_Tên Của Ngộ Không_

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

_ GIẢI NGHĨA NGỘ KHÔNG – F2 _

_ Tên của Ngộ Không

Như F1 đã nói qua, Ngộ Không – khi vừa nở ra từ trứng đá, lên làm vương ở Hoa Quả Sơn, tên gọi đơn giản là Thạch Hầu. Về sau, Thạch Hầu vượt qua " biển lớn ", băng qua các Châu, tìm được Bồ Đề Tổ Sư học đạo. Tại đây, anh được Bồ Đề Tổ Sư đặt cho cái tên Ngộ Không và mang họ Tôn – Tôn Ngộ Không.

Trước tiên, ta sẽ phân tích ý nghĩa từng chữ trong 3 chữ này. Lần lượt từ họ đến tên.

█ TÔN : Ngày đó, Sư Tổ lấy chữ Tôn trong Hồ Tôn - tức Khỉ, đặt làm họ cho Ngộ Không. Tuy nhiên, ngoài hàm ý này ra, chữ Tôn còn một số hàm ý khác có liên quan đến 2 chữ Ngộ-Không.

1. Tôn : Tôn quý. ( Chỉ người cao quý, tôn nghiêm )

2. Tôn : Hồ Tôn. ( Khỉ )

3. ( tạm chưa nhớ ra ) - do buồn ngủ ák

4. Tôn : Đứa trẻ - Cháu trẻ. ( Như người ta hay gọi là Cháu Đích Tôn ). Nhưng không hiểu chơi chữ kiểu gì, khi Ngộ Không xưng " Lão Tôn " thì nó lại có nghĩa là Ông Nội.

█ NGỘ : Ngộ trong Giác Ngộ.

█ KHÔNG : Cảnh giới cao nhất của đắc đạo. Hiểu tất cả, tất cả đều là không ( nhưng không phải là " hư vô " ).

█ NGỘ KHÔNG : Giác Ngộ Bằng Không, hoặc Giác Ngộ Được Tính Không.

█ TÔN NGỘ KHÔNG : Đứa Trẻ Giác Ngộ ( giác ngộ thành như trẻ thơ )

.

∎ Lửng Mật Tự Luận : Giác Ngộ, là ta thông hiểu vạn vật vũ trụ cũng như chính bản thân mình, được gọi là Bậc Giác Ngộ. Nhưng ta không chấp niệm vào sự hiểu đó. Ví như nước chảy muôn hình vạn trạng trong núi rừng, trên khe núi, dưới lòng đất, tùy cơ địa, tùy hoàn cảnh mà biến đổi hình dáng. Vì thế hiểu vạn sự trên đời, thì vạn sự đó, cũng sẽ tùy cơ duyên, tùy hoàn cảnh mà biến hóa theo. Nước, căn bản cũng chỉ là một ví dụ điển hình, vì vạn sự trên đời thực chất còn khôn lường hơn cả nước, nước vốn dĩ cũng không đủ để có thể sánh với Giác Ngộ Bằng Không, tuyệt đối không đủ. Căn bản, nước không chấp vạn vật, nhưng nước, chấp chính nó. Chính vì vậy, ta gọi đó là Giác Ngộ Được Tính Không, vạn sự trên đời thay đổi biến chuyển, càng hiểu, càng thấy không có gì để hiểu.

Lấy ví dụ nhỏ. Một người đàn ông luôn cho mình là mạnh mẽ, chẳng bao giờ biết khóc, vì người đó chấp niệm rằng, đàn ông khóc là yếu đuối. Nhưng bạn hiểu rằng, nước mắt của con người không chỉ đại diện cho sự yếu đuối, mà đôi khi nó còn là biểu hiện của sự mạnh mẽ, phóng túng và tự do. tôi buồn, tôi đau, tôi khóc, và tôi dám khóc, vì tôi là một kẻ tự do, cái tôi muốn giữ lại là sự tự do, không phải là một tôn nghiêm cao ngất ngưỡng. Còn người đàn ông kia không khóc, cũng không dám khóc, vì ông ta đã chấp niệm vào tôn nghiêm của chính mình quá nhiều.

Bạn lại thấy, ở đời có nhiều kẻ thật cứng đầu làm sao. Họ luôn mặc định cuộc đời này, thế giới này và chính họ là như thế. Và rồi họ cứ sống như thế, và họ nghĩ rằng, phải như thế mới được tôn trọng. Điển hình nhất chính là rất nhiều bậc phụ huynh đã từng trải qua thời chiến tranh, bao cấp. Lớp trẻ chúng ta luôn phải thông cảm và nhường nhịn họ. Nhưng thật ra, phần nào đó hoặc ít hoặc nhiều, chúng ta không nể họ.

- Bạn nghĩ rằng bạn có chấp niệm không ? Có chứ. Ví như thường ngày bạn hay để cái chìa khóa ở một chỗ nào đó, rồi một ngày bạn cứ loay hoay ở chỗ đó hoài, tìm mãi mà chẳng thấy đâu, bạn quả quyết rằng chắc chăn nó nằm đâu đó ở chỗ đó chứ không thể để ở chỗ khác được. Tìm cả một buổi, cuối cùng bạn thấy bạn chính là đang cầm nó trên tay.

- Hay là bạn đang muốn ăn một món nào đó, nhưng lại bị dẫn đi ăn món khác. Bạn ăn, nhưng không đặt tâm vào đó, cứ chê nó dở hoài, còn đầu óc thì mải nghĩ đến món kia. Vậy mà vài hôm sau quay lại đó ăn, chẳng hiểu sao bạn lại thấy ngon như thường. Đó là vì bạn đang chấp nhất vào món ăn mình đã định sẵn, nên mọi thứ khác đều dở cả thôi.

Như thế, bạn có bao giờ nghĩ rằng, con người sống thật khổ não, sinh ra làm gì để rồi lại chết đi ? Sống chỉ được mấy mươi năm, vì vậy mà xem tranh đấu là vẻ đẹp của đời, phàm càng giỏi dang, càng chiến lược, càng ranh ma, thì càng xứng đáng giàu có hưởng thụ, vì thế, họ đẹp trong mắt người đời biết bao. Nhưng cái đẹp đó, dù có là vàng bạc tiền tài, vật chất xe cộ, danh tiếng hay là trí tuệ. thì cốt lõi của nó, vẫn đơn giản là hai chữ " hạnh phúc " mà thôi. Thật buồn cười làm sao, khi con người tranh đấu cả cuộc đời để có được hạnh phúc, nhưng cuối cùng lại chỉ nhận được khổ đau, tổn thương, hối tiếc và cái tôi cao ngất ngưỡng. Chẳng khác.. kẻ cầm cái chìa khóa trên tay, lại vì chấp niệm mà nhốt mình ở nơi nào đó mà bản thân cho rằng cái chìa khóa chắc chắn nằm ở đấy.

- Ngoài lề : Lại nói, chúng ta sống trong một xã hội văn minh, cần phải có vật chất, cần phải có ước mơ, có mục đích mà sống. Đúng là như vậy thật, tôi cũng thế, buộc phải thế. Giống như một tòa chung cư, 1 người nhiễm virut thì cả chung cư bị cách ly. Sinh ra ở thời đại vật chất, thì buộc phải thuận theo nó mà sống, đây gọi là Cộng Nghiệp. Cái nghiệp này, một mình đã khó đối phó, huống gì là cả một thời đại nghiệp ? Thời đại vật chất, quốc độ của vật chất, mà có vật chất đủ đầy, dư dả, lại không hạnh phúc. Nghe buồn cười không ?

Chúng ta căn bản đã đi quá xa rồi. Xa với gốc rễ, xa với chính mình, xa với đạo. Xa với.. cái gọi là nguyên thủy trong tâm của mỗi con người..

Bạn có biết vì sao khi bạn sinh ra đã có một bản tính ? Đó là vì bạn đã từng gieo duyên với bản tính đó, nhìn thấy ở đâu đó, khởi lên lòng thích nó, và rồi bạn trở thành người như vậy ở một khoảnh khắc nào đó trong đời, hoặc là kiếp sau. Đôi khi bản tính của bạn cũng chẳng phải do bạn thích và lựa chọn, mà là do nghiệp lực của bạn. Có những người sinh ra trong hoàn cảnh đó, nếu tính cách của bạn có thể thuận theo hoàn cảnh đó thì bạn hạnh phúc. Nhưng tính cách bạn tương khắc với hoàn cảnh đó, gia đình đó, môi trường đó, thì đấy là họa. Chính vì thế, bạn vì nghiệp lực, sinh ra cùng với bản tính đó, sống cùng với người đó, hoàn cảnh đó để lãnh nghiệp bạn đã gieo. Cho nên bạn bị mờ mịt, bạn cứ nghĩ rằng chẳng có nghiệp lực nào cả, tất cả tại người, tại mình. Không đâu. Đó là.. Duyên Sanh - Duyên Khởi.

Vậy nên khi bạn sinh ra, bạn hiểu bạn là loại người như thế, tính cách bạn là như vậy. Và bạn chấp niệm vào điều đó, vào chính " con người bạn ", mà bạn chẳng hề biết rằng, " con người của bạn " là do duyên sanh duyên khởi, do nghiệp lực tạo ra. Chính vì thế mà bạn cứ ngỡ bạn đã rất hiểu rất hiểu chính mình, nhưng lại luôn lạc lõng ở nhiều giây phút nào đó trong cuộc đời.

Thực ra bạn biết bạn là gì không ? Nguyên thủy linh hồn của bạn, chỉ đơn giản là Không. Bạn có để ý một điều trên cuộc đời này không ? Dù là tiêu cực hay tích cực, con người luôn hạnh phúc khi tất cả họ giống nhau. Nguyên thủy của chúng ta cũng như vậy, đều giống nhau, thanh tịnh, không vướng nghiệp lực, thanh thuần hòa vào làm một cùng Vũ Trụ. Vì thế.. ta gọi ngày đó là Quốc Độ Của Phật - Giác Ngộ Bằng Không. Khi đó, hạnh phúc, không còn nữa, hay nói đúng hơn là, ta không cần phải hiểu và tìm nó nữa.


.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro