giải pháp thu hút FDI vào các vùng kt VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần III

Phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vào

phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam .

I. Phương hướng tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển các vùng kinh tế

ở Việt Nam

Hiện nay, trừ một số địa bàn trọng điểm như vùng Đông Nam Bộ. Hà

Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng, ở hầu hết các vùng lãnh thổ còn lại

điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, thị trường... không đáp ứng được

đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài và phải một thời gian dài nữa mới có

thể khắc phục được. Do đó, kiến nghị về định hướng đầu như như sau:

Thứ nhất: Để thu hút vốn FDI với hiệu quả lớn hơn, đảm bảo quản lý

thuận lợi hơn, khắc phục tính trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn

trước mắt cần tập trung thu hút đầu tư vào ba vùng kinh tế trọng điểm. Trong

thực tế, những địa bàn này đã và đang là địa bàn thu hút được nhiều dự án

FDI nhất trong cả nước. Cần phải chấp nhận phương án "phát triển mất cân

đối" trong thời gian đầu để tạo sự cân đối sau này nhằm mục tiêu tăng trưởng

nhanh cho nền kinh tế trong ngắn hạn. Ba vùng kinh tế trong điểm làm đầu

tầu cho cả nền kinh tế nhưng không phát triển độc lập mà lên kết với các vùng

khác qua thị trường hàng hoá, thị trường lao động và thị trường các yếu tố sản

xuất khác. Do đó, việc tập trung thu hút đầu tư vào ba vùng này không những

đáp ứng được ngay yêu cầu của các nhà đầu tư mà còn có tác dụng thúc đẩy

kinh tế của các vùng khác.

Thứ hai: Khuyến khích hơn nữa đầu từ vò lĩnh vực chế biến khoáng

sản, chế biến nông - lâm sản, gắn với các vùng nguyên vật liệu, trồng rừng và

trồng cây công nghiệp lâu năm, nhằm khai thác tiềm năng của các vùng lãnh

thổ khác, khác phục chênh lệch giữa các vùng.

II. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào phát triển các vùng kinh

tế ở Việt Nam

1. Hoàn thiện quy hoạch vốn FDI theo từng vùng

- Việc quy hoạch thu hút vốn FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát

huy nội lực (gồm cả vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được

cùng với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế vị trí

địa lý và chính trị); gắn vơi việc đảm bảo về an ninh quốc phòng; phát huy

được lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội

nhập quốc tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm phải gắn

với mỗi vùng, mỗi địa phương, ưu tiên phát triển các ngành khai thác lợi thế

so sánh của vùng, của địa phương, đồng hời tăng cường thu hút các dự án có

công nghệ thích hợp, đầu tư vào những ngành mũi nhọn.

Rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đối với từng ngành kết hợp

với vũng lãnh thổ với nội dung:

- Dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của vùng qua điều tra khảo sát về

nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài

nguyên...

- Danh mục những sản phẩm trong nước có thể tự làm.

- Danh mục các dự án cần gọi vốn FDI theo hình thức đầu tư, trên cơ sở

dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác trong

và ngoài nước, địa điểm, tiến độ thực hiện... để làm cơ sở xúc tiến đầu tư.

Chính phủ cần hỗ trợ các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa về tài chính,

cán bộ và kỹ thuật để thực hiện các công việc trên.

2. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông -

lâm - ngư nghiệp và vùng sâu, vùng núi, vùng xa.

Thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã liên tục điều chỉnh tăng mức ưu đãi

đối với các dự án đầu tư vào nông - lâm - ngư nghiệp và những dự án vào

vùng núi, vùng sâu, vùng xa như miễn giảm thuế lợi tức, hỗ trợ cân đối ngoại

tệ, miễn giảm tiền thuê đất... nhưng thực tế, các ưu đãi nói trên vẫn không hấp

dẫn các nhà đầu tư, đồng thời, nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn,

trở ngại trong thực hiện đầu tư, không đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy,

để tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn nói trên cần điều

chỉnh một số chính sách ưu đãi theo hướng sau:

- Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tạo vùng

nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí dự án

nhằm tạo mọi thuận lợi cho dự án triển khai có hiệu quả, đảm bảo đem lại lợi

nhuận cho nhà đầu tư. nên xem xét cho phép các dự án thuộc diện này được

vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia như ddối với dự án khuyến khích

đầu tư trong nước.

- Chỉ thu tượng trưng tiền thuế đất đối với các dự án đầu tư vào nông

lâm ngư nghiệp ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (ví dụ: 1USD/ha/năm).

- Miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu sản xuất (kể cả

loại nguyên vật liệu vật tư trong nước đã được sản xuất) đối với các dự án đầu

tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa trong 5 năm đầu.

- Cho phép tăng tỷ lệ tiêu thụ tại thị trường nội địa đối với những sản

phẩm buộc đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu.

3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng

tăng công suất hiện có.

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi dự án triển khai có hiệu quả, chủ

đầu tư nước ngoài thường muốn dùng lợi nhuận để tái đầu tư, hoẵ bỏ thêm

vốn để đầu tư mở rộng dự án. Nhiều dự án phần mở rộng có quy mô lớn hơn

nhiều so với quy mô được cấp giấy phép (ví dụ: Công ty sản xuất linh kiện

máy tính Fujitsu, vốn đầu tư ban đầu 78 triệu USD đã tăng thêm 120 triệu

USD). Tuy nhiên, một số quy định của Nhà nước còn gây phiền hà trong việc

xem xét cấp giấy phép điều chỉnh mở rộng mục tiêu hoạt động của dự án: quy

định tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80%, thực hiện qy trình thẩm định những dự án

mới, phải có ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Để khuyến khích

các nhà đầu tư đổ thêm vốn vào Việt Nam một cách có hiệu quả, cần phải cải

cách một số thủ tục xem xét, cấp giấy phép đối với những dự án tăng vốn đầu

tư để mở rộng nâng công suất:

- Công bố công khai quy hoạch phát triển đối với các sản phẩm công

nghiệp cần hạn chế công suất hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước

đầu tư (nếu các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng).

- Thực hiện cơ chế đăng ký tăng vốn đầu tư để mở rộng, tăng cường

công suất thiết kế của các dự án sản xuất nếu chủ đầu tư đã hoàn thành thực

hiện vốn cam kết.

- Thực hiện khuyến khích xuất khẩu bằng biện pháp kinh tế và ưu đãi

tài chính như ưu đãi thuế, sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu...

thay thế các biện pháp hành chính hiện nay. Trước mắt, điều chỉnh danh mục

sản phẩm mà dự án FDI phải xuất khẩu ít nhất 80% theo hướng chỉ áp dụng

đối với một số ít sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trong nước đã đáp ứng đủ

nhu cầu, cần thiết phải bảo hộ, đồng thời xử lý linh hoạt tỷ lệ xuất khẩu của

doanh nghiệp, không bắt buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu theo tỷ lệ ngay từ

năm đầu mà trong vòng 3-5 năm từ khi mơi bắt đầu sản xuất. Kiểm soát việc

thực hiện quy định về tỷ lệ xuất khẩu tại các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ

trợ kịp thời.

- Ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá; tăng

cường các biện pháp chống hành vi gian lận thương mại (trốn thuế, hàng nhái,

hàng lậu...). Xây dựng chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư tự chủ kinh doanh,

tự quyết định giá bán sản phẩm, thời gian khấu hao thiết bị, máy móc, tài sản

cố định. Bãi bỏ cơ chế quản lý chi phối bởi một số tổng công ty nhằm tạo môi

trường kinh doanh bình đẳng.

4. Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư.

Các hình thức FDI trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú, sự

chuyển hoá giữa các hình thức đầu tư cũng rất linh hoạt do đòi hỏi của đời

sống kinh tế và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của nhà đầu tư. Các dự

án FDI dù dưới hình thức nào cũng có tác động tích cực, có đóng góp vào quá

trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam nếu dự án triển khai tốt. Trong

hoàn cảnh nước ta hiện nay, đặc biệt là các vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó

khăn, nhiều nguồn lực chưa được được khai thác, các doanh nghiệp trong

nước còn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và kinh

nghiệm kinh doanh quốc tế cần xử lý linh hoạt vấn đề hình thức đầu tư theo

hướng:

- Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với

những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, có quy mô đầu tư vốn

lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Mở rộng việc

cho phép đầu tư hình thức 100% vốn nước ngoài đối với một số lĩnh vực yêu

cầu phải liên doanh như kinh doanh xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công

nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng khu thể thao, vui chơi giải trí, trồng rừng

hoặc trồng cây công nghiệp lâu năm, các dự án trường dạy nghề, trường công

nhân kỹ thuật.

- Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ

kéo dài, các đối tác liên doanh mâu thuẫn nghiêm trọng nhưng chưa tìm được

đối tác khác thay thế dẫn đến liên doanh có nguy cơ bị đổ vỡ hoặc trong

trường hợp liên doanh hoạt động bình thường nhưng đối tác trong nước muốn

rút vốn để đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi liên doanh

thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đảm bảo điều kiện giữ được việc

làm cho người lao động, bên Việt Nam bảo toàn được vốn góp hoặc chịu rủi

ro ở mức thấp nhất.

- Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (năm 2000) cho phép tự do chuyển

đổi hình thức đầu tư sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi

thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Do đó, cần hoàn thiện hành lang

pháp lý để định hướng sự vận động và phát triển của các hình thức đầu tư,

như:

+ Có cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ Việt Nam làm việc trong

các liên doanh, đảm bảo những người được đưa vào quản lý doanh nghiệp

liên doanh thực sự có đủ năng lực bảo về quyền lợi của Nhà nước và của bên

Việt Nam, tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.

+ Đối với các doanh nghiệp liên doanh có quy mô lớn, hf trong những

lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cần có chính sách hỗ trợ tài chính trong

giai đoạn đầu để các doanh nghiệp này có thể đứng vững và hoạt động có hiệu

qủa, đồng thời khuyến khích bên nước ngoài chuyển dần cổ phần cho Việt

Nam trong liên doanh để tiến tới bên Việt Nam nắm cổ phần đa số.

+ Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cần quy định rõ tiến

độ triến khai dự án, nguyên tắc xem xét, chuẩn y các cam kết của các bên

nước ngoài khi doanh nghiệp có nhiều bên nước ngoài tham gia. Để ngăn

chặn tình trạng các công ty xuyên quốc gia lũng đoạn và tranh giành thị

trường trong nước, cần xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành

mạnh

5. Phát triển mạnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Để thu hút được nguồn vốn FDI, cần có được một nền kinh tế tăng trưởng

và ổn định. Chính điều đó sẽ thu hút nguồn vốn FDI từ phía nhà đầu tư nước

ngoài vào trong nước bởi vì trong nền kinh tế thị trường nếu luôn luôn diễn ra

biến động, đặc biệt là biến động về tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá, tỷ lệ lạm

phát cao và với tỷ lệ tăng trưởng thấp ... làm cho nền kinh tế rối loạn. Điều đó đe

doạ lợi ích của đa số các nhà đầu tư và khó làm họ yên lòng. Chúng ta phải có

một nền kinh tế hoạt động dựa trên cơ sở cung cầu, giá trị, giá cả. Chính quan hệ

này làm lành mạnh hoá thị trường, nó phản ánh trạng thái của một nền kinh tế,

tránh được can thiệp của nhà nước bóp méo thị trường bằng các biện pháp phi

kinh tế. Đồng thời để cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, cần thiết phải có

sự can thiệp của phía nhà nước để khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị

trường thuần tuý.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của công đoàn.

Sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các tổ chức Đảng và các đảng viên

giữ chức danh lãnh đạo và quản lý trong các doanh nghiệp có vôn đầu tư trực

tiếp nước ngoài, là yếu tố đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng

các quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và người

lao động. Đề nghị Trung ương đảng co quy định và hướng dẫn phương thức,

chế độ tổ chức sinh hoạt Đảng trong các doanh nghiệp FDI, phù hợp với đặc

điểm của lại hình doanh nghiệp này.

Hoạt động của công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác là hình tứhc

thuận tiện nhất để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và bảo vệ quyền lợi của

người lao động. Việc thành lập và hoạt động của tổ chức Công đoàn đã được

quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, cần có kế hoạch vận động

thành lập, xây dựng tổ chức Công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp FDI để bảo

vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, giám sát chủ đầu tư thực hiện

pháp luật, chính sách của Nhà nước.

7. Cần phải phát triển thị trường tài chính.

Thị trường tài chính là điều kiện cơ bản và tiên quyết trong việc thu hút

mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Bởi vì: những yêu cầu cơ bản về phương diện kinh

tế mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất trong việc lựa chọn địa bàn đầu

tư là môi trường kinh tế, ở đó có thuận lợi cho việc tìm kiếm lợi nhuận và đảm

bảo an toàn về vốn hay không? Do đó, họ chỉ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư vào

những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; đồng nội tệ vững giá

và tỷ lệ lạm phát thấp; tỷ giá hối đoái phù hợp và tương đối ổn định ...

Kết luận

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng

cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng di

chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm

trong khu vực châu á - thái bình dương (khu vực kinh tế năng động nhất trên

thế giới), Việt Nam có lợi thế khách quan do có các nguồn lực tự nhiên, vị trí

địa lý thuận lợi, là thành viên của ASEAN, sắp tới sẽ thực hiện "Hiệp định ưu

đãi thuế quan - CEPT" nên sẽ huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát

triển.

Với lợi thế và cũng có những bất lợi của người đi sau, Việt Nam cần

phải tăng cường hợp tác, cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng để hai bên cùng có

lợi, giữ vững độc lập chủ quyển và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài năm trong chiến lược tổng thể tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt

Nam , là một trong những vấn đề quan trọng. FDI góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,

nâng cao năng lực cạnh tranh...và giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội như

giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao trình độ cho người lao động...

Tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đáp ứng kịp thời cho sự

nghiệp CNH - HĐH.

Chính sách thu hút FDI ngày càng được nới lỏng và hoàn thiện, góp

phần nâng cao hoạt động của việc huy động FDI. Tuy vậy, đây mới chỉ là

điều kiện cần còn thiếu điều kiện đủ là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

FDI đã thu hút được. Do vậy, chúng ta cần phải thu hút đồng bộ các giải

pháp về cơ chế, chính sách,luật pháp...và đáp ứng được các mục tiêu mà

Đảng và nhà nước đặt ra. Hơn nữa, luồng vốn đầu tư quốc tế có hai dòng

chảy tự nhiên: đó là thu hút ĐTNN và tích cực đầu tư ra nước ngoài.

Do vậy, để nắm bắt cơ hội, để công tác thu hút vốn FDI có hiệu quả

trên các khu vực kinh tế, các cấp uỷ đảng, các cấp, ngành có liên quan cần

chỉ đạo chặt chẽ, sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng đồng bộ các biện

pháp góp phần đưa Việt Nam phát triển, hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc,

sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới, đóng góp vào công cuộc

đổi mới đất nước, thúc đẩy Việt Nam hoàn thành mục tiêu chiến lược năm

2020.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dau