3.7 Ttác giữa các quần thể sv - 3.8 Sự pt & tiến hóa - 3.9 Tđ của cn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.7. Tương tác giữa các quần thể sinh vật

   Tương tác giữa các quần thểsinh vật trong HST về nguyên tắc là tổ hợp tương tác của các cặp quần thể. Xét tương tác giữa 2 quần thể trên một ma trận tương tác, có thể đưa ra 8 loại quan hệ tương tác sau

Quan hệ trung lập : xác lập mối quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau, nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng loài kia.

Quan hệ lợi một bên : hai loài sinh vật sống chung trên 1 địa bàn, loài thứ nhất lợi dụng điều kiện do loài thứ hai đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ nhất.

Quan hệ ký sinh: quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ, có thể gây hại và giết chết vật chủ như giun, sán trong cơ thể động vật và người

Quan hệ thú dữ con mồi : quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi của nó, như giữa sư tử, hổ và các loài động vật ăn cỏ sống trên đồng cỏ

Quan hệ cộng sinh : quan hệ của 2 loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ tảo và địa y,...


Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của chúng có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia

Quan hệ hạn chế: quan hệ giữa 2 loài sinh vật, loài thứ nhất đem lại lợi ích cho loài kia và loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế sự phát triển của loài thứ nhất. 


3.8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN HÓA CỦA HỆ SINH THÁI

Sự phát triển của các quá trình tự nhiên thông thường được xem xét theo nguyên lý nhiệt động 2. Trong các hệ tự nhiên, các quá trình tự diễn biến là quá trình tăng entropia (ds ≥ 0), hay nói cách khác là quá trình tăng trạng thái vô trật tự, phân bố đều năng lượng và vật chất, ngược lại với quá trình trật tự hóa và hình thành các cấu trúc trật tự ( ds < 0).

Sự phát triển của hệ sinh thái tự nhiên tiến triển theo quy luật chung là duy trì và gia tăng độ trật tự cấu trúc của HST. Từ HST có rất ít các loài tiến tới HST có nhiều các nhóm loài sinh vật, sắp xếp theo một cấu trúc nhiều tầng. HST tự nhiên có mức độ phát triển và cấu trúc trật tự cao ứng với điều kiện cụ thể của MT, thường được gọi là HST đỉnh cực.

Như vậy, sự phát triển của HST tự nhiên có một số khác biệt so với các quá trình tự nhiên khác. Để duy trì cấu trúc trật tự và sự phát triển trên, HST tự nhiên luôn luôn cần có nguồn năng lượng từ bên ngoài. Do vậy, HST tự nhiên không thể tồn tại nếu thiếu nguồn năng lượng Mặt Trời.

Sự phát triển của HST và các quần xã sinh vật từ mức này sang mức khác gọi là diễn thế sinh thái. Có 2 loại diễn thế sinh thái : diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Diễn thế nguyên sinh

Thí dụ 1 : Hồ cạn à đầm lầy à thực vật cạn à Rừng

Thí dụ 2 : Bãi triều lầy à cây mắm, cây trang à cây đước, cây tràm à rừng cây nhiệt đới

Diễn thế thứ sinh

Vườn hoang à cỏ dại à cỏ, lau lách, cây bụi à rừng cây thứ sinh


3.9. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN HỆ SINH THÁI

Con người là một sinh vật của HST, có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ KHKT. Trong thời đại ngày nay, tác động của con người lên HST là hết sức lớn và có thể chia ra như sau:

· Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái

Cơ chế tự ổn định và tự cân bằng của các HST tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/R ~ 1; P/B ~ 0. Cơ chế không có lợi cho con người, con người cần P/R > 1 và P/B >0.

· Tác động vào sự cân bằng của các chu trình sinh địa hóa tự nhiên


Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2,... Thí dụ , mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. Nguồn chất thải bổ sung vào khí quyển trên đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của Trái đất , dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần MT tự nhiên.

Thay đổi và cải tạo các HST tự nhiên.

- Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loài động thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu,...

- Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác, làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với MT sống của nhiều loài sinh vật và con người

- Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ

- Gây ô nhiễm MT ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau

· Tác động vào cân bằng sinh thái

Tác động của con người vào cân bằng sinh thái thể hiện trong một số thí dụ như sau:

- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức, gây ra sự suy giảm thậm chí làm biến mất một số loài và gia tăng sự mất cân bằng sinh thái

- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như : hổ, tê giác, voi,... có thể dẫn đến sự tiệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm

- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật

- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên

- Đưa vào các HST tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy

· Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của con người.

- Đầu tư nghiên cứu và đánh giá đầy đủ các đặc điểm của HST

- Điều tra và đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu hướng phát triển KTXH của khu vực

- Xây dựng mô hình phát triển dựa trên việc bảo vệ và phát triển hợp lý 4 loại HST (HST bảo vệ, HST sản xuất, HST đô thị và KCN, HST phụ trợ)

Xây dựng các chiến lược, chính sách, kế hoạch và các biện pháp quản lý và BVMT quốc tế, quốcgia khu vực và vùng lãnh thổ thực hiện mục tiêu PTBVM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro