6. Tự do

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3: Tự do

Tại tư gia của tuần phủ đại nhân phủ Quang Sơn (Gwangsan-gu)...
Vườn hoa của quý phủ được cắt tỉa kỹ lưỡng, nơi hàng rào trồng một hàng cây Tùng như khoe thế vững chãi, cao sang. Từng bông hoa ngọn cỏ đều được chăm sóc một cách cầu kỳ. Những bông kim cúc khẽ đu đưa trong gió và khoe sắc dưới những tia nắng mới hanh hao của mùa xuân.

"Tự do...hai tiếng ấy thật là kỳ diệu!", một tiểu cô nương trạc 15 tuổi ngước lên nhìn bầu trời cao xanh vời vợi trong tiết thanh minh mà lẩm bẩm như vậy. Ánh mắt tiểu cô nương dõi theo mấy cánh chim xa xa cuối chân mây với vẻ buồn rười rượi. "Tự do là gì? Ta từ bé đến giờ chưa từng đặt chân ra ngoài phủ, chẳng hề biết đến hai tiếng tự do".
- Tiểu thư, tiết trời hẵng còn lạnh, tiểu thư không nên đứng lâu ở ngoài trời như thế!
- Nhũ mẫu à, ta chỉ vừa mới đặt chân ra ngoài chưa lâu!- Tiểu cô nương giận dỗi, đôi mắt đen mượt như nhung vừa rồi trong vắt háo hức thì bỗng dưng sầm lại như đám mây che phủ.- Nhũ mẫu cũng không cần lúc nào cũng đi theo ta như thế!

Nhũ mẫu khoác nhẹ hanbok lên vai tiểu thư vẻ dịu dàng, từ nhỏ tiểu thư đã lớn lên cùng với sự chăm sóc của bà, và bà cũng coi tiểu thư như con mình vậy:
- Sắp đến giờ học rồi, tiểu thư mau vào phòng chuẩn bị.
- Ta ko muốn học trong phòng nữa, ngột ngạt lắm! Nhũ mẫu gọi cô cô cho ta, ta muốn học ở Thuỷ đình.
- Sao lại học ở Thuỷ đình? Tiểu thư, học ngoài trời không thể nào tập trung được đâu! Tiết trời vẫn còn lạnh lắm, tiểu thư mặc không đủ ấm sẽ ngã bệnh mất!
- Nếu không học ở ngoài hoa viên ta sẽ không học hôm nay nữa đâu!- Tiểu thư giọng nhẹ nhàng mà kiên quyết, đôi mày thanh tú khẽ chau lại - Nhũ mẫu bảo người chuẩn bị trầm cho ta rồi đưa cô cô đến đây!

Nhìn thái độ kiên quyết của tiểu thư, nhũ mẫu đành lui bước vào trong hậu phủ. Nào trầm hương, nào hanbok, bà phải dặn dò để chuẩn bị đủ cho buổi học ngoài trời của tiểu thư. Trong lòng bà thoáng chút buồn buồn, ngày nào tiểu thư còn nhỏ tuổi, lúc nào cũng quấn quýt bên bà, vậy mà giờ lúc nào tiểu thư cũng một mực chỉ có cô cô. Nhưng cô nương ấy....cô nương ấy có cái gì đó khiến cho bà không dám ghen tỵ, không dám có một nghĩ xấu xa. Cô cô dáng vẻ tao nhã, đường hoàng mà lại có cái gì đó khiến cho người ta dễ cảm mến.

Những viên sỏi trắng khẽ kêu lạo xạo khi nhũ mẫu bước đến khuê phòng của cô cô. Một sự cô tịch bao trùm trong không khí khiến bà cảm thấy hơi buồn bã. Nhũ mẫu khẽ ho, bà cất giọng hỏi:
- Sư nương đã dậy chưa?
- Nhũ mẫu à, tiểu thư nhà tôi dậy rồi - tiếng tiểu a hoàn của sư nương đáp lại.
- Hôm nay tiểu thư có nhã hứng học ngoài hoa viên, mời sư nương mau đến dạy.
- Vâng, xin nhũ mẫu đợi cho một lát.

Không lâu sau đó, một tiểu cô nương dáng lanh lợi mở cửa, rồi theo sau hầu sư nương. Tuy mang danh phận sư đồ với tiểu thư, nhưng tiểu thư lại thân thiết gọi nàng là Cô cô vì tuổi tác của nàng không hơn tiểu thư quá nhiều. Trong phủ, ngoài tiểu thư ra, ai cũng gọi nàng là sư nương.
Ba người họ bước trong im lặng trên những con đường rải sỏi trắng đến hoa viên. Hai bên đường đi, hàng liễu trước trơ cành trong mùa đông thì giờ đã lấm tấm những lộc non xanh biếc. Qua cây cầu nhỏ, họ cũng thấy lũ cá chép tung tăng bơi lượn trong tiết trời đang ấm dần lên. Tuy bước đi trong im lặng, nhưng nhũ mẫu cũng tinh ý thấy đôi mắt sâu thẳm của sư nương có nét vui khi đi qua chiếc cầu. Đó là những giây phút hiếm hoi nhất vì từ ngày nàng đến phủ này, bà chưa từng thấy nàng cười, nàng chỉ có biểu hiện vui vẻ duy nhất qua ánh mắt khi đi qua cây cầu trong hoa viên.

Thuỷ đình thấp thoáng sau mấy bụi cây. Tiểu thư gõ gõ ngón tay lên chiếc bàn gỗ tỏ vẻ sốt ruột. Mùi trầm hương thoang thoảng bắt đầu toả ra trong không khí. "Nhân gian ngoài kia thế nào nhỉ?", tiểu thư vẫn không ngừng nghĩ ngợi. Nàng chưa từng đặt chân ra ngoài phủ, chỉ có thể tưởng tượng ra màu sắc tươi vui của những phiên chợ mà hàng ngày nàng vẫn nghe thấy người dân rủ nhau ra chợ mua bán hàng hóa. Tiểu thư là quý nữ duy nhất của quan Tuần phủ Quang Sơn, cho dù ở thời đại này nam nhi luôn luôn được đề cao nhưng nàng được cha đặc biệt yêu thích. Ông đặt tên cho nàng là Chuncheon (Xuân Xuyên) vì nàng sinh vào mùa xuân tuơi đẹp. Chuncheon tiểu thư cũng yêu thích mùa xuân nhất, nàng thích bầu trời trong xanh của mùa xuân, khi không còn những bông tuyết lạnh giá. Màu áo của nàng mặc, từ hanbok đến áo khoác ngoài đều có màu thanh thiên và màu lam.

"Còn 3 năm nữa ta mới được phép đi chơi đu ngày Tết Đoan Ngọ vào đầu hè", Chuncheon nghĩ ngợi "Ngoài dịp đó ra, ta chẳng còn cách nào khác, à, phải hỏi cô cô thêm về nhân tình thế thái mới được!". Nghĩ đến đây khuôn mặt Chuncheon thoáng chút tinh nghịch. Nàng thích sư nương của mình một cách đặc biệt và điều gợn lên duy nhất trong lòng Chuncheon lúc này là làm thế nào để sư nương cười. Chuncheon đã thử làm đủ mọi trò vui, tổ chức các trò chơi lúc hai sư đồ nhàn rỗi, vậy mà vẫn chưa được.

Một vài ý tưởng mới trong đầu khiến Chuncheon cảm thấy thích thú, nàng mỉm cười một mình. Chợt thấy bóng dáng của ba người tiến lại gần Thủy đình, tiểu thư đã mừng rỡ ra mặt:
- Cô cô đây rồi! Hôm nay cô cô dạy học trò ở đây nhé!
Sư nương khẽ gật đầu. A hoàn của nàng tiến lên đặt lên bàn chiếc túi vải màu lam hoa trắng rồi khẽ khàng mở dây túi và mang ra một cây thập nhị huyền cầm Gayageum. Đoạn cả nhũ mẫu và nàng a hoàn cúi đầu lui ra.

..Một canh giờ trôi qua,Chuncheon tiểu thư đã bắt đầu lơ đễnh. Những tuyệt kỹ nàng đã được sư nương chỉđiểm thêm, giờ là lúc học về nhũng luật lệ của người phổ cầm. Lời nói của sưnương êm êm nhẹ nhẹ như cơn gió:
- Cung huyền là dây tích tụ âm thanh tổng hợp, chỉ được "tấu" vào 18 ngày cuốimỗi mùa, và trong 5 cung Cung, Thương, Giốc, Vũ, Chủy, được chia làm 12 luậtứng với 12 tháng trong năm. Mùa Xuân dùng Cung Giốc với 2 âm luật Thái Thốc, GiápChung dùng vào tháng Giêng và tháng Hai. Mùa hạ dùng cung Chủy với 2 âm luậtTrọng Lã, Nhuy Tân dùng vào tháng Tư, tháng Năm. Mùa Thu dùng cung Thương vớihai âm luật Di Tắc và Nam Lã dùng vào tháng bảy, tháng Tám. Mùa đông dùng cungVũ với hai âm luật Ứng Truy và Hoàng Chung dùng vào tháng mười và tháng Mườimột. Còn Cung huyền dùng đến 4 âm luật: Đại Lã, Điếm Tẩy, Lâm Chung , Vô Xạ .Gayageum còn đặc biệt hơn Dao Cầm ở chỗ có đến thập nhị huyền...

Nói đến đây sư nương nhận ra cô học trò của mình chẳng hề chú ý vào bài giảngâm luật. Chuncheon rất có năng khiếu, thẩm âm cũng rất tốt nhưng tiểu thư hoàntoàn tự do trong tâm tính, cho dù có áp dụng nhiều bài tập, nàng cũng không saotập trung nhớ được âm luật hoàn chỉnh. Sư nương đã im lặng mà tiểu thư vẫnkhông hề để ý, tâm hồn nàng đang thả ở trên những cánh chim trên bầu trời kia,mà chẳng mấy chốc chúng đã khuất xa thành những chấm đen bé nhỏ. Chợt nhận rađiều gì đó, Chuncheon quay lại, nàng thấy sư nương không vui, đôi mắt trong vắtnhư nước hồ thu đang nhìn nàng vẻ trách móc:
- Cô cô, học trò xin lỗi! Cô cô, không phải học trò không thích học âm luật,chỉ có điều, học trò rất thắc mắc, không hiểu một vài điều, mong cô cô chỉgiáo.
- Tiểu thư muốn hỏi điều gì?
- Học trò muốn hỏi thế nào là tự do, thế nào hạnh phúc? Liệu tự do và hạnh phúccó ảnh hưởng đến tâm tình của người phổ cầm không?

Sư nương thoáng chút ngạc nhiên khi nhìn thiếu nữ, hồi lâu nàng mới chậm rãitrả lời:
- Ta chưa từng có được tự do thực sự nên không giải thích được cho tiểu thư hiểu,còn hạnh phúc...-Sư nương ngập ngừng- Hạnh phúc là niềm vui lâu dài khi ngườita thực hiện được những điều mà trái tim khao khát.

Đôi mắt Chuncheon mở to nhìn sư nương, đó là những điều mà chưa từng ai nói vớinàng. Đến đây sư nương nói tiếp:
- Người phổ cầm có tâm tình riêng nên nếu nguời ta hạnh phúc thì cũng có ảnhhưởng ít nhiều đến tiếng đàn. Phàm là người phổ cầm thì không ai là không hiểu,tuy nhiên, âm luật còn có Lục kỵ, Thất không và Bát tuyệt. Nếu như kết hợpnhững điều này với tình cảm của người phổ cầm thì sẽ tạo nên tuyệt tác.
- Vậy Lục kỵ, Thất không và Bát tuyệt là gì? Sao lại kết hợp được với tâm tìnhngười phổ cầm? - Chuncheon tò mò hỏi.
- Lục kỵ là đại hàn, đại hạn, đại phong, đại vũ, đại lôi, đại phi tuyết. Thấtkhông là nghe tiếng bi ai và tang gia thì không phổ cầm, lòng nhiễu loạn thìkhông phổ cầm, việc bận rộn thì không phổ cầm, thân thể không sạch thì khôngphổ cầm, y phục không tề chỉnh thì không phổ cầm, không đốt lò hương thì khôngphổ cầm, không gặp tri âm thì không phổ cầm. Còn Bát tuyệt là...- Sư nương nhìnthẳng vào đôi mắt đen lay láy của Chuncheon- Cầm âm phải thanh cao, kỳ diệu, uuất, nhàn nhã, bi đát, hùng tráng, xa vời, dằng dặc.

- Chao ôi, sao con người có thể đạt được đến như thế?- Chuncheon ngạc nhiên kêulên.
- Khi nào cái tâm "tĩnh" thì có thể đạt được!- Sư nương chậm rãi trảlời. Nàng cũng kéo cây đàn Gayageum lại phía mình. - Tiểu thư có muốn nghe mộtkhúc ta tấu chăng?
Chuncheon gật đầu. Tiểu thư theo học sư nương đã lâu, nghe nàng phổ Gayageumcũng không ít nhưng trước đây, quả thật Chuncheon chưa từng để ý đến tâm tư củanàng khi ấy. Lần này sư nương còn nói nàng chưa từng biết đến tự do, Chuncheoncũng càm thấy băn khoăn, không hiểu tiếng đàn ấy có bộc lộ mong muốn được tự dohay không.

... Và lần này Chuncheon đã cảm thấy...
...Một bầu trời đầy gió...
...Một thảo nguyên bao la...
...Mùi hoa đồng nội thơm ngát...
...Nắng vàng chảy như mật ong...
...Đúng thế, đấy là là điều mà Chungcheon cảm thấy khi nghe thấy sư nương của mình phổ cầm. Nàng còn thấy trong đó còn có tâm trạng bải hoải và khao khát hướng đến một cái gì đó mênh mông và cao xa vời vợi...Nàng cảm thấy từng mạch máu trong cơ thể run lên, nàng cảm thấy linh hồn nàng muốn thoát ra khỏi thể xác tầm thường để bay đến nơi xa xôi nào đó...

Tiếng đàn Gayageum còn tình tang một lúc sau khi sư nương tấu xong khúc nhạc rồi mới tắt hẳn. Tất cả không gian như ngưng đọng lại trước tuyệt kỹ Gayageum của sư nương. Một khúc nhạc phổ hay không bút nào tả xiết. Hồi lâu Chuncheon mới lên tiếng:
- Thật là kỳ diệu!
Sư nương ngẩng lên nhìn học trò. Chẳng nhẽ tiểu thư lại có thể hiểu được khúc cầm phổ đó? Nếu thế thì...Nếu thế thì chẳng phải đây là người thứ hai hiểu được tiếng lòng nàng hay sao? Chuncheon dường như vẫn thắc mắc:
- Nhưng nếu cái tâm tĩnh rồi thì làm sao tiếng đàn lại có được tâm tư của người phổ cầm nữa.
- Cái tâm tĩnh là để phổ cầm, còn tâm tư của người phổ cầm vốn là tình cảm lâu dài, làm sao mà không có được!
- Vậy...- Chuncheon nói với đôi mắt sáng lấp lánh- Cô cô không tự do trong thực tại nhưng khi phổ cẩm, cô cô hoàn toàn tự do!
Nói xong, nàng bất ngờ thấy sư nương mỉm cười. Nụ cười đầu tiên sau một năm sư nương đến phủ.
- Đó là sự khao khát - Sư nương hài lòng trả lời.

Chương 4: Tình cờ

Quán rượu ngoài thị triền có vẻ đắt khách!
Tuy mùa xuân đã sang làm tan chảy lớp băng tuyết của mùa đông nhưng vẫn còn vương lại chút khí trời lạnh giá. Dân tình cũng tranh thủ giờ giấc để uống rượu tìm lại chút hơi ấm từ thứ đồ uống dân dã mà dễ tìm, vừa rẻ lại vui. Từ quý tộc cho đến dân thường, người dân Triều Tiên không ai là không biết uống rượu.

Và hôm nay thì quán rượu có vẻ đặc biệt đông đúc, tấp nập!

Một người đàn ông trung niên, dáng người bé nhỏ, bước vào quán, chọn bàn. Đôi mắt của ông ta đảo quanh quán rượu xem chừng vẻ đắc ý khi thấy quán đông khách, trong đầu đã nảy ra ý tưởng kiếm ngân lượng. Bỗng nhiên, ánh mắt linh hoạt ấy dừng lại ở phía một nam tử ăn vận toàn đồ trắng ngồi trong góc phòng. Nam tử ấy nhìn qua có vẻ không có gì đặc biệt, chàng có dáng người thư sinh, mảnh khảnh nhưng khi chàng ngẩng đầu lên, người ta sẽ thấy một đôi mắt rất sáng, một vầng trán rộng và không thể nói người đó không ưa nhìn! Nam tử uống rượu và nhấm nháp một mình, bàn tay mảnh dẻ với những ngón thon, dài đang chấm chấm những nốt rượu rơi trên mặt bàn viết vẽ cái gì đó. Trông chàng đầy vẻ cô đơn.

Người mới bước vào quán tiến nhanh đến bên bạch y nam tử cất giọng chào hỏi:
- Hyewon tiên sinh! Thật không thể tin được là tiểu nhân lại gặp tiên sinh ở đây!
Bạch y nam tử ngẩng đầu nhìn người mới chào mình. Khuôn mặt tuấn tú chợt thoáng hiện vẻ ngạc nhiên:
- Ông Gong! Sao lại khéo quá thế này, tôi đang trên đường trở về Hán Dương!
Hyewon kéo ghế ra hiệu mời Goong ngồi cùng bàn, họ cùng đối ẩm và hàn huyên tâm sự.
- Thầy tôi có mạnh không?
Ông Gong cười vô tư:
- Danwon tiên sinh vẫn mạnh khỏe. Ngài ấy nhắc đến tiên sinh luôn. Cả bọn họa sinh ở Đồ Họa Thư cũng mong tiên sinh về kịp cuộc thi du xuân họa ký.

Ông Gong nhắc đến đây chợt im lặng khi thấy khuôn mặt Hyewon Shin Yun Bok thoáng lộ vẻ ưu phiền. Vậy là một năm đã trôi qua, như một dòng sông không thể trở về chốn cũ. Young Bok huynh đã mất, Jeong Hyang chàng chưa tìm lại được, chỉ một năm thôi mà biết bao biến cố đã xảy ra. Và cũng bằng thời gian này năm ngoái, chàng đã suýt mất một bàn tay chỉ vì vô tình vẽ Thái Hoàng Thái Hậu vào bức tranh trong xuân họa.
Họ im lặng hồi lâu, chợt Shin nhớ ra việc quan trọng nhất khiến ông Gong rời khỏi Hán Dương đi lưu lạc. Chàng hỏi ông Gong, trong câu nói lộ ra vẻ quan hoài tha thiết:
- Ông nói có tin tức của Jeong Hyang, vậy nàng đang ở đâu?
Đến lượt ông Gong tỏ ý ngạc nhiên:
- Tiểu nhân những tưởng tiên sinh biết tin tức về nàng rồi mới tới đây chứ? Jeong Hyang hiện giờ đang ở phủ Quang Sơn này mà!
Câu nói của ông Gong rõ ràng tác động mạnh đến Hyewon, bàn tay chàng thoáng chốc đã run rẩy, đôi mắt chàng sáng lên vẻ mừng rỡ, chàng hỏi ông Gong dồn dập:
- Vậy nàng đang ở đâu? Ông mau nói cho ta biết đi!
- Aigoo, vốn là tiểu nhân không ngờ tiên sinh lại đi đường này để về Hán Dương nên không viết trong thư, đường này về Hán Dương thì dài hơn gấp bội, hê hê. Jeong Hyang hiện giờ đang là thập nhị huyền cầm gia sư cho thiên kim tiểu thư của tuần phủ đại nhân.

Shin cúi đầu mỉm cười, sau bao nhiêu thời gian tìm kiếm chàng cũng đã có tin nàng. Chàng không ngờ ý định thăm thú sơn thủy ở Quang Sơn trước khi trở về Hán Dương của mình lại trở thành cơ hội khiến chàng có thể sớm tìm được Jeong Hyang. Không rõ vì rượu hay vì nhớ người tri âm tri kỷ mà khuôn mặt chàng ửng hồng. Chàng nói với ông Gong:
- Vậy thì tôi sẽ tìm được nàng, tôi sẽ tự đón nàng. Ông mau về Hán Dương báo tin cho thầy tôi biết
- Nhưng...Hyewon tiên sinh, đây là nhiệm vụ của tiểu nhân!
Hyewon mỉm cười trả cho ông Gong một chút ngân lượng:
- Đây là lộ phí để ông về Hán Dương, tôi sẽ gửi bồ câu ngày về để ông biết mà ra đón, đừng lo thầy tôi trách phạt.

Gong mỉm cười sung sướng trước số ngân lượng hậu hĩnh. Ông ta hạ thấp giọng nói vài điều với Hyewon rồi ra khỏi quán rượu.

* * *

Màn đêm buông xuống, phủ lên hoa viên một màu nhung đen huyền bí. Chuncheon thơ thẩn bước đi giữa những khóm hoa, trong đầu vẫn còn văng vẳng bản cầm âm của sư nương. Tiểu thư vừa qua vấn an sư nương, cũng nhờ sư nương chỉ điểm cho nhạc phổ nàng mới viết. Cuối giờ Tuất, hoa viên yên tĩnh lạ lùng. Tay Chuncheon cầm một ngọn đèn lồng nho nhỏ, ánh sáng hắt ra, chiếu lên những bông hoa, tán lá trong vườn khiến tiểu thư cảm thấy mình như lạc vào thế giới khác, yên tĩnh, và kỳ lạ. Nàng mỉm cười khúc khích khi nhớ lại khuôn mặt hài lòng và nụ cười đầu tiên của sư nương. Từ lúc biết suy nghĩ, nàng lúc nào cũng cho rằng mẫu thân là người đẹp nhất. Nàng tiếc rằng sư nương không phải tỉ tỉ thực sự của nàng bởi vì sư nương cũng rất đẹp, và nàng không thể không công nhận là sư nương có phần xinh đẹp hơn cả phu nhân, mẫu thân của nàng. Nhất là khi sư nương cười, nụ cười ấy sáng bừng cả khuôn mặt như một đóa hoa tỏa hương dưới ánh mặt trời rực rỡ.

Chuncheon thơ thẩn đến chân cây Tùng trồng sát tường rào. Ban đêm cây Tùng như một lực sĩ khổng lồ che chở cho nàng dưới những tán lá, nàng dựa lưng vào thân cây để nghỉ chân, miệng ngân nga đọc:
- Chim gãy cánh rồi vẫn không ngưng tiếng hót - Đàn đã đứt dây vẫn không mất cầm âm - Khi ta hiểu ra, ước mơ không bao giờ mất.
Bỗng nhiên Chuncheon chợt giật mình khi phía bên kia bờ tường có giọng nam giới hỏi nàng:
- Xin cô nuơng cho hỏi, làm sao cô nương biết bài thơ ấy?
Giọng nói có vẻ dịu dàng và mang đầy vẻ quan tâm. Chuncheon trấn tĩnh lại rồi tự hỏi :"Bài thơ này rõ ràng là do cô cô đọc cho ta, sao lại có kẻ si tâm vọng tưởng vớ vẩn nào ở đây được". Cá tính nửa trẻ con, nửa hiếu thắng nổi lên, nàng đánh bạo nói với người ngoài tường rào:
- Ngươi thật to gan lớn mật! Ngươi có biết đây là đâu không mà dám hỏi ta những điều như thế? Ta là thiên kim tiểu thư của tuần phủ đại nhân, nếu ngươi không đi mau, ta sẽ cho người trừng phạt ngươi vì tội vô lễ.
Giọng nói đó vang lên, chứng tỏ nam tử ấy vẫn một mực không chịu bỏ cuộc:
- Vãn bối thất lễ với tiểu thư, tội thật không nhỏ, nhưng vửa rồi tiểu thư có đọc một bài thơ. Vãn bối chỉ muốn hỏi sao tiểu thư lại biết bài thơ đó?
"Tên này thật là cứng đầu, khó chịu!", nàng nói với giọng đanh lại:
- Ngươi toàn kiếm cớ để hỏi han vớ vẩn lăng nhăng, nam nữ thụ thụ bất thân, chẳng lẽ ngươi còn không biết?! Ta học tập thì đương nhiên được sư nương chỉ dạy. Ngươi còn không đi mau, ta sẽ cho người đánh ngươi thật đó!

Nói xong, Chuncheon rời khỏi gốc tùng, xăm xăm trở về hậu viện, nàng tỏ ra khó chịu khi buổi dạo đêm bị phá ngang chừng. Vừa đi, nàng vừa nghĩ ngợi:" Nếu không phải vì cha ta răn đe ta không được phép làm điều gì thái quá thì ta đã gọi người đánh người rồi! Ơ, mà đây chẳng phải là thơ của cô cô sao? Tên này có gì mà lại hứng thú với bài thơ đó thế? À không, rõ ràng hắn chỉ muốn trêu hoa ghẹo nguyệt!". Nghĩ đến đây, đôi mày thanh tú của nàng chợt cau nhẹ. Nàng lắc lắc nhẹ mái đầu xinh đẹp như để xua tan chuyện vừa rồi, cùng lúc đôi chân nàng đã về đến hậu viện:"Ta sẽ kể cho cô cô nghe sau, giờ phải tập thêu thùa nếu không nhũ mẫu sẽ bị quở trách!".

Đêm trôi qua yên bình trong phủ....
Đầu giờ Thìn sáng hôm sau, sư nương đã được phu nhân cho đòi vào hầu chuyện. Sư nương vô cùng bối rối, từ trước đến giờ, phu nhân chưa từng cho đòi nàng gấp gáp như thế. Họ thường tâm tình hàn huyên vào giờ Thân, mà nội dung câu chuyện luôn xoay quanh việc học tập Chuncheon tiểu thư. Vậy mà hôm nay phu nhân lại cho đòi sư nương vào gặp gấp lúc giờ Thìn. Nàng bước đi trong tâm trạng hồi hộp, mà con đường dường như cứ dài thêm ra...Trong lúc đó, phu nhân đang ngồi tĩnh tâm trong trà phòng, hương trà nhè nhẹ đưa lên khiến phu nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Phu nhân trạc tứ tuần nhưng khuôn mặt vẫn rất xinh đẹp và thanh tú. Dường như thời gian chưa từng chạm những ngón tay của tuổi tác lên con người quý phái này. Không chỉ đẹp, dáng vẻ của phu nhân toát lên sự cao quý và kiên nghị. Trong đầu bà hiện lên chầm chậm những hình ảnh của một năm trước đây.

Một năm trước...
Đúng là số phận...Kiệu của bà đã dừng lại bên cô nương ấy...
Cô nương bị ngất trước kiệu của phu nhân có khuôn mặt rất giống đứa con đầu lòng yểu mệnh của bà khiến bà vô cùng sửng sốt. Đáng thương hơn, nàng đã tứ cố vô thân, lại ốm nặng, thật tội nghiệp biết bao! Tất cả những gì quý giá nhất mà nàng có lúc đó là cây thập nhị huyền cầm Gayageum. Mấy ngày đầu sau khi tỉnh dậy, hỏi chuyện gì nàng cũng khóc và im lặng. Những giọt nước mắt của nàng cũng lấp lánh như châu ngọc. Chỉ có thể nói đó là cái duyên khi phu nhân ngay lập tức thương mến cô nương ấy, nếu đại nữ tử của bà còn sống chắc cũng bằng tuổi cô nương này. Vậy là bà giữ nàng lại trong phủ để dạy Gayageum cho Chuncheon. Bà đã nghĩ, nàng sẽ ở lại đây với bà và Chuncheon mãi mãi.

Tiếng nữ tổng quản vang lên ngắt đoạn suy nghĩ của phu nhân. Sư nương đang chờ bà ngoài cửa. Sau khi nàng vào trà phòng, bà cũng không biết phải cất lời thế nào cho phải. Họ ngồi tĩnh tâm một hồi lâu, ai cũng theo đuổi những ý nghĩ riêng cho đến khi sư nương không thể chịu nổi sự im lặng ấy:
- Phu nhân cho đòi tiểu nữ hầu chuyện là có chuyện gì ạ?
- Nàng đã nói không còn ai trên đời thân thích phải không? - Phu nhân chậm rã hỏi sư nương.

Sư nương không trả lời ngay câu hỏi, nàng im lặng trong chốc lát rồi nói:
- Tiểu nữ quả là không còn thân thích. Tiểu nữ và hôn phu đành phải ly biệt vì biến cố năm Jeong Jo thứ nhất, cho đến giờ thuỷ chung vẫn không hay tin gì về chàng.
Phu nhân thở dài, vậy là đúng! Nàng có một vị hôn phu, trước đây bà cũng biết nhưng vẫn mong lần đó bà nghe nhầm. Bà trả lời nàng giọng buồn buồn:
- Sư nương, hôn phu của nàng sáng sớm nay đã tìm đến phủ.
Sư nương bất chợt ngẩng khuôn mặt xinh đẹp nhìn thẳng vào đôi mắt của phu nhân, đôi mắt nàng đầy vẻ mong đợi.
- Có phải hôn phu của nàng là hoạ công Hyewon Shin Yun Bok không?
Sư nương cúi đầu, đôi má nàng trở nên ửng hồng như một đoá hoa trong nắng sớm. Nàng nhẹ nhàng trả lời, trong giọng nói dường như có cả vạn câu hỏi:
- Vâng, thưa phu nhân. Làm sao phu nhân lại biết - Thanh âm của nàng như giọng người con gái bị mẫu thân bắt gặp tình cảm riêng tư
- Ta đã coi sư nương như thân nhân của ta - Phu nhân thân mật giải thích- lần này nàng gặp được hôn phu, ta cũng mừng. Sáng sớm nay, hoạ công đã tìm đến giải thích, hiện giờ đang được lão gia hỏi chuyện. Nàng hạnh phúc, ta cũng chẳng ngăn cản gì. Có điều nàng có rời được khỏi phủ về Hán Dương hay không là do lão gia quyết định.

Cùng lúc đó tuần phủ đại nhân cũng nói với Hyewon:
- Chẳng mấy khi phủ ta lại có một hoàng gia hoạ sư tới vẽ tranh. Nhân tiện hoạ công đã muốn đón hôn thê là sư nương của con gái ta về, ta muốn hoạ công vẽ cho ta một bức tranh.
- Chẳng hay đại nhân thích tranh gì? - Hyewon băn khoăn hỏi.
Tuần phủ đại nhân mỉm cười:
- Rất dễ thôi, chẳng phải Hyewon hoạ công đây nổi tiếng với tranh sinh hoạt dân gian hay sao? Ta sẽ tổ chức tiệc vào ngày mai, ta muốn hoạ công vẽ tranh cho ta!

Điều kiện để đón Jeong Hyang về là một bức tranh! Điều đó không làm cho Shin cảm thấy bối rối. Dù cho thế nào đi chăng nữa, chàng cũng sẽ đón nàng về! Chàng nhận lời tuần phủ đại nhân, và bối cảnh của bữa tiệc mà đại nhân tổ chức đã được chàng vẽ vào bức "Chu du thanh giang" mà nhân vật là các quý tộc và các kỹ nữ sống tại phủ Quang Sơn:

Vốn dành thịnh tình cho các Kisaeng am hiểu âm luật, chàng đã tập trung diễn tả khuôn mặt ưu tư khi phổ xuy của cô nương đầu mũi thuyền. Tư thế ngồi của nàng Kisaeng thật đặc biệt, xuy âm của nàng cũng chứa chan tình ý nhưng trong lòng Shin, chỉ có duy nhất một người, một tâm hồn làm cho trái tim chàng rung động mà thôi!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hsg