Giáo dục QP-AN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 1: Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

1. Vũ khí hạt nhân

1.1 Phân loại vũ khí hạt nhân

- Theo nguyên lý nổ (2 loại): gây nổ và không gây nổ.

- Theo đương lượng nổ (5 loại): cực nhỏ, nhỏ, vừa, lớn và cực lớn.

- Theo nguyên lý cấu tạo (3 loại): vũ khí hạt nhân thế hệ 1, 2 và 3.

- Theo mục đích sử dụng (2 loại): vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật.

1.2 Phân loại phương tiện sử dụng

- Máy bay (2 loại): máy bay chiến lược và chiến thuật.

- Tên lửa hạt nhân (3 loại): tầm xa, tầm trung và tầm ngắn.

- Các loại pháo mang đầu đạn.

1.3 Phân loại phương thức nổ (5 phương thức)

- Trong vũ trụ (65 km trở lên): tiêu diệt vệ tinh trinh sát, tàu vũ trụ.

- Trên cao (16 - 65 km): tiêu diệt tên lửa, máy bay.

- Trên không (16 km trở xuống): tiêu diệt công trình kém bền vững.

- Trên mặt đất, nước: các phương tiện hoạt động cố định.

- Dưới đất, nước: chiến hạm, tàu ngầm

1.4 Các nhân tố sát thương, phá hoại (5 nhân tố)

- Sóng xung kích: có vận tốc > vận tốc âm thanh, chiếm 50% năng lượng vụ nổ.

- Bức xạ quang: có nhiệt độ vài chục triệu độ gồm các tia hồng, tử ngoại.

- Bức xạ tia: gồm các tia gama, nơtron chiếm 5% năng lượng vụ nổ.

- Hiệu ứng điện từ

- Chất phóng xạ: chiếm 10% năng lượng vụ nổ có tác hại trong phạm vi 10-100 km.

2. Vũ khí hóa học

Đặc điểm chiến đấu (4 đặc điểm)

- Tác hại sát thương chủ yếu bằng độc tính.

- Phạm vi sát thương rộng.

- Thời gian gây tác hại phóng xạ lâu dài.

- Chịu ảnh hưởng của địa hình thời tiết.

2.1 Phân loại chất độc

- Theo khả năng bảo tồn (2 loại): chất độc lâu tan và nhanh tan.

- Theo đặc điểm tác hại đối với cơ thể người (6 loại): thần kinh, loét da, toàn thân, ngạc thở, kích thích và tam thần.

2.2 Một số loại chất độc chủ yếu (6 chất)

2.2.1 Chất độc thần kinh VX:

Không màu, mùi, sôi 300 độ C, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ, nặng hơn nước. Khi xâm nhập vào cơ thể gây nôn mửa, đau đầu con ngươi co nhỏ lại.

2.2.2 Chất độc loét da PENIT:

Không màu, mùi, sánh như dầu, bay hơi tốt, độ bền cao. Khi xâm nhập vào cơ thể gây ban đỏ.

2.2.3 Chất độc kích thích CF:

Chất kết tinh màu trắng, có mùi tiêu nhẹ. Khi xâm nhập vào cơ thể gây viêm giác mạc mắt, cay mắt.

2.2.4. Chất độc tam thần BZ:

Chất kết tinh màu trắng, không nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ. Khi xâm nhập vào cơ thể gây chóng mặt, điên khùng, mất trí.

2.2.5 Chất đầu độc:

Không màu, mùi, không tan trong nước. Khi xâm nhập vào cơ thể gây nôn mửa, đau bụng, choáng váng, loạn nhịp tim, khó thở, mất trí.

2.2.6 Chất độc diệt cây:

Diệt các loại cây cối, phá hoại sản xuất lương thực thực phẩm.

3. Vũ khí sinh học

3.1 Một số bệnh chủ yếu (7 loại):

Dịch hạch, dịch tả, đậu mùa, phát sốt phát ban, thương hàn, bệnh hen, cúm.

3.2 Biện pháp khắc phục (3 biện pháp)

- Vệ sinh phòng bệnh thường xuyên

- Đề phòng địch sử dụng

- Khắc phục hậu quả

4. Vũ khí lửa

4.1 Phân loại (4 loại):

Chất cháy là sản phẩm của dầu mỏ, kim loại và hợp kim, phốt pho, hỗn hợp

4.2 Một số chất cháy chủ yếu (4 chất):

Napan, phốt pho trắng, chất cháy temic, trinozen

4.3 Biện pháp khắc phục (3 biện pháp)

- Phòng cháy

- Dập tắt

- Cấp cứu người bị bỏng

Bài 2: Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

1. Bản đồ địa hình quân sự

Phân loại

- Bản đồ cấp chiến thuật (sư đoàn): tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000

- Bản đồ cấp chiến dịch (quân khu, quân đoàn): tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000

- Bản đồ cấp chiến lược (bộ quốc phòng): tỷ lệ 1:500.000, 1:1.000.000

2. Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

2.1 Đo cự ly, diện tích bản đồ

- Cự ly thẳng (3 cách): thước, giấy bóng, compa

- Cự ly cong, gấp khúc (4 cách): giấy bóng, sợi dây mềm, compa, đồng hồ có bánh xe

- Đo diện tích: chia ô vuông lớn thành nhiều ô vuông nhỏ (S=a2)

2.2 Các loại tọa độ

- Toạ độ địa lý

- Tọa độ vuông góc (3 loại): Tọa độ sơ lược, Tọa độ 4 ô (đánh A, B, C,D), Tọa độ 9 ô (đánh số 1-9)

3. Sử dụng bản đồ ngoài thực địa

3.1 Định hướng bản đồ (3 phương pháp)

- Bằng địa bàn

- Bằng địa vật dài thẳng

- Phương hướng giữa hai địa vật

3.2 Xác định vị trí điểm đứng trên bản đồ (2 phương pháp)

- Ước lượng cự ly

- Giao hội

3.3 Đối chiếu bản đồ với thực địa

- Tìm đối tượng ngoài thực địa (4 bước)

- Tìm kí hiệu trên bản đồ (4 bước)

Bài 3: Thuốc nổ

1. Thuốc nổ:

- Là 1 chất hay hỗn hợp hóa học

- Tác dụng để phá hủy các phương tiện chiến tranh

- Yêu cầu sử dụng thuốc nổ

+ Căn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu

+ Bảo đảm nổ

+ Đánh đúng: đúng mục tiêu, đúng trọng lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt

+ Dũng cảm, bình tĩnh

+ Bảm đảm an toàn

2. Một số loại thuốc nổ thường dùng

2.1 Thuốc gây nổ:

- Thuốc gây nổ Fulminat (Fe-Hg): Tinh thể trắng, màu tro, độc, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi. Dùng để nhồi trong kíp các đầu đạn, bom, mìn

- Thuốc nổ Aduatuchi (Fe-Pb): Tinh thể trắng, hạt nhỏ, kho tan trong nước, va đập, cọ xát và hút ẩm kém hơn Fuminat. Dùng để nhồi trong kíp các đầu đạn, bom, mìn

2.2 Thuốc nổ vừa

- Thuốc nổ TNT (C6H2NO2)3CH3: Tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu, vị đắng, khi đốt có khói đen lửa đỏ, mùi nhựa thông. Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ, làm dây nổ

- Thuốc nổ C4: 80% thuốc nổ là Hesozen, 20% chất dính, mùi hắc, vị nhạt. Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ.

2.3 Thuốc nổ yếu: Nitrat mino

2.4 Thuốc nổ mạnh

- Thuốc nổ Faytrip: Tinh thể trắng, không tan trong nước, không hút ẩm, không tác dụng với kim loại. Dùng làm thuốc nổ mồi, nhồi trong kíp tăng sức gây nổ khi trộn với TNT

- Thuốc nổ Hesozen: Tinh thể trắng, không tan trong nước, không hút ẩm, không tác dụng với kim loại, cháy có màu trắng, trên 1kg chuyển thành nổ.

3. Phương tiện gây nổ

- Nụ xòe: vỏ nhựa, đồng, giấy

- Dây cháy chậm: đẫn điện, gây nổ kép, tốc độ cháy trung bình 1 cm/s

- Kíp: dùng để gây nổ.

Phân loại kíp: Căn cứ vào

+ Chất gây nổ (2 loại): kíp thường và kíp điện

+ Vật liệu (3 loại): kíp đồng, nhôm và giấy

+ Kích thước và lượng thuốc (10 loại): đánh số từ 1-10

- Dây nổ: tốc độ 6.500 m/s

Bài 4: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

1. Súng tiểu liên AK

1.1 Tính năng kỹ, chiến thuật

- Trang bị cho 1 người, có thể bắn liên thanh hoặc phát 1 chủ yếu là bắn liên thanh

- Súng dùng kiểu đạn 1943, 1956; dùng đầu đạn thường, xuyên, cháy; hộp tiếp đạn 30 viên

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm:

+ AK thường (thước 1-8): cự ly thực tế 100 - 800 m

+ AK cải tiến (MS) (thước 1-10): cự ly thực tế 100 - 1.000 m

- Tầm bắn thẳng: Với mục tiêu

+ Người nằm cao 0,42m là 350m

+ Người chạy cao 1,5m là 525m

- Tầm bắn hiệu quả

+ Phát 1 là 400m

+ Liên thanh là 300m

+ Hỏa lực tập trung mặt đất, nước trong vòng 800m

+ Bắn máy bay, quân dù là 500m

+ Tầm sát thương của đầu đạn: 1.500m

- Tốc độ bắn:

+ Lý thuyết: 600 phát/phút

+ Chiến đấu: phát 1 là 40 phát/phút, liên thanh 90 - 100 phát/phút

- Tốc độ đầu đạn:

+ AK thường: 710 m/s

+ AK cải tiến (MS): 715 m/s

- Trọng lượng súng

+ AK thường: 3,8kg (chưa lắp đạn); 4,3kg (lắp 30 viên)

+ AK cải tiến MS: 3,3kg (chưa lắp đạn); 3,8kg (lắp 30 viên)

+ AK M: 3,1kg (chưa lắp đạn); 3,6kg (lắp 30 viên)

1.2 Cấu tạo chung của súng và đạn

- Cấu tạo súng: 11 bộ phận (nòng súng, ngắm, hộp khóa nòng và nắm hộp khóa nòng, bệ khóa nòng và khóa đẩy, khóa nòng, cò, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi và ốp lót tay, bán súng và tay cầm, hộp tiếp đạn, lưỡi lê)

- Cấu tạo đạn: 4 bộ phận (vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn)

1.3 Tháo lắp súng

- Tháo thông thường: 7 bước (hộp tiếp đạn - ống phụ tùng - thông nòng - hộp khóa nòng - bộ phận đẩy về - bệ khóa nòng và khóa nòng - ống dẫn thoi và ốp lót tay)

- Lắp thông thường: 7 bước ngược lại với tháo

2. Súng trường SKS (CKC)

2.1 Tính năng kỹ, chiến thuật

- Trang bị cho 1 người, chỉ có thể phát 1

- Súng dùng kiểu đạn 1943, 1956; dùng đầu đạn thường, xuyên, cháy; hộp tiếp đạn 10 viên

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: cự ly thực tế 100 - 1.000 m

- Tầm bắn thẳng: Với mục tiêu

+ Người nằm cao 0,5m là 350m

+ Người chạy cao 1,5m là 525m

- Tầm bắn hiệu quả

+ Hỏa lực tập trung mặt đất, nước trong vòng 800m

+ Bắn máy bay, quân dù là 500m

+ Tầm sát thương của đầu đạn: 1.500m

- Tốc độ bắn chiến đấu: 35 - 40 phát/phút

- Tốc độ đầu đạn: 735 m/s

- Trọng lượng súng: 3,75kg (chưa lắp đạn); 3,9kg (lắp 10 viên)

2.2 Cấu tạo chung của súng: 12 bộ phận

3. Súng trung liên RPD

3.1 Tính năng kỹ, chiến thuật

- Súng dùng kiểu đạn 1943, 1956; dùng đầu đạn thường, xuyên, cháy; hộp tiếp đạn 100 viên

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: cự ly thực tế 100 - 800m

- Tầm bắn thẳng: Với mục tiêu

+ Người nằm cao là 365m

+ Người chạy cao là 540m

- Tầm bắn hiệu quả

+ Hỏa lực tập trung mặt đất, nước trong vòng 800m

+ Bắn máy bay, quân dù là 500m

- Tốc độ bắn:

+ Lý thuyết: 650 phát/phút

+ Chiến đấu: 150 phát/phút

- Tốc độ đầu đạn: 735 m/s

- Trọng lượng súng: 7,4kg (băng đạn không có đạn), 9kg (lắp 100 viên), hộp đạn nặng 0,5kg

3.2 Cấu tạo chung của súng: 11 bộ phận

4. Súng diệt tăng B40

4.1 Tính năng kỹ, chiến thuật

- Trang bị cho 1 người hay 1 tổ có thể tiêu diệt xe tăng, thiết giáp

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 50 - 150

- Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2m: 100m

- Tốc độ bắn chiến đấu: 4 - 6 phát/phút

- Tốc độ đầu đạn: 83 m/s

- Cỡ đạn: 80 mm

- Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Khi tiếp xúc 90 độ xuyên thép dày 200 mm, bê tông 600 mm

- Trọng lượng súng: 2,7kg

- Trọng lượng đạn: 1,84kg

4.2 Cấu tạo chung của súng và đạn

- Cấu tạo súng: 4 bộ phận (nòng, ngắm, kim hỏa, cò và tay cầm)

- Cấu tạo đạn B40: 4 bộ phận (đầu, đuôi, thuốc phóng, ngòi nổ)

5. Súng diệt tăng B41

5.1 Tính năng kỹ, chiến thuật

- Trang bị cho 1 người hay 1 tổ có thể tiêu diệt xe tăng, thiết giáp

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học: 200 - 500

- Tầm bắn thẳng với mục tiêu cao 2,7m: 330m

- Tốc độ bắn chiến đấu: 4 - 6 phát/phút

- Tốc độ đầu đạn: 120 m/s

- Cỡ đạn: 85 mm

- Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Khi tiếp xúc 90 độ xuyên thép dày 280 mm, bê tông 900 mm, cát 800 mm

- Trọng lượng súng: 6,3kg

- Trọng lượng đạn: 2,2kg

- Trọng lượng kính ngắm: 0,5kg

5.2 Cấu tạo chung của súng và đạn

- Cấu tạo súng: 5 bộ phận (nòng, ngắm cơ khí, kim hỏa, cò và tay cầm, kính ngắm quang học)

- Cấu tạo đạn B41: 4 bộ phận (đầu, ống thuốc phóng, đuôi và thuốc phóng, ngòi nổ)

------------------------------

lovetheway_11

18:00:00 15.01.2011

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro