GIAO TRINH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I: 

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đảng cộng sản Việt Nam

1.Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX

a. cuối 19, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền(đế quốc).

b. 1848 chủ nghĩa mác lê nin + tuyên ngôn đảng cộng sản

c. Nhà nước Xôviết dựa trên công - nông dưới Đảng Bonsêvich Nga.

- 24/10/1917- 7-11-1917 cách mạng tháng 10 Nga

-1918 đảng cs đức, hunggari

-1919, đảng cs mỹ

-3/1919, quốc tế cs(quốc tế 3) thành lập

-1920 đảng cs anh, pháp

-1920 đại hội 2 QTCSản gthiệu “sơ thảo lần 1 … về dtộc tđịa” – lênin

-1921 đảng cs trung quốc, mông cổ

-1922 đảng cs nhật

-        Nguyễn ái quốc “an nam muốn … đệ tam quốc tế”

-        Nguyễn ái Quốc “cmt10 như tiếng sét …..hàng thế kỉ nay” “Cách mệnh Nga dạy …Mã Khắc Tư và Lênin”.

2. Hoàn cảnh trong nước

a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

Năm 1858, Pháp xâm lược VN., thời kỳ nhà Nguyễn chia 3 kỳ

Nguyễn Ái Quốc: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn … quyền tự do học tập”.

GIAI CẤP < 5 giai cấp thiếu địa chủ >

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất bị bóc lột nặng nề.

Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Đa số xuất thân từ nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam.

Giai cấp tư sản gồm tư sản công thương nghiệp… không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc.

Tiểu tư sản bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do…

Tóm lại, chính sách thống trị ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam.

trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp

b. Xu hướng phong kiến

- 1885 – 1896 Cần Vương: Ngày13/7/1885, xuống chiếu Cần Vương. Ngày 01/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng vẫn tiếp tục đến năm 1896.

- 1884- 1913 Yên Thế do Hoàng hoa thám lãnh đạo

- 1867-1941 xu hướng bạo động là Phan Bội Châu Nguyễn Ái “Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia…. rước beo cửa sau”.

xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh, “xin giặc rủ lòng thương”.

-1907  Đông Kinh nghĩa thục

-1919  Phong trào “tẩy chay Khách trú

-1923 Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng Sài Gòn

(Đảng lập hiến (năm1923); Đảng Thanh niên ( tháng 3 – 1926); Đảng thanh niên cao vọng (năm 1926); Việt Nam nghĩa đoàn (năm 1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 -1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng; Việt Nam quốc dân Đảng (tháng 12-1927).

-2/1929Ám Sát Ba Danh

-10/2/1930 khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng Nguyễn THái Học

c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Cách mạng tsản Mỹ (1776), Pháp 1789

Nguyễn Ái Quốc “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ ..thuộc địa của Lênin trên báo Nhân đạo.

(12/1920) Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).

Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925).

 6-1925 thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

1925 - 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện

1927, Bộ Tuyên truyền tác phẩm  Đường cách mệnh .

 Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

1925 Bãi công Ba Son (Sài Gòn) Tôn Đức Thắng

30/4/1925 bãi công của công nhân sợi Nam Định ,

1927 khởi nghĩa nông dân Ninh Thanh Lợi ( Rạch Giá)

Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

3- 1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam Trần Văn Cung làm Bí thư

17-6-1929Đông Dương Cộng sản Đảng , tại 312 Khâm Thiên- Hà Nội.

8/1929 An Nam Cộng sản Đảng

9/1929  Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1. Hội nghị thành lập Đảng

 27-10-1929 Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc.

24-2-1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản VN

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Phương hướng “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

- Nhiệm vụ :

Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ Quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp

Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng,

Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Việt Nam.

Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,

 

CHƯƠNG II: ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)

 

1. Trong những năm 1930-1935

a. Luận cương chính trị tháng 10-1930

 4-1930, Trần Phú về nước chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.

- 14 đến 31-10-1930 Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, Trung Quốc do Trần Phú chủ trì

10/1930 Đổi tênĐảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú

Trần Phú làm tổng bí thư

b) Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng

6-1932 Ban lãnh đạo hải ngoại do Lê Hồng Phong công bố Chương trình hoạt động của Đảng

1934 Lần đầu tiên Pháp ký lệnh ân xá tù chính trị ở Đông Dương.

cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục

 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc

2. Trong những năm 1936-1939

Tình hình thế giới:

- 7-1935 Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva

+ Kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít.

+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc rất quan trọng

 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần 2 tại Thượng Hải.

10-1936 Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư

Hội nghị lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), lần thứ năm (3-1938)

7-1939 Tự chỉ trích Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

a. Tình hình thế giới và trong nước

1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ Đức tấn công Ba lan

6-1940 Đức tấn công và Pháp đã đầu hàng.

22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô.

9-1940 Nhật Bản xâm lược Đông Dương,

b) Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

+ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939)

+ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11-1940)

+ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) - quan trọng nhất

c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

25-10-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời.

 27-9-1940 khởi nghĩa Bắc Sơn , đổi tên thành Cứu Quốc quân.

22-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ở Nguyên Bình (Cao Bằng) Võ Nguyên Giáp lãnh đạo.

1943Đề cương Văn hóa Việt Nam - Văn hóa là một trong ba mặt trận cách mạng do Đảng lãnh đạo, nền văn hóa mang 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng.

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

a) Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần

Phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước:

Đầu 1945, Chiến tranh thế giới II đã đi vào giai đoạn kết thúc.

Ngày 9-3-1945, Nhật lật đổ Pháp

Ngày 12-3-1945 Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

- 3/1945 tù chính trị nhà giam Ba Tơ khởi nghĩa, đội du kích Ba Tơ ra đời.

- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập (5/1945) đã quy định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển lực lượng bán vũ trang.

- Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào, Tuyên Quang.

Ngày 4/6/1945 theo chỉ thị của Người “Khu giải phóng” được thành lập gồm Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà và một số vùng phụ cận

b) Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

- Điều kiện phát động tổng khởi nghĩa (thời cơ tổng khởi nghĩa) :

9-5-1945 Chiến tranh thế giới II kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh,

- 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từ tay phát xít Nhật

- Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội Quốc dân, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Ngày 19-8: Giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội.

Ngày 23-8: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.

Ngày 25-8: Quân Nhật ở Sài Gòn thất thủ.

Ngày 28-8: Ta giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 30-8: vua Bảo Đại thoái vị

c) Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám

Kết quả và ý nghĩa: 6 kết quả, 4nguyên nhân, 6 bài học

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

 

CHƯƠNG III: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)

I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1954)

- Ngày 25/11/1945  chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc"

+ Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là:

1. Củng cố chính quyền cách mạng.

2. Chống thực dân Pháp xâm lược.

3. Bài trừ nội phản.

4. Cải thiện đời sống nhân dân.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954)

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh - Hàng Bún (Hà Nội).

- 13 đến ngày 22/12/1946 Ban thường vụ trung ương Đảng ta đã họp tại Vạn Phúc, Hà Đông dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó.

Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng.

Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam.

b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến

- Ngày 19/10/1946 thường vụ trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp".

- Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chính là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20/12/1946), Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của trung ương Đảng (22/12/1946) và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh (9/1947).

- Tháng 2/1951, Đảng cộng sản Đông Dương đã họp đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang. ra Nghị quyết tách Đảng cộng sản Đông Dương thành ba đảng cách mạng .Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.

§ Nội dung của Chính cương Đảng lao động Việt Nam.

+ Tính chất xã hội Việt Nam có ba tính chất: Dân chủ nhân dân một phần thuộc địa nửa phong kiến.

+ Đối tượng cách mạng Việt Nam có hai đối tượng:

Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động.

+ Nhiệm vụ cách mạng:

•Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.

•Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng.

•Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.

gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích:

Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.

Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân.

Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy.

+ HNghị trung ương lần thứ nhất (3 - 1951),

+ Nghị quyết HNTƯ lần thứ hai (họp từ 27/9/1951 đến ngày 5/10/1951), đã nêu lên chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực hiện tốt ba nhiệm vụ lớn

+ Tại HNTƯ lần thứ tư (tháng 1 - 1953) vấn đề cách mạng ruộng đất được Đảng tập trung nghiên cứu,

+ HNTƯ lần thứ năm (11 - 1953), Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

a1. Kết quả của việc thực hiện đường lối

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX

Ngày 8-5-1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ).

Ngày 20-7-1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 - 1975)

1. Giai đoạn 1954 - 1964

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

b1. Quá trình hình thành và nội dung đường lối

- Tháng 9/1954 bộ chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng.

- HNTƯ lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) trung ương Đảng

 - Tháng 12/1957, HNTƯ lần thứ 13,

- Tháng 1/1959 HNTƯ lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:

•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960) tại Hà Nội

Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

•Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

2. Giai đoạn 1965 - 1975

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

b1. Quá trình hình thành và nội dung đường lối

- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (tháng 11 - 1963),

- Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3 - 1965) và lần thứ 12 (tháng 12 - 1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) khẳng định: "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".

 

CHƯƠNG IV: ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA

Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh.

I. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới( 1960 - 1986)

1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa

a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

- Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng

trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt.

Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu,

b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.

- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.

- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.

a. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”

b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X

Đại hội VI chặng đường đầu tiên là thực hiện 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

- Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu – công nghiệp nặng.

- sự chuyển biến hướng chiến lược CNH từ:

+ Cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

+ Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế.

+ Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội nhập.

+ Mục tiêu “ ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “ lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm+ Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế.

Đại hội VII (năm 1991) xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp,

Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:

2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có 5 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

I. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp

Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với 4 đặc điểm chủ yếu

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu

Đại hội VII của Đảng (6-1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

Đại hội VIII (6-1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4 mục tiêu Đến năm 2020,

c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :5 quan điểm

2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

a. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

b. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

c. Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

d. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

e. Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân.

a. Kết quả và ý nghĩa:4 kết quả và ý nghĩa

b. Hạn chế và nguyên nhân

4 hạn chế 

 

CHƯƠNG VI: ĐUỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

I. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1945-1986)

1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân 1945 - 1954

Hệ thống chuyên chính vô sản 1954-1975

a.Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta

Một là, lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.

Hai là, đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội

Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.

Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

b. Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam

Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức.

Hai là, xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”,

Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản

Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước

Năm là, xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.

II. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

-Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị < Năm 1989 mới đổi thành hệ thống chính trị >

-Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

-Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị

2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

Quan điểm:

-Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị,

-Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó,

-Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

-Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội

b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.

CHƯƠNG VII: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới

b. Đánh giá thực hiện đường lối

4 hạn chế, nguyên nhân

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986),

- Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá Việt Nam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Đại hội VII đến XI và nhiều Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã xác định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

+ Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng khẳng định: khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Do đó phải coi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội.

+ NQTƯ 5 khoá VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nền văn hoá trong thời kỳ mới.

Năm quan điểm chỉ đạo:

1. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến bộ thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.

2. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

4. Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

5. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Mười nhiệm vụ cụ thể:

1. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính: tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể, có lối sống lành mạnh...

2. Xây dựng môi trường văn hoá.

3. Phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật.

4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.

5. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ.

6. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng.

7. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.

8. Chính sách văn hoá đối với tôn giáo.

9. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá.

10. Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá.

Bốn giải pháp lớn:

1. Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước với thi đua yêu nước và phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

2. Tăng cường xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách về văn hoá.

3. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá.

4. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá.

+ Đến HNTƯ 9 khoá IX (1/2004) xác định thêm "phát triển văn hoá đồng bộ với phát triển kinh tế".

+ HNTƯ 10 khoá IX (7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng - tinh thần xã hội. Đồng thời cũng nhận định: cơ chế thị trường đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ đời sống xã hội, đa dạng hoá thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hoá. Do đó phạm vi, vai trò của dân chủ hoá - xã hội hoá văn hoá và của cá nhân ngày càng tăng lên và mở rộng là những thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.

b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hoá

Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển.

- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển

- Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Hai là, Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người.

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Năm là, văn hóa, giáo dục, đào tạo cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu

Sáu là, văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

c) Đánh giá việc thực hiện đường lối

4 hạn chế và nguyên nhân:

II. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Chủ trương cuả Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội

- Giai đoạn 1945 - 1954:

Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình Dân chủ nhân dân:

+ Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình.

+ Chính sách tăng gia sản xuất nhằm tự cấp tự túc, chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ trở thành phong trào rộng rãi, từ cơ quan chính phủ đến bộ đội, dân chúng, được coi trọng như đánh giặc.

+ Khuyến khích mọi thành phần xã hội phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Thực hiện chính sách điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ.

- Giai đoạn 1955 - 1975:

Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.

- Giai đoạn 1975 - 1985:

Các vấn đề xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập, cấm vận.

b. Đánh giá việc thực hiện đường lối

3 hạn chế và nguyên nhân

2. Trong thời kỳ đổi mới

b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người HDI và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả.

Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi.

Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

CHƯƠNG VIII: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI


I. Đường lối đối ngoại thời kỳ từ năm 1975 đến 1986

1. Hoàn cảnh lịch sử

a. Tình hình thế giới

Sau 1975, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; 2-1976, các nước ASEAN ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali),

2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng

a. Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại là “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

b. Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) xác định: Công tác đối ngọi phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.

 3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a. Kết quả và ý nghĩa

15-9-1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

21-9-1976, tiếp nhận ghế thành viên chính thức Ngân hàng thế giới (WB)

ngày 23-9-1976, gia nhập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

ngày 20-9-1977, tiếp nhận ghế thành viên tại Liên hợp quốc

29-6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV).

31-11-1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô.  

Cuối 1976, Philíppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

II. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới

1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

a. Hoàn cảnh lịch sửTình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX: 

Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) chỉ rõ: “ Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”.

b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối

Giai đoạn 1986-1996: Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.

Đại hội VI của Đảng ( 12 /1986) nhận định: “ xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế – xã hội khác nhau,cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

+ Đại hội VII của Đảng ( 6/1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị – xã hôi khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”, với phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Đại hội VII đã đổi mới chính sách đối ngoại với các đối tác cụ thể. Với Lào và Campuchia, thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng.

+ Các Hội nghị Trung ương (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (tháng 6-1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tê.

+ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ , mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại

+ Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. Đồng thời chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.

+ Đại hội IX của Đảng (4/2001) nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4-2006) nêu quan điểm : thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.

2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

- Tư tưởng chỉ đạo.

Trong quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm:

Một là: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

Hai là: Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

Ba là: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.

Bốn là: Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thê giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực;chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu.

Năm là: Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

Sáu là: Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tê quốc tế.

Bảy là: Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tám là: Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Chín là: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

a. Thành tựu và ý nghĩa

Hiệp định Pari (ngày 23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia, đã mở ra tiền đề để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (ngày 10-11-1991);

 tháng 11-1992 Chính phủ Nhật Bản quyết định nối lại viên trợ ODA cho Việt Nam;

 bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (ngày 11-7-1995).

Tháng 7-1995 Việt Nam ra nhập ASEAN,

10-2007, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009

Năm 1993, Việt Nam quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thê giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); sau khi gia nhập ASEAN (tháng 7-1995) Việt Nam đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tháng 3-1996, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM)

11-1998, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

11-1-2007, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro