GDH_PHuong phap giao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 21: Phương pháp gd

1.  Khái niệm và đặc điểm của phương pháp gd

a. PPGD là gì?

- PPGD là thành tố quan trọng trong cấu trúc của QTGD, có QH mật thiết với các thành tố khác.

-  PPGD phản ánh cách thức tổ chức QTGD, phản ánh cách thức trao đổi thông tin, cách thức giao tiếp giữa nhà GD và người được GD, phản ánh cách thức tác động, điều khiển các HĐ tự GD của người được GD.

=> PPGD được xem là cách thức tác động qua lại giữa nhà GD và người được GD trong đó nhà GD giữ vai trò CĐ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ GD đã đề ra.

b. Đặc điểm của PPGD.

- PPGD thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức tác động của nhà GD và cách thức hoạt động của người được GD

- Các PPGD có MQH mật thiết với biện pháp GD:

+ PPGD được thể hiện bằng (hoặc thông qua) BPGD

+ Chúng có sự gắn bó chặt chẽ, chuyển hoá lẫn nhau, trao đổi vai trò cho nhau trong từng tình huống GD cụ thể.

2.  Kể tên các pp gd đã học .

1, Nhóm PP thuyết phục (Nhóm các PP hình thành ý thức cá nhân)

- Đàm thoại ,

- Giảng giải,

- Nêu gương

2. Nhóm PP tổ chức HĐ và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội

PP đòi hỏi sư phạm ,PP tập thói quen, . Rèn luyện

3     Nhóm các PP kích thích HĐ và điều chỉnh HV ứng xử của người được GD (tr 110 -113)Khen thưởng (Khuyến khích);. Trách phạt

3.     Phân tích pp đàm thoại.

-  Khái niệm: Là PP trò chuyện, trao đổi ý kiến và quan điểm giữa nhà GD và người được GD, giữa người được GD với nhau về một chủ đề nào đó thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống hàng ngày.

- Đặc điểm của PP đàm thoại

+ Dựa vào kinh nghiệm bản thân, người được GD phân tích, đối chiếu, đánh giá các hiện tượng đạo đức, TM... trong đời sống XH dưới sự HD của GV và cuối cùng các em tự đi đến khái quát về chuẩn mực HV

+ Chất liệu của ĐT có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công hay thất bại của ĐT: ND phải gắn liền với nhu cầu giao tiếp của người được GD, phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, gắn với các HĐ của tập thể và cơ bản là phải thiết thực với các em, được các em quan tâm.

- Các dạng đàm thoại

+ Theo ND: ĐT tự nhiên và đàm thoại theo chủ đề

+ Theo số lượng: ĐT với cả lớp, theo nhóm, cá nhân

+ Theo tính chất của HĐ giáo dục: ĐT gợi mở, ĐT củng cố, hệ thống hoá

+ Theo con đường nhận thức: con đường qui nạp, con đường diễn dịch

-Qui trình thực hiện PP đàm thoại

ĐT được tiến hành theo 3 bước:

+ Chuẩn bị: Nhà GD xác định và thông báo CĐ (nếu cần);

chuẩn bị tư liệu, hệ thống câu hỏi, PTTQ; người được GD cùng chuẩn bị..

+ Đàm thoại:

++ Nhà GD giới thiệu chủ đề ĐT, nêu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống TT và từng cá nhân người được GD. Nêu bật "tính thời sự" của VĐ.

++ Nhà GD nêu câu hỏi khuyến khích GQ (tự trình bày ý kiến, trao đổi, tranh luận để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình

++ Nhà GD tôn trọng ý kiến của các em

++ Nhà GD khéo léo gợi mở, dẫn dắt, định hướng phát huy tính tích cực, độc lập để các em tìm ra lời giải

+ Kết thúc:

++ Nhà GD tạo ĐK để người được GD nêu bật những ND chính, những kết luận quan trọng.

++ Nhà GD tổng hợp ý kiến và đưa ra ý kiến hợp lý.

++ Giúp TT thống nhất được chương trình hành động cụ thể để thực hiện CMHV vừa được kết luận

- Những ưu, nhược điểm của PPĐT

+ Ưu điểm:

++ GV kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, vốn kinh nghiệm của từng HS để có tác động giáo dục thích hợp

++ Kích thích tính độc lập tư duy, tích cực tìm kiếm câu trả lời tối ưu nhất

++ Rèn cho HS năng lực diễn đạt, tin vào khả năng của mình

++ Tạo không khí học tập sôi nổi, thoải mái

- Nhược điểm:

Tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện KH

- Yêu cầu thực hiện PP đàm thoại

+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung vấn đề cần ĐT

+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi (chính và phụ) rõ ràng phù hợp với trình độ HS

+ Cần khai thác tính tích cực, độc lập tư duy và tăng hứng thú cho HS

+ Thái độ của GV khi ĐT đúng mực: cần lắng nghe, khuyến khích HS, tránh vội vàng nôn nóng cắt ngang ý kiến của HS trong khi tiến hành

+ Bổ sung tổng kết và hệ thống hoá tri thức trong quá trình ĐT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro