng Ithilen, cùng nhau họ sinh ra một người con trai.
Giữa Eowyn và Merry cũng có một liên hệ rất thân thiết, 2 người đã cùng nhau tiêu diệt được Vua phù thủy. Tại lễ mai táng cho vua Theoden và lễ đăng quang của vua Eomer, Eowyn đã tặng cho anh chàng Hobbit một bảo vật là Chiếc tù và của Rohan, một chiếc tù và nhỏ đính bạc được lấy từ trong đám kho báu xa xưa trước kia của rồng đất Scatha.
* Trong điện ảnh
Trong bộ 3 Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson, Eowyn được thủ vai bởi nữ diễn viên Miranda Otto. Đây là một vai diễn mà nhiều khán giả cho rằng nhân vật Eowyn đáng lẽ phải trông đẹp hơn thế. Mirando mới chỉ thể hiện được tính cách mạnh mẽ chứ chưa thể hiện được những phẩm chất hoàn hảo khác như trong tiểu thuyết miêu tả về nhân vật Eowyn.
Tình tiết xoay quanh nhân vật Eowyn trong phim cũng không có quá nhiều khác biệt so với trong tiểu thuyết. Có 3 điểm chú ý trong phim đó là mối quan hệ giữa Grima và Eowyn, Grima tỏ ra thèm khát công chúa xứ Rohan và có vẻ như hắn đã được trao lời hứa từ Saruman là sẽ có được nàng một khi mà ông ta tiêu diệt thành công vương quốc của vua Theoden.
Tình tiết thứ 2 là nói về việc Eowyn nấu ăn rất dở, mặc dù nàng rất nhiệt tình trong việc này. Cả Gimli và Aragorn đều từng nếm thử món công mà nàng nấu nhưng Gimli đã nói thẳng thừng là " Không, tôi không thể, tôi rất tiếc", trong khi Aragorn thì lại cố gắng chịu đựng rồi lén đổ bát công xuống đất vào lúc Eowyn quay người đi.
Lúc đoàn quân của vua Theoden đi đến pháo đài Hornburg, Eowyn cũng cùng đi theo tới đó chứ không ở lại Edoras, nàng phụ trách việc bảo vệ cho những người phụ nữ và trẻ nhỏ ở phía đằng sau của pháo đài.
Trong phim, Eowyn cũng phải lòng Aragorn và cũng bị từ chối theo 1 cách nhẹ nhàng và tế nhị. Đoạn gặp gỡ với Faramir nằm ở gần cuối phim và chỉ có ở trong phiên bản Extended Cut. Trong lễ đăng quang của Aragorn, có quay cảnh Eowyn đang đứng nép bên cạnh người của Faramir, người lúc đó đã vận vào người bộ quần áo sang trọng của một
quan chấp chính.
THEODEN
" Trỗi dậy, trỗi dậy, hỡi các kỵ sĩ của Theoden! Tai ương phía trước: đốt chém đê hèn
Giáo hãy rung, khiên hãy vỡ,
Trước khi mặt trời lên
Ngày ta vung gươm, một ngày nhuộm máu Tiến về Gondor! Tiến liên! Tiến liên "
-Theoden, trích từ chương Cuộc hành quân của người Rohirrim, Sự trở về của đức vua.
Ở trên là những câu nói nổi tiếng của Theoden, đức vua đời thứ 17 của Rohan trước khi ông dẫn đầu đạo kỵ binh của mình lao xuống cánh đồng Pelennor để giải vây cho thành Minas Tirith trong trận chiến lớn nhất của thời đại thứ 3. Theoden được mô tả như một vị minh chúa trong suốt thời gian trị vì của ông nếu như không có sự đầu độc của Saruman. Sau khi thoát khỏi bùa phép u mê từ Saruman, Theoden đã trở lại là chính ông và dẫn dắt người Rohan đi qua 2 trận chiến lớn ở cuối thời đại là Trận chiến Helm's Deep và Trận chiến Pelennor. Ông hi sinh ở trước tòa thành Minas Tirish và đã truyền ngôi lại cho cháu trai của mình là Eomer.
* Thời trẻ
Theoden là con trai duy nhất của Thengel và trở thành đức vua của Rohan sau khi cha ông qua đời vào năm 2980 của thời đại thứ 3. Điểm đặc biệt ở Theoden đó là ông thường sử dụng ngôn ngữ Sindar và ngôn ngữ Westron nhiều hơn là ngôn ngữ Rohan bởi lúc còn thiếu niên, ông đã từng sống tại Gondor. Tên của ông xuất phát từ nguồn gốc Anglo- Saxon với ý nghĩa là " vị vua của một vương quốc ".
Em gái của Theoden là Theodwyn sống cùng với ông tại Edoras, sau này bà cùng với chồng mình là Eomund đều ra đi sớm và để lại 2 đứa trẻ là Eomer và Eowyn. Theoden đã nhận nuôi dưỡng và chăm sóc 2 người cháu ruột của mình, ông rất yêu thương và coi họ như con đẻ. Theoden cũng có một người con trai được sinh ra bởi vợ ông là nữ hoàng Elfhild, người đã qua đời ngay sau khi sinh hạ Theodred. Trong một số bản thảo đầu tiên của Tolkien, ông có để cho Theoden có thêm 1 người con gái nữa tên là Idis nhưng về sau nhân vật này đã được bỏ đi bởi vai trò của cô là quá mờ nhạt so với Eowyn.
* Chìm trong bùa phép của Saruman
Trong thời kỳ Nhẫn chiến, Theoden đã trị vì Rohan trong gần 40 năm cho tới khi ông trở nên già yếu và mệt mỏi. Đức vua ngày càng bị làm cho mê muội bởi cố vấn thân cận của mình là Grima Lưỡi giun, kẻ đã bí mật bị Saruman mua chuộc và làm theo những ý đồ đen tối của ông ta. Cách thức mà Grima đầu độc Theoden không được nhắc tới rõ nhưng có vẻ như hắn là một cầu nối để truyền dẫn những bùa phép u mê của Saruman vào đức vua. Trong những năm cuối của thời kỳ Nhẫn chiến, Theoden gần như mất hoàn toàn quyền kiểm soát vào tay Grima khiến cho công việc lũng đoạn vương quốc Rohan của hắn ngày càng trở nên dễ dàng. Dưới sự thao túng của Grima, vương quốc Rohan từng bước rơi vào cảnh nguy biến và ở trên bờ vực của sự diệt vong trước mối hiểm họa lớn từ Saruman ở phía Tây.
Khi Theodred, con trai của Theoden bị tử thương tại Trận chiến trên khúc cạn Isen do bị lũ Orcs của Saruman phục kích thì Eomer, cháu trai của nhà vua, đã trở thành người thừa kế cho ngai vàng về sau này. Eomer là người chính trực và rất căm ghét Grima, chính bởi vậy mà anh ta bị trục xuất, thậm chí còn bị tống giam theo lệnh của chính nhà vua, nhưng đó là do Grima chi phối. Vua Theoden lúc này thực sự bị chìm trong bóng tối của bùa mê nên không còn nhận ra được điều gì xung quanh kể cả cái chết của con ruột và sự trung thành của cháu trai.
Khi Gandalf Trắng đến Edoras để yết kiến đức vua, ông đã dùng sức mạnh của mình để giải thoát cho Theoden ra khỏi bùa phép của Saruman. Nhà vua tỉnh táo trở lại, ông nói rằng mình vừa như trải qua một giấc mơ, trong giấc mơ đó chỉ gồm toàn bóng tối, ông không nhớ được chuyện gì đã xảy ra và cũng cảm thấy sức lực của mình đã giảm đi nhiều. Gandalf nói rằng chỉ cần cầm lại thanh kiếm trên tay thì sức mạnh sẽ trở lại với nhà vua. Theoden làm theo lời khuyên và ngay lập tức nhớ lại được nhiều điều, ông trừng phạt Grima bằng cách trục xuất hắn ra khỏi Rohan. Tiếp đó, nhà vua thả tự do cho Eomer và phong anh ta làm người thừa kế ngai vàng sau khi biết rằng con trai Theodred của mình đã chết.
* Trận chiến tại Helm's Deep
Ngay sau khi được hồi tỉnh, Theoden đã làm theo lời khuyên của Gandalf, đưa quân đội của mình rút về Pháo đài Hornburg tại Helm's Deep để kháng cự lại đội quân từ Isengard của Saruman. Tại trận chiến ở pháo đài, lực lượng tử thủ của Theoden phải đối đầu với hơn 10.000 quân từ Isengard bao gồm rất nhiều Uruk-hai và người Dunlend. Vào thời khắc cuối cùng, khi mà quân địch đã gần tiến được vào sảnh cuối thì Theoden đã cùng với Aragorn và các kỵ sĩ của mình quyết tâm thực hiện một cú đột phá dũng mãnh xuyên qua đạo quân đang bao vây Hornburg. Lúc đó, nhà vua đã chấp nhận việc phải chết và coi đó như là hành động anh hùng cuối cùng cho dân tộc của mình.
Tuy nhiên, bất ngờ, đoàn quân của Theoden đã được trợ giúp bởi đạo quân người Huorn do TreeBeard phái tới cùng với đạo viện binh của Gandalf và thống chế Erkerbrand dẫn về. Họ kết hợp với nhau và đánh bại đội quân của Saruman. Sau khi giành thắng lợi, Theoden cùng với Gandalf đến Isengard để gặp mặt trực tiếp Saruman, lúc đến nơi, Saruman lại một lần nữa sử dụng phép thuật mê hoặc lên nhà vua nhưng lần này thì ông đã không để cho những tà phép đó chi phối mình. Ông thẳng thừng tuyên bố là sẽ không chấp nhận mối quan hệ đồng minh với Saruman bởi những gì mà lão đã làm đối với vương quốc Rohan là không thể được tha thứ. Họ để mặc Saruman bất lực ở lại tòa tháp Orthanc và để cho TreeBeard cùng những người Ent công giữ lão.
* Trận chiến Pelennor và sự hi sinh
Trong hành trình dẫn quân tới Edoras thì Theoden đã nhận được lời cầu viện từ một sứ giả của Gondor cho biết tình hình nguy cấp đang diễn ra tại Minas Tirith. Vua Theoden đã ngay lập tức dẫn quân của mình đi tới Minas Tirith để giải vây cho tòa thành.
Khi đến cánh đồng Pelennor, nơi đang diễn ra trận chiến ác liệt, những kỵ sỹ của Rohan đã cảm thấy e ngại trước một biển quân thù đen đặc ở phía bên dưới chiến trường. Vua Theoden đã nhanh chóng xốc lại tinh thần cho họ và ngay lập tức ra mệnh lệnh để chuẩn bị cho thời khắc quyết định. Sau khi đã phân bổ xong nhiệm vụ cho các cánh quân, đức vua dẫn đạo kỵ binh của mình dũng mãnh phi thẳng xuống khu vực chiến trường. Đợt tấn công của họ mạnh và bất ngờ như sấm sét khiến cho đạo quân Mordor đang bao vây Minas Tirish phải choáng váng.
Đức vua Theoden đã chiến đấu rất dũng mãnh, ông lập được một chiến công lớn khi tiêu diệt được tên chỉ huy của đoàn kỵ binh Haradrim.
" Ông như cuồng nộ, như thể cơn hăng say chiến trận của cha anh đang chảy rần rật trong huyết quản, và ông cưỡi trên Snowmane như một vị tiên trong huyền thoại, sánh ngang với Orome vĩ đại trong trận đánh của các Valar thuở xưa. Chiếc khiên vàng của ông để lộ ra, và kìa! nó lóe sáng như mặt trời, và cỏ xanh bừng bừng dưới vó ngựa trắng của ông" – trích trong chương Cuộc hành quân của người Rohirrim, Sự trở về của đức vua.
Trong lúc người Rohan đang áp đảo thì Vua phù thủy xứ Angmar kịp thời quay trở lại chiến trường trên con Đại bàng địa ngục hung tợn của lão. Ngay khi vừa nhìn thấy Theoden, lão đã ra lệnh cho con thú cưỡi của mình ngoặm một cú chết người lên nhà vua khiến cho cả con ngựa Snowmana của ông cũng phải bị văng đi. Vào thời khắc khi Vua phù thủy ra lệnh cho con thú của lão ăn thịt đức vua thì Eowyn đã bất ngờ đứng chắn trước mặt lão để bảo vệ cho người bác của mình. Với sự giúp sức của Merry, Eowyn đã giết được Vua phù thủy nhưng đức vua Theoden vẫn không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Lúc còn ở Rohan, vua Theoden thường tỏ ra hứng thú khi được nghe Merry kể về xứ Shire, mà đặc biệt là đối với loại thuốc hút tẩu của vùng đất này. Sau khi đức vua qua đời, Merry đã từng buồn bã nói rằng là cậu sẽ không bao giờ còn có thể hút tẩu được nữa, bởi nó làm cậu nhớ đến đức vua Theoden. Aragorn đã an ủi Merry rồi khuyến khích anh ta nên cứ tiếp tục hút tẩu để coi đó như một hành động tưởng nhớ tới đức vua, " vì ông ấy là một người có trái tim cao quý và là một vị vua vĩ đại, người đã giữ trọn những lời thề của mình; và ông ấy đã bước ra khỏi bóng tối để tới với ánh ban mai rực rỡ cuối cùng."
EOMER
Eomer là một người có thân phận cao quý ở xứ Rohan, anh thuộc dòng dõi hoàng tộc của vương quốc mà cụ thể hơn thì là cháu trai của vua Theoden, vị vua đời thứ 17 của Rohan. Lúc vua Theoden còn đang tại vị thì Eomer có chức danh là Đệ tam thống chế của xứ Mark, còn sau khi đức vua cùng con trai Theodred của ngài qua đời thì Eomer trở thành người thừa kế ngai vàng và là đức vua đời thứ 18 của vương quốc Rohan.
Eomer là con trai của Eomund, anh em họ của đức vua Theoden, bản thân cha của Eomer cũng từng là một thống chế danh tiếng tại Rohan, ông có 2 người con là Eomer và Eowyn. Eomer là anh trai của Eowyn, cả 2 người họ đều rất đẹp đẽ và mạnh mẽ. Sau khi Eomund hi sinh, vua Theoden đã nhận nuôi 2 người nên họ coi ông không khác gì cha mình. Về phía mình, Theoden cũng rất yêu quí 2 người cháu của mình như thể là họ là con ruột vậy. Lúc lớn lên, Eomer đã trở thành một chỉ huy đầy uy lực và được phong tước hiệu Đệ tam thống chế của xứ Rohan. Eomer là một người rất trung thành với đất nước và dân tộc của mình. Anh có tính danh dự cao và rất được vua Theoden tự hào mỗi khi nhắc đến. Theodred, con trai ruột của vua Theoden cũng rất nể trọng, yêu mến Eomer và coi anh như một người em trai trong gia đình. Bản thân Eomer được chỉ huy 1 đạo quân eored thiện chiến của vương quốc Rohan.
* Gặp gỡ với Aragorn
Lần đầu Eomer xuất hiện trong tiểu thuyết Chúa Nhẫn là khi anh ta đang dẫn đạo quân của mình đi qua vùng đồng bằng Rohan và bắt gặp 3 người Aragorn, Gimli và Legolas. Lúc đó, Eomer có vẻ khá nóng tính và đa nghi bởi những điều mà vương quốc Rohan đang vướng phải là khá tồi tệ, chúng làm ảnh hưởng đến tâm trạng của anh. Eomer từng có những nhận xét không chính xác về Lothlorien và nữ hoàng Galadriel khiến cho Gimli phải nổi giận, họ lời qua tiếng lại và Eomer từng đe dọa là sẽ chém đầu của gã người lùn nếu như ông ta không biết điều hơn.
Mặc dù thế nhưng những phẩm chất tốt đẹp và quí tộc của Eomer cũng sớm trở lại sau khi Aragorn bước ra dàn xếp và nói chuyện với anh ta. Những câu nói của Eomer thể hiện được những phẩm chất đó, chúng được nói ra một cách vô cùng đẹp đẽ, khiêm nhường và lịch thiệp. Anh ta kể cho nhóm Aragorn nghe về cuộc bao vây và tiêu diệt đạo quân Uruk- hai vào đêm hôm trước của mình. Anh ta tỏ ra khá kinh ngạc trước những điều mà Aragorn đã nói về thanh kiếm Anduril, về người thừa kế dòng dõi Elendil, về cái chết của Gandalf và Boromir, và cả về những người Hobbit. Eomer cảm thấy vô cùng thương tiếc và thể hiện sự ngưỡng mộ của mình dành cho Boromir. Anh đưa cho nhóm Aragorn 2 con ngựa là Arod và Hasufel rồi hẹn sẽ gặp lại họ ở Edoras.
* Được chọn làm người thừa kế ngai vàng
Khi quay trở lại Edoras, Eomer bị Theoden tống giam bởi lúc đó nhà vua đang bị làm hại bởi bùa phép của Saruman và Grima lưỡi giun nên không còn giữ được sự sáng suốt như trước kia. Sau khi nhóm Gandalf đến giải cứu đức vua khỏi bùa phép thì Eomer đã được thả tự do. Trước khi người Rohan lên đường tới Helm's Deep, vua Theoden đã chính thức chỉ định Eomer làm người thừa kế ngai vàng Rohan bởi lúc này thì Theodred, con trai của ông đã bị quân của Saruman sát hại.
Trong Trận chiến tại pháo đài Hornburg, Eomer đã chiến đấu vô cùng dũng cảm bên cạnh Aragorn, Gimli và Legolas. Eomer nhanh chóng làm hòa với Gimli và kết thành đôi bạn sinh tử với Aragorn. Thanh kiếm của anh được đặt tên là " người bạn chiến trận " và anh đã từng nói 1 câu nổi tiếng với Aragorn trong suốt lúc diễn ra trận chiến là " Hãy để chúng ta tuốt kiếm cùng nhau ", đó giống như là một lời thề chung vai sát cánh giữa 2 dân tộc Rohan và Gondor trong tương lai vậy.
Cũng tại trận chiến, Eomer đã chỉ huy đạo eored của mình đẩy lui được quân đội của Saruman về phía một khu rừng kỳ lạ. Thực ra khu rừng đó là những người Huorn, 1 dạng người Ent ở đẳng cấp thấp hơn, sau khi kẻ thù chạy vào trong khu rừng, chúng đã bị họ giết sạch. Người Rohan đã giành thắng lợi sau cùng ở trận chiến Helm's Deep.
* Vào thời khắc quyết định của thế giới
Vào năm 3019 của thời đại thứ 3, vua Theoden dẫn các kỵ sỹ tham gia vào Trận chiến trên cánh đồng Pelennor. Tại đây, ông đã bị cắn trọng thương bởi con Đại bàng địa ngục của Vua phù thủy xứ Angmar. Trong lúc hấp hối, đức vua đã trao lại quyền chỉ huy đạo quân Rohan lại cho Eomer. Người Rohan đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của Eomer cho tới khi Aragorn dẫn viện binh tới từ hướng biển. Eomer và Aragorn lại một lần nữa chiến đấu bên cạnh nhau, 2 đạo quân Rohan và Gondor đã hợp lực để đánh tan đạo quân khổng lồ của Sauron và giải cứu được toàn bộ tòa thành Minas Tirith.
Eomer cũng có mặt tại Trận chiến Moranno ở trước Cánh cổng Đen, anh đã chiến đấu kiên cường bên cạnh các chiến binh của mình, kể cả chấp nhận việc phải chết để giúp cho Frodo có thể dễ dàng tới được lòng núi Doom. Khi chiếc Nhẫn bị phá hủy, Sauron bị đánh bại, Eomer đã trở về vương quốc Rohan và chính thức lên ngôi vua.
* Sau thời kỳ Nhẫn chiến
Vua Eomer một lần nữa tái khẳng định lời thề trung thành trong mối liên kết đồng minh với vương quốc của vua Aragorn II Elessar. Mỗi lần vua Aragorn ra trận là ông đều có người bạn là vua Eomer của Rohan đồng hành.
Trong suốt thời kỳ trị vì của mình, vua Eomer đã khiến cho Rohan trở lại với những giá trị tốt đẹp khi xưa cùng với sự phát triển của những yếu tố mới trong cả việc mở rộng lãnh thổ, đẩy mạnh kinh tế và quân sự cho vương quốc Rohan. Mọi người đều tôn vinh ông là đức vua Eomer Eadig hay còn là Eomer Thần thánh bởi những cống hiến to lớn của ông cho dân tộc Rohan.
Eomer gặp gỡ và kết hôn với Lothriel, con gái hoàng tử Imrahil của Dol Amroth trong lúc ông ở tại Gondor. 2 người có với nhau 1 con trai và đặt tên là Elfwine, về sau đứa trẻ này sẽ trở thành người thừa kế ngai vàng từ Eomer sau khi ông tạ thế vào năm 63 của thời đại thứ 4.
* Trong điện ảnh
Trong tác phẩm điện ảnh Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson, Eomer được thủ vai bởi diễn viên Karl Urban và đó là một vai diễn đẹp ở trong phim. Karl Urban với vóc dáng cao lớn và một chất mặt nam tính đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ cùng với vẻ uy lực của nhân vật Eomer. Mặc dù chưa thể hiện được độ lịch lãm như ở trong tiểu thuyết miêu tả nhưng vai diễn Eomer trong phim là tương đối hay.
Các tình tiết trong phim cũng có sự khác biệt một chút đối với trong tiểu thuyết. Eomer trong phim đã bị vua Theoden trục xuất ra khỏi Rohan từ trước khi anh ta gặp nhóm người của Aragorn. Sau khi tiêu diệt đạo quân Uruk-hai trong đêm thì Eomer đã dẫn 1 đạo kỵ binh đi về phía Bắc chứ không quay về Edoras để bị bắt giam. Trong phim không có cảnh vua Theoden sẽ truyền ngôi lại cho Eomer mà lại có một cảnh khác nói về việc Eomer đi tìm xác của Theodred tại nơi phục kích của lũ Orcs.
Trong phim, Eomer còn thực hiện vai trò thay cho Thống chế Erkerbrand ở trong tiểu thuyết, tức là người đã giúp Gandalf tập hợp được các kỵ binh của Rohan để đến giải vây vào phút cuối cho vua Theoden tại trận Helm's Deep. Eomer sẽ không chiến đấu bên cạnh Gimli, Legolas và Aragorn trong trận chiến tại pháo đài Hornburg mà chỉ đến vào phút cuối cùng bên cạnh Gandalf cùng với 1 đạo kỵ binh thiện chiến. Câu nói nổi tiếng " Hãy để chúng ta tuốt kiếm cùng nhau " của Eomer trong tiểu thuyết lại được sử dụng bởi
Eowyn, em gái của anh ta.
BOROMIR
" Boromir ':' một người dũng mãnh, nhờ vậy mà được coi là người con ưu tú nhất của Gondor. Và anh thực sự rất can đảm: không người thừa kế Minas Tirith nào luôn kiên cường trong lao khổ suốt nhiều năm như anh ấy, luôn xông lên đầu chiến trận nhiều như anh ấy, hay thổi chiếc Tù Và Lớn hùng tráng hơn anh ấy ". - trích lời Faramir, Chương Cửa sổ nhìn về Tây, 2 tòa tháp.
Hội đồng của lãnh chúa Elrond tổ chức tại Rivendell vào thời đại thứ 3 nhằm vạch ra kế sách để quyết định số phận của Chiếc Nhẫn Chủ, cũng tại đây, gần như những gương mặt đại diện xuất sắc nhất của các vương quốc đều tụ họp. Loài người có 2 đại diện đáng chú ý nhất mà 1 trong số đó chính là Boromir, anh là con trai của quan chấp chính Denethor và đại diện cho vương quốc Gondor. Boromir là một danh tướng rất nổi tiếng ở cả Gondor và Rohan, những chiến binh ở 2 vương quốc này đều rất tôn trọng anh, riêng Eomer, đệ tam thống chế của Rohan còn tỏ ra ngưỡng mộ khi nói về Boromir:
" Boromir là một người đáng kính trọng! Ai ai cũng đều tán dương anh ấy. Anh ấy hiếm khi đến đất Mark, bởi lúc nào cũng phải tham chiến ở biên giới phía Đông; nhưng tôi đã thấy được anh ấy. Đối với tôi anh ấy giống những người con trai nhanh nhẹn của Eorl hơn là những con người trầm lặng vương quốc Gondor, và hẳn sẽ là một thủ lĩnh vĩ đại của dân tộc anh ấy khi thời vận đến."
* Tính cách
Kể từ khi tham gia vào Đoàn Hộ Nhẫn, Boromir thường được miêu tả với những tính cách gây ra cảm giác mất tin tưởng từ phía Frodo và Aragorn. Anh ta có vẻ nóng tính, đôi khi lại có vẻ lạnh lùng và kiêu ngạo. Khi đối mắt với nữ hoàng Galadirel, Boromir tỏ ra sợ hãi bởi tâm của anh ta không trong sáng.
Trong số các thành viên, Boromir thường hay thân với Merry và Pippin, đối với những thành viên còn lại, anh ta có vẻ không hợp lắm. Trong lúc tại Amon Hen, Boromir còn tỏ ra hung hăng và rất thô lỗ khi định cướp chiếc Nhẫn của Frodo.
Thực tế thì con người thật của Boromir là tốt hơn thế rất nhiều nhưng anh là người dễ và để cho cám lực của Nhẫn Chủ ảnh hưởng nhiều nhất trong số các thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn. Nếu không chịu sự ảnh hưởng này thì Boromir là một con người dũng mãnh và quả cảm. Ở khía cạnh tình bạn, Boromir thực sự là một người bạn tốt. Điều này được thể hiện ở việc anh liều chết để bảo vệ cho Merry và Pippin.
Trong gia đình, Boromir cũng là một người anh trai tốt khi luôn cư xử công bằng và rất quan tâm tới em trai mình là Faramir. Với tư cách là một công dân Gondor, anh cũng cho thấy mình là một người có đầy tính trách nhiệm và hết lòng vì quốc gia. Cũng chính bởi khát vọng cứu quốc này mà Boromir đã bị Nhẫn Chủ dễ dàng chi phối. Eomer rất khâm phục Boromir bởi anh thực sự là một anh hùng trong số những con người ở cuối Thời đại thứ 3.
* Về miêu tả
Khi lần đầu nhìn thấy Boromir ở Rivendell, Frodo đã có một ấn tượng đặc biệt đối với anh ta.
" .... Một gã đàn ông cao lớn với khuôn mặt đẹp và quý phái, mái tóc màu sẫm, đối mắt xám và cái nhìn nghiêm nghị, đầy kiêu hãnh."
Boromir là một chiến binh cao to và lực lưỡng. Anh ta rất được những chiến binh ở Rohan và Gondor kính nể bởi sự can trường và óc chỉ huy thông minh của mình. Từ trước khi xảy ra Cuộc Nhẫn Chiến, Boromir từng là một anh hùng, một biểu tượng sức mạnh cho con người ở Gondor. Anh đã nhiều lần thành công trong việc bảo vệ Osgiliath.
Trong chuyến hành trình khắc nghiệt đi qua cơn bão tuyết trên núi Caradhras, Frodo từng cảm thấy kinh ngạc trước sức mạnh của Boromir. Anh ta có thể gạt tuyết mở đường chỉ bằng đôi tay trần. Tuy kính nể sức mạnh của Boromir nhưng Frodo thường có một cảm giác không an toàn khi tiếp xúc với anh ta.
Về trang phục thì Boromir thường mặc kiểu chiến bào dành cho các danh tướng quí tộc ở Gondor. Chiếc khiên của anh ta có hình tròn, thanh kiếm hơi giống thanh mà Aragorn vẫn hay dùng trước khi Narsil được rèn lại và thứ đặc biệt nhất trên người Boromir chính là một chiếc tù và lớn. Nó được bịt bạc ở một đầu và thường được đeo ở bên hông của Boromir. Chiếc tù và này có âm thanh rất lớn, tiếng vọng của nó khi thổi lên có thể khiến cho kẻ thù xung quanh đó phải choáng váng và sợ hãi. Chiếc tù và đã bị vỡ làm đôi trong trận chiến cuối cùng của Boromir.
* Trước khi diễn ra Cuộc Nhẫn Chiến
Boromir sinh vào năm 2978 của Thời đại thứ 3. Anh là con trai trưởng của quan chấp chính Denethor II của xứ Gondor, mẹ của anh là phu nhân Finduilas xứ Dol Amroth. Vì là con trưởng nên sau khi Denethor qua đời, Boromir sẽ là người tiếp nhận chức vị quan chấp chính của Gondor. Khi Boromir lên 10 tuổi thì mẹ của anh ta qua đời, sự mất mát này khiến cho Denethor ngày càng trở nên buồn bã và cay nghiệt, ông thường có cách cư xử mang tính thiên vị cho Boromir hơn so với đứa con thứ của mình là Faramir. Bất chấp cách cư xử không công bằng của cha mình thì Boromir vẫn rất quan tâm đến em trai của mình nên giữa họ có tình cảm rất gần gũi.
Khi trưởng thành, Boromir tự đề cử mình làm chỉ huy dẫn dắt những chiến binh Gondor đi chiến đấu tại mặt trận phía Đông của Osgiliath. Anh ta cùng Faramir và 2 người khác là những người duy nhất còn sống sót cho đến khi chiếc cầu nối sang xứ Arnor bị phá hủy. Họ đã phải bơi qua con Sông Anduin để đến được nơi an toàn.
* Trong thời kỳ Nhẫn Chiến
Khi lãnh chúa Elrond mở một cuộc họp tại Rivendell thì Boromir được cha mình cử đến tham dự để thay mặt cho vương quốc Gondor. Trên hành trình tới Rivendell, Boromir đã bị mất ngựa tại Tharbad và phải đi bộ suốt quãng đường còn lại. Anh ta mất tổng cộng 110 ngày đường để tới được Rivendell.
Trong hội nghị, Boromir đã kể về những giấc mơ của mình và mong được sự giải đáp từ
lãnh chúa Elrond. Trong những giấc mơ, Boromir đã nghe được những điều sau:
Hãy đi tìm lưỡi kiếm gãy
Tại Imladris nương nhờ
Ở đó lời khuyên sẽ được nói ra
Mạnh hơn những phép thuật của Morgul
Ở đó chứng vật cũng được lộ diện
Sự diệt vong đã đến gần tay
Bởi Tai ương của Isildur đã thức tỉnh Và người tí hon sẽ bước lên
Lãnh chúa Elrond giải thích cho Boromir hiểu về những câu chuyện và nguồn gốc xa xưa có liên quan đến câu hỏi của anh ta. Sau khi nghe hết, Boromir cố gắng thuyết phục hội đồng hãy đưa chiếc Nhẫn Chủ cho Gondor để biến nó thành 1 vũ khí nhằm uy hiếp lại Sauron. Tuy nhiên, hội đồng đã không đồng ý và đi đến quyết định sẽ chỉ có một cách duy nhất là hủy diệt nó.
Cũng tại Rivendell, Boromir đã lần đầu tiên được gặp gỡ Aragorn, người thừa kế dòng máu của Isildur và là người có đủ tư cách để trở thành đức vua của xứ Gondor. Mới đầu thì Boromir tỏ ra nghi hoặc và chưa có sự công nhận dành cho Aragorn nhưng càng về sau thì thái độ của anh ta ngày càng thay đổi. Boromir là một trong số 9 thành viên của Đoàn Hộ Nhẫn, anh ta thường thân nhất với 2 anh chàng người Hobbit nghịch ngợm là Pippin và Merry. Anh ta cũng là người chứng kiển cảnh Gandalf bị rơi xuống vực sâu của Moria và cũng từng đi tới Lothlorien. Trước khi rời khỏi Lothlorien, Boromir được lãnh chúa Celeborn và nữ hoàng Galadriel tặng cho một chiếc áo choàng Tiên và một chiếc đai lưng bằng vàng.
* Cái chết
" Vĩnh biệt Aragorn! hãy tới Minas Tirith và cứu lấy người của tôi! Tôi đã thất bại." - lời trăn trối của Boromir
Ngay từ đầu, Boromir đã không thích ý kiến phá hủy Nhẫn Chủ của hội đồng, anh ta vẫn cho rằng nên tận dụng sức mạnh của nó để đánh bại Sauron nhằm cứu lấy Gondor và giả lại cho vương quốc này vẻ vinh quang như trước kia. Khi đến Amon Hen, Boromir một lần nữa đi theo và thuyết phục Frodo hãy đưa chiếc nhẫn cho anh ta nhưng bị từ chối. Bị cám lực của chiếc nhẫn ảnh hưởng, Boromir trở nên hung hăng và định cướp chiếc nhẫn khỏi tay của Frodo nhưng Frodo đã kịp tàng hình và bỏ chạy.
Ngay sau đó, Boromir chợt bừng tỉnh và nhận ra những hành động của mình là do cám lực của Nhẫn Chủ gây ra, anh buồn bã và trở lại nơi cắm trại của Đoàn hộ nhẫn. Aragorn chất vấn Boromir về sự vắng mặt của Frodo, Boromir nói rằng khoảng 1 giờ trước, anh ta vẫn thấy Frodo. Vậy là Đoàn Hộ Nhẫn liền chia ra thành nhiều hướng để tìm kiếm Frodo.
Vào đúng lúc đoàn hộ nhẫn bị chia cắt thì họ bị đột kích bởi một đạo quân Orc và Uruk Hai, Merry và Pippin, 2 người Hobbit nhỏ bé chẳng may bị bắt gặp bởi một toán quân Uruk-hai, chúng có ý bắt sống họ nhưng Boromir đã xuất hiện kịp thời. Boromir đã chiến đấu rất dũng mãnh, anh một mình đương đầu với cả 1 đạo quân, giết được rất nhiều kẻ thù và khiến cho chúng phải sợ hãi bỏ chạy. Nhưng càng ngày kẻ thù lại càng đến đông hơn, những tên bỏ chạy cũng đã quay lại tham chiến, chúng xả tên như mưa vào Boromir và anh không thể cầm cự được thêm.
Khi Aragorn tìm thấy Boromir thì anh đang nằm hấp hối dưới một thân cây và Merry cùng Pippin đã bị bắt đi. Ở những giờ phút cuối, Boromir đã thừa nhận Aragorn như là vua của mình và ủy thác lại trọng trách bảo vệ Gondor. Sau đó, anh tắt thở. Khi 2 người Gimli và Legolas đến nơi, họ cũng nhận ra là Boromir đã ra đi. Trong sự thương tiếc, họ thực hiện việc mai táng cho anh một cách nhanh chóng. Boromir được đặt nằm trong một chiếc thuyền và thả trôi theo dòng sông Anduin, thanh kiếm của anh được đặt lên ngực, phía trên đầu là chiếc khiên, những thứ thường gắn liền với Boromir lúc anh còn sống.
* Ảnh hưởng từ cái chết của Boromir
3 ngày sau cái chết của Boromir, em trai của anh ta là Faramir tìm thấy chiếc thuyền để xác của anh trai mình. Họ mang thi hài mà đặc biệt là chiếc tù và của Boromir về cho Quan chấp chính Denethor. Tin dữ này đã khiến cho Denethor trở nên cực kỳ đau buồn, sự đau khổ một lần nữa đẩy ông ta vào sự điên cuồng. Khi Gandalf và Pippin đi tới Minas Tirith, họ nhìn thấy ông ta đang ngồi thẫn thờ với chiếc tù và vỡ của Boromir cầm trong tay. Chính bởi sự điên cuồng mà Denethor đã quay lưng lại với những lời khuyên từ Gandalf. Pippin kể lại cho ông ta nghe vì sao mà Boromir lại hi sinh.
EORL
Eorl Trẻ trung tuy không phải là thủy tổ của người Rohan nhưng ông được xem như là vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc. Nhờ có ông mà vương quốc Rohan mới được định hình lãnh thổ rõ ràng tại vùng Calenardhon phía Tây của Gondor như trong những thời đại về sau. Người Rohan thường gọi họ là những Eorlingas có nghĩa là những đứa con của Eorl để mãi mãi tưởng nhớ đến ông. Trong những lá cờ hay bức tranh có vẽ hình một chàng kỵ sĩ trẻ tuổi dũng mãnh đang cưỡi trên lưng một chiến mã trắng mà mọi người thường hay nhìn thấy ở Rohan chính là mô tả về ông.
* Một lãnh chúa của người Eotheod
Năm 2501 của thời đại thứ 3, Leod, lãnh đạo lúc bấy giờ của người Eotheod, một nhánh người có xuất xứ từ giống người phương Bắc, đã bắt được một thần mã nhưng nó hoang dã và không thể được thuần hóa bởi bất kỳ một người nào. Khi Leod quyết định leo lên lưng thần mã để thuần phục nó, ông đã thất bại và bị nó ném rơi xuống đất khiến đầu đập phải một hòn đá rồi bị chết ngay sau đó còn con ngựa thì bỏ đi.
Eorl, con trai của Leod, mặc dù lúc đó mới chỉ đang 16 tuổi, đã tiếp quản quyền lãnh đạo người Eotheod và anh quyết tâm đi săn tìm con ngựa đã giết chết cha mình. Cuối cùng, sau một thời gian theo dấu, Eorl đã tìm bắt được con thần mã, nhưng thay vì giết, Eorl đã khuất phục được nó và bắt nó phải làm nô lệ cho gia tộc mình. Đó là một con thần mã có thể hiểu được ngôn ngữ của con người, nó chỉ phục tùng mệnh lệnh của Eorl và được đặt tên là Felarof. Felarof là cha của tất cả các loài ngựa ở Rohan.
* Món quà Calenardhon và lời thề của Eorl
Năm 2509 của thời đại thứ 3, Eorl nhận được lời kêu gọi từ Cirion, quan chấp chính của Gondor. Cirion đang tiến hành kêu gọi những đồng minh cũ của Gondor nhằm chống lại đợt tiến công xâm lược của người Easterling vào Calenardhon cũng như toàn phần còn lại của vương quốc phương Bắc. Eorl nhanh chóng nghe theo lời kêu gọi bởi ông hiểu được rằng nếu Gondor thất thủ thì toàn bộ những vương quốc nhỏ ở phía Tây Sông Cả Anduin cũng sẽ sớm bị tiêu diệt dưới tham vọng của Sauron.
Eorl nhanh chóng tập hợp quân đội để đến trợ giúp cho Gondor tại mặt trận Celebrand. Đi cùng ông có bao gồm khoảng 7000 kỵ binh giáo dài và hàng trăm kỵ binh bắn cung. Chỉ một số ít kỵ sĩ được để lại cho nhiệm vụ bảo vệ phụ nữ, người già và trẻ em. Lúc đó Eorl mới có 25 tuổi mà ông đã có khả năng triệu tập và chỉ huy được một đạo quân gần 10.000 chiến binh Eotheod dũng mãnh.
Vào thời khắc vô vọng nhất của phe Gondor thì đội kỵ binh của Eorl đã đến kịp lúc, như một cơn sấm sét, họ giáng cho kẻ thủ một đòn choáng váng, giải nguy được cho quân đội Gondor và đẩy lui được quân địch về vùng đồng bằng phía Đông. Trước sự anh hùng của quân đội Eorl, Cirion,quan chấp chính của Gondor, đã thấy được rằng chính những người Eotheod về sau sẽ có nhiều tiềm năng để trở thành những đồng minh mạnh nhất của mình trong cuộc chiến chống lại Chúa tể bóng tối Sauron. Tại Amon Anwar, Cirion đã nói với Eorl về việc ban tặng vùng đất Calenardhon cho người Eotheod; Eorl đã rất ngạc nhiên và vui mừng trước món quà từ Cirion, ông đã cảm kích và đưa ra lời thề về tình bạn vĩnh cửu giữa Gondor và Eotheod.
* Thành lập ra vương quốc Rohan
Sau khi được ban tặng vùng đất Calenardhon, Eorl đã đưa toàn bộ người của ông về đó và xây dựng thành một vương quốc mới. Ở Gondor, vương quốc mới này được gọi là Rohan và những người của vương quốc được gọi là Rohirihm ( tức là các chúa ngựa ). Ở Rohan, vương quốc còn được gọi là vương quốc của các Kỵ sĩ Mark và con người ở đó thì tự gọi mình là những Eorlingas thay cho cách gọi là Eotheod như trước đây.
Eorl là vua của xứ Mark trong 35 năm. Ông chọn ngọn đồi tại đường vào của thung lũng Harrowdale để dựng lên một thị trấn đông đúc đầu tiên tại Edoras. Cung điện Meduseld cũng được bắt đầu cho xây dựng nhưng nó chưa được hoàn thành trong lúc Eorl còn sống mà phải cho đến khi Brego, con trai của ông lên ngôi, trước lúc Meduseld được hoàn thành, Eorl thường ở tại Aldburg trong vùng Folde. Brego, con trai duy nhất của ông được sinh vào năm 2512 của thời đại thứ 3.
Năm 2545, Rohan bị tấn công bởi người Easterling, cuộc tấn công đã được đẩy lui nhưng Eorl cũng đã ngã xuống trong cuộc chiến. Ông được chôn cất trong một ngôi mộ đá nằm ở ngoại vi Edoras và con ngựa Felarof cũng được chôn cùng với chủ nhân của nó. Con trai Brego của ông đã ngay sau đó thừa kế ngai vàng để trở thành đức vua đời thứ 2 của Rohan. Brego đã cho hoàn thiện cung điện Meduseld, nơi mà về sau trở thành Ngôi nhà của những đức vua Rohan, và tại sảnh đón khách của cung điện, ông cho treo một bức hình lớn có thêu hình của Eorl để mọi người mãi mãi không bao giờ quên giai thoại về vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc.
LOTHIRIEL
Lothiriel là công chúa của xứ sở Dol Amroth thuộc vương quốc Gondor, nàng là con gái của hoàng tử Imrahil và sau này trở thành nữ hoàng của Rohan. Khi vua Eomer của Rohan đến tham chiến tại Minas Tirith, trong quãng thời gian ở đây, ông đã kết giao với hoàng tử Imrahil và gặp gỡ với Lothiriel. 2 người đã nhanh chóng phải lòng nhau và họ kết hôn vào năm 3021 của thời đại thứ 3. Lothiriel sinh năm 2999 nên nàng ít hơn Eomer 8 tuổi, vào thời điểm kết hôn thì Eomer là 30 tuổi còn Lothiriel là 22, một độ tuổi rất đẹp.
Về xuất thân thì Lothiriel thuộc dòng dõi quí tộc lâu đời ở Gondor, nàng là em họ của Boromir và Faramir, ngoài ra thì nàng còn có 3 người anh em khác là Elphir, Erchirion và Amrothos, họ đều là những hiệp sỹ lừng danh của Dol Amroth.
Với Eomer, Lothiriel có một người con trai là Elfwine, người mà về sau sẽ trở thành đức vua đời thứ 19 của Rohan sau khi vua Eomer tạ thế vào năm 63 của thời đại thứ 4. 10 năm sau ngày mất của vua Eomer, Lothiriel cũng nối tiếp qua đời.
Lúc còn trẻ, Lothiriel được cho là đẹp, tên của bà trong tiếng Sindar có nghĩa là " thiếu nữ đẹp như đóa hoa ".
THEODRED
Theodred là con trai duy nhất và cũng là người thừa kế ngai vàng của đức vua Theoden xứ Rohan. Anh đã chết trong quãng thời gian mà cha mình đang bị ảnh hưởng dưới tà phép u mê của Saruman.
Theodred là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết cho mẹ của anh là nữ hoàng Elfhild bởi bà đã mất quá nhiều sức lực trong quá trình vượt cạn. Trong thời kỳ Nhẫn chiến, dưới danh nghĩa là hoàng tử của vương quốc, Theodred được nắm chức vị Đệ nhị thống chế của xứ Rohan và nắm quyền chỉ huy quân đội ở các vùng phía Tây thuộc lãnh thổ. Tướng lãnh thân cận của Theodred là Grimbold, anh ta thường giao cho ông khoảng 50 chiến binh tinh nhuệ để đi trước mở đường trong khi bản thân mình thì thường dẫn theo một đạo quân đi phía sau để yểm trợ.
Trong lúc diễn ra Trận chiến tại khúc cạn Isen, lúc thống chế Elfhem đi đến nơi, ông nhìn thấy Grimbold đang cầm 2 chiếc rìu để chiến đấu với lũ Orc bên cạnh xác của Theodred. Hoàng tử của Rohan đã bị sát hại bởi lũ Orc ngay từ trận chiến đầu tiên ở Khúc cạn Isen. Những lời cuối cùng của anh đã phần nào thể hiện được khí khái anh hùng của mình, " Hãy để ta nằm ở đây, để gìn giữ khúc cạn cho tới khi Eomer tới."
Sau cái chết của Theodred thì người thừa kế ngai vàng của vua Theoden được chuyển sang cho Eomer, đệ tam thống chế của xứ Rohan. Có rất ít điều được biết tới về Theodred trừ việc anh yêu quí Eomer như anh em ruột thịt của mình. Lúc qua đời, Theodred trong tiểu thuyết được cho là vào khoảng 41 tuổi còn trong phim của đạo diễn Peter Jackson, người thủ vai là Paris Howe Strewe đã thể hiện một Theodred trẻ trung hơn rất nhiều, có lẽ chỉ rơi vào khoảng 18 cho tới 25 tuổi, xem chừng còn ít tuổi hơn nếu so với Eomer và Eowyn.
THEODWYN
Theodwyn là một công chúa thuộc dòng dõi Eorl tại Rohan, bà là mẹ của Eomer và Eowyn. Theodwyn là em gái của vua Theoden và là người trẻ nhất trong số các con cái của vua Thengel có với nữ hoàng Morwen Steelheen. Về sau, bà kết hôn với một thống chế rất có tiếng tăm ở vương quốc là Eomund, người miền Đông vào năm 2989 của thời đại thứ 3. Con trai Eomer được bà sinh hạ vào năm 2991, và con gái Eowyn được sinh ra sau đó 4 năm, tức là vào năm 2995. Gia đình hoàng gia Rohan thường có truyền thống sinh sống tại cung điện Meduseld nên Theodwyn cũng không phải là ngoại lệ, bà sống ở đó cùng với đức vua Theoden. Năm 3002, chồng bà là Eomund bị chết trận, không lâu sau đó thì bà cũng phát bệnh rồi qua đời. Theoden đã nhận nuôi nấng 2 đứa con của Theodwyn sau khi bà qua đời.
GRIMBOLD
Grimbold là một chỉ huy lừng danh tại Rohan có xuất xứ từ Grimslade ở thời kỳ Nhẫn chiến. Ông đã dẫn dắt những kỵ sĩ Rohan trong suốt Trận chiến đầu tiên tại khúc cạn Isen cùng với Elfhelm và Theodred, bản thân ông đã giết được rất nhiều chiến binh Orcs tại trận chiến này. Về sau, khi mà Theodred hi sinh, Grimbold đã sử dụng 2 chiếc rìu trên tay để chiến đấu bảo vệ cho thi thể của hoàng tử xứ Rohan khỏi lũ Orc. Lúc Elfhelm đến, ông giải cứu được cho cả Grimbold và cả thi thể của Theodred.
Sau trận chiến, Grimbold đã tạm thời được chỉ định làm người chỉ huy của các đạo quân Rohan ở vùng Westfold trong lúc mà Erkenbrand đang bị kẻ thù cầm chân.
Grimbold càng trở nên nổi tiếng hơn ở Trận chiến thứ 2 tại khúc cạn Isen, nơi mà ông đã chặn đứng được một đạo quân lớn người Orcs chỉ với số lượng thương vong tối thiểu dành cho phe mình. Grimbold đã chia đạo kỵ binh của mình thành 2 nhóm và phục kích ở 2 phía của dãy đất hẹp gần Khúc cạn rồi bất ngờ xông ra tấn công vào đạo quân tiên phong của Isengard khiến cho chúng sợ hãi mà rút lui. Ngay sau khi thành công, Grimbold dẫn người của mình tức tốc rút lui trong đêm.
Để tưởng thưởng cho lòng dũng cảm của Grimbold, vua Theoden đã phong ông lên làm Đệ tam thống chế của xứ Mark sau khi Eomer chính thức được phong làm người kế vị ngai vàng Rohan. Về sau trong Trận chiến tại cánh đồng Pelennor, Grimbold cùng với Elfhelm là những chỉ huy của đạo kỵ binh cánh phải phi xuống tham chiến giải vây cho Minas Tirith. Ông chiến đấu ở đó cho tới khi bị giết hại bởi kẻ thù. Grimbold nằm trong số
các tướng lãnh Rohan đã bị hi sinh trong trận chiến.
ELFHILD
Elfhild là nữ hoàng của vương quốc Rohan, là vợ của đức vua Theoden và là mẹ của Theodred. Quãng đời lúc còn trẻ của bà không được nhắc tới mà chỉ nói đến việc là bà đã sinh khó và mất ngay sau khi Theodred chào đời. Năm mất của bà vào năm 2978 của thời đại thứ 3, nếu suy từ dữ kiện này thì sẽ trả lời được thắc mắc là Theodred ít hay nhiều tuổi hơn so với Eomer và Eowyn, bởi năm mất của Eomund, cha của Eomer là vào năm 3002, lúc đó Eomer là 11 tuổi và Eowyn thì mới lên 7. Nếu lấy 3002 trừ cho 2978 thì sẽ ra độ tuổi của Theodred vào thời điểm mà Eomund hi sinh là 24, vậy có nghĩa là trong tiểu thuyết, Theodred nhiều tuổi hơn Eomer và Eowyn khá nhiều và 2 người sẽ phải gọi Theodred là anh trai.
Trong một vài bản thảo đầu tiên của Chúa Nhẫn, Elfhild còn có một người con gái tên là Idis và là chị gái của Theodred, tuy nhiên thì về sau, nhân vật này đã được bỏ đi vì vai trò của nàng ta là quá mờ nhạt so với Eowyn. Sau khi Elfhild qua đời, vua Theoden không bao giờ tái hôn với ai nữa và việc nuôi nấng, dưỡng dục Theodred hay Eomer và Eowyn đều do ông nhận trách nhiệm.
EOMUND
Eomund là một thống chế rất có danh tiếng tại vương quốc Rohan trong những những năm đầu của thời kỳ Nhẫn chiến. Ông là một chỉ huy đắc lực dưới quyền của vua Theoden và cũng là em rể của ngài bởi đã kết hôn với Theodwyn, em gái của nhà vua. Về mặt dòng dõi, Eomund cũng là một người thuộc tầng lớp cao quý ở vương quốc bởi ông là hậu duệ thuộc chi nhánh của Eofor, một trong những người con trai của Brego, con trai duy nhất của Eorl Trẻ tuổi và cũng là đức vua đời thứ 2 của Rohan.
Là một chỉ huy đa tài, Eomund thường xuyên được giao nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi phía Đông của Rohan trước những hiểm họa cướp bóc từ lũ Orc tới từ Mordor. Về tính cách của Eomund, nhiều người nói rằng ông là một vị tướng can trường, dũng cảm và táo bạo tới mức đôi khi tỏ ra thiếu thận trọng, ông thường tự mình đi tiêu diệt kẻ thù ngay cả khi chỉ có vài người hộ vệ bên cạnh. Vào năm 3002. Eomund bị tử trận khi ông đang trên đường truy đuổi một toán quân Orc về phía Emyn Muil. Lúc Eomund hi sinh thì Eomer mới có 11 tuổi còn Eowyn thì mới lên 7; sau đó không lâu thì vợ của ông là Theodwyn cũng sinh bệnh rồi qua đời. 2 đứa con của ông đã được vua Theoden nuôi nấng, dưỡng dục để trở thành những người tài ba và đức độ trong tương lai.
Aragorn thời từng ở Rohan cũng có mối quan hệ quen biết với Eomund, Aragorn nói rằng là đã từng cưỡi ngựa cùng với Eomund và Theoden nhưng không biết Eomer bởi lúc đó anh ta còn quá bé.
Mặc dù bị tử trận từ lâu nhưng gia tộc của Eomund trong những năm tháng đầu thời đại thứ 4 là rất huy hoàng và hiển hách. 2 người con của ông đều được coi như những người anh hùng của dân tộc Rohan. Eomer về sau trở thành đức vua đời thứ 18 của Rohan và đã phát triển vương quốc lên tầm cực thịnh trong khi Eowyn lại là người đã tiêu diệt được Vua phù thủy xứ Angmar rồi về sau trở thành phu nhân của quan chấp chính Gondor là Faramir. Cháu nội của Eomund là Elfwine về sau cũng trở thành một vị minh chúa còn cháu ngoại Elboron của ông cũng là hoàng tử của xứ Ithilien.
ELFHELM
Elfhelm là một trong số những chỉ huy đắc lực thuộc hội đồng tướng lãnh dưới quyền vua Theoden ở thời kỳ Nhẫn chiến, ông cũng là một trong những thống chế có quyền lực và địa vị rất lớn trong quân đội Rohan.
Elfhelm sinh ra vào khoảng những năm 2985 của thời đại thứ 3. Trong suốt thời kỳ Nhẫn chiến, ông đã tham gia vào các Trận chiến bảo vệ khúc cạn sông Isen cùng với Theodred, con trai của vua Theoden, người mà đã hi sinh ngay tại trận chiến đầu tiên. Chính Elfhelm là người đã giúp cho Grimbold cứu được xác của Theodred để mang về Edoras mai táng. Khi Gondor kêu gọi giúp đỡ thì Elfhelm cũng nằm trong số các tướng lãnh dẫn quân tới tham chiến tại Minas Tirith và Eowyn dưới hình dạng giả danh là Dernhelm đã cùng đi lẫn vào đội quân của ông. Trong Trận chiến trên cánh đồng Pelennor, Elfhelm đã chỉ huy đạo quân bên phía cánh phải công kích vào những cỗ máy công thành và dồn kẻ thù vào những hố lửa. Ông là người đã sống sót sau trận chiến và tiếp tục có ý định dẫn theo 3000 chiến binh Rohan dưới quyền đi tới Cánh cổng Đen cùng toàn bộ những chiến binh còn lại của phương Tây để tham gia vào Trận chiến Moranno. Tuy nhiên, Elfhelm không đi đến cùng tới Cánh cổng Đen, ông quay lại Rohan để nhận trọng trách bảo vệ con đường từ Anorien và ngăn chặn những kẻ xâm lược tấn công từ phía Đông của vương quốc.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Elfhelm được vua Eomer phong cho tước vị là Thống chế bờ
Đông của xứ Mark.
Trong phim của Peter Jackson, nhân vật Elfhelm không xuất hiện.
GAMLING
Gamling là một tướng lãnh nổi bật của Rohan trong thời kỳ Nhẫn chiến, ông còn hay được gọi với biệt danh là Gamling già trong những lần xuất hiện tại tiểu thuyết Hai Tòa Tháp và Sự trở về của Đức vua.
Gamling có xuất xứ từ vùng Westfold của vương quốc Rohan, ông tinh thông cả tiếng Rohan và tiếng của người Dunland. Gamling từng là một thành viên của đội cận vệ hoàng gia tại Meduseld và cho đến thời điểm diễn ra các sự kiện tại Chúa Nhẫn, tuổi tác của ông lúc đó đã rơi vào tầm khoảng hơn 60. Gamling đã từng chiến đấu tại Trận chiến ở pháo đài Hornburg bên cạnh Eomer, Gimli và Grimbold, họ cùng nhau chống đỡ quân thù ở những cánh cửa đi vào vùng hang động Glittering nằm phía sau pháo đài.
Gamling còn là người được giao trọng trách giữ cờ hiệu cho quân đội vùng Westford tại Trận chiến trên cánh đồng Pelennor. Ông đã cảm thấy rất sốc sau khi nhìn thấy vua Theoden và Eowyn gục ngã trên chiến trường, mặc dù lúc đó Eowyn mới chỉ bị ngất đi do bị luồng khí tà ma từ Vua phù thủy xâm phạm. Gamling nằm trong số những người quay trở về Rohan để lo liệu việc chôn cất cho vua Theoden trong khi lực lượng chính của phương Tây đang rậm rịch tiến về hướng của Cánh cổng Đen. Gamling sống rất thọ, ông mất vào một khoảng thời gian nào đó ở đầu thời đại thứ 4.
* Trong phim
Người thủ vai Gamling trong loạt phim Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson là Bruce Hopkins, tuy đây chỉ là một vai phụ nhưng hình ảnh của ông là khá nổi bật. Có vẻ như sau cái chết của Theodred ở đầu phim thì Gamling đã trở thành 1 thống chế của người Rohan. Lúc nhóm Gandalf, Aragorn, Legolas và Gimli tới Edoras, Gamling đang cùng với Hama xuất hiện tại cung điện Meduseld. Lúc nhóm người Aragorn đang đánh gục những gã tay sai gián điệp của Saruman thì Grima đã ra lệnh cho quân lính Rohan lao tới để can thiệp, Hama sau đó định rút gươm ra để lao vào nhưng Gamling đã giữ tay của ông ta lại và để yên cho Gandalf tiến hành công đoạn giải cứu vua Theoden. Điều đó cho thấy là Gamling mặc dù không công khai chống đối với Grima nhưng cũng nhận thức được những ý đồ đen tối của hắn.
Cũng giống như Eomer, vai trò của Gamling trong phim kiêm thay luôn cho một số nhân vật khác trong tiểu thuyết. Đáng lẽ người tướng đứng bên cạnh Hama lúc ở sảnh đón khách của Meduseld phải là Deorwine thì trong phim đã được thay bằng Gamling. Ngoài Eomer là người thừa kế của Theoden, thì Gamling mới là tướng lãnh thân cận với nhà vua, ông thường hay xuất hiện bên cạnh nhà vua và nằm trong số những kỵ binh cuối cùng đột phá ra khỏi vòng vây của lũ Uruk-hai tại Trận chiến ở pháo đài Hornburg.
Lúc tại Trận chiến Pelennor, Gamling đảm nhiệm vai trò của Guthlaf, người giữ cờ hiệu của Rohan và thường có công việc là thổi tù và thông báo hiệu lệnh cho quân đội trên chiến trường. Ông là cũng một trong 3 chỉ huy của 3 cánh quân kỵ binh của người Rohan nhận chỉ thị từ vua Theoden trước khi họ bắt đầu tiến vào cánh đồng Pelennor.
FRAM
Fram là con trai của Frumagar và chúa tể đời thứ 5 của người Eotheod, ông đã giết chết được Scatha, con Rồng lớn cuối cùng sống ở Dãy Núi Xám.Với việc giết được Scatha,Fram đã có được danh tiếng và sự giàu có nhờ vào việc chiếm được kho báu của con Rồng; tuy nhiên từ việc này mà lại dẫn đến oán thù đối với Người Dwarves ở dãy núi Xám.Nguyên nhân là bởi Fram đã từ chối chia sẻ kho báu của Scatha cho người Dwarves, ông chỉ gửi cho họ một chiếc vòng cổ được xâu chuỗi từ những chiếc răng nanh của con Rồng. Bởi mâu thuẫn này mà về sau, Fram đã bị những người Dwarves ám hại. Điều này lí giải vì sao mà người Rohan không có mấy thiện cảm với người Dwarves. Tên của Fram về sau được đặt cho thành phố trung tâm của người Eotheod.
HAMA
Hama là một viên tướng cận vệ của vua Theoden và có nhiệm vụ thường xuyên là công gác lối vào cung điện Meduseld ở kinh thành Edoras. Lúc nhóm Gandalf, Aragorn, Legolas và Gimli đến xin yết kiến đức vua, Hama chính là người đã ra tiếp đón họ. Ông ta theo mệnh lệnh của Grima Lưỡi giun để ra yêu cầu cho các vị khách không được mang vũ khí vào trong gặp đức vua. Gandalf, Aragorn, Legolas và Gimli đều bị tước hết những vũ khí mang theo chỉ ngoại trừ cây gậy của Gandalf bởi vị phù thủy viện lí do là không nên nỡ tước đoạt cây gậy chống khỏi một người già cả. Mặc dù Hama đã nói rằng " cây gậy trong tay của một phù thủy có thể còn hơn một cây gậy chống bình thường " nhưng cuối cùng ông ta vẫn để cho Gandalf đi vào mà vẫn cầm theo chiếc gậy phép của mình. Đây có thể là một hành động có ngụ ý của Hama bởi ông có lẽ là đã cố ý làm vậy để tạo điều kiện cho Gandalf.
Sau khi vua Theoden được Gandalf giải thoát khỏi bùa phép của Saruman, ngài đã đưa quân đội của mình tới Helm's Deep để chống đỡ với thế lực của Saruman, trong đoàn người này cũng có cả Hama. Ông cũng tham gia vào trận chiến tại pháo đài Hornburg và được nhắc tới là đã hi sinh khi đang bảo vệ những cánh cổng. Ông được chôn cùng với những người hi sinh khác ở thời điểm sau trận chiến.
Trong phim thì Hama không chết trong trận chiến tại pháo đài Hornburg mà lại bị giết bởi một tên do thám cưỡi sói từ Isengard trên hành trình đi tới Helm's Deep. Hama đã bị con sói hung tợn cắn chết sau khi cả người và ngựa bị xô ngã. Lúc trước khi bắt đầu trận tử thủ với 10.000 quân Uruk-hai của Isengard, Aragorn đã nhìn thấy một đứa bé đang cầm trên tay một thanh kiếm cùn, nó nói với anh rằng mình là con trai của Hama và hỏi rằng là liệu có hi vọng gì không? Aragorn sau đó đã giả vờ khen thanh kiếm của đứa bé cầm là rất tốt và trả lời nó " luôn luôn có hy vọng, con trai của Hama".
CEORL
Ceorl là một nhân vật xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Hai Tòa Tháp với nhiệm vụ như là một sứ giả của Rohan vào thời đại thứ 3. Trong những chương đầu thì Ceorl chính là người đã phi từ Khúc cạn Isen để mang tin tức về sự bại trận của thống chế Erkenbrand. Ông ta cho rằng vua Theoden vẫn còn ở lại Edoras trong khi Eomer đã tham gia vào chiến trận nhưng về sau đã nhận ra là mình phán đoán nhầm. Ceorl gia nhập vào đội quân của vua Theoden tham gia chiến đấu tại Trận chiến Helm's Deep. Số phận sống chết của ông
ta sau trận chiến là không được nhắc tới.
ERKENBRAND
Erkenbrand là lãnh chúa của vùng Westfold thuộc vương quốc Rohan. Ông là công thần 2 triều kể từ đời vua Thengel, cha của vua Theoden. Vào đầu thời kỳ Nhẫn chiến, Erkenbrand đã lui về nghỉ ngơi dưới triều đại của vua Theoden nhưng rồi ông lại quay trở lại để nhận nhiệm vụ chỉ huy sau cái chết của Theodred, con trai của Theoden. Bản thân Erkenbrand được nắm quyền thống lĩnh toàn bộ quân đội cắm giữ ở vùng phía Tây Rohan. Vào thời điểm mà Saruman chính thức tiến hành chiến tranh với Rohan thì Erkenbrand đang giữ trọng trách bảo vệ vùng biên cương phía Tây cho tới khi Gandalf đến và nhờ ông ta tập hợp số quân lính còn lại để đến giải vây cho vua Theoden tại pháo đài Hornburg. Vào thời khắc mà vua Theoden cùng các kỵ sĩ của Rohan đang đột phá ra ngoài vòng vây quân đội Isengard thì Erkenbrand và Gandalf đã dẫn quân tri viện đến kịp thời để cùng kết hợp đánh bại toàn bộ kẻ thù.
Erkenbrand lần đầu xuất hiện là trong cuốn Hai Tòa Tháp, lúc đầu ông mới chỉ được nhắc loáng thoáng qua lời kể của một người truyền tin. Qua những gì người đó nói thì Erkenbrand là một chỉ huy rất nổi tiếng và có danh vọng rất cao trong số các tướng lãnh Rohan. Cho tới lúc xuất hiện cùng Gandalf để giải vây cho pháo đài Hornburg, ông được miêu tả như sau:
" Ở giữa những chiến binh Rohan, một người đàn ông cao lớn và cường tráng đang sải bước. Khiên của ông ta rực đỏ. Vừa đến rìa thung lũng, ông ta đặt lên môi chiếc tù và lớn màu đen và thổi một hồi âm vang. " Erkenbrand! Erkenbrand!" Các kỵ sĩ phía dưới thét vang."
Erkenbrand nằm trong số những tướng lãnh còn sống sót sau khi kết thúc Thời kỳ Nhẫn chiến, và sau khi Eomer lên ngôi vua, anh chính thức phong lại tước vị thống chế bờ Tây cho ông.
Erkenbrand không xuất hiện trong phim của Peter Jackson, đoạn đạo quân viện binh kéo đến giải vây cho pháo đài Hornburg cũng có một chút sự thay đổi khi mà một nghìn lính bộ được thay thế bằng một nghìn kỵ binh và người chỉ huy họ là Eomer chứ không phải là Erkenbrand.
BREGO
Brego là đức vua đời thứ 2 của vương quốc Rohan. Ông là con trai duy nhất của người anh hùng Eorl và đã lên ngôi sau khi cha mình hi sinh trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng của người Easterling. Brego sinh vào năm 2512 của thời đại thứ 3 và lên ngôi vào năm 2545, nghĩa là lúc đó ông đang là 33 tuổi, một độ tuổi đang rất sung sức.
Brego cũng nổi tiếng trong lịch sử của Rohan như là một vị minh quân có công lao bảo vệ vững chắc bờ cõi của vương quốc trước các mối họa xâm lăng từ người Dunlend và người Easterling. Cũng chính Brego là vị vua đã thực hiện hoàn tất cung điện vàng Meduseld và biến đây thành nơi ở cho gia đình hoàng gia Rohan trong nhiều thế hệ kế tiếp. Ông cũng là người đã để cho Edoras trở thành kinh đô của Rohan. Các công việc đó được hoàn thành vào năm 2569, tức là 24 năm sau khi Brego lên ngôi.
Đến cuối đời, vua Brego phải chịu một nỗi đau rất lớn khi thái tử Baldor, người sẽ thừa kế ngai vàng của ông, vào đúng ngày khánh thành cung điện Meduseld đã đặt lời thề đi khám phá Con đường Người chết để rồi không bao giờ còn quay trở về. Chính nỗi đau này đã
khiến cho vua Brego mất đi ý chí sống trên cõi đời và ông qua đời chỉ một năm sau đó ở
độ tuổi 58. Trước khi mất, nhà vua truyền ngôi lại cho người con thứ 2 là Aldor.
QUÁI THÚ SMAUG
"Áo giáp của ta dày gấp mười lần khiên, răng của ta sắc bén như gươm, móng vuốt của ta là giáo mác, cái quẫy đuôi của ta là một tiếng sét, đôi cánh của ta là giông bão, còn hơi thở của ta là cái chết! "
- The Hobbit,chương 12: Thông tin nội bộ
Smaug là một con rồng lửa trong kỷ đệ tam, một trong những con rồng khổng lồ cuối cùng. Nó tàn phá Dale và chiếm giữ Erebor, ngọn núi Cô đơn, từ những Người lùn. Trong khoảng hai trăm năm, nó công giữ kho báu Erebor trước khi bị đoàn đồng hành của người lùn đuổi ra khỏi ngọn núi, sau đó con rồng đã bị giết bởi Bard cung thủ tại Thị trấn vùng hồ.
* Kỷ đệ tam
" Trả thù! Trả thù! Vị vua dưới gầm núi đã chết rồi,dòng dõi hắn ở đâu mà dám tìm cách trả thù? Girion Chúa của Dale đã chết, và ta đã ăn thịt con dân của hắn như một con sói giữa đàn cừu, lấy đâu ra con cháu của hắn còn dám đến gần ta? Ta muốn giết người ở đâu thì giết và chẳng một ai dám chống lại. Ta đã hạ gục các chiến binh của thời xưa mà ngày nay thì đâu có những người như chúng trên thế gian này. Hồi đó, ta còn trẻ và mềm yếu. Bây giờ ta đã già và mạnh mẽ,' 'rất mạnh mẽ,' 'rất mạnh mẽ,' 'gã Trộm trong Bóng tối ạ! "
- The Hobbit, Chương 12: " Thông tin nội bộ"
Trong năm TA 2770, Smaug phá hủy thành Dale bằng một cơn bão lửa, sau đó chọc thủng cổng và tường của ngọn núi Cô đơn.Nguời lùn chạy trốn hoặc bị giết và Smaug chiếm lấy kho báu của ngọn núi cùng thị trấn: vàng và đá quý, Mithril và bạc, tiên thạch và ngọc trai, các tinh thể lục bảo, ngọc bích và kim cương, cũng như viên Arkenstone.
Trong hai thế kỉ, Smaug độc chiếm ngọn núi Cô Đơn, phá hủy các vùng đất xung quanh, do đó vùng đất của Con Rồng núi Erebor được biết với tên gọi Xứ hoang tàn của Smaug. Tuy nhiên, vào năm TA 2941, một nhóm 14 người đồng hành cùng với Gandalf được dẫn đầu bởi người thừa kế vương quốc người lùn khi xưa, Thorin Khiên sồi, đi vào hang ổ Smaug qua một cánh cửa bí mật.
Trong một lần đột nhập, gã trộm Hobbit Bilbo Baggins, tiếp cận con rồng một cách lén lút và rất ngạc nhiên khi thấy rằng Smaug lớn hơn anh mường tưởng. Smaug được bọc giáp, giống như chủng loài của lão, với lớp vảy không thể xuyên thủng, ngoại trừ phần dưới bụng. Nhận thức được điều này, Smaug cố tình dành nhiều năm nằm dài trên kho báu, khiến kim cương và đá quý dính chặt vào bụng, bao bọc điểm yếu duy nhất của mình. Trong cuộc đối đầu với Con Rồng, Bilbo nhận thấy một mảng lớn trần trụi ở trên ngực trái của con quái vật, gần trái tim của nó. Với thông tin vô giá này, anh chàng thoát khỏi núi và, trong khi thảo luận về điểm yếu của Smaug với người lùn, một con chim hét đã nghe được điều này, nó mang bí mật đó nói cho Bard Cung thủ ở Thị trấn Vùng hồ.
Việc ăn trộm của Bilbo gây tò mò cho Smaug và lão đã cùng Bilbo trò chuyện với nhau. Lão nhận ra Bilbo được hỗ trợ bởi Thorin cùng những người lùn còn lại để ăn cắp viên Arkenstone và đòi lại quả núi. Sau đó lão bay ra với cơn thịnh nộ ngùn ngụt và trút giận xuống vùng đất xung quanh đó. Với quyết tâm trả thù, lão đến thị trấn Vùng hồ Esgaroth trên hồ Dài và tàn phá nó. Giữa đống đổ nát, Bard Cung thủ, người thừa kế ngai vàng của Dale, đã làm hết sức mình để tập hợp lính phòng thủ. Được con chim hét cho biết về điểm yếu của Smaug, Bard đã bắn một mũi tên đen vào ngực của con thú. La hét trong giận dữ và đau đớn, Smaug rơi khỏi bầu trời, đâm đầu vào đống đổ nát đang bốc cháy của Thị trấn vùng hồ.
* Sau khi chết
Sau cái chết của Smaug, Thorin và nhóm người lùn tuyên bố kho báu sẽ được thừa kế bởi họ. Điều này gây ra một cuộc xung đột với Bard và vua elf Thranduil của Rừng U Ám, mỗi người muốn một phần kho báu như là của bồi thường cho tất cả các thiệt hại mà Smaug đã gây ra cho vương quốc của họ trong những năm qua. Thorin từ chối chia sẻ kho tàng và, kết quả là, cả hai đều tuyên bố chiến tranh với ông.
Người ta nói rằng một lượng lớn ngọc quý nằm với cái xác mục nát của Smaug giữa đống đổ nát của thị trấn cũ, nhưng ít ai có can đảm dám lặn xuống tìm kiếm những năm sau đó. Không còn trở ngại, những người sống sót xây dựng lại thị trấn trên vùng đất khô bên cạnh hồ.
* Tên gọi
Tên của con rồng, Smaug, xuất phát từ tiếng Anh cổ smeag (liên quan đến một con sâu ), có liên quan đến thì quá khứ của động từ tiếng Đức smugan ( chui qua lỗ ). Nguyên âm đôi "au " trong Smaug được phát âm giống như " ou " trong sound hoặc house.
Tên Smaug trong ngôn ngữ của Dain, Trâgu, tương tự như trong tiếng Na Uy cho con rồng, Drage.
* Kích thước
Kích thước con rồng không được đề cập trong cuốn sách. Trong quyển Atlas of Middle- Eart của Karen Wynn Fonstad, Smaug được cho là dài khoảng 18 m.Kích thước này tương ứng với bản vẽ của Tolkien trong đó Smaug có vẻ khoảng 20 mét. Đối với kích thước được mô tả trong các tác phẩm khác.
Vẫn chưa rõ liệu Smaug, con vật lớn nhất trong kỷ đệ tam,có sức mạnh ngang bằng với những con rồng có kích thước trung bình trong kỷ đệ nhất hay không.
* Khả năng
Là một con rồng hoàn toàn trưởng thành, Smaug to lớn và mạnh mẽ. Sức mạnh của nó đủ để nghiền nát đá tảng một cách dễ dàng, như được thấy trong cuộc tấn công vào Erebor. Nó có thể bay nhờ đôi cánh dang rộng, và có khả năng phun lửa từ miệng. Một số ý kiến trong The Hobbit cho rằng toàn bộ cơ thể của nó đã thấm nhuần với lửa, người ta đã nhìn thấy nó bừng sáng trong bóng tối dưới khe sâu ngọn núi Cô đơn, và con đường mòn dẫn vào thì bị " cào nhẵn và nhầy nhụa " khi nó trườn qua.
Giống như nhiều con rồng khác của Trung Địa, Smaug vĩ đại có khả năng phán đoán nhanh nhạy và đầu óc sắc bén nguy hiểm. Nó nhớ mồn một từng kho báu nó chiếm giữ, và ngay lập tức phát hiện ra một chiếc cốc bị ăn trộm sau khi Bilbo lần đầu tiên đến hang ổ của nó. Khi anh chàng hobbit quay trở lại lần thứ hai, Smaug chờ đợi đợi anh ta bằng cách giả vờ ngủ, và ngay lập tức tuyên bố rằng lão có thể cảm nhận được tên trộm ngay cả khi lão không thể nhìn thấy anh. Mặc dù Bilbo rất thông minh không rơi vào bẫy của Smaug để lừa anh ta tiết lộ vị trí chính xác của mình, con rồng đã sử dụng các đáp án của cuộc trò chuyện để gieo nghi ngờ vào tâm trí của Bilbo, đoán một cách chính xác rằng " tên trộm " đã kết bạn với những người lùn và người dân vùng Hồ và hỏi Bilbo đã bao giờ xem xét những khó khăn về việc chuyên chở kho báu mà anh được chia phần trở về nhà.
Lớp vảy vàng hung của lão rồng không thể bị xuyên thủng bởi tất cả vũ khí, nhưng phần dưới bụng của lão tương đối mềm và dễ bị tổn thương. Để bù đắp cho điều này, Smaug đã ngủ trên kho báu lão chiếm đoạt từ ngon núi Cô Đơn, để vàng và đá quý dính chặt vào cơ thể của mình. Chiếc " Áo gilê đính kim cương " dự định che phủ điểm yếu của Smaug, nhưng khi Bilbo Baggins đối đầu với con rồng trong hang ổ của nó, anh đã phát hiện ra một mảng lớn trần trụi ở phía bên trái ngực lão. Được con chim hét già cho biết điều này khi nghe Bilbo tiết lộ với người lùn, Bard đã hạ gục nó bằng một mũi tên đen vào vùng ngực trần của con quái thú.
* Tính cách
Smaug được miêu tả rất kiêu ngạo và tham lam, đặc biệt là vàng, và không thèm quan tâm ai tới gần lão. Lão dường như thích mỉa mai hài hước, đã chế giễu Bilbo trong khi nói chuyện. Smaug dường như không thích người lùn, khinh thường họ, làm ô uế vùng đất của họ, và đưa ra những nhận xét châm chọc về Thror. Đặc điểm phân biệt dễ nhất của loài rồng (ngoài tính tham lam ), là sự kiêu ngạo của chúng. Smaug rất kiêu căng, lớn tiếng khoe khoang ưu điểm của mình. Điều này đã được chứng thực sau sự gục ngã của lão khi lão không thể nhận ra điểm yếu duy nhất của mình. Động cơ thúc đẩy Smaug chủ yếu do tham lam và tính kiêu ngạo, hơn là mong muốn làm điều ác. Trong khi lão tàn nhẫn phá hủy,sau khi tuyên bố Ngọn Núi cô đơn của chính mình,thì lão dường như bằng lòng không can thiệp vào những việc khác của Trung Địa, miễn là không bị quấy rầy.
* Trong điện ảnh
Bộ 3 phim Hobbit
" Ta là lửa.. ta là cái chết "
- Smaug,the Desolation of Smaug
Smaug được lồng tiếng và diễn xuất bởi Benedict Cumberbatch trong bộ ba phim của Peter Jackson phỏng theo tác phẩm The Hobbit. Smaug xuất hiện với cái đầu dài, vảy đỏ,đôi cánh khổng lồ và đôi mắt vàng rực rỡ. Con rồng có ngữ điệu của tầng lớp thượng lưu Anh với tiếng gầm trầm đục.
" Ta là vị vua dưới gầm núi. "
- Smaug,the Desolation of Smaug
Smaug xuất hiện trong đoạn mở đầu phần một bộ phim The Hobbit: An Unexpected Journey, được mô tả là một "con rồng lửa từ phương bắc " trước khi cư ngụ tại Erebor. Smaug không lộ diện hoàn toàn và chỉ thoáng thấy một phần của nó khi nó đang bay trên vùng Dale và một phần bị che khuất bởi những kho báu trong Erebor. Phần lớn đặc điểm của nó không nhìn thấy rõ, chỉ có thể thấy được chân, đuôi, một phần nhỏ của đầu, và đôi cánh khi nó bay, phù hợp với hình minh họa của Tolkien, và mắt của nó có thể thấy được trong cảnh cuối bộ phim. Ngoài ra, Smaug là chủ đề của cuộc thảo luận giữa Hội đồng trắng. Gandalf đã viện dẫn lý do của mình để hỗ trợ Thorin Khiên sồi.
Trong phần 2 bộ phim, The Hobbit: The Desolatin of Smaug, Smaug được đánh thức khi Bilbo tìm kiếm viên đá Arkenstone giữa đống kho báu rộng lớn. Mặc dù Bilbo sử dụng chiếc nhẫn Chủ để tàng hình, nhưng con rồng ngay lập tức nhận ra được sự hiện diện của Bilbo bằng mùi vị. Khi tìm kiếm Bilbo, Smaug chú ý đến chiếc nhẫn, nó cảm thấy Bilbo có một sức mạnh gì đó mạnh mẽ được làm bằng vàng, buộc anh chàng hobbit phải tháo chiếc nhẫn ra. Có lẽ Smaug đã biết về kế hoạch của Thorin đòi lại ngọn núi Cô đơn ( có thể do con chim hét gõ lên lối vào lòng núi trong tập đầu bộ phim). Trong cuộc trò chuyện của họ, Smaug dường như nói về mối đe dọa ngày càng tăng từ Sauron (mặc dù lão không gọi tên ra). Lão phát hiện ra ý định thực sự của anh chàng Hobbit là đến ăn cắp viên Arkenstone, và nói rằng lão gần như muốn Bilbo mang nó về và để cho Thorin bị mê hoặc, chịu chung số phận như Thror. Tại thời điểm này Smaug kết thúc trò đùa mèo vờn chuột của mình với chàng Hobbit và ngay lập tức cố gắng giết anh ta, nhưng Bilbo đã sử dụng chiếc nhẫn để trốn thoát.
Bộ phim không miêu tả đúng như trong tác phẩm, phần bụng dưới của Smaug được bọc giáp khi nằm nghỉ chứ không phải được bảo vệ một cách giả tạo bởi một chiếc áo khoác bằng vàng và đá quý. Điểm yếu của Smaug được Bilbo chú ý là một lớp vảy bị long ra trong cuộc tấn công của nó vào Dale, bởi một trong những mũi tên đen được bắn ra bởi thành chủ Girion.
Smaug bắt kịp Bilbo và những người lùn, nhưng sau khi họ trốn tránh, lão nhanh chóng bò quanh sảnh đường bị bỏ hoang để tìm kiếm họ. Trong lúc truy đuổi, lão bị dụ đến các lò rèn, nơi họ lừa lão vào một lò luyện kim. Theo kế hoạch của nhóm đồng hành, Bilbo tiếp tục dẫn dụ lão lần thứ hai. Tại thời điểm này Smaug cho rằng Bilbo và những người lùn được hỗ trợ bởi người dân ở Esgaroth, và lão quyết định bay đến tiêu diệt thị trấn. Trước khi rời khỏi Erebor, lão bị Thorin chế nhạo, và từ chỗ ẩn nấp, người lùn hé mở một bức tượng bằng vàng khổng lồ, làm sao nhãng con rồng tham lam một thời gian để nấu chảy bức tượng thành vàng lỏng và nhấn chìm lão. Thật không may cho họ, Smaug sống sót tuy bị bỏng, lão loạng choạng đi ra khỏi ngọn núi và phá vỡ cánh cổng. Sau đó lão hít thở không khí trong lành và lắc lớp phủ vàng bám trên lão ra khỏi cơ thể, rồi lão bay về phía Thị trấn vùng hồ, bộ phim kết thúc và lão gầm lên " ta là lửa, ta là... cái chết! ".
Con rồng được tạo ra bằng một khung hình di động, đồng nghĩa với việc nó hoạt động hoàn toàn thủ công. Ngoài việc thực hiện cử động bởi Cumberbatch, Weta Digital sử dụng phần mềm độc quyền về các lớp mô, được vinh danh vào năm 2013 với " giải thưởng Khoa học và Kỹ thuật" của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Khoa học để làm cho con rồng trở nên thực tế. Cumberbatch tập trung vào giọng nói của Smaug để đạt được cái gọi là" cầu nối giữa động vật và con người, một cái gì đó trầm, đục và the thé, khô khốc như bởi tất cả các sinh vật lửa". Ông đã nghiên cứu bò sát tại vườn thú London để chuẩn bị cho vai diễn.
Smaug được xem là điểm nhấn của phần hai seri phim và được một số nhà phê bình ngợi ca như là hóa thân của con rồng lớn nhất trong điện ảnh. Lời khen ngợi cũng đã được trao cho công ty hiệu ứng hình ảnh Weta Digital cùng với việc thực hiện âm thanh và chuyển động quay của Cumberbatch để đưa một nhân cách hoàn chỉnh chân thực đến với Smaug. Khả năng giả thiết
Rất có khả năng Smaug có thể thay đổi ngọn lửa bốc ra như thế nào, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Trong tập đầu bộ phim, lửa của nó gồm nhiều chất lỏng hơn và giống bom napan, trong đó có đủ năng lượng và khối lượng để phá vỡ tòa nhà bằng đá và vụ nổ của nó có thể lây lan trên mặt đất. Trong phần thứ hai, lửa của nó là một thứ gì đó hơn ngọn lửa điển hình hoặc khí phun lửa tương đương,với hỏa lực to lớn đủ để chôn vùi cơ thể nó. Có thể hơi thở của Smaug trong phần hai là lửa bình thường bởi vì ưu tiên của lão là tiêu diệt những kẻ xâm nhập, và không gây ra sự phá hủy.
Kích thước giả thiết
Trong phim, kích thước Smaug tăng lên đáng kể.Kích thước thực sự của nó không rõ cho đến khi hình ảnh của nó được thiết kế trên Air New Zealand B777 với chiều dài 54m. Tuy nhiên,đó chỉ là chiều dài của bức tranh, không phải kích thước thực tế của nó.Người ta ước tính chiều dài Smaug hơn 60m và sải cánh rộng hơn 50m.Một số ý kiến khác cho rằng nó dài tầm 130m và " lớn hơn hai máy bay phản lực khổng lồ ".
Ban đầu, Smaug được thiết kế dữ tợn và to lớn hơn thực tế bộ phim, và những thay đổi này làm cho nhân vật trở nên 'đặc biệt' hơn. Các đặc điểm tương tự cũng xảy ra với Gollum. Trong ý kiến trước khi xuất bản bởi Joe Letteri,nhận giải Oscar giám sát VFX từ Weta digital, Smaug được cho là " lớn gấp đôi như một chiếc Boeing 747 ", với chiều dài hơn 141m.
Kịch bản phim
Trong bộ phim An Unexpected Journey, Smaug hiện lên với lớp vảy xanh sặc sỡ khi mở mắt ra trong cảnh cuối bộ phim. Điều này có vẻ mâu thuẫn với lớp vảy màu đỏ thẫm của Smaug trong The Desolation of Smaug và thiết kế ban đầu của Tolkien. Tuy nhiên lớp vảy đã chuyển từ màu xanh sang màu đỏ trong cảnh cuối bộ phim, có lẽ là do kết thúc giấc ngủ dài, điều này giải thích cho sự không thống nhất một cách rõ ràng.
Ngoài ra, trong đoạn mở đầu bộ phim An Unexpected Journey, Smaug xuất hiện với sáu chi ( bốn chân và hai cánh ). Tuy nhiên, điều này có thể là một quan niệm sai lầm dẫn đến thực tế rằng nó không xuất hiện hoàn toàn hay rõ ràng. Trong the Desolation of Smaug, con rồng có tứ chi ( hai chân sau và hai chân trước với đôi cánh). Trong một số hình ảnh cả trong lẫn ngoài của bộ phim, hình ảnh Smaug được xác nhận với sáu chi.
* Thông tin thú vị bên lề
- Đáng chú ý nhất, Smaug nhìn bề ngoài có lẽ là một con rồng phương Tây bốn chân trong bộ phim đầu tiên, nhưng theo mô tả trong cuốn sách đề cập đến, thì nó như một "con sâu ". Nó được thiết kế lại với nhiều đặc điểm của rắn và chim hơn để được như trong bộ phim thứ hai.
- Trong phiên bản Blu-ray của bộ phim đầu tiên, hai chi trước của nó đã được thay đổi thành đôi cánh. Một số bộ phận trên cơ thể của nó cũng đã được sửa đổi như trong bộ phim đầu tiên.
- Theo nhà thiết kế Weta, lửa của nó không phải là phép thuật,mà là dựa trên nhiều nhiên liệu có ở trong cơ thể..
- Trong phim, ngực và cổ nó sáng lên màu cam trước khi thổi ra lửa. Điều này tương tự như Godzilla,lớp vảy phía sau nó sáng lên trước khi nó sử dụng năng lượng hạt nhân.
- Smaug trong bộ phim được thiết kế để trở nên" đa văn hóa", kết hợp đặc tính từ nhiều con rồng trên toàn thế giới.
- Một con diều giống như Smaug xuất hiện trong đoạn mở đầu bộ phim đầu tiên.
- Một số thiết kế ban đầu của nó phần lớn tương tự như của Balrog trong loạt phim LOTR,sừng và cổ phần lớn giống Balrogs, đôi mắt của nó và cùng với phần trong miệng sáng lên nhờ ánh sáng dây tóc trắng nhìn như ma trơi.
- Smaug trong bộ phim bằng một cách nào đó nhận ra được mũi tên đen với danh từ thích hợp dành cho nó.
- Smaug thường xuyên có mặt trong top những " nhân vật hư cấu giàu nhất " của Forbes.Theo như Michael Noer, viết cho Tạp chí Forbes, Smaug là nhân vật hư cấu giàu có, với một kho báu có giá trị tính toán trên 62 tỷ đô la, mặc dù lão không thể thực sự chi tiêu nó.
ANCALAGON
Mặc dù Glaurung được mệnh danh là Cha của các loài rồng, nhưng chính Ancalagon, hay còn được biết đến với tên gọi là Ancalagon Đen, mới là con Rồng có thể hình lớn nhất và có sức mạnh kinh khủng nhất từng xuất hiện trong lịch sử.
* Xuất hiện và bị tiêu diệt
Mặc dù các chi tiết về bản tính cũng như sức mạnh của Ancalagon chỉ còn lại rất mơ hồ, tuy nhiên chính nó là kẻ đã dẫn dắt đội quân rồng có cánh, lá chắn phòng ngự cuối cùng của Morgoth trong Cuộc chiến Thịnh Nộ và trong một cuộc tấn công khốc liệt, nó đã đẩy lùi và giết chết rất nhiều người trong đội quân của Valinor.
Đây cũng là lần đầu tiên mà thế giới được chiêm ngưỡng và nếm mùi sức mạnh của những con rồng có cánh và quân đội Morgoth nhờ vào chúng mà kiểm soát được chiến trường trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi Eärendil đến từ phía tây trên chiếc thuyền bay Vingilot, kèm theo đó là đội quân Đại bàng Lớn của Manwë, họ đã chiến đấu với Ancalagon và những con rồng khác.
Eärendil, trên chiếc tàu Vingilot, đã giết chết Ancalagon với sự trợ giúp của Chúa tể đại bàng Thorondor. Họ đã chiến đấu với Ancalagon cả một ngày dài trước khi Eärendil giành chiến thắng.Cách thức Eärendil giết Ancalagon không được nhắc đến trong Huyền sử Silmaril.Việc Ancalagon gục ngã đã đánh dấu chấm hết cho sự kháng cự của Morgoth. Ancalagon vô cùng lớn, đôi cánh của nó thậm chí có thể che kín ánh sáng mặt trời từ xa.Và khi nó rơi từ bầu trời xuống, sự va đập đã phá hủy hoàn toàn Thangorodrim, một dãy núi lửa nhân tạo phía trên Angband.
* Những đề cập sau này
Gandalf đã từng nói với Frodo về nguồn gốc thực sự về chiếc nhẫn của anh ta như sau: " Tương truyền rằng lửa rồng có thể làm tan chảy và tiêu hủy những chiếc nhẫn quyền lực, nhưng bây giờ trên trái đất không còn lấy một con rồng nào mang ngọn lửa ngày xưa còn đủ nóng; mà cũng không con rồng nào, kể cả Ancalagon Đen có thể làm tan chảy Nhẫn Chủ, bởi nó do chính Sauron làm ra ".
* Bên lề
Có thể chắc chắn có những con rồng có cánh khác, dù không sánh được với Ancalagon,cũng tham gia vào trận chiến cuối cùng với đạo quân Valinor. Có thể có những con Rồng đã chạy thoát được sau trận chiến, có thể chính Smaug là một trong số đó.
Làm thế nào mà Eärendil và viện quân bao gồm cả những đại bàng lớn có thể giết được Ancalagon và những đồng loại của nó là một điều khó hiểu. Đơn giản mà nói, có sự khác biệt lớn khi so sánh về kích thước và khả năng chiến đấu giữa rồng và đại bàng, ngay cả với Thorondor, người có kích cỡ lớn nhất trong số các Đại bàng Lớn. Do đó, đại bàng và người Elves có thể đã giành chiến thắng trước kẻ thù nhờ sự hỗ trợ từ quân đội Valinor. Đặc điểm của Ancalagon có nhiều điểm tương đồng với Carcharoth. Gandalf có thể đã nhìn thấy Ancalagon trong Cuộc chiến Thịnh Nộ, hoặc cũng có thể không. Chi tiết này không được làm rõ bởi nhà văn Tolkien. Ancalagon trong ngôn ngữ Sindarin được dịch ra có nghĩa là Hàm lao.
GLAURUNG
Glaurung là con rồng lửa đầu tiên xuất hiện ở Trung địa và là kẻ đứng đầu trong nhóm rồng lửa Uruloki. Glaurung là một trong những bề tôi nguy hiểm nhất của chúa tể bóng tối Melkor, hắn được mệnh danh là Cha của các loài Rồng và là một trong những chỉ huy hàng đầu của phe Morgoth. Về tính cách, Glaurung được cho là khá giống với Draugluin, cha của các Người Sói.
* Những năm đầu
Sau một thế kỷ âm thầm phát triển trong các hang ổ đen tối của Angband, lần đầu xuất hiện của Glaurung là vào năm 260 của Thời đại thứ nhất, ngọn lửa khổng lồ và thịnh nộ của Glaurung bỗng bùng lên từ phía cổng tường của Angband và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi chủng tộc ở Trung Địa.
Mặc dù không phải là con rồng mạnh nhất trong lịch sử nhưng Glaurung vẫn là con rồng đáng sợ nhất trong suốt thời đại này. Một mình hắn thiêu rụi và tàn phá cả một vùng Ard- Galen, vùng đất của người Elves ở Hithlum và Dorthonion. Tuy nhiên, hắn vẫn chưa bộc lộ được hết sức mạnh của mình và bị đẩy lui bởi Fingon, hoàng tử của Hitlum tại thời điểm đó cùng với các cung thủ của ông ta. Melkor không hài lòng với việc Glaurung để lộ mình trước khi phát triển đầy đủ sức mạnh, vì ông ta đã lên kế hoạch để loài rồng phát triển quyền lực một cách mạnh mẽ nhất trước khi được tung vào các trận chiến.
Với Glaurung, cuộc tấn công này không chỉ là một cuộc phiêu lưu, mà còn để thử nghiệm quyền lực mạnh mẽ của hắn. Dù đã rất khủng khiếp với người Elves nhưng sức mạnh của hắn cũng chỉ vừa mới phát triển và vảy giáp của hắn vẫn còn dễ bị tổn thương bởi vũ khí. * Dagor Bragolach
Glaurung ở trong Angband thêm 2 thế kỷ nữa trước khi quay trở lại vào lúc xảy ra trận chiến Dagor Bragollach ( trận chiến Ngọn lửa bất ngờ ), trận chiến thứ 4 tại Beleriand. Glaurung tràn trề sức mạnh dẫn đầu quân đội Morgoth chống lại phe Noldor. Sở hữu thân xác khổng lồ cùng ngọn lửa nóng bỏng, nó đã đốt phá những con đường và những đạo quân ngăn trở. Với các Balrog ở trên lưng, Glaurung đã lãnh đạo quân đội Orc giành chiến thắng một cách đáng kinh ngạc và phá vỡ cuộc bao vây Angband. Phe Morgoth giành ưu thế từ chính thời điểm này.
* Nirnaeth Arnoediad
Trong trận chiến thứ 5 tại Beleriand là Trận chiến Nirnaeth Arnoediad ( trận chiến vô vàn nước mắt ), Glaurung đã gây ra nhiều sự phá hủy hơn nữa, nó đem thêm rất nhiều bầy rồng nhỏ hơn vào trận chiến. Vì vậy mà một lượng lớn quân đội của Elves và Con Người đã gục ngã trước sự tấn công dữ dội đó, không một ai có thể chịu đựng được trước ngọn lửa rồng trừ nhóm chiến binh người lùn từ Belegost. Họ đã phản kích Glaurung 1 cách quyết liệt, vua Azakhai của Belegost đã hi sinh nhưng trước đó ông đã tung một cú chém nguy hiểm vào trúng tên Rồng chúa và khiến hắn phải mang trọng thương mà bỏ chạy khỏi trận chiến.
Melkor sau khi thắng lợi tại Nirnaeth Arnoediad đã sử dụng Glaurung để giữ các vùng lãnh thổ hắn đạt được, nhưng uy lực trên chiến trường không phải là sức mạnh duy nhất của con quái vật. Hắn còn biết thôi miên người khác thông qua lời nói và trói buộc họ bằng các câu thần chú của loài Rồng. Những sức mạnh này có thể là do chính Chúa tể bóng tối đã truyền dạy cho hắn.
* Chiếm cứ Nargothrond
Sau trận chiến vô vàn nước mắt, Glaurung tiếp tục được Melkor giao cho nhiệm vụ kết liễu xứ sở Nargothrond, một trong những pháo đài còn lại của người Elves ở Beleriand. Glaurung đến Nargothrond với một lực lượng lớn và dễ dàng đánh bại được vương quốc này. Hắn đối mặt với Turin, con trai của Hurin, tại cổng tường và đóng băng Turin bằng đôi mắt của mình. Tên chúa rồng đã dùng phép thôi miên đối với Turin và khiến chàng bất động đứng nhìn những tù binh của Nargothrond bị bắt đi.
Sau đó, Glaurung giải phép cho Turin, hắn cho chàng 2 lựa chọn: một là theo Finduilas, cô gái yêu chàng và hai là đi giải thoát cho mẹ và em gái của chàng đang chịu đau khổ tại Dor-lomin. Turin chọn điều thứ 2 và chàng đã mắc bẫy của Melkor. Glaurung ngay sau đó đã tập hợp tất cả các kho báu tại Nargothrond và tích trữ chúng vào sâu bên trong tiền sảnh ngầm của vương quốc. Hắn nằm chiễm chệ công gác trên đống kho báu của mình với một cảm giác thoải mái và đầy vẻ hài lòng.
* Những năm cuối đời
Glaurung biết được về cuộc khởi hành tìm kiếm các thành viên gia đình của Morwen và Nienor. Morwen là vợ của Hurin và là mẹ của Turin, còn Nienor là em gái của chàng. Trong khu rừng, nơi bọn họ đi qua, Glaurung đã tìm thấy Nienor và sử dụng phép thôi miên để khiến nàng bị mất trí nhớ. Trong sự hoảng loạn của cơn mất trí, Nienor chạy băng qua những cánh rừng rồi gục ngất trên mộ của Finduilas. Sau đó, Turin tình cờ phát hiện ra Nienor và đưa nàng về cùng những người của mình. Turin không biết đó là em gái mình bởi chàng phải rời xa gia đình từ lúc bé, chàng đặt cho người thiếu nữ lạ mặt một cái tên là Niniel ( thiếu nữ giọt lệ ). Qua thời gian, Nienor yêu Turin và 2 người đã đính hôn với nhau. Đó cũng chính là ý đồ của Melkor và Glaurung khi tạo ra những bi kịch loạn luân cho những đứa con của Hurin.
* Cái chết
Sau những năm đó, Glaurung tấn công khu vực xung quanh nơi ở của Turin và những người của Brandir. Turin quyết định sẽ đi giết chết tên chúa rồng, đi cùng chàng còn 2 dũng sĩ. Nhưng một người đã không thắng được sự sợ hãi mà bỏ chạy còn người kia thì lại bị đá đè chết. Turin đến nơi mà Glaurung đang nằm ngủ, con quái thú không phát hiện ra chàng và bị cắm cả thanh kiếm Gurthand vào bụng. Hắn cảm thấy cái chết dần hiện ra từ vết thương của mình và hét lên một tiếng kêu chát chúa. Khi máu của con rồng chạm vào Turin, nó khiến cho chàng bị bất tỉnh. Glaurung hét lên cho đến khi toàn bộ sức mạnh của hắn cạn kiệt. Nienor tìm thấy Glaurung ở đó, còn Turin thì nằm ở bên cạnh. Với chút hơi tàn, Glaurung phục hồi trí nhớ cho Nienor, hắn nói cho nàng biết chính Turin là anh ruột của nàng, khi nói sau thì hắn cũng chết ngay.
Nienor tưởng rằng Turin đã chết, nàng cũng vô cùng đau đớn khi biết người chồng của mình lại chính là người anh trai mà nàng tìm kiếm bấy lâu. Trong lúc quẫn trí, nàng đã nhảy xuống dưới đáy sông để tự vẫn. Turin dần dần thức tỉnh, sau khi biết rõ được mọi
chuyện, chàng cũng tự vẫn bằng chính thanh kiếm Gurthand của mình.
SCATHA
Scatha Giun Đất là một trong những con rồng kiểu rắn lớn nhất từng hoành hành ở dãy núi Xám ( Ered Mithrin ) phía bắc Trung Địa.
* Tiểu sử
Cuộc đời của nó ít được biết đến. Tuy nhiên có thể Scatha là một tàn dư trong số những con rồng của Morgoth,chạy trốn vào vùng Đông Bắc sau Cuộc chiến Thịnh Nộ vào cuối kỷ đệ nhất. Không chắc chắn có phải Scatha là con rồng đã giết chết Dain I và con trai ông là Frór hay không.
Nó tái xuất trong kỷ đệ tam và có hang ổ nằm ở sườn nam của dãy núi Xám. Nó quấy rầy người lùn và con người sống ở vùng đất phía Bắc Wilderland (vùng hoang dã) và đã đánh cắp rất nhiều kho báu của họ. Nó bị giết bởi một chỉ huy người Éothéod ( tổ tiên của người Rohan ) là Fram, con trai của Frumgar trong những ngày đầu họ tới sống tại vùng núi này (khoảng TA 2000).
Sau cái chết của Scatha đã dẫn đến một cuộc tranh cãi về quyền sở hữu những kho báu mà nó đánh cắp được. Trong đó người ta đã tìm thấy một sừng bạc, chiếc sừng của Rohan sau được đưa cho Meriadoc Brandybuck bởi Eowyn. Người lùn cũng đòi hỏi kho tàng (khá hợp lý vì chiếc Sừng của Rohan do người lùn làm ) nhưng Fram không đưa cho họ bất cứ thứ gì. Thay vào đó, Fram gửi cho họ một chiếc vòng cổ được làm từ răng của Scatha. Những người lùn cảm thấy bị xúc phạm và đã giết ông ta để lấy lại những gì họ muốn.
* Bên lề
Có khả năng Scatha không phải chịu trách nhiệm về cái chết của Dain I vì Scatha bị giết chết vào năm 2000 của kỷ đệ tam, rất lâu trước khi xảy ra xô xát với Dain vào năm 2589. Do đó thủ phạm giết Dain I cũng có thể là một con rồng khác cùng chủng loài.
Rất có thể, Scatha tham gia vào cuộc tấn công Gondolin và cướp phá thành phố sau khi nó sụp đổ. Vì vậy mà có thể các thanh kiếm Glamdring, Orcrist, và Sting đã bị mang đi và trở
thành một phần trong kho báu của Scatha.
DWARF
GIMLI
" Ta sẽ không tiên đoán điều gì, bởi giờ đây mọi lời tiên đoán đều là nói hão: một bên đã là bóng tối, và bên còn lại chỉ là hy vọng mà thôi. Nhưng nếu niềm hy vọng không trở mặt, thì ta sẽ nói điều này với anh, hỡi Gimli con trai của Gloin, rằng vàng sẽ tuôn chảy trên đôi tay anh, thế nhưng anh sẽ không bị vàng chi phối." – Galadriel, chương Vĩnh biệt Lorien, Hội bảo vệ Nhẫn.
Gimli, con trai của Gloin, là một chiến binh rất đáng được tôn trọng trong số những người Dwarves ở Trung Địa vào cuối thời đại thứ 3. Ông ta là một thành viên của Đoàn hộ nhẫn và có thể còn là người duy nhất trong số những Dwarves đã chiến đấu gắn kết bên cạnh một người Elves trong thời kỳ Nhẫn chiến. Sau thất bại của Sauron thì Gimli còn trở thành chúa tể của vùng Hang động Glittering tại Helm's Deep.
* Con trai của Gloin
Gimli là con trai của Gloin và là cháu của Oin, 2 thành viên trong nhóm đồng hành của Thorin Khiên sồi tham gia thực hiện Nhiệm vụ Erebor. Gimli là một người thuộc dòng dõi của Durin Bất tử nhưng lại không mang dòng dõi hoàng tộc. Thông qua cha của mình thì Gimli còn là anh em họ của Balin và Dwallin, 2 thành viên khác trong nhóm đồng hành của Thorin. Trong cuốn Những câu chuyện dang dở, Tolkien có nhắc đến việc là Gimli đã không được cho phép đi cùng nhóm đồng hành trong nhiệm vụ Erebor bởi Thorin cùng những người khác cho rằng Gimli lúc đó vẫn còn nhỏ. Gimli tỏ ra khá thất vọng với quyết định này bởi anh ta thực sự rất muốn tham gia vào hành trình.
" Không công bằng là điều mà anh ta sẽ nói lúc tạm biệt ..." – Gimli.
* Đoàn hộ nhẫn
Khi chiếc Nhẫn Chủ được đưa tới Rivendell thì số mệnh đã mang Gimli, cùng với cha mình là Gloin đi tới đó để tìm kiếm những lời khuyên thông thái từ Elrond. Gimli và Gloin đều được tham dự vào Hội đồng của Elrond, nơi mà lãnh chúa Rivendell tin rằng là ông sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc của họ. Tại đó, Gimli đã tình nguyện tham gia vào Đoàn hộ nhẫn để hỗ trợ cho việc tiêu hủy Nhẫn Chúa của Frodo.
Thực ra ban đầu, ý định gia nhập Đoàn hộ nhẫn của Gimli cũng có một chút nguyên nhân xuất phát bởi trước đó, Legolas đã xin tình nguyện tham gia, Gimli bấy giờ vẫn còn có chút nghi kỵ với ý định của Legolas nên ông ta mới quyết định cùng gia nhập vào đoàn. Gimli cùng Đoàn hộ nhẫn đã thực hiện hành trình theo sự chỉ dẫn của Gandalf, trên đường đi, ông ta thường ngỏ ý muốn được đi qua con đường Moria nhưng phải cho đến khi bị kẹt ở đèo Caradhras thì đoàn đồng hành mới bắt đầu chuyển hướng tới đó.
Trong tiểu thuyết, Tolkien đã miêu tả là cả Gimli lẫn Gloin đều đã có một dự cảm xấu cho số phận của Balin ngay từ trước khi họ tới Rivendell. Balin đã cùng người của mình ra đi tới Moria và đã bị mất liên lạc với những người Dwarves tại Erebor trong vòng 5 năm. Trong lúc cùng Đoàn hộ nhẫn đi qua lối Moria, chính Gimli đã phát hiện ra hầm mộ của Balin và biết được câu trả lời cho những nghi vấn của mình. Gimli thực sự rất đau đớn khi chứng kiến cái chết của những người anh em tại Moria, tuy nhiên trước đó, ông cảm nhận được một cảm giác vô cùng đặc biệt khi được đặt chân vào những tòa sảnh của vương quốc cổ Khazad-dum mà tổ tiên dòng dõi Durin đã từng sinh sống trong những ngày hoàng kim xa xưa.
* Đến Lothlorien
Sau khi Gandalf bị rơi xuống vực sâu tại Moria, Đoàn hộ nhẫn dưới sự dẫn dắt của Aragorn đã đi ngang qua khu rừng Vàng Lothlorien, nơi cư ngụ của nữ hoàng Galadriel và lãnh chúa Celeborn. Gimli có vinh dự trở thành người Dwarves đầu tiên được bước vào vương quốc Lothlorien kể từ sau thời điểm mà Balrog, Tai ương của Durin thức tỉnh. Gimli phải chấp nhận bị bịt mắt và được Hadir dẫn tới diện kiến nữ hoàng và lãnh chúa. Khi nhìn thấy Gimli, nữ hoàng Galadriel đã cho rằng đó có thể là một dấu hiệu cho sự hồi sinh tình bạn giữa người Elves và người Dwarves. Về phía ngược lại, khi được tiếp xúc với Galadriel, Gimli đã nảy sinh một thiện cảm rất đặc biệt, ông dành cho nữ hoàng một thái độ tôn trọng và lịch thiệp chưa từng được thấy trước đó. Bắt đầu từ đây, cái nhìn của Gimli về người Elves đã có sự thay đổi.
Vào thời điểm phải chia tay với Lothlorien, Gimli được nữ hoàng Galadriel ban cho 3 sợi tóc trên mái tóc của bà, ông đã vô cùng trân trọng chúng nhưng có lẽ Gimli cũng không hiểu được hết vinh dự đặc biệt mà ông đã được trao. Mái tóc của Galadriel luôn được ngưỡng mộ ngay từ khi bà còn ở thiên giới Aman, rất nhiều người mà trong đó có Feanor, người đã tạo ra các báu vật Silmaril, bác của Galadriel, đã từng xin bà những sợi tóc tuyệt đẹp nhưng ông ta không có được chúng dù chỉ là một sợi. Gimli được Galadriel trao tặng đến 3 sợi tóc, điều đó cho thấy bà thật sự rất yêu mến và đánh giá cao phẩm hạnh của ông. " Những người Elves rung động và xì xào ngạc nhiên, Celeborn nhìn gã người lùn đầy kinh ngạc, thế nhưng Phu nhân chỉ mỉm cười, bà nói "người ta vẫn thường nói tài năng của người Dwarves chỉ ở đôi tay chứ không ở miệng lưỡi ... thế nhưng điều đó thật không đúng với Gimli. Bởi chưa ai từng đưa ra yêu cầu nào táo bạo đến thế nhưng lại phong nhã đến vậy..."
- trích từ chương Vĩnh biệt Lorien, Hội bảo vệ Nhẫn.
* Tham gia vào những trận chiến lớn
Đoàn hộ nhẫn bị chia cắt tại gần bờ của Path Galen, Merry và Pippin bị một nhóm Uruk- hai bắt đi, Frodo và Sam rời đi riêng và Boromir bị tử trận. Sau khi làm xong nghi thức mai táng cho Boromir, Gimli đã cùng với Aragorn và Legolas thực hiện hành trình giải cứu cho Merry và Pippin. Họ theo dấu đến xứ Rohan và tình cờ gặp lại được Gandalf trong bộ dạng phù thủy Trắng. Gimli đã tham gia vào trận chiến tại Helm's Deep chống lại hơn 10.000 quân của Saruman từ Isengard. Chiến đấu bên cạnh Gimli thường có 3 người là Aragorn, Eomer và Legolas, họ cuối cùng cũng giành được chiến thắng nhờ vào sự trợ giúp của Gandalf và người Ent.
Gimli tiếp tục đi cùng Aragorn tới Con đường của người chết để triệu tập Đội quân người chết, với sự giúp sức của đạo quân này, họ đánh đuổi được bọn cướp biển Corsair và sử dụng chính thuyền của chúng để đi tới Minas Tirith. Gimli tất nhiên cũng là một trong những chiến binh mạnh nhất tham gia vào Trận chiến trên cánh đồng Pelennor. Sau khi giành thắng lợi, Gimli nằm trong số những chiến binh còn lại của đạo quân Gondor - Rohan đi tới Cánh cổng Đen, tại đây họ lại chiến đấu để tạo điều kiện thuận lợi cho Frodo có thể dễ dàng hơn trong việc đến được núi Doom.
* Sau chiến tranh
Sau khi Nhẫn Chúa bị phá hủy và Sauron bị đánh bại, Gimli đã dẫn một số người Dwarves thuộc dòng dõi Durin đi về phía Nam và lập ra một vương quốc mới tại Vùng hang động Glittering, một địa điểm ở gần Helm's Deep, nơi mà Gimli đã từng đi qua và từng thể hiện sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của nó. Những người Dwarves dưới sự trị vì của Gimli đã tham gia nhiều vào các công việc sửa chữa và phục hồi những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Họ đặc biệt tập trung vào công việc tái thiết Minas Tirith mà trong đó đáng chú ý nhất là việc làm lại Cánh cổng lớn của tòa thành, họ thay cánh cổng vỡ bằng một cái mới được làm từ chất liệu Mithril và sắt.
Gimli sinh vào năm 2879 của thời đại thứ 3, vào thời điểm mà Đoàn hộ nhẫn rời khỏi Rivendell, Gimli lúc đó là 139 tuổi, tức là già hơn Aragorn 52 năm. Theo Cuốn sách đỏ của biên Tây thì Gimli về sau đã cùng với Legolas lên đường tới thiên giới Aman thế nên ông đã trở thành người Dwarves đầu tiên có vinh dự được đi tới Vùng đất bất tử mặc dù không hề thấy nhắc chi tiết đến việc là các Valar có cho phép ông ta bước vào đó hay không? tuy nhiên, một khi Gimli đã đặt chân lên bờ của Aman thì cũng đồng nghĩa với việc là ông đã được chấp nhận.
Động cơ thúc đẩy Gimli lên đường vượt biển tới Aman có lẽ không chỉ là do yếu tố tình bạn với Legolas mà còn bởi cả niềm khát khao muốn được gặp lại nữ hoàng Galadriel.
* Về khả năng chiến đấu
Không giống với các thành viên của hội đồng hành Thorin trong nhiệm vụ Erebor, Gimli có vẻ như có kỹ năng chiến đấu cao hơn họ rất nhiều. Nhóm đồng hành trừ Thorin, Dwallin hay Balin là đã từng tham gia chiến trận thì những người còn lại đều không phải là những chiến binh chuyên nghiệp. Những chiến binh của Dain Chân thép trong truyện anh chàng Hobbit đã từng được miêu tả như sau: " những người Dwarves quá khỏe nếu so với vóc dáng của họ.. nhưng những người này còn là cực khỏe nếu so với những người bình thường..". Họ đều là những chiến binh thiện chiến và lão luyện nhất đã từng trải qua Cuộc chiến giữa Dwarves và Orcs nhưng Gimli có lẽ còn mạnh hơn cả những chiến binh này.
Gimli là một bậc thầy trong việc sử dụng rìu chiến, ông thường cầm song rìu, có lúc thì là rìu chiến lưỡi đôi, có lúc thì lại dùng rìu ném để tấn công các đối thủ từ xa. Chiếc rìu lưỡi đôi mà Gimli nhặt được gần hầm mộ của Balin là một vũ khí cận chiến rất hiệu quả và thích hợp với ông ta. Cơ thể cứng rắn, độ can trường vô song cùng với một sức khỏe vô cùng lớn, Gimli trở thành một chiến binh cận chiến cực kỳ nguy hiểm đối với những kẻ thù. Kỹ năng dùng rìu ở trung vị của Gimli, cộng với kỹ năng dùng kiếm ở thượng vị của Argorn cùng với kỹ năng bắn xa của Legolas là một sự kết hợp đáng sợ.
Gimli đã từng trải qua những trận chiến ác liệt nhất như trận chiến với lũ Orcs tại Moria, trận Helm's Deep hay trận Pelennor mà chưa hề dính phải những vết thương nặng nề nào. Mỗi lần xung trận, Gimli thường hét to " Khazad! Khazad ", tiếng hét của ông ta là rất to và có thể gây ra sự bối rối cho các kẻ thù. Gimli là mẫu cận chiến siêu hiệu quả và quả cảm đến mức mà ông ta có thể dũng mãnh lao thẳng vào tấn công một nhóm quân địch và phá tan đội hình của chúng.
* Về tính cách
Gimli cũng mang những nét tính cách cơ bản của một người Dwarves như cứng rắn, nghiêm nghị và có chút bảo thủ, ông ta cũng có một sự không thiện cảm nhất định dành cho người Elves. Gimli tỏ ra khá nóng tính và quyết liệt đối với những ai có hành động miệt thị hay xem thường những người, những thứ mà ông ta yêu quí. Gimli còn là một chiến binh rất kiêu hãnh và đáng được tôn trọng.
Gimli có lẽ là một người Dwarves có nhiều trải nghiệm đặc biệt nhất trong số giống loài của ông. Gimli từng tham gia vào những trận chiến sinh tử mang ý nghĩa quan trọng nhất của thời đại, cũng từng có cơ hội để được đến những xứ sở tiên cảnh của người Elves, cũng từng được tiếp xúc với những con người thông thái và đẹp đẽ nhất, và cũng từng được chứng kiến những điều kỳ lạ, mà điều kỳ lạ nhất lại chính là tình bạn đặc biệt giữa ông với Legolas, 1 người Elves. Bản chất ban đầu là Gimli là một người ngay thẳng, sau khi đã trải qua từng bấy trải nghiệm, ông dần trở nên đa cảm hơn, dễ rung động trước cái đẹp hơn, phong nhã hơn, dễ dàng chia sẻ cảm xúc hơn và có cái nhìn sâu sắc và rộng lớn hơn về thế giới so với các Dwarves khác.
Galadriel từng tiên đoán rằng Gimli sẽ không bị chi phối bởi vàng, đó cũng là một điều hiếm có bởi người Dwarves nói chung đều có điểm yếu nhất chính là đây. Nain từng vì vàng mà bỏ mạng, Thror cũng vì vàng mà gây nên họa từ lũ Rồng, vàng làm cho Thrain bị phát điên và Thorin cũng từng bị nó chi phối. Galadriel tặng cho Gimli 3 sợi tóc vàng có lẽ bởi bà đã nhìn ra được những phẩm chất đặc biệt cao quý ở ông, những phẩm chất này đã đưa Gimli lên một tầm cao hơn so với chính các vị vua tổ tiên của ông. Việc mà về sau Gimli trở thành lãnh chúa của 1 vương quốc mới của người Dwarves cũng là một điều dễ hiểu.
* Tình bạn đẹp với Legolas
Trên hành trình của Đoàn Hộ Nhẫn, lúc ban đầu, Legolas rất hay có những cuộc cãi vã nhỏ với Gimli bởi trong quá khứ, 2 dân tộc của họ đã có những mâu thuẫn đáng tiếc với nhau kể từ thời của Vương quốc Doriath, nơi đã xảy ra cuộc chiến đầu tiên giữa 2 chủng loài Dwarves và Elves; rồi đến Cuộc Hành Trình Erebor, tại Rừng U Ám, cha của Legolas là vua Thranduil đã từng bắt và tống giam cha của Gimli là Gloin.
Tuy nhiên, tình bạn giữa 2 người lại ngày càng trở nên thắm thiết và vô cùng gắn bó nhất là sau khi họ rời khỏi Lothlorien. Vẻ đẹp, sự mẫn tiệp và lòng nhân ái của Nữ Hoàng Galadriel đã làm mềm đi trái tim của Gimli, cũng từ đây, cái nhìn của Gimli về giống người Elves cũng đã thay đổi đi nhiều. Những cuộc cãi vã với người đồng hành Legolas cũng gần như không còn mà thay vào đó, họ dành cho nhau sự đồng cảm trong những cảm giác mất mát, thương nhớ những cái đẹp đã biến mất khỏi thế giới và cùng chia sẻ cho nhau những kiến thức, những tình yêu đặc biệt mà họ dành cho các vùng đất hay quê hương của mình.
Khi Legolas bắn rơi một Nazgul trong đêm tối gần dòng Anduin, Gimli đã dành lời khen đầu tiên của mình cho người bạn Elves. Tại Rohan, sau khi Eomer có lời lẽ đe dọa tới Gimli, chính Legolas đã tỏ ra tức giận và chĩa cung về phía Đệ Tam Thống chế của người Rohirihm cùng với câu nói: " Ngươi sẽ chết trước khi ngươi làm vậy ". Tại trận chiến Helm's Deep hay những trận chiến về sau, Gimli luôn luôn chiến đấu bên cạnh Legolas, họ còn cùng nhau thi xem ai giết được nhiều kẻ thù hơn.
Thứ tình bạn giữa 2 người là vô cùng hiếm có, gần như là có một không hai trong lịch sử 2 giống loài. Nó là thứ tình bạn chiến hữu vào sinh ra tử, cũng là thứ tình bạn chân thành xuất phát từ 2 tâm hồn đẹp đẽ thuần khiết, cũng là thứ tình bạn tri kỉ bởi đã cùng nhau đồng cảm trong rất nhiều những cảm xúc.
DAIN II IRONFOOT
Dain II Ironfoot là một vị vua của người Dwarves dòng Durin, ông là người thứ 5 tiếp nhận ngai vị Vua dưới gầm quả núi. Trước đó, Dain từng là lãnh chúa của người Dwarves sống tại Dãy Đồi Sắt trong thời kỳ Nhẫn Chiến. Ông được đánh giá là một trong những vị vua sáng suốt và dũng mãnh nhất trong số các hậu duệ của tiên tổ Durin. Ironfoot qua tiếng Việt nên được dịch thành Chân Sắt bởi đây là biệt danh rất nổi tiếng của Dain.
* Cuộc chiến giữa Dwarves và Orcs
Dain thuộc dòng dõi hoàng gia của gia tộc Durin. Ông là con trai của Nain và là cháu của Gror – người con trai út của vua Dain I thuộc dòng dõi Durin. Chính bởi thế mà Cuộc chiến giữa Dwarves và Orcs không thể thiếu được sự góp mặt của gia tộc Dain. Lúc đầu, những chiến binh của gia tộc được dẫn dắt bởi Gror và Nain trước khi Nain bị vua Orcs Azog giết chết trong Trận chiến Azanulbizar. Chứng kiến cái chết của cha mình, Dain khi đó còn rất trẻ đã một mình đối mặt với Azog, giết chết hắn và bêu đầu thị uy để trả thù cho vua Thror cùng những người anh em đã ngã xuống.
Chiến công này khiến Dain trở nên vô cùng nổi tiếng bởi lúc đó ông mới chỉ ở độ tuổi 32, là quá trẻ so với tuổi đời của người Dwarves, tương đương với tầm thiếu niên ở Loài Người. Với sự hợp sức với Thorin, đạo quân Dwarves dưới sự dẫn dắt của 2 hoàng tử trẻ đã đánh bại quân Orcs trong cuộc chiến giành lấy vương quốc cổ xưa Moria.
Vinh quang và thắng lợi không che mờ được sự sáng suốt của Dain khi ông cảm nhận được một sức mạnh mà các chiến binh của mình không thể đánh bại. Dain đã đứng rất lâu trước cánh cổng của Moria trước khi ra lệnh từ bỏ vương quốc cổ này. Thực tế, sự lo sợ của ông là chính xác bởi đạo quân người Dwarves sẽ không thể đánh bại được tên ác quỷ Balrog ở phía bên trong. Balin ở thời kỳ sau đã từng thử tiến vào Moria và nhận lấy kết cục diệt vong.
Dain dẫn những người của mình trở về cư ngụ tại Dãy Đồi Sắt. Trong thời kỳ đầu Thời đại thứ 3 thì đây là lực lượng người Dwarves duy nhất có tổ chức cũng như tiềm lực để đối phó lại với Sauron.
* Trận chiến 5 đạo quân
Erebor là vương quốc trung tâm cường thịnh một thời của người Dwarves trước khi bị rồng lửa Smaug đánh chiếm. Đau đáu về ý muốn đòi lại những gì thuộc về mình luôn nằm trong tiềm thức của các hoàng tôn dòng dõi Durin, cả Dain cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, phải mãi sau đấy nhiều năm, Thorin Oakenshield, hoàng tử chính thống của dòng dõi các Vua dưới gầm quả núi và là người anh họ của Dain mới thực hiện thành công việc đòi lại vương quốc.
Khi bị bao vây bởi lực lượng Người vùng hồ và các Elves của Vương Quốc Đất Rừng, Thorin đã cho loài quạ biết nói đi truyền tin tới tất cả các người Dwarves ở khắp nơi trở về vương quốc Erebor. Dain là người gần nhất nghe được tin tức này, ông tức tốc chọn lựa 1 lực lượng các chiến binh tinh nhuệ nhất để theo mình tới Erebor. Trong cuốn sách The Hobbit có nhắc tới con số 500 chiến binh Dwarves nhưng có lẽ thực tế con số này cao hơn 1 chút, phải khoảng vào 800 người.
Khi đội quân của Dain tới gặp các đội quân bao vây Erebor thì cũng là lúc mà đạo quân Orcs khủng khiếp tràn xuống từ phương Bắc. Dưới sự kêu gọi của Gandalf, Dain cùng gia nhập với vua Thranduil và Bard để sắp xếp kế hoạch ứng phó. Trong Trận chiến 5 đạo quân, Dain không được miêu tả quá kỹ ngoài việc nhắc tới mối quan hệ với chỉ huy Bolg, con trai của Azog, kẻ từng bị ông giết chết tại Moria.
Khi nhóm người của Thorin dũng mãnh xông ra ngoài trợ chiến, chắc chắn Dain là người luôn có mặt bên cạnh họ. Tuy tham gia chiến đấu ngay từ đầu nhưng ông mới là người sống sót sau cùng chứ không phải Thorin. Được biết đến như một người vô cùng sáng suốt, Dain rất khó để bị giết trong các trận chiến.
Sau khi giành thắng lợi với sự mất mát của Thorin, Kili và Fili, Dain chính thức trở thành Vua dưới gầm quả núi. Ông thực hiện đầy đủ những hành động đẹp để tương trợ và kết nối mối quan hệ hữu hảo với những dân tộc sống quanh ngọn núi như người xứ Dale hay người Elves ở xứ sở Thranduil.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Trong bộ 3 tác phẩm Chúa Nhẫn, Dain được miêu tả như một vị vua công bằng và sáng suốt qua lời kể của Gloin. Dường như trong dòng dõi Durin, Dain là người ít bị mê hoặc bởi vàng nhất.
Khi nhóm người Balin quyết lên đường khôi phục lại vương quốc cổ Moria, Dain không có cách gì để ngăn họ lại mặc dù Ngài đã khuyên tất cả không nên mạo hiểm. Chuyến ra đi này khiến cho Dain cảm thấy vô cùng áy náy và bất an. Chỉ vài tháng sau đó, một sứ giả từ Mordor bước tới cổng vương quốc Erebor cùng một lời đề nghị liên kết đồng minh. Dain đã cự tuyệt hắn và phái Gloin tới Hội đồng của Elrond để xin chỉ dẫn cho những dấu hiệu bất thường ở thời gian này.
* Cái chết
Đúng như dự tính, Cuộc Nhẫn Chiến do Sauron phát động đã nổ ra ở các trọng điểm nóng nhất tại Trung Địa. Khi mà tất cả chủ yếu dồn sự quan tâm tới mặt trận Minas Tirith thì ở mạn phía Bắc, các binh đoàn người Earterling cũng được huy động để tấn công vào các vương quốc Dale và Erebor.
Dale là vương quốc loài người do vua Bard, xạ thủ giết rồng khôi phục lại sau Trận chiến 5 đạo quân. Trải qua một thời gian dài, vua Bard qua đời và truyền ngôi cho con trai mình là hoàng tử Brand. Ở thời điểm người Earterling tấn công, vua Brand không chống đỡ lại và đành rút về Erebor để tận dụng địa thế phòng thủ vững chắc trong lòng núi. Tại đây, con người và người Dwarves cùng dựng lên phòng tuyến chống đỡ hiệu quả nhất.
Dain lúc đó đã ở độ tuổi rất già, vào khoảng 252 tuổi, nhưng vẫn luôn xông trận hàng đầu và không có đối thủ ngang cơ trên chiến trường. Tuy vậy, trong một lần người Eaterling tử chiến có sử dụng các cỗ máy công thành, vua Brand của Dale đã bị bắn chết, vua Dain lao tới chiến đấu để bảo vệ xác của bạn mình. Ngài cuối cùng cũng hi sinh trước một rừng kẻ thù đông đảo. 2 vị vua láng giềng đã chết bên cạnh nhau như 2 người bạn không rời.
Con trai của Dain là Thorin III Stonehelm đã kế thừa ngôi vua và tiếp tục dẫn dắt các chiến binh còn lại chiến đấu với người Eaterling. Sau thất bại to lớn của Sauron trong chiến dịch Minas Tirith, các quân đoàn ở những mặt trận khác bị lung lay mạnh mẽ về mặt tinh thần. Điều này tạo điều kiện để các lực lượng chống đỡ có cơ hội kết hợp và phản kích giành thắng lợi. Xứ sở phương Bắc được giải phóng dưới sự kết hợp của vua Thorin III người Dwarves, vua Bale của xứ Dale và vua Thranduil của người Elves.
* Trong phim
Dain xuất hiện thoáng qua trong Trận chiến Azanulbizar được kể lại ở phần 1 của loạt phim The Hobbit. Ông để tóc đen và vẫn sử dụng đòn "thiết đầu công" lợi hại như ở phần 3. Tuy nhiên, việc chiến đấu với vua Orcs Azog đã được chuyển sang Thorin. Ở phim, Azog vẫn còn sống chứ không bị Dain giết chết như ở trong nguyên tác của nhà văn Tolkien. Chính bởi thế mà mối quan hệ với Bolg cũng không được nhắc tới.
Ở phần 3 của The Hobbit, Dain dẫn đầu đội quân người Dwarves ở Dãy Đồi Sắt để tới chi viện cho Thorin. Ông được thủ vai bởi diễn viên người Scotland Billy Connolly và đã thể hiện được chất Dwarves rất rõ nét - phóng khoáng, vui vẻ nhưng cũng rất cáu cạnh và có định kiến về người Elves của vua Thranduil. Có lời đồn là trong bản phim Extended của The Hobbit The battle of the Five Armies sẽ có thêm nhiều cảnh hơn về Dain bao gồm 1 vài đoạn chiến đấu hay thời khắc lên ngôi.
DURIN
Durin I
Vua Durin I của Khazad-dûm được biết đến như là Durin Bất tử, là người anh cả trong số 7 vị tổ phụ người lùn được tạo ra bởi Valar Aulë. Durin được đưa vào giấc ngủ sâu dưới những ngọn núi của Trung Địa cho đến khi loài Elves thức tỉnh. Cái tên Durin nói riêng và những tên người lùn khác nói chung đều được lấy từ tiếng Na Uy cổ.
Trong các tiểu thuyết của Tolkien, Dalish ( ngôn ngữ vùng Dale ) có nét tương đồng với tiếng Rohirric và Westron ( ngôn ngữ miền tây ) cũng như tiếng Na Uy cổ với tiếng Anh, kể từ khi ngôn ngữ miền tây được trả lại là tiếng Anh, Dalish được trả lại là tiếng Na Uy cổ. Tên người lùn trong tiếng Dalish đã được trả lại bằng tiếng Na Uy cổ trong the hobbit và Lord of the Rings.Tolkien lấy tên Durin, như hầu hết các tên người lùn khác trong thần thoại Bắc Âu.
Được thức tỉnh trong Thời đại Cây Thần, Durin đã ra đi, đi mãi cho đến khi tình cờ tìm thấy Hồ Gương, nơi mà người lùn vẫn hay gọi là Kheled-zâram. Ông đã sáng lập một thành phố lớn trong lòng của dãy núi Sương Mù. Về sau, thành phố ngày càng mở rộng và phát triển thành 1 vương quốc lớn. Đó chính là vương quốc cổ Khazad-dum, sau có cách gọi khác là Moria. Durin cũng chính là ông vua đầu tiên của Khazad-dum.
Đối với người lùn dòng dõi Durin thì Núi Gundabad, nơi mà tổ phụ của họ thức giấc vẫn là một nơi thiêng liêng với họ đến mãi mãi về sau. Durin và những người thừa kế của ông được tôn kính bởi tất cả các người lùn chứ không chỉ riêng những người trong dòng dõi. Durin được gọi là bất tử bởi ông được cho là không chết, những người lùn tại Khazad- dum đều tin rằng vị vua của họ không chết mà chỉ chìm vào giấc ngủ và hồi sinh trong chính dòng dõi của ông. Đó có thể là một quan điểm tín ngưỡng nhưng quả thật, những người kế thừa sau này của Durin I đều có ngoại hình giống ông như đúc.
Durin II
Ít có ghi chép về triều đại của Durin II (Kỷ đệ nhất?-Kỷ đệ nhị?) mặc dù có những dấu hiệu cho thấy người lùn của Khazad-Dum liên minh với Con người thung lũng Anduin, nơi mà họ cung cấp thực phẩm để đổi lấy vũ khí của người lùn. Sự hợp tác này tiếp tục cho đến triều đại của Durin IV.
Durin III ( Kỷ đệ nhị-? Kỷ đệ nhị )
Người mang chiếc nhẫn mạnh nhất trong số Bảy chiếc nhẫn của người lùn, mặc dù điều này không được biết đến bên ngoài cho đến cuối kỷ đệ tam. Dòng dõi của Durin đã được trao chiếc nhẫn này bởi chính Celebrimbor nhưng có sự tham gia của Sauron trong việc làm ra nó. Đây là chiếc nhẫn mà Thráin II đã đeo và được lấy từ ông khi ông bị bắt bởi các thuộc hạ của Sauron.
Durin IV (Kỷ đệ nhị? -Kỷ đệ tam?)
Tham gia với Gil-galad và Elendil trong liên minh cuối cùng ở cuối Kỷ đệ nhị. Ông sống sót sau Cuộc vây hãm Barad-dur và trở về Khazad-dum.
Durin V (Kỷ đệ tam?- Kỷ đệ tam?)
Ông ta sống ở Khazad-dum, và với sự trợ giúp của chiếc nhẫn mà đã trở nên thịnh vượng. Ông là người cuối cùng của dòng Durins trị vì trong hòa bình với tư cách là Vua của Khazad-Dum. Lúc này, Durin V vẫn không biết rằng có 1 Balrog đang ngủ sâu ở trong lòng vương quốc của ông.
Durin VI (TA 1731 - TA 1980)
Là vua của người lùn ở Khazad-dum khi Balrog đã được đánh thức sâu bên dưới thành phố. Nó đã giết vị vua này vào năm 1980, và được biết đến như Tai ương của Durin của. Con trai ông lên kế vị gọi là Náin I.
Durin VII (Kỷ đệ tam -? Kỷ đệ tứ?)
Một số nguồn tin cho biết là ông là con trai và là người thừa kế của Thorin III Stonehelm dòng dõi Durin, chúa tể những Người lùn ở Ngọn núi Cô Độc (Erebor) và Dãy đồi sắt. Durin VIII
Được biết đến như là vị vua Durin cuối cùng, hậu duệ Durin I. Ngày sinh của ông được tiên đoán vào trong khoảng thời gian diễn ra Trận chiến của 5 đạo quân. Ông đã lãnh đạo dòng dõi Durin trở lại Khazad-dum nhiều thế kỷ sau khi bắt đầu kỷ đệ Tứ, nơi họ vẫn còn ở đó cho đến khi thế giới già đi, người lùn dần biến mất và những ngày của dòng dõi Durin kết thúc.
GLÓIN
Glóin con trai của Gróin là một thành viên trong đoàn của Thorin II Khiên sồi đi dành lại Ngọn núi cô đơn trong The Hobbit, và là cha của Gimli, một thành viên của Đoàn hộ nhẫn. * Hành trình đến núi Erebor
Vào năm 2799 Kỉ Đệ Tam, Glóin đã tham gia vào trận chiến Azanulbizar, trận chiến cuối cùng của Cuộc chiến giữa người Lùn và Orc. Năm 294, Glóin và anh trai ông là Óin cùng hai anh em họ Dwalin và Balin tham gia vào đoàn của Thorin II Khiên sồi nhằm chiếm lại núi Erebor từ Rồng Smaug. Ông được biết với kĩ năng tạo lửa từ hộp dụng cụ cùng với anh trai Óin, họ có thể tạo ra lửa ở bất cứ nơi nào mà người Lùn cắm trại. Ông cũng tham gia vào Trận chiến năm đạo quân. Sau trận chiến, ông sống tại Ngọn núi cô đơn.
* Cuộc nhẫn chiến
Vào tháng 10, năm 3018, ông cùng con trai là Gimli đi dự Hội đồng của Elrond ở Rivendell, nơi ông chào đón Frodo Baggins tại một bữa tiệc chào mừng sau khi vết thương của Frodo đã lành từ vết đâm của Vua Phù thuỷ xứ Angmar. Ông đã kể lại những gì đã xảy ra với Erebor và Vương quốc Dale kể từ khi Bilbo đi, bao gồm cả quết định của Balin rời bỏ Ngọn núi cô đơn nhằm tái thiết vương quốc cổ xưa của người Lùn tại mỏ Moria. Tại hội đồng Elrond, con trai của ông Gimli cảnh báo về những kẻ đưa tin từ
Mordor đã đe doạ Dain II Ironfoot và tìm kiếm tin tức của Bilbo và Frodo cũng như chiếc
Nhẫn Chủ.
MAIAR SAURON
Xem Phần 2: Phe Bóng Tối
GANDALF
Gandalf là một pháp sư (Istari) được các Valar gửi tới Middle-earth trong Kỷ thứ Ba. Ông đã đi cùng Người Lùn Thorin và hội đồng hành trong sứ mệnh chiếm lại vương quốc Erebor từ rồng Smaug. Ông cũng góp công lớn trong Hội Bằng hữu của chiếc Nhẫn để tiêu hủy chiếc Nhẫn Quyền Lực của Sauron. Khi ở dưới hình hài Gandalf Xám, ông được miêu tả như sau:
'Ông đội một chiếc mũ xám chóp nhọn, mặc áo choàng xám dài, và quấn khăn màu bạc. Ông có một chòm râu dài trắng xóa và cặp lông mày rậm rạp thò ra dưới vành mũ.'
- Trích 'Hội Bằng hữu của chiếc Nhẫn', chương 'Bữa tiệc được mong đợi từ lâu'
* Nguồn gốc
Gandalf nguyên là một Maiar với tên gọi Olórin. Ông được coi như người thông thái nhất trong số các Maiar. Khi còn ở thiên quốc Valinor, ông thường sống trong những khu vườn của thần Irmo (Lórien). Ông là học trò của thần Nienna, người đã truyền cho ông học thức và lòng trắc ẩn. Khi các Valar quyết định gửi hội Pháp sư tới Middle-earth để tư vấn và tương trợ cho những Giống người Tự do chống lại Chúa tể Hắc ám Sauron, thần Manwë và thần Varda đã chọn Gandalf là một trong số năm sứ giả được gửi đi: Olórin, Curumo, Aiwendil, Pallando, và Alatar, vào năm 1000 của Kỷ thứ Ba.
Một truyền thuyết kể rằng thần Yavanna đã trao viên Đá Elf của Eärendil cho Gandalf, để ông mang tới cho người dân của Middle-earth, ngụ ý rằng các Valar không bỏ rơi họ. Ông đã đưa viên đá cho Công nương Galadriel, và tiên đoán rằng Công nương sẽ đưa lại cho một người sau này mang tên Elessar (chính là Aragorn).
Khi tới Middle-earth, Gandalf nhận chiếc nhẫn lửa Narya từ tay Cirdan Người Đóng tàu, đó là một trong ba chiếc nhẫn Elf (Tiên). Ông đã ẩn danh trong nhiều thế kỉ, sống giữa các Elf, học từ họ và dạy lại họ. Sau đó, ông tiết lộ thân phận của mình và gia nhập Hội đồng Trắng, mà Công nương Galadriel tiến cử ông làm thủ lĩnh, nhưng ông đã từ chối vị trí này vì muốn giữ sự độc lập. Pháp sư Saruman (Curumo) trở thành lãnh đạo của Hội đồng.
* Hành trình tới Erebor

Năm 2850 Kỷ thứ Ba, Gandalf gặp vua Người Lùn Thráin II, cha của Thorin Khiên Sồi, trong hầm ngục của Dol Guldur, sào huyệt của tên phù thủy Necromancer. Thráin đã đưa cho ông bản đồ và chìa khóa để vào Erebor. Gandalf cũng phát hiện ra Necromancer không phải là ai khác mà chính là Chúa tể Hắc ám Sauron.
Trong truyện 'Gã Hobbit', Gandalf xuất hiện trước cậu hobbit Bilbo Baggins của vùng Shire và sắp xếp để Bilbo đi cùng hội mười ba Người Lùn do Thorin Khiên Sồi dẫn đầu, trong sứ mệnh chiếm lại kho báu của Đỉnh núi Cô độc, mà nhiều năm trước rồng Smaug đã đoạt mất. Trong chuyến đi này, Gandalf đã tìm được cây kiếm Glamdring và sử dụng nó từ đó trở về sau. Bilbo tìm được thanh đoản kiếm Sting và chiếc Nhẫn, nhưng không biết rằng đó là Nhẫn Quyền Lực của Sauron.
Khi đoàn của Thorin đặt chân tới rừng Mirkwood, Gandalf bỏ đi để tham gia vào cuộc tấn công Dol Guldur của Hội đồng Trắng. Cuộc tấn công này đã đuổi tên Necromancer ra khỏi sào huyệt, tuy nhiên, hắn đã quay trở lại thành trì cũ của hắn ở Barad-dûr và lộ nguyên hình là Sauron vào năm 2951.
Gandalf trở lại đoàn của Thorin vào đúng thời điểm Trận chiến của Năm Đạo quân nổ ra. Ông đã chiến đấu trong trận này, và giúp tiêu diệt mối đe dọa của bọn goblin (Tiên). Sau trận đánh, ông đi cùng Bilbo trở lại vùng Shire.
* Trở lại vùng Shire
Từ năm 2941 đến năm 3001 Kỉ thứ Ba, Gandalf du hành khắp Middle-earth để tìm kiếm thông tin về sự quay trở lại của Sauron, và về chiếc nhẫn bí ẩn của Bilbo. Ông cũng dành rất nhiều thời gian để ở trong vùng Shire, củng cố tình bạn với Bilbo và cậu cháu của Bilbo, Frodo.
Năm 2956, ông gặp và kết bạn với Aragorn, hậu duệ của vương quốc Arnor.
Năm 3001 Kỉ thứ Ba, Gandalf tới vùng Shire để tham dự lễ sinh nhật thứ 'một trăm mười một' (111) của Bilbo. Ông thấy không an tâm về dáng vẻ trẻ trung bất thường của Bilbo, và bắt đầu nghi ngờ chiếc Nhẫn. Sau buổi tiệc, Bilbo nói tạm biệt Gandalf để đi khỏi Shire. Vào phút cuối cùng, Bilbo đổi ý và không muốn để chiếc Nhẫn lại cho Frodo. Gandalf cố thuyết phục Bilbo, nhưng Bilbo tỏ thái độ thù địch và kết tội Gandalf muốn chiếm chiếc Nhẫn cho riêng mình. Bilbo bắt đầu gọi chiếc Nhẫn là 'báu vật'. Gandalf kinh ngạc và dùng pháp lực dọa Bilbo để ông tỉnh lại, thoát ra khỏi ảnh hưởng của chiếc Nhẫn. Bilbo xin lỗi, và để chiếc Nhẫn lại, rồi lên đường.
Gandalf thấy rất bất an về chiếc nhẫn bí ẩn. Ông đưa nó cho Frodo và dặn cậu giữ nó cẩn thận. Mười bảy năm tiếp theo, ông đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. Năm 3017, sau khi Aragorn giúp ông bắt giữ Gollum, ông tra hỏi Gollum về chiếc Nhẫn, và so sánh với các dữ kiện lưu trữ ở Minas Tirith, ông kết luận rằng đó có thể là chiếc Nhẫn Chúa của Sauron. Nhưng không chỉ một mình ông biết thông tin này. Trước đấy, Sauron đã bắt được Gollum ở Mordor và tra khảo hắn, hắn đã khai ra tên 'Baggins' và 'Shire'. Nghe được tin này, Gandalf vội vã quay trở lại vùng Shire để cảnh báo Frodo. Ông nhờ các Elf Rừng của Mirkwood công giữ Gollum, nhưng hắn đã trốn thoát được.
* Hội Bằng hữu của chiếc Nhẫn
Khi gặp Frodo, Gandalf một lần nữa khẳng định được chiếc Nhẫn mà cậu đang giữ có khắc Ngôn ngữ Đen, và chính là chiếc Nhẫn Chúa. Ông khuyên cậu nên đi khỏi càng sớm càng tốt, mang theo chiếc Nhẫn, và hứa sẽ quay lại để đi cùng cậu tới Rivendell. Gandalf cũng kể cho Frodo nghe về Gollum.
Gandalf gặp Radagast, Pháp sư Nâu, ở gần Shire, vị này nhắn Gandalf hãy đến gặp Saruman, vì bọn Nazgûl đã vượt sông Anduin. Gandalf viết thư cho Frodo và nhờ một chủ quán trọ ở Bree gửi hộ, rồi ông đi tới Isengard để gặp Saruman. Tuy nhiên, khi đến nơi, ông mới vỡ lẽ ra rằng Saruman đã trở mặt. Lão cố thuyết phục Gandalf cùng lão đi theo phe Sauron. Thấy không đạt kết quả, lão nhốt Gandalf lại trên đỉnh tháp Orthanc.
Sau một thời gian bị giam cầm, Gandalf được Đại bàng Gwaihir giải cứu. Đại bàng đưa Gandalf tới vương quốc Rohan, ông đến gặp vua Théoden và xin một con ngựa cưỡi. Trong đàn ngựa của nhà vua, Gandalf đã chọn ra chú ngựa quý Shadowfax và cùng chú phi về vùng Shire. Nhưng Frodo đã lên đường tới Rivendell từ trước đó, nên Gandalf cũng đi về Rivendell. Dọc đường, ông gặp phải các Nazgûl, thuộc hạ của Sauron, ở đỉnh Weathertop. Ông chiến đấu dữ dội với chúng một đêm và thoát được tới Rivendell. Vài ngày sau, Frodo cũng tới đó trong tình trạng bị thương nặng nhưng vẫn giữ được chiếc Nhẫn.
Sau khi vết thương của Frodo đã lành, Gandalf và vị chúa elf Elrond triệu tập một hội đồng bí mật để quyết định cách xử trí với chiếc Nhẫn. Frodo tự nguyện gánh trọng trách mang Nhẫn đến Núi Doom để tiêu hủy nó. Gandalf nhận đi cùng và giúp đỡ Frodo trong sứ mệnh này, cùng với Aragorn, Boromir, hoàng tử elf Legolas, Người Lùn Gimli và các cậu hobbit Samwise Gamgee, Peregrin Took, và Meriadoc Brandybuck, lập nên Hội Đồng hành của chiếc Nhẫn, gồm chín thành viên, do Gandalf dẫn đầu.
Ông quyết định rằng cả hội sẽ vượt qua Dãy núi Mù sương bằng lối Caradhras, để tránh Isengard. Nhưng bão tuyết đã cản chân họ. Gandalf đành phải dẫn cả hội đi vào Moria nằm sâu dưới lòng đất, nơi từng là một thành phố mỏ trù phú của Người Lùn. Nhưng Moria lúc này đã bị bỏ hoang và bọn Orc ở khắp nơi. Trong Moria, tại cây cầu Khazad-dûm, ông phải đối mặt với một Balrog vẫn thường được gọi là 'Tai ương của Durin'. Hắn là một Maiar đã bị Melkor tha hóa từ những ngày sơ khai của vũ trụ.
Gandalf chiến đấu với hắn, ông dùng gậy phép của mình đập gãy cây cầu khiến cho tên Balrog ngã xuống vực sâu. Nhưng chiếc roi của hắn đã quấn vào chân Gandalf và kéo ông rớt xuống vực cùng hắn.
Hội Đồng hành tưởng ông đã chết nên tiếp tục lên đường. Nhưng thực ra, lúc ngã xuống đến đáy vực, ông vẫn tiếp tục chiến đấu với tên Balrog thêm mười ngày nữa. Cuối cùng, ông hạ được hắn trên đỉnh Celebdil, và ông cũng chìm vào trong bóng tối, linh hồn ông rời khỏi thể xác phàm tục.
* Gandalf Trắng
Nhưng linh hồn của Gandalf vẫn chưa vĩnh viễn rời bỏ Middle-earth. Là kẻ duy nhất trong năm Pháp sư giữ trung thành với sứ mệnh được giao, Olórin/Gandalf được thượng đế Eru gửi trở lại Middle-earth, lần này dưới hình hài của Gandalf Trắng, với tư cách là sứ giả tối cao của các Valar, và được bộc lộ nhiều quyền năng thực sự của Maiar hơn trước.
Từ đỉnh núi nơi ông đang nằm trần trụi, Đại bàng Gwaihir đưa ông tới Lothlórien. Tại đây, ông được Công nương Galadriel đưa cho một cây gậy phép mới. Dáng vẻ bề ngoài của Gandalf Trắng được mô tả như sau:
'Tóc ông bạc trắng như tuyết dưới ánh mặt trời; và trắng phau là tà áo chùng của ông lấp lánh. Đôi mắt sáng của ông dưới cặp lông mày rậm nhìn soi thấu như những tia nắng rọi; và đôi tay ông đầy sức mạnh.'
- Trích 'Chúa tể của những chiếc Nhẫn', chương 'Kị sĩ Trắng'
Biết rằng Frodo và Sam quyết định tiến vào Mordor đơn độc không có Hội Đồng hành, Gandalf bèn đi tới rừng Fangorn để gặp Aragorn, Legolas và Gimli. Ông gọi Shadowfax tới, chú chiến mã đã trở nên thân thiết với ông và sẽ đồng hành cùng ông trong chặng đường còn lại ở Middle-earth.
Họ cùng phi tới Edoras của Rohan. Gandalf gạt bỏ tên gián điệp của Saruman, Gríma Lưỡi Rắn, ra khỏi vị trí cố vấn của vua Théoden, và khuyên nhà vua ra trận chống lại sự xâm lược của Saruman.
Vua Théoden và các vị khách phi ngựa về phía Tây, nhưng họ mau chóng gặp phải quân địch đông gấp bội, nên họ rút vào Helm's Deep cố thủ. Gandalf rời khỏi họ để đi tìm tướng Erkenbrand của vùng Westfold tới trợ chiến, ông cũng gặp các thần cây Ent và đề nghị họ giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại Saruman. Ông và các bằng hữu cuối cùng đã giải vây được cho Helm's Deep.
Sau trận đánh, Gandalf cùng vua Théoden, Aragorn và một nhóm người đi tới Orthanc, tòa tháp của Saruman. Lúc này, toàn bộ Isengard đã bị các thần cây Ent phá trụi, Saruman bị vây trong tháp cùng với Gríma Lưỡi Rắn. Gandalf yêu cầu Saruman đầu hàng và lấy công chuộc tội, nhưng lão ta từ chối. Gandalf liền dùng pháp thuật bẻ gẫy gậy phép của Saruman, rồi trục xuất lão ta ra khỏi Hội Pháp sư và Hội đồng Trắng.
* Trận Minas Tirith
Do sự cố cậu hobbit Pippin nhìn vào Quả cầu đá palantír và gặp phải Chúa tể Sauron, Gandalf đưa cậu ta đi cùng ông tới thành phố Minas Tirith của Gondor, thành trì cuối cùng ở phía tây chống lại Sauron. Nhưng quan Nhiếp chính của Gondor, Denethor II, cha của Boromir đã tử trận, đối xử với ông bằng thái độ trịch thượng và bất nhã. Khi Faramir, con trai út của Denethor, em trai của Boromir, trở về từ Osgiliath và bị các Nazgûl vây đánh, Gandalf cưỡi Shadowfax ra ngoài thành và đuổi các Nazgûl đi bằng quyền năng hùng mạnh của ông. Faramir kể với ông rằng Frodo và Sam vẫn còn sống và đang tiến về Mordor.
Chẳng mấy chốc, thành phố Minas Tirith bị một đạo quân lớn từ Mordor vây hãm, do tên Vua Phù thủy chỉ huy. Faramir bị thương nặng do một mũi tên tẩm độc. Trông thấy thành phố bốc cháy và đứa con trai còn lại duy nhất đang hấp hối, Denethor trở nên tuyệt vọng và bỏ mặc người dân. Gandalf đứng ra lãnh đạo binh lính giữ thành.
Khi thanh cọc khổng lồ Grond phá vỡ cổng thành tưởng như vững chắc của Minas Tirith, Gandalf cưỡi Shadowfax đứng chắn ở cổng thành, chặn đường tên Vua Phù thủy. Bình minh đến, mang theo tiếng gà gáy báo ngày lên, cùng tiếng tù và của quân Rohan tới chi viện Gondor. Tên Vua Phù thủy liền bỏ đi.
Quan Nhiếp chính Denethor định tự vẫn và thiêu cháy cả bản thân lẫn con trai trong tòa tháp cao. Gandalf tới kịp lúc và cứu được Faramir, nhưng Denethor đã bén lửa và qua đời. Gandalf trao quyền tạm quản thành phố cho Quận công Imrahil của vùng Dol Amroth. Trong lúc Gandalf vắng mặt trên chiến trường, quân Rohan, quân Gondor và sau đó là đội quân do Aragorn dẫn đầu đã đánh bại được bọn lâu la Mordor trong Trận chiến trên Cánh đồng Pelennor trứ danh. Sự nhìn xa trông rộng và những lời khuyên sáng suốt của Gandalf đã góp phần làm thất bại những nước cờ đầu tiên của Sauron.
* Trận chiến cuối cùng
Nhưng trận công thành Minas Tirith chỉ là một phần trong kế hoạch thôn tính Middle- earth của Sauron. Hắn có những đạo quân khác tiến đánh Erebor và Vương quốc Rừng cây của vua Thranduil ở phía bắc, cũng như tiến đánh Lothlórien và các vùng đất khác dọc sông Anduin. Chiến thắng về quân sự trước Sauron là điều không tưởng với những Giống người Tự do ở Middle-earth. Trong khi đó, sứ mệnh phá hủy chiếc Nhẫn của Frodo lại đang gặp khó khăn, vì cậu không thể tìm ra cách đi đến Núi Doom.
Gandalf, lúc này đã được bầu làm lãnh đạo cho những trận chiến cuối cùng, khuyên các vị tướng lĩnh hãy dốc quân đánh vào Cánh cổng Đen Morannon, để đánh lạc hướng Sauron, nhằm tạo cho Frodo một cơ hội. Khi họ tới Cánh cổng Đen, tên sứ giả của Sauron ra điều đình với họ và giơ cho họ xem bộ giáp mithril của Frodo, khiến họ nghĩ rằng Frodo đã bị bắt và bị tra tấn. Nhưng Gandalf không nao núng, ông thu hồi những kỉ vật của Frodo, và từ chối lời chiêu dụ của Sauron. Quân Mordor tiến ra khỏi Cánh cổng Đen, với lực lượng đông áp đảo.
Tuy nhiên, nhờ thế, Frodo và Sam đã tới được đỉnh núi lửa và đứng trước Khe nứt Định mệnh đúng vào lúc Trận đánh ở Morannon bắt đầu. Nhưng chiếc Nhẫn đã chiến thắng ý chí đang suy kiệt của Frodo, cậu không chịu ném nó xuống dòng nham thạch mà lại đeo nó vào tay. Gollum xuất hiện, hắn cố giành chiếc Nhẫn từ tay Frodo và bị ngã xuống luồng lửa cùng với nó. Đúng như lời Gandalf tiên đoán, lòng trắc ẩn đã tha mạng Gollum đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hủy chiếc Nhẫn Quyền Lực.
Chiếc Nhẫn bị hủy, linh hồn Sauron trở nên suy yếu nên không thể quấy nhiễu Middle- earth được nữa. Đội quân của hắn cũng tự tan rã. Gandalf cưỡi lên Đại bàng Gwaihir lần thứ ba để tới cứu Frodo và Sam ra khỏi dòng nham thạch của Núi Doom.
Tại lễ đăng quang của vua Elessar (Aragorn), Gandalf đã đặt chiếc vương miện của Gondor lên đầu đức vua, và tuyên bố một kỉ nguyên mới cho loài Người.
* Ra đi
Sau lễ đăng quang và lễ cưới của Aragorn, Gandalf đi cùng những người còn lại trong Hội Đồng hành để trở về quê họ. Đó là chuyến đi dài ngày cuối cùng của Gandalf ở Middle- earth. Khi họ về đến ranh giới của vùng Shire, ông chia tay các hobbit và tới gặp Tom Bombadil để cùng đàm đạo.
Vào ngày 29 tháng Chín năm 3021, sau khi ở Middle-earth được hơn 2000 năm, ông lên thuyền đi về thiên giới Aman cùng với Frodo, Bilbo, Galadriel, Celeborn và Elrond. Bóng hình của họ không bao giờ còn xuất hiện ở Middle-earth nữa. Gandalf đã hoàn thành sứ mệnh của mình và trở lại thành Olórin.
* Quyền năng và vũ khí
Gandalf thường mang theo cây gậy của mình, đôi khi chỉ như một cây gậy chống, đôi khi để tăng thêm pháp lực, mặc dù truyện không tả rõ tác dụng của cây gậy này trong việc làm phép. Vào năm 2941, ông tìm được thanh gươm báu Glamdring từ trong hang của bọn Troll. Từ đó về sau, ông luôn dùng thanh gươm này, đặc biệt là trong trận đánh với tên Balrog ở Moria.
Gandalf là người phục vụ cho Ngọn lửa Bí mật, là kẻ giữ ngọn lửa của Anor, và là người mang chiếc Nhẫn Lửa Narya. Phần lớn những lần ông thi triển pháp thuật đều có liên quan tới lửa.
Ông có một kiến thức uyên bác về các vùng đất và nhiều khả năng pháp thuật khác nhau, từ những khả năng giỡn vui như điều khiển khói tẩu, hoặc pháo hoa, cho đến những khả năng phi thường hơn như tạo ánh chớp hoặc khói lửa. Ông có thể dùng pháp thuật chặn cánh cửa của Moria lại, và làm gẫy cây cầu Khazad-dûm. Những lúc nổi giận, ông thường trở nên cao hơn và mang dáng vẻ đáng sợ hơn. Ông cũng có tài tiên đoán khá chuẩn xác.
* Tên gọi và biệt danh
- Olórin (tiếng Quenya)
- Mithrandir (tiếng Sindarin)
- Tharkûn (tiếng Người Lùn)
- Gandalf Xám
- Gandalf Trắng
- Kị sĩ Trắng
- Gandalf Áo Xám (người Rohan gọi)
- Lão già Râu xám (sứ giả của Sauron gọi)
- Incánus (trong một ngôn ngữ không rõ nguồn gốc)
- Láthspell (nghĩa là Tin dữ, do Gríma Lưỡi Rắn gọi)
- Gandalf Quạ mổ (do vua Théoden gọi khi chưa tỉnh ngộ)
* Trong phim
Trong chuỗi phim điện ảnh 'Gã Hobbit' (2012~2014) và 'Chúa tể những chiếc Nhẫn' (2001~2003) do đạo diễn Peter Jackson dàn dựng, vai Gandalf do diễn viên Ian McKellen đảm nhiệm. Ông là một tài tử gạo cội của màn bạc thế giới, và vai diễn này của ông đã nhận được sự đánh giá cao từ cả giới phê bình lẫn khán giả. Tập phim Hội Bằng hữu của chiếc Nhẫn đã mang lại cho ông một đề cử Oscar, đây là đề cử duy nhất về mặt diễn xuất cho cả bộ ba tập phim 'Chúa tể những chiếc Nhẫn', và rất hiếm hoi trong thể loại phim cổ tích thần thoại, vốn không được các thành viên trong Hội đồng chấm giải Oscar mặn mà cho lắm.
Trong bộ phim hoạt hình 'Gã Hobbit' (1977) và 'Sự trở lại của Nhà vua' (1980) do studio Rankin/Bass dàn dựng, vai Gandalf do diễn viên John Huston lồng tiếng.
Trong bộ phim hoạt hình 'Chúa tể những chiếc Nhẫn' (1978) do đạo diễn Ralph Bakshi dàn dựng, vai Gandalf do diễn viên William Squire lồng tiếng.
Nhân vật Gandalf cũng xuất hiện trong nhiều trò chơi điện tử và các bản truyện audio.
Gandalf đã trở thành vị Pháp sư được yêu thích bậc nhất trên khắp các châu lục.
SARUMAN
Saruman Trắng là một Maiar có rất nhiều tên gọi khác nhau như Curumo trong tiếng Quenya hoặc Curunir trong tiếng Sindarin, ông ta là người đứng đầu nhóm phù thủy Istari được các Valar phái tới Trung Địa vào thời đại thứ 3 để giúp các dân tộc tự do chống lại thế lực của Chúa tể bóng tối Sauron. Saruman vốn có nhiều phép thuật nhưng càng về sau thì thứ mà ông ta nghiên cứu nhiều nhất lại là phép thuật bóng tối, điều đó khiến cho ông ta ngày càng trở nên đen tối rồi cuối cùng đã bị sa ngã bởi tham vọng giành lấy chiếc Nhẫn Chúa cho riêng mình.
Trước khi sa ngã, Saruman còn là người đứng đầu của Hội đồng Trắng. Kiến thức và kỹ năng của ông ta mà đặc biệt là sự hiểu biết sâu rộng về Sauron thì không một ai có thể sánh kịp. Tuy nhiên, cũng hơi giống như lãnh chúa Denethor, Saruman cũng sử dụng quả cầu Palantir để quan sát động tĩnh của Sauron và ông ta ngày càng bị đầu độc về tâm trí rồi dẫn đến sự thay đổi. Saruman vào cuối thời đại thứ 3 đã đi theo một con đường của riêng mình, ông ta nằm ở một nhóm ít những nhân vật không đứng về phe chính nghĩa nhưng cũng không phục vụ cho phe bóng tối. Saruman phản bội cả 2 phe chỉ với mục đích là muốn mình trở thành một chúa tể mới của Trung Địa, với tà tâm ngu ngốc này, việc ông ta phải đón nhận một kết cục thảm hại cũng là điều dễ hiểu.
* Là một Maiar
Saruman từng là một Maiar bề tôi phục vụ dưới quyền của Valar Aule, một trong những Valar mạnh nhất của thiên giới. Đáng chú ý là Sauron cũng cùng là một Maiar dưới quyền của Valar Aule giống như là Saruman. Cả 2 Maiar này đều rất mạnh và có kiến thức sâu rộng. Sarumun lúc đầu thường được gọi là Curunir và ông ta ít được nhắc tới hơn so với Sauron trong các thời kỳ đầu tiên của thế giới. Sauron đã phản bội lại Valar Aule để đi theo Melkor nhưng Saruman thì không.
Cho đến đầu thời đại thứ 3, tại thiên quốc Valinor, chúa tể Valar Manwe đã tiến hành một hội nghị để thảo luận về vấn đề của Sauron tại Trung Địa. Mặc dù Chúa tể bóng tối lúc bấy giờ vừa bị đánh bại bởi Liên minh cuối cùng nhưng hắn chưa hoàn toàn bị tiêu diệt và vẫn còn nhiều nguy cơ gây ra tai họa cho Trung Địa. Bởi thế mà hội đồng Valinor đã quyết định gửi xuống 5 sứ giả là 5 Maiar có quyền năng mạnh mẽ để giúp thay mặt họ bảo vệ cho các dân tộc tự do ở Trung Địa. 5 người này sẽ được phái xuống trong thân xác phàm trần giống như con người và bởi thế mà sức mạnh của họ cũng bị giới hạn trong cái thân xác đó.
Ngoài Saruman thì 4 Maiar còn lại được chọn lựa là Aiwendil ( Radagast ), Alatar và Pallando ( 2 phù thủy xanh ), và cuối cùng là Olorin ( Gandalf ). Saruman được chỉ định làm người đứng đầu của nhóm Istari này.
* Đến Trung Địa
Năm phù thủy cập Bến cảng Xám ở phía Tây của Eriador vào khoảng những năm 1000 của thời đại thứ 3. Lúc bấy giờ thì chỉ có duy nhất Cirdan, lãnh chúa của các vùng cảng, mới nhận ra được thân thế và nguồn gốc của 5 vị phù thủy. Cirdan tiếp đón họ và bí mật trao lại chiếc nhẫn Narya cho Gandalf, điều này về sau được chính Saruman phát hiện ra. Ông ta đã không hài lòng với hành động của Cirdan bởi về danh nghĩa ông ta mới là người đứng đầu trong nhóm phù thủy chứ không phải là Gandalf. Lãnh chúa Cirdan với khả năng nhìn người và khả năng tiên đoán đã nhìn ra được chính Gandalf mới là người thông thái và vĩ đại nhất chứ không phải là Saruman, bởi thế mà ngài không thay đổi quyết định của mình. Đây cũng là lí do khiến cho Saruman bắt đầu có cảm giác hằn học và ghen ghét với Gandalf.
Saruman và 2 phù thủy Xanh lúc đầu đã đi tới phía Đông của Trung Địa rồi sau khoảng một thiên niên kỷ, ông ta lại trở về vùng phía Tây vào đúng lúc mà sức mạnh của Sauron đang trỗi dậy tại Dol Guldur.
* Hội đồng Trắng
Khi Sauron tái xuất hiện ở Trung Địa, một hội đồng tập hợp tất cả những con người quyền phép nhất đã được thành lập vào khoảng năm 2463 của thời đại thứ 3 với mục đích chính là để chống lại Sauron. Với kiến thức sâu rộng về Chúa tể bóng tối mà Saruman được đề cử trở thành lãnh đạo của Hội đồng Trắng mặc dù nữ hoàng Galadriel lại muốn Gandalf ở vào vị trí này. Saruman với sự kiêu hãnh quá cao của mình tỏ ra không muốn đứng dưới Gandalf trong khi Gandalf thì lại luôn miệng từ chối nên cuối cùng người lãnh đạo Hội đồng Trắng vẫn là Saruman. Vào thời điểm này thì Saruman đã cảm nhận được sự trỗi dậy của Sauron và cả nỗi khát khao tìm lại được sức mạnh của ông ta mà đặc biệt là nỗi khát khao tìm lại được chiếc Nhẫn Chúa. Trong cùng năm này, chiếc Nhẫn Chúa đã tái xuất bằng việc rơi vào tay của một tên Hobbit có tên là Smeagol nhưng chưa ai tìm được ra hắn. Cũng chính trong cuộc họp mặt của Hội đồng mà Saruman đã cảm nhận được một sự hứng thú đặc biệt mà Gandalf dành cho giống người Hobbit ở xứ Shire. Sau đó, ông ta liền cho người đến xứ Shire để do thám nhiều hơn. Bản thân Saruman cũng đã từng bí mật đến thăm xứ Shire nhưng sau đó ông ta dành ít sự quan tâm hơn bởi khám phá ra sự hứng thú của Gandalf chỉ là nằm ở lối sống nhàn nhã và vui vẻ của nơi đây. Trong số những mục đích của chuyến viếng thăm của Saruman thì còn có cả việc ông ta tới đây để tìm mua loại thuốc lá dùng để hút tẩu nổi tiếng của người dân xứ Shire. Kể từ đó, mỗi khi không có mặt Gandalf là Saruman lại bắt đầu mang loại thuốc này ra hút.
* Ở Isengard
Trong năm 2759, Saruman được giao lại chìa khóa của tòa tháp Orthanc bên trong pháo đài Isengard nằm ở phía tây của Rohan dưới sự cho phép của quan chấp chính Gondor lúc bấy giờ là Beren. Mục đích để Saruman tới đó là khiến cho pháo đài này có thể được bảo vệ tốt hơn bởi một người công giữ có đủ quyền năng và kiến thức. Ở đó, Saruman sẽ trở thành một đồng minh quan trọng trong việc bảo vệ các mối nguy hại từ phía Tây của Trung Địa. Beren đã đưa cho Saruman chìa khóa của tòa tháp Orthanc và tại đó, phù thủy Trắng đã tìm thấy quả cầu Palantir. Năm 2850, Gandalf tiến vào Dol Guldur và khẳng định được rằng linh hồn ác quỷ hiện diện trong pháo đài đích thực là Chúa tể bóng tối Sauron. Theo lời khuyên của Saruman, Hội đồng trắng đã quyết định tấn công Dol Guldur. Gandalf về sau đã có cảm giác ngờ ngợ về việc Saruman bắt đầu manh nha tư tưởng khao khát được sở hữu Nhẫn Chúa của Sauron. Thực ra Saruman đã sớm biết về thân phận của Sauron tại Dol Guldur nhưng ông ta tảng lơ để tạo điều kiện cho kẻ thù lấy lại được sức mạnh, bởi có thế thì Nhẫn Chúa mới tự động hiện thân. Về sau, ông ta phát hiện ra là khả năng cảm nhận được vị trí Nhẫn Chúa của Sauron là mạnh hơn ông ta nhiều nên đã nhanh chóng quyết định đồng ý để Hội đồng Trắng tấn công vào Dol Guldur và trục xuất Sauron. 10 năm sau, Sauron trở lại Mordor và tuyên bố quyền lực của mình một lần nữa. Lúc này, ông ta đã bắt đầu liên hệ với Saruman thông qua quả cầu Palantir được lấy từ Minas Ithil. Cũng cùng năm này, Saruman bắt đầu tiến hành cải tạo toàn bộ Isengard, điều đó vốn nằm ngoài quyền hạn được cho phép của ông ta lúc ban đầu.
Lúc Gandalf tìm đến Isengard để thông báo về việc phát hiện ra vị trí của Nhẫn Chúa thì Saruman đã ngay lập tức vui mừng, ông ta liền không giấu giếm ý đồ đen tối của mình và tìm cách để lôi kéo Gandalf về phía mình. Khi mà Gandalf từ chối thì Saruman với pháp lực mạnh hơn đã đánh bại và giam cầm ông tại đỉnh của tòa tháp Orthanc. Saruman sau đó đã tiến hành thực hiện liên minh với Sauron để đánh bại các dân tộc tự do ở Trung Địa, tuy thế thì không có nghĩa là ông ta đứng hoàn toàn về phe bóng tối, đó chỉ là nước cờ tạm thời để mượn tay thế lực Mordor tiêu diệt những kẻ chống đối mình. Saruman thực ra vốn cũng đã có ý phản bội cả Sauron bởi ông ta đã bí mật cho người đi trước để đoạt lấy chiếc Nhẫn Chúa và không có ý định đưa nó cho Chúa tể bóng tối.
Sự phản bội của Saruman có thể nói là một biến cố lớn gây tổn thất và nguy hiểm nặng nề cho phe chính nghĩa ở Trung Địa.
* Sự bắt đầu của kết thúc
Có 1 tình tiết đáng chú ý đó là việc chỉ 2 ngày sau khi Gandalf trốn thoát khỏi Orthanc thì những Nazgul đã tìm đến Isengard và Saruman đã sử dụng giọng nói của mình để thuyết phục chúng rằng ông ta không hề biết gì về chiếc Nhẫn nhưng Gandalf thì biết và mục tiêu của các Nazgul nên hướng tới Gandalf thay vì là ông ta. Thực ra Saruman cũng chỉ phát hiện ra là Gandalf đã trốn thoát khỏi Orthanc vào chính lúc mà các Nazgul tìm đến.
Các Nazgul về sau phát hiện ra rằng Saruman đã che giấu nhiều thứ so với tất cả những gì mà ông ta biết. Trên đường tới xứ Shire, các Nazgul bắt gặp một tên do thám của Saruman và lấy được từ hắn một tấm bản đồ chi tiết về vùng đất này được làm bởi chính Saruman. Chúng gửi tên do thám trở về xứ Shire sau khi cảnh báo rằng giờ hắn đang phục vụ cho Mordor chứ không phải là Saruman.
Saruman tiếp đó đặt hết tâm sức vào việc tìm ra chiếc Nhẫn trước phe Mordor và phe chính nghĩa, ông ta vội vàng phái đi hết những do thám và chuẩn bị một lực lượng lớn mạnh để thôn tính Rohan. Một đạo quân Uruk-hai cũng được cử đi theo dấu của Đoàn hộ Nhẫn nhằm tìm cho được Người mang nhẫn. Đạo quân Uruk-hai này đã bắt được 2 Hobbit là Merry và Pippin đồng thời giết chết được cả Boromir. Nhóm Uruk-hai áp tải 2 người Hobbit về Isengard vì chúng nghĩ là họ mang trong người chiếc Nhẫn Chúa, thái độ phản bội của Saruman cũng được thể hiện qua việc lũ Uruk-hai một mực không giao tù binh cho lũ tay sai của Sauron tới từ Mordor, chúng còn sẵn sàng tiêu diệt những kẻ gây khó dễ cho mình mà không có tí nể nang.
Trong quãng thời gian ở Isengard, Saruman đã gây nhiều tội ác lên cánh rừng Fangorn khiến cho những người Ent nổi giận. Vào thời điểm mà Saruman đang tung đội quân chủ lực tấn công vào Helm's Deep thì người Ent mở ra một cuộc hành quân tới Isengard đồng thời phái đi một đạo quân người Huorn tới giúp đỡ cho vua Theoden. Rốt cục, Saruman đã không thể chống lại được sức mạnh của cả một tập thể siêu nhiên gồm người Ent và người Huorn. Đạo quân của ông ta đã bị tiêu diệt tại Helm's Deep và Isengard bị đánh sập bởi người Ent. Saruman thì bị cô lập bên trong tòa tháp Orcthanc.
* Sức mạnh bị phế truất
Những kế hoạch của Saruman đã thất bại và ông ta phải chịu đựng một cơn đả kích mạnh mẽ. Sau khi người Ent phá hủy Isengard thì họ vẫn không có khả năng để có thể kéo đổ được tòa tháp Orthanc nên chính vì thế mà Saruman vẫn có thể an toàn ở trong đó cho tới khi nhóm Gandalf quay trở lại để xử lý ông ta.
Khi lúc đầu nhóm người Gandalf bước vào gần Orthanc thì Saruman đã sử dụng phép thuật trong giọng nói của mình nhằm cám dỗ và mê hoặc đức vua Theoden. Khả năng thuyết phục của ông ta mạnh đến mức mà nhiều kỹ sĩ trong đoàn người của vua Theoden đã bị mê hoặc và có ý định tha thứ cũng như kết lại tình đồng minh với Saruman. Tuy nhiên, vua Theoden và Eomer không bị mê hoặc, họ phá tan âm mưu của Saruman và khiến cho ông ta thực sự rơi vào cảnh cùng đường.
Gandalf đã nói rằng là sẽ cho Saruman một cơ hội để chuộc lỗi nhưng ông ta đã hoài nghi và từ chối lời đề nghị này. Với bản tính kiêu ngạo của Saruman, lời đề nghị của Gandalf chỉ càng khiến cho ông ta tức giận. Trong lúc Saruman từ chối và bước quay lưng vào tòa tháp thì Gandalf đã sử dụng sức mạnh của mình để đánh gẫy chiếc gậy phép của ông ta.
Ta là Gandalf phù thủy Trắng, người đã trở lại từ cái chết. Giờ ngươi không còn màu nữa, và ta phế truất ngươi khỏi Hội Phù thủy và Hội đồng Trắng." – Gandalf, trong chương Giọng nói của Saruman, 2 tòa Tháp.
Sau khi bị đánh gẫy cây pháp trượng, Saruman còn bị mất cả quả cầu Palantir do Grima đã ném nó xuống từ trên ban công của tòa tháp. Hắn có vẻ bất mãn với cả Saruman lẫn nhóm người của Gandalf. Sau khi đã phế đi sức mạnh của Saruman, Gandalf giao trách nhiệm công giữ ông ta lại cho người Ent rồi rời khỏi Isengard.
* Kết cục cuối cùng
Vào giai đoạn kết thúc Cuộc Nhẫn chiến, Saruman đã dùng sức mạnh thuyết phục của mình để lừa cho người Ent thả ông ta ra khỏi Orthanc. Sau đó ông ta tới xứ Shire và bắt đầu chuỗi ngày ít ỏi được làm một ông trùm tội ác đối với cư dân tại đây. Lúc này Saruman thường được gọi là Sharket, có nghĩa là " lão già " cho tới khi ông ta bị sụp đổ hoàn toàn trong Trận chiến Bywater. Sau trận chiến, Frodo đã đối mặt với Saruman và tuyên bố trục xuất ông ta ra khỏi xứ Shire, và rồi trước khi có thể rời đi khỏi vùng đất thì ông ta đã bị Grima Lưỡi giun đâm chết ở ngay vùng rìa của Bag End ( Đáy Túi ).
Sau khi Saruman rời khỏi Orthanc, vua Aragorn Elessar đã ghé vào tòa tháp và tìm thấy ở đây rất nhiều những báu vật mà Saruman đã lấy trộm từ vua Theoden. Có một cái rương bí mật mà chỉ có thể được tìm thấy nhờ vào sự giúp đỡ của Gimli, trong đó có chứa Viên ngọc Elendilmir, báu vật được cho là đã bị thất lạc khi mà Isildur bị chết trên cánh đồng Gladden, cũng như là sợi dây chuyền vàng mà nhà vua đã từng đeo để giữ chiếc Nhẫn Chúa ở trước ngực của ngài.
Là một maiar, Saruman cũng có linh hồn bất tử, thông thường các linh hồn Maiar khác sẽ trở về Cung điện của Mandos nhưng các câu chuyện lại nói rằng linh hồn Saruman đã bị cấm được quay trở lại bởi các tội lỗi mà ông ta đã gây ra. Tolkien nói rằng linh hồn đó còn trần trụi và lõa lồ, vô lực và lang bạt, và sẽ không bao giờ được trở lại Trung Địa.
* Sức mạnh và khả năng
Với địa vị là người đứng đầu nhóm Istari và Hội đồng Trắng, Saruman quả thực được đánh giá rất cao về sức mạnh. Mặc dù đến cuối, ông ta bị đánh bại bởi Gandalf nhưng sức mạnh của ông ta quả thật là rất mạnh ở vào thời điểm đỉnh cao.
Về nhiều mặt thì Saruman thực sự là trội hơn so với Gandalf, kiến thức và các kỹ năng của ông ta bá đạo hơn so với bất kỳ một phù thủy nào trong nhóm Istari. Kiến thức về vũ khí, chiến tranh, mưu đồ và các phép thuật bóng tối khiến cho Saruman ngày càng trở thành 1 con người nguy hiểm và có xu hướng giống như 1 lãnh chúa chiến tranh hơn là một con người có quyền phép đơn thuần.
Về sức mạnh thì hồi đầu trước khi Gandalf được tái sinh thì Saruman là người mạnh nhất trong số các phù thủy Istari. Về đọ pháp lực, Gandalf cũng không bì lại được với ông ta, minh chứng qua việc Saruman đã đánh bại và giam cầm Gandalf tại Orthanc. Việc Saruman ngày càng bị tụt lùi so với Gandalf là do ông ta phải liên tục hứng chịu nhiều thất bại, đầu óc đã u mê hơn, và cũng là do không còn được sự ủng hộ từ các Valar như Gandalf.
Các pháp lực của Saruman khá giống với Gandalf. Ông ta có thể thổi ra một lực mạnh từ cây pháp trượng trên tay và cũng từ nó mà có thể phóng ra một quả cầu lửa về phía địch thủ. Saruman còn có khả năng tác động và sai khiến được các yếu tố thời tiết như mây và sấm sét. Nói chung là quyền năng của ông ta rất mạnh.
Trong những quyền phép của Saruman thì nên đặc biệt nói tới khả năng mê hoặc tâm trí, đây thực sự là một khả năng nguy hiểm nhất. Vào thời kỳ đỉnh cao, Saruman có thể mê hoặc và sai khiến được cả những người có tâm trí mạnh mẽ nhất chỉ bằng cách nói chuyện với họ. " Giọng nói của Saruman " là một cụm từ đặc biệt, nó được dùng ám chỉ đến những lúc mà ông ta đang sử dụng khả năng mê hoặc để sai khiến tâm trí người khác. Đây là khả năng cuối cùng mà Saruman còn giữ lại được khi mà ông ta bị thất bại tại Isengard. Trước đó, Saruman còn đầu độc được cả tâm trí của vua Theoden, một con người vô cùng mạnh mẽ và sáng suốt. Đến lúc nhóm Gandalf đi tới Orthanc, gần như tất cả các kỵ sỹ đi theo đều bị giọng nói của ông ta mê hoặc, chỉ trừ có những anh hùng mới có thể trụ được nhờ sự nhắc nhở và bảo vệ của Gandalf.
Về sau, Saruman lại dùng khả năng này của mình để đánh lừa TreeBeard và trốn thoát ra khỏi sự công giữ của người Ent.
* Trong điện ảnh
Trong bộ 3 Chúa Nhẫn của Peter Jackson, Saruman được thủ vai bởi Sir Christopher Lee. Về vai trò thì không khác gì nhiều so với trong tiểu thuyết nhưng có một điểm khác biệt quan trọng là ở cái chết của Saruman. Trong phim thì Saruman đã bị Grima đâm chết ngay từ lúc họ đang đứng trên đỉnh của tháp Orthanc và đang nói chuyện với nhóm người Gandalf ở phía dưới, xác của ông ta sau đó đã rơi xuống và bị cuốn vào một chiếc cối xay gió. Cũng bởi đã chết ở ngay lúc đó nên trong phim sẽ không nhắc tới việc ông ta đi tới xứ
Shire và gây ra tội ác tại đây.
GOTHMOG
Xem Phần 2: Phe Bóng Tối
ALATAR
" Manwe triệu tập các Valar đến một hội nghị nhằm đưa ra đề xuất về việc cử đi 3 sứ giả tới Trung Địa và Ngài cất tiếng hỏi là ai sẽ đi .... Chỉ duy nhất 2 người bước lên; Curumo và Alatar ... và Alatar đã mang Pallando đi cùng như là một người bạn."
Alatar là một Maiar có cái tên gốc là Morinehtar, ông là 1 trong 5 phù thủy trong nhóm Istari nhưng trước đó đã từng được cử tới Trung Địa cùng người bạn thân là Romestamo ( Pallando ) vào thời đại thứ 2. Ở Trung Địa, họ được biến đến như là Ithryn Luin, hoặc là các phù thủy áo Lam. 2 phù thủy Lam đều là các Maiar thuộc quyền của Valar Orome nên họ cũng có thói quen sống ở các vùng thảo nguyên hoặc rừng rậm to lớn, lúc đến Trung Địa, họ được giao nhiệm vụ chính là bình định các mối phản loạn ở những vùng phía Đông như Rhun hay Khand. Tại đây, họ đã thành công trong nhiệm vụ của mình và còn giúp đỡ rất nhiều cho một số bộ lạc có chủ trương không phục tùng Melkor và Sauron. Chính Alatar và Pallando mới là những người đầu tiên trong số các Istari được phái tới Trung Địa vì lúc họ thành công trong nhiệm vụ ở phương Đông thì đó cũng chính là khoảng thời gian mà Những chiếc nhẫn Sức mạnh đang được tạo ra. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì 2 phù thủy Lam đã trở về Valinor.
* Thời đại thứ 3
" Tôi nghĩ rằng họ đã ra đi như là những sứ giả được điều tới những khu vực xa xôi, ở hướng đông và hướng nam, ... nơi nhiệm vụ diễn ra ngay trong lòng những vùng đất từng thuộc về kẻ thù. Họ đã đạt được những thành công gì thì đó là điều mà tôi cũng không biết; nhưng tôi e là họ đã thất bại, giống như Saruman đã từng thất bại, mặc dù vẫn còn rất nhiều sự hồ nghi; và tôi còn cho rằng họ chính là những người đã khai sáng và sáng lập ra các giáo phái bí mật và các phép thuật cổ truyền tồn tại ở phương Đông từ trước cả thời điểm sụp đổ của Sauron."
– J.R.R.Tolkien
Năm 1000 của thời đại thứ 3, các Valar có ý định lựa chọn ra 5 Maiar để làm 5 sứ giả đại diện cho thiên giới tới Trung Địa để giúp các dân tộc tự do tại đây chống lại mối hiểm họa Sauron. Alatar cùng với Saruman là 2 người duy nhất tự động bước lên để nhận nhiệm vụ này. Về sau, Alatar đã chọn lựa Pallando để làm người bạn đồng hành của mình. 5 người trong nhóm Istari cùng đến Bến cảng Xám ở Trung Địa và cùng gặp lãnh chúa Cirdan, sau khi lãnh chúa đưa cho Gandalf chiếc nhẫn Nanya thì đã gây ra mối bất hòa ngấm ngầm giữa Saruman với Gandalf, thái độ của 3 phù thủy còn lại đối với việc này thì không thấy nhắc tới.
Sau khi đến Trung Địa lần thứ 2, Alatar đã cùng với Saruman và Pallando đi tới các vùng đất ở phía Đông để giúp giải phóng cho những con người Numenor cuối cùng, mà lúc đó đã là những tộc người có nền văn minh lớn như Haradrim và Easterling, thoát khỏi sự kiềm tỏa của Sauron. Về sau, Saruman được cho là đã thất bại và quay trở về Gondor một mình trong khi 2 phù thủy áo Lam thì không bao giờ còn được nhắc tới. Số phận của họ vẫn là một bí ẩn nhưng nhiều khả năng là họ đã bị thất bại trong nhiệm vụ lần này.
Alatar và Pallando đều được gọi là những phù thủy Lam bởi màu áo mà họ mặc khi tới Trung Địa là màu xanh nước biển, tuy nhiên, màu áo của Alatar thì đúng chuẩn là màu xanh đậm của biển trong khi màu áo của Pallando thì lại nhạt hơn 1 chút và giống với màu xanh da trời.
RADAGAST
Radagast phù thủy Nâu là một trong số 5 phù thủy của nhóm Istari. Ông còn là bạn tốt của phù thủy Xám Gandalf và thường ra tay tương trợ mỗi khi cấp thiết. Radagast có mối liên hệ vô cùng đặc biệt với cây cối và động vật, cũng bởi lối sống lập dị và tách biệt với con người mà ông có vai trò không mấy quan trọng trong thời kỳ Nhẫn chiến.
* Xuất xứ
Radagast thực ra cũng là một linh hồn Maiar sống cùng với Valar Yavanna và thường được gọi là Aiwendi, có nghĩa là " bạn của loài chim". Về sau, ông ta được lựa chọn như là 1 trong số 5 Maiar, 5 sứ giả thay mặt cho các Valar xuống Trung Địa để giúp các dân tộc tự do ở đây chống lại thế lực của Chúa tể bóng tối Sauron. Radagast cùng 4 người còn lại đã theo đường biển để tới Trung Địa vào năm 1000 của thời đại thứ 3. Cũng bởi Valar Yavanna là vị nữ thần bảo hộ cho cây cối nên Radagast cũng thường xuyên có thói quen gần gũi và che chở cho các sinh vật trong những khu rừng. Cũng bởi lối sống tách biệt mà ông ta thường không quan tâm nhiều đến những biến cố hiểm họa mà Loài người và Elves gặp phải. Radagast không được đánh giá cao như Gandalf hay Saruman về pháp lực và sự mạnh mẽ nhưng ông lại có kiến thức rất lớn về thảo thực vật, các loài chim và các loài thú sống trong rừng.
* Thời đại thứ 3
Trong cuốn Anh chàng Hobbit, Gandalf từng nói rằng Radagast là anh em của họ của ông ta, nhưng nó có vẻ giống một câu đùa dùng để nói về tình bạn thân thiết giữa họ hoặc cũng có thể là một sự thật bởi cả 2 đều là những linh hồn Maiar được sinh ra từ suy nghĩ của Thượng đế Eru. Radagast cũng giống Gandalf ở điểm là ông khá lương thiện và không có tính kiêu căng, những tính cách này rất hợp với Gandalf và không hợp với Saruman. Tuy nhiên, Radagast ít tiếp xúc và ít tranh luận với Saruman hơn là Gandalf, bản tính của ông cũng ôn hòa và đầy vẻ nhượng bộ khi ở trước mặt người đứng đầu của nhóm Istari. Khi Hội đồng Trắng được thành lập, Radagast cũng là một trong số những thành viên chính thức bởi ông sinh sống rất gần khu vực pháo đài Dol Guldur.
Trong thời khắc sa ngã của Saruman, Radagast đã từng vô tình bị Saruman lợi dụng để dụ Gandalf tới Orthanc, nơi mà về sau Gandalf sẽ bị giam cầm. Tuy nhiên, chính Radagast về sau cũng là người vô tình giúp cho Gandalf thoát khỏi Orthanc nhờ việc đã nói cho Chúa tể Đại bàng Gwaihir biết về hành trình của phù thủy Xám. Đó cũng gần như là dấu ấn duy nhất của Radagast trong thời kỳ Nhẫn chiến.
Trong suốt lúc diễn ra Hội nghị của Elrond, Gandalf có nhắc tới Radagast như là một " bậc thầy về thay đổi hình dáng và màu sắc ". Radagast từng sống tại Rhosgobel, ở gần rìa Tây của phía Đông Rừng U Ám, nơi cũng khá gần với Cánh đồng Gladden.
Khi mà các sứ giả của Elrond tìm đến Rhogosbel để gửi lời mời tham dự hội đồng tới Radagast thì họ thấy căn nhà của ông trống không và không biết tìm thấy ông ở đâu. Số mệnh của Radagast sau khi kết thúc Cuộc Nhẫn chiến là không được nói tới.
* Ngoài lề
Không rõ ngày tháng chính xác về thời điểm mà Radagast rời khỏi Trung Địa. Tolkien từng viết rằng do đã bỏ bê nhiệm vụ chính mà các Valar giao phó để tập trung vào cây cối và thú vật mà Radagast đã tự cảm thấy xấu hổ và cho rằng mình không được phép quay trở về thiên giới Aman nữa. Tuy nhiên thì Tolkien cũng nói rằng là ông không nghĩ là Radagast phải cảm thấy xấu hổ bởi dù sao thì phù thủy Nâu vẫn là một người lương thiện và còn tử tế hơn nhiều so với sai lầm sa ngã của Saruman. Một mặt khác, Valar chủ quản của Radagast là nữ thần hoa trái Yavanna, nên có thể nữ thần đã dặn dò ông ta đặc biệt dành sự quan tâm hơn cho các khu rừng bởi các cây cối ở Trung Địa có thể nói đều là những đứa con tinh thần của Valar Yavanna.
Cũng bởi những lí do này nên có lẽ việc Radagast được trở về thiên giới Aman là một điều hết sức bình thường nhưng cũng nhiều khả năng là ông vẫn ở lại Trung Địa cho đến tận thời kỳ cuối cùng bởi tình yêu và sứ mệnh bảo vệ các loài thảo thực vật cũng như là các
loại động vật sinh sống tại đây.
MELIAN
Melian là một Maiar nổi tiếng về sự thông tuệ, tài ca hát và vẻ đẹp khó ai sánh bằng. Bà là nữ hoàng của vương quốc Doriath tươi đẹp, vợ của vua Thingol, và mẹ của Lúthien Tinúviel, người đã được thừa hưởng nhan sắc cùng tài năng âm nhạc của bà.
* Tiểu sử
Trước khi tới Middle-earth, Melian phụng sự hai vị Valar nữ Vána và Estë. Bà sống ở Lórien và chăm bón cây cối cho những khu vườn của Irmo. Về mặt tính tình thì bà giống vị Valar Yavanna nhất. Khi ánh sáng của Hai Cây Thần hòa vào nhau, Melian thường cất lên tiếng hát tuyệt diệu và các vị Valar sẽ dừng tay lắng nghe. Bà đi đến đâu, sơn ca bay theo đến đó để học hót. Khi loài Elf thức giấc bên hồ Cuiviénen, Melian rời khỏi thiên quốc Valinor để tới Middle-earth, nơi bà sẽ phá bỏ sự yên lặng bằng những bài ca và tiếng chim hót.
Bà gặp vua Elu Thingol trong khu rừng Nan Elmoth và hai người phải lòng nhau. Họ sáng lập ra vương quốc Doriath và cùng nhau trị vì qua hàng ngàn năm. Melian dùng pháp thuật của mình tạo ra Vành đai Melian để bao quanh bảo vệ vương quốc, nhưng bà tiên đoán rằng sẽ có một người vượt qua được vành đai trấn giữ này. Quyền năng của Melian rất lớn, gần như là hùng mạnh nhất trong các Maiar, bà có thể dùng Vành đai để chặn đường vào Doriath của Nhện Chúa Ungoliant, một quái vật đã từng bắt trói cả chúa tể hắc ám Melkor. Bà sinh hạ Lúthien, điều đó khiến cho bà trở thành một Ainur hiếm hoi có con cái.
Khi Galadriel đến ở tại Doriath, Melian đã trở thành người thầy và người bạn của Galadriel, bà dạy Galadriel cách làm món bánh thần lembas cùng nhiều điều hay khác. Khi Beren vượt qua được Vành đai, như lời tiên đoán, và đến cầu hôn Lúthien, vua Thingol đòi sính lễ bằng một viên Silmaril quý giá. Melian phản đối yêu cầu này vì biết rằng nó sẽ dẫn đến sự diệt vong của vương quốc. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy Melian khôn ngoan hơn chồng rất nhiều. Nhờ chuyện tình của Lúthien và Beren, dòng máu Maiar của Melian đã được truyền lại cho cả loài Elf và loài Người.
Bà luôn đối tốt với Con Người và giúp đỡ họ rất nhiều: trợ giúp gia đình của Húrin và nhận nuôi Túrin, cung cấp bánh lembas cho Beleg Cúthalion khi chàng đi tìm Túrin. Khi Húrin chua chát quay trở lại Doriath trong cảnh già nua và gia đình tan nát, Melian đã khuyên giải ông và khiến ông tỉnh ngộ.
Sau cái chết của vua Thingol, Melian đau khổ bỏ vương quốc để trở về Valinor, vùi lấp nỗi buồn thương trong khu vườn của Lórien nơi bà ra đi ngày trước.
* Tên gọi
Bà được mô tả là có mái tóc đen. Melian là tên trong tiếng Sindarin, có nghĩa là tạo vật
đáng yêu. Tên tiếng Quenya của bà là Melyanna. Bà còn mang danh hiệu Tóril, nghĩa là
Nữ hoàng.
PALLANDO
Pallando là một trong số 5 phù thủy Istari được các Valar phái tới Trung địa để giúp các dân tộc tự do ở đây trong cuộc chiến với Chúa tể bóng tối Sauron. Pallando vốn là một Maiar có tên gốc là Romestamo, ông là bạn thân của Maiar Alatar, 2 người được mệnh danh là Ethryn Luin, nghĩa là các phù thủy áo Lam. Sức mạnh và quyền phép của Pallando cũng chưa bao giờ được đem ra để so sánh chính xác với 4 phù thủy còn lại của nhóm Istari.
Trước khi đến với Trung Địa, Pallando cùng với Alatar đều là 2 Maiar phục vụ cho Valar Orome nên giữa họ có một liên kết rất đặc biệt. Cũng phải nói đến việc là chính 2 Maiar này mới là những Istar đầu tiên tới Trung Địa chứ không phải là Saruman hay Gandalf. Ở thời đại thứ 2, Pallando và Alatar đã được phái tới vùng phương Đông của Trung Địa để giúp giải quyết những vấn đề rối loạn do những con người đi theo Sauron gây ra. Nhiệm vụ này đã được 2 người thực hiện thành công, ngoài ra thì họ còn giúp đỡ rất nhiều cho những bộ lạc trung lập không phục vụ cho phe bóng tối. Có thể chính 2 người là thủy tổ của những pháp thuật và giáo phái cổ truyền ở những vùng đất phương Đông này.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 2 người đã quay trở lại Valinor và cho đến năm 1000 của thời đại thứ 3, khi Valar Manwe quyết định cử 5 sứ giả tới Trung Địa thì Pallando và Alatar lại một lần nữa được chọn lựa để lần thứ 2 thực hiện nhiệm vụ ở đại lục phía Đông. Nhóm Istari đến Bến cảng Xám cũng vào năm 1000, Pallando và Alatar đều được gọi là các phù thủy Lam bởi họ thường khoác lên mình bộ trang phục màu Lam ( tức là màu xanh nước biển ). Pallando được cho là có màu áo nhạt hơn so với Alatar, bộ râu của ông cũng ngắn hơn so với của Gandalf hay Saruman và nó có màu xám. Ngoài ra thì trông Pallando cũng trẻ trung hơn so với Gandalf và sạch sẽ hơn so với Radagast.
Lần tới Trung Địa thứ 2 này, 2 phù thủy Lam lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của họ ở vùng phương Đông nhưng lần này thì còn có thêm cả Saruman cùng tham gia. Riêng Pallando thì còn có biệt hiệu là " Người cứu giúp của phương Đông", điều đó cho thấy rằng vai trò của ông là không hề nhỏ trong thời đại thứ 3 mặc dù tung tích của cả 2 phù thủy Lam đều không được nhắc tới rõ ràng. Sau một thời gian ở phương Đông, Saruman được cho là thất bại trong nhiệm vụ đã trở về phương Tây và nhận được sự giao phó Orthanc của quan chấp chính Gondor. Ngược lại, số phận của Pallando cũng như là Alatar thì lại không hề được nhắc tới thêm 1 lần nào nữa. Họ cũng gần như không có sự liên hệ gì với những Istar còn lại bởi Gandalf thậm chí còn không nhớ được chính xác tên của họ. Tolkien từng nói là ông e sợ rằng các phù thủy Lam đã thất bại trong nhiệm vụ của mình nhưng có thể trong thực tế thì vai trò của họ vẫn là vô cùng quan trọng trong thời kỳ Nhẫn chiến. Không biết được rằng họ có còn ở Trung Địa hay đã vượt biển về Aman vào cuối thời đại thứ 3 hay không? Số phận của Pallando và Alatar vẫn còn là 1 bí ẩn.
GWAIHIR
Chúa gió Gwaihir được biết tới như là Chúa tể của loài Đại bàng lớn ở Trung Địa trong thời đại thứ 3. Ông ta nhiều khả năng là người có kích cỡ lớn nhất, thông minh nhất và bay nhanh nhất trong số các Đại bàng ở Trung Địa vào thời đại này. Ngoài ra thì Gwaihir còn có khả năng hiểu và nói được tiếng người giống như là Thorondor trước kia.
Gwaihir vốn là một hậu duệ xuất sắc của Thorondor, Vua của các Đại bàng lớn trong thời đại thứ nhất. Kích cỡ và sức mạnh của Gwaihir chắc chắn là không bằng được so với Thorondor bởi Vua đại bàng ở Kỷ 1 luôn được cho là người vĩ đại nhất trong giống loài của ông ta. Lúc Thorondor đi giải cứu Beren và Luthien thì Gwaihir và em trai của ông ta là Landroval cũng cùng lúc có mặt bên cạnh vị Vua đại bàng. Nói chung thì ở thời đại thứ nhất, Gwaihir khá lu mờ trước Thorondor và vai trò của ông chỉ được nhắc tới rõ ràng hơn vào thời đại thứ 3 mà đặc biệt là ở các sự kiện trong Anh chàng Hobbit và Chúa Nhẫn.
* Trong Anh chàng Hobbit
Năm 2941 của thời đại thứ 3, Gwaihir từng dẫn đầu một nhóm Đại bàng đi giải cứu cho nhóm đồng hành của Thorin khi họ đang bị lũ Wargs và Orcs truy đuổi ở gần núi Gundabad. Trong Anh chàng Hobbit thì tác giả Tolkien hồi đó vẫn chưa nhắc rõ ràng về tên riêng của các nhân vật Đại bàng lớn, ông chỉ nói là người dẫn đầu các Đại bàng trong cuộc giải cứu là Chúa tể Đại bàng.
Sau khi cứu được nhóm đồng hành, những Đại bàng lớn đã đưa họ về nơi ở và tại đây, Gandalf đã nói với Bilbo rằng là ông ta có mối quan hệ với Chúa tể Đại bàng từ khá lâu. Ở một khoảng thời điểm nào đó trước kia, Gandalf đã từng giúp chữa trị cho Chúa tể Đại bàng khỏi một vết thương nguy hiểm do trúng phải tên độc của lũ Orcs và kể từ đó thì 2 người đã trở thành những người bạn tin cậy của nhau. Mặc dù là tên của vị Chúa tể Đại bàng không được nhắc tới rõ ràng nhưng gần như đó chính là Gwaihir bởi trong số các Đại bàng thì không ai có mối quan hệ thân thiết với Gandalf như ông ta.
Về sau ở Trận chiến của 5 đạo quân, Gwaihir đã dẫn một đạo quân Đại bàng đông đảo bay đến Ngọn núi Cô độc để giúp tiêu diệt lũ Orcs tại trận chiến. Gwaihir đã sống sót qua trận chiến và đã bay về nơi ở trên núi trước khi Bilbo kịp tỉnh giấc để nói lời cảm ơn ông ta.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Vào mùa hè năm 3018 của thời đại thứ 3, Gandalf có nhờ Radagast chuyển lời tới các loài chim và nhờ chúng lan truyền giúp những tin tức quan trọng đã và đang diễn ra ở các vùng đất. Các loài chim và các đại bàng lớn đã giúp Radagast thực hiện nhiệm vụ này bằng cách quan sát và thông báo các tin tức về các đợt hội quân của lũ Orcs ở gần Dãy núi Sương mù và cả sự trốn thoát của Gollum khỏi Vương quốc Đất rừng.
Qua lời kể của Radagast, Gwaihir bay tới Isengard để tìm Gandalf và vào tầm rạng sáng ngày 18-9 năm 3018, ông ta phát hiện ra Gandalf đang bị giam giữ ở trên đỉnh tháp Orthanc bởi Saruman. Vị Chúa gió đã cứu và mang Gandalf ra khỏi Isengard mà Saruman không hề hay biết. Khi Gandalf nói rằng là ông cần một con ngựa thì Gwaihir đã thả ông ta xuống vùng đất của vương quốc Rohan rồi bay đi.
Ngày 17-2-3019, Gwahir được nữ hoàng Galadriel mời đến để giúp tìm kiếm tung tích của Gandalf. Ngay sau khi nhận lời với nữ hoàng, Chúa gió đã ngay lập tức thực hiện cuộc tìm kiếm và rồi ông ta đã tìm thấy Gandalf đang nằm hôn mê tại đỉnh Celebdil. Sau đó, ông ta đã mang vị phù thủy trở về Lothlorien cho nữ hoàng Galadriel chăm sóc. Có 1 điểm chú ý đó là lần này, Gwaihir cảm thấy Gandalf đã nhẹ hơn lần chở tại Isengard rất nhiều, nhẹ như không có gì vậy. Lí giải cho điều này là bởi lúc đó, sự sống cũ của Gandalf đã bị thiêu đốt hoàn toàn và ông ta đang trong quá trình hồi sinh thành Phù thủy Trắng.
Ngay sau khi đưa Gandalf tới Lothlorien, Gwaihir lại được nhờ để đi theo dõi tung tích và tin tức của Đoàn hộ Nhẫn. Aragorn và Legolas, cả 2 đã từng nhìn thấy ông ta đang bay lượn ở phía trên của Emyn Muil. Gwaihir trở về với Gandalf và cho ông ta biết thêm về những tin tức mới mà trong đó có việc Merry và Pippin đã bị bắt bởi những Uruk-hai của Saruman. Việc này có thể là lí giải cho lí do vì sao mà Gandalf Trắng lại tình cờ xuất hiện tại gần khu vực rừng Fangorn, nơi mà 2 người Hobbit bị giải tới, có thể là từ tin tức của Gwaihir mà ông ta đã đi ngay tới đây với mục đích giải cứu Merry và Pippin.
Ngày 25 tháng 3 năm 3019, Gwaihir lại một lần nữa dẫn đạo quân Đại bàng lớn tham gia vào một trận đánh lớn, lần này thì là tại Trận chiến Moranno diễn ra ngay trước Cánh cổng Đen của Mordor. Các Đại bàng lớn đã bất ngờ xuất hiện và mục tiêu đầu tiên của họ chính là những Nazgul đang cưỡi Đại bàng địa ngục ở phía trên không. Đám đại bàng địa ngục tỏ ra yếu thế trước Gwaihir và đội quân của ông ta trước khi chúng bay về phía núi Doom theo mệnh lệnh triệu hồi của Sauron.
Sau khi Nhẫn Chúa bị phá hủy và núi Doom phát nổ, Gandalf một lần nữa đã nhờ Gwaihir và 2 người anh em của ông ta bay vào trong biển lửa Mordor để tìm kiếm Frodo và Sam. Gandalf nói rằng đây sẽ lần cuối cùng mà ông ta làm phiền tới Chúa tể Đại bàng nhưng Gwaihir lại tỏ ra thoải mái khi nói: " tôi sẽ chở ông tới bất cứ đâu ông muốn ... cho dù ông có được đẽo từ đá đi chăng nữa".
Khi bay vào trong Mordor, nhờ vào đôi mắt tinh tường của mình mà chính Gwaihir là người đầu tiên phát hiện ra Frodo và Sam đang nằm trên một tảng đá trôi nổi giữa biển lửa. Đi cùng ông còn có 2 đại bàng lớn khác là Landroval và Meneldor. Các đại bàng lớn đã kịp thời cứu được 2 anh chàng Hobbit và đưa họ tới nơi an toàn. Kể từ thời điểm đó, Gwaihir và bầy đàn của ông không còn thấy nhắc tới trong Chúa Nhẫn. Về khả năng Gwaihir có trở về Aman như Thorondor trước đó hay không vẫn còn được bỏ ngỏ.
* Nghi vấn
Có những tranh luận nhất định về việc cho rằng Chúa tể Đại bàng trong Anh chàng Hobbit và Gwaihir là 2 nhân vật khác nhau. Những người đưa ra quan điểm này là bởi dựa vào câu nói của Gandalf lúc ông ta nhờ vả Gwaihir lần cuối ở trước cánh cổng Đen, câu nói có nội dung chính xác như sau:
" Anh đã đưa tôi đi 2 lần, Gwaihir bạn của tôi.. 3 lần sẽ hoàn trả tất cả, nếu anh thuận ý."
Nhiều người cho rằng ở thời điểm câu nói đó thì số lần Gwaihir giải cứu Gandalf phải là 3 lần chứ không phải 2 lần. Lần 1 là ở núi Gundabad, lần 2 ở Isengard và lần 3 là ở đỉnh Celebdil. Tuy nhiên, Admin vẫn tin rằng Gwaihir chính là vị Chúa tể Đại bàng trong Anh chàng Hobbit bởi lần giải cứu ở Gundabad, không có đoạn nào nói tới việc chính đích thân Chúa tể đại bàng đã chở Gandalf bay khỏi cuộc truy sát của lũ Warg và Orcs cả. Chúa tể đại bàng có thể là người đã dẫn đầu nhóm đại bàng giải cứu nhưng chở Gandalf bay đi không nhất thiết phải là ông ta mà có thể là một nhân vật Đại bàng bất kỳ khác.
Tiếp nữa, có thể những gì mà Gandalf nói là chỉ liên hệ tới những thời điểm gần nhất. Lần ở Isengard và đỉnh Celedil là 2 lần gần nhất, chúng chỉ diễn ra trong khoảng từ tháng 9 năm 3018 cho đến đầu năm 3019, tức là chỉ trong khoảng nửa năm.
Cuối cùng thì là ở đầu mối " 3 lần sẽ hoàn trả tất cả " ở chính câu nói trên. Vậy cái gì được hoàn trả ở đây ngoài việc Gandalf đang ám chỉ đến lần ra ơn cứu sống cho Gwaihir thoát khỏi vết thương từ mũi tên độc. Việc cứu sống Chúa tể Đại bàng của Gandalf được nhắc tới trong chính cuốn Anh chàng Hobbit.
* Bên lề
Ở trong phim của Peter Jackson thì trước mỗi lần Gwaihir xuất hiện là lại có một con bướm hoặc một con chim nhỏ bay tới trước trước mặt của Gandalf khiến cho nhiều người nghĩ rằng chính phù thủy Xám đã nhờ chúng đi thông báo cho Chúa tể Đại Bàng. Đó chỉ là tình tiết thêm của phim bởi thực ra khả năng kết nối với loài chim và những con chim, con bướm nhỏ đó thực ra cũng đều thuộc về phù thủy Nâu Radagast. Chính ông ta là người đã giúp Gandalf liên lạc với các loài chim và chỉ đường cho Gwaihir tới Isengard. Cũng có người đặt thắc mắc là tại sao Gandalf lại không nhờ luôn chính Gwaihir chở ông ta tới núi Doom để ném chiếc Nhẫn Chúa vào đó thay vì mạo hiểm dùng phương án Frodo. Lí giải cho điều này thì chính Chúa tể Đại bàng đã từng nói với nhóm đồng hành của Thorin là các Đại bàng lớn không nên bay tới gần các khu người ở vì họ có thể bị bắn hạ bởi các mũi tên lớn. Nếu Gwaihir bay tới gần Mordor thì con mắt của Sauron sẽ phát hiện ra và cho thuộc hạ bắn hạ ông ta ngay lập tức, đó là còn chưa kể tới các Nazgul cưỡi Đại bàng địa ngục ở trên không, chúng cũng có thể ngăn cản được Gwaihir và cướp được chiếc nhẫn từ ông ta.
Gwaihir còn có 1 cái tên ban đầu là Gwaewar. Nghĩa của từ Gwaihir trong tiếng Sindar có mang ý nghĩa là Chúa gió. Biệt danh và tên gọi này làm liên tưởng nhiều tới tước hiệu Chúa gió của Chúa tể Valar Manwe, Valar Manwe cũng là người đã tạo ra các Đại bàng lớn, có thể Gwaihir cũng là 1 trong số những đứa con được yêu thích nhất của Ngài. Về kích thước và sức mạnh thì Gwaihir không bằng so với Thorondor nhưng có lẽ về tốc độ thì nhiều khả năng ông ta lại nhanh hơn. Một điều nữa đó là nếu Thorondor là một linh hồn Maiar quyền năng thì chắc chắn Gwaihir cũng vậy.
ARIEN
Arien là một nữ Maiar, người có nhiệm vụ bảo vệ và điều khiển Mặt Trời. Bà là một trong số ít những linh hồn Ainur tính lửa không gia nhập vào phe của Melkor, trong khi hầu hết những người khác đều đi theo ông ta và về sau trở thành những quỷ lửa Balrogs.
Về thân thế, Arien từng là một linh hồn tính lửa phục vụ cho Valar Vana, nữ thần tuổi trẻ, tại những khu vườn của Valinor, mặc dù ở một số ghi chép khác của Tolkien thì lại nói rằng chủ nhân thực sự của bà phải là Valar Varda. Tuy là một linh hồn tính lửa nhưng Arien chưa bao giờ bị cám dỗ trước Melkor, một người có quyền năng sử dụng lửa rất mạnh. Truyền thuyết nói rằng, Arien có một đôi mắt bốc lửa, chúng sáng đến độ không người Elf nào có thể nhìn thẳng vào được và những tay sai của Melkor thì bị làm cho khiếp sợ mỗi khi phải trông thấy vị nữ Maiar này.
Lúc còn ở tại Valinor, Arien cũng hóa thân thành một hình dạng tương tự như các Valar nhưng khi thực hiện nhiệm vụ hộ pháp cho Mặt trời thì bà lại biến trở về hình dáng nguyên thủy của mình là một linh hồn lửa đáng sợ và chói lòa. Arien được cho là có sức mạnh lớn hơn nhiều so với Tilion, người hộ pháp của Mặt Trăng.
Khi 2 cây thần Valinor bị hủy diệt, chính Arien đã hộ tống trái cây vàng cuối cùng của Laurelin trên một con thuyền được tạo ra bởi Valar Aule để mang nó tới bầu trời. Vì là hộ pháp của Mặt trời nên Arien trở thành một trong những Maiar được yêu mến nhất bởi những người phàm, thêm nữa còn bởi vì chuyến du hành đầu tiên của bà trên bầu trời chính là dấu hiệu giúp cho Loài người được thức tỉnh.
Tên của Arien trong tiếng Quenya mang ý nghĩa là Thiếu nữ Ánh dương. Trong những ghi chép bản thảo ban đầu của Tolkien thì Arien còn có 2 cái tên khác là Urien và Urwendi, cả 2 đều mang ý nghĩa là Thiếu nữ Ánh lửa.
Trong một số ghi chép không nằm trong Huyền sử Silmaril, Tolkien có nhắc đến việc Melkor có ý muốn chiếm đoạt Arien làm vợ nên đã có hành động cưỡng ép với bà, Arien đã tách hồn ra khỏi phần thân xác và lao mình xuống biển để chết. Lúc bà chết, Mặt trời không còn ai kiểm soát nên đã tự do bay lượn trên bầu trời và thiêu đốt rất nhiều vùng đất phía dưới của Arda. Fionwe, người mà về sau được gọi là Eonwe, được miêu tả như là đã
yêu Arien, đặt quyết tâm đánh bại Melkor để trả thù cho bà.
THORONDOR
Thorondor là vua của tất cả các Đại Bàng Lớn ở Trung Địa trong suốt Thời đại thứ nhất. Ông ta có lẽ là con đại bàng có kích cỡ lớn nhất trong số tất cả các con thuộc chủng loài này với sải cánh rộng tới 180 feet.
Khi người Noldor rời bỏ Aman thì Thorondor cùng các Đại bàng lớn đã được Chúa tể Valar Manwe điều xuống Trung Địa với nhiệm vụ bảo vệ và hỗ trợ cho họ trong cuộc chiến với Chúa tể bóng tối Melkor. Những người Elves tại Beleriand lần đầu nhìn thấy Thorondor là khi ông ta giúp Fingon giải cứu cho Maedhros khỏi tù ngục của Thangorodrim. Không lâu sau, chính nơi đây trở thành ngôi nhà của Thorondor nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn. Về sau, Chúa tể đại bàng cùng với các đồng loại của mình đã đến cư ngụ tại Crissaegrim.
Khi vương quốc Gondolin được xây dựng thì Thorondor trở thành một vị tiên công gác và bảo vệ cho thần dân tại đây. Trong trận đấu tay đôi giữa Melkor và Fingolfin, chính Thorondor đã mổ mù mắt của Chúa tể bóng tối và mang được xác của Fingolfin về Gondolin. Cũng chính ông ta cùng với 2 Đại bàng lớn khác đã tiến hành giải cứu Beren và Luthien khỏi Angband.
Khi Gondolin bị sụp đổ, Thorondor cũng đã ra tay để cứu giúp những người còn sống sót. Trong suốt Cuộc Chiến Thịnh Nộ, Thorondor và Earendil đã dắn dắt đội quân Đại Bàng chiến đấu với những con Rồng của Melkor, và nhiều khả năng chính ông ta đã cùng với Earendil đánh bại Rồng đen Ancalagon, con rồng mạnh nhất trong lịch sử.
Trong những ghi chép của Tolkien thì Thorondor không được đề cập tới thêm sau khi kết thúc Cuộc chiến Thịnh Nộ. Nhiều người tin rằng ông ta đã trở về thiên quốc Valinor nhưng vẫn để lại ở Trung Địa những hậu duệ của mình. Sau khi Thorondor rời đi thì Gwaihir Chúa Gió đã tiếp nối để trở thành Chúa tể Đại bàng ở Trung Địa.
MENELDOR
Meneldor là một Đại bàng Lớn từng được nhắc tới ở chương " Cánh đồng Cormallen " trong cuốn Sự trở về của Đức vua, phần 3 thuộc loạt tiểu thuyết Chúa tể những chiếc Nhẫn của nhà văn Tolkien. Loài Đại bàng lớn tuy là những linh hồn Maiar nhập thể trong thân xác Đại bàng nhưng cũng không có nhiều nhân vật trong số họ được nhắc tới với tên riêng. Chỉ có 4 đại bàng được nhắc tên riêng trong tất cả các tiểu thuyết của Tolkien đó là Vua đại bàng Thorondor, Chúa tể đại bàng Gwaihir, Landroval em trai của Gwaihir và người còn lại chính là Meneldor.
Sau khi Nhẫn Chúa bị phá hủy khiến cho núi Doom nổ tung thì Gandalf đã nhờ Gwaihir gọi thêm 2 Đại bàng ưu tú nhất trong bầy đàn của ông để cùng bay vào biển lửa Mordor cứu Frodo và Sam đang mắc kẹt trong đó. Gwaihir đã chọn thêm 2 người nữa là Landroval, em trai của ông và người còn lại chính là Meneldor. Điều đó có thể cho thấy Meneldor là vị đại bàng có độ uy tín đứng thứ 3 trong số các Đại bàng Lớn còn tồn tại ở Trung Địa vào thời đại thứ 3.
Là một Maiar bất tử nên gần như chắc chắn là Meneldor cũng đã từng thuộc bầy đàn của Vua Đại bàng Thorondor trong thời đại thứ nhất. Có lẽ cả Gwaihir, Landroval và Meneldor đều đã từng tham gia chiến đấu với đội quân Rồng có cánh do Ancalagon dẫn đầu trong Cuộc chiến Thịnh Nộ. Cũng nhiều khả năng, Trận chiến của 5 đạo quân cũng có sự góp mặt của Meneldor. Trong trận chiến Moranno ở trước Cánh cổng Đen, Meneldor cũng tham gia và sống sót cho tới khi trận đánh kết thúc.
Từ Menel trong tên của Meneldor theo ngôn ngữ Sindar có ý nghĩa là " thiên đường" hoặc " bầu trời". Ở thời đại thứ 3 thì Meneldor cùng với các Đại bàng Lớn khác đều cư trú tại một Tổ Đại bàng to nằm ở trên vách núi đá của Dãy núi Sương mù. Nhiều khả năng thì Meneldor, cũng như Landroval, đều có thể hiểu và nói được tiếng người như Gwaihir và Thorondor.
Lúc Bilbo Baggin được chở đi từ Tổ Đại bàng, anh ta đã quá sợ nên níu chặt vào người của một Đại bàng đến nỗi mà vị Đại bàng đó đã phải nhắc nhở: " Đừng véo! Cậu không cần phải nhát như thỏ đế, ngay cả khi nom cậu khá giống một chú thỏ đấy. Sáng hôm nay trời đẹp và ít gió. Còn gì tuyệt vời hơn là bay nữa."
Không biết vị Đại bàng Lớn đã nói chuyện với Bilbo là ai nhưng có lẽ không phải là Gwaihir bởi thường thì ông ta hay chở Gandalf. Xét về vai vế thì sau Gandalf là Thorin nên Landroval có lẽ là người đã chở Thorin, còn người chở Bilbo thì nhiều khả năng chính là Meneldor.
LANDROVAL
Landroval là một trong những nhân vật Đại bàng Lớn mạnh nhất ở Trung Địa vào thời đại thứ 3. Ông ta được Gandalf nhắc tới như là em trai của Chúa tể Đại bàng Thorondor và cũng là 1 trong 3 Đại bàng Lớn ưu tú nhất được nhờ cậy để bay vào biển lửa Mordor nhằm cứu thoát Frodo và Sam sau khi Nhẫn Chúa bị phá hủy.
Giống như anh trai của mình là Gwaihir thì Landroval cũng là một hâu duệ của Vua Đại bàng Thorondor và cả 2 cùng xuất hiện ở Trung Địa ngay từ thời đại đầu tiên. Lúc Thorondor giải cứu Beren và Luthien khỏi pháo đài Angband của Chúa tể bóng tối Melkor thì chính Gwaihir và Landroval là 2 Đại bàng bay đồng hành cùng với ông.
Do các Đại bàng lớn là những linh hồn Maiar nên sức mạnh của họ là rất lớn và cũng bất tử theo thời gian nếu như không bị kẻ thù sát hại. Landroval sống tới tận thời đại thứ 3 của Trung Địa, trong cuốn anh chàng Hobbit có nói tới việc Gwaihir bị thương nặng bởi một mũi tên độc nhưng đã được Gandalf chữa trị. Nếu trong trường hợp Gwaihir bị chết do vết thương đó thì không ai khác ngoài Landroval sẽ kế thừa chức danh Chúa tể Đại bàng. Quan hệ của Landroval là khá tốt với các phù thủy Istari nhưng không thân thiết được như mối quan hệ giữa Gwaihir và Gandalf.
Nhiều khả năng là Landroval cũng đã từng tham gia vào Trận chiến của 5 đạo quân bởi ở Trận chiến Moranno thì ông ta cũng tham gia chiến đấu bên cạnh anh trai của mình. Theo giọng điệu của Gandalf thì có vẻ như 2 anh em Gwaihir và Landroval rất hay đi cùng nhau trong những nhiệm vụ mang tính sinh tử.
Theo giả thuyết của 1 số người thì họ cho rằng Chúa tể Đại bàng được nhắc tới trong cuốn Anh chàng Hobbit không phải Gwaihir mà chính là Landroval. Lí lẽ cho giả thuyết này được giải thích rõ hơn trong bài viết về Gwaihir.
Cái tên Landroval theo ngôn ngữ Sindar có ý nghĩa là " Cánh rộng ". Bên cạnh đó, nhiều khả năng thì Landroval, cũng như là Meneldor, đều có thể hiểu và nói được tiếng người như Gwaihir và Thorondor. Lúc Bilbo Baggin được chở đi từ Tổ Đại bàng, anh ta đã quá sợ nên níu chặt vào người của một Đại bàng đến nỗi mà vị Đại bàng đó đã phải nhắc nhở:
" Đừng véo! Cậu không cần phải nhát như thỏ đế, ngay cả khi nom cậu khá giống một chú thỏ đấy. Sáng hôm nay trời đẹp và ít gió. Còn gì tuyệt vời hơn là bay nữa."
Không biết vị Đại bàng Lớn đã nói chuyện với Bilbo là ai nhưng có lẽ không phải là Gwaihir bởi thường thì Chúa tẻ đại bàng hay chở Gandalf. Xét về vai vế thì sau Gandalf là Thorin nên Landroval có lẽ là người đã chở Thorin, còn người chở Bilbo thì nhiều khả năng là Meneldor.
OSSE
Osse là một Maiar có mối liên hệ mật thiết với Valar Ulmo. Trong số các Ainur, ông thuộc nhóm các linh hồn biển cả nhưng khi tới Arda thì lại theo về phe của Melkor để chống lại các Valar. Với quyền năng của mình, Osse thường vô cớ tạo nên những cơn bão biển nhưng với mục đích chủ yếu là chỉ để cho vui. Về sau, Osse đã bị thuyết phục bởi vợ của ông là Maiar Uinen, nên đã quay trở về phục vụ cho các Valar. Vì là một linh hồn biển cả nên Osse thuộc quyền cai quản của Valar Ulmo, tuy đã được bình dịu hơn về mặt tâm tính nhưng đôi khi Osse vẫn gây ra những cơn bão ở trên biển. Ở thời đại thứ 2, những thủy thủ người Numenor vẫn thường phải cầu khấn sự che chở của Maiar Uinen vì chỉ có bà mới có thể bình lắng được những cơn bão của Osse.
Cả 2 vợ chồng Osse và Uinen đều là những người bạn thân thiết với người Elf Teleri và Sindar. Cả lãnh chúa Cirdan cũng là bạn thân của họ. Osse là một trường hợp khá đặc biệt trong số các Maiar, ông là một trường hợp ngược lại của Sauron khi đã từng phục vụ cho Melkor rồi sau đó lại quay về phe Valar trong khi Sauron lại từng ở phe Valar rồi sau đó đã đi theo Melkor. Về vai trò và quyền năng, các Valar cũng từng đánh giá là Osse có giá trị cao ngang như họ.
Trong những phiên bản bản thảo không chính thức của Huyền sử Silmaril, Osse bản thân được mô tả có địa vị như là một Valar, và ông thường xuyên cự cãi lại ý muốn của Valar
Ulmo.
UINEN
Uinen là một linh hồn Maiar thường được biết tới với biệt danh là Phu nhân của biển cả, bởi bà là vợ của Maiar Osse và là đấng bảo trợ cho tất cả những người đi biển.
Uinen yêu quý tất cả các loài sinh vật sống trong những dòng nước của thế giới bao gồm cả động vật và thực vật. Tình yêu của bà có khả năng làm bình lắng được cả những con sóng và những cơn bão biển hung dữ được tạo ra bởi Maiar Osse. Là một người vợ, Uinen luôn điều tiết được giới hạn trong những hành động của chồng mình. Mái tóc của Uinen rất dài, những sợi tóc của bà thường trải xõa lên trên mặt nước.
Trong những ngày ban sơ của Arda, khi mà Osse kiêu ngạo và độc hành thường chống đối lại Valar Ulmo và phục vụ cho Melkor, Uinen đã làm cho ông hiểu được nhiều điều và quay về với chính nghĩa. Bà làm điều đó vì lẽ phải, vì tình yêu dành cho chồng và cũng vì mệnh lệnh của Valar Aule. Kể từ đó, Uinen luôn kiềm chế được chồng mình mỗi lần ông có những hành động quá đà để tránh gây hại cho những con người vô tội sống gần biển cả. Người Teleri dành rất nhiều tình yêu của họ cho Uinen, cả bà lẫn Osse đều là những người bạn thân thiết với họ khi còn ở con sông Sirion. Chính Uinen cũng đã đổ lệ khóc thương cho những người Teleri bị giết trong Cuộc thảm sát nội tộc ở Alqualonde.
Do là đấng bảo trợ cho những người đi biển nên sang đến thời đại thứ 2, Uinen lại dành được nhiều tình yêu từ các thủy thủ của đảo quốc Numenor. Mỗi lần gặp tai họa trên biển là người Numenor lại cầu khẩn nữ thần để bà che chở cho họ. Mặc dù về gần cuối những năm tháng tồn tại, người Numenor ngày càng tỏ ra bất kính với các Valar nhưng tình cảm mà họ dành cho Maiar Uinen thì vẫn không thay đổi. Trong 1 số truyền thuyết của Numenor còn nói rằng chính hòn đảo Tol Uinen nằm ở Vịnh Romenna là một món quà mà nữ thần đã tặng cho người dân của họ.
EONWE
Eonwe là một Maiar, người cầm cờ và là sứ giả đưa tin của Chúa tể Valar Manwe. Ông và Ilmare đều là lãnh đạo của các Maiar khác.
Eonwe được nhắc tới như là " vũ khí vĩ đại nhất nơi Arda ", có nghĩa là kỹ năng sử dụng vũ khí của ông là điêu luyện nhất. Điều này không đồng nghĩa với việc có thể khẳng định chắc chắn Eonwe là người mạnh nhất trong số các Maiar. Sauron mà Eonwe, ai mới là Maiar mạnh nhất, vẫn còn là một vấn đề đang gây ra tranh luận.
Khi Earendil đặt chân lên bờ của vùng đất Aman để trình bày nguyện vọng của mình, chính Eonwe đã chào đón chàng ngay bên ngoài Tirion, ca ngợi cuộc hành trình và thành tích của chàng. Khi Manwe quyết định đáp ứng lời khẩn cầu của Earendil, Eonwe được gửi tới Trung Địa. Ông là Đại thống lĩnh của lực lượng Valinor và đã chiến đấu trong Cuộc chiến Thịnh Nộ.
Khi Melkor ( Morgoth ) bị đánh bại, Eonwe đã giữ lấy 2 viên Silmaril để bảo toàn. Hai người con trai còn lại của Feanor đã ăn cắp chúng và chạy trốn. Eonwe không để họ bị giết chết mà hi vọng họ sẽ thấy sự dại dột trên con đường mà họ đã chọn. Sau Cuộc chiến Thịnh Nộ, Sauron từ nơi ẩn náu đã xuất hiện, tiếp cận Eonwe để tìm kiềm sự tha thứ nhưng Eonwe không có quyền quyết định nên ông khuyên hắn phải quay lại Valinor để nhận sự phán quyết từ các Valar. Thấy vậy, Sauron liền đổi ý và bỏ trốn.
Eonwe cũng sở hữu sự khôn ngoan hiếm có, ông đã truyền đạt những kiến thức rộng lớn của mình cho người Edain trước khi Cuộc nổi loạn của người Numenor xảy ra.
Trong những ghi chép ban đầu của Tolkien thì Eonwe còn có 1 tên khác là Fionwe Urion và được hình dung như con trai của Manwe, em trai của Erinti, một Maiar khác mà về sau có tên là Ilmare, một trợ thủ bên cạnh Valar Varda. Ở một số phiên bản không chính thống, Eonwe còn là một trong những người tiêu diệt Morgoth, trả thù cho người con gái ông yêu là Maiar Arien ( trước đây tên nàng là Urwendi ) sau khi nàng bị Morgoth cướp đoạt.
ILMARE
Ilmare là Maiar thân cận nhất phục vụ bên cạnh Nữ hoàng Valar Varda, bà cùng với Eonwe đều là 2 người đứng đầu và dẫn dắt tất cả các Maiar còn lại. Trong Huyền sử Silmaril có nhắc đến việc Ilmare và Eonwe là một cặp Maiar chịu sự quản lý của 2 vợ chồng Chúa tể Manwe và Nữ hoàng Varda. Eonwe là nam còn Ilmare là nữ, Eonwe là cánh tay đắc lực nhất của Manwe trong khi Ilmare lại là hầu cận thân tín nhất của Varda. Tên của Ilmare trong tiếng Quenya có ý nghĩa được lấy từ Ilma, có nghĩa là Ánh Sao. Trong Cuốn sách về những câu chuyện thất lạc có ám chỉ rằng Ilmare rất có thể chính là con gái của Manwe và Varda giống như việc Eonwe cũng là con trai của họ, điều đó có nghĩa Ilmare và Eonwe còn là một cặp anh em. Tuy nhiên, nhà văn Tolkien về sau đã thay đổi tình tiết này trong những ghi chép ở cuốn Huyền sử Silmaril và hầu hết các độc giả đều chấp nhận việc Ilmaren chỉ đơn giản là cùng được tạo ra từ ý nghĩ của Thượng đế Illuvatar giống như các Ainur khác. Không lâu sau đó, Tolkien cũng đã từ bỏ ý tưởng để
cho các Valar có con cái với nhau.
SALMAR
Salmar là một Maiar quyền năng, ông là một người bạn và cũng là một tùy tùng dưới quyền của Valar Ulmo, vị tiên nước. Là một linh hồn Ainur, Salmar cũng là một trong số những người đã tham gia thực hiện điệu nhạc Ainulindale với việc góp vào đó những khúc khạc tạo nên biển cả.
Trong Huyền sử Silmaril, Salmar được liệt vào danh sách các Maiar, những linh hồn bậc dưới so với Melkor và 14 Valar. Khi tới Arda, Salmar thường ở bên cạnh và giúp đỡ cho chủ nhân của mình là Valar Ulmo bên cạnh các Maiar khác như Osse và Uinen. Salmar có thể còn là người bạn thân nhất của Valar Ulmo bởi chính ông là người đã tạo ra Ulumuri, chiếc Tù và thần kỳ của biển cả mà về sau đã được dâng lên cho Valar Ulmo, đó còn là một thứ báu vật mà vị tiên nước vẫn thường mang theo bên mình.
Trong những ghi chép thuở đầu của Legendarium được đem ra thảo luận trong cuốn Lịch sử Trung Địa thì Salmar thường được gọi với cái tên khác là Noldorin ( đôi khi còn cả là " Lirillo " hay " Golthadriel " ). Lúc đầu thì ông ta còn được nhìn thấy trong ảo ảnh như là một Valar phục vụ hỗ trợ cho Valar Aule. Tất cả những ghi chép ban đầu này về sau đều không được sử dụng ở trong cuốn Huyền sử Silmaril được chỉnh lý và xuất bản chính thức bởi gia đình Tolkien.
TILION
Tilion là một người vô cùng trẻ tuổi được các Valar chọn lựa ra trong số các Maiar để trở thành người bảo trợ cho Mặt Trăng. Tilion từng là một linh hồn Maiar phục vụ dưới quyền của Valar Orome, vị tiên săn bắn cho tới khi được các Valar chọn lựa để thực hiện nhiệm vụ mới. Kể từ sau khi 2 cây thần Valinor bị hủy diệt, bông hoa bạc cuối cùng của Telperion đã được bỏ lên một chiếc thuyền do Valar Aule tạo ra và nhiệm vụ của Tilion vào mỗi tối chính là điều khiển chiếc thuyền đó đi lên phía bầu trời. Chiếc thuyền có chở bông hoa bạc của Telperion chính là Mặt Trăng.
Tilion yêu tất cả những thứ có ánh bạc. Trong những năm tháng bình yên của Valinor, Tilion cũng từng là một xạ thủ nằm trong nhóm các tùy tùng đi săn cùng Valar Orome, lúc đó, ông vẫn thường dùng một chiếc cung được làm bằng bạc. Vào những khi rảnh rỗi, Tilion thường có thói quen lui tới khu vườn Lorien và những bể nước của Valar Este. Cũng bởi do thường xuyên nghỉ ngơi tại ngay gần ánh sáng của Cây bạc Telperion mà Tilion rất yêu quí nó, chính ông cũng đã cầu xin các Valar cho phép được tự tay chăm sóc bông hoa cuối cùng của cây thần.
Mặt trời và Mặt trăng là một cặp nên Tilion cũng thường được nhắc tới bên cạnh Arien, vị nữ Maiar bảo trợ cho Mặt trời. Trong những ghi chép không được xuất bản của Tolkien cũng từng đề cập đến mối quan hệ giữa 2 người, có vẻ như Tilion đã phải lòng Arien nhưng kể từ khi nhận nhiệm vụ mới thì ông không còn lần nào có thể đến gần được bà nữa bởi sức nóng của Mặt trời là thứ khắc kỵ với Mặt trăng. Tuy là đàn ông nhưng Tilion thường bị đánh giá kém hơn về mặt sức mạnh nếu so với Arien. Và khác với Arien, Tilion thường lái con thuyền Mặt trăng đi theo một quĩ đạo tự do khiến cho nhiều lúc, những người trần có thể nhìn thấy cả Mặt trời và Mặt trăng ở trên bầu trời cùng một thời điểm.
Là người bảo trợ Mặt trăng, Tilion cũng là một vị Maiar rất được Loài người yêu mến. Nhiều khả năng ông chính là chủ đề của nhiều bài hát và tích truyện được hát và kể tại vương quốc Gondor. Người xứ Shire cũng có ghi lại một bài thơ có tên là " Người đàn ông trong Mặt trăng đã ở lại quá muộn."

CÁC VƯƠNG QUỐC VÀ XỨ SỞ - PHẦN 1: VƯƠNG QUỐC BÓNG TỐI MORDOR
" Không đơn giản để có thể đi vào Mordor. Cánh Cổng Đen được bảo vệ không chỉ bởi Orcs.Ở đó có những ác quỷ không bao giờ ngủ. Con Mắt lớn luôn luôn quan sát. Đó là một vùng đất cằn cỗi,bao trùm bởi lửa, tro và bụi. Không khí ở đó thì toàn là khói độc."
- Trích đoạn Boromir miêu tả về Mordor tại Hội Đồng của Elrond
Mordor là một vùng đồng bằng núi lửa lớn nằm ở phía Đông Nam của Trung Địa, phía Tây giáp với Sông Cả và vương quốc Gondor của Loài Người. Mordor được chọn làm lãnh địa của Chúa tể bóng tối Sauron bởi nó có nhiều yếu tố phù hợp với những mục đích lâu dài của ông ta.
* Địa thế lý tưởng cho phe bóng tối
Không một xứ sở nào ở Trung Địa lại có địa hình quân sự lý tưởng như tại Mordor. Xứ sở của Sauron gần như được bao quanh hoàn toàn bởi các dãy núi nên các kẻ thù của Mordor không thể cùng lúc công kích vào nó từ nhiều hướng. Ở Mordor chỉ có một con đường lớn duy nhất để có thể hành quân tiến vào là Thung lũng Udun nằm ở phía Tây Bắc, tại đây, Sauron đã cho xây một cánh cổng đen khổng lồ và vững chắc có tên là Moranno. Cánh Cổng Đen ngày đêm được công gác bởi những đạo quân Orcs và cả Trolls. Nếu liên minh Trung Địa muốn tấn công Mordor thì quân đội của họ bắt buộc phải vượt qua được Cánh Cổng Đen này.
Phía Bắc của Mordor là vương quốc Rhun của Người Easterl, phía Nam là vương quốc Harad của Người Haradrim, cả 2 đều là những vương quốc lớn và là đồng minh của Mordor. Với yếu tố địa lý như vậy thì Mordor quả thật là vùng đất rất an toàn, an toàn nhất trong các xứ sở ở Trung Địa.
Ngoài yếu tố địa lý thì địa thế tại Mordor cũng vô cùng hiểm trở. Như lời miêu tả của Boromir thì ở Mordor là một vùng đồng bằng núi lửa, nên đất đai ở đó cằn cỗi, nứt nẻ, bị bao trùm bởi lửa,tro và khói, không khí ở đó thì nóng và đầy hơi độc. Với điều kiện sinh sống như thế thì chỉ có những sinh vật của Chúa Tể Bóng tối như Orcs,Trolls hay quái vật thì mới có thể thích nghi được. Các đội quân của các chủng tộc Trung Địa nếu có tiến qua được Cánh Cổng Đen thì cũng không dễ gì để có thể chịu đựng được lâu trong một điều kiện sống xấu như vậy.
* Thời gian đầu
Sauron thành lập ra Mordor vào khoảng 1000 năm sau thời điểm kết thúc của Thời đại thứ nhất.Nơi đây trở thành căn cứ ma quỷ của phe bóng tối trong suốt Thời đại thứ 2 và Thời đại thứ 3 của Trung Địa. Ở góc Tây Bắc của Mordor là một vùng đất khô cằn, ở đó có Núi Doom ( Orodruin ), nơi mà Sauron đã dùng để luyện ra Chiếc Nhẫn Chủ. Gần núi Doom là Barad-dur, Tòa tháp đen, pháo đài chính của Mordor. Ở thời điểm này thì Sauron đã được biết tới là Chúa tể bóng tối của Mordor.
Sauron đã liên tục ngự trị ở Mordor trong hơn 2500 năm.Với sức mạnh của Chiếc Nhẫn Chủ, ông ta gây dựng quyền lực của mình một cách mạnh mẽ và vững chắc trước khi tung ra cuộc chinh phạt chết chóc vào Tiên quốc Eregion. Eregion bị diệt vong nhưng Sauron cũng không tận hưởng thắng lợi được lâu. Không lâu sau khi Eregion bị sụp đổ, liên minh giữa đế chế Numenor và người Elves ở Trung Địa đã đánh bại lực lượng của Mordor trong một cuộc chiến kéo dài gần 1000 năm. Cuối cùng,Sauron đã bị bắt bởi những người Numenor và bị đày tới vương quốc của họ. Trong quá trình hủy diệt của Numenor, phần thân xác của Sauron đã bị tiêu diệt, ông ta quay trở về Mordor dưới dạng linh hồn và tiến hành quá trình tìm kiếm lại sức mạnh cũng như quyền lực trước kia.
* Liên minh cuối cùng và thời đại thứ 3
Sau một thời gian dài tìm kiếm lại sức mạnh thì sau đó Sauron lại tiếp tục bị đánh bại lần thứ 2 bởi Liên minh cuối cùng giữa Người và Elves. Sau nhiều năm công phá và bao vây, quân đội của Liên minh cuối cùng đã tiến vào được Mordor. Sauron bị đánh bại trong trận chiến cuối cùng diễn ra dưới chân núi Doom. Hàng nghìn năm sau đó, Mordor được công gác bởi những người Gondor nhằm ngăn chặn những thế lực ma quỷ có thể tiến vào hoặc thoát ra từ đó. Minas Ithil ( Tháp Mặt Trăng ), Dãy Tháp Răng và Tháp Cirith Ungol đã được xây lên để công chừng 2 lối vào chính của vùng đất bóng tối.
Tuy nhiên,Sauron rất xảo quyệt. Dưới dạng linh hồn, ông ta vẫn có thể đứng trong bóng tối và ngầm điều khiển những bề tôi của mình hành động. Đầu tiên, Sauron sử dụng người Easterl để thu hút và làm suy yếu vương quốc Gondor. Tiếp đó, ông ta ra lệnh cho Bộ Chín Ma Nhẫn tấn công và chiếm được Minas Ithil, điều này đồng nghĩa với việc Sauron đã hoàn toàn kiểm soát lại được Mordor. Sau khi bị Hội Đồng Trắng trục xuất khỏi Dol Guldur, Sauron đã trở lại ngự trị Mordor trong hình dạng một con mắt lửa khổng lồ. Mordor ở thời điểm cuối của thời đại thứ 3 gần như là bất khả xâm phạm bởi không còn có một liên minh quân đội nào vào lúc này có đủ sức mạnh để bao vây và vượt qua được Cánh Cổng Đen.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Trong Thời kỳ Nhẫn Chiến, Sauron đã tập hợp tất cả lực lượng của mình tại Mordor rồi tung chúng vào chiến dịch tiêu diệt Gondor và các vương quốc phía Bắc Trung Địa. Sau Trận chiến Pelennor, những chiến binh cuối cùng của các vương quốc phía Tây đã tập hợp lại trước Cánh Cổng Đen nhằm gây sự chú ý của Sauron và tạo điều kiện cho Frodo có thể an toàn tiến vào Núi Doom. Sauron đã bị đánh lạc hướng, ông ta dồn toàn bộ quân đội và sự chú ý về phía Moranno. Sau đó thì Frodo đã tới được lòng núi Doom và vứt chiếc Nhẫn Chủ vào lòng lửa. Chiếc Nhẫn bị tiêu hủy, núi Doom phát nổ và nhấn chìm toàn bộ Mordor xuống lòng dung nham. Sauron, các Ma Nhẫn hay các đạo quân Mordor đều bị hủy diệt toàn bộ.
Một thời gian sau khi núi Doom phát nổ, bóng tối bao trùm vùng đất Mordor đã tan biến mà thay vào đó là những ánh sáng đầu tiên xuất hiện sau hàng nghìn năm u ám.Vùng đất bóng tối trước kia giờ được gọi là Vùng đất vô danh, vùng đất này về sau thuộc lãnh thổ của Đại vương quốc Gondor.
* Về quân đội
Mordor là nơi có số lượng quân đội nhiều hơn bất kỳ nơi nào tại Trung Địa. Số lượng quân lớn như vậy chủ yếu đến từ loài Orcs. Chúng không phải là những chiến binh mạnh nhất nhưng lại có số lượng lớn nhất tại Mordor. Người Orcs tại Mordor thường sinh sôi nảy nở rất nhanh và trong thời đại thứ 2 và thời kỳ Nhẫn Chiến, số lượng Orcs tại đây có con số khổng lồ lên tới khoảng 100.000 cho đến 300.000 tên.
Quân Orcs của Sauron có nhiều sự cải tiến hơn so với thời Melkor. Nhiều loại Orc mới đã được lai tạp để tạo ra những đội quân to lớn hơn,mạnh hơn,nhanh hơn và chiến đấu thông minh hơn. Vào cuối thời đại thứ 3, Sauron còn tạo ra được cả Moranno Orcs, loại này có thể sử dụng được đa dạng các loại vũ khí và đặc biệt là chúng không sợ ánh Mặt Trời như những loại Orcs cũ. Vũ khí của các đội quân Orc thì thua xa nếu so với các đội quân của Loài Người, tuy nhiên thì chúng thường tẩm độc vào vũ khí hay mũi tên để tăng tính sát thương. Quân Orc thường có kỹ năng chiến thuật và cả tinh thần chiến đấu kém hơn so với các đội quân của Liên minh Trung Địa thế nhưng chúng lại có lợi thế về số lượng. Chúng đã đánh bại rất nhiều kẻ thù chỉ bởi một chiến thuật duy nhất đó là lấy đông lấn ít.
Bên cạnh Orc,Mordor còn có các loại quân quái vật khác như Trolls, Sói ma hay cả Nazgul. Ngoài ra còn phải kể đến các binh đoàn lính đánh thuê từ Harad và Rhun. Sự bổ trợ của các loại quân này càng khiến cho đội quân của Sauron trở nên đáng sợ hơn.
* Những đồng minh
Mordor ở thời đại thứ 3 có được sự trợ giúp từ những đồng minh thực sự có chất lượng. Vương quốc Rhun của người Easterl ở phía Đông Bắc và vương quốc Harad của Người Haradrim ở phía Đông Nam. Đây đều là 2 quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và nền văn minh cao. Những con người của 2 vương quốc này cũng thông minh và thiện chiến hơn so với đa phần quân Orcs. Người Easterl vốn điêu luyện trong việc sử dụng mâu dài được xem như những bộ binh tinh nhuệ trong lực lượng liên minh Mordor. Người Haradrim thì giỏi dùng cung, giỏi hơn rất nhiều so với Orcs, họ có thể bắn cung chuẩn xác khi đứng ở dưới đất hay khi đứng trên lưng của Mumakil. Mumakil là một giống voi khổng lồ có thể giẫm nát những thứ bé nhỏ hơn dưới đôi chân của chúng, chưa có một loại binh chủng nào là khả dĩ để có thể hoàn toàn khắc chế lại loại quân Mumakil này.
Những đồng minh khác của Mordor phải kể đến là các kỵ sĩ Variags và các Cướp Biển Đen Corsair của Umbar...
* Những chỉ huy
Mordor thực chất có những chỉ huy vô cùng đáng sợ. Đầu tiên phải nói đến Bộ Chín Ma Nhẫn, đây từng là những vị vua hùng mạnh của Loài Người nên chúng khá có đầu óc. Sau khi biến thành Ma Nhẫn, chúng càng đáng sợ hơn với khả năng gây hoảng loạn cho binh lính của đối phương, với thú cưỡi là những con Wyvern to lớn cộng với Lưỡi kiếm Morgul có khả năng biến những người bị đâm thành những bóng ma nghe theo lệnh chúng. Trong các Ma Nhẫn thì lợi hại nhất là Vua Phù Thủy xứ Angmar, bề tôi đắc lực nhất của Sauron và là tổng chỉ huy quân đội của Mordor.
Sau các Ma Nhẫn thì phải kể đến Cái Miệng của Sauron, một phù thủy chiến binh có nguồn gốc từ Người Numenor Đen. Sauron thường sử dụng Cái Miệng của Sauron làm sứ giả trong những công việc ngoại giao của mình, ngoài ra hắn còn là chỉ huy của lực lượng quân cấm vệ Mordor.
Gothmog, một tên Orc có đầu óc khôn ngoan, được chọn làm tư lệnh thống lĩnh quân bộ binh của Mordor tham gia vào chiến dịch tiêu diệt Gondor. Về sau hắn đã bị giết bởi Aragorn và Gimli.Ngoài những cái tên kể trên thì còn một số những chỉ huy khác người Orcs được nhắc đến như Grishnahk, kẻ đã dẫn 1 nhóm Orcs tới gặp đạo quân Uruk-hai của Saruman trong lúc áp giải Merry và Pippin.
Shagrat, một Uruk Đen to lớn, trung thành với Sauron và được làm đội trưởng của đội
quân công gác Tòa Tháp Cirith Ungol.Chính hắn là người đã đưa tấm áo giáp Mithril của
Frodo cho Cái Miệng của Sauron.
ANGMAR
Angmar là vương quốc được sáng lập vào năm 1300 của thời đại thứ 3, bởi thủ lĩnh của Bộ chín Nazgul, kẻ mà sau này vẫn thường được biết đến với tên gọi là Vua phù thủy xứ Angmar. Vương quốc này nằm ở phía Bắc của vương quốc Arnor và được sáng lập với mục đích chính là làm suy yếu Vương quốc phương Bắc của những người DuneDane. Angmar là một vương quốc lạnh giá với tuyết bao phủ bao năm.
* Chinh phạt Arnor
Chỉ một thời gian ngắn sau khi được sáng lập thì Angmar đã ngay lập tức thực hiện mục đích chính của mình là tiến hành cuộc chiến với vương quốc Arnor của người DuneDane.
Arnor lúc này đã bị chia cắt thành 3 vương quốc là Arthedain, Cardolan và Rhudaur. Vương quốc yếu nhất là Rhudaur, đã bị Vua phù thủy chinh phục đầu tiên và thay thế vị vua trị vì vương quốc này thành một chỉ huy thuộc phe Angmar có nguồn gốc từ giống Người Đồi, một tộc người hậu duệ của Ufang.
Năm 1356 của thời đại thứ 3, Vua phù thủy dùng Rhudaur để làm bàn đạp tiếp tục tấn công vào vương quốc tiếp theo là Arthedain; phe Angmar dễ dàng giành thắng lợi trên chiến trường trước quân đội Arthedain, rất nhiều người đã bị giết trong đó có cả vua Argeleb I. Tuy vậy thì với sự trợ giúp từ Cardolan, Arthedain vẫn giữ lại được một phòng tuyến mạnh của họ ở dưới chân Đồi Weather.
Tiếp sau đó vào năm 1409, Angmar tiếp tục tấn công vào cả Cardolan và Rivendell, tiêu hủy gần như toàn bộ tất cả các khu định cư của người Cardolan ngoại trừ kinh đô Tyrn Gorthad. Trong quá trình tử thủ của Cardolan, rất nhiều chiến binh tử trận của họ đã bị Vua phù thủy nguyền rủa và biến thành những Hồn ma Cổ mộ. Hắn dùng chính đạo quân hồn ma này để tiêu diệt sạch sẽ những người của vương quốc Cardolan.
Vương quốc cuối cùng, Arthedain, giờ đơn độc và không còn một đồng minh nào có khả năng trợ giúp; người Arthedain tiến hành một cuộc tử thủ kiên cường trước kẻ thù trong vòng 500 năm cho đến năm 1974, Angmar tập trung lực lượng và mở một cuộc tấn công cuối cùng vào vương quốc. Quân đội Angmar đã chiếm được kinh đô Fornost và chính thức tiêu diệt được hoàn toàn Vương quốc phương Bắc.
* Bị tiêu diệt
Ngay sau khi Arnor sụp đổ, hoàng tử Earnur của vương quốc phía Nam Gondor đã cùng với các Tiên chúa là Elrond và Glorfindel từ Rivendell dẫn một đạo quân tới để trợ giúp cho Arthedain và tất cả tất nhiên đều đã là quá muộn. Arnor đã hoàn toàn thất thủ nhưng nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù là vẫn còn đó. Liên minh Gondor - Rivendell đã đối đầu và đánh bại phe Angmar tại Trận Chiến Fornost; Vua phù thủy bỏ chạy tới Mordor và bỏ mặc vương quốc Angmar bị sụp đổ vào năm 1975 của thời đại thứ 3.
* Trong game
Trong phiên bản mở rộng The Rise of the Witch-king của trò chơi PC, The Lord of the Rings: The Battle for Middle-earth II đã khắc họa vương quốc Angmar khá chi tiết và là một phe mới mà người chơi có thể sử dụng. Trong game, Angmar vẫn là một vương quốc nằm ở phía Bắc Arnor và là một nơi lạnh giá với địa hình gồm toàn những ngọn núi và những dãy đồi phủ tuyết. Thủ đô và pháo đài chính của Angmar là Carn Dum.
Quân đội của Angmar vốn không được đề cập rõ trong tiểu thuyết nhưng các nhà làm game đã tạo ra các chủng loại quân hư cấu nhưng tương đối là hợp lý cho Angmar. Về cơ bản thì quân đội Angmar bao gồm 5 chủng loại chính là Troll Đồi, Người Numenor Đen,
Orcs, Sói và Người Đồi; đó thực sự là những kẻ thù của người Arnor tại vùng đất Eriador
và có được nhắc tới trong tiểu thuyết.
ANGBAND
Angband từng là một pháo đài cổ của phe bóng tối Morgoth, được xây dựng trong lòng của Dãy Núi Sắt từ trước khi bắt đầu Thời đại thứ nhất, và chính từ nơi này, Chúa tể bóng tối Melkor bắt đầu tiến hành những công việc nhằm thôn tính Arda.
Đầu tiên, Melkor cho xây dựng với mục đích nhằm bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công từ các Valar ở thiên giới Aman, nhưng sau khi nhận ra là các Valar cũng không mấy vội vàng trong việc tấn công vào Arda thì ông ta đã để quyền hành nắm giữ pháo đài này lại cho Sauron, lúc bấy giờ đang là bề tôi đắc dụng nhất của Chúa tể bóng tối. Tuy nhiên về sau này, các Valar vẫn đến Arda để truy đuổi Melkor, họ nhắm mục tiêu chính vào pháo đài Utumno, nơi ẩn thân lúc bấy giờ của Chúa tể bóng tối. Các Valar hủy diệt được Utumno và bắt sống được Melkor.
Sau 3 thời đại bị giam giữ, Melkor cuối cùng cũng quay trở về được Trung Địa, nơi ông ta tìm đến đầu tiên chính là Angband. Tại đây, ông ta cho làm thức tỉnh núi lửa Thangorodrim để biến nó thành một công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ pháo đài Angband. Melkor đã ở Angband cho đến cuối của Thời đại thứ nhất. Sau Cuộc chiến Thịnh Nộ, Angband đã bị hủy diệt bởi đội quân do các Valar thống lĩnh.
Trong tiếng Sindarin, Angband có nghĩa Địa Ngục Sắt, hay còn có thể hiểu là Nhà Ngục
Sắt.
ISENGARD
Isengard theo tiếng Sindarin là Angrenost, có nghĩa là pháo đài Sắt, là một trong 3 pháo đài lớn nhất tại vương quốc Gondor và một trong những quả cầu Palantir, báu vật của người DuneDane, được đặt ở tòa tháp Orthanc bên trong của pháo đài này. Ở nửa sau của Thời đại thứ 3, nơi này thuộc quyền sở hữu của Saruman và bị ông ta biến thành vùng đất riêng của mình cho đến khi gặp thất bại trong Cuộc Nhẫn Chiến.
* Miêu tả
Isengard được xây dựng vào Thời đại thứ 2 bởi những người Numenor tha hương, họ đã xây dựng nó trong những ngày tháng huy hoàng của mình. Về vị trí, Isengard nằm ở góc Tây Bắc của Gondor, nó có nhiệm vụ chính là bảo vệ sự an toàn cho những người vùng Isen khỏi những kẻ thù tại Calenardhon, và nó cùng với Helm's Deep ở phía Nam hợp thành một cặp pháo đài bảo vệ cho vùng rãnh lãnh thổ của Rohan.
Nhìn từ xa, Isengard giống như một vòng tròn lớn được bao quanh bởi một lớp tường đá dày và chắc chắn, ở trung tâm của vòng tròn là tòa tháp Orthanc, nơi đặt quả cầu Palantir, Cánh cổng vào duy nhất được đặt ở phía Nam. Bản thân Isengard là một pháo đài vô cùng chắc chắn, các bức tường đá ở đây vô cùng vũng chắc, tuy nhiên, nó vẫn có thể bị đánh gục một cách dễ dàng nếu phá tan chiếc đập ở phía Bắc, bởi lúc đó con sông Angren ( còn gọi là sông Isen ) sẽ được thả ra và dòng chảy sẽ thể hiện được sức mạnh cuồng nộ của nó. Isengard thuở ban đầu được phủ kín bởi một màu xanh êm dịu đến từ những chiếc cây lớn và những bãi cỏ tươi tốt được nuôi dưỡng bởi dòng nước của sông Isen cho đến khi nơi đây bị biến chất bởi bàn tay cải tạo của Saruman. Sau khi Saruman bị đánh bại thì TreeBeard cùng các người Ent đã biến nơi đây thành một vùng xanh tươi như trước kia và đặt cho nó một biệt hiệu mới là " Vườn cây Orthanc ".
* Bị chiếm bởi người Dunlend
Trong suốt thời kỳ đầu của Thời đại thứ nhất, vùng đất Calenardhon ngày càng trở nên thưa thớt, những đội quân cảnh vệ chính của Orthanc lúc đó nhận được lệnh triệu tập tới Minas Tirith và Isengard chỉ còn được bảo vệ bởi một nhóm quân nhỏ.
Sau khi mà vùng Calanardhon được Quan chấp chính Gondor là Cirion ban tặng cho người Eotheod ( về sau trở thành người Rohan ) thì Isengard vẫn là một phần thuộc về vương quốc Gondor mặc dù chính quyền ở Gondor gần như đã quên lãng mất nơi này. Cũng chính bởi sự quên lãng của chính quyền Gondor mà về sau Isengard đã dễ dàng bị đánh chiếm bởi những người Dunlend. Người Dunlend biến nơi này thành một pháo đài thuộc sở hữu của họ, nhưng họ không thể bước vào được tòa tháp Orthanc bởi chỉ có một cách duy nhất để vào được đó là dùng một chiếc chìa khóa, mà chiếc chìa khóa này lại được nắm giữ bởi các Quan Chấp chính ở Gondor.
Trong triều đại Vua Deor của Rohan thì Isengard bắt đầu trở thành một mối đe dọa đối với người Rohirrim. Sử dụng Isengard như là một căn cứ, người Dunlend liên tục từ đó mà gây ra những rắc rối không hề nhỏ cho vương quốc Rohan. Đỉnh điểm xung đột giữa người Dunlend và người Rohan là vào triều đại của Vua Helm Tay Búa, thủ lĩnh Wulf của người Dunlend đã đánh chiếm được gần hết Rohan và buộc Đức vua phải rút về cố thủ ở pháo đài Hornburg ( Helm's Deep ). Sau khi vua Helm chết, cháu trai của Ngài đã giết được Wulf và cùng với sự trợ giúp từ Gondor, người Rohan đã giải phóng được vương quốc và chiếm lại được Isengard. Isengard lúc này vẫn thuộc quyền sở hữu của Gondor.
* Dưới thời đại của Saruman
Trong thời gian trị vì của Quan chấp chính Beren, Saruman Trắng đột nhiên xuất hiện trở lại từ phía Đông, ông ta đã đưa ra yêu cầu muốn được là người bảo vệ cho Isengard. Nên nhớ, danh tiếng và uy tín lúc đó của Saruman là vô cùng lớn, chính vì thế mà Quan chấp chính Beren đã không ngần ngại mà giao chìa khóa của Orthanc cho ông ta. Sau khi Saruman tới tiếp quản Isengard thì nơi đây còn được biết đến với cái tên là Nan Curunir hay Thung lũng phù thủy.
Trong suốt Cuộc Nhẫn Chiến, Saruman đã công khai bộc lộ dã tâm của mình, ông ta tuyên bố Isengard là vùng đất của riêng mình và bắt đầu tiến hành xây dựng một lực lượng quân đội riêng tại đây nhằm nhắm vào vương quốc Rohan của người Rohirrim. Dưới bàn tay cải tạo của Saruman, Isengard bắt đầu có những sự thay đổi lớn, phù thủy trắng cho cải tạo vùng thung lũng, ông ta cho đốn hết những cây xanh, đào xới những bãi cỏ tươi tốt trước kia và đặt thế vào đó là đá cùng với các khí cụ chiến tranh. Ông ta vừa nguyền rủa và vừa tận dụng con sông Angren vào mưu đồ của mình. Dưới thời Saruman, khắp bên trong Isengard là những vùng hố sâu, được sử dụng để làm nơi ở cho các đạo quân cũng như là để tạo ra những chiến binh Uruk-hai và sản xuất ra những khí cụ chiến tranh.
Ở thời gian này, một đạo quân vô cùng đông đảo bao gồm Orcs, Uruk-hai, Sói và người Dunlend, tất cả những kẻ thù của Rohan, đều được Saruman tập trung tại Isengard. Chính Saruman về sau đã dùng lực lượng này vào chiến dịch thôn tính Rohan nhưng đã gặp thất bại bởi sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của tộc Ent. Trong chiến dịch này, hơn 10.000 quân của Saruman tham chiến tại Helm's Deep đã bị tiêu diệt sạch, pháo đài Isengard bị đánh cho tơi tả bởi một đạo quân Ent dưới sự chỉ huy của TreeBeard. Saruman từ đó bị giam giữ trong tòa tháp Orthanc nhưng về sau ông ta đã thoát ra được nhờ sự trợ giúp từ Sauron.
Nhưng Sauron làm vậy là có mục đích bởi ông ta không muốn Saruman tiếp tục ở Isengard nữa, nơi đây theo kế hoạch sẽ được giao cho bề tôi sứ giả của Chúa tể bóng tối là Cái Miệng của Sauron nếu chiến dịch san bằng Minas Tirih giành thắng lợi.
* Sau Cuộc Nhẫn Chiến
Vào đầu Thời đại thứ 4, Isengard được phục hồi lại như trước kia, TreeBeard đã cho gieo trồng ở đây rất nhiều cây cối. Orthanc lại trở thành một tòa tháp thuộc về Đại Vương Quốc của vua Aragorn Elessar.
Dưới sự cải tạo của người Ent thì vòng tròn đá bảo vệ bên ngoài Isengard đã được đập đi và thay vào đó là những bức tường lớn được tạo nên từ những thân cây to. Những vùng hố và hang động của Saruman trước kia được lấp kín và đất đai dần được hồi phục. Vùng thung lũng giờ đây lại được phủ xanh với cây cối và một hồ nước nhỏ đẹp đẽ được tạo ra ở gần tòa tháp Orthanc. Thung lũng về sau được vua Aragorn ban tặng luôn cho những người Ent theo ước nguyện của họ và cũng là giúp cho Isengard được công chừng và bảo vệ tốt hơn.
UTUMNO
Utumno là pháo đài đầu tiên của Chúa tể bóng tối Melkor tại Trung Địa, nó được xây dựng từ trước thời điểm mà Melkor và Ungoliant cùng nhau tiêu hủy 2 cây thần của Valinor.
* Mô tả
Utumno là một pháo đài lớn nằm sâu trong lòng đất. Tại đây, Melkor đã cho đào rất sâu để xây nên vô vàn những hầm ngục cũng như nhiều sảnh lớn bằng đá, lửa và băng. Utumno có đến hàng nghìn hang động, đường hầm và những căn phòng, đây thực sự giống như một mê cung dưới lòng đất và có những bí mật ở đây có thể được che đậy trong hàng ngàn năm.
* Sào huyệt của ác quỷ
Khi thế giới vẫn còn trẻ và Arda lúc bấy giờ còn đang ngập tràn bởi ánh sáng từ 2 ngọn đèn thần Illuin và Ormal thì Melkor đã bắt đầu tiến hành công việc xây tạo nên Utumno ở sâu trong lòng các dãy núi của phía Bắc. Chính xác thì Utumno được xây dựng ở phía Bắc trong lòng Dãy núi Sắt ( Ered Engrin ), nơi đây cách Angband hơn 1000 dặm và là nơi mà ánh sáng của 2 ngọn đèn thần cũng không thể chiếu tới được.
Ở đây là nơi tập hợp của tất cả những thế lực ma quỷ và xấu xa tại chốn Trung Địa, tất cả chúng đều được triệu tập hoặc được tạo ra bởi Chúa tể bóng tối. Số lượng của chúng là khổng lồ, trong đó có rất nhiều những thứ đẹp đẽ đã bị Melkor nhào nặn để trở thành những thứ kinh khủng cả về hình dáng lẫn độ khát máu. Tiêu biểu nhất là tộc Orcs, vốn là những người Elves bị tay sai của Melkor bắt cóc, tra tấn và đày đọa trong hàng trăm năm cho đến khi họ hoàn toàn thuần phục và chỉ biết nghe theo lệnh của Chúa tể bóng tối. Những loài quái vật kinh tởm của thế giới như Người sói, Dơi hút máu, Nhện hay Đại bàng địa ngục cũng được Melkor mang về Utumno để nuôi dưỡng và cải tạo. Ông ta còn tạo ra cả loài Troll, một giống quỷ khổng lồ được tạo nhái theo hình mẫu của những người Ent. Những sảnh lớn của Utumno còn chứa chấp cả những Hồn ma, những ác quỷ gián điệp, chính những kẻ này đã gây nên nỗi ám ảnh ghê sợ ở quanh các vùng rừng từ thời cổ xưa.
Tất cả những thế lực ma quỷ này đều dưới quyền chỉ huy của Melkor và các Maiar bề tôi của ông ta như Gothmog, chúa tể Balrog và Sauron, phù thủy bóng tối.
* Hủy hoại Arda
Từ sào huyệt Utumno, Melkor đã dần đầu độc và phá hoại tất cả những thứ tốt đẹp mà các Valar đã dày công tạo dựng trong suốt những tháng ngày tươi đẹp ở thuở ban sơ. Không lâu sau, Melkor và tay sai đã chính thức tiến hành cuộc chiến chống lại các Valar, chúng đánh sập được 2 ngọn đèn thần, hủy hoại thế giới và buộc các Valar phải rút về đại lục Aman ở phía Tây.
Utumno tiếp tục tồn tại ở Trung Địa trong một thời gian rất dài cho đến tận Thời đại Cây Thần. Đây cũng là thời điểm mà người Elves, những đứa con đầu tiên của Thượng đế Eru thức tỉnh. Melkor phát hiện ra họ và cho tay sai đi làm hại họ, nhằm bắt bớ và cải tạo họ thành một giống loài mới là Orcs. Các Valar sau nhiều năm hưởng an bình tại thiên giới Aman, đã quyết định trở lại Trung Địa nhằm tiêu diệt triệt để quyền lực của Melkor. Chỉ khi quyền lực của Chúa tể bóng tối bị tiêu diệt thì các chủng loài tốt đẹp tại Trung Địa mới có được sự an toàn.
Trong Trận Chiến của những Sức Mạnh, Utumno đã bị đánh sập, các lực lượng ma quỷ tại
đây bị tiêu diệt và Melkor cũng bị bắt sống bởi các Valar.
VƯƠNG QUỐC TIÊN HITHLUM
Hithlum là khu vực phía Bắc của Beleriand được định hình chủ yếu bởi Ered Wethrin ( Dãy núi Bóng tối ) gần Helcaraxe. Dãy núi này chạy dài suốt rìa phía Bắc và phía Nam của Hithlum; trong khi biên giới phía Tây Bắc của Hithlum lại được định hình bởi Ered Lomin ( Dãy núi Vọng ). Khí hậu ở Hithlum rất lạnh giá và ẩm ướt nhưng đất đai ở đây lại rất màu mỡ.
Hithlum về sau trở thành vương quốc của những người Noldor tại Trung Địa. Thực chất bên trong Hithlum chia thành 2 quốc gia là Mithrim và Dor-lomin. Mithrim là nơi trị vì của các Đức Vua dòng Noldor còn Dor-lomin về sau lại trở thành đất phong của gia tộc Hador.
Trong suốt quãng thời gian sau này của Thời đại thứ nhất, Hithlum liên tục bị tấn công bởi lực lượng Morgoth. Sau Trận Chiến Nirnarth Arnoediad ( Trận chiến của Vô vàn Nước mắt ), Hithlum đã phải chịu thất bại trước Morgoth. Rất nhiều người thuộc gia tộc Hador tại Dor-lomin đã bị giết cũng như là bị bắt làm nô lệ cho Chúa tể bóng tối Melkor. Hurin, người anh hùng đứng đầu gia tộc Hador cũng đã bị bắt làm tù binh và phải chịu đựng những lời nguyền rủa cay độc của Melkor ( việc này là nội dung chính trong cuốn sách Những Đứa con của Hurin ). Khi Melkor phản bội người Easterl thì ông ta cũng đã cho giam cầm họ tại Hithlum.
Hitlum, giống như toàn bộ các khu vực còn lại của Beleriand, đã hoàn toàn bị hủy diệt và
bị nhấn chìm trong suốt Cuộc Chiến Thịnh Nộ.
Hithlum trong tiếng Sindarin có nghĩa là Vùng đất sương mù.
GONDOLIN
Vào năm 55 của kỷ thứ nhất, vị tiên nước Ulmo đã đến mách bảo Turgon trong giấc chiêm bao rằng hãy tìm đến thung lũng Tumladen và xây dựng nơi ấy một thành phố bí mật. Thành phố Gondolin được xây dựng vào năm 116 Kỷ thứ I. Thần dân dưới sự cai trị của Turgon đã di dân đến đó một cách bí mật từ Nevrast.
Thung lũng hình tròn Tumladen bao vây là những dãy núi cao vững chắc gọi chung là Encircling Mountains (hay còn gọi là Echoriath), xưa kia vốn là một cái hồ khổng lồ. Nằm ở giữa là một ngọn đồi to ngày xưa là vốn là một hòn đảo có tên gọi Amon Gwareth và thành phố Gondolin được xây trên nền của ngọn đồi Amon Gwareth. Turgon đã quyết định xây dựng thành phố Gondolin để tưởng nhớ đến thành phố cổ hùng vĩ Tirion, quê hương xa vời bên kia bờ biển Tây. Nó cần đến 52 năm để xây dựng xong toà nhà đầu tiên. Sau thời gian đó Turgon cùng một số lượng rất đông Noldor và Sindar đã bí mật đi vào thung lũng Tumladen. Turgon đặt tên cho nó là Ondolindë tiếng Quenya có nghĩa là Núi Đá của Nhạc Nước, nhưng theo ngôn ngữ Sindarin thì nó có tên là Gondolin nghĩa là Hòn Đá Bí Mật.
Sau khi đến đó định cư, Gondolin tiếp tục được xây dựng vàp phát triển cực thịnh và xinh đẹp như thành phố Tirion chốn thiên đường. Những bức tường trắng của nó cao sừng sững, cao nhất là Lâu Đài Trắng của Đức Vua và xung quanh là những Tháp Nước khổng lồ. Cũng chính nơi đó đích thân đức vua Turgon đã làm nên hai cây Glingal và Belthil, Cây
Vàng và Cây Bạc để tưởng nhớ đến Hai Cây của Valinor.
LOTHLORIEN
" Đó là nơi đẹp nhất trong số những nơi người Tiên chúng tôi cư ngụ. Không ở đâu cây cối giống như ở đó. Bởi vào mùa thu, lá cây không rụng mà chuyển màu vàng kim. Cho đến khi mùa xuân đến cùng với màu xanh tươi mới, chúng mới chịu rụng xuống, và những cành cây lại mọc trĩu đầy hoa vàng; khi ấy sàn rừng toàn một màu vàng còn mái rừng bên trên cũng tương phản một màu như vậy, những cột rừng thì lại ánh bạc, bởi vỏ cây đều mịn và xám. "
- Trích lời của Legolas miêu tả về Lothlorien trong tiểu thuyết Hội Bảo vệ Nhẫn. Lothlorien là một khu rừng và cũng là một trong những nơi cư ngụ của người Elves tại Trung Địa.Nơi này được cư ngụ đầu tiên bởi những người Elves Nandorin và sau này được thừa hưởng cũng như gây dựng thêm bởi 2 vợ chồng lãnh chúa Celeborn và nữ hoàng Galadriel.
Có 2 nơi tại chốn Arda được gọi là Lorien và cả 2 đều là những chốn vô cùng tuyệt đẹp. Nơi đầu tiên là những khu vườn của nữ thần Valar Irmo tại thiên quốc Valinor. Và nơi thứ hai chính là Lothlorien,nơi mà Đoàn hộ nhẫn đã ghé qua và gặp gỡ nữ hoàng Galadriel. Dưới phép thuật của Galadriel, hay chính xác hơn là dưới sức mạnh của chiếc nhẫn Nenya, Lothlorien ngày càng trở thành một vùng đất tươi đẹp và dưới những tán rừng đẹp đẽ là những phép thuật kỳ diệu có tác dụng ngăn chặn những thế lực ma quỷ. Những phép thuật của Lothlorien chỉ mất tác dụng một khi chính Chúa tể bóng tối Sauron đích thân đến đây cùng với Chiếc Nhẫn Chủ, bởi chỉ có năng lực của Nhẫn Chủ mới phá được năng lực của nhẫn Nenya.
Nếu Frodo tiêu hủy được Nhẫn Chủ thì sức mạnh của nhẫn Nenya cũng biến mất và Lothlorien sẽ mất đi các phép thuật bảo vệ nó. Nhưng điều đó cũng sẽ chẳng quan trọng gì vì bởi một khi Nhẫn Chủ bị tiêu hủy thì đồng nghĩa với việc Chúa tể bóng tối đã bị thất bại và chẳng còn mối đe dọa nào đáng kể lên xứ sở này nữa.
Lothlorien được đặt vị cạnh con sông Celebrant, phía Đông Nam là Khazad-dum, đây là nơi duy nhất mà giống cây thần Marlorn có thể mọc được tại Trung Địa. Trái tim của Lothlorien là Caras Galadhon, nơi cư ngụ của 2 vợ chồng lãnh chúa Celeborn.
* Thời đại thứ 2
Lothlorien, cũng giống như Vương quốc Đất Rừng tại Rừng Âm U của Vua Thranduil, đều là những vương quốc do người Elves Silvan ( Tiên rừng ) sáng lập ra từ Thời đại thứ nhất; lúc đấy, người ta gọi nơi đây là Lindorinand, có nghĩa là Thung lũng của vùng đất yêu ca hát. Cho đến Thời đại thứ 2, vương quốc tiếp tục chào đón sự định cư mới từ nhiều người Elves dòng Sindarin và có một thời gian, nơi đây đã từng được trị vì bởi một lãnh chúa người Sindarin là Amdir. Kể từ đó, người Sindarin làm chủ nhân của vùng đất tươi đẹp này cho đến khi Amroth, lãnh chúa cuối cùng thuộc dòng Sindarin thực hiện hành trình của mình tới Edhellon gần Dol Amroth ở phía Nam Gondor để tìm kiếm nàng Nimdorel, Ngài không trở về vì đã bị mất tích ở giữa lòng biển khơi.
Sau thời đại đó, những người Elves tại Lindorinad đã sống một thời gian dài mà không có người trị vì cho đến khi Galadriel và chồng của bà là Celeborn du hành tới đây từ Eregion. Không chỉ đến mà họ còn mang cho những người ở Lindorinad một món quà vô cùng đặc biệt đó là những hạt giống của giống cây thần Marloon do đích thân Đại đế Gil-galad ban tặng cho 2 vợ chồng họ trước kia.
Marloon là một giống cây thần với những chiếc lá như vàng và thân cây như bạc. Sở dĩ Gil-galad ban tặng những hạt giống cây thần cho 2 vợ chồng Galadriel bởi tại vương quốc của Ngài, chúng không thể sống được. Tuy nhiên, những cây Marloon lại sinh sôi nảy nở rất tốt tại Lindorinand cho đến khi chúng trở thành những khu rừng Marloon to lớn và đẹp đẽ khủ khắp vùng đất này. Lúc đấy, Lindorinand lại được gọi là Laurelindorenan, có nghĩa là Thung Lũng Vàng Hát, hay đơn giản hơn là Lorinand, có nghĩa là Thung Lũng Vàng, và phổ biến nhất là Lothlorien, nghĩa là Lorien Rực nở. Đối với các dân tộc khác, Lothlorien còn hay được gọi đơn giản là Khu Rừng Vàng.
* Thời đại thứ 3
Khu Rừng Vàng có mối liên hệ gần nhất là với Rừng Âm U và pháo đài Dol Guldur, chính bởi vậy mà Dol Guldur trong thời gian mà Sauron tung lực lượng đến Minas Tirith cũng đã tung ra những đạo quân ma quỷ của mình để tấn công vào Lothlorien. 3 cuộc tấn công đã diễn ra nhưng đều bị đánh bật ngay ở bìa rừng của vương quốc, Lothlorien đã đứng vững bởi 2 thứ; kỹ năng chiến đấu của các chiến binh Elves và phép thuật bảo vệ của nữ hoàng Galadriel. Sau khi những cuộc tấn công thất bại, Lorien đã tung những đạo hùng binh của mình tới chính Dol Guldur và đánh sập pháo đài ma quỷ này.
* Sau thời kỳ chiến tranh
Sau khi nữ hoàng Galadriel thực hiện hành trình tới thiên quốc Valinor thì Lothlorien được tiếp tục trị vì bởi lãnh chúa Celeborn, vương quốc tiếp tục mở rộng một phần tới phía Nam Rừng Âm U nhưng theo thời gian, những người Elves tại đây dần dần ra đi để đến với Vùng đất bất tử cho đến khi nó bị bỏ trống hoàn toàn vào Thời đại thứ 4.
Trong " Câu chuyện kể về Aragorn và Arwen ", Aragorn đã từng nói rằng thời gian ở Lothlorien rất đặc biệt, cái cách mà thời gian luân chuyển ở đây không giống như ở thế giới bên ngoài.Vào một thời gian sau thắng lợi ở Cuộc Nhẫn Chiến, Aragorn, lúc đó đã là vua Aragorn II Elessar đã tìm về thăm Lothlorien và thấy nó gần như đã bị bỏ không.
Câu chuyện về Aragorn và Arwen còn nhắc đến một tình tiết; đó là sau khi vua Aragorn qua đời vào năm 120 của thời đại thứ 4, thì 1 năm sau đó, Arwen, vợ của đức vua, đã lui về ẩn thân tại Lothlorien, nơi mà về sau bà đã từ bỏ cuộc sống và được chôn cất
tại đây.
* Khắc họa trong điện ảnh
Trong phần một loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn của đạo diễn Peter Jackson thì Lothlorien được khắc họa chủ yếu thông qua hình ảnh của Caras Galadhon, nơi cư ngụ của 2 vợ chồng lãnh chúa Celeborn. Những tán rừng vàng chưa được khắc họa chuẩn xác và tuyệt mỹ như trong miêu tả của nhà văn Tolkien,trong khi Caras Galadhon lại là một nơi được bao phủ bởi bóng tối và được chiếu sáng bởi sự lấp lánh từ những ánh trăng bạc. Tại đây, những cây thần Marloon có hình dáng khổng lồ như những cột trụ cung điện, chúng có những bậc thang xoắn lượn quanh thân cây để dẫn lên những tầng cao hơn, Cung điện của 2 vợ chồng lãnh chúa Celeborn nằm ở tầng trên cùng của những thân cây khổng
lồ này.
WOODLAND (ENGLISH )
"That is the fairest of all the dwellings of my people. There are no trees like the trees of that land. For in the autumn their leaves fall not, but turn to gold. Not till the spring and the new green opens do they fall, and then the boughs are laden with yellow flowers; and the floor of the wood is golden, and golden is the roof, and its pillars are of silver, for the bark of the trees is smooth and grey."
- Legolas
Lothlórien was a forest located in Middle-earth, next to the lower Misty Mountains. It was first settled by Nandorin elves, but later enriched by Ñoldor and Sindar, under Celeborn of Doriath and Galadriel, daughter of Finarfin.
Two places in Arda were known as Lórien, and both were exceptionally beautiful. The first was the gardens of the Vala Irmo in Valinor (Irmo was usually called Lórien as well). The second was Lothlórien, where Galadriel dwelled during the events of The Lord of the
Rings.
DORIATH
Doriath là một vương quốc của người Elf Sindar được hình thành vào khoảng cuối kỉ nguyên 2 cây và tồn tại đến gần hết kỉ đệ nhất. Trong hàng ngàn năm tồn tại, nó gần như tách biệt với thế giới bên ngoài dưới sự trị vì của Đức vua Thingol (Elwe) cùng vợ ông là Melian (một Maia).
* Sự hình thành
Trong cuộc hành trình đến Aman, Elwe - lãnh đạo người Elves Teleri đã bị lạc vào miền đất phía Tây Trung Địa, Tại đó, ông gặp Melian - một Maia nổi tiếng với giọng hát thanh tao nơi chốn thiên đường. Mê đắm trước vẻ đẹp cuả nàng, Elwe quên đi mục đích của mình, ông quyết định ở lại Beleriand kết hôn cùng Melian và cùng những người Elf ở đây lập nên vương quốc Doriath.
* Vị trí
Doriath nằm ở trung tâm Beleriand, bên trong nó là các khu rừng Neldoreth (Rừng sồi phía Bắc), Nivrim (Rừng sồi phía Tây) và Region (Rừng chính). Ngoài ra, 2 khu rừng Brethil và Nan Elmoth cũng chịu ảnh hưởng của Doriath dù nó không nằm trong vòng bảo vệ của Melian. Sau này, người Dark Elf đến đây và được Thingol cho cai quản vùng Nan Elmoth sau khi họ dâng cho đức vua thanh kiếm Anglachel. Một tộc loài người là nhà Haladin cũng được vua Thingol cho sinh sống tại Brethil.
* Lịch sử
Trong khoảng thời kì đầu hình thành, Beleriand là một vùng đất hòa bình. Người Elf tại đây, từ những người thợ đóng thuyền của Cirdan hay những thợ săn tại Dãy núi xanh đều tôn Thingol là chúa tể của họ. Tuy nhiên, Melian cảm nhận được cái xấu sẽ xuất hiện tại vùng đất này, nên đức vua Thingol đã kêu gọi người lùn tại Belegost hỗ trợ mình xây dựng một thành phố kiên cố. Thành phố được xây dựng dưới lòng đất dọc theo phía nam của sông Esgalduin và được gọi dưới cái tên Menegroth (Thành phố nghìn hang động). Nó trở thành thủ đô của Doriath và được coi là một trong những kì quan đẹp nhất của Trung Địa.
Đúng như những gì Melian dự đoán, sau khi Melkor cùng con nhện khổng lồ Ungoliant tấn công 2 cây và chúng chạy đến Beleriand, tình hình nơi đây bắt đầu trở lên tồi tệ. Sau khi ổn đinh căn cứ tại Angband, Morgoth (Tên khác của Melkor) bắt đầu tấn công về phía đông Beleriand. Với sự trợ giúp của Denethor, con trai của Lenwe, vua của người elf Nandor từ Osiriand, vua Thingol và quân đội Beleriand đã đánh bại được Morgoth. Tuy nhiên, khi trở về, Thingol mới biết rằng quân đội của Morgoth đã tràn vào vùng đất phía tây - Falas. Đây cũng là lần cuối cùng đức vua Thingol dẫn quân ra ngoài lãnh thổ của Doriath. Từ sau, người Elves của Doriath chủ yếu chiến đấu để bảo vệ biên giới của họ cũng như những cửa sông quan trọng gần đó.
Khi các Noldor trở về Trung Địa và thời gian đầu của kỉ đệ nhất, Thingol từ chối không cho họ xâm nhập vào lãnh thổ Doriath, trừ các người con của Finarfin, và vợ của Finarfin là con của Olwe, em trai ông.Trong suốt thời gian còn lại của kỉ đệ nhất, Doriath từ chối tham gia tất cả các cuộc chiến tranh, chỉ đến khi Beren, con trai của Barahir, vua của tộc người xuất hiện và nảy sinh tình yêu với con gái vua Thingol là Luthien, Doriath mới bị kéo vào cuộc chiến và dẫn đến sự diệt vong.
* Sự sụp đổ
Khi nhận thấy tình yêu của Beren dành cho Luthien, vua Thingol đã không đồng ý, trừ khi Beren có thể lấy được một viên ngọc Silmarils từ chúa tể hắc ám Morgoth. Đây là một nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi, nhưng cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của nhiều người, Beren cũng lấy được Silmarils về cho Thingol.
Sau cuộc chiến Muôn vàn nước mắt (Battle of Unnumbered Tears), chỉ còn 3 vương quốc Elf tồn tại là Nargothrond, Gondolin và Doriath. Nargothrond cũng bị tiêu diệt ngay sau đó trong câu chuyện về những đứa con của Hurin.
Hurin, sau khi được Morgoth thả ra (ông bị bắt trong cuộc chiến muôn vàn nước mắt), ông đến Doriath và tặng Thingol một chuỗi vòng cổ Nauglamir, báu vật của Nargothrond. Thingol nhờ người lùn kết hợp Silmarils và Nauglamir làm một. Không cầm lòng được trước vẻ đẹp của báu vật này, người lùn đã giết vua Thingol và đánh cắp nó. Đau khổ trước cái chết của chồng, Melian gỡ bỏ phép thuật bảo vệ Doriath và bà trở về Aman. Giờ đây Doriath trơ trọi và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
Người lùn sau khi giết vua Thingol và ăn cắp báu vật bỏ chạy đã bị quân đội của Doriath đuổi theo và giết chết, chỉ một số bỏ chạy được và trở về nói với đồng loại rằng họ đã bị người Elff thảm sát. Quân đội người lùn quyết định tấn công Doriath trả thù. Cuộc chiến khốc liệt giữa Elf và Dwarves diễn ra tại thành phố nghìn hang đông với chiến thắng thuộc về người lùn. Họ cướp bóc và tàn phá cung điện của Thingol và lấy được báu vật Silmarils. Nhưng trên đường hành quân trở lại, họ bị phục kích bởi Beren và quân đoàn Green Elf và bị tiêu diệt, Silmarils được cướp lại. Dior, con trai của Beren trở về và làm vua của Doriath.
Sau khi Beren chết, Silmarils được giao cho Dior, nhưng những đứa con của Feanor không quên lời thề xưa, họ gửi tin cho Dior và muốn lấy lại Silmarils. Dior không trả lời, Celegorm liền khơi dậy hạ thù và tấn công vào Doriath. Dior cùng vợ đều hi sinh trong trận chiến, và cuối cùng vương quốc Doriath cũng bị diệt vong. Những người sống sót cùng Elwing, con gái Dior mang theo Silmarils trốn thoát. Họ sống trên cửa khẩu Sirion
và chờ thời cơ phục quốc.
EREGION
Eregion hay Hollin từng là một vương quốc của Người Elves dòng Noldor trong gần suốt Thời đại thứ 2 của thế giới. Vương quốc này có vị trí rất gần Cổng phía Tây của vương quốc Dwarves Khazad-dum, những người Elves tại đây đã duy trì được mối quan hệ tình bạn vô cùng hiếm có với những người Dwarves dòng dõi Durin. Cư dân của 2 vương quốc đều có chung đam mê là chế tác và sáng tạo báu vật, họ cũng được tự do qua lại thăm viếng và trao đổi với nhau.
* Quá trình tồn tại và diệt vong
Eregion từ năm 750 của Thời đại thứ 2 được trị vì bởi 2 vợ chồng lãnh chúa Celeborn và Galadriel, họ sống cùng nhau tại kinh đô Ost-in-Edhil. Sau năm 1350, cả 2 người đều thực hiện hành trình vượt qua Dãy Núi Sương Mù để tới Lothlorien, họ chọn nơi đó làm vương quốc mới để trị vì.
Cũng từ năm đó, quyền trị vì Eregion được để lại cho một nhóm thợ rèn có nguồn gốc Noldor, người đứng đầu trong số họ là Celebrimbor, một hậu huệ cuối cùng thuộc gia tộc Feanor tại Trung Địa. Ở thời điểm này trong vương quốc đã có sự hiện diện của Annatar, Người ban phát những Món quà, vua Celebrimbor chơi rất thân với nhân vật huyền bí này. Cùng với nhau, họ tạo ra 16 chiếc nhẫn sức mạnh. Có thêm 3 chiếc khác được Celebrimbor bí mật làm ra và không để cho Annatar được biết.
Khi mà về sau, chân tướng của Annatar được phát hiện ra như là Sauron, Celebrimbor cùng với những người của mình đã nỗ lực ngăn chặn Những chiếc Nhẫn Sức Mạnh rơi vào tay của Chúa tể bóng tối nhưng họ chỉ thành công giải cứu được 3 chiếc là: Vilya, Narya và Nenya. Về sau chính Eregion đã bị chinh phạt và tiêu diệt trong Cuộc chiến giữa Elves và Sauron vào năm 1697 của Thời đại thứ 2.
Những người còn sống sót sau trận chiến đã phải di rời đến các vương quốc còn lại của người Elves như Lothlorien hay Lindon, trong khi một số khác lại đi theo Elrond và sáng lập ra Imladris ( Rivendell ).
Tại Thời đại thứ 3, vào khoảng thời gian mà Đoàn Hộ Nhẫn đến gần tới Khazad-dum, họ có đi qua vùng đất ngày xưa của vương quốc Eregion, mà trong tiểu thuyết có nhắc đến với cái tên là Vương quốc Nhựa Ruồi. Không khí ở đây được miêu tả là rất dễ chịu nhưng gần như chẳng còn ai sinh sống, khắp vùng đất này chỉ còn lại đống phế tích của những thành phố bị tàn phá và sót lại một vài thân cây thần minh chứng cho vinh quang của thuở xa xưa.
Tên gọi Eregion hay Hollin được cho là lấy từ tên của một giống cây thần đặc trưng của
vương quốc này.
LINDON (ENGLISH )
The Valar were the fourteen (fifteen including Melkor) Ainur who entered Arda after its creation to give order to the world and combat the evils of Melkor. They helped to begin the shaping of Arda through the music of Ilúvatar. Each of the Ainur added his or her own part to the music creating the world incarnate. All except Melkor. His vision of what Arda should have been was different than Eru's. This led to the casting out of Melkor and his great rebellion that caused so many of the ills of the world of Arda. The Valar originally dwelt on the hidden Isle of Almaren, but after its destruction, long before the Awakening of the Elves, they moved to Aman and founded Valinor.
It was originally Melkor's intention to rule Arda from himself, but Manwë called other spirits to help him confront Melkor. Among these were the other Valar and the Maiar. Melkor withdrew from Arda, and the others continued their creation of the World. But Melkor saw this, and returned to fight for control of Arda. The Valar have no fixed shape, but often take the shapes of Men and Elves, or anything they want, or they can remain invisible. They are not gods, though Men often mistake them as such. They are actually emissaries or regents of Ilúvatar, or Eru, the monotheistic God of the world, who rarely
directly intervenes in the world's course of events.
NARGOTHROND (ENGLISH )
The Valar were the fourteen (fifteen including Melkor) Ainur who entered Arda after its creation to give order to the world and combat the evils of Melkor. They helped to begin the shaping of Arda through the music of Ilúvatar. Each of the Ainur added his or her own part to the music creating the world incarnate. All except Melkor. His vision of what Arda should have been was different than Eru's. This led to the casting out of Melkor and his great rebellion that caused so many of the ills of the world of Arda. The Valar originally dwelt on the hidden Isle of Almaren, but after its destruction, long before the Awakening of the Elves, they moved to Aman and founded Valinor.
It was originally Melkor's intention to rule Arda from himself, but Manwë called other spirits to help him confront Melkor. Among these were the other Valar and the Maiar. Melkor withdrew from Arda, and the others continued their creation of the World. But Melkor saw this, and returned to fight for control of Arda. The Valar have no fixed shape, but often take the shapes of Men and Elves, or anything they want, or they can remain invisible. They are not gods, though Men often mistake them as such. They are actually emissaries or regents of Ilúvatar, or Eru, the monotheistic God of the world, who rarely
directly intervenes in the world's course of events.
RIVENDELL
Rivendell, còn được biết tới với cái tên là Imladris trong tiếng của người Sindar, là một nơi cư ngụ của người Elves tại Trung Địa.Những người tại Trung Địa còn hay dùng cụm từ " Ngôi nhà thân thuộc cuối cùng ở phía Đông Biển Cả " để ám chỉ Rivendell bởi những dấu ấn huy hoàng còn lại của nơi này có nét tương đồng với thiên quốc Valinor nằm ở phía Tây Biển Lớn. Trong tiếng của người Sindar thì Imladris có nghĩa là " Thung lũng sâu thẳm bên trong khe núi ", có lẽ vì vậy mà nó được dịch qua tiếng Việt là "Thung đáy khe".
* Lịch sử
Rivendell được thành lập bởi Lãnh chúa Elrond vào năm 1967 thời đại thứ 2 của Trung Địa ( hơn 4000 năm trước sự kiện xảy ra ở Chúa Nhẫn ). Elrond đã cư ngụ ở Rivendell một thời gian rất dài cho tới khi ông thực hiện hành trình vượt biển để về với thiên giới Aman.Ngoài gia đình Elrond thì còn có một lãnh chúa tôn quý và hiển hách khác cũng cư ngụ tại đây là Glorfindel.
Trong tiểu thuyết The Hobbit, Bilbo Baggins cũng đã dừng chân tại Rivendell cùng với những bạn đồng hành người Dwarves trong chuyến hành trình tới Ngọn Núi Cô Đơn và cả trên hành trình trở về xứ Shire cùng với Gandalf. Bilbo đã miêu tả Rivendell như là " một ngôi nhà hoàn hảo, kể cả khi bạn là người thích ăn hay ngủ hoặc kể chuyện hay hát hò,hoặc là chỉ ngồi và suy nghĩ, hoặc là một hỗn hợp thú vị của tất cả những thứ đó." Trong tiểu thuyết Chúa tể những chiếc Nhẫn, Frodo Baggins cùng với những người bạn Hobbit của mình đã thực hiện hành trình tới Rivendell, nơi mà họ được tái ngộ với Bilbo Baggins hiện đang nghỉ ngơi tại đây.Rất nhiều những người khác, trong đó có cả người Elves,người Dwarves và người Gondor cũng tụ họp ở đây vào thời điểm này với mục đích tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề mà họ đang nghi hoặc.Tại Hội đồng của Elrond,họ được biết tất cả những gì cần biết có liên quan tới số phận của chiếc Nhẫn Chủ và cùng nhau quyết định phải làm gì với nó.Đến cuối cùng,chính những người Hobbit lại là những người có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc quyết định.
Qua miêu tả của Frodo thì ở Rivendell có một tòa sảnh lớn, nơi có một chiếc bục lớn và nhiều chiếc bàn đặt xung quanh để dành cho việc tiếp khách.Một tòa sảnh khác là Sảnh Lửa,ở đó luôn có một ngọn lửa ấm cúng được thắp lên ở giữa sảnh; nơi này được sử dụng để dành cho việc ca hát hay kể chuyện trong những ngày đặc biệt; những ngày còn lại thì nó được để trống để mọi người có thể ngồi ở đó mà suy tưởng trong yên lặng.Ở phía đông của Ngôi nhà có một khoảng hiên lớn,nơi mà Hội đồng của Elrond thường tổ chức họp bàn tại đây.
Rivendell là một khu thung lũng được che chở bởi Dãy núi Sương Mù và dòng sông Bruinen.Rivendell được bảo vệ rất tốt nếu bị thế lực bên ngoài tấn công ( sức mạnh chủ yếu dựa vào dòng sông Bruinen,quyền năng của Elrond cũng như những phép thuật của người Elves ).Elrond đã nói rằng Rivendell là một nơi của yên bình và học thức chứ không phải là một pháo đài chiến trận; tuy nhiên,trong suốt quá trình tồn tại của mình thì Rivendell dưới sự bảo hộ của Elrond và Glorfindel vẫn là một Ngôi nhà bất khả xâm phạm và là nơi tốt đẹp và an toàn nhất trong số những chốn cư ngụ tại Trung Địa.
* Ngoài đời
Nhiều người cho rằng, thung lũng Rivendell được tạo ra từ hình ảnh có thực của Lauterbrunnen, 1 thắng cảnh ở Thụy Sỹ. Tolkien được cho rằng là đã từng tới nơi này,bản vẽ phác họa của ông về Rivendell có rất nhiều nét tương đồng rõ rệt với Lauterbrunnen.
* Những người Elves dòng dõi cao quý sống tại Rivendell
+ Elrond – Lãnh chúa
+ Celebrian – Nữ chúa, vợ của Elrond
+ Glorfindel – Mãnh tướng thuộc thế hệ hoàng kim của người Elves + Elladan và Elrohir - Cặp con trai song sinh của Elrond và Celebrian
+ Arwen – Con gái của Elrond
VƯƠNG QUỐC DWARVES EREBOR
Erebor,là vương quốc dưới gầm của Ngọn Núi Cô Đơn,nơi những người Dwarves thuộc dòng dõi Durin sinh sống qua nhiều đời.
* Thời kỳ cây thần và thời đại đầu tiên của Trung Địa
Ở Thời đại cây thần,những người thuộc dòng dõi Durin đã phát hiện ra nguồn tài nguyên phong phú của Ngọn Núi Cô Đơn không lâu sau khi họ được thức tỉnh. Một mỏ khai thác được nhanh chóng dựng lên và một con đường cũng được mở rộng ra để kết nối những người Dwarves đến với những thành phố lớn của họ, từ Dãy Đồi Sắt cho tới những vương quốc thuộc Dãy núi Lam.
* Thời đại thứ 2 và thứ 3
Những người Dwarves đã sinh sống và khai thác trong lòng Ngọn Núi vào suốt thời đại thứ 2; cho đến giữa thời đại thứ 3, khu khai thác đã chính thức trở thành một vương quốc mới ngay sau khi vương quốc cổ Khazad-dum bị sụp đổ bởi thảm họa Balrog – Tai Ương của Durin. Năm 1981 thời đại thứ 3,những người sống sót sau thảm họa ở Khazad-dum đã đi theo vua Thrain I tới định cư tại Ngọn Núi Cô Đơn, vương quốc Erebor chính thức được ra đời và các đời vua ở đây thường có danh hiệu là Vua dưới gầm quả núi.
Năm 1999 của thời đại thứ 3,Erebor trở thành một pháo đài của người Dwarves, nơi mà ở đó họ ngày càng trở nên đông đúc và phát triển cực thịnh. Trong thời gian này,những người Dwarves tại Erebor đã trở nên vô cùng giàu có; họ tích trữ được một số lượng lớn những vàng cũng như nhiều báu vật khác mà trong đó phải kể đến viên ngọc ArkenStone. Vua Thrain I từng sử dụng ArkenStone để biểu trưng cho quyền lực trị vì của mình, các con trai và các cháu của Ngài đều phải nghe theo lệnh Ngài.
Trải qua 211 năm mở rộng, phát triển và tồn tại thì cho đến đời của vua Thorin I, Erebor lại bị bỏ hoang, đức vua đã di cư toàn bộ người Dwarves của vương quốc để đến ở cùng với những người họ hàng của ông tại Dãy Núi Xám ( Ered Mithrin ), và Ngọn Núi Cô Đơn bị để không trong khoảng 300 năm.
Về sau thì những người Dwarves tại Dãy Núi Xám đã bị tấn công bởi những con Rồng Băng sống sâu trong dãy núi và việc đánh lại chúng không phải là một ý kiến hay. Bởi vậy, những người Dwarves đã chọn giải pháp rời bỏ Dãy Núi Xám. Một nhóm người chọn đi theo lãnh đạo riêng của họ là Gror để đến sinh sống tại Dãy Đồi Sắt và những người còn lại thì đi theo Thror để trở về Erebor. Thror trở thành Vua dưới gầm quả núi, ông khiến cho người Dwarves ở đây trở nên giàu có và xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với các vùng đất láng giềng như thành bang thung lũng Dale, thị trấn vùng hồ Esgaroth và cả Vương Quốc Đất Rừng của các Elves.
Một ngày của năm 2770 của thời đại thứ 3,rồng lửa Smaug đột nhiên xuất hiện từ phương Bắc và đánh chiếm Ngọn Núi Cô Đơn nhằm chiếm đoạt những kho báu giàu có cho riêng mình. Thrain II cùng nhiều người khác đã trốn chạy ra được Ngọn Núi nhờ 1 cánh cửa bí mật. Sau đó nhiều năm, những cư dân của Erebor đã phải sống tạm ở Dãy Núi Lam cho đến khi định mệnh đẩy đưa cho Gandalf gặp gỡ với Thorin Khiên Sồi, cháu trai của Thror. Cùng với nhau, họ lên kế hoạch để giành lại Erebor. Đó được gọi là Nhiệm vụ Erebor. Cuộc hành trình giành lại Erebor chính là phần nội dung của cuốn tiểu thuyết The Hobbit. * Nhiệm vụ Erebor
Năm 2941 của thời đại thứ 3,Bilbo Baggins, dưới sự giới thiệu của Gandalf, đã cùng với Nhóm đồng hành của Thorin thực hiện hành trình tới Ngọn Núi Cô Đơn để giành lại kho báu và vương quốc Erebor đã bị Rồng Smaug chiếm cứ. Gandalf đã đưa cho họ một chiếc chìa khóa để có thể đi qua một cánh cửa bí mật ở bên hông ngọn núi để vào được bên trong những tòa sảnh của Erebor. Lỗ khóa của cánh cửa bí mật chỉ hiện ra khi ánh trăng cuối cùng của mùa thu chiếu vào nó và thật may mắn khi nhóm người của Bilbo đã kịp đến đúng vào thời điểm này.
Smaug bị Bilbo làm cho tỉnh giấc, không phát hiện được hành tung của nhóm đồng hành nên lão đã bay tới Esgaroth ( thị trấn vùng hồ ) để trả thù nhưng bị Xạ thủ Bard bắn hạ. Sau cái chết của Smaug, Thorin đã tạm thời giành lại được quả núi, tuy thế thì người Elves tại Rừng U Ám và Con Người tại Esgaroth lại tìm đến và nêu ý kiến muốn Thorin chia sẻ một phần kho báu của Erebor cho họ. Bị sự bảo thủ và tính kiêu hãnh che mắt, Thorin đã từ chối yêu cầu này và xin cầu viện tới người anh em họ của mình là Dain II Chân Thép ở Dãy Đồi Sắt mang quân đến giải vây.
Vào thời điểm khi mà cuộc chiến giữa 3 dân tộc tự do của Trung Địa chuẩn bị bắt đầu thì một đạo quân liên minh khổng lồ của Orcs, Sói Ma và Dơi đã bất ngờ xuất hiện và tiến thẳng về phía Quả núi. Người Elves,Con Người và người Dwarves đã ngay lập tức bắt tay nhau để cùng chống lại đạo quân Tiên của phương Bắc. Về sau, trận chiến còn có sự tham gia của các Đại Bàng Lớn ở Dãy Núi Sương Mù và cả Người hóa Gấu Beorn. Đây được gọi là Trận Chiến Của 5 Đạo Quân. Sau trận chiến thì Thorin đã bị tử thương và danh hiệu Vua dưới gầm quả núi cũng như danh hiệu Vua của dòng dõi Durin được truyền lại cho Dain.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Smaug chưa phải là rắc rối lớn cuối cùng của vương quốc Erebor. Vào ngày 17 tháng 3 năm 3019 của thời đại thứ 3,một số lượng vô cùng lớn các chiến binh Easterl từ Rhun đã ào ào tiến qua con Sông Carnen để tiến về Dale và Erebor. Mặt trận thứ 2 ở phía Bắc trong chiến dịch Nhẫn Chiến của Sauron đã chính thức được mở ra. Với lực lượng đông đảo thì quân đội Earsterling đã đẩy lui được quân đội của Vương quốc Dale và buộc họ phải bỏ lại thành bang để rút vào cố thủ bên trong Ngọn Núi Cô Đơn.
Người Dwarves của vua Dain II và người Dale của Vua Brand đã cùng nhau tử thủ chống lại những kẻ xâm lăng.Những bức tường, những cánh cổng to lớn vững chắc và cả những công trình phòng thủ bằng đá của người Dwarves đã biến Erebor trở thành một pháo đài đặc biệt kiên cố. Ngọn Núi Cô Đơn tự bản thân nó cũng là một điểm mạnh và cho phép những người phòng thủ bên trong có thể sử dụng rất nhiều những phương án phòng thủ ưu việt giúp chống lại những kẻ thù tấn công từ bên ngoài. Sau rất nhiều năm vừa phòng thủ vừa cải tiến pháo đài thì cuối cùng liên minh Erebor và Dale đã đẩy lui được cuộc bao vây của người Easterl.
* Thời đại thứ 4
Với sự phục hồi của Vương quốc dưới gầm quả núi thì khu vực phương Bắc lại trở nên nhộn nhịp và phát triển thịnh vượng như xưa. Con người, Người Dwarves và cả các Elves rừng cùng nhau hàn gắn lại tình bạn của họ. Vua Dain II đã hi sinh trong Cuộc Nhẫn Chiến và truyền ngai vàng lại cho con trai là Thorin III Mũ Đá, người mà về sau đã trị vì Erebor rất tốt trong thời đại thứ 4.Trong suốt thời gian này, những người Dwarves từ Erebor đã đi tới rất nhiều nơi, họ tới Gondor và Rohan để giúp đỡ Con Người trong việc tái thiết lại các thành phố, và một số thì lại đến với vương quốc mới của Người Dwarves trong lòng Những Hang động ở Glittering, nơi mà Gimli, con trai của Gloin, là chủ nhân. Trong khi đó, vương quốc Erebor tiếp tục duy trì và phát triển cho đến hết thời đại thứ 4
của Trung Địa.
VÙNG HANG ĐỘNG GLITTERING
Glittering, dịch ra có nghĩa là lấp lánh, trong con mắt của Gimli là một vùng hang động tuyệt đẹp, là một kỳ quan đối với những người Dwarves, những người quen sinh sống và làm việc trong lòng đất và các hang núi. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh với Sauron, Gimli đã dẫn 1 số người về đây và lập ra một xứ sở Dwarves mới, những người dân ở đây sinh sống và hỗ trợ rất nhiều cho người Rohan và người Gondor trong công việc tái thiết vương quốc.
Về địa lý thì vùng hang động Glittering nằm ở trong lòng những dãy đồi núi bao quanh khu thung lũng Helm's Deep. Ban đầu thì đây cũng là một vùng hang động tự nhiên rồi sau đó được những người Numenor cổ khai phá và mở mang dần. Ở phía trước những lối đi vào vùng hang động, người Numenor cho xây lên một pháo đài chắc chắn bằng đá mà về sau được người Rohan gọi với cái tên là Hornburg. Phía bên ngoài của Hornburg là một vùng rãnh trống trải nhưng không quá rộng khiến cho các kẻ thù chỉ có thể tấn công vào pháo đài từ một mặt duy nhất.
Bên trong vùng hang động là một chuỗi những hang đá rộng bao la với nhiều lối dẫn trải dài đến nhiều dặm ở sâu trong lòng dãy núi Trắng. Chất liệu đá ở đây được cho là rất đẹp, người Numenor và về sau là người Dwarves đã khoan xẻ để tạo thêm nhiều căn phòng và những tòa sảnh đẹp đẽ dành cho việc sinh sống của cư dân. Nguồn nước của những người sống tại đây là một dòng suối nhỏ chảy từ vùng rãnh của Helm's Deep vào tới sâu bên trong vùng hang động.
Khi người Dwarves của lãnh chúa Gimli tới đây để định cư, họ được ban cho quyền sở hữu vùng hang động phía trong còn pháo đài Hornburg ở phía ngoài vẫn thuộc quyền sở hữu của người Rohan. 2 dân tộc ở thời kỳ sau Cuộc Nhẫn chiến đã kết hợp với nhau để khiến cho Helm's Deep trở thành một cứ điểm được bảo vệ không thể tốt hơn.
BELEGOST
Belegost là một trong hai thành phố cổ của người Dwarves tại Dãy Núi Lam trong suốt Thời đại thứ nhất ở Trung Địa. Nơi đây còn là một trong 7 vương quốc lớn của giống người Dwarves và là quê hương của những người thuộc tộc Râu Rậm. Cũng giống như vương quốc láng giềng Nogrod, Belegost là một vương quốc nằm sâu trong lòng của ngọn Núi Dolmed thuộc Dãy Núi Lam và ở rất gần với Con đường Dwarf của Beleriand.
Trong số các vương quốc ở Trung Địa thì Belegost là một trong những nơi sở hữu nhiều nhất những thợ rèn và thợ điêu khắc xuất chúng. Ở trong những sảnh lớn tại vương quốc, người ta cho treo rất nhiều những thứ vũ khí lấp lánh sáng choang ở trên tường. Chính những thợ rèn ở Belegost là những người đầu tiên tại Trung Địa tạo ra kiểu áo giáp xích. Với sự dư thừa của các sản phẩm, người Belegost bắt đầu tiến hành trao đổi chúng với người Elves ở Beleriand để có được những nhu yếu phẩm khác. Người Elves cũng rất thích những sản phẩm chế tác của người Belegost mà đặc biệt là vũ khí, chất liệu thép của các loại vũ khí từ Belegost là vô cùng rắn chắc.
Thêm nữa, về sau, người Dwarves còn được mời đến Menegroth và nhiều vùng khác để tiến hành xây dựng và điêu khắc cho những công trình đá tại đó. Một trong những phần thưởng mà người Elves đã dành cho họ sau những cống hiến hợp tác là Nimphelos, một viên ngọc rất to.
Trong Thời đại thứ nhất, những người tại Belegost cùng với vua của họ là Azaghai đã dành được tiếng tăm vang dội trong Cuộc Chiến của Những Báu Vật. Tại Trận chiến Nirnarth Arnoediad, những chiến binh Belegost là những người duy nhất chịu được sức nóng của lửa Rồng do họ đã quen với sức nóng trong các lò rèn, cũng như bản thân về thể chất, người Dwarves có khả năng chịu nóng và lạnh tốt hơn so với Con Người hay Người Elves. Những lưỡi rìu của họ cũng rất cứng đủ để gây khó khăn cho loài Rồng. Trong trận chiến, mặc dù bị tấn công dữ dội nhưng trước khi hi sinh, vua Azaghai vẫn chém bị thương được Glaurung, Cha của các Loài Rồng, khiến cho hắn phải sợ hãi mà bỏ chạy khỏi chiến trường. Đây là lần đầu tiên,Glaurung bị thương bởi bàn tay của một người phàm.
Vào Cuối thời đại thứ nhất, Arda là nơi diễn ra Cuộc Chiến Thịnh Nộ, cuộc đại chiến long trời nở đất này đã kết thúc với sự thất bại của phe Morgoth và sự sụp đổ của toàn bộ các vùng lãnh thổ thuộc Beleriand mà trong đó có cả Dãy Núi Lam. Belegost và Nogrod tất nhiên cũng bị sụp đổ và nhấn chìm cùng với Beleriand. Những người Dwarves còn lại của 2 vương quốc đã di tản tới Khazad-dum để sống cùng với những người anh em thuộc dòng dõi Durin.
Trong tiếng Sindarin, Belegost có nghĩa là Vĩ Đại hoặc có nghĩa khác là Pháo đài to lớn.
DÃY ĐỒI SẮT (ENGLISH )
The Iron Hills were a range of mountains located in the north of Middle-earth, and was the realm of the Dwarves of Durin's Folk.
* Description
The Iron Hills were located in the northern and eastern parts of Middle-earth. The mountain range is in between Rhovanion and Rhûn. The hills are east of the Lonely Mountain.
The Iron Hills were rich in minerals, most notably iron – whence came the name of the Hills. The Hills were originally a part of the massive Iron Mountains where Morgoth dwelt; other remains of this vanished range were the Mountains of Angmar and Ered Mithrin. The Iron Hills were also the source of the River Redwater, the reddish colour of which came from iron particles in its water. The river joins onto the River Running.
The Dwarves who first settled in the Iron Hills during the First Age were of the clan of the Longbeards, most commonly known as Durin's Folk, and consequently were of the most noble kind of Dwarves. The Hills were mined uninterruptedly for thousands of years by them, because of the hills' rich amount of iron. The Old Dwarf Road that crossed Mirkwood was, in fact, built by the Longbeards to connect their mansions in the Misty Mountains (namely, Khazad-dûm and Gundabad) with the Iron Hills.
Around the year 2500 of the Third Age, Grór son of Dáin I founded the Iron Hills as an independent kingdom after the Dwarves were exiled from the Grey Mountains to the west because of attacks by Cold-drakes seeking the vast wealth of the mountains, which had resulted in the death of the king Dáin I.
The exiles who settled in the Iron Hills were of course in friendly relations with the Dwarves of the Lonely Mountain (Erebor), who were of similar like and mind, being kin to Grór and Thrór.
There was definitely at least one settlement in the Iron Hills, the seat of Grór and his descendants, but there is no indication of its name or precise location. Following the pattern of Erebor (which stood on the spring of the river Celduin) it was perhaps close to the sources of the Carnen that rose in these hills, but that is no more than speculation.
* History
The Iron Hills were probably used by the Dwarves of Durin's Folk for many years, and the Old forest road was probably used as a trade route and as a means for the Dwarves of the east and west to communicate with one another. The realm of the Iron Hills was formerly founded by Grór son of Dáin I in TA 2590 after the Dwarves were driven out of the Grey Mountains, because of the continuing attacks by the Cold-drakes for the vast wealth of the mountains which became the death of the King Dain I.
In TA 2941, the Dwarf lord Dáin II Ironfoot of the Iron Hills led an army of five hundred warriors to the defense of Thorin Oakenshield which then joined in the Battle of the Five Armies and fought valiantly there. After Thorin's death after the battle, the vacant throne of the Lonely Mountain passed to Thorin's cousin and friend Dain who then became its King and the Iron Hills passed out of records afterwards but they may not have been
deserted, and it was possible that Dain and his son retained dominion over them.
KHAZAD-DUM
Moria, còn được biết đến là Khazad-dum, là một tên gọi được dùng cho vương quốc cổ dưới lòng đất của người Dwarves thuộc dòng dõi Durin, vương quốc này nằm ở ngay dưới và trong Dãy núi Sương mù. Trong hàng nghìn năm cư trú tại đây, những cư dân Dwarves đã liên tục đào sâu vào lòng núi và lòng đất để mở rộng những thành phố của họ cũng như để khai thác các báu vật mà đặc biệt là Mithril. Kết quả, Khazad-dum đã dần trở thành một trong những vương quốc thịnh vượng nhất ở Trung Địa vào thời kỳ hoàng kim của nó.
* Sáng lập
Khazad-dum ở những ngày khai sơ được sáng lập nên bởi Durin bất tử, một trong 7 vị cha đầu tiên của người Dwarves; Đầu tiên, Durin được thức tỉnh tại núi Gundabad, lúc đó Arda đang tận hưởng sự yên bình của Thời đại Cây thần, ông đi về phía Dãy Núi Sương mù, đến chân ngọn núi Celebdil và nhìn thấy ở đó một hồ nước lung linh huyền ảo, mặt nước trong vắt của hồ phản chiếu một vương miện lấp lánh được tạo nên từ những ngôi sao trên bầu trời. Durin soi mình xuống dưới mặt nước hồ, ông cảm thấy như có một định mệnh nào đó gắn mình với nơi này nên đã quyết định lập ra một vương quốc mới tại đây. Mặt hồ nơi Durin soi mình được ông đặt cho một cái tên là Kheled-zaram, trong tiếng Dwarves có nghĩa là Hồ Gương, và ở trong những hang động phía trên Hồ Gương, những người của Durin bắt đầu xây dựng vương quốc mới của họ, đó chính là Khazad-dum.
* Thời đại thứ nhất
Sau khi sáng lập ra vương quốc Khazad-dum, Durin trở thành vị vua đầu tiên và lấy tước hiệu là Durin I. Ngài sống rất lâu và trị vì vương quốc của mình trong hàng trăm năm. Hàng nhiều thế kỷ sau khi Durin I qua đời, những người thừa kế ngai vàng của ngài đều được cư dân ở Khazad-dum tôn xưng theo tước hiệu là Durin bởi họ tin rằng những người trị vì họ về sau chính là Durin I tái sinh. Quả thực, những con cháu của Durin I đều trông giống Ngài như đúc.
Khazad-dum vào thời kỳ huy hoàng vô cùng giàu có và rộng lớn, khắp vương quốc là những thành phố to lớn dưới lòng đất, bên cạnh những thành phố là những hầm mỏ, những lò luyện kim hoàng tráng với hàng ngàn đường hầm ăn thông với nhau liên kết giữa các thành phố cũng như là dẫn ra thế giới bên ngoài. Những cánh cổng lớn ở các hướng của vương quốc luôn luôn được mở to, thời kỳ huy hoàng đó, bóng tối không hề xuất hiện tại thế giới và người Dwarves tại đây sống vui vẻ, chăm chỉ và chan hòa với các dân tộc khác mà đặc biệt là với người Elves.
* Thời đại thứ 2
Khazad-dum tiếp tục đưa sự huy hoàng lên một tầm cao hơn ở đầu Thời đại thứ 2 của thế giới. Vào thời điểm năm 40 của thời đại này, sau sự sụp đổ của Beleriand trong Cuộc chiến Thịnh Nộ, những người Dwarves ở vương quốc Nogrod đã rời khỏi Trung Địa, những người còn ở lại thì đều tìm đến Khazad-dum. Vương quốc của Durin đón nhận một đợt sóng di cư của những người họ hàng từ Nogrod và cả những người Dwarves từ những nơi khác tại Trung Địa. Người Dwarves luôn biết cách để sống hòa thuận với nhau, với sự hòa thuận này, họ cùng nhau dung hòa những kỹ nghệ đặc thù của các vương quốc trong các công việc luyện kim, chế tác báu vật và khai thác.
Ngoài ra, sau sự sụp đổ của Beleriand thì các vương quốc Elves của người Noldor cũng có sự xáo trộn. Một nhánh hậu duệ của Feanor đã đến vùng đất phía Tây của Khazad-dum và thành lập ở đó một vương quốc mới là Eregion. Những người Elves ở Eregion cũng có đam mê là luyện kim và chế tác ra những báu vật có phép thuật. Với cùng chung những đam mê như vậy mà họ cùng với những người Dwarves tại Khazad-dum đã tạo nên một mối quan hệ tình bạn tốt đẹp cực kỳ hiếm có trong lịch sử 2 chủng loài. Họ giúp đỡ và trao đổi với nhau trong nhiều thứ, chính người Elves đã giúp người Dwarves tạo ra Cánh cổng phép thuật phía Tây của Moria ( cánh cổng mà Đoàn Hộ Nhẫn đã đi qua ), và về sau, họ còn tặng cho vua Durin III một trong số những chiếc nhẫn phép thuật.
Tình bạn giữa Eregion và Khazad-dum chỉ chấm dứt khi Chúa tể bóng tối Sauron tìm cách tiêu diệt vương quốc Eregion, mặc dù đã nhận được sự trợ giúp từ những người bạn Dwarves thế nhưng Eregion vẫn bị sụp đổ và những người Elves tại đây phần lớn bị giết, phần còn lại phải li tán sang những nơi khác. Vào thời điểm đen tối này, những cánh cổng của Khazad-dum đã luôn phải đóng chặt để ngăn chặn những thế lực của Sauron, thời kỳ hoàng kim trong yên bình của vương quốc đã chấm dứt, kể từ đây, những người thuộc dòng dõi Durin đã bắt đầu một thời kỳ dài sống trong sự cách biệt với thế giới bên ngoài. Cũng chính vào thời điểm này, lũ Orcs đã tiến hành xâm lược ngọn núi Gundabad và biến nơi đây thành một sào huyệt mới của chúng.
* Thời đại thứ 3
Mặc dù bị cô lập với thế giới bên ngoài nhưng người Dwarves tại Khazad-dum vẫn có được một cuộc sống khá thịnh vượng vào đầu Thời đại thứ 3. Ở thời đại này, thứ làm nên sự giàu có cho họ chính là một loại hợp kim đặc biệt quí giá có tên là Mithril, nó còn có giá trị hơn gấp nhiều lần so với vàng hay bạc. Người Dwarves tạo ra những khu mỏ lớn, tại đó, họ liên tục đào sâu để khai thác Mithril.
Đến năm 1980 của thời đại thứ 3, việc khai thác Mithril của người Dwarves tại Khazad- dum vẫn tiếp tục được mở rộng, lòng đất vẫn liên tục được đào xới và mở rộng cho đến một ngày, một tai họa kinh hoàng không thể lường trước đã ập đến với họ. Họ đã đào quá sâu, quá rộng, quá tham lam và vô tình làm thức tỉnh một quỷ lửa Balrog, một siêu ác quỷ từ thời đại của Chúa tể bóng tối Melkor. Sinh vật này đã ngay lập tức hủy diệt những thành phố, giết chết Durin VI và buộc tất cả người Dwarves sống tại đây phải bỏ chạy khỏi vương quốc của mình. Từ đó, sinh vật kinh hoàng này được những người Dwarves gọi là Tai Ương của Durin.
Sau khi người Dwarves rút chạy khỏi Khazad-dum, nơi này bị bỏ phế; đất, bụi, bóng tối, khói và lửa là những gì người ta nhắc đến khi nói về vương quốc huy hoàng một thời này. Từ đó, Khazad-dum được đặt cho một cái tên khác là Moria, có nghĩa là Khu Hầm Đen. Về sau, lũ Orcs đã di cư từ phía Bắc tới Moria, chúng chọn nơi đây làm sào huyệt mới và tôn thờ Tai Ương của Durin như một vị tiên, một vị tiên mà chúng cảm thấy khiếp sợ nhiều hơn là tôn kính. Trong Trận chiến Azanulbizar, rất nhiều chiến binh Orcs đã bị giết chết bởi người Dwarves, số lượng của chúng giảm đi đáng kể nhưng phe Dwarves thắng trận vẫn không dám tiến vào Moria để giành lại quyền sở hữu vương quốc cổ bởi vẫn còn đó Tai Ương của Durin. Dain Chân sắt, một chỉ huy của phe Dwarves đã không đưa người của mình tiến vào Moria bởi ông cảm nhận được ở bên trong có một sức mạnh ma quỷ vô cùng ghê gớm mà người của ông chắc chắn sẽ bị tiêu diệt hết nếu đối đầu với nó. Bởi vậy mà Tai Ương của Durin cùng với lũ Orcs vẫn chiếm cứ Moria trong một thời kỳ dài.
Vào khoảng giữa những năm 2845 và năm 2950, Gandalf đã từng một lần đột nhập vào Khu hầm Đen để tìm kiếm vua Thrain II, người đã mất tích trong một hành trình đi tới Ngọn Núi Cô Đơn.
* Sự trở lại của Balin
Kể từ sau Trận Chiến của Năm đạo quân, người Dwarves thuộc dòng dõi Durin đã đòi lại được vương quốc Erebor từ tay rồng lửa Smaug; tuy nhiên, một số người trong họ vẫn không quên được vương quốc cổ Khazad-dum, trong số những người đó có Balin, một trong 12 người bạn đồng hành của Thorin Khiên sồi và Bilbo Baggins.
Balin đặt quyết tâm giành lại vương quốc cổ của tổ tiên, ông dẫn theo một đạo quân từ Erebor tới Moria. Trong những ngày đầu tại đây, tin mừng liên tục được báo về Erebor bởi những người của Balin thực sự đã đạt được những bước đầu thành công, họ tiêu diệt được một số lượng lớn quân Orcs, chiếm lại được nhiều tòa sảnh ở phía Đông và cả một số báu vật vô giá của tổ tiên mà trong đó có cả Chiếc rìu của Durin. Thế nhưng nếu so ra thì lực lượng của Balin vẫn đuối hơn so với phe Orcs tại Khazad-dum, họ dần dần không giữ được những lợi thế ban đầu của mình và cuối cùng đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 2994 của thời đại thứ 3.
* Nhiệm vụ hủy nhẫn
Trong hành trình tiêu hủy Nhẫn Chủ, Đoàn hộ Nhẫn đã buộc phải đi qua Khu hầm đen Moria, họ vào Moria qua lối đằng Tây, nơi có chiếc cổng phép bí mật của người Elves từ xa xưa trước kia. Sau khi lối cửa bí mật bị đánh sập bởi quái vật Watcher, Đoàn hộ nhẫn buộc phải tiến sâu vào Moria để tìm lối ra cho cuộc hành trình, thế rồi trong lúc khám phá hầm mỏ, họ tìm thấy một căn phòng, nơi an nghỉ của Balin, tại đây lũ Orcs phát hiện ra họ và tổ chức truy sát, trong số chúng còn có cả những con Troll hang.
Đoàn hộ nhẫn liên tục chiến đấu để mở đường thoát khỏi cuộc bao vây. Họ bị lũ Orc dồn vào một tòa sảnh gần Cây cầu lớn của Khazad-dum, tại đây, Tai Ương của Durin bất ngờ xuất hiện, lũ Orcs bao vây vì quá sợ hãi mà bỏ chạy tán loạn, Đoàn hộ nhẫn cũng nhanh chóng bỏ chạy tới cây cầu, họ bị tên quỷ Balrog đuổi kịp và Gandalf đã dũng cảm ở lại để đối mặt với hắn. Sau 1 hồi chiến đấu với nhau, cây cầu sụp vỡ và cả 2 cùng rơi xuống vực sâu bên dưới, còn 8 người còn lại của Đoàn hộ nhẫn đã thoát được ra khỏi Moria.
* Thời đại thứ 4
Ở thời đại thứ 4, những người Dwarves đã quay trở lại Moria và dễ dàng giành lại được nó bởi kẻ thù lớn nhất là Balrog – Tai Ương của Durin, đã bị Gandalf giết chết. Vương quốc cổ lại được tái thiết dưới triều đại của vua Durin VII, Ngài trị vì vương quốc của tổ tiên
trong suốt Thời đại thứ 4 và cả mãi về sau.
NOGROD
Nogrod là một trong 2 thành phố cổ của giống người Dwarves tại Dãy Núi Lam ( Ered Luin ) trong Thời đại đầu tiên của thế giới. Nogrod cũng như Belegost đều có vị trí nằm ở đoạn giữa của dãy núi, cả 2 đều ở gần Núi Dolmed, nơi có Con đường Dwarf của Beleriand dẫn tới khu vực Eriador.
Nogrod còn là quê hương của những thợ rèn tài ba nhất Trung Địa mà trong đó phải kể tới Gamil Zirak và Telchar.
Vương quốc Nogrod được khai mở và sáng lập không lâu sau khi 7 vị cha của người Dwarves thức tỉnh, nơi đây là quê hương của tộc Râu lửa, một trong 7 nhánh người Dwarves ở Trung Địa. Khi mở rộng vương quốc, những người Dwarves tại đây đã sớm gặp được những người Elves tại Beleriand và họ đã cùng nhau thiết lập mối quan hệ thông thương và trao đổi qua lại. Rất nhiều thế kỷ trôi qua, mối quan hệ thông thương giữa 2 chủng tộc ngày càng phát triển, đã có nhiều người Dwarves được phép đi tới những vương quốc bí mật của người Elves, trong số đó có cả vương quốc Doriath của Đức vua Thingol. Những lãnh chúa của người Elf Đen cũng thường xuyên lui tới Nogrod. Ở thời kỳ này, mối quan hệ giữa Nogrod với các quốc gia khác là rất tốt.
Tuy nhiên, về sau, chính Nogrod là nơi đầu tiên trong số các vương quốc của người Dwarves lại tổ chức chiến tranh vũ lực với người Elves mà cụ thể là với vương quốc Doriath. Trước đó, những thợ rèn tài ba từ Nogrod vẫn thường hay lui tới Doriath, vua Thingol mến tài của họ và thường hay lưu giữ họ lại vương quốc để cùng nghiên cứu và chế tác ra những báu vật. Lúc bấy giờ, vua Thingol có trong tay 2 vật báu là chiếc vòng Nauglamir và một viên Silmaril, ông muốn kết hợp 2 báu vật này làm một và chính những thợ rèn Nogrod đã được Đức vua tin tưởng giao cho nhiệm vụ này.
Người Nogrod rất phấn khích trước 2 báu vật, họ ngay lập tức bắt tay vào công việc và nhanh chóng tạo ra một sản phẩm kết hợp vô cùng tuyệt vời. Nó tuyệt vời đến mức khiến cho chính những thợ rèn này phải nảy sinh lòng tham, họ muốn cướp đoạt nó từ tay vua Thingol, cùng nhau, họ vây giết Đức vua rồi bỏ trốn cùng món báu vật. Người Elves tại Doriath nhanh chóng phát hiện ra cái chết của Đức Vua, họ cho quân đuổi theo để truy sát nhóm người Dwarves, họ giết và lấy lại được báu vật Silmaril nhưng lại để cho một người sống sót và chạy thoát được về Nogrod.
Tại đây, tin tức được thông báo và truyền đi khắp nơi nhưng không đúng với sự thật. Những người Dwarves loan truyền rằng những người anh em của họ đã bị Vua Thingol thảm sát vì muốn lừa gạt phần thưởng sau nhiều năm làm việc. Khắp Nogrod sôi sục trong sự phẫn nộ, họ sang vương quốc anh em Belegost để đề nghị hợp lực nhưng bị từ chối. Những người Belegost cố gắng khuyên nhủ họ bình tâm nhưng người Nogrod đã đặt quyết tâm, đích thân vua của Nogrod dẫn đầu một đạo quân tấn công thẳng vào Doriath. Đây là cuộc xung đột đầu tiên giữa 2 chủng tộc Dwarves và Elves trong lịch sử Arda.
Người Elves tại Doriath không chống đỡ nổi trước sức tấn công của người Nogrod. Quân Nogrod đánh thẳng vào trung tâm của vương quốc và đoạt được báu vật Silmaril. Trong lúc tận hưởng cảm giác chiến thắng, đội quân Dwarves trên đường hành quân trở về đã bị phục kích bởi đạo quân của Beren Erchamion, vua của Nogrod bị Beren giết chết, Silmaril bị người Elves giành lại, phần tàn quân còn lại bỏ chạy về hướng rừng già, tại đó, họ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi những người Ent.
Sau biến cố này, Nogrod phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Đức vua và rất nhiều chiến binh đã hi sinh, mối quan hệ giao hảo với người Elves cũng tan vỡ, tuy thế thì vương quốc vẫn tồn tại được cho đến hết Thời đại thứ nhất. Trong suốt Cuộc Chiến Thịnh Nộ, Nogord cũng như là Belegost đã bị hủy diệt và nhấn chìm cùng với sự sụp đổ của Dãy
Núi Lam.
VƯƠNG QUỐC LOÀI NGƯỜI ARNOR
Arnor là một vương quốc của người Dunedain tại vùng Eriador thuộc Trung Địa. Arnor hay được biết tới với cách gọi là Vương quốc phương Bắc để phân biệt với vương quốc Gondor ở phương Nam.Theo ngôn ngữ Tiên thì Arnor có nghĩa là " vùng đất của Đức vua ".
* Lịch sử
Arnor được sáng lập ở thời điểm gần cuối Thời đại thứ 2 bởi Elendil, cùng lúc đó thì các con trai của ông cũng đồng thời sáng lập ra vương quốc phía Nam là Gondor. Lịch sử của 2 vương quốc luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau; cả 2 đều được biết tới như là những vương quốc của người Dunedain tại Trung Địa.
Trước khi vương quốc Arnor được sáng lập thì tại vùng đất Eriador đã có một số lượng đáng kể cư dân gốc Numenor sống tại đây, họ là những người di cư đầu tiên của đế chế Numenor tới Trung Địa bắt đầu kể từ triều đại của vua Tar-Meneldur. Bên cạnh những người Numenor di cư thì vùng đất Arnor còn là nhà của một bộ phận người Edain cổ, những người đã định cư tại Trung Địa cách đây rất lâu.
Về phương diện tổng quát thì Arnor có nhiều thuận lợi hơn so với Gondor.Về mặt vị trí, Arnor chịu ít đe dọa từ các kẻ thù bên ngoài hơn vì lãnh thổ vương quốc nằm khá kín, phía Tây giáp vương quốc Lindon, phía Nam có vương quốc Gondor tạo thành thế tương trợ, phía Đông giáp núi và chỉ có một kẻ thù gần nhất là vương quốc Angmar ở phía Bắc. Về mặt văn hóa,kinh tế thì Arnor cũng có lợi thế khi họ giáp và có mối quan hệ tốt đẹp với vương quốc Lindon của người Elves, văn hóa và những kỹ nghệ phát triển xã hội bậc cao của người Elves cũng tạo nên một sự ảnh hưởng đáng ghi nhận đối với vương quốc này. Chính vì những lí do như vậy mà Arnor thuở ban đầu được nhiều con người tại Trung Địa chọn làm nơi định cư của họ.
Một điều quan trọng nữa đó là khi Elendil đến và thành lập ra vương quốc Arnor thì ông nhận ra rằng những người dân ở đây có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp với người Elves và vẫn trân trọng những giá trị tình bạn cũng như là sự giao thoa văn minh cổ xưa giữa 2 giống loài. Ở Numenor thì những giá trị này đã ngày càng bị phai nhạt dần nhưng ở Arnor, vua Elendil lại có chủ trương tiếp tục bảo tồn và phát triển những giá trị cổ xưa này.
Đức vua đầu tiên của Arnor tất nhiên là Elendil, quyền thừa kế hợp pháp sau đó thuộc về con trưởng của ngài là Isildur. Sau khi Isildur cùng 3 người con lớn của mình bị giết tại Trận chiến trên cánh đồng Hoan hỷ thì người con trai út là Valandil, người duy nhất sống sót, đã trở thành đức vua tiếp theo của vương quốc Arnor.
2 vương quốc Arnor và Gondor đều phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên về thực chất thì quyền lực của Arnor vẫn cao hơn. Những người thống trị của vương quốc Arnor đều dùng danh xưng là Đức vua Tối cao trong khi ở Gondor thì người thống trị chỉ được gọi là Vua. Thủ phủ của Arnor là Annuminas,bên cạnh đó là các thành phố lớn khác như Fornost, Tharbad, Long Daer và Tyrn Gorthad.
* Sự suy tàn
Về sau, Annuminas không còn là thủ phủ của vương quốc Arnor bởi nó không còn là nơi lý tưởng để định cư như trước. Đến năm 862 của Thời đại thứ 3, thì Fornost đã thay thế Annuminas để trở thành trung tâm thủ đô của vương quốc.
Sau triều đại của vua Earendul,tức là năm 861, thì Arnor bị chia cắt bởi một cuộc nội chiến giữa 3 người con trai của đức vua. Người con trai cả là Amlaith, người danh chính ngôn thuận tuyên bố quyền lực trên toàn vương quốc Arnor thế nhưng thực chất lãnh thổ của ông ta lại chỉ là khu vực vương quốc Arthedain; trong khi 2 người con còn lại, mỗi người đều chiếm hữu 1 vùng đất và lập ra 2 vương quốc khác là Cardolan và Rhudaur. Vương quốc phương Bắc lúc này thực chất đã bị chia cắt thành 3 vương quốc nhỏ hơn. Với sự chia rẽ cộng với sự trỗi dậy của vương quốc Angmar ở phía Bắc, Arnor đã bị Vua phù thủy của xứ Angmar chinh phạt và sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn.Mặc dù sau này,Vua phù thủy đã bị đánh đuổi và Angmar bị sụp đổ, thế nhưng vương quốc phương Bắc vẫn không thể phục hồi lại được trong hầu hết thời đại thứ 3.Những người Arnor còn sót lại lánh nạn tới phía Nam của Rivendell, nơi mà một số người họ được biết tới như là những Tuần Du của phương Bắc.
* Thời kỳ của Đại vương quốc
Sau chiến thắng của liên minh Trung Địa trước chúa tể bóng tối Sauron thì vua Aragorn II Elessar đã tái lập lại vương quốc Arnor như là một phần của Đại vương quốc Gondor và biến Annuminas thành kinh đô mùa hè của ông. Arnor dần dần được khôi phục và dân số ngày càng được tăng lên, mặc dù xét về độ phát triển thì nó vẫn chịu thua kém so với Gondor.Xứ Shire lúc này đã được ban cho quyền tự trị và không còn thuộc về lãnh thổ của Arnor như những ngày xa xưa trước đây.
DALE
Dale là một thành bang của Loài người nằm ở phía Đông Bắc Rhovanion, phía Nam Ngọn Núi Cô Đơn và là láng giềng thân cận nhất với vương quốc Erebor của người Dwarves.Trong các bản dịch tiếng Việt thì Dale thường được dịch là " thành bang thung lũng" hay "vương quốc Dale".
* Lịch sử
Trong tiểu thuyết Hobbit thì Dale được miêu tả là một thành bang trù phú của loài người nằm ở giữa Ngọn núi Cô Đơn và Hồ Dài. Nó được trị vì bởi thành chủ Girion cho đến khi bị hủy diệt bởi rồng Lửa Smaug vào năm 2770 của thời đại thứ 3.
Đặt vị ngay dưới bóng của Ngọn Núi Cô Đơn,Dale từng bị bỏ hoang trong suốt nhiều năm ở thời gian mà Smaug đang chiếm giữ quả núi.Thành bang được xây dựng và định cư trở lại sau khi kết thúc Trận chiến của 5 đạo quân. Lí do bắt nguồn từ việc nhóm đồng hành của Bilbo Baggin và Thorin Oakenshield thực hiện một kế hoạch và hành trình để lấy lại vương quốc Erebor bị chiếm giữ bởi Smaug.Trong quá trình đột nhập vào Erebor,Bilbo đã đánh thức giấc ngủ của Smaug và vô tình để lão đoán biết được về hành trình đi qua Esgaroth ( thị trấn vùng hồ ) của nhóm đồng hành. Trong cơn tức giận,Smaug đã bay đến Esgaroth với mục đích hủy diệt thị trấn để trả thù nhưng bị Xạ thủ Bard, hậu duệ của thành chủ Girion, bắn hạ ngay ở đó.
Smaug bị tiêu diệt nhưng Thị trấn vùng hồ cũng bị phá hủy nặng nề, rất nhiều người đã tình nguyện đi theo Bard đến Erebor để đòi khoản bồi thường từ Thorin. Nhưng tại đây họ bất ngờ bị lôi vào trận chiến với đạo quân Tiên đến từ phương Bắc.Sau khi kết thúc trận chiến,Bard có được số tiền bồi thường từ Erebor, với số tiền này, anh cùng với những người đi theo mình đã cùng nhau tái thiết lại Thành bang Thung Lũng mà về sau trở thành vương quốc Dale.Bard trở thành vị vua đầu tiên của vương quốc.
Trong thời kỳ Nhẫn chiến, Dale từng bị đánh phá lần thứ 2 bởi lực lượng Người Easterling của Sauron.Những con người của vương quốc Dale đã rút lui và cùng với người Dwarves cố thủ trong lòng của Ngọn Núi Cô Đơn.Trong Cuộc Bao vây Erebor, vua Dain II IronFoot của Erebor và vua Brand của Dale đã hi sinh bên cạnh nhau.Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Sauron,cuộc bao vây đã bị đẩy lui, vương quốc Dale lại được tái xây dựng một lần nữa.
* Mối giao hảo với người Dwarves
Không ở đâu tại Trung Địa mà con người lại có mối giao hảo tốt đẹp với chủng tộc người Dwarves hơn tại Dale. Vương quốc này nằm ngay dưới bóng của Ngọn Núi Cô Đơn,là láng giềng thân cận nhất với vương quốc Erebor của người Dwarves.Giữa Dale và Erebor thường có sự trao đổi, qua lại trong thương mại, buôn bán cũng như rất nhiều lĩnh vực khác. Những phụ nữ Dwarves là những người cực kỳ khó bắt gặp đối với những người thuộc chủng tộc khác nhưng có nhiều người ở vương quốc Dale lại từng nhìn thấy họ. Điều đó cho thấy được sự gần gũi đặc biệt của người dân thuộc 2 vương quốc này.
Quân đội của Dale cũng mang dấu ấn lớn từ người Dwarves khi mà rất nhiều trang thiết bị chiến tranh của họ đều được chế tác bởi những thợ rèn người Dwarves.Liên minh quân sự giữa Dale và Erebor cũng là một liên minh vô cùng ăn ý và bù khuyết vào những yếu điểm của mỗi bên.Người Dwarves, bền bỉ, cứng cáp và mạnh mẽ là lực lượng xung phong cận chiến lý tưởng trên chiến trường nhưng họ lại không giỏi về thủy chiến và tiễn xạ, điểm này được bù đắp bởi những chiến binh của Dale, vương quốc được cho là có trình độ xạ thủ cao nhất trong số các vương quốc của loài người.
* Các nhân vật trị vì Vương quốc Dale
- Thành bang cũ: Giriron - Tân Vương quốc:
+ Bard Xạ thủ
+ Bain
+ Brand
+ Bard II
GONDOR
Gondor là vương quốc lớn nhất của Con Người tại Trung Địa, có biên giới giáp với vương quốc Rohan ở phía Bắc, phía Tây giáp với Biển Belegaer, phía Nam giáp với Harad và phía Đông giáp với Mordor. Kinh đô đầu tiên của Gondor là Osgiliath, về sau lại chuyển về Minas Tirith vào năm 1640 của thời đại thứ 3. Minas Tirith là kinh đô của Gondor trong nửa sau của thời đại thứ 3 và trong suốt thời đại thứ 4.
Gondor được sáng lập bởi 2 anh em ruột Isildur và Anarion, họ đều là những người tha hương của đế chế Numenor. Gondor là vương quốc đồng minh với Arnor, dòng dõi các vua Arnor về sau chính là dòng dõi của Isildur,còn ở Gondor, dòng dõi các vua lại xuất phát từ Anarion.Gondor sớm ở đỉnh cao huy hoàng trong thời gian đầu của thời đại thứ 3 nhưng trải qua nhiều những cuộc xâm lược bởi các đồng minh của Chúa tể bóng tối Sauron,vương quốc đã dần dần bị suy yếu.Gondor chỉ được phục hồi sau sự sụp đổ của Sauron và sự lên ngôi của Vua Aragorn II Elessar.
* Những năm đầu thành lập
Trước khi đế chế Numenor bị sụp đổ thì Gondor đã là ngôi nhà của rất nhiều người Numenor tha hương ở Trung Địa. Những người Numenor tha hương sống lẫn lộn và hôn phối với nhiều giống Người Trung Địa khác nên bởi thế mà dòng máu thượng đẳng của người Numenor trong họ cũng dần bị pha tạp và yếu kém dần đi cả về sức mạnh,tố chất cũng như là độ dài tuổi thọ.Tuy nhiên,những thế hệ đầu của Người Gondor thì vẫn giữ được những phẩm chất thượng đẳng của Người Numenor mặc dù có phần kém hơn 1 chút, họ được gọi là những Người DuneDane.
Đế chế Numenor thời huy hoàng từng có rất nhiều những vùng thuộc địa tại Trung Địa. Về sau, những người sống tại Numenor đã bị chia rẽ ra thành 2 phe, phe Những người Trung thành ( những người trung thành với tình bạn đối với người Elves và các Valar ) và phe Thân Vua ( những người ủng hộ nhà vua ). Phe Trung Thành bị lép vế và tự rời khỏi Numenor để đến định cư tại Trung Địa.Thủ lĩnh của nhóm Trung Thành là Elendil được những người dân thuộc địa ở phía Bắc Sông Cả chào đón nhiệt liệt và có ý tôn ông lên làm vua của họ. Elendil ở lại với họ và thành lập ra một vương quốc lấy tên là Arnor, đây chính là Vương quốc phương Bắc.Về sau, 2 người con trai của Elendil là Isildul và Anarion đã đi về phía Nam và cùng nhau thành lập ra một vương quốc mới và đó chính là Gondor.
Tuy là 2 vương quốc riêng biệt nhưng Gondor và cả Arnor đều thuộc quyền trị vì của Đức Vua tối cao Elendil. Isildul và Anarion là những người đồng sáng lập ra vương quốc Gondor nhưng Isildul lại là con cả của Đức vua Elendil nên quyền thừa kế vương quốc Arnor sẽ thuộc về ông ta; còn Anarion,em trai của Isildul sẽ có quyền thừa kế vương quốc Gondor ( Vương quốc phương Nam ).
Gondor đã đưa quân đội của mình tham gia vào Liên minh cuối cùng của Elves và Người trong chiến dịch đánh bại Sauron vào cuối thời đại thứ 2.Trong trận đánh cuối cùng,chính Isildul là người đã cắt đứt được Chiếc Nhẫn Chủ ra khỏi tay của Sauron nhưng không lâu sau đó,ông cũng đã bị chết.
* Thời kỳ huy hoàng
Sau cuộc chiến với Sauron, vương quốc Gondor ngày càng trở nên mạnh mẽ và thịnh vượng.Sức mạnh của Gondor tiếp tục lớn mạnh cho đến tận thế kỷ thứ 9 của thời đại thứ 3.Sự xuất hiện của một loạt những thành phố lớn là trung tâm chính trị và quân sự ở Gondor như Minas Arnor,Minas Ithil,Osgiliath hay Pelagir đã tạo ảnh hưởng thống trị lên rất nhiều những nhóm người nhỏ hơn sống tại Trung Địa.Đa phần những nhóm người ở phía Bắc hay ở phía Tây Trung Địa đều thuần phục và là liên minh của người Gondor. Thời kỳ cực thịnh của Gondor nằm vào khoảng 4 triều đại vua:
+ Vua Tarannon Falastur, từ năm 830 đến năm 913 của thời đại thứ 3, đức vua không có con.
+ Vua Earnil I, từ năm 913 đến năm 936 của thời đại thứ 3, Ngài là cháu của vua Tarannon.
+ Vua Ciryandil, từ năm 936 đến năm 1015 của thời đại thứ 3.
+ Vua Hyarmendacil I (Ciryhaer), từ năm 1015 đến năm 1149 của thời đại thứ 3. Triều đại của vua Hyarmendacil là một thời kỳ rực rỡ trong lịch sử Gondor. Trong thời kỳ này, biên giới của vương quốc liên tục được mở rộng trải dài về Biển Rhun ở phía Đông, phía Nam kéo tới tận gần vùng đất của người Haradrim, phía Bắc tới sát Rừng Âm U và phía Tây kéo sát đến biên giới của Arnor.
Sự giàu có của Gondor được những người ở những vùng đất khác miêu tả như sau:!!!" ở Gondor, đá quí không khác gì những viên đá bình thường để cho trẻ con chơi ".
Với tiềm lực quân sự vô cùng lớn mạnh của vương quốc thì người Gondor đã có một thời gian dài được sống trong sự thái bình.
* Sự suy yếu của Gondor
Sau một thời gian dài phát triển rực rỡ, vương quốc Gondor dần dần bị suy thoái bởi những lí do chính như sau:
Nội chiến
Một cuộc nội chiến lớn xảy ra ở Gondor vào thế kỷ thứ 15 của thời đại thứ 3 đã gây chia rẽ và thiệt hại nặng nề đối với vương quốc.Đức vua lúc bấy giờ của Gondor là Eldacar vốn là một người mang dòng máu lai tạp bởi mẹ ông là một Người Phương Bắc còn cha ông thì lại là một người Gondor.Cũng chính bởi lí do này mà ông bị một số người thuộc tầng lớp hoàng gia chính thống của Gondor ganh ghét mà trong đó có Castamir,đô đốc thống lĩnh toàn bộ lực lượng thủy quân của vương quốc.Castamir đã tiến hành một cuộc đảo chính để giành lấy ngai vàng từ vua Eldacar.Vua Eldacar thất bại và phải chạy về phương Bắc.
Castamir trở thành người thống trị mới của vương quốc Gondor.Trong 10 năm cầm quyền, Castamir đã áp dụng một lối cai trị vô cùng tàn bạo và khắc nghiệt.Ngoài ra,do bản thân xuất phát từ lực lượng thủy quân nên ông ta thường ưu ái và tập trung phát triển cho riêng các vùng đất ở gần biển mà bỏ mặc những vùng đất khác.Điều này khiến cho lòng dân tại Gondor trở nên xao động.
Tận dụng cơ hội,vua Eldacar đã trở về với một đạo quân từ Phương Bắc,nhân dân và các lực lượng vũ trang tại Gondor đều ủng hộ nhà vua bằng cách gia nhập vào lực lượng của ông.Cuộc nội chiến đầu tiên của Gondor đã diễn ra giữa phe của Castamir và phe của vua Elcadar.Kinh thành Osgiliath bị thiệt hại nặng nề trong cuộc nội chiến,cây cầu lớn bị phá hủy và Quả cầu Palantir ở đó cũng bị thất lạc.Về sau,vua Eldacar đã giết được Castamir và giành lại được ngai vàng.Các con trai của Castamir đã bỏ chạy về Umbar,gia nhập với lực lượng Người Corsair và gây rắc rối cho Gondor trong suốt nhiều năm.
Dịch bệnh lớn
Về sau này, Dịch Bệnh Lớn đã xuất hiện tại Trung Địa và gây ảnh hưởng lên hầu hết các vương quốc và xứ sở mà Gondor cũng không phải là ngoại lệ.Rất nhiều người Gondor đã chết bởi dịch bệnh. Cây Trắng, biểu tượng của Gondor cũng chết héo vào thời điểm này.Vua Tarondor lúc đó đã tìm được một mầm sống của Cây Trắng và chuyển kinh đô từ Osgiliath tới Minas Anor,thành phố của Anarion.Trong thời gian này,dân số của Gondor còn lại rất ít khiến cho tiềm lực kinh tế và quân sự của vương quốc bị sụt giảm đáng kể.Nếu các binh đoàn của kẻ địch Mordor tấn công Gondor vào lúc này thì vương quốc chắc chắn sẽ sụp đổ.Tuy nhiên thì Dịch Bệnh Lớn cũng tràn cả vào các vương quốc của Người Easterl hay Người Haradrim và cũng gây cho họ thiệt hại lớn đến mức không thể tiến hành chiến tranh đối với Gondor.
Sự xâm lược của của những kỵ sĩ Wain
Sau Dịch Bệnh lớn,Gondor dần khôi phục lại dân số và sức mạnh của mình; nhưng đúng vào thời điểm đang hồi phục này thì vương quốc lại bị xâm lược bởi những Kỵ Sĩ Wain, một chi thuộc tộc người Easterl ở phương Đông.Cuộc chiến với quân xâm lược kéo dài đến gần 1 thế kỷ. Những kỵ sĩ Wain đã tiêu diệt được gần hết Binh Đoàn phương Bắc của Gondor.Nhưng những chiến binh sống sót của binh đoàn đã kịp rút lui và sát nhập vào Binh đoàn phương Nam của Gondor.Dưới sự dẫn dắt của danh tướng Earnil,Binh đoàn phương Nam đã đánh bại người Haradrim ở măt trận Sông Poros trước khi tiến về phía Bắc và đẩy lui được quân Wain ra khỏi bờ cõi trong Trận chiến Doanh Trại.
* Sự thất lạc của dòng dõi các Vua
Năm 1944 của thời đại thứ 3,hoàng thất Gondor đối mặt với một biến cố lớn khi Vua Ondoher cùng với 2 hoàng tử đều hi sinh trên chiến trường mà chưa kịp công bố người kế vị. Arveduil,hoàng tử của Arthedain,con rể của vua Ondoher cùng với danh tướng Earnil là 2 người duy nhất lúc bấy giờ có đủ tư cách để lên ngôi hoàng đế.Hội đồng chấp chính tại Gondor cuối cùng đưa ra quyết định sẽ ủng hộ Earnil lên ngôi vua bởi ông là dòng dõi của Anarion còn Arveduil lại tuyên bố ông thuộc về dòng dõi của Isildul mà vương quốc Gondor lại thuộc quyền thừa kế của Anarion.Thật ra,với chiến công đánh đuổi quân xâm lược thì Earnil tất nhiên là xứng đáng để tiếp nhận ngai vàng của Gondor hơn là Arveduil. Trong Trận chiến Fornost, Earnur,người kế vị của vua Earnil đã dẫn dắt quân đội Gondor đánh bại được vương quốc Angmar của Vua Phù Thủy.Sau thắng lợi,vua Earnur dẫn quân trở lại Minas Anor ( Tháp Mặt Trời ). Trong thời gian này thì các Ma Nhẫn đã chỉ huy quân đội Mordor đánh chiếm được thành phố Minas Ithil ( Tháp Mặt Trăng ) và biến nơi đây thành Minas Morgul ( Tháp Ma Thuật ), hang ổ mới của Bộ Chín Nazgul. Minas Anor cũng vì đó mà đổi tên thành Minas Tirith tức là Tòa Tháp Công.Giữa 2 nơi này thường xảy ra xung đột.
Vua phù thủy,Chúa tể Nazgul,đã 2 lần gửi thông điệp khiêu khích tới kẻ thù cũ của mình là Vua Earnur.Lần đầu tiên,vua Earnur đã từ chối lời thách đấu của kẻ thù nhưng sau đó nhiều năm, ông lại dẫn theo một nhóm chiến binh tới Minas Morgul để chấp nhận đấu tay đôi với Vua phù thủy.Họ mất tích kể từ ngày hôm đó,không ai biết được kết cục của nhà vua cùng với các chiến binh của ngài và dòng dõi Anarion ở Gondor cũng kết thúc từ đó.
* Thời kỳ của các quan chấp chính
Sau khi vua Earnur biến mất thì dòng dõi Anarion ở Gondor cũng không còn ai.Không ai có đủ tư cách và quyền lực để có thể kế vị ngai vàng Gondor.Người Gondor e ngại một cuộc nội chiến tranh giành ngai vàng sẽ lại nổ ra và làm suy yếu vương quốc nên vì thế mà họ bầu ra một chức danh mới là Quan Chấp Chính. Về thực tế thì Quan chấp chính sẽ cai trị Gondor với quyền lực như 1 vị vua nhưng về danh nghĩa thì vẫn không phải là vua và khi có một ai đó có đủ tư cách để thừa kế ngai vàng Gondor ( 1 người thuộc dòng dõi Anarion hoặc dòng dõi Isildul ) xuất hiện thì họ phải chuyển giao quyền lực lại cho người đó.
Những quan chấp chính được biết tới nhiều nhất là Cirion,người đã ban tặng vùng đất Calenardhon cho Eorl và thiết lập mối liên minh vững chắc với những người Rohan.Trong Thời kỳ Nhẫn Chiến,Quan chấp chính của Gondor là Denethor II,cha của Boromir và Faramir.Denethor II bị chết vào đúng thời điểm mà Aragorn trở về.Aragorn là hậu duệ của cả 2 dòng dõi Isildul và Anarion nên ngôi Vua lại trở về với vương quốc Gondor.
* Thời kỳ Nhẫn Chiến
Trong suốt thời kỳ này,tại Mordor,Sauron đang tập trung lực lượng cho đợt chinh phạt cuối cùng của mình.Năm 3018,Chúa tể bóng tối cho quân vượt qua Ithilien nhằm tiêu diệt vương quốc Gondor; tuy nhiên thì cuộc tấn công này đã bị ngưng lại do cây cầu lớn vượt Sông Cả Anduin đã bị phá hủy.Vài năm sau, Minas Tirith, pháo đài vững chắc cuối cùng của Gondor phải đối mặt với một chiến dịch công kích toàn diện của Sauron. Các binh đoàn Haradrim hành quân từ phía Đông Nam,các Corsair ( Cướp biển đen ) của Umbar tấn công từ bờ biển phía Nam và quân chủ lực gồm Orcs và Trolls của Mordor vượt qua Sông Cả để tiến công từ phía Đông, tất cả là 3 mũi quân lớn cùng tiến vào Minas Tirith.
Vào cuối thời đại thứ 3, tại Cánh đồng Pelennor ngoại vi Minas Tirith đã diễn ra trận đại chiến lớn nhất của thời đại này là Trận chiến Pelennor. Cuối cùng, với sự tham chiến của Đội quân Người Chết, phe Con Người đã lật ngược tình thế và đánh bại được phe Mordor dù tổn thất là rất lớn.
Sau khi Nhẫn Chủ bị tiêu hủy và Sauron bị sụp đổ,Gondor chính thức chào đón sự trở lại của dòng dõi nhà vua bằng lễ đăng quang của Vua Aragorn Elessar.Vua Elessar sẽ là đức vua tối cao của vương quốc hợp nhất ( Đại Vương Quốc Gondor ), là sự sát nhập lãnh thổ giữa vương quốc phương Bắc cũ Arnor và vương quốc phía Nam Gondor.Faramir,dòng dõi các quan chấp chính,được thừa kế ngôi vị tể tướng phục vụ cho nhà vua và có quyền hạn cai trị ở vùng phía Đông Ithilien.
Mối liên minh với Rohan được củng cố,2 vương quốc cùng nhau đánh đuổi những tàn dư của người Easterl và người Haradrim; những vùng đất bị chiếm đóng trước đây cũng dần được lấy lại hết.Trong nhiều thế kỷ sau đó,Đại Vương Quốc Gondor còn được mở mang ra rất lớn thành một đế chế có lãnh thổ gần như bao trùm Trung Địa.
* Quân đội của Gondor
Người Gondor vốn là những hậu duệ của người Numenor nên các chiến binh của họ trong thời đại thứ 2 thường cao lớn,đẹp đẽ,khỏe mạnh và rất có đầu óc.Những chiến binh Gondor ở thời đại này thường được chú trọng vào việc huấn luyện tinh thần để có được một ý chí chiến đấu cao,dũng cảm và không sợ hãi dù phải chiến đấu tới chết.Do tuổi thọ của người Gondor ở thời kỳ đầu là khá dài nên hầu hết những chiến binh của họ đều rất có kinh nghiệm và kỹ năng điêu luyện.
Người Gondor có kỹ năng chế tác giáp trụ,vũ khí và quân dụng chiến tranh rất tốt và với những trang thiết bị đó, họ tạo nên những đạo quân hùng mạnh.Người Gondor thường dùng 3 loại vũ khí chính là giáo dài,kiếm và cung dài.Các đạo quân bộ binh của họ sử dụng kiếm hoặc giáo dài kết hợp với khiên lớn tạo thành các đội hình hình vuông có tác dụng công thủ toàn vẹn.Phải kể đến các đạo Quân cận vệ của Pháo Đài Gondor với khiên lớn, giáo dài và giáp trụ tinh xảo, họ được cho là chủng loại bộ binh lợi hại nhất trong thế giới Loài Người.
Các cung thủ của Gondor cũng vô cùng lợi hại bởi họ là những người DuneDane ( những Tuần Du ), tai thính, khả năng quan sát trong bóng tối tốt kết hợp với khả năng ngụy trang được học hỏi từ những cung thủ người Elves. Kỵ binh Gondor ở thời đại này phải kể đến Đạo Thần kỵ Dol Amroth,được cho là những chiến binh huyền thoại với giáp trụ,vũ khí, quân trang và kỹ năng chiến đấu đều vào hạng có 1 không 2. Chiến mã hay bản thân các chiến binh đều mang trên mình những bộ giáp trụ đặc biệt có thiết kế tinh xảo,1 tay họ dùng kiếm hoặc giáo dài, tay kia cầm khiên lớn. Có những lúc họ còn dùng cả 2 vũ khí ở cả 2 tay, lối tác chiến của họ còn nhanh và mạnh hơn cả những kỵ binh Rohan ở thời kỳ đỉnh cao.
Đến thời đại thứ 3,sức mạnh quân sự của Gondor đã bị suy yếu đi nhiều.Đạo kỵ binh Dol Amroth chỉ còn lại rất ít, những quân dụng chiến tranh tinh xảo trước đây cũng không còn lại nhiều.Giống người DuneDane ngày càng lai tạp,pha trộn với nhiều giống người thấp kém hơn làm cho chất lượng binh lính chung của vương quốc cũng bị thấp hơn so với trước đây.Tuy thế thì về mặt quân sự,Gondor vẫn là một vương quốc có tiềm lực lớn và là đối thủ khả dĩ nhất có thể chống lại thế lực của Sauron.
Ở thời đại này,các thể loại binh chủng của Gondor thực chất là vẫn còn nguyên so với trước kia chỉ khác là chất lượng và số lượng đã bị giảm đi nhiều. Họ chủ yếu dùng các đạo bộ binh với kiếm và khiên, Các đạo quân cận vệ giáo dài tinh nhuệ trước kia chỉ còn lại rất ít và được tập trung hết tại Minas Tirith.Đạo thần kỵ Dol Amroth không còn nhưng vẫn có các đạo quân kỵ binh khá mạnh mặc dù vào thời kỳ này họ bị đánh giá thấp hơn so với các kỵ sĩ Rohan.Các cung thủ mà đặc biệt là những đội quân trinh sát vẫn có khả năng xạ tiễn rất lợi hại nhưng số lượng của họ ngày càng ít đi.
Trong thời đại của các quan chấp chính,Gondor liên tục có chiến tranh với các quốc gia kẻ thù ở các vùng biên giới nên quân đội thời này được huấn luyện liên tục về kỹ năng chiến đấu trên bộ cũng như là kỹ năng thủy chiến.Các chiến binh Gondor thời này cũng rất mạnh nhưng họ dần dần bị sụt giảm về số lượng do chiến trận quá nhiều và cả bởi Dịch Bệnh Lớn.Vào thời điểm diễn ra Trận chiến Pelennor, quân lực của Gondor là còn lại rất ít và nếu không có sự tham chiến của Đội quân Người Chết thì Gondor sẽ bị sụp đổ.
* Các thành phố và cứ điểm quan trọng của Gondor trong thời đại thứ 3
+ Calembel – một thành phố tại vùng Lamedon.
+ Dol Amroth – một thành phố ở Belfalas,được cai trị bởi các Hoàng tử của Dol Amroth. + Ethring – một thị trấn lớn được xây dựng bên bờ Sông Ringio.
+ Henneth Annun – một cứ điểm quan trọng của các Tuần Du người Gondor ở phía Bắc Ithilien.
+ Linhir – một thành phố cảng tại Lebennin.
+ Minas Tirith ( khởi nguồn là Minas Anor ),Thành phố của các vị Vua,là kinh đô và là thành phố lớn nhất của Gondor.
+ Osgilliath, cố đô của vương quốc Gondor nằm bên bờ Sông Cả Anduin,nơi đây bị tàn phá hoàn toàn trong thời kỳ Nhẫn Chiến và được Vua Aragorn Elessar xây dựng lại sau sự sụp đổ của Sauron.
+ Pelagir, thành phố biển nằm ở bờ phía Nam của vương quốc,nơi bị chiếm đóng bởi người Corsair trong suốt thời kỳ Nhẫn Chiến.
+ Tarnost – một thị trấn vùng đồi tại Belfalas.
+ Minas Ithil – Tháp Mặt Trăng, về sau bị chiếm đóng bởi các Nazgul và đổi tên thành Minas Morgul.
+ Cirith Ungol – tòa tháp công ở phía Tây của Mordor ( nơi mà Sam đã đột nhập vào để cứu Frodo ).Nơi này từng bị bỏ hoang bởi dịch bệnh và về sau dễ dàng bị chiếm đóng bởi lực lượng Mordor.
* Ngoài lề
Gondor mang nhiều nét tương đồng với đế quốc Byzantine ( Đông Roma ) ở ngoài đời thực. Cả hai đều có biên giới giáp với nhiều kẻ thù và phải thường xuyên chiến tranh; Gondor phải đối đầu với người Haradrim,người Easterl và lực lượng Mordor của Sauron; còn đế quốc Byzantine cũng phải đối đầu với người Ba Tư,người Thổ Nhĩ Kỳ và với cả các lực lượng tôn giáo phía Tây.Ngoài ra, vương quốc Gondor mang hình ảnh tôn giáo cao hơn so với các vương quốc khác ở Trung Địa. Điều này cũng đúng với Byzantine vì nơi đây chính là đầu não của Giáo Hội Thiên Chúa.
Trong các bộ phim của Peter Jackson thì kiến trúc tại Minas Tirith tuy không giống lắm so
với lối kiến trúc ở Byzantine nhưng lối trang phục của dân thường hay binh lính ở đây lại
khá giống với người Byzantine ở trước thế kỷ 11.
HARAD
Harad là tên gọi để chỉ một vương quốc có vùng lãnh thổ khổng lồ nẳm ở phía nam của Mordor, những con Người định cư ở vương quốc này đều được gọi là những người phương Nam ( Southrons ) hay phổ biến hơn là những người Haradrim.
+ Về Lãnh thổ và địa hình
Lãnh thổ của Harad bao gồm tất cả những vùng đất nằm ở giữa biển Umbar và vùng đất Khand. Ta có thể phân lãnh thổ của vương quốc thành 4 vùng chính như sau:
Vùng thứ nhất là Harondor nằm tiếp giáp với phía Nam của Gondor. Nơi đây là một vùng đất tươi tốt với nhiều những khu đất cỏ và cây cối. Con sông Poros tạo nên vùng bờ phía Bắc của Harondor còn bờ phía Nam lại được tạo nên nhờ vào con sông Harnen. Khí hậu ở đây là kiểu khí hậu bán khô hạn.
Vùng thứ 2 là Umbar và một chuỗi những bến cảng gần đó. Trong những ngày cổ xưa, nơi đây từng là một thành phố rất lớn, được xây dựng hoàn toàn bởi những người khai phá gốc Numenor. Đây còn từng là một trung tâm buôn bán sầm uất trước khi bị rơi vào bóng tối. Vùng thứ 3 là Near Harad, vùng đất nằm ở phía Đông của Harad và là nơi có đường biên giới với vùng đất láng giềng Khand. Địa hình chủ yếu ở Near Harad là hoang mạc và những người Haradrim ở đây thường tìm nơi định cư ở các khu vực gần với các nhánh sông, nơi gần nguồn nước và có khí hậu dịu mát hơn.
Vùng cuối cùng là Far Harad. Đường ranh giới giữa Near Harad và Far Harad là không mấy rõ ràng. Far Harad là một vùng đất vô cùng rộng lớn và có khí hậu cũng như địa hình rất tương đồng với Châu Phi. Loài voi khổng lồ Mumakil, hay còn gọi là Oliphaunt trong truyền thuyết của người Hobbit, sinh sống chủ yếu tại đây. Mumakil hiếm khi được nhìn thấy ở bên ngoài vùng đất Far Harad kể từ sau Thời đại thứ 3.
* Về con người và các thị tộc
Người Haradrim có rất nhiều các thị tộc, mỗi thị tộc lại có những người đứng đầu, những người đứng đầu này lại làm bá chủ ở mỗi vùng đất của riêng họ. Chính bởi điều này mà người Haradrim không mấy hòa thuận với nhau, việc các thị tộc trong vương quốc thường xuyên có xung đột với nhau là một điều rất bình thường. Nhưng kể từ khi Sauron lấy lại được quyền lực của mình, ông ta bằng sức mạnh vũ lực đã làm cho người Haradrim khiếp sợ và thuần phục, từ đó họ cũng không dám chém giết lẫn nhau nữa mà cùng đồng lòng phục vụ dưới trướng của Chúa tể bóng tối.
Về ngoại hình, người Haradrim được miêu tả là có nước da ngăm nâu với mái tóc đen và mắt đen. Còn về bản chất, họ được cho là những con người vô cùng dữ dằn và hiếu chiến. * Lịch sử phát triển của Harad
Sau Thời đại thứ nhất, tất cả những con người sống tại vùng đất Harad đều rất nể phục những người khai phá có nguồn gốc từ Numenor, họ coi những người Numenor như những vị thánh bởi những người này sau khi đến đây đã không ngừng khai sáng và chỉ dạy cho họ những văn minh nghệ thuật trong việc phát triển xã hội. Vào giữa Thời đại thứ 2, tà tâm làm thay đổi đáng kể lối tư duy của những người Numenor, khát vọng quyền lực ngày càng tăng lên trong họ, thay vì mục đích khai sáng tốt đẹp như trước kia thì giờ đây, họ lại chuyển sang thống trị và đô hộ những con người tại Harad. Từ đó, những người Numenor như vậy đều được gọi là những người Numenor Đen.
Trước khi diễn ra Cuộc chiến của Liên minh cuối cùng thì tại Harad đã xuất hiện 2 lãnh chúa người Numenor có tên là Herumor và Fuinur, 2 người này có quyền lực vô cùng lớn tại vương quốc nhưng số phận đặc biệt của họ lại không được ghi chép nhiều.
* Thời đại thứ 3
Trong rất nhiều thế kỷ, những người Haradrim đều nằm dưới quyền thống trị của những lãnh chúa người Numenor Đen và bằng một cách nào đó mà ở những thế kỷ về sau này của Thời đại thứ 3, vương quốc Harad lại rơi vào tầm ảnh hưởng của Mordor.
Vào thời đại thứ 3, các Mumakil gần như chỉ được nhìn thấy ở vùng Far Harad. Các chiến binh ở đây đã thuần hóa những con voi khổng lồ và sử dụng chúng như là một chủng loại quân độc nhất vô nhị chỉ có thể có được ở riêng vương quốc này.
Vùng Near Harad có mối quan hệ đồng minh với các Cướp biển đen Corsair ở Umbar, 2 phe này thường hợp tác với nhau trong một loạt các trận chiến liên tiếp dồn dập vào vùng biên giới phía Nam của Gondor. Vào năm 3019, Harad với tư cách là một quốc gia chư hầu của Mordor đã hợp nhất lực lượng của mình với quân đội của Sauron trong chiến dịch san bằng Minas Tirish. Ở thời điểm này, mỗi khi ra trận, các chỉ huy người Haradrim đều mang cờ hiệu có biểu tượng là một con rắn đen đang khè lưỡi một cách hung dữ trên nền cờ màu đỏ. Trong Trận chiến trên cánh đồng Pelennor, cùng với thất bại của quân đội Sauron, gần như tất cả các chiến binh Haradrim tham gia vào chiến dịch đều đã bị tiêu diệt sạch bởi liên minh Gondor và Rohan.
* Thời đại thứ 4
Thời đại thứ 4 chứng kiến sự phát triển rực rỡ của Đại Vương quốc Gondor do vua Aragorn Elessar trị vì. Ở thời điểm này, các dân tộc vùng Harad không bị truy giết, họ vẫn là một dân tộc tự do, tuy nhiên, vẫn phải giao cho Đại Vương Quốc 2 phần lãnh thổ trước kia của họ là vùng đất phía Nam Gondor và vùng bến cảng Umbar. Tại một số nơi, vẫn có những nhóm người Haradrim nhỏ lẻ vẫn giữ thái độ thù địch với Gondor, tuy nhiên, sức mạnh của họ vốn chẳng thể gây ra bất cứ mối nguy hại nào cho Đại Vương Quốc hùng mạnh lúc bấy giờ.
NUMENOR
Numenor là một hòn đảo lớn có hình ngôi sao năm cánh được các Valar tạo nên để dành tặng riêng cho những con Người dòng Edain sau khi vùng Beleriand ở Trung Địa bị hủy diệt trong Cuộc Chiến Thịnh Nộ. Phần lớn người Edain đều nhận món quà này từ các Valar, họ dong thuyền từ Trung Địa tới Numenor để định cư tại đây. Kể từ đó, những người Edain sống tại đây đều được gọi là những người Numenor, còn bản thân họ về sau lại tự gọi mình là những người DuneDane. Về vị trí trên bản đồ thì Numenor nằm ở giữa đại lục phía Tây Aman và đại lục phía Đông Arda.
* Một đế chế rực rỡ của Loài Người
Numenor là vương quốc của người DuneDane, với những tư chất và phẩm chất thượng thừa của giống người này cộng thêm với sự trợ giúp từ các Valar và người Elves mà Numenor ngày càng phát triển rực rỡ toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa và quân sự. Vào thời kỳ huy hoàng của Numenor thì Con Người trỗi dậy trở thành một chủng tộc vô cùng mạnh mẽ. Họ không chỉ xây dựng và phát triển tại Numenor mà còn dong thuyền trở về Trung Địa nhằm khai phá và khai sáng văn minh cho những con người và các vùng đất tại đó. Thời điểm chiếc thuyền đầu tiên khởi bến đến Trung Địa là vào năm 600 của Thời đại thứ 2.
Người Numenor có tuổi thọ rất cao và các vua của họ cũng vậy. Elros, con trai của Earendil, em trai của Elrond, chính là vị vua đầu tiên của vương quốc Numenor, triều đại trị vì của ông kéo dài từ năm thứ 32 cho tới tận năm 442 của Thời đại thứ 2. Dưới các triều đại còn lại, Numenor vươn rộng quyền lực ra khỏi cả lãnh thổ của đảo quốc, họ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tới Trung Địa, từ vùng Cảng Xám cho tới tận các vùng đất xa xôi ở phía Đông Arda. Kết quả là một hệ thống các thuộc địa của Numenor đã hình thành ở Trung Địa, vương quốc của người DuneDane giờ không chỉ giới hạn trong quốc đảo mà đã thực sự trở thành một đế chế khổng lồ.
* Sự thay đổi của người Numenor
Người Numenor là giống người có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các giống Người từng tồn tại ở thế giới. Tuổi thọ của mỗi người họ thường có thể kéo dài từ 500 cho tới 600 năm. Tuy sống lâu đến như vậy nhưng họ vẫn là con Người, mà con Người thì không bất tử như các Valar hay người Elves bởi ngay từ đầu tạo ra Loài Người, Thượng Đế Eru đã ban cho họ một món quà đặc biệt chính là sự Không bất tử. Cũng bởi vậy mà các Valar tuy hết sức thương yêu con người nhưng không cho phép những người Numenor được đi tới Vùng đất bất tử bởi như vậy là làm trái với ý muốn ban đầu của Thượng Đế. Đây còn là hẳn một lệnh cấm mà các Valar đã ban ra dành cho người Numenor.
Theo thời gian, quyền lực và nền văn minh tại Numenor ngày càng phát triển rực rỡ, một bộ phận hoàng gia quí tộc tại đây đã phát sinh tư tưởng sợ hãi cái chết, họ muốn được bất tử như người Elves để có thể mãi mãi tận hưởng và phát triển viễn cảnh đầy vinh quang của đế chế. Tham vọng bắt đầu nhen nhúm trong tư tưởng của người Numenor, họ bắt đầu có những sự thay đổi.
Ở chính đảo quốc đã bắt đầu có sự chia rẽ thành 2 phe, một phe ủng hộ tham vọng và quan điểm của Đức Vua, trong họ dần xuất hiện cảm giác đố kỵ với người Elves bởi người Elves bất tử và được quyền cho phép tới Vùng đất bất tử, họ dần chối bỏ mối quan hệ tình bạn lâu năm mà 2 chủng loài đã gây dựng tại Numenor, những người này được gọi là phe Thân Vua; Phe còn lại là những người ủng hộ quan điểm của các Valar và vẫn duy trì tình bạn thân thiết với người Elves. Những người này được gọi là Faithful ( những người bạn Trung Thành ).
Mặc dù đích thân các Valar đã đến và giải thích cho người Numenor hiểu rằng cái chết không phải là một điều tồi tệ mà ngược lại nó còn là một món quà đặc biệt mà Thượng đế đã ưu ái dành cho Loài Người. Không có sự bất tử, trách nhiệm bó buộc của Con người với thế giới sẽ giảm đi, con người sẽ biết trân trọng cuộc sống hơn bởi họ có thể chết, tâm trí của con người cũng sẽ được tự do hơn so với người Elves.
Tuy nhiên, người Numenor vẫn không cảm thấy hài lòng với lời giải thích của các Valar, ngày càng nhiều người trong số họ ủng hộ quan điểm của phe Thân Vua. Phe Faithful ngày càng lép vế và buộc phải di rời tới Trung Địa. Đứng đầu những người Faithful phải ra đi này là Elendil.
Còn ở Trung Địa, sự thay đổi cũng bắt đầu thể hiện khi những người Numenor đến đây không còn mang mục đích khai sáng văn minh tốt đẹp như ban đầu nữa. Họ bắt đầu thiết lập quyền lực tại những vùng thuộc địa và quay sang đô hộ những người dân bản xứ sống tại đó.
* Ảnh hưởng bởi Sauron
Vào năm 1600 của Thời đại thứ 2, ở Trung Địa, Chúa tể bóng tối Sauron dưới hình dạng của một vị tiên kim hoàn đã lừa dối các thợ rèn ở Tiên Quốc Eregion để tạo ra một bộ những chiếc nhẫn quyền lực và phân chia chúng cho những người đứng đầu của các vương quốc. Sau đó, hắn bí mật luyện ra Chiếc Nhẫn Chủ trong lòng núi Doom để điều khiển những chiếc nhẫn còn lại. Nhiều vua chúa của các vương quốc tự do đã rơi vào tầm ảnh hưởng của Sauron và biến thành tay sai của hắn.
Cho đến năm 1693, chiến tranh đã nổ ra giữa Sauron và người Elves, 6 năm sau đó, người Elves ngày càng bị thất thế. Eregion bị tiêu diệt còn Lindon thì đứng trước nguy cơ bị chinh phạt. Diễn biến cuộc chiến ở Trung Địa được Numenor chú ý theo dõi, Đức vua Tar-Minastir của lúc đó, đã gửi một đạo quân tới Trung Địa để giải vây cho Lindon. Liên minh Lindon-Numenor đã đẩy lui và giành lại được quyền kiểm soát khu vực Eriador từ Sauron vào năm 1701. Cuộc chiến giữa 2 phe vẫn tiếp tục diễn ra trong hơn 1000 năm tiếp sau đó.
Vào năm 3225 của Thời đại thứ 2, Đức vua đời thứ 25 của Numenor là Ar-Pharazon, đã chỉ huy một đạo quân khổng lồ và vô cùng thiện chiến cập bến Trung Địa. Trước sức mạnh của họ, Sauron buộc phải giả vờ đầu hàng. Đức vua chấp nhận sự đầu hàng của Sauron và áp giải hắn về Numenor.
Đầu tiên, khi mới tới Numenor, Sauron đã rất choáng ngợp trước sự hùng vĩ và phát triển của đế chế. Hắn biết là không thể dùng sức mạnh để đánh bại được Numenor. Vậy là hắn bắt đầu chuyển sang sử dụng một cách thức mềm mỏng hơn nhưng lại thâm độc hơn. Trong thời gian ở đây, Sauron bắt đầu gây dựng được thiện cảm và lòng tin của những người thuộc hoàng gia quí tộc Numenor. Hắn nắm được tâm lý thèm khát sự bất tử của những người này và ngày càng gièm pha, kích động họ chống lại những ý chỉ của Valar. Bị đầu độc bởi những lời nói thâm hiểm của Sauron, tầng lớp thân quý tại Numenor ngày càng có những hành động quá đáng, họ công khai bộc lộ sự khó chịu của mình với các Valar cũng như người Elves. Thậm chí, vua Ar-Pharazon còn cho xây một đền thờ lớn để tôn thờ Melkor, Chúa tể bóng tối đầu tiên của thế giới; Trong khi mà Cây Trắng Nimloth, một món quà từ các Valar thì lại bị đốn hạ và đem đốt để hiến tế cho Melkor. Chính Isildur đã cứu được một quả cây của Nimloth và về sau chính từ hạt của quả cây này mà mọc thành Cây Trắng của Gondor.
Đỉnh điểm của những hành động điên rồ là việc cho xây dựng các tháp tọa lạc lớn ở vùng biển phía Tây để có thể quan sát được Thiên giới Aman, tiếp đó, những chiến thuyền, những đạo quân lớn bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho một kế hoạch tấn công vào vương quốc Valimar của người Elves Vanya tại rìa biển phía Đông của Aman. Kế hoạch này về sau đã được thực hiện thật.
* Sự sụp đổ
Trước thái độ ngông cuồng của người Numenor, Manwe, vua của các Valar, đã đến xin lời khuyên của Thượng Đế Eru Illuvatar. Ngay sau đó, Thượng đế đã quyết định thay đổi thế giới, Ngài làm cho lãnh thổ của Aman bao gồm đại lục lớn phía Tây và đảo Tol Eressea mãi mãi tách xa khỏi tầm nhìn của Arda. Tiếp đó, những đám mây có hình đại bàng liên tục được gửi tới Numenor như là một dấu hiệu cảnh báo cho những con người sống tại đây. Dấu hiệu của Thượng Đế đã được đưa ra, một tai họa sắp ập đến với đế chế hùng mạnh này. Một số người nhận ra điềm báo này còn một số người thì không, những người nhận ra liền nhanh chóng sơ tán khỏi Numenor.
Lúc bấy giờ, ở ngoài biển khơi, đạo hùng binh của vua Ar-Pharazor đã bắt đầu cảm nhận được sự sợ hãi nhưng không còn kịp nữa. Một cơn bão lớn đã tạo nên một vũng nước xoáy khổng lồ nhấn chìm toàn bộ các hạm đội. Cơn bão lớn sau đó tiếp tục hướng tới Numenor, dân chúng Numenor hốt hoảng trước sự trừng phạt của Thượng Đế, họ không còn cơ hội để sửa sai bởi toàn bộ quốc đảo đã bị cơn bão khổng lồ nhấn chìm xuống lòng biển khơi cùng với toàn bộ cư dân đang sống tại đó. Vương quốc mạnh mẽ nhất trong lịch sử Loài Người đã bị diệt vong theo cách như vậy.
Một lời tiên tri đã nói rằng trong tương lai về mãi sau này, sau khi kết thúc trận chiến cuối cùng của thế giới là Dagor Dagorath thì Numenor sẽ được hồi sinh bởi suy cho cùng vương quốc này cũng là một nạn nhân của phe bóng tối.
* Về địa lý
Numenor có hình dáng hệt như một ngôi sao năm cánh tọa lạc trên vùng biển ở giữa Thiên giới Aman và đại lục Arda. Mỗi cánh của ngôi sao lại là một vùng đất, thứ tự của chúng như sau:
+ Forostar (vùng đất phía Bắc).
+ Andustar (vùng đất phía Tây).
+ Hyarnustar (vùng đất phía Tây Nam).
+ Hyarrostar (vùng đất phía Đông Nam).
+ Orrostar (vùng đất phía Đông).
+ Và cuối cùng là Mittalmar, vùng đất nằm ở trung tâm của đảo quốc. Tại Mittalmar có một ngọn núi tên là Meneltarma, đây cũng là ngọn núi cao nhất tại Numenor và là một nơi linh thiêng đối với người dân đảo quốc bởi trên đỉnh núi có đặt một đền thờ Thượng Đế Eru Illuvatar. Chỉ có duy nhất các Đức vua người Numenor mới được phép nói chuyện khi ở trên đỉnh núi. Tương truyền rằng, vào một ngày quang đãng, người ta có thể nhìn thấy hòn đảo truyền thuyết Tol Eressea khi đứng quan sát từ trên đỉnh của ngọn núi.
* Về văn hóa và con người
Dân số chủ yếu của Numenor được tạo nên từ những người Edain còn sót lại sau Cuộc Chiến Thịnh Nộ. Sau khi định cư tại đây, người Edain đã phát triển giống nòi lên một tầm cao hơn và tự gọi mình là những người DuneDane. Người DuneDane là giống người chủ yếu của vương quốc. Ngoài ra thì vùng đất phía Tây, mà đặc biệt là thành phố Andunie còn xuất hiện một lượng nhỏ dân số những người Elves, họ là những người ghé thăm và định cư tới từ hòn đảo huyền bí Tol Eressea ở vùng biển Tây.
Người Numenor là những người cực kỳ xuất chúng trong 2 lĩnh vực nghệ thuật và chế tác. Họ xây dựng nên những công trình, những đô thị vàng cực kỳ hoàng tráng và rực rỡ. Những vũ khí, giáp trụ và khí cụ quân đội tại đây cũng vô cùng đa dạng và tinh xảo, mỗi một thứ đồ bất kỳ được làm ra đều có thể được coi là một bảo vật. Những hoa văn trang trí đẹp đẽ được nhìn thấy ở mọi nơi, mọi vật tại Numenor.
Về bản chất, người Numenor vốn không có tính hiếu chiến, họ làm mọi thứ chỉ để nhằm vào những mục đích tốt đẹp. Nghệ thuật chế tạo thuyền đi biển của họ phát triển rất rực rỡ, những người Numenor về sau cũng trở thành những nhà thám hiểm và khai phá vô cùng tài ba, họ được phép dong thuyền đi thám hiểm tất cả các hướng ngoại trừ vùng biển ở xa phía Tây, nơi tọa lạc của Vùng đất bất tử Aman. Những nhà thám hiểm Numenor thường xuyên đi tới Trung Địa, sau khi cập bến, họ giúp đỡ những người bản địa bằng cách truyền dạy lại những kỹ năng phát triển xã hội tiên tiến của mình.
Người Numenor còn rất tài giỏi trong nghệ thuật nuôi trồng. Tại Mittalamar, trên những đồng cỏ lớn, có tới hàng ngàn những con ngựa lớn thuộc các dòng giống cao quý nhất được chăn thả. Với đàn ngựa và những vũ khí đa dạng, quân đội Numenor ngày càng trở nên hoàn thiện. Mặc dù không có tính hiếu chiến nhưng kỹ năng chiến đấu của các chiến binh Numenor ở mọi mặt là thiên hạ vô địch nếu chỉ xét trên toàn chốn Arda.
* Về thực vật
Numenor là vùng đất có rất nhiều loại thảo thực vật quý hiếm. Hầu như chúng không thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác tại Arda, một phần lí do là bởi rất nhiều những giống cây ở nơi này là của các Valar dành tặng riêng cho người Numenor. Trong số này phải kể đến giống Cây Trắng được trồng tại Cung điện của Đức vua ở Armenelos, đó cũng chính là biểu tượng của Con Người tại Numenor, Arnor và cả Gondor.
Tiếp sau Cây Trắng thì có thể kể đến loại cây Laurinque, những người ở Numenor rất yêu thích hoa của loại cây này. Họ tin rằng những cây Laurinque đều có nguồn gốc từ cây thần Laurelin của Valinor. Chính những loại cây lạ kết hợp với những công trình hùng vĩ đã biến Numenor trở thành một kỳ quan có một không hai trong lịch sử phát triển của Loài Người.
RHOVANION (ENGLISH)
Rhovanion or Wilderland was a large region of northern Middle-earth. The Great River Anduin flowed through it, and the immense forest of Greenwood the Great also lay within its borders.
Properly speaking Rhovanion was the name of a small region east of Greenwood, which later was the Kingdom of Rhovanion, but the name was used for all of Wilderland by the late Third Age.
* History
First Age
In the First Age the Elves passed through Rhovanion on their Great Journey, and much later the Atanatári (Fathers of Men) followed them. The region is not otherwise mentioned until tales of the Second Age.
Second Age
Rhovanion was host to two Silvan Elf kingdoms ruled by Sindarin lords: Northern Greenwood and Lórinand (later named Lórien).
The great battlefield (or Dagorlad) of the War of the Last Alliance against the host of Sauron lay in the south of Rhovanion, and in the Gladden Fields of the Great River the High King of Gondor and Arnor, Isildur, son of Elendil, was killed.
Third Age
In the early Third Age, it was a quite populated area: in the north lay the Dwarven kingdoms of Erebor and the Dwarf halls in the Ered Mithrin, and the Mannish kingdom of Dale, in the north of the Great River Anduin lay the Mannish realm of Éothéod, and in and around the south and east of Greenwood the Great lived the Men of Rhovanion.
In TA 1248, Rómendacil II of Gondor destroyed all camps of the Easterlings even beyond the Sea of Rhûn, and a strong alliance with Rhovanion was forged. The King of Rhovanion at this time was Vidugavia, and Prince Valacar of Gondor served in his army. Vidugavia's daughter Vidumavi married Valacar, and their son Vinitharya became King Eldacar in TA 1432, which led to the Kin-strife in TA 1437. Eldacar fled to Rhovanion, and with a Rhovanion army he reclaimed his Kingdom in TA 1447.
In the north of Greenwood lived the Silvan elves ruled by Thranduil, and in the south of Greenwood and across the river in Lórinand ruled Amdír and later Amroth. In the far south, near the great falls of Sarn Gebir, watched the northern guard of Gondor, and in the valleys of the Anduin lived Stoors (Hobbits).
In TA 1636 the Great Plague devastated Rhovanion, killing more than half its people. This left Rhovanion weakened, and in TA 1851 the Wainriders overran and enslaved Rhovanion. For 43 years Rhovanion was enslaved, but in TA 1899 Rhovanion revolted, while Gondor attacked the Wainriders from the west. Rhovanion was freed but left extremely weakened. Many Men of Rhovanion left for Gondor, where they were welcomed as distant relatives.
In c. TA 2460 Sauron returned as "the Necromancer", taking residence at Dol Guldur in the south of Greenwood, which became evil and was renamed "Mirkwood". The Dwarves of Erebor and Men of Dale were destroyed and scattered when the Dragon Smaug took Erebor, and Gondor retreated from the Falls. Some Men still lived along the forest, notably the Beornings and the Men of Esgaroth upon the Long Lake. The Men of Éothéod removed south at the invite of Gondor, and settled the plains of Calenardhon, later Rohan. After being driven out of Erebor the Dwarves relocated, some went to the Iron Hills, but most went to the Ered Luin in Eriador.
At the end of the Third Age, the Kingdoms of Erebor and Dale were restored as a result of the death of Smaug and the Battle of Five Armies, and Sauron was removed from Mirkwood by the wizard Gandalf. During the War of the Ring it held off an invasion by Sauron's forces, and after Sauron was defeated Mirkwood was clean again, and renamed Eryn Lasgalen, or "Wood of Greenleaves". Some time during the Fourth Age Gondor claimed large parts of it.
* Boundaries
- To the east: the River Running and the inland Sea of Rhûn.
- To the north: the Grey Mountains and Iron Hills, home of the Dwarves. - To the west: the range of the Hithaeglir, or Misty Mountains.
- To the south: the line marked by the Limlight river, Anduin, Emyn Muil, Dagorlad, and the Ered Lithui.
Important rivers were the Anduin or Great River, the Celduin or Running, and the Carnen or Redwater.
Major features were the forest of Mirkwood, and the Long Lake of Esgaroth.
* Etymology
Rhovanion is Sindarin for "wilderland" and contains rhovan, with the place-name ending -
ion.
Wilderland was a Hobbit name. Tolkien made Wilderland based on wilderness but with a
side-reference to the verbs wilder, "wander astray" and bewilder.
RHÛN (ENGLISH)
Rhûn, also known as The East and Eastlands in the Westron tongue, is a large region in the far eastern part of Middle-earth. It was the home and kingdom of the Easterlings in the Second and Third Ages. It had many different groups who ultimately fought together and were in Sauron's service.
* Overview
"Rhûn" is a name used for all lands lying east of Rhovanion, around and beyond the inland Sea of Rhûn, from where many attacks on Gondor and its allies came during the Third Age.
Very little is known of the lands beyond the great Sea of Rhûn that stood on its borders with the western lands. Even Gandalf had never explored there, and although Aragorn visited once, his activities are not recounted.
Something is known of its ancient geography from The Silmarillion; far beyond the Sea of Rhûn was another inland sea, the Sea of Helcar, and beyond that a range of mountains known as the Orocarni (Red Mountains). Somewhere in the lost east, too, lay Cuiviénen and Hildórien, where Elves and Men first awoke: all the Children of Ilúvatar could trace their ancestries back to the eastward regions of Middle-earth.
The Easterlings were a race of Men who ultimately followed both Dark Lords and fought as their allies in war in different parts of history. Both the Balchoth and Wainriders were factions of the Easterlings at least by the Third Age.
During the Third Age, Rhûn was visited by three Wizards; Saruman, Alatar, and Pallando, and though Saruman returned to the west, the two Blue Wizards remained. Their fates are unknown and whether they were successful in inspiring the peoples they had contact with to resist Sauron's influence is unknown. Sauron himself journeyed into the eastward lands, in hiding from the White Council during the centuries known in the west as the Watchful Peace.
Gondor conquered western edge of Rhûn twice: under the Kings Rómendacil I and Rómendacil II, but the Númenóreans never had full control over it.
The people of Rhûn were finally subdued in the Fourth Age under King Elessar (Aragorn) and his son Eldarion. King Elessar eventually made peace with the Easterlings, and they were allowed to remain in Rhûn.
* Geography
The western part of Rhûn was visible in maps of the Westlands of Middle-earth. It contained the great Sea of Rhûn, into which ran the River Running from the northwest. A forest lay to the northeast of the Sea, and near the southwestern shores, there were many hills. Southwest of the Sea of Rhûn lay also the land of Dorwinion.
The Inland Sea of Rhûn was located in western Rhûn on the border between Rhûn and Wilderland. There were mountains on the southwest side of the Sea of Rhûn and a forest on the north-east side. Wild white Kine of Araw, or oxen, lived near the shores of the Sea of Rhûn.
Further east in Rhûn were ancient regions where the Children of Ilúvatar first awoke: Cuiviénen for the Elves, which lay on the shores of Sea of Helcar near the Orocarni (Red Mountains); and Hildórien for Men. Four Dwarven clans were also located in Rhûn; their strongholds were at least as far east from Mount Gundabad in the Misty Mountains as Mount Gundabad lay east of the Blue Mountains. Additionally, Sauron maintained a fortress in Rhûn in the Third Age.
* The Dwarves of Rhûn
Dwarves emerged in Middle-earth in the Years of the Trees: after Elves but before Men. When the seven Fathers of the Dwarves awoke in far-flung corners of Middle-earth, some of them found themselves in Rhûn, and there they founded kingdoms under mountains. The following clans are: the Ironfists, Stiffbeards, Blacklocks, Stonefoots. In the Third Age, Dwarves of those kingdoms journeyed out of Rhûn to join all Middle-earth's other Dwarf clans in the War of the Dwarves and Orcs, which was fought in and under the Misty Mountains. After this war, the survivors returned home. Late in the Third Age, when war and terror grew in Rhûn itself, considerable numbers of its Dwarves left their ancient homelands. They sought refuge in Middle-earth's western lands, where some of them met Frodo Baggins. [5]
* Military
Rhûn was known for numerous fighting forces, nearly spelling the doom of Gondor and heralding Sauron's complete victory over all Middle-earth.
The main weapon of the infantry of Rhûn that marched upon Gondor seemed to be the spear, although there were reports of short, swarthy men wielding axes during Battle of the Pelennor Fields.
In the books, they are told to have once used bowmen upon horses and then they are described as companies of horsemen. Both the Wainriders and the Balchoth also used chariots. These were supremely effective in the flat no-man's lands that characterized much of Rhovanion in the wide corridor between the southern eaves of Mirkwood and the northern flanks of Mordor, routing and destroying the armies of Gondor under King Narmacil II in the Battle of the Plains.
The Easterlings that fought in the War of the Ring established and built on the solid foundation of military excellence and fearsome savagery that characterized their all- conquering ancestors. Often, the Easterlings in a mixed contingent of Orcs, Haradrim, Variags, Corsairs, or Uruk-hai would be the first to clash with the enemy and the last to leave the field. The Easterlings' resolve to fight to the death was also exemplified the last day of the Battle of the Pelennor Fields once the odds were turned against Sauron. While the host of Mordor dropped their weapons, shed their armor, and fled en masse across the bridge to Osgiliath, the host of the Easterlings halted with their backs to the River Anduin and stood their ground. None survived, despite inflicting numerous casualties upon their hated enemies.
* History
The first Elves awoke far east of the Sea of Rhûn, and many of them were led to the Westlands by Oromë. Some Elves forsook this Great Journey and chose to remain in the east; they were called the Avari.
The first Men also awoke in the far east, where they first met Dwarves[6] and Avari. The ancestors of the Edain and Drúedain traveled west out of Rhûn. At the shores of the Sea of Rhûn, some of the Mannish tribes traveling west separated and their languages soon diverged.[7] Other men remained in Rhûn, and many of them came under the dominion of Morgoth and, later, Sauron. These men were called Easterlings, and they led many attacks against Gondor and its allies during the Third Age.
The most western parts of Rhûn were conquered by Gondor twice, under the Kings Rómendacil I and Rómendacil II, but the Númenóreans never had full control over it.
Western Rhûn was finally subdued in the Fourth Age under King Elessar and his son Eldarion.
* Etymology
The name Rhûn is Sindarin for 'east', as opposed to the Quenya romen. Likewise, Harad
means 'south' in Sindarin, Forod means north, and Dûn means west.
ROHAN
Rohan, tên gốc là Rochand hoặc Rochann, là một vương quốc của Loài Người có vị trí ở một vùng đất từng được gọi là Calenardhon vốn là một vùng thảo nguyên thung lũng rộng lớn nằm giữa Dãy Núi Sương Mù và Dãy Núi Trắng. Lãnh thổ của Rohan trải dài từ bờ của con Sông Isen ở phía Tây, kéo lên tới tận bờ Sông Cả Anduin ở phía Đông.Khu Rừng Fangorn nằm ở vị trí biên giới của vương quốc Rohan,và Lorien nằm ở phía Bắc của con Sông Limlight.
Những con người của Rohan thường được những người ở Gondor gọi là những Rohirrim, có nghĩa là các " Chúa Ngựa ", nhưng người Rohan thì lại tự gọi họ là những Eorlingas, có nghĩa là những đứa con của Eorl trẻ tuổi, vị vua đầu tiên của Rohan, và chính vùng đất Calenardhon cũng đã được Cirion, quan chấp chính của Gondor ban tặng cho Eorl do những chiến công mà ông có được trong cuộc chiến với Người Easterl. Eorl,vị vua đầu tiên,đã thực hiện một lời thề trung thành với các Chúa tể của Gondor nên vì thế mà từ đó, người Rohan đã trở thành đồng minh số 1 của Gondor trong suốt thời đại thứ 3 và cả về sau.
* Hậu duệ của những người phương Bắc
Vào những năm 1200 của thời đại thứ 3,các đức vua của Gondor đã liên ước đồng minh với những Người Phương Bắc ở Rhovanion,một giống người được cho là hậu duệ của tộc người cổ Edain ( tộc người di cư và sinh sống ở Beleriand trong thời đại thứ nhất ). Những con người mà về sau trở thành những người Rohan thực chất có mối quan hệ khá gần gũi với những Người Hóa Gấu thuộc dòng dõi Beorn và cả những người sống ở Vương Quốc Thung Lũng Dale.Tất cả bọn họ đều được gọi là những Con Người Trung Địa để phân biệt với những tộc người hậu duệ của Numenor như người Gondor hay người Arnor.
Vào thời kỳ đầu của thời đại thứ 3,khu vực Rhovanion có nhiều thế lực cát cứ khá mạnh mẽ nhưng không thống nhất dưới sự trị vì của một vị vua nào cả.Tuy nhiên thì những người của Rhovanion vẫn thường xuyên có mối liên minh với vương quốc Gondor; và có rất nhiều những vương tử và chiến binh người Rhovanion phục vụ cho quân đội của Gondor.Vào thời kỳ này,có nhiều cuộc hôn phối đã diễn ra giữa người Rhovanion với người Gondor cũng như là giữa người Rhovanion với Người DuneDain ở phía Bắc; điều này làm tăng chất lượng nòi giống cho người Rhovanion nhưng lại làm giảm chất lượng nòi giống của người Gondor và người DuneDain.
Trong những năm 1000 của thời đại thứ 3,một nhóm Người Phương Bắc định cư tại rìa của Rừng Âm U đã trở thành một dân tộc riêng biệt dưới sự dẫn dắt của Marhari,một hậu duệ của Vidugavia,một trong số những Vương tử quyền lực nhất của Rhovanion.Chiến đấu bên cạnh đức Vua Narmacil II của Gondor,những người của Marhari đã bị bại trận trong cuộc chiến với người Easterl ở phương Đông và những gì còn lại cuối cùng của vương quốc Rhovanion đã bị chia cắt phân tán.Marhwini,con trai của Marhari,đã tiếp nhận quyền lãnh đạo của cha mình và dẫn những người của mình rút khỏi phương Bắc,những người của Marhari chính là tổ tiên của người Rohan.
Đầu tiên,những người của Marhwini đã định cư tại những vùng thung lũng của Sông Cả Anduin,ở đây,họ dần dần khôi phục lại sức mạnh và được gọi là những Người Eotheod,tức là những người cưỡi ngựa.Trong những năm tháng sau đó,họ vẫn luôn duy trì mối quan hệ đồng minh trung thành với các đời vua của Gondor và cùng với nhau đẩy lui cũng như chiếm lại được nhiều vùng đất bị chiếm bởi người Easterl trước kia.
* Người Eotheod
Những năm 1970 của thời đại thứ 3,sau sự sụp đổ của Vua phù thủy và vương quốc Angmar thì mối đe dọa từ pháo đài Dol Guldur cộng với nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã khiến Frumagar,lãnh đạo của người Eotheod lúc bấy giờ, đưa ra quyết định di cư dân tộc của mình tới dọc bờ phía Đông của Sông Cả Anduin.Họ định cư ở gần nguồn của Sông Cả,phía Nam của Dãy Núi Xám.Thành phố trung tâm của họ là Framsburg,được đặt trong một thung lũng nằm giữa sông LimLight và Sông GreyLin.Trong suốt thời gian sống tại đây,những người Eotheod đã đẩy lui được tàn dư của giống Người Đồi từng phục vụ cho vương quốc Angmar ra khỏi vùng đất của mình.
Fram,con trai của Frumagar,đã giết chết được Scatha, con Rồng lớn cuối cùng sống ở Dãy Núi Xám.Với việc giết được Scatha,Fram đã có được danh tiếng và sự giàu có nhờ vào việc chiếm được kho báu của con Rồng; tuy nhiên từ việc này mà lại dẫn đến oán thù đối với Người Dwarves ở dãy núi Xám.Nguyên nhân là bởi Fram đã từ chối chia sẻ kho báu của Scatha cho người Dwarves, ông chỉ gửi cho họ một chiếc vòng cổ được xâu chuỗi từ những chiếc răng nanh của con Rồng.Bởi mâu thuẫn này mà về sau,Fram đã bị những người Dwarves ám hại. Điều này lí giải vì sao mà người Rohan không có mấy thiện cảm với người Dwarves. Tên của Fram về sau được đặt cho thành phố trung tâm của người Eotheod.
500 năm sau,vương quốc của người Eotheod đã sinh sôi nảy nở nhanh chóng với rất nhiều ruộng đất được cấy trồng và rất nhiều chiến mã được nuôi dưỡng.Năm 2501, Leod,lãnh đạo lúc bấy giờ của người Eotheod, đã bắt được một thần mã nhưng nó hoang dã và không thể được thuần hóa bởi bất kỳ một người nào.Khi Leod quyết định leo lên lưng thần mã và thuần phục nó ông đã thất bại và bị nó ném rơi xuống đất,đầu đập phải một hòn đá và bị chết ngay sau đó còn con ngựa thì bỏ đi.
Eorl,con trai của Leod,mặc dù lúc đó mới chỉ đang 16 tuổi, đã tiếp quản quyền lãnh đạo Eotheod và anh quyết tâm đi săn tìm con ngựa đã giết chết cha mình.Cuối cùng,sau một thời gian theo dấu,Eorl đã tìm được con thần mã,nhưng thay vì giết,Eorl đã khuất phục được nó và bắt nó phải làm nô lệ cho gia tộc Rohan.Đó là một con thần mã có thể hiểu được ngôn ngữ của con người,nó chỉ phục tùng mệnh lệnh của Eorl và được đặt tên là Felarof. Felarof là cha của tất cả các loài ngựa ở Rohan.
* Món quà Calenardhon và lời thề của Eorl
Năm 2509 của thời đại thứ 3,Eorl nhận được lời kêu gọi từ Cirion,quan chấp chính của Gondor.Cirion đang tiến hành kêu gọi những đồng minh cũ của Gondor nhằm chống lại đợt tiến công xâm lược của người Easterl vào Calenardhon cũng như toàn phần còn lại của vương quốc phương Bắc.Eorl nhanh chóng nghe theo lời kêu gọi bởi ông hiểu được rằng nếu Gondor thất thủ thì toàn bộ những vương quốc nhỏ ở phía Tây Sông Cả Anduin cũng sẽ sớm bị tiêu diệt dưới tham vọng của Sauron.
Eorl nhanh chóng tập hợp quân đội để đến trợ giúp cho Gondor tại mặt trận Celebrand. Vào thời khắc vô vọng nhất của phe Gondor thì đội kỵ binh của Eorl đã đến kịp lúc,như một cơn sấm sét,họ giáng cho kẻ thủ một đòn choáng váng, giải nguy được cho quân đội Gondor và đẩy lui được quân địch về vùng đồng bằng phía Đông.Trước sự anh hùng của quân đội Eorl,Cirion,quan chấp chính của Gondor, đã nhìn ra được chính những người Eotheod về sau sẽ có thể trở thành những đồng minh mạnh nhất của mình trong cuộc chiến chống lại Chúa tể bóng tối Sauron.Tại Amon Anwar,Cirion đã nói với Eorl về việc ban tặng vùng đất Calenardhon cho người Eotheod; Eorl đã rất ngạc nhiên và vui mừng trước món quà từ Cirion,ông đã cảm kích và đưa ra lời thề về tình bạn vĩnh cửu giữa Gondor và Eotheod.
* Vương Quốc Rohan
Sau khi được ban tặng vùng đất Calenardhon,Eorl đã đưa toàn bộ người của ông về đó và xây dựng thành một vương quốc mới.Ở Gondor,vương quốc mới này được gọi là Rohan và những người của vương quốc được gọi là Rohirihm. Ở Rohan,vương quốc còn được gọi là vương quốc của các Kỵ sĩ Mark và con người ở đó thì tự gọi mình là những Eorlingas.
* Các đời vua Rohan
Eorl là vị vua đầu tiên của vương quốc Rohan.Khi ông hi sinh trong chiến trận thì ngai vàng được truyền lại cho con trai của ông là Brego.Brego đã cho hoàn thiện sảnh lớn Meduseld,nơi mà về sau trở thành Ngôi nhà của những đức vua Rohan.Con trai cả của Brego là Blador đã đi khám phá Những Con Đường của Người Chết và không trở về.Thương tiếc trước sự mất tích của con trai,vua Brego cũng sớm qua đời và để quyền trị vì vương quốc cho Aldor,con trai thứ của ông.Aldor cũng đã trị vì Rohan trong 75 năm. Thời kỳ thống trị từ thời đại của Aldor đến đời vua thứ 7 là Deor gần như không được đề cập đến,nhưng trong suốt thời gian trị vì của Deor,Người Dunlend,một nhóm người nhỏ hơn sống tại những dãy núi và thung lũng mà trước kia từng bị người Rohan đánh đuổi, giờ lại trỗi dậy và bắt đầu đánh chiếm vào những vùng biên giới của vương quốc.Năm 2710,người Dunlend còn chiếm được cả pháo đài hoang Isengard và trở thành một mối thách thức đối với người Rohan.
Người Dunlend tiếp tục quấy phá Rohan cho đến thời đại trị vì của Helm Tay Búa, vị vua đời thứ 9 của người Rohirihm.Helm là một người cao lớn và đầy sức mạnh, ông có ước muốn khuất phục được người Dunlend một lần nữa như trong quá khứ.Ở phía người Dunlend có một kẻ khá rắc rối có tên là Freca; hắn tuyên bố mình là hậu duệ của đức vua đời thứ 5 là Freawine; bản thân hắn cũng nắm giữa một vùng đất khá tốt bên bờ sông Adorn và có cả 1 pháo đài riêng, tại đây, hắn cho rằng tự mình đã có thể thách thức được quyền lực của Vua Helm ở Rohan.Một lần,Freca đã đến thủ đô Edoras gặp vua Helm để nêu ra đề nghị đính ước giữa công chúa Rohan với con trai của hắn là Wulf. Vua Helm ngay lập tức nhận ra được ý đồ xấu xa trong chuyện đính ước này, ông đã từ chối và mỉa mai lời đề nghị của Freca. 2 người đã lời qua tiếng lại và vua Helm đã đấm chết Freca chỉ bằng một cú đấm.Sau đó,Ngài đã dẫn những chiến binh về phía Tây để đánh lui lực lượng của Wulf, tuyên bố rằng từ đây về sau, những người của hắn sẽ là kẻ thù của người Rohan. Tuy nhiên,số phận không ủng hộ Helm khi mà vào thời điểm không lâu sau đó,những Corsair ( Cướp biển đen ) đã tấn công Gondor và làm mất đi sự trợ giúp từ liên minh thân cận nhất của Rohan.Thấy được cơ hội này,Wulf đã tập hợp một lực lượng người Dunlend đông đảo xuất quân từ Isengard và đánh bại quân đội của Vua Helm,khiến cho đức vua cùng những người còn lại buộc phải rút lui về pháo đài Hornburg,mà về sau được biết tới là Helm's Deep.
Wulf đánh chiếm được Meduseld và giết được hoàng tử Haleth,người tiến hành phòng thủ ở đó.Wulf tự tuyên bố mình là vua và bắt đầu mở ra một thời kỳ Đông Trường cho người Rohan; rất nhiều người Rohirihm đã chết bởi bệnh tật,đói khát và cả chết trận.Vua Helm,bị bao vây trong Hornburg,ngày càng trở nên sầu thảm và căm thù,ông quyết định đi ra khỏi pháo đài vào buổi tối, đột nhập vào các doanh trại của người Dunlend và giết chết rất nhiều người chỉ bằng tay không.Mỗi lần trước khi đột nhập vào doanh trại địch,Helm đều thổi to chiếc tù và lớn của mình,âm thanh của nó khiến kẻ thù run sợ và nháo nhác trước khi bị giết bởi chính tay của đức vua ( chính là chiếc tù và lớn được đặt trong Hornburg được nhắc tới trong Chúa tể những Chiếc Nhẫn ).Vì lí do này mà vua Helm đã trở nên nổi tiếng và được nhiều thế hệ chiến binh Dunlend nể sợ. Tuy nhiên vào một buổi tối, Ngài đã bị chết cóng bên ngoài những bức tường của Hornburg,và gia đinh hoàng gia rơi vào cảnh tăm tối.
Thời kỳ tăm tối kết thúc khi Frealaf Hildeson, cháu của Đức vua Helm,dẫn một đạo quân nhỏ từ Dunharrow đột nhập vào Meduseld và giết chết được Wulf.Về sau,Frealaf còn nhận được sự chi viện từ Gondor giúp ông đánh đuổi được người Dunlend ra khỏi vương quốc và lên ngôi vua.Người Dunlend bị đuổi khỏi Isengard và Saruman được tiếp nhận nơi đó làm chỗ ở của ông ta.
Các con cháu của Feralaf đã trị vì Rohan và làm rất tốt công việc của họ,vương quốc lại hưng thịnh trở lại sau thời gian suy tàn.Đến triều đại của vua Folcwine,Rohan đã gần như đẩy lui được toàn bộ người Dunlend.Họ còn cho quân đến trợ giúp cho người Gondor trong chiến dịch chống lại các đạo quân Haradrim, trong chiến thắng tại Trận Ithilien,2 người con song sinh của vua Folcwine là Folcred và Fastred đã cùng hi sinh bên cạnh nhau.
Fengel,người con thứ 3 của vua Folcwine, đã lên ngôi vua nhưng ông ta không làm gì nhiều để tăng cường sức mạnh thêm cho vương quốc mà trái lại còn có cách cư xử kỳ quặc đối với các tướng lãnh và họ hàng của mình.Sau khi Fengel mất thì Thengel,con trai của ông đã trở về từ Gondor để tiếp nhận ngai vàng từ cha mình.Vua Thengel đã giúp cho gia tộc Eorl tìm lại được đáng kể sức mạnh của mình,ông còn khuyến khích người dân tại Edoras sử dụng thứ ngôn ngữ của Gondor.Cũng trong triều đại của Thengel thì Saruman lúc bấy giờ đã bắt đầu tiến hành gây rắc rối cho người Rohirihm,ông ta cũng bắt đầu tự tuyên bố mình là Lãnh Chúa của Isengard.
Vào thời gian này,ở Rohan cũng bắt đầu xuất hiện một nhân vật là Thorongil,một đội trưởng dưới quyền của đức vua,mà về sau thân phận đã được hé lộ là Aragorn II Elessar,hậu duệ của đức vua xứ Gondor.Thengel có một người con trai lừng danh là Theoden,về sau cũng lên kế vị ngôi vua.
* Thời kỳ Nhẫn chiến
Đức vua Theoden thời còn trẻ nổi tiếng là một vị vua sáng suốt,nhân hậu trong cai trị và linh hoạt,mạnh mẽ trên chiến trường.Lúc bấy giờ,Saruman đã trở mặt,ông ta bắt đầu bằng việc đầu độc tâm trí của nhà vua bằng các phép thuật phù thủy và tên gián điệp tay sai Grima Lưỡi giun được mua chuộc để lừa gạt nhà vua.Đức vua Theoden bị mất hết sức mạnh và sự thông thái,vương quốc Rohan rơi vào vòng tăm tối.Các vương tử và các thống lãnh làm hết sức mình để bảo vệ Rohan nhưng không còn lại nhiều hi vọng.Theodred,con trai của nhà vua,bị Saruman ám hại. Eomer,cháu trai của nhà vua bị giam cầm.
Trong tình thế tối tăm,vương quốc Rohan tìm lại được hi vọng khi nhóm người của Gandalf Trắng tìm đến để giải thoát đức vua khỏi phép thuật của Saruman và Grima Lưỡi giun.Sau khi hồi tỉnh,Vua Theoden đã trục xuất Grima và tập hợp những người còn lại để lên đường tới pháo đài Hornburg.Tại đây,quân đội Rohan đã có Trận tử thủ nổi tiếng Helm's Deep với đội quân Uruk-Hai và người Dunlend đông đảo bao gồm hơn 10.000 tên của phe Saruman.Với sự dũng cảm của Đức vua và mãnh tướng ErkenBrand,cộng với sự giúp sức của nhóm Aragorn, Legolas,Gimli,Gandalf và những Người cây Huorn, người Rohirihm đã giành chiến thắng tại Hornburg.
Sau chiến thắng trước Saruman,quân đội Rohan đã tiến hành giải phóng các vùng đất bị chiếm cứ trước kia và tập hợp lại những cánh quân bị thất lạc.Khi đang ở tại Dunharrow,nhà vua nhận được lời kêu cứu từ một sứ giả của Gondor, ông nhanh chóng thực hiện Lời thề của Eorl trước kia và mang quân tới trợ giúp Gondor.Trên đường tới Minas Tirith,quân đội của Theoden nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các lực lượng quân đội của các vùng lân cận xứ Gondor,đội quân của ông có số lượng tăng lên khoảng hơn 7000 người.
Rạng sáng ngày 15 tháng 3 năm 3019 của thời đại thứ 3,đạo kỵ binh Rohirihm tiến vào Chiến trường Pelennor,nơi diễn ra cuộc đại chiến lớn nhất của thời đại thứ 3 giữa liên minh Mordor và liên minh Con Người.Đạo kỵ binh Rohirihm dưới sự chỉ huy của đức vua Theoden như một cơn lũ mạnh mẽ tràn vào chiến trường, thổi bay những binh đoàn Orc của Sauron,đánh tơi tả những đạo kỵ binh Haradrim,giết chết chỉ huy và đoạt được cờ hiệu của chúng.Đúng vào thời khắc thắng lợi thì Vua phù thủy xứ Angmar,chúa tể của Bộ Chín Nargul đã đột ngột xuất hiện và làm cho vua Theoden bị thương nặng.Eowyn,em gái của Eomer,cháu của đức vua,đã xông ra đối mặt và đấu tay đôi với Vua phù thủy.Với sự trợ giúp của Merry,Eowyn đã giết được Vua phù thủy,một điều mà thậm chí chưa một người đàn ông nào ở Trung Địa có thể làm được.
Vua Theoden trong cơn hấp hối đã gọi cháu trai Eomer tới gần, nói lời vĩnh biệt và ủy thác trọng trách lại cho anh.Eomer tiếp tục thay đức vua dẫn dắt quân đội Rohan chống lại lực lượng Mordor có số lượng quá áp đảo cho tới khi Aragorn kịp dẫn Đội quân Người Chết tới nơi.
Sau trận chiến,Eomer cùng với người của mình đã hợp với lực lượng còn lại của Gondor tập trung tại Cánh Cổng Đen để gây sự chú ý của Sauron nhằm tạo điều kiện cho Frodo đến được lòng Núi Doom.Frodo phá hủy được Nhẫn Chủ và xứ sở Mordor bị diệt vong,Sauron đã hoàn toàn thất bại.Sau thắng lợi, những con người của phương Tây đều trở lại Minas Tirith để tham gia vào lễ đăng quang của Aragorn để trở thành Vua Elessar Telcontar; Eowyn,em gái của Eomer cũng tiến hành đám cưới với Faramir,con trai thứ của quan chấp chính Denethor.Gondor và Rohan đời đời là liên minh thân thiết nhất của nhau. Trong những năm sau Thời kỳ Nhẫn Chiến,vua Eomer Eadig đã mang Rohan trở về với những giá trị thật của nó,vương quốc lại một lần nữa trở nên thịnh vượng.Mối liên minh với Gondor vẫn vô cùng tốt đẹp,bất cứ khi nào Vua Elessar xứ Gondor lên đường ra chiến trận thì Ngài đều có người bạn thân thiết là Vua Eomer xứ Rohan cùng đồng hành.
* Quân đội Rohan
Người Rohan là hậu duệ của những Người Edain nên họ cũng sỡ hửu một vóc dáng cao to và thể lực mạnh mẽ,ngoài ra thì khả năng nhìn xa và nhìn trong bóng tối của họ cũng rất tốt.Với nền tảng thể chất như vậy thì quân đội Rohan cũng khá toàn diện về các thể loại binh chủng như quân xạ tiễn,quân đánh bộ..; tuy nhiên,nói đến Rohan là nói về các đạo kỵ binh thần thánh của họ.
Ngay từ thời tổ tiên của người Rohan là người Eotheod,bọn họ đã rất có kỹ năng trong việc thuần hóa và nuôi dưỡng chiến mã.Rohan có một giống ngựa cao quý nhất, tốt nhất và nhanh nhất ở Trung Địa là Mearas; những con ngựa Mearas về sau là rất hiếm nhưng những con cháu được nhân giống ra từ chúng cũng vẫn sở hữu được những phẩm chất vượt trội so với các giống ngựa ở các nơi khác.Tận dụng lợi thế này mà người Rohan đã lập ra những đạo quân kỵ binh thiện chiến có khả năng di chuyển như sấm chớp và có sức mạnh đủ để thổi bay bất kỳ một phòng tuyến bộ binh nào.
Các chiến binh Rohan thường mặc những bộ giáp xích tinh xảo,đeo khiên gỗ tròn và sử dụng các vũ khí chủ yếu là kiếm dài,cung ngắn,rìu và giáo dài.Lực lượng cận vệ Hoàng gia của Edoras là những chiến binh tinh nhuệ có khả năng bộ chiến và kỵ chiến tốt như nhau, lúc trên ngựa họ dùng giáo dài, lúc cận chiến thì họ lại dùng kiếm dài.Rohan còn rất mạnh về chủng loại kỵ binh bắn cung,các kỵ sĩ lúc trên ngựa thường dùng cung ngắn để tiêu diệt các đối thủ từ xa; cung ngắn bắn nhanh kết hợp với tốc độ và sự linh hoạt của kỵ mã tạo nên một đội quân rất khó chống đỡ trên chiến trường.Có lẽ loại quân thật sự gây khó chịu nhất đối với các kỵ binh Rohan là các thớt Voi Chiến Khổng Lồ Mulmaki của người Haradrim.
* Biên giới và những vùng đất quan trọng
Biên giới của vương quốc Rohan giáp với bao gồm như sau: Con Sông Isen, nằm về phía Tây,có bờ giáp với Isengard của Saruman ); Sông Adorn ( cũng nằm ở phía Tây,từng có bờ giáp với khu vực sống của người Dunlend ); Dãy Núi Trắng ở phía Nam; Dòng Mering ở phía Đông Nam,là biên giới giữa Rohan và Gondor ); Khu Vòm Miệng Entwash ( ở phía Đông ); và Sông Limlight ( một nhánh của Sông Cả Anduin,là vùng biên giới phía Bắc ). Trong những vùng đất quan trọng của Rohan thì phải nhắc đến kinh đô Edoras là một vùng đồi nằm trên những đoạn dốc của Dãy Núi Trắng.Một thành bang lớn khác được nhắc tới là Aldburg,thành bang trung tâm của những người Rohan ở phía Đông và là thành phố nguồn gốc của gia tộc Eorl.
Một doanh trại khá nổi tiếng của Rohan là Dunharrow,có vị trí nằm sâu trong Dãy Núi Trắng.Một trong số những nơi ấn tượng nhất của Rohan là Hornburg,một pháo đài lớn nằm trong một chuỗi những hệ thống phòng thủ tại Helm's Deep.
* Những nhân vật người Rohan
+ Eorl Trẻ tuổi – vị vua đầu tiên của vương quốc Rohan.
+ Brego – đức vua Rohan đời thứ 2.
+ Helm Tay Búa – vị vua đời thứ 9 của Rohan.
+ Frelaf Hildeson – vị vua có công trục xuất được người Dunlend ra khỏi Rohan.
+ Brytta Leofa – đức vua Rohan,con trai của vua Frelaf,người có công phục hồi vương quốc Rohan sau cuộc xâm lược của người Dunlend.
+ Thengel – đức vua Rohan, cha của Theoden.
+ Theoden – đức vua lãnh đạo người Rohan trong thời kỳ Nhẫn Chiến.
+ Theodred – hoàng tử,con trai của đức vua Theoden.
+ Eomer – cháu của vua Theoden,về sau là người kế vị ngai vàng của Ngài.
+ Eowyn – em gái của Eomer,cháu gái của vua Theoden,người đã tiêu diệt được Vua Phù Thủy xứ Angmar.
+ Grima Lưỡi Giun – cựu cố vấn của vua Theoden,về sau là gián điệp của Saruman.
+ ErkenBrand – thống chế của người Rohirihm phía Tây.
+ Grimbold – một đội trưởng dưới quyền vua Theoden đã tham gia vào trận chiến Pelennor.
+ Gamling Già - một đội trưởng dưới quyền vua Theoden đã tham gia vào trận chiến
Pelennor.
SHIRE
Xứ Shire được biết tới như là quê hương của những Người Hobbits ở Thời đại thứ 3 của thế giới. Shire là một vùng đất nhỏ nằm ở phía Tây Bắc của Trung Địa, thuộc địa phận của Eriador và từng là một phần lãnh thổ của Arnor, Vương quốc phía Bắc. Shire cũng là một nơi hiếm hoi thuộc Eriador có được sự yên bình trong một thời gian dài và mật độ dân số tại đây cũng khá đông.
* Định cư
Thật ra, những người Hobbits ban đầu thì sống ở vùng phía Tây của Dãy Núi Sương Mù.Họ sống ở đó hàng nhiều thập kỷ cho đến khi phải sơ tán đến Dunland bởi những mối đe dọa từ các thứ ma quỷ của Rừng Âm U và cả những rắc rối tới từ Người Easterl. Từ Dunlend, họ chuyển đến xứ Shire và định cư ở đây vào khoảng năm 1601 của thời đại thứ 3 ( tức là năm thứ nhất theo lịch của người Hobbit ).
Shire ban đầu là một phần lãnh thổ của Arnor và vẫn được biết tới như là bãi săn của các Đức vua Arnor. Về sau, đức Vua Argeleb II tại Norbury đã cho phép những người Hobbit được quyền tới đây để khai hoang và định cư lâu dài. Bởi thế mà những người Hobbit ở Shire vẫn giữ truyền thống kính vọng các đức vua của Arnor. Trong trận chiến lớn giữa vương quốc Arnor và vương quốc Angmar, xứ Shire đã cử một nhóm quân của họ đến để trợ giúp cho nhà vua. Sau sự sụp đổ của Arnor, Shire vẫn tồn tại như là một vùng đất nhỏ bé và độc lập. Nhiều người ở Trung Địa còn không biết tới sự hiện diện của nó.
* Thời đại thứ 3 và về sau
Sự yên bình của xứ Shire có chút thay đổi sau khi Bilbo Baggin tình cờ có được Chiếc Nhẫn Chủ. Không lâu sau khi Gandalf khám phá ra bí mật của Chiếc nhẫn, Bộ Chín Nazgul của Chúa tể bóng tối Sauron đã xuất hiện tại Hobbiton và sau đó thì nơi đây đã bị đánh chiếm bởi người của Saruman. Xứ Shire được giải phóng bởi sự giúp sức từ Frodo, Sam, Merry và Pippin, những người hùng Hobbit trở về sau khi kết thúc nhiệm vụ tiêu hủy Nhẫn Chủ. Về sau, Vua Aragorn II Elessar đã công nhận xứ Shire như là một phần của Đại vương quốc Gondor, nơi đây được trở nên an toàn dưới sự bảo hộ của Đại vương quốc.
* Thể chế chính quyền và quân đội
Toàn bộ xứ Shire được chính thức chia ra làm 4 Tổng là Đông, Tây, Nam, Bắc, nhưng về sau thì còn có thêm cả vùng Buckland và cả vùng đầm lầy phía Tây. Trong mỗi Tổng thì lại chia thành vài khu đất dòng họ, trong số đó vẫn còn mang tên của một vài gia tộc lớn mà tiêu biểu là gia tộc Took.
Ở Shire hầu như không có một dạng chính quyền nào.Các gia tộc hầu hết tự quản chuyện riêng của họ. Thời mà vương quốc Arnor vẫn còn tồn tại thì người Shire đều nghe theo lệnh và tuân theo những bộ luật mà các đức vua đề ra. Sau khi Arnor sụp đổ, họ vẫn giữ sự tôn kính đối với nhà vua nhưng đã sớm trở thành 1 vùng đất cách biệt và độc lập. Trong thời kỳ đầu thì ở Shire có một chức danh cao nhất có tên gọi là Thain. Các Thain được biết tới như là những thủ lĩnh của người Shire nhưng chỉ có vai trò lớn trong thời kỳ chiến tranh. Sau một thời gian dài sống trong yên bình, người Hobbit dần dần không còn coi trọng vai trò của các Thain nữa nhưng những gia tộc từng nắm giữ chức danh này vẫn có được sự tôn trọng hơn trong cộng đồng người Shire.
Ở thời đại về sau, quan chức thực sự ở Shire là Thị trưởng, chức danh này cứ 7 năm được bầu một lần ở Hội Chợ Tự Do trên khu Đồi Trắng vào ngày Hạ Chí. Chức vụ Thị trường này có nhiệm vụ gần như duy nhất là chủ trì các buổi đại tiệc được tổ chức vào các ngày lễ đặc biệt. Ngoài nhiệm vụ chính như vậy thì Thị trưởng còn là người quản lý cả công việc thư tín lẫn công việc cảnh giới cho vùng đất.
Ở Shire không có quân đội. Họ chỉ có một lực lượng bảo vệ na ná như các đội dân quân ở nông thôn. Đội dân quân này vốn không có vũ khí gì khác ngoài gậy gộc và súng cao su. Đối tượng quan tâm của họ thường là thú hoang đi lạc chứ không phải là Người.
* Kinh tế và văn hóa
Shire là một vùng đất nhỏ nhưng màu mỡ và trù phú. Đây là một vùng đất rất thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn thả. Rất nhiều những đặc sản nông nghiệp chất lượng có thể được tìm thấy tại đây. Sau một thời gian dài yên bình và cách biệt với thế giới bên ngoài, xứ Shire ngày càng trở nên tươi đẹp và an bình. Cuộc sống của người dân vô cùng đơn giản xoay quanh các việc chính như tiệc tùng, lễ hội, trồng trọt và tán ngẫu. Ở Shire, các lễ hội diễn ra liên tục trong một năm và các đồ ăn thức uống để dùng trong các bữa tiệc thì luôn luôn có thừa ở vùng đất này. Người Hobbit luôn thích vui chơi và ăn uống hơn là đọc sách hay đánh đấm.
CÁC VƯƠNG QUỐC KHÁC
GUNDABAD
Núi Gundabad, một ngọn núi nằm ở tận cùng phía Bắc của Dãy núi Sương Mù, vốn trước đây là một nơi thiêng liêng đối với người Dwarves ở Khazad-dum nhưng về sau đã bị lũ Orcs chiếm mất và trở thành trung tâm sào huyệt của quân Orc ở phương Bắc.
Theo ghi chép của những người Dwarves thì núi Gundabad chính là nơi mà Durin bất tử, một trong 7 vị thủy tổ của người Dwarves thức tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ngài thức tỉnh không lâu ngay sau khi những người Elves thức tỉnh. Về sau, Durin đã lập ra một vương quốc ở dưới gầm Dãy Núi Sương Mù có tên là Khazad-dum ( Moria ), những con cháu cư dân sống tại Khazad-dum đều coi Gundabad như là một nơi chốn linh thiêng bởi đây chính là nơi mà vị thủy tổ cũng như vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc được thức tỉnh.
Trớ trêu thay khi mà chính nơi chốn linh thiêng này của người Dwarves lại bị lũ Orc chiếm mất vào khoảng giữa của Thời đại thứ 2. Sau khi Sauron hủy diệt vương quốc láng giềng của Khazad-dum là Eregion thì thế lực của Chúa tể bóng tối ngày càng trở nên nguy hiểm đối với vương quốc của người Dwarves, họ buộc phải đóng tất cả các cánh cổng liên hệ vương quốc với thế giới bên ngoài để ngăn chặn những thế lực của Sauron. Những người Dwarves tại Khazad-dum đã buộc phải tự cô lập họ với thế giới bên ngoài và đành để mặc cho núi Gundabad bị chiếm cứ bởi lũ Orcs. Điều này tạo nên một mối căm thù không hề nhỏ của người Dwarves dòng dõi Durin dành cho loài Orcs.
Sau Cuộc chiến tranh giữa Dwarves và Orcs, quân Orcs đã gần như bị quét sạch ra khỏi Gundabad nhưng về sau, chúng lại quay trở lại và biến nơi đây thành một vương quốc trung tâm của những người Orcs tại phương Bắc. Trong những sự kiện xảy ra trong tiểu thuyết Anh chàng Hobbit, nhóm đồng hành của Thorin đã bị bắt khi đi qua sào huyệt Gundabad của lũ Orcs, cũng chính đạo quân Orcs của phương Bắc đã tập hợp và tấn công vào Erebor trong Trận chiến của 5 đạo quân.
Trong Anh chàng Hobbit cũng có nhắc đến một tên Goblin khổng lồ, là vua của những tên
Tiên tại Gundabad. Nguồn gốc của gã Vua Tiên này không được nhắc tới một cách chi tiết
nhưng cũng cho thấy rằng quân Orcs ở Gundabad cũng có tính tổ chức rõ ràng. Ngoài gã
Vua Tiên thì trong anh chàng Hobbit còn nhắc đến Bolg, con trai của Azog, tên này là thủ
lĩnh tối cao chỉ huy đạo quân Orcs của phương Bắc trong Trận chiến của 5 đạo quân.
Trước đó thì Azog nổi tiếng như là một trong những kẻ đứng đầu của lũ Orcs phương Bắc
nhưng hắn thường được coi là vua của người Orcs tại Moria hơn là vua của Gundabad.
VALINOR
Thiên quốc Valinor, là nơi cư ngụ của những đấng Valar tối cao tại Aman sau khi họ bị buộc phải chuyển dời từ nơi ở cũ là Almaren.Thành phố quan trọng nhất của Valinor là Valmar, nơi mà những người Elves Vanyar và các đấng Valar cư ngụ.Còn có 2 thành phố khác là Alqualonde và Tirion, những vùng đất cư trú thiêng liêng của 2 dòng người Elves khác là Teleri và Noldor. Valinor còn có một hòn đảo nằm tách biệt ở gần phía bờ Đông là Tol Eressea.
Valinor còn được gọi là Vùng đất bất tử bởi những người sống ở Trung Địa.Vùng đất bất tử chỉ cho phép những linh hồn bất tử được cư ngụ tại đây, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp của Bilbo Baggin, Frodo Baggin và cả Gimli, người bạn thân thiết của Legolas. Hay nói chính xác hơn thì bất cứ ai tới được đây đều sẽ bất tử.
Valinor là vương quốc của các Valar. Chính vì thế mà mỗi một Valar đều có cho mình một vùng đất riêng tại đây, ở mỗi vùng đất, họ có thể làm chủ và cải tạo các vùng đất đó theo ý của riêng mình.
Yavanna, vị tiên của thiên nhiên,sức sống và mùa màng, cư ngụ tại Vùng đồng cỏ của Yavanna, một vùng đất nằm ở phía Bắc Valinor.
Orome, vị tiên săn bắn, sống tại Vùng rừng của Orome, nằm ở phía Đông Bắc của vùng Đồng cỏ Yavanna. Vùng rừng này là ngôi nhà của rất nhiều những sinh vật mà Orome có thể săn bắn được.
Nienna,nữ thần Cô độc sống cách biệt tại vùng phía Tây xa xôi của Valinor trong Ngôi nhà của Nienna,tại đó, hàng ngày,nữ thần vẫn ngóng nhìn ra biển và than khóc.
Nằm cách ngay phía Nam nơi ở của Nienna và phía Bắc của Vùng đồng cỏ Yavanna là Ngôi nhà của Mandos. Mandos, là anh trai của Nienna và cũng là vị tiên của cõi âm.Tất cả những người sinh sống tại Trung địa sau khi chết thì linh hồn của họ đều sẽ đến với Ngôi nhà của Mandos, kể cả những người bất tử hay những người không bất tử ( những người bất tử vẫn có thể bị giết, họ chỉ không bị chết bởi bệnh tật hay tuổi già ). Cùng sống tại Ngôi nhà của Mandos còn có Vaire,nữ thần số phận và cũng là vợ của Mandos.
Xa xa về phía Đông Ngôi nhà của Mandos có một hòn đảo nhỏ nằm ở chính giữa hồ lớn Lorelin, đây là nơi cư ngụ của nữ thần phục sinh Este. Nơi đây về phía Bắc nằm sát với những khu vườn Lorien,một chốn cư ngụ tuyệt đẹp được tạo ra bởi Valar Irmo ( có tên khác là Lorien ), nơi này còn được gọi là chốn thần tiên của các Valar. Este và Irmo là 2 vợ chồng, họ sống gắn bó với nhau tại vùng đất này.
Ở phía Bắc vùng đất tuyệt đẹp của Este và Irmo là Những tòa lâu đài của Aule, vị tiên thợ rèn và là chồng của nữ thần Yavanna.
Ngay phía Đông Bắc nơi ở của Aule là Những tòa lâu đài của Manwe và Varda, nơi cư ngụ của 2 Valar quyền lực nhất tại Valinor, họ cũng là một cặp vợ chồng. Nằm ở phía Tây nơi này là vị trí của 2 cây thần,Telperion và Laurelin.
Cả một vùng đất Valinor rộng lớn được bao quanh 3 phía bởi những dãy núi khổng lồ được gọi chung là dãy Pelori.Tại điểm tận cùng của phía Đông Bắc, vượt qua cả những dãy núi là vùng đất hoang vu lạnh giá Helcaraxe, đây là vùng đất duy nhất nối liền Valinor với Trung Địa. Chính những người Elves Noldor đã từng vượt qua vùng đất này để đến với Trung Địa.
Một thời gian trước sự sụp đổ của đế chế Numenor, một chuỗi dài những hòn đảo nhỏ được gọi chung là những Hòn Đảo Mê Hoặc đã từng xuất hiện tại bờ Đông của Valinor. Chúng được dựng lên để ngăn không cho những người trần hoặc những kẻ không phận sự được tiến vào thiên quốc Valinor.
Sau sự hủy diệt của Numenor,Vùng đất bất tử được dịch chuyển cách xa khỏi Trung Địa để Loài Người không thể nhìn thấy được nơi này. Chỉ có duy nhất những người Elves hay những người được cho phép mới có thể đến được đó. Earendil,1 anh hùng lai giữa Elves và Người, cũng đã từng một mình đến được Valinor nhưng đó là nhờ vào hiệu lực của báu
vật Silmaril và cũng bởi dòng máu lai của ông ta.
NHỮNG BÁU VẬT - PHẦN 1: NGỌC QUÝ MIẾNG TIÊN THẠCH CỦA ARWEN
Elessar hay Tiên thạch là một viên đá quí màu Lục ( xanh da trời ) được đặt ở trong một khung trâm bạc với những họa tiết tinh xảo ở mặt ngoài.Bên trong Tiên thạch có cất ánh sáng của Mặt Trời và những ai nhìn vào nó đều thấy lại được những ký ức xa xưa lúc còn trẻ của họ một lần nữa.
Có rất nhiều những câu chuyện kể về nguồn gốc của Tiên Thạch nhưng điểm chung giữa chúng thường là như sau. Tiên thạch được chế tác bởi thợ rèn của Tiên Quốc Gondolin là Enerdhil.Ông ta tặng nó cho Idril,về sau Idril lại truyền lại cho con trai của mình là Earendil,người đã cùng với nó đi đến Vùng Đất Bất Tử.Đến đây,có 2 câu chuyện phổ biến nhất được kể về số phận tiếp sau đó của Tiên Thạch.
Câu chuyện thứ nhất là sau Cuộc Chiến Thịnh Nộ,Gandalf đã mang Tiên Thạch quay trở về Trung Địa như là một dấu hiệu cho thấy rằng các đấng Valar sẽ không bỏ mặc những dân tộc tại đây.Ông ta đưa Tiên thạch cho Galadriel nhưng tiên đoán trước rằng về lâu dài, nó sẽ không thuộc về bà nữa mà sẽ thuộc về một người có cùng tên với nó là Elessar.Về sau, chính Vua Aragorn II Elessar mới là chủ nhân đích thực của Tiên Thạch đúng như lời tiên đoán của Gandalf.
Câu chuyện thứ hai kể rằng ở thời đại thứ 2,Galadriel muốn dùng Tiên Thạch để chữa lành những vết thương mà kẻ thù đã gây ra cho Trung Địa nhưng Tiên thạch cũng như người tạo ra nó là Enerdhil lúc đó lại đều đã ở Vùng Đất Bất Tử nên bà không biết làm cách nào để có được nó. Về sau,Celebrimbor,vua của Tiên quốc Eregion,vì tình yêu với Galadriel, đã tự mình làm lại một viên Tiên Thạch khác và tặng nó cho bà. Viên Tiên Thạch mới không khác gì viên cũ bởi Celebrimbor đã học được những nghệ thuật chế tác của Tiên Quốc Gondolin và bản thân ông cũng là một người bạn của Enerdhil. Galadriel sau đó truyền Tiên Thạch lại cho con gái của bà là Celebrian,người mà tiếp sau đó lại tặng nó lại cho con gái của mình là Arwen.Arwen có tình cảm với Aragorn nên đã nhờ bà ngoại của mình là Galadriel thay mặt nàng chuyển nó đến cho anh. Khi Hội Bảo Vệ Nhẫn có hành trình đi qua Lothlorien,Galadriel đã thay mặt Arwen để tặng miếng Tiên Thạch cho Aragorn.
Trong phim của Peter Jackson,Tiên Thạch được thay thế bởi EvenStar – một chiếc dây chuyền quí được làm từ đá trắng và chính Arwen đã đưa nó cho Aragorn lúc 2 người còn ở Rivendell.
SILMALRILS
Những báu vật Silmaril hay còn được gọi là Những Viên ngọc của Feanor, là những báu vật được chính hoàng tử Feanor của người Noldor tạo ra từ những tinh hoa của 2 Cây thần Valinor là Laurelin và Telperion vào Thời đại thứ nhất. Chúng gần như là những vật báu có giá trị nhất và được thèm khát nhất trong thế giới Legendarium.Giống như Chiếc Nhẫn Chủ của Sauron trong tác phẩm Chúa tể của những Chiếc Nhẫn thì những Silmaril cũng là những báu vật chủ đạo trong tác phẩm Huyền sử Silmaril. Chiếc Nhẫn Chủ và những Silmarils có một điểm chung đó là chúng đều là nỗi thèm khát của rất nhiều người và thường gây ra những bi kịch cho chủ nhân của chúng.
* Nguồn gốc và sự lưu lạc của những Silmaril
Ở thời đại thứ nhất của thế giới, Feanor, một hoàng tử người Elves của vương quốc Noldor tại Valinor đã trở nên vô cùng nổi tiếng với tài năng chế tác báu vật của mình; thậm chí có người còn so sánh tài năng của ông với Valar Aule, vị tiên thợ rèn đã từng góp phần tạo ra thế giới. Chính Feanor là người đã tạo ra các báu vật Silmaril ở Kỷ nguyên cây thần. Những báu vật Silmaril bao gồm 3 viên kim cương lớn và trong quá trình tạo ra chúng, Feanor đã đưa vào đó những tinh hoa của 2 cây thần Valinor nên bản thân những Silmaril có chứa trong chúng cả ánh sáng Bạc của Telperion và ánh sáng Vàng của Laurelin.Trước vẻ đẹp sâu thẳm và đầy mê hoặc của những báu vật Silmaril, Nữ hoàng Valar Varda đã cầu chúc cho chúng luôn luôn được tinh khiết và không bị bất cứ bàn tay xấu xa hay ma quỷ nào đụng đến.
Trước khi Chúa tể bóng tối Melkor quay trở về Valinor và bắt đầu gây ra những rắc rối cho vương quốc Noldor thì Feanor luôn thường xuyên đeo những Silmaril trên trán ở mỗi bữa tiệc mà ông tham gia để cho mọi người đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng. Khi Feanor bắt đầu có sự nghi kỵ đối với những người anh em của mình thì ông ta không còn đeo chúng trên người mỗi khi ra ngoài nữa.
Trước thời điểm những Silmaril bị đánh cắp, Melkor cùng với Nhện chúa Ungoliant đã cùng nhau phá hủy 2 cây thần Valinor. Các ánh sáng còn lại của 2 Cây thần đã tập trung vào hết những báu vật Silmaril khiến chúng càng trở nên rực rỡ hơn. Các Valar đã từng thuyết phục Feanor hãy trao ra những Silmaril để họ có thể từ chúng mà hồi phục lại 2 Cây thần nhưng Feanor đã từ chối. Không lâu sau đó, một biến cố gây chấn động Thiên giới Aman đã xảy ra. Đức vua tối cao của vương quốc Noldor là Finwe, cha của Feanor đã bị giết chết bởi Melkor, toàn bộ châu báu của hoàng gia mà trong đó có những Silmaril cũng đã bị lấy đi hết. Sau khi gây ra tội ác này thì Melkor đã chạy đến vùng đất phía Bắc của Trung Địa, ở tại một pháo đài cổ của ông ta và đặt những Silmaril lên vương miện của mình.
Sau khi biết được sự việc, Feanor đã dồn sự căm thù của ông cho Melkor. Lòng thù hận cùng với áp lực từ phía các Valar đã khiến Feanor đưa ra quyết định rời Thiên giới Aman để tới Trung Địa. Feanor cùng 7 người con của ông ta đã đặt Lời thề không đội trời chung với kẻ thù Melkor và quyết tâm giành lại những báu vật Silmaril về cho gia tộc. Feanor tập hợp và thuyết phục được nhiều người Noldor đi theo ông ta tới Trung Địa để săn diệt Melkor và đòi lại những Simaril. Sau 1 hành trình gian khổ, những người của Feanor đã tới được Trung Địa. Với lòng thù hận của mình, Feanor đã gây ra một tấn bi kịch lớn cho những người Elves và cả những dân tộc khác ở Trung Địa.Tại Beleriand, 5 trận chiến lớn đã nổ ra giữa liên minh Noldor và liên minh Melkor, làm chết rất nhiều người và kết quả cuối cùng thì Đại vương quốc Noldor ở Trung Địa cũng bị diệt vong nhưng không phải chỉ là do Melkor mà còn là do cả chính những báu vật Silmaril; bởi vì chúng mà những người anh em, bạn bè đã quay ra giết hại lẫn nhau.
Một trong 3 báu vật Silmaril mà người Elves giành lại được từ Melkor là bởi Beren ( con trai của Barahir và Emeldir ) và Luthien ( con gái của Thingol và Melian ). Hành trình lấy lại viên Silmaril này là một phần của Bản thiên tình ca đẹp nhất Trung Địa giữa Beren và Luthien. Trong thời kỳ suy yếu và tăm tối của các dân tộc tự do tại Trung Địa, Earendil, một người mang trong mình 2 dòng máu của Con Người và người Elves đã có được viên Silmaril này. Ông khởi hành vượt Biển Lớn đến với thiên quốc Valinor để cầu xin sự giúp đỡ từ những Valar. Ông không quên mang theo viên Silmaril của mình để dâng nó lên cho các Valar như là một minh chứng cho thấy sự hối hận bởi những hành động sai trái trước kia của tổ tiên mình.
Các Valar chấp nhận lời thỉnh cầu của Earendil, họ biến viên Silmaril thành một ngôi sao và ngay lập tức gửi lực lượng của Valinor tới giải cứu Trung Địa khỏi sự hủy diệt của Melkor. Với sự giúp sức từ lực lượng của Valinor, liên minh Trung Địa đã đánh bại đội quân khủng khiếp của Melkor trong Cuộc chiến Thịnh Nộ. Melkor bị tống giam và 2 viên Silmaril còn lại đã được lấy lại từ tay hắn.Tuy nhiên,không lâu sau đó, chúng đã bị đánh cắp bởi Maedhros và Maglor, 2 người con trai của Feanor.
Do lời phù phép của nữ hoàng Valar Varda trước kia nên khi cầm 2 viên Silmaril lên tay thì ngay lập tức bàn tay của Maedhros và Maglor liền bị những viên ngọc thiêu đốt cũng như trước đấy chúng từng đã thiêu đốt bàn tay của Melkor.Trong cơn đau đớn, Maedhros đã tự ném mình xuống vực sâu còn Maglor cũng tự ném mình xuống biển cả, 2 viên Silmaril cũng cùng đi theo họ và mất tích từ đó. Vậy là có tất cả là 3 viên Silmaril, một viên ngự trên bầu trời, một viên nằm trong đất sâu và một viên chìm dưới biển cả.
* Lời tiên tri
Một lời tiên tri đã nói về việc 1 ngày nào đấy, Chúa tể bóng tối Melkor sẽ thoát ra được từ những hầm ngục của hắn nhưng hắn sẽ lại bị đánh bại tại Dagor Dagorath ( Trận chiến Cuối Cùng ). Sau trận chiến, thế giới sẽ thay đổi và những báu vật Silmaril sẽ được phục hồi bởi các đấng Valar; nữ thần Yavanna sẽ đập vỡ chúng và từ những ánh sáng thần được giải phóng, nữ thần sẽ hồi sinh 2 Cây thần Valinor. Ánh sáng từ 2 Cây thần sẽ rọi sáng
toàn thế giới trong một thời đại mới yên bình vĩnh cửu.
VIÊN NGỌC ARKENSTONE
" Nó là một quả cầu với ngàn mặt cắt; nó tỏa sáng như bạc trong ánh lửa,lấp lánh như nước dưới ánh mặt trời, trắng sáng như tuyết dưới ánh sao và lung linh như mưa trong ánh trăng!"
_ lời miêu tả của Thorin.
Arkenstone, hay còn được gọi là "trái tim của ngọn núi", là viên ngọc bảo vật được tìm kiếm bởi Thorin trong suốt hành trình đoạt lại kho báu của Erebor từ tay Rồng lửa Smaug.Nó được phát hiện trong lòng của Ngọn núi Cô Đơn bởi tổ tiên của Thorin và sau đó đã được chế tác lại một cách tinh xảo. Arkenstone trở thành vật thừa kế gia truyền của dòng dõi Durin nhưng về sau đã bị thất lạc trong lúc Smaug đánh cướp toàn bộ ngọn núi và kho báu từ người Dwarves ở Erebor.
* Ngoại hình
Arkenstone phát ra ánh sáng lấp lánh từ bên trong nó, ánh sáng của nó tỏa ra rực rỡ trong bóng tối,chính điều này đã thu hút những người Dwarve, về sau khi mà họ chế tác lại viên ngọc với một ngàn mặt cắt,vẻ tráng lệ của nó lại càng trở nên tuyệt vời hơn với ánh sáng tỏa ra từ ngàn phía tạo nên cả hiệu ứng cầu vồng khi nhìn vào.Chính vẻ đẹp của Arkenstone đã tạo nên một nghi vấn rằng liệu nó có phải là một trong 3 báu vật Silmarils huyền thoại đã bị thất lạc hay không? Có thể đó là lí do mà các vua người Elves rất chú ý đến nó.
* Giá trị của ArkenStone
Trong cuốn sách anh chàng Hobbit, Arkenstone được Thorin nhắc đến như là một viên ngọc,một bảo vật có giá trị nhất trong số toàn bộ kho báu tại Erebor.Rõ ràng hơn là Thorin còn nói rằng anh ta sẽ sẵn sàng đánh đổi 1 phần 14 toàn bộ kho báu của Erebor để đổi lấy viên ngọc.
Trong bộ phim Hobbit: Hành trình vô định gần đây của Peter Jackson có giới thiệu Arkenstone như là bảo vật quí giá nhất của Thror,vị vua dưới gầm quả núi, hậu duệ của Durin, là cha của Thrain và là ông của Thorin.Xuất xứ này là hoàn toàn tương khớp với trong sách của Tolkien.
Trong phim,khi Smaug tấn công Erebor,việc đầu tiên của Thror đó là ngay lập tức giữ lấy viên ngọc Arkenstone đang được đặt trên ngai vàng của ông ta; Nhưng thật không may là ông ta đã làm nó bị rơi lẫn vào trong đống vàng khi mà Smaug vượt qua được tuyến phòng vệ bên ngoài và làm rung chuyển cả cung điện. Vì sự an toàn của đức vua mà Thorin đã ngăn cản Thror xông vào đống vàng để tìm viên ngọc, thay vào đó,anh ta kéo nhà vua ra khỏi cung điện nhằm chạy thoát khỏi sự hủy diệt của Smaug.
Nhiều năm sau, trong chuyến đi tới Erebor cùng nhóm người của Thorin,Bilbo đã tình cờ tìm thấy viên ngọc Arkenstone trong chỗ nằm ngủ của Smaug, anh ta đã nhét viên ngọc vào túi vì biết được giá trị của nó.Trong khi những Dwarves cùng với Thorin sắp xếp đống kho báu tại Erebor thì Thorin chỉ duy nhất lưu tâm tìm kiếm ArkenStone mà không biết rằng chính Bilbo đang giữ nó.Khi những người Dwarves từ chối chia sẻ kho báu của mình cho Vua Thranduil và Bard,người đã giết được Smaug nhưng thị trấn của anh cũng đã bị tàn phá nặng nề,Bilbo đã lẻn ra ngoài tòa lâu đài của người Dwarves để đưa viên ngọc cho họ.Nhóm người Thranduil,Bard và Gandalf đã dùng ArkenStone để làm điều kiện trao đổi lấy 1 phần 14 kho báu của Thorin,bao gồm vàng và bạc,không tính ngọc và vũ khí.
Vào lúc đó, một đạo quân liên minh Orcs và Sói ma đã đột nhiên xuất hiện từ Dãy núi Xám, làm gián đoạn cuộc đàm phán và dẫn đến Trận chiến của 5 đạo quân.Sau trận chiến thì Thorin đã hi sinh,viên ngọc ArkenStone như đã được giao ước trước đó,sẽ được đặt lên ngực của Thorin bên trong hầm mộ của ngài ở sâu trong lòng Ngọn núi Cô Đơn.Viên ngọc gia bảo của dòng dõi Durin vĩnh viễn được đặt ở đó và không có thêm một ghi chép nào về nó.
NHẪN PHÉP
CHIẾC NHẪN CỦA BARAHIR
" There King Finrod Felagund, hastening from the south, was cut off from his people and surrounded with small company in the Fen of Serech; and he would have been slain or taken, but Barahir came up with the bravest of his men and rescued him, and made a wall of spears about him; and they cut their way out of the battle with great loss. Thus Felagund escaped, and returned to his deep fortress of Nargothrond; but he swore an oath of abiding friendship and aid en every need to Barahir and all his kin, and in token of his vow he gave to Barahir his ring."
- Trích The Silmarillion, Of the Ruin of Beleriand and the Fall of Fingolfin.
Chiếc Nhẫn của Barahir, nguyên là Chiếc Nhẫn của Felagund, vốn là một bảo vật Elf được Finrod Felagund tặng cho Barahir để cảm ơn cứu mạng trong trận Dagor Bragollach. Từ đó về sau, chiếc Nhẫn được người Edain lưu giữ như một vật gia truyền trong những Kỉ tiếp theo.
* Hình dạng
Chiếc Nhẫn được mô tả giống như hai con rắn có mắt bằng ngọc lục bảo quấn vào nhau, dưới vòng vương miện bằng hoa vàng mà một con rắn nâng lên và một con rắn ngoạm lấy. Đó là biểu tượng của Gia tộc Finarfin. Đôi khi, viên ngọc như cháy lên ngọn lửa xanh biếc. * Lịch sử
Chiếc Nhẫn được người Noldor rèn ở Valinor và thuộc quyền sở hữu của vị Chúa Elf Finrod Felagund. Ông mang nó đến Trung Địa khi tộc Noldor rời khỏi Valinor, cùng với những báu vật khác mà ông đem đi khỏi Tirion. Ông đeo chiếc Nhẫn này khi trị vì ở vương quốc Nargothrond.
Trong Trận chiến ngọn lửa bất ngờ (Dagor Bragollach), một Con Người có tên Barahir, thuộc Dòng dõi Bëor, đã cứu mạng Finrod, và ông đã tặng Barahir chiếc Nhẫn này như một tín vật cho tình bạn vĩnh cửu giữa Finrod và gia tộc của Barahir. Barahir đeo chiếc Nhẫn này suốt đời, cho đến khi bàn tay đeo nhẫn của ông bị tên Gorgol Đồ tể, cầm đầu một toán Orc, chặt mất trong khi chúng giết ông. Beren, con trai ông, đã trải qua rất nhiều gian nguy để báo thù cho cha và đoạt lại bàn tay này. Beren an táng bàn tay của cha cùng với những di vật còn lại, nhưng giữ chiếc Nhẫn và tiếp tục đeo nó.
Khi Beren lãnh sứ mạng đi tìm viên ngọc Silmaril, chàng tới vương quốc Nargothrond và dùng chiếc Nhẫn như một tín vật để cầu xin sự giúp đỡ của Finrod. Finrod giữ lời hứa năm xưa, giúp đỡ Beren và bỏ mạng trong hầm tối của Tol-in-Gaurhoth (Đảo Người Sói) mà ông đã chính tay xây nên.
Chiếc Nhẫn được truyền trực hệ từ Beren đến Dior, rồi đến con gái Dior là Elwing, đến con trai Elwing là Elros. Elros mang chiếc Nhẫn đến Númenor, và nó trở thành vật gia truyền của các vị Vua Númenor, cho đến khi Vua Tar-Elendil không truyền lại Nhẫn cho người nối ngôi Tar-Meneldur, mà lại truyền cho con gái đầu lòng Silmariën, người không được phép nối ngôi. Nàng lại truyền chiếc Nhẫn cho con trai là Valandil, vị Chúa tể thành Andúnië đầu tiên. Chiếc Nhẫn được truyền tiếp cho các vị Chúa tể hậu duệ thành Andúnië cho đến người cuối cùng trong số những Người Trung Thành (những cư dân Númenór luôn trung thành với ý nguyện của các Valar). Nhờ vậy, nó tránh khỏi sự Sụp đổ của Vương quốc Númenór và theo những Người Trung Thành chạy thoát đến Trung Địa. Trong Kỉ Đệ Tam (KĐT), chiếc Nhẫn tiếp tục được truyền trực hệ từ Elendil, vị Chúa tể thành Andúnië cuối cùng, cho các vị Vua của Arnor, rồi các vị Vua của Arthedain cho đến vương quốc này tan vỡ. Vị Vua cuối cùng của Arthedain, Arvedui, đưa chiếc Nhẫn cho Người Tuyết vùng Forochel để cảm tạ ơn giúp đỡ. Năm 1975 Kỉ Đệ Tam, các Ranger phương Bắc chuộc lại chiếc Nhẫn từ tộc Người Tuyết, và giữ nó ở Rivendell. Năm 2952 KĐT, Lãnh Chúa Elrond đưa lại chiếc Nhẫn cùng với những mảnh vỡ của thanh gươm báu Narsil cho Aragorn, con trai Arathor, khi ngài biết được tên thật và dòng dõi của Aragorn. Năm 2980 KĐT, Aragorn đưa chiếc Nhẫn này cho Arwen Undómiel ở Lórien làm kỉ vật đính hôn. Không ai rõ số phận của chiếc Nhẫn trong Kỉ Đệ Tứ, nhưng nó có thể được truyền lại cho các vị Vua hậu duệ của Aragorn và Arwen, hoặc đi theo Arwen lúc an
táng ở Cerin Amroth.
CHIẾC NHẪN CỦA SAURON
Chiếc Nhẫn Một, Nhẫn Chủ hay chiếc Nhẫn của Sauron, là chiếc mạnh nhất trong số những chiếc nhẫn phép thuật và là báu vật có quyền lực lớn nhất trên khắp cõi Trung Địa.Chiếc Nhẫn Chủ được tạo ra bởi chúa tể bóng tối Sauron trong những ngọn lửa của núi Doom vào thời đại thứ 2 của thế giới.Ý định của Sauron trong việc tạo ra chiếc nhẫn là muốn tăng cường thêm sức mạnh cho chính mình vào thời điểm mà ông ta cho rằng là đã đến lúc để giành quyền thống trị ở khắp Trung Địa. Sauron muốn có khả năng điều khiển được 19 chiếc nhẫn sức mạnh khác, những chiếc mà được tạo ra bởi Celebrimbor với sự trợ giúp từ chính Sauron.
Để làm được việc này, Sauron đã cho vào chiếc nhẫn một phần linh hồn của mình,từ đấy, chiếc Nhẫn Chủ tự bản thân nó đã trở thành một phần của Sauron,càng về sau thì sức mạnh của chúa tể bóng tối lại càng bị lệ thuộc vào chiếc nhẫn.
* Nhận diện
Chiếc Nhẫn Chủ chỉ đơn thuần là một vòng tròn phẳng phiu bằng vàng nguyên chất, trong số những chiếc nhẫn phép thuật thì chính chiếc Nhẫn Chủ lại có hình dạng bên ngoài đơn giản nhất nhưng nó lại là chiếc khó phá hủy nhất.Những chiếc nhẫn phép còn lại có thể bị thiêu hủy bởi lửa Rồng nhưng riêng chiếc nhẫn Chủ lại chỉ có thể bị phá hủy bằng cách ném nó vào trong lòng ngọn lửa của núi Doom,nơi đã tạo ra nó.
Không giống như những chiếc nhẫn khác thường được đính kèm theo những viên ngọc quý có tác dụng dễ dàng nhận diện ra chúng thì chiếc Nhẫn Chủ lại có 1 đặc điểm nhận diện cực kỳ đặc biệt; đó là khi nóng,nó hiện ra một dòng chữ được khắc lên đó theo ngôn
ngữ Đen của xứ Mordor:
" 'Ash nazg durbatulûk, ash nazg gimbatul,
Ash nazg thrakatulûk, agh burzum-ishi krimpatul "
Dịch là:
" Một Nhẫn Chúa thống trị tất cả, một Nhẫn Chúa tìm ra hết, Một Nhẫn Chúa tập hợp tất cả, trong bóng tối trói buộc hết. "
Dòng chữ này cũng chính là những lời nói tiêu biểu mà mọi người hay dùng để ám chỉ về chiếc Nhẫn Chủ,chiếc nhẫn của chúa tể bóng tối Sauron.Đây cũng chính là những lời mà Sauron đã thốt ra ngay sau khi hoàn thành chiếc nhẫn trong lòng núi Doom.Những lời này bị một người khác nghe thấy,đó là Celebrimbor,ông vua của người Elves xứ Eregion,người đã tạo ra 19 chiếc nhẫn phép thuật dưới sự trợ giúp của Sauron.Bằng khả năng đặc biệt,Celebrimbor đã nghe được những lời nói của Sauron và may mắn nhận ra được ý đồ đen tối của hắn ta. Ông cùng với những người Elves đã quyết định không sử dụng những chiếc nhẫn phép thuật của mình để tránh bị chiếc Nhẫn Chủ của Sauron điều khiển.
* Sức mạnh và ảnh hưởng của chiếc nhẫn
Chiếc nhẫn được tạo ra xuất phát từ mục đích chính là để điều khiển được những chiếc nhẫn phép thuật còn lại nên nó có bao gồm cả khả năng điều khiển sức mạnh và ý chí của những chủ nhân đeo chúng. Ngoài ra, Chiếc nhẫn chủ thậm chí còn có khả năng chi phối ý chí của cả những người mới chỉ nghe hoặc nhìn thấy nó.Tuy nhiên,một sức mạnh khác của chiếc nhẫn lại được chú ý đến nhiều hơn đó là khả năng làm tăng sức mạnh tự nhiên cho chủ nhân của nó. Người nào càng có khả năng điều khiển được chiếc Nhẫn thì lại càng có thể tận dụng được nhiều sức mạnh hơn từ nó.Chính vì vậy mà sức mạnh của chiếc Nhẫn là vô cùng thâm sâu,tuy nhiên,một điều là cho dù bất cứ ai đeo nó thì sức mạnh của người đó cũng sẽ không thể vượt qua được Sauron,chủ nhân đã tạo ra chiếc Nhẫn. Sauron là người duy nhất có thể làm chủ được hoàn toàn chiếc Nhẫn,khi kết hợp với ông ta,chiếc Nhẫn tạo ra một sức mạnh kinh hồn gây khiếp sợ cho các kẻ thù của chúa tể bóng tối.
Một người trần khi đeo chiếc Nhẫn sẽ có khả năng tàng hình,thậm chí cả những người bất tử khi đeo nó cũng có thể có khả năng này.Chiếc nhẫn còn giúp cho những người đeo nó có khả năng chống lại được sự lão hóa tự nhiên.Gandalf từng giải thích rằng chiếc Nhẫn không cho thêm sự sống mới mà nó chỉ đơn thuần là kéo dài sự sống nhưng lại làm cạn kiệt sức sống của người đeo nó.
Chiếc nhẫn không có khả năng bảo vệ cho những ai đeo nó thoát khỏi những cái chết được gây ra bởi sự hủy diệt từ các yếu tố bên ngoài ( bị đá đè, lửa đốt hay do bị giết ... ); Chính Gollum cũng đã chết trong lòng núi Doom trong khi đang vẫn đang cầm chiếc Nhẫn, và thậm chí là cả chính Sauron, người duy nhất làm chủ hoàn toàn được chiếc Nhẫn,cũng đã không thể bảo toàn được thân xác của mình khỏi đợt bão tố hủy diệt hoàn toàn đế chế Numenor.Cũng tương tự thì chiếc Nhẫn cũng không thể bảo vệ những chủ nhân của nó tránh khỏi những vết thương vật lý như trong trường hợp của Frodo hay chính Sauron,Frodo đã bị thương nặng từ vết đâm của Witch-King còn Sauron thì đã bị Isildur chém đứt ngón tay đeo nhẫn.
Một sức mạnh nữa của chiếc Nhẫn đó là khả năng bào mòn linh hồn của con người.Tiêu biểu là trường hợp của bộ Chín,họ từng là 9 vị vua của loài người,mỗi người đều có cho mình một chiếc nhẫn phép thuật nên họ đã bị Nhẫn chủ điều khiển thông qua đó.Chiếc nhẫn đã cám dỗ và làm tăng thêm lòng tham cũng như những tật xấu của họ và dần biến họ thành những Ma Nhẫn bất tử. Tuy nhiên, những người Hobbit lại có vẻ có khả năng chống lại được sức mạnh này của chiếc Nhẫn,nó không biến họ thành Ma Nhẫn,điều này được thể hiện thông qua trường hợp của Gollum.
Những người đeo nhẫn còn có khả năng bước một thế giới linh hồn đặc biệt,chính là thế giới,nơi mà Frodo có thể nhìn thấy được những hình dáng linh hồn của các Ma Nhẫn.Ở thế giới này,những Ma nhẫn có thể nhìn thấy được Frodo ngay cả khi anh ta đang tàng hình.
Ngoài những sức mạnh chính đó ra thì chiếc Nhẫn còn có rất nhiều những khả năng khác được miêu tả rải rác trong các cuốn tiểu thuyết.Ở LothLorien,chiếc nhẫn trong tay của Frodo đã từng chứng tỏ cho thấy rằng nó có thể cho phép chủ nhân của nó có khả năng đọc suy nghĩ và thần giao cách cảm với người khác sau gợi ý từ Galadriel. Khi SamWise Gamgee đến gần tòa tháp đen của Mordor, anh đã nhận ra là chiếc Nhẫn có thể giúp anh nghe và hiểu được ngôn ngữ Đen của loài Orcs.
Một khả năng nữa của chiếc Nhẫn đó là tạo ra những cái bóng tạo ảo giác giả lên những chủ nhân của chúng.Nó có thể biến cái bóng của Samwise trông như của một chiến binh khổng lồ và mạnh mẽ giúp anh có thể dọa đuổi được lũ Orc trong tòa tháp Cirith Ungol.Hay trong trường hợp tại núi Doom, khi Frodo và Sam bị tấn công bởi Gollum thì Frodo đã đeo chiếc Nhẫn vào và khiến cho Gollum có cảm tưởng như người anh đang được che phủ bởi một chiếc áo khoác trắng được che phủ bởi những vòng lửa.Trong đoạn này,chiếc Nhẫn còn tự nói với nó về một sự tiên đoán cho cái chết của Gollum.
Chiếc nhẫn luôn coi Sauron là chủ nhân đích thực của nó,nên vì thế mà nó sẽ xu hướng lôi kéo những chủ nhân tạm thời của nó đến gần với chúa tể bóng tối, hay nói đúng hơn là nó tìm mọi cách để được trở về với Sauron.Càng gần Sauron thì sức mạnh và ý chí của chiếc Nhẫn lại càng tăng lên,nó có thể làm giảm tầm nhìn,sức chịu đựng của những chủ nhân tạm thời,hoặc khiến cho trái tim họ đau đớn như bị dao khứa.
Bất chấp những sức mạnh như vậy thì quyền lực của chiếc Nhẫn cũng không phải là tuyệt đối vượt trội.Minh chứng rõ ràng là Sauron với 3 lần sở hữu nó trong tay đã thất bại trong 3 cuộc chiến lớn,2 lần là với đế chế Numenor và 1 lần là với Liên minh cuối cùng giữa Người và Elves. Gandalf từng nói rằng vào cuối thời đại sẽ không có một anh hùng nào hay một thế lực nào có thể chống lại được Sauron nếu như ông ta có lại được chiếc Nhẫn,nhưng cuối cùng vào thời đại này, chiếc Nhẫn đã hoàn toàn bị tiêu hủy, điều này có nghĩa là bản thân Sauron cũng đã bị mất đi một phần linh hồn của mình.Kế hoạch thống trị Trung Địa của ông ta đã chính thức tiêu tan.
* Hành trình của chiếc Nhẫn
Tính từ thời điểm bắt đầu được tạo ra cho đến thời điểm bị hủy diệt,chiếc Nhẫn Chủ đã trải qua thời gian tồn tại gần 5000 năm và nằm trong tay của nhiều chủ nhân khác nhau.Với chiếc Nhẫn,Sauron luôn là chủ nhân đích thực của nó,tuy nhiên nó cũng không giúp cho chủ nhân của mình tránh khỏi những thất bại nặng nề trong những cuộc chiến với loài Người hay loài Elves.Năm 1700 của thời đại thứ 2, liên minh Numenor – Elves được dẫn dắt bởi vua Tar-Minastir và Đại đế loài Elves Gil-galad, đã đánh bại quân đội của Sauron và ép ông ta phải quay trở về Mordor.
Tới năm 3261 của thời đại thứ 2, vị vua cuối cùng và cũng là vị vua mạnh mẽ nhất trong lịch sử đế chế Numenor,Ar-Pharazôn đã dẫn theo một đạo quân khổng lồ và thiện chiến cập bờ Umbar để chiến đấu với Sauron.Đạo quân ở thời kỳ đỉnh cao của đế chế Numenor với số lượng và sức mạnh áp đảo đã giành chiến thắng trước chúa tể của Trung Địa. Sauron đã chủ động đầu hàng đức vua Ar-Pharazôn và được áp tải về Numenor.Tại đây,hắn chiếm được lòng tin của khá nhiều người, chiếc Nhẫn cũng vì thế mà ở lại đây với hắn nhưng không một ai nhận thức được sự nguy hiểm của nó.Chính Sauron đã kích động,chia rẽ khiến cho những người Numenor quay lưng lại với những Valar và có chiều hướng ngả về với chúa tể bóng tối Melkor.Hành động này khiến cho những Valar hết sức tức giận,họ nhấn chìm đế chế Numenor hùng mạnh xuống biển sâu,cùng thời điểm, bất chấp việc có được chiếc Nhẫn,thân xác của Sauron cũng vẫn bị tiêu diệt cùng với sự sụp đổ của Numenor.
Mặc dù thân xác đã bị tiêu hủy nhưng linh hồn của Sauron vẫn có khả năng mang chiếc Nhẫn quay trở lại Trung Địa. Tại đây,ông ta tái tạo lại được một thân xác mới và tiến hành kêu gọi,tập hợp lại được một đội quân lớn. Trong trận chiến với liên minh cuối cùng của Người và Elves vào năm 3429 của thời đại thứ 2, Sauron đã đeo chiếc Nhẫn trong cuộc chiến cuối cùng,sức mạnh của nó giúp cho Sauron giết được Đại đế Gil-galas và Đức vua Ealendil,chiến thắng đã nằm trong tầm tay nhưng trong một khoảnh khắc bất ngờ,Isildur đã dùng lưỡi kiếm gãy Narsil để chém rời chiếc nhẫn ra khỏi tay của Sauron. Sức mạnh của Sauron bị phân tán và đành chấp nhận thất bại nặng nề trước liên minh Trung Địa. Chiếc nhẫn sau đó rơi vào tay của Isildur,ông ta bị giết không lâu sau khi sở hữu chiếc nhẫn.Chiếc nhẫn kể từ đó mất tích và thất lạc trong khoảng hơn 2000 năm cho đến khi một người Hobbit có tên Deagol tình cờ phát hiện ra trong lúc đi câu cá.Người bạn và cũng là họ hàng của anh ta là Smeagol đã bị hấp lực của chiếc Nhẫn điều khiển,hắn giết và cướp chiếc Nhẫn từ tay Deagol.Dưới ảnh hưởng của chiếc Nhẫn,Smeagol dần biến thành một sinh vật quái dị được biết tới với cái tên là Gollum.Chiếc nhẫn,mà một phần linh hồn của Sauron ở trong đó, đã khéo léo điều khiển Gollum tới gần được dãy núi Mù Sương gần pháo đài Dol Guldur, nơi mà Sauron đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong hình dáng của một Pháp sư gọi hồn.
Nhưng chiếc nhẫn chưa đến gần được Sauron thì đã bị rơi vào tay của một người Hobbit khác chính là Bilbo Baggins.Bilbo Baggin đã tình cờ nhặt được nó trong hang động của Gollum.Chiếc Nhẫn có đóng góp đáng kể cho Bilbo trong cuộc hành trình trở lại Erebor với nhóm người Dwarves của Thorin.Chiếc nhẫn vẫn song hành cùng với Bilbo cho đến tận lần sinh nhật thứ 111 của ông, tại buổi tiệc,Bilbo đã dùng nó và tàng hình ngay trước mắt của tất cả khách khứa, điều này gây ra sự chú ý của Gandalf. Vị phù thủy đã có sự nghi ngờ,ông đã đến nói chuyện với Bilbo và khuyên ông ta nên từ bỏ chiếc nhẫn.Bilbo thoát khỏi hấp lực của chiếc nhẫn,ông để chiếc nhẫn lại cho người cháu của mình là Frodo Baggins.Sau này Gandalf đã lại xuất hiện trước Frodo,ông ném chiếc nhẫn vào lửa và trong sức nóng,một dòng chữ đã hiện ra; sau khi đọc được dòng chữ,Gandalf đã khẳng định nó đúng là chiếc nhẫn của chúa tể bóng tối Sauron.
Để tránh được sự truy lùng của Sauron,Frodo đã mang chiếc Nhẫn rời khỏi xứ Shire để lên đường tới Rivendel.Trong hành trình của mình,chiếc Nhẫn đã không giúp cho Frodo thoát được cặp mắt của những Ma Nhẫn.Trên đỉnh Weather,Frodo đã đeo chiếc Nhẫn vào tay,các Ma Nhẫn cảm ứng rất mạnh với sự hiện diện của chiếc Nhẫn,chúng dễ dàng phát hiện và nhìn thấy Frodo.Sau khi đến Rivendel, chiếc Nhẫn đã được hội đồng của Elrond bàn bạc rất kỹ về số phận của nó.Cuối cùng,hội đồng đã quyết định là để cho Frodo mang nó đến những ngọn lửa của núi Doom,nơi duy nhất có thể tiêu hủy được nó.
Vậy là chiếc Nhẫn lại tiếp tục đồng hành với Frodo,trên hành trình,chiếc Nhẫn không dễ dàng để có thể điều khiển được Frodo nhưng khi càng đến gần Mordor, sức ảnh hưởng của nó lại càng lớn.Nó làm kiệt quệ sức chịu đựng của Frodo,gieo vào đầu anh ta những suy nghĩ nghi ngờ và sở hữu.Nó cũng khiến cho anh gặp rắc rối khi phải đối phó với âm mưu nhằm đoạt lại chiếc nhẫn của Gollum. Ở thời điểm cuối cùng khi ở ngay trong lòng núi Doom,chính Frodo cũng đã bị hấp lực của chiếc Nhẫn mê hoặc,phải nhờ vào sự tấn công của Gollum mà anh mới hạ đủ quyết tâm phá hủy chiếc Nhẫn.Trong một trận giằng co,Frodo cùng Sam đã xô ngã được Gollum cùng chiếc nhẫn xuống dòng lửa,chiếc nhẫn Chủ và Gollum đã bị dòng lửa tiêu hủy ngay sau đó. Sự tiêu hủy hoàn toàn của Chiếc nhẫn đã dẫn tới sự phát nổ của núi Doom khiến cho cả một vùng Mordor bị nhấn chìm trong lửa và nham thạch.Phần lớn lực lượng và công trình của Mordor bị tiêu hủy ngay lập tức, Sauron cũng biến mất.
Sự hủy diệt của chiếc Nhẫn đánh dấu một thắng lợi gần như tuyệt đối của các dân tộc tự do ở Trung Địa trước chúa tể bóng tối Sauron.Mất chiếc nhẫn,Sauron sẽ gần như không thể phục hồi được sức mạnh của mình và rất khó để lại có thể gây nguy hiểm đối với các dân tộc Trung Địa.
* Số phận của những người đeo nhẫn
Chiếc nhẫn đã từng qua tay của 1 vài chủ nhân.4 người trong số họ có kết cục bi thảm,đấy là những trường hợp như của Sauron ( 4 lần bị tiêu diệt và đánh bại ), Isildur ( bị trúng bẫy chết không lâu sau khi có được chiếc nhẫn ), Deagol ( bị Smeagol giết chết ngay sau khi tìm thấy chiếc nhẫn ) và Gollum ( bị đày đọa và cuối cùng là bị dòng lửa của núi Doom thiêu tan cùng với chiếc nhẫn ).
Frodo Baggin, một chủ nhân khác của nó cũng phải chịu nhiều gian nan,khổ sở,dính nhiều vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần trong suốt hành trình tiêu hủy nó.Tuy nhiên, cái kết của anh cũng như của Bilbo Baggin và Samwise Gamgee lại tốt hơn so với 4 chủ nhân kia.3 người là Frodo,Bilbo và Sam đã đều sống sót,họ còn được các Valar cho phép được đến với thiên quốc Valinor như là những trường hợp cực kỳ hiếm hoi đối với những người trần.Tại Valinor,những vết thương cả về tinh thần lẫn thể xác của họ sẽ được chữa lành,họ sẽ được ra đi trong sự yên bình thần thánh dưới sự che chở của những Valar.
CHIẾC NHẪN NARYA
Trong thần thoại của Tolkien, Tam nhẫn của người Elf là những cổ vật được rèn tại vương quốc Eregion. Chúng là những chiếc nhẫn mạnh nhất sau Nhẫn Chúa trong số 20 chiếc nhẫn sức mạnh.
Tam nhẫn đã được tạo ra bởi Celebrimbor sau khi Sauron, trong vỏ bọc của Annatar, đã rời bỏ Eregion. Những chiếc nhẫn quyền lực này đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sauron, do hắn đã không thể tác động vào việc làm ra chúng; tuy nhiên chúng vẫn được rèn bởi Celebrimbor bằng nghệ thuật mà Sauron dạy cho ông ta và do đó chúng vẫn còn ràng buộc với Nhẫn Chúa. Sau khi nhận ra ý định của Sauron, người Elf giấu Tam Nhẫn khỏi sự kiểm soát của hắn. Chúng được đưa ra khỏi Trung Địa vào cuối kỷ thứ 3, sau khi Nhẫn Chúa bị tiêu hủy.
Chiếc nhẫn đầu tiên là Narya, được trang trí bằng một viên hồng ngọc. Cái tên có nguồn gốc là từ Nar, trong tiếng Quenya có nghĩa là lửa. Nó cũng được gọi là Narya vĩ đại, Nhẫn Lửa và Hồng Nhẫn.
Theo Những câu chuyện dang dở, thời điểm bắt đầu cuộc chiến giữa người Elf và Sauron, Celebrimbor đã đưa Narya cùng với chiếc nhẫn Vilya cho Gil-galad, Đức vua tối cao dòng Noldor ở Trung Địa. Gil-galad giao Narya cho tướng lĩnh của ngài là Cirdan, Chúa tể của vùng cảng Mithlond, người sẽ giữ nó sau cái chết của Gil-galad. Theo Chúa Nhẫn thì Gil- galad chỉ nhận được Vilya, trong khi Cirdan nhận được Narya ngay từ đầu cùng với việc Galadriel nhận Nenya.
Trong kỷ thứ 3, Cirdan, nhận ra bản chất thật của Gandalf như là một trong những Maiar đến từ Valinor, đã đưa cho ông chiếc nhẫn để giúp hỗ trợ hơn trong công việc của mình. Nó được mô tả là có khả năng truyền cảm hứng cho những người khác để chống lại sự độc tài, sự thống trị và tuyệt vọng ( nói cách khác là gợi lên niềm hy vọng ở những người xung quanh ), cũng như đưa ra sự phản kháng chống lại quyền năng lão hóa của thời gian:
" Hãy nhận chiếc nhẫn ... dành cho những công việc và mối quan tâm nặng nhọc, nhưng nó sẽ hỗ trợ ông và bảo vệ ông khỏi mệt mỏi. Bởi vì đây là Nhẫn Lửa, và cùng với nó, biết đâu được, ông sẽ nhen nhóm lại những trái tim hướng tới dũng cảm của tuổi già trong một thế giới đang trở nên lạnh lẽo " _ trích lời của lãnh chúa Cirdan.
Việc tặng Nhẫn Narya của lãnh chúa Cirdan cũng là đầu mối gây hiềm khích giữa Gandalf và Saruman, người đứng đầu nhóm phù thủy Istari và tự cho là chính mình mới xứng đáng được sở hữu chiếc nhẫn. Gandalf cũng bởi lí do này mà thường không đeo nhẫn trên tay, ông chỉ công khai nó khi ở tại Bến Cảng Xám.
CHIẾC NHẪN NENYA
Trong thần thoại của Tolkien, Tam nhẫn của người Elf là những cổ vật được rèn tại vương quốc Eregion. Chúng là những chiếc nhẫn mạnh nhất sau Nhẫn Chúa trong số 20 chiếc nhẫn sức mạnh.
Tam nhẫn đã được tạo ra bởi Celebrimbor sau khi Sauron, trong vỏ bọc của Annatar, đã rời bỏ Eregion. Những chiếc nhẫn quyền lực này đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sauron, do hắn đã không thể tác động vào việc làm ra chúng; tuy nhiên chúng vẫn được rèn bởi Celebrimbor bằng nghệ thuật mà Sauron dạy cho ông ta và do đó chúng vẫn còn ràng buộc với Nhẫn Chúa. Sau khi nhận ra ý định của Sauron, người Elf giấu Tam Nhẫn khỏi sự kiểm soát của hắn. Chúng được đưa ra khỏi Trung Địa vào cuối kỷ thứ 3, sau khi Nhẫn Chúa bị tiêu hủy.
Nenya là chiếc nhẫn thứ 2, được làm bằng Mithril và trang trí bằng một viên Bạch ngọc hoặc có lẽ là một viên kim cương. Cái tên của nó có nguồn gốc là Nen, trong tiếng Quenya có nghĩa là nước. Nó cũng được gọi là Nhẫn kim cương, Nhẫn Nước và Bạch Nhẫn.
Chiếc nhẫn được nắm giữ bởi nữ hoàng Galadriel xứ Lothlorien, và nó rất rạng rỡ giống như các ngôi sao; trong khi Frodo Baggins có thể nhìn thấy nó bằng phẩm chất của một Người mang Nhẫn thì Samwise Gamgee nói với Galadriel rằng là anh ta chỉ đang nhìn thấy một ngôi sao trên các ngón tay của bà.
Sức mạnh của Nenya là duy trì và bảo vệ mọi thứ tại Lothlorien khỏi thế lực tà ma, tuy nhiên, thực tế là lũ Orcs từ Moria đã vẫn thâm nhập được vào Lothlorien sau khi Đoàn hộ Nhẫn tới đây và cũng như là khi Sauron cử lực lượng xâm lược từ Dol Guldur. Sức mạnh của chiếc nhẫn lên khía cạnh quân sự là không rõ ràng nhưng không thể phủ nhận được những quyền năng khác của nó. Người ta nói rằng, nếu được bảo vệ bởi Nenya, Lothlorien sẽ không thất thủ trừ khi Sauron với Nhẫn Chúa trong tay đích thân tấn công. Galadriel đã sử dụng các sức mạnh từ chiếc nhẫn để tạo ra các quyền phép giúp bảo vệ Lothlorien, nhưng nó cũng làm tăng lên trong bà nỗi khao khát về biển và mong muốn trở về Vùng đất Bất tử.
Sau sự hủy diệt của Nhẫn Chúa và sự thất bại của Sauron, sức mạnh của nó đã bị suy giảm cùng với những chiếc nhẫn sức mạnh khác. Galadriel mang Nenya trên một con tàu từ Bến Cảng Xám hướng về phía Tây, cùng với 2 chiếc nhẫn Elf còn lại và cả những chủ nhân của chúng. Cùng với việc chiếc nhẫn đã ra đi, sự kỳ diệu và vẻ đẹp của Lothlorien cũng phai nhạt dần cùng với sự sinh trưởng bất thường của các cây Marloon ( ngoại trừ một cây do Sam trồng ở Hobbiton đã sống trong nhiều thế kỷ ), chúng đã giảm dần về số lượng,
cho đến thời điểm Arwen đến đó để chết vào năm 121 của kỷ thứ 4. Sau thời điểm đó,
Lorien đã bị bỏ hoang và trở nên đổ nát.
CHIẾC NHẪN VILYA
Trong thần thoại của Tolkien, Tam nhẫn của người Elf là những cổ vật được rèn tại vương quốc Eregion. Chúng là những chiếc nhẫn mạnh nhất sau Nhẫn Chúa trong số 20 chiếc nhẫn sức mạnh.
Tam nhẫn đã được tạo ra bởi Celebrimbor sau khi Sauron, trong vỏ bọc của Annatar, đã rời bỏ Eregion. Những chiếc nhẫn quyền lực này đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Sauron, do hắn đã không thể tác động vào việc làm ra chúng; tuy nhiên chúng vẫn được rèn bởi Celebrimbor bằng nghệ thuật mà Sauron dạy cho ông ta và do đó chúng vẫn còn ràng buộc với Nhẫn Chúa. Sau khi nhận ra ý định của Sauron, người Elf giấu Tam Nhẫn khỏi sự kiểm soát của hắn. Chúng được đưa ra khỏi Trung Địa vào cuối kỷ thứ 3, sau khi Nhẫn Chúa bị tiêu hủy.
Chiếc nhẫn thứ 3, Vilya, được làm bằng vàng và trang trí bằng một viên " bảo lục ngọc:. Tên có nguồn gốc là Vilya, trong tiếng Quenya có nghĩa là không khí. Nó cũng được gọi là Nhẫn Gió, Nhẫn Thiên đàng hoặc Bảo lục Nhẫn. Vilya được coi là mạnh nhất trong 3 chiếc nhẫn ( như đã đề cập trong chương kết thúc của Sự trở về cua Đức vua ). Sức mạnh chính xác của Vilya là gì thì không được đề cập, tuy nhiên sẽ là hợp lý khi suy đoán rằng nó sở hữu sức mạnh để chữa lành vết thương và để duy trì sức khỏe ( được đề cập trong Huyền sử Silmaril rằng Celebrimbor đã rèn Tam Nhẫn để chữa lành và để duy trì, chứ không phải là để tăng cường sức mạnh của mỗi người đeo nhẫn như Thất Nhẫn, Cửu Nhẫn và Nhẫn Chúa làm được). Có một số suy đoán rằng những chiếc nhẫn kiểm soát các nguyên tố cơ bản, ví dụ như việc Elrond đã triệu hồi một dòng nước khi Nazgul cố gắng bắt Frodo.
Khi Sauron làm cho Eregion trở nên hoang tàn, Vilya đã được gửi đến Đại đế Gil-galad nằm sâutrong Lindon, nơi nó được đưa cho Elrond, người mang nó vào những năm cuối Kỷ thứ 2 và suốt Kỷ thứ 3. Khi Gil-galad là Đức vua tối cao dòng Noldor tại thời điểm phát tán những chiếc nhẫn thì người ta nghĩ rằng ông là người phù hợp nhất để cầm chiếc nhẫn mạnh nhất trong Tam Nhẫn. Sau khi tiêu diệt Sauron, sức mạnh của Vilya đã mờ
nhạt đi và nó đã được Elrond đem theo khi vượt biển vào cuối Kỷ thứ 3.
NHỮNG CHIẾC NHẪN SỨC MẠNH (ENGLISH)
''Three Rings for the Elven-kings under the sky, Seven for the Dwarf-lords in their halls of stone, Nine for Mortal Men doomed to die,
One for the Dark Lord on his dark throne
In the Land of Mordor where the Shadows lie.
One Ring to rule them all, One Ring to find them,
One Ring to bring them all and in the darkness bind them In the Land of Mordor where the Shadows lie."
- J.R.R. Tolkien's epigraph to The Lord of The Rings.
The Rings of Power were the masterwork of the elven-smiths of Eregion headed by Celebrimbor, who was descended from Fëanor. The impetus for their creation came from Sauron, who could at that time still assume an appearance fair enough to deceive the Elves. A total of nineteen Rings of Power were forged by the Elves, sixteen of which Sauron had a direct hand in creating. The greatest three Rings Celebrimbor crafted alone. Many other lesser rings were made, described in the The Silmarillion and by Gandalf, though they were generally considered as having been mere essays in the craft: practice, as it were, for the smiths. Sauron, however, planned to use the Rings to dominate the remaining Elves of Middle-earth. In accordance with this, he secretly forged the One Ring in the fires of
Orodruin, seeking to bring all the rings and their wearers under his sway.
VŨ KHÍ HERUGRIM
Herugrim là một thanh kiếm cổ, một bảo vật danh dự của hoàng tộc Rohan trong thời đại thứ 3. Nguồn gốc tồn tại của thanh kiếm cũng ít nhất rơi vào khoảng 500 năm bởi Legolas từng nói một câu liên quan đến nó như sau " đã 500 lần những thảm lá đỏ rụng xuống tại Rừng U Ám, quê nhà của tôi kể từ đó.." Trong những năm cuối của thời đại thứ 3, Herugrim là vũ khí thuộc quyền sở hữu của Theoden, đức vua đời thứ 18 của Rohan.
Sau khi Gandalf giải thoát cho vua Theoden khỏi bùa phép của Saruman, ông nói rằng những ngón tay của nhà vua sẽ sớm tìm lại sức mạnh như trước kia nếu chúng được nắm vào chuôi kiếm của ngài. Theoden sờ vào bên hông và không thấy có thanh kiếm Herugrim như trước kia. Theoden nghi ngờ là Grima, kẻ đầu độc ông, đã cố ý cất giấu thanh kiếm nên đã sai Hama đi tìm lại thanh kiếm về cho ông. Một lát sau Hama đã quay trở lại và khẳng định rằng đúng là thanh kiếm đang bị giấu trong chiếc rương của Grima. Ông dâng nó lên cho đức vua, đó là một thanh kiếm dài nằm trong bao vàng đính ngọc xanh.
Trong phim thì phần mai kiếm có hình 2 chiếc đầu ngựa uốn cong và chạm mũi vào nhau.
Một số điểm miêu tả trong truyện cũng có khác so với trong phim. Một điểm đáng chú ý là
vua Theoden thường cầm thanh kiếm bằng tay trái.
LƯỠI KIẾM MORGUL
Lưỡi kiếm Morgul, hay còn gọi là lưỡi dao Morgul, là một con dao găm tà thuật và có độc được sử dụng bởi Ma Nhẫn ở Trung Địa vào kỷ thứ 3. Sau khi nó chạm vào da thịt của nạn nhân, lưỡi dao vỡ ra, để lại các mảnh vỡ bên trong da thịt của nạn nhân. Phần còn lại sớm trở thành tro bụi và mảnh vỡ du chuyển trong cơ thể của nạn nhân để tìm tới trái tim của họ. Nếu các mảnh vỡ nằm bên trong nạn nhân quá lâu thì họ sẽ biến thành các hồn ma * Lịch sử
Một con dao ngắn như thanh gươm Morgul thực sự không phải là vũ khí thiết thực trong một trận chiến, nó giống như một thứ dành riêng cho kẻ thù lớn nhất của Mordor hoặc giống như một sự trừng phạt.
Một nạn nhân của thanh gươm này là Frodo, người bị đâm bởi chính Witch-King. Một mảnh của lưỡi dao vẫn nằm trong vết thương của Frodo, vẫn luôn tìm cách tiến tới trái tim của cậu và cảnh báo về việc biến Frodo thành một hồn ma. Elrond đã có thể loại bỏ các mảnh vỡ và chữa lành vết thương, nhưng cứ mỗi năm vào đúng ngày mà Frodo bị đâm từ thanh gươm Morgul từ lúc đó về sau thì Frodo đã trở nên rất yếu. Chỉ có chuyến đi cuối cùng của Frodo tới Eldamar còn được gọi là Vùng đất Bất tử thì mới có được cách chữa trị lâu dài.
Athelas (hoặc Kingsfoil) được biết đến để làm chậm hiệu ứng từ độc của thanh gươm Morgul, mặc dù cách chữa bệnh chuẩn mực (thường là cách chữa của người Elf) là cần thiết để chữa bệnh hoàn toàn cho nạn nhân. Biện pháp khắc phục này cũng được biết đến để chữa lành các triệu chứng khác có liên quan tới Mordor, như hơi thở đen của Ma Nhẫn. * Điện ảnh
Trong bộ phim The Hobbit: An Unexpected Journey (2012), một hình hài của bóng ma sử dụng một thanh gươm Morgul để tấn công Radagast Phù thùy Nâu tại Dol Guldur, nhưng Radagast đã né được hắn và giành lấy thanh gươm rồi đưa nó cho Gandalf. Gandalf sau đó cố gắng sử dụng thanh gươm Morgul như bằng chứng để Hội đồng trắng nên tấn công Dol Guldur, nhưng Saruman bác bỏ ý kiến của ông. Saruman tin rằng không có bằng chứng cho thấy nó có thể là một thanh gươm Morgul. Galadriel chỉ rõ là thanh gươm đã được chôn cất với Witch-King của xứ Angmar bởi những người phương Bắc sống tại High Fells xứ Rhudaur. Elrond cảnh báo rằng đó là trong một hang động được niêm phong bằng phép thuật Elf cực kỳ mạnh.
Trong bộ phim The Hobbit: The Desolation of Smaug (2013), Kili bị thương bởi một mũi tên Morgul cắm vào đùi. Anh ta suýt mất mạng, nhưng được Tauriel, khi cô cứu chữa với anh bằng Athelas và phương pháp chữa bệnh của Elf. Mặc dù nó là một vũ khí Morgul, nhưng nếu bị thương bởi một mũi tên, nạn nhân sẽ không biến thành một hồn ma, mặc dù vẫn yêu cầu việc chữa bệnh và điều trị tương tự.
* Video games
Trong trò The lord of the rings: The battle for Middle-Earth 2 – Rise of the Witch-King, đội trưởng Carthaen bị Morgomir đâm bằng một thanh gươm Morgul và trở thành Karsh Kẻ thì thầm sau Nghi lễ Bệnh dịch Hắc ám tại Barrow Downs; Carthaen đã trở thành một hồn ma, ông đã du hành qua các vùng đất phương Bắc săn đuổi những kẻ thù của Witch King. Linh hồn bị đày đọa của ông đã được giải thoát sau khi Elrond xứ Rivendell giết ông bằng thanh kiếm Noldorin của mình. Linh hồn của Carthaen đi đến Valar và cơ thể của Karsh đã bị phá hủy sau đó (trong phần chơi chiến dịch).
Trong The Lord of the Rings Online, xạ thủ Amdir bị thương bởi một thanh gươm Morgul trong giai đoạn mở đầu của chuỗi nhiệm vụ Man and Hobbit Epic. Ngay cả sau sự cố gắng của Strider nhằm chữa trị anh ta bằng cây Kingsfoil được tìm kiếm bởi người chơi, Amdir vẫn bỏ đi cùng với Cargul trong cuộc đột kích vào Archet. Sự xuất hiện của anh ta đã thay đổi khi người chơi gặp lại anh trong nơi ẩn náu của Blackwold, có một khuôn mặt giống như của một cái xác biết đi. Amdir chạy trốn khỏi nơi ẩn náu, và đã đụng độ người chơi một lần nữa bên dưới pháo đài Marshwater. Về sau, khi hiện giờ đã hoàn toàn chịu sự kiểm soát của kẻ thù, Amdir, phủ lên mình chiếc áo choàng màu đỏ của Nazgul, chiến đấu
chống lại người chơi một lần cuối cùng trước khi được yên nghỉ.
LƯỠI KIẾM NARSIL
" ..... và thanh kiếm của Elendil khiến cho cả Orc và con người đều cảm thấy sợ hãi, nó tỏa ra một thứ ánh sáng kết hợp giữa ánh dương và ánh nguyệt, và nó có tên là Narsil."
_ Huyền sử Simarillion.
Narsil là thanh kiếm sức mạnh được sử dụng bởi đức vua Elendil của người DúneDain trong suốt cuộc chiến giữa Liên minh cuối cùng giữa Elves và Người với quân đội Mordor của Sauron,vào cuối thời đại thứ 2 của thế giới.
* Xuất xứ
Thanh kiếm Narsil được rèn ở thời đại thứ nhất bởi thợ rèn người Dwarves nổi tiếng nhất của xứ Nogrod là Telchar.Narsil được biết đến với những sức mạnh phép thuật đặc biệt cho phép nó có khả năng chém đứt được da thịt của Chúa tể bóng tối Sauron; sức mạnh của nó mạnh đến mức có thể chém đứt được bất kỳ một loại vật chất nào tại Trung Địa. Thanh kiếm còn là "họ hàng" của chiếc dao găm Angrist, vật mà Beren đã từng dùng để cắt rơi một viên Silmaril ra khỏi vương miện của Melkor. Có nhiều khả năng,Narsil về nguồn gốc là thanh kiếm thuộc sở hữu của Maglor rồi ông đã truyền lại nó cho Elros, người mà về sau trở thành vị vua đầu tiên của Numenor.
Tên gọi của thanh kiếm xuất phát từ ngôn ngữ của người Elves bao gồm sự kết hợp giữa từ "Anar" nghĩa là Mặt Trời và từ "Isil" có nghĩa là Mặt Trăng.
Chủ nhân nổi tiếng nhất của Narsil là đức vua Elendil.Trong trận chiến cuối cùng giữa Liên minh cuối cùng giữa Người và Elves với phe Mordor,Narsil đã bị gãy trong lúc Elendil và Gil-galad chiến đấu tay đôi với Sauron, mặc dù cả 2 đã chiến đấu rất linh hoạt nhưng họ vẫn bị Sauron giết chết trong cuộc đấu này. Vào khoảnh khắc tưởng chừng như đã chấm hết thì Isildur, con trai của Elendil, đã cầm lưỡi kiếm gãy Narsil và tận dụng sự chủ quan của Sauron để chém rời chiếc Nhẫn Chủ ra khỏi tay của hắn. Mất đi sức mạnh, Sauron đã bị đánh bại.
Isildur sau đó đã mang những mảnh gãy của Narsil để quay trở về Gondor nhưng không lâu sau đó,ông ta bị phục kích và bị giết trong Biến cố tại cánh đồng Gladden, các mảnh gãy được thu gom và bảo toàn bởi một cận vệ của Isildur có tên là Ohtar. Ohtar đã mang chúng tới Imladris, nơi mà chúng được truyền lại cho Valandil, con trai của Isildur.
Những mảnh gãy của Narsil đã được truyền lại như là một bảo vật hoàng gia của các đời vua của Arnor, vương quốc phía Bắc của người DúneDane.Người sở hữu cuối cùng của nó là Aragorn,con trai của Arathorn.
Trước thời điểm mà Aragorn hộ tống nhóm người Frodo tới Rivendell, những mảnh gãy của Narsil đã được rèn lại bởi người Elves tại Andúril, rồi về sau, nó được Aragorn sử dụng trong suốt hành trình thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy chiếc Nhẫn Chủ và trong cả cuộc Nhẫn chiến.
" anh ta rút thanh kiếm của mình ra, và họ thấy lưỡi kiếm đã thực sự bị gãy đến gần cán .... " Nó gần như không thể sử dụng được nữa,Sam? " ..... "Nhưng đã sắp đến lúc mà nó được rèn lại". Trích đoạn Aragorn nói chuyện với Sam và nhóm người Frodo tại quán Ngựa lồng trong Hội bảo vệ Nhẫn ( tiểu thuyết ).
* Trong điện ảnh
Trong sách của Tolkien thì thanh Narsil đã bị gãy làm 2 nhưng vẫn là một thứ vũ khí hữu hiệu.
Trong bộ phim năm 1978 của Ralph Bakshi, thanh kiếm mà Aragorn sử dụng tuy bị gãy nhưng vẫn còn một đoạn lưỡi dài ở trên phần cán, và trước khi được rèn lại thì Aragorn vẫn sử dụng nó như là vũ khí chính của anh ta.
Trong bộ 3 Chúa Nhẫn của đạo diễn Peter Jackson thì Narsil lại không phải bị gãy làm đôi và mà là thành nhiều mảnh,và nó cũng không được rèn lại tại Andúril cho đến phần 3 của loạt phim.Trong 2 phần đầu, Aragorn đã sử dụng một thanh kiếm thường để chiến đấu, trong lúc đấy thì Narsil và những mảnh vỡ của nó vẫn được đặt tại Rivendell.Ở phần 3,cho đến khi có sự thuyết phục từ Arwen thì lãnh chúa Elrond mới cho rèn lại Narsil, đích thân ông đã mang thanh kiếm đến cho Aragorn và giải thích rằng chính thanh kiếm sẽ là biểu tượng cho quyền lực Đức vua của Aragorn và với nó,anh ta có thể ra lệnh cho Đạo quân Người chết.
Ở một cảnh trong phim,Aragorn đã thách thức với Sauron thông qua quả cầu Palantir của
Orthanc bằng cách giơ cho Sauron nhìn thấy "thanh kiếm của Elendil",thanh kiếm đã từng
đánh bại hắn.Đây cũng là một tình tiết có ở trong sách.
THANH KIẾM GLAMDRING
Glamdring là thanh kiếm mà Gandalf đã sử dụng trong suốt Thời kỳ Nhẫn Chiến của Thời đại thứ 3 nhưng nguồn gốc ra đời của nó lại từ tận Thời đại đầu tiên. Ở những ngày xa xưa, thanh kiếm còn được gọi là Bổ Đôi Kẻ Thù.
* Về nguồn gốc
Glamdring từng là một thanh bảo kiếm được rèn cho đức vua Turgon của vương quốc bí mật Gondolin trong Thời đại thứ nhất. Ai là người rèn ra nó không được nhắc tới tuy nhiên tại Gondolin lúc đó có 1 gia tộc lớn là gia tộc Búa thần bao gồm rất nhiều chiến binh và thợ rèn tài ba. Nhiều khả năng, thanh Glamdring là một báu vật do gia tộc Búa Thần làm ra.
Khi còn nằm trong tay của vua Turgon, thanh Glamdring chỉ có đúng 2 lần được sử dụng để chiến đấu. Lần thứ nhất là tại Trận chiến Nirnaeth Arnoediad ( Trận chiến của Vô vàn Nước Mắt ) và lần thứ 2 là tại Trận chiến ở Gondolin. Trong trận chiến ở Gondolin, đức vua Turgon bị giết chết cùng với sự sụp đổ của vương quốc Gondolin. Thanh Glamdring cũng bị thất lạc.
* Quá trình lưu lạc
Sau hơn 6000 năm bị lãng quên, thanh Glamdring bất ngờ được Gandalf tìm thấy trong một hang Troll cùng với thanh Orcist và thanh Sting. Đây là một sự kiện trong Anh chàng Hobbit. Gandalf nhận dùng Glamdring trong khi để thanh Orcist lại cho Thorin và thanh Sting lại cho Bilbo. Ông ta sử dụng Glamdring trong suốt các sự kiện của Chúa tể những Chiếc Nhẫn và đến cuối cùng, sau khi đánh bại được Sauron thì thanh kiếm này trở thành một vật báu kỷ niệm của Gondor và được cất giữ tại kho tàng ở Minas Tirith.
Cách duy nhất để giải thích về sự lưu lạc của Glamdring trước khi đến tay của Gandalf đó là nó đã được mang ra khỏi Beleriand từ trước thời điểm diễn ra Cuộc Chiến Thịnh Nộ, cuộc chiến vĩ đại đã làm sụp đổ vùng lãnh thổ Beleriand. Vậy ai là kẻ đã mang thanh kiếm đi? thông tin mà nhiều người cho là xác đáng nhất thì thủ phạm là một trong những con rồng không cánh từng tham gia vào chiến dịch hủy diệt Gondolin. Trong sự kiện sụp đổ của Gondolin, Tolkien từng nhắc đến việc một con rồng lớn đã quấn thân mình xiết xung quanh tòa tháp trắng, nơi trụ chân cuối cùng của vua Turgon và kéo đổ nó. Trong một bức vẽ minh họa cảnh này cho thấy khi tòa tháo bị kéo đổ, vua Turgon vẫn cầm trong tay một thanh kiếm, thanh kiếm này nhiều khả năng chính là Glamdring. Có vẻ như con rồng sau đó đã nhặt được thanh kiếm.
Nhiều người còn cho rằng con rồng đó chính là Scatha thân Giun, bởi ngoại hình của nó rất giống với con rồng cổ xưa từng tham gia vào chiến dịch Gondolin. Loài Rồng nổi tiếng là tham lam báu vật, Scatha thì lại đặc biệt thích sưu tập những xâu chuỗi và các vũ khí. Có thể là trước khi diễn ra Cuộc Chiến Thịnh Nộ, Scatha đã chạy về phía đông cùng với đống đồ chiến lợi phẩm của mình, ở đó nó làm tổ trong một hang ổ ở rặng núi Ered Mithrin.
Sau khoảng năm 2000 của Thời đại thứ 3, Scatha bị giết bởi một thủ lĩnh người Rohan có tên là Fram, người Dwarves lại giết chết Fram và đoạt lấy những báu vật của Scatha. Glamdring có thể đã được người Dwarves sử dụng trong suốt Cuộc Chiến giữa Dwarves và Orcs. Có thể trong thời gian này, thanh Glamdring đã từng chém chết rất nhiều Orc nên những tên Orc kỳ cựu đều nhận ra và rất sợ uy lực của nó. Một số tên lại gọi nó với cái tên mới là " Gậy đập ".
Nhiều năm sau Cuộc chiến, những người Dwarves có thanh kiếm đã tìm bến định cư mới tại Lindon, trên đường tới vùng đất mới, có lẽ họ đã bị phục kích, bị giết và bị cướp đoạt đồ dùng bởi lũ Troll tại Ettenmoor. Đó cũng là lí do vì sao mà Glamdring lại nằm trong hang động của 3 con Troll vào cuối Thời đại thứ 3.
* Về hình dáng
Glamdring là một thanh trường kiếm, loại kiếm thường được dùng bằng 2 tay, tuy nhiên, đối với những người cao lớn như Gandalf hay Turgon thì họ lại thường sử dụng nó bằng một tay. Phần thân kiếm dài và rất thẳng, theo miêu tả của Tuor thì thân kiếm có màu trắng còn phần mai kiếm lại có màu vàng, ở trên đó có khắc những chữ Rune cổ của người Elves. Chính Gandalf khi nhặt được Glamdring cũng không nhận ra được nguồn gốc của nó mà phải chờ đến khi tới Rivendell, lãnh chúa Elrond mới nhận ra thanh kiếm dựa vào chính những nét chữ cổ được khắc trên đó.
Trong phim của Peter Jackson có đề cập tới dòng chữ đó có nghĩa là:" Turgon, đức vua của Gondolin, mang, và cầm thanh kiếm Glamdring, Kẻ thù của vương quốc Morgoth, lưỡi búa của lũ Orcs ".
THANH KIẾM GURTHANG (ENGLISH)
Gurthang was originally Anglachel, a sword forged by Eöl, the Dark elf of Nan Elmoth. The "reforging" by the smiths on Nargothrond was years later after Beleg Cúthalion requested the sword from Thingol against the warnings of Melian the Mia. After Turin slew Beleg, his friend, Gwindor the saved the sword and later presented it to Turin when he came to his senses.
Anglachel was re-forged by the expert smithies at Nargothrond, and was renamed by its new keeper, Túrin, to Gurthang, which means Iron of Death, or Wand of Death. The blade was black but its edges shone with pale fire. The Orcs and Elves call the weapon, and Túrin, "Mormegil", signifying Black Sword. Gurthang was used by Tûrin to slay Glaurung. When Túrin discovered that Nienor Níniel was his sister, Nienor, and that she had killed herself, Tûrin in despair fell upon Gurthang, committing suicide. It is interesting to note that the sword seemed to have a will of its own and spoke to its owner on at least one occasion.
Anglachel was re-forged by the expert smithies at Nargothrond, and was renamed by its new keeper, Túrin, to Gurthang, which means Iron of Death, or Wand of Death. The blade was black but its edges shone with pale fire. The Orcs and Elves call the weapon, and Túrin, "Mormegil", signifying Black Sword. Gurthang was used by Tûrin to slay Glaurung. When Túrin discovered that Nienor Níniel was his sister, Nienor, and that she had killed herself, Tûrin in despair fell upon Gurthang, committing suicide. It is interesting to note that the sword seemed to have a will of its own and spoke to its owner on at least one occasion.
— Túrin to Gurthang.
"And from the blade rang a cold voice in answer: 'Yes, I will drink thy blood gladly, that so I may forget the blood of Beleg my master, and the blood of Brandir slain unjustly. I will slay thee swiftly."
—Gurthang to Túrin.
THANH KIẾM ORCRIST
Orcrist (còn gọi là Đao trảm quỷ lùn) là vũ khí được sử dụng bởi Vua người lùn Thorin Khiên Sồi sau khi lấy được tại hang ổ của Troll trong The Hobbit. Bọn Orc (Goblin) gọi nó là Biter.
Người Elf của Gondolin đã đặt tên cho nó là Orcrist và nó đã giết chết hàng trăm Orc trong thời gian nó được sử dụng. Nó được rèn bởi người Elf của Gondolin, điều đó khiến nó không chỉ là một vũ khí đáng giá, mà còn là một vũ khí đáng sợ, đặc biệt đối với loài Orcs, giống như sinh vật tà ác khác của Trung địa, là kẻ thù lâu đời của người Elf. Có lẽ Orcrist giống như Glamdring và Sting trong chi tiết "là tác phẩm của thợ rèn Elf trong Kỷ thứ nhất và những thanh kiếm này tỏa sáng với một ánh sáng lạnh lẽo, nếu bất kỳ tên Orc ở gần."
* Nguồn gốc
Là "bạn đồng hành" với thanh kiếm Glamdring của vua Turgon, Orcrist thuộc về một lãnh chúa cao quý trong đoàn tùy tùng của nhà vua. Vua Goblin gọi nó là "lưỡi dao cắt một ngàn cái cổ". Những người sử dụng có thể bao gồm Ecthelion, "Chúa tể của Cung điện Suối nguồn", đã giết vô số Orc trong trận Sự sụp đổ của Gondolin. Làm thế nào nó có liên hệ với Glamdring lại là một bí ẩn khác. Vua tối cao Turgon, chủ nhân của Glamdring, đã chết cùng với việc thành trì của ông sụp đổ.
Bằng cách nào đó Orcrist và Glamdring được đưa ra khỏi Beleriand trong 43 năm sau Sự sụp đổ của Gondolin và trước khi kết thúc Kỷ thứ nhất, và trong những năm đã trải qua được sử dụng trong cuộc chiến chống lại Orc, điều đó giải thích việc làm thế nào và tại sao bọn Orc biết đến Biter và Beater và run sợ trước chúng (được minh họa bởi phản ứng của chúng khi chúng tóm được Thorin và tùy tùng). Sau đó, chủ nhân của thanh kiếm có thể đã bị cướp bởi lũ Troll trong Ettenmoors. Do đó có thể thanh kiếm cuối cùng đã rơi vào tay của bọn Troll là Tom, Bert và William vào thời điểm diễn ra các sự kiện của The Hobbit.
* Lịch sử
Trong The Hobbit, Thorin và đoàn tùy tùng tìm thấy Orcrist trong hang động của ba tên Troll và Thorin tuyên bố đó là của mình, trong khi Gandalf cầm lấy Glamdring. Thorin mang Orcrist trong suốt của Nhiệm vụ của Erebor. Nó và Glamdring đã được sử dụng để chống lại bọn Goblin của Dãy núi sương mù khi chúng bắt được đoàn người, và việc này khôi phục hoàn toàn nỗi sợ của bọn Orc đối với vũ khí của người Elf. Orcrist bị tước khỏi Thorin khi bị bắt giam trong vương quốc Woodland bởi vua Elf Thranduil. Nó được trả lại cho Thorin chỉ sau khi ông chết trong Trận đại chiến năm đội quân. Chúng ta được kể cho rằng trong The Hobbit rằng Thranduil đặt Orcrist trên ngôi mộ Thorin, vì vậy mà sau đó nó" được nói tới trong bài hát mà nó luôn lóe sáng trong bóng tối nếu kẻ thù đến gần, và pháo đài của những người lùn không thể bị bất ngờ". Điều đó có thể không đúng theo nghĩa đen, tuy nhiên, bởi vì trong Chúa tể của những chiếc nhẫn của Tolkien cho chúng ta biết rằng vào thời điểm Hội đồng hành nhận chiếc nhẫn tại nam Rivendell, Orcrist " nằm trên ngực của Thorin dưới Ngọn núi cô đơn", chỉ ra rằng thanh kiếm đã được chôn với ngài. Tuy nhiên, trên ngực cũng có thể có nghĩa là trong quan tài của ngài.
Orcrist nghĩa là Đao trảm quỷ lùn trong tiếng Sindarin, có có thể lên quan đến một từ trong tiếng Quenya là rista (nghĩa là chém), bọn Golblin thường gọi nó là Biter.
* Phim ảnh
Trong bộ phim The Hobbit: An Unexpected Journey (2012) của Peter Jackson, Orcrist xuất hiện với hình dáng tương tự Sting. Vẻ ngoài của nó – một vũ khí đơn lưỡi với phần núm chuôi kiếm được làm cong - cũng phần nào gợi nhớ đến Hadhafang, thanh đao được sử dụng bởi cả Arwen và Elrond trong bộ Chúa tể của những chiếc nhẫn. Sự khác biệt chính là Hadhafang là kiếm cong, trong khi Orcrist là kiếm thẳng. Nó cũng được chứng minh là rất mạnh mẽ khi có thể phản lại một cú vung gậy từ Vua Goblin một cách dễ dàng. Trong bộ phim The Hobbit: The Desolation of Smaug, Orcrist bị lấy đi bởi Legolas khi anh và một nhóm lính Elf bắt được Thorin và đoàn tùy tùng của ông, và sau đó nó được sử dụng bởi Legolas khi anh chiến đấu với Bolg và những tên Orc khác trong cuộc phòng thủ của Lake-town.
Thorin sẽ bằng cách nào đó sẽ lấy lại Orcrist trong The Hobbit: The Battle of The Five Armies, vì nó sẽ được chôn với Ngài. Mặc dù là một thành kiếm của Elf nhưng nó không phát sáng khi Thorin đụng độ Orc trong phim.
* Tạo hình
Phần chuôi kiếm được khớp với núm chuôi kim loại. Phần núm chuôi có biểu tượng huy hiệu của Ecthelion, dẫn tới suy đoán Orcrist thuộc về ông. Cổ ngữ chạy dọc trên lưỡi kiếm tạm dịch là NAGOL E-LŶG hay là Nanh của rắn (hoặc rồng). Trong bộ phim The Hobbit: An Unexpected Journey, người thiết kế ra thanh kiếm đã đi theo mô tả một lưỡi đơn lưỡi do cái tên Đao trảm quỷ lùn.
Cột sống của Orcrist đã được giữ khá thẳng, đồng nghĩa là nó cũng sẽ hoạt động tốt như một vũ khí đâm thẳng. Với điều này trong tâm trí, thiết kế phiên bản phim của Orcrist được bất ngờ trở nên linh hoạt, và rất phù hợp với một người lùn. Người ta cho rằng một ngôi sao lùn mập mạp có thể sử dụng nó với sức mạnh cần thiết để đâm xuyên qua hầu hết
bất kỳ bộ giáp nào của bọn Orc.
THANH KIẾM STING
" Ta sẽ cho ngươi một cái tên .... Và ta sẽ gọi ngươi là Mũi Đốt." – Bilbo Baggin, Anh chàng Hobbit.
Sting hay còn gọi là thanh Mũi Đốt là một chiếc dao găm được làm ra bởi những thợ rèn người Elves tại Gondolin vào Thời đại thứ nhất. Tuy là dao găm của người Elves nhưng với một hobbit nhỏ bé như Bilbo thì nó lại trở thành 1 cây kiếm, cây kiếm này rất có ích và hỗ trợ rất nhiều cho chủ nhân của nó trong Nhiệm vụ Erebor.
* Vào tay Bilbo
Sting là một con dao cổ được làm bởi gia tộc Búa Thần tại Gondolin; giống như các lưỡi kiếm khác của người Elves thì phần thân của Sting cũng phát ra ánh sáng khi có Orcs và Troll ở gần. Tuy thế thì chỉ có duy nhất thanh Sting được miêu tả là phát ra ánh sáng màu xanh lạnh. Sau sự sụp đổ của vương quốc Gondolin thì Sting cùng với Glamdring và Orcist đã bị thất lạc.
Đến thời đại thứ 3, cả 3 báu vật này đều được Gandalf tìm thấy trong hang ổ của 3 con Troll. Thanh Sting được Gandalf tặng cho Bilbo bởi ông thấy nó vô cùng phù hợp với anh chàng Hobbit bé nhỏ. Lúc này, Bilbo vẫn chưa từng biết cầm đến kiếm, tuy nhiên, sự sắc bén của Sting đã hỗ trợ cho anh ta rất nhiều trong cuộc hành trình. Lúc đi qua Rừng Âm U, Bilbo đã dùng chính Sting để đánh nhau với lũ Nhện khổng lồ và chúng tỏ ra vô cùng e sợ thanh kiếm này.
* Thuộc về Frodo
Trước khi Frodo rời khỏi Rivendell để thực hiện nhiệm vụ hủy diệt Nhẫn Chủ, Bilbo đã tặng lại thanh bảo kiếm của mình cho người cháu mà ông yêu quý nhất. Frodo gần như rất ít khi phải sử dụng đến thanh kiếm, tuy nhiên thì Sam, người bạn thân của anh đã dùng nó để chống lại Nhện khổng lồ Shelob rất hiệu quả khi họ ở gần biên giới Mordor. Sau khi Chúa tể bóng tối Sauron bị đánh bại, Frodo đã giao cả Sting lẫn cuốn Sách Đỏ cho Sam và 2 vật đó về sau trở thành vật gia bảo của gia đình Gamgee.
Gollum cũng rất sợ thanh Sting. Hắn vốn căm ghét bất kỳ thứ gì được làm bởi người Elves. Thêm nữa, thuở trước hắn cũng từng đụng độ với Bilbo và thanh Sting ở trong một hang động dưới chân dãy núi Sương Mù. Cũng chính nhờ Sting mà Frodo và Sam mới có thể dễ dàng khuất phục được Gollum. Còn lũ Orcs thì lại càng sợ những vũ khí của người Elves hơn và ghét tất cả những người nào cầm chúng.
CÁC BÁU VẬT KHÁC
CHIẾC MŨ RỒNG CỦA DOR-LÓMIN
Chiếc mũ Rồng của Dor-lomin là một báu vật được chế tác bởi người Dwarf từ Thời đại đầu tiên của thế giới. Nó còn được gọi là Đầu Rồng của phương Bắc và có vinh quang tột đỉnh gắn liền với người anh hùng Turin Turambar.
* Về hình dáng
Họa sĩ Efenleot đã phác họa rất chính xác về hình dáng chiếc mũ rồng ở bức ảnh trên. Chi tiết hơn thì chiếc mũ được làm từ thép Xám mạ vàng.Trên phần đỉnh của nó là một phù điêu được chạm khắc theo hình dáng của Chúa tể Glaurung, Cha của các loài Rồng.Với hình dáng như vậy thì chiếc mũ khiến cho các kẻ thù đều phải cảm thấy khiếp sợ khi nhìn thấy nó.
* Xuất xứ
Chiếc mũ rồng là một báu vật của người Dwarf cổ xưa mà cụ thể hơn là một sản phẩm do thợ rèn Telchar của vương quốc Nodgrod tạo ra cho chúa tể Belegost là Azaghai. Azaghai tặng nó cho Maedhros như là một món quà và về sau nó lại được truyền lại cho Fingon.Kể từ đó,chiếc mũ trở thành vật sỡ hữu của Các Đức vua người Noldor, một người trong hoàng tộc Noldor về sau đã lập ra đất nước Dor-lomin.Chiếc mũ được mang tới Dor-lomin và trở thành vật gia bảo của hoàng tộc.
Vinh quang tột đỉnh của chiếc mũ gắn liền với người anh hùng Turin Turambar, một hoàng tử của hoàng tộc Dor-lomin.Chiếc mũ rồng ẩn chứa trong nó những sức mạnh phép thuật vô cùng ảo diệu nhưng không phải chủ nhân nào cũng có thể làm thức tỉnh được những sức mạnh đó. Chiếc mũ rồng vốn được các vua chúa Noldor sử dụng qua nhiều đời, rồi đến chính cha của Turin là Hurin để lại cho ông ta nhưng chính bản thân Hurin cũng không thể thức tỉnh được sức mạnh trong chiếc mũ. Phải chờ đến khi thuộc về Turin Turambar thì sức mạnh của chiếc mũ mới thức tỉnh thật sự.
Khi được hoàn toàn thức tỉnh, những phép thuật bên trong chiếc mũ giúp cho chủ nhân của nó trở nên bất khả xâm phạm đúng như lời những lời miêu tả: " Một sức mạnh bên trong chiếc mũ đã bảo vệ chủ nhân của nó khỏi những thương tích và cả cái chết, bởi những thanh kiếm sẽ gãy vụn và những mũi tên cũng sẽ bật ra ngoài khi chạm vào nó."
Cái nhìn từ chiếc mũ cũng khiến cho các kẻ thù phải khiếp sợ.
CHIẾC TÙ CỦA ROHAN
Chiếc tù và của Rohan hay còn gọi là chiếc tù và của xứ Mark, là một món quà mà Eomer và Eowyn đã tặng cho Merry, người bạn Hobbit của họ sau những cống hiến của cậu trong thời kỳ chiến tranh. Đó là một báu vật được lấy từ kho báu của rồng đất Scatha bởi người anh hùng Fram ở thuở xa xưa.Về nguồn gốc thì đó là một sản phẩm được tạo ra bởi người Dwarves sống tại dãy núi Xám. Họ làm ra nó từ chất liệu bạc và về sau được người Eotheod khắc thêm lên phần thân rất nhiều những hình kỵ sĩ. Thêm vào đó thì còn có rất nhiều những câu thần chú cổ được khắc lên trên chiếc tù bằng loại chữ Rune khiến cho nó có khả năng gây ra nỗi sợ hãi cho kẻ thù nhưng lại mang đến niềm hân hoan cho các đồng minh mỗi khi họ nghe thấy âm thanh của nó.
Khi vương quốc Rohan được sáng lập và người Eotheod được gọi là người Rohirim thì chiếc tù là một báu vật thừa kế của gia tộc Eorl, nó được chính Eorl mang theo từ phương Bắc và truyền lại cho đến đời của vua Eomer. Việc sở hữu báu vật này là một niềm tự hào của Merry, khi cùng Frodo, Sam và Pippin quay trở về xứ Shire, cậu đã mang chiếc tù ra thổi thật to nhằm thu hút sự chú ý của mọi người tại đây. Cứ hàng năm sau đó, chiếc tù lại được thổi lên đều đặn vào ngày mùng 2 tháng 11 để kỷ niệm lần đầu tiên âm thanh của nó được cất lên ở xứ Shire. Ở tại vùng Buckland, vào ngày này, mọi người cùng nhau tổ chức
ăn uống linh đình.
CHIẾC TÙ VÀ CỦA GONDOR
" Anh ta đeo trên mình bộ đai da treo chiếc Tù Và Lớn bịt bạc một đầu giờ đang được đặt trên đầu gối " - Frodo miêu tả khi nhìn thấy Boromir tại Hội đồng của Elrond.
Chiếc Tù Và Lớn mà Frodo đã miêu tả là một bảo vật bất ly thân của Boromir, nó là một báu vật gia truyền của dòng dõi Quan chấp chính Gondor và chỉ được truyền lại cho những trưởng nam qua các thế hệ. Cũng giống như các bảo vật khác của Trung Địa thì nguồn gốc chất liệu của nó cũng không hề tầm thường.
Thuở xưa, trên những vùng hoang dã ở phía Đông tồn tại một con thú huyền thoại được gọi là Con bò thần của Araw, hay Con bò hoang dã của phương Đông, và rồi chính Vorondil Thợ săn, quan chấp chính của Gondor lúc đó, đã thực hiện một chuyến đi săn và khuất phục được con thú. Chính sừng của con bò thần đã được dùng để tạo ra chiếc Tù Và của Gondor. Tương truyền rằng " Một khi chiếc Tù Và được thổi lên ở bất kỳ đâu trong biên giới của vương quốc Gondor, thì không một ai là không nghe thấy được âm thanh của nó".
Đến đời của Quan chấp chính Denethor, ông đã trao chiếc Tù này lại cho con trai trưởng của mình là Boromir và chính Faramir đã nói rằng: " không người thừa kế Minas Tirith nào ..... có thể thổi chiếc Tù Và Lớn hùng tráng hơn anh ấy ( Boromir ) ".
Boromir đã từng 3 lần sử dụng đến Chiếc Tù này. Lần đầu tiên là tại Rivendell, " Chiếc Tù này kêu to và rõ ở những vùng thung lũng đồi" Boromir nói, " để khiến kẻ thù nào của Gondor cũng phải bỏ chạy! " Anh ta đặt chiếc Tù Và lên mồm thổi một hồi dài, tiếng tù và vang vọng từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, khiến bất cứ ai ở Rivendell nghe được âm thanh đó cũng đều nhảy bật dậy "
Lần thứ 2 là tại Moria, tiếng tù và của Boromir đã khiến cho Balrog cùng với lũ Orc truy đuổi bị khựng lại trong một lúc, " Cái hình thù tối tăm phấp phới những ngọn lửa dài lao thẳng về phía họ. Lũ Orc gào thét và tràn qua những cầu đá mới bắc. Boromir bèn nâng cây tù và thổi mạnh. Âm thanh thách thức rống lên vang dội, như tập hợp của biết bao tiếng thét dưới trần cao lộng. Trong phút chốc, lũ Orc nao núng và bóng đen cháy rực đứng khựng lại ".
Và lần cuối cùng là tại bờ của Path Galen, khi mà Boromir đang bị bao vây bởi đội quân Uruk-hai và anh đã thổi nó để gửi lời cầu cứu tới những người bạn của mình đang bị thất tán, " Boromir đã thổi chiếc tù và lớn đến nỗi cả rừng cây cũng phải rung chuyển, khiến ban đầu lũ Orc phải nhụt chí và rút quân ".
Khi lần cuối cùng Boromir thổi chiếc Tù Và, ngay cả em trai Faramir của anh ở cách đó khá xa cũng nghe thấy âm thanh của nó. Trong giấc mộng của mình, Faramir nhìn thấy con thuyền mang xác của Boromir nhưng không thấy có Chiếc Tù và ở bên cạnh. Không lâu sau, những người Gondor tìm thấy những gì còn lại của bảo vật này, nó đã bị chẻ đôi sau trận ác chiến cuối cùng của Boromir. Chiếc Tù Và được gửi về Gondor và đã khiến cho trái tim của Denethor tan nát ngay khi nhìn thấy nó. Lúc Gandalf và Pippin đến Minas Tirith, họ thấy Denethor đang ngồi thẫn thờ trên ngai chấp chính với 2 nửa của chiếc Tù
Và trong tay, cái chết của Boromir đã một lần nữa làm ông phát điên.
ELENDILMIR
Elendilmir là một huy hiệu hoàng gia của vương quốc Arnor được tạo ra để dành tặng lên Elendil, đức vua tối cao của Gondor và Arnor.
Elendimir là một viên ngọc trắng được mài tròn nhẵn và đặt vào bên trong một khung bạc, đây là một trong những viên ngọc có giá trị nhất của hoàng gia Arnor và hay được gọi là viên ngọc của Elendil.
Elendilmir đã từ tay của Elendil mà truyền đến con trai trưởng của ngài là Isildur. Vua Isildur cũng thường xuyên mang theo nó trong người nhưng vào đầu thời đại thứ 3, viên ngọc đã bị thất lạc sau khi nhà vua bị giết chết tại cánh đồng Gladden. Sau khi kết thúc Cuộc Nhẫn chiến, vua Aragorn đã vào Orthanc và phát hiện ra chính Saruman đã thu lượm được những di vật còn lại của vua Isildur, ngoài viên Elendilmir thì còn có cả chiếc dây chuyền bằng vàng thường được dùng để gắn Nhẫn Chúa vào đó, cả 2 báu vật của Isildur đều được Saruman cất giấu trong 1 chiếc rương đặt ở một hốc cửa bí mật. Viên Elendilmir đã được mang cất ở kho báu vật của Đại vương quốc Thống nhất để tưởng nhớ đến
Elendil và Isildur.
LEMBAS
" Mỗi lần ăn một chút thôi, và chỉ lúc nào thật cần. Bởi thứ này dùng để phục vụ các anh khi không còn lại thức gì nữa. Những bánh này giữ được vị ngọt trong rất nhiều ngày, nếu không bị bẻ và để nguyên trong lá quấn, y như lúc chúng tôi mang tới. Chỉ cần một lát là đủ cho một kẻ lữ hành đứng vững trên chân hắn suốt một ngày dài vất vả, kể cả hắn có là Con người to cao thành Minas Tirith đi nữa."
– trích từ chương Vĩnh việt Lorien, Hội bảo vệ Nhẫn.
Lembas là một loại thực phẩm thần kỳ được làm ra bởi những người Elves, nó hay được gọi là bánh mỳ đi đường hoặc là bánh mỳ Tiên qua cách dịch của các bản tiếng Việt. Loại bánh này có độ dinh dưỡng rất cao và có thể giữ được độ tươi ngon trong hàng tháng trời nếu như được gói bằng lá của cây thần Mallorn, đây là loại lương khô tuyệt vời dành cho các chuyến hành trình dài ngày.
Lembas thực ra trông khá giống với loại bánh mỳ ngọt để khô của chúng ta, lớp rìa ngoài của nó có màu vàng cháy còn phía trong thì có màu vàng kem. Loại bánh này luôn luôn được gói ra bên ngoài bằng một chiếc lá xanh để bảo quản chất lượng được lâu hơn.
Điểm thần kỳ nhất của Lembas là chỉ cần cắn 1 miếng nhỏ thôi là cũng đủ để cung cấp năng lượng hoạt động cho cả một ngày trời. Ngoài ích lợi đó ra thì mùi vị của loại bánh này cũng rất tuyệt.
" Chúng tôi gọi là lembas hoặc bánh mì đi đường, và nó tăng cường sức mạnh hơn bất kỳ thức ăn nào của Con người, và dĩ nhiên ngon hơn cram nhiều lần ...
Đúng thế thật ...Trời, còn ngon hơn bánh mật ong của con cháu Beorn, mà đấy là khen ngợi nhiều lắm đấy, bởi nhà Beorn là những tay nướng bánh cừ nhất mà tôi từng biết ..." - trích đoạn đối thoại của Gimli, chương Vĩnh biệt Lorien, Hội bảo vệ Nhẫn.
* Nguồn gốc
Tương truyền rằng Lembas có nguồn gốc từ thời xa xưa, khi mà những người Elves đầu tiên chuẩn bị thực hiện chuyến hành trình vượt biển để tới với thiên giới Aman. Để giúp cho chuyến hành trình của họ được dễ dàng, Valar Yavanna đã mang đến cho họ một loại ngô đặc biệt được trồng trên những cánh đồng của bà và dạy cho họ cách làm ra loại bánh thần kỳ này. Kể từ đó, lembas được sử dụng phổ biến và truyền qua nhiều thế hệ người Elves.
Lembas là một loại bánh đặc biệt của người Elves nên công thức của nó hiếm khi được truyền cho những người của các chủng tộc khác. Maiar Melian, nữ hoàng Doriath, là người đầu tiên ở Trung Địa nắm được công thức làm Lembas rồi sau này bà đã truyền nó lại cho Galadriel và những người Elves khác. Galadriel đã từng tặng rất nhiều Lembas cho các thành viên của Đoàn hộ Nhẫn khi họ rời khỏi Lothlorien.
Lembas là một loại thực phẩm quí giá nhưng cũng như là các sản phẩm khác của người Elve thì nó gây khó chịu cho các chủng loài xấu xa và ghê tởm, Gollum cũng từng được cho một miếng bánh nhưng hắn đã phì ra với vẻ ghê sợ thật sự.
* Ngoài lề
Tolkien hình như đã tạo ra Lembas dựa trên gợi ý từ một loại lương khô được dùng chủ yếu trong những chuyến đi biển dài ngày và các chiến dịch quân sự mà ông đã từng tham gia trong thế chiến. Đó là một loại bánh mì được làm từ nguyên liệu chính là bột, đường và nước để giúp cho chúng có thể bảo quản được lâu trong hàng tháng trời. Ngoài ra thì có thể Lembas còn được lấy ý tưởng từ một loại lá có thật được ghi trong một cuốn sách của Heinrich Agrippa, loại lá đó có xuất xứ từ Scythia, nó có công dụng đặc biệt là khiến cho một người có thể thực hiện hành trình trong 12 ngày liền mà không cần phải uống nước hay ăn gì thêm. Nếu vậy thì Trái đất của chúng ta cũng kỳ diệu không kém so với thế giới
Arda của Tolkien.
LỌ NƯỚC CỦA GALADRIEL
Lọ nước của Galadriel là một báu vật được chính nữ hoàng Galadriel tặng cho Frodo như là thứ ánh sáng duy nhất và cuối cùng có thể soi sáng cho nhiệm vụ của cậu trong những thời điểm tối tăm nhất. Đó là một chiếc lọ bằng thủy tinh được chứa đầy trong đó là những giọt nước đặc biệt lấy từ giếng thần của nữ hoàng, chúng chứa trong mình ánh sáng của ngôi sao Earendil, ngôi sao hóa thân của viên Silmaril mà Earendil trước kia đã dâng lên cho các Valar, ánh sáng mà nó tỏa ra chính là ánh sáng của 2 cây thần Valinor thuở xưa đã được ém vào các báu vật Silmaril.
Frodo được nữ hoàng Galadriel tặng cho chiếc lọ từ khi cậu rời khỏi Lothlorien nhưng phải đến lúc ở Cirith Ungol thì mới nhớ ra để dùng đến nó. Khi cầm chiếc lọ trên tay, Frodo mới nhận ra là mình đang sở hữu một báu vật đáng giá biết nhường nào, nó như một chiếc đèn soi sáng ở những nơi tăm tối nhất, Shelob nhện khổng lồ sợ hãi khi nhìn thấy ánh sáng của nó và chính nó khi được cất bên trong người đã xoa dịu phần nào những mệt mỏi, đau đớn của Frodo khi sức mạnh tà ma của chiếc Nhẫn Chúa ngày càng tăng. Chiếc lọ chứa trong mình ánh sáng của 2 cây thần Valinor nên nó khiến cho Shelob phải cảm thấy cháy da đau đớn khi bị chiếu phải, tuy nhiên, lúc ở tại Núi Doom, Sam đã từng sử dụng chiếc lọ nhưng ánh sáng của nó mờ nhạt vì ở trung tâm sức mạnh của Chúa tể bóng tối thì những bảo vật kiểu này cũng mất đi gần hết tác dụng. Khi núi Doom phát nổ, các Đại bàng lớn đã bay vào trong để giải cứu Sam và Frodo, Lọ nước là 1 trong 2 thứ báu vật được tìm thấy trong người của Sam, Gandalf đã giữ gìn cả 2 thứ trong lúc mà 2 chàng Hobbit đang được chữa trị tại Gondor.
Thực ra, Lọ nước của Galadriel còn có khả năng kêu gọi được sự che chở của Valar Varda nếu như người sử dụng nó có một trái tim thuần khiết. Điều này có sự liên hệ thông qua ngôi sao Earendil bởi chính Varda là nữ thần cai quản các vì sao, chính bà cũng là người biến viên Silmaril thành 1 ngôi sao ở trên trời. Nữ thần cũng có khả năng nghe thấy được những lời than cứu của những con người ở phía Đông xa xôi.
Lúc Frodo đối đầu với Shelob, cậu từng cầm lọ nước rồi hét lên một câu " hỡi Earendil, ngôi sao sáng nhất trong các vì sao", ánh sáng đó làm cho Shelob phải hoảng sợ. Thực ra đó cũng là sự hiển linh của Valar Varda. Vào cuối thời đại thứ 3, món quà của Galadriel
đã được Frodo mang theo trên đường tới thiên giới Aman...
ULUMURI
Ulumuri là chiếc tù và thần kỳ của Valar Ulmo, đây là một báu vật được Maiar Salmar đích thân làm ra để dâng lên cho chủ nhân và cũng là người bạn lâu năm của ông. Về hình dáng thì nó được miêu tả giống như là một chiếc tù lớn có phần đầu giống như một chiếc vỏ ốc biển kỳ lạ, tuy miêu tả trong tiểu thuyết là vậy nhưng trong các hình vẽ thì lại thường có những phác họa không đồng nhất với nhau.
Trong Huyền sử Silmaril cũng từng nói rằng, Valar Ulmo rất yêu thích bảo vật này và thường thổi nó mỗi khi Ngài đi đến các vùng bờ hoặc bến nước. Khi âm thanh của Ulumuri được cất lên, những dòng sông mặt biển ở Trung Địa đều như lưu giữ những tiếng động đó và vọng đến tai của những con người trên bờ. Đối với ai đã từng nghe thấy những âm vọng này thì trái tim của họ sẽ vĩnh viễn dành cho biển cả và sẽ không bao giờ
có thể quên được những thứ mà họ đã nghe.
NHỮNG CUỘC CHIẾN CUỘC CHIẾN ĐẦU TIÊN
Cuộc chiến đầu tiên là cuộc xung đột giữa 2 phe, một bên là Melkor và một bên là các Valar để giành quyền kiểm soát thế giới Arda.
Khi thế giới và vũ trụ được tạo ra, Thượng đế đã cho phép các linh hồn Ainur được đi xuống Arda để giúp Ngài xây dựng và bồi đắp thế giới. Một nhóm những Ainur quyền năng nhất đã hạ giáng xuống thế giới để thực hiện ý muốn của Thượng đế, họ được gọi là các Valar, những quyền năng của Arda. Tuy nhiên, Melkor, Ainur mạnh nhất, lại mang ý riêng muốn sở hữu thế giới cho riêng ông ta nên đã nhiều lần can thiệp và phá hoại những thành quả xây dựng của các Valar. Cũng bởi thế mà cuộc xung đột giữa họ là một điều tất yếu phải xảy ra. Mặc dù chỉ có một mình nhưng Melkor vẫn duy trì được thế cân bằng trong cuộc chiến với các anh chị em của ông ta chỉ cho tới khi Tulkas, người cuối cùng trong số các Valar giáng trần và phá vỡ thế giằng co. Với sự có mặt cua Tulkas, các Valar đã đánh đuổi được Melkor ra khỏi Arda và khiến ông ta phải tạm ẩn thân ở một góc bí mật nơi vũ trụ Ea.
Cuộc chiến này được nhắc tới rất ít trong cuốn Huyền sử Silmaril nhưng được nói tới chi
tiết hơn trong Phần 4 Chương I cuốn Thần thoại Legendarium.
CUỘC CHIẾN THỊNH NỘ
Cuộc chiến Thịnh nộ, hay Cuộc chiến vĩ đại, là cuộc chiến của Elves, Con Người, Dwarves và Valar chống lại Morgoth vào cuối kỷ đệ nhất, chấm dứt sự cai trị của hắn tại Trung Địa. Nó là trận đánh lớn nhất của kỷ đệ nhất và cũng có thể là trận chiến lớn nhất từng xảy ra ở Trung Địa, quyết định số phận của các viên ngọc Silmaril. Cuộc chiến vô cùng thảm khốc và đã biến đổi hoàn toàn Trung Địa. Nó dẫn đến việc trục xuất Morgoth khỏi Arda và phá hủy hầu hết phía tây Trung Địa
* Bối cảnh trước cuộc chiến
Đầu thế kỷ thứ sáu của kỷ thứ nhất, sự thống trị của Morgoth bao trùm khắp cõi Trung- Địa. Các thế lực người Elf, Con người, Dwarves đều bị đánh bại, tất cả các vương quốc vĩ dại của Elves bị lật đổ. Morgoth bây giờ là chủ nhân của gần như tất cả vùng Beleriand. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, những người con trai của Feanor vì sự tìm kiếm hai viên Silmaril của Beren và Lúthien, đã gây ra hai cuộc thảm sát nội tộc tàn bạo tại Trung Địa, phá hủy cả Doriath và Sirion. Trong thời gian này, Eärendil, với sự giúp đỡ của viên Silmaril trên trán, đã tìm và đến được Valinor. Thay mặt người Elves và Con người, Ở đó, anh đã cầu xin các Valar tha thứ và giúp đỡ các dân tộc ở Trung Địa.
* Diễn Biến
Mặc dù đã quyết định bỏ rơi các Noldor để mặc họ điên cuồng đuổi theo Morgoth, các Valar đã chấp nhận lời thỉnh cầu của Eärendil. Cùng với người Vanya và người Noldor còn lại ở Aman, các Valar đã đến Trung Địa cùng với lực lượng mạnh nhất trong lịch sử của Arda. Về phía Teleri ở Alqualondë, họ được phép sử dụng tàu của họ dười quyền của Aman, nhưng không ai trong số họ trợ giúp các Noldor ở Trung Địa vì họ vẫn còn nhớ đến lần thảm sát nội tộc ở Alqualondë trước đó. Lực lượng hùng mạnh của Aman tới Beleriand và phản công lại lực lượng khủng khiếp của Morgoth ở đông Anfaugilth, nơi đặt toàn bộ lục lượng của hắn. Các đạo quân của Valar hoàn toàn tiêu diệt quận đội Orc của Morgoth, cũng như hầu hết các Balrog, với thương vong tối thiểu. Trong khi ba gia tộc Con người chiến đấu bên cạc các Valar, thì những tộc người phương Đông lại chiến đấu cho lực lượng của Morgoth, và hoặc bị tiêu diệt hoặc buộc phải chạy trốn về những vùng phía đông xa xôi ở Trung Địa. Đối mặt với thất bại cuối cùng, Morgoth trong nỗ lực tuyệt vọng đã cho ra vũ khí tối thượng của mình, một con rồng có cánh mà chưa bao giờ được thấy trước đây, cuộc tấn công của nó kèm theo sấm sét và bão lửa gần như quét sạch các đạo quân của Valar ở phương Tây.
May mắn thay, Eärendil đã đến với con tàu bay Vingilot được các Valar ban phước lành cùng với Đại Bàng Lớn của Valar Manwe do Thorondor chúa tể đại bàng chỉ huy. Trên bầu trời Angband, họ chiến đấu với loài rồng có cánh và tiêu diệt hầu hết chúng mặc dù phải chịu nhiều tổn thất. Eärendil một mình chiến đấu và tiêu diệt được chỉ huy của chúng, Ancalagon the Black hùng mạnh, những ngọn tháp Thangorodrim đã hoàn toàn bị phá huỷ khi nó ngã xuống.
Không rõ chính xác Eärendil đã giết chết Ancalagon như thế nào. Kích thước của Ancalagon cũng là một dấu hỏi khi nó ngã xuống và đè nát ba ngọn núi của Thangorodrim, mỗi ngọn rộng 5 dặm và cao 35.000 feet.
* Kết Quả
Morgoth cuối cùng đã bị bắt trong hầm ngục sâu nhất của mình và bị trói một lần nữa bởi sợi xích Angainor rèn bởi Valar Aule và 2 viên Silmaril trên vương miện của hắn bị thu hồi bởi Maiar Eönwë, sứ giả của Manwë. Morgoth bị đưa tới Aman và bị xét xử vì những tội ác của hắn. Cuối cùng, các Valar quyết định không giết hắn mà đẩy hắn vào cánh cổng Ban Đêm bên ngoài những bức tường thế giới vào trong Khoảng Không Vô Tận, các cánh cổng mãi mãi được bảo vệ bởi Ëarendil.
Sự tàn phá của cuộc chiến rất kinh khủng: hầu hết vùng đất phía tây dãy núi Lam đã bị phá hủy và chìm xuống biển. Tuy đã đạt được thắng lợi, thương vong mà cuộc chiến mang lại là rất lớn. Hầu hết các Edain, Elves và Dwarves, Maiar và Đại Bàng Lớn đã bị giết bởi những con rồng của Morgoth. Ngoài ra, các đạo quân của Morgoth bị đánh bại nhưng không bị tận diệt, một phần trong số chúng (đặc biệt là Orc) vẫn còn đó và gây rắc rối cho Trung Địa dưới sự sai bảo của Sauron, trong khi đó những sinh vật khác như Balrog đã bỏ chạy và ẩn sâu dưới lòng đất, Tai ương của Durin là một ví dụ. Các Elves còn lại được Ëonwë đựa về Aman, hầu hết các Elves đã đi về phía tây, trong khi những người khác thì từ chối và đi về phương đông, nơi họ trở thành những lãnh chúa như Gil-galad, Galadriel, Celeborn, và Elrond. Ngoài ra, những viên ngọc Silmaril cũng đã không còn. Maedhros và Maglor, hai người con trai còn lại của Feanor, bị ràng buộc bởi lời thề kinh tởm của người cha, đã lẻn vào trại quân của Valar, giết chết lính công và cướp lại hai viên Silmaril. Doanh trại bị đánh thức và chống lại họ, và mặc dù đã chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ 2 viên Silmaril, họ được phép cho đi. Tuy nhiên, vì những hành động tàn ác của họ trong các cuộc thảm sát nội tộc mà họ gây ra, họ không thể giữ những viên Silmaril và đã thiêu huỷ chúng. Maedhros đã gieo mình xuống hố lửa, Malgor ném mình xuống biển sâu. Chính vì lẽ đó, đạo quân của Valar trở về Aman mà không có Silmaril.
Đối với tộc người Edain, những người đã chiến đấu cùng với đạo quân của Valar, họ được trao cho vùng đất Númenor (trong tiếng Quenya là Númenórë) và cuộc sống lâu dài hơn những tộc người khác. Vùng đất này không phải của Aman cũng không phải của Trung Địa, nó ở gần với Aman hơn Trung Địa.
NHỮNG TRẬN CHIẾN
TRẬN CHIẾN CỦA NHỮNG QUYỀN NĂNG
Trận chiến của những Quyền năng là trận chiến lớn cuối cùng trong Cuộc chiến tranh vì người Elf, giữa một bên là lực lượng Valar và một bên là lực lượng bóng tối của Melkor. Hai phe bắt đầu giao chiến với nhau ở vùng đồng bằng phía Tây của Trung Địa và phe Valar đã dễ dàng thắng lợi đẩy lui được lực lượng của Melkor về Utumno. Phe Valar đã bao vây Utumno nhiều tháng trời trước khi trận chiến cuối cùng diễn ra. Trận chiến này đã phá hủy và gây biến đổi một số vùng địa lý ở Trung địa, thay đổi chúng mãi mãi cho tới thời điểm kết thúc Cuộc chiến Thịnh Nộ diễn ra ở hàng nghìn năm sau.
Thắng lợi rất nhanh chóng thuộc về lực lượng Valar trong trận chiến quyết định, tổn thất của họ là gần như không có, trong khi phe bóng tốt thì lại chịu thiệt hại rất nặng nề, Melkor, thủ lĩnh phe bóng tối cũng bị bắt sống.
* Những thông tin về trận chiến
- Mục đích: Cuộc chiến vì người Elf.
- Nơi diễn ra: Phía Tây Bắc của Trung Địa.
- Kết quả: Thắng lợi quyết định giành cho lực lượng Valar.
- Những chỉ huy:
+ Phe Valar: Valar Orome, Valar Tulkas và Maiar Eonwe.
+ Phe Melkor: Melkor và Sauron.
- Lực lượng tham gia:
+ Phe Valar: các Valar và đội quân Maiar.
+ Phe Melkor: Balrogs, Orcs, và các sinh vật khác của Melkor.
- Tổn thất:
+ Phe Valar: rất nhẹ.
+ Phe Melkor: rất nặng nề.
TRẬN CHIẾN DAGORLAD
Trận chiến Dagorlad là một trong 2 trận chiến lớn trong Cuộc chiến của Liên minh cuối cùng diễn ra vào năm 3434 kỉ đệ nhị giữa phe Liên minh người, Elf và Người lùn do Gil- galad và Elendil lãnh đạo với phe Sauron.
* Nguyên nhân
Năm 3430, một Liên minh giữa người và Elf được thành lập để chống lại các đe dọa từ Chúa tể bóng tối Sauron (lịch sử gọi là Liên minh cuối cùng). 2 người lãnh đạo của 2 phe là đức vua Gil-galad của Lindon (người Elf) và Elendil, vua của Arnor và Gondor (loài người). Sau 2 năm chuẩn bị lực lượng, năm 3432, Elendil và Isildur (con trai Elendil) gặp Gil-galad tại tháp công Amon Sul trên Weathertop cùng bàn đến việc tấn công Sauron tại đồng bằng Dagorlad. Họ được thêm sự hỗ trợ từ quân đội từ Rivendell do lãnh chúa nơi này là Elrond lãnh đạo.
Khi hành quân đến dãy núi Sương mù, họ thuyết phục được thêm những người lùn của Moria tham gia vào Liên minh. Sau đó, ở phía nam sông Anduin, Liên minh được bổ sung thêm quân Silvan Elves do Oropher, Amdír lãnh đạo đến từ vùng rừng Mirkwood và Lorien. Số quân cuối cùng của Liên minh lên đến 200000 Elf, người và khoảng 50000 người lùn
Trong khi đó, lực lượng Orc tham gia trận chiến là vào khoảng 300000, 1000 Trolls, 20000 Warg, và hàng ngàn sinh vật khác.
* Diễn biến
Trong cuộc hành quân đến Dagorlad, những chiến binh Silvan Elves vốn không quen gò bó dưới kỉ luật quân đội đã tấn công bừa bãi các căn cứ nhỏ của Mordor dọc đường đi. Kết quả là Oropher bị hi sinh và quân của Amdír thì bị lạc vào đầm lầy mà mất một nửa quân số. Quân Silvan Elf còn lại được lãnh đạo bởi con trai Oropher là Thranduil.
Quân đội Liên minh còn lại với ý chí và kỉ luật tốt đã hành quân được đến Dagorlad vào năm 3434 (Tolkien không ghi rõ ngày tháng diễn ra trận chiến). Một cuộc chiến khốc liệt diễn ra trước cổng đen của Mordor. Dù có quân số lớn hơn rất nhiều nhưng do không có những chỉ huy giỏi nên quân đội Mordor đã thất bại thảm hại (Lúc này Sauron vẫn chưa xuất hiện do hắn còn đang chuẩn bị quyền năng cho Chiếc nhẫn cho trận chiến quyết định cuối cùng). Quân Liên minh sau khi chiến thắng đã bao vây Tòa tháp đen Barad-Dur trong vòng 7 năm trước khi trận chiến cuối cùng diễn ra, trận chiến mà Sauron sẽ xuất hiện và là trận chiến quyết định số phận của toàn bộ Trung địa.
* Kết quả
Hi sinh bên phe Liên minh là khoảng 30000 (10000 Elf, 10000 người, 10000 người lùn). Trong khi bên phe Sauron thiệt hại hơn nhiều khi 200000 Orc đã chết, các sinh vật khác cũng bị tiêu diệt gần như toàn bộ.
Về sau, trong kỉ đệ tam, vùng đầm lầy mà Gollum dẫn Frodo và Sam đi qua để đến Mordor, nơi có vô vàn những xác chết của người, Elf, Orc, người lùn,... chính là vùng đồng bằng Dagorlad này.
Trong bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn của Peter Jackson, khi tóm tắt về cuộc chiến
Liên minh cuối cùng phần mở đầu phim, ông chỉ chuyển thể trận chiến cuối cùng ở núi
Doom mà không chuyển thể trận chiến này.
TRẬN CHIẾN DƯỚI CÁC VÌ SAO
Trận chiến dưới các vì sao (Battle under stars - Dagor nuin Giliath là trận chiến thứ 2 trong các cuộc chiến lớn tại Beleriand, và là cuộc chiến trực tiếp đầu tiên của những người Elf Noldor với chúa tể bóng tối Melkor diễn ra vào năm 1498 kỉ nguyên 2 cây.
* Nguyên nhân
Sau khi Melkor hủy diệt 2 cây, ăn cắp Silmarils và giết chết đức vua Finwe của Noldor, những người Elf Noldor mà đứng đầu là Feanor đã quyết tâm quay trở lại Trung địa để trả thù. Họ đã không nghe lời can ngăn của các Valar rằng quay trở lại Trung địa chỉ dẫn đến sự diệt vong cho dòng dõi Noldor, và thậm chí họ còn gây ra cuộc chiến chủng tộc lần đầu tiên với người Elf Teleri để cướp thuyền vượt biển. Nóng lòng trả thù và cướp lại Silmarils, Feanor cùng 1 đoàn Elf dùng thuyền cướp được và sang Trung địa trước, bỏ mặc lại nhóm người do Filgolfin và Finalfin dẫn đầu. Sang tới nơi, ông còn làm một việc hết sưc sai lầm khi ra lệnh đốt hết những con thuyền này. Điều này đã đánh động đến đội quân quái vật của Melkor tại Angband và dẫn đến cuộc chiến.
* Diễn biến
Morgoth (Melkor) tập trung một lực lượng Orc lớn tấn công vào quân của Feanor. Hắn hi vọng với sự bất ngờ có thể tiêu diệt luôn đoàn quân này khi họ chưa kịp ổn định. Tuy nhiên Morgoth đã lầm, những người Elf với vũ khí và áo giáp tuyệt vời đã được tạo thành ở chốn thiên đường Aman, cộng với sự dũng cảm và mạnh mẽ, họ đã đánh tan quân đội của hắn. 40000 Orc đã bị tiêu diệt ngay trong trận chiến đầu tiên tại Mithrim, buộc số còn lại phải rút lui về Ard-Galen. Thấy vậy, Morgoth buộc phải điều thêm một đạo quân đang vây hãm bến cảng Falas của Cirdan sau trận chiến đầu tiên đến tiếp viện. Nhưng đoàn quân này lại bất ngờ bị phục kích bởi quân của Celegorm, con trai thứ 3 của Feanor. Orc bị 2 binh đoàn Noldor vây hãm trong 10 ngày, phần lớn chúng đều bỏ mạng.
Chủ quan với chiến thắng, Feanor đuổi theo một nhóm Orc nhỏ chạy ra khỏi vòng vây đến tận vùng đồng bằng Dor Daedeloth. Tại đây, ông đụng đầu với Gothmog, chúa tể của Balrog. Không bỏ chạy, Một mình ông chiến đấu cùng Balrog trong một trận chiến một mất một còn, cuối chùng ông bị trọng thương trước khi những người con của ông đến giải cứu.Trước khi chết, Feanor yêu cầu các con nhắc lại lời thề khi xưa (Sẽ truy đuổi bất kì kẻ nào nắm giữ Silmarils trong tay) và yêu cầu họ bằng mọi giá phải thực hiện lời thề đó, Điều đó đã gây ra rất nhiều hậu quả sau này.
Sau khi 2 cây sụp đổ, các Valar họp lại với nhau, và từ hoa và quả của 2 cây, họ đã tạo ra mặt trờ và mặt trăng soi sáng cho toàn bộ Arda. Fingolfin, người con thứ 2 của Finwe cùng đám người Noldor bị Feanor bỏ lại sau bao vất vả khi phải vượt qua cánh đồng băng giá phía bắc cuối cùng cũng đến được Beleriand. Họ bị tấn công bởi lũ Orc vốn được Morgoth cho đi để tấn công vào quân của Feanor tại Lammoth. Trong trận này, Argon, con của Fingolfin đã hi sinh nhưng quân Orc cũng bị thất bại thảm hại. Fingolfin cùng người của mình truy đuổi Orc đến tận Mithrim rồi ông định cư luôn tại nơi này và xây dựng tại đó một căn cứ vững chắc.
* Kết quả
Morgoth đã thực sự biết được sức manh của những người Elf Noldor và từ đây hắn coi họ
là những kẻ thù số một tại Beleriand. Trong suốt kỉ đệ nhất, Morgoth luôn tìm cách gây
chiến và chia rẽ những người Elf để phục vụ cho kế hoạch thống trị của hắn.
TRẬN CHIẾN FORDS OF ISEN LẦN THỨ 1
Trận Fords of Isen lần thứ 1 (First Battle of the Fords of Isen).
Trận chiến Fords of Isen là giữa quân đội Rohan với quân của Saruman. Nó bao gồm 2 lần giao tranh, trong đó trận đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 2 năm 3019. Đây cũng được coi như trận chiến mởi màn cho thời kì Nhẫn chiến.
Sau khi khống chế được đức vua Théoden của Rohan, lúc này, Saruman cho rằng trở ngại lớn nhất của ông trong việc điều khiển Rohan là hoàng tử Théodred và người em họ của chàng, tướng quân Éomer. Vì vậy, ông đã phát động 1 cuộc tấn công vào Fords of Isen (Khúc cạn của sông Isen). Đây là một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, Quân đội Rohirrim nếu muốn hành quân đến Isengard thì bắt buộc phải dùng chỗ này để vượt sông Isen. Saruman tin rằng vì lí do đó, bắt buộc Théodred se phải đem quân đi bảo vệ, và khi đó ông sẽ dễ dàng giết được vị hoàng tử trẻ tuổi hơn.
Đúng như những gì Saruman dự đoán, Ngày 20/2, Theodred dẫn 4000 kị binh cùng 1000 cung thủ tiếp viện hành quân đến Ford of Isen. Sau khi thăm dò, Theodred biết được có khoảng 4000 tên Orc Isengard đang tập trung ở vùng phía tây sông Isen. Với ưu thế về quân số, sáng ngày 25, Chàng quyết định sẽ đánh nhanh thắng nhanh để gây bất ngờ. Chỉ để lại 3 toàn quân công phòng phía đông, Theodred dồn hết lực lượng tập kích vào trung tâm quân địch tại phía tây. Đội quân tiên phong Uruk-hai của Isengard nhanh chóng bị những dũng sĩ Rohirrim thiện chiến tiêu diệt. Tuy nhiên, điều Theodred không tính được đã xảy ra, Saruman đã thuyết phục được thêm 2000 người Dunland đến trợ chiến cộng với khoảng 500 Warg. Chúng tấn công mặt trận phía đông, nơi có rất ít Rohirrim phòng bị tại đây, điều này buộc Theodred phải rút quân về tiếp viện.
Lúc này, lực lượng Rohan bị chia làm 2 nơi do Theodred và tướng quân Grimbold lần lượt lãnh đạo. Lực lượng mỏng khiến quân Rohrrim dần trở lên yếu thế, Grimbold quyết định bỏ vùng phía tây và tập trung kéo sang phía đông cùng Theodred. Đúng lúc ông đến nơi thì Theodred đang bị tấn công bởi một tên Uruk khổng lồ, Grimbold lao đến nhưng đã quá muộn, Theodred đã bị tên Uruk chém một nhát. Grimbold cố gắng bảo vệ chủ nhân, ông chém bay một tay tên Uruk, nhưng ko giết được hắn. Bằng một tay, hắn nhấc bổng Grimbold lên. Đến lúc tưởng chừng như đã hết hi vọng thì một mũi tên bay đến, xuyên qua đầu tên Uruk. Người bắn tên là Elfhelm - thống lĩnh quân đội Helm's Deep đến tiếp viện. Một tiếng tù và dài vang lên, và 1500 chiến sĩ Rohan từ Helm's Deep đã đến. Lấy lại được tinh thần, đoàn quân Rohan chỉnh đốn lại hàng ngũ và phản công lại quân Isengard và đẩy lùi được chúng.
Cuộc chiến kết thúc khi đêm xuống, Theodred còn hấp hối và chỉ nói được những lời sau cuối "Hãy để tôi nằm đây cùng những tướng sĩ của mình cho đến khi Éomer đến". Rồi chàng hoàng tử tài ba của Rohan hi sinh. Quân đội Rohirrim đã giữ được Ford of Isen nhưng tổn thất là vô cùng nặng nề. 3000 kị binh đã ngã xuống trong đó có cả hoàng tử Theodred. Về phía quân địch, ước tính 5000 quân cũng đã bị tiêu diệt, số còn lại rút hết về Isengard để tiếp tục phục vụ cho những toan tính đen tối mới của Saruman.
Trong bộ phim LOTRs 2, cũng có 1 đoạn miêu tả về cái chết của Theodred, chàng được
Éomer đưa về đến Edoras rồi mới qua đời.
TRẬN CHIẾN MUÔN VÀN NƯỚC MẮT
Trận chiến muôn vàn nước mắt (Battle of Unnubered Tears) hay còn gọi là Nirnaeth Arnoediad là một trong những trận chiến lớn nhất của kỉ đệ nhất diễn ra vào năm 472.
* Nguyên nhân
Gần 20 năm sau trận chiến thứ 4 (Trận chiến ngọn lửa bất ngờ), với sự thất bại của những hoàng tử Noldor, giờ đây quân đội Melkor đã giành quyền kiểm sóat phần lớn vùng Beleriand. Vì vậy, Maedhros con trai trưởng của Feanor luôn ưu tư nặng trĩu vì ông không có cách nào tấn công Morgoth và khôi phục lại các vùng đất đã mất. Tuy nhiên câu chuyện về Beren và Lúthien đã lan rộng khắp Beleriand, và ông cho rằng Morgoth không ghê gớm như ông hằng tưởng. Hắn sẽ tiêu diệt họ từng người từng người một nếu họ không đoàn kết. Maedhros bắt đầu cuộc hội nghị, cuộc hội nghị với mục đích tăng cường thế lực cho Eldar, và thế là liên minh các giống loài được thành lập, lấy tên là Union of Maedhros.
Tuy nhiên bởi lời thề Feanor năm xưa, cùng với những việc làm xấu xa đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của Maedhros. Kết quả là lực lượng liên minh yếu hơn là ông thầm ước. Orodreth thề sẽ không bao giờ hành quân cùng bất cứ đứa con nào của Feanor bởi những việc làm xấu xa của Celegorm và Curufin. Tuy nhiên Gwindor con của Gulin, một vị tướng của Orodreth lại đi ngược lại mong muốn của Orodreth, chàng tham gia vào cuộc chiến với mong ước trả thù cho anh chàng. Chàng mang huy hiệu nhà Fingolfin, và đi dưới ngọn cờ Fingon.
Từ Doriatrh rất ít người đến giúp, một lần nữa cũng bởi lời thề Feanor, anh em nhà Maedhros đã gởi thông điệp đến đức vua Thingol và nhắc nhở ông về lời thề của họ, họ đã từng thề sẽ giết chết bất cứ kẻ nào chiếm đoạt Silmarils dù kẻ đó là ai. Họ cho ông hai lựa chọn, một là trao trả viên Silmaril hoặc là trở thành kẻ thù của họ. Melian khuyên chồng nên trao trả Silmaril cho họ, nhưng dưới những lời nói hỗn xược và đe dọa của họ, Thingol vô cùng giận dữ, ông lại nghĩ đến con gái mình và Beren họ phải trả bằng máu và nước mắt để có được Silmaril. Ông lại căm thù hơn khi nghĩ đến những việc làm hèn hạ của Celegorm và Curufin. Mỗi ngày ông say đắm nhìn Silmaril, ông càng mong ước có nó lâu hơn vì trong nó chứa một ma lực mà ông không hề hay biết. Ông đáp lại họ với những lời khinh miệt, Maedhros không nói lời nào nhưng Celegorm và Curufin thì thề sẽ giết Thingol và tiêu diệt người của ông một khi họ thắng trận.
Từ đó Thingol củng cố lực lượng, tuy nhiên ông không tham chiến,và cũng không cho ai tham chiến duy chỉ có Mablung và Beleg. Với họ Thingol cho phép ra đi nhưng với một điều kiện là không được phục vụ cho anh em nhà Feanor, vì thế họ ra đi dưới ngọn cờ nhà Fingolfin. Maedhros được sự trợ giúp của Naugrim (Người Lùn Râu Dài) từ quân lực cho đến vũ khí. Ông tập hợp tất cả anh em, giống loài, người nhà Bóre, nhà Ulfang. Ông đồng thời cũng đón nhận sự giúp đỡ của người từ phương Đông. Fingon đã từng cứu sống Maedhros, và họ là bạn thân nhau từ thuở nhỏ, họ cùng nhau bàn bạc kế hoạch tấn công Morgoth tại Hirming. Trong khu rừng Brethil, nhà Haleth đã trang bị vũ khí sẵn sàng lên đường chiến đấu, Haldir con trai của Halmir giờ đây trở thành thủ lĩnh sau khi ông qua đời. * Diễn biến
Đội quân liên minh đã đánh bọn Orcs tơi bời và khiến chúng bỏ chạy ra khỏi tất cả các địa phận phía bắc của Beleriand, kể cả Dorthonion giờ đây cũng được tự do. Morgoth thấy được tai họa trước mắt về sự trỗi dậy của Eldar cùng thế lực đồng minh. Hắn bàn bạc cùng thuộc hạ để tìm cách đối phó. Hắn đã gởi đi rất nhiều gián điệp để trà trộn vào kẻ thù. Maedhros giờ đây đã tập hợp đủ thế lực của Elf, Người, và Người Lùn. Họ tấn công Angband từ đông sang tây. Kế hoạch của họ là với một đội quân tiên phong tấn công đến Anfauglith, hy vọng lúc ấy đội quân của Morgoth sẽ ra nghênh chiến, vào thời điểm đó đội quân của Fingon từ những lối đi tắt của Hithlum sẽ đánh úp phía sau. Với kế hoạch đó họ hy vọng sẽ đè bẹp lực lượng của Morgoth. Tín hiệu họ dùng là lửa từ những hỏa đài ở Dorthonion.
Một ngày Trung Hạ, kèn trống của đội quân Eldar chào đón bình minh, phía đông là hùng binh của Feanor, phía tây thì có hùng binh của Fingon đức vua Noldor. Đoàn quân Fingon tiến vào thung lũng, khu rừng Ered Wethrin, họ cải trang cẩn thận để che mắt kẻ thù. Fingon rất tự tin chiến thắng vì đi chung với ông còn có sự đồng hành của Gwindor đến từ Nargothrond, Húrin và Huor những anh hùng của Dor-lómin, và Haldir của vùng Brethil. Fingon nhìn về Thangorodrim ở nơi ấy mây đen dày đặc, khói đen ngun ngút, ông biết rằng Morgoth đang vô cùng phẫn nộ. Trái tim ông nặng trĩu khi nhìn về phương đông, tìm kiếm trong vô vọng những dấy hiệu từ đoàn quân của Maedhros. Ông không biết rằng Maedhros giờ đây đang bị cản trở bởi âm mưu của Uldor (con út của Ulfang). Hắn tạo ra những tín hiệu giả về cuộc tấn công từ Angband. Trong giây phút ấy, những tiếng la hét từ đâu vọng lại, vượt qua những ngọn gió Nam, từ thung lũng lan qua thung lũng, và Người và Elves bổng trở nên hoan hỉ. Bởi những âm thanh kia là do hùng binh của Turgon từ kinh thành bí mật Godonlin với hơn 10 nghìn hùng binh đang ầm âm tiến tới, và đến với họ là cả một rừng gươm, giáo. Khi Fingon nghe được tiếng trống từ hùng binh Turgon, em trai ông, trái tim ông trở nên vui sướng, nỗi vui sướng vì gặp lại em trai trong giờ khắc sinh tử. Họ thốt lên "Utúlie'n aurë! Aiya Eldalië ar Atanatári, utúlie'n aurë!", bình minh đã đến!. Hãy nhìn nào, các anh em Eldar cùng những người cha của loài Người vì Bình Minh đã đến! và những người nghe thấy họ đáp lại "Auta i lómë!", bóng tối đã qua! bóng tối đã qua!
Giờ đây Morgoth đã biết rất nhiều về những gì họ làm, nắm rõ trong tay kế hoạch của họ. Trong giờ phút này hắn tin tưởng vào bọn thuôc hạ có thể giử chân Maedhros và cản trở sự tập hợp của kẻ thù, hắn đã đưa ra một đôi quân dường như hùng mạnh (thật ra chỉ một phần trong thế lực của hắn) đến Hithlum. Và chúng mặc quần áo trong màu nâu tối, che ánh sáng từ vũ khí. Do đó chúng đã đi khá xa vượt qua bãi cát Anfauglith trước khi chúng bị phát hiện Trái tim của người Noldor như đang bị thêu đốt vì căm thù, họ muốn tấn công kẻ thù ngay trên vùng đất trống, nhưng Húrin đã ngăn cản và nhắc họ hãy cánh giác sự xảo trá của Morthoth, kẻ mà thế lực lúc nào cũng lớn mạnh hơn họ tưởng, và âm mưu của hắn không một ai lường trước. Măc dù chưa có động tĩnh nào của kẻ thù, nhưng họ không còn kiên nhẫn để đợi chờ, Húrin một lần nữa khuyên họ không nên bồng bột mà hãy đợi thời cơ, hãy để bọn Orcs tấn công trước từ phía trên đỉnh đồi. Nhưng vào lúc ấy tên thủ lĩnh của đội quân Morthothh được lệnh phải rút quân bằng mọi cách có thể.
Từ tiền đồn, đội quân Fingon có thể nhìn thấy những cặp mắt của kẻ thù nhưng lại không thấy động tĩnh nào của bọn chúng. Tên thủ lĩnh của đội quân Morgoth đã cử bọn sứ giả đến, bọn chúng mang theo một món quà để thương lượng. Và món quà đó là Gelmir con trai của Giilin người từng là chủ nhân của Nargothrond. Chúng bịt mắt ông lại, chúng cười nhạo "bọn ta còn nhiều tù binh như thế, nhưng muốn cứu chúng các ngươi phải nhanh lên " sau đó chúng chặt tay, chặt chân, cuối cùng là thủ cấp của Gelmir.
Hoàn cảnh trớ trêu vô tình Gwindor em trai của Gelmir đã chứng kiến cảnh trên, lửa thù bừng cháy không còn bình tỉnh ông nhảy lên lưng ngựa cùng với nhiều kỵ sĩ đuổi theo truy sát bọn sứ giả. Dưới tình hình đó tất cả quân Noldor đốt lửa, và Fingon và hùng binh tiến lên ngọn đồi tấn công kẻ thù như bảo táp. Những tia sáng phát ra từ những thanh gươm như những ngọn lửa trên cánh đồng lau sậy. Sự tấn công dồn đạp của họ dường như phá vỡ kế hoạch của Morgoth. Đội quân Fingon tiến đến Anfauglith và phá tan cửa thành Angband.
Đội quân tiền phong gồm Gwindor và Elves vượt qua cổng thành tiến tên những bậc thang, nhưng không ngờ họ lại sụp bẩy và kẹt lại nơi ấy, tất cả đều bị giết duy chỉ Gwindor chúng bắt sống. Fingol không thể đến giúp kịp thời vì Morgoth xảo nguyệt đã che giấu nhiều đội quân hùng hậu phía sau những cánh cửa bí mật và chờ đợi âm thầm. Giờ đây thời cơ đã đến bọn chúng tấn công như vũ bão.Ở khu đất trống của Anfauglith, vào ngày thứ tư của trận chiến, đó là ngày bắt đầu của Nirnaeth Arnoediad, hay còn gọi là Ngày Vô Vàn Nước Mắt, bởi không một bài hát, hay câu chuyện nào có thể diễn tả thảm cảnh hôm ấy.
Fingon rút quân về phía bãi cát, Haldir thủ lĩnh người Haladin đã hy sinh, cùng với ông là vô số sinh mạng của những người đến từ Brethil, và họ sẽ không bao giờ có cơ hội trở về khu rừng khi xưa. Ngày thứ năm, họ vẩn còn khá xa Ered Wethrinm, bọn Orcs bao vây Hithum, bình minh ló dạng niềm hy vọng đã đến khi tiếng còi của Turgon một lần nữa vang lên. Đội quân Turgon đóng quân ở hướng nam để chắn giữ Giao Lộ Sirion. Turgon đã ra lệnh không được tấn công vội, và giờ đây thời cơ đả đến, ông nhanh chóng đến trợ giúp anh trai. Họ tấn công bọn Orcs và hai anh em nhà Fingoflin đã sát cánh bên nhau, Turgon cũng gặp lại Húrin đang chiến đấu cùng Fingon.
Trong khắc thứ ba của bình minh, những tiếng khèn của Maedhros vang dội và họ tấn công từ hướng đông, và dường như liên quân sắp thắng trận bởi tất cả mọi người một dạ trung hành trong khi bọn Orcs thì đang yếu thế, nhiều tên trong bọn chúng đã bỏ chạy tán loạn. Dù liên quân chỉ đưa ra tiền quân, Morgoth đã đưa ra đội quân cuối cùng của hắn từ Angband. Một đội quân quyết định thắng thua của cuộc chiến. Đội quân đó gồm chó Sói, Wolfriders, Balrogs và Rồng. Glaurung chúa tể loài rồng đã làm khiếp vía quân Eves và Người. Nhưng không phải chó sói, hay Balrog, hay rồng làm cho Morgoth chiến thắng mà chính là con người yếu ớt đã làm thay đổi cục diện trận chiến, bởi trong giờ phút ấy âm mưu của Ulfang bắt đầu phơi bày. Rất ngiều người phưong Đông đã bỏ chạy bởi họ đã lớn lên trong những lời dối trá và dụ dỗ của Morgoth, Nhà Ulfang không bỏ chạy mặc khác chúng liên minh với quân Morgoth và đánh lén đội quân liên minh. Đoàn quân Maedhros giờ bị tấn công cả 3 hướng và bị đánh tan tành. Và như định mệnh, mặc dù họ bị thương nhưng không có người con nào của Feanor bị chết, những người còn lại của Noldor và Naugrom (người lùn) cùng nhau tìm lối thoát chạy xa về Mount Dolmed ở phía đông.
Lực lượng oai hùng chịu đựng đến giây phút cuối cùng là đội quân của người lùn râu dài Belegost. Người Lùn có sức chịu đựng hơn cả loài Elves hay con Người, và họ có thói quen là đeo những mặt nạ ghê tởm khi chiến đấu. Họ đã chiến đấu chống lại loài rồng, tên chúa tể rồng Glaurung làm run sợ cả người và Elves nhưng với người lùn thì nó lại đang bị bao vây. Chiếc áo giáp của nó cũng không đủ sức chịu đừng những đòn tấn công dũng mãnh từ những chiếc búa của người lùn. Trong cơn thịnh nộ, Glaurung quay sang tấn công Azakhal, vị vua của người lùn. Khi nó trườn đến, với sực lực còn lại Azakhal đưa ra một đòn chí mạng vào Glaurung, ông đã đâm một nhát vào bụng nó, làm nó bị thương trầm trọng và phải bỏ chạy, những tên thuộc hạ của Morgorth cũng kinh hồn phách bỏ chạy theo nó. Những người lùn mang xác vua Azahael ra đi trong những bước chân nặng nề và ca lên bài ca bi hùng.
Trong trận chiến phía tây, Fingon và Turgon bị kẻ thù tấn công hàng hàng, lớp lớp. kẻ thù mạnh hơn nhiều so với những gì họ còn sót lại. Gothmog, chúa tể của loài Balrogs, tướng sói của Angbang đã đến, hắn bao vậy Fingon, và dồn Turgon và Húrin về phía vùng đầm lầy Serech. Fingon giờ còn lại một mình vì mọi người bên cạnh ông đều đã chết. Ông chiến đấu oanh liệt với Gothmog cho đến khi một tên Balrogs khác tấn công từ sau, hắn dùng cây roi lửa tấn công Fingon dồn dập. Gothmog chém Fingol với chiếc búa đen và đó là cái chết của đức vua Noldor.
Trận chiến đã bại, nhưng Hurin và những người còn sót lại của nhà Haldor vẩn một lòng chiến đấu cùng với Turgon của Gondolin, và đội quân của Morgoth vẫn không thể thắng tại Giao Lộ Sirion. Húrin nói với Turgon rằng: "xin ngày hãy đi đi, ngày còn sống là còn hy vọng cho Eldar, ngày nào còn vương quốc Gondolin là trái tim Morgoth hãy còn sợ hãi", nhưng Turgon trả lời "bí mật của Gondolin không còn che dấu được lâu, môt khi bị phát hiện thì đó sẽ là họa diệt vong". Húrin đáp " vâng, nhưng nếu nó có thể trụ vửng thêm một thời gian, từ gia đình ngài sẽ có tia hy vọng mới cho loài Người và Elves. Đây là những lời tôi phải nói với ngài trước khi chết, dù chúng ta chia tay nhau ở đây mãi mãi, và tôi không còn cở hội nhìn ngấm những dãy tuờng trắng hùng vĩ nơi chốn kinh thành Gondolin, nhưng cho ngài và cho tôi, một ngôi sao mới sẽ bắt đầu chiếu sáng, Xin tạm biêt! " Và Maeglin, cháu trai của Turgon đã nghe được những lời trên, và hắn không bao giờ quên được những lời nói đó.
Turgon thảo luận cùng những người còn lại của Gondolin và Fingon để rút quân, Hai vị tướng Ecthelion và Glorfindel chặn hai bên hông trái và phải để không một kẻ thù nào có thể vượt qua. Những người theo Húrin and Huor tình nguyện làm hậu quân vì trong tim họ không bao giờ muốn rời xa mãnh đất Northland, họ thà chết chứ không rời bỏ nó.
Sự phản bội của Uldor bị người đời nguyền rủa. những vị anh hùng cùng với những câu chuyện của họ sẽ lưu danh sử sách và sẽ mãi mãi được ca tụng cho đến ngàn sau. Và thế là đoàn quân Turgon đã thoát về phía nam với sự giúp đỡ của Húrin và Huor, ông vượt xuống Sirion và tẩu thoát. Họ biến mất vào những dãy núi và trốn tránh cặp mắt của Morgoth. Những người còn lại của nhà Hador sát cánh bên nhau chiến đấu sinh tử cho đến khi họ đến gần vùng đầm lầy Serech, và con suối Rivil trước mặt họ, đội quân Angband dồn dập tấn cộng, chém giết. Con suối dường như có thêm chiếc cầu làm bằng xác chết của nhà Hador.
Vào ngày thứ sáu của trận chiến, những chiếc bóng tại Ed Wethrin càng đen tối, Huor bị tên bắn thủng vào mắt, xác những người Hador bị giết chết trên cồn cát. bọn Orc bêu thủ cấp họ và đóng cọc như những ụ vàng trong hoàng hôn. Tất cả bị hạ, nhưng Hurin vẫn một mình vẫn chiến đấu dủng mãnh. Hai tay chàng nắm chặt hai chiếc rùi và chém kẻ thù liên tục, chiếc rìu nhuộm đầy máu đen của kẻ thù, một lần chàng chém là một lần chàng thốt lên 'Aurë entuluva!, bình minh sẽ đến! Nhưng cuối cùng cũng bị bắt sống, và đem đến Angband dưới mệnh lệnh của Morgoth. Và thế là kết thúc trận chiến Nirnaeth Arnoediad. * Kết quả
Morgoth đã đại thắng, và kế hoạch của hắn cũng đã đạt được, và những kẻ đã giết đồng loại của mình, phản bội Eldar làm cho mối quan hệ giửa Người và Elf trở nên xấu hơn, duy chỉ có 3 gia đình Edain là ngoại lệ. Lãnh địa của Fingon không còn nữa, những người con của Feanor thì trôi dạt như những chiếc lá dưới cơn gió lớn, tay họ đã rã rời, chân họ đã run, họ sống trong khu rừng hoang dã dưới chân núi Ered Lindon, sống cùng loài Elves xanh của Osriand. Họ đã mất đi uy quyền của những ngày huy hoàng. Trong khu rừng Brethil, một vài người vẫn còn sống nơi đó trong sự bảo vệ của rừng, và Hardor con trai của Haldir trở thành thủ lĩnh củah họ.
Còn với những kẻ phản bội đồng loại, Nhà Ulfang, Morgoth đã không ban cho họ vùng đất giàu có của Beleriand như họ mong muốn, hắn đã ép họ sống lại ở Hithunm và cắm họ rời khỏi chốn đó, và đó là món quà mà hắn tặng cho những kẻ đã phản bộ đồng loại. Những người còn lại của Eldar ở vùng Hithlum bị đưa vào những hầm mỏ, và phục dịch nới ấy, một vài người đã tìm cách trốn thoát vào rừng xâu. Bọn Orcs và Sói đi lại tự do trên tất cả lãnh phần phía bắc, và tiến xâu vào hướng nam của Beleriand, vượt xa đến tận Natarthen và biên giới Osirian. Không nơi đâu là an toàn, trên cánh đồng hay tận chốn rừng xâu.
Thủ phủ Dorithan của Thingol tuy nhiên vẫn bình yên, Morgoth không chú ý đến nó một phần là hắn không biết về sự tồn tại của nó nó, hay hắn chưa đến thời điểm cực độ của sự tàn độc. Giờ Morgoth hướng suy nghĩ về nơi Turgon cư ngụ, vì Turgon đã tẩu thoát, trong tất cả kẻ thù thì người mà hắn muốn tiêu diệt hơn bao giờ hết là Turgon. Turgon của nhà Fingolfin giờ đây là người duy nhất có đủ uy quyền để kế thừa ngai vàng của Noldor. Morgoth lo sợ và căm thù gia đình Fingolfin, bởi vì họ có mối thâm tình với vị thân nước Ulmo kẻ thù không đội trời chung với Morgoth, và cũng bởi vì vết thương mà Fingolfin đã ban cho hắn. Hơn tất cả, Morgoth e dè Turgon vì trong đôi mắt Turgon hắn nhìn thấy ánh sáng của Valar.
Nói về chuyện Hurin bị bắt sống, chàng bị giải đến trước mặt Morgoth vì hắn biết rằng chàng có mối thâm tình với Turgon và lối vào bí mật vương quốc Gindolin, nhưng Hurin đã không những không khai một lời mà còn chế giễu hắn. Vô cùng căm tức, Morgoth trói chặt hai tay Hurin trên một chiếc ghế đá và đặt nó trên một đỉnh núi cao Thangooim. Bằng ma lực hắn đưa ra lời nguyền ác độc, hắn nguyền rủa chàng, gia đình, con cháu chàng đời đời sống trong đau khổ. Hắn thốt lên những lời lẽ ác đôc "ngươi hãy ngồi đây mà nhìn về những vùng đất đen tối nơi những kẻ mà ngươi yêu thương, những kẻ dám chống đối lại ta, chọc giận và xem thường sức mạnh của ta, bỡi ta chúa tể hắc ám nắm giử trong tay vận mệnh của Arda. Ta sẽ cho chúng sống vĩnh viễn trong sự đau khổ". Và chuyên kể rằng Hurin không một lời van xin tha mạng cho chàng hay cho gia đình chàng.
Nhận mệnh lệnh của Morgoth, bọn Orcs và thuộc hạ đã gom xác những người chết trong trận chiến, chúng chất xác họ giửa khu đất trống Arnaugoth, xác chết chất cao như núi, từ xa có thể nhìn. Haudh-en-Ndengin người Elves đặt tên ngọn đồi đó, ngọn đồi Chết, hay
Haudh-en-Nirnaeth, ngọn đồi Nước Mắt.
TRẬN CHIẾN NGỌN LỬA BẤT NGỜ
Trận chiến ngọn lửa bất ngờ (Dagor Bragollah) là trận chiến lớn thứ tư diễn ra vào năm 455 kỉ đệ nhất. Trận chiến là bước ngoặt lớn đánh dấu sự trở lại của Chúa tể bóng tối Morgoth trong việc chống lại người Elf và loài người tại Beleriand.
* Nguyên nhân
Bốn trăm năm sau cuộc chiến thứ 3 (Trận chiến vinh quang - Dagor Aglareb), khi các hoàng tử Noldor bao vây được Angband và mở ra thời kì hòa bình của Beleriand thì vào một đêm mùa đông, một ngọn lửa bùng lên và thiêu cháy cả vùng đồng bằng Ard-galen rộng lớn. Thủ phạm của việc này không ai khác chính là Morgoth, sau một thời gian dài chỉnh đốn và ổn định lại đội quân quái vật của mình, giờ đây hắn đã trở lại và bắt đầu trả thù xưa.
* Diễn biến
Giai đoạn 1 (năm 455)
Đội quân Orc và Balrog của Morgoth dưới sự lãnh đạo của con rồng Glaurung bắt đầu tràn lên cao nguyên Dorthonion. Đây là bước đầu trong kế hoạnh của Morgroth, vì chiếm được Dorthonion có thể dễ dàng chi viện ngược lại cho Angband (nếu bị tấn công) và quan trọng hơn, nó sẽ chia đôi 2 lực lượng của người Elf Noldor 2 phía đông và tây, khiến họ không thể liên minh với nhau được. Angrod và Aegnor (2 người con trai của Finarfin và là anh của Galadriel), Bregolas (lãnh chúa của Landros, anh của Barahir) đều bị hi sinh trong trận chiến. Đức vua Finrod của Nargothrond nghe tin lập tức dẫn một đạo quân đến tiếp viện. Tuy nhiên, họ đã bị phục kích bởi quân đội Morgoth tại Fen of Serech. Bị tập kích bất ngờ, quân của Finrod nhanh chóng bị thất bại, ngay cả vua Finrod cũng suýt bị giết chết. May mắn trong giờ phút nguy hiểm nhất thì một binh đoàn loài người do Barahir dẫn đầu đã phá vòng vây và giải cứu cho Finrod. Finrod rất biết ơn Barahir và sau này đã tặng ông một chiếc nhẫn, và lập ra lời thề sẽ đáp ứng bất kì yêu cầu nào của Barahir cũng như con cháu ông. Finrod đem quân trở lại Nargothrond củng cố lại lực lượng, trong khi Barahir tiếp tục chiến đấu bảo vệ Dorthonion. Quân đội của Hithlum của Fingolfin cũng cố gắng đến hỗ trợ nhưng họ đã bị đẩy lại căn cứ của họ trong Ered Wethrin. Hador, chúa tể vùng Dor-lómin cùng con trai ông là Gundor cũng bị hi sinh khi họ rút quân về pháo đài Barad Eithel. Như vậy, cuối cùng toàn bộ Dorthonion cũng đã thuộc về tay Morgorth, Các hoàng tử Noldor lúc này bị đưa vào thế bị động, họ buộc phải rút về phòng thủ các căn cứ của mình.
Dorthonion đã ở trong tay, Morgoth bắt đầu kế hoạch xâm chiếm toàn bộ Beleriand của mình. Đầu tiên, hắn cho quân chiếm Pass of Aglon (một đèo hẹp nối Angband với trung tâm Beleriand) do Celegorm và Curufin nắm giữ. Dù bị thiệt hại quân nghiêm trọng nhưng cuối cùng Morgoth vẫn chiếm được vùng này, buộc 2 anh em Celegorm và Curufin phải chạy về phía bắc Doriath.
Một đạo quân khác của Morgoth do Glaurung dẫn đầu một tấn công vào Maglor's Gap, khiến Maglor phải rút về pháo đài Himring của Maedhros. Orc tiếp tục chiếm lấy vùng Rerir của Caranthir, buộc ông phải chạy về phía nam của Amon Ereb, nơi đó ông và 2 người em của mình là Amrod và Amras liên minh với người Elf Xanh. Quân đoàn Orc tiếp tục tàn phá các vùng mà chúng đi qua như làm ô nhiễm vùng hồ Helevorn, rồi vùng đồng bằng Thargelion ven sông Gelion. Cũng qua chỗ cạn của con sông, bọn chúng đã tiến được vào phía đông của Beleriand.
Như vậy trong thời kì đầu của cuộc chiến, vùng Dorthonion gần như đã bị chiếm, chỉ còn một số nam giới của nhà Beor do Barahir lãnh đạo là còn đủ dũng khí ở lại chống lại quân đội của Morgoth, trong khi phụ nữ và trẻ con của họ dời đến Hithlum. Các con trai của Feanor thì phân bố rải rác mỗi người một nơi và không liên minh được với nhau. Fingolfin và Fingon cố thủ trong Hithlum và không thể phá vòng vây ra ngoài được. Chỉ còn Doriath là có thể đứng vững, những người Elf Sindar tập trung hết về nơi đây làm tăng sức mạnh phòng thủ của khu vực này.
Khoảng 10000 tù nhân người Elf đã bị bắt đến Angband trong giai đoạn này
Giai đoạn 2 (năm 456)
Khi Fingolfin, vị vua tối cao của người Elf Noldor biết được những thất bại và thương vong nặng nề của các dân tộc tại Beleriand, trong sự tuyệt vọng và giận dữ, ông đã một mình cưỡi ngựa đến sa mạc Aufauglith và thách đấu với Morgoth trong một trận chiến một mấy một còn. Không nhận được câu trả lời từ Morgoth, ông phi đến tận cổng của Angband và tuyên chiến. Morgoth bước ra, và một trong những trận chiến solo hay nhất trong lịch sự Trung địa diễn ra. Dù chỉ là một Elf, nhưng với tài năng và sức mạnh của mình, Fingolfin đã tới 7 lần làm bị thương Morgoth, một trong những Ainur mạnh nhất bằng thanh kiếm Ringil. Tuy nhiên, cuối cùng ông kiệt sức, thanh kiếm của ông bị đánh gẫy bằng cây gậy Grond, và rồi vị vua vĩ đại nhất trong các vị vua của Noldor bị nghiền nát dưới bàn chân của Chúa tể hắc ám. Dù thế, nhưng những vết thương ông gây ra cho tên chúa tể hắc ám vẫn làm hắn đau đớn vĩnh viễn và khiến hắn bước đi khập khiễng suốt đời.
* Kết thúc cuộc chiến
Trước cái chết của Fingolfin, tình hình của các hoàng tử Noldor lại càng trở lên lộn xộn. Lợi dụng điều này, Morgoth sai Sauron chỉ huy một lực lượng lớn Orc và Warg tấn công pháo đài Minas Tirith tại Tol Sirion nơi mà Orodreth đang công giữ. Sauron chiếm được nơi này và đổi tên nó thành Tol-in-Gaurhoth. Tại Dorthnion, Barahir và người của ông bị săn đuổi, và bị giết chỉ còn sống duy nhất Beren.
Sauron bắt đầu nghĩ tới Doriath, nơi vẫn yên bình trong suốt cuộc chiến. Hắn gửi một đội quân Orc đến bao vây nơi này từ phía Tây. Tất nhiên, người Doriath không để yên trước sự quấy nhiễu này. Các trận chiến giữa Orc và Elf tại đây diễn ra ngày càng ác liệt. Năm 458, người của vùng rừng Brethil và chỉ huy quân đội Elf Sindar là Beleg tiêu diệt một quân đoàn Orc tại Taeglin. Tháng 3 năm 462, vua Thingol chiếm lại một vùng Orc chiếm đóng là Radhrim. Nhận thấy tình hình bất ổn này, Morgoth mở 2 mũi tấn công, một hướng đến bao vây Ered Wethrin, trong khi một hướng đi xuống từ phía bắc, tấn công Fingon trên vùng đồng bằng của Hithlum. Hurin, con trai của Galdor, vị vua mới của Dor-lómin đã cầm chân quân đội Morgoth tại Barad Eithel, trong khi tại hướng kia, đội quân Orc đã bị quân của Fingon với sự giúp đỡ của Cirdan và Falathrim từ Falas đập tan. Năm 465, Luthien (con gái của Thingol) với sự giúp đỡ từ Huan, con sói từ thiên đường Aman, đã phá hủy pháo đài Tol-ìGaurhoth của Sauron. Vào năm sau, Beren lọt vào được Angband và lấy Silmaril từ vương miện của Morgoth, điều này đã lấy lại hi vọng cho toàn thể người elf. Một liên minh được Meadhros thành lập, và cả 2 bên (Morgoth và Elf) bắt đầu xây dựng lại lực lượng chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, cuộc chiến thứ 5, mà sau này được
biết đến với cái tên Trận chiến muôn vàn nước mắt.
TRẬN CHIẾN NĂM ĐẠO QUÂN
Trận chiến năm đạo quân - Battle of Five Armies (22/11/2941TA) là một trong những trận chiến quan trọng nhất vào kỉ thứ 3. Năm lực lượng trong cuộc chiến là Orc (Cùng thú cưỡi của chúng là Warg) gây chiến cùng Loài Người, Người lùn, Elves và Đại bàng gần chân Ngọn núi Cô đơn.
* Nguyên nhân
Sau khi Bard giết chết con rồng Smaug, người dân Thị trấn ven hồ và những người Tiên rừng (Wood-Elves) vây hãm 13 người lùn do Thorin chỉ huy ở Ngọn núi Cô đơn. Bard yêu cầu Thorin phải chia cho mình một phần của kho báu vì những lí do:
- Ông là người giết rồng Smaug và nhờ đó người lùn mới có thể lấy lại được vương quốc của mình.
- Rất nhiều kho báu ở đây là của vùng Dale đã bị rồng Smaug cướp lên.
- Người dân Esgaroth đã giúp đỡ người lùn trong cuộc hành trình của mình và giờ đây người dân thị trấn đang phải chịu hậu quả nặng nề khi cả thị trấn bị tiêu rụi bới sự tức giận của Smaug.
Nhưng Thorin đã bị say mê với âm thanh của vàng, và ông không nghe những lí do mà Bard đưa ra nên đã không đồng ý chia sẻ của cải. Điều này làm nhóm người lùn bị mắc kẹt trong cuộc bao vây của lực lượng Người và Elf. Không chấp nhận bị kìm hãm tại đây, Thorin gửi một thông điệp về cảnh ngộ của mình đang mắc phải đến cho người thân bằng loài chim Raven sống tại ngọn núi. Dáin Ironfoot tại Dãy đồi Sắt khi nghe tin đã huy động lực lượng hơn 500 người Dwarf trang bị vũ khí hành quân đến giải cứu Thorin. Khi Dáin đến nơi, vào thời khắc mà trận chiến giữa phe cứu viện và phe bao vây núi sắp nổ ra thì Gandalf xuất hiện và can thiệp. Ông nói rằng trong khi 2 bên đang tranh cãi thì Orc tại Dãy núi Sương mù và Dãy núi Xám dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Orc Bolg đang hành quân về đây. Bọn chúng nghe tin con rồng đã chết và giờ đây không ai bảo vệ kho tàng nữa nên đã kéo đến nhằm đoạt lấy những báu vật.
* Diễn biến
Ba lực lượng (Elf, Dwarf, Men) đồng ý rằng Orc là kẻ thù của tất cả, những mâu thuẫn của họ tạm thời gác lại và cùng chung tay chống lại Orc. Họ sắp xếp lực lượng thủ ngay tại mũi núi, khoá chặt và trấn giữ cổng lớn của Erebor, lối duy nhất vào trong lòng núi. Lực lượng trấn thủ ở đây gồm khoảng 500 chiến binh Dwarf, 200 người tại thị trấn ven hồ và 1000 người Elves.
Lực lượng Orc và Warg vừa tới đã bị dụ vào ổ phục kích của phe Liên minh nên bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, do số lượng bọn chúng khá đông nên Liên minh đã không giữ được vị trí lâu. Quân đoàn thứ 2 của Orc bắt đầu tràn tới, mạnh mẽ và dữ tợn hơn, áp đảo phe Liên mịnh. Lúc này, trên ngọn núi, Thorin cùng 12 người lùn cũng lao xuống và tấn công bọn Orc. Sự xuất hiện của Thorin làm quân Dwarf lên tinh thần và tiếp tục kháng cự lại quân Orc. Khi cuộc chiến đang diễn ra đến lúc dữ dội nhất thì lực lượng thứ 5 xuất hiện, đó là những con Đại bàng (Eagles) đến từ Dãy núi Sương mù và được dẫn đầu bởi vua đại bàng Gwaihir. Cùng với đại bàng, Beorn cũng xuất hiện và hóa thành gấu khổng lồ tấn công lũ Orc. Nhờ có sự giúp đỡ của Đại bàng, Phe liên minh bắt đầu lấy lại được ưu thế. Beorn đánh tan lũ Orc và giết chết thủ lĩnh của chúng là Bolg. Thấy thủ lĩnh bị chết, quân Orc hoảng sợ bỏ chạy làm đội hình rối loạn tan tác để rồi bị quân liên minh truy đuổi tiêu diệt gần hết.
* Kết quả
Thorin bị trọng thương nặng, Fili và Kili tử trận. Thorin sau đó cũng không qua khỏi và ông nói lời xin lỗi với Bilbo. Lực lượng Liên minh cũng bị tổn thất khá nặng nề. Dáin trở thành vua của Erebor và ông chia cho Bard một phần kho báu và bồi thường thiệt hại cho thị trấn ven hồ, và những người elves cũng vậy. Bilbo cũng được Dáin chia phần nhưng đã không lấy.
Về phần quân Orc, người ta kể rằng ba phần tư bọn chúng đã bị thiệt mạng trong trận chiến hôm đó.
TRẬN CHIẾN TRÊN CÁNH ĐỒNG PELENNOR
Trận chiến trên cánh đồng Pelennor (Battle of the Pelennor Fields) là trận chiến lớn nhất trong kỉ đệ tam diễn ra ngày 10 tháng 3 năm 3019 trên cánh đồng Pelennor thuộc Minas Tirith, xứ Gondor. Trận chiến được miêu tả chi tiết trong tập 3 tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc nhẫn - Sự trở về của Đức Vua, và là một trong những trận chiến quyết định chiến thắng của phe loài người trước chúa tể bóng tối Sauron.
* Nguyên nhân
Sau sự sụp đổ của Osgiliath, giờ đây Minas Tirith là rào cản cuối cùng cho kế hoạch thôn tính toàn bộ Gondor của Sauron. Ngày 3 tháng 10 năm 3019, quân đội Mordor dưới sự chỉ huy của Witch-King bắt đầu hành quân đến cánh đồng Pelennor trước cổng kinh thành Minas Tirith. Trước đó, Sauron đã dùng tà thuật để bầu trời nơi bị bao phủ bởi các đám mây đen dầy đặc bởi đội quân của hắn không thể chiến đấu dưới ánh nắng mặt trời. Quân đội Mordor bao gồm khoảng 75000-80000 Orc (có thể hơn), vô số Trolls, Warg, các Nazgul và khoảng 30000 ngàn Esterlings và Haradrim (đến sau). Trong khi đó, tại Gondor, chỉ bao gồm 4000 quân và khoảng 1000 binh lính vừa rút về từ Osgiliath. Về sau có thêm khoảng 6000 kị binh Rohan đến và khoảng 2000-4000 quân đội Nam Gondor do Aragorn lãnh đạo đến viện trợ.
* Diễn biến
Ngày 13 tháng 3, quân đội Mordor chính thức đến được Pelennor và bắt đầu bao vây Gondor. Nhiếp chính vương Gondor lúc đó là Denethor sau sự mất mát người con trai cả là Boromir và người con trai thứ 2 là Faramir bị thương nặng trở về đã trở lên suy sụp. Vì vậy, lãnh đạo cuộc chiến bên phía Gondor thuộc về phù thủy trắng Gandalf. Quân Mordor bắt đầu bắn những quả cầu lửa vào thành phố, trong khi đám trolls của chúng dùng một cỗ máy lớn để phá cổng. Cỗ máy này được gọi là Grond, dài khoảng 100 feet, với cái đầu hình chó sói và có thể húc đổ bất kì cánh cổng nào.
Trước bình minh ngày 15, quân Mordor đã phá được cổng, tràn vào thành phố và bắt đầu tàn sát. Witch-King (Vua phù thủy xứ Angmar) cùng thú cưỡi cùng tiến vào và giáp mặt với Gandalf, một cuộc chiến nổ ra và 2 bên cân tài cân sức (The bộ phim của Peter Jackson thì Witch-King có vẻ nhỉnh hơn khi đá đánh gẫy được gậy của pháp sư trắng). Đúng lúc này, tiếng tù và báo hiệu một đội quân khác xuất hiện khiến Witch-King phải rời đi. Đội quân đó chính là những chiến binh Rohirrim của Rohan dưới sự chỉ huy của đức vua Théoden. Do sự bất ngờ, đội quân đã khiến quân Orc hoảng sợ và nhanh chóng làm chủ thế trận. Quân Orc bị tan vỡ đội hình và bị quân Rohirrim tiêu diệt quá nửa. Witch- King bất ngờ xuất hiện và tấn công vua Théoden, con thú của hắn đớp con ngựa Snowmane của đức vua và làm văng cả 2 ra xa khiến con ngựa đè lên vua và làm ông hi sinh. Khi Witch-King đang định để con thú ăn thịt nhà vua thì bất ngờ một chiến binh xuất hiện và giết chết con thú, Điều này làm Witch-King vô cùng tức giận. Hắn dùng vũ khí của mình tấn công đập tan lá chắn của chiến binh. Đúng lúc này, chàng hobbit bé nhỏ
Merry đâm một thanh kiếm vào sau lưng Witch-King, đây là thanh kiếm của các thượng tiên phương tây nên nó có khả năng phong tỏa phép thuật cũng như sức mạnh của kẻ bị đâm. Trong trạng thái tê liệt, Witch-King đành bất lực trước cú đâm kết liễu của người chiến binh, và chiến binh đó chính là nàng Eowyn, cháu gái của vua Theoden. Trong trận đánh,Witch-King đã từng nói: " Ngu ngốc, không một gã người trần nào có thể giết được ta". Đó cũng là lời sấm trước kia của Glorfindel nhưng rõ ràng Eowyn là 1 phụ nữ và Merry lại là 1 Halfling.
Trở lại cuộc chiến chính, khi quân đội Rohan đang chiếm ưu thế thì quân Haradrim cùng những con voi Mumakil của mình đến tiếp viện cho quân Mordor. Lúc này Éomer, cháu trai của Théoden trở thành người chỉ huy quân đội Rohan. Chàng cho chỉnh đốn lại đội ngũ và sẵn sàng đương đầu với thử thách mới. Nhưng những con voi khổng lồ quá mạnh mẽ, các chiến binh Rohirrim bị những bàn chân khổng lồ của chúng dẫm nát, và từ phía trên mình voi,quân Haradrim cũng bắn nhiều mũi tên xuống, trong khi quân ta ở phía dưới rất khó bắn lên. Rồi từ xa, một tiếng tù và phát ra từ phía dòng sông Anduin báo hiệu viện trợ quân cuối cùng của Mordor là các Cướp biển đen Corsair đã đến. Éomer tuyệt vọng phi ngựa lên ngọn đồi và chứng kiến những chiếc thuyền của bọn chúng đã cập bờ, báo hiệu ngày tàn của toàn thể loài Người. Nhưng những người mà chàng nhìn thấy bước xuống thuyền đã làm hi vọng của chàng trở lại ngay. Đó là Aragorn, Gimli, Legolas, Elladan, Elrohir (2 người con trai của Elrond) và đội quân Nam Gondor. Argorn sau khi thuyết phục được đội quân người chết giúp đỡ mình đã cùng họ đánh bại hạm đội của kẻ thù và cướp được thuyền của chúng. Sau đó, chàng đi tìm kiếm các chiến binh của Gondor và cùng họ lái thuyền đến Pelennor. Giờ đây, quân đội Gondor và Rohan cùng phối hợp, bao vây toàn bộ Orc và Hadadrim. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về phe chính nghĩa.
* Kết quả
Tolkien không ghi rõ số người đã chết trong trận chiến, nhưng theo tính toán thì khoảng 4000-6000 ngàn chiến binh đã bị thiệt mạng, trong đó có cả đức vua Théoden của Rohan. Trong khi đó, phe bóng tối đã bị tiêu diệt gần như toàn bộ, chỉ một số ít là bỏ chạy được. Mất mát lớn nhất của Sauron là cái chết của Witch-King, kẻ duy nhất Sauron tin tưởng để lãnh đạo toàn bộ đội quân của hắn. Vì thực tế, vẫn còn một đạo quân rất lớn nữa vẫn ở Mordor mà Sauron chưa tung ra trong trận này.
Gandalf cũng tính toán được rằng nếu tung toàn lực, quân Sauron vẫn có thể đánh bại được họ, trừ khi chiếc nhẫn bị tiêu diệt. Vì vậy, 2 ngày sau, Aragorn đã dẫn một đạo quân gồm khoảng 7000 người (2000 Rohirrim và 5000 Gondorians) đến tấn công cổng đen để đánh lạc hướng con mắt của Sauron, giúp Frodo và Sam có thể đến được núi Doom và tiêu hủy chiếc nhẫn.
* Phim ảnh
Trận chiến là trung tâm trong phần 3 bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của đức vua của đạo diễn Peter Jackson. Nhìn chung, Peter Jackson khá tôn trọng nguyên tác và chuyển thể hầu hết những gì tác phẩm của Tolkien đã miêu tả, trừ tình tiết cuối, thay vì Aragorn dẫn một đạo quân Gondorian thì chàng lại đưa đội quân người chết về tiếp viện và dễ dàng đánh bại quân Mordor hơn. Tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng lớn lắm đến kết cấu của tác phẩm.
Trong phim, đội quân Orc cũng được miêu tả đông hơn trong nguyên tác khi có đến
200000 Orc, 20000 Esterlings, 20 Mumakil và 1000 Haradrim
TRẬN CHIẾN VÂY HÃM TOÀ THÁP BARAD-DUR
Cuộc vây hãm tòa tháp Barad-Dur là hệ quả trực tiếp sau Trận chiến Dagorlad. Sau 7 năm vây hãm đã dẫn đến cuộc chiến cuối cùng tại núi Doom quyết định vận mệnh của toàn Trung địa.
* Nguyên nhân
Sau trận chiến đẫm máu Dagorlad, Liên minh giữa người, Elf và người lùn bắt đầu tiến sâu vào lãnh thổ Mordor. Họ chiếm được cổng đen và áp sát tòa tháp đen Barad-Dur, nơi Sauron và lực lượng quái vật của hắn đang cư ngụ. Tuy nhiên khi hành quân đến Udun, một cao nguyên phía bắc Mordor, họ bị phục kích và bị tổn hại khá nặng về quân số, vì vậy họ vẫn chưa thể trực tiếp tấn công vào Barad-Dur được. Gil-galad và Elendil quyết định tạm thời bao vây nơi này và tìm kiếm viện binh từ bên ngoài, khi nào lực lượng đủ mạnh sẽ tấn công và tiêu diệt bằng được Sauron.
Cuộc bao vây kéo dài 7 năm. Nhiều Người, Elf và Dwarves đã bị chết do những quả cầu lửa mà quân Orc bắn ra từ phía trong tòa tháp. May mắn, họ được hỗ trợ thêm một lực lượng quân Gondor do Anarion (con trai thứ 2 của Elendil) lãnh đạo. 2 bên chiến đấu trong tư thế giằng co, khi quân liên minh liên tục khiêu khích quân Orc ra ngoài để tiêu diệt, và ngược lại, quân Orc cũng tìm những kẽ hở của quân Liên minh để đánh những trận đánh nhỏ. Tình hình kéo dài đến năm thứ 6 (3440) thi Anarrion bị hi sinh. Điều này làm Elendil vô cùng tức giận, ông quyết định không chờ nữa mà phải mở một cuộc tấn công ngay vào Barad-Dur.
* Diễn biến
Năm 3441, quân liên minh dưới sự chỉ huy của Gil-Galad và Elendil hành quân đến núi Doom, nơi quân lực của Orc tập trung mạnh nhất, bắt đầu một trong những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử. Lực lượng phe Liên minh vào khoảng 50000 người (40000 đến từ Gondor và 10000 từ Arnor), 50000 Elf từ Lindon và Rivendell, 20000 Dwarves. Trong khi đó phe Sauron gồm khoảng 450000 Orc, 10000 Trolls, 10000 Warg và 50000 Easterlings. Khi trận chiến đang diễn ra đến lúc khốc liệt nhất thì Sauron xuất hiện. Với sức mạnh của Chiếc nhẫn, hắn tiêu diệt vô số người của phe Liên minh và cuối cùng trực tiếp đấu với 2 vị vua tối cao của Người và Elf. Cả Gil-galad và Elendil đều không thể chống lại hắn và lần lượt hi sinh. Thanh kiếm Narsil bị dẫm nát vụn dưới bàn chân Sauron. Khi mọi hi vọng tưởng chừng đã tắt thì bất ngờ Isildur, con trai của Elendil xuất hiện và cầm mảnh vỡ của thanh Narsil chém vào tay của Sauron khiến Chiếc nhẫn rơi ra khỏi tay hắn. Do thân xác hắn vốn đã bị vùi lấp cùng đế chế Númenor và chỉ được hồi sinh khi có chiếc nhẫn bên cạnh nên giờ đây, khi không còn chiếc nhẫn, hắn lập tức bị tan biến. Thấy cái chết của chủ nhân, đoàn quân quái vật của Mordor nhanh chóng tan rã và bị phe Liên minh áp đảo và tiêu diệt.
* Kết quả
Toàn bộ lực lượng quái vật của Sauron tại Mordor đều bị tiêu diệt hoàn toàn, 30000 trên tổng số 50000 Easterlings cũng bị tiêu diệt.
Trong khi đó, bên phe Liên minh, hi sinh cũng gần 3/4 toàn bộ quân số, trong đó mất mát lớn nhất là 2 đức vua Gil-galad và Elendil. Sau trận chiến, Cirdan và Elrond khuyên Isildur hãy tiêu diệt chiếc nhẫn nhưng ông đã không làm thế, điều này gây ra rất nhiều hậu quả trong kỉ đệ tam sau này.
Trận chiến đánh dấu kết thúc kỉ đệ nhị và cũng là sự tiêu diệt tạm thời của Sauron. Gondor giờ đây mở rộng lãnh thổ đến tận núi Doom và xây nhiều pháo đài ở nơi này.
Tuy nhiên, sau cái chết của 2 vị vua và việc Isildur không đồng ý tiêu diệt chiếc nhẫn đã dẫn đén sự bất hòa của Elf và Người. Những người Elf sau này cũng dần rời bỏ sang Aman và gần như không quan tâm đến các công việc của Trung địa nữa.
Gil-galad, hậu duệ cuối cùng của những người Elf Noldor đã hi sinh nên dòng dõi Noldor ở Trung địa cũng dần lụi tàn trong kỉ đệ tam. Elrond trở về Rivendell trong khi đó Cirdan trở thành người đứng đầu mới tại Lindon.
Còn chiếc nhẫn, sau khi Isildur rời bỏ Minas Tirith và trở về phía bắc, ông bị phục kích, ông đeo nhẫn giúp mình tàng hình và nhảy xuống sông. Nhưng chiếc nhẫn đã phản bội và tuột khỏi tay ông và rơi xuống lòng sông trong khi Isildur bị phát hiện và bị bắn chết. Nó nằm đó và chờ cơ hội một ngày nào đó, có người sẽ đưa nó lên và quay trở về với chủ nhân đích thực của nó.
Trận chiến cuối cùng tại núi Doom đã được diễn tả tại phần mở đầu của phần 1 bộ phim Chúa tể những chiếc nhẫn của đạo diễn Peter Jackson.
TRẬN CHIẾN Ở DALE
Trận chiến ở Dale - Battle of Dale (17/3 - 27/3/3019) là trận chiến diễn ra tại vương quốc Dale suốt cuộc chiến chiếc nhẫn vào gần cuối kỉ đệ Tam.
"Khi các người nghĩ về trận đại chiến Pelennor, xin đừng quên ở Dale cũng đang diễn ra những cuộc chiến đi cùng với ý chí anh dũng của dòng dõi Durin. Hãy nghĩ đi liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta thất bại. Rồng lửa và những lưỡi gươm tàn bạo ở Eriador, màn đêm buông xuống ở Rivendell, và sẽ chẳng còn nữ hoàng nào ở Gondor nữa" - Gandalf
* Nguyên nhân
Những người lùn ở Ngọn núi cô đơn và người dân Dale từ chối lập liên minh dưới trướng chúa tể Sauron. Trong khi lực lượng phía nam của hắn đang chuẩn bị tiến đánh Gondor thì Sauron cũng cử một đạo quân tiến đến phía Bắc để bành trướng lãnh thổ cai trị của mình nhằm ngăn chặn quân thù liên kết với nhau dưới cùng một ngọn cờ, điều này sẽ đe dọa đến sự tồn tại của Mordor.
* Diễn biến
Ngày 17 tháng 3 năm 3019 kỉ đệ tam, Sauron đã gửi một đội quân gồm những người Easterlings tấn công vào Dale. Cuộc chiến bắt đầu khi người Easterlings tràn qua các vùng đất trên sông Carnen và cô lập vương quốc người lùn ở gần đó. Sau đó chúng băng qua dòng Celduin và tổng tấn công vào người dân Dale, những người lùn sống dưới ngọn núi và vùng rừng Mirkwood của người Tiên rừng (Wood Elves). Một liên minh được tập hợp bao gồm người và ngời lùn được chỉ huy bởi vua Brand xứ Dale và vua Dáin II Ironfoot xứ Erebor để chống lại quân đội Easterlings. Lực lượng của Sauron nhiều vô số kể, tuy nhiên đội quân của Dale lại có lợi thế về vũ khí do người lùn chế tạo ra. Nhưng quân đội Easterlings - đội quân đã làm khiếp đảm các chiến binh Rohirrim ở phía nam cũng không phải yếu kém. Sau 3 ngày chiến đấu không ngừng nghỉ, với số lượng áp đảo, quân Easterlings đã dồn người và người lùn phải rút vào bên trong ngọn núi cô đơn.
Một số chiến binh mạnh mẽ nhất được tập hợp lại dẫn đầu bởi vua Brand và cua Dáin đã chiến đấu anh dũng trước cổng thành ngọn núi cô đơn. Mặc dù thành trì vẫn được giữ vững nhưng cả 2 vị vua đều hi sinh và quân Easterings vẫn còn rất đông. Cuộc chiến tưởng chừng như tiếp tục trong vô vọng thì tin tức từ Gondor lan đến, đội quân của Gondor và Rohan đã đẩy lùi được lực lượng chính của Sauron trong mặt trận phía nam vào ngày 25 tháng 3. Điều này đã làm cho đội quân phía bắc nản chí và chùn bước. Cảm nhận được sự suy sụp trong tinh thần quân địch và nghe tin chiến thắng của người dân phía nam, đội quân Dale dưới sự chỉ huy của 2 vị vua mới - Bard II (con trai của Brand) và Thorin III Stonehelm (Con trai của Dáin) đã phản công và đánh tan vòng vây của quân địch vào ngày 27 tháng 3 và đẩy lùi chúng ra ngoài lãnh thổ của Dale
* Kết quả
Cuộc chiến chấm dứt với sự thất bại hoàn toàn của phe Sauron. Tuy vậy nó cũng gây rất nhiều tổn thất đến người dân vùng Dale.
Mặc dù Battle of Dale không thể thay đổi được kết quả của Cuộc nhẫn chiến nhưng vai trò của nó cũng là rất lớn, thậm chí ảnh hưởng đến mệnh hệ của cả Trung địa. Vì nếu trận chiến này thất bại, đội quân Easterlings sẽ tiếp tục liên minh cùng lực lượng Orc còn sót lại tại Dol Guldur và tấn công vào Mirkwood. Ngày tàn của Mirkwood sẽ đến, và Dol Guldur sẽ trở thành một căn cứ vững mạnh để Sauron tiến quân vào Lothlorien. Sau đó, hắn sẽ cho quân tiến đánh Rohan, buộc những kị binh Rohan đang chiến đấu tại Gondor sẽ phải rút lui về Rohan để bảo vệ thành lũy của mình. Với lực lượng mỏng và phải dàn trải ra nhiều nơi tại Rohan, chiến thắng đã gần như nằm chắc trong tay Sauron. Chiếm xong Rohan, hắn sẽ dồn toàn bộ quân lực tiến đánh Minas Tirith, rồi sau đó là những vùng tự do khác của Trung địa: vùng Eriador và vùng đất quanh Dãy núi Sương Mù. Và cuối cùng, Sauron sẽ tiến công nốt vùng Lindon của Cirdan, những người Elves, những người mà Sauron sợ nhất có thể ngăn cản kế hoạch thống trị Trung địa của hắn sẽ buộc phải sơ tán gấp đến Valinor, và khi đó toàn bộ Trung Địa sẽ nằm trong tay hắn.
Từ đó, ta có thể thấy chiến thắng tại Dale là một chiến thắng vô cùng quan trọng, và nó
cũng cho thấy được sức mạnh và sự thống trị của loài người trong kỉ đệ tứ sau này. NHỮNG SỰ KIỆN KHÁC
ẢO ẢNH CỦA ILLUVATAR
Ảo ảnh của Iluvatar, hoặc có thể gọi bằng một cách khác là Giấc mộng của Iluvatar là một khái niệm quan trọng gắn liền với sự hình thành của thế giới Arda. Khi thượng đế Eru Iluvatar để cho các Ainur tấu lên điệu nhạc thần Ainulindale thì bản thân điệu nhạc đã tạo ra trong tâm tưởng Ngài một ảo ảnh phác họa về thế giới cần tạo ra, để rồi dựa vào đó mà mọi tạo thể được hiện thực hóa bởi quyền năng sáng tạo.
Sau khi điệu nhạc thần kết thúc, Eru Iluvatar cho các Ainur xem ảo ảnh đó để họ có thể nhìn thấy trước cái thế giới được phác thảo qua điệu nhạc trông sẽ như thế nào một khi được hiện thực hóa. Trong ảo ảnh, các Ainur dường như còn nhìn thấy cả toàn bộ lịch sử tồn vong của thế giới đó. Những Ainur tiếp tục chăm chú nhìn vào ảo ảnh, họ vô cùng thích thú khi nhận ra những tạo thể đặc thù được làm ra bởi chính những khúc nhạc của riêng mỗi người. Melkor cũng nhìn thấy những ảo ảnh nhưng ông ta vẫn chưa nghĩ rằng những hành động của mình là phá hoại mà còn cảm thấy tự hào vì đã góp phần xây dựng nên thế giới.
Những Ainur còn nhìn thấy cả những thứ mà không người nào trong họ còn nhớ được là mình đã từng đã tạo ra từ khi nào, một số thứ khác thì có lẽ họ nhớ được nhưng lại không thể hiểu được đầy đủ về chúng. Qua ảo ảnh, họ còn xác định được cả vị trí mà Những đứa con của Illuvatar đang ngủ yên, đó không phải nơi nào khác mà chính là Trung Địa. Đó cũng là lí do mà các Ainur đều đi xuống Trung Địa, đối với các Valar thì đó là sứ mệnh hoàn thiện thế giới để có một sự chuẩn bị thật tốt cho sự thức tỉnh của loài Elf và loài Người, đối với phe Melkor thì lại khác, họ xuống đây với mục đích thống trị tất cả.
Điệu nhạc Ainulindale và Ảo ảnh của Iluvatar là những khái niệm cần phải sử dụng đến óc tưởng tượng để có thể hiểu được. Chúng ta có thể tạm hiểu qua một cách ví von tương đối như sau: Đầu tiên thì Eru là người đưa ra những ý tưởng chủ đạo còn những Ainur giống như là các kiến trúc sư, họ cùng hòa tấu vào điệu nhạc thần giống như là việc vẽ ra một bản thiết kế phác thảo đầy đủ về công trình dựa trên ý tưởng của Eru. Tiếp sau đó thì chính thượng đế lại đóng vai trò như một nhà xây dựng, người mà sẽ dựa vào bản vẽ phác thảo của các kiến trúc sư mà hiện thực hóa những thứ ở trong đó. Qua ảo ảnh của Iluvatar, thế giới Arda được tạo dựng, có rất nhiều thứ trong đó được tạo ra như vũ trụ, biển cả, bầu trời, đất đai, núi đồi, hay muông thú..v.v..
ĐIỆU NHẠC CỦA NHỮNG AINUR
Điệu nhạc của những Ainur là một điệu nhạc thần thánh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc sáng tạo ra thế giới Arda. Đúng như tên gọi thì nó được thực hiện bởi các linh hồn Ainur dưới sự dẫn dắt của thượng đế Eru Illuvatar.
Về khởi nguồn, thì ngay từ lúc tạo ra các Ainur, thượng đế Eru đã có ý định để họ cùng Ngài tạo ra thế giới Arda. Đầu tiên, Ngài dạy cho họ về nghệ thuật âm nhạc với lời nhắn hãy coi nó như mạng sống và sứ mệnh của mình. Tiếp sau đó, các Ainur miệt mài lĩnh hội và thử tạo ra những khúc nhạc của riêng họ dựa trên khả năng cũng như tính cách riêng của mỗi người. Chốn cung điện Vô tận tràn ngập những âm thanh do các Ainur tạo ra, tuy các khúc nhạc được sáng tạo dựa theo cá tính riêng của mỗi người nhưng chúng vẫn phải bám chặt vào ý tưởng chủ đạo mà thượng đế Eru đã nhắn nhủ từng người họ lúc ban đầu. Thông qua việc lắng nghe và cảm nhận, một Ainur có thể nhận thức được suy nghĩ của những Ainur khác cũng như là những khúc nhạc mà họ tạo ra.
Đến một thời điểm thích hợp, Eru Illuvatar chính thức đưa ra một Điệu nhạc lớn, điệu nhạc này giống như một bản dàn ý tổng quát và công việc của các Ainur là bổ sung, hoàn thiện những chi tiết trong đó thông qua việc đưa thêm vào nó những khúc nhạc của riêng họ. Chính quá trình hợp tấu vĩ đại này đã tạo nên thế giới Arda.
* Melkor và sự nhiễu loạn
Người đầu tiên được nêu danh để đứng ra đại diện cho bản hợp tấu chính là Melkor, vị Ainur quyền năng nhất, do cũng thấu hiểu nhiều suy nghĩ của Eru Iluvatar nhất mà ông ta có nhiệm vụ là truyền tải lại những ý định của thượng đế cho các Ainur khác. Giống như một đứa con ngỗ nghịch, Melkor từ rất lâu đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra những khúc nhạc chỉ theo riêng ý mình và không hề cảm thấy thoải mái khi phải làm theo ý tưởng đặt ra của Thượng đế.
Khi bản hợp tấu được bắt đầu, Melkor đã chèn vào những âm thanh chát chúa của riêng ông ta khiến cho Điệu nhạc lớn bị mất đi sự hài hòa như ý định vốn có của thượng đế. Một lí do nữa để khiến cho khúc nhạc của Melkor trở nên dị biệt đó là bởi vì ông ta đã thực hiện lối sống độc hành quá lâu với các Ainur còn lại. Trong khi các anh chị em của mình đều sống và tập luyện chơi nhạc tại Những cung điện Vô tận thì Melkor lúc đó đang mải mê truy tìm Ngọn lửa Bất diệt bên trong vùng Cõi Ngoài.
Vậy là một cuộc chiến ngấm ngầm đã diễn ra trong quá trình hợp tấu, điệu nhạc được miêu tả là " sâu lắng, bao la và đẹp đẽ, nhưng cũng chậm rãi và bị pha lẫn bởi một sự sầu thảm vô tận.." Còn khúc nhạc của Melkor được miêu tả là " chát chúa, vô nghĩa và lặp lại một cách liên tục ... nó làm nhiễu loạn những khúc nhạc khác bằng một thứ âm thanh thô bạo.." Tuy nhiên, nếu chỉ riêng khúc nhạc của Melkor thì vẫn là không đủ để làm thay đổi được toàn bộ bản hợp tấu của Eru cùng các Ainur còn lại mặc dù nó cũng đã gây ra những ảnh hưởng lên tiến trình tạo lập thế giới.
Khi phần đầu của Điệu nhạc lớn được Thượng đế tấu lên, Melkor đã ngay lập tức làm nhiễu loạn nó khiến cho rất nhiều linh hồn Ainur ở gần ông ta bị biến đổi tâm tư và về sau trở thành những tay sai cho phe bóng tối, một phần lớn những Ainur đó được biết tới như là những quỉ lửa Balrog ở những thời đại về sau. Tiếp đó, Illuvatar lại tiếp tục tấu lên phần 2 và phần 3 của Điệu nhạc lớn, cả 2 phần đều bị làm hỏng bởi Melkor khiến cho sự tức giận của Đấng sáng tạo đã lên tới đỉnh điểm. Ngài giơ cao 2 tay rồi kết thúc Điệu nhạc lớn trong một cơn phẫn nộ khủng khiếp mà ngay cả Melkor cũng không dám đối mặt. Thượng đế ngay sau đó đã trách phạt Melkor và rời khỏi tòa sảnh. Bị trách phạt, Melkor cảm thấy bị xỉ nhục và đem lòng thù hận Thượng đế cùng các Ainur trung thành với Ngài kể từ đó. * Kết quả
Sau khi kết thúc điệu nhạc, Eru Illuvatar cho các Ainur xem một ảo ảnh để họ có thể nhìn thấy trước cái thế giới được phác thảo qua điệu nhạc trông sẽ như thế nào một khi được hiện thực hóa. Trong ảo ảnh, các Ainur dường như còn nhìn thấy cả toàn bộ lịch sử tồn vong của thế giới đó. Những Ainur tiếp tục chăm chú nhìn vào ảo ảnh, họ vô cùng thích thú khi nhận ra những tạo thể đặc thù được làm ra bởi chính những khúc nhạc của riêng mỗi người. Melkor cũng nhìn thấy những ảo ảnh nhưng ông ta vẫn chưa nghĩ rằng những hành động của mình là phá hoại mà còn cảm thấy tự hào vì đã góp phần xây dựng nên thế giới.
Thế giới có lẽ sẽ trở nên rất hoàn mỹ nếu như không có sự nhiễu loạn của Melkor, kể từ khi ông ta can thiệp vào thì Arda về sau đã mất đi sự yên bình như ý định ban đầu của Thượng đế. Thời tiết, địa hình vốn hài hòa và tươi đẹp của Arda sẽ không còn giữ được sự đồng nhất, những núi lửa, những vùng đất băng giá và hoang mạc nóng bỏng đã xuất hiện và gây ra khó khăn cho những con người phải sống tại đó. Những vùng đất và hang động bóng tối cũng hình thành để làm nơi trú ẩn cho những thứ tà ma. Bên cạnh các loài sinh vật đẹp đẽ và hiền hòa thì còn có cả những loài sinh vật độc ác và ghê tởm.
Sau khi kết thúc điệu nhạc, rất nhiều những linh hồn Ainur đã bị khúc nhạc của Melkor làm cho mê hoặc và về sau đã đi theo ông ta để gây nhiều tội ác chống lại ý muốn của Thượng đế và các Valar. Sự can thiệp lên điệu nhạc còn tác động rất lớn đến cả người Elf, theo lý ra họ sẽ được bất tử cả về thể xác lẫn linh hồn như ý định ban đầu của Eru, còn giờ thì họ chỉ được bất tử về linh hồn mà thôi. Những người muốn duy trì được sự bất tử về thể xác thì phải sống dưới sức mạnh bảo trợ của các Valar hoặc dưới pháp lực duy trì của các Nhẫn phép.
* Điệu nhạc thần thứ 2
Những lời tiên tri nói rằng: Sau khi kết thúc Dagor Dagorath, Trận chiến cuối cùng của thế giới thì các Ainur sẽ lại cùng nhau hát lên điệu nhạc thần thứ 2 của Illuvatar. Tuy không có ghi chép về việc điệu nhạc này sẽ tạo ra cái gì nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế giới được chữa lành và tươi đẹp hơn cả khi xưa, rất nhiều chủng tộc mới sẽ được sinh ra và sống hòa bình cùng với các chủng tộc trước kia. Truyền thuyết còn nói rằng người Dwarves sẽ trợ giúp cho các Ainur trong việc tái tạo lại những vật chất của Arda, cùng
nhau họ sẽ thắp sáng lại ngọn lửa lao động để khai sinh ra một thời đại mới.
ĐẠI HỘI MERETH ARDERTHAD
Mereth Aderthad, hay còn được biết đến là Đại tiệc tái hợp là một buổi đại hội hay một buổi đại tiệc lớn được Fingolfin chủ trì tổ chức tại gần Eithel Ivrin, đại hội diễn ra vào năm 20 của Thời đại thứ nhất và qui tụ gần như tất cả những đại diện thuộc các dòng người Elves tại Trung Địa. Đây là một trong những sự kiện lớn của người Elves trong thời đại này bởi nó đánh dấu một sự đồng nhất và đoàn kết giữa các dòng người Elves tại Trung Địa để mở ra một thời kỳ mới trong cuộc chiến lâu dài với Chúa tể bóng tối Morgoth.
Không lâu sau khi đến Trung Địa và xác lập căn cứ tại vùng Hithlum, Fingolfin đã đứng ra chủ trì việc tổ chức đại hội Mereth Aderthad diễn ra gần vùng ao thần Eithel Ivrin, đó là một khu vực rất đẹp và lý tưởng để tiến hành một bữa tiệc tụ họp vui vẻ. Cuộc đại tiệc sau khi được công bố đã thu hút được sự chú ý của nhiều người cao quý thuộc nhiều dòng Elves khác nhau tại Trung Địa.
Những người thuộc gia tộc Feanor là những người đầu tiên được mời tham gia, họ vui vẻ nhận lời và khi đến tham dự, họ cùng với những người thuộc gia tộc Fingolfin đã cùng nhau hàn gắn lại những thương tổn và hiềm khích khi xưa. 2 gia tộc anh em đã quyết chí kề vai sát cánh để cùng tiêu diệt kẻ thù chung là Morgoth.
Đại hội còn có sự tham gia của rất nhiều người thuộc dòng Sindar cũng như các dòng Elves khác tại Trung Địa mà trong số đó có cả Mablung và Daeron từ vương quốc Doriath, 2 người họ đại diện mang lời chúc tốt đẹp từ vua Elu Thingol tới cho buổi tiệc. Vào thời điểm buổi tiệc diễn ra, rất nhiều người Elves đã cùng có mặt, họ cùng ca hát, trao đổi với nhau về ngôn ngữ và văn hóa riêng của mỗi dòng chi tộc, họ giải thích cho nhau nghe về những hiểu lầm đã từng xảy ra và kết thúc bằng tình hữu nghị chan hòa giữa các dòng chi với nhau. Sau khi kết thúc Mereth Arderthad, một mối liên kết đồng minh giữa các dòng người Elves tại Trung Địa đã được tạo ra và làm nền móng cho giai đoạn hòa bình và
thắng lợi trước phe Morgoth trong hơn 400 năm tiếp theo.
LỜI NGUYỀN CỦA MANDOS
Lời nguyền của Mandos, hay còn được gọi là lời nguyền của người Noldor hoặc lời sấm của phương Bắc, là một lời phán của các Valar dành cho những người Elves dòng Noldor tham gia vào cuộc tàn sát người Teleri tại Alqualonde. Lời sấm có nguyên văn như sau:
" Vô vàn nước mắt sẽ tuôn trào, và Valar sẽ rào kín Valinor trước mặt các ngươi, không một ai có thể trở lại, ngay cả khi tiếng than khóc của các ngươi có vọng được qua những dãy núi. Sự thịnh nộ của các Valar dành cho gia tộc Feanor sẽ theo suốt từ phương Tây cho tới vùng phương Đông ngút ngàn, và còn đeo bám cả những báu vật mà bọn chúng đã đặt lời thề theo đuổi. Một kết cục xấu xa đang chờ đón những thứ vốn khởi đầu là tốt đẹp; và bởi sự phản bội của những người anh em họ hàng mà chúng sẽ phải chịu đựng những nỗi sợ hãi và bất hạnh. Chúng sẽ mãi mãi không có được những thứ mà chúng muốn ..." Những người Noldor đều nghe được lời sấm này nhưng duy chỉ có Finarfin là tỉnh ngộ và dẫn người của mình quay trở lại Valinor. Ông được các Valar dung thứ và trở thành Đức vua tối cao dòng Noldor tại Aman. Những người Noldor tại Aman được sống trong hòa bình dưới sự bảo trợ của các Valar còn trong khi đó, những người Noldor đến Trung Địa đã phải hứng chịu vô vàn đau thương và mất mát. Và cũng đúng như lời sấm, những con người thuộc gia tộc Feanor đã bị chính những báu vật Silmaril làm hại, chỉ vì nó mà họ nghi kỵ, phản bội và giết hại những người cùng giống loài với mình, thế nhưng chẳng ai trong số họ có thể sở hữu được trọn vẹn những báu vật đó. Kết cục của họ đều khá bi thảm và không có ai được trở lại Valinor.
LỜI THỀ CỦA EORL
Lời thề của Eorl là một sự kiện mang ý nghĩa quan trọng trong thế giới Loài người ở gần cuối thời đại thứ 3. Nó là một sự gắn kết trên tinh thần giữa 2 vương quốc đồng minh là Rohan và Gondor. Trong suốt hàng trăm năm, trải qua nhiều đời thay đổi người trị vì nhưng mối liên minh giữa 2 quốc gia vẫn vô cùng bền vững và tương trợ cho nhau chặt chẽ trong cuộc chiến chống lại thế lực của người Easterling và Chúa tể bóng tối Sauron. Đây là lời thề quan trọng nhất của Trung Địa kể từ lời thề tại đỉnh Amon Sui giữa đức vua Elendil của người DuneDane với đại đế Gil-galad của Lindon.
Năm 2509 của thời đại thứ 3, Eorl lúc đó đang là lãnh chúa của người Eotheod ở vùng Tây Bắc của Gondor, đã nhận được lời kêu gọi từ Cirion, quan chấp chính của Gondor. Cirion đang tiến hành kêu gọi những đồng minh cũ của Gondor nhằm chống lại đợt tiến công xâm lược của người Easterling vào Calenardhon cũng như toàn phần còn lại của vương quốc phương Bắc. Eorl nhanh chóng nghe theo lời kêu gọi bởi ông hiểu được rằng nếu Gondor thất thủ thì toàn bộ những vương quốc nhỏ ở phía Tây Sông Cả Anduin cũng sẽ sớm bị tiêu diệt dưới tham vọng của Sauron.
Eorl nhanh chóng tập hợp quân đội để đến trợ giúp cho Gondor tại mặt trận Celebrand. Vào thời khắc vô vọng nhất của phe Gondor thì đội kỵ binh của Eorl đã đến kịp lúc, như một cơn sấm sét, họ giáng cho kẻ thù một đòn choáng váng, giải nguy được cho quân đội Gondor và đẩy lui được quân địch về vùng đồng bằng phía Đông. Trước sự anh hùng của quân đội Eorl, Cirion, quan chấp chính của Gondor, đã thấy được rằng chính những người Eotheod về sau sẽ có nhiều tiềm năng để trở thành những đồng minh mạnh nhất của mình trong cuộc chiến chống lại Chúa tể bóng tối Sauron.
Sau khi nghĩ như vậy, Cirion đã dẫn Eorl tới một nơi linh thiêng trên đỉnh Amon Anwar, và ở đó, trước lăng mộ của Đức vua Elendil, họ đã cùng nhau thực hiện lời thề về một tình bạn bất diệt giữa 2 dân tộc Eotheod và Gondor. Cirion hứa tặng cho Eorl vùng đất Calenardhon còn Eorl hứa sẽ tặng cho Gondor lòng trung thành mãi mãi của gia tộc mình. Eorl về sau sáng lập ra vương quốc Rohan nên từ đó người Rohan trở thành đồng minh thân cận của vương quốc Gondor.
LỜI THỀ CỦA FEANOR
" Họ đã thực hiện một lời thề mà không ai có thể phá bỏ hay lãng quên bởi dưới danh nghĩa của Illuvatar, Bóng tối bất tận sẽ ập xuống đầu của kẻ nào làm ngơ trước lời thề này ..."
- Huyền sử Silmaril, Sự ra đi của người Noldor.
Lời thề của Feanor là một lời thề do chính Feanor cùng với 7 người con trai của ông thực hiện sau khi Melkor gây ra cái chết của vua Finwe và lấy cắp mất những báu vật Silmaril. Nội dung chính là của lời thề là quyết tâm truy diệt Melkor để trả thù cho vua Finwe và đoạt lại những báu vật Silmaril bằng mọi cách, bất cứ kẻ nào che giấu hoặc cất giữ riêng những Silmaril, hoặc ngăn cản họ lấy lại chúng thì sẽ đều trở thành kẻ thù của gia tộc Feanor.
Sau khi vua Finwe bị giết thì Feanor đã quay lại Tirion bất chấp lệnh trục xuất của các Valar để tập hợp và thuyết phục những người Noldor đi theo ông ta. Vào cuối bài thuyết phục của mình, trong cơn giận dữ say cuồng, Feanor đã đặt lời thề lên trước Thượng đế Illuvatar và dẫn viện Valar Manwe cùng Valar Varda để làm chứng nhân. Feanor cùng 7 người con của ông ta cùng thực hiện lời thề ở dưới tòa tháp Mindon Eldalieva tại Quảng trường lớn của Tirion.
Lời thề ban đầu không gây ảnh hưởng gì nguy hiểm mà nó chỉ giúp cho gia tộc Feanor và các gia tộc Noldor khác cùng trên dưới một lòng chống lại Chúa tể bóng tối Melkor bởi ông ta vẫn là kẻ duy nhất nắm giữ 3 viên Silmaril.
Tuy nhiên, mặt trái của lời thề đã bắt đầu phát sinh ra những hiểm họa kể từ sau khi Beren và Luthien lấy lại được 1 viên Silmaril từ chỗ của Melkor. Sự hiện diện và lòng ham muốn chiếm hữu nó đã gây nên những cuộc tranh giành nội chiến bên trong những người Elves tại Beleriand. Vua Thingol sở hữu viên Silmaril và khước từ việc trao giả nó cho những người của gia tộc Feanor. Vậy là những người con của Feanor tấn công vào Doriath và gây nên sự suy tàn lần thứ nhất của vương quốc này.
Tiếp sau đó, khi mà những đứa con của Feanor biết được viên Silmaril đang nằm trong tay của Elwing thì họ lại một lần nữa tấn công vào những người Elves vô tội ở Gondolin và Doriah lúc họ đang đi sơ tán khỏi tai họa và vốn không có khả năng chống cự. Đây là lần " nồi da nấu thịt " thứ 3 và cũng là lần đáng ghê tởm nhất trong lịch sử của người Elves, nó rất đẫm máu, vô nhân tính và lại bị gây nên bởi những con người thuộc gia tộc Feanor. Tóm lại, lời thề của Feanor năm xưa đã gây ra những hậu quả vô cùng thương tâm cho dân tộc Elves bởi thực ra nếu xét lại quá khứ thì cuộc chém giết người Teleri tại Aman để cướp thuyền cũng là xuất phát từ nó mà ra.
MÙA XUÂN CỦA ARDA
Mùa xuân của Arda là cụm từ dùng để ám chỉ một quãng thời gian từng xuất hiện trong lịch sử thế giới Arda. Đó là quãng thời gian được cho là đẹp nhất, hạnh phúc nhất của thế giới cho tới khi bị Chúa tể bóng tối Melkor phá hoại.
Năm 1500, với sự giáng trần của Valar Tulkas, Melkor đã bị đánh đuổi và các Valar được yên tâm tiến hành công việc xây dựng thế giới của họ. 400 năm sau, 2 ngọn đèn thần soi sáng cho thế giới là Illuin và Ormal đã được Valar Aule dựng lên, khắp cõi Arda được chiếu rọi bằng những ánh sáng huyền ảo của chúng. Sau khi có ánh sáng, Valar Yavanna, nữ thần hoa trái, đã gieo lên bề mặt Arda những hạt giống thực vật của bà, thế giới được phủ xanh kể từ đó và tất cả muông thú cũng lần lượt thức tỉnh.
Các Valar và Maiar đều chung sống với nhau trên một hòn đảo có tên là Almaren, đến lúc này thì các công trình của họ gần như đã hoàn tất và khắp thế giới tràn ngập niềm hân hoan. Arda lúc này đẹp đẽ, an bình và hạnh phúc nhất, muông thú, cỏ cây, biển cả và đất đai đều hài hòa bên cạnh nhau. Vào cuối quãng thời gian Mùa xuân Arda, lễ cưới giữa Valar Tulkas và Valar Nessa đã được tổ chức, đó là một trong những bữa tiệc hoan hỉ nhất trong lịch sử thế giới, tất cả các Ainur đều vui vẻ rồi cùng chìm vào một giấc ngủ viên mãn.
Khi các Valar đang tận hưởng thành quả trong niềm hân hoan thì Melkor đã bí mật quay trở về Arda và tạo ra một pháo đài sâu trong lòng đất có tên là Utumno. Các Valaraukar, những linh hồn Maiar sa ngã đã được ông ta triệu tập xuống để chuẩn bị cho 1 cuộc phản kích toàn diện. Từ Utumno, Melkor bắt đầu đầu độc những sự sống của Arda, những chiếc cây thì bị nhiễm độc còn các muông thú thì bị biến đổi, 1 số trở thành những loài ác nghiệt và khát máu, chúng quay ra cắn xé những loài thú khác và tấn công lẫn cả nhau.
Khi các Valar phát hiện ra thì cũng là lúc Melkor tung ra cú đánh phủ đầu mạnh mẽ nhất. Phe bóng tối phá hủy 2 ngọn đèn thần ở 2 cực của Arda, lửa từ 2 ngọn đèn trào ra tàn phá những vùng lớn của Trung Địa. Mặt đất và biển cả, tất cả đều rung chuyển và sôi sục, dịch bệnh, chết chóc ngày càng lan ra, khắp nơi chỉ còn là bóng tối. Do trở tay không kịp nên các Valar đành phải di rời về lục địa phía Tây của Arda là Aman. Trước khi rời đi, việc cuối cùng mà họ có thể làm đó là khắc phục tốt nhất những hậu quả do Melkor gây ra. Melkor ngay sau lúc tung ra cú đánh quyết định đã rút chạy về Utumno nên các Valar tạm
thời chưa thể trừng phạt được ông ta. Đây cũng là thời điểm kết thúc của Mùa xuân Arda.
NGAI VÀNG BỎ TRỐNG CỦA GONDOR
Sau cái chết của đức vua Eärendur năm 861, Arnor lâm vào cảnh nội chiến và sau đó bị chia cắt thành 3 vương quốc nhỏ: Arthedain, Cardolan, Rhudaur, trong đó Arthedain có binh lực và lãnh thổ hùng mạnh nhất.
Năm 1300, vương quốc Angmar của Vua phù Thủy xuất hiện tại phía đông bắc của Arthedain. Cho Đến năm 1409, Angmar đã chiếm được cả Cardolan và Rhudaur, chỉ còn Arthedain là còn cầm cự và chiến đấu được trong suốt hơn 500 năm sau đó.
Trong khi đó, tại Gondor, năm 1944, vua Ondoher đã bị giết trong trận chiến với tộc người Esterlings cùng với cả hai con trai của ông, điều này dẫn đến Gondor không còn hoàng tử để kế vị ngôi vua. Arvendui, lúc này là hoàng tử của Arthedain cho rằng mình là người thừa kế xứng đáng của ngai vàng Gondor, do ông cũng là hậu duệ của Isildur, mặt khác, vợ ông, Fíriel là con gái của Ondoher, và quy định của Gondor cho rằng con gái cũng có thể làm vua. Tuy vậy, lúc này, Eärnil II, cháu trai của Ondoher lại đang thống lĩnh quân đội và giành chiến thắng trước kẻ thù, vì vậy các quan đại thần của Gondor quyết định tôn Eärnil II lên làm vua để lấy lòng binh sĩ. Chính điều này đã khiến các con cháu của Arvendui sau này, trong đó có Aragorn rất khó khăn trong việc nhận mình là người thừa kế hợp pháp của ngai vàng Gondor, ngay cả khi Gondor được điều hành bởi những người ngoại tộc - những Nhiếp chính vương.
Trở lại mặt trận phía bắc, Năm 1974, Witch-King dốc toàn bộ quân đội của mình tấn công và chiếm được thủ đô Fornost của Arthedain, buộc Arvendui, lúc này đã là vua, phải chạy lên vùng phía bắc và nương nhờ những người tuyết Forochel. 1 năm sau đó, Eärnur con trai của Eärnil II mới dẫn quân từ Gondor lên tiếp viện. Với tài năng quân sự thiên tài, Eärnur đã thực hiện thành công 1 việc gần như không thể, tấn công và tiêu diệt Angmar, buộc Witch-King phải bỏ trốn. Lúc này, Cirdan của Grey Havens gửi một hạm đội thuyền lên đón Arvendui trở về, nhưng sau đó ông bị chết đuối trong một trận bão biển.
Aranarth, con trai của Arvendui quyết định không xây dựng lại vương quốc, ông chọn một cuộc sống bình dị, lang thang khắp nơi, cứu giúp những người nghèo khổ. Arranrth và con cháu ông được gọi chung là Chieftain of the Dúnedain, trong đó Aragorn là hậu duệ thứ 16.
Về phần Gondor, Earnur trở về và lên ngai vàng. Dù vậy, ông cũng không thọ được lâu khi đến năm 2050, trong cuộc chiến đấu tay đôi với Witch-King, ông bị trọng thương và qua đời khi vẫn chưa có con. Từ đây, Gondor đặt dưới sự lãnh đạo của những Nhiếp chính
vương cho đến khi một nhà vua đích thực trở về.
THẢM SÁT NỘI TỘC Ở ALQUALONDE
Vụ Thảm sát Nội tộc ở Alqualondë là vụ người Elf giết lẫn nhau lần đầu tiên trong lịch sử. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho tộc Noldor bị cấm quay trở lại thiên giới Aman.
* Bối cảnh
Khi Fëanor muốn đưa người của mình rời khỏi Valinor và đuổi theo Melkor, ông ta cần có thuyền để vượt biển tới Middle-earth. Nhưng tộc Noldor không có thuyền, còn tộc Teleri ở bến cảng Alqualondë lại không muốn cho mượn thuyền vì sự ra đi này không được các Valar chấp thuận. Tộc Noldor liền lấy cắp những con thuyền và lên thuyền ra khơi. Tộc Teleri trở nên rất tức giận, họ ném đá và dùng cung tên đe dọa tộc Noldor, họ ném người của Fëanor ra khỏi thuyền và chặn cảng lại.
* Trận thảm sát
Thế rồi tộc Noldor tuốt gươm ra, và tộc Teleri cũng đáp trả bằng cung tên. Một cuộc chiến huynh đệ tương tàn diễn ra, với lợi thế hơi nghiêng về phía tộc Teleri, cho đến khi đoàn Noldor thứ hai đến nơi, do Fingon dẫn đầu cùng với một số người của Fingolfin. Đoàn này hiểu nhầm tình thế, họ tưởng rằng các Valar đã ra lệnh cho tộc Teleri chặn đánh tộc Noldor, vì vậy họ lao vào trận chiến. Rất nhiều người Teleri đã bị giết chết, nhiều con thuyền cũng bị đâm vỡ. Tộc Noldor thắng thế và lấy thuyền đi tới Middle-earth, nhưng Mandos đã hiện ra và giáng một lời nguyền lên họ. Sau này, khi những người Sindar ở Middle-earth biết được về vụ tàn sát, họ đều ghê sợ và tránh xa tộc Noldor.
Sau trận này, người Elf ở Middle-earth còn hai vụ giết lẫn nhau nữa, đều do Gia tộc của
Fëanor gây ra.
THẢM SÁT NỘI TỘC LẦN THỨ HAI
Thảm sát Nội tộc lần thứ hai hay Cuộc vây hãm Doriath lần thứ hai được thực hiện bởi Những con trai của Feanor tấn công vào Doriath dưới quyền của cháu nội Thingol, Dior.
* Bối cảnh
Khi Dior được thừa hưởng một viên Silmaril từ cha anh ta Beren, Những con trai của Feanor tới đòi lại viên ngọc quý báu và vô giá của cha họ. Nhưng khi bị từ chối trả lại, họ đã tập hợp 1 đội quân tấn công vào Doriath để đoạt lại viên Silmaril bằng vũ lực.
* Trận chiến và sự thất bại cuối của Doriath
Những con trai của Feanor tới vương quốc vào giữa mùa đông năm 506 FA và chiến đấu với các Elves của Doriath trong Menegroth. Về phía các Elves của Doriath, họ đã thua trận chiến nhưng trước khi vua Dior của Doriath gục ngã ông giết chết Celegorm, hai người con trai khác của Feanor là Caranthir và Curufin cũng bị giết. Vợ của Dior là Nimloth cũng chết trong trận chiến, hai con trai sinh đôi của họ bị những tay sai độc ác của Celegorm đem bỏ vào khu rừng quanh Doriath và để cho chết trong sự tàn bạo. Điều này đã làm cho Maedhros vô cùng hối hận và ông đã cho người tìm kiếm nhưng không tìm được.
* Sau trận chiến
Doriath vương quốc của người Elven đã sụp đổ, và không bao giờ trỗi dậy lần nữa. Ngay cả khi chiến thắng, Những con trai của Feanor cũng không lấy lại được viên Silmaril vì Elwing con gái của Dior và Nimloth đã thoát khỏi trận chiến cùng với viên Silmaril tới trú
ẩn tại Sirion.
THẢM SÁT NỘI TỘC LẦN THỨ BA
Thảm sát Nội tộc lần thứ ba, lần cuối cùng, và lần tàn bạo nhất trong những cuộc thảm sát giữa người Elves với nhau, do Những con trai của Feanor gây ra.
* Bối cảnh
Khi Maedhros và Maglor được biết rằng Elwing, con gái của Dior và Nimloth, đã sống sót sau sự sụp đổ của Doriath và giữ viên Silmaril tại cảng Sirion, họ đã chuẩn bị đạo quân tấn công vào Sirion nhằm đoạt lại viên Silmaril bằng vũ lực.
* Cuộc thảm sát
Trong năm 538 FA, Những con trai của Feanor tấn công vào Sirion, Amras đã chết trong trận chiến, Sirion bị phá hủy, tất cả người Elves tại đây đều bị tàn sát và hầu hết họ là những người đã sống sót sau sự sụp đổ của Doriath. Những người may mắn sống sót sau cuộc thảm sát là những người con của Elwing và Earendil, Elrond và Elros. Với sự giúp đỡ của Valar Ulmo, Elwing đã thoát khỏi và gặp được chồng mình khi đang trên hành trình tìm đến vùng đất Aman trên con tàu Vingilótë. Maedhros và Maglor đã để cho anh em Elrond và Elros được sống, và Maglor đã nuôi nấng hai anh em như con của mình.
* Hậu Quả
Với cái chết của Amras, Maedhros và Maglor là những con trai còn lại của Feanor còn sống lại Trung Địa. Với những hành động ghê tởm mà họ đã làm với đồng tộc, Eonwe sứ giả của Valar Manwe tuyên bố rằng những con trai còn lại của Feanor mất quyền sở hữu các viên Silmarils.

End- Đoản văn lịch sử (Star Cycle) - Nguyên truyện PDF về họ gồm 1 quyển 2000 trang

(Narnia Fanfiction _ The Star Cycle_ fanfiction)
Edit và bổ sung

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#diary