CHƯƠNG MỘT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những Tài Liệu Khoa Học Về Những Vấn Đề Của Giấc Mơ (đến 1900)

Trong những trang tiếp theo đây, tôi sẽ làm rõ về một kỹ thuật tâm lý có thể giải thích những giấc mơ, và dựa trên việc áp dụng kỹ thuật này, mọi giấc mơ sẽ tự sáng tỏ theo một cấu trúc tâm lý, đầy đủ ý nghĩa, và có thể được gắn vào một nơi cụ thể trong các hoạt động tâm thần ở trạng thái tỉnh. Hơn thế nữa, tôi định sẽ làm sáng tỏ những quá trình làm nền tảng cho sự kỳ lạ và khó hiểu của những giấc mơ, và từ những quá trình này suy ra sự mâu thuẫn hay thống nhất về bản chất của những sức mạnh tâm thầm chịu trách nhiệm cho những giấc mơ của chúng ta. Xong việc này, nghiên cứu của tôi sẽ kết thúc, khi nó đã đạt được mục đích hợp nhất vấn đề của những giấc mơ vào những vấn đề toàn diện hơn, và để giải quyết những điều này, chúng ta cần đến nhiều loại tài liệu khác nhau.
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra một báo cáo ngắn của những nhà nghiên cứu trước kia về chủ đề này và hiểu biết về vấn đề với giấc mơ của khoa học đương thời; vì trong diễn biến của luận thuyết này, tôi sẽ không thường xuyên có cơ hội đề cập đến báo cáo này lần nữa. Dù mất hàng nghìn năm nỗ lực, cũng chỉ có những bước tiến nhỏ của khoa học trong việc tìm hiểu những giấc mơ. Thực tế này được biết đến quá rõ ràng bởi những nhà nghiên cứu trước, dường như không cần phải trích dẫn ra đây những ý kiến cá nhân nào nữa. Người đọc sẽ tìm thấy nhiều quan sát thú vị hay những bài viết khá lôi cuốn liên quan đến chủ đề của chúng ta, nhưng chỉ có rất ít hoặc không có gì đề cập đến bản chất tự nhiên của giấc mơ, hay giải đáp rõ ràng bất kỳ một bí ẩn nào của giấc mơ. Một người được học hành bình thường, tất nhiên, còn biết ít hơn nữa.
Khái niệm giấc mơ được nhắc đến từ thời tiền sử bởi những người nguyên thủy, và sự ảnh hưởng có thể tác động đến sự hình thành những khái niệm của họ về vũ trụ, linh hồn, là một chủ đề quan tâm lớn thật ra chỉ là một sự miễn cưỡng mà tôi cố gắng không nhắc đến trong những trang này. Tôi sẽ chỉ cho người đọc đến với những tác phẩm nổi tiếng của Ngài John Lubbock (Lord Avebury), Herbert Spencer, E. B. Taylor và những nhà nghiên cứu khác (những người không phải người nguyên thủy); tôi nói thêm rằng chúng ta sẽ không hiểu được tầm quan trọng của những vấn đề và những nghiên cứu cho đến khi chúng ta hoàn thành công việc lý giải giấc mơ, cái mà chúng ta đã được nghe những điều giả dối trước đây.
Một sự gợi nhớ về khái niệm giấc mơ được nắm giữ từ thời nguyên thủy dường như là nền tảng cho sự đánh giá giấc mơ thứ mà cũng xuất hiện trong cuộc sống của người thời cổ đại. Giả sử họ gắn cho rằng giấc mơ liên quan đến niềm tin của họ về thế giới siêu nhiên, và họ truyền cảm hứng vào những vị thần và ác quỷ. Hơn nữa, rõ ràng là với họ giấc mơ phải mang đến một ý nghĩa đặc biệt đối với người mơ; rằng, như một quy luật, chúng dự báo tương lai. Những sự thay đổi lạ thường về nội dung những giấc mơ, và ấn tượng để lại cho người nằm mơ, làm cho nó, dĩ nhiên, khó mà định nghĩa được thành một khái niệm rõ ràng, và đòi hỏi rất nhiều sự phân biệt và những nhóm cấu thành, theo giá trị và độ tin cậy của họ. Giá trị của những giấc mơ đánh giá bởi từng triết gia riêng lẻ của thế giới tự nhiên cổ đại phụ thuộc vào tầm quan trọng được sắp đặt để quy cho Chủ nghĩa Tiên đoán nói chung.
Trong hai nghiên cứu của Aristotle cũng có một là về những giấc mơ, chúng cũng được coi như cấu thành vấn đề của Tâm lý học. Chúng ta được bảo rằng giấc mơ không phải là món quà thần thánh, rằng nó cũng không thiêng liêng mà có nguồn gốc từ daimonic . Bản chất thật sự là daimonic, không phải thần thánh; điều đó nói lên rằng, những giấc mơ không liên quan đến thế giới siêu nhiên, nhưng lệ thuộc vào các quy luật của tinh thần của con người, cái mà, tất nhiên, là một kiểu liên quan đến thần thánh. Những giấc mơ đã được định nghĩa như hoạt động tâm linh của người ngủ, khi người ta ngủ. Aristotle đã bị quen với một vài đặc tính của đời sống mộng mị; ví dụ, ông đã biết rằng giấc mơ chuyển hóa những cảm xúc nhẹ nhàng thành những cảm xúc mạnh trong lúc ngủ (một người tưởng tượng rằng họ đang đi qua lửa, và cảm thấy nóng, nếu phần nào đó trên cơ thể hơi ấm hơn một chút), điều này dẫn ông đến kết luận rằng những giấc mơ có thể dễ dàng phản bội thầy thuốc vì những triệu chứng thể chất ban đầu có thể sẽ không thấy được dù quan sát cả ngày.
Như đã nói, những nhà nghiên cứu cổ đại trước Aristotle đã không nhìn nhận giấc mơ như một sản phẩm mơ mộng của tinh thần, mà như một sự truyền đạt từ thánh thần, và trong những thời kỳ cổ xưa, có thể nhận thấy hai chiều hướng đối lập đánh giá về đời sống mộng mị, mà chúng ta sẽ tìm kiếm xuyên xuốt các thời kỳ. Những thời đại cổ xưa đặc biệt phân biệt những giấc mơ được thật sự và có giá trị được gửi tới người nằm mơ như những lời cảnh báo, hay nói trước những sự kiện tương lai, và những giấc mơ hão huyền, lừa lọc và vô nghĩa, mục đích của chúng là làm người ta lạc lối hay dẫn người ta đến sự hủy diệt.
Những khái niệm trước đó về giấc mơ tìm được giữa những người cổ xưa là, tất nhiên, hoàn toàn phù hợp với những khái niệm thông thường về vũ trụ, những khái niệm đã quen với việc thoát ra khỏi thực tại, trong nó đó chỉ có một thực tại duy nhất của đời sống tinh thần. Hơn nữa, điều này giải thích cho những ấn tượng chính tạo nên cuộc sống khi thức bởi ký ức về giấc mơ vào buổi sáng; ký ức về giấc mơ này, khi được so sánh với phần nội dung của tinh thần còn lại, dường như là một cái gì đó giống như là người ngoài hành tinh đến từ một thế giới khác. Sẽ là một sai lầm nếu giả sử rằng thuyết nguồn gốc siêu nhiên của những giấc mơ có ít người tin theo thậm chí trong thời đại của chúng ta; một phần lớn là những nhà văn mộ đạo và thần bí - những người đang bám víu vào, như là họ hoàn toàn có lý trong việc họ làm, những tàn tích một thời hoàng kim của thế giới siêu nhiên đến khi những tàn tích này bị cuốn trôi bởi những giải thích khoa học - chúng ta thường xuyên thấy những người khá thông minh, theo những khía cạnh khác họ không thích bất cứ thứ gì có bản chất hão huyền, đi xa đến thế căn cứ vào niềm tin tôn giáo của họ về sự tồn tại và thống nhất của sức mạnh siêu nhiên của tinh thần dựa trên những hiện tượng kỳ lạ có bản chất không giải thích nổi của những giấc mơ (Haffner). Giá trị được gán cho đời sống mộng mị chắc chắn từ những trường dạy Triết học - ví dụ, theo trường của Schelling - đó là một sự hổi tưởng khác của niềm tin không thể chối bỏ vào thần lực của những giấc mơ rất phổ biến thời cổ đại; và theo một số nhà tư tưởng, sức mạnh dự đoán hay tiên tri của những giấc mơ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Điều này là do thực tế rằng những nỗ lực giải thích của Tâm lý học rất không phù hợp để đối phó với hàng đống tài liệu, tuy nhiên rõ ràng những nhà lý luận khoa học có thể thấy rằng những Chủ nghĩa mê tín như thế nên bị loại bỏ.
Để viết ra lịch sử những hiểu biết khoa học của chúng ta về vấn đề của những giấc mơ là cực kỳ khó, bởi vì, dù những hiểu biết này có giá trị chắc chắn ở một vài khía cạnh, vẫn không một xu hướng nào định nào có bước tiến thật sự rõ ràng cho đến giờ. Không thật sự có một nền tảng những kết quả đã xác minh nào được thiết lập cho đến nay, cái mà những nhà nghiên cứu tương lai có thể tiếp tục xây dựng nên. Mỗi tác giả mới lại tiếp cận cùng một vấn đề lần nữa, và từ rất sớm. Nếu tôi liệt kê một loạt những tác giả theo niên đại, đưa ra một khảo sát những ý kiến đề cập đến những vấn đề của giấc mơ, tôi sẽ không thể nào vẽ nỗi một bức tranh rõ ràng hoàn chỉnh về tình trạng hiểu biết hiện tại của chúng ta với chủ đề này. Vậy nên tôi thích dùng những phương pháp của tôi để xử lý vấn đề này hơn là dựa vào những người nghiên cứu khác, và trong nỗ lực giải quyết từng vấn đề của giấc mơ, tôi sẽ trích dẫn bài viết tìm được từ tài liệu về chủ đề này.
Nhưng ở một chừng mực nào đó tôi không thể thành công trong việc làm chủ toàn bộ tài liệu này - nó bị phân tán rộng và đan xen chồng chéo với các tài liệu về những chủ đề khác - tôi phải yêu cầu các bạn dừng nội dung này lại để đọc khảo sát của tôi về những gì tài liệu này phải chịu đựng, miễn là không có cơ sở thực tế hay diểm quan trọng nào bị bỏ sót.
Trong một bản bổ xung ở phiên bản tiếng Đức sau này, tác giả thêm vào:
Tôi sẽ tự bào chữa cho việc không mở rộng bản tóm tắt tài liệu về những vấn đề của giấc mơ để giấu đi thời kỳ giữa lần đầu xuất hiện và lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này. Sự bào chữa này có thể không thỏa đáng với người đọc; chắc chắn là không một chút nào theo tôi. Những động cơ đã khiến tôi tổng kết lại cách xử lý những giấc mơ trong tài liệu về chủ đề này đã vắt kiệt sức lực theo lời giới thiệu trước; nếu tiếp tục điều này có lẽ tôi đã phải nỗ lực rất nhiều và có lẽ cũng chẳng thu được điều gì đặc biệt hữu ích để truyền đạt lại. Chín năm nghi ngờ chẳng mang lại điều gì mới mẻ hay giá trị gì liên quan đến khái niệm những giấc mơ, không có trong báo cáo thực sự hay trong những quan điểm mới lại nào. Hầu hết trong tài liệu xuất hiện từ khi xuất bản công trình của tôi, gần đây không được đề cập hay thảo luận đến; tất nhiên là nó nhận được rất ít sự quan tâm từ cái gọi là "những người nghiên cứu những giấc mơ", những người do đó đã trở thành một ví dụ điển hình của sự kỳ thị việc học bất cứ điều gì mới mẻ, một điều rất đặc trưng của nhà khoa học. Anatole France chế giễu "Các nhà khoa học không quan tâm". Nếu trong khoa học có quyền kiểu như trả thù, tôi, khi đến lượt, nên được biện minh cho việc lờ đi những tài liệu đã xuất hiện từ khi xuất bản cuốn sách này. Chỉ có một vài nhận xét xuất hiện trên các tạp chí khoa học là đầy rẫy những hiểu lầm và thiếu tính toàn diện mà tôi chỉ có thể trả lời tới những nhà phê bình với một yêu cầu họ nên đọc đi đọc lại quyển sách này - hay có thể chỉ đơn giản là họ nên đọc nó!
Và trong một bản bổ xung ở lần tái bản tiếng Đức thứ tư năm 1914, một năm sau tôi đã công bố bản tiếng Anh đầu tiên của công trình này, ông viết:
Kể từ sau đó, tình trạng những sự việc xôn xao đã trải qua một sự thay đổi; sự đóng góp của tôi tới "Luận Giải Giấc Mơ" không còn bị lờ đi thêm nữa trong những tài liệu về chủ đề này. Nhưng tình huống mới khiến nó thậm chí còn bất khả thi hơn để tiếp tục bản tổng kết trước đây. Luận Giải Giấc Mơ đã gây nên toàn bộ những chuỗi tranh cãi và những vấn đề mới, cái mà được giải thích bởi những tác giả của hầu hết những khuôn mẫu khác nhau. Nhưng tôi không thể thảo luận về những việc này đến khi tôi mở rộng những học thuyết mà những tác giả của chúng đang băn khoăn. Bất cứ điều gì đã xuất hiện đều có giá trị với tôi trong những tài liệu gần đây, do đó tôi đã xem xét lại trong diễn biến của những trình bày tiếp sau đây

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro