Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CHƯƠNG 6. BỘ MÁY SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT

Bộ máy bài tiết sinh dục gồm:

- Cơ quan bài tiết: sản sinh và bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn niệu, bóng đái, niệu đạo.

- Cơ quan sinh dục sản xuất tế bào sinh dục, thực hiện chức năng giao phối và sinh sản.

Về nguồn gốc phát sinh và giải phẫu định khu, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau và có một số bộ phận chung nhau (niệu đạo, dương vật ở con đực, âm đạo ở con cái).

A. Hệ bài tiết

Cấu tạo trong và cấu tạo vi thể thận

1. Thận: renes; kidneys

Gia súc có 2 quả thận là cơ quan sản sinh nước tiểu nằm ở 2 bên và dưới các đốt sống lưng cuối và vùng hông; trong xoang bụng ngoài lá thành xoang phúc mạc. Nước tiểu sinh ra trong thận được đổ vào xoang thận rồi theo ống dẫn niệu đến bóng đái (bàng quang) sau đó theo niệu đạo đổ ra ngoài.

1.1. Vị trí và hình thái ngoài

Thận có hình thái ngoài khác nhau tuỳ loài gia súc.

- Đặc điểm chung: Mỗi quả thận có 2 mặt, 2 cạnh, 2 đầu.

+ Mặt lưng áp sát phía dưới 2 bên cột sống, cong lồi và được mỡ bao bọc.

+ Mặt bụng dẹp hơn.

+ Cạnh ngoài cong lồi,

+ Cạnh trong: phần giữa có rốn thận là nơi mạch quản, thần kinh đi vào thận và nơi đi ra của ống dẫn niệu.

+ Đầu trước hướng về phía ngực.

+ Đầu sau hướng về xoang chậu.

Mặt ngoài thận được bao bọc bởi một lớp màng trơn, nhẵn và dễ bóc ra khỏi bề mặt thận. ở rốn thận, lớp màng này chui sâu vào trong tiếp giáp với màng của các mạch quản phân đến thận.

1.2. Hình thái trong:

- Bên ngoài được bao bọc bởi lớp màng sợi và mỡ;

- Chính giữa vùng rốn thận là xoang thận chứa bể thận;

- Xung quanh xoang thận là tổ chức thận gồm miền tuỷ ở trong, miền vỏ ở ngoài sát lớp màng sợi.

- Trong thận còn có mạch quản, thần kinh.

* Màng sợi: Bao bọc bên ngoài. ở loài nhai lại, bao sợi len lỏi giữa các rãnh trên bề mặt thận và khó bóc. Ở bò và lợn, bao sợi chui vào rốn thận lót trong lòng xoang thận bọc lấy các đài thận và các mạch quản. Bên ngoài bao sợi được phủ một lớp mỡ.

* Miền vỏ: Màu đỏ nâu, nhiều mao mạch.

+ Sát bao sợi có nhiều các tiểu thể thận hay tiểu thể Malpighi (mal-phi-gi).

+ Phía trong gồm các tháp thận (renal pyramid). Một tháp thận có khoảng 300-500 tháp ferrein (phe-ranh), giữa các tháp thận là các cột thận hay cột Bertin (béc-tanh).

* Miền tuỷ: nằm trong miền vỏ, gồm các tháp malpighi hình nón có đáy hướng ra miền vỏ, đỉnh hướng vào xoang thận dẫn nước tiểu đổ vào xoang thận (ở ngựa, chó).

Trong thận bò, thận lợn có các đài thận hứng nước tiểu từ các gai thận đổ vào các đài thận lớn từ đó đổ vào xoang thận. Các tháp thận ngăn cách nhau bởi các cột thận. Các cột ở miền tuỷ là nơi đi qua của các mạch quản, thần kinh.

* Xoang thận: Nằm giữa lòng quả thận để chứa nước tiểu & thông với ống dẫn niệu đi ra ngoài rốn thận. Thành xoang do màng sợi chui vào tạo nên, trên thành có những phần lõm hình nón là các đài thận ôm lấy các gai thận để hứng nước tiểu.

1.3. Cấu tạo trong

Thận được cấu tạo từ các đơn vị thận (nephron). Mỗi đợn vị thận gồm 1 tiểu thể thận sản sinh nước tiểu và hệ thống ống sinh niệu. Tiểu thể thận hay tiểu thể Malpighi: nằm chủ yếu ở miền vỏ gồm 2 phần: nang Bowman và quản cầu Malpighi.

+ Nang Bowman (bowman's capsule) dạng túi lõm gồm hai lớp màng tạo thành xoang Bowman chứa nước tiểu đầu.

+ Quản cầu Malpighi (glomerulus) là 1 búi mao mạch cuốn tròn trong lòng nang Bowman có 1 động mạch đi vào và 1 động mạch đi ra (đường kính nhỏ hơn động mạch đi vào). Do sự chênh lệch áp lực máu giữa hai động mạch này của cầu mao quản nên dịch lỏng từ trong mao quản thấm qua lá tạng của nang vào xoang bowman tạo nước tiểu đầu.

* Ống sinh niệu Là hệ thống ống có nhiệm vụ lọc nước tiểu đầu, tái hấp thu nước, ion kim loại v.v... và dẫn nước tiểu đổ vào xoang thận . ống sinh niệu gồm các đoạn:

(1) ống lượn gần nối tiếp với nang Bowman, (2) quai Henle xuống, (3) quai Henle lên, (4) ống lượn xa và (5) ống góp

* Mạch quản thần kinh:

Động mạch:

Động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ sau phân cho thận, phân nhánh làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thận và cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo nước tiểu .

Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch từ miền vỏ và miền tuỷ tiếp hợp với nhau đổ về tĩnh mạch gian thuỳ sau đó tập trung lại thành tĩnh mạch thận đi ra khỏi rốn thận và đổ vào tĩnh mạch chủ sau.

Thần kinh: Các sợi TK giao cảm và phó giao cảm làm thành đám rối thận ở rốn thận rồi chui vào thận.

2. Ống dẫn niệu (niệu quản): ureter

2.1. Vị trí:

Hai ống dẫn niệu đi từ bể thận đến bóng đái; ống bên trái đi kèm động mạch chủ sau, ống bên phải đi bên tĩnh mạch chủ sau (ngoài xoang phúc mạc). ở trước xoang chậu các ống này đi chen giữa động mạch chậu ngoài và động mạch chậu trong sau đó bắt chéo động mạch chậu trong xuyên qua lá thành phúc mạc vào xoang chậu. Đoạn từ rốn thận đến cửa vào xoang chậu nằm ngoài lá thành xoang phúc mạc. Đoạn sau nằm trong xoang chậu. Niệu quản ở con đực vắt qua ống dẫn tinh xuyên qua lớp cơ dày và đổ ra bằng 1lỗ nhỏ trên niêm mạc gần cổ bóng đái. Niệu quản con cái ở mặt dưới dây chằng rộng của tử cung rồi đổ vào bóng đái như ở con đực.

2. 2. Cấu tạo:

- Ngoài là là tổ chức liên kết có thần kinh và mạch quản tạo lưới mao quản.

- Giữa là lớp cơ trơn gồm các bó dọc ở trong, vòng ở ngoài, đoạn cuối có lớp cơ chéo ở giữa làm cho vách ống dày lên. Khi các lớp cơ co bóp sẽ tống hết nước tiểu xuống bóng đái.

- Trong là lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp dọc có các tế bào biểu mô có khả năng chuyển dạng cùng lớp hạ niêm mạc dày làm cho ống có hình dạng thay đổi.

Động mạch: * ở con đực là nhánh của động mạch rốn (ở bò), hay động mạch ống dẫn tinh (ngựa, lợn, chó).

* ở con cái: là nhánh của các động mạch tử cung và động mạch tử cung âm đạo.

Thần kinh phân đến từ đám rối tử cung.

3. Bàng quang (Bóng đái ): vescica urinaria; urinary bladder

Là túi hình trứng chứa nước tiểu trước khi thải ra ngoài.

Nằm ngoài phúc mạc, trong xoang chậu, dưới trực tràng, dưới nang Bowman

3.1. Vị trí:

3.2. Hình thái:

Đầu trước cong tròn. Phần giữa là thân. Đầu sau thon nhỏ là cổ bóng đái nối với niệu đạo qua lỗ niệu đạo bóng đái. Trước cổ bóng đái có 2 lỗ đổ vào của 2 ống dẫn niệu. Bóng đái được cố định trong xoang chậu nhờ 3 dây treo.

- Hai dây treo bên là 2 thừng đặc ruột của động mạch rốn

- Dây treo dưới (dây chằng tròn) từ trước bóng đái xuống xương cánh chậu và kéo đến rốn. gồm 3 lớp

3.3. Cấu tạo:

- Lớp màng sợi phía ngoài bao bọc phần đỉnh và thân bóng đái, phần cổ là tổ chức liên kết.

- Lớp cơ gồm 3 tầng cơ dày từ ngoài vào : dọc- vòng- dọc; giữa các tầng cơ không có tổ chức liên kết. Tâng cơ vòng phần cổ bóng đái tạo thành cơ thắt cổ bóng đái chắc khoẻ.

- Lớp niêm mạc ở trong cùng có nhiều nếp gấp nhăn nheo nên bóng đái có thể co dãn; gần cổ có vùng nhẵn do nước tiểu từ niệu quản chảy vào liên tục.

Mạch quản: động mạch rốn từ động mạch chậu trong và nhánh từ động mạch bẹn trong

Thần kinh giao cảm và phó giao cảm từ đám rối chậu (đám rối hạ vị). Nhánh của thần kinh bẹn phân đến cơ thắt cổ bóng đái.

4. Niệu đạo: urethra

Xem phần cơ quan sinh dục đực và cái cơ quan sinh dục đực (Male genital organs): Gồm dịch hoàn, thừng dịch hoàn (hay mào tinh), ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ.

B. CƠ QUAN SINH DỤC

I. Cơ quan sinh dục đực

1. Dịch hoàn

Dịch hoàn là tổ chức tuyến sản xuất ra tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và testosterone (hocmon có tác dụng kích thích đặc tính sinh dục thứ cấp ở con đực). Có thể nói dịch hoàn vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết.

1.1. Vị trí và hình thái ngoài.

Gia súc đực có 2 dịch hoàn. Thời kỳ bào thai, dịch hoàn nằm trong xoang bụng, đến tháng thứ 7 thì chui qua ống bẹn vào trong bao dịch hoàn (ngoài xoang bụng và xoang chậu).

- Ngựa: bao dịch hoàn nằm ở giữa bẹn.

- Bò: ở cuối vách bụng, trước đoạn cong hình chữ S của dương vật.

- Lợn: bao dịch hoàn nằm dưới hậu môn, sau rễ dương vật.

- Chó: bao dịch hoàn nằm dưới hậu môn, thấp hơn so với lợn

Dịch hoàn có hình trứng nằm trong bao dịch hoàn theo chiều thẳng đứng có đầu trên, đầu dưới và 1 bên thân phía trong được bao bởi phụ dịch hoàn. gồm lớp màng sợi và mô dịch hoàn

1.2. Cấu tạo:

* Màng sợi do lá tạng của phúc mạc kéo đến làm thành gọi là giáp mạc riêng giàu mạch quản và thần kinh. Dưới là lớp màng trắng bằng tổ chức liên kết (TCLK). Từ màng trắng phát ra nhiều vách ngăn (septa) chia mô dịch hoàn thành các các tiểu thuỳ (lobules). Các vách ngăn tập trung ở giữa thành thể lưới.

* Mô dịch hoàn nằm trong các tiểu thuỳ chứa hệ thống ống sinh tinh uốn khúc.

Các tế bào biểu mô của lòng ống (TB sertoli) sinh ra các tế bào tinh trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là tổ chức kẽ có các tế bào leydig (leidig cells) sản sinh hormon testosteron. Các ống sinh tinh cong đi vào giữa trở thành các ống sinh tinh thẳng (effent ductules) đi lên đầu trên dịch hoàn tạo thành phụ dịch hoàn.

2. Phụ dịch hoàn

Mào tinh ôm lấy dịch hoàn bao gồm đầu trên, thân và đầu dưới hay đuôi. Đầu trên chứa 12-21 ống tinh đường kính to hơn các ống sinh tinh, Mỗi ống đều nằm trong một ngăn của mào tinh. Phần thân (body): Các ống tinh thẳng tập trung lại thành ống gấp khúc nhiều lần rồi đi xuống đuôi mào tinh (tail) thành ống dẫn tinh đi ra ngoài. Mào tinh cũng được bao bởi màng sợi và màng trắng.

3. Bao dịch hoàn: scrotum

Là bao chung 2 dịch hoàn và 2 mào tinh gồm các lớp:

(1) Lớp da (skin): do da bụng kéo đến làm thành, mỏng, màu hồng, đôi khi có các sắc tố đen, nâu hình thành 1 cái túi, ở giữa có một rãnh dọc chạy từ mặt trước ra mặt sau.

(2) Lớp màng bóc (layer of fascia): dính sát với da, cấu tạo chủ yếu là TCLK xen lẫn các sợi cơ trơn, có khả năng co giãn. Màng bóc phát 1 bức ngăn giữa 2 dịch hoàn (septum)

(3) Cơ nâng dịch hoàn là lớp cơ vân bao quanh giáp mạc.

(4) Lớp giáp mạc

* Lớp giáp mạc chung: Do hai lớp màng liên kết với nhau.

+ Ngoài là lớp màng sợi do cân mạc cơ ngang bụng tạo thành.

+ Trong là lớp cơ mạc do lá thành xoang phúc mạc tạo thành.

* Lớp giáp mạc riêng: Do lá tạng xoang phúc mạc kéo xuống tạo thành bọc riêng dịch hoàn, phụ dịch hoàn, và khoảng 10 mm ống dẫn tinh. Giữa 2 lớp giáp mạc chung riêng là xoang giáp mạc chứa chất dịch có tác dụng làm trơn. Khi giáp mạc riêng từ phụ dịch hoàn chuyển thành giáp mạc chung hình thành màng treo dịch hoàn, dây chằng từ đuôi dịch hoàn đến đuôi phụ dịch hoàn. Tiếp tục giáp mạc chung là dây chằng ống bẹn. Hai dây hợp lại thành đai kéo dịch hoàn. Bao dịch hoàn gồm hai nửa độc lập phân cách nhau bởi bức ngăn giữa do lớp màng trắng kéo đến tạo thành.

(5) Mạch quản& thần kinh:

Động mạch: động mạch bẹn ngoài là nhánh của động mạch đùi; động mạch bẹn trong là nhánh từ động mạch chậu trong. Tĩnh mạch: đi kèm động mạch. Mạch bạch huyết đổ vào hạch bẹn nông.

Thần kinh: Thần kinh vùng bụng phân cho da và cơ nâng dịch hoàn. Thần kinh thực vật đến từ đám rối hạ vị.

5. Ống dẫn tinh: ducts

5.1. Vị trí, hình thái & đường đi:

Là 2 ống to bằng cọng rạ, bắt đầu từ đuôi mào tinh, đi lên qua ống bẹn vào xoang bụng, quay về sau đi trên cổ bóng đái, luồn dưới tiền liệt tuyến rồi phình to ra thành ống phóng tinh, xuyên qua thành niệu đạo đổ ra gò tinh trên niêm mạc niệu đạo cùng lỗ đổ của nang tuyến.

Chức năng: dẫn tinh dẫn tinh trùng đổ vào đường niệu sinh dục khi phóng tinh. Chia làm 3 đoạn:

- Đoạn ở mào tinh (đoạn tự do) từ đuôi mào tinh đi lên đầu trên bao dịch hoàn.

- Đoạn ở thừng dịch hoàn (trong ống bẹn) đi cùng mạch quản thần kinh làm thành thừng dịch hoàn hình chóp đáy ở mào tinh, đỉnh ở vòng bẹn trên.

- Đoạn bụng đến chậu hông: Từ vòng bẹn trên đến lỗ đổ vào niệu đạo; bắt chéo động mạch chậu ngoài. Phần nằm trên bọng đái phồng to tạo ống phóng tinh (hai ống phóng tinh áp sát vào nhau và đổ ra gò tinh cùng nang tuyến). gồm 3 lớp không kể màng phúc mạc.

Cắt ngang ống sinh tinh

Hình Cấu tạo tinh trùng

5.2.Cấu tạo

- Lớp ngoài là lớp tương mạc mỏng, gắn chặt vào tổ chức liên kết xung quanh.

- Lớp giữa gồm 3 tầng cơ trơn: Cơ dọc (ngoài), Cơ vòng (giữa) Cơ dọc (trong).

- Trong cùng là niêm mạc mỏng, nhăn nheo, không có tuyến.

6. Niệu đạo hay đường niệu sinh dục

Là đường dẫn chung tinh dịch và nước tiểu ở con đực. Bắt đầu từ lỗ niệu đạo cổ bóng đái, chia làm 2 đoạn: đoạn trong xoang chậu và đoạn ngoài xoang chậu.

6.1. Niệu đạo trong xoang chậu

- Vị trí: Đoạn này dài khoảng 10-15cm, đường kính 2-4 cm đi từ cổ bóng đái đến vòng cung ngồi ở mặt lưng xương háng, xương ngồi, dưới trực tràng.

- Cấu tạo: gồm 3 lớp

+ Lớp niêm mạc: Có nhiều nếp nhăn dọc và các lỗ đổ ra của các tuyến nhờn niệu đạo. Niêm mạc có khả năng co giãn , phần khởi đầu có gò tinh.

+ Lớp đệm (lớp giữa) hay lớp mạch nằm dưới niêm mạc và liên kết chặt chẽ với lớp niêm mạc gồm các sợi cơ trơn xen vào hệ thống tĩnh mạch dày đặc tạo thành thể hổng niệu đạo. Các tổn thương nhiễm trùng ở niêm mạc dễ lan vào lớp mạch làm hẹp niệu đạo.

+ Lớp ngoài gồm các bó cơ trơn (cơ dọc ở trong; cơ vòng ở ngoài) bao bọc lớp mạch gọi là cơ củ hổng. Quanh thể hổng là cơ thắt niệu đạo (cơ trơn) luôn co lại giữ nước tiểu ở lại bóng đái (khi chưa đủ để gây phản xạ phóng nước tiểu và giữ cho tinh dịch không tràn vào bóng đái khi giao phối).

6.2. Niệu đạo ngoài xoang chậu (niệu đạo xốp): external pelvic urethra hay dương vật: (penis)

6.2.1. Đường đi:

Từ vòng cung ngồi đi ra ngoài vách bụng gồm rễ, thân và đầu dương vật

(1) Rễ dương vật từ vòng cung ngồi đi ra ngoài vách bụng thành một vòng cung. Đoạn này đường kính lớn và được cố định vào vòng cung ngồi bởi cơ ngồi hổng bám hai bên mặt dưới xương ngồi.

(2) Thân dương vật : thẳng, nằm dưới bụng được da bụng bao bọc và được treo bởi 2 dây treo dương vật vào khớp bán động ngồi. Mặt trên là mặt lưng, mặt dưới là mặt bụng có đường niệu đạo chạy suốt chiều dài và 2 cơ kéo lùi dương vật.

(3) Quy đầu (đầu dương vật) có hình dáng khác nhau tuỳ loài gia súc. Có lỗ mở ra của niệu đạo và nhiều tế bào thần kinh cảm giác. Đầu dương vật được bao bọc trong bao quy đầu.

6.2.2. Cấu tạo

Gồm tổ chức liên kết, thể xốp niệu đạo, thể xốp dương vật và các cơ. Trên 1 tiết diện cắt ngang thân dương vật ta thấy 2 phần: trên và dưới

(1) Phần trên (lưng dương vật):

+ Bên ngoài là lớp màng trắng

+ Bên trong là thể hổng dương vật được cấu tạo bởi các sợi cơ trơn xen kẽ trong hệ thống tĩnh mạch dày đặc phình ra thành các hang chứa máu khi cương cứng.

(2) Phần dưới (bụng dương vật):

+ Trong cùng là niêm mạc niệu đạo có nếp gấp dọc, nhăn nheo.

+ Lớp giữa là thể hổng niệu đạo

+ Lớp ngoài là cơ củ hổng, khi cơ này co rút làm cho nước tiểu hoặc tinh dịch phóng ra thành từng đợt. Dưới cơ củ hổng là cơ kéo lùi dương vật bám từ dưới hậu môn đến suốt phần dưới thân dương vật. Khi cơ rút kéo lùi dương vật về phía sau.

* Ngựa: thân dương vật thẳng, quy đầu tù hình hoa sen

* Bò: thân dương vật gấp khúc hình chữ S, quy đầu nhọn.

* Lợn: thân dương vật gấp khúc hình chữ S, quy đầu xoắn hình mũi khoan. Phía trong mặt lưng bao quy đầu có một túi kín hình bầu dục thông với bên ngoài qua một lỗ tròn tích tụ cặn bã của nước tiểu. Các tế bào thượng bì bị phân giải gây nên mùi hôi đặc biêt ở con đực giống. Ơ lợn đực thiến túi này teo nhỏ lại nên ít mùi hôi hơn.

* Chó: Dương vật hình trụ dài. Mặt lưng dương vật lõm chứa xdương dương vật dài bao bọc bởi tổ chức liên kết, do đó thể hổng dương vật được chia thành hai phần chạy song song với nhau. Đầu dương vật hình tháp. Khi cơ ngồi hổng co ép vào tĩnh mạch lưng dương vật làm máu ứ lại trong thể hổng ở đầu dương vật.

7. Các Tuyến sinh dục phụ:

Các tuyến sinh dục phụ tiết dịch đổ vào đoạn niệu đạo trong xoang chậu. Dịch tiết có tác dụng:

- pha loãng tinh dịch

- cung cấp dinh dưỡng cho tinh trùng

- tham gia điều hoà độ pH tinh dịch, rửa và bôi trơn đường sinh dục cái.

* Các tuyến sinh dục phụ : Nang tuyến, tiền liệt tuyến và tuyến củ hành

II. Cơ quan sinh dục cái (Female genital organs)

Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng, ống dẫn trứng (vòi trứng), tử cung, âm đạo, âm hộ và tuyến sinh dục phụ hay vú.

Chức năng: Sản sinh tế bào sinh dục cái (trứng), sản sinh hócmon sinh dục cái, thực hiện chức năng giao phối, là nơi xảy ra quá trình thụ tinh, nới phát triển của hợp tử và thai.

1. Buồng trứng

1.1. Vị trí

Buồng trứng được treo ở đầu trước của sừng tử cung, phía dưới hõm hông, cạnh trước dây chằng rộng (dây chằng của tử cung) và được giữ bởi dây chằng buồng trứng tử cung và các mạch quản thần kinh vào nuôi nó.

1.2. Cấu tạo

- Ngoài là lớp màng có lớp tế bào biểu mô hình khối ở ngoài và lớp màng trắng dai chắc như màng bọc dịch hoàn ở bên trong.

- Bên trong là mô buồng trứng gồm hai miền: Miền vỏ và miền tuỷ:

+ Miền vỏ dưới màng trắng, nền là mô liên kết đệm gồm nhiều sợi chun, sợi hồ. Miền vỏ sinh ra các loại nang trứng (noãn bao) ở những giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi nang trứng là 1 túi tròn chứa tế bào trứng bên trong.

+ Miền tuỷ ở giữa buồng trứng gồm mô liên kết sợi xốp chứa các sợi cơ trơn, mạch máu, thần kinh và lâm ba.

1.3. Sự phát triển của nang trứng, sự rụng trứng và hình thành thể vàng.

Miền vỏ có 4 loại nang trứng phát triển như sau:

- Nang trứng nguyên thuỷ sát màng trắng, nhỏ nhất, gồm tế bào trứng hay noãn được bao bọc bởi 1 lớp tế bào nang ở ngoài.

- Nang trứng sơ cấp bao gồm nang trứng sơ cấp với 1 lớp tế bào hạt và nang sơ cấp có nhiều lớp tế bào hạt cùng lớp màng đáy.

- Nang trứng thứ cấp lớn hơn nang trứng sơ cấp: lớp tế bào nang dày gồm nhiều lớp tế bào hình hạt, bên ngoài được bao bởi lớp màng đáy. Giữa noãn và tầng tế bào nang xuất hiện màng trong suốt. Giai đoạn sau của nang trứng thứ cấp hình thành xoang nang .

- Nang trứng chín có:

+ Lớp tế bào hạt nhiều tầng xếp thành hình tia gọi là lớp tế bào vành phóng xạ

+ Xoang nang chứa đầy dịch nang.

+ Xung quanh nang trứng hình thành 2 lớp vỏ: lớp vỏ trong chứa các tế bào kẽ (tế bào vỏ) và mạch máu; lớp vỏ ngoài là màng liên kết mỏng.

Trong quá trình phát triển, các nang trứng tiến từ ngoại vi vào trung tâm nhng trứng chín lại di chuyển ra sát bề mặt vỏ buồng trứng.

* Sự rụng trứng và hình thành thể vàng.

Nang trứng chín nằm sát màng vỏ buồng trứng. Dưới tác động của thần kinh, thể dịch làm miền tuỷ buồng trứng và lớp vỏ trong của nang tuyến xung huyết cực độ. Xoang nang đầy ắp dịch nang tạo nên một áp lực lớn làm vỡ phần thành nang nằm trên bề mặt buồng trứng. Tế bào trứng bị tống ra khỏi nang kèm theo lớp tế bào vành phóng xạ. Lớp vỏ ngoài, vỏ trong được giữ lại trong lớp vỏ buồng trứng. Hiện tợng tế bào trứng thoát ra khỏi nang là sự rụng trứng. Tế bào trứng thoát ra rơi vào loa kèn và vào ống dẫn trứng.

Máu từ trong các mao mạch của lớp vỏ lấp đầy xoang nang tạo thành thể hồng tiếp đó các tế bào nang và tế bào vỏ sinh sản mãnh liệt thay thế máu đông. Vết rách của nang khép kín lại, thể hồng trở thành thể vàng. Thể vàng tồn tại tuỳ thuộc vào trạng thái của tế bào trứng trong ống dẫn trứng:

+ Nếu xảy ra hiện tượng thụ tinh thể vàng sẽ phát triển mạnh thành khối tiết ra hocmon progesteron để bảo vệ thai làm tổ ở tử cung trong 3 - 4 tháng đầu. Sau đó thoái hoá dần dần đến khi đẻ mới kết thúc.

+ Trường hợp không được thụ tinh tế bào trứng và khối tế bào kèm theo sẽ bị tiêu biến đi. Thể vàng cũng chỉ tồn tại 2 - 3 tuần lễ, sau đó thoái hoá tiêu biến để lại một vết sẹo trắng trên mặt buồng trứng gọi là thể bạch.

1.4. Mạch quản thần kinh

- Mạch quản: Động mạch buồng trứng nhánh bên của động mạnh chủ sau. Tĩnh mạch đi kèm ĐM.

- Mạch lâm ba chạy kèm theo động mạch và đổ vào hạch chậu trong

- Thần kinh đến từ các hạch của đám rối treo tràng sau gồm các sợi giao cảm và phó giao cảm.

* Ngựa: Miền vỏ ở trong, miền tuỷ ở ngoài và có hố rớt trứng.

* Bò: Buồng trứng to, tròn, nhẵn.

* Lợn: Buồng trứng hình quả dâu.

* Chó: Buồng trứng nhỏ, bề mặt nhẵn.

2.Vòi trứng hay ống dẫn trứng vòi Paplop: Vòi trứng còn gọi là vòi tử cung, là nơi đón nhận tế bào trứng và tế bào tinh trùng, nơi xảy ra sự thụ tinh và đường di chuyển của hợp tử đến tử cung.

2.1.Vị trí và hình thái

Vòi trứng là một ống dẫn to bằng cọng rơm nằm ở cạnh trước dây chằng rộng

- Phần trước hình loa kèn nằm sát buồng trứng để hứng trứng rụng.

- Phần ống từ cuống loa nối với sừng tử cung qua lỗ tử cung buồng trứng.

2.2. Cấu tạo gồm 3 lớp

- Ngoài là lớp màng sợi.

- Giữa là lớp cơ trơn.

- Trong là lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp dọc được phủ bởi lớp tế bào thượng bì hình trụ có lông rung. Nhờ sự nhu động của lớp cơ và sự vận động nhịp nhàng của các lông rung, tế bào trứng rơi vào loa kèn được di chuyển về gần tử cung.

Thời gian di chuyển của trứng trong vòi trứng khoảng 3-10 ngày.

- Động mạch phân vào vòi trứng là 1 nhánh của động mạch buồng trứng.

- Thần kinh đến từ các sợi phân vào buồng trứng.

2.3. Chức năng

- Dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung.

- Là nơi xảy ra quá trình thụ tinh (ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng)

3. Tử cung

Cấu tạo chi tiết cổ tử cung

3.1.Vị trí

Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu. Hai sừng nằm ở phần trước xoang chậu. Được cố định do được gắn với âm đạo và được giữ bởi các dây chằng.

3.2. Hình thái

Tử cung bao gồm sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. ở Động vật có các loại tử cung:

- Tử cung kép: gồm 2 tử cung phải và trái . Mỗi bên đều có cổ tử cung và thông vào 2 âm đạo (tử cung chuột lang)

- Tử cung kép 1 âm đạo: 2 tử cung thông chung vào 1 âm đạo (tử cung thỏ).

- Tử cung hai sừng gồm 2 sừng thông với một thân và cổ tử cung thông với 1 âm đạo như ở chó, lợn, bò, ngựa.

- Tử cung đơn có hình quả lê không phân biệt rõ sừng với thân (người và linh trưởng).

Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong:

(1) Ngoài là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng:

+ Dây chằng rộng: trùm lên cả mặt trên và dưới sừng, thân tử cung kéo đến thành bên chậu hông.

+ Dây chằng tròn: nhỏ, nh một gấp nếp kéo từ sừng tử cung đến vùng bẹn.

(2) Lớp giữa là lớp cơ trơn gồm: cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch lớn. Cơ trơn tử cung dày và khoẻ nhất trong cơ thể.

(3) Lớp trong là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi 1 lớp tế bào biểu mô hình trụ. Xen kẽ có ống đổ vào của các tuyến nhầy tử cung (các tuyến này nằm sâu trong lớp đệm)

Động mạch : có 3 động mạch phân vào tử cung.

+ Động mạch buồng trứng (tương ứng động mạch dịch hoàn trong ở con đực) nuôi buồng trứng và sừng tử cung là nhánh của động mạch chủ sau.

+ Động mạch tử cung (động mạch tử cung giữa) từ động mạch chậu ngoài đến nuôi thân tử cung. (ở con đực là động mạch dịch hoàn ngoài)

+ Động mạch tử cung sau là nhánh của động mạch chậu trong (ở bò, lợn) hoặc động mạch bẹn trong (ở ngựa, chó) phân vào cổ tử cung và âm đạo.

* Tĩnh mạch có 2 đường nông sâu nhận máu từ tử cung, bóng đái, âm đạo.

* Mạch lâm ba: Tử cung có một hệ thống mạch lâm ba dày đặc thành mạng lưới trong vách cơ tập trung đổ vào hạch tử cung, hạch chậu trong, hạch dưới động mạch hông.

* Thần kinh: phân đến từ đám rối hạ vị. Cấu tạo của tử cung phù hợp với chức năng của nó là nơi bảo đảm cho sự phát triển và cung cấp chất dinh dỡng của bào thai, đồng thời là 1 cơ quan đẩy bào thai lọt ra ngoài khi sinh đẻ

* Ngựa: Sừng tử cung ngắn, sừng và thân ghép thành hình chữ T. Thân tử cung dài. Niêm mạc tử cung có các gấp nếp dọc. Cổ tử cung có một gấp nếp niêm mạc.

* Bò: Sừng tử cung dài, hai sừng ghép thành hình chữ V. Thân ngắn. Niêm mạc có các gai thịt hình bát úp. Cổ tử cung có 3 lần gấp nếp niêm mạc.

* Lợn: Sừng dài hình ruột non. Cổ tử cung có các cột thịt xếp theo kiểu cài răng lợc. Niêm mạc tử cung có các gấp nếp dọc.

* Chó: Sừng dài, thân ngắn. Cổ tử cung có một gấp nếp niêm mạc.

4. Âm đạo: vagina

4.1. Vị trí: Nối sau tử cung, trước âm hộ, đầu trước giáp cổ tử cung; đầu sau thông ra tiền đình; giữa âm đạo và tiền đình có gấp nếp niêm mạc gọi là màng trinh . Âm đạo là đoạn chung của đường sinh dục và bài tiết ở con cái.

4.2. Cấu tạo: gồm 3 lớp:

- Lớp ngoài là màng sợi.

- Lớp giữa là lớp cơ trơn tiếp tục từ cơ tử cung(vòng trong, dọc ngoài).

- Lớp trong là niêm mạc màu hồng có những gấp nếp dọc và có nhiều tế bào tiết dịch nhờn tập hợp lại thành các chùm tuyến (tiết dịch bôi trơn và rửa sạch âm đạo). Độ dày của lớp đệm và biểu mô âm đạo cũng phụ thuộc vào chu kỳ sinh dục.

Động mạch đến nuôi âm đạo là ĐM âm đạo (nhánh của động mạch trực tràng dưới ). Tĩnh mạch tập hợp đổ về tĩnh mạch hạ vị. Mạch bạch huyết: ở phần trên đổ vào các hạch tử cung; ở phần dưới đổ vào hạch hạ vị. Thần kinh: đến từ đám rối hạ vị. Chứa bộ phận sinh dục của con đực khi giao phối.

5. Tiền đình âm đạo: vestibulum vagina; sinus urogenitalis

Là phần lõm phình ra ngăn cách âm đạo với âm hộ và là phần chung của đường niệu sinh dục ở con cái và bao gồm:

- Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá , phía trước màng trinh thông với âm đạo, phía sau thông với âm môn.

- Lỗ niệu đạo (lỗ đái) ở sau và dưới màng trinh.

- Hành tiền đình là 2 tạng cương ở hai bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống như thể hổng dương vật của con đực

6. Niệu đạo của con cái

Là một ống ngắn từ cổ bóng đái mở ra ở phía sau và dưới màng trinh qua lỗ đái. Ở bò cái niệu đạo dài 10-12cm, ngựa, lợn, chó 6-8cm, đường kính 1-1,5cm. Cấu tạo giống niệu đạo trong xoang chậu của con đực.

- Trong là niêm mạc có nhiều gấp nếp ngang, lòng ống hẹp, lớp đệm tạo thể hổng niệu đạo có các tuyến niệu đạo. Giữa là lớp cơ vòng. Ngoài là màng sợi.

7. Âm hộ (âm môn)

7.1. Vị trí

Là bộ phận sinh dục ngoài của con cái, có dạng khe hẹp hình thoi nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hồi âm.

7.2. Hình thái

Âm hộ có 2 môi gập nhau ở mép trên và mép dưới tạo nên một khe hẹp ở giữa là âm môn, phía sau thông với âm môn.

7.3. Niệu đạo của con cái

Là một ống ngắn từ cổ bóng đái mở ra ở phía sau và dưới màng trinh qua lỗ đái.

Ở bò cái niệu đạo dài 10-12cm, ngựa, lợn, chó 6-8cm, đường kính 1-1,5cm.

Cấu tạo giống niệu đạo trong xoang chậu của con đực:

- Trong là niêm mạc có nhiều gấp nếp ngang, lòng ống hẹp, lớp đệm tạo thể hổng niệu đạo có các tuyến niệu đạo ;

- Giữa là lớp cơ vòng

- Ngoài là màng sợi.

8. Vú : mamma:

Tuyến vú thuộc loại tuyến da do sự biến đổi của tuyến mồ hôi mà thành. Hoạt động sinh lí của tuyến vú liên quan mật thiết đến chu kì sinh dục và cơ quan sinh dục cái. Vì vậy có thể xem tuyến vú như là bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục.

8.1.Vị trí & số lượng: khác nhau tuỳ từng loài

8.2.Hình thái ngoài: gồm bầu vú và núm vú.

8.3.Cấu tạo: gồm các lớp sau:

+ Lớp da: Do da bụng làm thành. Lớp da này mỏng, mịn, nhạy cảm.

+ Lớp vỏ là mô sợi liên kết đàn hồi nằm dưới da phát ra các bức ngăn đi vào trong chia vú thành nhiều thuỳ, mỗi thuỳ có chứa các chùm tuyến sữa. Hai lớp màng cân nông và sâu ngăn cách hai bầu vú bên phải và trái.

+ Mô tuyến có màu vàng xám giống tuyến nước bọt gồm các chùm tuyến xếp hình vòng tròn, mỗi tuyến có 1 ống tiết sữa hướng về xoang sữa ở gần núm vú. Từ xoang sữa có các ống dẫn sữa đổ ra đầu núm vú. Số lượng ống dẫn khác nhau tuỳ theo loài gia súc.

+ Mô mỡ là mô đệm xen giữa các thuỳ tuyến.

+ Động mạch phân đến vú ở bò, ngựa là động mạch bẹn ngoài nhánh bên của động mạch chậu ngoài . ở lợn, chó còn có thêm động mạch ngực ngoài phân đến.

+ Thần kinh gồm : Hai đôi dây thần kinh hông (từ đốt 1-3 ); thần kinh thẹn ngoài và thần kinh giao cảm.

+ Mạch bạch huyết đổ về hạch vú.

* Ngựa: Có một đôi vú ở hai bên bẹn. Mỗi bên vú có 2 bể sữa và 2 ống dẫn sữa.

* Bò: Có hai đôi vú, mỗi vú có một bể sữa và một ống dẫn sữa.

* Lợn: Có 6-7 đôi vú ở dưới ngực và dưới bụng. Mỗi vú có 2-3 ống dẫn sữa ra ngoài, không có bể sữa.

* Chó: Có 4-5 đôi vú. Mỗi vú có 6-12 ống dẫn sữa.



Chương 7. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT

1.Khái niệm chung

1.1.Định nghĩa

- Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, được cấu tạo bởi những tế bào tuyến.

- Chất tiết (các hormon) đổ thẳng vào máu, dịch lâm ba hay dịch não tuỷ.

- Hormon có tác dụng đến bộ phận cơ quan nhất định hoặc toàn bộ cơ thể. Trong cơ thể, cùng với sự điều hoà bằng thể dịch, các cơ quan đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh nên gọi chung là sự điều hoà thần kinh thể dịch. Nhờ đó mọi bộ phận cơ quan hoạt động nhịp nhàng và cân đối với nhau như một thể thống nhất hoàn chỉnh.

1.2.Đặc điểm hoạt động tuyến nội tiết và hormon

- Thời gian hoạt động tiết hormon của các tuyến khác nhau: Hầu hết các tuyến nội tiết có hoạt động tiết hormon liên tục nhưng có loại chỉ tiết theo giai đoạn như như buồng trứng và thể vàng.

- Hoạt động của các tuyến nội liên quan mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và đều chịu sự chi phối của tuyến yên và hệ thần kinh.

- Hormon không đặc trưng cho loài: folliculin hormon buồng trứng của ngựa cũng có tác dụng trên các loài khác.

- Tác động với liều lượng nhỏ: tính bằng gama (1/1000 mg). Trong y sinh học, hoạt tính của hormon được xác định bằng các đơn vị sinh học như đơn vị chuột, đơn vị thỏ (liều gây tác động lên một khối lượng cơ thể nhất định của các loài động vật thí nghiệm).

- Thời gian tác dụng tuỳ thuộc vào từng loại hormon. Có loại nhanh như Adrenalin hormon (hormon miền tuỷ thượng thận), có loại tác dụng chậm như thyroxin ( do tuyến giáp trạng tiết ra). Thời gian gây tác dụng của các loại hormon khác nhau được gnhiên cứu ứng dụng trong y học và sinh học.

1.3. Phân loại tuyến nội tiết

Phân loại theo nguồn gốc:

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai ngoài (ngoại bì) như tuyến yên, miền tuỷ thượng thận.

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai trong (nội bì) như gan, đảo Langerhans của tụy tuyến giáp và tuyến cận giáp.

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai giữa (trung bì): miền vỏ thượng thận, thể vàng, tuyến kẽ buồng trứng, tuyến kẽ dịch hoàn.

Phân loại theo mô học

- Tuyến lưới: như đảo tụy, thùy trước tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, thể vàng.

- Tuyến túi: như tuyến giáp trạng.

- Tuyến tản mác: tuyến kẽ dịch hoàn.

Có tuyến nội tiết đơn thuần như tuyến giáp, cận giáp (chỉ có chức năng nội tiết); có tuyến vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết (gan, tụy dịch hoàn, buồng trứng vv... )

2.Các tuyến nội tiết chính

2.1.Tuyến yên (pituitary gland; Hypophysis) hay tuyến hạ não

2.1.1. Vị trí:

Là tuyến đơn nằm ở dưới đồi thị, sau bắt chéo thị giác, trên vết lõm tuyến yên mặt trên thân xuơng bướm. Tuyến yên được bao bọc bởi màng cứng của não. Vùng dưới đồi thị (hypothalamus) của não và tuyến yên là nơi có sự tưong tác giữa hệ thần kinh và tuyến nội tiết. Vùng dưới đồi điều hoà hoạt động của tuyến yên và ngược lại các hormon tuyến yên ảnh hưởng đến hoạt động của vùng dưới đồi thị

2.1.2. Kích thước, khối lượng:

Tuyến yên có kích thước lớn nhất ở bò và nhỏ nhất ở mèo. Khối lượng tuyến yên phụ thuộc vào tính biệt (đực, cái ), lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, khối lượng và trạng thái sinh lí của cơ thể. Tuyến yên của người có đường kính khoảng 1 cm, khối lượng 0,5-1 g.

2.1.3. Hình thái, cấu tạo:

Tuyến yên gồm hai khối khác nhau. Khối trước hay thuỳ trước (anterior pituitary). Khối sau hay thuỳ sau (thuỳ thần kinh: posterior pituitary hay neurohypophysis (posterior lobe). Giữa hai thuỳ ( trừ ngựa) tạo thành một xoang tuyến yên (hypophysis cavity)

(1) Thuỳ trước: mềm, có mầu hồng nhạt , chia làm ba phần:

- Phần phễu (pars tuberalis) hay phần trên góp phần tạo nên cuống tuyến yên.

- Phần giữa (pars intermedia) còn gọi là thuỳ giữa (intermedial lobe) nằm ở phía sau thuỳ trước ngăn cách thuỳ trước với thuỳ sau.

- Phần dưới (pars distalis) hay phần hầu (par pharyngea) nằm phía trước và dưới, là phần chính của tuyến.

Cấu tạo: Thuỳ trước có cấu tạo tuyến lưới, giàu mạch máu. Các tế bào xắp xếp thành từng cột chia làm hai loại chính: các tế bào bắt màu và các tế bào kị màu.

Các tế bào thuỳ trước tuyến yên tiết ra các hormon sau:

- Tế bào ái toan (acidophil) sinh ra các hormon có nguồn gốc protein như:

+ Hormon sinh trưởng (somatotropin hormon; STH hay growth hormon; GH)

+ Hormon kích thích sinh sữa prolactin.

- Tế bào kị màu amphophil tiết ra:

+ Adrenococticotropin hormon (ACTH) kích thích miền vỏ thượng thận

- Các tế bào ái kiềm (basophil) sản sinh ra các hormon có nguồn gốc là glucoprotein gồm:

+ Luteinizing hormon (LH) kích thích thể vàng ở con cái hay làm phát triển tuyến kẽ ống sinh tinh ở con đực.

+ Thyroid - stimulating hormon (TSH) kích thích tuyến giáp trạng sinh thyroxin.

+ Folliculin stimuling hormon (FSH) kích thích nang trứng và dòng tinh phát triển.

- Tế bào phần giữa tiết Melano - stimuling hormon (MSH) có tác dụng làm giãn tế bào sắc tố melanocyte sản sinh và phân tán melanin ở trên da.

(2) Thuỳ sau (posterior pituitary) màu nâu nhạt, cứng hơn, thông với buồng não III của não bộ bởi một cuống hình phễu là cuống tuyến yên (infundibulum). Thuỳ sau tuyến yên là phần phát triển của não bao gồm:

- Phần trên (pars proximalis) chủ yếu tạo nên cuống tuyến yên và phần dưới (pars distalis). Cả hai phần cấu tạo chủ yếu là tổ chức thần kinh đệm và các sợi thần kinh trần nằm trong nền tổ chức liên kết giầu mạch quản.tế bào. Các hormon được gọi là các hormon thần kinh (neurohormones).. bao gồm:

+ Ocytocin có tác dụng làm co cơ tử cung, co bóp tuyến sữa.

+Vasopressin hay Anti diuretin hormon (ADH) làm co mạch dẫn đến gây tăng huyết áp, tăng sự tái hấp thu nước ở ống sinh niệu, giảm bài tiết nước tiểu.

* Các hormon tuyến yên ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến nội tiết khác song bản thân nó liên hệ mật thiết và chịu sự kiểm soát của những trung tâm thần kinh vùng dưới đồi hypothalamus bằng cơ chế thần kinh thể dịch.

2.2. Tuyến tùng

2.2.1. Vị trí, hình thái

Tuyến này nhỏ, hình quả thông nằm ở phần lõm mặt trên 2 đồi thị thuộc não trung gian, trước củ não sinh tư, vì thế còn gọi là tuyến trên não (epithalamus gland). Được cố định nhờ 2 dây hãm tuyến trùng và liên hệ với buồng não III bởi cuống tuyến tùng. Độ lớn của tuyến khác nhau ở các loài. ở gia súc non hoặc vật đang mang thai tuyến có kích thước và khối lượng lớn. ở gia súc trưởng thành hình như teo lại.

2.2.2. Cấu tạo

- Ngoài là lớp màng sợi mỏng phát ra vách ngăn đi vào trong.

- Mô tuyến gồm 3 loại tế bào:

+ Tế bào tuyến tùng (pineocytes và pinealocytes)

+ Tế bào keo thần kinh

+ Tế bào sắc tố đen.

Trong mô tuyến còn chứa nhiều muối fotfat magnhê và cacbonat canxi gọi là cát não (nhiều ở bò), ngoài ra còn có các thể keo xen kẽ giữa các tế bào. Lượng cát não và thể keo tăng theo tuổi. Thần kinh phân vào tuyến là các sợi giao cảm đến từ hạch cổ trên.

2.2.3. Hormon tuyến tùng:

- Melatonin: có thể làm giảm sự tiết các yếu tố giải phóng hay các hormon giải phóng (GnRH) của vùng dưới đồi dẫn đến giảm tiết LH và FSH của tuyến yên và ức chế chức năng sinh sản. Nó còn có khả năng điều hoà chu trình ngủ. Arginin vasotocin: cũng được cho là có khả năng ức chế sự tiết GnRH.

* Chu kỳ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tùng ở một số loài động vật vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ ánh sáng và hoạt động sinh sản của động vật (nhất là các động vật sinh sản theo mùa) là một hướng nghiên cứu có nhiều ứng dụng.

2.3.Tuyến giáp trạng (thyroid gland)

2.3.1.Vị trí: Nằm hai bên cạnh sau sụn giáp trạng của thanh quản đến vòng sụn khí quản thứ 2-3 và được tổ chức liên kết gắn vào 2 cơ quan trên. Là một trong những tuyến nội tiết lớn nhất. Tuyến có máu đỏ hơn so với các tổ chức xung quanh.

2.3.2. Hình thái

- Là tuyến đơn gồm 2 thuỳ (two lobes) nối với nhau bởi một eo nhỏ ở giữa (isthmus)

* Ngựa: tuyến dài 3-4cm,rộng 2cm, khối lượng 20-30g.

* Chó: tuyến dài 2-5cm, rộng 1-3cm, khối lượng 1-25g. (có màu nâu, eo nối là tổ chức sợi mảnh hẹp, 2 thuỳ hình quả soan rời nhau)

* Bò: tuyến dài 6-8cm, rộng 4-5cm, khối lượng 20-30g. Eo nối dầy hơn, là tổ chức tuyến.

* Lợn: tuyến dài 4cm x 2cm, rộng 30-40g. Hai thuỳ bên nhỏ nhọn nối nhau bởi thuỳ tháp (lobus pyramidalis) ở giữa.

* Người: tuyến có khối lượng khoảng 20g.

2.3.3.Cấu tạo

- Bên ngoài là lớp vỏ xơ

- Phía trong chia không hoàn toàn làm nhiều tiểu thuỳ cách nhau bởi những vách ngăn từ vỏ đi vào mang theo mạch quản, thần kinh.

+ Mỗi thuỳ gồm nhiều túi tuyến (follicles) hình cầu được phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình khối tiết ra hormon đổ vào xoang giữa lòng túi tuyến. Trong lòng túi tuyến, hormon được dự trữ dưới dạng kết hợp với thyroglobulin (chứa 60% iod) tạo thể keo lỏng quánh màu vàng nhạt.

+ Xen kẽ giữa các túi tuyến là mạng lưới tổ chức liên kết lỏng lẻo chứa mao mạch và có các tế bào C kích thước lớn xen giữa các túi tuyến (parafollicular cells) tiết ra calcitonin làm giảm hàm lượng canxi trong dịch cơ thể.

- Mạch quản -Thần kinh:

+ Động mạch đến tuyến giáp là động mạch giáp trạng trước và động mạch giáp trạng sau là nhánh bên của động mạch cổ chung. Tĩnh mạch cùng tên động mạch.

+ Thần kinh giao cảm đến từ hạch cổ trên. Thần kinh PGC là nhánh bên dây X. Tuyến giáp trạng hình thành rất sớm nhưng khi được thần kinh chi phối. ở chó toàn bộ lượng máu cơ thể đi qua tuyến là 16 lần trong 1 ngày.

2.3.4. Đặc điểm hoạt động và hormon

Các tế bào giáp trạng hoạt động theo hai phương thức:

- Tiết ra các chất chế tiết và tích trữ vào trong xoang

- Tiết thẳng vào máu để sử dụng ngay.

+ Hormon của tuyến giáp là thyroxin (có hai dạng triiodothyronine và tetraiodothyronine) thuộc dẫn xuất của amino acid chứa 65% iod. Thyroxin tác động đến hầu hết các tế bào của cơ thể: kích thích sự trao đổi chất, kích thích hệ giao cảm, tăng cường sự phát triển của các mô xương, cơ, ảnh hưởng đến sự thành thục của cơ thể. Thiểu năng tuyến giáp (do suy dinh dưỡng, thiếu muối iot) trong thời kỳ cơ thể đang sinh trưởng có thể dẫn đến chứng lùn, đần độn và rối loạn dinh dưỡng.

2.4. Tuyến cận giáp trạng (parathyroid)

2.4.1.Vị trí, hình thái

Phần lớn động vật có vú có 4 tuyến riêng biệt. Các tuyến nhỏ,hình bầu dục hoặc tròn. Hai tuyến trước ở mặt ngoài đầu trước tuyến giáp trạng, trong một bao liên kết Hai tuyến sau nằm ở mặt trong tuyến giáp trạng. Tuyến cận giáp của con đực nhỏ hơn của con cái (nhất là giai đoạn tiết sữa).

*ở ngựa gồm 2 đôi: Đôi trước nằm giữa thực quản và nửa trước tuyến giáp trạng hoặc nằm ở mặt lưng tuyến giáp trạng. Một số ít nằm bên trong tuyến giáptrạng. Đôi sau nằm 2 bên khí quản sát cửa vào lồng ngực.

*ở bò: đôi trước dài hình bầu dục. Đôi sau nhỏ hơn.

* Lợn chỉ có một đôi ngoài nằm ở trước tuyến giáp trạng nặng 0,08-0,1 g.

* Chó , mèo là tuyến đơn nằm ở phía trước tuyến giáp trạng.

2.4.2. Cấu tạo

- Vỏ bọc ngoài (capsule) bằng tổ chức sợi, phát ra vách ngăn đi vào trong.

- Mô tuyến là các tế bào cận giáp (parathyreocytes) gồm 3 loại tế bào: Tế bào chính màu sáng . Tế bào chính màu tối . Các tế bào kị màu (oxiphil cells).

2.4.3. Hormon

Tuyến cận giáp tiết parahormon (parathyroid hormone) có tác dụng làm giảm tỷ lệ huỷ xương dưới tác động của các osteoclasts; chống tăng canxi huyết quá mức. Cắt bỏ tuyến cận giáp dẫn đến chứng co giật và con vật chết. Thiểu năng tuyến cận giáp mạn tính bị rối loạn dinh dưỡng ở da, răng, bộ xương, canxi máu giảm, photpho máu tăng con vật ốm mòn rồi chết.Trường hợp hoạt động của tuyến cận giáp tăng quá mức (ưu năng): dẫn đến rối loạn canxi , photpho trong máu, biến dạng xương, mềm xương...

2.5. Tuyến trên thận

2.5.1.Vị trí và hình thái

Gia súc có 1 đôi tuyến, mỗi tuyến nằm ở đầu trước cạnh trong của thận. Mặt ngoài tuyến trơn nhẵn, cạnh ngoài lồi, cạnh trong hơi lõm là rốn của tuyến Tuyến có màu nâu. Khi con vật có thai, mầu tuyến nhạt hơn.

*Ngựa: mỗi tuyến dài 8cm, rộng 3-4cm, nặng 20gr, tuyến phải to hơn tuyến trái.

* Bò: kích thước: 7 x 3cm, 14gr, tuyến phải hình tim, tuyến trái giống hình thận.

* Lợn: tuyến dài, bề mặt hơi lõm, kích thước: 8 x 2cm, 13g.

* Chó: tuyến có hình bầu dục, 1-2 x 1cm, 0,5g.

Tuyến trên thận nằm ngoài xoang phúc mạc cùng với thận, ống dẫn niệu và được tổ chức liên kết và mỡ bao bọc .

2.5.2. Cấu tạo

- Bên ngoài bọc ngoài bởi một lớp vỏ bằng tổ chức liên kết cùng hệ thống mạch cung cấp máu phát triển.

- Trong là mô tuyến gồm 2 phần là miền vỏ và miền tuỷ. Miền vỏ (cortex): Có màu vàng nhạt, phần tiếp giáp miền tuỷ màu nâu nhạt. Từ ngoài vào trong, miền vỏ lại chia thành 3 vùng:

- Vùng cầu (zona glomerulosa) gồm những dãy tế bào lượn cong dưới lớp vỏ.

- Vùng dậu (zona fasciculata) gồm 2 hàng tế bào chạy song song từ vùng cầu vào miền tuỷ.

- Vùng lưới (zona reticularis) là lớp tế bào tạo thành hình lưới, có lỗ lưới, lớp này ngăn cách miền vỏ với miền tuỷ.

Miền tuỷ (medulla) có nguồn gốc thần kinh giao cảm gồm các tế bào bắt màu vàng nâu của muối crôm và tĩnh mạch miền tuỷ.

2.5.3. Các hormon:

(1) Hormon miền vỏ: các loại tế bào miền vỏ chế tiết ra những steroit gọi chung là những cocticoit phân làm 3 loại:

+ Vùng cầu tiết Cocticoit khoáng có vai trò điều hoà chuyển hoá muối và nước.

+ Vùng dậu tiết Cocticoit đường, như coctizon có tác dụng chuyển hoá gluxit, protit, có thể dùng để điều trị bệnh thấp khớp, một số trường hợp dị ứng.

ACTH của tuyến yên tác động chủ yếu đến hoạt độngtiết ra loại hormon này.

+ Vùng lưới tiết những steroit có tính hormon sinh dục chủ yếu là dehydroandrosteron.

(2) Hocmon miền tuỷ: gồm adrenalin và noradrenalin do loại tế bào ưa crom tạo ra kích thích hoạt động của cơ tim và các cơ trơn nội tạng, co mạch, tăng huyết áp, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử mắt, kích thích sự trao đổi đường.

Tác dụng của adrenalin giống như của thần kinh giao cảm nên được gọi là chất bắt chước giao cảm.

2.6. Tuyến ức: Thymus gland

2.6.1.Vị trí và hình thái

* ở ngựa: Tuyến ức hình hơi tròn dài dưới khí quản kéo dài đến bao tim.

* Bò: Tuyến gồm hai phần: phần ngực và phần cổ.

Phần ngực (có một thuỳ )kéo dài từ đầu khí quản đến trước bao tim.

Phần cổ (gồm 2 thuỳ phải trái) nằm 2 bên phía dưới khí quản. Mặt ngoài tuyến có màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt gần giống tuyến nước bọt. Khi trưởng thành tuyến teo biến đi.

* Lợn: Tuyến không phát triển nhưng có vị trí, hinh hình thái tương tự ở bê con.

* Chó: Tuyến nằm trong lồng ngực từ sườn 1- 6. Đôi tuyến bên phải lớn hơn bên trái. Phần cổ ngắn. Chó 3 - 4 tuổi tuyến teo đi chỉ còn lại phần ngực.

2.6.2. Cấu tạo

- Bên ngoài là màng sợi mỏng

- Trong là mô tuyến chia hai miền:

+ Miền vỏ. Đầu tiên là các tế bào biểu mô sau biến thành các tế bào lymphô. Khi trưởng thành một số chuyển thành các tế bào mỡ.

+ Miền tuỷ chứa các tế bào tuyến,đại thực bào và các tế bào lưới. Miền tuỷ có các thể Hassal cấu tạo bởi lớp tế bào biểu mô xếp thành hình ống, giữa lòng ống bắt màu toan.

2.6.3. Hormon tuyến ức

Được gọi là thymosin (có cấu tạo chuỗi polypeptide). Tác động đến các mô trong hệ miễn dịch.

Tuyến ức còn sản sinh các lymphocytes có thẩm quyền miễn dịch.

3. Các nhóm tế bào nội tiết

3.1.Đảo tụy (pancreatic islets) hay đảo Langerhans (islets of Langerhans)

Có khoảng 500.000 đến 1.000.000 đảo tụy xen kẽ trong các ống tụy và túi tuyến tụy. Có 2 loại tế bào chính tiết hocmon trong đảo tụy:

- Tế bào alpha (alpha cells) chiếm 20% số lượng tế bào, tiết hocmon glucagon phân giải glucogen thành các đường đơn glucose.

- Tế bào beta (beta cells) chiếm 75 %, tiết ra insulin có tác dụng tổng hợp glucose thành glucogen tích trữ ở gan.

Thiểu năng tuyến tụy dễ mắc bệnh đái đường vì glucose không được tổng hợp tồn lại trong máu và thải ra ngoài.

3.2. Nhóm tế bào ở niêm mạc tá tràng, niêm mạc dạ dày

Tiết ra hormon serotonin và histamin điều tiết sự hoạt động lớp cơ trơn của ruột.

3.3. Tế bào G:

ở lớp biểu mô niêm mạc vùng hạ vị của dạ dày và tá tràng tiết ra hormon gastrin kích tích dạ dày tiết H+, Cl--...

3.4. Tế bào cực cầu thận (juxtaglomerular cells)

Nằm vây quanh động mạch vào đoạn gần các nang bao man : tiết ra renin ảnh hưởng đến huyết áp.

3.5. Tế bào kẽ ở ống sinh tinh, buồng trứng, thể vàng đều tiết hormon

(xem phần hệ sinh dục đực và hệ sinh dục cái).

4.Các thành phần tương tự hormon (hormonelike substances):

4.1. Autocrine chemical signals: Có thể gọi là hormon tự thân. Là các chất hoá học do các tế bào tiết ra và ảnh hưởng đến chính các tế bào đã tiết ra nó.

4.2. Paracrine chemical signals: Có thể gọi là cận hormon

Là các chất do các tế bào tiết ra và tác động đến các tế bào lân cận bằng phương thức khuyếch tán. Hai loại chất mang tín hiệu hoá học này không do các tuyến nội tiết tiết ra và có ảnh hưởng cục bộ hơn, có ảnh hưởng mang tính hệ thống.

Ví dụ: Các chất trung gian của quá trình viêm như prostagladin, thromboxleukotriene, prostacyclin, leukotriene. Các paracrine đóng vai trò quan trọng trong hình thành cảm giác đau như endorphin, enkephalin. Một số yếu tố sinh trưởng quan trọng như epidermal growth factor (EGF), fibroblast growth factor (FGF), interleukin. Những nghiên cứu về các yếu tố này đang được quan tâm trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong nghiên cứu về ung thư. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro