Chương 3: lòng yêu nước ở cấp độ cá nhân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hồi đó tôi được khen là có tấm lòng yêu nước nhiệt thành, ngày nay tôi coi cái lời khen ấy vô giá trị, và tôi nghĩ yêu nước cái củ cải gì chứ.

Lòng yêu nước được kêu gọi ấy là cái gì?
Trong 1 trạng thái tự hào và dấn thân phục vụ đất nước người ta nảy sinh ra cái gọi là yêu nước. Tự hào khi 1 người muốn giữ gìn truyền thống, cách được xưng tụng và ca ngợi của đám đông để trở nên nổi bật / có ích. Và người đó có lí do để dấn thân vào 1 sự nghiệp nào đó khi còn tuổi trẻ. Việc khơi nguồn yêu nước từ các thế hệ lớn tuổi giống như 1 sự kế thừa có chọn lọc và vì thế ko phải ai cũng là người yêu nước. Sự kế thừa từ nền văn hoá hoặc đảng phái, tổ chức sẽ chọn lọc và cho ra những cá nhân yêu nước thực sự, bên cạnh những kẻ lầm đường lạc lối, mơ tưởng, cuồng vĩ.
Đối với 1 người ko lựa chọn sự kế thừa trên, người ấy ko có dính dáng gì tới "lòng yêu nước hết". Nếu họ bảo, 1 ngưoi đi lính là yêu nước. Tôi bảo đó là cách hiểu sai lầm. Đi lính là một sự cưỡng ép từ những kẻ gọi là "yêu nước". Và nói chung những kẻ gọi là yêu nước là những tên độc tài của tương lai...

Từ ý niệm trên dẫn tới sự độc tài, khi mà "lòng yêu nước" đc hô hào kêu gọi. Vậy thì nếu như, các tổ chức đang tự sai lầm khi dựa vào lòng yêu nước đc kêu gọi mà dùng để giải quyết nạn cộng sản hiện này, thì họ nên làm gì để có được "sự yêu nước" đúng nghĩa?

Câu trả lời của tôi là, hãy đi từ cấp độ cá nhân chứ ko pải đi từ 1 giải pháp chính trị hoặc kinh tế.

Theo Giáo sư Ngô bảo Châu thì:"...Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy "liên quan" đến số phận của đồng bào mình...." Tôi hoàn toàn đồng ý, chỉ cần có ý niệm trên mà hành động thì tốt thôi. Còn yêu nước với những lời kêu gọi ư? Ko bao giờ....

Trong lời phát biểu của Giáo sư đã cho ta thấy lòng yêu nước ở cấp độ cá nhân ra sao, vậy nên, các thành viên đảng phải nên tôn trọng cá nhân ở điểm trên. Từ đó, lòng yêu nước là tự nguyện giữa cá nhân với cá nhân. Chỉ cần có cảm thấy liến quan tới số phận của nhau là đc. Giáo sư dùng từ rất chính xác.

#

Yêu nước - sự biểu hiện ở các quốc gia khác được mô tả khá đầy đủ như sau từ facebooker Hoàng Ngọc Diệp:

Ở các nước tôi đã đến làm việc và tìm hiểu, cũng như đã sống qua một thời gian, chẳng hạn như Úc, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, v.v...) thì hình như tất cả mọi người dân ở các nước đó chẳng bao giờ nhắc mình là một người "yêu nước" gì cả. Lâu lâu chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt họ nhắc tới từ "yêu nước" (patriot, patriotic, patriotism, v.v...). Nhưng tôi biết là hầu hết họ đều rất yêu nước của họ...."

Có lẽ chúng ta nên học hỏi điều gì đó trong ý niệm yêu nước trên mà tác giả đã viết ra, và rằng chúng ta đừng mất quá nhiều thời gian cho cái gọi là yêu nước vốn thường đc kêu gọi. Nhất là cái thời thổ tả hcm rực cmn rỡ này.

Tác giả Hoàng còn so sánh
Còn ở Việt Nam mình thì cái từ "yêu nước" được sử dụng cực kỳ thông dụng, ai làm cái gì cũng "yêu nước". Bán cà phê cũng "yêu nước", bán thuốc dỏm của VN làm cũng "yêu nước", rửa tay sai khi đi toilet cũng "yêu nước", giữ vệ sinh công cộng cũng "yêu nước", thậm chí những bọn bán nước như cỡ CSVN cũng "yêu nước".
Vừa rồi, một số tên "doanh nhân" cũng là "doanh nhân yêu nước", một số tên dân biểu bệnh tâm thần hoặc vô lại cũng... "yêu nước"!
Tôi dám chắc một điều loại người Việt Nam không yêu nước nhiều gấp mười, gấp trăm, gấp ngàn lần, so với những nước mà người dân chẳng bao giờ lạm dụng cái từ "yêu nước" này.
Vì vậy, hễ ai mà tự xưng là "yêu nước" như để tự khẳng định cho họ một loại "giá trị" hoặc "phẩm hạng" trong xã hội mình thì tôi xem là rác và sẽ quét họ hoặc đốt vàng mã tiễn họ đi chỗ khác ngay..."
Tôi cũng sẽ khinh bỉ những ai hay nói về lòng yêu nước theo kiểu mà tác giả mô tả.

Tóm lại, yêu nước thì ko nói, mà đã nói để thảo luận thì đi từ cấp độ cá nhân tức là :" có cảm thấy liên quan đến số phận của nhau thì hãy nói.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro