ghép thêm chi tiết phụ và yêu cầu đối với chi tiết phụ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Hãy trình bày ví dụ hồi phục chi tiết bằng phương pháp ghép thêm chi tiết phụ và yêu cầu đối với chi tiết phụ.

a) Hồi phục chi tiết bằng cách lắp thêp chi tiết phụ

Khi phục hồi chi tiết bằng cách lắp thêm chi tiết phụ thì bề mặt bị mòn của chi tiết phục hồi phải được gia công để khử hết độ mòn lệch, độ côn, độ ô van sau đó lắp chi tiết phụ trực tiếp lên bề mặt hao mòn.

Phương pháp này hồi phục các lỗ lắp ghép các ổ bi của vỏ hộp số, thân cầu sau, may ơ bánh, ổ đặt xupap...

Chi tiết phụ có thể là ống lót, vòng, vòng đệm, bạc có ren thùy thuộc vào dạng bề mặt phục hồi. Chi tiết phụ thường được chế tạo từ vật liệu giống vật liệu chi tiết được phục hồi. Hồi phục các chi tiết bằng gang cũng có thể chế tạo các chi tiết phụ bằng thép. Bề mặt làm việc của chi tiết phụ phải tương ứng với tính chất của bề mặt được phục hồi của chi tiết. Vì vậy trong trường hợp cần thiết chi tiết phụ cũng phải được gia công nhiệt. Lắp ghép chi tiết phụ được thực hiện nhờ kiểu lắp ghép có độ dôi. Trong trường hợp cần đảm bảo độ tin cậy của lắp ghép có thể bắt chặt bổ sung nhờ hàn vẩy theo mặt rìa, bắt vít hay dùng chốt hãm. Để đề phòng biến dạng trước khi ép bạc nên bôi trên bề mặt chi tiết hỗn hợp dầu máy và grafit.

Sau khi lắp và bắt chặt chi tiết phụ vào chi tiết phục hồi mới tiến hành gia công cơ kết thúc để đạt được kích thước yêu cầu.

Phương pháp hồi phục bằng lắp thêm chi tiết phụ được sử dụng rộng rãi trong sửa chữa máy do quy trình công nghệ và trang thiết bị sử dụng đơn giản. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này không phải luôn luôn đáp ứng quan điểm kinh tế do cho phí vật liệu lớn để chế tạo các chi tiết phụ. Ngoài ra nhiều trường hợp đưa đến làm giảm độ bền cơ học của chi tiết hồi phục và làm phức tạp trong lắp lẫn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro