NỮ THẦN KUSANALI KHÔNG PHẢI LÀ THẢO THẦN?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cre: ( ai biết nói mình thêm vào nhé)

[trước khi mọi người định nói gì thì đây chỉ là một bài dịch giả thuyết từ Reddit thôi ạ, và tất nhiên nếu dịch sát quá theo văn phong tiếng anh thì đọc khá là ưtf nên mình sẽ chỉnh câu cú lại một chút, thêm bớt một tí để bài viết hoàn chỉnh hơn]

[lưu ý: ảnh bên dưới chỉ mang tính chất minh hoạ]

Giả thuyết dựa trên Hoả Giáo (Zoroastrianism) và những dữ kiện đáng ngờ khác.

Thông qua bài viết này, mình muốn tóm gọn tất thảy các giả thuyết trước đây về Thảo Thần lẫn Vua Cỏ Kusanali. Đồng thời cũng chia sẻ những phát hiện cá nhân mình trong bài viết (dù chắc các bạn cũng từng đọc qua chúng trên mấy trang mạng khác).

Ừ thì, mình muốn nói rằng Thảo Thần và Kusanali là 2 người khác nhau. Khẳng định này được xây dựng dựa trên những thông tin mà mình đã tìm kiếm dựa trên Sumeru - quốc gia thứ tư mà chúng ta phải đến.

NHỮNG GÌ ĐÃ BIẾT VỀ SUMERU

Sumeru khả năng cao dựa trên văn hoá Trung Đông (mà chủ yếu là đế chế Ba Tư thứ nhất) và Ấn Độ.

Là trung tâm học thuật trên toàn Teyvat với Học Viện Sumeru.

Địa hình của Sumeru được phân chia thành sa mạc và rừng nhiệt đới.

Có vẻ như ngừoi dân Sumeru đang gặp vài vấn đề với độ màu mỡ của đất đai nơi đây. Mình đoán rằng việc này có liên quan đến cái chết của Thảo Thần tiền nhiệm - Thần Rừng. Mọi người cũng biết đấy, khi một vị thần chết đi sẽ gây ra nhiều tác động đáng sợ cho môi trường xung quanh, và sa mạc phủ vàng cả Sumeru có thể chính là một trong những hậu quả mà cái chết của “thần” để lại.

KUSANALI KHÔNG PHẢI THẢO THẦN HIỆN TẠI

1. LESSER Lord Kusanali

Khá là kì lạ khi gọi một vị thần sử dụng nguyên tố Thảo khủng bố nhất đại lục, đồng thời cũng là kẻ cai trị đất nước là một “Lesser Lord”, trong khi lại gọi một nhân vật khác là “Renowed Lord” (chúa tể lừng danh) trong video nhân vật của Aloy. Có phải mình là người duy nhất ở đây cảm giác rằng biệt hiệu này hơi “bé tẹo” so với uy danh của thần không? Trong khi “trí tuệ” ở Sumeru được sùng bái một cách cuồng tín và được coi như là nguồn tài nguyên đắt giá nhất nơi đây, và Thảo Thần nơi đây lại là God of Wisdom (Thần Trí Tuệ). Dù cho cô ấy chỉ mới 500 tuổi, thì việc gọi thần như thế vẫn mang lại cảm giác nhỏ bé đến lạ.

Lesser Lord Kusanali được gọi là “小吉祥草王", tạm dịch là “Lucky Star/Mascot Dendro King”. Còn “lễ hội Sabzeruz Chào Mừng Ngày Ra Đời Của Vua Cỏ May Mắn” được gọi là “花神诞日”, trong đó “花神” mang nghĩa Hoa Thần (Flower God) và “诞日” mang nghĩa “ngày ra đời”. Từ những điều trên, Kusanali có thể không phải là Thảo Thần, mà là Hoa Thần.

2. Giả thuyết về mối liên kết giữa The Seven và Slime

Slime Phong giúp bạn bay được như Phong Thần, Slime Nham tạo khiên như Nham Thần, và Slime Lôi có 2 loại như Ei và Makoto. Thì Slime Thảo, lại có đặc tính lẩn trốn dứoi mặt đất, và có khả năng tạo ra nhiều Slime Thảo con. Theo giả thuyết này, hẳn Dendro Archon đang phải lẩn trốn ở đâu đó, còn Kusanali thì ra mặt cai trị đất nước như cách Ei sử dụng Raiden Shogun để cai quản Inazuma.

3. Tiêu đề của chương III - Sumeru

Trong video PV Chương Teyvat, tại chương Sumeru, có một dòng chữ bằng tiếng Latin:

“Sub floreis lumen sagacitatis” - Dưới những tán hoa, trí tuệ bừng sáng.

Dòng chữ trên có thể là một gợi ý lớn về thân thế của Thảo Thần thực sự. Hoa Thần Kusanali chính là người thay mặt Thần Trí Tuệ cai quản Sumeru, trong khi đó, Thảo Thần thực sự đang mải mê tìm kiếm thứ “trí tuệ” sẽ bừng sáng.

4. Giới tính của Thảo Thần thật sự vẫn chưa thể xác định

Sau khi hoàn thành màn cuối của chương Inazuma, hẳn nhiều bạn đã khá sốc khi Yae Miko gọi Vua Cỏ May Mắn Kusanali là “cô ấy”. Nhưng khoan thất vọng đã, bởi trong tiếng Trung, Kusanali khi được Ganyu nhắc đến vẫn được dùng đại từ xưng hô trung tính, ấy thế mà qua các bản quốc tế lại được sử đổi thành “cô ấy”. Cùng phân tích một chút nhé.

Trong phần miêu tả sửa đổi, họ không hề nhắc đến Thảo Thần mà chỉ nhắc đến “Vua Cỏ May Mắn Kusanali”. Câu thoại của Ganyu có lẽ đã được sửa đổi một cách tình cờ để đồng nhất giới tính của Kusanali, bởi có vẻ như người dân nghĩ rằng Thảo Thần và Vua Cỏ Kusanali là cùng một người.

Bây giờ hãy xem lại câu nói của Dainsleif về The Seven thống trị 7 quốc gia:

Nham Thần: “… senselessly slaughtered as his people watched on in horror…”

Thuỷ Thần: “… but even she knows not to make enemy of the divine.”

Hoả Thần: “… it is because she has her reason.”

Băng Thần: “She is a god with no love left for her people…”

Lôi Thần (trong câu tiếng Anh không đó đại từ chỉ giới tính, nhưng trong tiếng Nga thì có): “Вечность живёт Сёгун в закрытых землях своих, и вечность она правит Бакуфу.” Trong đó “она” bằng với “she”.

Và còn Thảo Thần và Phong Thần là không được nhắc về giới tính trong câu nói của Dainsleif. Nhưng hiển nhiên ta biết Phong Thần có model là nam nên có thể tạm thời bỏ qua. Có thể thấy Thần Trí Tuệ vốn đã được che dấu giới tính, vậy nên khả năng bẻ cua về danh tính của Thảo Thần thực sự có lẽ sẽ trở thành một trong những nội dung chính của chương Sumeru.

5. Ganyu cũng không nắm rõ thông tin về Thảo Thần thực sự

Dù cho Ganyu có ám chỉ rằng vị thần “God of Dendro” ở Sumeru là trẻ tuổi nhất, tức nói đến Kusanali, thì có lẽ cô chỉ đang nói một cách “chung chung” nhất có thể. Để cho rõ hơn nè, Ganyu từng nhắc đến Lôi Thần ở Inazuma chính là Raiden Shogun, nhưng sau khi chơi xong chương Inazuma thì chúng ta đã biết được rằng Raiden Shogun chỉ là con rối của Raiden Ei - Lôi Thần thực sự. “Raiden Shogun” lại được dùng chung cho cả Raiden Makoto (Lôi Thần tiền nhiệm) và Raiden Ei lẫn con rối Shogun.

Vậy có thể thấy thông tin mà Ganyu cung cấp vô cùng không rõ ràng. Có lẽ bởi vì Ganyu chỉ là một tiên nhân, không biết nhiều về hành tung của The Seven. Vậy nên cách nói của cô gây nhầm lẫn giữa Thần Trí Tuệ và Hoa Thần Kusanali cũng là điều có thể xảy ra.

6. “Hiền giả” và “Vua Cỏ May Mắn Kusanali”

Hiền triết (hay hiền giả) đã từng được nhắc đến một lần trong câu chuyện của Lisa:

“… Tận mắt chứng kiến các học giả điên cuồng trong rừng mưa Sumeru và các nhà hiền triết quyền lực ngồi trong các hội đồng cố vấn không được tận dụng, Lisa nhận ra những gì mà sự uyên bác vô tận có thể mang lại đối với con người…”

Và gần đây, sau khi hoàn thành chương Inazuma, Yae Miko cũng đã cung cấp một số thông tin về Sumeru:

“Sumeru là một đất nước xem trọng việc phát triển trí tuệ, nhưng chấp niệm này cũng khiến lòng người hoài nghi, ví như… ở Sumeru, kiến thức là một loại tài nguyên được quản lí chặt chẽ. Không biết quyết định này được đưa ra bởi hiền giả hay Vua Cỏ May Mắn Kusanali.”

Từ điều trên, ta biết được trong câu nói của Yae: “hiền giả” là những nhà học sĩ uyên bác của Giáo Viện Sumeru, chỉ có Kusanali là vị thần của Sumeru. Nhưng Yae không hề nhắc đến “Dendro Archon” mà chỉ đánh lạc hướng bằng cách lặp đi lặp lại “Vua Cỏ May Mắn Kusanali”. Cách nói chuyện chung chung này góp phần tạo nên sự bất ngờ khi chương Sumeru diễn ra (và cũng là một mẹo để giúp nhà phát hành giấu cốt truyện).

Nhân tiện, nếu cứ theo motif lối mòn “tất cả là tại Fatui”, thì việc kiến thức ở Sumeru được xem như một loại tài nguyên cũng có thể là do có sự nhúng tay của Fatui. Nhưng mình mong vị Thần Trí Tuệ sẽ không bị dắt mũi bởi đám tuỳ tùng của Băng Thần…

MỐI LIÊN HỆ VỚI HOẢ GIÁO

Hoả Giáo tán tụng một vị thần thông thái và nhân từ, cũng như là đấng tối cao.

Hoả Giáo chủ yếu hoạt động trên lãnh thổ của Đế quốc Ba Tư - một trong những nền văn hoá mà Sumeru vay mượn.

NPC Anisa đến từ Sumeru đã từng nhắc đến việc cô đang trong quá trình tập huấn để trở thành một “Dastur”. Dastur là một thầy cúng/nữ tư tế cấp cao trong Hoả Giáo.

“Deeve” từng được đề cập trong truyện tranh màu official của Genshin Impact. Trong tiếng Anh, từ này còn xuất hiện dứoi dạng “daeve”, “div” hay “deev”. Và “Daeve” là một sinh vật siêu nhiên trong Hoả Giáo.

Ahura Mazda - Đấng Toàn Tri là vị thần của tạo hoá, là thực thể thánh thần vĩ đại nhất của Hoả Giáo. Cũng là vị thần đầu tiên và là kẻ được người người cầu khẩn trong Yasna (một hoạt động thờ cúng của Hoả Giáo). “Ahura” mang nghĩa đen là “chúa tế” còn “Mazda” là “trí tuệ”. Vị thần Ahura Mazda được cầu nguyện chung với tam thần, 2 vị còn lại là Mithra và Anahita.

Anahita - Nữ Thần gắn liền với sự màu mỡ đất đai, sự chữa lành và thông tuệ. Anahita cũng rất phổ biến trong Hoả Giáo, là một trong tam thần.

Giờ thì nhớ lại những gì Vahid (NPC tại Đảo Ritou) từng nói:

“Kiến Thức Màu Mỡ là đặc sản của Sumeru chúng tôi, là ơn huệ của Vua Cỏ May Mắn Kusanali”.

Trong tiếng Anh, “Kiến Thức Màu Mỡ” được gọi là “Anahitian Blessing”. Cái tên này có vẻ có mối liên hệ chặt chẽ đến vị thần Anahita.

Kết luận, có thể nói theo Hoả Giáo, Vua Cỏ May Mắn Kusanali chính là thần Anahita, còn Thảo Thần thực sự chính là Ahura Mazda.

Thế thì tại sao Kusanali không thể vừa là thần Ahura Mazda, vừa là thần Anahita?

Lấy ví dụ thế này nhé, Baal (Makoto) và Beelzebub (Ei) trong nhiều thông tin là cùng 1 con quỷ. Nhưng người viết cốt truyện game lại biến nó thành hai chị em song sinh và là hai vị Lôi Thần của Inazuma. Trong khi Ahura Mazda và Anahita là hai vị thần khác biệt hoàn toàn, khác về thân phận lẫn trọng trách.

THẢO THẦN VÀ KUSANALI CÓ THỂ MƯỢN HÌNH TƯỢNG CỦA AI TỪ HONKAI IMPACT?

Lưu ý: vì bản thân mình không chơi Honkai nên phần này có thể sẽ dịch sai một số thuật ngữ trong game, các bạn thông cảm nhé =((

Mình nghĩ khác nhiều người cũng đã đồng ý rằng Thần Trí Tuệ có thể mượn hình tượng từ “Su” trong Honkai Impact rồi nhỉ?

Su là người nắm giữ chiếc chìa khoá thứ 6, thứ mang lại tác động trực tiếp đến quá trình tái tạo tế bào, nhờ vào đó bạn thậm chí có thể giết chết kẻ khác. Anh ấy thường được biết đến với sự thông thái, rất phù hợp với hình tượng một người sử dụng nguyên tố Thảo. Chiếc chìa khoá có khả năng “phát triển tất cả các loại thực vật” và huỷ diệt các đối tượng hoặc sinh vật ở cấp độ phân tử, bằng cách làm chúng già đi. “Bong bóng thế giới” mà Su tạo ra với chiếc chìa khoá thứ 2 được đặt tên là “Seed of Sumeru”.

Hình dạng Honkai của Su là một con công dựa trên truyền thuyết Mahamayuri và là một hình dạng đặc biệt gắn liền với 8th Herrscher.

Mahamayuri (hay Khổng Tước Minh Vương) là một vị bồ tát và là Nữ Vương Thông Tuệ trong Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa. Phải, Su - một nhân vật nam có liên quan đến Nữ Thần Trí Tuệ, thêm vào đó anh ta cũng có những danh hiệu như “Lady of the Lake”. Thế nên những nhầm lẫn về giới tính đều có thể xảy ra.


8th Herrscher (hay Herrscher of Sentience) có thể tạo ra ảo ảnh, tạo ra không gian phi vật chất và thao túng chúng. Ngoài ra 8th Herrscher của Previous Era có thể chiếm hữu những giấc mơ, mở chúng ra và điều khiển não bộ của con người.

Bây giờ hãy xem tại video PV chương Teyvat, khi Dainsleif nhắc đến Thần Trí Tuệ:

Trí tuệ chính là kẻ địch của Thần Trí Tuệ, và ốc đảo tri thức chính là mồi nhử trôi nổi trên biển cả vô tri. Trong thành phố học thuật, các học giả bắt đầu nảy sinh những ý tưởng điên rồ, nhưng trí tuệ của thần lại chọn cách im lặng.”

“…các học giả bắt đầu nảy sinh những ý tưởng điên rồ”. - Có vẻ như nhiều nhà hiền triết đã lạc lối trong đức tin của họ, do đó dần khiến những thế hệ sau này thờ ơ với sự thật.

“Mirage” trong câu trên có nghĩa là ảo ảnh (đối với vật lí), và cũng mang nghĩa ảo vọng, hay đức tin lạc lối. Tạo ra ảo ảnh và lập trình tư duy với ảo ảnh cũng là một trong những khả năng của 8th Herrscher.

Trở về với giả thuyết Slime, Slime Thảo lớn có khả năng tạo ra nhiều Slime Thảo con xung quanh nó. Nhưng điều thú vị nhất là sau khi đánh bại đám Slime Thảo con ấy, chẳng có gì rơi ra cả. Và nếu như bạn hạ con Slime Thảo bự trước, thì những Slime Thảo con sẽ biến mất, góp phần minh chứng rằng Slime Thảo con chính là ảo ảnh mà Slime Thảo lớn đã tạo ra. Tựa như hư ảnh, tan biến vào hư vô, có thể một trong những khả năng của Thảo Thần là tạo ra “ảo ảnh”.

Còn về Kusanali, tôi thấy Durandal có vẻ sẽ phù hợp với cô.

Durandal từng nói với Su rằng cuộc sống của anh đang bị ràng buộc bởi quá nhiều quy tắc, mọi người đều có quyền lựa chọn cuộc đời cho riêng mình. Su lay động trước những lời nói của cô, anh đưa cho cô Seed of Sumeru, trao cho cô một bộ battlesuit mới và cho phép cô điều khiển bong bóng tốt hơn.

LỜI KẾT
(lời nói của tác giả của giả thuyết này)

Hi vọng rằng không ai bị tái phát bệnh tim bởi trình độ ẻng ưtf của mình, bởi mình vốn không phải người bản xứ, và viết nên đống chữ này thông qua ứng dụng phiên dịch. Chúng ta có thể biết nhiều thứ hơn với việc Sumeru ra mắt. Mình nghĩ rằng chương Sumeru sẽ tiết lộ thêm nhiều bí mật đến main story, lore và quá khứ của Teyvat. Thế nên, đối với mình, việc tạo ra một giả thuyết về “âm mưu cùng một vị thần giả” khá là thú vị. Thực tế đã chứng minh rằng tại Teyvat, tại sao lại tồn tại nhiều học giả đến thế nếu cái gì không biết thì cứ xách đít đến hỏi Thần Trí Tuệ? Hiển nhiên, có làm thì mới có ăn, phải trải qua thử thách mới chạm đến được tri thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro