GIÁO TRÌNH CÂY HOA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN (Chủ biên), ThS. ĐẶNG THỊ TỐ NGA 

GIÁO TRÌNH CÂY HOA 

 NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP ,  HÀ NỘI - 2007 

 LỜI NÓI ĐẦU 

 Hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là sản phẩm vừa 

mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Hiện nay ở nước ta, trong chương 

trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây hoa lại càng được quan tâm. Hàng năm có 

nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu 

và áp dụng trong sản xuất nên diện tích trồng hoa ngày càng được nâng cao . 

Giáo trình Cây hoa nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ 

thuật trồng trọt một số loài hoa trồng phổ biên ở nước da. Đồng thời giáo trình còn là 

tài liệu tham khảo cho các bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu và khuyến nông. 

Giáo trình được PGS.TS. Đào Thanh Vân (Chủ biên) và ThS. Đặng Thị Tố Nga 

(tham gia) biên soạn thành 2 phần với 7 chương. 

Phần 1: Đại cương 

- Chương 1: Vai trò của cây hoa và tình hình sản xuất hoa 

- Chương 2:  Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa 

- Chương 3: Kỹ thuật nhân giống hoa 

Phần 2: Chuyên khoa 

- Chương 4: Hoa hồng 

- Chương 5: Hoa cúc 

- Chương 6: Hoa đồng tiền 

- Chương 7: Hoa lily 

Do thời gian và khả năng có hạn nên khi biên soạn giáo trình này không tránh 

khỏi các thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của người đọc để các 

lần xuất bản sau sẽ hoàn chỉnh hơn. 

Xin  trân trọng cám ơn . 

 Tập thể tác giả 

 2

Phần I 

ĐẠI CƯƠNG 

 Chương I 

VAI TRÒ CỦA CÂY HOA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA  

 1.1. VAI TRÒ CỦA HOA 

Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của 

thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Hoa trong cuộc sống của con 

người chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn 

cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. 

Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức vẻ dẹp 

của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so 

với những cây trồng khác. Nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Bungari… đã 

có nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước. 

Ở Việt Nam, cây hoa có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng trồng hoa, cây 

hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5-20 lần so với trồng các cây trồng khác. Mô 

hình trồng Lay ơn tại Đằng Hải, Đồng Thái (Hải Phòng), Dĩnh Kế (Bắc Giang)… đều 

đạt hiệu quả cao gấp 1,5 - 2,5 lần so với trồng các cây thông thường (thu 15 - 20 triệu 

đồng/sào/3 tháng). Mô hình trồng hoa đồng tiền tại Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) thu 

50-60 triệu đồng/sào/năm; Mô hình trồng hoa hồng ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) thu 10- 15 

triệu đồng/sào/năm; Mô hình trồng hoa cúc ở Tây Tựu, Nhật Tân (Hà Nội) cũng thu 

12- 15 triệu đồng/sào/năm. (Đặng Văn Đông. 2003) 

Vùng hoa ở huyện Mê Linh rộng gần 400 ha với hàng chục cánh đồng đều cho thu 

nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt những cánh đồng hoa ở xã Mê Linh đã 

cho thu nhập từ 70-90 triệu đồng/năm. Vì vậy xã Mê Linh đã xây dựng chợ hoa ở ven 

đường quốc lộ 23A. Từ kinh nghiệm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, huyện 

Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bước vào câu lạc bộ 50 triệu đồng/ha gieo trồng/năm vào 

năm 2004 và là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được mục tiêu cánh đồng 50 

triệu đồng/ha/năm trong đó thu nhập từ hoa là chủ yếu. 

Ngoài việc bảo vệ nguồn tiền quý hiếm, ngành hoa và sinh vật cành ở nước ta đang 

trở thành ngành kinh tế có giá trị thu nhập từ hoa, cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ 

đồng mỗi năm (trong năm 2003, giá trị xuất khẩu khoảng 30 triệu USD). Đặc biệt, 

trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh còn giúp đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, 

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở nhiều địa phương. Cụ thể, năm 2003 đã có hơn 30.000 hộ gia đình thoát nghèo nhờ trồng hoa, cây cảnh, nhiều hộ gia đình  trồng hoa có thu nhập gần 1 tỉ đồng/hecta. (Đặng Văn Đông, 2003). 

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 

1.2.1. Sản xuất hoa trên thế giới 

Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Sản xuất hoa ở các nước châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường hoa trên thế giới.  

Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên. Ba nước sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.  

Theo Roger và Alan (1998) năm 1995  giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt 20 tỷ USD đến năm 1997  đạt 27 tỷ USD và dự kiến đầu thế kỷ 21 đạt 40 tỷ USD, trong đó Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD; Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD.  

Giá trị xuất nhập khẩu hoa và cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996  là 7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trường hoa của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau đó đến các nước Côlômbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israen, Úc, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado… mỗi nước trên 100 triệu đôla, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 10%. 

Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập khẩu hoa với các loài hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan… 

Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường, trong đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: Lily, hồng, lay ơn, đồng tiền, cẩm chướng. 

Sản xuất hoa thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp tươi, chất lượng cao và giá thành thấp. 

1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á 

Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60% diện tích trồng hoa thế giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường hoa chiếm 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn diện tích hoa trồng trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. 

Nghề trồng hoa ở châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa thương mại phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nước châu Á mở cửa tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên các thị trường hoa phát triển. 

Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới gồm các loài hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera)... Nhóm có nguồn gốc từ ôn đới như hoa hồng (Rosa sp.), cúc (Chrysanthemum sp.), layơn (Gladiolus), huệ… Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng. 

Theo thống kê từ năm 1982  đến 1998 trong 16 năm diện tích trồng hoa của Trung Quốc từ 8.000 ha tăng lên đến 90.000 ha, tăng trên 11 lần, sản lượng hoa cắt từ một triệu cành tăng đến 2 tỷ cành tăng trên 2000 lần. Giá trị năm 1982  là 13.000 USD, đến 1998 là 100 triệu đôla Mỹ tăng trên 130 lần. 

Theo khảo sát của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và ngày lễ trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hoá của người Nhật Bản. Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng đang ngày càng tăng cao. Nhu cầu về hoa của người dân Nhật Bản tăng nhanh vào các dịp lễ như: ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ niệm ngày thành lập công ty.  Nhu cầu về hoa thường giảm vào cuối tháng 1 đến hết tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7 vì không có dịp lễ nào. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây. Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD, do nhu cầu hoa trong nước ngày càng cao, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản đạt khoảng 500 triệu USD. Thị trường nhập khẩu hoa của Nhật Bản là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6,3%)… Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại hoa không được trồng phổ biến ở Nhật Bản hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở Nhật Bản. Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn, Freesia và các loại hạt và củ hoa tulíp. 

Trước đây, Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều hoa nhíp tươi, nhưng ngày nay người trồng hoa Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu các loại củ và hạt hoa tulíp về Nhật Bản trồng do thời tiết cũng tương đối thuận lợi. Thái Lan là nước cung cấp hoa 

phong lan chủ yếu cho Nhật Bản, Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc và Trung Quốc 

cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa. 

Hiện nay hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, 

chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản Trong các năm tiếp theo, con số này 

có thể tăng lên đến hơn 8 triệu USD. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được do 

hoa tươi xuất khẩu của ta có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện nay, các mặt 

hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan.Tháng 

12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hơn 200 doanh nghiệp 

Nhật Bản sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt. Đây 

là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 

hoa sen là loài hoa mà người dân xứ hoa anh đào rất yêu thích. 

Hàn Quốc là nước sản xuất hoa lớn ở vùng Đông Bắc Á, với các loài hoa nổi tiếng: 

cúc, lily và địa lan. Diện tích trồng trọt tăng nhanh từ 2249ha (1985) lên 6.422ha 

(2002) và đã thu lại lợi nhuận cao từ trồng hoa với 789 tỷ Won (tương đương 607 triệu 

USD)  

1.2.3. Sản xuất hoa ở Việt nam 

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở Việt 

Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và tập trung một số 

vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, 

Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn (Thanh hoá), 

Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)...với tổng diện lích trồng khoảng 3500 ha. 

Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý phát 

triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo điều kiện 

để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh đã được nhà 

nước quan tâm và hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu Rau-Quả thì hiện nay lợi nhuận thu 

được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10- 15 lần so với trồng lúa và 7-8 lần so với trồng rau. 

Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, tuy 

nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại hoa đặc thù của Việt 

Nam (hoa sen, hoa nhà và một số loài hoa mà các nước ôn đới trồng khó khăn trong 

mùa Đông (hồng, cúc...).  

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2003 cả nước có 9430ha hoa và cây cảnh 

các loại với giá trị sản lượng 482,6 tỷ đồng. 

Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau: 

- Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu đặc 

thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các tỉnh của 

vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải 

Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong 

nước,và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng, cúc..). Hồng là 

loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc (30%), hoa đồng tiền (10%), 

còn lại là các loài hoa khác (25%). 

- Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho trồng các 

loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đãy là nơi sản xuất các loại hoa cao cấp 

với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, lấy, hồng, đồng tiền… Diện tích trồng các loài 

hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996-2000, chỉ riêng năm 2000 

đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa. 

- Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng quanh 

năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền... TP Hồ Chí Minh là 

nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại hoa lan đã 

 được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan tại Thái Lan. 

Diện tích hoa ngày càng tăng cao đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị 

trường, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa hàng bán 

các loại hoa chất lượng cao, đó là chưa kể các hàng hoa nhỏ và cả những người bán 

rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn trên ở mức hơn 1 triệu cành các loại 

trong một ngày. Tại Đà Lạt diện tích hoa cắt cành của vùng này năm 1996 chỉ có 

174ha, đến năm 2000 đã tăng lên 853ha và hiện nay có khoảng 1467ha (hoa cúc chiếm 

khoảng 24% , với sản lượng khoảng 10- 13 triệu cành, với khoảng 84 tỷ đồng). 

Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương. 

Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phương, hoa là 

cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn, có vùng ở Hà Nội, so với sản xuất 2 lúa 1 màu 

trong cùng thời điểm, trên cùng một đơn vị diện tích thì trồng hoa có lợi nhuận cao 

hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp trồng hoa đã thu lãi tới 160 triệu 

đồngfha/năm, hay ở Lâm Đồng, bình quân cho mức lãi 250 - 300 triệu đồng/ha/năm từ 

sản xuất hoa. 

Trong những năm qua, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc không những phát triển 

khu công nghiệp Phúc Thắng, Quang Minh, mà còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng có 

hiệu quả cao, nên bình quân mỗi héc ta canh tác đạt 48 triệu đồng/ha. Trong đó có 

nhiều cánh đồng đạt từ 50 triệu - 70 triệu/ha canh tác trong một năm. 

Với kinh nghiệm chuyển đổi vùng đất từ cấy lúa, trồng rau màu cho thu nhập thấp, 

sang trồng hoa của những xã phía nam huyện Mê Linh đã cho thu nhập gấp 3-4 lần so 

với cấy lúa và trồng rau. Bình quân mỗi héc ta trồng hoa đã cho thu nhập trên 50 triệu 

đồng trong năm. 

Trước đây, nông dân các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng 

Việt trồng hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây giống hoa hồng Đà Lạt bị thoái hóa, hoa 

nhỏ, chóng tàn, màu sắc không đẹp, nên nông dân Mê Linh đã mạnh dạn trồng những 

giống hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia thay thế cho hoa hồng Đà Lạt. 

Những giống hoa hồng nhập ngoại được trồng trên đất Mê Linh đã đem lại giá trị thu 

nhập cao hơn so với trồng hoa hồng Đà Lạt, vì hoa hồng ngoại rất thích hợp với điều 

kiện đất đai, khí hậu ở đây, nên hoa hồng ngoại vừa to, vừa đẹp và lâu tàn hơn so với 

hoa hồng Đà Lạt. Mới đây, vùng hoa Mê Linh còn nhập giống hoa đồng tiền của 

 Trung Quốc vào trồng đã cho kết quả cao. Hoa đồng liền với nhiều màu sắc và được 

khách hàng chơi hoa ở Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng ưa 

chuộng. Bên cạnh những giống hoa trên, vùng hoa Mê Linh còn trồng nhiều giống hoa 

như: hoa cúc Nhật Bản, hoa phăng Pháp, hoa tay Hà Lan, hoa huệ, hoa thược dược và 

làm cây cảnh phục vụ đủ các loại khách hàng chơi hoa và cây cảnh ở khắp mọi miền 

đất nước. 

Không những nhạy bén với chuyển đổi cơ cấu giống hoa để phù hợp với thị trường 

hoa, mà nông dân ở Mê Linh còn tiếp thu nhanh những công nghệ mới vào trồng hoa 

như trồng hoa theo phương pháp cấy mô, trồng hoa trong nhà che phủ nhận và trồng 

hoa sạch bằng cách: tưới hoa bằng nước sạch, bón cho hoa bằng phân vi sinh và không 

phun thuốc trừ sâu cho hoa mà phòng trừ sâu bệnh cho hoa bằng phương pháp tổng 

hợp IPM, giúp cho người chơi hoa sạch, không bị ô nhiễm môi trường trong phòng để 

hoa. 

Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu, riêng lượng hoa xuất khẩu của công ty 

sản xuất hoa Hasfarm 100% vốn nước ngoài ở Đà Lạt đã đem lại doanh thu trên 4 triệu 

USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ ngày càng tăng 

cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, Việt 

Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên khoảng 10.000 ha, với sản lượng 

3,5 tỷ cành và đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo đó, 

một số vùng sản xuất chính đã được quy hoạch, gồm Hà Nội, TP.HCM, Sapa (Lào 

Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình… 

Hiện nay vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích trồng hoa, 

mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng hóa các loại hoa phục vụ 

nhu cầu trong nước, mặt khác, chú trọng các loại hoa chất lượng cao phục vụ xuất 

khẩu. Hiện nay, trong cơ cấu, hoa hồng vẫn chiếm 35-40%, hoa cúc chiếm 25-30%, 

còn lại là layơn, cẩm chướng, thược dược, huệ, đồng tiền, lan. Các nhà khoa học đã 

xác định cần chú trọng công tác nhập nội, chọn tạo và nhân nhanh các giống hoa chất 

lượng cao, nhất là hoa cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa hồng môn, hoa phăng, phong 

lan và lily, đồng thời tăng cường tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ 

thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và phân phối hoa để tăng hiệu quả, giá trị sản 

phẩm, trong đó vấn đề giống, kỹ thuật canh tác là yếu lố quan trọng cần được quan 

tâm, đầu tư thích đáng. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hoa, trong 

đó có việc thiết kế đồng ruộng theo quy hoạch, hoàn chỉnh hệ thống tưới - tiêu, hệ 

thống nhà lưới, nhà kính và các kỹ thuật đóng gói, bảo quản, vận chuyển, nhất là vận 

chuyển từ nơi sản xuất đến các sân bay đối với hoa xuất khẩu... 

Cần phải rà soát các hoạt động thị trường hoa trong hệ thống quốc gia về tiếp thị 

và phân phối sản phẩm hoa, xây dựng kế hoạch hành động về quản lý sản phẩm nhằm 

đảm bảo dòng lưu chuyển sản phẩm nhanh từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ. Đặc 

biệt, các cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở trồng hoa quy mô lớn, chất lượng 

cao theo quy hoạch và với hệ thống lưu thông sản phẩm hoa, sự phối hợp chặt chẽ giữa 

các cáp, ngành chức năng cũng được đề cập như những yếu tố không thể thiếu trong 

giải pháp phát triển hoa trong giai đoạn tới 

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT 

HOA Ở VIỆT NAM 

Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống: áp 

dụng kỹ thuật nhân giống cổ truyền, trồng trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng. 

Các phương pháp nhân giống cổ truyền dễ làm, quen với tập quán kinh nghiệm của 

nông dân, giá thành thấp nên phổ biến trong sản xuất hoa. Nhược điểm của phương 

pháp nhân giống cổ truyền là chất lượng giống hoa không cao. Cây hoa trồng lâu ngày 

bị thoái hoá, bệnh viêm có nhiều khả năng lan truyền và phát triển làm giảm chất 

lượng hoa. Phương pháp nhân giống hoa bằng nuôi cấy mô tế bào hiện nay đã được 

đưa ra sản xuất nhưng diện tích nhỏ. Các loại hoa được nhân giống bằng nuôi cấy mô 

tế bào như: hoa lan, cúc, hồng, cẩm chướng… Ưu điểm của phương pháp này là cây 

khoẻ, sạch bệnh, hệ số nhân giống cao, làm tăng chất lượng hoa. Nhưng nhân giống 

bằng nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi có thiết bị, giá thành cây giống cao. Hiện nay thị 

trường hoa nước ta chưa phải triển nên nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào chưa được 

ứng dụng rộng rãi. Điều kiện bảo vệ cây hoa ở Việt Nam còn hạn chế, diện tích hoa 

chủ yếu trồng trong đều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng, không có điều kiện che chẵn 

bảo vệ cây hoa. Chỉ có một diện tích nhỏ làm vườn ươm, vườn thí nghiệm được các ni 

lông, lưới, nứa, tre... để bảo quản hoa khỏi nắng mưa, gió, sương muối… Trồng hoa 

trong điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng có lợi là giá thành thấp nhưng người trồng 

không chủ động, phẩm chất hoa bị giảm. 

1.3.1. Những thuận lợi 

- Việt Nam là nước có khí hậu đa dạng nên có nguồn trên cây hoa phong phú, đồng 

thời có thể trồng trọt nhiều loại hoa với nhiều vụ trong năm. 

Là một nước nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân cần cù giàu kinh 

nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời. 

- Thị trường hoa ngày càng được mở rộng từ nội địa đến tiềm năng xuất khẩu hoa 

ra nước ngoài. 

- Nhà nước khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở 

những nơi có điều kiện phù hợp. 

1.3.2. Những khó khăn 

- Miền Bắc mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ lên tới 300C, mùa Đông lạnh số ngày nhiệt 

độ dưới 150C cao, miền Nam quanh năm nóng ẩm, mùa Đông khô, mùa mưa ẩm độ 

cao không thích hợp cho nhiều giống hoa có nguồn gốc ôn đới chất lượng cao. 

- Có ít giống hoa chất lượng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng. 

11

- Sản xuất hoa còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kỹ thuật chưa đồng đều, chưa cao. 

- Thiếu trang thiết bị nhà lưới, nhà kính, nhà bảo quản… 

- Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa. 

- Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng. 

- Hoa nhập nội còn nhiều, hoa trong nước chưa đủ để đáp ứng. 

1.3.3. Phương hướng sản xuất hoa trong tương lai 

- Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Việt Nam, khai 

thác hợp lý, tận dụng tiềm năng, khắc phục những hạn chế, khó khăn đem lại hiệu quả 

cao cho sản xuất hoa. 

- Tập trung nghiên cứu cải tiến giống đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới quý 

hiếm đẹp được thị trường chấp nhận, phát triển các giống hoa ôn đới theo mùa vụ cho 

các vùng có khí hậu thích hợp. 

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học nghiên cứu về cây 

hoa, nhanh chóng áp dựng các biện pháp sản xuất hoa của các nước tiên tiến vào 

ngành sản xuất hoa Việt Nam. 

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà kính, nhà lưới, nhà bảo quản… Phục vụ cho sản 

xuất. 

- Tìm kiếm mở rộng thị trường hoa. 

- Ra đời luật bản quyền về giống cây trồng. 

Tích cực hợp tác, mời chuyên gia hàng đầu về hoa của các nước tiên tiến sang 

thăm và truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất hoa chất lượng cao. 

Dự kiến đến năm 2010 diện tích hoa sẽ là 16.000ha với 5 tỷ cành hoa, ước tính đạt 

doanh thu xuất khẩu là 60 triệu USD. 

 Chương II 

YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA 

Mỗi loại cây trồng đều yêu cầu về các điều kiện ngoại cảnh nhất định để sinh 

trưởng và phát triển, cây hoa có nguồn tiền rất lớn, đa dạng vì được tập hợp ở rất nhiều 

bộ, họ khác nhau. Do vậy yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây hoa nói chung 

rất đa dạng và khác nhau, nhưng tựu chung lại các yếu tố chính ảnh hưởng đến cây hoa 

là: nhiệt độ, ầm độ, ánh sáng, môi trường trồng trọt và chất dinh dưỡng. 

2.1. YÊU CẦU NHIỆT ĐỘ 

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài hoa trên thế 

giới. Các loài hoa có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và 

phát triển khác nhau: 

- Nhóm hoa có nguồn gốc nhiệt đới thường yêu cầu nhiệt độ cao để sinh trưởng và 

phát triển: các loài hoa lan, hoa trà mi, hoa đồng tiền… 

- Nhóm hoa có nguồn gốc ôn đới thường yêu cầu nhiệt độ thấp và mát mẻ để sinh 

trưởng và phát triển: hoa hồng, cúc, lily, huệ... 

Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa: từ sự nẩy 

mầm của hạt, sự tăng trưởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lượng hoa. Nhiệt độ có 

thể ảnh hưởng chung hoặc ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa. 

Thông thường tăng trưởng của cây tăng hoặc giảm dần dần theo sự thay đổi nhiệt độ. 

Đồng thời nhiệt độ có thể có ảnh hưởng riêng đến sự sinh trưởng của cây thông qua sự 

xuân hoá, hay cảm ứng về sự nở hoa bởi nhiệt độ lạnh. Ví dụ, cây Aconitum yêu cầu 

sự xuân hoá cho việc nở hoa (Luuwen 1980). Đối với một số loài khác, như hoa hình 

nón (conenower) (Echinacea purpurea), không yêu cầu quá trình xuân hoá, nhưng sau 

khi xử lý qua quá trình xuân hoá lại làm cho quá trình ra hoa nhanh hơn và tăng chất 

lượng hoa (Armitage, 1993). Rất nhiều loài hoa lâu năm yêu cầu quá trình xuân hoá 

cho việc sản xuất nhanh và hiệu quả kinh tế, trong đó sử dụng phương pháp xử lý lạnh 

đối với hạt để lăng khả năng nảy mầm là một ví dụ điển hình trong việc xuân hoá hạt 

giống hoa, nhất là các loài hoa có nguồn gốc ôn đới. 

Nhiệt độ tác động chủ yếu đến cây qua con đường quang hợp, quang hợp của cây 

tăng theo chiều tăng của nhiệt độ. Nhiệt độ của môi trường tăng 100C thể cường độ 

quang hợp tăng 2 dần (Nguyễn Xuân Linh, 2002). Tuy nhiên mỗi loại cây hoa đều có 

nhiệt độ tối thích và nhiệt độ tối thấp hoặc tối cao ở nhiệt độ tối ưu, cây hoa có thể sinh 

trưởng tốt và có chất lượng cao ở khoảng nhiệt độ tối thấp và tối cao, cây hoa vẫn sinh 

trưởng, nhưng thời gian sinh trưởng sẽ dài hơn và phẩm chất sẽ kém hơn. Ví dụ, 

khoảng nhiệt độ tối ưu vào ban đêm cho cây hoa cúc là 16- 180C, nhưng cây này vẫn 

có thể sinh trưởng ở nhiệt độ ban đêm từ 4 - 270C (Whealy, 1987 và Wilkins, 1990). Ở 

13

khoảng nhiệt độ tối thấp, cây sẽ giảm dần giá trị kinh tế, ở khoảng nhiệt độ tối cao, sự 

hình thành hoa và sự phát triển bị đình trệ và chất lượng bị giảm. Tóm lại, cây hoa cúc 

có khoảng nhiệt độ tối ưu rất hẹp và có khoảng nhiệt độ có thể chịu đựng được rất 

rộng. Đối với một số loài hoa khác, người ta làm giảm nhiệt độ xuống vài độ so với 

nhiệt độ tối thích trong vòng khoảng 1 đến vài tuần trước khi thu hoạch để làm tăng 

chất lượng hoa và kéo dài thời gian thu hoạch. 

Nhiệt độ trung bình hàng ngày ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây 

hoa. Nếu nhiệt độ trung bình hàng ngày tăng lên (trong khoảng nhiệt độ có thể chịu 

đựng được của loài cây đó), hầu hết cây trồng sẽ sinh trưởng và ra hoa nhanh hơn. Tuy 

nhiên, sự sinh trưởng nhanh hơn không có nghĩa là làm tăng chất lượng hoa. Nếu nhiệt 

độ tăng lên sẽ làm chất lượng của hoa kém đi và tăng sự mẫn cảm với bệnh. Quan hệ 

giữa cường độ chiếu sáng và nhiệt độ thường theo tương quan thuận, cường độ ánh 

sáng yếu thường đi cùng với nhiệt độ thấp làm cho cây sinh trưởng yếu hoặc ngừng 

sinh trưởng, hiện tượng này thường xẩy ra với các loài hoa trồng trong vụ đông ở miền 

bắc Việt Nam. Nhưng trong mùa Hè, nhiệt độ lại quá cao, cần phải dùng các biện pháp 

che nắng để làm nhiệt độ, đặc biệt là các cây hoa trồng trong nhà kính. Đối với một số 

loài hoa, nhiệt độ trung bình hàng ngày thấp có thể gây ra các phản ứng sinh lý như 

làm chậm sự ra hoa ở cây hoa cúc, cây trạng nguyên (Grueber, 1985; Whealy 1987), 

thậm chí nhiệt độ trung bình hàng ngày thấp có thể gây ra sự ra hiện tượng không ra 

hoa ở hoa Lily, layơn… 

Trong sản xuất hoa, đặc biệt là hoa cắt cành thường phải quan tâm đến chiều cao 

của cây hoa, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của cây hoa rất rõ nét. Chênh 

lệch nhiệt độ ngày đêm càng lớn thì thân cây sẽ càng kéo dài. Tăng nhiệt độ ban ngày 

so với ban đêm sẽ làm tăng chiều dài lóng đối với nhiều loài Khái niệm DIF là chỉ tiêu 

đánh giá sự thay đổi biên độ nhiệt độ ngày/đêm đến chiều cao cây hoa. 

Bảng 2.1. Ảnh hướng của chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm đến chiều cao hoa Lily 

Nhà kính 

Các chỉ tiêu 

0F 

0C 

0F 

0C 

0F 

0C 

Nhiệt độ ban ngày 

60 

15,5 

55 

13 

50 

10 

Nhiệt độ ban đêm 

50 

10 

55 

13 

60 

15,5 

Chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm (DIF) 

+10 

+5,5 

10 

5,5 

Chiều cao cây 

Cao 

Trung bình 

Thấp 

Nhiệt độ trung bình hàng ngày 

55 

13 

55 

13 

55 

13 

Berghage và Heins, 1991; Erwin 1989; Karlsson 1989 

Trong trường hợp trên cả 3 nhà kính đều có thời gian chiếu sáng ngày và đêm là 1 

2 giờ, có nhiệt độ trung bình ngày là 550F (130C). Nhà kính 1 sẽ tạo ra cây có chiều 

cao lâu nhất, trong trường hợp này DIF có giá trị lớn nhất (+ 10), cây trong nhà kính 3 

có chiều cao thấp nhất (DIF = - 10). Các cây ở nhà kính 2 có chiều cao trung bình (DIF 

14

= 0). Tất cả các cây (ở cả 3 nhà kính) đều ra hoa cùng thời điểm với số lượng lá tương 

tự như nhau. 

DIF cũng ảnh hưởng đến những phản ứng khác của cây ngoài phản ứng về chiều 

cao như kích thước hoa và số lượng hoa ở một số loài. Trong trường hợp sự đảo ngược 

nhiệt độ (nhiệt độ ban đêm lớn hơn nhiệt độ ban ngày) mạnh (ví dụ DIF = - 5) có thể 

gây ra bệnh úa vàng và lá quăn ở cây hoa Easter lily, những ảnh hưởng này cũng sẽ 

nhanh biến mất nếu DIF giảm (Werwin 1989). Hàm lượng đường và nitơ trong cây 

cũng giảm nếu xảy ra hiện tượng trên sẽ gây ra hiện tượng lá vàng sau thu hoạch đối 

với cây hoa Easter lily và gây ra cháy lá bắc và rụng lá ở cây trạng nguyên (Miller 

1997). Một số loài không phản ứng với DIF, gồm hầu hết các cây hoa thuộc họ bầu bí 

và hành Hà Lan (Erwin 1989). 

Nhiệt độ đất rất quan trọng trong việc nảy mầm và việc ra rễ cho hạt giống, cành 

giâm của một số loài. Nhìn chung, nhiệt độ tối ưu trong khoảng từ 22 - 240C. Nếu sử 

dụng tưới phun trong thời gian nhân giống, làm giảm nhiệt độ môi trường, thì việc bổ 

sưng thêm nhiệt cho môi trường là cần thiết. Các ống dẫn nhiệt có thể được đặt dưới 

luống, hoặc sử dụng 1 hệ thống sưởi ấm được bọc bang nhựa để giữ nhiệt đặt dưới 

hoặc đáy luống. Cũng có thể sử dụng ống polyetylen trực tiếp từ máy sưởi đẩy không 

khí ở dưới luống, nhưng cần chứ ý không làm cành giâm hoặc cây con quá khô do hiện 

tượng thoát hơi nước ở cành giâm. 

Ở nước ngoài đã có nghiên cứu được tiến hành việc sưởi ấm đất trong quá trình 

sản xuất. Việc sưởi ấm vùng rễ có thể giúp người trồng hoa giảm các chi phí về nhiên 

liệu bằng việc sưởi ấm ngay xung quanh vùng rễ cây mà không phải sưởi ấm toàn bộ 

thể tích không khí của nhà kính. Hơi nóng được tập trung vào vùng rễ bằng việc sử 

dụng các hệ thống sưởi ấm luống như BiothermTM hoặc thay thế bằng các ống sưởi 

ấm đặt dưới luống và giữ nhiệt dưới luống bằng lớp plastic. Khí ấm bốc lên, sưởi ấm 

các phần trên mặt đất của cây trồng. 

Việc sưởi ấm vùng rễ đã chứng minh hiệu quả đối với một số loài như cây hoa anh 

thảo và có thể làm tăng sinh trưởng phát triển của cây (Stephens và Widmer 1976). 

Việc làm nóng vùng rễ có hiệu quả nhất trong vòng 6 tuần đầu sau khi cho cây vào 

chậu. Mặt hạn chế của phương pháp này là có thể làm cây bị thui nụ hoa và chế độ 

dinh dưỡng, chế độ nước bị thay đổi. 

Yêu cầu nhiệt độ của một số loài hoa 

- Hoa hồng ưa nhiệt độ ôn hoà để sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ thích hợp nhất 

là 18 - 250C. Nhiệt độ thấp hơn 80C thì sinh trưởng chậm cây dần dần ở vào trạng thái 

ngủ nghỉ, khi cây ở trạng thái ngủ nghỉ có thể chịu được ở nhiệt độ - 150C. Nhiệt độ 

trên 300C kéo dài liên tục và trời khô nóng cây sẽ ở trạng thái nửa ngủ nghỉ, cây có thể 

chịu được nhiệt độ cao tới 35 - 380C, để duy trì sự sinh trưởng của cây trong mùa hè 

cần che bởi ánh sáng. 

15

- Hoa cúc thích hợp với nhiệt độ ấm, hơi lạnh. Ở những vùng mùa đông không 

lạnh lắm, mùa Hè không nóng lắm hoa cúc sinh trưởng tốt. Thân cành ở nhiệt độ - 20C 

không bị hại, rễ và thân ngầm dưới đất ở nhiệt độ -100C cũng không bị hại, một số 

giống hoa cúc chi có khả năng chống rét rất mạnh, rễ và thân ngầm có thể chịu được 

nhiệt độ từ - 200 - 300C. Về mùa Hè hoa cúc có thể chịu được nhiệt độ trên 400C 

nhưng sinh trưởng chậm, đến mùa Thu mát mẻ cây sinh trưởng rất nhanh, khi nhiệt độ 

tối thấp - 50C trở lên, nhiệt độ trung bình ngày từ toạc trở lên thì hoa cúc bắt đầu tăng 

trưởng, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng tăng dần, nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng, 

phát triển là 15 - 200C, trên 320C thì cây sinh trưởng chậm lại. Nói chung ở 50C hoa 

cúc mùa Thu vẫn có thể nở bình thường; hoa cúc mùa Đông khi bị sương tuyết nhẹ 

những hoa đã nở cũng không bị hại. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến màu sắc hoa; các 

giống hoa thẫm màu gặp nhiệt độ thấp màu càng đẫm; nhiệt độ thấp tới 1 3 - 1 50c 

giống hoa màu trắng có thể trở thành màu trắng hồng hoặc màu tím nhạt. Nhiệt độ ban 

đêm thấp dưới 170C một số giống sẽ ra hoa không đều. Các tác giả Trương Vỹ, Quách 

Trí Cương, Lưu Hải Thọ đã nghiên cứu và cho biết: giai đoạn cây con của cây hoa cúc 

rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau trong giai đoạn này sẽ 

ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng hoa ở giai đoạn 

sau. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông (2005) đã cho thấy việc sử lý lạnh cho 

cây con đối với hoa cúc vàng Đài Loan đã ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng, 

phát triển và chất lượng hoa. 

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ thấp giai đoạn cây con đến thời gian sinh 

trưởng và chất lượng hoa một số giống cúc 

Giống 

Điều kiện 

xử lý 

Thời gian từ trồng 

đến nở hoa (ngày)

Tỷ lệ nở hoa  

hữu hiệu (%) 

Đường kính 

hoa (cm) 

Chiều dài cành 

hoa (cm) 

Không xử lý 

98 

91,00 

12,20 

93,20 

Vàng 

Đài Loan Xử lý t0 thấp 50C 

104 

97,00 

13,40 

99,40 

Không xử lý  

84 

85,00 

8,50 

85,50 

Tím sen  

Xử lý t0 thấp 50C 

95 

85,00 

9,60 

89,50 

Không xử lý 

77 

88,00 

5,80 

69.00 

Vàng 

pha lê 

Xử lý t0 thấp 50C 

86 

96,00 

8,00 

73,70 

Đặng Văn Đông, 2005 

Layơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng, nhiệt độ thích hợp cho cây 

sinh trưởng và phát triển là 200-250C. Ở Vùng nhiệt đới, nhiệt độ mùa hè cao quá sẽ 

ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của cây và chất lượng hoa, sâu bệnh thường 

hại nặng. Trước khi phân hoá hoa và lúc cây có 5, 6 lá cần nhiệt độ mới mẻ (15 - 220C) 

nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao hoa sẽ bị mù, tỷ lệ hoa nở hoa thấp hoặc ảnh 

hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng của cây 

16

Bảng 2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sinh trưởng hoa Layơn (Đà Lạt) 

Nhiệt độ trung bình 

Thời gian sinh trưởng (ngày) 

120C 

150C 

200C 

250C 

110-120 

90 - 100 

70 - 80 

60 - 70 

Đặng Văn Đông, 2004 

Hoa Lyli là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp 

ban ngày là 20 -250C ban đêm là 120C. Các giống dòng tạp giao phương Đông thời kỳ 

đầu thích hợp với nhiệt độ ngày 200C, đêm 150C, nhiệt độ đất 150C. Lyli Thơm là dòng 

ưa nóng, nhiệt độ ngày 25 -280C, đêm 18-200C, dưới 120C sinh trưởng kém, hoa dễ bị 

thui nụ, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và phân hóa hoa. 

Hoa đồng tiền nguồn gốc ở miền Đông Nam Phi, ưa khí hậu ấm áp, ưa ánh sáng và 

nơi thoáng gió. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là từ 20-250C, mùa Đông từ 12- 

150C, dưới 100C cây ngừng sinh trưởng. Là loại hoa nửa chịu rét, có thể chịu được 00C 

thời gian ngắn, ở vùng đồng bằng nước ta cây có thể qua đông ngoài trời, ở miền núi 

phía Bắc có mùa Đông lạnh cần che phủ nhận hoặc làm nhà có mái che để cây không 

bị chết.  

Hoa lan yêu cầu nhiệt độ ôn hoà, mát mẻ, hầu hết các giống lan đều yêu cầu nhiệt 

độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày 3-50C. Dựa vào nguồn gốc, xuất xứ và yêu cầu 

nhiệt độ của các loài lan, người ta có thể chia hoa lan thành 3 nhóm: 

+ Nhóm lan nhiệt đới: phân bố từ vĩ độ 120 đến vĩ độ 150. Yêu cầu nhiệt độ ban 

ngày thích hợp từ 21-230C, ban đêm từ 18-220C. Điển hình của nhóm này là các giống 

thuộc loài Vanda, Phalaenopsis. 

+ Nhóm lan cận nhiệt đới phân bố từ vĩ độ 160 đến vĩ độ 280. Yêu cầu nhiệt độ ban 

ngày thích hợp từ 18-240C. Điển hình của nhóm này là các giống thuộc loài Cattleya, 

Denbrobium, Oncidium. 

+ Nhóm lan ôn đới: phân bố từ vĩ độ 280 đến vĩ độ 400. Yêu cầu nhiệt độ của nhóm 

này ban ngày về mùa hè thích hợp từ 16-210C, ban đêm khoảng 130C, mùa đông ban 

ngày 13-180C, ban đêm khoảng 100C. Điển hình của nhóm này là các giống thuộc loài 

Cymbidium, Paphiopedilum. . . (Nguyễn Xuân Linh 2002) 

2.2. YÊU CẦU VỀ ẨM ĐỘ 

Ẩm độ của không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát 

triển của cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, 

ra hoa đẹp, chất lượng cao. Vai trò của nước đối với cây hoa thể hiện ở các vấn đề sau  

- Nước là nguyên liệu của quang hợp: khi trong cây thiếu nước thì quang hợp giảm 

vì cây bị héo thì quang hợp gặp rất nhiều trở ngại. 

17

- Nước là dung môi: rất nhiều chất trong môi trường phải tan trong nước mới xâm 

nhập được vào cây tất cả các phản ứng hoá học trong cây đều phải tiến hành ở trạng 

thái tan trong nước. Khi cây hút nước ít thì đạm, kim... hút vào cũng giảm. Đại bộ 

phận nước trong cây được thoát ra ngoài qua lá, sự lưu thông này của nước càng nhiều 

thì hoạt động sinh lý càng mạnh. 

- Nước điều tiết nhiệt trong cây khi cây thoát hơi nước làm mất nhiệt lượng trong 

cây do đó nước điều hoà nhiệt lượng cho cây khi trời nắng nóng. 

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể thực vật, trong phân chia tế bào, 

trong duy trì và phát triển của tế bào. Khi có đầy đủ nước và môi trường thích hợp, tế 

bào phân chia và phát triển thuận lợi, cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước, các quá 

trình sinh lý, sinh hoá trong cây hoa giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây 

còi cọc, chậm phát triển. Nếu quá trình thiếu nước kéo dài cây hoa sẽ bị héo, khô và 

chết. 

Trong thời kỳ sinh trưởng trao đổi chất mạnh sinh trưởng nhanh, tổng diện tích lá 

lớn phát tán mạnh cần một lượng nước rất lớn, mùa hè nhiệt độ cao lá cây và mặt đất 

đều mất hơi nước lớn càng dễ thiếu nước. Cây hoa trồng trong chậu về mùa hè nhất 

thiết phải được tưới nước hàng ngày, thậm chí sáng tối tưới 2 lần mới đảm bảo đủ 

nước. Nước không đủ cây sinh trưởng chậm lại, gặp nhiệt độ cao rất dễ bị héo ảnh 

hưởng lớn đến sinh trưởng của cây, lá có thể bị khô vàng và rụng. Lượng nước trong 

đất quá nhiều rễ sinh trưởng kém ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các bộ phận. Nước 

tích luỹ lại trong đất làm cho không khí trong đất bị thiếu, rễ cây không hô hấp được sẽ 

nhanh chóng bị chết, một số loài hoa rễ chỉ cần bị ngập trong nước 1 ngày đã có thể bị 

chết. Trong trường hợp đất trồng hoa quá nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh trưởng và 

phát triển của cây bị ngưng trệ, đồng thời độ ẩm không khí và độ ẩm đất quá cao sâu 

bệnh sẽ phát triển mạnh, hoa cho năng suất thấp, chất lượng kém. 

Mỗi loại hoa yêu cầu ẩm độ phù hợp. Hoa cúc, hoa cẩm chướng yêu cầu độ ẩm đất 

khoảng 70-80%; các loài hoa sen, hoa súng luôn yêu cầu sống trong điều kiện ngập 

nước, còn hoa trà, đồng tiền có khả năng chịu hạn trong 1 thời gian nhất định. (Nguyễn 

Xuân Linh 2002) 

2.3. YÊU CẦU VỀ ÁNH SÁNG 

Cũng như các loài thực vật bậc cao, ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng 

và phát triển của cây hoa. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo 

ra các hợp chất hữu cơ cho cây. Phản ứng quang hợp xảy ra theo phương trình:  

6CO2 + 6H2O + Q (calo) = C6H12O6 + 6O2

Nhờ phản ứng quang hợp, cây hoa tạo ra hydrat cacbon cho quá trình sinh trưởng 

của cây. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng, ánh sáng là yếu tố 

rất cần thiết cho quá trình quang hợp, thiếu ánh sáng cây hoa không thế quang hợp 

được. Quang hợp phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường 

18

độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng, tuy nhiên mức độ tăng 

của cường độ quang hợp sẽ bị giới hạn ở trị số cường độ chiếu sáng nhất định. Khi 

cường độ chiếu sáng vượt qua trị số giới hạn thì cường độ quang hợp bắt đầu giảm. 

Căn cứ vào yêu cầu về thời gian chiếu sáng, cây hoa có thể được chia thành 3 

nhóm sau: 

+ Cây ngày dài: yêu cầu thời gian chiếu sáng dài trên 12giờ/ngày, thời gian tối 8- 

10giờ/ngày, điển hình là hoa Tuylip (Curcuma alismatifolia) 

+ Cây ngày ngắn yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn dưới 12giờ/ngày, thời gian tốt 

12- 14giờ/ngày, điển hình là hoa cúc (Chrysanthemum sp .) 

+ Cây trung tính: cây không phản ứng chặt chẽ với ánh sáng, điển hình là hoa 

hồng, đồng tiền… 

Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ hydrat 

cacbon giảm, cây không ra hoa. Hoặc cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ngày dài, 

lượng hydrat cacbon tăng nhanh, dẫn đến cây sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra 

hoa. 

Ờ vùng nhiệt đới, ánh sáng hàng ngày có từ 6 giờ sáng và tắt nắng khoảng 6-7 giờ 

chiều, cường độ chiếu sáng tăng dàn và đạt cực điểm lúc 12-14 giờ trưa, sau đó giảm 

dần. Các loại hoa hồng, cúc, cắm chướng, layơn… thích sáng sáng trực xạ, một số loài 

hoa Lily, tuylíp, lan, trà lại thích ánh sáng tán xạ. 

Trong cùng một họ, các loài cũng yêu cầu ánh sáng khác nhau, Sullen Costiptin 

dựa theo yêu cầu ánh sáng đã chia họ lan (Orchidaceae) thành các nhóm: 

+ Nhóm ưa ánh sáng: nhóm này có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện 

ánh sáng tự nhiên: các loài Agannisia, cattleya... 

+ Nhóm ưa ánh sáng trung bình: yêu cầu ánh sáng tán xạ. Điển hình là các loài 

Dendrobium, Cymbidium, Cattleya, Vanda… 

+ Nhóm ưa ánh sáng yếu: chỉ sinh trưởng thích hợp trong điều kiện ánh sáng yếu: 

Phalaenopsis, Rhynchotylis… 

Đối với các loài hoa, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ chậm lớn, lá xanh nhạt, mềm yếu, 

nếu trong điều kiện thừa sáng lá cây chuyển màu xanh vàng, cây kém phát triển. 

Theo Nishico (1987), ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa cúc, thời gian 

chiếu sáng thời kỳ sinh trưởng thân lá tết nhất là 10 giờ với nhiệt độ thích hợp 180C. 

Thời gian chiếu sáng dài, hoa cúc sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, thân lá to, hoa ra 

muộn và chất lượng hoa tăng. Kết quả nghiên cứu của Caythel (1957) cho biết: khi 

nhiệt độ ban đêm thấp, giới hạn thời gian chiếu sáng của cúc cần dài ra. Các giống có 

thời gian sinh trưởng trung bình và thời gian sinh trưởng dài cần có giới hạn độ dài 

chiếu sáng cho sự hình thành mầm hoa là 12,5- 14giờ/ngày. Kết quả nghiên cứu của 

19

Đặng Văn Đông (2005) đã cho thấy cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng đến thời gian 

sinh trưởng, chiều cao cây và chất lượng hoa cúc trồng tại Hà Nội. 

Bảng 2.4. Ảnh hưởng của các mức độ che sáng giảm nắng đến thời gian nở hoa và 

chất lượng hoa cúc CN98 

Công thức che sáng 

Cường độ 

chiếu sáng 

(lux) 

Thời gian từ 

trồng đến 

nở hoa 

(ngày) 

Tỷ lệ nở 

hoa hữu 

hiệu (%)

Đường 

kính 

hoa 

(cái) 

Chiều 

dài cành 

hoa (cái) 

Độ bền 

hoa trên 

ruộng 

(ngày) 

Không che 

43.000-45.000

90 

84,0 

0,42 

2,33 

6,3 

Che 1 lớp lưới đen 

13.900-14.300

97,7 

97,7 

0,41 

3,00 

9,3 

Che 2 lớp lưới đen 

4.500-4.700 

97,7 

96,0 

0,43 

3,03 

10,3 

Che 3 lớp lưới đen 

1.900-2.100 

98,3 

87,3 

0,42 

2,08 

10,3 

Đặng Văn Đông (2005) 

Lyli là cây dài ngày, chiếu sáng dài hay ngắn chẳng những ảnh hưởng đến phân 

hóa hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Boontpes (l973) phát 

hiện trong quá trình hoạt hóa mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể ra hoa sớm 5 

tuần, xử lý dài ngày sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa. Miller(1984) cho biết 

ngày ngắn làm tăng chiều cao cây, cuống hoa và đất cũng dài thêm, chất lượng hoa 

giảm, các dòng lyli châu Á lai như: Connesticutking, Enechantnaent, vào mùa Đông 

nếu không chiếu sáng bổ sung thì mầm hoa sẽ bại dục, đối với củ có chu vi 9 -10cm 

càng rõ. Van Tuyl (1983) khi nghiên cứu 5 giống lyli châu Á lai trồng trong nhà cho 

thấy khi cường độ chiếu sáng tăng thì tỷ lệ rụng nụ giảm rõ rệt. Chất lượng ánh sáng 

cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát dục của củ lây: ánh sáng lam, đỏ, hồng 

ngoại ảnh hưởng đến sự hình thành củ con của giống Casabalanca và 

Connecticutking: tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng củ con tia đỏ và hồng ngoại 

(FR) có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của củ giống Counectinutking. Nhưng chất lượng ánh 

sáng không ảnh hưởng tới độ lớn của củ. Tăng cường thời gian chiếu sáng hoặc tiến 

hành chiếu sáng gián đoạn với cường độ chiếu sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sinh 

trưởng và phát triển của cây hoa. 

Bảng 2.5.Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng quang gián đoạn đến chiều cao, số 

lá và thời gian sinh trưởng của cúc vàng Pha Lê 

Công thức 

Chiều cao 

(cm) 

Số lá 

(lá/cây) 

Thời gian sinh 

trưởng 

Đối chứng (không xử lý) 

29,11 

27,30 

78,33 

Chiếu sáng quang gián đoạn 50 lux 

32,83 

28,13 

80,99 

Chiếu sáng quang gián đoạn 100 lux 

58,83 

32,47 

98,66 

Chiếu sáng quang gián đoạn 150 lux 

58,64 

39,90 

96,66 

Đặng Văn Đông, 2005 

20

Đối với hoa hồng, nếu giảm cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thì năng 

suất và chất lượng hoa sẽ bị giảm. Ánh sáng không những ảnh hưởng tới số lượng 

cành hoa mà còn ảnh hưởng đến sự phát dục của hoa. Sự phân hoá mầm hoa không 

liên quan đến cường độ chiếu sáng nhưng sự phát dục các bước tiếp theo của hoa bị 

chịu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Tăng cường độ chiếu sáng có thể rút ngắn 

chu kỳ phát dục của hoa. Bởi vì cường độ và chất lượng ánh sáng ảnh hưởng đến 

quang hợp và khả năng sử dụng vật chất đồng hoá. Việc cung cấp chất đồng hoá cho 

cành non nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng và ra hoa. Trong điều kiện ánh sáng đầy 

đủ thì số lượng chất đồng hoá vận chuyển đến cành gấp nhiều lần vận chuyển đến các 

bộ phận khác ánh sáng đỏ là ánh sáng có ảnh hưởng tới sự phân phối chất đồng hoá, 

dùng ánh sáng đỏ cường độ thấp chiếu vào cành có thể tăng sự sinh trưởng của cành và 

sự phát triển của hoa, chiếu bổ sung ánh sáng trắng thì sẽ ức chế sự nảy mầm của cành 

và tăng tỷ lệ hoa bị hỏng, có thể dùng ánh sáng đỏ để khắc phục hiện tượng ức chế nảy 

mầm và hoa bị hỏng, điều này chứng tỏ sự phân hoá mầm hoa và hình thành cành mù 

rất mẫn cảm với sắc tố ánh sáng. 

Chiếu sáng bổ sung: ở vùng vĩ độ cao mùa đông ánh sáng không đủ ảnh hưởng đến 

sản xuất vì vậy cần chiếu sáng bồ sung để kích thích sự nảy mầm của mầm nách, việc 

tăng tốc độ sinh trưởng của cành, giảm lượng cành mù, tăng sản lượng và chất lượng 

hoa là cần thiết. Khosh - Khui và Geoge (1977) phát hiện ngay trong mùa hè chiếu 

sáng bổ sung cũng tăng được số lượng cành hoa 

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của chiếu sáng bổ sung tới số lượng và chất lượng hoa. 

Giống Frico 

Giống Gabrilla 

Sản lượng và chất lượng hoa 

Đ/c* 

Chiếu bổ sung  

87 Mmol m-2S-1 

Đ/c* 

Chiếu bổ sung  

87 Mmol m-2S-1 

Số lượng hoa hằng năm trên 10 m2

716 

1159 

562 

747 

Tỷ lệ hoa thương phẩm% 

100 

162 

100 

133 

Tỷ lệ hoa loại 1 (%) 

81 

85 

76 

84 

Tỷ lệ cành mù % 

13 

21 

11 

Độ dài cành hoa (râm) 

827 

1230 

712 

843 

Khosh - Khui và Geoge (1977) 

*Đối chứng là ánh sáng tự nhiên mùa đông 

Chiếu sáng bổ sung tăng chỉ số chất lượng hoa, tỷ lệ cành hoa và độ dài cành tăng. 

Tuy nhiên độ mẫn cảm với chất lượng ánh sáng không giống nhau giữa các giống khác 

nhau. 

Hoa layơn nếu giảm mức độ chiếu sáng lúc cây 3-4 lá dẫn đến tỷ lệ nở hoa và số 

hoa/bông sẽ bị giảm, ngày dài sẽ làm chậm quá trình nở hoa, thân cây vươn cao và làm 

tăng chất lượng của hoa layơn. Layơn là cây ưa ánh sáng, giai đoạn đầu sau khi trồng, 

cây sống nhờ vào dinh dưỡng của củ, khi cây ra lá cây sống nhờ vào sản phẩm quang 

21

hợp của lá. Sự phân hoá mầm hoa bắt đầu từ khi xuất hiện lá thứ 3 đến khi ra lá thứ 6, 

thứ 7 thì kết thúc. Trong thời kỳ này nếu ánh sáng không đủ thì sản phẩm quang hợp 

không đủ nuôi cây, ảnh hưởng đến chất lượng hoa (hoa tự bị khô héo và xuất hiện hoa 

mù). Vì vậy từ khi ra lá thứ 3 đến khi ra hoa, ánh sáng phải thật đủ, đặc biệt là trồng ở 

vụ đông Ngoài ra thiếu ánh sáng, Layơn rất dễ nhiễm bệnh, ngày ngắn, ánh sáng yếu 

cây thường bị bệnh héo rũ. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của 

cây. Cường độ chiếu sáng dưới 3500 lux thì cường độ quang hợp và thoát hơi nước 

của cây giảm, cây dễ mọc vống lên, cành lá yếu ớt, màu hoa nhạt. Nếu trồng vào vụ 

Đông thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ ánh sáng yếu, cần phải chiếu sáng bổ sung 

để cho mầm hoa phân hóa tốt, nhiều, hoa tự dài, đồng thời tăng được chất lượng hoa. 

Số giờ chiếu sáng tiêu chuẩn mỗi ngày là từ 12 đến 16 giờ và cường độ ánh sáng là 

6.000 lux là phù hợp nhất. 

2.4. YÊU CẦU VỀ ĐẤT TRỒNG TRỌT 

Đất là nơi trồng trọt của cây hoa, cũng là nơi cung cấp nước, dinh dưỡng và không 

khí có tác dụng rất quan trọng đến quá trình trồng trọt các loài hoa. Phần lớn các loài 

hoa đều được trồng trong đất, nhưng cũng có một số loài hoa được trồng trong các giá 

thể nhân tạo, điển hình là các loài hoa lan. Hiện nay với các công nghệ trồng hoa mới, 

nhiều loại đất nhân tạo được sản xuất để có thể trồng hoa theo hướng công nghiệp. Đất 

và giá thể trồng hoa tạo ra sự cân bằng động giữa các yếu tố nước, dinh dưỡng và 

không khí để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy việc chuẩn bị đất và giá thể có 

đầy đủ các điều kiện dinh dưỡng, nước và kết cấu thích hợp là điều kiện rất quan 

trọng, là yêu cầu cơ bản và điều kiện kiên quyết trong trồng hoa. 

Đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp, thoát nước, thẩm thấu khí tết, có khả năng 

giữ nước tết, có nhiều chất hữu cơ, độ pa từ 6,5 - 6,7. Đất có cấu tượng tốt là đất sau 

khi tưới nước được giữ lại trong đất không bị thấm nhanh, sau khi khô không bị nứt 

nẻ. Thành phần cơ giới của đất trồng hoa có thể chia thành 3 loại: 

- Đất pha cát có độ tơi xốp cao, độ hổng lớn, thông khí, thấm nước tốt nhưng độ 

phì kém. Hoa trồng ở đất này cần phải bón nhiều phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng 

cho cây. 

- Đất sét có tỷ lệ hạt sét cao, đất dính, canh tác khó, độ xốp kém, chặt dí không 

thích hợp cho trồng các loại hoa. 

- Đất thịt có tỷ lệ hạt cát và hạt sét cân đối nên có ưu điểm của cả hai loại đất, là 

loại đất trồng hoa lý tưởng. 

Độ sâu của đất và độ dày của tầng canh tác cũng rất quan trọng. Hầu hết các loài 

hoa khi trồng cần đất có ứng canh tác dầy từ 50cm trở lên, mỗi cây trung bình cần một 

lượng đất từ 100 - 120 dm3 đồng thời mực nước ngầm sâu >40 cm. Mực nước ngầm 

cao rễ kém phát triển, sản lượng thấp. 

Đất trồng hoa phải có nhiều lỗ hổng, đặc biệt là sự thông khí của tầng dưới ảnh 

22

hưởng rất lớn tới sự phát triển của rễ. Nói chung tỷ lệ khí trong độ hổng đất ở tầng 

dưới 30 cái phải đạt trên 20%, tầng trên 30 chỉ là 17% mới đạt yêu cầu. Người ta cho 

rằng trong tầng từ 0 - 50 cái tỷ lệ độ hổng không khí phải đạt 25- 30%, là phù hợp 

nhất. Trong điều kiện đất thoáng khí rễ thành thục màu vàng nâu, rễ non màu trắng; 

không thoáng khí rễ đen, rất ít rễ mới, rễ thường bị nứt nề, dễ nhiễm bệnh. 

Hầu hết các loại hoa đều thích hợp với đất có pH 6 - 6,5. Mỗi loại hoa thích hợp 

với khoảng pH của đất trồng trọt khác nhau. Hoa cúc tuy có tính thích ứng tương đối 

rộng với độ pH đất. Nhưng thích hợp nhất trong khoảng từ 6,2 - 6,7, nếu pH nhỏ hơn 6 

hoặc 5 là đất quá chua thì bón vôi để điều chỉnh. Mỗi m2 đất bón 354 g vôi có thể nâng 

nồng độ pH của đất lên 0,1 đơn vị. Bón phân mang tính kiềm như Nitrat Canxi cũng có 

hiệu quả. Để hạ độ pH có thể dùng sunphat nhôm hoặc sunphat sắt, 1 m3 đất hoặc 1 m3 

phân hữu cơ bón 354g một trong hai chất kể trên có thể hạ được độ pH xuống khoảng 

0,2 đơn vị. Trong từng hộ gia đình hoặc khi trồng trong chậu có thể tưới dung dịch 

sunphat sắt II có nồng độ 1/180 hiệu quả nhanh và an toàn, tuy vậy hiệu lực ngắn. Có 

thể dùng bột lưu huỳnh thay thế, mỗi mở đất bón 354g có thể hạ được 1 đơn vị pH. 

Bột lưu huỳnh có hiệu lực dài nhưng tác dụng chậm nên phải bón trước vào trong đất 

từ nửa năm. Các phân chua như nitrat muốn cũng có thể làm hạ độ pH. Đất quá chua 

bón nhiều hữu cơ cũng có tác dụng. 

Trước khi trồng hoa tốt nhất là đo độ pa đất để điều chỉnh. Dùng điện cực thuỷ tinh 

đo cho chính xác, ở quy mô nhỏ trong từng gia đình có thể dùng giấy đo pH để đo. 

Ở Việt Nam các loại đất trồng hoa thường được bố trí trên các vườn hộ gia đình và 

có thể trồng hoa quanh năm. Tuy nhiên để trồng hoa chuyên canh với diện tích lớn cần 

bố trí các công thức luân canh cho phù hợp. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây hoa 

có thể phân chia thành: hoa nhiều năm và hoa hàng năm. 

Hoa nhiều năm (hoa lưu niên): là các loài hoa trồng một lần nhưng có thể tồn tại 

trong nhiều năm, thu hoạch trong nhiều năm: hồng, đồng tiền, kèn… Loại hoa này 

thường được bố trí trồng ở các chân đất không bị ảnh hưởng đến các cây trồng khác: 

đất đồi bãi trồng hoa hồng ở Sapa, Đà Lạt hoặc bố trí trồng trên các chân đất 1 vụ, 

không ngập nước: hoa đào, quất cảnh, hoa hồng môn... Hiện nay với phương thức 

trồng hoa công nghiệp, loại hoa này có thể trồng trong các nhà kính, nhà plastíc để có 

thể điều chỉnh điều kiện ngoại cảnh phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây hoa. 

Hoa hàng năm: mỗi năm trồng và thu hoạch 1 lần, sau đó có thể bố trí trồng các 

cây trồng khác, đến thời vụ thuận lợi lại trồng vụ tiếp theo. hoa cúc, cẩm chướng, lily, 

layơn… Các loại hoa này có thể bố trí trên đất 2 vụ lúa trong đó vụ xuân trồng các loại 

hoa sau đó vụ Mùa có thể cấy lúa Mùa hoặc phổ biến hơn là trồng trên đất 3 vụ với 

công thức luân canh như sau: Lúa Xuân - lúa Mùa sớm - hoa (cúc, lay ơn, lily…) hoặc 

thường bố trí chủ động trên đất chuyên trồng rau như các vùng hoa ở Tây Tựu (Từ 

Liêm - Hà Nội) hoặc Mê Linh (Vinh Phúc). 

23

Đối với đất liên tục trồng 1 loại hoa thì phải khử trùng, tiêu độc hoặc luân canh vì 

đất có nhiều vi sinh vật gây bệnh và không cân bằng các nguyên tố dinh dưỡng. Cần 

luân canh hoa với các cây trồng khác, tốt nhất là luân canh với các cây trồng nước: lúa, 

rau... 

2.5. YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG 

Năng suất cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng phụ thuộc vào tác dụng tổng 

hợp của 4 yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, 

việc điều khiển các yếu tố nước và dinh dưỡng dễ hơn nhiều các yếu tố khác, trong đó 

điều chỉnh dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức 

chống chịu của cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: mức tăng năng 

suất cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng 

các loại phân bón trong canh tác. 

Căn cứ vào mức độ cần thiết của các nguyên tố đối với cây hoa, có thể chia làm 2 

loại: 

- Các chất dinh dưỡng rất cần cho cây hoa, đó là các chất sinh dưỡng nếu thừa, sẽ 

ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây. 

- Các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng có điều kiện cho cây hoa, là các nguyên tố 

có tác dụng tích cực đối với từng chức năng của cây. 

Căn cứ vào số lượng của các nguyên tố chứa trong cơ thể cây hoa, có thể chia làm 

3 loại: 

- Các nguyên tố đa lượng, có trong cơ thể thực vật với lượng từ vài phần trăm đến 

vài phần nghìn: N, P, K, Ca, Mg, Si, S... 

- Các nguyên tố vi lượng, có trong cơ thể thực vật với lượng rất nhỏ khoảng vài 

phần nghìn: Cu, Zn, Mo, Mn, Co... 

- Các nguyên tố siêu vi lượng có trong cơ thể thực vật với lượng cực nhỏ khoảng 

vài phần triệu: Rb, Cs, Se, Cd… 

Các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng chủ yếu là tham gia vào quá trình trao đổi 

chất thứ cấp hoặc là một thành phần của sản phẩm trao đổi chất. Thiếu hoặc thừa 

những nguyên tố này cũng đều có hại cho sinh trưởng của cây biểu hiện bên ngoài là 

sự xuất hiện màu lá không bình thường, xuất hiện nốt, gân lá không bình thường. 

Trong thực tế sản xuất trừ những vùng sinh lý đặc biệt, nói chung không có tính trạng 

thừa và thiếu vi lượng. Nhưng trong dịch dinh dưỡng nếu thiếu vi lượng hoặc tỷ lệ 

không thích hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và ra hoa của cúc. 

24

Bảng 2.7. Giới hạn nồng độ thích hợp và thiếu dinh dưỡng ở hoa cúc  

(Giống Good new. Lunt) 

Nguyên tố 

Phạm vi thích hợp Giới hạn nồng độ

Thiếu 

Bộ phận chẩn đoán

N (%) 

4,5-6,0 

4,0-4,5 

1,5-3,0 

Lá trên 

P (%) 

0,26-1,15 

0,17-0,26 

0,10-0,20

Lá trên , dưới 

K (%) 

3,5-10,0 

2,15-3,5 

0,20-2,0 

Lá dưới 

Ca (%) 

0,46-0,50 

0,40-0,46 

0,22-0,28

Lá trên 

Mg (%) 

0,06-1,50 

0,055 

0,045-0,13 

Lá dưới 

Fe (ppm) 

35 

Lá trên 

Mn (ppm) 

195-260 

3-4 

Lá trên, dưới 

B (ppm) 

25-200 

20 

18,1-19,5

Lá trên 

Cu (ppm) 

10 

5,0 

1,7-42 

Lá giữa, cành 

Zn (ppm) 

7-25 

7,0 

4,3-6,8 

Lá dưới 

Quách Trí Cương, Trương Vỹ, 1997 

Hiện nay trong sản xuất và nghiên cứu hoa, người ta thường áp dựng phương pháp 

chẩn đoán dinh dưỡng cây thông qua phân tích hoặc quan sát bộ lá của cây hoa với 5 

mức đánh giá 

- Thừa: ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng, sản lượng và chất lượng hoa. 

- Cao: ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng, đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác  

- Đủ cây sinh trưởng tốt nhất, cho sản lượng và phẩm chất tốt nhất 

- Thấp: cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém 

- Rất thiếu: ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và sản lượng 

2.5.1. Vai trò và yêu cầu đạm của cây hoa 

Đạm có vai trò thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hoa, đạm tạo nên nguyên 

sinh chất của tế bào, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho sự 

quang hợp. Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu ớt, là vàng, cây còi cọc, hoa bé, xấu. Thừa 

đạm cây sinh trưởng mạnh, cây yếu, thân mềm, dễ đổ, lốp, nhiều sâu bệnh, hoa chất 

lượng kém, độ bền thấp. 

+ Đối với hoa đồng tiền nếu thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây 

nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng kém, lá hoa cuống hoa đều nhỏ, lá bị vàng. Nghiêm 

trọng hơn cây ngừng sinh trưởng, rễ bị đen và cây khô chết. 

+ Đối với hoa cúc, đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của 

cây. Thiếu đạm cây yếu ớt, lá vàng sinh trưởng còi cọc, hoa bé, xấu. Thừa đạm cây 

sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm, yếu, dễ bị đổ ra hoa muộn cũng có thể 

không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển 

mạnh dẫn đến thất thu. 

+ Đối với hoa hồng, đạm là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần 

25

của axít amin, protein, axit nuclêic, men, chất kích thích sinh trưởng, vitamin. Đạm 

ảnh hưởng lớn nhất tới sản lượng và chất lượng hoa hồng, thiếu đạm cây sinh trưởng 

chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ 

nhỏ dài và ít cây thấp khả năng quang hợp giảm. 

2.5.2. Vai trò và yêu cầu về lân của cây hoa 

Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp 

chất hữu cơ trong cây hoa, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để 

cây có thể đồng hoá các chất dinh dưỡng khác. Lân tham gia vào thành phần của axít 

Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân 

thường chiếm từ 1 - 14% trọng lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng H2PO4

và HPO4

2-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi thiếu lân 

thì phần già biểu hiện trước và dẫn tới tích luỹ đạm dạng Nitrat gây trở ngại cho việc 

tồng hợp prôtêin. Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá có màu tím hoặc tím 

đỏ ảnh hưởng đến tổng hợp chất bột, hoa nở khó. Nhiều lân quá ức chế sinh trưởng 

dẫn tới thừa sắc. Bón đủ lân cây ra nụ và ra hoa sớm hơn. 

2.5.3. Vai trò và yêu cầu ka li của cây hoa 

Kali có vai trò quan trong trong việc vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ trong cây, 

kali có tác dụng tăng cường sức chống chịu chua cây hoa, đặc biệt đối với chống chịu 

rét và chống chịu sâu bệnh. Thiếu kali lá thường bị xoăn, có biểu hiện đốm nâu trên lá 

và cây sinh trưởng chậm. Kali tuy không tham gia thành phần cấu tạo của cây, nhưng 

thường tồn tại trong dịch bào dưới dạng ion, tác dụng chủ yếu là điều tiết áp suất thẩm 

thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây. Khi ánh sáng 

yếu Kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây. Trong cây kali 

di động tự do, thiếu kali sự sinh trưởng phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu 

xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đất ngắn lại, nụ hoa nhỏ và thường 

biến thành hoa mù. Kali ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với đạm và lân. 

Tuy nhiên thiếu kali sinh trưởng kém, thiếu nhiều quá ảnh hưởng tới việc hút Canxi và 

Magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân cành và chất lượng hoa. 

Đối với hoa đồng tiền nếu phiếu kali đầu chóp lá hoá già, vàng và chết khô, sau đó 

cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, đồng thời xuất hiện các đốm bị "luộc", 

cuống hoa mềm ra không đứng lên được. 

Bón phân N,P,K đầy đủ với tỷ lệ thích hợp có tác dụng tốt cho cây hoa sinh 

trưởng, phát triển cân đối đề đạt năng suất hoa cao, chất lượng hoa tốt. Tuỳ từng giai 

đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà sử dụng loại phân NPK với tỷ lệ thích hợp: 

- Giai đoạn cây sinh trưởng thân lá cần N nhiều nên bón loại phân có tỷ lệ đạm cao 

NPK = 20:10:10 hoặc 30:10: 10; 

- Để kích thích cây phân hoá mầm hoa, giai đoạn này cần bón phân có hàm lượng 

lân và kaly cao: NPK = 10:30:20 hoặc 10:52:10; 

26

- Khi cây đã ra hoa để cây chống chịu tốt, hoa đẹp, bền cần bón loại phân có hàm 

lượng kaly cao NPK = 15:10:30 hoặc 15:15:30. 

Các loại phân này có thể hoà loãng tưới vào đất hoặc phun lên lá (tỷ lệ 0,1%-0,2%) 

 2.5.4. Vai trò và yêu cầu canxi của cây hoa 

Canxi chủ yếu tham gia vào sự tạo thành vách tế bào và hoạt chất của nhiều loại 

men, có tác dụng rất quan trọng tới việc duy trì công năng của màng tế bào. Canxi có 

tác dụng đặc biệt trong việc duy trì cân bằng của môi trường bên ngoài, tăng cường sự 

nở hoa và tăng độ bền của hoa. Trong cây Canxi không di động tự do, thiếu Canxi 

phần bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó đỉnh ngọn chồi bị xám đen và chết, quanh mép 

lá non xuất hiện những vết màu tím lồi rồi lá khô và rụng. Thiếu canxi còn ảnh hưởng 

đến quá trình hút nước của cây, cây còi cọc, năng suất hoa giảm, thiếu nhiều thì lá non 

và điểm sinh trưởng bị chết, bị nát ở giữa, nụ bị teo và rụng. Canxi trong đất rất ít di 

chuyển vì vậy phải bón làm nhiều lần. Canxi có ảnh hưởng đến độ pH của đất, nếu đất 

quá chua người ta có thể dùng vôi để bón cải tạo độ chua (lượng vôi bột bón cho 1ha 

đất chua từ 500- 1000kg/ha). 

Đối với hoa đồng tiền nếu thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh 

nhạt, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô, nhưng lá già vẫn duy 

trì được trạng thái bình thường. Do thiếu canxi ảnh hưởng đến sự hình thành vách tế 

bào nên cuống lá, cuống hoa bị mềm không đứng lên được. 

2.5.5. Vai trò của magiê 

Magiê tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham gia vào thành phần của 

chất diệp lục, thiếu Magiê ảnh hưởng tới quang hợp, mặt dưới và gân lá bị vàng, thiếu 

nhiều quá gân lá thâm đen, lá bị rụng. Magiê còn tham gia vào quá trình tổng họ 

prôtêin và xúc tác cho một số loại men. Magiê có thể di chuyển trong cây do vậy có 

thể bổ sung magiê cho cây bằng cách phun phân có chứa magiê lên lá. 

2.5.6. Vai trò của lưu huỳnh 

Lưu huỳnh tham gia vào quá trình hình thành prôtêin. Cây hút lưu huỳnh dưới 

dạng SO4

2-. Lưu huỳnh di động trong cây rất yếu. Thiếu lưu huỳnh biểu hiện ở phần 

non rõ hơn phần già, prôtêin tạo thành ít, cây sinh trưởng chậm. Trồng hoa trong đất 

không cần bổ sung lưu huỳnh, chỉ trồng trong dung dịch mới cần bổ sung lưu huỳnh, 

thừa lưu huỳnh sẽ gây độc cho cây. 

2.5.7. Vai trò của sắt  

Sắt là thành phần của nhiều loại men có liên quan tới quang hợp. Thiếu sắt quang 

hợp giảm, lá non thiếu màu xanh. Sắt không di động được trong cây, thiếu sắt trước 

hết biểu hiện ở các phần non. Trong đất sắt thường tồn tại ở dạng Fe2O3, cây hút sắt ở 

dạng FeSO4. Nói chung trong đất không thiếu sắt nhưng do có nhiều hợp chất sắt cây 

không hút được dẫn tới thiếu. Khi hàm lượng axít phosphoric cao sắt không hoà tan 

27

được, độ pH trên 6,5 sắt cũng dễ bị kết tủa làm cho cây không hút nguyên tố này được. 

Đối với hoa đồng tiền thiếu Fe lá có màu vàng nhạt, gần như bị trắng, cây ngừng sinh 

trưởng. 

2.5.8. Vai trò của mangan 

Mangan không phải là thành phần của diệp lục nhưng có quan hệ chặt với sự hình 

thành diệp lục và quá trình quang hợp. Thiếu Mn quang hợp giảm, Mn làm tăng hoạt 

tính của rất nhiều loại men. Trong cây Mn và Fe có tính đối kháng, nhiều Mn thì thiếu 

sắt, sắt quá nhiều thì thiếu Mn. Khi thiếu Mn trên lá xuất hiện những vết vàng, hạn chế 

quang hợp.Đối với hoa đồng tiền thiếu Mn lá cây bị giòn, cong queo, thậm trí biến đỏ, 

lá mới ra, ít và nhỏ, cuống lá dài và nhỏ, gân lá non gồ lên. Sự hình thành hoa bị ức 

chế, hoa nhỏ. 

2.5.9. Vai trò của brome 

Brome có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hoá hoa, tới quá trình thụ phấn, thụ 

tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực, đồng thời còn có tác động tới sự chuyển hoá 

và vận chuyển của đường. Thiếu Br phần chóp ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành 

hoa cong, đốt ngắn lại. Nhiều Br quá mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến 

vàng. 

2.5.10. Vai trò của kẽm 

Kẽm là thành phần của men carboxylase kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp 

lục, kích thích quang hơp. Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng, 

thiếu kẽm chất kích thích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng 

của cây, đất ngắn lại, lá và gân lá thiếu màu xanh sau đó chuyển vàng, trắng và chết 

khô. 

2.5.11. Vai trò của đồng 

Đồng có trong coenzim, trong nhiều loại men oxydase, tham gia vào quá trình ôxy 

hoá - khử trong cây. Đồng có quan hệ rất chặt chẽ với việc hình thành chất diệp lục, 

quan hệ tới hiệu suất quang hợp đồng thời còn tham gia vào quá trình trao đổi của 

đường và prôtêin. Đối với hoa đồng tiền, thiếu đồng lá non bị gãy cong, cây bắt đầu 

khô từ đỉnh ngọn, sau đó cả cây bị chết. 

2.5.12. Vai trò của molipđen 

Molipđen là hoạt chất của nhiều loại men oxy hoá (oxydase), có liên quan tới sự 

đồng hoá đạm nitrát. 

Khi phát hiện các triệu chứng thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng trên cần 

bón bổ sung hoặc điều chỉnh các nguyên tố tương ứng để bảo đảm cho cây sinh trưởng 

phát triển bình thường. 

28

Chương III 

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA 

Cây hoa có nguồn gen rất lớn với rất nhiều loài, nhiều giống, do vậy có rất nhiều 

cách nhân giống khác nhau. Khi đã có giống hoa tốt, công tác nhân giống hoa có ý 

nghĩa quyết định thành công trong sản xuất hoa. Qua công tác nhân giống sẽ tạo được 

cây giống tốt, đồng đều với số lượng nhiều phục vụ công tác sản xuất hoa ở gia đình 

hoặc sản xuất hoa theo phương thức công nghiệp. 

Do cấu tạo về đặc điểm thực vật học rất khác nhau của nhiều loài, nhiều giống nên 

cây hoa có thể được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau: 

- Phương pháp nhân giống hữu tính: gieo hạt 

- Phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, củ 

giống, lá cây. 

Tuỳ thuộc vào loài hoa, giống hoa và điều kiện trồng trọt mà có thể lựa chọn hình 

thức nhân giống phù hợp. 

3.1. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH 

Đây là hình thức nhân giống tương đối phổ biến của một số loài hoa có hạt như: 

cẩm chướng, cúc, magic, mõm chó, su xi, hướng dương.... Một số loài hoa khác mặc 

dù phương pháp nhân giống vô tính là chủ yếu nhưng để phục vụ công tác nghiên cứu 

hoặc lai tạo người ta cũng dùng phương pháp nhân giống hữu tính layơn, lily… 

Phương pháp nhân giống bằng gieo hạt có các ưu nhược điểm sau: 

- Uu điểm: Nhân giống nhanh, số lượng nhiều, hệ số nhân giống cao, có thể tạo 

giống mới từ phương pháp nhân giống này bằng khi lai tạo. 

- Nhược điểm: Do thụ phấn tự do trong tự nhiên nên dễ lẫn giống, cây con không 

đồng đều, năng suất thấp, hạt hoa thường nhỏ, không hoàn chỉnh nên tỷ lệ nảy mầm 

thấp. Nhân giống bằng gieo hạt ngoài áp dụng đối với một số cây hoa còn đừng để tạo 

cây gốc ghép từ cây thực sinh với bộ rễ khoé, sinh trưởng mạnh. Mặt khác tuổi sinh lý 

của gốc ghép trẻ do vậy tuổi thọ của cây dài. 

Tuỳ theo từng giống hoa, sau khi thu hoạch có thể phải gieo ngay, hoặc có thể bảo 

quản một thời gian để hạt hoàn thành quá trình chín sinh lý. Kích thước hạt và độ dày 

vỏ hạt có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống, sức sống và khả năng nảy mầm.  

Những giống hoa có hạt quá nhỏ như hạt hoa phong lan và địa lan, hạt thường có câu 

tạo không đầy đủ có phôi nhưng không có nội nhũ nên chất dinh dưỡng chứa trong hạt 

không đủ cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm của hạt. Hạt hoa lan cũng như 

một số loại hạt tương tự thường không bảo quản được lâu, phải gieo ngay sau khi thu 

hoạch hạt dược một vài ngày, muốn bảo quản được lau phải có phương tiện kỹ thuật 

29

bảo quản đặc biệt.  

Sức sống và tỷ lệ nảy mầm của hạt độ thuần cửa hạt phụ thuộc nhiều giống, điều 

kiện ngoại cảnh và các phương pháp xử lý khi gieo. Đối với các giống hoa có nguồn 

gốc ôn đới và á nhiệt đới nhiệt độ khi hạt nảy mầm thường cần thấp hơn so với những 

giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới. 

Khi gieo hạt cần xác định lượng hạt gieo cho một đơn vị diện tích gieo trồng bằng 

cách căn cứ vào độ sạch, tỷ lệ nẩy mầm và khoảng cách cây gieo trên vườn ươm. 

Cây con mọc từ hạt thường không duy trì được đặc tính tết của mẹ và đa số cây 

giống có tỷ lệ kết hạt thấp, nhan giống bằng hạt đối với hoa hồng chủ yếu là để tạo 

giống bằng phương pháp lai. Nhưng đối với một số giống tầm xuân nhiều hạt thì có 

thể dùng để tạo ra số lượng lớn gốc ghép. Gốc ghép gieo từ hạt đa số chọn loài tầm 

xuân dại ở bản địa vì nó có sức sống khoẻ, khả năng thích ứng tốt, chống bệnh cao, 

đây là những chỉ tiêu lý tưởng. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là: tỷ lệ kết 

hạt thấp, hạt nảy mầm khó khăn và cây con không đều. 

- Các phương pháp xử lý hạt giống trước khi gieo: 

+ Phương pháp vật lý nhằm kích thích sự nẩy mầm của hạt, sử lý hạt bằng cách 

ngâm nước nóng 500C trong 2 giờ, sau đó rửa nước chua 2-3 lần bằng nước lã, tiếp tục 

ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ 22-300C trong 24 giờ, ủ hạt cho đến khi hạt nảy 

mầm. 

+ Xử lý hạt bằng hoá chất nhằm diệt khuẩn có thể tiến hành khử trùng bằng thuốc 

tím (KMnO4) nồng độ 0,5% - 0,1 % trong 2-3 giờ hoặc H2BO3 nồng độ 0,02- 0,05%, 

MgSO4 nồng độ 0,02- 0,1%, CuSO4 nồng độ 0,005%, KNO3 nồng độ 0,05- 2%. 

- Kỹ thuật gieo: 

+ Hạt loại nhỏ (lay ơn, cúc...): khi gieo phải trộn hạt với cát hoặc đất bột khác màu 

với đất mặt luống gieo. Khi gieo hạt phải chia hạt gieo nhiều lần để cho hạt phân bố 

đều trên luống, sau đó dùng đất bột màu khác rắc lên luống cho đến khi phủ kín hại là 

được.  

+ Những hạt loại vừa: trước khi gieo, trên luống đã chuẩn bị sẵn dùng cuốc rạch 

rãnh sâu 3cm rồi gieo hạt, hoặc gieo thẳng hạt vào bầu đất hoặc chậu với khoảng cách 

2x2cm, độ sâu lấp đất 1 - 1 ,5cm. 

+ Những hạt loại lớn: cũng gieo như hạt vừa nhưng độ rạch sâu 5-7cm, khoảng 

cách 3x3cm, gieo xong phủ 1 lớp đất dày 2-3cm lấp kín hạt. 

Sau khi hạt nẩy mầm cần chăm sóc để cây đủ tiêu chuẩn thì có thể trồng cây con ra 

vườn sản xuất. 

30

3.2. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VÔ TÍNH 

Là hình thức tạo ra các cây mới nhờ các cơ quan sinh dưỡng, không có quá trình 

thụ phấn thụ tinh. Trong phương pháp này có các hình thức: chiết cành, tách chồi, tách 

mầm, ghép cây, nuôi cấy Invitro. 

Các hình thức nhân giống vô tính có các ưu nhược điểm sau: 

- Uu điểm: cây con giữ được các đặc điểm quí của cây mẹ, tạo được cây giống 

đồng đều với số lượng lớn. 

- Nhược điểm: một số hình thức nhân giống phải đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, 

cây hân giống liên tục quá nhiều đời thì dễ bị thoái hoá. 

3.2.1. Nhân giống bằng chiết cành 

Là hình thức phổ biến đặc biệt trong hoa cây cảnh dùng chủ yếu cho một số cây 

cảnh mọc rễ khó và quý hiếm như cây tùng, cây bách, ngọc lan, mẫu đơn… 

- Chọn cành: Để chiết được cành tết phải chọn những cành đều tán, lá bánh tẻ và 

cành ở giữa tán, không chiết các cành la, cành vượt. Chọn cành khoẻ, lá xanh đậm 

không sâu bệnh, cành không có hoa quả, cành có đường kính 0,4 - 1 em ở gốc cành, 

chiều dài cành 30 - 40 cm là thích hợp. 

- Thời vụ: ở các tỉnh phía Bắc, chiết cành chủ yếu vào vụ xuân, nhưng khi chiết 

cần phải căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây và thời tiết. Một số cây có thể chiết 

cây vào tháng 11  tháng 12 thời kỳ cây ngủ nghỉ, lưu thông nhựa ít (hoa ngọc lan 

thường được chiết vào tiết Đông chí 22-24/12) 

31

- Khoanh vỏ cành chiết sau khi chọn cành, ta cắt một khoanh vỏ dài từ 1,5 - 2,5 

em; bóc vỏ, cạo sạch. Sau khi khoanh vỏ, phơi cành trong điều kiện tự nhiên 2- 3 ngày 

đối với cây khó ra rễ. Để nâng cao khả năng ra rễ của cành chiết có thể dùng chất kích 

thích sinh trưởng: NAA, IAA, IBA… nồng độ 2000 - 8000ppm bôi vào vết cắt và bó 

bấu ngay hoặc có thể pha các chất kích thích thành dung dịch với nồng độ 10-100ppm, 

trộn đều với hỗn hợp bầu để bó vào chỗ khoanh của cành chiết. 

- Nguyên liệu bó bầu: là những chất xốp giữ ẩm, tạo điều kiện cành chiết ra rễ tốt: 

có thể dùng rơm rạ mục, bèo khô hoặc mùn cưa, khử trừng bằng hơi nóng diệt khuẩn 

phơi khô sử dụng dần. Cũng có khi dùng bùn ao, đất nhẹ pha cát phơi khô, đập nhỏ rây 

lấy bội trộn 7 đất + 3 rơm rác, làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hoà. 

- Bó bầu: Tạo bầu có hình thuôn dài, đưa vào chỗ khoanh của cành chiết, buộc dây 

2 đầu và ở giữa bầu để cố định bầu trên cành chiết. 

- Cắt cành, giâm cành: Sau khi chiết 30 - 40 ngày hoặc có khi lâu hơn, trên bầu sẽ 

ra nhiều rễ, rễ chuyển sang màu vàng, có nhiều rễ tơ là có thể cắt cành chiết đưa đi 

trồng. Những cây trồng khó sống, cần phải hạ xuống một khu giâm riêng, sau khi cây 

ra rễ và lá mới trồng ra ruộng sản xuất. 

3.2.2 Nhân giống bằng tách chồi 

Thường áp dụng trên cây ngắn ngày (cúc, đồng tiền, thược dược). 

- Uu điểm: cây nhanh ra hoa, sớm được thu hoạch, giữ được các đặc điểm tốt của 

cây mẹ. 

- Nhược điểm: cây không đồng đều, hệ số nhân thấp, dễ bị lan truyền các loại nấm 

bệnh. 

Để tiến hành người ta thường trồng ở mật độ dày, chăm sóc, vun gốc để cho cây 

mẹ ra nhiều chồi. Cây tách chồi có thể trồng trực tiếp ra vườn sản xuất hoặc giâm ươm 

trong vườn ươm khi cây đạt tiêu chuẩn và thời tiết thuận lợi sẽ đem trồng ở vườn sản 

xuất. Việc lấy giống bằng cách tách chồi không được nhiều, nhưng cây thường ra hoa 

32

nhanh, hoa cũng có chất lượng tốt. 

Nhân giống bằng cách tách cây thường thực hiện vào tháng 4-5, lúc này có khí hậu 

thích hợp và từ 1/5-1/10 là thời gian nhiệt độ cao, là thời gian hoa cắt kể cả hoa đồng 

tiền bán được số lượng ít, giá rẻ, cây mẹ trồng trong nhà vườn sau khi ra hoa rộ, sản 

lượng hoa không nhiều nên không ảnh hưởng lớn đến giá trị sản lượng sau khi tách 

cây. Cây con sau khi tách trồng 4-5 tháng đến tháng 10 lại có thể ra hoa nên có thể có 

hiệu quả kinh tế cao. Khi tách chú ý vị trí vết tách phải ở chỗ tiếp xúc nhỏ nhất giữa 

các nhánh để không làm tổn thương lớn đến chồi được tách. 

3.2.3. Nhân giống bằng củ 

Một số loài hoa lay ơn, huệ, loa kèn, lily... thường trồng bằng củ. 

- Ưu điểm: cây nhanh ra hoa, giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ. 

- Nhược điểm: cây không đồng đều nếu không được phân loại của tốt, hệ số nhân 

thấp dễ bị lan truyền các loại nấm bệnh. 

Muốn có củ giống tốt, vườn cây giống phải được bón phân đầy đủ cân đối, đặc biệt 

lưu ý tăng cường phân kali để củ không bị sâu bệnh, to. Thu củ vào ngày nắng ráo, củ 

được rửa sạch hong khô và xử lý khử trùng rồi đưa vào kho cất giữ. Kho bảo quản phải 

khô ráo, sạch sẽ hạn chế mầm mọc sớm. Tuỳ theo củ mà có thể đưa ra trồng ngay hoặc 

bảo quản trong thời gian dài khi có điều kiện thì trồng ra vườn sản xuất. 

Đối với hoa tay là loại nhân giống chủ yếu bằng củ, đối với các cây nhỏ cần ngắt 

nụ và nhổ bỏ cây bị bệnh một cách kịp thời. Khi cây thu hoạch hoa, để một thời gian lá 

héo nên đào củ ngay. Khi đào củ không tách củ ngay củ mẹ với củ con, đợi 1-2 ngày 

sau loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô 

mát, tránh không được phơi ra ánh nắng làm khô vẩy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa 

khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi dâm mát 2-3 ngày, để cho dinh dưỡng trong thân dồn 

hết về củ rồi mới cắt thân. Mỗi củ mẹ đều có thể có 3-5 củ con tương đối lớn (chu vi 

33

5cm trở lên) và 4 - 8 củ nhỏ (chu vi 1-3cm). Củ mẹ được phân loại theo độ lớn để 

dùng, lấy củ con có chu vi 5cm trở lên đem trồng sau 1 năm có thể thành củ để sản 

xuất hoa (loạn) trở lên. Củ có chu vi 1-3cm thì phải trồng 2 năm mới thành củ sản xuất 

hoa được. 

3.2.4. Nhân giống bằng giâm cành 

Là phương pháp nhân vô tính, người ta cắt rời một bộ phận cành hay rễ. Tìm các 

biện pháp tác động cho chúng ra rễ, để trở thành cây sống độc lập, phát triển tốt. Hiện 

nay thường áp dụng đối với một số loài hoa cúc, hồng, cẩm chướng… 

* Ưu điểm 

- Có hệ số nhân giống cao vì từ 1 đoạn cành, 1 đoạn rễ hoặc 1 đoạn thân ta có thể 

tạo ra một cây giống mới. 

- Cây giống giữ được những đặc điểm di truyền quí của cây mẹ 

- Vườn cây đồng đều nên thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch 

- Có thể tạo ra vườn gốc ghép đồng đều từ các cây giâm cành, khắc phục sự không 

đồng đều của cây gieo hạt (sử dụng giâm cành Tầm xuân làm gốc ghép cho các giống 

hoa hồng quí). 

- Có thể sản xuất cây giống theo qui mô công nghiệp. 

* Nhược điểm: 

- Cây giống nhỏ, sinh trưởng chậm ở thời kì đầu nên thời gian tạo cây giống lâu. 

- Nếu sản xuất lớn phải đầu tư các trang thiết bị (nhà giâm, máy phun mù...)  

* Các bước tiến hành 

+ Chọn những cành bánh tẻ từ các cây mẹ khoẻ mạnh, được phòng trừ sâu bệnh 

tốt, cắt thành từng đoạn dài 13 - 15 em, trên đó có mang từ 2- 3 mắt khoẻ, rồi giâm vào 

trong đất cho đến lúc ra rễ. Những cây to nhiều nhựa mủ, cần cắt đoạn cành để cho ráo 

nhựa mủ rồi mới đem giâm. 

Đất giâm phải là đất cát, phù sa nhẹ, đất xốp có thể giữ ẩm tốt và thoáng khí. Đất 

phải xử lý hoá chất để diệt nấm, vi khuẩn, có thể dùng Formalin 1180 xử lý đất trước 

7- 10 ngày, đất đã dùng nhiều lần phải thay đất khác hay phải khử trùng triệt để. 

Hom khó ra rễ, nảy mầm, ta nên xử lý chất kích thích, có thề dùng IBA, 

.NAA... 

nên xử lý nhanh ở nồng độ 2000 - 10.000 ppm. Sau khi cắm hom, phải phun nước giữ 

ẩm, thường phun mù để thâm hom luôn bão hòa hơi nước, tránh sự thoát hơi nước làm 

chết hom. Sau khi phun có thể dùng màng Polyetylen che đậy để chống gió, không bốc 

hơi nước nhanh, hoặc phủ một lớp rơm rạ mỏng thay màng Polyetylen để giữ ẩm.  

Sau khi giâm cành nếu không có hiện tượng cành thâm đen, thối... là dấu hiệu sẽ 

cành giâm ra rễ. 

34

Khi rễ có màu vàng nhạt, hay màu lì sắt, khi nhổ lên có bám nhiều đất bột xung 

quanh rễ, lúc dù có thể đem trồng, cũng có khi cây yếu, ta phải cho qua vườn ươm để 

cây làm quen với ánh sáng, đất đai. 

Một số hoa kết hợp vườn ươm và nhà giâm ngay tại chỗ. Trên vườn ươm chia ra 

các luống 1,2m - 1,5 m đất làm nhỏ, nện hơi chặt, mặt luống rải một lớp cát mỏng 5- 

10 cm sau đó cắm cành giâm. Cắm cọc đầu luống làm giàn phủ cót để cây ra rễ, sau đó 

mở che sáng dần dần. 

3.2.5. Nhân giống bằng ghép cây 

Ghép là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng sự kết hợp của bộ 

phận cây này với bộ phận cây khác tạo thành một tổ hợp ghép cùng sinh trưởng, cùng 

phát triển như một cây thống nhất. Khi ghép ta gắn một bộ phận của cây giống (mắt 

ghép hay cành ghép) sang một gốc cây khác (gọi là gốc ghép) để tạo nên một cây mới, 

mà vẫn giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Bằng các biện pháp nhất định 

làm cho tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép hoặc cành ghép tiếp xúc với nhau, nhờ 

sự hoạt động và tái sinh của mô phân sinh tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép 

gắn liền với nhau, cây ghép sẽ phát triển thành một thể thống nhất. Cây hoa ghép 

thường được áp dụng đối với một số loài hoa: đào, hồng, mai... 

* Ưu điểm 

- Cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao nhờ rễ của gốc ghép hoạt động tốt. 

- Cây ghép giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ, điều này có được do mắt ghép 

lấy từ cơ quan sinh trưởng trên cây mẹ đã thành thục, các đặc tính di truyền đã ổn 

định.  

- Cây ghép sớm ra hoa vì tuổi của mắt ghép và cành ghép đã thành thục, có thể tiếp 

tục giai đoạn phát dục của cây mẹ. 

- Có hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng lớn cây 

giống 

- Duy trì được nòi giống đối với những giống không có hạt hoặc chiết, giâm cành 

khó ra rễ. 

35

- Nâng cao được sức chống chịu của giống: chịu hạn, chịu úng, chịu sâu bệnh,... 

trên cơ sở chọn được giống gốc ghép thích hợp. 

* Nhược điểm 

- Cây ghép dễ bị nhiễm bệnh nếu không chú ý chọn mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh. 

- Đòi hỏi cán bộ nhân giống phải có trình độ, có tay nghề thành thạo. 

Phải có các dụng cụ chuyên môn: dao ghép, kéo cắt cành, dây nilon… 

Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng 

thoái hoá giống 

- Các bước tiến hành: 

+ Chuẩn bị gốc ghép: cây gốc ghép thường cùng bộ, cùng họ, cùng loài với cây 

ghép được sản xuất bằng cách gieo hạt trên luống hoặc trong bầu ngon (đào, mận....) 

hoặc giâm cành (hồng, thược dược...) 

+ Thời vụ ghép thường ghép khi có thời tiết mát: vụ Xuân (tháng 2-4), vụ Thu 

(tháng 8-10). Một số loại cây rụng lá đào, mai có thể ghép vào vụ Đông trước khi cây 

bật mầm. 

+ Các phương pháp ghép có nhiều cách ghép, nhưng thường được chia làm 2 loại 

ghép cành và ghép mắt: 

Ghép cành: ghép áp, ghép nêm, ghép cành bên... 

Ghép mắt: cửa sổ, chữ T, mắt nhỏ có gỗ... 

Một số cách ghép thông dụng: 

- Ghép áp 

Cây gốc ghép được trồng trong túi bầu PE (polyetylen) kích thước 10 x 15cm hoặc 

15 x 20cm. Khi gốc ghép có đường kính tương đương cành ghép ta chọn vị trí treo gốc 

ghép và sửa sang cành ghép: cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép. Dùng dao 

sắc cắt vát qua phần vỏ đến phần gỗ của gốc ghép và cành ghép (dài 1,5 - 2,0 cm, rộng 

0,4 - 0,5cm). Dùng dây ngon buộc chặt gốc ghép và cành ghép lại với nhau ở vị trí 

ghép. 

Hàng ngày tưới nước cho cây gốc ghép và cây mẹ. Sau ghép 30 - 45 ngày, vết 

ghép liền có thể cắt gốc của cành ghép và ngọn của gốc ghép để tạo thành cây ghép. 

Để bảo đảm ta có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần lần đầu cắt 1/2 đường kính, sau 5-10 

ngày thì cắt hoàn toàn. Kiểu ghép này cho tỷ lệ sống cao, nhưng tốn công và hệ số 

nhân giống thấp, chỉ áp dụng đối với việc nhân giống một số cây hoa khó ghép mà 

không cần đến số lượng cây giống lớn. 

- Ghép nêm hay ghép cành bên 

Kiểu ghép này còn gọi là ghép đoạn cành, đây là kiểu ghép tương đối phổ biến đối 

36

với nhiều loại cây ăn quả; loại ghép này thường áp dụng đối với các loại cây khó lấy 

mắt: gỗ cứng, vỏ giòn, khó bóc hoặc ghép trong những thời vụ khó khăn khi nhiệt độ 

và ẩm độ tháp, sự chuyển động nhựa trong cây kém. Hiện nay kiểu ghép cành bên 

được áp dụng nhân giống ở cây hoa hồng, cây cảnh... 

Thao tác cụ thể như sau: 

+ Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn thân cách 

mặt đất 15-20cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân dễ tiêu, tưới nước để cây chuyển động 

nhựa tốt (nên để lại những lá mọc ở gốc ghép nhằm tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho 

cây ghép sau khi ghép). 

+Trên cây lấy cành ghép, chọn các cành "bánh tẻ" có lá to, mầm ngủ tốt, cắt thành 

từng đoạn 20-30cm, cắt bỏ lá (chú ý không để mầm ngủ bị sây sát), bó thành từng bó 

và bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải, giấy ẩm. 

+ Dùng kéo cắt cành cắt ngang gốc ghép cách mặt đất 20-25cm, chẻ dọc gốc ghép 

theo chiều từ trên xuống dưới dài 2-3cm. Vết chẻ ở chính giữa gốc ghép (đối với ghép 

nêm) hoặc một phần vỏ của gốc ghép (đối với ghép cành bên). 

+ Cắt 1 đoạn cành ghép có 2-3 mắt ngủ, dùng dao vát 2 bên gốc cành ghép (đối 

với ghép nêm) hoặc vát 1 bên (đối với ghép cành bên). Chú ý vết cắt vát phải thật 

phẳng để cành ghép có thể tiếp xúc tốt với gốc ghép. 

+ Đưa cành ghép vào phần đã chẻ của gốc ghép làm sao cho phần vỏ của gốc ghép 

phải được tiếp xúc với phần vỏ của cành ghép thật khít. Dùng dây nilon chuyên dùng 

buộc thật chặt phần ghép giữa gốc ghép và cành ghép, sau đó buộc cuốn lên cả phần 

cành ghép để giảm sự thoát hơi nước của cành ghép hoặc dùng 1 túi nilon nhỏ chụp ra 

ngoài bao cả cành ghép và mắt ghép. 

+ Sau 2-3 tuần, mầm ghép từ cành ghép mọc và đâm thủng ngon mỏng chui ra 

ngoài. 

- Ghép mắt 

Đây là phương pháp ghép rất phổ biến áp dụng cho nhiều loại cây hoa khác nhau. 

Kiều ghép này đơn giản, dễ làm, hệ số nhân giống cao. Sau đây xin giới thiệu 2 kiểu 

ghép mắt được áp dụng rộng rãi: 

37

- Ghép mắt kiểu "Cửa sổ":: 

Thường áp dụng đối với các loại cây hoa có vỏ dày, gốc ghép và cành ghép có 

đường kính tương đối lớn, nhựa trong cây chuyển động tốt, dễ bóc vỏ: ngọc lan, hải 

đường, hồng… 

+ Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn thân cách 

mặt đất 15-20cm, làm sạch cỏ vườn, bón phần dễ tiêu, tưới nước để cây chuyển động 

nhựa tốt. 

+ Trên cây ấy cành ghép, chọn các cành "bánh tẻ" có lá to, mầm ngủ tốt, có kích 

thước đường kính cành: 0,3-0,5 cm, cắt thành từng đoạn 20-30cm, cắt bỏ lá (chú ý 

không để mầm ngủ bị sây sát), bó thành từng bó và bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải, 

giấy ẩm. 

+ Tại gốc ghép chọn chỗ nhẵn nhụi, cách mặt đất 20 - 25cm, mở một "cửa sổ" ở 

phần vỏ có kích thước 1x 2cm theo hình chữ nhật dọc. Chú ý không làm sây sát lớp 

tượng tầng sát phần gô của gốc ghép 

+ Bóc 1 miệng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng "cửa 

sổ" đã mở. 

+ Đưa mắt ghép vào "cửa sổ" của gốc ghép, đậy "cửa sổ"  lại, dùng dây nilon cuốn 

chặt, kín mắt ghép tạo sự tiếp xúc giữa gốc ghép và mắt ghép. 

+ Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi là thao tác 

ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, chết thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc 

ghép. 

+ Sau khi cởi dây nilon 5-7 ngày thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc 

ghép phía trên mắt ghép 1-2 cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối diện của mắt 

ghép để nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép. 

- Ghép chữ "T" 

Thường áp dụng đối với các loại cây hoa có vỏ mỏng, gốc ghép và cành ghép có 

đường kính tương đối nhỏ, cành ghép không phẳng, có mấu lồi, khó bóc vỏ: hoa 

hồng...  

+ Chuẩn bị gốc ghép như đối với ghép "cửa sổ" 

38

+ Cách mặt đất 15-20 chỉ dùng dao rạch ngang vỏ 1 cm, đặt dao chính giữa vết 

rạch trên, rạch 1 đường dọc theo thân cây dài 2-3 cm theo chiều từ trên xuống dưới. 

+ Cắt mắt ghép nhỏ có đính cuống lá và mắt ghép ở bên ngoài và 1 lớp gỗ mỏng ở 

bên trong. 

+ Đưa mắt ghép vào chỗ đã mở ở gốc ghép theo chiều từ trên xuống dưới, dùng 

dây ngon cuốn chặt, kín mắt ghép gắn chặt giữa gốc ghép và mắt ghép. 

+ Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi cuống lá 

vàng và rụng là thao tác ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, cuống lá không rụng, 

thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc ghép. 

+ Sau 5-7 ngày cởi dây nilon thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép 

phía trên mắt ghép 1-2 cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối của gốc ghép để 

nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép. 

Trên đây là một số kiểu ghép chủ yếu đối với nhân giống cây hoa. Căn cứ vào từng 

giống, loài, điều kiện cụ thể của gốc ghép, mắt ghép, cành ghép và thao tác của người 

ghép có thể chọn kiểu ghép cho thích hợp. 

- Chăm sóc cây sau khi ghép 

+ Sau khi cắt ngọn gốc ghép, các mầm gốc ghép mọc lên nhiều, cần loại bỏ để tập 

trung dinh dưỡng cho mầm của mắt ghép phát triển. Khi mầm ghép cao 15-20cm thì 

bắt đầu làm cỏ, vun gốc và bón phân. Mầm ghép cao 40-50cm thì tuỳ giống cây hoa có 

thể bấm ngọn, tạo hình, để trên cây 2-3 cành cấp 1, cách nhau 15-20cm phân bố về các 

phía để tạo khung tán cho cây. 

+ Chú ý phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại sâu ăn lá, hại mầm non của cây ghép. 

- Bảo quản cành ghép, mắt ghép 

+ Cành ghép sau khi cắt phải được ghép ngay, để lâu tỷ lệ ghép sống sẽ thấp. Nếu 

phải vận chuyển xa có thể cắt cành ghép dài 20-30cm, để hom trong bẹ chuối, giấy bản 

hoặc vải hàng ngày dấp nước 2 lần. Khi ghép loại bỏ những mắt ở đầu và cuối cành 

ghép. 

- Dụng cụ và thao tác ghép 

Để ghép thành công, dụng cụ và thao tác ghép cần chú ý thực hiện tốt các vấn đề 

sau: 

+ Dao ghép phải bằng loại thép tốt, đủ độ cứng, tốt nhất là loại thép không gỉ, dao 

phải được mài sắc để đảm bảo cắt mát ghép, cành ghép phải phẳng, mịn, ngọt, không 

xơ và chính xác. Dao ghép tốt nhất là loại dao ghép Trung Quốc mài phẳng 1 bên để 

khi cắt vết cắt không bị vặn. 

+ Dây ghép nên dùng loại dây ngon tự huỷ chuyên để ghép, vừa bền, chắc. 

39

+ Kéo cắt cành dùng để cắt cành ghép, gốc ghép không bị dập nát. 

+ Thao tác cắt mắt ghép, gốc ghép phải nhanh, chuẩn xác để tránh ôxy hoá và tạo 

mặt phẳng không có khe hở giữa gốc ghép với mắt ghép hoặc cành ghép. 

+ Khi buộc dây nilon phải chặt và chuẩn xác để tượng tầng của gốc ghép với cành 

ghép hoặc mắt ghép được gắn khít vào nhau. 

3.2.6. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào 

Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là phương pháp nhân giống vô tính tiên tiến 

nhất hiện nay. Bộ phận để nhân giống có thể là ngọn cây, ngọn cành, nhánh một phần 

của lá, hoa, rễ cây. Nhân giống hoa ở các nước tiên tiến đều sử dụng phương pháp nuôi 

cấy mô tế bào đối với cây hoa cúc, cẩm chướng, đồng tiền, loa kèn, layơn... 

- Ưu điểm: cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng, 

phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân 

giống khác. 

- Nhược điểm phải đầu tư các phương tiên kỹ thuật, hoá chất. Giá thành cây con 

giống cao, khó áp dụng. 

- Các bước tiến hành với các bước chính sau: 

+ Chọn vật liệu để nuôi cấy (đỉnh sinh trưởng, mầm ngủ, đỉnh sinh trưởng rễ, mô 

lá) và khử trùng. Để khử trùng mô thực vật, người ta thường dùng một số chất hoá học 

như: HgCl2, H2O2… Và tuỳ thuộc vào từng loại mô thực vật mà lựa chọn loại hoá chất, 

nồng độ và thời gian xử lý hoá chất thích hợp. 

+ Tái sinh mẫu nuôi cấy: Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ hợp 

chất Auxin/Xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy. 

+ Nhân nhanh chồi: Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hoà 

sinh trưởng (Auxin, Xytokinin, Gibberellin...), các chất bổ sung như nước dừa, nước 

chiết nấm men, dịch thuỷ phân Casein… kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng 

thích hợp. Tuỳ thuộc vào từng đối lượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh các cụm 

chồi hay kích thích sự phát triển của các chồi nách (vi giâm cành) hoặc thông qua việc 

lạo cây từ phôi vô tính. 

+ Tạo cây hoàn chỉnh: chuyển các chồi, mầm ngủ từ môi trường nhân nhanh chồi 

sang môi trường ra rễ để tạo ra cây con hoàn chỉnh. Sau 2-3 tuần, từ những chồi riêng 

lẻ này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này thường bổ sung vào 

môi trường nuôi cấy các Auxin là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng tạo 

rề phụ từ mô nuôi cấy.Trong nhóm này, các chất IAA, IBA, NAA được sử dụng nhiều 

nhất để tạo rễ cho chồi invitro. 

+ Đưa cây con ra vườn ươm với giá thể phù hợp: Chuyển cây con invitro từ trạng 

thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng, do đó phải bảo đảm các điều kiện 

40

ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng. ẩm độ, giá thể...) phù hợp để cây con đạt tỷ lệ sống cao 

trong vườn ươm. 

+ Đưa cây con ra vườn sản xuất. 

Hiện nay nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng ở một số loài hoa: 

đồng tiền, cẩm chướng… và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Cây 

hoa được nhân giống từ nuôi cấy mô tế bào có năng suất rất cao (gấp 3-4 lần so với 

các cách nhân giống khác), chất lượng giống hoa tốt. Vùng hoa Mê Linh (Vĩnh Phúc), 

Tây Tựu (Hà Nội) hiện nay hầu hết các giống hoa đồng tiền mới đều được trồng bằng 

cây nhân giống từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 

41

Phần II 

CHUYÊN KHOA 

Chương IV 

KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG 

Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hoa 

hồng to, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng và được xem là "Hoàng hậu của các 

loài hoa". Nó tiêu biểu cho hoà bình, tuổi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, niềm 

vui và sự tốt lành. 

Các nước sản xuất hoa hồng chính là Hà Lan, Mỹ, Côlômbia, Nhật, Israen, trong 

đó Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới. Mỹ là nước trồng 

hoa hồng nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Năm 1996 Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và 

nhập khẩu 8,3 tỷ bông. Trung Quốc bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của 

thế kỷ 20. Hiện nay Quảng Đông là tỉnh trồng nhiều hoa hồng nhất, hàng năm sản xuất 

2 tỷ 96 triệu bông, sau đó là các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc trong đó hoa có 

chất lượng cao nhất là hoa hồng trồng ở Vân Nam. Đây cũng là vùng thích hợp với hoa 

hồng vì vùng này có vĩ độ thấp, độ cao lớn, bốn mùa mát mê, chênh lệch nhiệt độ ngày 

đêm nhỏ, ánh sáng đầy đủ rất phù hợp với yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa 

hồng. 

Cây hoa hồng là loại hoa được trồng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay và đang có 

xu thế phát triển mạnh, là một trong những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao 

trong nghề sản xuất hoa. Hoa hồng giờ đây không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa 

mà còn xuất khẩu sang Trung quốc. Hoa hồng Việt Nam là tuy số lượng cành nhiều 

nhưng chất lượng chưa đảm bảo, tỷ lệ cành đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (cành dài > 70 cm, 

đường kính cành > 0,6 cm) còn ở mức thấp. Nguyên nhân cơ bản là kỹ thuật trồng hoa 

hồng của chúng ta hiện nay còn dựa vào kinh nghiệm và theo tập quán canh tác cũ, 

chưa được áp dụng và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất dãn 

đến năng suất và chất lượng chưa cao. Đồng thời các giống mới đưa vào sản xuất chưa 

nhiều nên chất lượng hoa chưa đạt yêu cầu thương phẩm cao. Hiện nay có một số vùng 

trồng nhiều hồng: Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đà lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai)... 

4.1. CÁC GIỐNG HỒNG PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT 

Trên thế giới hiện nay có tới trên 20.000 giống hồng, giá trị thương phẩm của các 

giống hoa hồng chủ yếu là ở màu sắc hoa. Màu sắc hoa không những quyết định đến 

hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến quá trình sản xuất. Hiện nay ở nước ta có một số 

gióng trồng phổ biến trong sản xuất sau: 

Giống đỏ nhung: 

42

Đây là giống có nguồn gốc nhập nội từ Pháp năm 1991, là giống có khả năng thích 

nghi với điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta và được trồng rộng rãi với khoảng 80% 

diện tích các vùng trồng hồng trong nước. Tuỳ theo hình thức nhân giống, khả năng 

chăm sóc mà cây có thể mà cây có thể cao từ 1-1,1 m, đường kính thân cây to, mức độ 

phân cành theo hướng ngang, bộ tán tương đối rộng và dày. Thân thẳng màu xanh, mỗi 

đốt có khoảng 2- 3 gai lớn, hơi cong và còn nhiều gai nhỏ phân bố xung quanh thân và 

tập chung nhiều ở cuống hoa. Lá dạng thuôn tròn màu xanh đậm, răng cưa thưa và 

nông. Hoa có màu đỏ nhung, dạng hoa kép xếp nhiều vòng, đường kính hoa từ 6,5- 7,5 

cm. Chiều dài cành mang hoa từ 25- 27 cm. Hoa ít, thường ra từng bông, ít khi thấy ra 

chùm. Hiện nay, giống hồng này đang chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giá bán cao nhất, 

là giống chủ lực của người trồng hoa. 

Giống hồng đỏ Ý 

Có nguồn gốc lừ Italia, nhập nội vào Việt Nam năm 1994, thích hợp với các vùng 

khí hậu lạnh Sapa, Đà Lạt. Hoa to, màu đỏ tươi, được nhiều người ưa thích. Giống này 

trồng ở các vùng có khí hậu nóng thường sinh trưởng yếu, cây nhiều sâu bệnh. 

Giống phấn hồng 

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về Việt Nam năm 1998. Cây cao từ 1,2- 

1,4 m, đường kính thân cây bé, khả năng phân cành kém theo hướng ngọn và rất ít 

cành tăm. Các cành thường phát triển mạnh về chiều cao và đều cho hoa, cây có bộ tán 

hẹp và thưa, thân tròn nhẵn màu xanh nhạt, đất dài rất ít gai, mỗi đất mang 1-2 gai, có 

khi không có gai. Lá thuôn dài màu xanh đậm, răng cưa thưa và nông. Hoa có màu 

hồng phấn, đường kính hoa từ 6-7 cm. Hoa kép, số cánh ít, chiều dài cành mang hoa từ 

28- 30 cm. 

Giống trắng sứ 

Có nguồn gốc từ Mỹ và có khả năng thích nghi rộng nên có thể trồng ở nhiều vùng 

khí hậu khác nhau. Cây cao khoảng 55-56 cm, khả năng phân cành rất mạnh và theo 

hướng ngang, có nhiều cành tăm, thường những cành này không mang hoa, ngắn nhỏ 

có nhiều gai nhọn làm cho cây có bộ tán rộng và dày. Những cành mang hoa có rất 

nhiều gai. Lá thuôn dài màu vàng, răng cưa thưa và nông. Hoa màu trắng vàng nhạt, 

đường kính hoa từ 6-6,5 cm; hoa kép, nhiều cánh xếp sít nhau chiều dài cành mang 

hoa từ 21 - 23 cm. 

Giống cá vàng 

Cây cao từ 55- 56 cm, đường kính cây bé, khả năng phát triển mạnh. Cây có bộ tán 

rộng và dày, mỗi đất có 2-3 gai lớn, đầu gai có màu nâu nhạt, tập chung ở một phía 

của mỗi đất, ngoài ra còn có rất nhiều gai nhỏ tập trung ở cuống hoa. Lá thuôn tròn 

màu xanh, răng cưa thưa và nông, ở phần đỉnh lá, răng cưa dày và sâu hơn. Hoa có 

màu vàng hồng, đường kính hoa từ 6- 6,5 cm; hoa kép, nhiều cánh xếp sít. Chiều dài 

cành mang hoa từ 21- 23 cm. 

43

Giống hồng quế 

Cây cao to, hoa có màu hồng, đường kính hoa từ 4- 4,5 cm. Hoa nhiều nhưng số 

cánh trên hoa ít, chóng tàn. Thân thẳng màu xanh đậm. Mỗi đốt mang từ 1- 3 gai. Lá 

thuôn dài, răng cưa sâu. 

Giống trắng xanh 

Thân thấp, có màu xanh, mỗi đốt mang 2- 4 gai lớn hơi cong tập trung ở một phía 

của mỗi đốt. Lá dạng thuôn dài, răng cưa sâu và dày hơn ở phận đỉnh lá. Hoa có màu 

trắng nhạt, đường kính hoa 6- 6,5 cm. Hoa kép dày, cánh nhiều, xếp sít. 

Giống hồng vàng 

Thân thẳng có màu xanh nhạt, mỗi đốt mang 2- 4 gai lớn cong. Lá dài, răng cưa 

nông. Cuống lá, gân lá, mép lá có màu hơn tím. Cành nhánh phát sinh nhiều nụ có khi 

vươn dài, hoa có màu vàng nhạt, đường kính hoa 5,5- 6 cm, số cánh có rất nhiễu xếp 

sít chặt nhau. 

Gần đây một số vùng trồng hoa ngoại thành Hà Nội như Tây Tựu, Quảng An, Nhật 

Tân... đã nhập nội và trồng thử nhiều giống hồng từ các nước, nhìn chung các giống 

hồng châu Âu cây cao, hoa to, cành lá xum xuê và có nhiều màu sắc (trắng, đỏ, vàng, 

hồng…). Nhưng các giống này sau một vài vụ thấy có hiện tượng bị thoái hoá nhanh, 

cành nhỏ, hoa bé và dễ bị sâu bệnh. Các giống từ châu Á tỏ ra thích nghi với điều kiện 

khí hậu Việt Nam hơn. Các giống có cây to, hoa đẹp, lâu tàn chủ yếu là các giống có 

hoa màu đỏ và hồng. 

4.2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC 

- Rễ: hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát sinh 

nhiều rễ phụ. 

- Thân hồng thuộc loại nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp có nhiều cành và gai cong. 

- Lá: lá hoa hồng là lá kép lông chim, mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá 

kép có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tuỳ giống mà lá 

có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hay có hình dạng lá khác.  

- Hoa: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có 1 hoa hoặc 

tập hợp hoa trên cuống dài, cứng, có gai. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực 

và nhị cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Khi 

phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn, đài hoa có màu xanh. 

- Quả: quả hình trái xoan có các cánh đài còn lại. 

- Hạt: hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ dày 

 4.3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 

4.3.1. Nhiệt độ 

44

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng với hoa hồng, cây hoa hồng ưa khí 

hậu ôn hoà. Nhiệt độ thích hợp cho hồng sinh trưởng và phát triển tốt là từ 18-250C. 

Nhiệt độ trên 350C Và dưới 180C đều ảnh hưởng tới cây. Nhiệt độ bao gồm các 

yếu tố: nhiệt độ ngày, đêm; chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và nhiệt độ đất. Nhiệt độ 

ảnh hưởng đến quang hợp, hô háp, sự tạo thành Prôtêin, axit amin và cuối cùng là ảnh 

hưởng tới hiệu quả sản xuất. 

Nhiệt độ ngày: nhiệt độ tối thích tuỳ theo giống, nói chung từ 23 - 250C, cũng có 

một số giống nhiệt độ tối thích là 21 - 230C. Nhiệt độ cao quá ảnh hưởng đến sự kéo 

dài của cành, khi nhiệt độ trung bình ngày vượt quá 240C. Cành thường ngắn hơn 35 

cm. Nhiệt độ ngày cũng ảnh hưởng tới sản lượng. Nhiệt độ từ 26 - 270C sản lượng cao 

hơn ở 29 - 320C là 49%, hoa thương phẩm cao hơn 20,8%. 

Nhiệt độ đêm: nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày. Các giống Sonia, 

Samansa Vance khi nhiệt độ đêm cao, hoa nhiều, số ngày đến kỳ ra hoa giảm, độ dài 

cành ít chịu ảnh hưởng. Nhưng các giống Chuli, Malina khi nhiệt độ đêm cao thời gian 

phát dục rút ngắn, độ dài cành giảm, số lượng cành hoa ít. Đa số các giống thích hợp 

với nhiệt độ đêm là 160C, vì nhiệt độ này có ảnh hưởng tốt đến số lượng và chất lượng 

hoa. Thấp hơn nhiệt độ tối thích cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất 

lượng hoa cao, cao hơn nhiệt độ tối thích thú sinh trưởng nhanh, sản lượng cao nhưng 

chất lượng hoa kém. Chính vì vậy ở các cùng núi cao: Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt… có 

nhiệt độ ban đêm thấp 16- 180C nên hoa rất đẹp và có giá trị. 

Nhiệt độ đất làm tăng nhiệt độ đất thì sức sống của rễ cao, tăng năng suất và chất 

lượng hoa. Nhiệt độ đất trên 210C thì dù nhiệt độ không khí chỉ 5 - 80C vẫn có hoa 

chất lượng cao. 

Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: ngày trời quang nhiệt độ ban ngày cao hơn ban 

đêm 5 - 80C có lợi cho sự tạo thành và sự dự trữ dinh dưỡng. Khi nhiệt độ tới 300C thì 

quang hợp ngừng. Những ngày nhiều mây ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, quang hợp 

giảm nhưng hô hấp thì thực hiện cả ngày và đêm và khi nhiệt độ tăng hô hấp cũng tăng 

vì vậy trồng hoa Hồng phải chú ý đến điều tiết nhiệt độ nếu không chất lượng hoa sẽ 

giảm. 

Tangeras (1979) nghiên cứu cho kết quả: nhiệt độ ban ngày thấp, ban đêm cao sẽ 

khống chế được độ dài cành đó là điều rất bất lợi cho hoa Hồng, vì độ dài cành là một 

trong những tiêu chuẩn quan trọng đến chất lượng hoa. Vì vậy phải có sự chênh lệch 

nhất định ngoài ra độ dài của chu kỳ ánh sáng ảnh hưởng đến hiệu quả hiệu ứng của sự 

chênh lệch nhiệt độ ngày đêm (DIF). 

Headrik và Scharpy (1987) phát hiện thấy khi nhiệt độ ngày thấp hơn đêm sẽ làm 

cho cành hồng ngắn lại. Mortensen và Moe (1991) cũng chứng minh được điều này 

đồng thời còn cho biết nhiệt độ ngày cao hơn đêm sẽ rút ngắn được thời gian phát dục 

của hoa 2 ngày nhưng không làm cho cành dài ra. Khi tăng nhiệt độ có thể làm tăng sự 

45

sinh trưởng và sản lượng. Moe (1988) dùng giống Red garanette làm thí nghiệm khi 

nhiệt độ tăng từ 12 - 180C thì tốc độ sinh trưởng và số ngày ra hoa tăng lên 50% , sản 

lượng tăng so với ban đầu 2,5 - 3 lần. 

4.3.2. Độ ẩm 

Cây hồng yêu cầu độ ẩm đất 60-70 %, độ ẩm không khí 80- 85% do hồng có tán 

rộng, bộ lá nhiều nên diện tích phát tán hơi nước của cây rất lớn. 

Sự điều tiết độ ẩm phụ thuộc vào thời tiết và thời gian chiếu sáng, kết quả thí 

nghiệm cho biết khống chế độ ẩm trong nhà kính không ảnh hưởng gì tới sản lượng về 

mùa Đông nhưng mua Hè thì tăng được sản lượng. Sự khác biệt này do ảnh hưởng đến 

môi trường sống của cây. Khi thiếu nước sự thoát hơi nước phụ thuộc vào độ ẩm 

không khí và diện tích lá. Nước không trực tiếp tham gia vào phản ứng sinh hoá mà 

chỉ là 1 điều kiện của phản ứng quang hợp, tác dụng tới sự cân bằng năng lượng trong 

cây. Nếu khống chế độ ẩm thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung bình là 8,2%. 

4.3.3. Ánh sáng 

Hồng là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu thiếu ánh sáng 

cây sẽ bị tiêu hao chất dự trữ trong cây. Khi cây còn nhỏ yêu cầu độ về cường độ ánh 

sáng thấp hơn, khi cây lớn yêu cầu ánh sáng càng nhiều hơn. 

Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa 

hồng. Ánh sáng chẳng những có tác động trực tiếp với cây mà còn làm thay đổi một 

loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như làm tăng nhiệt độ, tăng sự tiêu hao nước. Do thời 

tiết thay đổi hoặc do sự che bớt ánh sáng dãn đến giảm cường độ và thời gian chiếu 

sáng đều làm giảm lượng chất khô tích luỹ và khả năng sinh trưởng. Sự phân hoá hoa, 

sự phát dục của hoa, thời gian giãn cách giữa 2 lần cắt hoa, độ lớn của cành hoa, trọng 

lượng và chiều dài cành, diện tích lá, màu sắc của cành hoa đều chịu ảnh hưởng của 

ánh sáng. 

Cường độ chiếu sáng ảnh hưởng tới rất rõ đến sản lượng hoa hồng. Có rất nhiều tài 

liệu nói tới sự phát dục hoa với cường độ chiếu sáng. Che bớt ánh sáng sẽ làm tăng sự 

bại dục của mầm hoa. Trước khi hoa phát dục (sau khi ngắt bỏ đỉnh sinh trưởng từ 10 - 

20 ngày), sự phát dục của hoa có tương quan rất chặt đến cường độ chiếu sáng, nhưng 

cũng có khi liên quan tới thời gian chiếu sáng. Trong nhà kính ở các vị trí khác nhau, 

các hướng khác nhau, số lượng hoa cũng khác nhau, phần giáp rãnh và đường đi lượng 

hoa nhiều hơn ở giữa, hướng phía Nam nhiều hơn hướng phía Bắc. Các tài liệu nghiên 

cứu cho thấy ở Bắc bán cầu trong cùng một nhà kính số lượng hoa sẽ giảm dần theo 

trình tự sau Nam > Đông > Tây > Bắc > ở giữa. 

Ngoài ra cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng tới sự phát sinh cành. Những hàng 

cây càng gần hướng Nam so với hàng gần hướng Bắc, số cành càng nhiều hơn. Dùng 

cách che ánh sáng ở phần phát sinh cành hoàn toàn có thể ức chế sự ra cành, dùng cách 

chiếu sáng bổ sung sẽ làm tăng số lượng cành. 

46

Chu kỳ chiếu sáng không ảnh hưởng đến sự phân hoá hoa, nhưng thời gian chiếu 

sáng dài sẽ kích thích sự sinh trưởng và ra hoa, giảm bớt cành mù và hoa dị hình, rút 

ngắn thời gian trong một chu kỳ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng và độ dài bước sóng ánh 

sáng có quan hệ tới sự phát dục của hoa và vị trí của mầm hoa ở 210C dùng đèn huỳnh 

quang chiếu sáng mỗi ngày 8h thì tất cả mầm trên cành ngắn đều phát dục thành mầm 

hoa, trên cành dài cũng ngẫu nhiên có mầm hoa; ở 150C bất kể cành ngắn hay cành dài 

đều phát dục thành mầm hoa dưới ánh sáng trắng, sự phát dục của mầm hoa có thể 

thực hiện trong bất cứ nhiệt độ nào. 

Cường độ quang hợp có quan hệ rất chặt chẽ với ánh sáng, 90% chất khô trong cây 

là do quang hợp. Quang hợp chịu ảnh hưởng của giống, trạng thái nước, cường độ ánh 

sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2. Tất cả các giống hoa hồng đều có yêu cầu lượng bức xạ 

là 1000 Mmol m-2S-1 PAR. Ở nhiệt độ 220C và điều kiện kéo dài bức xạ, mức quang 

hợp thuần của hoa Hồng khi nồng độ CO2 là 800 mg/g. 

JIAO (1990) nghiên cứu với hoa Hồng cho thấy mức CO2 trao đổi (NCER) (Net 

CO2 exchange rate) có phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Các giống Red Rosemini 

orage Suubdase và lady Sunblase là các giống mẫn cảm với nhiệt độ trong quang hợp 

thuần. Trong điều kiện bão hoà PAR và nồng độ CO2 nhiệt độ thích hợp là 15 - 200C, 

khi nhiệt độ cao hơn 250C thì quang hợp giảm nhanh. Các giống mẫn cảm với nhiệt độ 

thì khi nhiệt độ tăng cao quang hợp thuần giảm, chủ yếu do cường độ hô hấp tăng. 

Theo JIAO (1988), trong điều kiện ánh sáng mạnh mùa Hè hoa hồng có phản ứng 

khá mạnh khi bức xạ ánh sáng bão hoà hiệu suất quang hợp thuần cao. Nhưng vào mùa 

đông khi cường độ ánh sáng yếu 50-100 Mmol m-2 S-l PAR, hiệu suất quang hợp thuần 

tương đối thấp. Đó là do kết cấu của bộ máy quang hợp giúp cho nó có tính thích ứng 

mạnh với ánh sáng. 

4.3.4. Dinh dưỡng 

4.3.4.1. Đạm 

Đạm là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của axít amin, protein, 

axitnuclêic, men, chất kích thích sinh trưởng, vitamin (chiếm khoảng 1-2% trọng 

lượng chất khô). Cây có thể hút đạm dưới các dạng NO3

-, NO2

-, NH4

+, NH3

-… chủ yếu 

là NO3

-, đạm nitrat có thể tan hết trong dung dịch đất, đạm amon phần lớn bị keo đất 

hấp thụ, đạm có thể di động tự do trong cây, thiếu đạm cây có biểu hiện lá già trước. 

Đạm ảnh hưởng lớn nhất tới sản lượng và chất lượng hoa hồng, thiếu đạm cây sinh 

trưởng chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị 

rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây thấp khả năng quang hợp giảm. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu đạm trong 9 ngày quang hợp thuần giảm 25%. 

Quá nhiều đạm cây mọc vống, ra hoa chậm, lá to và mỏng, cây yếu, tính chống chịu 

kém, dễ nhiễm bệnh, bón đạm nhiều hay ít tuỳ giống. Nói chung mỗi 100g đất khô từ 

15 - 25mg, cây mới trồng thì bón ít. 

47

Các dạng đạm thường dùng: 

+ Nitrat amon: hiệu quả rất tốt, hàm lượng N nhiều có cả NO3

- và NH4

+, pH và EC 

biến đổi ít, nhưng sử dụng không an toàn vì dễ nổ; 

+ Sulphat muốn: hiệu quả thấp, có gốc SO4

2- tồn dư trong đất làm cho đất chua, 

EC tăng. 

+ Urê: hiệu quả tốt nhất, trong đất urê biến đổi dần thành NO3

- (sự phân giải có 

liên quan đến nhiệt độ). Nhiệt độ thấp dễ hại cây, nhiệt độ cao phân giải nhanh, ít ảnh 

hưởng đến trị số pH và EC trong đất. 

4.3.4.2. Lân 

Lân thường chiếm từ 1- 1,4% trọng lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng 

H2PO4

- và HPO4

2-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi 

thiếu lân thì phần già biểu hiện trước. Thiếu lân dân tới lích luỹ đạm dạng Nitrat gây 

trở ngại cho việc tổng hợp prôtêin. Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá có 

màu tím hoặc tím đỏ ảnh hưởng đến tổng hợp Hydratcarbon, hoa nở khó. Nhiều lân 

quá ức chế sinh trưởng dân tới thừa sắt. Lân cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây, 

hoa hồng cần lượng lân thích hợp là trong lòng đất khô có từ 20 - 50 mg P2O5. Nhiều 

lân quá ảnh hưởng tới sinh trưởng, dẫn đến thiếu màu xanh, lá biến vàng có thể là ảnh 

hưởng tới sự hút sát. Nên tránh bón trên 100 mg P2O5 cho 100 g chất khô. 

Hiệu quả của lân liên quan chặt với đất, super lân và lân nung chảy hiệu quả không 

khác biệt. Đối với đất pha cát hấp phụ kém, bón super lân hiệu quả cao hơn. Đất hấp 

phụ mạnh dùng lân nung chảy hiệu quả tốt hơn. Thường dùng bón cho hoa hồng là 

NH4H2PO4 và (NH2)2HPO4, khi bón qua lá thường dừng lân dạng KH2PO4. 

4.3.4.3. Kali 

Kali là nguyên tố cây hoa hồng hút nhiều nhất, gấp 1,8 lần đạm, nhưng kali là 

nguyên tố có thể sử dụng lại khi ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với 

đạm và lân.Tuy nhiên thiếu kali sinh hưởng kém, nếu thiếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới 

việc hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân cành và chất lượng 

hoa. Hoa hồng yêu cầu lượng kali trao đổi trong đất như sau 100 g đất cần khoảng 20 - 

30 mg. Bón nitrat kali hoặc sulphát kali đều tốt, không nên dùng Chlorua kali. 

Ngoài ra cây hồng còn cần một lượng phân vi lượng cho cây sinh trưởng phát triển 

tốt Ca, Mg, Fe, Zn, Mg... 

4.4. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA HỒNG 

4.4.1. Giâm cành 

Thời vụ tốt nhất là vụ Xuân (tháng 2 - tháng 4) và vụ Thu (tháng 8- tháng 10), cây 

giống nhanh ra rễ và tỷ lệ sống cao. 

Giá thể giăm: 2/3 thú hun + 1/3 đất đồ hoặc cát vàng được khử trùng trước khi 

48

giâm bằng Viben C nồng độ 10%. 

- Cành giâm: cành bánh tẻ, tốt nhất là cành mang hoa đang ở giai đoạn sử dụng. 

+ Cành giâm dài 8- 10 chỉ có 1 đến 3 một, cắt vát 300 vết cắt ngọt không dập nát. 

- Sử lý cành giâm bàng IAA hoặc NAA nồng độ 2000 - 2500 ppm nhúng 3- 5 giây 

cắm vào giá thể. Cắm đứng cành sâu 1,0 - 1,5 chỉ khoảng cách cành giăm 4-5 cm.  

- Độ ẩm không khí trong 3 ngày đầu đạt mức 100% sau đó giảm độ ẩm xuống chỉ 

còn 80- 90%. Sau giâm 25 -35 ngày khi cây giâm có rễ đều xung quanh, chiều dài rễ 

đạt 3-4 cm có thể đem trồng. 

4.4.2. Chiết cành 

Có thể làm quanh năm nhưng nhanh ra rễ nhất là vụ Xuân, kỹ thuật giâm cành 

tương tự như chiết các loại cành cây thân gỗ khác. Cần chú ý một số vấn đề sau: 

- Chọn cành chiết: cành bánh tẻ, khoẻ mạnh, khoanh vỏ rộng 2- 3 cm, cạo sạch lớp 

tượng tầng, để khô nhựa 2- 3 ngày rồi bó bầu. 

- Hỗn hợp bầu: rễ bèo được rửa sạch, hoặc mùn rác, rơm, rạ trộn với đất bùn đã 

được phơi khô đập nhỏ, trộn nước hoặc nước thuốc chất kích thích ra rễ vào hỗn hợp 

bầu cho đủ ẩm 85-90%, bọc vào chỗ bóc vỏ. Dùng nhân bao kỹ xung quanh, buộc dây 

thật chặt 2 đầu để không cho nước thấm vào hoặc bay hơi ra. Sau 3-6 tuần khi bầu 

chiết có nhiều rễ nhánh có thể cắt đem giâm vào vườn ươm, cũng có thể đem cành 

chiết trồng trực tiếp ra đất nhưng phải che nắng, đủ ẩm, cắt tỉa bớt lá, đọt non để giảm 

bớt thoát hơi nước, cành chiết chóng hồi phục. 

4.4.3. Ghép 

Là phương pháp phổ biến trong sản xuất với gốc ghép là cây tầm xuân, cây hồng 

dại. Những gốc ghép này rất khoẻ sau 3 tháng khi thân có đường kính 0,5-0,8cm thì có 

thể ghép được. 

- Thời vụ ghép: có thể ghép quanh năm 

- Cách tiến hành: có thể ghép mắt, ghép cành như các loại cây trồng khác Sau 10- 

15 ngày mắt ghép tiền ta có thể mở ngon để mầm ghép mọc lên. 

4.5 KỸ THUẬT TRỐNG VÀ CHĂM SÓC 

4.5.1. Thời vụ trồng 

Hồng là cây lưu niên nghĩa là nó có thể sống từ năm này đến năm khác trên cùng 

một chỗ. Nếu trồng nhiều trên quy mô lớn thường trồng vào tháng 2-3 hoặc vào mùa 

Thu tháng 10 hàng năm vì thời tiết lúc này thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của 

cây. Nếu trồng ít thì mùa nào cũng có thể trồng được, mùa Hè chỉ cần che bớt nắng 

đến khi cây hồng sống mạnh, mùa Đông cần tránh hoặc che gió mùa Đông bắc và 

nhiệt độ xuống thấp. 

49

4.5.2. Làm đất 

Đất thích hợp là đất thịt hoặc là đất thịt pha cát. 

Chọn đất cao không bị ngập úng, bằng phẳng tơi xốp thông thoáng có độ pH 5,6-

6,5 đất có thời gian nắng khoảng 8 giờ/ngày. 

Đất làm kỹ lên luống cao, đất làm sâu 30 em luống rộng 1,2 m bón lót phân 

chuồng, NPK và tro, trấu trước 7- 10 ngày. 

4.5.3. Bón phân 

Hồng là loại cây phàm ăn và có khả năng ra hoa quanh năm nên việc bón phân lót 

trước khi trồng là rất quan trọng, cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu 

hoạch hoa 

- Lượng phân lót cho 1 ha: 30 tấn phân chuồng + 300 kg đạm + 400 kg lân+ 

400kg vôi bột + 300 kg Kali. 

- Bón phân định kỳ mỗi tháng 1 lần: ngâm khô dầu, phân bắc, đậu tương pha loãng 

với nước để tưới cho hồng. Xới xáo đất quanh gốc hồng, cách gốc khoảng 10- 20 cm, 

cho phân vào và lấp đất lại. 

4.5.4. Kỹ thuật trồng 

- Mật độ khoảng cách đối với giống hồng sinh trưởng, phát triển mạnh (Hồng 

nhung, hồng phấn) trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm mật độ 50.000 cây/ ha. Đối 

với giống phát triển yếu hơn như Trắng sứ, Cá vàng có thể trồng khoảng cách 35 cm x 

40 cm mật độ là 70.000 cây/ha. 

- Trồng vào lúc chiều mát, hướng mắt ghép về phía mặt trời để cây khoẻ. Đặt cho 

bầu cây hồng ngập đất, không trồng quá sâu cây chậm phát triển. Phải tưới thật ẩm để 

đất chặt gốc. Khi mới trồng nên che đậy để chống nắng, nóng hoặc hanh khô, cắt tỉa 

tán lá để tránh thoát hơi nước. 

4.5.5. Chăm sóc 

+ Chọn cây giống có cành mập, lá xum xuê đối với cây chiết. Nếu là cây ghép thì 

gốc ghép to, cành ghép mập lá xanh tết, cao khoảng 25- 30 cm. 

- Tưới nước 

+ Ngày tưới 1 - 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều mát 

+ Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt hoa cũng nên tưới nhiều. Sau khi 

bón phân cũng phải tưới nước vì nếu để khô cây có thể bị ngộ độc phân bón và lụi dần. 

Tuy nhiên nếu nước bộ ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, tích 

tụ nhiều chất khí độc như CH4, CO2 làm thối rễ. 

- Tỉa cành, tỉa nụ: 

+ Thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, 

50

sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển mạnh, 

sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác. 

+ Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa 

to là đủ vì cây hồng có 6 - 7 nhánh sẽ cho 6 - 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và 

vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên). 

4.5.6. Biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng hoa bằng các chất kích thích 

sinh trưởng. 

- Dùng các loại phân bón lá phun cho cây, cần thiết nhất là giai đoạn trước khi cây 

ra hoa. Phân bón lá và kích phát tố hoa trái GA3 làm cho cây có bộ lá xanh đẹp, cánh 

dài hoa ra sớm hơn, to hơn và lâu tàn hơn. Khi có hiện tượng phân hoá mầm hoa phun 

5g kích phát tố hoa trái + 50 g phân bón lá pha trong 10 lít nước sạch. Cắt hoa đợt 1 

được 2- 3 ngày phun liếp 5 - 10 g GA3 + 50g phân bón lá trong bình 10 lit (nhằm tăng 

chiều dài cành hoa). Định kỳ 7 - 10 ngày lại phun 1 lần để hoa, lá, cành phát triển cân 

đối. 

Điều khiển hoa nở vào dịp tết: cuối tháng 11  âm lịch, cắt cành bấm ngọn bỏ đi 4- 

6 mắt từ ngọn xuống. Cắt càng gần ngọn thì hoa nở sớm hơn và ngược lại. Đối với 

những giống mọc cành dài mới nở hoa thị cắt cành trước tết khoảng 40- 45 ngày. 

4.6. SÂU BỆNH HẠI HOA HỒNG 

4.6.1. Phòng trừ bệnh 

Bệnh gỉ sắt: 

Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam hoặc nâu. Gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá. 

Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng 

làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ ra ít, thường bị thay đồi màu sắc, cây còi cọc. 

+ Nguyên nhân gây bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra. 

+ Phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Ngoài thuốc Scrore 250 ND và 

Alvil 5 SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 -0,4 %. 

Bệnh phấn trắng: 

+ Đặc điểm triệu chứng: vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất 

định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh 

nặng hạn cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá.Thân khô, nụ ít, hoa không nở thậm 

chí chết cây đồng đỏ Pháp, trắng Mỹ, phấn hồng hay bị bệnh này. 

+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sphaerothecapannosa (Walls) Lev var, Rosae 

gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Dùng thuốc Scrore 250 

ND với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Bayfidan 250 EC 

với nồng độ 4 ml thuốc/bình 8 lít. Lượng phun 30-40 bình/ha. 

51

Bệnh đốm đen: 

+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định ở giữa màu xám 

nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện 

ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh 

chủ yếu hại cây hoa hồng. 

+ Nguyên nhân gây bệnh Do nấm Dipbocarpon Rose gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Vườn trồng hồng thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa 

bỏ những cành lá mang mầm bệnh, làm sạch cỏ và thu dọn các tàn dư gây bệnh. Dùng 

một số thuốc đặc hiệu như Score 250 ND, Zineb 80 WP nồng độ 30- 50 g/ 10 lít nước 

hoặc Antracol 70 BHN pha 20-30 g thuốc/ bình 8 lit. 

4.6.2 Phòng trừ sâu hại hồng 

- Sâu xanh (Heli coverpa armigerra Hb) 

Sâu phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải 

rác thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa. 

+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra có thể dùng các 

loại thuốc trừ sâu: pegasus 500SC liều lượng 0,5-1 lít/ha (pha 7- 10 ml/bình 8 lít) 

- Rệp: (Aphis gosssypii Glover) 

Trên đồng ruộng thường có rệp nhảy và rệp muội. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn 

non cây hồng. Đặc biệt rệp sáp hình bầu dục, mình phủ sáp trắng, không thấm nước. 

loại rệp này thường sống cộng sinh với kiến. Có thể dùng thuốc Ancol 20 EC phun 1 

lít/ha hoặc Karate 2,5 EC nồng độ 5- 10 ml/ bình 8 lít. Supacide 40 ND liều lượng 1- 1 

5 lít/ha. 

- Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch) 

Nhện đỏ gây hại nặng trên cây hoa hồng. Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá chích 

hút dịch bào trong mô lá hồng, tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích 

này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hồng có màu nâu vàng rồi khô và rụng. 

Khi có thể dùng thuốc Ortus 5 SC hoặc Comite với liều lượng 1 lít/ ha. 

4.7 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYẾN HOA HỒNG 

Kỹ thuật thu hái không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoa 

đợt đó, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chất lượng hoa đợt sau. Khi thu hái 

cần nắm vững tiêu chuẩn thu hái, xác định thời gian thu hái và lựa chọn vị trí hái. 

4.7.1. Tiêu chuẩn thu hoạch 

Tiêu chuẩn cắt hoa chủ yếu dựa vào chỉ số hoa nở; thu hái đúng lúc sẽ đảm bảo 

hoa tươi lâu và đẹp. Hái sớm cuống hoa còn non hoa dễ bị cong queo và hoa không nở 

được, hái muộn quá hoa chóng tàn. Tiêu chuẩn thu hái phụ thuộc vào giống và cự ly 

vận chuyển. Nói chung hoa đỏ và màu phấn hồng, chỉ số hoa là 2 (đài hoa cúp xuống, 

52

cánh hoa tầng ngoài cùng bắt đầu rời ra, tách ra, lỏng ra). Hoa màu vàng nở nhanh nên 

thu hái sớm, chỉ số hoa là 1 thì hái (đài hoa duỗi thẳng ra), giống hoa trắng có thể có 

thể hái muộn hơn; giống nở chậm thì hái muộn, giống nở nhanh thì hái sớm. Bán tại 

chỗ hoặc vận chuyển gần thể hái ở chỉ số 3 (cánh hoa ngoài đã nở). Vận chuyển xa thì 

hái từ lúc đang còn là nụ vì khi đó hoa không dễ dập nát, ít nhiễm bệnh, ít bị ảnh 

hưởng bởi nhiệt độ cao và dễ bảo quản. Cuối vụ Xuân và vụ Hè có thể thu hái sớm 

hơn so với đầu Xuân và mùa Thu. 

4.7.2. Thời gian thu hái 

Các thí nghiệm chứng minh hái vào 4 giờ 30 phút chiều tuổi thọ của hoa dài hơn 

11% so với hái 8 giờ sáng Nguyên nhân do hái vào buổi chiều, qua một ngày quang 

hợp thân cây tích luỹ thêm chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn phải tính đến nhân lực và 

vận chuyển. 

4.7.3. Vị trí thu hái 

Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm của 

mầm dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số 

ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung nên chừa lại 2 chính có 5 lá nhỏ. Sau khi 

cây ngủ nghỉ qua Hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng chín, tháng 10 có thể 

chừa lại 3 nhánh lá có 5 lá nhỏ. Tháng 3 tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, 

có thể chừa lại ít, hoặc không chừa lại nhánh có 5 lá nhỏ, thậm chí cố thể cắt đến cành 

ra hoa chính. 

4.7.4. Bảo quản hoa hồng 

Từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng hoa thường trải qua một quá trình vận chuyên, 

nhiều khâu trung gian. Hơn nữa hoa lại là phần non, nên nếu không được xử lý, bảo 

quản tốt rất dễ hư hỏng. 

Sau khi cắt hoa, nếu chỉ đơn giản cắm vào lọ nước, thường chỉ sau 3 - 5 ngày hoa 

sẽ héo, nát, rụng, và biến màu. 

Hoa bị héo là do không hút đủ nước, hoa từ màu đỏ biến thành màu xanh là do sự 

thuỷ phân Protein, tích luỹ axit amin dẫn đến thay đổi độ pa của cành hoa, làm thay 

đổi sắc tố hoa. Hoa biến thành màu nâu là do tích luỹ Phenolphtalein. Hoa bị rủ xuống 

là do mất độ áp lực căng của cuống. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của hoa là: 

- Trạng thái dinh dưỡng sau khi cắt khỏi cây. 

- Hoa bị gián đoạn dinh dưỡng 

- Sự sống dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ của cành lá, hết nguồn này đến nguồn 

này thì không tồn tại được. 

- Trạng thái nước là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ tươi của hoa. Sau khi cắt rời 

khỏi cây nguồn tiếp nước không còn, nhưng cành, lá vẫn tiếp tục thoát hơi nước, nếu 

53

cắm hoa vào nước ngay hoa sẽ bị héo rất nhanh. Cắm vào nước rồi hoa chỉ dựa vào 

mặt cắt của cành để hút nước nên rất khó khăn. 

Yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước của cành là mạch dẫn bị nút lại, do vi khuẩn và 

do nguyên nhân sinh lý. 

- Nguyên nhân do vi khuẩn: là do bản thân vi sinh vật hoặc hợp chất do chúng tiết 

ra nút lại mạch dẫn. Cả hai loại vi khuẩn và nấm đều sinh sản rất nhanh trong môi 

trường nước cắm hoa. 

- Nguyên nhân sinh lý chủ yếu là do các tế bào bị sát thương tiết ra một số chất 

như keo, tamin, các chất phenol bị oxy hoá từ vết cắt di chuyển trong mạch, làm tắc 

mạch... Ngoài ra khi cắt cành không khí lọt vào mạch gỗ, tạo ra những bọt khí cũng 

cản trở đen vận chuyển nước trong mạch. 

Ngoài các nguyên nhân trên còn một số yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến độ 

bền của hoa sau thu hoạch: 

- Nhiệt độ cao 

Tạo ra sự chênh lệch áp suất lớn, làm tăng tốc độ thoát hơi nước, hô hấp tăng 

mạnh, nếu tiêu hao vật chất nhiều nên hoa chóng tàn. 

- Ánh sáng 

Ánh sáng kích thích khí không mở to, tăng lượng nước bốc hơi tăng nhiệt độ 

không khí và nhiệt độ bề mặt, tăng độ chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài lá, tăng 

bốc hơi nước. 

-  Kích thích tố 

Một số kích thích tố làm lăng sự lão hoá của cành làm hỏng mạch gỗ. 

- Sâu bệnh 

Khi bị sâu bệnh gây hại thoát hơi nước tăng mạnh, mô bị mất nước đồng thời lại 

sản sinh ethylene, làm tăng tốc sự lão hoá. 

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng như sau: 

Cành cắt để bảo quản phải thu hái sớm hơn 1 - 2 ngày. Sau khi thu hái dùng thuốc 

xử lý ngay rồi di chuyển vào kho lạnh. Sau khi xử lý thuốc có thể gói vào bao giấy, 

hoặc vào túi polietylen kín, có thể giữ được 10 - 14 ngày Sau khi cất giữ, cần cắt lại 

cành và xử lý thuốc ít nhất 12 giờ. 

Sử dụng thuốc 

Cành hoa có thể hút chất xử lý qua vết cắt và con đường khác nhằm điều chỉnh quá 

trình trao đổi chất, ức chế vi sinh vật sản sinh, tránh được hiện tượng hút ống dẫn, kéo 

dài tuổi thọ của hoa. Khi xử lý có thể dùng 5% đường Saccarose và 200 mg/lít muối 

sulphat, thêm 50mg/l muối acetat bạc có thể kéo dài tuổi thọ hoa. Dùng 300 mg/lít 

54

muối linonat cũng có thể ức chế vi khuẩn và nấm. (Đặng Văn Đông, 2003) 

Kỹ thuật bảo quản lạnh 

Trong điều kiện lạnh tăng nồng độ CO2 giảm nồng độ Oxy, để giảm sự sản sinh ra 

C2H2 sẽ kéo dài được tuổi thọ của hoa. Nồng độ Oxy 6%, CO2 10% - 15% có thể làm 

cho hoa nở chậm lại. Nhưng nồng độ oxy không được thấp quá, khi tới 0,25% thì hại 

đến túi phấn và vòi nhuỵ. Tốt nhất là nồng độ CO2 5%, Oxy 5%. Tác hại của CO2 khi 

hàm lượng cao > 15% là cánh hoa bị nâu đi và nụ không thể nở được. 

Các giống khác nhau, yêu cầu nồng độ CO2 khác nhau. Giống Biarcliff và giống 

Mrs. F.R Pieson khi nồng độ CO2 25% thì bị hại, nhưng giống Talisma thể tới 30% 

mới bị hại. 

Khi nồng độ CO2 cao (trên 1 5%) sẽ giảm độ pH ở cánh hoa, làm cho màu sắc hoa 

thay đổi. Các kết quả nghiên cứu cho biết: oxy thấp, CO2 cao thì cánh hoa biến thành 

màu nâu, cuống hoa bị héo. 

Kích thích hoa nở 

Có thể kích thích nhân tạo cho hoa nở. Sau khi hái đặt hoa trong môi trường lạnh 

từ 0 - 10C có chứa 500 mg/lít axit limonic. Sau đó ngâm nụ vào dung dịch kích thích 

nở ở nhiệt độ 23 - 250C, độ ẩm 80%, chiếu sáng liên tục với cường độ 3.000 lux. Sau 6 

- 7 ngày là hoa có thể nở. 

4.7.5. Phân loại, đóng gói 

Sau khi thu hái cần phân cấp theo tiêu chuẩn quy định để giảm tổn hại. Tiêu chuẩn 

hoa bao gồm độ dài cành, đường kính cành, độ lớn của hoa, lá, độ sạch bệnh. 

Tiêu chuẩn chung là màu sắc cánh hoa tươi, không bị dập gẫy, không có sâu bệnh, 

lá sạch sẽ, cành cuống mập thẳng, dài như nhau, chỉ số hoa nở đều và mang đặc trưng 

của giống. Khi vận chuyển thường dùng hộp giấy dài 100cm, rộng 50cm, cao 30,5cm., 

mỗi hộp đựng được 700 cành, dùng màng polyetylen để giữ độ ẩm. Mùa hè, nhiệt độ 

cao nên bỏ nước đá vào hộp vần chuyển hoa để làm lạnh. Khi đóng thùng cần tránh để 

gai làm xuất vỏ. 

55

Chương V 

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC 

5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC 

5.1.1. Lịch sử trồng trọt 

Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos 

(vàng) và themum (hoa) bởi Linnde năm 1973. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, 

Nhật Bản và một số nước châu Âu Theo Zenhua, Shouhe hoa cúc được trồng ở Trung 

Quốc cách đây 3000 năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc 

(Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để 

trở thành những giống cúc ngày nay. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh 

rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc trong các lễ mừng thắng lợi và cây 

hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Từ những năm 1930, việc 

trồng hoa cúc được coi trọng, được bảo hộ và đề cao, đến những năm 1980, hoa cúc 

được phát triển mạnh. Năm 1982, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm hoa cúc đầu tiên ở 

Thượng Hải với hơn một nghìn giống cúc, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng 

trong việc trồng hoa cúc. Các năm sau đó các nhà khoa học Trung Quốc đã thu thập 

mô tả chụp ảnh hàng nghìn màu giống và liếp tục tồ chức các cuộc triển lãm hoa cúc 

(Đặng Văn Đông, 2002). 

Ở Nhật Bản, cây hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang, nó được đánh giá rất 

cao và được mệnh danh là "Hoàng thất quốc hoa". Năm 1889  Edsmit đã bắt đầu lai 

tạo thành công nhiều loại cúc và ông đặt tên cho hơn 100 giống cúc của các thế hệ sau 

đó, một số khác ngày nay vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay (Đặng Văn 

Đông, 2004).  

Năm 1843, nhà thực vật học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc giống cúc 

Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay. 

Năm 1789  nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại cúc đại đóa, đến năm 1927  

Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống cúc mới dẫn đến một sự cải tiến rất 

mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004). 

Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 18 hoa cúc đã được trong nhiều, đến năm 1860  hoa cúc trở 

thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Ở Việt nam hoa cúc được nhập vào từ 

thế kỷ 15, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tương của sự thanh cao, là một trong 

những loài hoa mộc được xếp vào hàng tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" hoặc "mai, lan, 

cúc, đào". Hoa cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý "hoa hướng quần phương 

xuất nhập đầu" nghĩa là so với muôn loài hoa thì hoa cúc đứng đầu. 

5.1.2. Tình hình trồng hoa cúc trên thế giới 

56

Hiện nay, ngành sản xuất hoa cúc trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính 

thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích kinh lẽ lo lớn cho nền kinh tế các 

nước trồng hoa trên thế giới nhất là dối với các nước đang phát triển. Hoa cúc được 

trồng nhiều nhất ở các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và được ưa chuộng bởi 

sự đa dạng, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ hoa, hương thơm kín đáo của 

hoa. 

Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là các nước châu Á, 

châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí 

lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu của sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa 

đẹp, tươi chất lượng cao và giá thành thấp (Đặng Văn Đông, 2002) 

Trong các loài hoa thông dụng, cây hoa cúc thuộc loại cây hoa lâu đời, được ưa 

chuộng và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Cách đây hàng thế kỉ người dân Trung 

Quốc, Nhật Bản đã trồng những giống cúc trong vườn của họ 

Ở Nhật Bản cúc được coi là Quốc hoa, thậm chí ở các nhà hàng người ta có thể 

trang trí một bữa ăn với toàn hoa cúc. Tiếp sau Nhật Bản những nước trồng nhiều hoa 

cúc là: Hà Lan, Côlômbia, Trung Quốc. 

Hà Lan là một trong những nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói 

chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng 

diện tích trồng hoa tươi. Năng suất hoa tươi từ năm 1990  - 1995 tăng trung bình từ 10 

- 15%/1ha. Hàng năm Hà Lan đã sản xuất hàng trăm triệu cành hoa cắt và hoa chậu 

phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Năm 1998, Hà 

Lan sản xuất 866 triệu cành và năm 1999, sản xuất 1046 triệu cành hoa cúc cắt. 

Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra sự thành công của Hà 

Lan là sử dụng phương pháp nhân giống invitro để sản xuất cây con. Sau Hà Lan là 

Colombia - năm 1990 thu được 150 triệu USD từ việc xuất khẩu hoa cúc, đến năm 

1992 đã lên đến 200 triệu USD (Murray và Robyn, 1997). 

Nhật Bản có nhu cầu sử dụng hoa cúc rất lớn. Diện tích trồng hoa cúc chiếm 2/3 

tổng diện tích trồng hoa. Năm 1991 diện tích trồng hoa cúc ở Nhật Bản và 614 ha 

ngoài trời và 1150 ha nhà kính (FAO, 1998, Mae. S. O, 1993). Tuy vậy hàng năm Nhật 

Bản vẩn phải nhập một lượng lớn hoa cúc từ Hà Lan và một số nước khác trên thế 

giới. Năm 1996  Nhật Bản đã chọn Việt Nam là một trong số những nước sẽ xuất khẩu 

hoa cúc cho Nhật Bản. 

Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với số lượng cành 

cắt hàng năm là 50.841.500. Trung Quốc cũng là nơi có nguồn hoa cúc phong phú, 

việc xuất khẩu hoa cúc được chú trọng ở màu sắc hoa và hình dạng hoa. Đây cũng là 

nước có kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất hoa cúc khô. 

57

5.1.3. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam 

Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành 

một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để chơi, một phần phục vụ 

việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các 

loại hoa thì trước những năm 1997 diện tích hoa hồng nhiều nhất chiếm 31% nhưng từ 

1998 trở lại đây diện tích hoa cúc đã vượt lên chiếm 42%, trong đó hoa hồng chỉ còn 

29,4%. Riêng ở Hà Nội tổng sản lượng hoa cúc năm 1999  đạt 41,3 tỷ đồng, xuất khẩu 

sang Trung Quốc 3,6 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng 10% (Nguyễn Xuân Linh 

và cộng sự, 2002). Hiện nay hoa cúc được trồng khắp nước ta, nó có mặt ở mọi nơi từ 

núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng 

hoa truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như Ngọc Hà, 

Quảng An, Nhật Tân (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ 

Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hoặc 

Môn (thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với tổng diện tích trồng 

hoa khoảng 2000 ha. Riêng Hà Nội và Đà Lạt là những nơi lý tưởng cho việc sinh 

trưởng và phát triển của hầu hết các giống cúc được nhập từ nước ngoài vào (Đặng 

Văn Đông, 2000). 

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 cả nước có 9.430 ha hoa và cây 

cảnh các loại sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484 ha cho sản lượng 

129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh trong nước. 

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất hoa cúc ở một số tỉnh trong cả nước 

Diện tích (ha) 

Giá trị sản lượng (triệu đồng) 

Địa phương 

Tổng số 

Hoa cúc 

Tổng số 

Hoa cúc 

Cả nước 

9430 

1484 

402.806 

129.490 

Hà Nội 

1 642 

387 

81.729 

30.188 

Hải Phòng 

814 

97 

12.210 

1.400 

Vĩnh Phúc 

1029 

115 

38.144 

4.200 

Hưng Yên 

658 

90 

26.320 

3.600 

Nam Định 

546 

27 

8.585 

420 

Lào Cai 

52 

15 

12.764 

1 142 

TP.Hồ Chí Minh 

527 

160 

24.194 

6.810 

Lâm Đồng (Đà Lạt) 

1467 

360 

193.500 

84.000 

Bình Thuận 

325 

100 

6.640 

3.100 

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2003 

Ở Hải Phòng, cúc là cây quan trọng thứ hai trong cơ cấu sản xuất hoa tươi cùng 

với layơn, cúc sẽ là mặt hàng xuất khẩu trong những năm tới. 

Hiện nay ở Việt Nam đang có một số công ty nước ngoài vào thuê đất lập doanh 

nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 

công ty của các nước như Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh 

Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt, trong đó họ rất chú ý đến sản xuất cúc. 

58

Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, 

song cũng đáng lo cho các nhà sản xuất hoa nội địa. 

Ở các tỉnh phía Nam thì Đà Lạt là nơi có diện tích trồng cúc lớn nhất, Đà Lạt là nơi 

lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của các giống hoa cúc nên một số công ty nước 

ngoài đã lập công ty hoặc liên doanh sản xuất ở đây như Chánh Đài Lâm, Hasfam, chỉ 

riêng công ty Hasfam (100% vốn đầu tư nước ngoài) chuyên sản xuất hoa cúc cắt, đặc 

biệt là hoa cúc chùm đã cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Cho Minh và 

một số tỉnh phía Bắc. 

Trước năm 1992  việc sản xuất và tiêu thụ hoa cúc ở Việt Nam còn ít, nhưng đến 

năm 1993 - 1994 với sự xuất hiện của giống cúc nhập nội CN93 đã mở ra một giai 

đoạn mới trong kinh doanh và sản xuất hoa. Cúc CN93 đã bổ sung vào cơ cấu những 

giống hoa mùa hè vốn còn rất ít ở nước ta và hiện giờ giống cúc này đã trở thành giống 

chiếm ưu thế trên thị trường (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 1995). 

Hiện nay trong sản xuất, cúc có thể trồng quanh năm thay vì trước đây cho trồng 

được vào vụ thu đông đã đáp ứng nhu cầu về hoa cúc của người tiêu dùng. Hoa cúc là 

loại hoa có giá thành thấp hơn các loại hoa khác (400 - 800 đồng/cành) nên ngoài các 

vùng đô thị thì ở những vùng nông thôn miền núi hoa cúc được tiêu thụ với mức độ 

khá (chỉ đứng thứ hai sau hoa hồng) đặc biệt vào ngày lễ tết truyền thống, ngày rằm. 

Về thị trường tiêu thụ thì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa cắt lớn 

nhất Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40 - 50 ngàn cành/ngày,... tiếp đó là 

Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ từ 25 - 30 ngàn cành/ngày. Trong số các loài hoa cắt tiêu 

dùng hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25 - 30% về số lượng và từ 17 - 20% về giá trị 

(Hoàng Ngọc Thuận, 2003) 

5.2. CÁC GIỐNG CÚC PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT 

5.2.1. Những giống địa phương 

- Giống cúc vàng Hè Đà Lạt: Cây cao 40-50cm, thân mảnh và cong, phiến lá to, 

màu xanh vàng, đường kính hoa 4-5cm. Cánh ngắn mềm, màu vàng lưới. Chịu nóng 

tốt. Thời gian sinh trưởng 3-4 tháng. 

- Cúc Họa mi: Cây cao 40-50cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường 

kính 3-4cm, cánh dài mềm, màu trắng. Khả năng chịu rét kém, thời gian sinh trưởng 

dài tới 5-6 tháng. 

- Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40-50cm cây bụi thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng màu 

xanh nhạt, hoa đơn nhỏ đường kính 2-2,5cm. Cánh vòng ngoài có màu trắng, giữa có 

màu vàng nhạt. Thời gian sinh trưởng 3-4 tháng. 

- Cúc đỏ Ấn Độ: Cây cao 40-60cm, thân bụi, lá tròn to màu xanh đậm, hoa kép nhỏ 

đường kính 3-4cm, mầu đỏ sẫm cánh hoa ngắn đều và cứng. Thường dùng cho trồng 

chậu, chịu rét tốt 

59

- Cúc vàng Tàu: Cây cao 50-60cm lá to dài màu xanh nhạt, hoa kép có màu vàng 

nghệ, đường kính 6-8cm. 

- Cúc Gấm (cúc mâm xôi): Dạng cây bụi cao khoảng 30-40cm khả năng phân cành 

rất mạnh tạo thành một thế hình hơi tròn trông xa giống như mâm xôi. Trong sản xuất 

thường bấm ngọn và cành phụ nhiều lần để tạo cho cây có đường kính tán lớn nhất rất 

thích hợp cho trang trí khuôn viên, vườn hoa, nhà cửa. Hoa kép nhỏ khoảng 2-3cm có 

màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét tốt. 

- Cúc Đại đoá Vàng: Còn gọi là Hoàng Long Chảo,cây cao 60-80, thân yếu phải có 

cọc đỡ dạng hoa kép to, đường kính 8-10cm, cánh dày xếp không chặt, khả năng chịu 

rét kém nhưng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng dài từ 5-6 tháng. 

- Cúc Kim Tử Nhung: Cây cao 50-60cm, thân cứng, lá dài to, răng cưa sâu có màu 

xanh đậm, hoa kép to đường kính 8-10cm, hoa có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời 

gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét rất tốt. Ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán. 

 5.2.2. Những giống cúc mới nhập nội 

- Cúc CN93: Là giống cúc trắng nhập nội, được chọn lọc và đưa ra sản xuất từ 

Trung tâm hoa cây cảnh- Viện Di truyền nông nghiệp. Đây là giống có giá trị kinh tế 

cao. Thân mập tháng, lá lo xanh, hoa kép lo có đường kính từ 10- 12cm cánh dày xếp 

sít chặt, hoa bền, thời gian cắm lọ trên 2 tuần. Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng 

được nhiều vụ trong năm. Năm 1996  giống này đã được công nhân là giống quốc gia 

và hiện nay được phát triển rất rộng rãi khắp các tỉnh. 

- Cúc CN97: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ trung tâm 

Hoa cây cảnh- Viện Di truyền nông nghiệp. Cây cao 55-65 cm, thân to mập, lá xanh 

dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều, xếp sít chặt, đường kính hoa 10-12cm, khả 

năng chịu rét tốt. 

- Cúc CN98: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung 

tâm Hoa cây cảnh-viện Di truyền nông nghiệp. Giống cúc CN 98 có các đặc điểm 

giống như cúc CN 93. Cây cao thẳng từ 60-70 cm, hoa to bền mầu vàng chanh, thời 

gian sinh trưởng ngắn từ 2,5-3 tháng, chịu nóng tốt. Giống cúc CN 98 đã được hội 

đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá năm 1998 . Hiện đang 

phát triển rộng trong sản xuất. 

- Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 60-70cm, lá xanh dày, hoa kép to có nhiều tầng xếp 

rất chặt đường kính hoa 10-12. Tuổi thọ của hoa dài, hoa có màu vàng nghệ. Thời gian 

sinh trưởng từ 5-6 tháng, khả năng chịu rét trung bình. 

- Cúc tím Hè: Cây cao 60-65 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu, hoa 

to, đường kính hoa 8- 10 cm có mầu sẫm. 

- Cúc tím Hà Lan: Cây cao 40-55 cm, phiến lá dày màu xanh đậm, đường kính hoa 

5-6 cm, có màu tím hồng. 

60

- Cúc Xanh: Có nguồn gốc từ Pháp Cây cao 50-60 cm. Thân yếu và cong. Lá xanh 

vàng Hoa kép, có màu xanh lục, cánh nhỏ, dài và xoắn lại trông xa như cuộn len bị rối. 

Đường kính hoa 6-7 cm. Có thể để một cành hay nhiều cành trên cây. 

- Tập đoàn cúc chi: Có nguồn gốc từ Hà Lan, gồm rất nhiều dòng giống với màu 

sắc khác nhau (trắng, tím, vàng, hồng đỏ, cánh sen… hoặc các màu pha lẫn nhau). Đặc 

điểm chung là thân bụi, cánh mành và yếu, lá thưa màu xanh nhạt, cây cao từ 40-

70cm. Hoa đơn hoặc hoa kép, đường kính hoa từ 2-5 cm. Trồng vào vụ thu đông, 

những giống cúc này thường trong thưa không bẻ nhánh, tỉa nụ con, cho cây sinh 

trưởng phát triển tự nhiên để thu được nhiều cành hoa trên cây 

5.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC 

- Thân 

Hoa cúc thuộc loại thân thảo (hay còn gọi là thân cỏ) có khả năng phân nhánh 

mạnh, có nhiều đất giòn, dễ gãy. Cây càng lớn thân càng cứng, cây cao hay thấp còn 

tuỳ thuộc vào giống. Ở Việt Nam cây có thể cao 30 - 80cm, trong điều kiện ngày dài 

cây cúc có thể cao đến 1,5 -2m 

- Lá 

Thường là lá đơn, mọc so le nhau có xè thuỳ và răng cưa sâu. Mặt dưới lá bao phủ 

một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng lưới. Từ mỗi nách lá thường phát sinh 

một mầm nhánh Phiến lá có thể to hay nhỏ, dày hay mỏng, màu xanh đậm, xanh nhạt 

hay xanh vàng là phụ thuộc vào từng giống. 

- Rễ 

Rễ cây hoa cúc là rễ phụ phát triển nhiều như rễ chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát 

triển theo chiều ngang. Rễ có nhiều lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng 

mạnh. Những rễ này không phát sinh từ mầm rễ của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu 

của thân cây gọi là mắt ở những phần sát trên mặt đất. 

- Hoa 

Hoa cúc chính là nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự hình 

đầu trạng. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường 

mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa có nhiều màu sắc khác 

nhau (trắng, vàng, đỏ, tím, xanh...) đường kính hoa từ 1,5 - 12cm. Những cánh hoa ở 

phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn xếp thành nhiều tầng, sẽ chặt hay lỏng tuỳ theo 

từng giống. Cánh có nhiều hình dáng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn 

đều, có loại dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong 

- Quả 

Là một quả bế khô chỉ chứa 1 hạt. Hạt có phôi thang và không có nội nhũ. 

61

5.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 

5.4.1. Nhiệt độ 

Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là từ 15 - 200C, cây chịu được 

nhiệt độ 10 - 350C. Nhiệt độ trên 350C và dưới 100C cúc sinh trưởng phát triển kém. Ở 

thời kỳ cây con cúc cần nhiệt độ cao hơn các thời kỳ khác. Đặc biệt thời kỳ ra hoa nêu 

đảm bảo yêu cầu nhiệt độ cần thiết của cúc thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cây cần 

nhiệt độ cao hơn để quang hợp, còn ban đêm nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp 

làm tiêu hao các chất dự trữ trong cây. 

Bảng 4.2. Ảnh hưởng xử lý lạnh cây con đến sinh trưởng phát dục của hoa cúc 

Giống 

Nhiệt độ 

xử lý 

Xử lý 

lạnh 

Chiều 

cao cây

Số đốt

Ngày 

ra nụ 

Tỷ lệ ra 

nụ (%) 

Ngày 

ra hoa 

Tỷ lệ ra hoa 

(%) 

Không 

5,0 

21,0 

100C 

có 

10,3 

24,0 

21/2 

33 

Không 

11,1 

32,6 

7/2 

83 

6/2 

17 

150C 

có 

20,0 

23,4 

11/1 

100 

10/2 

83,5 

Không 

23,9 

17,6 

22/12 

100 

24/1 

100 

200C 

có 

24,8 

18,0 

27/12 

100 

18/1 

100 

Không 

17,0 

16,4 

9/1 

100 

12/2 

1 00 

100C 

có 

21,2 

16,2 

8/1 

100 

18/2 

100 

Không 

22,8 

15,8 

22/12 

1 00 

21/1 

1 00 

150C 

có 

26,0 

14,4 

26/12 

100 

25/1 

100 

Không 

39,5 

15,8 

19/12 

100 

20/1 

100 

200C 

có 

28.2 

13,6 

25/12 

100 

25/1 

00 

Ghi chú: Cây con được xử lý lạnh từ 4/11-24/1 1, trồng ngày 24/11 

Quách Trí Cương, Trương Vỹ, 1997 

5.4.2. Ánh sáng 

Cúc là loại cây ngày ngắn, ưa sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển 

cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau: 

+ Thời kỳ cây con: Khi mới ra rễ cây cần ít ánh sáng vì lúc này cây non còn sử 

dụng các chất dinh dưỡng dự trữ. 

+ Thời kỳ chuẩn bị phân cành: Cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo các chất 

hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. 

Thời gian chiếu sáng rất quan trọng với cây hoa cúc và ảnh hưởng lớn đến năng 

suất chất lượng hoa. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì cây sinh trưởng mạnh, kéo dài 

làm cho thân cây cao, lá to hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Hầu hết các 

giống cúc trong thời kỳ sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ nhưng ở giai 

đoạn trổ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn 10 - 11 giờ, nhiệt độ không khí dưới 

200C. 

62

Với yêu cầu ánh sáng như vậy thì cúc thích hợp với thời tiết thu đông và đông 

xuân ở nước ta. Hiện nay một số giống cúc mới nhập nội nước la có thể ra hoa trong 

điều kiện ánh sáng ngày dài điển hình như CN93, CN98, tím hè, cúc vàng Đà Lạt.. rất 

thích hợp với vụ xuân hè và hè thu. Điều này cho phép ta sản xuất cúc quanh năm thay 

vì trước đây chỉ có hoa cúc nở vào mùa thu. 

5.4.3. Ẩm độ 

Thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển là độ ẩm đất 60 - 70%, độ ẩm không 

khí 55 - 65%. Nếu độ ẩm trên dưới 80% cây sinh trưởng mạnh, nhưng dễ phát sinh sâu 

bệnh làm ảnh hưởng năng suất chất lượng hoa. 

5.4.4. Dinh dưỡng 

Các yếu tố N, P, K và vi lượng như Ca, Mg, Mn có vai trò quan trọng đối với sinh 

trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa. 

- Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến 

thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây 

sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa. Cây cúc cần đạm 

vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng đạm nguyên chất 

sử dụng cho 1 ha trong cúc là 140 - 160kg. 

- Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc 

đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu 

lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. 

Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng P2O5 nguyên 

chất càn bón cho 1 ha là 120 - 140kg. 

- Kali (K) Oi úp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp 

cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, 

mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng K2O nguyên chất cho 1 ha là 

100 - 120 kg. 

- Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế 

được như Ca, Mg, B, Mn... 

5.5. KỸ THUẬT ĐỀ GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG 

Nhân giống cúc chủ yếu là nhân giống theo phương pháp vô tính. Bao gồm kỹ 

thuật giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ và nuôi cấy in-vitro. 

5.5.1. Nhân giống bằng phương pháp tỉa chồi 

- Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ 

gốc có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá). 

- Cây tỉa chồi mọc khoe, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến ra hoa lâu so với 

cây giâm cành, thời kỳ nở hoa không đồng đều. 

63

- Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). 

Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều 

kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan 

Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất. 

5.5.2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn) 

Đây là cách nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Hệ 

số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15-20 lần. Để nhân giống bằng giâm 

cành cần thiết phải chăm sóc tết vườn cây mẹ là những giống cúc tốt cần nhân giống 

và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành. 

- Vườn cây mẹ: Chọn giống tốt, sạch bệnh trồng khoảng cách 15x15cm mật độ 

400.000cây/ha, lên luống cao và thoát nước Thường sau trồng 12-15 ngày bấm ngọn 

lần 1, sau 20 ngày bấm ngọn lần 2. Khi nhánh dài 12-15cm chỉ lấy 3 nhánh phát triển 

tốt. Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3-4 cành đem giâm. 

Sau đó cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. 

Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có 

chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất. 

- Lượng phân bón cho 1 ha vườn cây mẹ: 

+ Phân chuồng hoai mục: 30-40 tấn 

+ N,P,K nguyên chất 

N(kg)   

P2O5(kg)  

K2O(kg) 

Tổng số   

140-160  

120-140  

100-120 

Bón lót   

20-30   

90-100  

60-70 

Bón thúc   

120-130  

30-40   

40-50 

Bón thúc chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 18- 20 ngày. 

64

Các bước sản xuất cành cúc giâm: 

- Kỹ thuật giâm cành 

+ Tiêu chuẩn cành giâm: chọn cành bánh tẻ, cắt cành giâm dài 6-8cm, có từ 3-4 

lá/cành. 

+ Mật độ, khoảng cách: tuỳ thuộc vào giống và thời vụ giống có cành to thì 

khoảng cách 3x3cm (1000cành/m2), giống cành nhỏ: 2,5 x 2,5cm (1600cành/m2) Mùa 

thu giâm dày hơn mùa hè. 

+ Giâm cành cành giâm nên cắt vào buổi sáng và giâm ngay, để lâu cành bị mất 

nước và nhiễm bệnh, tỷ lệ sống không cao. Khi cắt hom nên cắt vát 300 để tăng diện 

tích tiếp xúc cành nhanh ra rễ. Cắm hom trên luống cát, có mái che, sau đó phun đậm 

nước giữ ẩm cho hom và tạo điều kiện để hom ra rễ. Có thể nâng cao tỷ lệ ra rễ bằng 

cách nhúng chân hom trong dung dịch kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA… nồng độ 25-

50ppm trong 10- 15 giây, sau đó cắm hom vào xuống cát. 

+ Chăm sóc cành giâm thường xuyên phun mù giữ độ ẩm bão hoà trong nhà giâm, 

loại bỏ các lá vàng, thối, khi cành giâm cơm ra rễ có thể sử dụng phân bón lá với nồng 

65

độ thấp 1/2000-1/3000. Sau giâm 12-15 ngày, rễ cành giâm dài 2-3cm, mỗi cành có 3-

5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất. 

5.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC 

5.6.1. Thời vụ gieo trồng 

Trong năm có thể trồng thành 4 vụ: 

- Vụ Xuân Hè: Giâm ngọn tháng 2 - 3, trồng tháng 3, 4, 5 và ra hoa vào tháng 6, 7, 

8 như các giống CN 93, CN 98, tím Hè, vàng Hè... 

- Vụ Hè Thu: Giâm ngọn vào tháng 4, 5 trồng tháng 5, 6 thu hoạch hoa vào tháng 

10, 11. Gồm các giống CN 93, CN 97, CN 98, vàng Đài Loan, Đại đoá, Hoạ mi. 

- Vụ Thu Đông: Giâm tháng 7 và 8, trồng tháng 8 và 9 cho hoa vào tháng 1 và 2 

như các giống cúc CN 97, vàng Đàn Loan, đỏ Ấn Độ, Mâm xôi, Tím xoáy móng rồng, 

vàng Tàu... Đây là vụ chính trong năm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của 

nhiều hoa cúc khác nhau. 

- Vụ Đông Xuân: Giâm ngọn vào tháng 8, 9 trồng vào tháng 9, 10 cho hoa tháng 2, 

3, 4 như các loại cúc Chi, Tím xoáy, Tím sen. 

5.6.2. Làm đất 

Đất thích hợp để trồng cúc là đất tốt, đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất sét pha nhiều mùn có 

tầng canh tác dầy, lưới tiêu nước tốt, pH từ 6- 6,5. 

- Đất được cày sâu, bừa kỹ, phơi ải trước 10 - 15 ngày, tăng hoạt động của vi sinh 

vật háo khí, giữ phân giữ nước tốt. Cày sâu, rễ cây phát triển mạnh có tác dụng tăng 

mật độ cây trên một đơn vị diện lích (nhất là giống cúc chỉ để 1 bông to trên cây, mật 

độ trồng có thể lên đến 40 cây/m2). Đất cày sâu, phơi ải kết hợp với bón phân sẽ tạo 

đin kiện bộ rễ ăn sâu xuống đất được dễ dàng. 

- Lên luống cao thấp tuỳ theo thời vụ: Vụ thu đông thời tiết hanh khô làm luống 

thấp khoảng 20-25cm, vụ xuân hè độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát 

nước (khoảng 30-35cm) 

- Bón phân lót trước khi trồng lừ 10 - 12 ngày gồm có phân chuồng hoài mục và 1 

phần phân hoá học N, P, K. 

5.6.3. Bón phân 

Cúc là loại cây phàm ăn nên bón phân cho cúc làm tăng năng suất, chất lượng hoa. 

Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của các loại phân 

bón đến chất lượng hoa, tính chất đất để ta có lượng phân bón, thời kỳ bón, cách bón 

thích hợp. 

- Nguyên tắc bón phân: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. 

- Lượng phân bón 

66

Phân hữu cơ 30 tấn/ha, đạm 140 - 160kg, lân 120 - 140 kg và K 100 - 120kg. 

+ Bón lót loạn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân. 

+ Bón thúc 3 đợt 

Lần 1: sau trồng 15 - 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali. 

Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân. 

Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại. 

5.6.5. Mật độ, khoảng cách 

Khoảng cách mật độ trồng cúc tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ và mục đích lấy hoa 

thương phẩm: 

+ Giống hoa to đường kính 8- 12 cm cây cao thân mập chỉ để 1 bông trồng khoảng 

cách 15x 15 cm, mật độ 400.000 cây/ha: giống cúc CN 93, CN 98, vàng Đài loan… 

+ Giống hoa nhỏ đường kính 2-5 cm, hoa chùm trồng khoảng cách 30x40 cm, mật 

độ 84.000 cây/ha. 

+ Cây tạo tán trồng chậu như cúc đỏ Ấn Độ, cúc mâm xôi trong khoảng cách 50x 

60 cm, mật độ 34.000 cây/ha. 

5.6.6. Kỹ thuật chăm sóc 

- Bấm ngọn: Muốn có hoa nhiều tạo tán to, tròn hay nhiều nhánh cần phải bấm 

ngọn cho cây: sau trồng 15-20 ngày tiến hành bấm ngọn bằng cách ngắt từ 1 -2 đốt 

trên ngọn của thân chính làm cho cây phát triển nhiều cành nhánh, tiến hành bấm liên 

tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày. Các giống cúc mâm xôi, cúc Hà Lan 

thường được bấm ngọn như trên. Các giống cúc hoa to trung bình có thể chỉ tiến hành 

bấm ngọn 1 -2 lần, để trên cây có 3-4 cành hoa. 

- Tưới nước: cây cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng nên cần trồng cúc nơi cao 

thoát nước tránh nơi trong thấp và ứ nước. Tưới nước vừa đủ giữ ẩm cho cây. 

- Vun xới làm cọc giàn: Xới đất vun gốc kết hợp với làm cỏ. Khi còn nhỏ bấm 

ngọn lần 1 thứ xới xáo quanh gốc, khi cây đã lớn sau khi bấm lần 2, cây phân cành 

nhánh mạnh thì hạn chế xới đất và cúc có bộ rễ chùm ăn ngang phát triển nhiều rễ phụ. 

+ Cần cắm cọc làm giàn đỡ cho cây khỏi bị đổ, cong queo. Nếu cây có nhiều hoa, 

đường kính tán rộng có thể cắm 1 đặt 3 cọc xung quanh cây để không làm gãy cành 

dập hoa. Có thể làm giàn bàng lưới để đỡ cây hoa mọc thẳng, đều, đẹp. 

- Tỉa nụ: đối với loại cúc chỉ lấy 1 bông to phải tỉa bỏ hết cành nhánh phụ mọc từ 

nách lá, chỉ để 1 nụ chính trên thân và thêm 1 nụ phụ đề phòng nụ chính bị gãy, hỏng. 

Thường áp dụng 1 số giống như CN 93, CN97, CN98, vàng Đài Loan, tím hè. 

- Sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng: Có tác dụng làm tăng năng suất và 

chất lượng hoa cúc. Có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích như: Spray-N- 

67

Grow(SNG) của Mỹ, GA3 của Trung Quốc, Kích phát tố hoa trái Thiên Nông điều 

khiển sinh trưởng ra hoa trái vụ các giống cúc. 

+ Dùng GA3 pha nồng độ 1%  phun giai đoạn cây con định kỳ 7- 10 ngày/ lần đến 

khi cây có chiều cao như ý muốn thì dừng lại. 

+ Spray-N-Grow nồng độ 1% ( 100ml dung dịch thuốc pha với 10 lít nước) và 

Kích phát tố hoa trái Thiên Nông liều lượng 5 g pha 10 lít nước định kỳ 7- 10 ngày 

phun một lần kể từ khi cây bắt đầu phần hoá màu hoa cho đến lúc cây nở hoa. 

5.7. SÂU BỆNH HẠI HOA CÚC 

5.7.1. Bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ 

- Bệnh đốm lá: 

+ Đặc điểm, triệu chứng: Vết bệnh dạng hình tròn hoặc hình bất định màu nâu 

nhạt hoặc nâu đen nằm rài rác ở mép lá, dọc gân lá hoặc ở giữa phiến lá. Gặp thời tiết 

ẩm ướt mô bệnh bị thối nát. Bệnh thường lan từ các lá gốc lên phía trên. 

+ Nguyên nhân gây bệnh do nấm Cercospora chrysanthemi gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Topsin M-70WP nồng độ 5- 10g thuốc/1 bình phun 8 lít 

- Bệnh phân trắng: 

+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám hình bất định. 

Mặt dưới lá mô bệnh chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh hại lá là chủ yếu. Bệnh hại 

nặng cả thân, cành, nụ, hoa làm cho lá rụng sớm, thối nụ, hoa nhỏ không nở hoặc nở 

lệch một bên. 

+ Nguyên nhân: Do nấm Odium Chysanthemi gây ra 

+ Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng Anvil 5SC liều lượng 1 lít/1 ha hoặc Score 

250ND dùng với liều lượng 0,2-0,3 lít/ha. 

- Bệnh đốm nâu 

+ Đặc điểm và triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ màu da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, hình 

thái bất định, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng rụng 

sớm. Bệnh hại cả cuống lá, cành non, thân cây 

+ Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pucinia Chrysanthemi gây ra 

+ Biện pháp phòng trừ: Dùng Zinep 80WP nồng độ 20-50g/bình phun 8 lít hoặc 

Anvil 5SC. 

- Bệnh đốm vòng: 

+ Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, màu xám hay màu 

nâu hoặc xám đen. Vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, xung 

quanh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu 

68

đen, lá bị thối dễ rụng. 

+ Nguyên nhân: Do nấm Alternasia sp. gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một số thuốc chống nám nói trên hoặc sử 

dụng Daconil 50SC nồng độ 0,2% hoặc Altracol 70BHN liều lượng 1,5-2 kg/ha. 

- Bệnh lở cổ rễ, thối gốc trắng: 

+ Đặc điểm triệu chứng: ở phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, lở 

loét, rễ bị thối mềm. Bộ phận trên mặt đất, cành lá bị héo khô, nhổ cây lên dễ bị đứt 

gốc. 

+ Nguyên nhân do nấm Rhizoctonia solani gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Dùng một số loại thuốc Alvil 5SC liều lượng 1 lít/ha hoặc 

Vi da 3SC liều lượng 1-1,5 lít/ha(10-15ml/bình phun 8 lít). 

- Bệnh héo vi khuẩn: 

+ Đặc điểm triệu chứng: Bệnh do vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ làm thối 

rễ, cây bị héo rũ tái xanh, héo từ lá gốc lên ngọn. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy bó 

mạch thâm đen, có dịch nhầy trắng tiết ra. 

+ Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây ra. 

+ Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác, chọn vườn ươm, vườn trồng 

cao ráo thoát nước, nhổ bỏ cây bệnh, cỏ dại, phòng trừ môi giới truyền bệnh hoặc dùng 

Streptomixin nồng độ 100-150ppm để trừ khuẩn. 

5.7.2. Sâu hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ 

- Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): 

Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải 

rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non ở nụ hoa, đài hoa và hoa. 

+ Phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra dùng các thuốc trừ sâu như 

pegasus 500SC liều lượng 0,5- 1 lít/ha (pha 7-10ml thuốc trong bình phun 8 lít) 

- Sâu khoang (Spodoptera lituna Fabrictus) 

Phá hoại nặng trên lá non, nụ hoa thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá. 

+ Phòng trừ: Dùng biện pháp thủ công cơ giới như ngắt trứng ở vườn ươm và 

vườn sản xuất trong quá trình chăm sóc. Dùng bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng 

thành. Luân canh với cây trồng khác. Dùng thuốc sâu Polytrin 440EC liều lượng 0,5-

1,01 lít/ha. 

Karate 2,5EC (5-7ml thuốc/bình phun 8l). Đặc biệt chế phẩm vi sinh Bt bột thấm 

nước liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong phòng chống sâu khoang hại hoa. 

- Rệp hại hoa: có 3 loại thường gặp 

69

+ Rệp xanh đen. 

+ Rệp nâu đen. 

+ Rệp xanh lá cây. 

Trong 3 loại rệp trên, loài rệp xanh đen gây gây hại phổ biến hơn cả. 

+ Đặc điểm gây hại: Rệp xanh đen gây hại phổ biến từ đầu vụ đến cuối vụ hoa, là 

đối tượng khó trừ. Rệp xanh đen và nâu đen hại các giống cúc vàng Đài Loan, cúc 

Nhật trắng, cúc tím Đà Lạt, cúc chi Đà Lạt, cúc Hè. Rệp xanh lá cây thường hại trên 

các loại cúc đại đoá và ít di chuyển. 

Giai đoạn cây con, 3 loại rệp này thường bám vào ngọn cây, lá non, búp non. Sau 

chuyển sang đào hoa, nụ hoa, cánh hoa (riêng rệp nâu đen không hại nụ và hoa). Rệp 

chích hút dịch cây, tạo thành vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen các cây còi cọc, 

ngọn chùn, quăn queo, lá quăn, thui nụ hoa không nở hoặc dị dạng. Sản phẩm bài tiết 

của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển nhất là khi mưa ẩm kéo dài. 

+ Phòng trừ: Phát hiện kịp thời và tiêu diệt rệp trên các bộ phận cây hoa. Dùng các 

loại thuốc trừ rệp Supracide 40ND với liều lượng 1 - 1,5 lít/ha(10- 15ml thuốc cho 

bình 8 l) Otatox 400EC liều lượng 1-1,5 lít/ha; Karate 2,5EC (liều lượng 5-10ml/bình 

8 lít)  

- Ngoài ra cúc còn một số côn trùng khác phá hoại như bọ cánh cam, bọ hung… 

Dùng Danitol IOEC liều lượng 0,5-1 lít/ha (Pha 5-10ml/bình 8 lít) 

Bọ xít, bọ trĩ dùng Polytrin 440ND, Ofatox 400EC phun ướt đều mặt lá. 

5.8. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA CÚC 

Ngày nay việc sản xuất hoa cúc không chỉ đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp phục vụ 

nội tiêu tại địa phương mà sản xuất còn mang tính hàng hoá cung cấp cho các tỉnh 

khác và xuất khẩu. Chính vì vậy công nghệ thu hái, bảo quản và vận chuyển hoa đi xa 

là vấn đề được quan tâm chú ý. 

Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của hoa, đó là điều kiện trồng (bao gồm 

phân bón, tưới nước, độ ầm, ánh sáng, nhiệt độ, phòng trừ sâu bệnh, môi trường khi 

thu hoạch) và điều kiện sau thu hoạch (thời gian thu hoạch, kỹ thuật thu hái, nhiệt độ, 

ẩm độ, ánh sáng…). Để đảm bảo hoa tươi lâu phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật sau:  

5.8.1. Xử lý trước thu hoạch 

Trước khi thu hoạch 7- 10 ngày, hoà loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với 

liều lượng 5,5kg supelân + 2,5kg Clorua Kali cho 1 sào Bắc bó và phun thuốc diệt trừ 

sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước lã, để cho cây ở trạng thái đầy đủ 

nước. Chú ý là chỉ tưới vào gốc mà không tưới vào cánh hoa, tránh dập nát và đọng 

nước. 

70

5.8.2. Kỹ thuật cắt hoa 

Thời gian cắt hoa tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát, trời khô ráo không 

mưa. 

Không nên cắt hoa vào lúc giữa trưa vì lúc này cường độ ánh sáng lớn, nhiệt độ 

cao, khí không của lá mở rộng, lượng nước bốc hơi mạnh dẫn đến mất nước nhanh, 

hoa mau héo, khó hồi phục. Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở 

gần hoàn toàn cánh vòng ngoài. Nếu cắt để mang đi xa có thể cắt những bông hoa nở ít 

hơn. Dùng dao sắc cắt sát gốc, cách mặt đất 5- 10 cm. Khi cắt xong dốc ngược cành 

xuống để những bóng hoa đã nở to không bị gãy. 

5.8.3. Sử lý sau thu hoạch 

Hoa cúc sau khi cắt được phân loại, bảo quản và đem đi tiêu thụ. Khó phân loại, ta 

cần tỉa bỏ lá già úa, cắt gốc cho đều sau đó ngâm ngay vào nước sạch sâu 1/4-1/2 chiều 

dài cành. Dùng bình phun mù phun ướt đăm lá, chú ý không để nước đọng trên bông 

hoa, sau đố đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh để bảo quản. 

Khi vận chuyển hoa cúc đi tiêu thụ ở xa, có thể đóng gói hoa trong hộp giống 

chiều dài 120cm, chiều rộng 60cm, chiều cao 60cm. Với hộp này có thể đóng gói 

1.500 bông cúc. Hộp giống được đục lỗ xung quanh để cành hoa vẫn có thể hô hấp 

được. Trước khi cho hoa vào hộp không được để nước đọng trên cành lá. Có thể sử 

dụng một số hoá chất để xử lý nhằm tăng tuổi thọ của hoa cúc (STS- silver 

thiosunphats) pha vào nước và cắm hoa vào đó, nó có tác dụng diệt trừ các loại vi 

khuẩn có hại cho hoa. 

71

Chương VI 

KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN 

Đồng tiền là loài hoa có màu sắc tươi sáng phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại 

mầu từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím... trên bông hoa có thể có một màu đơn 

hoặc nhiều màu xen kẽ. Hoa to, cuống cứng là loại hoa lý tưởng để làm hoa bó, hoa 

lẵng và cắm hoa nghệ thuật. Ngoài ra, đồng tiền cũng có thể trồng trong chậu để chơi 

hoa thời gian dài khi đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp. 

Đồng tiền là một loại hoa có sản lượng và giá trị cao, ở điều kiện thích hợp có thể 

ra hoa quanh năm, tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm (có chất lượng tốt) cao, 

hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao, tươi lâu là một trong 10 loại hoa 

được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đồng tiền ra hoa quanh năm thích nghi rộng nên 

hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, Hoa đồng tiền còn có 

tên là Phu lang và thường được dùng trang trí cho xe hoa và phòng cưới. 

6.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG 

NƯỚC 

Cây hoa đồng tiền tên khoa học là Gerbera jamesonic Bolus, là một trong 10 loại 

hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hoa hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn). Hoa 

đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi, năm 1697 Relomen phát hiện thấy ở vùng phía 

Nam châu Phi (Delansia) và ông đã đưa về vườn thực vật nước Anh. Iwin Lych là 

người đầu tiên tiến hành lai tạo các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và 

người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần hai nước này cũng trở thành trung tâm 

tạo giống cho đồng tiền thế giới (Đặng Văn Đông và cs, 2003). 

Hiện nay công tác nghiên cứu và sản xuất hoa ở nước ngoài rất phát triển. Trình độ 

tạo giống sản xuất của các nước Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Đức.... rất cao như công ty 

Forist của Hà Lan là công ty dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất, buôn 

bán hoa đồng tiền. Họ có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học về thiết bị sản 

xuất đã tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc sử lý sau thu hoạch, 

bảo quản, đóng góp đều ở trình độ rất cao. Ở Trung Quốc ngay từ những năm 20 của 

thế kỷ 20 đã có sản xuất hoa đồng tiền cắt cành. Ở Mai Long Thượng Hải, nhưng do 

giống thoái hoá nghiêm trọng nên không phát triển được cho đến năm 1987  vận dụng 

kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật nhân giống nhanh khắc phục được tình trạng thoái 

hoá giống thì hoa đồng liền mới khôi phục và phát triển. Hiện nay Thượng Hải là nơi 

có diện tích trồng lớn nhất 35 ha, trong đó trung tâm nhân giống hoa Hà Viên Nghê ở 

nông trường Đông Hải đứng đầu trong sản xuất và nhân giống hoa đồng tiền. Ở Giang 

Tô cũng là nơi phát triển mạnh hoa đồng tiền, năm 1995  mới có trên 6.000m2, đến 

năm 1999  đã có tới 6 ha. Viện nghiên cứu rau, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp 

và nông trường Liên Vân... là những đơn vị có diện tích trồng lớn, kỹ thuật tương đối 

72

cao. 

Tuy nhiên trong sản xuất hoa đồng tiền ở một số nước đang phát triển vẫn có một 

số biểu hiện sau: 

- Tính chuyên nghiệp và quy mô sàn xuất chưa cao. Rất ít có công ty chuyên sản 

xuất, quy mô sản xuất thường nhỏ nên không có sản phẩm đứng đầu, đủ sức cạnh tranh 

trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ: ở Tô Châu diện tích trồng hoa Đồng Tiền 

lớn nhất không quá 2 ha, nhỏ thì chỉ trên 1.000m2, sản lượng hoa hàng ngày rất ít, nên 

phí thu hái, bao gói, vận chuyển không cân xứng, tiêu thụ tại chỗ thì thừa, bán ra ngoài 

thì không kinh tế nên hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó ở Colombia có hơn 100 nông 

trường quy mô từ 20 ha đến 30 ha, mỗi nông trường chỉ trồng 2 - 3 giống, mỗi giống 

8-10 ha. 

- Tổng diện tích sản xuất lớn. sản lượng ít, chất lượng kém. 

Diện tích trồng trọt được mở rộng nhưng phân tán, lực lượng kỹ thuật không tập 

trung lại thêm thiết bị sản xuất thấp, chất lượng kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu 

quả kinh tế. Theo thống kê năm 1996 diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 75.000 ha, 

giá trị 600 triệu đơm Mỹ. Trong khi đó tại Hà Lan trồng 8017 ha giá trị sản lượng 3 tỷ 

590 triệu đôla Mỹ gấp 56 lần Trung Quốc. 

- Trang thiết bị trồng trọt lạc hậu, hàm lượng kỹ thuật cao ít. 

Tỷ lệ thiết bị tiên tiến trong trồng trọt rất nhỏ, cách trồng cổ truyền văn chiếm ưu 

thế gây lên sản lượng thấp, chất lượng kém, mùa vụ sản xuất không phù hợp với nhu 

cầu lúc cần, khả năng cung ứng hoa quanh năm không mạnh do đó giá cả không ổn 

định, hiệu quả kinh tế thấp. Nghề trồng hoa ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi nhu cầu 

công nghiệp hoá tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần 

đất. 

- Công tác chọn tạo giống mới chậm so với sản xuất. 

Hiện nay giống trong sản xuất rất ít, đa số là giống nhập từ nước ngoài, không tự 

sản xuất được, các giống trồng trong sản xuất đã lạc hậu, biểu hiện ở năng suất thấp, 

không được tươi lâu cây dễ nhiễm sâu bệnh... Đầu tư cho cơ quan khoa học về hoa cắt 

rất ít nên còn rất nhiều vấn đề về chọn tạo giống, nhân giống ứng dụng công nghệ cao 

vào sản xuất bảo quản, xử lý hoa. 

- Giá thành bao gói cao. 

Thời gian bảo quản hoa đồng tiền có thể dài, nhưng cành giòn, dễ gãy, việc bao gói 

hiện nay vấn đơn giản nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao. 

6.2. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC 

- Thân lá: thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ 

thân Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 - 450. Lá có hình lông chim, xẻ thùy 

73

nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung. 

- Rễ: thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ hình ống ăn ngang và nổi phía trên 

mặt luống, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra. 

- Hoa: đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự 

đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc 

vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và mầu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm 

hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống 

nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một. 

- Quả: quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, một 

gam hạt có khoảng 280 - 300 hạt (Đặng Văn Đông và cs, 2003). 

6.3. NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN 

Hoa Đồng tiền có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp như: Nhân giống bằng 

hạt, tách cây, nuôi cấy mô. Nuôi cấy mô trong môi trường nhân tạo được dùng một 

cách thông dụng nhất, phương pháp này cho số lượng cây lớn, sạch bệnh, cây trồng từ 

nuôi cấy mô sẽ sinh trưởng phát triển tốt. Sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt. Hệ số 

nhân giống bằng phương pháp này rất cao, từ một bộ phận nhỏ của cây sau một thời 

gian ngắn có thể cho ra hàng vạn cây giống đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đây là 

phương pháp nhân giống chủ yếu đối với cây hoa đồng tiền hiện nay 

6.3.1. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào 

Giai đoạn 1: Tạo nguồn vật liệu khởi đầu 

Việc tạo nguồn vật liệu ban đầu tốt sẽ là bước quyết định tới sự thành công của các 

quá trình tiếp theo. Vì vậy, để có nguồn mẫu cho quá trình nuôi cấy mô, cần phải lựa 

chọn các cá thể sinh trưởng phát triển tết từ những cây mẹ đã được lựa chọn. Để hạn 

chế tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa vào nuôi cấy ta đánh trồng chúng lên trên nền giá thể trấu 

hun, sau khi cây đã ổn định trở lại (2-3 tuần) khi tiến hành lấy mẫu vào nuôi cấy. 

Nguồn mẫu đưa vào nuôi có thể là thân, đỉnh, ngọn, cuống hoa, đế hoa, cánh hoa, lá 

non hoặc cuống lá non. Mẫu được lấy vào những ngày nắng ráo không có mưa. 

Giai đoạn 2: Khử trùng nuôi cấy mô 

Đỉnh sinh trưởng của đồng tiền ít, khi bóc tách lại dễ bị nhiễm bẩn nên thường 

dùng đế hoa làm nguyên liệu nuôi cấy mô. Cắt lấy nụ có đường kính khoảng lem, lấy 

bông thấm nước muối rửa sạch, đưa vào tủ nuôi cấy mô. 

Ngâm vào cồn 0,1% trong 10 - 15 phút, lấy ra rửa sạch rồi cho vào dùng dịch 

clorua thuỷ ngân 0,1% tiêu độc trong 20 phút, lấy ra dùng nước sạch rửa 3-4 lần. Dùng 

panh và dao bóc vẩy, cắt bỏ tất cả hoa nhỏ, giữ lấy đế hoa, cắt đế hoa thành từng 

miếng nhỏ vuông 2-3mm. Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 24±20C, cường độ chiếu 

sáng, 2000 - 3000 lux. Mỗi ngày chiếu sáng 12- 16 giờ. 

74

Giai đoạn 3: Tái sinh chồi 

Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng của mô nuôi cấy. Quá 

trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin xytokinin ngoại 

sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy. Thông thường bổ sung nền MS theo tỷ lệ 1 

ppm BA + 0,2 ppm KI + 0,2 ppm IAA. 

Môi trường nuôi cấy đồng tiền giai đoạn đầu là: 

MS + BA 4mg/l + NAA 0,2 màu + IAA 0,2 mg/l 

Sau 4 tuần hình thành 1 thân mầm. Sau đó chuyển mầm vào môi trường 

MS + KI 5mg/l + IAA 1 mg/l, nuôi cấy tiếp. 

Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh 

Để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi đồng tiền đơn lẻ hoặc các đoạn cắt 

vào trong môi trường tạo rễ, đó là than hoạt tính (0,3-0,5g/l) và NAA ở nồng độ thấp 

0,1 - 0,5 ppm. Tuy nhiên, cũng có những giống đồng tiền khó hình thành rễ nên cần bổ 

sung thêm chất điều tiết sinh trưởng thực vật hay phụ gia như IAA 1ppm. Thường sau 

4 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi đồng tiền sẽ có từ 4-6 rễ và chiều dài 

trung bình rễ từ 2-3cm. Lúc này cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm. 

Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươm 

Đây là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh (có đủ rễ, thân, hoặc lá) từ ống nghiệm ra đất. 

Ở giai đoạn này cần phải có giá thể và chế độ chăm sóc phù hợp. Chuyển cây con đã ra 

rễ, trồng trên đất nền gồm 1 phần mùn cưa + 1 phần than bùn + 1 phần xốp vụn, dùng 

lưới phản quang che nắng, che mưa. Điều chỉnh sao cho độ ẩm đất đạt 76 - 80% độ ẩm 

không khí 82-85%. Ngoài ra phải bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây bằng cách phun 

dung dịch N:P:K theo tỷ lệ 1:1: với nồng độ 1-2g/1 cho cây. Khi cây đã bám rễ trên 

giá thể, tiến hành phun phân bón Thiên Nông nồng độ 5 g/l, 3 ngày phun 1 lần. Sau 2-

3 tuần có thể trồng ra ruộng sản xuất. 

Khi trồng trên ruộng sản xuất, thời gian đầu cây nuôi cấy mô sinh trưởng chậm 

hơn so với giống đồng tiền tách thân. Nhưng sau trồng 50 - 60 ngày tốc độ sinh trưởng 

của cây invitro (nuôi cấy mô) tăng vọt. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn và chất lượng 

hoa tốt hơn. 

75

6.3.2. Nhân giống bằng hạt 

Các giống đồng tiền trồng trong chậu chủ yếu được nhân bằng hạt, đồng tiền là 

loại cây khó tự thụ phấn. Vì vậy muốn lấy hạt nhất thiết phải thụ phấn bổ khuyết hạt 

đồng tiền có sức sống rất ngắn (2-3 tháng) nên thường gieo ngay sau khi thu hái. Đất 

gieo hạt cần phối trộn đất mùn 2 phần + than bùn một phần + cát sông một phần. Hạt 

không cần lấp kín hoàn toàn, chỉ rắc phủ một lớp đất mịn mỏng, sau đậy ngon giữ ẩm. 

Hạt đồng tiền ưa ánh sáng nên sau khi gieo hạt phải đưa ra ánh sáng. Thời gian gieo 

thích hợp gieo trong nhà vườn vào tháng 1 đến tháng 2, gieo ngoài trời thì vào tháng 3, 

sau đó đến vụ trồng vào chậu, đặt trong nhà lưới 

6.3.3. Tách cây 

Từ 1 cây nuôi cấy mô, sau một năm trồng trở ra có thể tách ra được từ 3-5 cây 

khác để đem trồng Việc tách cây thường thực hiện vào tháng 2-4, lúc này khí hậu phù 

hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Khi tách cây đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và 

dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân sao cho không bị đứt rễ và môi thân phải mang ít 

nhất 1-2 rễ trở lên. Chú ý sau khi dùng dao cắt, có thể nhúng chỗ vết cắt vào dung dịch 

IBA nồng độ 1 00ppm để tăng khả năng tái sinh của cây. Sau khi đã xử lý dung dịch ra 

rễ, trồng cây như với cây nuôi cấy mô nhưng phải che bớt nẫng 2 tuần để tăng tỷ lệ 

sống của cây. 

6.4. CÁC GIỐNG HOA TRỒNG PHỔ BIẾN Ở TRONG SẢN XUẤT 

Theo Đặng Văn Đông năm 2003 thì hiện nay ở nước ta có khoảng trên 30 giống 

hoa đồng tiền, trong đó hiện nay trong sản xuất thường trồng các giống đồng tiền do 

Hà Lan lai tạo, nhưng do các cơ sở của Trung Quốc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế 

bào.  

- Giống Thanh Tú Giai nhân (F123) 

Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, hoa kép màu cánh sen, nhị màu xanh, đường 

76

kính 12- 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ hơn, 

hơi uốn cong vào phía trong Cuống hoa dài 45-50cm, lá dài màu xanh đậm. Năng suất 

50- 60 hoa/khóm/năm 

- Giống Thảo nguyên nhiệt đới (F125) 

Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh 

nhị là lớp nhuỵ màu trắng. Cánh hoa gồm 3 lớp, đường kính hoa từ 11-12cm. Lá ngắn, 

cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng suất hoa cao (55-60 hoa/khóm/năm) 

- Giống Kim hoa sơn 

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp cánh ngoài màu vàng đỏ, 

nhị màu đen, đường kính hoa 13-14cm. Cuống hoa dài 40-45cm, lá hơi tròn, màu xanh 

đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất hoa 45-50 hoa/khóm/năm. 

- Giống Yên Hưng (F160) 

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ nhung, có nhiều lớp cánh xếp 

xít nhau, nhị màu xanh. Cuống hoa dài 50-55cm, sinh trưởng khoẻ, năng suất trung 

bình 50-55 hoa/khóm/năm. 

Ngoài các giống trên hiện nay còn rất nhiều các giống có nhiều màu sắc khác nhau 

tạo nên một tập đoàn hoa đồng liền rất phong phú. 

6.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 

6.5.1. Nhiệt độ 

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sinh trưởng, 

phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng 

hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 - 250C, tuy nhiên một số 

giống chịu nhiệt độ cao hơn (30 - 400C) nếu nhiệt độ < 120C hoặc > 350C cây sẽ phát 

triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu. 

6.5.2. Ánh sáng 

Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng nhẹ, phản ứng mạnh với cường 

độ ánh sáng. Nắm được đặc điểm trên trong trồng trọt người ta có thể trồng Đồng tiền 

vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp 

cho Đồng tiền sinh trưởng tốt phục vụ mục đích thương mại. 

6.5.3. Ẩm độ 

Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, 

bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ 

ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng. Trồng đồng tiền nhất 

thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh 

các loại bệnh. 

77

6.5.4. Đất 

Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, thích hợp với đất tơi, xốp, nhiều màu, độ 

pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực 

nước ngầm thấp và ổn định. 

6.5.5. Chất dinh dưỡng 

Các loại phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô cơ 

(đạm, lân, kali) và phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, B, Co…) có ý nghĩa hết sức quan trọng 

đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng của hoa Đồng tiền. 

Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng trong các giai đoạn của hoa đồng tiền 

Thành phần dinh dưỡng 

Cây còn nhỏ 

Cây đẻ nhánh 

Cây ra hoa 

N(%) 

2,5 

2,7 

3,0 

P(%) 

0,5 

0,5 

0,5 

K(%) 

3,2 

3,2 

3,8 

Ca(%) 

0,5 

0,5 

1,3 

Mg(%) 

0,2 

0,4 

0,6 

Fe(ppm) 

62 

62 

132 

Mn(ppm) 

17 

30 

82 

Cu(ppm) 

Zn(ppm) 

19 

19 

24 

B(ppm) 

19 

19 

24 

Đặng Văn Đông và cs, 2003 

6.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 

6.6.1. Mật độ, khoảng cách 

Đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng to nên trồng hàng kép (một luống trồng 2 

hàng), khoảng cách 30 x 25cm, với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha. 

Trồng đóng tiền phải trồng nổi có, rề cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát 

triển chậm hay bị thối thân. 

6.6.2. Nước tưới 

Đối với cây hoa đồng tiền tốt nhất lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa 2 hàng 

cây mỗi ngày tưới 1 - 2 giờ 

6.6.3. Thông gió trong nhà che 

Mùa Hè trồng đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ lưới xung quanh 

để hạ thấp nhiệt độ, để tránh nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ. Về mùa 

Đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nồng 

độ CO2 không những có lợi cho quang hợp mà làm cho màu sắc hoa tươi hơn. 

78

6.6.4. Bón thúc 

Hoa đồng tiền mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu 

sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2. Liều lượng phân 

thương phẩm bón thúc một lần cho 1 ha: 20kg đạm, 40kg lân, 40 kg kali, định kỳ 15 - 

20 ngày bón 1 lần. 

Ngoài việc bón phân qua rễ cần phun thêm phân bón lá như Komic, Thiên Nông... 

6.6.5. Ngắt bỏ lá già 

Hoa đồng tiền sau khi trồng 5 tháng sẽ ra hoa, khi đó sẽ có tranh chấp dinh dưỡng 

giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều, qua tốt thì 

hoa ra ít hoặc chất lượng kém. Nếu ít lá hoặc lá xấu thì lá không đủ sức nuôi hoa, thiêu 

dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc cuống hoa ngắn. Vào thời kỳ ra hoa nếu bón đạm quá nhiều 

lá to rậm rạp, các nụ phía dưới không đủ ánh sáng sẽ trở thành "nụ ẩn". Vì vậy trong 

suốt quá trình sinh trưởng mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng 

quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, 

đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu 

bệnh. 

Số lá, số nụ và số cành hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho 1 nụ 

phát dục bình thường, ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp dinh dưỡng. Cây 

trong 1 năm có 3-4 nhánh cần từ 15-20 lá công năng, có như vậy mới đảm bảo được 

trong 1 tháng vào lúc hoa rộ có thể được 5-6 hoa, cây 2-3 năm tuổi số lá cần có là 20-

25 lá mới đảm bảo được trong 1 tháng hoa rộ có 7-8 hoa. 

Ngắt bỏ lá già không đơn giản là ngắt bỏ lá phía ngoài mà cần phải xem cây cụ thể 

để quyết định. Nói chung trước hết ngát bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng, căn cứ vào số lá và 

số nụ để tính toán số lá để lại và số lá cần ngắt bỏ. Số lá thừa cần phải ngắt bỏ trên 

từng nhánh của mỗi cây, trước hết ngắt bỏ lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chúc với 

nụ. 

Những nụ già nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Số hoa để lại trên cây cũng càn xem xét 

cụ thể. Hoa quá nhiều tuy lãng được sản lượng nhưng do không đủ dinh dưỡng hoa 

nhỏ, cuống ngắn, số hoa dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Nếu khi cây ra nụ 

cây vẫn gày yếu hoặc nụ quá nhiều thì có thể ngắt bớt nụ Ngắt nụ xấu, giữ nụ tốt, 

những nụ để lại cũng cần có mức độ phát triển khác nhau làm cho ra hoa theo thứ tự, 

đảm bảo cung ứng đều dặn cho thị trường.  

Mùa hè nhiệt độ cao ảnh hướng đến ra hoa, chất lượng tương đối thấp, giá cả thấp, 

ít người mua nên phải khống chế sự ra hoa để tích luỹ dinh dưỡng cho cây đến mùa 

Đông có hoa đẹp. 

6.6.6. Trồng lại 

Hoa đồng tiền cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba, lúc này chất lượng hoa đẹp. Tuỳ 

79

theo giống khác nhau môi cây mỗi năm có thể cho 40-80 hoa, sau đó giảm dần. Nói 

chung trồng trong nhà ngon có thể được 4 năm thì phải trồng lại, chăm sóc tốt có thể 

kéo dài hơn. 

6.7. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 

- Sâu hại: 

Đồng tiền thường có các loại sâu hại như: Bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, 

nhện đỏ, bọ trĩ… Biện pháp phòng trừ chung nhất là: Vặt bỏ lá già, lá bị bệnh, nụ, hoa 

bị hại để tiêu hủy, làm cỏ vườn sạch sẽ, sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh. 

- Bệnh hại: 

Nguồn nấm là mối nguy hiểm nhất với hoa Đồng tiền, có một số bệnh như: bệnh 

đốm lá, phấn trắng, nấm hạch, mốc tro, thối gốc. 

Biện pháp phòng trừ: Tiêu độc đất trước khi trồng, thường xuyên kiểm tra đồng 

ruộng, vặt bỏ lá già, nhờ bỏ cây bị bệnh, tiêu độc đất nơi cây bị bệnh hoặc thay bằng 

đất khác. Sử dụng thuốc hóa học để trừ nấm bệnh (Đặng Văn Đông và cs, 2003)  

6.8.THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA 

6.8.1. Thời gian thu hái 

Thời gian thu hái đối với hoa Đồng tiền có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền của hoa 

khi cắm bình. Thời gian thu hái thích hợp nhất là khi cuống hoa đứng thẳng, các cánh 

hoa ngoài mở phẳng ra. Cây lấy hoa đang ở tình trạng sinh trưởng mạnh. Trong ngày, 

thời điểm cải hoa tốt nhất là vào sáng sớm và chiều mát, lúc này cuống hoa chứa đầy 

nước, tránh cắt vào lúc cây bị héo hoặc ban đêm lúc hoa ở trạng thái nửa khép. Cách 

thu hái và lấy tay cầm gốc cuống hoa bẻ nghiêng cho gãy tại chỗ sát gốc cuống hoa 

(phần tiếp xúc giữa gốc cuống hoa và thân). 

Do cuống dài, hoa tự lớn, sau khi hái nếu xử lý không đúng, cành hoa dễ bị cong 

gập. Nguyên nhân là do các mô ở phần gốc cuống không đầy, thậm chí rỗng, cuống 

hoa hút nước kém vì vậy dễ làm cho hoa thiếu nước, cành cong lại. Vì vậy, sau khi hái 

hoa phải cắm ngay vào nước để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống. 

80

6.8.2. Xử lý hoa sau khi cắt 

Bảng 6.1. Tiêu chuẩn phân cấp hoa Đồng tiền 

Chỉ tiêu 

Cấp 1 

Cấp 2 

Cấp 3 

Sự cân đối giữa hoa, 

cánh và lá 

Rất cân đối, không 

cong, gãy 

Tương đối cân đối, 

không cong, gãy 

Bình thường không 

cong, gãy 

Hình dáng, màu sắc 

hoa  

Hình dáng màu sắc 

hoa rất đẹp, đúng 

giống  

Hình dáng màu sắc 

hoa rất đẹp, đúng 

giống  

Hình dáng màu sắc 

hoa 

bình 

thường, 

đúng giống  

Sâu bệnh 

Không có vết sâu 

bệnh  

Có vết sâu bệnh 

nhưng không có rõ 

Có vết nhưng không 

nghiêm trọng  

Khuyết tật 

Không 

gãy, 

dập, 

không cong queo, 

không phai màu, biến 

dạng, bụi bẩn, không 

có đốm, không có vết 

cháy, vết thuốc trừ 

sâu, cho phép 3% hoa 

có khuyết tật nhẹ 

Không 

gãy, 

dập, 

không cong vênh rõ, 

không có vết bẩn, 

không có đốm, không 

có vết cháy, vết thuốc 

trừ sâu, cho phép 5% 

hoa có khuyết tật 

nhẹ. 

Không có các vết 

gãy, dập, không cong 

queo, thôi màu, biến 

dạng, bụi bẩn, không 

có đốm, không có vết 

cháy, cho phép 10% 

hoa có khuyết tật nhẹ 

Chiều dài (cm)  

< 40 

40 - 50 

50 

Đường kính (cm) 

10 - 13 

> 13 - 15 

> 15 - 18 

Đặng Văn Đông và cs, 2003 

Chỉ thu hoa vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi thu hoa dùng tay cầm cuống hoa 

vặn nhẹ, không dùng kéo hoặc dao cắt, sẽ tạo vết thương làm nấm, nước và vi khuẩn 

xâm nhiễm gây thối cho cây. 

Sau khi thu hoạch tiến hành phân cấp, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2 - 5cm và 

cắm ngay vào trong nước, để vào kho mát 6 - 100 cho hút no nước trong 24 giờ tiến 

hành bao gói hoa, cứ 10 bông bó lại thành bó sau đó xếp vào hộp tùy theo hộp to, nhỏ 

mà xếp số lượng hoa cho phù hợp. 

6.8.3. Bao gói 

Hoa Đồng Tiền là loại hoa to, cuống dài nên cần phải có cách bao gói đặc biệt. 

Nếu bảo quản thời gian ngắn hoặc cự ly vận chuyển gần thể xử lý bảo quản khô, cắm 

hoa vào bao nhận hình phễu, bao lại cho vừa vặn, bao kín hoa chú ý không làm cho 

cánh hoa gãy. Quá trình bảo quản vận chuyển phải giữ cho đoạn gốc (có màu nâu đỏ) 

dài 3-6cm, cứ 10 hoa bó thành một bó rồi đóng thùng vận chuyển. Vận chuyển đường 

dài thì cho hoa vào thùng giấy bìa cứng dài 60 - 70cm, rộng 40cm, trên nắp khoan 50 

lỗ nhỏ thành 5 hàng, đường kính lỗ khoảng 2cm. Sau khi xử lý, bảo quản, đóng thùng 

để vận chuyển thông thường mỗi thùng 50 bó chia làm 5 lớp. 

81

6.8.4. Bảo quản 

Trong trường hợp không tiêu thụ ngay thì đặt trong kho lạnh 1-20C có thể giữ được 

hoa tươi khoảng 2 tuần, để giữ được hoa tươi cần phải dùng dung dịch bảo quản  

Phương pháp bảo quản như sau: Ngâm cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrat bạc 

nồng độ 120mg/lít trong 20 phút, dùng dung dịch axit citric (nồng độ 150mg/1ít) để 

điều chỉnh pH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 - 3,7. 

Pha chế dung dịch bảo quản: 

Muối 8 - Hyđroxyl Furin sunfat: 300mg/lít 

- Muối Natri benzen methylic 300mg/lít. 

- AminHyđroxyl Acetic: 1x10-4 

- 3,4,5 Trichlorua phenoxyl aciticacid 1x10-4. Ngoài ra mỗi lít dung dịch thêm 20g 

đường saccaroza 

82

Chương VII 

KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY 

Lily (Limo Spp) là tên gọi chung tất cả các cây thuộc loài Lilium, họ Lilyaceae, bộ 

phụ của thực vật một lá mầm. Đặc trưng của loài này là thân ngầm dưới đất có rất 

nhiều vảy bao bọc lại nên người ta còn gọi đó là loại hoa bách hợp. 

Hoa lily là một loại hoa đẹp, hiện đang là một trong số 6 loại hoa cắt phổ biến và 

có giá trị nhất (hồng, cúc, phăng, lay ơn, đồng tiền, lily). Tuy lấy là một loại hoa mới 

phát triển gần đây, nhưng vì ngoài vẻ đẹp quyến rũ chúng lại có hương thơm thanh nhã 

nên lấy là một trong những loại hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới. 

Trên thế giới có trên 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới và hàn 

đới - Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới Trung Quốc là nước có nhiều 

chủng loại tay nhất và cũng là trung tâm, nguồn gốc của tay trên thế giới. Theo kết quả 

điều tra, ở Trung Quốc có khoảng 460 giống, 280 biến chủng (chiếm trên tổng số 

giống hoa tay trên thế giới), trong đó có 136 giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo 

ra. Nhật Bản có 145 giống trong đó có 19 giống là đặc trưng của của nước này. Hà Lan 

có khoảng 320 giống, trong đó 80% là các giống do chính Hà Lan tạo ra. 

7.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY 

7.1.1. Lịch sử trồng trọt và tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới 

Năm 1997, Hà Lan có 356 ha lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt trồng 

bằng củ (sau Tuylíp). Sở dĩ hoa lấy được phát triển mạnh trong những năm gần đây là 

do người Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, 

năng suất cao. Ngoài ra còn do kỹ thuật điều khiển hoa phát triển nhanh có thể cho hoa 

quanh năm. Một nguyên nhân nữa là do có sự đầu tư cơ giới hoá trong việc trồng và 

chăm sóc đã làm giảm giá thành, vì vậy đã làm hiệu quả kinh tế từ việc trồng hoa Lily 

cao hơn hẳn trước đây. 

Hiện nay, Hà Lan mỗi năm trồng 18.000ha hoa lily, trong đó xuất khẩu 70%. Nhật 

Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nước tiêu thụ 

và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á (mỗi năm khoảng 500 triệu USD). Nhật cũng là 

nước sản xuất hoa lớn, diện tích sản xuất hoa năm 1992  của nước này là 4.600 ha với 

36.000 hộ, sản lượng đạt 900 tỷ Yên, trong đó hoa cúc chiếm vị trí thứ nhất, tiếp đó 

đến hoa hồng và hoa cẩm chướng Hoa lily đứng ở vị trí thứ 4, trong đó có 2 giống lily 

là Star-Gager và Casa-Blanca không những được ưa chuộng ở Nhật Bản mà còn nổi 

tiếng trên thế giới.  

Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nghề trồng hoa 

mạnh, lượng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Theo thống 

kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000ha trồng hoa với 1,2 vạn người tham gia, giá trị sản 

83

lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989 , trong đó, lấy là loại cây có hiệu quả 

kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc. 

Kênia là nước sản xuất hoa chủ yếu ở châu Phi và là nước xuất khẩu hoa tươi lớn 

nhất châu lục này. Hiện nay, nước này có tới 3 vạn trang trại với hơn 2 triệu người 

trồng hoa, chủ yếu là hoa cẩm chướng, hoa tay, hoa hồng. Mỗi năm nước này xuất 

khẩu sang châu Âu 65 triệu USD trong đó riêng hoa tay chiếm 35%. 

Công nghệ sản xuất hoa tay cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ canh tác còn 

cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản; năm 2001 nước này đã có 490ha trồng lily, 

trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD. 

Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lây tiên tiến nhất hiện nay. Mỗi 

năm Hà Lan tạo ra từ 15-20 giống mới, sản xuất 1.315 triệu củ giống lily, cung cấp 

cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới. 

Ngoài các nước kể trên còn nhiều nước trồng lây lớn khác như: Italia, Mỹ, Đức, 

Mêhicô, Côlômbia, Israen... 

7.1.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam 

Lily là loại hoa quí hiểm ở Việt Nam, hiện nay mới được trồng ở một số tỉnh thành 

phố có nghề trồng hoa phát triển như Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… 

So với các chủng loại hoa khác thì chủng loại hoa này chiếm tỷ lệ rất nhỏ cả về diện 

tích và số lượng. 

Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lây nhiều nhất so với các địa phương 

khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa), còn ở Hà Nội, 

Hải Phòng chỉ mới trồng mang tính chất thử nghiệm. Tình hình phát triển hoa lấy ở Đà 

Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của các giống hoa 

nói chung và cho hoa tay nói riêng, một phần do kỹ thuật trồng Lily của Đà Lạt tương 

đối cao nên hoa sinh trưởng phát triển khá tết. Hiện nay, Lily là một trong những loại 

hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho một số công ty hoa ở Đà Lạt. 

Hoa lily cắt cành mới phát triển gần đây nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quý 

phái, màu sắc hấp dãn, quanh năm có hoa, được rất nhiều người ưa chuộng do vậy nhu 

cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao. 

Hiện nay, ở Việt Nam lấy được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt gấp 10-15 lần 

so với các loại hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, hồng môn, chỉ sau phong lan, địa lan. 

Vì bán được giá cao nên việc trồng lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả trong và 

ngoài nước, chính vì thế nghề này rất có triển vọng phát triển. 

Các giống hoa lily trồng phổ biến ở Việt Nam 

+ Giống TIBER: Hoa màu nâu hồng, lá to đầu tròn, số hoa trên cành 3-5 hoa, hoa 

to, cây cao vừa phải (80-90cm). 

84

+ Giống SIBERIA: Hoa màu trắng, lá to nhọn, số hoa trên cành 4-5 hoa, hoa to, 

cây thấp (60-70cm). 

+ Giống ACAPULCO: Hoa hồng sẫm, lá to nhọn, số hoa trên cành 3-5 hoa, hoa 

vừa, cây cao (90-120cm) 

+ Giống SORBONNE: Hoa màu hồng nhạt, lá nhỏ, số hoa trên cành 6-7 hoa, hoa 

nhỏ, cây cao (90-120cm). 

+ Giống STARGAZER: Cây cao trung bình ≈100cm, viền cánh hoa màu trắng, 

các phần khác đỏ, có đốm tím nâu, ra hoa vừa, hoa rất đẹp, là giống được trồng phổ 

biến ở Trung Quốc. 

7.3. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC 

Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt 

đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt). 

Thân vảy 

Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài chục vảy 

hợp lại vảy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình dịp....Thân vảy không có 

vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đồi tuỳ theo loài và các giống khác nhau: màu 

trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím..kích thước của thân vảy cũng tuỳ thuộc vào 

các loài giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi 6cm, nặng 7-8 gam, loại to chu vi 24-25cm, 

nặng trên 100gam, loại đặc biệt chu vi 34-35cm, nặng 350 gam. 

Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống lily thơm chu 

vi thân vảy là 12- 14cm có 2-4 nụ, chu vi thân vảy là 14- 16cm có trên 4 nụ. Các giống 

lai phương Đông và lai châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với chu vi thân vảy... 

Vảy có hình elip, hình kim xoè ra, có đốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài, 

nhỏ ở trong, là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng của thân vảy, trong đó nước chiếm 70% 

chất bột 23%, một lượng nhỏ protêin, chất khoáng, chất béo. Theo Lin Line (1970) số 

lượng vảy cũng tỷ lệ thuận với số lá và số hoa, số vảy càng nhiều thì số lá và số hoa 

càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng 

tốc độ hình thành của các cơ quan sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn. 

Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục của nó chịu ảnh 

hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và các điều kiện chăm sóc khác nhau. Độ lớn 

của thân vảy thường được đo bằng chu vi và trọng lượng của nó. Vảy nhiều và mập thì 

chất lượng giống tốt. Củ giống để trồng hoa thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy 

đã được bồi dục, thường năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9cm trở 

lên mới ra hoa 

85

Bảng 7.1. Quy cách củ giống trồng hoa cắt 

Độ lớn của củ (cm) 

Trung bình 

To 

Nhóm giống 

Chu vi 

Đường kính 

Chu vi 

Đường kính 

Nhóm châu Á 

Nhóm Phương Đông 

Nhóm Lily thơm 

9 - 10 

12 - 14 

10 - 12 

2,8 - 3,2 

3,8 - 4,4 

3,2 - 3,8 

> 10 - 12 

> 14 - 16 

> 12 - 14 

> 3,2 - 3,8 

> 4,4 - 5,1 

> 3,8 - 4,4 

Đặng Văn Đông, 2003. 

Rễ 

Rễ lily gồm 2 phần rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rẻ trên, do phần thân mọc 

dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ 

này là một năm. Rễ gốc gọi là dễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh 

trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của Lily, tuổi thọ của rể này 

tới 2 năm… 

Lá 

Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình giải, đầu 

lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, 

điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1-7 gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá 

mềm có màu xanh bóng. 

Củ con và mầm hạt 

Đại bộ phận của tay có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5-3 cm, số 

lượng củ con tủy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt. 

Một số giống địa phương và các giống lai tạo ở nách lá có mầm hạt hình cầu hoặc 

hình trứng, khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5-1,5 cm. 

Hoa 

Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa chúc 

xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại lily. 

Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trước cong ngược lên; loại hình 

phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; loại hình cái cốc, phía trước hơi cong; loại hình 

cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành, màu sắc như 

nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình dịp, gốc có tuyến mật. Rất nhiều giống 

lily ở gốc cánh có chấm màu tím, hồng...Nhị đủ 6 cái, giữa có cuống màu xanh nhạt, 

gắn với nhau hình chữ T. Trục hoa nhỏ, dài, đấu trục phình to, có 3 khía, tử phòng ở 

phía trên. 

Màu sắc hoa tay rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp 

sắc… Màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu... Phấn hoa có màu vàng 

hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím… 

86

Các giống hoa lily Phương đông thường có hương thơm và đây là đặc điểm nâng 

cao giá trị của hoa. 

Quả 

Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt hình dẹt, 

xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ lớn của hạt, trọng 

lượng hạt, số lượng hạt tùy theo giống Ví dụ: giống L.coniolor hạt nhỏ, đường kính ≈ 

5mm, mỗi gam có 700-800 hạt, giống L.henrgi, giống L.auratum hạt to, đường kính 

12mm, mỗi gam có 170-180 hạt. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản 

được 3 năm. 

7.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC 

7.4.1. Đặc điểm sinh trưởng thân 

Sự sinh trưởng phát dục của tay có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra 

nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng 2 tuần sẽ nảy mầm. 

Tuy nhiên trong trường hợp xử lý lạnh không đầy đủ hoặc gặp trời mạnh thời gian nảy 

mầm có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi trồng tới khi ra nụ mất khoảng 6-9 tuần (tùy theo 

giống và điều kiện thời tiết). Từ khi ra nụ đến lúc nở hoa kéo dài 4-7 tuần. Các giống 

khác nhau có mức độ chênh lệch nhau khá lớn về thời gian, sinh trưởng của cây. 

Nhóm giống châu Á từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 2 . tuần nhưng cũng có một số  

giống như Kinka, Lotus chỉ cần 11 tuần, Adelina, Yellow blage, cần đến 16- 17 tuần, 

cá biệt có giống chỉ cần 9 tuần như Dame Blanche, ngược lại giống Cassa Blanca cần 

đến 20 tuần.  

Trục thân của lily là do trục mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo ra. Trục thân chia ra 

trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và mầm dinh dưỡng co 

ngắn, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và vảy, có từ 1 đến 3 các là 

trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số mầm lá, là vảy mới, quyết định đến sự 

hình thành củ con. 

Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn dài thứ nhất, 

mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã 

được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh 

hướng của chiều của chất lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống, 

thường thứ số mầm lá đã được cố định trước khi trồng. Vì vậy, chiều cao cây vẫn chủ 

yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ 

thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu, đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại 

ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Ở phạm vi nhiệt độ từ 

20-300C nếu cứ tăng thêm 20C cây có thể thấp đi 2cm. Nắm được đặc tính này người 

ta có thể xử lý giờ chiếu sáng trước khi ra nụ khoảng 4-5 tuần để điều chỉnh chiều cao 

của cây rất có hiệu quả. 

87

7.4.2. Đặc điểm phát dục. 

7.4.2.1. Sự phân hóa hoa 

Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, lây thường được trồng vào tháng 9 

tháng 10 và bắt đầu phân hóa hoa vào tháng 11, 12. Quá trình phân hoá hoa được hoàn 

thành trong khoảng 40-60 ngày. Các giống lai châu Á đa số thuộc loại này. Khi bắt 

đầu nẩy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Nguyên nhân là do mầm co 

ngắn trong vảy rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Củ lily xử lý lạnh 50C từ 4-6 tuần, sau 

khi trồng 10- 14 ngày đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa 

nguyên thuỷ. Mỗi mầm hoa nguyên thủy này lại kèm theo 1-2 mầm khác. Khi củ đã 

qua xử lý lạnh thì trước khi trồng, củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa, vì vậy nếu 

không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó trước khi mọc mầm hoa 

hoặc khi mầm ngắn hơn 1 cm phải trồng ngay. Tuy nhiên, một số giống thuộc loại lao 

phương Đông và lily thơm lại thuộc loại sau khi nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân 

hóa hoa, đó cũng là nguyên nhân các giống này có thời gian sinh trưởng dài. 

Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, có một số ít giống có thời gian 

phân hóa hoa bắt đầu vào tháng 8-9, đến tháng 10-11  thì hoàn thành, cũng có giống 

thời gian phân hóa hoa rất dài, bắt đầu từ tháng 9-10, đến tháng 1-2 năm sau mới xong. 

Hai loại chính ở các dòng lai châu Á có sức hình thành mầm hoa mạnh, vì vậy khả 

năng phát triển của củ nhỏ hơn các giống khác. 

7.4.2.2. Sự ra hoa 

Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi 

trồng (chất lượng củ giống, điều kiện xử lý), nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại 

chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi trồng (chất lượng giống, điều kiện xử lý), 

nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi 

trồng, nếu sau khi trồng nhiệt độ trong nhà vườn vượt quá 300C thì hoa sẽ mù, tức là 

tất cả các mầm hoa đều khô đi. Nhiệt độ 25 - 300C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 

21- 43%; ở 15 - 200C tỷ lệ ra hoa đạt tới > 80%. Nhị đực và nhị cái của Lily cùng chín 

một lúc. Sau khi thụ tinh 10- 15 ngày, tử phòng bắt đầu phình to. Thời gian quả chín 

tuỳ thuộc vào giống. Giống ra hoa sớm thế cần khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung 

bình cần 80-90 ngày, giống ra hoa muộn cần ít nhất tới 150 ngày. 

Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, đồng thời còn gây ra cháy lá, việc xử lý 

che nắng sẽ giảm thui nụ. Ngược lại ánh sáng yếu (đặc biệt là mùa Đông) cũng làm 

thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa. 

Quả chín sau khi hoa nở được khoảng hai tháng. Khi quả có màu vàng, sẽ nứt ra, 

hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi thu hoạch 

quả, thân lá khô héo, lúc này ta có thể thu hoạch củ để làm giống 

88

7.4.3. Sự ngủ nghỉ của củ và biện pháp phá ngủ 

Kỹ thuật quan trọng trong việc trồng lấy là phải phá ngủ củ. Nếu trồng củ chưa qua 

phá ngủ sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp và thường xuất hiện hiện tượng hoa mù. Các 

giống thuộc dòng lai châu Á có thời gian ngủ nghỉ kéo dài từ 3-6 tháng. Dùng nhiệt độ 

thấp đế phá ngủ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Nhìn chung các giống bảo quản 

lạnh 50C sau 4 - 6 tuần là phá được ngủ nghỉ. Nhưng cũng có một số giống như 

Connecticut cần 6 đến 8 tuần; giống Yellow Blage cần đến 8 tuần. Một số giống thuộc 

dòng lai phương Đông cần xử lý lâu hơn như StarGager, Casa-Blanca (ít nhất phải trên 

10 tuần). Cùng một giống, việc xử lý lạnh càng lâu thì thời gian từ trồng đến ra hoa 

càng ngắn. Ví dụ: giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần cho ra hoa là 104 ngày, 

xử lý 5 tuần thời gian cần cho ra hoa là 92 ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần cho ra hoa 

là 88 ngày. Từ đặc điểm này ta có thể xác định được thời gian ra hoa, đồng thời là xác 

định được thời gian trồng thích hợp. 

7.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 

7.5.1. Nhiệt độ 

Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ 

thích hợp ban ngày là 20-250C, ban đêm là 120C. Các giống lai phương Đông thời kỳ 

đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-280C, ban đêm 18-200C . Dưới 120C cây sinh 

trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hoá 

hoa. 

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của Lily, quan trọng 

nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. 

Nhiệt độ ảnh hưởng tương đối lớn tới nảy mầm của hạt. Roh(1976) đã phát hiện 

nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới sự nảy mầm của hạt lây pháo (L.Xpromolongi). Khi 

gieo hạt lây trong các điều kiện nhiệt độ 14-260C thì ở 140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất, 

còn nếu xử lý lạnh 50C trong 2 tuần, sau đó mới gieo ở 200C thì thời gian để đạt tới 

nảy mầm 500C ít nhất là 21 ngày. 

Xử lý củ giống nhóm lily thơm ở nhiệt độ 450C trong 5 tuần, có thể kích thích lá 

vươn dài, đốt dài ra và nâng cao khả năng sinh trưởng của cây nhưng làm cho thân nhỏ 

hơn, giảm số lá và nụ. Nếu xử lý 18 tuần sẽ làm giảm rõ rệt khả năng sinh trưởng thân 

và tốc độ phát triển số lá. Từ khi củ nảy mầm khỏi mặt đất đến khi ra hoa thì tốc độ ra 

lá, độ dài của thân tương quan thuận với nhiệt độ không khí. Ví dụ: Nhiệt độ ngày/đêm 

= 3/100C thì có 19 lá, 25/180C có 32 lá. Trong thời gian này nếu nhiệt độ không khí ở 

mức 24-300C có lợi cho sự vươn dài của thân. Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến sự sinh 

trưởng của rễ, nếu nhiệt độ đất từ 17-210C có lợi cho sinh trưởng của rễ, gốc, nhưng 

nếu nhiệt độ xuống tháp từ 12- 130C hoặc cao hơn (27-280C) thì rễ làm chậm lại sự 

phát triển của thân lá. 

Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hưởng tới sự 

89

sinh trưởng lớn tới sự sinh trưởng của thân. Nếu chênh lệch từ 00C đến 160C thì độ cao 

của cây dao động từ 14,2 đến 27cm. 

Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết sự phân hóa hoa và sự ra hoa. Các 

giống thuộc dòng tạp giao và lily thơm đều cần có một số ngày nhiệt độ tháp nhất định 

để thực hiện xuân hoá mới ra hoa được. Roh (1974) khi tiến hành nghiên cứu ảnh 

hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của tay đã nhận thấy nếu những giống được xử lý 

liên tục ở 12,80C sẽ rút ngắn sự ra hoa. 

Roh khi nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ với một số lượng nụ của dòng Lily 

thơm, phát hiện thấy với giai đoạn từ mọc đến xuất hiện nụ nếu quang chu kỳ là 16 

giờ, nhiệt độ ngày 21,10C, đêm 12,80C thì lấy có thể ra hoa sớm hơn và kích thích nụ 

2, nụ 3 ra nhiều hơn, do đó tăng được số lượng nụ của cây. Ở nhiệt độ đêm 7,20C thì 

kích thích hình thành nụ 2, nhiệt độ đêm 15,50C thì kích thích nụ 3. Còn ở giai đoạn 

phân hoá hoa cho đến khi ra nụ nếu quang chu kỳ là 12 giờ, nhiệt độ ngày 18,30C, đêm 

15,60C có lợi cho hoa ra sớm hơn và tỷ lệ bại dục thấp nhất. Giai đoạn từ nụ đến ra 

hoa, nhiệt độ ngày là 210C, đêm là 18,30C thì cây ra hoa sớm và tỷ lệ bại dục nụ thứ 3 

thấp nhất. 

Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ thấp, thời 

gian chiếu sáng trong ngày dài củ sẽ to hơn. Vì vậy vào mùa đông mỗi ngày cần tăng 

thêm 4 giờ chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng lên từ 16-24 giờ/ngày, có tác dụng làm 

cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời tăng tỷ lệ ra hoa, giảm số hoa bị bại dục. Củ giống 

dòng tạp giao phương Đông như CasaBalanca, StarGager, từ cuối tháng giêng mỗi 

ngày chiếu sáng thêm một số giờ và chiếu liên tục trong 6 tuần, thì tốc độ ra hoa tăng 

rõ rệt. Chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16- 180C) có thể rút ngắn được thời 

gian ra hoa của tất cả các giống. 

7.5.2. Ánh sáng 

Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ Hè Thu 

cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra cường độ ánh sáng thích hợp (từ 12-15 nghìn lux), 

nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm. 

Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm 

phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng. 

Ngược lại trồng trong nhà lưới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản 

sinh Etylen, dẫn đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm lai châu Á rất mẫn cảm với thiếu 

ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới hoặc ngon che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên 

cho cây.  

Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến 

phân hoá hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Boonteps 

(1973) phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể 

hoa ra sớm 5 tuần. Xử lý ngày dài sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa. Miller 

90

(1984) thì cho rằng ngày ngắn làm tăng chiều cao cây, cuống hoa và đốt cũng dài 

thêm. Tuy nhiên số hoa/cành giảm, đồng thời ông cũng nhận thấy rằng khi cường độ 

chiếu sáng tăng đến một mức thích hợp thì tỷ lệ hoa bị bại dục cũng giảm đi rõ rệt. 

Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát dục của củ. 

Suker (1960) khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình 

thành củ con của giống CasaBalanca cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng 

củ con, tia đỏ (R) và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số nhóm thuộc 

nhóm châu á. 

7.5.3. Nước 

Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của 

lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước 

nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-

85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ. Cần chú ý là củ lấy rất mọng nước 

nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới thật đẫm để không xẩy ra hiện tượng đất rút 

nước từ trong củ là củ héo và sau này sinh trưởng kém. 

7.5.4. Không khí 

Lily là cây khá mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên độ mặn cảm của các giống rất 

khác nhau: giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác. 

7.5.5. Đất 

Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily 

là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily rất mẫn cảm với 

muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá 

hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15mg/cm2, chất ôxy 

hoá không cao quá 1,5mmol/l. 

Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, ma giê nhiều gây hại cho cây; đất kiềm quá, 

lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các giống thuộc giống 

lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương 

Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5-6,5). 

7.5.6. Dinh dưỡng 

Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi trồng. Tuy 

nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn phân bón, nước 

tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Vì vậy để tránh tác hại của 

muối trong đất, trước khi trồng 6 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily 

cũng mẫn cảm với hợp chất chứa clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 1 

5mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ. 

Lily cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy 

lá. Vì vậy không được bón phân có chứa do như muối Flophotphat, mà phải bón loại 

91

phân có hàm lượng do thấp. Đất thiếu canxi, lily dễ bị vàng lá, lá phát triển không gọn. 

7.6. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG 

Có thể nhân giống lấy bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mô, nhân bằng hạt, 

mầm hạt. 

7.6.1. Nhân giống bằng giâm vẩy (cắm vẩy) 

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với tay. Trên thân vẩy (củ) của tay 

có rất nhiều vẩy, mỗi vẩy có thể sinh ra vài vẩy nhỏ ở gốc, mỗi thân vẩy nhỏ sẽ hình 

thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân tương đối cao. Thời 

gian giâm tốt nhất là vào mùa Xuân (tháng 3-4) vào lúc thu hoạch củ. 

7.61.1. Kỹ thuật giâm 

- Tiêu độc vảy: Chọn củ to mập, bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc 

lấy vẩy lành, khoẻ ngâm trong dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 

20 phút, sau đó lấy ra dùng nước sạch rửa 3 lần rồi hong khô. 

- Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi nhiệt độ ổn định thường xuyên duy trì ở mức 20- 

250C, không có ánh sáng trực xạ, thiết kế vườn giâm có sàn rộng 40-60m, chiều dài 

tuỳ ý, chất nền để giâm có sàn rộng 40-60m, bằng cát sạch, hoặc than bùn (tốt nhất là 

dùng than bùn có đường kính 0,2-0,5cm), độ dày lớp chất nền 8-10 cm. Nếu số lượng 

ít có thề dùng khay gỗ hoặc chậu để giâm. 

Thao tác giâm: Cắm nghiêng vẩy vào chất nền, khoảng cách 3 x 3cm, cắm độ sâu 

bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài vảy. Để kích thích ra rễ có thể dùng αNAA nồng độ 

1000ppm phun vào vảy sẽ nâng cao tỷ lệ ra rễ và thúc đẩy sự ra rễ nhanh của vảy củ. 

7.6.1.2 Chăm sóc sau giâm. 

Hàng ngày dùng bình phun, phun nước vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tết với chất 

nền, duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 22 - 250C, độ ẩm nền giâm 80 - 85 % sau đó giảm 

dần việc tưới nước đề phòng vẩy bị thối. Để duy trì nhiệt độ có thể dùng nhận hoặc 

lưới cảm quang che phủ. Sau 40-60 ngày ở vết cắt của vảy sẽ ra củ con có rễ Mỗi vảy 

có thể sản sinh ra 1 -4 củ con, khi củ con có đường kính 0,3 - 1 đêm sẽ mọc ra 1 - 5 rễ 

con, đợi cho củ con lớn thì bùng củ con đi trồng chỗ khác và chăm sóc ở chế độ riêng. 

7.6.2. Nhân giống bằng cách tách củ 

Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. 

Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp sản xuất hoa vụ hè để 

nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém. 

* Chuẩn bị củ giống mẹ 

Chọn củ không bị sâu bệnh, đường kính từ 8-10 cm ngâm vào dung dịch 

Foocmalin 40%  pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô. 

92

* Chuẩn bị vườn ươm 

Lily là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng lấy phải chọn những 

vùng đất cao ráo thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên 

chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ là tết nhất. Đất làm vườn ươm phải 

là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng từ 100- 120cm, độ dài tùy ý. 

* Trồng và chăm sóc 

Trồng với khoảng cách cây 12 x 15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7 cm; rạch 

xong tưới đủ nước đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15 cm, sau đó lấp 

đất dày 5 - 8cm. 

Chăm sóc cây con: Sau khi cây mọc đều có thể tưới một lượng đạm urê nhỏ 

(1/1000), có thể sử dụng NH4SO4 (sunfat amôn) để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37 

kg đạm urê hoặc 74kg đạm sunfat amôn. Hòa phân trên vào nước để tưới, sau 20 ngày 

bón một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi hecta bón 75kg 

diamôn phốtphát (DAP) + 22,5kg monokalyphốtphát (KH4PO4) đủ để cho củ lớn 

nhanh. Khi cây có nụ thì phun lên lá dung dịch Sunphat Kali và axit boric với lượng 

25kg - 30kg cho mỗi ha. Cứ 7 ngày phun một lần cho đến khi cây ra hoa. Nếu hòa vào 

nước thì nồng độ phân là 0,3 % nếu phun lên lá thì nồng độ là 0,2%. 

Làm cỏ xáo xới: Trong quá trình trồng cần xáo xới nhẹ, xới nông để tránh tổn 

thương rễ. 

Nhổ bỏ cây bệnh: Khi cây bị bệnh, có sự tiêu hao dinh dưỡng nhiều, không có lợi 

cho sinh trưởng của cây, do vậy phải nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời cây bị bệnh. 

* Đào củ giống 

Ở vùng núi cao thông thường đầu tháng 12, lá bắt đầu khô héo, vùng đồng bằng 

đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản. Khi đào củ, 

không tách ngay củ mẹ với củ con mà đặt 1 - 2 ngày, sau khô loại bỏ đất bùn và rễ rồi 

mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát, tránh không được phơi ra 

ánh nắng làm khô vảy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào 

nơi râm mát 2 - 3 ngày để cho dinh dưỡng cho thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân. 

* Phân loại củ 

Mỗi củ mẹ đều có thể có 3 - 5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên) và 4 - 8 củ 

con (chu vi 1 -3 cm). Củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng, những củ con có chu 

vi 5cm trở nên đem trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (1 đêm trở lên). 

Củ có chu vi 1 -3 cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được. 

7.6.3. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (Invitro) 

Lily nhân giống bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục 

nhiều năm, virut tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh 

93

trưởng yếu hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng phương pháp 

nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc 

và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Lily. 

* Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào: 

Hệ số nhân giống nhanh (Hệ số nhân giống bằng sinh sản củ thường không quá 16 

gần, nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau 1 năm từ một bộ phận cây, được trên 2 

vạn củ) 

Có thể tạo ra giống mới: nuôi cấy mô là phương pháp gây nhân giống ở bộ phận cơ 

quan của cây, mô và tế bào là những phần có độ biến dị lớn, dễ khống chế điều kiện 

nuôi, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới. 

Có thể tạo ra cây con sạch bệnh virut: đây là một nhân tố quan trọng khắc phục sự 

thoái hóa ở Lily. Nhân bằng củ thì vinh có thể truyền lan từ thế hệ này sang thế hệ 

khác, do đó bệnh ngày càng nặng, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ, ảnh hưởng 

lớn đến tính thẩm mỹ. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô sẽ loại trừ được virut, tạo 

được cây con sạch bệnh. 

Không bị hạn chế bởi thời tiết, hoàn toàn có thể khống chế các yếu tố trong phòng 

nuôi cấy, do đó có thể chủ động về giống 

Tiết kiệm đất, lao động và thời gian. 

* Tóm tắt quy trình nuôi cấy mô: 

+ Lấy mẫu: Các phần lấy để nuôi cấy mô có thể lấy từ củ, lá, nụ cuống hoa... 

nhưng lấy phần non của đỉnh sinh trưởng tốt hơn cả. Vì chúng dễ lấy, dễ khử trùng, 

thời gian mọc thành cây ngắn. 

+ Khử trùng mẫu mẫu được lấy ra ngâm vào nước sạch 15 phút rồi đưa lên tiêu 

độc ở tủ nuôi cấy. Ngâm máu vào cồn 700 trong 30 giây sau đó khử trùng bằng hóa 

chất khử trùng trong 20 phút. 

+ Nuôi cấy trong phòng: điều tiết môi trường nuôi cấy nhiệt độ thích hợp là 20 - 

240C, ánh sáng từ 1.000 - 2.000 Lux, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 10- 12h, (các 

bước nuôi cấy mô giống như với loài thân thảo khác). 

+ Đưa cây ra vườn ươm sau khi cây con ra rễ dài từ 0,7 - 1 cm, có thể lấy ra trồng. 

Khi mới lấy từ bình nuôi cấy ra không nhất thiết phải tách thành cây một, đợi cho sau 

khi cây sống chắc chắn rồi thì mới tách riêng ra. Thời gian đầu chú ý đảm bảo nhiệt độ 

luôn mát mẻ (15-250C). 

Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao thường sau khi lấy từ bình ra, 

người ta đặt trên giấy thấm nước, đợi cho rễ con ra nhiều lông hút mới rồi chuyển vào 

nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm. 

Thông thường tỷ lệ sống của tay nuôi cấy mô hiện nay có thể đạt từ 80 - 100%  

94

Tóm tắt quy trình nhân giống hoa tay bằng cách nuôi cấy tế bào 

7.6.4. Nhân giống bằng hạt 

Nhân giống lấy bằng hạt thường chỉ áp dụng ở một số giống như: dòng lily thơm, 

lily Đài Loan… Hạt lấy ở trong 3 ngăn nhỏ của quả, hạt chín có màu nâu, dẹt, môi quả 

có trên 100 hạt hạt mới thu về nảy mầm nhanh nhưng bảo quản càng lâu sức nảy mầm 

càng kém. Có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào khay đất gieo hạt được phối trộn theo tỷ 

lệ: đất vườn, mùn, cát nhỏ : 2: 2: 1 trộn một lượng phân N - P - K với tỷ lệ 0,03%. Đáy 

chậu cần lót sỏi để thoát nước. Hạt gieo cách nhau 2 - 3cm, gieo hạt xong phủ một lớp 

đất mỏng. Đặt chậu gieo hạt vào trong nhà ấm, đậy kín hoặc nhân lên trên để giữ nhiệt. 

Nhiệt độ trong phòng từ 15 - 250C sau vài tuấn có thể nảy mầm, trước hết mọc ra lá 

mầm giống như cỏ sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt vào vụ Xuân đến vụ Thu đã có một 

số cây lớn ra hoa, nhưng hoa nhỏ, chưa sử dụng làm hoa thương phẩm được. 

Nhân giống bằng hạt có nhiều ưu điểm: dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây 

khỏe, không bị bệnh; ngoài ra do đặc điểm của thụ phân chéo vì vậy có thể thu được 

những dòng biến dị làm vật liệu công tác chọn tạo giống mới. 

Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lượng tốt 

95

phải mất 3-4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được ứng dụng. 

7.6.5. Chăm sóc củ con 

Bằng cách cắm vảy, nuôi cấy mô... để tạo ra củ con, những củ này thường nhỏ, có 

đường kính chỉ khoảng 1 - 2 cm. Để làm cho củ con mau lớn thì phải trồng trong môi 

trường tốt. Nói chung củ con sau 2 năm chăm sóc có thể trở thành củ trồng cho ra hoa. 

Vì củ con cần nhiều phân bón nên phải trộn phân chậm tan vào hỗn hợp nền. Cũng có 

thể sử dụng phối hợp phân hữu cơ với phân vô cơ. Nguyên tắc bón phân là bón ít phân 

nhưng bón nhiều lần, phân bón phải đủ thành phần. Vì vậy trong quá trình sản xuất 

không những phải chú ý cân đối 3 loại: đạm, lân, kali, mà còn cần chú ý cung cấp đủ 

các nguyên tố vi lượng. Cần đảm bảo lưu thông không khí, đảm bảo đủ ầm, đủ ánh 

sáng và duy trì nhiệt độ ở 15 - 250C. Sau trồng một năm có thể cho củ trồng để lấy 

hoa. Chú ý ở năm thứ hai một số cây có thể ra nụ cần ngắt bỏ kịp thời để cho củ mau 

lớn (Đặng Văn Đông, 2003) 

7.7. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 

7.7.1. Kỹ thuật trồng trên đất, trong nhà lưới 

Trồng lây cắt cành trong nhà lưới là một phương thức trồng chủ yếu hiện nay, nó 

có đặc điểm là dễ khống chế điều kiện môi trường, chất lượng hoa tốt, hiệu quả kinh tế 

cao. 

7.7.1. Chuẩn bị đất 

Đất là điều kiện quan trọng vì vậy trước khi trồng phải cải tạo đất bằng việc bón 

phân hữu cơ, than bùn trộn thêm giá thể quan rơm rạ, phân chuồng mục để làm cho đất 

tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho lây sinh trưởng phát triển. 

- Lily rất mẫn cảm với muối kim loại nặng, vì vậy trước khi trồng cần phải phân 

tích đất xác định hàm lượng muối, hàm lượng Clo, độ phi và thành phần dinh dưỡng 

của đất. Nếu hàm lượng muối và hàm lượng Clo vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nhất 

thiết phải tưới nước, ngâm ruộng để rửa muối. 

- Độ chua đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hút dinh dưỡng của rễ. Trộn than bùn 

vào đất và bón vôi bột có thể giảm được độ pH (nếu bón vôi thì phải để một tuần sau 

mới được trồng). Ngoài ra, bón một lượng ít lưu huỳnh hoặc sunfít sắt cũng có tác 

dụng làm giảm bớt độ pH. Trong quá trình chăm sóc, tốt nhất là sử dụng phân đạm 

Nitrat để tránh nâng cao độ pH. 

- Sử lý đất: thường áp dụng phương pháp hóa học, tức là dùng hóa chất để tiêu 

độc, như dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 đến 1/100 lần, phun vào đất với 

lượng 250 lít dung dịch/1ha. Sau đó dùng ngon phủ khi mặt đất 5-7 ngày, rồi rỡ nilon 

phơi đất 10 - 15 ngày là có thể trồng được. Cũng có thể dùng Brometyl với lượng 1 

5kg/ha. Nếu ở nhiệt độ 10 - 200C dùng nilon che phủ 7 - 10 ngày, nếu nhiệt độ 20 - 

300C thì chỉ cần che phủ 3 ngày sau đó dỡ bỏ ngon, phơi đất 7 ngày và trồng được. 

96

7.7.1.2. Làm đất lên luống 

Bao gồm: cày lật đất, bừa phẳng, nhặt cỏ rác. Các biện pháp làm đất này còn có thể 

diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh, trứng sâu và rác trên đồng ruộng. Độ ẩm đất thích hợp với 

cày bừa từ 60 - 70%. Để cải tạo đất phủ hợp với yêu cầu sinh tử g của Lily, trước khi 

tiêu độc đất nên trộn than bùn 5 kg/m2, cát thô 10 kg/m2, phân chuồng loại 10 kg/m2 

vào đất, sau đó tiến hành liêu độc đất, cày bừa, san phẳng và lên luống. 

Kích thước luống, độ cao hay thấp của luống tùy thuộc vào khí hậu, địa thế và diện 

tích đất. Mưa nhiều, đất thấp thì phải làm luống cao để thoát nước. Mưa ít, đất cao thì 

làm luống thấp để dễ tưới nước. Thông thường mỗi luống rộng 1,6m, mặt luống từ 1 

đến 1,2m. 

7.7.3. Xác định thời vụ trồng 

Về lý thuyết, trồng trong nhà kính thì có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, ở điều 

kiện miền Bắc Việt Nam cần tránh trồng vào vụ Hè, vì phải tiêu tốn năng lượng rất lớn 

để hạ thấp nhiệt. Có thể dùng các biện pháp thông gió hoặc che nắng, lưới nước lạnh 

để hạ tháp nhiệt độ đất. Tại các vùng núi cao Sapa, Đà Lạt có thể trồng lily quanh năm, 

ở các vùng trung du và đồng bằng chỉ nên trồng lây trong vụ đông. Cần tính toán thời 

gian sinh trưởng của từng giống và dự báo thời tiết để trồng lấy có hoa nở đúng dịp 

như mong muốn. 

7.7.1 .4. Cách trồng 

Rạch hàng trồng, với mặt luống rộng 1 m thì rạch 5 hàng; mặt luống rộng 1,2m thì 

rạch 6 hàng, rãnh sâu 10 - 12cm. Trồng vào vụ Đông phải tưới nước vào rãnh trước 

khi trồng, đợi nước ngấm hết rồi đặt củ vào rãnh sau đó lấp 1 lớp đất dày 8-10 cm, nén 

chặt đất để củ tiếp xúc tốt với đất. Trồng vào vụ Thu thì sau khi làm rãnh đặt củ trước, 

sau đó lấp đất dày 8 - 10 cm rồi tưới nước, tưới đẫm trên mặt luống, đợi nước ngấm 

hết thì rắc mùn rơm trên mặt luống. Khi củ nảy mầm đều thở rỡ bỏ mùn rơm trên mặt 

luống. 

7.7.1.5. Mật độ trồng 

Mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn của củ và thời tiết. Với 

các giống cây to, cao thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ tháp thì trồng dày; vụ xuân và 

vụ thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ Đông ánh sáng yếu thì trồng thưa. 

Hiện nay trong sản xuất chủ yếu là các giống lily thơm, có chu vi củ 16- 18 cm và 

18- 20 cm nên thường trồng với khoảng cách cây cách cây 15-20cm và mật độ 20-40 

củ/m2. Có thể tham khảo mật độ ở bảng sau: 

97

Bảng 7.1. Mật độ trồng với các quy cách củ giống và các nhóm giống (củ/m2) 

           Chu vi củ giống (cm) 

Loại hình  

10 - 12 

12 - 14 

14 - 16 

16 - 18 

18 - 20 

Lai châu Á  

Lai phương Đông  

Lai Lily thơm 

30 - 45 

30 - 40 

35 - 40 

25 - 30 

25 - 30 

25 - 35 

22 - 25 

20 - 25 

21 - 25 

17 - 22 

18 - 20 

18 - 21 

16 - 18 

16 - 18 

(Đặng Văn Đông, 2003) 

7.7.1.6. Chăm sóc sau khi trồng 

- Quản lý nhiệt độ 

Sau khi trồng 3 - 4 tuần lily sống nhờ vào sự hút dinh dưỡng và nước từ rễ củ. Vì 

vậy, việc tăng cường nhiệt độ kích thích cho rễ sinh trưởng phát triển khỏe rất quan 

trọng. 

Sự sinh trưởng của rễ liên quan đến nhiệt độ đất. Khi bắt đầu ra rễ, nhiệt độ đất 

phải ở khoảng 12 - 130C. Vượt quá 150C ra rễ kém, vì vậy sau khi trồng phải che nắng, 

thông gió. Nếu trồng vào vụ hè thì phải tưới nước lạnh hoặc dùng rơm rạ phủ mặt 

luống để giảm nhiệt độ đất. 

Sau khi ra rễ nhiệt độ có thể lên cao, các giống lai châu Á nhiệt độ ban ngày thích 

hợp nhất là 20 - 250C, ban đêm 10 - 150C. Các giống lai phương Đông nhiệt độ ban 

ngày là 20 - 250C, ban tiêm là 15 - 180C, nếu thấp hơn 150C thì nụ sẽ rụng và lá sẽ 

vàng. Các giống lily thơm nhiệt độ ban ngày 25 - 280C, ban đêm không được vượt quá 

180C. Việc khống chế nhiệt độ vào 3 mùa Xuân, Thu và Đông tương đối dễ, nhưng 

vào vụ Hè Thu thì rất khó khăn (đặc biệt vào những nơi có nhiệt độ mùa Hè trên 

300C). Nhiệt độ cao làm cây lùn đi và số nụ giảm. Vì vậy, nếu trồng tay vào vụ hè Thu 

cần chọn giống chịu nóng, phải có biện pháp hạ nhiệt và tăng cường các biện pháp che 

nắng, phun nước, quạt gió…  

- Bón phân, tưới nước 

Khoảng 2 - 3 tuần đầu sau trồng không cần bón phân, nếu đất khô quá thì phun 

nước duy trì độ ẩm đất, nhưng không được tưới quá nhiều nước để tránh ảnh hưởng tới 

rễ. Có thể kiểm tra bằng cách lấy tay bóp đất, nếu không ra nước sau đó gõ nhẹ mà đất 

vỡ ra là được. 

Sau khi lấy nảy mầm cao 12 - 15cm cần bón phân ngay, cách 5 -7 ngày bón 1 lần. 

Đất khô thì hòa phân vào nước tưới, đất ẩm thì phun phân lên lá. Các loại phân thường 

dùng là đạm urê, clorua kali, supe lân, tốt nhất là dùng phân hỗn hợp. Thời kỳ đầu 

dùng đạm urê 1% và clorua kali 0,5 % hòa vào nước, tưới xuống đất, hoặc urê 0,1% + 

supe lân 0,5 % + axít boric 0,05% hòa vào nước phun lên lá. Thời kỳ sau dùng urê 

0,5% và sun phát kali 1% hòa tan trong nước, tưới vào đất. Khi thấy lá bị vàng có thể 

phun thêm 1 lần sunfít sắt với nồng độ 0,1%. 

98

Trồng trong nhà lưới cần bón một ít một, để tránh tích lũy muối trong đất. Kết quả 

nghiên cứu của Hà Lan cho biết tỷ lệ dinh dưỡng cần cho lây giữa các chất 

N:P:K:Ca:Mg là 10:7:13,8:6,4:0,34. Người ta cho rằng trước và sau khi củ nảy mầm 

không cần bón phân, chỉ cần bón khi cây cao 10 -12cm. 

Trong thời kỳ sinh trưởng của lily cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh 

trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây 

vươn dài, hoa mù sẽ tăng lên. Có mấy cách tưới nước là: tưới tràn, tưới phun, tưới nhỏ 

giọt. Biện pháp tưới nhỏ giọt cho hiệu quả kinh tế rất cao. Lượng nước tưới nhiều hay 

ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm 

lượng muối trong đất 

Thời gian tưới nên tiến hành trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, 

đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà vườn. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên 

cây. 

- Điều chỉnh ánh sáng 

Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và ra hoa của Lily. Thiếu 

ánh sáng thì cây sinh trưởng chậm, thân mềm yếu, lá vàng và hoa không bền. Khi mầm 

hoa của Lily phát dục vào mùa Đông cần có đủ ánh sáng, nếu ánh sáng không đủ, vào 

giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng và rụng. 

Vào vụ Hè cần che bớt ánh sáng, các giống lai châu Á và lấy thơm cần che bớt 

50%, các giống Phương Đông cần che bớt 70%. Ở vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân khi 

lily ra rễ cũng cần che bớt ánh sáng để giảm nhiệt độ đất. 

Sản xuất hoa cắt vào vụ Đông trước hết cần căn cứ vào vĩ độ, khí hậu, đảm bảo 

cho nhà lưới có đủ ánh sáng. Xung quanh nhà lưới không nên có vật che chắn, đồng 

thời phải chọn giống ít mẫn cảm với ánh sáng để trồng. 

Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng của lily, nếu trong những giống yêu cầu thời gian 

chiếu sáng trong ngày dài khi củ nảy mầm được 50cm cần duy trì thời gian chiếu sáng 

16 giờ trong ngày bằng cách thắp điện bổ sung ban đêm, mỗi đêm 4 giờ liên tục cho 

đến khi xuất hiện nụ. Thời gian chiếu sáng tự nhiên vào vụ Đông ở miền Bắc Việt 

Nam không thể đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng phát dục của cây. Cách làm là treo 

đèn 100W, 5m2/1 đèn, chiều cao cách cây 1 m, lắp đặt thêm chụp thiếc để tăng độ 

phản xạ, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung từ 17 giờ khi trời bắt đầu tối đến 21 giờ đêm. 

- Thông gió và bổ sung CO2

Trong nhà lưới sự thông gió kém, nhất là vào mùa Đông, nên cần phải thông gió để 

điều tiết không khí, đồng thời giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nhưng thông gió lại mâu thuẫn 

với giữ nhiệt, giữ ẩm. 

Để giải quyết thỏa đáng 2 yếu tố này cần chú ý mấy điểm sau: 

- Nên mở cửa thông gió vào lúc giữa trưa từ 12 - 14 giờ. 

99

- Khi thông gió phải duy trì độ ẩm trong nhà lưới nếu độ ẩm trong nhà lưới thấp thì 

cần phải tăng độ ẩm trước, rồi thông gió sau. Nếu có điều kiện thì vừa thông gió, vừa 

phun mù để bổ sung hơi nước. 

- Ở miền Bắc vào mùa Đông không được mở cửa phía Bắc để thông gió, tránh lạnh 

hại cho cây. Cách thông gió với nhà kính là mở cửa, còn nhà nhân thì dỡ mái cho 

không khí trong và ngoài nhà lưới được lưu thông. 

- Bổ sung CO2 nồng độ CO2 duy trì ở mức 1.000 - 2.000 mg/l là vừa, nếu cường độ 

CO2 cao quá sẽ hại cho cây và cả cho người chăm sóc. 

- Căng lưới đỡ cây 

Phẩm chất hoa do màu sắc, hình dáng, độ dài và độ cứng thẳng của cành. Một cành 

hoa Lily đẹp thường có chiều dài 100cm, hoa nhiều và to. Do cây cao như vậy nếu sẽ 

gặp gió, cây thường ngả và đổ, do đó phải có giá đỡ hoặc căng lưới đỡ. Căng lưới ngay 

từ khi cây cao 20cm để luồn cây vào các mắt lưới, mỗi mắt lưới đỡ từ 1 - 3 cây, nâng 

dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không ngả nghiêng. 

- Khắc phục rụng nụ và khô mầm hoa 

Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ sinh ra hiện tượng rụng nụ và khô hoa, 

khí Etylen cũng thường dẫn đến nụ bại dục (nụ không phát triển thành hoa mà bị teo 

đi) lúc nụ dài 2-3cm, là thời điểm nụ sinh ra Etylen nhiều nhất, mà nụ Lily lại rất mẫn 

cảm với Etylen nên dễ làm rụng nụ. 

Vì ion bạc(Ag+) có thể ngăn chặn được tác hại của bóng tối, của thiếu ánh sáng 

làm nụ bại dục nên người ta dụng chế phẩm STS có chứa bạc để làm giảm rụng nụ. 

phun vào lúc nụ dài 3cm với nồng độ 0,1 moi/lít. Phun kép 1-2 lần trong 1 tuần, hoàn 

toàn có thể khắc phục được hiện tượng rụng nụ, khô mầm hoa. 

7.7.2. Kỹ thuật trồng lily trong nhà che đơn giản 

Trồng Lily trong nhà che đơn giản có ưu điểm là đầu tư ít, giá thành thấp, chăm 

sóc đơn giản, nhưng nhược điểm là: khó khống chế ra hoa, chất lượng hoa thấp. 

7.7.2.1. Chọn đất trồng 

Cần chọn đất thông thoáng dễ thoát nước và tơi xốp, tết nhất là trồng ở vùng cao, 

vùng ven sông và trên các bán đảo. 

7.7.2.2. Cải tạo đất 

Vì diện tích đất trồng lily không lớn, nên đất không phù hợp có thể cải tạo đất. Đào 

bỏ đất cũ, thay thế bằng đất mới và trộn thêm các chất khác như xỉ than, mùn cưa mục, 

mạt đá theo tỷ lệ nhất định. Cần kiểm tra độ chua đất để điều chỉnh cho phù hợp (pH 

thích hợp từ 6,5 - 7). 

7.7.2.3. Luân canh 

Để phòng trừ sâu bệnh hại, cần luân canh với các loại cây trồng khác. Cây luân 

100

canh vụ trước không nên trồng các loại cây có căn hành như hành tỏi, layơn, tốt nhất là 

trồng cây họ đậu và lúa nước. 

7.5.2.4. Bón lót 

Có 2 phương pháp trộn phân lót 

Phối trộn hỗn hợp đất và chất mùn theo tỷ lệ 1/3, trộn thành lớp đất dày 30cm. 

Trộn đều phân hữu cơ với đất, theo tỷ lệ 1:2 rồi rắc vào rãnh sâu 15 - 20cm trên 

xuống. Hỗn hợp này vừa có tác dụng cải tạo đất vừa là phân bón lót cho cây 

7.7.2.5. Kỹ thuật trồng 

Ngoài các vùng lạnh như Đà Lạt, Sapa có thể trồng lây quanh năm, còn lại các 

vùng khác chỉ có thể trồng vào thời điểm lạnh từ tháng 11  đến tháng 1 năm sau. Trồng 

vào tháng 10 , tháng 11  cây sinh trưởng khoẻ, ra hoa nhiều, chất lượng hoa tốt, hoa nở 

vào dịp tết Nguyên Đán, bán được giá cao. Trồng vào các thời điểm khác thì độ cao 

của cây và số hoa không bằng thời điểm tháng 10 - 11. Không nên trồng lily ngoài trời 

mà làm theo nhà che đơn giản để trồng. 

7.7.2.6. Bón thúc 

Chia làm 3 lần, thời kỳ đầu mỗi ha bón 50kg diamon phốtphát (DAP) + 37 kg urê. 

Thời kỳ sau mỗi hecta bón 25 kg diamôn phốtphát (DAP) + 22,5kg mônô kali 

phốtphát, bón bằng cách hoà vào nước tưới.Thời kỳ xuất hiện nụ mỗi hécta bón 22,5kg 

sunphát kali + 30kg mônô kali phốtphát (KH2PO4) và 15kg axít boric. Bón bằng cách 

phun lên lá nồng độ bón là: nếu hoà vào nước để tưới, pha với nồng độ 0,3%, còn phun 

lên lá, pha với nồng độ 0, 1% .  

7.7.2.7. Tưới nước 

Vào lúc khô hạn cần tưới kịp thời, có thể dùng cả 3 cách: tưới ngấm, tưới phun và 

tưới nhỏ giọt. Lượng nước tuỳ theo thời tiết, tuổi cây, chất đất. 

7.7.2.8. Xáo xới, làm cỏ 

Trồng trong nhà che đơn giản, do mưa hoặc tưới nước, đất dễ bị kết váng tạo điều 

kiện cho cỏ dại phát triển, ngoài việc tranh chấp nước, phân bón, ánh sáng còn là nơi 

trú ngụ của sâu bệnh. Vì vậy, cần thường xuyên xáo xới làm cỏ cho đất tơi thoáng. Xới 

xáo nên thực hiện trước khi tươi nước. Thời kỳ cây còn nhỏ cần xới nhẹ tránh đứt rễ, 

khi cây cao > 60cm thì ngừng xáo xới. 

Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng 

thuốc trừ cỏ phun rãnh luống. 

7.8. SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 

7.8.1. Bệnh hại lily 

- Bệnh khô lá (Botrytis ulipica) 

101

Đây là bệnh thường gặp khi trồng Lily, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều khi trồng lily 

ở ngoài trời. Bệnh này do nấm Botrytis ulipitica gây nên. Triệu chứng ban đầu là trên 

đầu lá xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, sau đó phát triển thành hình trứng dài tới 

6mm, giữa đốm nâu có màu vàng, có khi xuất hiện vệt đốm vàng. Nguồn bệnh lây lan 

qua sự tiếp xúc nước, không khí, gió. Sau khi lá bị nhiễm bệnh 10 ngày thì hình thành 

bao tử nấm, gặp điều kiện không khí ẩm ướt bào tử phát triển nhanh phá hoại năng lá. 

Phòng trừ bệnh: Tiêu huỷ tàn dư bị bệnh, nếu đồng trong nhà lưới cần phải thông 

gió, thay đổi không khí. Khi phát bệnh thì phun Boocđo 1%, hoặc Daconil: 20m/1 bình 

10 lít nước, Champion 77wp: 20g/bình 10 lít nước, phun 2 - 3 bình/sào Bắc Bộ  

- Bệnh mốc tro (Botrylis cinerea pers). 

Bệnh này cũng khá phổ biến ở Lily. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây nên, chủ 

yếu là hại lá, cũng có khi hại cả thân và hoa. Triệu chứng của bệnh là trên lá xuất hiện 

những đốm hình tròn hoặc hình trứng, to nhỏ khác nhau, chỗ bị hại mọc ra những sợi 

màu tro. Nấm gây bệnh lan truyền qua gió hoặc qua nguồn nước. Điều kiện thích hợp 

cho nấm phát triển là nhiệt độ 22 - 250C, độ ẩm không khí cao (> 85%). 

Phòng trừ bệnh: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: 

+ Rovral 50 WP, 10 - 20g/bình 10 lít 

+ Score 250 EC, 5 -10ml/bình 10 lít 

+ Acrylic acid 4% + Carvarol 1% 

- Bệnh đốm nâu (Pleospora Sp) 

- Triệu chứng: Vết bệnh nhiều hình dạng tròn, bầu dục, màu nâu đen nằm rải rác ở 

mép lá, phiến lá. Gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng. 

- Nguyên nhân: Do nấm Pleospora Sp. Sợi nấm đa bào, tản nấm phát triển, sinh 

sản vô tính bằng phân tử phân sinh, sinh sản hữu tính bằng quả thể. Nhiệt độ thích hợp 

18 - 300C, ẩm độ 90%, trời mưa hoặc ẩm ướt bệnh phát triển mạnh. 

- Biện pháp phòng trừ: 

Không nên trồng lấy với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn Lily thông thoáng  

Khi bệnh xuất hiện có thể phun thay đổi các loại thuốc sau: 

+ Champion 75 WP: 20 g/bình 10 lít 

+ Kocide 61,4 OF: 1 0 - 20g/bình 10 là 

Phun 2 -3 bình/ sào Bắc Bộ. 

- Bệnh thối rễ, củ (Fusarium, Rhizotonia) 

Đầu tiên bệnh làm chết lá gần gốc, sau phát triển lên trên làm cho các lá phía trên 

bị chết héo xanh, sau đó chuyển sang màu vàng rồi chết. Bệnh chủ yếu do khuẩn hình 

102

lưõi liềm Fusarium oxysporum, khuẩn hạch tơ Rhizotonia Solani và Rhizotonia 

pythium. Triệu chứng bệnh: ở rễ có màu nâu gây thối rễ. Bệnh nặng thì hại cả củ, sau 

khi củ thối thì rễ cũng bị thối nát. 

- Thối củ gốc do nấm Fusarium gây ra ở phần rễ, củ, gốc bị thâm đen, thường xuất 

hiện 1 lớp nấm màu trắng hồng khi gặp thời tiết ẩm ướt. Đó là giai đoạn hình thành 

bào tử phản sinh. Bào tử phân sinh có 2 dạng, dạng bào tử nhỏ hình trứng, đơn bào và 

dạng bào tử lớn hình cong lưỡi liềm, đa bào. 

- Thối gốc, củ do nấm Rhizotonia thì có rễ cây thối nhũn, thâm đen, teo thắt lại và 

trên đó thường xuất hiện 1 lớp nấm màu trắng xám. Sợi nấm đa bào, phân nhánh thẳng 

góc. 

Bệnh thối gốc, củ thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, 

đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 - 250C hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường. 

Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng, chặt bí, dễ 

đóng váng sau khi mưa. 

- Nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng. 

- Biện pháp phòng trừ: 

+ Tránh gây tổn thương củ khỉ thu hoạch, đóng gói. Chọn củ không bị bệnh để làm 

giống. Trước khi trồng xử lý Foocmalin 40% hoà loãng 100 lần để tiêu độc đất, dùng 5 

- Nitrocloruabenzen 0,2 - 0,5% trộn vào củ hoặc trong ngâm trong Foocmalin 30 phút 

với nồng độ 1/50. Khi bệnh mới phát sinh thì dùng Viben C pha loãng 200 - 400 lần 

tưới vào gốc. 

+ Luân canh với cây họ hoà thảo (lúa nước) giúp hạn chế nguồn bệnh trong đất.  

+ Làm đất kỹ, để phơi ải khô, bón vôi, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh.. 

+ Phun thuốc khi bệnh xuất hiện dùng 1 trong các loại thuốc sau: 

Vicarben - S 75 BNT: 25g/bình 10 lít 

Rhidomil MZ 72 WP, 25 - 30g/bình 10 lít 

Score 250 EC, 8 - 10ml/bình 10 lít nước. 

Phun 2 -3 bình/sào Bắc Bộ 

Bệnh thán thư (Colletotriclum lilium) 

Còn gọi là bệnh thối đen vảy, do nấm Colletotrichum lily gây nên. Bệnh này làm 

cho vảy phía ngoài bị đen và mầm củ bị thối. Nếu bệnh nặng thì hoa, cuống hoa, thân 

lá đều có vết bệnh. 

Khi thu hoạch củ thấy trên vảy có nhiều vết lõm màu nâu, lúc cất giữ vết lõm to 

dần, vảy teo lại và đen. Hàm lượng nước trong củ quá nhiều hoặc khi gặp lạnh bệnh sẽ 

phát sinh mạnh. 

103

- Phòng trừ: Chọn củ sạch bệnh để trồng, tránh để củ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, trước 

khi trồng dùng Foocmalin 40% hoà loãng 100 lần, tiêu độc đất. Cũng có thể ngâm củ 

vào dung dịch VibenC 1% trong 20 phút. 

Bệnh tuyến trùng 

Khi trồng ngoài trời vào vụ Xuân, trên lá non xuất hiện rất nhiều những đốm nâu 

tối hoặc màu vàng, có thể là tuyến trùng lá (Aphelenchoides jragariac) gây nên. Cây bị 

bệnh thì lá phía dưới bị rụng, lá phía trên có những vệt mọng nước. Tuyến trùng hạn rễ 

có triệu chứng đầu tiên là lá bị vàng, cây nhỏ đi do tuyến trùng gây hại. Dùng kính 

hiển vi có thể quan sát thấy tuyến trùng ở vết bệnh. 

Phòng trừ: trước khi trồng vài ngày cần ngâm củ nhiễm bệnh vào nước nóng 500C 

trong 1 giờ rất có hiệu quả. Khi phát hiện bệnh, ngắt bỏ và tiêu huỷ lá, nụ, hoa và cả 

cây bị bệnh, dùng Foocmalin xông đất. Hoặc phun: 

- Sincosin 0,56 SL, 5 - 10ml/bình 10 lít nước. 

- Agrispon 0,56 SL, Mocap: phun theo khuyến cáo trên bao bì. 

Bệnh do vi khuẩn 

Vi khuẩn không phải là mối nguy hại nghiêm trọng đối với tay. Tuy nhiên, có một 

loại khuẩn que (Pseudomonas) gây hại bệnh trên tay làm cho đầu vảy bị thối; lá, thân 

cũng bị thối theo. 

Phòng trừ: Không trồng lây trên đất đã có bệnh. Nếu phải trồng thì cần phải tiêu 

độc đất cố gắng ấy vết thương trên củ, thân cây, tiêu huỷ ngay cây bị bệnh và, xử lý 

thuốc tím 0,2% trước khi trồng Khi phát hiện bệnh phun Penicilin 100 - 500 đơn vị, 

Kasumin 2L, 10ml/bình 10 lít nước hoặc Validacin, Phytobacleriomixin. 

Bệnh virus gây héo khô đậu (BMV) 

Làm cho cây nhỏ đi, biến dạng. Virus này có hình cầu, truyền bệnh chủ yếu qua 

rệp bông, rệp nhảy. 

Bệnh virus hoa lá dưa (CMV). 

Trên lá có những vệt thôi màu và hoại tử, lá bị cong vênh, cây bị teo nhỏ lại, lá 

biến dạng. Ký chủ của loại virus này rất nhiều, thường lây lan qua bị nhảy. 

Bệnh virus chụm lá lily (LRV) 

Làm cho cây mọc như bụi rậm bị nhạt màu, hoặc màu vàng nhạt có đốm gãy, lá 

non cong xuống, cây thấp. 

Nguyên tắc phòng trừ bệnh virus 

Bệnh virus chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả. áp dụng những biện pháp sau để 

phòng là chính. 

- Chọn củ sạch bệnh làm giống, có thể dùng cây nuôi cấy mô để trồng. 

104

- Thường xuyên luân canh với cây trồng khác. 

- Diệt trừ côn trùng và môi giới truyền bệnh virus. 

- Khi phát hiện thấy cây bị bệnh phải đào bỏ cả rễ phơi khô, đốm 

7.8.2. Sâu hại lily 

- Rệp bông (Aphis gossypii Glover) 

Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá làm cho cây khô héo, 

hoa biến dạng, đồng thời rệp bông là môi giới truyền bệnh virus hoa lá dưa (CMV) gây 

hại cho lây. 

Rệp con trưởng thành có mình dài 1,2 - 1,5mm; cánh dài 1,5 - 3mm, thân màu 

xanh vàng hoặc xanh thẫm, ấu trùng giống như trùng trưởng thành nhưng nhỏ hơn, 

không bóng, loại gây hại nặng. Mỗi năm rệp có 20 - 30 lứa. Khi thiếu thức ăn chúng 

có thể thay ký chủ, thường ký sinh trên các loại hoa, rau và cây ăn quả 9 trên 230 loại 

cây).  

Phòng trừ: Làm sạch cỏ, vì cỏ là ký chủ chủ yếu của rệp, cắt bỏ lá, thân bị hại rồi 

đốt bỏ, phun thuốc. Có thể dùng các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ: 

Pegasus 500SC, 7 - 10ml/bình 10 lít nước. 

Supracide 40 ND, 10 - 20 ml/bình 10 lít nước 

Phun 2 - 3 bình/ sào Bắc Bộ. 

- Bọ nhảy 

Bọ trưởng thành và ấu trùng ăn mặt lưng lá, làm cho lá cong về phía thân, đồng 

thời truyền dịch virus. 

Phun thuốc phòng trừ 

Success 25 SC, 10 - 20ml/ bình 10 lít nước. 

Subatox 75 EC, 17 - 20ml/ bình 10 lít nước. 

Visber 25 ND, 15 - 20ml/ bình 10 lít nước. 

Phun 2 bình/sào Bắc Bộ. 

- Nhện (Tetrannychus sp) 

Tập trung thành từng đàn ký sinh ở vảy, làm nát vảy, khô lá. Con trưởng thành dài 

0,7mm, màu sữa, chân trước màu nâu đỏ, ấu trùng có 3 đôi chân. Trùng trưởng thành 

có 4 đôi chân, trứng dài khoảng 2mm màu trắng. Vòng đời của nhện gồm: Trứng -> 

trùng non đời 1 -> Trùng non đời 2 -> trùng trưởng thành. Khi môi trường bất thuận 

thì ngoài trùng non đời 1 và đời 2 còn xuất hiện đời thứ 3. Đời thứ 3 có sức chịu đựng 

rất khoẻ, tác hại lớn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là 22-250C, trong điều kiện 

thích hơn một năm có mười đời, một con cái đẻ nhiều nhất là 600 trứng. Ở đất cát pha, 

105

đất bazan phát sinh nhiều nhện, nhện gây hại chủ yếu ở hoa, lá, rễ, củ Lily... 

- Phòng trừ: Trước khi trồng ngâm củ vào nước nóng 400C trong 2 giờ, dùng thuốc 

tước vào đất hoặc phun: 

- Mitac 20%, pha loãng 0,1 - 0,2 % . 

- Alfamite 15 EC, 6 - 10 mà bình 10 lít nước. 

Phun 2 - 3 bình/ sào Bắc Bộ 

- Tạp kỳ, Soka phun 0,1 - 0,2%. 

7.9 THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY 

7.9.1. Thu hái, phân cấp và đóng gói 

Thời gian thu cắt tốt nhất với tay là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. 

Thu cắt muộn khi hoa đã nở thì vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi ra làm hoa bẩn, 

giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên 1 cành có trên 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có 

màu là tốt nhất. 

- Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt quá thấp để cho củ lớn them. Tốt 

nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 - 6 lá/ cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống 

hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước. 

- Phân cấp và buộc hoa: Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ 

để phân cấp. Nói chung phân làm 3 cấp theo tiêu chuẩn. Sau khi phân cấp thì bó lại, 

với các giống lai châu Á cứ 10 cành bó thành 1 bó, giống lai Phương Đông bó 5 cành 

bó thành một bó. Trước khi bó, cắt bỏ các lá sát gốc loạn, sau đó bó lại, dùng dao sắc 

cắt bằng gốc, tiếp tục ngâm trong nước. 

Các giống lai Phương Đông và lily thơm, cuống hoa thường to hơn, dài hơn dòng 

lai châu Á, nên tiêu chuẩn phân cấp 2 dòng này có khác nhau. 

7.9.2. Bảo quản 

Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh 

dưỡng, nhưng cành hoa vãn phải tiếp tục hô hấp và thoát hơi nước, Protein và tinh bột 

vẫn bị phân giải. Vì vậy, nếu không được tiếp tục bổ sung nước và chất dinh dưỡng 

hoa sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi bao gồm các việc xử lý hoa, cất giữ hoa, 

kích thích nở hoa, bảo quản hoa khi cắm vào bình cho tươi lâu. 

- Xử lý lạnh dùng nước lạnh, kho lạnh. Cho hoa vào kho sau đó có thể bơm chân 

không làm lạnh...để giảm nhiệt độ, từ đó giảm quá trình hô hấp của cành hoa  

- Xử lý bằng hoá chất: Ngâm 1/4 cuống hoa vào trong dung dịch hoá học: Các 

dung dịch hoá học. Các dung dịch thường dùng là đường sacaroza nồng độ cao (5- 

10%) + dung dịch nitrat bạc 100mg/l hoặc sunfit bạc 4 mol/l. Ở nước ngoài người ta 

thường dùng chủ yếu là STS. Các giống lai châu Á rất mẫn cảm với etylen nên phải 

106

dùng STS xử lý ở nhiệt độ bình thường dùng STS nồng độ 4mol/l ngâm 20 phút. 

- Cất trữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa tay vào kho lạnh ở nhiệt độ 2 - 30C từ 4 - 48 

giờ. Bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. Bảo quản dưới 4 giờ 

hay trên 48 giờ đều ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Sau khi bảo quản được hơn 4 giờ 

thì có thể mang để bán, cũng có thể thêm STS 1 mol/l vào nước trong kho lạnh, xử lý 

18giờ cũng có hiệu quả tốt. Nowals (1985) dùng giống Prama nghiên cứu bảo quản, 

cất giữ trong kho lạnh lọc trong 4 tuần kết quả cho thấy về cơ bản không ảnh hưởng 

đến tuổi thọ và vẻ đẹp của hoa. Nếu cắt hoa khi nụ thứ nhất có màu, đúng 0,2 mol/l 

STS + 10% đường sacaro, xử lý 24 giờ rồi cho vào dung dịch AgNO3 50mg/l, sau đó 

dùng túi PE bọc lại, bảo quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần. Sau đó ngâm vào dung 

dịch 3% đường sacaroza + 8 hydroxyl giuniril thì hoa nở hết đồng thời tuổi thọ hoa dài 

hơn khi chưa xử lý. Phương pháp này có nhược điểm là làm cho hoa bị vàng nhưng 

nếu thêm vào dung dịch nước đường một lượng GA3 với nồng độ 100ppm thì có thể 

khắc phục được hiện tượng này. Nhìn chung thời gian cất giữ hoa càng kéo dài thì tuổi 

thọ hoa khi đem ra sử dụng càng giảm. 

- Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian thì hoa khó nở, cần phải xử 

lý kích thích cho hoa nở. Chất kích thích hoa nở là 8 - hydroxypuril 200mg/l + đường 

Sacaroza 3%. 

- Bảo quản hoa tươi khi cắm bình: Dung dịch giữ hoa lily tươi thường là đường 

sacaroza 3% + STS 1mol + 8 hydroxypuril 200mg/1. Với các giống thuộc nhóm Lily 

thơm, dùng dung dịch bảo quản tốt nhất là nitơrát bạc AgNO3 4mol/l + đường 

sacaroza 10%. Dung dịch bảo quản này còn có tác dụng làm giảm số vi khuẩn ở gốc 

cành rất nhiều, chứng tỏ nó có sức sát khuẩn lớn. Cần chú ý là phần lớn nhuỵ hoa lily 

khi rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhụy, 

để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và nơi khác. 

7.9.3. Bao gói vận chuyển 

Vận chuyển gần thì dùng thùng nhỏ khoảng 10 bó (mỗi bó 5 - 10 cành), vận 

chuyển xa thì dùng thùng to, mỗi thùng chứa 100 bó, mỗi bó 5 cành. Thùng vận 

chuyển bằng giấy carton có quy cách 100 x 30 x 40 cm khoan lỗ hai bên để thông khí. 

Khi vận chuyển xa tốt nhất là dùng xe lạnh chuyên dụng, nhiệt độ trong quá trình 

vận chuyển giữ ở mức 5 - 100C. Khi vận chuyển bằng tàu hoả hoặc máy bay cũng phải 

đảm bảo thông gió, hạ nhiệt, tránh phơi ra nắng. 

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

I. Tài liệu tiếng Việt 

1. 

Đặng Văn Đông; 2005; Luận án tiến sĩ khoa học: "Nghiên cứu ảnh hưởng 

của phương pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa, chất lượng và 

hiệu quả sản xuất hoa cúc (Chrysanthemum sp) ở đồng bằng Bắc Bộ. 

2. 

Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu 

nhập cao - Hoa cúc, NXB Lao động - xã hội 

3. 

Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu 

nhập cao - Hoa Lily, NXB Lao động - xã hội 

4. 

Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho 

thu nhập cao - Hoa Lily, NXB Lao động - xã hội. 

5. 

Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh; 2003; Phòng trừ sâu bệnh trên một số loại 

hoa phổ biến; NXB Nông nghiệp. 

6. 

Hội sinh vật cảnh Việt Nam; Tạp chí Việt Nam hương sắc các năm. 

7. 

Đào Mạnh Khuyến. Hoa và cây cảnh- NXB Nông nghiệp 1998 

8. 

Nguyễn Xuân Linh. Giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh - NXB Nông 

nghiệp. 2002 

9. 

Nguyễn Xuân Linh. Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông Nghiệp. 2002  

10. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự Hoa và kỹ thuật trồng hoa- NXB Nông 

nghiệp 1998 

11. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự; 1996; " Nghiên cứu chọn tạo giống và biện 

pháp sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu", Báo 

cáo khoa học cấp nhà nước. 

12. Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý; 2005; Ứng dụng công nghệ trong 

sản xuất hoa; NXB Lao động. 

13. Đinh Thế Lộc, Đặng Văn Đông; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu 

nhập cao - Hoa hồng, NXB Lao động - xã hội. 

14. Đinh Thế Lộc, Đặng Văn Đông; 2003; Công nghệ mới trồng hoa mới cho thu 

nhập cao - Hoa lay ơn; NXB Lao động - xã hội. 

15. Vũ Hữu Thinh; 2005; Hoa cúc; Sách dịch từ tiếng Trung Quốc của tác giả 

Quách Trí Cương và Trương Vĩ , Nhà xuất bản Thanh Hóa, Trung Quốc, 

1997. 

16. Hoàng Ngọc Thuận; 2003; Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, bài giảng cho các 

108

lớp cao học, khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 

17. Nguyễn Huy Trí - Đoàn Văn Lư. Trồng hoa cây cảnh trong gia đình- NXB 

Thanh Hoá 

18. Trần Thế Truyền (biên dịch), Kỹ thuật sản xuất hoa Bách Hợp, cắt cành, Nxb 

kỹ thuật Giang Tô. 

II. Tài liệu nước ngoài 

1. Dole John M. 1999; Floriculture, Principles and Species; USA 

2. Bùi Bảo Hoàn (biên dịch), Trồng hoa Lily cắt cành và hoa chậu, Trung tâm 

hoa thế giới. 

3. Comish.E and T.Stevenson; 1990; Designer flowers. 

4. FAO (1998)- Cut flower production in Asia; Regional ofrlce for Asia and 

Pacific Bangkok- Thailand. 

109

MỤC LỤC 

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................2 

Phần I: ĐẠI CƯƠNG.................................................................................................................3

 Chương I:VAI TRÒ CỦA CÂY HOA VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA.......................3

1.1. VAI TRÒ CỦA HOA..................................................................................................3 

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.........................4 

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT HOA Ở 

VIỆT NAM.......................................................................................................................11 

 Chương II: YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA..................................................13

2.1. YÊU CẦU NHIỆT ĐỘ..............................................................................................13 

2.2. YÊU CẦU VỀ ẨM ĐỘ.............................................................................................17 

2.3. YÊU CẦU VỀ ÁNH SÁNG......................................................................................18 

2.4. YÊU CẦU VỀ ĐẤT TRỒNG TRỌT........................................................................22 

T

2.5. YÊU CẦU VỀ DINH DƯỠNG.................................................................................24 

 Chương III: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA.................................................................29

3.1. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU TÍNH..................................29 

3.2. NHÂN GIỐNG HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VÔ TÍNH.....................................31 

 Phần II: CHUYÊN KHOA......................................................................................................42

 Chương IV: KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG................................................................42

4.1. CÁC GIỐNG HỒNG PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT.........................................42 

T

4.2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC .................................................................................44 

4.3. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................44 

4.4. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA HỒNG..............................................................48 

4.5 KỸ THUẬT TRỐNG VÀ CHĂM SÓC ....................................................................49 

4.6. SÂU BỆNH HẠI HOA HỒNG.................................................................................51 

 Chương V: KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC....................................................................56

5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC.....................56 

5.2. CÁC GIỐNG CÚC PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT.............................................59 

T

5.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC.................................................................................61 

5.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................62 

5.5. KỸ THUẬT ĐỀ GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG .........................................................63 

5.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC..........................................................66 

5.7. SÂU BỆNH HẠI HOA CÚC....................................................................................68 

5.8. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA CÚC................................70 

 Chương VI: KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN .....................................................72

6.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG 

NƯỚC...............................................................................................................................72 

6.2. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC.................................................................................73 

6.3. NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN .........................................................................74 

6.4. CÁC GIỐNG HOA TRỒNG PHỔ BIẾN Ở TRONG SẢN XUẤT..........................76 

T

6.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................77 

6.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ...................................................................78 

6.7. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ...................................................80 

6.8.THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HOA...........................................80 

 Chương VII: KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY.................................................................83

7.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY......................................................................83 

7.3. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC.................................................................................85 

7.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC .............................................................87 

110

7.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH.......................................................................................89 

7.6. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG ....................................................................................92 

7.7. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ...................................................................96 

7.8. SÂU BỆNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ.........................................................101 

7.9 THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY.....................................106 

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................108 

111

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro