Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về PCTNXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

....Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội .... 
Chủ trương, quan điểm

Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lí thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào co đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Quan điểm trên được thể hiện trên các mặt cụ thể sau:

+Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội ở địa phương.

Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc.

Để có thể giải quyết, bài trừ triệt để tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc phục từng bước những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lồng ghép, gắn kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều chỉnh việc xây dựng các chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội lành mạnh, phát huy và kế thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp v.v. Đẩy mạnh chương trình "xoá đói giảm nghèo", "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" nhằm từng bước ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã hội trên địa bàn.

+Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở

Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì Chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội

+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lý nghiêm khắc với việc cảm hoá, giáo dục, cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.

Xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội.

-.Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê tín dị đoan; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro