Cấu tạo của tim

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CẤU TẠO CỦA TIM
Gồm 3 lớp: lớp cơ tim ở giữa, lớp nội tâm mạc lót ở trong tim và lớp ngoại tâm mạc bọc ở ngoài tim.
1. Cơ tim
Là một khối coe vân biệt hoá bao gồm những sợi cơ nối tiếp nhau thành 1 mạng lưới có nhiều nhân ở giữa. Những sợi cơ tim đều bám vào 4 vòng sợi bao quạn các lỗ của tim: hai vòng bao quanh hai lỗ nhĩ thất, 1 vòng bao quanh lỗ động mạch chủ, 1 vòng bao quanh lỗ động mạch phổi. Từ mỗi vòng này tách ra các mảng sợi để hình thành cơ tim và tạo nên các cột sợi của van tim (van 3 lá, van 2 lá, van tổ chim). Cơ tim gồm hai loại sợi: sợi co bóp và sợi mang tính chất thần kinh.
- Loại sợi co bóp: gồm 2 loại sợi chung và sợi riêng
+ Ở tâm nhĩ: Có 2 lớp cơ nông và sâu:
Lớp nông gồm có sợi chung chạy ngang và vòng quanh nối 2 tâm nhĩ với nhau.
Lớp sâu gồm thớ cơ riêng chạy dọc theo từng tâm nhĩ.
+ Ở tâm thất: Gồm 3 lớp cơ:
Lớp nông gồm các sợi cơ chung chạy dọc từ vòng sợi bên này tới đỉnh tim thì vòng lên tạo thành lớp sâu đi lên bám ở vòng sợi bên đối diện.
Lớp giữa gồm các sợi riêng chạy vòng bao quanh từng tâm thất.
Lớp sâu tương tự như lớp nông.

Như vậy, mỗi buồng tim đc bọc trong 1 túi riêng. Hai túi ở hai tâm nhĩ cũng như hai túi ở tâm thất lại đc bọc trong 1 túi chung cho tâm nhĩ hoặc tâm thất. Tâm thất dày hơn tâm nhĩ nên khâu 1 vết thương ở tâm thất thường khâu từng mũi nhỏ một, còn khâu vết thương ở tâm nhĩ thì khâu ghép vết thương như khâu mạch mạc.
- Loại sợi mang tính chất thần kinh: Gồm một tổ chức các cơ có cấu trúc đặc biệt, nghĩa là trong đó có rất ít các tơ cơ và giàu nguyên sinh chất. Cho nên nó sáng hơn cơ tim. Gọi là hệ thống dẫn truyền tự động của tim.

- Nút xoang nhĩ (nút Keith - Flack): dài 3cm, nằm trong thành tâm nhĩ phải, giữa lỗ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới. Nút này phát xung động điều khiển sự hoạt động của 2 tâm nhĩ co bóp nhịp nhàng. Đồng thời cũng từ nút này tách ra các sợi chạy dọc thành sau tâm nhĩ phải để tới vách liên nhĩ rồi tập trung ở nút Aschoff - Tawara tao nên bó xoang nhĩ.
- Nút nhĩ thất (nút Aschoff - Tawara): gồm 2 nút nhỏ, một nút nằm gần là tĩnh mạch vành, một nút nằm gần lá trong của van 3 lá. Nút này nhận xung động từ nút xoang nhĩ truyền đến và phát xung động đến bó Hiss.
- Bó nhĩ thất (bó Hiss): bắt đầu từ bờ dưới phần màng của vách liên thất đến bờ trên phần cơ của vách này rồi chia thành 2 ngành: ngành phải chạy bên phải vách, ngành trái chạy bên trái vách. Cả 2 ngành chạy tới đỉnh tim thì toả thành mạng lưới thất (mạng lưới Purknje) nằm sát ngay nội tâm mạc. Bó Hiss là hệ thống riêng điều hoà nhịp hoạt động của tâm thất.
Toàn bộ hệ thống thần kinh tự động điều khiển hoạt động của tim theo nhịp nhĩ thất.
2. Lớp nội tâm mạc
Còn gọi là màng trong tim, phủ kín cả vùng trong của tim, kể cả các van tim. Nội tâm mạc liên tiếp với nội mạc của các mạch máu. Trong nội tâm mạc có các cơ quan nhận cảm hình chùm rể. Đó là cơ quan thụ cảm thần kinh tăng áp và giảm áp. Nội tâm mạc có thể bị viêm trong thấp khớp cấp dẫn đến hở hẹp van tim. Ngoại tâm mạc: hay còn gọi là màng ngoài tim là một túi kín bao bọc quanh tim gồm 2 bao: bao sợi ở ngoài, bao thanh mạc ở trong.
- Bao thanh mạc gồm 2 lá:
- Lá tạng phủ sát ngoài cơ tim nên gọi là màng trên tim.
- Lá thành nông, phủ mặt trong bao sợi và dính chặt vào bao sợi. Giữa 2 lá là ổ tâm mạc. Ổ tâm mạc là 1 khoang ảo, chứa 1 ít dịch nhầy làm cho tim co bóp dễ dàng. Trong trường hợp bệnh lý, ổ tâm mạc có dính máu hoặc mủ. Nếu số lượng dịch tăng lên đột ngột lên tới 250cm3 có thể dẫn tới chết đột ngột vì đè ép vào tim. Nếu dịch tăng từ từ như trong bệnh lao, nhiễm trùng thì ở ổ tâm mạc có thể chứa tới 2000cm3. Lá tạng sau khi quặt lại để liền tiếp với lá thành tạo nên những túi bịt. Có 2 túi bịt:
+ Túi bịt ngang hay xoang Theile: là do bao thanh mạc lách giữa vào động mạch chủ và động mạch phổi ở trước. Tỉnh mạch phổi và tĩnh mạch chủ trên ở sau. Túi bịt ngày nằm ngang có thể thọc ngón tay qua.
+ Túi bịt chếch hay xoang Haller: nằm ở mặt sau tâm nhĩ trái, lõm vào như 1 hố ở giữa tĩnh mạch phổi (4 tĩnh mạch). Thực quản nằm ở sát sau xoang chếch, nên trong tràn dịch ngoại tâm mạc, dịch nằm trong xoang sẽ đè ép vào thực quản gây khó nuốt.
- Bao sợi: bọc ngoài bao thanh mạc có tác dụng bảo vệ tim, có hình nón, nền ở dưới, đỉnh ở trên, nền dính vào coe hoành. Đỉnh liên tiếp với các bao quanh mạch máu lớn ở nền tim và đc dính vào thành ngực qua các cơ quan xung quanh.
3. Ngoại tâm mạc
Hay còn gọi là màng ngoài tim, là một túi kín bao bọc quanh tim, gồm 2 bao:
- Bao ngoài là bao sợi: liên tiếp với bao ngoài (vỏ) các mạch máu lớn.
- Bao trong là bao thanh mạc: bao này gồm có 2 lá: lá thành, lá tạng. Bình thường giữa 2 là là 1 khoang ảo chỉ chứa 1 ít dịch nhờn để cho tim co bóp, nhưng khi bị bệnh có thể chứa hàng lít dịch (tràn dịch màng ngoài tim).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro