Chương 1: mở đầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nửa đầu thế kỷ 14, bởi vì những chính sách cai trị "trọng gian thần bạc đãi trung quân", xem nhẹ chân lý trị quốc đã lưu truyền biết bao đời thiên tử: "Xem dân như con, lấy dân làm gốc" đã dẫn đến sự lụi tàn của dòng họ Dương, chấm dứt hai mươi năm trị vì.

Trong Bá An sử kí có ghi chép lại rằng, sau khi Hoài Tổ Đế, tức Dương Hoài Tổ, tên úy là Dương Phúc An đột ngột qua đời mà chưa kịp lập đích tử Dương Khang lên ngôi vị Thái tử. Nhân thời cơ triều đình rơi vào hỗn loạn, phi tần Hoài Tổ Đế hết mực sủng ái là Kim thị cùng với bè đảng Thọ quận công – Đỗ Trung Lân âm mưu giết chết đích tử, nâng đỡ thứ tử Dương Hoằng Lê là con trai Kim thị lên ngôi vua.

Hoàng tử Dương Khang là con trai do hoàng hậu Nguyễn Phúc thân sinh, được thái phi họ Nguyễn nuôi dạy từ bé. Trời sinh hoàng tử tính tình nhu thuận lại rất thông minh, lên ba đã biết đọc sách thánh hiền, lên năm đã có thể đối đáp thi ca viết câu đối, ngài còn tận tay viết câu đối chúc Tết dâng Vua, rất được lòng thánh thượng bấy giờ.

Chỉ tiếc, hoàng tử là nhân tài hiếm có nhưng lại không mang chí cầu tiến, không muốn gánh vác mệnh thiên tử - nối nghiệp cơ ngơi họ Dương.

Sau khi Hiến Tổ Đế qua đời, Dương Khang vốn không hề có ý định tranh giành ngôi vua cùng mẹ con Kim thị, Khang chỉ muốn cùng mẫu hậu Nguyễn Phúc thoái lui về phía sau, không tranh với đời. Nhưng Kim thị sớm đã tính toán cẩn thận, dù Khang không muốn lên ngôi cũng sẽ bị triều thần khuyên ngăn, nhất quyết phò trợ.

Năm 1325, vào nửa đêm canh ba, nhằm vào ngày 15 tháng giêng, Thọ quận công cùng với binh lính bao vây phủ hoàng tử, Thọ lấy cớ có người cáo trạng Khang mưu tính làm phản từ trước, hầu cận thân thiết của Dương hoàng tử là Bách Trọng Quân bất ngờ dâng lên cho Thọ một cuộn giấy bọc vải thô nói đây là chiếu chỉ Dương Khang âm mưu làm giả để lên ngôi vua.

Tương kế tựu kế, Thọ Quận Công không nói hai lời, cho người gông cổ Khang xuống lập tức giết chết tại chỗ.

Kim thị biết kế hoạch đã thành công liền kéo người đến trước điện Khang Ninh, đánh đổ cổng điện cho đòi diện kiến hoàng hậu.

Nguyễn Hậu biết con trai đã bỏ mạng bởi mưu hèn kế bẩn, cõi lòng đau đớn không thôi. Nàng biết rõ thân mình bây giờ còn lo chưa xong nhưng nếu để giang sơn rơi vào tay bè đảng quận Thọ và Kim thị, nếu có xuống hoàng tuyền cũng không dám đối mặt với Tiên hoàng, với liệt tổ liệt tông.

"Vận mệnh quốc gia mai này biết gửi gắm vào ai? Thứ tử còn quá nhỏ mà bụng dạ Kim Ngọc Lan và Thọ quận công lại quá lớn, chúng muốn nghịch lại ý trời. Thật quá hoang đường!" – Nàng tức giận quát lớn.

Bây giờ không gặp thì cũng chết mà gặp thì cũng chết, đương lúc quẫn trí nàng lại nghĩ đến chúa Trịnh. Xưa nay nhà chúa luôn theo tôn chỉ "Có vua mới có chúa", bao đời chúa Trịnh đều nhất mực phò tá Dương đế. Nay trung cung gặp nạn, chẳng lẽ nhà chúa lại ngoảnh mặt làm ngơ?

Tức thì Nguyễn Phúc hoàng hậu cho người chuẩn bị giấy bút, sau khi kể rõ sự tình vào thư liền sai người bí mật trốn bằng cửa sau, truyền thư đến phủ chúa.

Lo chuyện xong xuôi, nàng lại sai người chỉnh trang tóc tai quần áo, đồng thời vắt thêm một cây dao găm sau lưng để phòng thân ngộ nhỡ quân cứu viện không đến kịp.

Hoàng hậu y phục chỉnh tề đứng trên bậc thềm giữa chính điện, ánh mắt không chút sợ hãi nhìn đám binh lính dưới sân đang chầu chực như muốn ăn tươi nuốt sống. Dáng vẻ của mẫu nghi thiên hạ dù cho có rơi vào cảnh khốn cùng cũng phải ngẩng cao đầu, há lại để cho bọn loạn thần tặc tử xem thường.

"Tiên hoàng vừa mất không lâu, thi thể vẫn còn vương mùi trần thế vậy mà chúng bây lại dám kéo đến đây làm phản? Nói, là kẻ nào xui khiến chúng bây làm chuyện trời đất bất dung này?" – Nàng vừa nói vừa quan sát binh lính phía dưới, kẻ nào kẻ nấy mặt mày bặm trợn, râu hùm mày hổ đỏ lừ mắt nhìn nàng chằm chằm.

Quả nhiên, Thọ quận công cấu kết với Kim thị, lấy cái cớ bảo vệ chu toàn Lễ Động Quan để bí mật thay đổi lính nhà vua thành người của chúng, tiện cho mưu đồ làm phản. Vì quá ủy mị trước sự ra đi đột ngột của lang quân, cộng thêm bận rộn chuyện tang sự mà nàng đã buông lỏng phòng bị để tụi nó chớp lấy cơ hội trăm năm khó tìm.

"Bọn tôi tớ chúng tôi không làm phản, xin Hoàng hậu đừng đổ tội nghiệt này lên đầu chúng tôi!" – Ba  nháo nhào quát lên.

"Phải! Chúng tôi một lòng thờ vua, mấy đời trung quân ái quốc sao dám làm điều cán quấy, xin bà đừng đặt điều tiếng."

"Bọn tôi là thuận theo ý vua, ai dám nói bậy tôi sẽ cắt lưỡi kẻ đó để tỏ lòng trung thành, cho khỏi bị đổ tội bất kính!"

Hoàng hậu thấy binh lính càng nói càng giận, nàng bất tri bất giác lùi về sau nửa bước chân, e dè trước số lượng áp đảo của bọn nó. Chẳng may nàng lỡ lời khiến tụi nó nghĩ quẩn..có lẽ trước khi quân cứu viện kịp đến thì nàng đã bỏ mạng tại đây, vậy còn có nghĩa lý gì nữa?

"Sau khi Tiên hoàng băng hà, thiếp thân lòng đau như cắt, vốn muốn tự vẫn theo Người nhưng nghĩ đến việc chưa lập thái tử, ngôi vị còn lạnh lẽo chưa có người kế vị lại canh cánh trong lòng.." – Kim thị ra hiệu cho bọn lính im lặng, ả toan nói rồi lấy khăn lụa chấm chấm lên khóe mắt, khuôn mặt tỏ vẻ cơ man là trăm bề lo toan.

"Khi Tiên hoàng hấp hối trên giường bệnh, thiếp luôn túc trực bên cạnh Người, biết không qua khỏi nên Tiên hoàng đã nói Người muốn lập đích tử Dương Khang hoàng tử lên ngôi Thái tử!" Nói đến đây ả ta lại khóc lớn, nước mắt bịn rịn.

Nguyễn Phúc Hoàng hậu nhíu mày, nếu Tiên đế muốn truyền ngôi cho Khang thì đã sớm truyền nàng đến chăm bệnh, hà cớ gì lại chỉ để cho ả chầu chực bên cạnh không rời?

"Vậy tại sao khi vua mất, mi không nhanh chóng truyền ý chỉ cho bổn cung và triều thần cùng biết mà đợi đến tận bây giờ mới nói? Hay là ngươi có mưu đồ riêng nên mới giấu diếm?!" Lời nói của Hoàng hậu đanh thép tựa như lên án hành động của ả.

Kim Ngọc Lan nghe đến đây khóc lớn, tay vỗ ngực bịch bịch ngửa mặt lên trời mà nói:

"Thiếp thân một lòng thờ phụng nhà vua, xưa nay chưa từng có ý nghĩ bụng dạ hai lòng, giấu giấu diếm diếm. Người ra đi quá đột ngột, thiếp cũng không còn tâm tư quan tâm đến chuyện khác..mãi đến mấy ngày trước, thiếp nghe tin hoàng tử Dương Khang mưu đồ bất chính mới nhớ ra. Nếu có nửa lời gian dối sẽ bị trời phạt!"

"Ngôi vị đã nắm trong tay còn dám làm phản, kẻ làm chuyện trời không dung thứ là con trai của Hoàng hậu mới đúng!"

"Phải! Bất hiếu bất trung, ban nãy đáng lẽ phải chặt tứ chi của hắn cho trâu bò ăn mới đúng!"

Bọn lính hùa nhau lời ra tiếng vào còn Hoàng hậu thì đứng trên bậc thềm cao kia nghe rõ mồn một lời chúng nói, tay chân rã rời, nước mắt bịn rịn:

"Con ta xưa nay không tham sân si với đời, từ bé đọc sách thánh hiền, cha yêu mẹ thương nào có cớ để làm chuyện sai quấy? Có chăng là bị người ta hãm hại, mượn nước đẩy thuyền! Còn quân lính chúng bây, chưa rõ thực hư đã hùa theo lời phù phiếm để giết con vua, có biết mang tội gì không?"

Kim Thị nghe đến đây tức thì ngừng khóc, ả lớn tiếng quát mắng:

"Chứng cứ rành rành ra đấy mà lại bảo là phù phiếm? Khang hoàng tử tội một thì bà tội mười, làm mẹ nhưng lại không biết khuyên bảo con mình để nó lập mưu hại anh hại em, cướp lấy ngôi vua!"

Nói rồi ả hất tay ra hiệu cho nữ tì bên cạnh, không bao lâu sau đã nhìn thấy nữ tì đó cùng với hai tên lính đang áp giải nữ quan truyền tin của Hoàng hậu đến giữa sân.

Kim Ngọc Lan giật lấy bức thư từ trong vạt áo của nữ quan, sau khi đọc rõ nội dung trong thư liền tức giận xé nát nó, ánh mắt trợn trừng nhìn Hoàng hậu đang run rẩy đứng trên cao, ả nói:

"Có mà kêu cứu đằng trời! Xưa nay nhà chúa tuy nói thờ vua nhưng từ lâu đã không xem vua ra gì, nay nội cung lục đục há chẳng phải là cớ để chúa chuyên quyền sao? Phúc ơi là Phúc, tới chuyện này mà bà còn không rõ sao?"

Hoàng hậu Nguyễn Phúc biết số mình đã tận mạng không thể giãy dụa thêm được nữa, nàng không nói hai lời lập tức rút ra con dao găm sau lưng, tự đâm vào ngực mà chết.

Hôm ấy cũng là nhằm ngày 15 tháng Giêng, Dương Khang Hoàng tử vì mang tội làm phản mà bị giết ngay tại phủ, còn thân mẫu Nguyễn Phúc Hoàng hậu bị bức tử bởi thứ phi Kim thị.

Dương Hoài Tổ từ lúc lên ngôi cho đến khi chết đi, cả đời chỉ biết đam mê khoái lạc, nhàn nhã hưởng thụ phú quý làm vua mà không màng đến con dân thiên hạ. Chỉ cần gian thần nịnh nọt những lời đường mật, thiên tử liền vui lòng cho chúng làm chuyện càn quấy với dân. Còn trung thần một lòng với vua thì bị người khinh thường rẻ mạt, bức ép đủ đường.

Khắp nơi trong nước, từ kinh thành cho đến thôn quê đâu đâu cũng tràn ngập uất hận, nhiều cuộc nổi dậy diễn ra nhằm lật đổ ách thống trị tàn bạo của Dương Hoài Đế, song vẫn chưa một lần nào giành được thắng lợi.

...

Mùa xuân năm 1320, thứ tử Dương Hoằng Lê là con trai của Kim phi lên ngôi, lấy tôn hiệu là Hiếu Thống Hưng Vĩnh hoàng đế, chọn niên hiệu là Trạch Hưng.

Dương Hiếu Thống lên ngôi khi chỉ mới lên bảy, Kim Thái hậu là mẹ ruột mượn việc Hoàng đế tuổi còn nhỏ mà đã phải gánh vác cơ nghiệp gần trăm năm để kéo rèm nhiếp chính, cùng con san sẻ việc nước việc dân. Để có thể giữ vững ngai vua cũng như là quyền lực nhiếp chính, Kim Thái hậu đã phong tước hiệu Quốc công cho Thọ Quận công, để hắn nắm giữ hơn một nửa binh quyền trong tay, củng cố thêm quyền lực bè cánh

Khi ấy, trong triều đình có nhiều quan thần từ tiền triều hết mực phản đối, bọn họ biết tất cả đều là âm mưu quyền lực của Thái hậu và Thọ quận công nhưng đều bị Thái hậu bỏ ngoài tai. Song, nếu còn người nào tiếp tục lời ra tiếng vào về việc này thì Thái hậu họ Kim sẽ nói:

"Ngày ấy nếu không có Thọ quận công kịp thời phát hiện âm mưu làm phản của Dương Khang thì có lẽ bây giờ nước ta phải chịu cái cảnh khuất nhục, bị cai trị bởi một kẻ bất hiếu bất trung với cha với anh. Đấy chẳng phải là đi ngược lại với đạo làm vua mà bao đời dòng tộc ta tôn thờ sao?"

Tức thì không còn ai dám lên tiếng dị nghị nữa.

Bấy giờ trong triều có một vị quan võ tên là Lý Hồ Tôn, một nhân tài văn võ song toàn đến từ huyện Kiên Linh. Từ nhỏ Tôn sống trong cảnh thôn làng bị quan liêu tham nhũng, chèn ép con dân bắt bớ đủ đường nên đã nuôi chí làm quan từ sớm. Chàng ngày đêm đèn sách rèn võ chỉ mong thi đỗ tú tài, khi ấy mới có đủ chức quyền vạch tội bọn tham quan để nhân dân không còn đói khổ. Chỉ khi nào tham nhũng bị bài trừ, gian thần bị trừng trị thì khi ấy dân mới được sống.

Tôn nhiều lần dâng tấu sớ kiện quan lại tham nhũng nhưng đều không được phê chuẩn càng thêm cả giận. Giận vua bị gian thần che mắt, bỏ dân bỏ con, càng giận hơn là bản thân lại không làm được gì.

Sau khi Dương Hiến Tổ mất, thứ tử lên ngôi, Lý Hồ Tôn càng có thêm cái nhìn sâu sắc về triều đại mà chàng đang sống, một chế độ cai trị thối nát từ tận cùng cốt cách: dân thì bạo loạn, nội bộ triều đình thì tranh giành đấu đá lẫn nhau, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy được mối nguy hại phía sau. Dù có bao nhiêu vị quan thanh liêm như Tôn đứng lên vạch tội cái ác thì cũng chỉ như những con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh giữa bể lớn, đằng nào cũng bị những cơn sóng dữ kia đánh cho tan nát.

Tức cảnh nước nhà đứng trước nguy nan mà chẳng làm được gì, Tôn bèn xin được cởi áo trạng mũ quan lui về ở ẩn, không tham với đời.

Khi Lý Hồ Tôn từ chức đã kéo theo nhiều người cùng chung chí hướng với chàng cũng xin từ được từ quan, tránh xa chốn quan trường lắm điều thị phi. Cuối cùng, triều đình chỉ còn là nơi mà bọn phường trộm cướp "đội mũ cao áo dài" hiên ngang lộng hành, mặc sức làm điều càn quấy, bất dung thứ.

Suy cho cùng, vương triều rộng lớn nhưng lại không có chỗ dung thân cho một vị quan thanh liêm thì có thể tồn tại được bao lâu?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro