Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyển Pháp Luân, quyển II

Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn

Có người không tu thành trong đời này, cũng không phát nguyện đời sau tu tiếp, thì đời sau rất có thể chuyển thành người thường, không có cơ hội tu tiếp. Như vậy những thứ mà đời trước tu được sẽ biến thành phúc phận; có rất nhiều quan lớn là hoà thượng chuyển sinh. Vì họ tu rất khổ, đã tích một số phúc phận, [mà] không tu thành, vậy thì làm quan lớn hoặc hoàng thượng.

Nếu phát nguyện rằng, đời này tu không thành đời sau nhất định tu nữa, như vậy sẽ gây thành một nhân duyên cho đời sau. Đời sau còn có thể ở trong pháp môn ấy mà tiếp tục tu, đó có thể gây thành một nhân duyên tu luyện. Nếu là đã phát nguyện ấy, thì cá nhân đó sau khi chuyển sinh, là không quy về Thần thấp ở đất phía dưới quản. Sư phụ của họ sẽ quản họ, theo và xem xét họ chuyển đời, chuyển sinh vào một hộ gia đình có thể khiến họ tu luyện, sau đó, họ thế là có cơ hội tu tiếp như vậy.

Có những hoà thượng trong chùa, rất nhiều là tu không thành. Không tu thành, chủ yếu là [vì] có rất nhiều tâm chấp trước không được tống khứ, không biết tu thế nào, không đắc Pháp. Có người đã cho rằng niệm kinh là có thể tu thành Phật; không vứt bỏ tâm người thường, thì họ tu không thành. Nhưng họ cứ nhất tâm hướng Phật, vậy nên họ sau khi chết rồi thì nó vẫn [di] chuyển qua lại trong chùa, cũng theo đó tu; chính là dạng thức ấy. Nói nó là quỷ thì không phải quỷ, nói nó là hoà thượng nhưng nó không phải là người. Nhân loại hiện nay chính là khá loạn rồi. Còn có một số tượng Phật mà trên đó không có Phật, có Phật giả là [do] người ta cứ bái lạy mà xuất lai. Hiện nay có những người đi bái lạy ngay cả một dải lụa đỏ treo trên cây, bái cả núi, bái cả tảng đá, khắc một tượng Phật chưa khai quang mà bái, bái lạy tạo ra những Phật giả ấy. Có hình dạng giống hệt như Phật, nhưng đó là giả, sẽ mang theo hình tượng Phật mà làm điều xấu; loại ấy rất nhiều.

Thiên thượng đối với 'đắc chính quả' là có yêu cầu rất nghiêm; không như con người tưởng tượng. Thực ra Phật giáo đến cận đại là không còn được nữa rồi, rất nhiều người đều không biết tu như thế nào nữa, rất khó tu rồi. Trong Phật giáo những giải thích đối với kinh Phật có rất nhiều, hoà thượng này giải thích thế này, hoà thượng kia giải thích thế kia, nhưng giải thích đó có thể dẫn người ta đi nhầm cả, đều là phá hoại Phật Pháp. Con người chỉ có thể từ chữ gốc, ý gốc của kinh Phật mà ngộ, [thì] họ mới ngộ được một điểm, lý giải được dẫu là từng chút Lý thôi, nhưng họ mới chính là đề cao. Khi đọc lại minh bạch một Lý , thì họ lại là đề cao. Ở các tầng thứ khác nhau họ sẽ có các nhận thức khác nhau. Một số hoà thượng đã định nghĩa cho kinh Phật, cũng có người viết sách giải thích Phật Pháp; định nghĩa rằng: câu này Phật nói là có ngụ ý này, câu kia là có ngụ ý kia...... ngụ ý này...... ngụ ý kia. Những lời Phật giảng nguyên là có hàm nghĩa khác nhau ở tầng thứ khác nhau, một mạch cho đến cảnh giới Như Lai. Nhưng những hoà thượng kia tu rất thấp, không ngộ được Lý của Bồ Tát, của Phật; họ định nghĩa cho kinh Phật, trên thực tế là nhận thức của họ ở cảnh giới của họ; lời của họ không có nội hàm cao hơn, đã dẫn dắt người ta vào nhận thức rất thấp, và bị hãm ở trong đó. Thực ra là dẫn người ta đi theo đường tà rồi. Khi họ nói rằng lời của Phật chính là một ngụ ý nào đó, thì con người đều bị hãm vào trong đó. Chính là nhận thức như vậy, không ai còn tu lên được nữa.

Những giải thích loại này trong các [thời] đại lịch sử rất nhiều. Thực ra cái mà người ta giảng là 'đại tạng kinh', giảng là 'tam tạng' ấy -kinh, luật, luận- thì trừ 'kinh' ra thì 'luật' và 'luận' đều không thể được để ngang hàng với 'kinh'. Nhất là 'luận', là luận giải lung tung Phật Pháp, làm lộn lung tung mất cả nguyên nghĩa của Phật Pháp rồi. Hoà thượng hiện nay dùng 'bạch thoại' mà giải thích kinh Phật, thì hoàn toàn không giải thích được nữa. Nguyên nghĩa của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, thì như thế nào phải là như thế ấy, hễ giải thích là lệch ngay. Đó là một nguyên nhân khiến hoà thượng hiện đại rất khó tu thành. Hoà thượng không nhận thức ra loại tình huống ấy, đọc nguyên văn kinh Phật thì đọc không hiểu, đều là ngữ pháp cổ đại, nên tìm một số sách tham khảo. Những tham khảo ấy đều là căn cứ theo một chút lý giải của bản thân mà giải thích loạn cả. Các [thời] đại lịch sử đã tồn tại vấn đề ấy. Cổ đại cũng như thế; chớ toàn là mê vào những sách được viết từ thời cổ đại; [chúng] đều thế cả thôi; trên thực tế đều là phá hoại Phật Pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, rằng Pháp của Ông sau khi qua bao nhiêu năm thì không còn tốt nữa rồi, đến thời kỳ mạt pháp, sẽ có ma làm loạn Pháp. Chính là một nguyên nhân trong đó.

Ấn Độ không còn Phật giáo nữa, cũng chính là vì hoà thượng làm loạn cả, người nhận thức thế này, người nhận thức thế kia, [tranh luận] nhận thức lộn xộn cả lên. Nhận thức qua lại một thời gian, nhưng đều không phải nhận thức nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni; nghĩa nguyên gốc đã mất rồi; vậy nên Phật giáo ở Ấn Độ đã không tồn tại nữa.

Khi trao đổi [tâm đắc] thể hội thì không thành vấn đề; là chư vị nói về nhận thức về thể hội của bản thân chư vị về kinh Phật, vậy không sao, đó cũng không gây ảnh hưởng gì. Chỉ e là dùng lời của bản thân mà đặt định nghĩa cho những lời giảng trong kinh Phật. Mỗi lời đều không chỉ là nhận thức của một tầng ấy thôi đâu; chư vi đọc thấy một [Pháp] Lý nào đó được giảng quá đúng, quá tốt; nhưng khi chư vị thăng hoa nữa đề cao lên nữa rồi, chư vị sẽ lại phát hiện rằng cũng trong một câu đó còn có [Pháp] Lý ở cao hơn.

Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp [trong] 49 năm, mới bắt đầu thì chưa đạt đến Như Lai, có một số Pháp được giảng là một số năm trước đã từng được giảng rồi. Nhưng Ông giảng không ngừng, cho đến những năm cuối trước khi niết bàn thì những điều Ông giảng đã khác rất nhiều so với trước đó. Là vì Ông đã nhận thức không ngừng, đề cao không ngừng, Ông cũng liên tục tu. Thực ra Ông cũng không lưu lại cho con người Pháp Lý của vũ trụ; ấy là con người hiện đại gọi đó là Pháp, là kinh thư. Phật Thích Ca Mâu Ni khi tại thế cũng không [viết] kinh thư, mà là người đời sau căn cứ theo hồi ức về lời Phật Thích Ca từng giảng; khi chỉnh lý là có sai sót. Hàm nghĩa chân chính trong lời Thích Ca Mâu Ni giảng đã phát sinh biến đổi rồi, nhưng người thời đó cũng chỉ được phép cho họ biết đến mức độ vậy mà thôi. Đó đều không phải ngẫu nhiên, mà phải là như thế. Vì ai trong quá khứ cũng không dám đưa những thứ tu luyện viết ra một cách minh bạch rõ rành rành lưu lại cho con người được; gì cũng phải để người ta ngộ. Con người trong mê không biết gì cả, chính là rất khó ngộ vậy.

Phật Thích Ca Mâu Ni khi tại thế đã lưu lại những thứ cho con người, chủ yếu là 'giới luật'. Cuối cùng, khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, đệ tử của Ông hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni, rằng: 'Khi Sư tôn đi rồi, chúng con lấy ai làm Thầy?' Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói: 'Hãy lấy Giới làm Thầy'. Trên thực tế, Ông đã lưu lại giới điều [khiến] người tu luyện có thể viên mãn. Đó là [những gì] Ông đã quy định ra trong những năm còn sống; những người sau này căn cứ theo lời giảng của Ông mà viết ra một số điều [nay] được coi là Kinh. Tôi chính là lần đầu tiên chân chính đưa những điều tu luyện lưu lại cho con người; đó là xưa nay chưa từng có. Tôi làm điều mà người trước chưa từng làm, lưu lại cho con người một "chiếc thang" dẫn lên trời.

Thực ra tôn giáo có hai mục đích: Một là thật sự khiến những ai rất tốt mà có thể tu luyện lên được đắc Đạo; hai là có thể khiến đạo đức của xã hội nhân loại được duy trì ở mức độ khá cao. Đó đều là hai việc mà tôn giáo cần làm. Thực ra, điều tôi truyền này đây không phải tôn giáo. Nhưng mà, chân chính truyền Pháp và độ nhân cũng có một tác dụng giống như thế: Chân chính khiến người đắc Đạo tu luyện, cấp chư vị một con đường [tu]; cũng có thể khiến rất nhiều những ai từng nghe Pháp, từng đọc sách, tuy rằng chưa muốn tu luyện, thì họ cũng minh bạch được một [Pháp] Lý, do vậy họ sẽ không hữu ý đi làm những việc không tốt, những việc xấu; Ông cũng như thế, có thể khiến mức độ đạo đức của nhân loại được duy trì ở trạng thái khá cao, cũng là có tác dụng giống như vậy. Chân chính truyền công, dạy người, đó chẳng phải chính là độ nhân sao?

Thời tiền sử có những lúc, văn minh nhân loại duy trì được lâu hơn, có lúc ngắn hơn; có văn minh nhân loại duy trì được khá lâu. Mỗi thời kỳ nhân loại có con đường phát triển khoa học đều không giống nhau. Con người hiện nay đứng trong cái khung phát triển của khoa học hiện nay, họ nhận thức không nổi rằng còn có tuyến đường khoa học khác nữa. Trên thực tế khoa học của Trung Quốc cổ đại so với khoa học hiện nay có được truyền từ Âu Châu là hoàn toàn khác hẳn. Trung Quốc cổ đại là họ nhắm thẳng vào nhân thể, sinh mệnh, và vũ trụ mà nghiên cứu trực tiếp. [Những gì] sờ không thấy, nhìn không ra, thì người cổ [đại] đều dám động chạm đến, họ chính là có thể chứng thực sự tồn tại của chúng. Cảm giác của người khi đả toạ luyện công, thăng hoa đến cảm giác mạnh mẽ hơn nữa, cuối cùng không chỉ cảm giác rất mạnh, mà còn có thể động chạm đến chúng, thấy được chúng. Đó chính là khiến những thứ vô hình thăng hoa đến thành hữu hình rồi. Cổ nhân đã đi theo con đường khác, tìm tòi những áo bí của sinh mệnh, quan hệ giữa con người và vũ trụ; là hoàn toàn khác với con đường mà khoa học thực chứng hiện nay đi theo.

Thực ra, mặt trăng là người tiền sử tạo ra, bên trong nó rỗng. Nhân loại tiền sử rất phát triển. Con người hiện nay nói rằng kim tự tháp là người Ai Cập tạo thành, nghiên cứu xem những khối đá ấy là từ đâu chuyển đến; căn bản hoàn toàn không phải như thế. Trên thực tế nó là một loại văn hoá của tiền sử, đã chìm xuống đáy biển. Sau này địa cầu có những biến đổi, nhiều lần các bản khối đại lục đổi chỗ, [và] nó lại nổi lên. Về sau, ở nơi ấy sinh sôi những cư dân mới, dần dần nhận thức ra công hiệu của nó, [rằng] ở bên trong có thể bảo tồn các thứ rất lâu. Như vậy, họ đưa những thi thể người vào trong đó. Kim tự tháp không phải là họ tạo ra, người Ai Cập phát hiện ra nó, lợi dụng nó. Về sau người Ai Cập phỏng theo mà tạo một số kim tự tháp nhỏ. Vậy nên những nhà làm khoa học cũng không rõ ra được.

Con người hiện nay chỉ có thể đứng tại nhận thức hiện tại mà xét vấn đề, nhất là đã có rất nhiều nhà khoa học đặt ra rất nhiều định nghĩa, mà quả là có thể khiến người ta bị nhốt cứng trong đó. Darwin nói rằng con người là khỉ tiến hoá thành, [và] người ta đều tin rằng con người là khỉ diễn biến mà ra. Kết quả liền chiểu theo cái lý luận ấy mà suy [luận] qua lại. Khoa học hiện nay đã phát hiện một số điều, hoàn toàn siêu xuất khỏi lịch sử văn minh nhân loại hiện đại chúng ta, [họ] đều không dám thừa nhận, đều cho rằng khó tin quá, bèn suy nói lung tung. Tương lai sẽ xuất hiện khoa học nhân thể. Có thể là vật lý, hoá học, và những khoa học phương diện khác trong tương lai sẽ đứng ở một giác độ khác mà phát triển; chứ không nhất định hoàn toàn đứng ở giác độ đó của Tây phương. Khoa học thực chứng hiện nay đặt ra những định nghĩa rất hạn hẹp; trừ những gì mà hiện nay có thể nhìn thấy, sờ thấy, thì mới có thể thừa nhận; nhìn không thấy, sờ không được, thì gom cả lại mà không thừa nhận. 'Định nghĩa khoa học' của nó hoàn toàn không khoa học, nó hoàn toàn khiến người ta hạn chế cứng lại. Chư vị dùng phương pháp khoa học mà phát hiện những thứ mà người ta không nhìn thấy, không sờ thấy thì đó chẳng phải là khoa học sao? Chẳng cũng chính là khoa học sao?

Nhận thức về vật chất cũng không giống như nhận thức của khoa học gia hiện nay. Họ nghiên cứu [những thứ như] neutron, nguyên tử thì những thứ đó không an toàn, không cho trong hộp chì thì sẽ có phóng xạ. Đó là họ đứng tại lý luận hiện hữu mà bản thân có thể tìm tòi để nhận thức, họ chỉ có thể biết được chút đó thôi. Thực ra bất kể vật thể nào đều là có sinh mệnh, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng giảng câu này. Vật thể ở bất kể không gian nào cũng đều là tồn tại vật chất, vật thể đều tồn tại sinh mệnh. Neutron, nguyên tử, tia gamma, thậm chí vật chất vi quan hơn nữa, đều có thể [được] khống chế vững chắc theo con người; nhưng cần phải đạt đến tầng thứ đó. Trên thực tế công của chúng ta luyện, chính là có tính phóng xạ rất mạnh, người tu luyện hoàn toàn có thể khống chế. Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành. Vật chất càng vi tiểu thì tính phóng xạ càng lớn, đó là căn bản của tối căn bản. Các nhà khoa học hiện nay không dám thừa nhận, vì họ nhận thức chưa đến được chỗ đó.

Vật chất tồn tại ở dưới cực vi quan, tại đặc biệt vi quan tại đặc biệt vi quan thì nó, chủng vật chất ấy, thực tế là 'bản nguyên vật chất' không có sinh mệnh. Một loại vật chất nguyên bản, không thể dùng tư duy người thường để tưởng tượng thứ chủng loại này. Chủng 'bản nguyên vật chất' ấy là đáng sợ phi thường, bất kể vật chất nào rơi vào trong đó sẽ đều lập tức tản mất, giải thể. Chủng bản nguyên vật chất ấy, nói một cách chuẩn xác, thì không được tính là vật chất. Vũ trụ có đặc tính gọi là Chân-Thiện-Nhẫn. Vì sao nói trong vi lạp của vật thể đều có Chân-Thiện-Nhẫn? Thực ra Chân-Thiện-Nhẫn chính là có thể khiến vật chất bản nguyên nhất ấy -thứ bản nguyên nhất ấy là không thể hoàn toàn được gọi là vật chất- khiến thứ bản nguyên nhất ấy tụ hợp thành vật chất nguyên thuỷ nguyên thuỷ vi tiểu nhất. Hình hành xong lại đem nó kết hợp thành các chủng cực vi lạp vật chất, rồi lại đem các chủng cực vi lạp vật chất phân hoá kết hợp thành đất, đá, nguyên tố kim loại, ánh sáng và thời gian -các chủng vật chất cơ sở trong vũ trụ- của các tầng không gian. Sau đó sinh hoá một bước tiếp nữa, sản sinh vật chất to lớn hơn, vì thế sản sinh vạn vật. Vậy nên vạn sự vạn vật khi được sản sinh từ đặc tính vũ trụ này, bên trong đều tự nhiên có mang tính chế ước của Pháp vũ trụ này. Do đó, bất kể vật chất nào đều là có Phật tính -Chân-Thiện-Nhẫn- đó chính là cấu thành những thứ của vũ trụ. Phật Pháp, cũng được gọi là "Đạo".

Vật thể nào cũng là sống, đều có mang Phật tính, chỉ bất quá là vật thể nào cũng đều sẽ phát sinh 'mỏi mệt'. Ngoại trừ chủng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn này ra, thì các vật chất dẫn xuất kia khi phát sinh mệt mỏi, vậy là đều sẽ gặp phải vấn đề rất nguy hiểm -vật thể phong hoá, hủ hoại- cũng chính là vật thể giải thể. Vật thể giải thể từ nghĩa rộng mà giảng, đó chính là vũ trụ tầng thấp [đã] bại hoại, Pháp không còn linh nữa. Con người ta nếu Pháp trong tâm không linh nữa, thì con người sẽ trở thành xấu, không còn đạo đức ước [chế câu] thúc nữa. Đạo đức nhân loại duy trì trong một trạng thái bình thường, [thì] nó có thể duy trì Pháp được tiếp tục ổn định, chỉ cần nhân tâm không xấu là khả dĩ rồi. Trái lại, vì con người có lục đạo luân hồi, họ vô luận là chuyển sinh thành nào là thực vật, động vật, vật chất, xi-măng, cát, ...... chuyển hoá thành bất kể gì thì cũng đều mang theo nghiệp lực. Xét theo như vậy , nếu như nhân loại đã bại hoại rồi, thì không chỉ là xã hội nhân loại bại hoại, mà vật chất cũng đều bại hoại. Thời kỳ mạt kiếp thì trái đất này, một không gian nhất định của vũ trụ, thì hoa cỏ cây cối đều mang nghiệp lực.

Lục đạo luân hồi chính là người ta đời này có thể chuyển sinh thành người, đời sau là động vật. Lục đạo luân hồi trên thực tế không chỉ là sáu đường luân hồi. Đó là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng thế. Có thể chuyển sinh thành người, có thể chuyển sinh thành người trời, có thể chuyển sinh thành quỷ ở đường Tu La, cũng có thể chuyển sinh thành động vật, súc sinh, những thứ vật chất đó.

Khoa học nhân loại nếu muốn đạt tới cao đến vậy, trước hết cần phải là chuẩn mực đạo đức con người phải lên trước, nếu không sẽ phát sinh đại chiến [giữa các] tinh cầu. Nhân loại thông qua kỹ thuật thì quyết sẽ không đưa con người đạt tới tầng thứ của Phật. Vì sao? [Điều] Phật, người trời nắm chính là kỹ thuật cao hơn siêu xuất khỏi nhân loại. Nói cách khác, con người muốn đạt tới mức độ ấy, chỉ thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật nhân loại thì không được đâu. Nếu như thủ đoạn khoa học kỹ thuật có thể đột phá được [đến đó], thì thật sự sẽ phải có thiên tai xuất hiện. Vì con người nếu thông qua kỹ thuật mà đạt tới cảnh giới cao đến thế, đạt đến thần thông lớn đến thế, vậy mà con người mang theo tranh đấu tâm, tham tâm, sắc tâm, các loại dục vọng, tật đố tâm, các chủng tâm chấp trước, nào danh, nào lợi, tâm nào cũng đều mang đến đó, thì thiên thượng sẽ đại loạn. Vậy nên tuyệt đối không cho phép.

Con người nếu muốn biện pháp thăng lên, thì duy nhất chính là tu luyện. Trong khổ tu vứt bỏ các chủng tâm và dục vọng, đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, thì mới có thể đạt đến tầng thứ cao đến thế. Khoa học là gì? Chư Phật, chư Thần nắm [trong tay] chính là khoa học tối cao. Họ nhận thức rõ ràng nhất về vật chất, họ ở vi quan đã có thể nhìn vật chất đến một [mức] vi quan nhất định rồi, cũng nhìn thấy vật chất lớn hơn của vũ trụ. Hiện nay con người ta nhận thức vật chất này, phân tử này, nhỏ xuống hơn nữa là nguyên tử, ......, còn vật chất lên trên, thì họ nhận thấy tinh cầu là lớn nhất; nhưng tinh cầu vẫn không phải là vật chất lớn nhất, còn có lớn hơn nữa. [Điều] Phật đã nhìn thấy là to lớn lắm rồi, nhìn đến vi quan là vi quan lắm rồi. Nhưng mà đó chính là đạt tới mức độ như vậy, Phật, Như Lai vẫn còn chưa thấy bản nguyên, Như Lai cũng chưa thấy được vũ trụ cuối cùng to lớn nhường nào.

Người trên thiên thượng bảo rằng rất khó tu, hầu như không tu được nữa; vì sao? Vì Phật không có khổ mà chịu. Phật trên thiên thượng không có khổ, toàn là việc vui vẻ, việc hạnh phúc, muốn gì có nấy, rất tự tại. Chư vị nghĩ xem họ thần thông quảng đại, họ không có khổ, [thì] họ tu sao đây, họ đề cao là khó lắm rồi. Con người tu luyện, nói một cách tương đối, là dễ; nhưng nếu đạt không đến cảnh giới đó, thì không ai lên đó được. Tựa như cái chai, đổ đầy thứ dơ bẩn vào rồi thì không nổi trên nước được, là đạo lý ấy; xác thực là không tịnh hoá bản thân thì không lên nổi.

Đại trí huệ của Phật là đại trí huệ trong cảnh giới của Ông. Phật siêu xuất gấp đôi Như Lai, thì so với nhận thức về Lý đối với vũ trụ ở tầng Như Lai kia là cao hơn nhiều. Ông nói tam thiên đại thiên thế giới không phải là nói trong mỗi từng hạt cát đều có. Đại Giác Giả phát hiện rằng có hạt cát là trong đó có, có khối đá là trong đó có. Có tảng đá là không có, đá hoa cương là không có. Có khối đá, cầm lên nhìn thì thấy là một thế giới cực kỳ rộng lớn, đều là tựa như hình dạng người ta. Ném nó cũng không cảm thấy chấn động, vì nó chính là tồn tại như vậy; trong không gian của nó, đặt ở đâu, thì nhấn chìm trong nước cũng không chìm vào được.

Đó là một thế giới rất rộng lớn; nhân loại nhận thức chỗ lớn nhỏ của vật thể, khái niệm ấy là không đúng. Khái niệm to nhỏ mà người thường nói ấy là không tồn tại. Chư vị thấy vật thể là như vậy, đó chỉ bất quá là hiển hiện trong [cõi] người thường. Một tờ giấy, một bức tranh, [chỉ] là hai gram giấy mỏng, [mà] trên đó có Pháp Thân. Người thường là cảm thấy bất khả tư nghị, đó chỉ là người thường.

Thực ra không gian vật chất này của chúng ta trên trái đất, con người cũng không phải là nhân loại duy nhất. Trong biển cũng có người, quá khứ có người giảng ra rồi, [nhưng] xã hội người thường không tiếp thu được, bèn nói đó là phát tán mê tín; thực ra đó là đúng. Bản khối đại lục đến khi phát sinh biến động, trong biển rất nhiều đáy biển [nổi] lên, đáy biển có người đó, có những mấy loại người. Có người hình dạng tựa chúng ta, có người hình dạng có chỗ khác với chúng ta. Có người có mang [như mang cá], có người mà nửa trên thân là người nửa dưới thân là cá; có người nửa dưới thân là chân người, nửa trên thân là cá.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 5-3-2008, chỉnh sửa ngày 18-4-2008.

▪ bản nguyên vật chất: vật chất nguyên bản, nguyên gốc.

▪ bì lao: trong bài này được dịch là 'mỏi mệt'.

▪ bạch thoại: ngôn ngữ nói, văn nói; thường được dùng để chỉ tiếng Hán hiện đại, trái với cổ văn là tiếng Hán cổ dùng trong văn viết.

▪ bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, khó tin lắm.

▪ vi tiểu, vi tế: nhỏ bé, trái với bàng đại là to lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dawdw