gian lan va tac hai cua no

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, giáo dục cần được đặc biệt quan tâm để đào tạo ra tầng lớp tri thức trẻ có đầy đủ kiến thức và năng lực làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó phải kể đến cuộc vận động hết sức ý nghĩa và hiệu quả: “Hai không” – “Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử vẫn hoành hành trong các nhà trường, vì vậy chất lượng học tập giảm sút đáng kể. Đây là một vấn đề nhức nhối cần lời giải đáp.

Từ khi mới vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Trong đó, điều 5 có viết: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người được xây đắp ngay từ nhỏ. Cái gốc, cái nền có sẵn như thế, ấy vậy mà không ít học sinh, sinh viên đã vi phạm bài học đạo đức ấy. Họ, vì thật nhiều lý do, đã thiếu trung thực trong thi cử. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?

Theo tôi, việc thiếu trung thực trong thi cử là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là do những yếu tố tác động từ bên ngoài, như là sức ép phải đạt thành tích cao từ phía cha mẹ, thày cô; do hiện tượng này xảy ra phổ biến và trở thành thói quen xấu trong cộng đồng học sinh. Song “thái độ thiếu trung thực trong thi cử” thì chỉ do một nguyên nhân chủ quan, đó là từ chính ý thức của người học sinh. Trong thi cử, thiếu trung thực là quay cóp, sử dụng tài liệu, là chép bài, là ăn trộm kiến thức…Nhiều học sinh do lười học hay học bài chưa kĩ, đến lớp gặp bài kiểm tra, vì muốn được điểm cao nên đã thiếu trung thực, quay cóp, xem bài bạn…Đó là những hành vi sai trái cần lên án và phê bình một cách nghiêm khắc. Bởi gian lận trong thi cử để lại thật nhiều tác hại khó lường. Trước hết, khi bạn quay cóp bạn trở thành một con tù nhân bị lệ thuộc vào những kiến thức ảo. Cái tâm lí dựa dẫm một cách lén lút khiến bạn luôn ở thế bị động trong cuộc chiến và rất khó khăn để thoát ra được. Bạn làm bài phụ thuộc vào sách vở, vào kiến thức của người khác, vì thế kết quả sẽ không thật và không tốt. Hơn thế nữa, gian lận sẽ tạo điều kiện cho bạn mắc vào nhiều thói xấu khác đó là lười nhác, ỷ lại và lừa dối. Nếu gian lận một lần mà trót lọt sẽ khiến bạn có ý định tái phạm thêm một, hai và có thể nhiều lần nữa. Vì bạn thấy: cần gì phải ra sức học làm gì cho mệt người, tốn công. Chỉ cần “khéo léo” một chút thôi thì chẳng học gì vẫn được điểm cao, có khi còn được tuyên dương nữa chứ. Và cứ thế bạn càng lấn sâu hơn vào bùn đen tội lỗi. Bạn chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt (có điểm số cao) mà quên không nghĩ tới tác hại vô cùng to lớn của thái độ thiếu trung thực ấy. Này nhé, bạn gian lận là lừa dối thày cô, bè bạn. Tự bạn đã tha hoá bản thân, biến mình thành con người không trung thực, mất đi đức tính cao quý ngàn đời của cha ông và cả dân tộc Việt Nam. Bạn không cảm thấy day dứt với lòng mình hay sao? Rồi bạn có nghĩ đến việc nếu bị phát hiện bạn sẽ mất hết lòng tin yêu của mọi người, bị đánh giá và nhìn nhận theo một cách khác. Hơn thế bạn sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật, bị nêu gương xấu trước toàn trường. Như vậy có đáng???

Song thiếu trung thực trong thi cử để lại tác hại lớn nhất là không có kiến thức. Khi bạn gian lận, bạn đã tự tạo cho mình một lỗ hổng rất lớn trong kho tri thức. Càng gian lận nhiều thì hố càng sâu và kiến thức càng vơi bớt. Giả dụ khi bạn làm bài sai hay không làm được bài, bạn sẽ được thầy cô chỉ bảo, chữa lỗi để rồi thật nhớ và thêm vốn kiến thức cho mình. Nhưng bạn gian lận thì tất cả chỉ là cơn gió thoáng qua và không ghi lại được chút kiến thức nào. Cứ như thế, thật lo ngại thay khi bước vào đời - Với một kho kiến thức ảo. Càng đáng lo hơn khi những kiến thức ảo ấy tiếp tục hoành hành song song với nhưng tấm bằng vô giá trị mà lại trở thành rất giá trị hiện nay. Tiến sĩ giấy, bằng giả đâu còn là chuyện gì xa lạ trong hiện thực cuộc sống! Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận. Hậu quả là giảm sút năng suất, hiệu quả công việc, kinh tế tụt hậu…Bởi không có kiến thức thì làm sao có thể làm việc được…

Buồn thay, trước thực trạng ấy, người có chí đứng ngoài nhìn những kẻ lông bông bước chân vào giảng đường đại học, người có kiến thức không được trọng dụng, đành đứng nhìn những kẻ đeo tấm biển “bằng cấp” ngồi trên ghế lãnh đạo công ty…Thiếu trung thực trong thi cử đã khiến không ít nhân tài nhụt chí, chán nản, làm xã hội trở thành một xã hội bất công. Chúng ta - những người trong cuộc cần đứng lên đấu tranh chống lại hành vi sai trái đó ngay lúc này và ngay từ bây giờ.

Có rất nhiều biện pháp đã được đề ra trong nhà trường và từng lớp học. Song quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người chúng ta. Trung thực trong thi cử không những đem lại kiến thức, khẳng định cái tôi cá nhân trong sáng, mà nó còn thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy, chúng ta - chủ nhân tương lai của đát nước, hãy sống một cách trung thực, lành mạnh, góp phần xây dựng nếp sống đẹp tuổi học trò, để môi trường học đường thật trong sạch và đáng tự hào. Hãy chăm chỉ học tập, trau dồi, nâng cao kho tri thức để thật tự tin trước mỗi bài kiểm tra, nỗ lực rèn luyện đạo đức để có đủ nghị lực tránh khỏi những cạm bẫy trong thi cử. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền cho các bạn mình cùng thực hiện: tuyên dương, học tập những tấm gương sáng trong cuộc vận động “Hai không”, kiên quyết chống lại hiện tượng gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Sự phối hợp của các cơ quan đầu ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và nội quy kỉ luật nhà trường sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi hiện tượng đáng phê phán trên. 

Hãy chung tay xây dựng một môi trường học tập thật tốt để đào tạo ra những nhân tài của đất nước. Những việc làm đúng đắn ngày hôm nay sẽ thực sự có ý nghĩa cho một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam.

I. MỞ BÀI:

-          Thái độ TTTTTC hiện ay đã đến mức báo động và gây ra những tác hại ko nhỏ cho ngành GD nói riêng & XH nói chung.

-          Cần phải có những biện pháp tích cực để nghiêm trị và chấm dứt tệ nạn này.

II. THÂN BÀI:

1. Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

-          Thiếu trung thực:  làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

-          Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

2. Thực trạng & biểu hiện:

-         Thực trạng hiện nay là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều.

-         Ở HS: Sử dụng tài liệu (phao) & các phương tiện hỗ trợ hiện đại khác: nhìn bài, chép bài của ng bên cạnh, thuê người thi thay, đút lót, hối lộ giám thị, giám khảo…

3. Nguyên nhân:

-          Học sinh:

+ lười học àmà muốn được điểm cao.

-          Có kiến thức àkhông thể tự chủ, tự tin àquay bài.

-          Bên ngoài:

-          Ba mẹ àgây áp lực: àmuốn con học  giỏià học thêmà oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

-          Tệ nạn sính bằng cấp + ham thành tích.

-          Nhận thức lệch lạc về mục đích học tập.

4. Tác hại:

-          HS:

-          Không có kiến thức thực khi bước vào đời.

-          Gian lận được àlần sau sẽ tiếp tục để vươn tới vị trí cao hơn.

-          Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ song lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-          Bằng giả, bằng thật àtấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm việc àcứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-          Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

5. Biện pháp khắc phục:

-          Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân.

-          Phải có thái độ phê phán, tố cáo với hành vi gian lận khi ktra, thi cử.

-          Đổi mới cách ra đềà hạn chế chép sách vở.

-          Kỉ luật nghiêm hành vi gian lận.

6. Lật ngược vấn đề:

-          Tuy vậy, cũng có rất nhiều HS rất gương mẫu trong học tập, thái độ nghiêm túcà Khen thưởng + biểu dương.

III. KẾT BÀI:

-          Cần chấm dứt vì nó ảnh hưởng tới quy luật phát triển của XH văn minh, hiện đại.

-          Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

BTK 3: PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ

- Thân bài cần làm rõ những nội dung : - Giải thích thế nào là tính trung thực ? - Nêu những biểu hiện của tính trung thực ? - Lợi ích của tính trung thực ? - Phê phán những biểu hiện sai trái , không trung thực . - Liên hệ bản thân . - Thái độ cần phải có. A / Giải thích thế nào là tính trung thực Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước. Thực : Thật. Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm sai lệch sự thật . B / Những biểu hiện của tính trung thực Trong cuộc sống: Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.

Trong học hành , thi cử: Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả . C / Lợi ích của tính trung thực : -Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng. -Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống. Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt. Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển . D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực: Trong cuộc sống : Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình Trong sản xuất kinh doanh : Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập , trong các kì thi : Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội . Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội . Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ? Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào? E / Thái độ cần phải có: Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn. Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên . Biểu dương những việc làm trung thực . Kết bài : Kết luận , tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hades