GDH dai cuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giaó dục học đại cương

Câu 1 : Đối tượng của giáo dục học là gì ? Trong điều kiện hiện nay đối tượng của giáo dục học có thay đổi rỳ hok? Tại sao

Trả lời :

*Đối tượng của giáo dục học là

- Mỗi bọ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng, giáo dục học là một môn khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục

- Quá trình giáo dục là quá trình tạo thành bởi nhiều thành tố, có mối quan hệ biên chứng với nhau và luôn luôn tồn tại trong một môi trường nhất đinh, chịu sự tác động qua lại với môi trường đó, các thành tố của quá trình giáo dục bao gồm : mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp- phưong tiện giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, kết quả giáo dục, nhà trường giáo dục, người được giáo dục

- Quá trình giáo dục bao giờ cũng diễn ra liên tục bao gôm nhiều hoạt động, nhiều quá trình kế tiếp nhau, mỗi quá trình lại có mục đích riêng, các mục tiêu giáo dục của các quá trình, các hoạt động là những bậc thang để hướng tới mục đích của quá trình giáo dục cuối cùng

- Quá trình giáo dục bao giờ cũng được cụ thể hoá thành mục tiêu đào tạo của các cấp. bậc học và nó đựoc vận dụng cho các lứa tuổi, các vùng miền khác nhau, nó được cụ thể hoá thành từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm trọng tâm cần phải hình thành cho học sinh

- Quá trình giáo dục luôn được biến đổi cùng với sự biến đổi của thời đai :

+ Mục đích hiện tượng giáo dục : Căn cứ vào yêu cầu của sự phát triển kinh tế chính trị- khoa học - xã hội mà đặt ra mục đích, mỗi thời đại khác nhau có nhu cầu phát triển KT -CT-Vh-Xã hội riêng, do đó có yêu cầu riêng đối với quá trình giáo dục

+ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, pphương tiện giáo dục và pp giáo dục ngày càng được đổi mới

+ Người được giáo dục có sự biến đổi về tâm lý có sự biến đổi về tâm lý dưới sự tác động của môi trường, cuộc sống

*trong điều kiện hiện nay đối tượng của gd học có thay đổi j không?

Câu 2 : Trình bày mối quan hệ giáo dục ( rộng ), giáo dục (hẹp),dạy học.

Trả lời :

+ Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng ( giáo dục tổng thể )

Là quá trình tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhàm phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ trẻ trên cơ sở giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm, nền văn hoá xã hội loài người.

+Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp

Là quá trình tác động có mục đích , có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, niềm tin, tình cảm, thái độ, các kĩ năng lao động và phát triển sức mạnh thể chất.

+Quá trình dạy học

Là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội các kỹ năng, kỹ xảo, nền văn hoá xã hội loài người. Đẻ từ đó nhằm phát triểng năng lực, trí tuệ cho học sinh đồng thời hình thành cho học sinh những phẩm chất trí tuệ tương ứng .

KL:

- Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình giáo dục nhưng mỗi quá trình có một chức năng riêng.

+ quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp : Tập trung phát triển tốt các mặt phẩm chất, nhân cách cho học sinh.

+ quá trình dạy học : Tập trung phát triển tốt mặt năng lực, trí tuệ cho học sinh.

Quá trình giáo dục (rộng ) = Quá trình giáo dục (hẹp) +QTDH

- Hai quá trình mặc dù có chức năng khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau, thống nhất với nhau. Cụ thể :

+ Thông qua quá trình dạy học giúp cho học sinh hiểu được một cách đúng đắn, sâu sắc, về thế giới xung quanh, là cơ sở giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn trong học tập.

+ Quá trình giáo dục hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực cần thiết (kỉ luật, nghiêm túc trong làm việc, có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, có thói quen làm việc khoa học, nề nếp ngăn nắp).

Câu 3 : Tại sao nói quá trình giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt ?

Trả lời :

- Giáo dục nảy sinh khi xã hội loài người xuất hiện. Vì con người không chỉ thoả mãn những nhu cầu cảu mình bằn những cái có sẵn trong tự nhiên mà còn bằng những cái do con người làm ra, do đó lai động là nhu cầu không thể thiếu .Khi con người tham gia lao động tao ra sản phẩm vật chất, tinh thần, và rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Lúc đó con người có nhu cầu truyền đạt lại cho bản thân. Quá trình truyền đạt và lĩnh hội là quá trình giáo dục.

- Giáo dục luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Vì giáo dục với tư cách là bộ máy đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh thế chính trị văn hoá xã hội. Tuy nhiên ở mỗi thời đại khác nhau có yêu cầu khác nhau về sự phát triển xã hội. Do đó có những yêu cầu riêng về giáo dục. Vì vậy không có nền giáo dục chung cho mọi thời đại khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có nền giáo dục riêng.

- Giáo dục là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người và của mỗi cá nhân.

+ Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển cua xã hội loài người. Do xã hội luôn tồn tại và phát triển phụ thuộc vào 2 cơ chế : sinh sản và giáo dục. Vì giáo dục có nhiệm vụ truyền đạt nền văn hoá. Thế hệ sau có nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nền văn hoá.

+ Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Vì con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách của con người đựơc hình thành theo cơ chế lĩnh hội nghĩa là : lĩnh hội nên VHXH lịch sử loài người thàn tri thức của bản thân. Con người càng tích cực lĩnh hội càng nhiều tri thức, kinh nghiệm của loài người, nhân cách càng phát triển. Mà việc lĩnh hội tri thức đầy đủ và hiệu quả nhất chính là thông qua giáo dục.

- Trong xã hội loài người thì giáo dục mang tính giai cấp. Vì trong xã hội có giai cấp thì bao giờ giai cấp cầm quyền bao giờ cũng có nhu cầu, đòi hỏi về quyền lực, địa vị khác nhau nên có những yêu cầu riêng cho giáo dục và người được giáo dục.

- Trong xã hội không có giai cấp thì giáo dục hướng tới sự bình đẳng.

Câu 4 : Phân tích các chức năng xã hội của giáo dục? Tại sao nói giáo dục chịu sự quy định của xã hội

1. chức năng kinh tế sản xuất.

- thể hiện vì giáo dục là bộ máy đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế. mỗi gđ phát triển kinh tế có những đòi hỏi riêng có mục tiêu phát triển kinh tế riêng , do đó những yêu cầu đòi hỏi riêng đối với giáo dục, giáo dục đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thì thúc đẩy cho kinh tế phát triển. trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì giáo việt nam cần phải đào tạo những con nguời có trình độ cao tay nghề ngày càng gioi, thông minh hơn , khéo léo hơn.

- để thực hiện tốt chủ trưong này đòi hỏi giáo viên cần:

+ gắn liền với sự phát triển kinh tế sản xuất, phải luôn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.

+ trong giáo dục cần xây dựng hệ thống nghành nghề cân đối đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh thế sản xuất của đất nứơc.

+ đảm báo được cái được cái đọ ngũ cán bộ khoa học, công nhân cân đối và hợp lý tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

+ nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật làm chủ khoa học kỹ thuật.

2. chức năng chính trị xã họi.

- Nội dung của chức năng: Vì mỗi quốc gia có một chế độ chính trị khác nhau vì vậy giai cấp cầm quyền hoặc chính đảng cầm quyền bao giờ cũng năm lấy giáo dục làm công cụ để suy trì và cũng cố, làm phát triển quyền lực. địa vị và lợi ích của giai cấp mình . Duy trì chế độ chíng trị đó bằng cáhc dùng giáo dục để tác động vào tư tưởng . tinh cam, niềm tin, ly tương sống của thế hệ trẻ làm cho thế hệ trẻ sống và phấn đấu vì chế độ chính trị - xã hội đó.

+Trong thời dại ngày nay để thực hiên đựoc chức năng này giáo dục Việt nam cần trang bị cho thế hệ trẻ lý tưởng phấn đấu vì một nước VN dân giàu , nước mạnh, xã hội cong bằng dân chủ văn minh.

+ Thông qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài mà nâng cao trình độ văn hoá cho toàn đan, góp phần xoá đói giảm nghèo tao ra sự bình đẳng giũă các tầng lớp dân cư.

+Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý theo tư tưởng do dân và vì dân.

3. Chức năng văn hoá- tư tưởng.

- Nội dung

+ Thông qua GD mà trình độ văn hóa toàn dân ngày càng đựoc nâng lên và đời sống văn hoá ngày càng tiến bộ. Nền văn hoá của mỗi dân tộc đựoc giữ gìn, bảo tồn, và ngày càng phát triển.

- Trong giai đoạn hiện nay GD VN cần:

+ giáo dục Việt Nam cần phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức, nên van hoá dân tọc, hình thành cho thế hệ trẻ bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc. Bản sắc bao gồm : lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, hiếu học, lòng nhân ái, sự cần cù vựơt khó, sự tinh tế trong ứng xử và giao tiếp.

+ Cần giáo dục cho thế hệ trẻ xây dựng được lối sống đạo đức lành mạnh hình thành hệ thống chính trị - văn hoá - xã hội.... và hình thành thế giới quan , nhân sinh quan.

*Tại sao giáo dục chịu sự quy định của xã hội.

- GD luôn biến đổi không ngừng và bao giờ cũng mang tính ls cụ thể.

Tính ls cụ thể thể hiện ở:

- tương ứng với mỗi thời kì phát triển của ls XH là 1 nền GD. VD: ls phát triển của loài ng đã trải qua 5 chế độ chính trị Xh khác nhau và đã có 5 nền GD tương ứng:

+ chế độ cộng sản nguyên thuỷ- gd cộng sản nguyên thuỷ. Phương pháp đặc trưng của gd là pp truyền kinh nghiệm qua thực tiễn tự phát.

+ Chế độ XH chiếm hữu nô lệ - gd chiếm hữu nô lệ. PP dạy học chủ yếu là truyền kinh nghiệm bằng lời.

+ Chế độ Xh phong kiến- gd phong kiến. PP dạy học giáo điều

+ Chế độ Xh tư bản(XH tiền công nghiệp)- gd tư bản.PP giải thích minh hoạ.

+ Chế độ XHCN- gd XHCN .PP dạy học tích cực.

Trong mỗi giai đoạn phát triển của ls, ở mỗi nước, mỗi dân tộc khác nhau gd 1 mặt mang tính phổ quát, tính nhân văn phản ánh những giá trị văn hoá đạo đức thẩm mỹ chung nhất của nhân loại nhưng mặt khác gd lại mang những nét khác nhau về truyền thống và bản sắc dân tộc.

- ở mỗi nước,trong mỗi giai đoạn phát triển ls khác nhau, gd cũng khác nhau.

- trong hệ thống gd quốc dân VN gd mầm non vào khoảng năm 1981 tuổi bắt đầu đi học nhà trẻ 2 tháng tuổi,năm 1991 thì 6 tháng tuổi nhưng từ năm 1993 cho tới nay lại là 3-4 tháng tuổi

- Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do gd chịu sự quy định của các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH và các qt Xh như kinh tế, chính trị, văn hoá... khi các qt XH biến đổi bắt nguồn về những biến đổi về trình độ sức sx Xh và tính chất của qh sx xh rồi kéo theo những biến đổi về chính trị,cấu trúc xh và hệ tư tưởng xh thì toàn bộ hệ thống gd tương ứng cũng bị biến đổi theo.

Mác- Ăng ghen từng nói:"gd là do qh xh quyết định. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung và pp gd thay đổi qua các giai đoạn ls khác nhau".HCM nói: " chế độ khác thì gd cũng phải khác "

- ls phát triển của gd và nhà trường trên TG cũng như trong nước đã kđ tính quy định của XH đối với gd như là 1 tính quy luật quan trọng của sự phát triển gd.

=> Tóm lại: mỗi quan hệ giữa gd và XH là mối quan hệ biên chứng, hữu cơ, trong đó XH quy định gd và ngược lại đến lượt mình gd lại là điều kiện , động lực để thúc đẩy XH phát triển về tất cả các mặt.

Câu 5. Thế nào là sự phát triển nhân cách. Tại sao sự phát triển nhân cánh lại là 1 quá trình biến đổi tổng thế? cho ví dụ minh hoạ.

1. khái niệm về sự phát triển nhân cách.

- sự phát triển nhân cách là sự hình thành và phát triển tất cả các mặt bao gồm thể chất tâm lý và xã hội của mỗi cá nhân.

- thế chất là sự tăng trưởng về chiều cao trọng lượng cơ bắp sự hoàn thiện của các giác quan cùng với phẩm chất nhanh nhẹn khéo léo bền bỉ dẻo dai.

- tâm lý: là sự biến đổi trong quá trình nhận thức trong chú ý, trong ý chí, tình cảm của con người.

- xã hội: là sự biến đổi về lối sống phong cách sống trong cư xử với mọi người xung quanh trong việc tích cực tham gia vào đời sống xã hội.

- sự phát triển nhân cách là sự phát triển tổng thế tất cả các yếu tô, thuộc tính nhân cách sự hình thành và phát triển của thuộc tính nhân cách này kéo theo sự hình thành phát triển thuộc tính nhân cách khác.

- sự phát triển nhân cách tuân theo quy luật phát triển nói chung đó là thông qua tích lũy dần về lượng mà dần dần biến đổi sự phát triển về chất.

- sự phát triển nhân cánh bao giờ cũng tiến tới đặc điểm lứa tuổi đồng thời chịu sự phát triển của các nhân tố : Bẩm sinh di truyền, môi trường, hoàn cảnh sống. Đặc biệt là hoạt động giao tiếp.

2. Tại sao sự phát triển nhân cánh lại là 1 quá trình biến đổi tổng thể.

- vì sự phát triển nhân cánh là sự phát triển tất cả các yếu tố thuộc tính nhân cách sự hình thành và phát triển của thuộc tính nhân cách này kéo theo sự hình thành phát triển của thuộc tính nhân cách khác.

VD:

Câu 6: Phân tích vai trò của nhân tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Cho vd minh họa. Phê phán quan điểm sai lầm.

1. Khái niệm bẩm sinh , di truyền là quá trình thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những đặc điểm thuộc tính sinh học đã đc mã hóa trong chương trình gen.

- di truyền đặc điểm cơ thể sinh học : da, mắt, tóc, vóc dáng...

-Di truyền từ cấu trúc giải phấu sinh lý: Đặc điểm, hoạt động của hệ thần kinh giác quan, não bộ

- Di truyền về tư chất: Chức năng tâm sinh lý, bộ năng khiếu

- Trong số đó di truyền về dặc điểm cấu tạo đặc điểm hệ thần kinh , giác quan, não bộ, di chuyền về tư chất sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách.

* Vai trò của di truyền

- vấn đề dt về đặc điểm cấu tạo và hoạt động of hệ thần kinh giác quan, não bộ.

+ Để hình thành và phát triển nhân cách đỏi hỏi phải có ít nhất 2 yếu tố cơ bản đó và là mt XH loài ng với tư cách là nguồn gốc của nhân cách và hệ thần kinh giác quan và não bộ để hình thành và phát triển vể nhân cách đòi hỏi hệ thần kinh giác quan và não bộ phải dc tiến hoá tới mức độ cao nhất và hoạt động bình thường để trên nền tảng vật chất đó dưới sự tác động của XH loài ng mà nhân cách của con ng dc hình thành và phát triển.

- Vấn đề DT về tư chất:

+ DT về các chức năng tâm sinh lý : mỗi cá nhân khi mới sinh ra trong bản thân họ luôn tiềm tàng 1 số khả năng do thế hệ trc DT lại: khả năng biết đi bằng dáng đứng thẳng, khả năng biết nói 1 số ngôn ngữ trong gt nhưng khả năng đó chỉ bộc lộ thành hiện thực khi bản thân cá nhân đó chỉ dc sống trong mt Xh loài ng, phải dc tích cực rèn luyện. Như vậy DT về các chức năng tâm sinh lý chỉ là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển cá nhân.

+ DT về tư chất: tư chất là khả năng cho phép con ng có thể thực hiện tốt trong 1 lĩnh vực rộng rãi và bao quát.

- Mỗi cá nhân dc thừa hưởng năng khiếu, năng khiếu bao giờ cũng tiềm ẩn bên trong, nó có dc bộc lộ ra bên ngoài thành năng lực, tài năng thực sự hay ko phụ thuộc vào cá nhân đó có dc sống trong mt thuận lợi hay không, có dc gd phù hợp và bản thân cá nhân đó có tích cực rèn luyện hay không. Vì vậy Dt về năng khiếu nó chỉ là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

VD:

*Phê phán quan điểm sai lầm phiến diện:

- thuyết tiền định:

Nd: đặc điểm nhân cách của con ng là do sự DT qđ dù cho cá nhân đó sống trong mt động vật hay của loài ng thì nhân cách của họ vẫn chứa đựng các đặc điểm đó.

+ Quan điểm này đã tuyệt đối hoá vai trò của DT phủ nhận hoàn toàn vai trò của mt hoàn cảnh sống của các nhân tố khác.

- Thuyết duy cảm:

+ tuyệt đối hoá vai trò của mt, hoàn cảnh sống cho rằng: mỗi cá nhân chỉ là 1 cá thể thụ động trc sự tác động của hoàn cảnh sống.

VD:

Câu 7: phân tích vai trò của nhân tố mt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ ảnh hưởng của nc ta trong thời kì đổi mới, hội nhập đến sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ VN. Phê phán quan điểm sai lầm.

Trả lời:

*Vai trò của mt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

- mt tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân tới tư cách là nguồn gốc of nhân cách, đặc trưng của mỗi cá nhân đồng thời trình độ phát triển nhân cách of mỗi cá nhân luôn chịu sự chế ước of trình độ phát triển của Xh

- Những tác động of mt vào c/s đến sự phát triển nhân cách của cá nhân bao giờ cũng dc sàng lọc thông qua cái bên trong của cá nhân . bao gồm: quan điểm sống, trình độ nhận thức, trình độ dc gd... đồng thời mức độ ảnh hưởng của sự tác động of mt đến với cá nhân phụ thuộc vào tính tích cực của cá nhân trc tác động đó.

=> Như vậy mt hoàn cảnh sống chỉ là yếu tố chi phối tới sự phát triển của nhân cách

*Liên hê:

- Đặc điểm của mt XHVN trong giai đoạn hiện nay.

+ Nền kinh tế nc ta là nền kinh tế thị trường , có nhiều khởi sắc và đạt dc những thành tựu đáng kể.

+ VN đang thực hiện cách mạng KHCN phát triển như vũ bão mang lại tiện ích và nâng cao hiệu quả công việc cũng như trong lĩnh vực giải trí.

+ Là 1 Xh học tập với nền kinh tế tri thức.

+ Ô nhiễm mt tệ nạn XH ngày càng nhiều dẫn đến mối lo ngại cho c/s của ng dân cũng như lớp trẻ.

- Sự phát triển của XH ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ:

- tích cưc:

+ Tạo sự năng động sáng tạo, phong cách công nghiệp phát huy dc hết tính tích cực năng động sáng tạo của học sinh.

+Có cơ hội tiếp thu dc những tinh hoa văn hoá của nhân loại => làm chủ dc khoa học-công nghệ.

+Nâng cao nhu cầu ham hiểu biết, nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, vượt ra khỏi chương trình sách giáo khoa hiện hành.

+Vẫn giữ dc nét đẹp truyền thống văn hoá dt: hiếu học, lòng nhân ái, lòng yêu nc, tinh thần lao động cần cù sáng tao.

- Tiêu cực:

+ Tha hoá về đạo đức, lối sống, tệ nạn XH ngày càng nhiều ở thế hệ trẻ: nghiện ngập, cờ bạc...

-Đề xuất 1 số biện pháp khắc phục tác động tiêu cực:

+ Đưa gd đạo đức vào trong nhà trường

+ Đưa giá trị sống và kĩ năng sống vào nhà trường dc trở thành môn học bắt buộc

+ Biết gd học sinh, khả năng biết phê phán đúng mức các thông tin đăng tải trên các phương tiện đại chúng.

+ Bản thân ng lớn với tư cách là những nhà gd phải mẫu mực về lời nói thực sự gương mẫu cho thế hệ trẻ noi theo.

*Phê phán quan điểm sai lầm phiến diện:

- thuyết tiền định:

Nd: đặc điểm nhân cách của con ng là do sự DT qđ dù cho cá nhân đó sống trong mt động vật hay của loài ng thì nhân cách của họ vẫn chứa đựng các đặc điểm đó.

+ Quan điểm này đã tuyệt đối hoá vai trò của DT phủ nhận hoàn toàn vai trò của mt hoàn cảnh sống của các nhân tố khác.

- Thuyết duy cảm:

+ tuyệt đối hoá vai trò của mt, hoàn cảnh sống cho rằng: mỗi cá nhân chỉ là 1 cá thể thụ động trc sự tác động của hoàn cảnh sống.

Câu 8:Phân tích vai trò nhân tố gd đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.Cho VD minh hoạ.

Định nghĩa: GD là sự tác động giữa nhân cách này với nhân cách khác, là sự tác động giữa nhà giáo dục và người giáo dục và giữa những nhà GD vs nhau nhằm làm phát triển nhân cách vs ng đc GD

-Phân biệt tác dụng của GD và tác động của môi trường hoàn cành sống

tác động của moi trường hoàn cành sống là sự phát triển ngẫu nhiên còn sự tác động của GD là tác động có mục đích, người tác động bao h cũng ý thức đc kết quả của sự tác động đồng thời chủ thể tác động GD bao h cũng là ng được phân

vai trò:

- vạch ra cho chiều hướng sự phát triển nhân cách

- thông qua quá trình đc GD mà mỗi cá nhân chiếm lĩnh đc 1 cách đầy đủ có hệ thống những k/nghiệm nền VH-XH của loài ng để từ đó hoàn thành và p/triển nhân cách.

- GD có vai trò uốn nắn, cải tạo, điều chỉnh những nét nhân cách bị p/triển lệch lạc trong MT sống ko lành mạnh, do MT GD trc đó mắc phải những sai lầm, do hoạt động của cá nhân có yếu tố tiêu cực\

- GD có khả năng phát huy tối đa những mặt mạnh do yếu tố bẩm sinh di truyền và MT sống mang lại, đồng thời có khả năng bù đắp thiếu sót do yếu tố bẩm sinh di truyền và MT sống mang lại

 tuy nhiên GD ko phải là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách vì:

 - là sự tác động từ phía nhà giáo dục đến người đc giáo dục, tác dụng GD đó có ảnh hưởng hay ko và ảnh hưởng đến mức độ nào tới sự phát triển của mỗi cá nhân là tuỳ thuộc vào chính bản thân cá nhân đó: trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận tri thức, tính tích cực của mỗi cá nhân... nhưng tác động của GD là tác động có mục đích, có định hướng > có vai trò chủ đạo đối vs sự phát triển nhân cách.

* điều kiện về GD:

- để giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối vs sự phát triển nhân cách:

+ GD phải tính tới đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm nhân cách

+ phải phát huy đc những yêu tố nội lực bên trong học sinh

+ GD ko áp đặt 1 chiều mà phải phát huy đc tính tích cực của HS trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng bản thân

+ phải vừa sức học sinh nghĩa là GD phải đi trc phát triển 1 bước > sự khó khăn làm cho học sinh nỗ lực

VD:

Câu 9: Mục đích giáo dục là gì? Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục.Cho VD minh họa.

Trả lời:

• K/n mục đích giáo dục:

Đ/n: Là mô hình lí tưởng về sp GD, mô hình này điểm xuất phát của quá trình GD, là thành tố quan trọng định hướng cho qtr GD đồng thời là cơ sở để xđ chuẩn đánh giá qt GD.

+ Là điểm xuất phát của qtr GD: Vì xđ mục đích GD thực chất là xxd tính chất và phương hướng lâu dài của 1 nền GD, là xđ chiến lược đào tạo ngồn nhân lực trong chiến lược phát triển KT - VH - XH, nó trở thành tư tưởng chỉ đạo hệ thống GD kinh tế quốc dân

+ Là thành tố quan trọng định hướng cho toàn bộ nền GD & định hướng cho qtr GD tập thể: Vì trên cơ sở xác định mục đích GD mới xd được nội dung chương trình, kế hoạch GD, lựa chọn phương pháp, phương tiện GD đồng thời từ mục đích GD mới xđ được mục tiêu đào tạo cho từng cấp học, bậc học, mục tiêu cảu từng năm học, từng hđ tập thể trong & ngoài nhà trường

+ Đồng thời là cơ sở để xđ chuẩn đánh giá chất lượng GD vì mục đích Gd chính là mô hình dự kiến về chất lượng sp GD mà chất lượng GD là mức độ đạt được của sp GD so với mục đuchs GD đã đề ra.

• Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

- Giống nhau:

- Khác nhau:

Mục đích GD Mục tiêu GD

- Kết quả mong muốn & toàn bộ ngành GD quốc dân cần đạt được nó trong mỗi giai đoạn, mỗi thời đại khác nhau

- Có vai trò định hướng, chỉ đạo cho toàn bộ nền GD quốc dân

- Cần thời giab lâu dài, đòi hỏi toàn XH phối hợp tích cực để đạt được nó

- Là mô hình ý tưởng về so GD của nền GD quốc dân vì vậy ko thể đo đạt được,lượng hóa đc, quan sát đc

- Bao hàm nhiều mục tiêu GD - Kết quả mong muốn mà từng nhà GD,lực lượng GD cần đạt được nó sau mỗi 1 qtr GD cụ thể, mỗi 1 hđ GD cụ thể

- Vai trò định hướng, chỉ đạo cho từng qtr GD cụ thể

- Thực hiện trong thời gian ngắn hơn

- Nhìn chung có thể đạt được, lượng hóa được, quan sát được

- Là bộ phận của mục đích GD

 Mục đích & mục tiêu là 2 khái niệm tương tự nhau nhưng khác nhau về phạm vi, quy mô của nó. Mặc dù vậy giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, mục tiêu GD là thành phần , bộ phận cấu thành mục đích GD, xuất phát từ mục đích mới xác định được mục tiêu GD. Mục tiêu GD là những bậc thang nối tiếp nhau để đạt được mục đích GD.

Câu 10: Trình bày mục đích GD Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói rõ những điểm cần lưu ý?

Trả lời: Mục đích GD thời kỳ CNH-HĐH đất nước:

Các giai đoạn xđ mục đích GD:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu 1 số vấn đề về lý luận

- Lý luận cơ bản về mục đích GD, mục tiêu GD

- Nắm được đặc điểm của thời đại  xđ mục đích GD phù hộ với xu thế của thời đại

- Nghiên cứu nắm được thực tiễn của đất nước, chiến lược phát triển kinh tế VH - XH của đất nước

- Nghiên cứu lịch sử GD, kế thừa được những kinh nghiệm GD trong lịch sử truyền thống VH dân tộc

Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng về vấn đề GD ở VN

- Khảo sát về số lượng, chất lượng đội ngũ GV

- Khảo sát cơ sở vật chất

- Khảo sát thực trang chất lượng GD

- Khảo sát về vấn đề định hướng giá trị của người dân VN, khảo sát nguyện vọng của hs & phụ huynh hs hiện nay

Giai đoạn 3: Đề xuất mục đích & mục tiêu GD

Giai đoạn 4: Hoàn thiện mục đích & mục tiêu GD

*Mục đích GD trong giai đoạn hiện nay ở VN

Mục đích hệ thống ( mục đích tổng quát đối vs toàn thể XH )

Là mục đích tổng quát mà toàn thể GD công dân cần đạt được để thúc đẩy XH phát triển

Trong giai đoạn hiện nay, mục đích hệ thống của nước ta là nâng cao nhân lực, đào tạo nhân tài

Mđ n/c: là mô hình n/c mà XH cần đào tạo. Trong giai đoạn hiện nay mục đích n/c Đảng & Nhà nước ta xđ là:

- Đào tạo con người đậm đà bản sắc dân tộc

- Có tri thức khoa học & CN hiện đại

- Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỉ luật

*những điểm cần lưu ý:

Câu 11: trình bày yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ng thầy giáo trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

* Yêu cầu về phẩm chất:

-phải có TG quan khoa học vì nó là TGQ kim chỉ nam chỉ đạo thái độ niềm tin

-TGQ khoa học là TGQ duy vật biện chứng là quan điểm, là cách nhìn nhận về tự nhiên XH và tư duy theo quan điểm DVBC.

-Lòng yêu nghề, tận tuỵ với nghề.

Biểu hiện:

+làm việc hăng say nhiệt tình

+lúc nào cũng tự nghiên cứu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện tay nghề.

+Có tinh thần trách nhiệm với hs

-lòng yêu trẻ quan tâm giúp đỡ và có nhu cầu chính đáng của hs.

+ luôn thiện trí đem lại điều tốt đẹp, sự tiến bộ cho hs.

+ Vui sướng khi tiếp xúc với hs, sẵn sàng cảm thông chia sẻ trở thành chỗ dựa vững chắc cho hs.

-lập trường tư tưởng vững vàng có đạo đức trong sáng lối sống lành mạnh và luôn gương mẫu với hs ở mọi lúc mọi nơi.

*Yêu cầu về năng lực:

* nhóm năng lực dạy học

-năng lực hiểu hs trong qt dạy học và gd:là năng lực thâm nhập vào bên trong hs, hiểu biết tường tận về nhân cách of chúng cũng như năng lực quan sát 1 cách tinh tế những biểu hiện TL của hs trong qt dạy học và gd

Biểu hiện:

+ có khả năng xác định biểu tượng về lời giảng của mình ở những hs khác nhau.

+ Dự đoán dc những thuận lợi và khó khăn của hs khi tiếp xúc bài giảng

+ khả năng hiểu hs.

- năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học: thầy phải nắm vững kiến thức ở môn mình dạy để truyền đạt cho hs.

- Năng lực tri thức và tầm hiểu biết: là 1 trong những năng lực trụ cột của ng thầy giáo.

- Năng lực chế biến tài liệu học tập:gia công về mặt sp của ng thầy giáo đối với tài liệu học tập, làm cho nó phù hợp với đặc điểm Tl lứa tuổi đặc điểm cá nhân hs phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sp .

Biểu hiện:

+ đánh giá đúng tài liệu, biết gia công tài liệu làm cho nó phù hợp với hs

+phân tích tổng hợp hệ thống hoá kiến thức, xác định tài liệu nào là quan trọng,cơ bản.

+ có óc sáng tạo khi chế biến tài liệu.

- năng lực ngôn ngữ:

* nhóm năng lực GD

- năng lực vạch ra dự án phát triển nhân cách hs

-năng lực cảm hoá hs: gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với hs về mặt tình cảm và ý trí làm cho hs nghe, tin, làm theo mình = tình cảm và niềm tin của các em

- năng lực khéo léo đối xử sp: ng thầy phải biết cách xử lý trong những trường hợp khiến hs bối rối và trong những trường khác: tế nhị, hs thấy khó nói...

- năng lực huy động các lực lượng GD cùng tham gia GD hs

*Năng lực tổ chức hoạt động sp:

+ tổ chức, cổ vũ hs thực hiện những nvu khác nhau

+ đoàn kết hs thành 1 tập thể thống nhất, đoàn kết có kỉ luật

+ Vạch kế hoạch phù hợp với y/c trc mắt và lâu dài.

+ biết sd đúng đắn các hình thức và pp dạy học khác nhau.

+ có nghị lực và lòng dũng cảm,tin vào biện pháp và kế hoạch và biện pháp đã đề ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoa