gdcd lớp 10 kiểm tra sau tết by đạt văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Quan niệm về đạo đức.

a.Đạo đức là gì ?

- Khái niệm : Là hệ thống các quy tắc chuẩn mục xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.

- Đặc trưng.

+  Là quy tắc chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân)

+ Là tính tự giác

+ Phù hợp với lợi ích chân chính của con người.

- Cùng với sự phát triển của xã hội thì quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi.

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

- Giống nhau : Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người.

- Khác nhau :

+ Đạo đức : Tự giác thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.

+ Pháp luật : Bắt buộc thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị PL cưỡng chế.

+ Phong tục tập quán : Con người phải tuân theo thói quen , tục lệ, nề nếp có từ lâu đời.

2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Đối với cá nhân.

- Góp phần hoàn thiện nhân cách

- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha

- Có ý thức, năng lực và sống thiện.

b. Đối với gia đình.

- Đọa đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình.

- Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình.

c. Đối với xã hội.

- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức.

- XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuống cấp.

Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC

b. Nghĩa vụ của người thanh niên VN hiện nay.

- Chăm lo rèn luyện đạo đức, chống cái ác, bảo vệ cái thiện.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH.

- Tích cực lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần để thực hiện dân giầu nước mạnh.

- Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nghĩa vụ học sinh

+ Rèn luyện đạo đức

+ Học tập

+ Giúp đỡ bố mẹ

 

2. Lương tâm.

a. Lương tâm là gì ?

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

- Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái.

+ Lương tâm thanh thản

+ Lương tâm cắn rứt.

 

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.

- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự giác

- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng trong quan hệ giữa người với người.

- Đối với học sinh

+ Tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh

+ Có ý thức đạo đức, kỉ luật

+ Có lối sống lành mạnh

+ Biết quan tâm giúp đỡ người khác

3. Nhân phẩm và danh dự.

a. Nhân phẩm.

- Khái niệm : Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.

- Biếu hiện của nhân phẩm :

+ Có lương tâm trong sáng

+ Có nhu cầu vật chất lành mạnh

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, chuẩn mực đạo đức tiến bộ

- Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm

b. Danh dự.

- Khái niệm : Là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.

- Danh dự là nhân phẩm đã được xã hội đánh giá và công nhận.

- Mỗi người cần giữ gìn vào bảo vệ danh dự của mình, đồng thời tôn trọng danh dự của người khác.

- So sánh tự trọng và tự ái.

+ Giống : Đều là tình cảm của con người

+ Khác :☺ Tự trọng : có động cơ và hành vi                tốt, tôn trọng người khác.

              ☺Tự ái : đề cao cái tôi, chỉ nghĩ đến bản thân, đố kị với người khác.

- Để có danh dự và nhân phẩm HS phải :

+ Rèn luyện đạo đức

+ B.vệ, giữu gìn danh dự của mình

+ Tôn trọng d. dự và n.phẩm của người khác

4. Hạnh phúc.

a. Hạnh phúc là gì ?

- Khi con người thỏa mãn các nhu cầu thì có cảm xúc vui sướng thì gọi là hạnh phúc.

- Khái niệm : Là cảm xúc vui sướng hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu chân chính lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.

- Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc tất cả mọi người.

- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội

- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu.

1. Tình yêu.

a. Tình yêu là gì ?

- Biểu hiện của tình yêu.

+ Nhớ nhung, quyến luyến

+ Tình cảm tha thiết

+ Động cơ mãnh liệt

- Tình yêu là dạng tình cảm đặc biệt của con người xuất hiện ở nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành.

- Khái niệm : SGK trang 77

- Quan niệm cơ bản về tình yêu.

+ Tình yêu mang tính xã hội :

Mỗi người yêu nhau đều chịu ảnh hưởng của các quan niệm xã hội. (K,quả của tình yêu → hôn nhân→ gia đình → dân số → giáo dục → việc làm → nhà ở → ...

+ Tình yêu mang tính giai cấp.

XH PK : nam, nữ thụ thụ...cha mẹ đặt đâu...tại gia tòn phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

XH hiện nay : tự do yêu đương, hôn nhân, đẹp đẽ, cao thượng (nhưng không phủ nhận vai trò gia đình)

b. Thế nào là tình yêu chân chính.

- Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội.

- Biểu hiện :

+ Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó

+ Quan tâm đến nhau, không vụ lợi

+ Chân thành, tôn trọng lẫn nhau

+ Sự cảm thông, lòng vị tha

c. Một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn giữa TB và TY

- Yêu một lúc nhiều người, hoặc vụ lợi trong tình yêu

- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

2. Hôn nhân.

a. Hôn nhân là gì ?

- Tình yêu chân chính → HN ; HN → Kết hôn.

- Khái niệm : Hôn nhân là qua hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

- Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Tuổi kết hôn (VN) : Nam là : 20 ; Nữ là 18

- Sau khi kết hôn → tổ chức đám cưới để ra mắt họ hành, làng xóm, bàn bè.

b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

+ Dựa trên tình yêu chân chính

+ Tự do kết hôn theo luật định

+ Tự do li hôn

+ HN đảm bảo về mặt pháp lý

- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Như vậy : tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân, là nền tảng hạnh phúc của gia đình.

 

3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

 

a. Gia đình.

- Khái niệm : Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

- Những loại gia đình :

+ Gia đình một thế hệ  (vợ chồng)

+ Gia đình hai thế hệ   (vc và các con)

+ Gia đình 3 – 4 thế hệ ( Tam – tứ đại đồng đường)

 

b. Chức năng của gia đình.

- Chức năng duy trì nòi giống

- Chức năng kinh tế

- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái

- Chức tổ chức đời sống gia đình.

Chú ý : Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục côn cái là quan trọng hơn cả.

 

c. Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.

- Quan hệ giữa vợ và chồng (TY-PL)

- Quan hệ giữa cha mẹ với con cái

- Q.hệ giữa ông bà với các cháu        (h.thống)

- Quan hẹ giữa các anh chị em

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro