TRỊ GIÁ VÀ GIÁ TRỊ CỦA BAO LÌ XÌ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trước sân, cậu nhỏ treo liễn Tết
Sau , cấm hoa Xuân

Đây cũng là dấu hiệu cho ta thấy mùa xuân đã về. Tết cổ truyền của dân tộc ta là một truyền thống đẹp và có nhiều phong tục độc đáo. Không ít người nước ngoài "yêu quý" cái Tết của dân tộc Việt, cũng như quý đất nước hình chữ S nhỏ nhắn nhưng lại có những con người thật thà, hiền lành và nhân hậu này. Phong tục vào dịp Tết của người Việt có rất nhiều, những phong tục này rất đẹp thế nhưng dần dà bị lãng quên như việc viết câu đối ngày Tết nó đã không còn phổ biến hay được nhiều người quan tâm như ngày xưa nữa. Và cũng có những phong tục tập quán tốt đẹp bị " biến chất " trở thành "hủ tục ", phong tục lì xì là một " nạn nhân " trong việc " biến tính " trên.

Như chúng ta đều biết, màu đỏ là màu may mắn đối với người dân Việt. Họ luôn tin rằng màu đỏ mang đến sự cát tường, ấm áp và hạnh phúc cho gia chủ trong năm mới. Đó là lý do vì sao ta thấy những câu đối hay bao lì xì thường mang màu đỏ nhiều hơn là so với màu vàng hoặc bất cứ màu sắc nào khác. Tục lì xì vốn mang ý nghĩa "lấy lộc " ( điều may mắn) vào những ngày đầu năm mới, thể hiện sự yêu thương đồng thời gửi đến cho con cháu, ông bà lời chúc một năm mới có nhiều sức khỏe và sự tốt đẹp. Thế nhưng một phong tục đẹp, có " giá trị " sâu sắc, đáng lẽ phải được giữ gìn và phát huy vậy mà nó dần trở nên mai mọt và càng bị " biến chất ". Tại sao tôi lại dám khẳng định như vậy? Xin thưa rằng, nếu như theo đúng phong tục thì chỉ được nhận lì xì vào ngày đầu năm mới, để trong một năm sẽ được nhiều may mắn, an lành và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong mười mấy năm trotrở lại đây con người ta thường chạy theo " khuynh hướng " lì xì sớm, không đợi đến mùng một mà chỉ có 28, 29 Tết là trẻ con đã có lì xì rồi. Nhưng đây chưa phải là điều đáng lưu ý, nếu như lì xì sớm mà trẻ em hiểu được rằng nhận "lộc" là may mắn chứ không phải nhận "lộc " theo kiểu "tiền bạc" càng nhiều thì "lộc "càng nhiều, ai cũng biết được ý nghĩa điều gì đó sẽ tốt đẹp hơn. Bởi vì khi hiểu ta mới học cách bảo vệ và phát huy tối đa những gì mình sẵn có.
Điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là việc chạy theo đồng tiền của con người. Xã hội phát triển là điều tốt, tuy nhiên nó cũng kéo theo " vị thế của đồng tiền " ngày càng cao, ai cũng nghĩ là chỉ có "tiền mới có quyền ", "tiền là tiên là phật". Với sự chi phối của đồng tiền mà rất nhiều thứ đã thay đổi và chính vì lẽ đó con người cũng càng coi trọng " trị giá " vật chất, tiền bạc hơn. Nó dần trở thành nhận thức của con người từ người lớn sẽ ảnh hưởng đến việc họ giáo dục trẻ con, khiến trẻ em ngày càng coi trọng "trị giá " của bao lì xì hơn là phải hiểu về "giá trị " của nó. Chính điều này lại vô tình đem một " thế hệ tương lai " biến chúng trở thành những người coi trọng vật chất mà không hiểu về giá trị tinh thần của một tập tục vốn là truyền thống, nét đẹp văn hóa của nước mình. Tuy nhiên không phải hầu hết trẻ em hay người lớn đều bị ảnh hưởng từ "đồng tiền " mà chỉ ở đa phần mà thôi.
Vậy thử nghĩ mà xem nếu như con người chỉ biết "trị giá " của một thứ mà không cần hiểu "giá trị " thật sự của nó là gì? Thì chắc chắn rằng những phong tục tốt đẹp, có ý nghĩa về đạo đức, giáo dục con người theo cái thiện...sẽ bị lãng quên, "cất giữ ", hay bị "quẳng vào một xó" không cần quan tâm đến. Đáng ngại nhất vẫn là sự "biến tính " nó thay đổi tính chất của một tập tục tốt đẹp trở thành "hủ tục " , đừng biến nó thành sự thật bằng chính sự vô cảm của bạn.
Hơn nữa, Tết là dịp mà mọi người sum họp cũng, khi gia đình có không khí ấm cúng của gia đình thực sự. Đấy là lúc mà con cháu chăm sóc, quan tâm, hiếu thảo với ông bà và cha mẹ. Bao lì xì đỏ mang lời chúc sức khỏe từ con cái gửi đến ông bà, trong ngày đầu năm con cái cũng lì xì cho ông bà với ý nghĩa biểu lộ sự hiếu thảo đến những người lớn tuổi. Vậy mà giờ đây con cái cũng "lì xì "cho ông bà theo cái tục lệ đấy nhưng họ coi đó là "nghĩa vụ " phải hoàn thành mỗi năm. Nó không hề có chút tình cảm, sự tận tâm hay tấm lòng để làm cho bao lì xì có "giá trị " theo đúng nghĩa của nó. Chính vì vậy mà "hái lộc đầu năm " đã hoàn toàn mất đi giá trị vốn có của nó cũng chỉ vì sự vô cảm và chạy theo "tiền tài, vật chất " của con người. Khi trẻ em nhận được lì xì, việc đầu tiên các em quan tâm là " mình nhận được bao nhiêu " không có ai chỉ bảo các bé rằng đây là "lộc con không nên xem trọng vấn đề tiền bạc ". Chỉ toàn nghe họ " dạy " con họ thế này "có 10 ngàn" hay " sao keo kiệt quá vậy " hay đại loại những câu như vậy. Có thể là họ không "cố ý " dạy con họ có suy nghĩ như thế mà họ chỉ đang "bộc lộ suy nghĩ " của bản thân mình. Nhưng cách họ chọn để biểu lộ cảm xúc lại bị " nhầm thời điểm, nhầm đối tượng " chính vì sự vô ý ấy đã biến "tư duy ngây thơ " của trẻ em thành những "tư duy vật chất " cho một thế hệ trẻ tiếp bước. Trẻ em, linh hồn của chúng rất đơn giản và chúng không thể tự hình thành những điều tốt đẹp từ suy nghĩ nếu không được sự dạy dỗ chỉ dẫn từ người lớn thì việc suy nghĩ sai lệch là không thể tránh. Hơn nữa trẻ em thường bảo sao nghe vậy cho nên tốt nhất ở trước mặt trẻ em nên dạy cho bé những điều tốt đẹp và cẩn thận cách bộc lộ cảm xúc của mình. Một nghịch lý nữa cũng đang diễn ra, có những người còn tỏ vẻ vô cùng yêu thương cha mẹ mình, ngày tết chỉ cần " để thật nhiều tiền " họ cho rằng như vậy là "hiếu thảo " với cha mẹ và bản thân mình cũng hoàn thành "nhiệm vụ " xuất sắc. Nhưng những người này không bao giờ hiểu ra là cha mẹ họ không cần những món quà "mừng tuổi ", tờ giấy cùng những con số vô tri vô giác kia bên cạnh họ vào ngày đầu năm mới. Cái người già thường trông đợi và mong muốn là ở bên con cái, cùng trò chuyện, chỉ bảo nó cách đối mặt với cạm bẫy xã hội. Họ sợ lắm cảm giác cô đơn khi đã ở độ tuổi "gần đất xa trời". Và nếu như có thể thì tôi xin bạn chỉ một lần thôi cũng được hãy quan tâm đến cha mẹ mình khi họ vẫn đang bên cạnh, trân trọng giây phút thiêng liêng ấy. Trong những ngày đầu mới thì đó chính là "lộc" với họ rồi. Chính nhận thức luôn coi trọng "trị giá" hơn là việc biết đến "giá trị " của một bao lì xì nói riêng  và phong tục nói chung vào ngày tết đang bị mai mọt mất đi giá trị vốn dĩ của nó, chính chúng ta đã biến nó thành "hủ tục " đánh mất ý nghĩa ban đầu mà người xưa muốn để lại cho con cháu sau này.
Tục lệ lì xì lấy lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Nó thể hiện đức tính hiếu thảo, sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của con cháu đến với ông bà, cha mẹ, gắn bó tình cảm gia đình giữa các thành viên lại với nhau. Đừng quá coi trọng " trị giá " mà quên đi "giá trị " thực sự của tục lệ này. Hãy nhớ rằng "phong tục tốt đẹp luôn song hành cùng những giá trị bất diệt, nó không phai mờ khi ta biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nó ". Đừng để một phong tục trở thành "nạn nhân " của trào lưu "biến tính".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro