Nơi giấc mơ bắt đầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chín tiếng trống dồn dập vang lên
- Tất cả dừng bút và để bài làm ra đầu bàn.
Cô giám thị lạnh lùng nói. Cô có một chất giọng thật đặc biệt. Giống nốt Si giáng phát ra từ một cây sáo cũ.
Tiếp theo là một khung cảnh quen thuộc mà tôi đã nhìn đến phát chán trong chín năm đi học của mình. Người ta đọc những con số và lần lượt hai mươi bốn đứa học trò trong phòng thi kéo nhau lên chiếc bàn đặt trên bục giảng. Nhưng lần này nó mang một ý nghĩa trọng đại hơn: tôi thi vào cấp 3.
Đó thực sự là một kì thi quan trọng nếu hiểu theo cách của người lớn. Trước kì thi tôi đã nghe người ta nói đủ về nó. Một mốc của cuộc đời, lần đầu tiên đánh giá sự thành công hay thất bại của giáo dục. Nhưng tôi biết có những đứa bỏ học đi làm hay lấy chồng. Tôi thấy ước ao khi thấy chúng không đi học và vẫn kiếm được tiền. Với tôi thì tự mình kiếm ra tiền là một khái niệm xa vời. Vì chúng phải gánh chịu những lời nói không hay ho từ xã hội. Hai từ tôi hay nghe nhất là "dốt" và " mất dạy". Đó là lý do mà tôi quyết định vác sách vở ôn vào một trường trung học phổ thông gần nhà. Bạn chắc chắn không muốn mình bị người ta gọi như vậy, đặc biệt khi bạn có tiềm năng trở thành thủ khoa đầu vào của trường.

Sau mười phút thì mọi thủ tục rườm rà cho việc nộp bài thi đã xong. Hầu như tôi có thể nghe thấy tiếng thở dài của tất cả đám xung quanh mình. Không phải vì buồn chán hay mệt mỏi , mà để xả hết mọi thứ dồn nén từ lúc bắt đầu ôn thi đến giờ. Ít nhất thì đó là trường hợp của tôi.

Lần lượt bọn học sinh chúng tôi ra khỏi phòng, mang theo sự hoan hỉ của 1 tháng được nghỉ trước khi vào cấp 3.
Phải, 1 tháng nghe thật tuyệt vời khi so sánh với cả năm ròng ôn tập.

Mới ra khỏi cửa tôi đã thấy thằng Phong ôm cặp chạy lại vỗ vỗ vai tôi.
- Ê mày. Tình hình thế nào? Thủ khoa không?
- Có mày ấy. Để tao thở cái. Tôi gắt
- Hề hề. Đề easy mà. Nhìn là biết mày làm hết rồi Tao bỏ câu cuối cho m thủ khoa đấy. Haha
- Còn không tại vì mày k nghĩ ra à. Tôi hừ giọng
- Lại còn không biết ơn tao à. Haha. Thôi không đùa nữa. Nãy trong phòng thi tao tia được mấy em ngon lắm mày
- Thế bảo sao không làm hết. Kệ mày đấy. T về đây
- Ê chờ đã. T về luôn

Phong là thằng bạn với tôi suốt mấy năm cấp 2. Nó khác tôi về mọi thứ mà chả hiểu sao 2 thằng vẫn chơi với nhau được, chắc từ vụ đội tuyển Toán. Nghĩ lại đấy cũng là cả một câu chuyện dài chứ chả chơi.

Trên đường về, tôi im lặng nghe nó hào hứng kể nó làm quen với mấy em trong phòng thi thế nào, nhắc bài cho thằng ngồi sau có bộ mặt đầy trứng cá như thế nào rồi vân vân. Thằng này có biệt tài làm quen rất nhanh, bất kể thiên địa nhân. Tôi nghe một tai, vì tôi đang mãi nghĩ chuyện khác. Phong nhìn là biết tỏng tôi nghĩ gì.
- Thi xong rồi mà mặt nhìn như đưa đám vậy mày.
- Thì t đang đưa đám tuổi thanh xuân của tao chứ sao! Tôi cười.
- Thôi đi! Mày vẫn để bụng việc không được thi vào trường Ninh Phú à?
- Tao từ bỏ rồi còn. Giờ còn tiếc làm được gì. Tôi chối phắt

Trường Ninh Phú là trường chuyên của tỉnh chúng tôi. Đó là giấc mơ của mỗi đứa học sinh trong tỉnh và thậm chí là cả các tỉnh khác. Tôi không biết những nơi khác thế nào chứ, nhưng đó là ngôi trường tôi mơ ước được vào từ khi mới lớp 6. Khát khao được khám phá những thành phố hiện đại và môi trường học tập tốt hơn là điều tôi luôn hướng tới cho đến hết lớp 9. Ừ đến lúc đấy thôi, vì giờ đời tôi đã rẽ theo một hướng khác.
Bố mẹ tôi không muốn đi học ở đó, nơi cách nhà hơn ba mươi cây số. Một lý do rất chính đáng của các vị phụ huynh khi nói rằng tôi chưa sẵn sàng cho việc sống tự lập. Nhưng tôi biết cái chưa sẵn sàng là điều kiện gia đình, nghe bảo để đi học ở đó thì phải tốn kém bằng với nuôi 1 sinh viên đi học đại học vậy.
Đó là lí do tôi vẫn ở đây.
Kể cũng không phải tệ lắm, trường này có hầu hết những đứa học cùng tôi cấp 2 và tôi an ủi mình rằng ít nhất không cô đơn.

- lại còn không! Mày có biết mấy đứa không đậu nổi trường mình không?
- Bao nhiêu?
- Tao nghe bố tao kể là thừa gần trăm hồ sơ! Nghe thế là biết rồi chứ?

Tôi im lặng. Ít nhất thì bọn nó có thể chọn một con đường cho bản thân từ bây giờ. Còn tôi thì không. Tôi phải theo đuổi cái mong muốn của gia đình tôi và bất cứ gia đình nào khác: học đến nơi đến chốn. Tôi không biết học đến thế nào mới là đến nơi đến chốn. Qua cách "diễn giải" của mẹ tôi thì đó không chỉ là 12 năm đèn sách thôi đâu. Thật tệ
Người ta có thể làm nhiều thứ trong 12 năm. Kinh doanh 1 của

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro